Tiết lộ về Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc
Từ 3 năm nay, các tờ báo lớn như: Nhân Dân, Quân đội nhân
dân, Công Luận, Đài tiếng nói Việt Nam … đồng loạt vào cuộc điều tra
phanh phui những sai phạm nghiêm trọng của ông Chủ tịch Vũ Tiến Lộc
trong việc chi tiêu tài chính, bổ nhiệm cán bộ sai quy trình, trù dập
cán bộ, sử dụng chân tay không có bằng cấp vào các chức vụ quan trọng
tại VCCI, gây bè phái gây mất đoàn kết nội bộ… ra trước công luận.
Việc làm của Lộc khiến cho các cơ quan Trung ương tốn rất nhiều thời
gian, công sức để thanh tra kiểm tra. Đích thân Ban bí thư do ông Lê
Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư dẫn đầu đã làm việc 2 ngày với VCCI và
kết luận đây là tổ chức “vô chính phủ”.
Có lẽ chưa có một tổ chức chính trị, xã hội nào ở Việt Nam mà lại
được Ban bí thư quan tâm đến vậy. Bởi lẽ, VCCI nói nôm na là Tổ chức Phi
Chính phủ, nhưng thực chất là một cơ quan ngang bộ và do chính phủ quản
lý, Ban thường trực đều do Ban bí thư quản lí. Trong công cuộc hội nhập
kinh tế quốc tế, VCCI là tổ chức cực kỳ quan trọng, là nơi tổ chức các
sự kiện xúc tiến đầu tư quốc tế, liên kết doanh nhân Việt. Sau đó liên
tiếp Bộ Công an, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ… vào
cuộc thanh tra, kiểm tra VCCI.
Đến nay, mặc dù Thanh tra Chính phủ chưa công bố chính thức những sai
phạm của VCCI và của cá nhân ông Lộc, nhưng mọi chuyện gần như đã ngã
ngũ. Ông Lộc vì thế đang dùng mọi thủ đoạn để chạy ở lại làm Chủ tịch
VCCI thêm khoá nữa (khoá 3), sau khi các cơ quan là Ban Kinh tế Trung
ương, Liên Hiệp các Tổ chức Hữu Nghị VN, Mặt trận tổ quốc VN, Quốc hội,
tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ … từ chối tiếp nhận con người “lá mặt, lá trái”
và có nhiều vết nhơ này về làm việc.
Không còn con đường nào để nương thân và bản thân còn là đại biểu
Quốc Hội, vì vậy Lộc đã đi 2 nước cờ cuối cùng, đó là: dùng tiền để chạy
ở lại làm Chủ tịch thêm khoá nữa và dùng các nhân vật “lão thành” để
làm hình ảnh cho một vỏ bọc “giả tạo” hoàn hảo.
Và có lẽ vài năm gần đây, các sự kiện lớn hàng nghìn người tham gia,
có quan chức đến dự và được truyền hình trực tiếp do VCCI tổ chức như
Trao Cúp Thánh gióng, Cúp Bông Hồng Vàng… chúng ta đều thấy cụ bà Hoàng
Thị Minh Hồ (100 tuổi) phu nhân của doanh nhân, Bộ trưởng Tài chính đầu
tiên của Việt Nam Trịnh Văn Bô. Đây là gia đình có công rất lớn giúp hơn
5 nghìn lượng vàng cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà của Chủ tịch
Hồ Chí Minh (số tiền gấp 3 lần ngân khố quốc gia lúc đó). Công lao của
gia đình cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ không thể kể hết được bằng lời, lịch sử
luôn ghi nhận công lao to lớn của gia đình cách mạng tư sản này.
Vì sao Vũ Tiến Lộc lại nghĩ ra được chiêu bài này để làm vỏ bọc giả tạo?
Đòn tâm lí cực thâm hiểm.
Hình ảnh cụ bà 100 tuổi Hoàng Thị Minh Hồ xuất hiện tại các sự kiện
này, kèm theo đó là những lời phát biểu tri ân của VCCI của ông Vũ Tiến
Lộc và còn trao cả Cúp Thánh gióng cho Cụ bà Minh Hồ khiến cho nhiều
quan chức và đông đảo các doanh nhân cảm động. Nhiều người còn nói rằng,
ô Lộc chu đáo quá, người rất có tâm biết nghĩ đến các bậc tiền nhân…
Nhưng họ đã nhầm! Thực chất về con người, cũng như đạo đức, tài cán
của ô Lộc tốt đến vậy ư? Đây chẳng qua là sự “lợi dụng” mà nếu phân tích
kỹ bối cảnh hiện tại của Vũ Tiến Lộc ta mới thấy được đây là sự “thô
bỉ” của con người thật của Lộc. Mục tiêu liên tiếp dùng hình ảnh của cụ
bà Hoàng Thị Minh Hồ, một người đã 100 tuổi, rui rẩy, lập cập tại các sự
kiện lớn do VCCI tổ chức là “nhằm tạo ra sự cảm mến của nhiều người về
một Chủ tịch VCCI biết nhìn xa, trông rộng, biết “ăn quả nhớ ơn người
trồng cây” để nhằm làm giảm bớt sự đánh giá, nhìn nhận, sự cảm thông
“đánh kẻ chạy đi, ai đánh kẻ chạy lại” về những sai phạm nghiêm trọng
của Vũ Tiến Lộc gây ra tại VCCI.
Không chỉ tận dụng hình ảnh cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, trước đó Lộc
cũng với chiêu thức này đã trao Cúp Thánh gióng cho các bậc cố doanh
nhân Nguyễn Sơn Hà, Lương Văn Can.
Tại sao anh Lộc lại dựng tượng Thánh gióng tại VCCI?
Cũng như chiêu dùng hình ảnh những cây cao bóng cả để tạo “vỏ bọc”
bẩn thỉu của mình nhằm chạy ở lại thêm 1 nhiệm kỳ Chủ tịch VCCI.
Trước khi Đại hội XXI ĐCSVN diễn ra, ông Vũ Tiến Lộc đã dựng Tượng
đài Thánh gióng – một Tứ bất tử của lịch sử nước Việt tại trụ sở VCCI ở
số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa. Mục đích dựng bức tượng này là để mong được
Thánh gióng phù hộ, độ trì cho mình được trúng cử vào chức Uỷ viên Trung
ương Đảng và tham vọng tiến xa hơn trên con đường Quan lộ. Nhưng sau
khi đại hội kết thúc, Lộc đã không trúng cử Uỷ viên TW, phiếu dành cho
Lộc rất thấp chưa được 20% số phiếu trên 1 nghìn đại biểu tham dự.
Hình ảnh về Chủ tịch Vũ Tiến Lộc trước khi Đại hội đảng XXI luôn
thường trực trong bộ quần áo lính giản dị và thân thuộc (ô Lộc từng đi
lính nghĩ vụ pháo binh 2 năm) đến các Hội nghị nào, đặc biệt là về các
địa phương không ai còn xa lạ gì.
Tại các Hội nghị này, đặc biệt là trước mặt các doanh nhân, quan chức
Lộc đều phát biểu những câu giống hệt nhau “Doanh nhân là những chiến
sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế, thương trường là chiến trường, rất
cần bản lĩnh doanh nhân, doanh nhân là “người lính thời bình”- đây cũng
là khẩu hiệu Lộc đã sử dụng tại các Lễ trao giải Cúp Thánh gióng hàng
năm.
Nhưng sau khi “tượt” UVTW, người ta không còn bao giờ thấy anh Lộc
trưng diện bộ quần áo lính nữa, vì nó không thiêng. Và cũng không thấy
anh Lộc giới thiệu về Thánh gióng như trước đây nữa mỗi khi có đoàn
khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại VCCI.
Có 1 người thạo về phong thuỷ nói rằng: Con người Lộc quá giả tạo nên
ai mà ủng hộ, người đang sống còn tránh xa huống hồ người đã chết. Ai
đời bỏ ra hàng tỷ đồng để đúc tượng Thánh gióng mà lại dựng tượng ở một
góc tường tối um, một góc tù và bên cạnh là quán ăn, quán cà phê. Hơn
nữa, Thánh gióng sau khi thắng giặc Ân đã cỡi ngựa lên đỉnh núi cao lớn
là núi Sóc để bay về trời, nhưng tượng Thánh gióng mà anh Lộc đặt ở vị
trí không chỉ tối tăm, góc tù mà nếu Thánh gióng có muốn bay lên thì
cũng không thể, vì chưa bay lên đã đụng ngay đầu vào cái Sảnh của toà
nhà 9 tầng. Người ta thành tâm, thành ý, hội tụ đầy đủ các yếu tố, tài –
đức còn chưa ăn ai. Đằng này thấy thiên hạ cúng bái mình cũng đòi bày
đặt làm theo, đúng là “gậy ông đập lưng ông”.
Chiêu thứ 2 là dùng tiền
Để tại vị Chủ tịch VCCI thêm một khoá nữa, Vũ Tiến Lộc đã phải đi nhờ
vả các doanh nhân có số má tại Hà Nội, đặc biệt là đồng hương Thái
bình. Nhưng đồng hương Thái Bình như Tiền (còi) thì không còn mặn mà với
Lộc, ngược lại còn rất cay cú Vũ Tiến Lộc, vì chính Vũ Tiến Lộc đã gián
tiếp phá khối tài sản của Tiền lên đến cả nghìn tỷ đồng sau phi vụ phá
sản của đại gia Thuỷ sản Bình An Phạm Thị Diệu Hiền. Theo đó, Lộc lợi
dụng chức vụ Chủ tịch VCCI và chỗ anh em đồng hương nên nhờ Tiền (còi),
Chủ tịch Ngân hàng An Bình cho Diệu Hiền vay tiền sản xuất kinh doanh.
Tiền nễ tình vung cả nghìn tỷ cho vay, nhưng chỉ thời gian ngắn Tiền
nhận hung tin, đại gia Diệu Hiền vỡ nợ. Do đó, Tiền kay cú Lộc và còn
nói rằng “giàu vì bạn, khốn nạn vì đồng hương”, thằng Lộc biết con mụ
Hiện sắp phá sản mà vẫn mồi chài mình cho vay tiền để tài sản sụt giảm
nghiêm trọng. Nhưng Tiền còi đâu có biết âm mưu “bẩn thỉu” của thằng em
đồng hương này đã kiếm cả chục tỷ đồng từ Diệu Hiền nhờ môi giới thành
công phi vụ này. Tiền còi đã kể lại cho các đại gia khác người Thái bình
về Lộc nên họ đã tránh xa con người đểu cáng này.
Không nhờ vả được đồng hương, Lộc lại dùng Nguyễn Thuỳ Dương, nguyên
Phó TBT báo Diễn đàn doanh nghiệp (bồ Lộc), vừa được Lộc cất nhắc vào vị
trí Quyền Chánh văn phòng các Tổ chức hiêp hội Doanh nghiệp. Thuỳ Dương
là người Hải Dương cùng quê và bạ học với Sơn (mượt), Phú (Doji), Bình
Hanel… bỏ rất nhiều tiền ra cho Lộc để chạy ở lại Chủ tịch VCCI. Đổi lại
Lộc hứa sẽ môi giới, mồi chài các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Khu
công nghiệp hỗ trợ phía Nam Hà Nội (Hanssip), Lộc hiện nay là đương kim
Chủ tịch Hội DN Việt Nam – Nhật Bản. Khu Công nghiệp này là của Phú và
Bình liên doanh với Cty N&G. Chính vì vậy mấy tay “trọc phú” này có
vẻ hào hứng giúp Lộc.
Theo đánh giá của nhiều người từng giúp đỡ Lộc như: Tiền (còi), Trung
tướng Vũ Hải Triều, nhà văn Lê Lựu… Một khi thằng Lộc đã đến đỉnh vinh
quang thì anh em chiến hữu cũng sẽ ra rìa với nó, thằng này đểu cáng, lá
mặt lá trái, đạo đức giả vô cùng.
Đêm giao thừa tết Nguyên đán 2014, Lộc đã không đến trụ sở VCCI cúng
giao thừa như mọi năm khiến cho cán bộ công nhân viên rất đổi ngạc
nhiên, điều này khác xa với Vũ Tiến Lộc hàng năm vẫn tổ chức cho người
gồng gánh lễ lạt đến cúng bái, thắm hương linh đình. Có lẽ Lộc hiểu mình
đã “hết vận”!
ĐỘC GIẢ GỬI TTXVA
Nhà nước “can thiệp trực tiếp quá lớn” vào kinh tế
Để nhanh chóng được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ,
một trong những giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là cổ phần hoá
tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế được chỉ ra sau 5 năm thực hiện
nghị quyết về thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện
nghị quyết của Trung ương về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, ngoài một số kết quả đạt được mang tính tích cực như tính
dân chủ được cải thiện, khung pháp luật đầy đủ hơn, các hình thức sở hữu
ngày càng đa dạng, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, hệ thống
ngân hàng được cải cách… thì cơ quan này cũng chỉ ra hàng loạt những tồn
tại, bất cập trong suốt 5 năm qua.
Đáng chú ý, những tồn tại mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra dưới đây
cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều đối tác thương mại quan trọng,
trong đó có Mỹ và EU, đến thời điểm này vẫn chưa công nhận nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Quan liêu, vô cảm còn nghiêm trọng
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 5 năm thực hiện nghị
quyết của Trung ương về hình thành một nền kinh tế thị trường, trên thực
tế Nhà nước vẫn có vai trò can thiệp trực tiếp quá lớn vào nền kinh tế,
với tư cách là chủ đầu tư công và chủ sở hữu doanh nghiệp, trong khi
Nhà nước lại chưa thực hiện tốt các chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô
trong nền kinh tế.
Các tỷ lệ tổng chi ngân sách/GDP, tổng đầu tư nhà nước/tổng đầu tư xã
hội và đóng góp vào GDP của doanh nghiệp nhà nước vẫn khá cao so với
thông lệ quốc tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đây là vấn đề mà các nước châu Âu và
Mỹ rất quan tâm khi xem xét và đánh giá tư cách kinh tế thị trường của
Việt Nam. Cùng với đó, chúng ta cũng chưa giải quyết tốt mối quan hệ nhà
nước – thị trường – doanh nghiệp, trong khi quản lý nhà nước chưa trở
thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Một hạn chế nữa cũng được cơ quan này đề cập, đó là môi trường kinh
doanh và quyền tự quyết của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế bởi nhiều
yếu tố hành chính. Khi gia nhập thị trường, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều
rào cản, thậm chí là các rào cản cao hơn mức trung bình của thế giới, và
còn khoảng cách lớn so với thực tiễn tốt.
Cùng với đó là các chi phí và giá cả của các yếu tố trong quá trình
sản xuất chưa được quyết định hoàn toàn bởi thị trường. Cụ thể là giá cả
trên một số thị trường đầu vào cơ bản như đất đai, xăng dầu, lao động,
vốn… vẫn đang được điều tiết chặt chẽ bởi nhà nước. Đây là lĩnh vực mà
Mỹ đặc biệt quan tâm khi đánh giá về quy chế kinh tế thị trường của Việt
Nam.
Tồn tại thứ ba mà Bộ chỉ ra chính là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế còn nặng nề và còn nhiều vướng mắc; tình trạng quan liêu;
phân tán cục bộ, vô cảm với dân còn nghiêm trọng; chất lượng nguồn nhân
lực thấp… Tham nhũng, lãng phí còn lớn và ngày càng phức tạp, đặc biệt
là việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty
còn nhiều bất cập, gây lãng phí, thất thoát lớn và để lại hậu quả rất
nặng nề về kinh tế và xã hội.
Cần phân định rõ “Chính phủ” – “Nhà nước”
Ngoài những hạn chế, tồn tại nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ
ra một số tồn tại cố hữu và nảy sinh trong quá trình thực hiện nghị
quyết.
Cụ thể, vấn đề về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Đây là quy định
đã được khẳng định trong Nghị quyết 21 của Trung ương và Hiến Pháp. Tuy
nhiên, thực tiễn phát sinh của nền kinh tế thời gian qua cho thấy cần
phân định rõ hơn và tập trung hơn vai trò của Chính phủ và Nhà nước với
tư cách là đại diện của sở hữu toàn dân đối với một số tài sản quan
trọng như đất đai, tài nguyên công cộng, phần vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp…
Trong báo cáo của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến cáo “nếu không
giải quyết một cách thấu đáo vấn đề chế độ sở hữu đất đai thì khó có thể
tìm được một giải pháp mang tính cơ bản cho giai đoạn tiếp theo”.
Đồng tình với chủ trương xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tách biệt và xác định rõ
vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong tổng thể nền kinh tế nhà
nước nói riêng và trong toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân.
Việc xác định phạm vi và nhiệm vụ của Nhà nước theo hướng quá rộng,
ôm đồm, không tương xứng với nguồn lực đã dẫn đến hiện tượng nguồn lực
bị phân tán cho quá nhiều dự án đầu tư công, kéo dài thời gian thực
hiện, từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư một cách rõ rệt. Phạm vi dịch vụ
công cũng được trải rộng, vượt quá sức của nguồn lực Nhà nước.
Trong khi đó, ở cấp địa phương, hầu hết các tỉnh, thành đều “miệt
mài” tập trung vào tăng đầu tư, dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan,
trùng lắp và kém hiệu quả. Phần lớn chính quyền cấp tỉnh chưa chú ý đủ
mức đến việc tạo dựng các nền tảng tăng trưởng dài hạn của kinh tế địa
phương như thể chế, nhân lực và áp dụng khoa học công nghệ…
Trên cơ sở những bất cập, tồn tại nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa
ra một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong
đó trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó
là tiếp tục thu hẹp phạm vi và tỷ trọng nguồn lực phân bổ cho khu vực
doanh nghiệp nhà nước. Chuyển toàn bộ tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần trong 3 – 4 năm tới, Nhà nước
chỉ giữ cổ phần với doanh nghiệp an ninh, quốc phòng, công ích.
Ngoài ra, cần triển khai nghiên cứu đề án tái cơ cấu đầu tư, bao gồm
đầu tư công; tái cấu trúc hệ thống tài chính; thiết lập môi trường kinh
doanh công bằng và bình đẳng; cần ban hành một dự luật về đầu tư nhà
nước trong doanh nghiệp nhà nước; loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao
cấp đối với doanh nghiệp nhà nước…
THEO VNECONOMY
Một xu hướng không thể chấp nhận khi nghiên cứu dân tộc
Trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, câu hỏi về văn hóa, về căn
cước văn hóa dân tộc thường xuyên trở đi trở lại trong sự tự vấn của
cộng đồng, và ở Việt Nam cũng vậy. Từ sự hỗ trợ của một số lý thuyết
khoa học, câu trả lời có thể sẽ ngày càng sáng tỏ hơn, tuy nhiên, không
phải là lý thuyết nào cũng đưa tới đáp án tích cực, chẳng hạn như lý
thuyết "cộng đồng tưởng tượng"...
Cùng với sự phát triển của tiến trình dân chủ hóa xã hội, trong
các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay, việc nhiều
vấn đề đã hình thành hoặc đang tồn tại như một hình dung tương đối ổn
định được tái thảo luận đã trở nên tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đằng
sau công việc tưởng như hết sức bình thường đó lại đang xuất hiện không
ít dấu hiệu của những xu hướng rất bất bình thường. Có thể coi bài
Trung Hoa có nhiều điều khác người Việt đăng trên ấn phẩm Tia sáng của
Bộ Khoa học và Công nghệ cuối năm 2013 vừa qua, sau đó được một số báo
điện tử khác đăng lại, là một thí dụ.
Thoạt đọc, thì đây là một bài viết hết sức bình thường, khi đặt người
Việt Nam bên cạnh người Trung Quốc để tiến hành một so sánh dường như
là về căn cước văn hóa của người Việt và người Hoa. Bài viết được bắt
đầu bằng một nhận định dễ có thể nhận được sự đồng cảm, song lại thật
sự đáng ngờ: "Nếu bạn gặp một ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó bảo bạn
rằng bạn là người Việt, không phải là người Hoa, thế mà thật sự đúng là
như vậy, thì người đó quá là tài!". Chúng ta không thể phủ nhận một
thực tế là với sự phát triển của kinh tế Đông Á vào cuối thế kỷ 20, đầu
thế kỷ 21, người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có mặt ở khắp mọi
nơi trên thế giới, cả với tư cách khách du lịch lẫn nhà đầu tư, hay
chuyên gia kỹ thuật, chính vì vậy việc nhầm lẫn giữa người Việt Nam với
người ở các quốc gia này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Điều không bình
thường là người viết lại dựa vào một thực tế mang tính kinh tế - xã hội
- văn hóa làm điểm tựa cho hệ thống luận điểm, có thể nói là rất đáng
quan ngại, của bài viết.
Nhằm xây dựng lô-gic triển khai bài báo, người viết mở đầu bằng một
loạt sự tương đồng giữa người Việt Nam và người Trung Quốc, những tương
đồng không thể phủ nhận khi văn hóa Việt Nam từng có lịch sử chịu ảnh
hưởng văn hóa Trung Quốc giống như những dân tộc Đông Á khác, để triển
khai cái ý về sự giống nhau giữa "người Việt và người Hoa, cả về thể
chất lẫn tinh thần". Tuy vậy, luận điểm về sự tương đồng đó chỉ là phần
nhỏ, phần lớn của bài báo lại là phần người viết chứng minh những điểm
người Việt khác người Hoa. Đó là việc cho rằng, người Việt không có
tinh thần "nhắm tới tự quyết tinh thần" (nói thẳng ra là chê trách
người Việt chỉ biết du nhập, làm nô lệ cho những học thuyết ngoại nhập),
"tinh thần thực dụng" (nghĩa là chê trách người Việt viển vông, giáo
điều), "bao dung vì lợi" (người Việt ham nghĩ đến lợi nhỏ, không nghĩ
đến các lợi ích lớn), "chép sử kỹ càng" (nghĩa là người Việt không có
nền sử học có giá trị, chỉ biết sùng bái mù quáng các vĩ nhân)...(!)
Chưa nói việc các luận điểm trên được chống đỡ bằng những lập luận
hết sức đáng ngờ, như khen ngợi người Hoa "không mang tên vĩ nhân của
họ ra đặt cho các địa danh lớn, họ hiểu rằng điều đó không được an bền,
và không lấy được lòng người trong dài lâu" trong khi điều này đã thành
thông lệ của nhiều quốc gia trên thế giới. Dùng một loạt dấu hiệu mang
tính kinh nghiệm để chứng minh sự tương đồng văn hóa giữa người Việt
và người Hoa, sau đó tác giả lựa lọc một số điểm "lớn" trong bản sắc
văn hóa của người Hoa (nhiều điểm rất đáng ngờ như các "thành tựu"
trong công cuộc viễn chinh xâm lược chẳng hạn), những yếu tố mang tính
đặc thù của dân tộc Trung Hoa hình thành nhờ các đặc điểm riêng của dân
tộc này rồi chứng minh rằng người Việt không thể có được những điểm
"vĩ đại" đó. Lô-gic đó, không có gì khác, chỉ có thể dẫn đến kết luận
rằng người Việt chỉ là một phiên bản "bằng máy xấu, giấy xấu" của người
Hoa. Người viết dường như quên mất một điều rằng, mỗi dân tộc là một
thực thể có tính đặc thù, duy nhất, mà các điểm tích cực hay tiêu cực
là sản phẩm riêng được tạo nên bởi hoàn cảnh riêng. Mỗi dân tộc đều có
các điểm tích cực và tiêu cực riêng nên nếu như ở dân tộc A có những
yếu tố tích cực mà dân tộc B không có, thì cũng lại có một thực tế là
dân tộc B có những yếu tố tích cực riêng mà khó có thể hiện diện trong
bản sắc của dân tộc A. Chính vì vậy, việc nhận thức bản sắc dân tộc chỉ
có nghĩa khi phân tích trong lô-gic nội tại của chính dân tộc đó. Những
so sánh hơn kém chỉ có thể dẫn đến cái nhìn mang tính kỳ thị. Điều
đáng ngạc nhiên là thứ lô-gic có tính kỳ thị và phản khoa học đó lại
xuất hiện ở một tờ báo của một Bộ chuyên về khoa học. Nên không ngẫu
nhiên, trong bốn comment dưới bài viết này sau khi đăng trên Tia
sáng,thì có tới ba ý kiến cho rằng: "Tôi thật sự không hài lòng về rất
nhiều điểm được tác giả đề cập trong bài báo này. Nếu những người thiếu
bản lĩnh khi đọc nó tự nhiên họ hình thành suy nghĩ rằng dân tộc Việt
Nam là thấp hèn còn Trung Quốc là đế vương. Tôi không cho rằng điều đó
là đúng. Có nhiều nước lớn nhưng cũng có nhiều nước nhỏ, mỗi quốc gia
đều có quyền tự hào về dân tộc mình, đất nước mình. Đây là điều quan
trọng để giữ chủ quyền và độc lập dân tộc".
Đằng sau câu chuyện so sánh này, dường như còn cho thấy một xu hướng
khi thì "thấp thoáng", khi thì lại "rõ nét", trong đời sống học thuật
của chúng ta hiện nay? Nhân danh tìm kiếm chân lý, một số nhà khoa học
đang có xu hướng lật lại các vấn đề lịch sử với tinh thần phê phán.
Điển hình nhất là việc một số nhà khoa học ở trong cũng như ngoài nước
đang nhân danh lý thuyết về "cộng đồng tưởng tượng" của Benedict
Anderson để "phân tích" lại một loạt các yếu tố văn hóa dân tộc, từ các
huyền thoại về Quốc tổ đến những yếu tố huyền tích về các nhân vật
lịch sử. Theo sự hình dung có phần cực đoan của lý thuyết này, các căn
tính (identity) của một dân tộc không phải là một thực thể tồn tại một
cách hoàn toàn khách quan, tự nhiên mà là những "tạo tác văn hóa có
tính nhân tạo". Nói đơn giản, theo lý thuyết "cộng đồng tưởng tượng",
căn tính dân tộc không phải là một yếu tố được hình thành một cách khách
quan, lịch sử, không phải là kết quả của sự tồn tại của một cộng đồng
người trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà là các yếu tố được "bịa"
ra, được tưởng tượng nên, dưới sự chi phối của quyền lực. Lô-gic đó
cũng giống như việc coi tính cách của một con người không phải là sản
phẩm tự nhiên, kết quả mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh cộng
đồng nó là thành viên, mà là một cái gì đó mà người ta dựng lên, bịa
ra, đến một lúc con người đó tin rằng đó là tính cách của mình. Và một
trong những sản phẩm của sự bịa đặt đó chính là những huyền thoại,
những huyền tích trong lịch sử được kiến tạo nên để làm công cụ cho việc
liên kết dân tộc!
Theo xu hướng ấy, gần đây một số huyền thoại, huyền tích về sự lập
quốc của người Việt Nam, ý thức về nền độc lập, thậm chí cả tinh thần
yêu nước, đã được một số tác giả ở trong và ngoài nước xem xét mổ xẻ,
rồi chỉ ra rằng đó chỉ là những tạo tác được xây dựng dựa trên chất
liệu lấy từ lịch sử, văn hóa Trung Quốc. Tạm chưa bàn đến tính chất cực
đoan trong việc khi tuyệt đối hóa quan hệ giao lưu văn hóa với Trung
Quốc, thì lô-gic của các thứ lập luận này đã ẩn chứa một tinh thần kỳ
thị chủng tộc, một thứ chủ nghĩa thực dân văn hóa kiểu mới. Những người
chủ trương thứ lý thuyết này dường như không quan tâm (hay cố tình
không quan tâm) tới sự phân biệt giữa tính quốc gia và tính nhân loại.
Có những giá trị mà khi đạt tới mức độ nào đó đã trở thành một di sản
mang tính nhân loại, mà Kitô giáo là một thí dụ. Vì khó có thể coi việc
nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận Kitô giáo là đã bị cuốn vào
vòng ảnh hưởng Do thái. Việc người Việt Nam tiếp nhận các tư tưởng, các
yếu tố văn hóa, tôn giáo từ Trung Quốc với tư cách các giá trị mang
tính toàn nhân loại không có nghĩa người Việt Nam không có ý thức về sự
phân biệt giữa người phương nam và người phương bắc, không có ý thức
về sự phân biệt giữa các triều đại phương bắc với các triều đại phương
nam. Rõ ràng, từ góc nhìn khoa học, phía sau lập luận đó là một thứ tinh
thần kỳ thị sắc tộc, một thứ chủ nghĩa thực dân kiểu mới về văn hóa
với sự hình dung về "dân tộc thượng đẳng" và "dân tộc hạ đẳng".
Những vận động trong đời sống học thuật của xã hội hiện nay đang ngày
càng cho thấy các biến chuyển theo hướng dân chủ hóa đời sống học
thuật của chúng ta. Vấn đề là khi các lý thuyết, quan niệm từ nước
ngoài được tiếp thu một cách sống sượng, thiếu tinh thần khách quan
khoa học, vận dụng để phê phán một cách thiếu thiện chí, thì đằng sau
một số biểu hiện tưởng như bình thường, rất có thể ẩn giấu những khuynh
hướng tai hại, mà biểu hiện cao nhất của nó là bôi nhọ, hạ thấp truyền
thống văn hóa, phổ biến tâm lý và thái độ nhược tiểu văn hóa, rồi có
thể từng bước tiến tới phủ nhận các giá trị đương đại.
LƯƠNG XUÂN HÀ
Thị trường bất động sản, cuộc chơi của kẻ mạnh
Khó khăn kéo dài nhiều năm qua của thị trường bất động sản đã tạo
nên một cuộc sàng lọc gắt gao. Nhiều doanh nghiệp ốm yếu đã bị đào
thải, trả lại “sân chơi” cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính,
làm ăn bài bản.
Khi “ông lớn” ra tay
Sau công bố sốc về việc giảm 50% giá bán sản phẩm Dự án Sunrise City
trong năm 2013, tuần qua, Công ty Novaland gây chú ý khi công bố ra mắt
thị trường 3 dự án khu căn hộ, thương mại tại TP. HCM, mà công ty này
cho biết, đã mua đứt của các đối tác khó khăn về tài chính. Các dự án
này gồm Dự án Lexington Residence (quận 2) có quy mô 21.000 m2 và 2 dự
án ở quận 4 là Icon 56 và Galaxy 9.
Cả 3 dự án trên đều có vị trí khá đắc địa, nhưng bị trùm mền từ nhiều
năm qua do chủ đầu tư cũ không có năng lực tài chính để triển khai.
Không tiết lộ giá mua cụ thể, song theo ông Phan Thành Huy, Tổng giám
đốc Công ty Novaland, 3 dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ
đồng, sẽ được Novaland khởi động lại và chào bán ra thị trường với mức
giá thấp hơn các dự án lân cận từ 20 – 40%.
Công bố trên của Novanland phát đi tín hiệu, thị trường bất động sản
năm 2014 sẽ chứng kiến nhiều dự án ”chết đi, sống lại” nhờ sự vào cuộc
của các đại gia bất động sản.
Thật ra, xu hướng “đại gia” ra tay giúp hồi sinh các dự án không phải
mới bắt đầu, mà đã diễn ra khá nhiều trong thời gian qua, như Công ty
Him Lam góp 49% vào Dự án Hyco4 do Công ty Thủy Lợi 4 làm chủ đầu tư,
Công ty Hưng Thịnh, riêng trong năm 2013 đã thực hiện thành công 6
thương vụ mua bán, hợp tác với các đối tác, Công ty Kim Oanh cũng mua
lại khá nhiều dự án ở Đồng Nai và Bình Dương, Đất Xanh mua lại toàn bộ
dự án ở Thủ Đức của Công ty Savico để xây dựng thành khu phức hợp
Sunview Town… Tuy nhiên, theo giới kinh doanh địa ốc, xu hướng này trong
năm 2014 sẽ diễn ra mạnh hơn khi thị trường được dự báo sẽ tốt hơn các
năm trước.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Liêm, Tổng giám đốc CTCP Thanh Niên cho biết,
đã mua 85% cổ phần của Công ty Seaprodex Sài Gòn để sắp tới khai thác
các khu đất có vị trí tốt mà công ty này đang sở hữu, trong đó có khu
cao ốc trên đường Hàm Nghi (quận 1). Trong khi đó, ông Lương Trí Thìn,
Chủ tịch HĐQT Công ty Đất Xanh tiết lộ, Đất Xanh đang có kế hoạch mua
lại các quỹ đất ở TP. HCM có diện tích từ 10 – 20 héc-ta để xây dựng
thành những khu đô thị theo mô hình của một thành phố thu nhỏ, cụ thể,
trong năm 2014, Đất Xanh sẽ thực hiện một dự án kiểu này mang tên Đất
Xanh City.
Thị trường sẽ ổn định, bền vững
Theo dự báo của giới kinh doanh địa ốc, thị trường bất động sản năm
2014 chắc chắn sẽ có nhiều điểm sáng hơn năm qua. Nhiều dự án công bố
bán trong những ngày qua đã có lượng khách hàng quan tâm khá lớn, như Dự
án Mega Residences của Phúc Khang đã có hàng chục khách hàng quyết định
mua; Công ty Đất Xanh mở bán 100 căn hộ Dự án Sunview Town, chỉ trong
một buổi mở bán, hầu hết sản phẩm đã được khách hàng đặt mua.
Ông Phan Thành Huy cũng cho biết, ngay sau khi Novaland công bố các
dự án, đã thu hút lượng khách hàng quan tâm rất lớn, trong đó, có khá
nhiều khách hàng đặt chỗ mua sản phẩm.
“Nền kinh tế đang mở ra một chu kỳ phát triển mới, tạo nhiều cơ hội
cho doanh nghiệp và khách hàng. Thị trường sẽ khó có những cơn sốt theo
kiểu tranh mua, tranh bán, nhưng sẽ phát triển theo chiều hướng ổn định,
bền vững. Những dự án nào được đầu tư bài bản, chất lượng vẫn sẽ được
khách hàng quan tâm”, ông Huy nhận định.
Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, sau nhiều năm khó khăn, đến
nay, thị trường đã có một cuộc sàng lọc khá rõ ràng. Những doanh nghiệp
làm ăn theo kiểu chụp giật đã không còn trụ được trên thị trường, ngược
lại, cơ hội đang mở ra đối với những doanh nghiệp làm ăn tốt.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức cho
rằng, thị trường ngày càng sàng lọc gắt gao để tạo ra những doanh nghiệp
thực sự mạnh, những dự án tốt cho thị trường. Đây chính là cơ sở cho
một chu kỳ phát triển bền vững của thị trường bất động sản thời gian
tới.
Còn theo ông Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land,
sự khủng hoảng bao giờ cũng có 2 mặt, doanh nghiệp nào có chiến lược
phát triển bền vững, biết tận dụng cơ hội thị trường sẽ có nhiều cơ hội
phát triển.
“Tôi tin rằng, thị trường bất động sản năm nay sẽ có nhiều cơ hội tốt
cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Nếu như năm 2013, phần lớn khách
hàng là người mua nhà để ở, thì năm 2014, thị trường bất động sản còn
hút cả dòng vốn đầu tư” , ông Minh nhận định.
THEO TNCK
Kẻ chủ mưu trong vụ ‘Bầu Kiên’, Huyền Như là ai?
Thời gian qua, nhiều vụ án kinh tế lớn được các cơ quan bảo
vệ pháp luật vào cuộc điều tra, phơi bày ra ánh sáng, nhiều tội phạm
kinh tế đã bị xử lý.
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm đó là việc xử lý đồng
phạm trong các vụ án kinh tế hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt
là việc chứng minh kẻ chủ mưu trong vụ án có đồng phạm đang thách thức
cơ quan điều tra…
“Bầu Kiên” và đường dây tội phạm “cổ cồn trắng”
Một vụ án kinh tế đình đám được xã hội quan tâm là vụ ông Nguyễn Đức
Kiên (tức bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch HÐQT, Phó chủ tịch Hội đồng
sáng lập ngân hàng ACB bị VKSNDTC ra cáo trạng truy tố về các hành vi:
Kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn
thuế.
Theo cáo trạng, ông Kiên cùng các đồng phạm Trần Ngọc Thanh (cựu Giám
đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (cựu kế
toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) đã thực hiện hành vi lừa
đảo chiếm đoạt của Công ty CP Hòa Phát 264 tỷ đồng.
Về hành vi cố ý làm trái cáo trạng xác định, thực hiện chủ trương của
thường trực HÐQT ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên về việc ủy thác cho
các nhân viên gửi hơn 700 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi
nhánh TP.Hồ Chí Minh.
Về tội danh trốn thuế, cáo trạng xác định, cuối tháng 12/2008, Công
ty CP Đầu tư Thương mại B&B (do bầu Kiên làm Chủ tịch HÐQT) ký hợp
đồng ủy quyền cho ngân hàng ACB thực hiện việc kinh doanh giá vàng ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2009, Công ty B&B
đã thu lợi hơn 68,8 tỷ đồng từ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với
ngân hàng ACB, nhưng chỉ khai nộp thuế hơn 688 triệu đồng, trong khi số
thuế phải nộp ngân sách là 25 tỷ đồng.
Riêng về tội kinh doanh trái phép, cáo trạng xác định, ông Kiên dùng
nhiều thủ đoạn lách luật để tham gia thị trường vàng thông qua Công ty
CP Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, trong khi công ty
này không được cấp phép kinh doanh vàng.
Ai là kẻ chủ mưu?
Cũng liên quan đến vụ án này, có một nhân vật đang đứng giữa “ranh
giới”, có tội hay không có tội cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của
người dân, đó là ông Phạm Trung Cang – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
Kết luận điều tra của CQÐT bộ Công an ngày 01/8/2013 và kết luận điều
tra bổ sung ngày 30/10/2013 CQÐT bộ Công an còn đề nghị truy tố các ông
Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim
Quang, Lý Xuân Hải về hành vi cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong việc đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB
bị thiệt hại hơn 687 tỷ đồng.
Sau khi có kết luận điều tra, ngày 15/12/2013, VKSNDTC ra cáo trạng
truy tố 7 bị can với nhiều tội danh. Đáng chú ý, ban đầu cơ quan điều
tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang song cáo trạng của VKSNDTC bất ngờ
đình chỉ vụ án đối với ông này. Ngày 3/1/2014, TAND TP.Hà Nội trả hồ sơ
do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đề nghị điều tra bổ sung ông Cang và ông
Huỳnh Quang Tuấn. Theo TAND TP.Hà Nội, dù đã có quyết định miễn nhiệm
thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT ACB nhưng ông Cang vẫn còn giữ chức
vụ thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB.
Vì thế, ông Cang đã ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ACB ra chủ
trương dùng tiền huy động của dân để ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9
tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM. Còn ông
Huỳnh Quang Tuấn biết rõ chủ trương của HĐQT, sau khi thay thế người
tiền nhiệm, ông Tuấn cũng ký vào biên bản họp HĐQT nêu trên. Cáo trạng
lần 2 của VKSNDTC xác định 2 bị can Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn
phải chịu trách nhiệm hình sự về chủ trương ủy thác trái quy định, gây
thất thoát cho ACB.
Theo luật sư Nguyễn Thị Oanh (đoàn Luật sư TP.Hà Nội), việc xác định
người chủ mưu trong vụ án kinh tế là trách nhiệm của cơ quan điều tra.
Mặt khác, trong kết luận điều tra cũng như cáo trạng, trách nhiệm của
người tiến hành tố tụng phải xác định tội danh từ nặng đến nhẹ, bị cáo
chính (chủ mưu) đến bị cáo cuối cùng có mức án nhẹ nhất, để định tội
danh cho chính xác.
Quay trở lại vụ án “bầu Kiên” và đồng phạm, ông Kiên bị truy tố về 4
tội danh với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Các ông Trần
Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố tội cố ý làm
trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với
khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù. Ông Trần Ngọc Thanh, bà
Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung
hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
Một điều tra viên của PC46 Công an Hà Nội (xin được giấu tên) cho
rằng: “Việc chứng minh ông Phạm Trung Cang có phải là đồng phạm hay
không không khó. Tuy nhiên, việc chứng minh và tìm ra ai là chủ mưu,
người đầu vụ mới chính là những thông tin mà dư luận đang trông đợi
nhất”.
Kẻ nào đã giúp sức cho Huyền Như lừa đảo?
Một vụ án cũng được nhắc tới nhiều trong thời gian qua là vụ án Huỳnh
Thị Huyền Như và 22 đồng phạm lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng của các cá
nhân, tổ chức, ngân hàng. Theo thông tin được công bố, Huỳnh Thị Huyền
Như đã sử dụng thủ đoạn gian dối, làm giả con dấu và tài liệu của cơ
quan tổ chức để các đơn vị, cá nhân chuyển tiền rồi chiếm đoạt. Hành vi
của Huyền Như đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngày 27/1, HÐXX TAND TP.HCM đã tuyên Huỳnh Thị Huyền Như mức án chung
thân. Tòa cũng tuyên Huyền Như có trách nhiệm cùng một số bị cáo khác
hoàn trả toàn bộ số tiền mà bị cáo này đã chiếm đoạt là gần 4.000 tỷ
đồng cùng lãi suất quá hạn kể từ khi vụ án được khởi tố. 22 bị cáo còn
lại bị tuyên các mức án từ 1 năm đến 20 năm tù giam.
HĐXX TAND TP.HCM cũng đã có những kiến nghị điều tra, khởi tố, xem
xét trách nhiệm đối với một số cá nhân có hành vi sai trái liên quan đến
vụ án.
Theo đó, HĐXX kiến nghị điều tra xử lý làm rõ hành vi thiếu trách
nhiệm đối với ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó
Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP.HCM. Tòa xác định hai đương sự này đã
ký các hợp đồng tiền gửi với Navibank và ACB nhưng không kiểm tra, giám
sát để Huyền Như chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Hiện nay đã có nhiều vụ án kinh tế lớn được khởi tố, truy tố và đưa
ra xét xử trong thời gian qua. Nhưng việc tìm ra người chủ mưu cũng như
việc chứng minh người vẽ ý tưởng cùng các đồng phạm trong những vụ án
kinh tế đang là một thách thức lớn đối với cơ quan điều tra.
Ai mới là người vẽ kịch bản lừa đảo?
Theo luật sư Nguyễn Khánh Toàn, Đoàn luật sư Hà Nội: “Với con số
gần 4.000 tỷ đồng và hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt của các ngân hàng,
liệu một mình Huyền Như có thể lừa đảo một cách dễ dàng? Ai là người
đứng đằng sau, giúp sức, vẽ ý tưởng để Huyền Như thực hiện hành vi lừa
đảo? Ở đây chắc chắn có chuyện “Con voi chui lọt lỗ kim”".
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét