Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Tin ngày 24/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=aWH4PsKgQuI&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=ln3JCwVqh2A&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc lập đồn quân sự ở Tam Sa bất chấp biểu tình phản đối ở Việt Nam (VOA)   —–Trung Quốc cho quân đội trú đóng ở Hoàng Sa (RFA)   —Nhân vật quân sự TQ lãnh đạo Tam Sa (BBC)    —Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức thông báo lập Bộ chỉ huy Tam Sa (RFI)    —-TQ ra mắt ban lãnh đạo “Tam Sa” bất chấp dư luận (NLĐ)

Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ)

Thế giới 24h: Trung Quốc ngang ngược(VNN) -   —Trung Quốc “mềm nắn rắn buông” (NLĐ) -Chỉ 2 ngày sau khi mạnh miệng yêu cầu Nga nhanh chóng thả 2 tàu cá và 36 ngư dân bị bắt, Trung Quốc đã đấu dịu, kêu gọi giải quyết vụ việc “trên cơ sở tình hữu nghị”
Hải giám TQ ‘gặp’ cảnh sát biển VN (BBC/video) -  Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Biển Đông: Trong họa có phúc – Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Philippines phản ứng trước cuộc triển khai quân sự của Trung Quốc(VOA)  –-TT Philippines: Nếu có người vào sân nhà bạn… (VNN) - – “Nếu ai đó đi vào sân nhà bạn, nói với bạn nó là của ông ta, bạn có cho phép không?”, Tổng thống Philippines nêu trong Thông điệp liên bang.
  —-Việt Nam lên án Trung Quốc họp HĐND Tam Sa (RFA)  —-Đài Loan tái khẳng định chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa(VOA)  —Tranh chấp Biển Đông và Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản(VOA)     —-Nghị trường không chính thức của giới lãnh đạo TQ (VNN)
“Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải – Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” (Trần đông Đức – RFA)
Có nên giữ ‘16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’?(RFA)   —-Cần thiết và lợi ích của AEC+3(RFA)

Kinh nghiệm từ Thập Phương (Bùi Tín -VOA)    —-Ðang xác minh (Nguyễn hưng Quốc -VOA)

Bắt người viết tài liệu ‘phá hoại nội bộ’ (BBC)   —Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam lên quỹ đạo(RFA)    —Bão số 4 tràn vào Quảng Ninh và Hải phòng sáng thứ tư(RFA)
Cảm nghĩ của chị Bùi Thị Minh Hằng về việc chính quyền ngăn chận lòng yêu nước của người dân. (CTM)   —Cảm nghĩ của các bạn trẻ về vụ đàn áp giáo xứ Con Cuông (CTM)
Sài Gòn: Nạn Xả Rác Bừa Bãi, Đường Phố Nào Cũng Rác   SAIGON -(VB) – Lâu nay, ở Sài Gòn cũng như các thành phố khác trong nước, một số người dân kém ý thức đã và đang ngày đêm xả rác bừa bãi ra môi trường, khiến hầu như ra đường là gặp rác.   —Chợ Lớn: Sản Xuất Đầu Lân, Đánh Bại Đầu Lân Từ TQ Qua (Vietbao)
Phố “lạ”, quản lý cũng lạ (TN) -Người nước ngoài đến Việt Nam cư trú, kinh doanh, học tập… bao giờ cũng được hoan nghênh một khi chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật. Nhưng cái kiểu “chào đón” của các cơ quan chức năng ở Bình Dương mà Thanh Niên phản ánh trong bài Phố “lạ” ở Bình Dương thì quả thật là… lạ.

Kinh tế

Nông sản oằn lưng cõng phí
Nông sản oằn lưng cõng phí (TN) -Qua nhiều khâu trung gian, 4 – 5 loại phí không chính thức, 3 phí kiểm dịch khiến giá một quả trứng từ trại nuôi tới chợ lẻ bị đẩy giá lên gấp đôi.
Giá lúa vẫn thấp dù được “mồi” giá  (RFA)   —Các thị trường chứng khoán châu Á mất giá vì lo ngại kinh tế Tây Ban Nha (RFI)   —WTO lập tổ công tác đặc biệt xem xét xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc  (RFI)
Đầu tư chợ: ‘Đất hứa’ thành đất hoang (VEF)    —-Bị từ chối, Tập đoàn Than nài nỉ xin giảm thuế(VEF)    —Lời khuyên của Thống đốc và sự vô cảm của ngân hàng(VEF)
Ngân hàng vẫn lãi “khủng” (TN) -Trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn, đa số ngân hàng (NH) đều công bố đạt lợi nhuận lớn trong 6 tháng đầu năm.

Làm rõ nguyên nhân lỗ của doanh nghiệp xăng dầu (NLĐ)

Văn hóa – Giáo dục

Hà Nội: Nói đến văn minh lịch sự thì còn xa lắm (VNN)  —-Sinh viên Trường Ðại học nổi không gặp khó khăn tìm việc làm (VOA)
Có phải là kiêu ngạo khi học ở trường đại học danh tiếng? (RFA)  —Đại học tư thục Việt Nam: Vì sao bùng nhùng? (TVN)
Đã đến lúc bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ…’ (VNN)  —Vụ thầy đánh trò, phụ huynh đã nhầm lẫn (VNN)

Chưa thể chấm thi vì…“mất” đáp án (NLĐ) -Khoảng 3.400 thí sinh dự thi vào 2 trường ĐH ở Phú Yên đến giờ vẫn chưa được chấm thi chỉ vì đáp án của Bộ GD-ĐT gửi qua đường bưu điện bị… thất lạc

Thế giới

Tổng thống Mỹ: Syria chớ nên sử dụng vũ khí hóa học(VOA)   —–Mỹ: Đề nghị tử hình nghi can vụ thảm sát ở Colorado(VOA)
Syria: Vũ khí hóa học chỉ dùng để chống các vụ tấn công của nước ngoài(VOA)   —-103 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khắp Iraq(VOA)
Nhà bất đồng chính kiến Cuba Paya chết vì tai nạn xe(VOA)   —-Nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ qua đời (VOA) -Tổng thống Obama gọi bà Ride là anh hùng quốc gia, là mẫu người đầy nghị lực đã hô hào các trường ở Mỹ chú trọng nhiều hơn vào toán và khoa học
Người Bắc Hàn thoát sang Hàn quốc lại trở về nước (RFA)   —Nam Bắc Hàn đàm phán về khoáng sản và truyền thông(RFA)   —-Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung thường niên(RFA)     —Hàn Quốc : Người tị nạn Bắc Triều Tiên hồi hương theo lời kêu gọi của Bình Nhưỡng  (RFI)
Lãnh đạo Thái Miến ký kết nhiều thoả thuận kinh tế thương mại quan trọng (RFA)   —-Bắc Kinh: mưa lớn nhất từ 61 năm nay, gần 40 người chết (RFA)
Mao Trạch Đông gây tranh cãi tại Trung Quốc, nhưng vẫn đứng vững trên bục tượng (RFI)  —Một nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc bị kết án 18 tháng cải tạo lao động  (RFI)  —Fukushima : Báo cáo chính thức chỉ trích sự mù quáng của chính quyền Nhật (RFI)
Chuyện gì đang xảy ra trong nội bộ Triều Tiên? (VNN)   —Kế hoạch hạ Phó nguyên soái Triều Tiên (TN) -Báo chí Hàn Quốc loan tin CHDCND Triều Tiên đã cẩn thận lên kế hoạch loại trừ Tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho trong thời gian dài.

VH-XH-MT

Hàng loạt đại gia dính “bẫy” cán bộ ngân hàng (VNN)   —Lại phát hiện chất gây ung thư trong sữa bột Trung Quốc(TN)  —Tạm đóng cửa sân bay Phú Bài để xử lý bò rừng đi lạc(TN)
Cưỡng chế sai, Thi hành án bồi thường tiền tỉ(TN)   —Vận chuyển 50 khẩu súng qua đường hàng không (TN)    —Chị dâu chém đứt tay em chồng chỉ vì bịch rác … (NLĐ)    —Bắt 2 anh em giết người, cướp xe(NLĐ)    —-Còn đâu rừng phòng hộ!(NLĐ)

 

1156. TÂN HOA XÃ: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NHANH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TÂN HOA XÃ: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NHANH

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 21/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 15/7)
Bài viết trên tạp chí “Liêu vọng” do Tân Hoa xã chủ quản, s ra ngày 9/7, cũng được đăng tải trên mạng Tân Hoa, cho rằng lịch sử hơn 30 năm qua đã đủ cho thy vn đ hoạch định ranh giới lãnh th và lãnh hải tồn tại giữa các nước hoàn toàn không phải đương nhiên dẫn đến đi đầu,, đi kháng. Cụ thể vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) cũng vậy, cần phải kiên trì chứ không thể giải quyết được triệt để trong ngày một ngày hai. Nội dung bài viết như sau:

Một loạt hội nghị cấp bộ trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 7 tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tham gia Hội nghị ngoại trưởng ASEAN- Trung Quốc (10 + 1), Hội nghị ngoại trưởng ASEAN + Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (10 + 3), Hội nghị ngoại trưởng cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trao đổi ý kiến với các bên về hợp tác Đông Á và vấn đề quốc tế khu vực Đông Á.
Từ tháng 4 đến nay, dựa vào thời cơ Mỹ điều chỉnh lại chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Philíppin và Việt Nam đã có hành động đơn phương trong vấn đề chủ quyền thuộc các bãi, đảo ở Nam Hải, hòng thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở đảo Hoàng Nham (Scarborough) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa), củng cố vững chắc hơn hiện trạng họ đã chiếm giữ một cách trái phép, khiến cho tình hình Nam Hải đột ngột nóng lên.
Trong các thập niên 70, 80 thế kỷ trước, quy chế luật pháp quốc tế về biển có những thay đổi mang tính kết cấu, quy chế Luật Biển mới trước nay chưa hề có trên cơ sở Luật Biển quốc tế truyền thống như quy chế về khu đặc quyền kinh tế, vùng biển phụ cận thuộc các đảo, quy chế eo biển áp dụng cho hàng hải quốc tế… từng bước hình thành, cuối cùng được xác định bằng hình thức điều ước trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển” thông qua năm 1982. Với quy chế của Luật Biển quốc tế mới, việc các nước ven bờ Nam Hải xem xét lại quyền và lợi ích biển của nước mình vốn không đáng trách, giữa Trung Quốc với các nước ven bờ Nam Hải cũng chỉ có vấn đề liên quan đến chủ trương phân định ranh giới thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế ở những vùng biển chồng lấn.
Tuy nhiên, hành vi chiếm giữ trái phép các bãi, đảo ở quần đảo Nam Sa của nước liên quan đã làm thay đổi tính chất tranh chấp. Một số bãi đảo trong số các đảo ở Nam Hải ngay từ sớm trong lịch sử đã được xác định là của Trung Quốc, tuy nhiên bởi hạn chế do điều kiện tự nhiên nên không có người ở, nhưng không người ở không có nghĩa là “đất vô chủ”. Trên thế giới, phần lớn các nước đều có một số lãnh thổ không có người ở do môi trường tự nhiên khắc nghiệt, nếu các nước khác có thể xâm chiếm được những phần lãnh thổ đó như vậy thì bản đồ của cộng đồng quốc tế thử hỏi có phải xác định lại biên giới mới hay không?
Trong vấn đề xác định chủ quyền ở quần đảo Nam Sa, Trung Quốc là một bên bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên bị xâu xé, đồng thời cũng là bên nhẫn nhịn kiềm chế, tích cực đề xuất phương án giải quyết. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là tổ chức quốc tế mang tính khu vực, không phải là bên tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở quần đảo Nam Sa. Bất cứ nước đương sự tranh chấp nào cũng không được lợi dụng địa vị là nước thành viên ASEAN của mình, gây tổn hại cho lợi ích chung và lâu đài của các nước thành viên ASEAN khác cũng như nước khác ở khu vực trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Một số nước cố ý nhào nặn nên cái gọi là vấn đề Nam Hải, kỳ thực bao gồm hai phương diện: Một là vấn đề lãnh thổ do lịch sử để lại; hai là vấn đề phân định ranh giới vùng biển giữa các nước ven bờ Nam Hải. Vấn đề như vậy đã tồn tại phổ biển giữa các khu vực và giữa các nước trên thế giới. Trong số các nước xung quanh, giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga cũng đều tồn tại vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ. Về giải quyết vấn đề lãnh thổ, chỉ cần bên liên quan tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong “Hiến chương Liên hợp quốc” về giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế tuân thủ và vận dụng thích hợp phương thức và quy tắc giải quvết trong luật quốc tế, thì những vấn đề như vậy sẽ không phải là thùng thuốc súng nhạy cảm rất dễ gây nổ. Nhưng, nếu hy vọng theo cách làm cho vấn đề trở nên phức tạp hóa và quốc tế hóa, lôi kéo nước không có tranh chấp vào để kiếm lời trong khói lửa thì con đường giải quyết tranh chấp sẽ không thể tìm ra được lối thoát, Chính phủ Trung Quốc cũng không khuất phục trước bất cứ áp lực nào từ bên ngoài để hy sinh chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của mình.
Về vấn đề phân định ranh giới vùng biển, các nước tuy có quyền xác định quy chế về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước mình dựa theo “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”, nhung tại vùng biển đang tranh chấp do chồng lấn theo chủ trương của các bên, thì giới hạn bên ngoài của khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa do một nước xác lập thông qua lập pháp đơn phương ở trong nước sẽ không có hiệu lực về mặt luật pháp quốc tế để có thể ràng buộc một nước tranh chấp khác. Điều khoản về việc phân định ranh giới khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” đã quy định rõ, giới hạn về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa “cần phải thỏa thuận hoạch định dựa theo luật quốc tế để được giải quyết công bằng”. Chính phủ Trung Quổc chủ trương giải quyết tranh chấp phân định ranh giới bằng phương thức hiệp thương trực tiếp giữa các nước tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với quy định trong điều khoản của “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” về hoạch định ranh giới vùng biển.
Mô hình giải quyết tranh chấp với nội dung “chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác’’ do Trung Quốc đề xuất trong thập niên 80 thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ trí tuệ kiểu phương Đông khi đứng trước tranh chấp quốc tế có tính chất chính trị và nhạy cảm cao độ, mà bản thân mô hình này cũng đồng thời phù hợp với quy định trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển”, theo đó “trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế”. Việc phân định ranh giới vùng biển ở Nam Hải không những liên quan đến đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đan xen phức tạp ở quần đảo Nam Sa, mà chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời mà Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính hiện thực và khả thi.
Mặt khác, khi thúc đẩy bất cứ giải pháp hoặc biện pháp tạm thời nào, giữa các nước đương sự tranh chấp đều đòi hỏi phải xây dựng đầy đủ lòng tin chính trị lẫn nhau, đồng thời thiết thực thực hiện cam kết chính trị, theo đó không làm phức tạp hóa tranh chấp và mở rộng tranh chấp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Với tư cách là văn kiện chính trị ràng buộc hành vi của tất cả các bên tranh chấp, ý nghĩa của việc ký kết và sự tồn tại của văn kiện nói trên là ở chỗ các bên cùng tuân thủ, tuyệt đối không được đơn phương chỉ ràng buộc Trung Quốc. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc về lòng tin và thành ý thì dù có ra được bộ “Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC) cũng sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào. Căn cứ theo quy tắc điều khoản và thông lệ quốc tế liên quan trong “Công ước Viên về luật quốc tế” thì nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế mà “điều ước phải tuân thủ” là không những tất cả các nước đương sự thuộc một hiệp ước quốc tế riêng biệt nào đó đều phải có nghĩa vụ pháp luật tuân thủ hiệp ước đó, mà còn bao hàm ý nghĩa là nếu một bên vi phạm hiệp ước trước, bên kia sẽ có quyền từ chối sự ràng buộc của điều ước này đối với nước đó trong quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề Nam Hải đã tồn tại từ hơn 30 năm nay, đồng thời hơn 30 năm đó cũng là thời kỳ tăng trưởng cao của các nước mới nổi ở châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình khu vực trên tổng thể là hòa bình, ổn định. Hơn 30 năm nói trên đủ đế nói lên rằng vấn đề phân định biên giới lãnh thổ đất liền và vùng biển tồn tại giữa các nước không phải đương nhiên dẫn đến đối đầu và đối kháng. Trên phương diện giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc có thực tiễn phong phú. Từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã ký hiệp ước hoặc hiệp định biên giới với 12 nước láng giềng trên bộ, đường biên giới đã hoạch định chiếm khoảng 90% tổng chiều dài biên giới trên bộ của Trung Quốc. Lịch sử hơn 60 năm cho thấy trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, Trung Quốc quý trọng hòa bình nhưng cũng tuyệt đối không sợ thách thức. Lịch sử cũng đồng thời chứng minh Trung Quốc từ trước đến nay không phải là quốc gia cậy lớn lừa nhỏ, lấy mạnh đè yếu.
Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại vấn đề hoạch định ranh giới lãnh thổ đất liền và vùng biển với các nước láng giềng ven biển như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây. Do những nguyên nhân lịch sử dẫn đến tranh chấp giữa các nước khác nhau nên nội dung tranh chấp, các hiệp ước quốc tế và quy định pháp luật quốc tế vận dụng cũng đều không hoàn toàn giống nhau, bởi thế vấn đề phân định ranh giới lãnh thổ đất liền và ngoài khơi của Trung Quốc với các nước láng giềng nói trên chỉ có thể thông qua đàm phán và hiệp thương trực tiếp với mỗi quốc gia cụ thể mới tìm ra được con đường giải quyết thích họp nhất. Năm 2000 Trung Quốc và Việt Nam đã ký “Hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ”, giải quyết vấn đề phân định này ở Vịnh Bắc Bộ. Trường hợp thành công điển hình nói trên một lần nữa chứng minh rằng các nước tranh chấp trong vấn đề Nam Hải hoàn toàn có khả năng và trí tuệ từng bước thu hẹp bất đồng, mở rộng phạm vi hợp tác, cuối cùng đi đến mục tiêu giải quyết tranh chấp. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc và các nước ASEAN là thực hiện phương hướng hành động tiếp theo của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” sau khi đã ký kết, thực thi các dự án hợp tác cụ thể, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt đẹp cho các nước liên quan cuối cùng giải quyết được tranh chấp, vấn đề Nam Hải không thể được giải quyết triệt để trong thời gian ngày một ngày hai, giống như thành La Mã không thể được kiến tạo nên chỉ ngay trong một ngày./.

Việt Nam đứng đầu danh sách về tội phạm với động vật hoang dã

- Việt Nam đứng đầu danh sách về tội phạm với động vật hoang dã (Infonet).  Theo báo cáo của WWF về số lượng cá thể tê giác, hổ và voi tại 23 quốc gia thuộc khu vực châu Á và châu Phi, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách tội phạm buôn bán động vật hoang dã.
Việt Nam đứng đầu danh sách về tội phạm với động vật hoang dã
Hai chú hổ trong một trang trại chăn nuôi tại Việt Nam
Qũy bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cho biết những trang trại nuôi hổ và niềm tin chữa bệnh bằng sừng tê giác của người dân Việt Nam đã đẩy Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách buôn bán động vật hoang dã.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng – Trung Quốc – nước có thị trường buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp lớn nhất thế giới chốt lại vị trí thứ hai trong danh sách của WWF. Vị trí thứ ba thuộc về Lào.
Tổ chức WWF có trụ sở tại Thụy Sỹ đã tập trung nghiên cứu khảo sát các quốc gia – những nước mà nhóm động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng hiện đang sinh sống trong tự nhiên hoặc bị buôn bán hoặc bị giết hại.
Điều đáng nói là nhiều khách hàng tại châu Á đã đặt hàng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã được săn bắn trái phép để làm quà biếu cho những nhân vật nổi tiếng như một phương thuốc chữa bệnh trong khi chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thực của chúng.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Brookings tại Washington D.C, hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép đã mang lại cho các quốc gia Đông Nam Á từ 8 – 10 tỷ USD/năm.
Cũng theo WWF, Việt Nam là "điểm tập kết chính" của nạn buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi – quốc gia săn bắn 448 con tê giác vào năm ngoái.
Tại châu Á, hoạt động buôn bán sừng tê giác mang lại lợi nhuận khổng lồ ngang bằng buôn bán cocain trên đường phố của Mỹ. Còn người mua thì vẫn tin các sản phẩm từ động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh thần kỳ.
Vào năm 2007, Việt Nam đã quyết định công nhận các trang trại nuôi hổ là một cơ sở thí điểm, thể hiện nỗ lực khống chế hoạt động buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Trong đó, 11 trang trại nuôi hổ đã được cấp phép tại Việt Nam.
Trong kết luận của bản báo cáo dài 35 trang được rút ra từ cuộc tranh cãi nổ ra vào hồi tháng 5 – khi các chuyên gia động vật hoang dã quốc tế cho rằng vào tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã cho phép lấy một số bộ phận từ cơ thể của một con hổ đã bị chết trong tình trạng giam cầm, được sử dụng chế biến thành thuốc chữa bệnh cổ truyền.
Sau đó, nhóm luật sư bảo vệ động vật hoang dã còn cho rằng đề xuất thành lập cơ sở thí điểm của Việt Nam là nhằm hợp pháp hóa một cách hiệu quả hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Cáo buộc này đã bị phía Việt Nam bác bỏ. Ngay trong đầu tháng 7, một quan chức thuộc Văn phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi trả lời câu hỏi của hãng tin AP cũng đã bác bỏ cáo buộc trên.
Việt Nam đứng hạng chót về bảo vệ động vật hoang dãQuỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF liệt kê Việt Nam là nước có tội phạm săn bắt động vật hoang dã tồi tệ nhất
- Vụ tàn sát rừng già: Sự thật không thể chối cãi! (DT).
- An Giang: Cưỡng chế tiêu diệt 180.000 con chuột nuôi: Cá, cây cũng chết (DV).
- Thái Nguyên lập đoàn kiểm tra phá rừng (TP).

- Những tiếng kêu thảm thiết giữa núi rừng (VNN).
- Quân nhân giết 2 con voọc có thể bị tước quân tịch (VOV). – Thanh niên nghi giết voọc chưa từng biết giết gà? (PNTD). --Hãy xử lý luôn những người ăn voọc - Xác định người trong ảnh giết khỉ dã man (TT).

-Từ vụ giết voọc dãn man: Động vật cũng có tình yêu và cảm xúc (GDVN).

- Hành động khẩn để chặn sự suy giảm số lượng voi (DT).– Choáng với thú mua vui man rợ và xa xỉ của ‘đại gia’ Việt (ĐV). - Thú mua vui man rợ và xa xỉ của đại gia Việt (Bee).
- Bình Định: cháy hơn 5ha rừng trên núi Bà Hỏa (TT). - Nhức nhối nạn cưa xăng ngang nhiên “xẻ thịt” rừng già (DT). - Bắc Kạn: Gỗ nghiến nằm la liệt cạnh chốt chặn Kiểm lâm (VNN).- Bắc Kạn kỷ luật nhiều cán bộ kiểm lâm (TP).

--- Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng nghiến tại Thái Nguyên (DT).
- Văn hóa ăn đồ khiêu dâmSun, 07/22/2012 - 05:13 — trandongduc

Thế là gần đây Việt Nam cũng đang lấn chiếm hình ảnh của Trung Quốc vốn thường bị Tây Phương xem là “dân tộc hạ đẳng” khi nói đến sở thích ăn những thứ côn trùng dịch vật khiến nhiều loài động vật quý hiếm đến bên bờ tuyệt chủng qua bản tin của AFP về người Việt Nam ăn sừng tê giác.
Trên mạng youtube, ngoài các chương trình văn hóa ẩm thực phong phú nhìn rất là ngon miệng ra (bí quyết tiết lộ: các món phong phú ở nước ta thường điều vị quá liều bằng chất bột ngọt "MSG". Ở ngoài Bắc trước khi ăn phở, thực khách có tật chơi nguyên muỗng bột ngọt vào tô phở như người Miên cho muỗng đường vào tô bún mắm. Nhìn thấy mà sợ luôn‼!), uống máu rắn, ăn tiết canh dơi, ăn thịt chó cũng là sở thích hướng đến tâm lý cường dương.
Người Trung Quốc tiến bộ gọi đây là văn hóa ăn đồ khiêu gợi dâm ý. Thực ra đó là sự nhen nhúm của thứ tâm lý cuồng dâm đâm ra thèm những thứ gì gợi ý đến dục vọng và có sự tương tự về mặt hình thái của những cơ quan sinh dục chẳng hạn. Dâm ý này thường dẫn đến ác ý, nảy sinh ngay những ý niệm tà độc dẫn đến những hành động mất nhân tính một cách vô ý thức.
Gần đây người Trung Quốc tìm cách cải thiện hình ảnh văn hóa "ăn dơ" này bằng cách phê bình các tập quán ngàn năm ăn tạp. Đồng thời, họ cũng ra những chương trình hướng dẫn dân chúng bớt lại những thứ đồ ăn mang tính tạp niệm "quý hiếm" như chim bò, vú dê, các món ăn trang trí kiểu cua gà trinh nữ, "nam hoan nữ ái" hễ khi bỏ vào miệng là nghĩ ngay đến chuyện ăn nằm.
"Dâm Thực Văn Hóa"
Nhiều nhà phân tích tâm lý cũng cho rằng vọng niệm ăn dâm (dâm thực) được phát khởi ngay lúc người ta chưa bỏ những thứ đó vào miệng vì sự liên tưởng về các món ăn đó đã được ghi nhận trong ký ức từ trước. 
Nếu nói Tây Phương có văn hóa ngàn năm khiêu dâm lãng mạn bằng hình ảnh sinh thực của loài người thì Trung Quốc lại phải ăn phải uống những thứ máu me đó của động vật mới tạo cơn hứng thú. Về mặt dân gian, họ còn nói oang oang, ăn uống xồm xoàm trong nhà hàng, nơi chốn có đông người mà không ngượng với trẻ em vị thành niên. Đông Phương vs. Tây Phương, văn hóa "tế nhị" này bên nào nhìn vào thô bỉ hơn và về mặt ý thức cộng đồng bên nào dâm ác hơn?
Người Trung Quốc bị nhạo báng khi ăn những thứ như "chim" cọp, "trứng" hải cẩu, mật gấu, môi đười ươi làm ảnh hưởng không ít đến hình ảnh của dân tộc này.
Trong nội bộ Trung Quốc, người phương Bắc thường nhạo báng người phương Nam là thứ dân ăn côn trùng sâu bọ và người phương Bắc thường không muốn chung chăn với văn hóa này của phương Nam. Ở Việt Nam thì tình trạng có chút ngược lại nhưng nhìn chung văn hóa ăn tạp càng ngày càng phổ biến.
Ngay cả thịt chó, nhiều người Việt Nam kiên quyết cự tuyệt muốn tránh xa không muốn bị bao đồng về mặt hình ảnh mà nhiều người ăn chó cố tình bao đồng đó là "bản sắc văn hóa" Việt Nam. "Việt Nam không phân biệt vùng miền mà chỉ nên phân biệt giữa người ăn thịt chó và người không ăn thịt chó". Một dân mạng quá bức xúc phát biểu trên youtube khi thấy cảnh người ta giết chó với ánh mắt tuyệt vọng không thể nào quên.
Ở Trung Quốc Có nhiều thành thị cũng ra luật cấm ăn chó để bảo vệ cảnh quan du lịch. Có nhiều vùng đất văn hóa, lễ hội ăn chó là do lịch sử để lại từ thời nhà Minh cũng bị chính quyền địa phương hạn chế tối đa.
Đặc biệt Đài Loan, nơi bản sắc văn hóa người Hoa tiến bộ thì đã cấm hẳn việc ăn thịt chó bằng luật pháp. Chó nó có cảm xúc và linh tính cao độ và chó biết sủa. Có người từng nói: "ăn chó vào rồi thì tính khí rất bồn chồn khác với người chỉ ăn động vật bò gà. Ăn heo thì tạo nên tính cách thô lỗ bẩn bựa". Đứng về góc cạnh dâm ý mà lý luận, người Trung Quốc đều có đặc điểm bồn chồn và bẩn bựa chắc là do tổ tiên truyền đời bị "vọng niệm" do ăn chó ăn lợn quá nhiều, "ăn gì bổ nấy".
"Trung Quốc trư" và "cẩu quan" đều ám chỉ những nhân cách xấu xa. Tuy nhiên, ở góc cạnh nhân tính mà xét, hai loài vật này đều biến rên xiết khổ đau trước lúc đoạn hồn. "Hãy nhìn dân tộc Nhật Bản ngày nay ăn uống sạch sẽ và tinh tế quá (ngoại trừ món shushi bày ra trên thân thể người nhưng thực ra đó là một thứ trình diễn. Thực phẩm thường được cách ly với làn da người bằng lá chuối) cho nên nhìn vào là thấy ngay sự hòa nhã tử tế". Nhiều người Trung Quốc bắt đầu nhận thức và so sánh văn hóa ăn uống dẫn đến tính cách dân tộc.
Tuy người Việt hay chê bai văn hóa Tàu ăn tạp nhưng về phương diện này Việt Nam đang vượt mặt Trung Quốc. Cứ vào youtube là biết ngay dân tộc Việt Nam ngày nay có nhiều nét "đậm đà bản sắc" như thế nào. Các lễ hội đâm trâu chém lợn vấy máu vào nhau cũng trở thành phong tục tập quán mang nặng mùi mê tín dị đoan.
Ngoài ra, thêm một cái ác khác của người Việt Nam là thói quen ăn thịt rừng làm dư luận quốc tế phẫn nộ. Trên youtube còn lưu hành một đoạn youtube của "một phụ nữ Việt Nam khiến cả thế giới kinh ngạc", bà chủ tiệm bán thịt rừng vác dép vừa rượt phóng viên ngoại quốc vừa chửi thề như một con thú hoang cắn xé.
Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm từ tinh hoa Trung Quốc nhưng không có thứ cặn bã nào của Trung Quốc mà không rước về mà đôi khi còn ra mặt bảo vệ như là quốc hồn quốc tuý. Việt Nam – Nam của phương Nam Trung Quốc cho nên mức độ ăn các loài rắn rết thằn lằn động đậy còn cao hơn "Bắc Quốc".  
Ở bên Tàu, gần đây, mọi thứ văn hóa xấu xa thường là đổ vấy cho người miền Nam như Quảng Đông, Quảng Tây. Đặc biệt, ở Quảng Tây trong thời cách mạng văn hóa có nữ cán bộ chuyên ăn thịt người để chứng tỏ màu đỏ chuyên chính như kiểu thề phải phanh thây uống máu quân thù của Việt Nam. Hai bộ phận mụ này thích ăn nhất là lá gan và dương vật của nạn nhân bị kết tội phản cách mạng. Theo lý luận trung y thì những thứ này sẽ tẩm bổ những thứ mà mụ thiếu hoặc không có. Trong truyện Thuỷ Hử cũng nói chuyện làm thịt người như là món ăn. Nối lại các chi tiết này, nói người Trung Quốc có văn hóa ăn thịt người cũng không phải là không có cơ sở. Cần gì phải đi tìm kiếm các bộ tộc bán khai.
Hiện nay Việt Nam đang có nguy cơ hứng trọn mọi hình ảnh xấu xí thế mạng mà người Trung Quốc đang cố gắng xóa bỏ.
Ăn tạp cho lắm vào.
Món gì đây:



-Giết khỉ và chuyện mảnh gương trong cuốn sách
Bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Cần lắm một mảnh gương như vậy để "cảnh tỉnh" những thanh giết khỉ này.
1. Có một câu chuyện thấm thía về loài người, tôi được nghe một lần, không biết từ đâu, nhưng nhớ mãi. Ấy là trong một cuốn sách viết về các loài linh trưởng trên thế giới, tác giả đã dẫn dắt người đọc qua từng chương, mỗi chương viết về một loài, kèm ảnh và tranh vẽ minh họa.

Chà vá hay còn gọi là voọc ngũ sắc

Từ những loài bé nhỏ nhất như con culi bằng nắm tay, có hai mắt tròn xoe, đến những loài khỉ đột, đười ươi khổng lồ như con Kinh Kong đều được thể hiện. Dù có kích cỡ, trình độ phát triển rất khác nhau, nhưng tất cả chúng đều thuộc bộ linh trưởng, tức là gồm những loài có sự tinh anh (linh) đứng hàng đầu (trưởng) trong các loài động vật. Chúng đã trải qua 65 triệu năm tiến hóa là một vốn quý của trời đất. Đại loại như thế.

Nhưng khi đọc đến cuối cuốn sách, người đọc bất ngờ thấy trong trang sách chẳng có một thông tin gì ngoài một tấm gương nhỏ gắn ở giữa. Ai cũng tò mò thử nhìn vào trong gương xem sao, thì chỉ thấy trong đó khuôn mặt ngơ ngác của chính mình. Lúc đó người ta mới để ý thấy bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở người đọc là: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Bạn chính là loài linh trưởng "tiến hóa" nhất có tên trong cuốn sách này (loài người). Những con cu-li, khỉ đột mà chúng tôi trình bày ở trên chính là "ông tổ" của bạn đấy.
2. Câu chuyện đó cứ ám ảnh tôi mãi, mặc dù tất cả những điều đó, tôi đã được học trong cuốn Sinh học lớp 12, nhưng thay vì phải giải thích lằng nhằng với những con số triệu triệu năm, cùng các mối quan hệ "chi trên nhánh dưới" phức tạp trong "cây tiến hóa" ngành động vật. Tấm gương ở cuối trang sách chính là bài học trực quan để mỗi người cảm thấy, một cách trực tiếp nhất, sự gắn bó "trực hệ" của mình (tất nhiên là về mặt sinh học) với các loài linh trưởng cùng bộ, mà do trình độ phát triển khác nhau, trong khi chúng ta được đàng hoàng sung sướng trong cuộc sống văn minh thì các "ông tổ" về mặt sinh học của chúng ta phải lặn lội trong rừng núi. Từ đó đánh thức từ trong sâu thẳm mỗi người ý thức trách nhiệm về việc bảo vệ các loài linh trưởng nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung.

3. Có lẽ nếu mấy thanh niên "giết khỉ" trong bộ ảnh đang làm chấn động xã hội mấy ngày qua đã không hành động dã man như thế, nếu tình cờ họ được nghe câu chuyện và biết được mảnh gương kể trên. Nếu những con vật bị họ tra tấn dã man đó thực sự là những con voọc chà vá, thì không những chúng thuộc loài động vật rất quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn thuộc về "họ hàng rất gần" của chính con người chúng ta (Nghe nói, loài này có mức độ tiến hóa gần con người nhất theo thuyết Darwin trong 4 nhóm: cu-li, khỉ, voọc, vượn). Chưa kể, sự khôn ngoan, tình nghĩa của các loài voọc, vượn, đười ươi có mức tiến hóa rất cao, đến mức con con hoặc con mẹ sẵn sàng chết theo nhau (điều này đã được các nhà khoa học ghi nhận bằng tư liệu, hình ảnh). Như thế hành vi của nhóm thanh niên này (tra tấn giết con voọc đang mang thai) mang tính chất của một tội ác khó dung thứ.
4. Xét cho cùng theo quan điểm "nhân sát vật", thì con người xưa kia, khi chưa có nhận thức đúng đắn về bảo tồn, có thể giết các con vật để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của mình. Nhưng vấn đề không chỉ là giết con vật nào (giết những con vật thân thiết như con chó, con mèo thậm chí bị cấm tuyệt đối ở một số nước), mà còn là cách thức thực hiện hành vi đó. Chưa nói đến việc con khỉ, con voọc quý hiếm ra sao, phải bảo vệ như thế nào theo quy định của pháp luật, chỉ riêng việc tra tấn các con vật trước khi giết hại để làm vui thôi, dù là con vật nào, cũng đáng bị lên án. Nói theo quan điểm của nhà Phật sẽ bị chất chồng nghiệp chướng.

Cần lắm một mảnh gương để "cảnh tỉnh" những thanh niên này.

Theo Sỹ Ẩn/ TT&VH

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Sách lược Thôn tính các Quốc gia Cận biển của Trung quốc: Viễn giao - Cận công

Nguyễn Nam Hưng
Lịch sử Trung hoa là lịch sử hàng nghìn năm tiến hành xâm lăng các nước cận biên (biên giới tiếp giáp ) với họ, đặc biệt là với các nước nhỏ và yếu hơn họ nhiều như Triều tiên , Myanma ,Việt Nam (… ), họ thực hiện các bước : xâm chiếm đất đai , nô dịch con người, sáp nhập hành chính và cuối cùng là đồng hóa văn hóa và chủng tộc bằng nhiều thủ đoạn tàn ác. Nhưng thâm độc nhất là phá hủy các di tích lịch sử của người bản địa, đốt sách hoặc tịch thu các sách lịch sử, văn hóa của đối phương mang về Trung hoa, nhằm làm cho đối phương mất nguồn gốc, dẫn đến bị đồng hóa và bị thôn tính vĩnh viễn.

Ảnh (Thùy Linh): Một học sinh tiểu học trong đoàn người biểu tình chống Trung quốc xâm lược, hai tay dơ cao biểu ngữ "Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm". Hà Nội, 22/7/2012.

Chúng ta có thể nghe một đoạn huấn lệnh của Minh Thành Tổ ( Ming Cheng Zu ) (1403-1424) của Trung hoa, ra lệnh cho các tướng lảnh nhà Minh ( Ming) năm 1406, trước khi viễn chinh sang đánh An Nam ( Việt Nam ) như sau : “ Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in của đạo Phật và đạo Lão, còn thì mọi sách vở, văn tự, cả những dân ca, sách dạy trẻ ( …) đều phải đốt hết, một mảnh, một chử củng không chừa. Những bia nào Trung hoa xây dựng từ trước thì đều giữ gìn cẩn thận, còn bia nào do An Nam dựng thì phá hủy cho hết …” ( 1)

Trước khi tấn công các nước láng giềng, Trung hoa thường tiến hành phân hóa, mua chuộc, ru ngũ đối phương và các nước có liên quan, bằng các thủ đoạn ngoại giao vô cùng xảo trá .Thủ đoạn đặc trưng của họ là áp dụng sách lược Viển giao - Cận công . Nghĩa là giao hảo với các nước ở xa biên giới của họ, nhằm giử các nước đó ít nhất ở thế trung lập bằng các quyền lợi kinh tế hoặc các thỏa hiệp chính trị, nhưng đồng thời họ sẻ tấn công và thôn tính từng nước riêng lẻ ở sát biên giới với họ. Chính sách nầy được áp dụng từ hàng ngàn năm nay, và họ hiện nay vẩn đang áp dụng chính sách đó .Thời Thất hùng (7 nước ) của lịch sử Trung hoa, nước Tần ( Qin) đã sử dụng chính sách Viển giao - Cận công (dùng thuyết Liên hoành để cầm chân nước Sở, Tề hùng mạnh ở xa và tiêu diệt Tam Tấn là Hàn , Triệu ,Ngụy ở gần ). Kết cục trong vòng 10 năm ( 230BC. – 221BC. ) họ đã thôn tính lần lượt 6 nước còn lại : Hàn ( Han ) ,Triệu ( Zhao) , Ngụy ( Wei), Yên
( Yan ) , Sở ( Chu). Tề ( Qi) , và lần đầu tiên thống nhất đế chế Trung Hoa (2).




Ảnh (huffingtonpost.co.uk): Jamphel Yesh, một thanh niên Tây Tạng đang làm ngọn đuốc sống trên đường phố của Tân Đề Li, Ấn Độ, để phản đối Trung quốc cưỡng chiếm Tây Tạng.


Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ tương tự về sách lược Viễn giao - Cận công, vào nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử Trung hoa . Gần đây nhất là việc Trung quốc (3) cưởng chiếm Tây Tạng ( Tibet ) năm 1950 -1959, lấn chiếm lảnh thổ của Ấn Độ năm 1962, xâm lăng quần đảo Hoàng sa ( Paracel ) năm 1974, đảo Gạc Ma ( Johnson south Reef) thuộc quần đảo Trường sa ( Spratly ) năm 1988 của Việt Nam sau khi họ đã thực hiện được Viển giao thành công với Hoa kỳ. ( ít nhất là họ nhận được dấu hiệu không can thiệp từ phía Hoa kỳ ). Nếu trước đó không thực hiện được Viễn giao với Hoa kỳ , chắc chắn Trung quốc không thể thực hiện được các cuộc Cận công nói trên. Một cách cận cảnh, chúng ta có thể gọi Việt nam nói riêng và 2 nước Đông dương Việt nam , Lào nói chung là các nước cận biên với Trung quốc . Việt nam là cái đầu của bán đảo Đông dương , nước nào chiếm được Việt nam sẻ chiếm được cả Đông dương . Hoa kỳ , Úc , Ấn độ , Nhật bản , Hàn quốc, Liên minh Châu âu và các nước Asean trừ Miến điện ( Myanma) được coi là các nước ở xa.

Hiện tại, Trung quốc đang có hàng loạt yêu sách về lảnh thổ trên biển đối với Hàn quốc , Nhật bản , Việt nam , Philíppin , Malaysia . Nhưng với thực lực quân sự và ngoại giao hiện tại, tôi tin chắc rằng Trung quốc không có khả năng dám sử dụng vủ lực trực tiếp với các đồng minh chiến lược của Hoa kỳ như Nhật bản , Hàn quốc kể cả với Philippin ( Philippines) trong một tương lai gần. Trung quốc chỉ nghi binh, khuấy động vấn đề, thăm dò quyết tâm, giải mả các phản ứng của đối phương và thực hiện Giương đông - Kích tây ( đe dọa Nhật bản, Hàn quốc , Phi líp pin nhưng sẻ tấn công Việt nam ). Một khả năng rất lớn họ sẻ tấn công quần đảo Trường sa của Việt Nam, vì phía bắc Quần đảo Trường sa họ có căn cứ hải quân cho tàu ngầm nguyên tử và hàng không mẩu hạm ở cực nam đảo Hải nam ( Hainan).

Mới đây, Trung quốc lại vừa điều chuyển một tướng lảnh chủ chốt có đường lối cứng rắn, từ chỉ huy hạm đội Bắc hải sang chỉ huy hạm đội Nam hải , điều nầy cho thấy ý muốn sử dụng vủ lực để giải quyết vấn đề của Bắc kinh là rất lớn. Nhưng quan trọng hơn ,Việt nam là một mắt xích trơ trọi và khá yếu về quân sự, chưa có nhiều kinh nghiệm về hải chiến, không chiến và phối hợp trên biển . Mặt khác, Việt nam hiện nay quá đơn độc về ngoại giao quốc phòng , không có cường quốc nào là đồng minh chiến lược, hoặc có một hiệp ước phòng thủ hổ tương nào đáng tin cậy về quân sự với bất kỳ cường quốc nào . Ngoài ra, chính phủ hiện tại của Việt nam dường như có một thái độ chính trị, và ngoại giao chưa nhất quán, thiếu quyết liệt , thiếu chủ thuyết, thiếu sức mạnh , nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển trước một Trung quốc tham lam và cường bạo. Tuy nhiên, củng cần ghi nhận rằng gần đây Việt nam đã có một bước tiến tuy chưa đủ nhưng khá tích cực.

Việc quốc hội Việt nam đã thông qua luật biển vào ngày 21/6/2012, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta vừa sang thăm Việt nam . Điều nầy cho thấy chính phủ Việt nam, trong một chừng mực nào đó, đã nhận thức rỏ ràng hơn về dã tâm xâm lược trắng trợn của nhà cầm quyền Trung quốc. Từ trước đến nay, thủ đoạn nham hiểm nhằm che đậy dã tâm xâm lược của Trung quốc được thực hiện thông qua bọn Hán gian và một số quan chức tham nhũng bán nước tại Việt nam là đưa ra khẩu hiệu giả dối về tình hửu nghị “16 chử vàng – 4 tốt “ nhằm ru ngủ, làm chính phủ và người dân Việt nam mất cảnh giác, và đưa ra một luận điệu lổi thời có tên gọi là “ thế lực thù địch” nhằm ngăn cản bang giao tin cậy Việt – Mỹ , đồng thời phá hoại sức mạnh đoàn kết dân tộc của người Việt trong nước với chính phủ Việt nam, và chính phủ Việt nam với người Việt hải ngoại yêu nước, trong nổ lực cùng chống Trung quốc xâm lược.

Có một giả định không bao giờ thừa , Trung quốc sẻ tấn công Việt nam trên biển , và trong một tương lai xa hơn, nếu đủ điều kiện họ sẻ thôn tính luôn trên bộ, lập ra một chính phủ tay sai thân Trung quốc, hoặc cưởng nhập Việt nam vào Trung quốc ( tương tự Tây tạng ) với một lý do điên rồ và dối trá rằng Việt nam từng thuộc về Trung quốc. Giống như Iraq thời Sadam Husein, thực hiện xâm lăng và tuyên bố sáp nhập Kuwait thành tỉnh thứ 19 với lý do Kuwai từng thuộc đế quốc Ottoman, mà một thống đốc Thổ nhĩ Kỳ ( Turkey )đóng tại Bagdag thời đó đã cai trị luôn cả Kuwait. Trung quốc có thực hiện được điều giả định nầy không? Câu trả lời là hoàn toàn CÓ. Nếu họ thực hiện Viển giao thành công với Hoa kỳ . Chúng tôi , nhân dân Việt nam hy vọng là Hoa kỳ ngày nay , không tiếp tục mắc mưu Trung quốc trong vấn đề Biển Đông . Chính sách phân chia vùng ảnh hưởng và thỏa hiệp với Trung quốc nhằm loại Liên xô, hay ít nhứt là không can thiệp trên biển Đông trước đây, không phải là không có hậu quả đối với Hoa kỳ cho tới ngày nay. Với vị trí chiến lược được mệnh danh là “ Người lính canh của Biển đông.” của quần đảo Hoàng sa mà Trung quốc đang chiếm của Việt nam từ năm 1974 ( trước sự không can thiệp của hải quân Hoa kỳ ) , củng như vị trí giao thông hàng hải và kinh tế quan trọng của quần đảo Trường sa nếu Trung quốc chiếm được , hoàn toàn có thể đe dọa Hoa kỳ và các đồng minh một cách trầm trọng và lâu dài.

Ngày nay, chúng ta có thể nhận dạng hình thù của một nước Trung quốc hiện đại, đang lộ rỏ dáng dấp của một nước Đức phát xít trước đệ nhị thế chiến . Lợi dụng suy thoái kinh tế thế giới hiện tại, tương tự khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933, họ đã và đang đưa ra nhửng yêu sách mang tính cường bạo và phi lý . Các yêu sách lảnh thổ bất hợp pháp của họ hiện nay trên biển, củng tương tự như yêu sách của Hitler đối với vùng Sudetenland của Tiệp khắc trước hiệp ước Munich năm 1938, và lịch sử củng chứng minh rằng sự nhượng bộ và thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với Đức tại Munich đã không đem lại hòa bình . Sự thực, Trung quốc không phải chỉ muốn quần đảo Senkaku , đảo Ioedo, bải cạn Scarborough, quần đảo Hoàng sa, quần đảo Trường sa mà họ muốn cả quần đảo Ryukyu, cả Hàn quốc, cả biển Đông , cả Đông dương, cả Asean và tất nhiên luôn cả một nước Úc rộng lớn, giàu tài nguyên mà dân số ít cho một quốc gia sẻ đạt 1,5 tỷ dân của họ . Vào một ngày “ ma quỹ.”nào đó, họ có thể dể dàng trân tráo tuyên bố : “Nơi nào có người Trung hoa sinh sống, các hòn đảo và các đảo quốc trên Thái bình Dương và Ấn độ dương mà Trịnh Hòa ( Zheng He) đời nhà Minh ( 1368- 1644) đã từng ghé qua trong 7 lần hải hành ( 1405 – 1430). Lảnh thổ hoặc vùng biển nơi đó thuộc Trung Quốc.” Họ gọi một cách bất hợp pháp , và đáng nhạo báng: Đó là chủ quyền lịch sử của Trung quốc!

Chính sách rất thâm độc của Trung quốc là ở chổ : Sau khi chiếm được một quốc gia láng giềng cận biên, họ sẻ sử dụng nguồn lực của quốc gia đó như nhân lực, vật lực, tài nguyên, vủ khí (…) để tấn công nước kế tiếp theo biên giới mới của họ. Thông qua chiến tranh, họ làm cho quốc gia mới bị chiếm, bị tiêu diệt về dân số vì phải bị Trung quốc trưng binh để gây chiến với quốc gia khác. Sau đó, Trung quốc sẻ đưa người Hoa sang lấp vào khoảng trống về dân số đó. Campuchia thời Khome đỏ có thể tạm coi là một ví dụ bất thành của chính sách đó ( vì Khmer Đỏ đã bị đánh bại, nếu không, chúng ta đã chứng kiến một cuộc di dân bí mật nhưng khổng lồ từ Trung quốc sang Campuchia).

Như vậy , không sớm thì muộn các quốc gia ở xa củng sẻ bị thôn tính.
Giả định, nếu Trung quốc cưởng nhập được Đài loan, thì với nguồn lực hùng mạnh, giàu có của Đài loan thì các quốc gia láng giềng như Ấn độ, Úc , Nhật bản , Hàn quốc, Việt nam (…) và Hoa kỳ sẻ vô cùng mệt mỏi. Khi đó, ngay lập tức tại Hong kong sẻ không còn hình thái 1 quốc gia 2 chế độ, vì Trung quốc không còn cần phải dùng Hong kong như một kiểu mẩu để chiêu dụ dân Đài loan trở về với lục địa . Nếu Trung quốc chiếm được Việt nam, và tất nhiên là Đông dương thì họ sẻ dùng nguồn lực của Đông dương để xâm lăng Thái lan , Malaysia , Brunei, Miến điện và Indonesia và sau đó lại …..: Viển giao - Cận công . Khi đó tôi e rằng Úc và Ấn độ sẻ bị đe dọa trực tiếp và tất nhiên sẻ đe dọa gián tiếp sự sống còn của Hoa kỳ.

Có một câu nói rất phổ biến và nổi tiếng, xác nhận đặc trưng nảo trạng của người Trung hoa : “Một nước không thể có hai vua – một bầu trời không thể có hai mặt trời - một khu rừng không thể có hai con hổ.” . Do vậy, sớm hay muộn, Trung quốc sẻ từ đồng minh chiến thuật trước đây trong việc loại bỏ đế chế Liên xô , sẻ chắc chắn trở thành kẻ thù chiến lược của Hoa kỳ trong việc tranh đoạt vị thế số 1 thế giới.

Trường hợp nầy sẻ tương tự như Iraq thời thập niên 80, từng là đồng minh chiến thuật của Hoa kỳ trong chiến tranh Iran –Iraq ((1980-1988), nhưng sang thập niên 90 , Iraq đã biến thành kẻ thù chiến lược của Hoa kỳ sau khi xâm lăng Kuwait năm 1991, và cuối cùng Hoa kỳ đã loại bỏ thành công chế độ độc tài – xâm lược của Sadam Husein .
Chúng tôi , những người công dân Việt nam yêu nước, và là công dân yêu chuộng hòa bình của thế giới tự do, luôn lo lắng về vận mệnh và chủ quyền quốc gia củng như tương lai hòa bình của cộng đồng thế giới.

Chúng tôi yêu cầu các nhà lảnh đạo Việt Nam hiện tại, cần cương quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lảnh thổ quốc gia trên biển và trên bộ bằng mọi biện pháp, coi đây là mục tiêu tối thượng và cấp bách nhất hiện nay. Cần tuyên cáo đầy đủ cho toàn thể quốc dân Việt nam được biết Việt nam đang bị hiểm họa xâm lăng từ Trung quốc . Ngoài ra, phải có biện pháp kiểm soát chặc chẻ và vạch mặt bọn Hán gian dấu mặt tại Việt nam . Không thỏa hiệp hay nhượng bộ Trung quốc , không ký kết bất kỳ các hiệp ước hợp tác hoặc khai thác chung nào trên các vùng lảnh thổ có tranh chấp trên bộ, củng như trên biển với Trung quốc , không ký kết các hiệp ước về tuần tra chung trên biển với Trung quốc(…) Vì các hợp tác nầy chỉ tạo điều kiện cho Trung quốc lợi dụng Việt nam mà thôi . Việt nam cần sát cánh , thống nhất phối hợp hành động với quốc gia có cùng hoàn cảnh chiến thuật giống Việt nam là Philippin trên mọi diển đàn quốc tế về biển Đông . Đồng thời, cần thiết lập các mối quan hệ bền vửng, nhất quán, tin cậy và chiến lược về ngoại giao và quốc phòng với các cường quốc ở xa như Ấn độ , Nhật bản, Hàn quốc, Úc , Liên minh Châu âu ,(… ), đặc biệt là Hoa Kỳ.

Hoa kỳ luôn luôn là nhân tố cốt lỏi để bẻ gảy chính sách Viển giao của Trung quốc. Chính phủ Việt nam dứt khoát nên kết liểu chính sách ngoại giao kiểu “ Con khỉ .”, chấm dứt đi hàng hai giửa Trung quốc và Hoa kỳ. Việc thiếu nhất quán và thành tín ngoại giao về lâu dài sẻ làm cho uy tín ngoại giao của Việt nam phá sản . Chính phủ Việt nam cần đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân và đảng phái. Cần xác tín rằng, vì lợi ích quốc gia , chính phủ Việt nam cần phải thắt chặt quan hệ toàn diện và chiến lược với một quốc gia có nguồn lực kinh tế, kỷ thuật , sức mạnh quốc phòng, sức mạnh ngoại giao và hệ thống tình báo vượt trội gấp nhiều lần so với Trung quốc. Quốc gia đó chỉ có thể là Hoa kỳ . Việc thắt chặc quan hệ chiến lược với Hoa kỳ hoàn toàn không có nghĩa là Việt nam lệ thuộc Hoa kỳ . Việt nam là một quốc gia độc lập và nó đã từng chứng tỏ sức tự cường và sẻ chiến đấu để tự tồn, nhưng sự sát cánh với Hoa kỳ trong lúc nầy là giải pháp duy nhất đúng và mang tính sống còn của dân tộc.

Chính phủ Việt nam không nên nghi ngại về lịch sử chiến tranh với Hoa kỳ, mà cần nhìn xem các cựu thù với Hoa kỳ là Đức quốc và Nhật bản đã trở thành đồng minh tin cậy và chiến lược với Hoa kỳ như thế nào? hiệu quả thịnh vượng của họ khi là đồng minh với Hoa kỳ hiện nay ra sao? .Chính phủ Việt nam củng nên nhớ rằng , chỉ có thể phối hợp với các nước Asean như một tiếng nói ngoại giao, chứ không thể là một trông cậy về quân sự, và chắc chắn rằng Asean chưa bao giờ là một thực thể quân sự đủ trọng lượng trước Trung quốc, và nó vẩn thường thiếu sự thống nhất về chính trị và ngoại giao ( lập trường của Campuchia về biển Đông là một bằng chứng ). Các quốc gia thuộc Châu á –Thái bình dương, các nước Asean , Ấn độ , Úc , Hàn quốc , Nhật bản , Nga , liên minh Châu Âu và đặc biệt là Hoa kỳ cần nhận thức chính xác, nhanh chóng và hửu hiệu về sách lược Viển giao - Cận công của Trung quốc, nhằm không thỏa hiệp với Trung quốc và tiến hành giúp đở các quốc gia cận biên với Trung quốc chống lại âm mưu xâm lăng của Trung quốc. Làm như vậy là các quốc gia đó và Hoa kỳ đang tự bảo vệ mình.

Nhìn chung, tôi ủng hộ chính sách Châu á – Thái bình dương của Tổng thống Obama, tôi ủng hộ sự thành công bước đầu về ngoại giao của Hoa kỳ tại Miến điện và Indonesia, ủng hộ liên minh quân sự Nhật – Mỹ - Hàn – Úc – Ấn . Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa kỳ cần hành động nhanh chóng , mạnh mẻ, và cương quyết hơn nửa trước Trung quốc. Mặc khác, tôi cho rằng Hoa kỳ, Liên minh Châu âu với sức mạnh truyền thông , Nhật bản với sự hiểu biết sâu sắc về Trung hoa của mình cần đẩy mạnh việc phơi bày và chứng minh sự gian trá của Trung quốc trên toàn thế giới và hình thành một liên minh chống một đế quốc hung hản mới. Đế chế hung hản Liên bang Xô Viết trước đây đã tan rả, thế giới đã hòa bình hơn . Nếu đế chế bạo tàn và xảo quyệt Trung quốc ngày nay tan rả, thế giới sẻ an toàn và tốt hơn.

Là công dân Việt nam, công dân của cộng đồng Châu á -Thái bình dương , công dân của thế giới , tôi hy vọng tổng thống Obama tái đắt cử, mặc dù tôi nghĩ rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa ông Mit Romney củng là người xứng đáng nếu được nhân dân Hoa kỳ lựa chọn. Tôi củng mong muốn rằng, các tổng thống Hoa kỳ, dù thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ, đừng bao giờ quên rằng trong lịch sử Trung hoa, đã có rất nhiều câu chuyện về việc người Trung hoa có thể trịnh trọng mời một người khách đi dự tiệc, nhưng đồng thời tổ chức phục kích, giết chết người khách mời đó trong đối sách của Hoa kỳ đối với Trung quốc. Mặt khác, cộng đồng quốc tế , Liên minh Châu âu và Hoa kỳ củng không bao giờ nên tin tưởng hoàn toàn vào các hiệp ước đã ký kết với Trung quốc. Việc thực thi rất kém về cam kết bảo vệ quyền sở hửu trí tuệ, tỷ giá hối đoái , thực thi nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do thông tin ( … ) của Trung quốc, là một trong rất nhiều bằng chứng đã được kiểm chứng về sự man trá của các nhà lảnh đạo Trung quốc . Đối với các nhà lảnh đạo Trung quốc, các hiệp ước thường chỉ có tính chiến thuật và chỉ để “cầm chân” đối phương, chứ đó không bao giờ là một căn bản, để hoạch định hợp tác và thực thi. So với Liên bang Xô viết độc tài , nước Đức phát xít trước đây thì Trung quốc hiện tại còn mưu mô và xảo quyệt hơn nhiều.

“Chỉ có những kẻ ngu mới tin Trung quốc” ( 4) đó là một chân trị đã được chứng minh.

Nam Hưng tháng 7, 2012

Tài liệu tham khảo

- ( 1) Sử Trung Quốc . Nguyễn Hiến Lê
- ( 2 ) Các phiên âm theo mẩu tự Latin các địa danh và tên nhân vật Trung hoa dựa trên Wikipedia
- ( 3) Các sự kiện xảy ra trước 1/10/1949 tôi gọi là nước Trung hoa , sau sự kiện Trung hoa trở thành quốc gia cộng sản tôi gọi là Trung quốc .Việc phân chia nầy dựa trên cách phân chia của Giáo sư sử học Trần Gia Phụng - Canada
- ( 4) : Có tài liệu cho rằng đây là lời phát biểu của Nikita khrushchyov, tổng bí thư đảng cộng sản liên xô 1953 – 1964 , chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên xô 1958 – 1964
-@Sách lược Thôn tính các Quốc gia Cận biển của Trung quốc: Viễn giao - Cận công

 

Nhớ ơn Trung Quốc như vầy đủ chưa?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)(K/G: Ngài Nguyễn Thiện Nhân Phó Thủ Tướng CH/XHCN/VN) 
Thưa ngài, được tin Ngài vừa chủ trì thành công tốt đẹp “Đại hội đại biểu toàn quốc – Nhớ ơn Trung Quốc”, đồng bào ta vô cùng hân hoan phấn khởi trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cái nguồn bao la hàng chục ngàn km2 kéo dài dọc biên giới ra tới Hoàng Sa, Trường Sa và trùm luôn Biển Đông. Vì vậy đồng bào nhân dân mình cảm động quá xin phép vong linh “Bác” cho thay mặt để có nhã ý đề nghị cùng Ngài và “đảng, nhà nước ta” nên tổ chức hoạt động công tác đền ơn đáp nghĩa sao cho cụ thể long trọng để toàn dân ta ghi nhớ lâu dài trong trái tim mình công ơn “núi rừng đất đai biển đảo” ấy.

Ai bắt các cháu phải thế này?

Nguyễn Tường Thụy – Hàng rào chắn trên đường Điện Biên Phủ ngăn người biểu tình tới khu vực đại sứ quán Trung Quốc được dựng lên rất kiên cố.
Ngoài các bức ba-ri-e bằng sắt, chĩa đầu nhọn tua tủa được liên kết bằng các sợi dây chão to, hàng rào ấy còn kèm thêm bức rào bằng người bảo vệ.

Yêu nước

Biếm họa Babui (Danlambao)

Chống ngoại xâm từ mọi hướng

David Thiên Ngọc (Danlambao)Âm mưu thâm độc của người TQ nhằm hãm hại nhân dân VN ta bằng rất nhiều thủ đoạn.

Giá trị cuộc sống mới

Hoàng Liên Sơn (Danlambao) – Maria Ozawa là một diễn viên khiêu dâm Nhật Bản tiếng tăm nổi như cồn không những quen thuộc với người Nhật mà còn lan xa đến tất cả các quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam. Tài khoản hay những bức ảnh trên Facebook của cô này thu hút số lượng view khủng đến mức hơn cả một diễn đàn về kinh tế hay nghề nghiệp đáng ra phải là vấn đề quan tâm hàng đầu. Những gì người trẻ ngày nay quan tâm là gì khi chúng ta ngày ngày lướt qua những tờ báo hàng đầu của Việt Nam và bắt gặp những dòng tít được giật như sau: “Ngôi sao A lộ hàng trong khi đi mua sắm”, “Ngôi sao B muốn sống sao cho khỏi cạp đất”…

Chuyến hành hương về Tổ Đình Thập Tháp và Tu Viện Nguyên Thiều

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) – Ngày mồng 3 tháng 6 âm lịch là Lễ úy nhật của đức Đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Thích Huyền Quang, tôi lên xe về Bình Định lần này với hai mục đích:
1. Tỏ lòng kính ngưỡng một bậc danh tăng đã hiến dâng cuộc đời mình cho đạo pháp và dân tộc.
2. Để chiêm bái Tổ đình Thập Tháp và Tu viện Nguyên Thiều.

Paulus Lê Sơn Bị Chuyển Khỏi Trại Tạm Giam B14

Hà Trinh (Thanh Niên Công Giáo) - Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì Blogger Paulus Lê Văn Sơn đã bị chuyển khỏi trại tạm giam B14 (của BộCông An) về trại tạm giam Số 1 – Thành Phố Hà Nội (còn gọi là trại Hỏa Lò) nằm tại Xã Xuân Phương – Huyện Từ Liêm – Hà Nội.

Phố “lạ” ở Bình Dương

Đỗ Trường (Thanh Niên) – Nhiều khu vực ở TX.Dĩ An (Bình Dương) đang hình thành những “phố” có nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, khiến tình hình an ninh trật tự trở nên phức tạp.

Xế hộp biển xanh đậu tràn đường dự tiệc cưới

Trưa 22/7, hàng chục xe hơi, trong đó có rất nhiều xe đeo biển xanh đậu tràn từ vỉa hè đến lòng đường để tham dự một tiệc cưới tại Bình Dương.

Đài truyền hình HN vẫn khăng khăng chỉ trích biểu tình yêu nước chống Tàu

http://www.youtube.com/watch?v=B_6TBEUbZtM&feature=player_embedded

Bản tin thời sự chiều ngày 22/7/2012
Youtube DongHaiLongVuong – Thực ra ban đầu ĐHLV định đặt tựa đề là “Chính quyền vẫn khăng khăng chỉ trích biểu tình yêu nước chống Tàu” nhưng xét thấy thực tế (ít nhất vào lúc này) không có những màn tổng tấn công đồng bộ của báo Hà Nội mới, An ninh Thủ Đô… hoặc những blogger “hồng vệ binh” viết bài chọc gậy bánh xe.

Hỗn chiến dịp sinh nhật 60 Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh

Cầu Nhật Tân - Đội quân tử thần, đội kiêu binh chưa tàn nhưng đã phế, cánh tay nối dài của An ninh Việt Nam đã nếm đòn thất bại đầu tiên tại một nhà hàng Hải sản ở Mai Dịch (Hà Nội) trong sứ vụ đòi nợ thuê bất thành. Trận giáp chiến này đã đập tan huyền thoại vô địch, bách chiến bách thắng của một đội quân tội phạm ô hợp, hoạt động dưới sự bảo kê của An ninh gây bao tang tóc và sợ hãi tại địa bàn thủ đô. Cũng trong trận chiến này, hàng chục “sỹ quan đòi nợ” chịu thương tích buộc phải tháo chạy, bỏ lại bốn chiếc chiến xa bị phá hỏng. Trận chiến cũng hé lộ chân tướng của cái gọi là “quần chúng tự phát”.

Quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Đài về Công Nhân và Công Đoàn hiện nay

Huỳnh Công Đoàn (Diễn Đàn Công Nhân) - Luật Sư Nguyễn Văn Đài là nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam. Ông đã phải chịu án tù 4 năm vì những nỗ lực hoạt động cho tự do, dân chủ của mình. Bằng những tâm huyết của mình, luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã có nhiều đóng góp cho sự ra đời của Công Đoàn tự do tại Việt Nam. Chắc chắn lịch sử của ngành Công Đoàn tự do của nước nhà sẽ ghi danh ông, người có nhiều mối quan tâm sâu sắc tới giai cấp công nhân trong chế độ nhà nước độc tài hiện nay.

Khi nữ thần công lý bỏ đi hoang

Đào Tuấn Một bản án vị lãnh đạo, một bản án chặn đường tiêu thụ thủy sản, cũng là đường sống một cách hợp pháp của hàng ngàn nông dân, rõ ràng là một bản án mà công lý không tồn tại.

Minh bạch “kiểu EVN”

Chí Hiếu (SGTT.VN) – Buổi toạ đàm cơ chế điều chỉnh giá điện (theo quyết định 854 của Thủ tướng Chính phủ) được tổ chức chiều 20.7 tại tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là lần đầu tiên EVN chủ động gặp gỡ báo chí để trần tình về việc tăng giá điện thêm 5% từ ngày 1.7. Ngay trước phần hỏi đáp, dường như “đo” được sức nóng của dư luận thời gian qua đối với căn cứ tăng giá điện, nên ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc EVN đã chủ động lên tiếng trước: “Không phải EVN không muốn minh bạch (các yếu tố tăng giá điện) mà do người dân khó hiểu được bởi thị trường điện rất phức tạp”.

Khi chính trị nổi giận

Một chuyện vặt bị thổi to lên, “Hai nghệ sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ bị Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VHTT&DL) đề nghị cấm biểu diễn cả ở trong và ngoài nước vì không tham gia một chương trình ca nhạc hữu nghị ở Lào”- BBC đưa tin.

Di họa của quá khứ

http://www.youtube.com/watch?v=f2suitEdXIY&feature=player_embedded

NguoiVietOnline - Chương trình “Nói chuyện với Ngô Nhân Dụng” do Đinh Sinh Long phỏng vấn. Kỹ thuật: Quang H Nguyen. Đề tài: “Di Họa Của Quá Khứ.”

Cởi truồng tắm cho sạch

Trương Duy Nhất – Chuẩn bị tiến hành kiểm điểm từng cá nhân trong bộ 14 Ủy viên Bộ Chính trị theo tinh thần nghị quyết 4. Tôi muốn đề nghị phải công khai hết 14 bản kiểm điểm này. Công khai ở đây là với người dân, cho mọi người dân biết, chứ không phải chỉ trong nhóm Ủy viên BCT hoặc trong Ủy ban trung ương. Nếu coi đợt kiểm điểm như cuộc tắm rửa đảng, thì việc công khai như tôi nói là cách cởi truồng để tắm cho sạch.

Bản tin chủ nhật

Nguoi Ban Bao – Sáng sớm trời u ám, ngỡ đâu đã phải chia tay vào sáng mưa thì ổng lại hửng nắng. Có một sự thay đổi, thay vì đi xe ôm tui lại phóng xe nhà vì nghĩ rằng sẽ chẳng có gì xảy ra. Ra tới công viên 30.4 quả nhiên là như thế vì quân ta đông gấp 3 lần quân mình, đó là chưa nói lực lượng dự bị được lệnh cấm trại sẳn sàng chiến đấu.

Dậy mà đi

Tranh Bi (Danlambao)

 

 

Biển Đông: Dự án khai thác và bảo đảm an ninh giữa Trung Quốc và Việt Nam

Benoît de Tréglodé – Boxitvn
Đào Hùng dịch
Tác giả là giám đốc IRASEC (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại) đặt ở Bangkok, Thái Lan. Là tiến sĩ sử học, từng làm việc ở EFEO tại Hà Nội (1994-1997), ở Đại học Budapest Hungary (1997-1998) và tham tán văn hóa ở Đại sứ quán Pháp tại Tokyo (2005-2008), ông là tác giả của nhiều sách nghiên cứu về Việt Nam hiện đại. Bài này đăng trên số chuyên san của IRASEC: Đông Nam Á 2012 – những sự kiện chủ chốt (tr. 55-71).
Vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa đang đè nặng lên quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, từ khi bình thường hóa năm 1991, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng không có gì thay đổi (1). Các cuộc thương thuyết Trung-Việt về những bất đồng vẫn trì trệ từ 10 năm nay, và như một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói: “Những cuộc tranh luận đó không bao giờ chấm dứt, nó có thể kéo đến 100 năm!” Các thách thức về hàng hải trở thành vấn đề chiến lược của Việt Nam, không phải chỉ vì bốn phần năm ngoại thương của Việt Nam đều đi bằng đường biển.

Hồi 10 tháng 4-2011, mạng chính thức của Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời báo công bố một báo cáo về biển Hoa Nam (2), lần đầu tiên những con số đưa ra về dự báo trữ lượng hydrocacbon đã đặt vùng này thành một vùng Vịnh thứ hai – nghĩa là 25 lần trữ lượng của Trung Quốc về dầu lửa và 8 lần về khí đốt (3) – tin đó tạo nên một cú sốc cho Hà Nội. Ngày 25 tháng 5-2011, hai tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp tàu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (gọi là PetroVietnam) trong khi đang dò địa chấn ở vùng biển tranh chấp. Ngay lập tức Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành động vi phạm chủ quyền, mở đầu một cuộc khủng hoảng công khai giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Việt Nam và Philippin. Bên trên sự căng thẳng đó, Trung Quốc và Việt Nam đều lần lượt công bố các dự án phát triển Biển Đông, nhằm khai thác có kế hoạch kinh tế khu vực, đồng thời nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng vũ trang để có khả năng bảo đảm an ninh cho đòi hỏi của mình.
Các dự án phát triển Biển Đông
Đảo Hải Nam (được nâng thành đặc khu kinh tế của TQ năm 1988) có vị trí chiến lước đối với Bắc Kinh vì không những nó nằm gần khu vực thăm dò dầu khí sôi động, mà còn là cửa ngõ vào thị trường ASEAN mà TQ đã ký một hiệp định tự do trao đổi đầu tiên (mở rộng các cảng Dương Phố, Bát Sở, Hải Khẩu và Tam Á đều nhằm hướng về ASEAN) và còn vì nó nằm gần đường Xích đạo trở thành vị trí lý tưởng để phóng vệ tinh. Đầu 2011, việc phát hành Báo cáo thưởng niên về phát triển hải dương Trung Quốc tuyên bố phát động những chiến dịch mới khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (TQ gọi là Nam Sa). Năm 2006 chính phủ trung ương bổ nhiệm Vệ Lưu Thành, ủy viên Trung ương đảng và giám đốc CNOOC (Trung Quốc Hải dương thạch du Tổng công ty) từ 1993 đến 2003, vào vị trí Bí thứ tỉnh ủy Hải Nam nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển đảo này.
Tháng 11-2006, việc khánh thành nhà máy lọc dầu Sinopec ở Dương Phố, cảng nằm về phía bắc đảo, không xa Hải Khẩu, đã nói rõ đường lối của các dự án lớn được Bắc Kinh ủng hộ. Với khả năng 8 triệu tấn (TT), nhà máy lọc dầu khai thác ở thềm lục địa khoảng 2 TT, cùng với dầu nhập khẩu từ châu Phi (Nigeria) và Trung-Đông (6 TT). Xây dựng năm 1992, khu công nghiệp Dương Phố từ nay sẽ trở thành tổ hợp dầu lửa quan trọng nhất vùng. Trong tương lai, nó sẽ là trung tâm lọc dầu thô nhập khẩu, và xuất khẩu dầu đã lọc vào nội địa và đến thị trường ASEAN. Về phía mình, CNOOC đã có mặt trong thăm dò dầu khí trên Biển Đông, sẽ tham gia hoạt động bằng đầu tư 750 triệu euro để xây dựng điểm tập kết khí đốt có dung tích khởi đầu là 2 TT năm. Đồng thời đảo này thu hút sự thành lập nhiều dự án công nghiệp. Đã dự kiến xây dựng một tổ hợp 20 Km2 gồmmột nhà máy lắp ghép tên lửa thế hệ mới và trung tâm chỉ huy. Cuối cùng TQ đã quyết định xây dựng ở Hải Nam căn cứ không gian thứ tư sau những căn cứ ở lục địa tại Tửu Tuyền (Cam Túc), Tây Xướng (Tứ Xuyên) và Thái Nguyên (Sơn Tây). Hải Nam quả là một địa điểm lý tưởng để phóng vệ tinh nặng vì nằm gần đường Xích đạo, có thể tiết kiệm chất đốt và cải thiện an toàn không gian. Việc xây dựng căn cứ này gần Văn Xương ở bờ biển phía đông đảo, được khởi công tháng 3-2008. Hải Nam đóng vai trò trụ cột trong tổ hợp công nghiệp và an ninh của TQ, và Bắc Kinh không dung thứ cho VN cản trở tiến triển của những dự án phát triển.
Một số quan chức VN không ngần ngại để nói đến “cuộc âm mưu” của TQ trước những khó khăn ngày càng gia tăng mà họ vấp phải từ mấy năm nay để ngăn chặn “sức ép của các nhà đàm phán TQ” về vấn đề phát triển kinh tế trên Biển Đông. Nhiều cán bộ của VN đã thừa nhận, trong nội bộ, hy vọng thu hồi quần đảo Hoàng Sa từ nay sẽ không thể thực hiện được nữa. “Ván cờ đã thua. Các quân cờ của TQ đã đi quá xa trên quần đảo. Nếu nghĩ cho thực tế, thì VN không bao giờ có thể thu hồi những đảo đó!”(4). Tuy nhiên, chế độ của Hà Nội vẫn tiếp tục đưa các quần đảo tranh chấp thành một sự kiện quốc gia được truyền thông hỗ trợ một cách khôn khéo. Việc bảo vệ chủ quyền VN trên các đảo đó dùng để củng cố hình ảnh của Đảng cầm quyền, người chân chính và tự nhiên bảo vệ tổ quốc (5). Đã có dự kiến thành lập một bộ Kinh tế biển, xuất phát từ lập luận Biển Đông là tương lai của VN, và là hậu quả trong quan hệ tương lai với TQ.
Dự án phát triển du lịch Hải Nam
Với TQ, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) về hành chính trực thuộc tỉnh Hải Nam. Tháng 12-2009, tỉnh ủy ĐCSTQ tỉnh Hải Nam đã đưa ra một dự án phát triển kinh tế gồm ba giai đoạn (6): “Mở đầu công trường năm 2010, hoàn thành thay đổi các nhân tố du lịch cơ bản năm 2015, và hoàn thiện các nhiệm vụ chủ chốt năm 2020”(7). Tất nhiên phải đặt việc phát động dự án đó trong bối cảnh toàn thể, đó là phát triển kinh tế miền nam Trung Quốc. Dự án TQ dự tính đưa Hoàng Sa thành một điểm du lịch “hàng đầu”. Đặt căn cứ tại Hải Nam, chính quyền các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (8) chịu trách nhiệm quản lý ba quần đảo đó. Dưới sự chủ trì của chính quyền đã đưa ra quyết định tổ chức những chuyến du lịch đến các quần đảo. Một chuyến đi thử nghiệm năm 2010 cho phép lần đầu tiên khách du lịch đặt chân lên các hòn đảo không người ở. Năm 2011 chính quyền Hải Nam cho phép các công ty sang trọng nước ngoài tổ chức quay phim hay chụp ảnh các đảo ở Hoàng Sa. Nhưng đến bây giờ, cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa, ngoài những cái của quân đội, thì vẫn chỉ là những ngôi nhà tạm của công trường. Những bến tàu và đường băng cho máy bay nhẹ sẽ được xây dựng trong tương lai.
Các đảo Hoàng Sa được nhắc đến hai lần trong kế hoạch phát triển TQ. Một đoạn đầu nói rõ việc xây dựng một cảng cá trung tâm (cấp độ một) phải hoàn thành nhanh để “thúc đẩy việc thiết lập công nghiệp cá ở Hoàng Sa”. Đoạn thứ hai giải thích rằng một cảng cá nằm ở “ngoại hải” sẽ được xây dựng mà nhà cầm quyền căn cứ trên “những bằng chứng khoa học” nhằm “sử dụng và khai thác các đảo theo một kế hoạch phối hợp và vì các ly do khoa học; tăng cường một cách hợp pháp chính quyền các đảo không người ở (hay không có người cư trú) và các đảo Hoàng Sa, và tiến hành hợp pháp đăng ký quyền sở hữu đất đai dựa theo nguyên tắc quản lý các lãnh thổ có liên quan (đến TQ)”. Cuối cùng, văn bản nhắc lại việc tổ chức tua du lịch bằng tàu thuyền “bao gồm tỉnh Hải Nam, cho phép thực thi quyền tư pháp trên lãnh hải các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa) và Trung Sa” phải tiến hành một cách nhanh chóng.
Về mặt pháp lý, không gian biển quốc gia và quốc tế được quản lý theo một ngôn từ bao gồm khu vực hàng hải và khai thác của Nhà nước. Căn cứ pháp lý đó được diễn dịch theo tiếng Trung Quốc như sau:
- Nội hải: từ đất liền đến đường biên cơ bản
- Lãnh hải: từ đường biên cơ bản đến 12 hải lý
- Chuyên thuộc kinh tế khu: đến tận 24 hải lý từ đường biên cơ bản
- Tỵ liên khu: khu vực kinh tế đặc quyền chiều rộng tối đa 200 hải lý
- Đại lục giá: thềm lục địa
- Ngoại hải: vùng biển cả hay biển quốc tế.
Theo khái niệm TQ, vùng biển cả, được pháp lý quốc tế coi là “tài sản công của thế giới”, được dịch là ngoại hải “biển bên ngoài”. Các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa đều được coi là nằm trong vùng đó. Như vậy, nếu kế hoạch phát triển kinh tế chỉ dựa trên điểm 3, điều 2 của đạo luật về “lãnh hải và vùng chuyên thuộc của CHND Trung Hoa”, thì vẫn có thể đọc một cách khác, mang tính văn hóa hơn, nhằm nêu lên những mâu thuẫn về pháp lý giữa các từ nội hảingoại hải, “biển bên trong/biển bên ngoài”. Cặp đôi những từ đó đã có ở TQ từ lâu và cách sử dụng vẫn có giá trị cho đến khi xuất hiện những từ ngữ pháp lý hiện hành. Như vậy, khái niêm “nội hải” đôi khi được dùng theo nghĩa rộng để chỉ mọi không gian biển mà TQ có chủ quyền và pháp lý. Từ đây, tên gọi nội hải đôi khi có thể vấp phải những đường ranh do luật quốc tế xác lập và gộp cả “nội hải”, “lãnh hải” và “khu chuyên thuộc” vào với nhau, mà cả trên nghĩa rất rộng là gồm cả “khu vực kinh tế đặc quyền” và cả “thềm lục địa”.
Thật chính đáng khi đặt câu hỏi rằng tại sao những người biên soạn văn kiện chính thức đó lại chọn dùng từ ngoại hải, và như vậy là đã chọn khi hiểu rằng nó nói đến một không gian “biển cả”, vốn nằm ngoài mọi chủ quyền quốc gia, để chỉ khu vực đã được dự tính “xây dựng những thiết bị kinh tế tương lai” trong khuôn khổ phát triển đảo Hải Nam. Việc đặt song song một ngôn từ chuyên dùng của luật quốc tế về biển bên cạnh ngôn từ phản ánh một khái niệm truyền thống được Trung Quốc hóa về không gian biển, đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau về một dự án phát triển mà rõ ràng nhà chức trách đã lường trước mọi va chạm trên bình diện địa chính trị và những phản ứng khu vực sẽ nảy sinh, điều mà những sự kiện gần đây xảy ra với Việt Nam và Philippin một lần nữa đã chứng minh.
“Du lịch biển” Việt Nam và tuần lễ biển đảo
Năm 2011 là năm Đại hội lần thứ XI của ĐCS Việt Nam, và như vậy là bầu cử lại mọi cấp của chính quyền đất nước. Đối với Đảng, trước hết cần phải động viên tinh thần yêu nước của nhân dân để tăng cường đường lối đạo lý, và như vậy là chính đáng, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong lịch sử. Vào tháng 4, đến lượt VN đưa ra công khai một dự án đầy tham vọng phát động “du lịch ven biển và hải đảo”, một kế hoạch phát triển đặc biệt hướng về việc bảo vệ các đảo ở Biển Đông (9). Kế hoạch đó tạo điều kiện cho “các chính quyền địa phương đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ở các thành thị ven biển miền Trung VN, bảo vệ môi trường, nhưng đặc biệt là tham gia bảo vệ đất nước vì trong hàng nghìn hòn đảo tất nhiên có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”(10).
Trên thực tế, dự án của VN chủ yếu là một thông báo chính trị hướng về TQ (11). Điều cần ghi nhận là một lần nữa VN lợi dụng cơ hội để tuyên bố tổ chức tua du lịch đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi lần có khủng hoảng với Bắc Kinh, VN lại tuyên bố như là sắp mở tuyến du lịch đó đến nơi. Chẳng hạn tháng 4-2004, đã dự tính mở đường liên lạc Khánh Hòa-Trường Sa, dù thời đó chưa có khả năng kiểm soát việc mở đường. Năm 2011, trong một cuộc hội thảo do chính quyền tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nơi có 11 ngư dân bị TQ bắt và giam giữ tháng 9-2010 – một vụ bắt giữ được báo chí nói rất nhiều hồi đó – các cán bộ đảng giải thích rằng mục tiêu của dự án phát triển mới này là “xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại ven biển và hải đảo, công nhận sớm lễ hội tri ân các binh sĩ bỏ mình ở Hoàng Sa là lễ hội quốc gia, và tổ chức Liên hoan biển đảo VN 3 hay 5 năm một lần, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, và đặc biệt đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Bước thứ hai của cuộc huy động quanh thách thức về Biển Đông được đánh dấu bằng việc tổ chức từ ngày 1 đến 8 tháng 6-2011 một “Tuần lễ biển đảo”. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức tại tỉnh ven biển Khánh Hòa (các đảo Trường Sa thuộc tỉnh này) và khai mạc phòng triển lãm tài nguyên đã có trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tờ Quân Đội Nhân Dân của quân đội, đã đưa ra một hồ sơ đặc biệt nói về giá trị tài chính của Biển Đông đối với VN: “Năm 2012, kinh tế biển sẽ đạt đến 53-55 % GDP của VN và đóng góp 55-60 % giá trị xuất khẩu của nước ta”. Mục tiêu của tờ báo là thuyết phục độc giả rằng những căng thẳng xuất hiện lại trên Biển Đông sẽ động chạm đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, cụ thể là vấn đề cung cấp các hải sản trong tương lai. ĐCS Việt Nam nhận thấy cuộc khủng hoảng trong lòng Biển Đông khó mà huy động dân chúng, đối với họ, dù truyền thông chính thức nói gì đi nữa, thì cuộc sống ở Trường Sa còn quá xa so với các lo toan hàng ngày của họ. Mục tiêu của tuyên truyền được bộc lộ ở tính phức tạp của những thách thức địa chính trị khi nhắc đến những phiền toái sát sườn của mỗi một người và có thể gây nên sự bất bình và tố giác những ý đồ của TQ.
Ở VN, tình hình bang giao giữa hai nước láng giềng thường được giải mã qua những bình luận trên báo chí chính thống về sự gia tăng của giá rau quả, của hải sản, đồ dệt may, v.v…, một sự tăng giá vô lối thường được giải thích như thuộc trách nhiệm của TQ, mà sự cạnh tranh thương mại xuất hiện như là “bất chính hay phương hại cho quyền lợi dân tộc của nhân dân VN”.
Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và Việt Nam
Giữa các năm 2000-2004 và 2005-2009, nhập khẩu vũ khí đến Inđônêxia, Singapore và Malaixia đều lần lượt tăng 84%, 146% và 722%. Ở VN và TQ xu hướng cũng tương tự. Việc hiện đại hóa quân đội không còn là chủ đề kiêng kỵ ở Hà Nội và Bắc Kinh. Người ta nói đến, các nhà báo và nhiều trang mạng (chủ yếu là TQ) đều dành cho chủ đề này. Vào thời cựu bộ trưởng Quốc phòng VN Phạm Văn Trà (1997-2006), rất khó nêu lên vấn đề này. Từ nay, vấn đề đó hình như không còn đặt ra nữa.
Quân đội nhân dân VN nêu rõ sự lạc hậu của trang bị, cụ thể là hải quân quốc gia và không quân, và trong giai đoạn hội nhập với vũ đài quốc tế, cần phải mở rộng các đối tác kinh tế. VN muốn hiện đại hóa quân đội, và phải nhanh chóng nhờ vào đường lối đòi hỏi phải mua của “những nhà công nghiệp tốt nhất, không tính đến xu hướng chính trị”(12). Vì Giải phóng quân TQ đang hiện đại hóa, quân đội VN từ lâu không dám thú nhận nhu cầu hiện đại hóa vì ngại quan hệ đến Bắc Kinh, thì ngày nay đã xác nhận. Về chủ đề này, QĐVN hy vọng sự xích lại với Hoa Kỳ sẽ kéo theo những hợp đồng quân sự trong tương lai (13). Chính thức mà nói, sự xích lại của bộ Quốc phòng CHXHCNVN có thể tóm tắt trong 4 điểm sau: “Xu thế hòa bình; quan hệ quân sự đối ngoại chưa bao giờ có hiệu quả và mở rộng như ngày nay; việc sản xuất khí tài quân sự hiện đại của VN [dù công nghệ quốc phòng VN chưa có sự phát triển vững chắc] và tiếp nhận một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật quân sự quan trọng”(14).
Từ khi Phùng Quang Thanh lên làm bộ trưởng Quốc phòng năm 2006, đã ưu tiên thành lập cảnh sát biển và một binh chủng mới không lực hải quân. Sự yếu kém của hải quân không còn “trụ nổi” trước những cú đấm của TQ và sự hiện đại hóa của hải quân khu vực. Tháng 10-2010, cảnh sát biển lần đầu tiên diễu hành nhân dịp 1000 năm Hà Nội. Năm trước, TQ đã phản đối khi VN tuyên bố mua 10 tàu ngầm qui ước Kilo của Nga. Hiện nay, hợp đồng đang được thương thuyết, về việc VN mua tên lửa tầm xa biển-đối-biển và biển-đối-không. Ngày 8 tháng 7-2011, theo báo Thanh Niên, tướng Pham Đức Lĩnh, giám đốc cảnh sát biển, đã tiết lộ sự tăng cường trong tương lai trang bị của cảnh sát biển với việc mua tàu thủy và máy bay mới. Một tuyên bố cho phép nhắc lại rằng “VN sẽ chống đến cùng những nước ngoài nào tìm cách khai thác dầu khí trong hải phận thuộc chủ quyền VN và không có sự thỏa hiệp về điều này”(15).
QĐNDVN đã vạch ra một chiến lược quân sự, nhưng cũng phải hỏi xem tầm nhìn đó có được chia sẻ không hay đến một lúc nào đó giai cấp chính trị có đủ phương tiện để bảo vệ nó không, trong khuôn khổ trói buộc của mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng cộng sản đang cầm quyền. Nếu quan sát cách thức khủng hoảng trên Biển Đông đã diễn ra từ tháng năm-sáu 2011 (từ tháng 7-2011, truyền thông VN đã quay lại đúng lúc để ca ngợi sức mạnh của tình hữu nghị Trung-Việt), thì mối nghi ngại vẫn còn tồn tại. Một sự thay đổi vẫn có thể nhận thấy. Trong hàng ngũ QĐNDVN, việc xảy ra chiến tranh với TQ vẫn đang “ở trong một tương lai chưa xác định” từ nay được nêu lên, nếu không phải được xem xét một cách nghiêm túc. Đầu năm 2010, VN đã lần đầu tiên trong cuốn Sách trắng quốc phòng thứ ba đưa ra “tính chất khó chơi của người láng giềng lớn phía bắc”. Tuy nhiên, nếu có xung đột trong tương lai gần, “có thể VN phải rút lui khá nhanh, đó là sự thật, vì hải quân của nó quá yếu. Chính phủ VN không thể chấp nhận tình hình đó, đất nước đang lên gân và muốn đưa ra thông điệp như sau: chúng ta phải tự vệ, đang tìm những mối quan hệ khác, người ta muốn thương thuyết với Liên minh châu Âu hay với các nước khác, vì những nước này chưa được củng cố vững về quốc phòng, cho nên mới có chuyện xích lại gần nước Nga mới đây”(16).
Việt Nam biết rằng trong tình trạng hiện nay, Quân giải phóng Trung Hoa, và cụ thể là Hạm đội 5, hoàn toàn chưa có khả năng hoạt động trên Biển Đông. Mặc dầu có việc mua sắm mới đây, phần lớn máy bay quan sát và vận tải TQ đều có tối thiểu 20 năm tuổi. Các máy bay chiến đấu tự sản xuất, kiểu F-7 và F-8, chỉ có bán kính hoạt động 2.200 km, quá ít với nhiệm vụ hoạt động đến Trường Sa, khác với máy bay của các nước ASEAN ở gần các quần đảo này hơn. Nếu TQ có tham vọng kiểm soát Biển Đông, cụ thể là các đảo Trường Sa nằm quá xa bờ biển của mình, TQ ý thức được rằng quân đội cần có những máy bay quan sát mới (loại AEW&C), những máy bay tiếp tế và vận tải nặng. Tháng 3-2011, việc công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 12, lần đầu tiên đặt vấn đề hiện đại hoá hạm đội lên ưu tiên hàng đầu của quốc gia (toàn bộ một chương dành cho vấn đề này), đã được bình luận lâu trong các giới liên quan đến VN. Trong thực tế, hạm đội phía nam đã có những khí tài tốt nhất của hải quân Trung Hoa, tàu sân bay duy nhất của TQ, chiếc Variag, những tàu khu trục hiện đại nhất (052A), một căn cứ tàu ngầm nguyên tử ở Du Lâm-Tam Á, vừa có hai tàu ngầm tiêm kích mới (SSN) trang bị tên lửa đạn đạo thế hệ cuối cùng (SSBN) (17)¸ và cuối cùng là máy bay tiêm kích tàng hình J-20 bí ẩn và đang được bàn cãi. TQ còn có đơn vị kiểm soát hải dương thành lập năm 1998: gồm 300 tàu tuần tiễu, từ nay đến năm 2020 sẽ có tổng số 15.000 người (nay là 9.000), 16 máy bay mới (nay là 9), và 520 tàu chiến (nay là 260). Ngoài ra QGP còn chờ trang bị một tàu sân bay mới kiểu Liên Xô (vào năm 2012), tàu ngầm phóng lôi 094, và đang tiến hành một công trình bí mật sản xuất tên lửa đạn đạo chống tàu chiến (hạm mẫu sát thủ) có thể đe dọa việc triển khai tàu sân bay Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.
Nếu tính khả thi về kỹ thuật của chương trình này – theo TQ thì thực hiện vào năm 2015 – tiếp tục khiến nhiều chuyên gia phương Tây nghi ngờ, thì tín hiệu đã được phát ra. Hạm đội phương Nam TQ có tham vọng khu vực và khai thác các nguồn lợi trên Biển Đông là một ưu tiên của CHND Trung Hoa, dù nó có làm các nước láng giềng Đông-Nam Á hài lòng hay không.
Phải chăng là một định hướng mới về đường lối an ninh Việt Nam
Trên đầu não CHXHCN Việt Nam, phần lớn các ủy viên BCT và BCHTƯ đều đồng thuận về một nước VN độc lập, đứng vững trên chính trường quốc tế (ASEN, ONU), có lợi với sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ ở Đông-Nam Á và đối tác thương mại và chính trị cố gắng ngang hàng với TQ. Những năm gần đây, VN tiếp tục ký kết cả một loạt hiệp định đối tác chiến lược (với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Anh và Đức), mặc cho đôi khi làm giảm thiểu ý nghĩa chính trị. Ngoại giao VN không che dấu ý định tăng cường chân đứng trên quốc tế, đặc biệt với phương Tây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từ khi lên cầm quyền năm 2006, đã hướng đường lối đối ngoại VN ra ngoài phạm vi thông lệ. Trước hết với châu Âu, “nhưng sự chia rẽ của cựu lục địa, nhất là về quan điểm an ninh, đã trầm trọng khiến cho việc thực thi các lợi ích chiến lược của VN trong khu vực không thể thực hiện được”(18) ; rồi những năm gần đây là các đối tượng khác cụ thể là với các nước Bắc Á (đứng đầu là Nhật Bản và Hàn Quốc), Hoa Kỳ, ASEAN và nhất là Nga.
Người VN hy vọng Nga cuối cùng là nước có thể đủ để dựa vào lúc này nhằm ngăn chặn ảnh hưởng khu vực của TQ (19). Trong mấy thập niên gần đây, nhất là năm 2009, VN đã mua nhiều khí tài quân sự của Nga: hai tàu tuần tiễu đa chức năng Projekt 10412 Svetlak tháng 11-2001 (giao hàng năm 2003) và hai chiếc khác năm 2009 (chiếc đầu giao năm 2010 và chiếc thứ hai được hãng Almaz hạ thuỷ ở St-Petersbourg ngày 22 tháng 4-2011); một chiếc mới vừa được đặt hàng; hai tàu hộ tống tàng hình Gepard 3,9 năm 2006 (chiếc đầu Đinh Tiên Hoàng được giao ở Cam Ranh tháng 3-2011, chiếc thứ hai đang ở giai đoạn thử nghiệm trên biển Baltic); hai tên lửa Molnya Projekt 1241.8 (Vympel) đã giao cho VN từ 2007-2008, mười tên lửa bổ sung sẽ tiếp theo; Vympel sẽ sản xuất các bộ phận cấu thành để lắp ghép theo một hợp đồng 30 triệu đôla dự tính đến năm 2015; sáu tàu ngầm chạy bằng dầu-điện 636 MV Varshaw vyanka (tàu Kilo) năm 2009 (chiếc đầu sẽ giao năm 2013 và chiếc cuối cùng năm 2018, ước tính 1,8 tỉ đôla cộng thêm 1,1 tỉ đôla phụ cho vũ khí và thiết bị bổ sung); 20 SU-30MK2 và tàu hộ tống Gepard loại Cheetah lại được đặt năm 2009. Chỉ trong năm đó, con số hợp đồng mua vũ khí của Nga đã lên đến 4,5 tỉ đôla. Cuối cùng, một dự án hợp tác lớn được ký tháng 4-2011 với nhà máy sửa chữa Zvezdochkaen của Nga nhằm mục đích hiện đại hoá và xây dựng trung tâm dịch vụ cảng của xưởng quân giới Cam Ranh. Nhà cầm quyền VN cam kết không quốc tế hoá cảng nước sâu này sau khi người Nga ra đi năm 1992.
Ngày nay, CHXHCN Việt Nam đang suy nghĩ về khả năng để cho tàu sân bay nước ngoài (20) – trước hết phải hiểu là của Mỹ – đến tiếp vận xăng dầu. Trung tâm có thể tiến hành những sửa chữa nhỏ và vừa cho tàu ngầm và tàu mặt nước dân dụng và quân sự. Bộ Quốc phòng thảo luận việc mời chuyên gia Nga đến đây, cũng như mua các thiết bị và kỹ thuật kiểm soát tân kỳ. Trong thời gian đầu, kỹ thuật viên Nga sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy sửa chữa và dịch vụ hậu cần và kỹ thuật, rồi họ có thể bảo đảm việc duy tu. Việc xây dựng trung tâm phải mất ba năm. Cuối cùng, sân bay quốc tế Cam Ranh mới phải được xây dựng từ nay đến năm 2020-2030, nhưng trước mắt quân đội VN chịu trách nhiệm mở một sân bay cấp 1 tại đó trong vòng 5 năm. Người ta có thể hỏi mục tiêu cuối cùng của VN hình như có thể là để bảo đảm đúng kỳ hạn khả năng hoạt động nội bộ (dân sự và quân sự) của nơi này, để đề phòng trường hợp xấu đi ngoài khơi Cam Ranh.
Hoa Kỳ là con bài mà VN cũng muốn tung lên trong trò chơi chiến lược của mình, từ tuyên bố của bà Hilary Clinton về Biển Đông ở Hà Nội tháng 7-2010. Một tầng lớp cầm quyền đang lên của VN (đã theo học, dù là trong thời gian rất ngắn, một trường đại học Mỹ hay trường dạy bằng tiếng Anh để được đào tạo cấp tốc loại MBA) đang hướng về Washington. Chưa bao giờ đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội tuyển dụng nhiều tham tán (thương mại, hợp tác kỹ thuật, v.v…) như hai năm trở lại đây. Tháng 12-2010, Lê Công Phụng, đại sứ VN, đã tiết lộ rằng quan hệ giữa hai quốc gia tốt đẹp khiến nước ông đang chuẩn bị sắp tới để ký kết đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo VN biết rằng chính thức hóa sự gần gũi đó không làm hài lòng người láng giềng TQ, để không đi xa hơn và làm một cách công khai.
Trong khi chờ đợi, quan hệ thương mại được củng cố rõ rệt với Washington và ảnh hưởng của các nhà công nghiệp Mỹ về quốc phòng tăng lên ở VN. Việc mở sắp tới công viên Không gian gần ngoại vi Đà Nẵng, được Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cùng với người bạn doanh nhân Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Khu công nghiệp sẽ đón nhận các nhà công nghiệp Hàn Quốc (khách hàng đầu tiên với một phần ba diện tích công viên, Korean Aerospace Industries-KAI) và nhiều công ty con của Airbus có quan hệ với không quân VN. Nhưng đằng sau bình diện đó, còn có tham vọng của thủ tướng VN phát triển công nghệ quốc phòng quốc gia đang phôi thai, với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, bằng việc lắp ráp hay sản xuất có thời hạn máy bay tiêm kích Mỹ trên đất mình.
Các sự lựa chọn chiến lược VN trước sức ép TQ, cho thấy ĐCSVN hết sức lợi dụng các căng thẳng địa chính trị để tăng cường hình ảnh người đảm bảo cho an ninh quốc gia. Biển Đông trong tương lai sẽ là nơi diễn ra bạo lực. Căng thẳng sẽ diễn ra khi các bên cầm quyền ở TQ và ở VN cảm thấy bị đe dọa vì những đòi hỏi mở cửa của nhân dân nước mình. Từ 20 năm nay, phát triển kinh tế ở VN đều kèm theo tăng trưởng của lưu thông tiền tệ trong trao đổi thương mại và chính trị, một tình trạng thường thấy ở châu Á. Sự tham nhũng của những người cầm đầu được đẩy mạnh; tiền bạc của tăng trưởng đã tưới vào toàn bộ hệ thống nội bộ. Hà Nội biết rằng nếu đất nước phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, nước CHND Trung Hoa sẽ có mặt để hỗ trợ. Nhưng gánh nặng của sự hỗ trợ tài chính đó có giá của nó. Khi TQ cảm thấy nghi ngờ đầu tiên về tham nhũng trong các chính khách của mình, thì một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở VN, dù có nguy cơ liên quan đến vai trò các gia đình/gia tộc cầm quyền (21). Chính đó là điểm yếu của nó. VN bị trói buộc trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh, kinh tế đất nước cần sự đầu tư của TQ (và mặc dù việc nhập khẩu nhân công TQ luôn luôn khiến dân chúng khó chịu), nhưng chủ nghĩa yêu nước và nhu cầu phân biệt của người Việt đối với người TQ, luôn luôn vượt qua tính duy lý của mối quan hệ lịch sử phụ thuộc xây dựng chỉ trên lợi ích của giới cầm đầu chính trị và kinh tế. Mọi thách thức trong tương lai của cặp đôi Trung-Việt là đường biên của sự thăng bằng mong manh giữa lệ thuộc và độc lập. Nước CHXHCN Việt Nam vẫn là một quốc gia nông dân được nuôi sống bằng giá trị đất đai trên đó Nhà nước hiện đại được cấy lên và phát triển trong sự va đập chồng chất lên nhau.
B. d. T.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Chú thích:
1. Trên đảo Hoàng Sa chỉ có người TQ (chủ yếu là quân đội) và một cảng nhỏ cho ngư dân gốc Hải Nam cư trú tạm thời. Khi có bão, tàu thuyền VN được phép trú ẩn với những điều kiện ngặt nghèo. Trên đảo Trường Sa, ngược lại các đảo có thể ở được đều có người VN. Về lý lẽ phía TQ, xem Jianming Shen, “Luật quốc tế và những khác biệt lịch sử xác nhận danh nghĩa của TQ đối với các đảo trên biển Nam Trung Hoa”, Hastings International & Comparative Law Review, tập 21, 1997, tr. 1-75.
Về lý lẽ của VN, xem Lưu Văn Lợi, Khác biệt giữa Việt Nam-Trung Quốc về các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996.
2. Biển Đông là tên gọi của Hà Nội. Bắc Kinh gọi là Nam Trung Quốc hải, tức Nam Hải. Philippin gọi theo tiếng Tagalog là Dagat Timog Tsina (biển nam Trung Hoa).
3. HoànCầu Thời Báo, 10 tháng 4-2011.
4. Trao đổi ở Hà Nội, tháng 5-2011.
5. Nhà báo Vũ Quang Việt đã công bố trên mạng Thời Đại Mới (ww.tapchithoidai.org/) một bài đòi hỏi trao lại một nửa quần đảo Hoàng Sa cho VN. Một nhóm Việt Kiều đã công kích dữ dội lên án ông ta là thân Trung Quốc, vì ông ta không đòi thu hồi toàn bộ quần đảo đang tranh chấp.
6. Kjeld Erik Brodsgaard, Hainan, State, Society and Business in a Chinese Province, London, Routled, 2009.
7. “Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc lãnh hải cập tỵ liên khu pháp”, Điều 2 Mục 3 qui định (Đại cương qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch quốc tế đảo Hải Nam, tháng 12-2009).
8. Trung Sa là quần đảo nhỏ giáp với Philippin, nơi có bãi cạn Scarborough đang tranh chấp, mà TQ gọi là Hoàng Nham (ND.)
9. Đỗ Hùng và Tấn Tú, “Thần tốc đến Trường Sa”, báo Thanh Niên, 12 tháng 5-2011.
10. Điện của Thông Tấn Xã Việt Nam, 10 tháng 5-2011.
11. Tổng giám đốc du lịch Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn, khẳng định rằng du lịch biển sẽ là ưu tiên hàng đầu của VN trong giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, VN sẽ có 5 vùng du lịch biển lớn: Hạ Long-Cát Bà, Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An, Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né và đảo Phú Quốc. Sự cấp bách của nhà cầm quyền VN là phải thiết lập một “mặt trân biển-đảo-bờ biển” (www.mattran.org.vn/home/Caccuocvd/biendao/ biendao.Htm).
12. Trao đổi ở Hà Nội, tháng 5-2011.
13. Mark E. Mayin, « U.S.-Vietnam relation in 2011 : current issues and implications for US policy », 26 tháng 7-2011.
14. Quân đội nhân dân, tháng 6-2011.
15. Thanh Niên, 9 tháng 7-2011.
16. Trao đổi ở Hà Nội, tháng 5-2011.
17. James Holmes và Toshi Yoshihara, China’s Naval Strategy in the 21st Century: The Turn to Mahan, London, Routledge, 2009.
18. Trao đổi ở Hà Nội, tháng 5-2011.
19. “Châu Âu chỉ là một đồng minh trên hồ sơ kinh tế, [nhưng] về mặt quốc phòng, nó không vận hành được. Với nước Nga, VN làm việc tốt hơn, ngoài ra còn cảm thấy như hai nước có lợi ích giống nhau. Vả lại, sự sống động của một quá khứ chung gần đây [1975-1991] giải thích giới cầm đầu chính trị và kinh tế hai nước biết rõ nhau, và về mặt văn hóa, người VN và người Nga đã làm ăn tốt với nhau, sự tiến triển được dễ dàng” (trao đổi ở Hà Nội, tháng 5-2011).
20. Năm 2012, Hoa Kỳ có 11 tàu sân bay (có chiếc lớn nhất thế giới 101.000 tấn), Ý có 2 (chiếc Guiseppe-Garibaldi 14.000 tấn và Cavour 27.000 tấn), và Tây Ban Nha cũng có 2 (Principe de Asturins 17.200 tấn và Juan-Carlos I 27.000 tấn). Nước Pháp có Charles-de-Gaulle (42.000 tấn), Anh có HMS Illustrious (22.000 tấn), Braxin có Nae Sao Paulo (trước là Foch 32.000 tấn), Nga có Kuznetsov (67.500 tấn), Ấn Độ có INS Viraat (28.700 tấn), Thái Lan chiếc Chakri Naruebet (11.500 tấn) và TQ có từ 2011 chiếc Variag (đang tiến hành đặt tên lại) 67.500 tấn.
21. Cần biết thêm sự phân bổ giữa số tiền viện trợ công cho phát triển của Trung Quốc với Việt Nam, Lào và Myanmar, thông thường thấp, so với số tiền mà chính phủ chuyển cho những người đứng đầu các nước này trong từng trường hợp, để cám ơn sự hỗ trợ bên trong cho quyền lợi của TQ.
Được đăng bởi bauxitevn

Có nên giữ ‘16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’?


Không có một Quốc gia nào mà “ban ,bảo” một Quốc gia khác phải thế này ,phải thế kia theo lối “dạy đời” hay “hoàng đế chiếu rằng” cả -Kiểu này là kiểu trịch thượng,làm cha muốn dạy dỗ “người khác” theo kiểu người lớn dạy con nít- Ngu muội,mất gốc,không có Tổ quốc,tổ tiên mới “nhận ban” như thế- Sự giao lưu khắp Thế giới là cần có,nhưng với vị thế là bạn bè hay đồng minh- Trung cộng cổ xúy cho chủ nghĩa cọng sản gọi là “văn minh,tốt nhất….” trên Thế giới,nhưng thật ra chỉ là một CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN KIỂU MỚI mà thôi,cho nên bao nhiêu năm nay Bắc kinh cố vực dậy “mồ ma của Khổng tử” để những kẻ mê muội nghe theo hệ thống “quân sư phu” “quân xử thần tử ,thần bất tử bất trung”….Đành rằng trong ý nghĩa của những điều này có cái hay….nhưng phải hiểu thế nào cho phù họp với trào lưu tiến hóa của Nhân loại theo hướng  “ngày nay” chứ không phải “cúc cung tận tụy bưng bô”…… Cái gì mà “chữ vàng” cái gì mà “4 tốt”….trịch thượng.- Bạn bè còn không được nữa chớ đừng nói lời lẽ làm cha- Bạn chó gì mà ăn cướp của bạn??? bắn giết cướp……thực hiện những hành vi của bon du côn thảo khấu…..mà bảo người khác phải “vàng,tôt” với mình à??? Anh TỐT ,Anh VÀNG thì anh trả lại Hoàng sa và một phần Trường sa mà anh “giữ dùm” kiểu “Tàu” của anh đi??? ….anh tuyên bố công nhận quyền “tự nhiên có” lãnh hải Biển Đảo….của “đồng chí Việt nam” từ bờ Việt nam ra Biển đến “hàng ngàn cây số ” đi,thế mới đồng chí chớ,đ/c mẹ gì kỳ vậy???anh trả và bồi thương Mạng của Ngư Dân Việt Nam mà anh bắn giết trên LÃNH THỔ LÃNH HẢI của VN đi- trả tàu bè….tài sản mà anh ăn cướp càn trên biển của VN đi??….Nếu không thì anh cũng chỉ là tên cướp chứ chả bạn bè mẹ gì cả. Dân Tộc chúng tôi đang và sẽ chống lại thái độ “mọi rợ” của các anh muôn thuở- Hồi xưa kia Dân tộc chúng tôi chỉ có một “nhúm người” so với các anh,nhưng do cái thói “đại Hán bành trướng” đã biết bao lần bị “Tổ tiên chúng tôi cho mang đầu máu chạy không kịp”- Nay có một số Việt gian nó bán nước bưng bô liếm đít các anh để mong kiếm Đô la các anh ban phát….nhưng Dân tộc chúng tôi hơn 80 triệu rồi,các anh không thực hiện “ăn cướp” được đâu.
Và một điều nữa là hôm nay có những người Dân Trung hoa tử tế vẫn ủng hộ chúng tôi ,không phải Người Dân Trung hoa nào cũng là “kẻ cướp” đâu- Và chính các anh cũng tàn bạo đàn áp ,bóc lột,ăn cướp…..ruộng đất tài sản….của những Người Dân Trung hoa mà các anh gọi là “Nhân Dân của các anh”,các anh dồn họ vào chỗ khốn cùng nên họ sẽ chống lại các anh…..liệu mà “giữ ghế” để cai trị và cướp giật.
_____________________________________________________________________________
Thanh Quang, phóng viên RFA  – 2012-07-23
Một số Bloggers cho rằng, đã tới lúc Đảng và Nhà Nước Việt Nam phải làm lễ chính thức từ bỏ cái gọi là “Phương Châm 16 Chữ Vàng” và cái gọi là “Tinh Thần 4 Tốt.
 
AFP -Người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển Đông hôm 22-07-2012.===================>>>

Không thể cấm yêu nước

Thưa quý vị, giữa lúc quê hương VN bị phương Bắc ngày càng gây hấn, xâm lấn lãnh thổ rồi lãnh hải một cách đáng ngại như đang diễn ra ở Biển Đông, trong khi ngư dân Việt không ai bảo vệ, người biểu tình yêu nước bị ngăn chận, hành hung thậm chí đẫm máu, bị nhốt vào trại phục hồi nhân phẩm, dân oan tiếp tục bị oan khiên, thì blogger Hoa Mặt Trời không biết có phải vì “xúc cảnh sinh tình” hay không mà lại liên tưởng đến nạn “Sai nha côn đồ” ở tận bên Tàu thuở xa xưa.
Đã tới lúc Đảng và Nhà NướcViệt Nam phải làm lễ chính thức từ bỏ cái gọi là “Phương Châm 16 Chữ Vàng” và cái gọi là “Tinh Thần 4 Tốt. Nhà văn Trần Khải
Qua bài “Nước Vệ, triều (nhà) Sản”, tác giả mở đầu đề cập tới xã hội nước Vệ lúc đó “đời sống dân tình lao đao vì vật giá phi mã, nạn cướp giật nổi lên khắp nơi” trong khi ngoài khơi của xứ Vệ thì “nước Tề cho tàu thuyền ngênh ngang đi lại, xua từng đoàn thuyền vào lãnh hải của nước Vệ để đánh bắt cá”, thậm chí “còn vào thẳng trong vùng bể của Vệ thả bè nuôi cá”. Chưa hết, người Tề còn thu mua đất lập trang nương chẳng khác nào trang nương của Tề nhưng ngay tại nước Vệ.
Trước cảnh nhiễu nhương đó, những người có tâm huyết với đất nước đã kéo nhau đến quán dịch của Tề ở kinh thành Vệ để phản đối khiến quần thần tận bên Tề nỗi nóng dâng sớ lên Tề Vương đòi dạy cho xứ Vệ một bài học. Hậu quả là lãnh đạo xứ Vệ, tức Vệ Vương, thất kinh và lúng túng, vì, nếu cấm dân phản đối thì đi ngược lại lòng dân, nếu để dân biểu tình thì làm phật lòng Thiên Triều khiến ngai vàng Vệ Vương có thể nguy khốn. Vệ Vương bèn triệu tập đại thần, trong đó có quan Thượng Thư chuyên bòn rút ngân khố, của cải người dân, có Tể Tướng Bạo từng đưa con cháu lên làm quan. Vua hối thúc mãi, Tể Tướng Bạo hiến kế:
“Triều đình không thể ban chiếu mà cấm dân phản đối Tề gây hấn, như thế các nước lân bang sẽ dị nghị bảo ta nô lệ cho Tề, còn để cho bọn thảo dân tụ tập phản đối, thì làm mất lòng Tề, e rằng khó giữ được ngai vàng. Chi bằng cứ cho sai nha giả dạng làm côn đồ, đến đánh đập bọn thảo dân kia ắt chúng sẽ sợ hãi mà không dám phản đối. Kế này thiên triều vẫn dùng gọi là “ném đá giấu tay”. Vậy vừa dẹp được bọn thảo dân tụ tập phản đối thiên triều, vừa không phải sợ lân bang dị nghị.”
035_pau437919_02-250.jpg
 
Tàu hải giám số 310 của Trung Quốc tại biển Đông. AFP PHOTO.=====>>>

Vua quan nhà Vệ nghe qua cho là thượng kế, bèn lệnh khẩn cho bọn sai nha cứ y kế mà ra tay, khiến dân lành bổng thấy đâu đâu cũng xuất hiện sai nha côn đồ đánh đập người biểu tình, cưỡng đoạt của cải đất đai, gieo kinh hoàn cùng nỗi oan khiên khắp xứ Vệ.
Vẫn theo blogger Hoa Mặt Trời, thì lệnh khẩn đó khiến bọn thảo khấu “lấy làm mừng lắm”, cùng hành động, cướp bóc nhiều hơn, và chính vì thế, “ tiếng côn đồ dùng để chỉ bọn côn đồ lẫn sai nha của Triều (nhà) Sản”.
Cũng viết theo cảm hứng của Đại Vệ Chí Dị, blogger Người Buôn Gió, qua bài Đại Vệ Chí Dị: Vừa thó vừa vu oan”, đã bày tỏ bực tức của mình vì tác giả “…không thấy mình làm gì, chỉ đi bộ qua. Thế mà cũng xông vào tóm, lôi về trụ sở lập biên bản tự đọc, tự ký, tự xem với nhau bảo mình gây rối loạn trật tự công cộng”. Hành động như vậy khiến Người Buôn Gió “nghĩ mãi, đến lúc nhận ra là cái bọn nó đã phò Tàu rồi”. Rồi tác giả kể truyện:
Trên cả hai phương diện, hải đảo và hải phận, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của âm mưu bành trướng từ phía Trung Quốc chính là Việt Nam. GS Nguyễn Hưng Quốc
“Ngày xửa ngày xưa biển nước Vệ có tên trên bản đồ nước Vệ. Đến năm nhà Sản thứ 67 quân Tề ngấp nghé ngoài lãnh hải. Nhà Sản mới họp bàn cách giữ nước Vệ. Những người đến họp được chọn lựa thế này. Nông dân đến bị người chặn cửa nói: Nông dân mất đất,động cơ không trong sáng, không cho vào.Thí thức đến bị chặn cửa: Trí thức bất mãn, bị các thế lực thù địch lợi dụng, không cho vào. Công nhân đến:Công nhân không được đòi tăng lương, giảm giờ làm. Động cơ cũng không rõ ràng không cho vào. Cán bộ lão thành đòi vào bị chặn: Cán bộ lão thành vì không tiếp nhận thông tin đầy đủ, hay phát biểu sai lệch, không cho vào. Tiểu thương, doanh nghiệp đòi vào bị chặn cửa nói: Tiểu thương, doanh nghiệp hay kêu ca về chính sách, thuế má. Không xứng để bàn việc giữ nước, không cho vào. Học sinh, sinh viên đến bị nói: Học sinh, sinh viên hay bị kích động, xúi giục không cho vào.”
Cuối cùng các Sản Viên – những người đang sinh hoạt trong triều nhà Sản, thường một lòng, một dạ chấp hành, nên được cho vào họp bàn quốc sự lâm nguy. Họ thấy hội trường treo 16 chữ vàng, 4 tốt, và hội nghị chưa bàn mà đã ra kết luận rằng “ thành công tốt đẹp, nhất trí cao”. Blogger Người Buôn Gió kể chuyện tiếp, rằng “hội nghị diên Sản năm đó ra cách giữ nước bằng mồm, nhưng uyển chuyển, lựa lúc, lựa người mà nói. Ví dụ tàu thuyền của Tề khi tấn công tàu Vệ thì gọi là tàu Lạ, tàu chiến của Tề tuần tiễu trên biển Vệ gọi là tàu khảo sát khí tượng… cái này theo chính thống gọi là đấu tranh bằng ngoại giao”. Đến khi biển nhà Vệ bị xoá trên bản đồ nước Vệ, cuộc đấu tranh ngoại giao thất bại, người đời sau tìm hậu duệ của quan ngoại giao để trách cứ, thì hậu duệ của quan quở lại:
“Sao các ngài không trông nghĩ, hồi đó nhà Sản bảo đấu tranh ngoại giao, thế nhưng ngoại giao đâu có quan nào nằm trong thập tứ đại thần nghị chính. Như thế là biết đấu tranh ngoại giao kết quả thế nào rồi, bây giờ còn hỏi, có phải không hiểu gì không? Bởi thế hồi đó mới cả dẹp dân biểu tình chống Tề bằng mọi thủ đoạn…”

Kẻ thù thật sự là ai?

000_Hkg7588604-200.jpgNgười dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22-07-2012. AFP PHOTO.==>>>

Qua bài “Kẻ thù của chế độ”, blogger Nguyễn Hưng Quốc cũng không quên đề cập tới việc “dân chúng xuống đường chống con đường lưỡi bò ngang ngược của TQ bị gán tội: Âm mưu chống phá cách mạng từ bên ngoài. Nông dân chống lại lệnh cưỡng chế đất đai… cũng bị gán tội bị phản động từ bên ngoài xúi giục. Tu sĩ, cư sĩ và tín đồ Phật giáo theo hệ phái Làng Mai dựng chùa để tu tập cũng bị lên án tham gia vào ‘diễn biến hòa bình’. Giáo dân Công giáo đòi đất vốn thuộc về Giáo Hội cũng bị chụp cái mũ phản động theo sự giật dây của nước ngoài”. Theo GS Nguyễn Hưng Quốc thì việc giới lãnh đạo VN “thường chỉ tay về hướng này hướng nọ và la toáng lên “kẻ thù!” khiến người ta tưởng VN đang bị “tứ bề thọ địch. Đâu đâu cũng có kẻ thù”, và “kẻ thù nào cũng cực kỳ xảo quyệt và hung ác”. GS Nguyễn Hưng Quốc cho rằng lối tuyên truyền của giới lãnh đạo VN như vậy là “sai rành rành” và “hại cũng nhiều”, mà “cái hại lớn nhất là nó che khuất những kẻ thù thật sự”. Kẻ thù thật sự đó là ai? Trung Quốc chăng? GS Nguyễn Hưng Quốc phân tích:
“Từ mấy năm nay, trên khắp thế giới, ai cũng thấy rõ là Trung Quốc đang âm mưu lấn chiếm hải đảo của khá nhiều nước láng giềng: họ giành bãi đá ngầm Scarborough với Phillipines, quần đảo Senkaku với Nhật Bản; Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam. Ngoài hải đảo còn có lãnh hải: với con đường lưỡi bò, họ lấn gần hết vùng biển chung của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Trên cả hai phương diện, hải đảo và hải phận, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của âm mưu bành trướng từ phía Trung Quốc chính là Việt Nam. Có thể nói, đối với Việt Nam hiện nay, không có ngoại thù nào nguy hiểm cho bằng Trung Quốc.”
Nhưng GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý rằng “TQ có thể là kẻ thù của dân tộc VN nhưng lại không phải là kẻ thù của chế độc VN hiện nay”, mà “Kẻ thù của chế độ không ai khác hơn là chính họ”, khi “họ phản bội lại những lý tưởng mà họ theo đuổi từ trước: độc lập dân tộc và bình đẳng xã hội; khi họ tham nhũng mà hiện ở mức cao nhất trong lịch sử VN hiện đại và trở thành quốc nạn; khi, quan trọng nhất, họ quay lưng lại với nhân dân và dựa vào công an và côn đồ, thương binh côn đồ, để tồn tại. Vẫn theo GS Nguyễn Hưng Quốc:
“Nhưng chọn lựa xây dựng chế độ trên hai lực lượng như thế cũng có nghĩa là chọn con đường diệt vong. Trong năm 2011, đã có bao nhiêu chế độ có “chiến lược” tương tự đã bị sụp đổ. Họ bị sụp đổ không phải bởi một kẻ thù nào cả. Họ tự làm cho họ sụp đổ.”
000_Hkg7588600-250.jpg
 
Người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22-07-2012. AFP PHOTO.==>>

Trong khi blogger Bùi Tín báo động rằng “Giữa lúc kẻ xâm lược công khai thò lưỡi bò vào vùng biển đảo của ta, giữa lúc kẻ bành trướng lòng tham vô độ ngồi tính toán về trữ lượng dầu và hơi đốt dưới đáy biển ta như đã nằm chắc trong tay chúng, toàn dân ta hãy chung lòng từ bỏ ‘16 chữ vàng’. Lúc này mà không dứt khoát thì chờ đến bao giờ?”, thì nhà văn Trần Khải cũng có bài “Từ bỏ 16 chữ vàng”, qua đó báo động rằng “cả thế giới đang nhìn thấy đất nước VN chưa bao giờ ô nhục như thế này”. Nhà văn đề nghị:
“Đã tới lúc Đảng và Nhà NướcViệt Nam phải làm lễ chính thức từ bỏ cái gọi là “Phương Châm 16 Chữ Vàng” và cái gọi là “Tinh Thần 4 Tốt.” Đã tới lúc nhà nước Việt Nam phải long trọng tuyên bố với toàn dân rằng “16 chữ vàng và 4 tốt” chỉ là đồ hàng mã, là đồ dỏm, là hàng lậu từ phương Bắc đưa xuống, và cần phải ngăn chặn ngay ở Ải Nam Quan — một địa danh lịch sử và truyền thống mà ông cha ta đã giữ gìn được và rồi bây giờ chỉ cho sự ô nhục khi Đảng…nhượng bộ để cầu hòa.”
Nhà văn Trần Khải nhắc lại 16 chữ vàng: Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Hướng Tới Tương Lai, và 4 tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt, vốn đã được “thánh hoá” qua bản tuyên bố chung giữa 2 đảng CSVN và TQ hồi tháng 2 năm 1999, thì bây giờ, đã mất ý nghĩa láng giềng, vì, theo tác giả, “ đàn anh đang lộ ra từng bước thâu tóm đàn em; cũng không còn hữu nghị, vì tàu TQ đụng chìm tàu cá VN; cũng không phải hợp tác toàn diện vì thực sự đang tới viễn ảnh “đô hộ toàn diện”; cũng không phải hướng tới tương lai, vì kế hoạch cho tương lai sẽ là Hán hóa toàn diện; và 4 tốt đều mang ý nghĩa nghịch lại”. Nhà văn Trần Khải khẳng định rằng: “Dân tộc VN không muốn bạo lực, nhưng không có nghĩa là chấp nhận lặng lẽ Hán hóa, liên tục nhượng đất và biển. Thái độ không công khai từ bỏ 16 chữ vàng quả nhiên là khó hiểu, là một bí ẩn của lịch sử, là sự u tối trí tuệ, và là một tội ác không thể dung thứ với đất nước VN”.
Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi tạp chí Điểm blog. Kính chào tạm biệt quý vị.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức thông báo lập Bộ chỉ huy Tam Sa


Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh. hoangsa.org

Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày hôm qua, 22/07/2012, cho biết, các binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở Tam Sa, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Vẫn theo nguồn tin này, việc lập đồn trú quân tại Tam Sa đã được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc phòng và lực lượng dự bị cho thành phố Tam Sa.
Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đề cập đến lịch trình thực hiện kế hoạch nói trên.
Cách nay hai hôm, Tân Hoa Xã đã đưa tin về việc quân đội Trung Quốc thông qua kế hoạch lập Bộ chỉ huy quân đồn trú tại Tam Sa.
Cuối tháng Sáu, Bắc Kinh loan báo lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, trong quần đảo Hoàng Sa.
Theo giới phân tích, các động thái này của Bắc Kinh lại càng làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng.
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, được đánh giá có trữ lượng dầu khí rất lớn, nguồn thủy sản dồi dào, đồng thời có vị trí rất quan trọng đối với giao lưu hàng hải quốc tế.
Trung Quốc đơn phương khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, kể cả những khu vực kề cận bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Tại Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này, lúc đó do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
Từ hai năm qua, Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc có thái độ gây hấn tại Biển Đông.
Ngày hôm qua, tại Hà Nội, người dân Việt Nam lại biểu tình phản đối Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình thứ ba trong vòng một tháng qua ở Việt Nam.Trong năm 2011, đã có 11 cuộc biểu tình phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhân vật quân sự TQ lãnh đạo Tam Sa

Cập nhật: 13:39 GMT – thứ hai, 23 tháng 7, 2012  – BBC
Ông Bố Tráng
Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tam Sa xuất thân từ quân đội===>>>

Tân Hoa Xã đưa tin cuộc họp đầu tiên của ‘hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa’ đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7 với việc bầu ông Bố Tráng làm Chủ tịch, ông Tiêu Kiệt làm Thị trưởng thành phố.
45 thành viên Hội đồng Nhân dân, vừa được bầu lên một hôm trước đó, đã bỏ phiếu ủng hộ ông Bố, một nhân vật hoạt động lâu năm trong quân đội, làm người đứng đầu cơ quan lập pháp của thành phố cũng mới được thành lập.
Việc đưa người có kinh nghiệm quân sự lên đứng đầu thành phố tỏ ra là nhất quán với quyết định lập bộ chỉ huy và đặt quân đồn trú tại Tam Sa của chính phủ Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, ông Bố Tráng sinh tháng 1/1956, hiện đang giữ chức Phó Giám đốc cơ quan Phòng không của tỉnh Hải Nam.
Ông từng kinh qua các chức vụ: trưởng phòng quân bị Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Nam; Phó chỉ huy trưởng bộ binh quân dự bị tỉnh Hài Nam; Phó chỉ huy trưởng đoàn bộ binh số 132; Phó tham mưu trưởng Quân đoàn Hải Nam; Chỉ huy trưởng Binh đoàn Hải Khẩu và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam.
Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hồi tháng Sáu.
Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc vì cho rằng ‘thành phố Tam Sa’ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó tới nay, trong chỉ có một tháng, Trung Quốc đã cấp tập thực hiện nhiều động tác như bầu hội đồng nhân dân, thiết lập bộ chỉ huy quân sự… để khẳng định chủ quyền.

Tuyên truyền

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền cho hoạt động tuần tra của nước này tại Biển Đông, mà Việt Nam cho là ‘vi phạm chủ quyền lãnh thổ’ của mình.
Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Đoàn phóng viên của CCTV đã được bố trí theo tàu hải giám số 83, được cho là tàu chủ lực của biên đội hải giám Hải Nam, để trực tiếp theo dõi đưa tin với mục đích tuyên truyền.
Điều đáng chú ý là cũng chuyến tuần tra của tàu hải giám 83 nói trên đã được phản ánh trong một phóng sự hồi đầu tháng trên kênh CCTV bằng tiếng Anh, với nội dung ‘Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu Việt Nam’, khiến Việt Nam phải lên tiếng bác bỏ.
Trong đoạn phóng sự mới bằng tiếng Trung, CCTV-13 mô tả chi tiết cuộc tuần tra vào lúc khoảng 10h sáng 27/6 tại khu vực Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa cũng như cuộc điện đàm giữa nhân viên hải giám Trung Quốc và phía Việt Nam.
Người phụ trách bộ đàm nói bằng tiếng Việt với phía Việt Nam và dịch lại bằng tiếng Trung cho đồng nghiệp của anh ta cũng như phóng viên có mặt trên tàu.
Có thể nghe thấy nhân viên hải giám Trung Quốc nói rõ bằng tiếng Việt: “Tàu Việt Nam, chúng tôi là tàu chấp pháp hải giám Trung Quốc 83… xin cung cấp tên gọi, số hiệu và vị trí của tàu [các] anh. Over”.
Phía Việt Nam, được nói là tàu cảnh sát biển ở cách tàu Trung Quốc chừng 2,5 hải lý, trả lời gì đó không rõ. Tàu Trung Quốc nhắc lại: “Chúng tôi là tàu công vụ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi rất tiếc về những ngôn ngữ thô lỗ và mất lịch sự của tàu anh. Tàu anh nên chú ý thân phận (?) và ngôn ngữ của mình”.
Phía Việt Nam phản ứng bằng một số câu chửi về việc Trung Quốc ‘quấy nhiễu hết trên bờ lẫn xuống biển’ và một người tuyên bố: “Đề nghị Trung Quốc cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam, không chúng tao bắn chết!”.
Tàu 83 nằm trong đội tàu hải giám mà Trung Quốc đã điều từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa bắt đầu từ ngày 26/6.
Trước đó, ngày 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Philippines phản ứng trước cuộc triển khai quân sự của Trung Quốc

Chủ tịch Thượng viên Philippines (trái) ra dấu hiệu tán thưởng Tổng thống Philippines Benigno Aquino (giữa) “số 1″ sau khi ông Aquino đọc bài diễn văn hàng năm về tình hình đất nước hôm 23/7/12. Người đứng bên phải là Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte
23.07.2012 – VOA
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines nói nước ông sẽ không lùi bước trước cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ông Aquino tuyên bố hôm thứ Hai trong thông điệp hàng năm trước nhân dân, phản ứng trước sự kiện hôm Chủ nhật Trung Quốc lập ra thành phố Tam Sa bao phủ nhiều hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông.
Trung Quốc gọi các đảo này là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.
Kế hoạch bố trí một đơn vị quân sự đồn trú tại Tam Sa đã gặp phản ứng mạnh của Tổng thống Aquino:
“Nếu có ai vào sân nhà anh và nói với anh rằng họ là chủ cái sân đó, anh có chịu hay không? Liệu có đúng hay không khi ta từ bỏ những gì thuộc về ta một cách chính đáng.”
Quyết định triển khai quân đội tại các đảo này là động thái mới nhất của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp đã dấy lên từ tháng Tư giữa các tàu của Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough.
Ngoài chuyện này, trong thông điệp của mình, Tổng thống Aquino cũng nhắc đến thành tựu kinh tế của Philippines kể từ khi cựu Tổng thống Gloria Arroyo ra đi.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc củng cố quân đội, cho biết ngoài viện trợ 30 triệu đôla của Hoa Kỳ để lập ra trung tâm theo dõi vùng biển quốc gia, sẽ có thêm 40 máy bay quân sự được giao trong hai năm tới để tăng cường khả năng phòng thủ chiến lược của Philippines.

Kinh nghiệm từ Thập Phương


Thập Phương là một địa bàn đấu tranh của nông dân Trung Quốc nổi dậy đòi lại ruộng đất bị cưỡng chiếm
 
23.07.2012- VOA
 
Thập Phương là một thị trấn của huyện Đức Dương tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quố. Đã 3 năm nay Thập Phương nổi lên là một địa bàn đấu tranh của nông dân nổi dậy đòi lại ruộng đất bị cường hào mới cưỡng chiếm, kiên quyết chống lại sự đàn áp có khi khốc liệt của chính quyền, công an địa phương. Tháng 7/2012 này cuộc đấu tranh của nông dân Thập Phương đã diễn ra khốc liệt chống lại hơn 1.000 công an võ trang dùng đạn hơi cay và đạn gây choáng bắn xối xả vào nông dân tay không, làm nhiều nạn nhân bị thương, ngất xỉu. Thế là bà con Thập Phương lập tức loan rộng tin và hình ảnh cuộc đàn áp, kêu cứu với đồng bào toàn huyện Đức Dương, toàn tỉnh Tứ Xuyên và cả nước Trung Quốc.
Học sinh thị trấn Thập Phương và sinh viên huyện Đức Dương lập tức nêu cao khẩu hiệu”không sợ bạo lực phi nghĩa!”, ”nhân dân Thập Phương và Đức Dương dũng cảm đứng dậy”, lôi cuốn hơn một vạn dân đổ xuống đường với khí thế mạnh mẽ trong trật tự, đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc người bị thương, chỉ mặt những công an tàn ác với dân.
Các nhà trí thức dân chủ và thuộc các tổ chức bảo vệ nhân quyền toàn quốc và ở Đài Loan lập tức lên tiếng tố cáo cuộc đàn áp thô bạo của chính quyền Thập Phương, nhiều nhà vân, nhà văn hóa, nhân sỹ trong và ngoài đảng CS cũng lên tiếng mạnh mẽ. Thế là bí thư huyện ủy đảng CS huyện Đức Dương phải đích thân xuống xem xét và giải quyết tình hình xáo động ở đây, đồng thời báo cáo lên tỉnh ủy và trung ương.
Phong trào trên đây dần dần được mang tên “Phong trào phản kháng bạo lực của Thập Phương”.
Kết quả rất đáng mừng là cuộc đàn áp đã phải chấm dứt, việc dùng bạo lực để trấn áp đã bị”Phong trào phản kháng bạo lực”đẩy lui ở ngay Thập Phương và nhiều nơi khác. Hơn nữa yêu sách của dân đòi từ bỏ phương án lập khu công ngiệp mới và xây dựng tại đây nhà máy luyện đồng rất lớn Molypden HTC đã bị hủy bỏ trong sự reo mừng thắng lợi của toàn dân Đức Dương, vì nhà máy này sẽ thải nhiều hóa chất độc hại làm hủy hoại môi trường sống.
Mạng Bo Xun trên internet là mạng của một nhóm thanh niên dân chủ Trung Quốc cùng phối hợp trong và ngoài nước vừa có một số bài đi sâu phổ biến kinh nghiệm đấu tranh của Thập Phương.
Nhà báo Bành Đào vừa viết một bài sâu sắc và bổ ích chỉ ra 7 bước cụ thể của Phong trào phản kháng bạo lực ở Thập Phương nhằm hạn chế, ngăn chặn chính quyền CS không được dùng bất cứ hình thức bạo lực gì đối với người công dân tay không.
Bảy bước đại thể như sau:
1. Khi có sự kiện bất thường xảy ra, nắm ngay lấy thời cơ cổ động, hiệu triệu đồng bào nhất tề xuống đường trong trật tự, có kế hoạch rõ ràng; động viên khí thế, không sợ bạo lực, ai dùng bạo lực là ở vào thế yếu, không có lý, không có tình, cũng không có luật;
2. đúng hẹn, nhân dân nhất loạt xuống đường, với mũ, nón, cờ, biểu ngữ, nước uống, thức ăn nhẹ, thuốc;
3. vận động và đưa tin các bậc”tinh anh của xã hội”, các nhân sỹ có uy tín, các nghệ sỹ danh tiếng, các nhà khoa học, văn hóa… cùng nhân dân xuống đường hoặc tán đồng cuộc đấu tranh; như tin nhà văn Hàn Hàn, các nhân vật đấu tranh cho nhân quyền Lý Thành Bằng, Vương Khắc Cần,Trần Vân ủng hộ dân Thập Phương, hoặc như tin thắng lợi lớn của nông dân Ô Khảm – Quảng Đông;
4. đưa tin nhanh nhậy, chính xác, cụ thể về cuộc đấu tranh, loan tin nhanh rộng ra toàn xã, toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc, đặc biệt mô tả các cuộc đàn áp, mô tả bạo lực, mô tả kèm ảnh chụp các nhân viên công an, cảnh sát, quân đội dùng bạo lực với dân thường, với hình ảnh, lai lịch, cấp chức của họ, luận bàn rộng rãi nhằm lên án, cô lập những kẻ đó;
5. tranh thủ ý kiến tốt của một số lãnh đạo cấp cao của huyện, tỉnh, toàn quốc hiện đương chức, của trí thức, đại biểu quốc hội hiện tại để tăng thêm trọng lượng cho chính nghĩa…
6. phân hóa hàng ngũ công an, cảnh sát, quân đội, cán bộ, qua các bản tin, biểu dương người tốt, giúp dân, thương dân, bênh dân, phê phán kẻ xấu đánh dân, chửi dân, bắn vào dân, nêu cả tên, chức vụ, vận động tẩy chay không bán hàng, phục vụ cho lọai công an dã chiến chuyên đàn áp, đi đến vận động họ chống lệnh dùng bạo lực và bỏ ngũ về với dân. Nên vận động cả gia đình, bạn bè của công an;
7. nhiều cuộc đấu tranh quy mô sẽ dẫn đến hạn chế chính quyền dùng bạo lực, gây tự tin thanh thế của nhân dân, xói mòn chính quyền độc đảng, lắp đi lắp lại nhiều nơi, quy mô ngày càng lớn, tất sẽ dẫn đến một sự chuyển đổi hình thức chính trị ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam ta, anh chị em dân chủ đã xây dựng nên quy tắc, bài bản, quy định những gì nên làm, những gì không nên làm trong các cuộc biểu tình. Anh chị em đã có nhiều sáng kiến hay, như sáng tác bài hát, chơi đàn, thổi kèn trong biểu tình, như mặc áo No U, kẻ khẩu hiệu trên áo, hoặc lập đội bóng đá No U, việc thông báo, thông tin khá nhanh nhạy, các blogger tự do vào cuộc đồng loạt. Kinh nghiệm do mạng Bo Xun – Trung Quốc phổ biến cũng như kinh nghiệm đấu tranh ở Đông Âu, Liên Xô cũ, hay ở Bắc Phi, Trung Đông gần đây đều quý giá để đồng bào ta học hỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.