http://www.youtube.com/watch?v=ln3JCwVqh2A&feature=player_embedded
Chính trị – Xã hội
Trung Quốc lập đồn quân sự ở Tam Sa bất chấp biểu tình phản đối ở Việt Nam (VOA) —–Trung Quốc cho quân đội trú đóng ở Hoàng Sa (RFA) —Nhân vật quân sự TQ lãnh đạo Tam Sa (BBC) —Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức thông báo lập Bộ chỉ huy Tam Sa (RFI) —-TQ ra mắt ban lãnh đạo “Tam Sa” bất chấp dư luận (NLĐ)Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ)
Thế giới 24h: Trung Quốc ngang ngược(VNN) - —Trung Quốc “mềm nắn rắn buông” (NLĐ) -Chỉ 2 ngày sau khi mạnh miệng yêu cầu Nga nhanh chóng thả 2 tàu cá và 36 ngư dân bị bắt, Trung Quốc đã đấu dịu, kêu gọi giải quyết vụ việc “trên cơ sở tình hữu nghị”Hải giám TQ ‘gặp’ cảnh sát biển VN (BBC/video) - Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Biển Đông: Trong họa có phúc – Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác!
Philippines phản ứng trước cuộc triển khai quân sự của Trung Quốc(VOA) –-TT Philippines: Nếu có người vào sân nhà bạn… (VNN) - – “Nếu ai đó đi vào sân nhà bạn, nói với bạn nó là của ông ta, bạn có cho phép không?”, Tổng thống Philippines nêu trong Thông điệp liên bang.
—-Việt Nam lên án Trung Quốc họp HĐND Tam Sa (RFA) —-Đài Loan tái khẳng định chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa(VOA) —Tranh chấp Biển Đông và Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản(VOA) —-Nghị trường không chính thức của giới lãnh đạo TQ (VNN)
“Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải – Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” (Trần đông Đức – RFA)
Có nên giữ ‘16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’?(RFA) —-Cần thiết và lợi ích của AEC+3(RFA)
Kinh nghiệm từ Thập Phương (Bùi Tín -VOA) —-Ðang xác minh (Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Bắt người viết tài liệu ‘phá hoại nội bộ’ (BBC) —Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam lên quỹ đạo(RFA) —Bão số 4 tràn vào Quảng Ninh và Hải phòng sáng thứ tư(RFA)Cảm nghĩ của chị Bùi Thị Minh Hằng về việc chính quyền ngăn chận lòng yêu nước của người dân. (CTM) —Cảm nghĩ của các bạn trẻ về vụ đàn áp giáo xứ Con Cuông (CTM)
Giao bán nhà của hàng xóm (Đinh Minh Đạo)
Sài Gòn: Nạn Xả Rác Bừa Bãi, Đường Phố Nào Cũng Rác SAIGON
-(VB) – Lâu nay, ở Sài Gòn cũng như các thành phố khác trong nước, một
số người dân kém ý thức đã và đang ngày đêm xả rác bừa bãi ra môi
trường, khiến hầu như ra đường là gặp rác. —Chợ Lớn: Sản Xuất Đầu Lân, Đánh Bại Đầu Lân Từ TQ Qua (Vietbao)
Hải Phòng: Bị Làm Như Nô lệ, 1,000 Thợ Đình Công(Vietbao) —-Cảng Ấn Độ Bắt giữ 1 Tàu VN Để Xiết Nợ Công Ty Vinashin(Vietbao)
Nhà ở xã hội: Hứa mười, làm được… một(VEF) —Đua nhau “xẻ thịt” chung cư(VEF) –Mù mờ về luật, người tiêu dùng cắn răng chịu thiệt (VNN)
Phố “lạ”, quản lý cũng lạ (TN) -Người
nước ngoài đến Việt Nam cư trú, kinh doanh, học tập… bao giờ cũng được
hoan nghênh một khi chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật. Nhưng cái
kiểu “chào đón” của các cơ quan chức năng ở Bình Dương mà Thanh Niên
phản ánh trong bài Phố “lạ” ở Bình Dương thì quả thật là… lạ.
Kinh tế
Nông sản oằn lưng cõng phí (TN) -Qua nhiều khâu trung gian, 4 – 5 loại phí không chính thức, 3 phí kiểm dịch khiến giá một quả trứng từ trại nuôi tới chợ lẻ bị đẩy giá lên gấp đôi.Giá lúa vẫn thấp dù được “mồi” giá (RFA) —Các thị trường chứng khoán châu Á mất giá vì lo ngại kinh tế Tây Ban Nha (RFI) —WTO lập tổ công tác đặc biệt xem xét xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc (RFI)
Đầu tư chợ: ‘Đất hứa’ thành đất hoang (VEF) —-Bị từ chối, Tập đoàn Than nài nỉ xin giảm thuế(VEF) —Lời khuyên của Thống đốc và sự vô cảm của ngân hàng(VEF)
Ngân hàng vẫn lãi “khủng” (TN) -Trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn, đa số ngân hàng (NH) đều công bố đạt lợi nhuận lớn trong 6 tháng đầu năm.
Làm rõ nguyên nhân lỗ của doanh nghiệp xăng dầu (NLĐ)
Văn hóa – Giáo dục
Hà Nội: Nói đến văn minh lịch sự thì còn xa lắm (VNN) —-Sinh viên Trường Ðại học nổi không gặp khó khăn tìm việc làm (VOA)Có phải là kiêu ngạo khi học ở trường đại học danh tiếng? (RFA) —Đại học tư thục Việt Nam: Vì sao bùng nhùng? (TVN)
Đã đến lúc bỏ khẩu hiệu ‘Tiên học lễ…’ (VNN) —Vụ thầy đánh trò, phụ huynh đã nhầm lẫn (VNN)
Chưa thể chấm thi vì…“mất” đáp án (NLĐ) -Khoảng 3.400 thí sinh dự thi vào 2 trường ĐH ở Phú Yên đến giờ vẫn chưa được chấm thi chỉ vì đáp án của Bộ GD-ĐT gửi qua đường bưu điện bị… thất lạc
Thế giới
Tổng thống Mỹ: Syria chớ nên sử dụng vũ khí hóa học(VOA) —–Mỹ: Đề nghị tử hình nghi can vụ thảm sát ở Colorado(VOA)Syria: Vũ khí hóa học chỉ dùng để chống các vụ tấn công của nước ngoài(VOA) —-103 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khắp Iraq(VOA)
Nhà bất đồng chính kiến Cuba Paya chết vì tai nạn xe(VOA) —-Nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ qua đời (VOA) -Tổng thống Obama gọi bà Ride là anh hùng quốc gia, là mẫu người đầy nghị lực đã hô hào các trường ở Mỹ chú trọng nhiều hơn vào toán và khoa học
Người Bắc Hàn thoát sang Hàn quốc lại trở về nước (RFA) —Nam Bắc Hàn đàm phán về khoáng sản và truyền thông(RFA) —-Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung thường niên(RFA) —Hàn Quốc : Người tị nạn Bắc Triều Tiên hồi hương theo lời kêu gọi của Bình Nhưỡng (RFI)
Lãnh đạo Thái Miến ký kết nhiều thoả thuận kinh tế thương mại quan trọng (RFA) —-Bắc Kinh: mưa lớn nhất từ 61 năm nay, gần 40 người chết (RFA)
Mao Trạch Đông gây tranh cãi tại Trung Quốc, nhưng vẫn đứng vững trên bục tượng (RFI) —Một nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc bị kết án 18 tháng cải tạo lao động (RFI) —Fukushima : Báo cáo chính thức chỉ trích sự mù quáng của chính quyền Nhật (RFI)
Chuyện gì đang xảy ra trong nội bộ Triều Tiên? (VNN) —Kế hoạch hạ Phó nguyên soái Triều Tiên (TN) -Báo chí Hàn Quốc loan tin CHDCND Triều Tiên đã cẩn thận lên kế hoạch loại trừ Tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-ho trong thời gian dài.
VH-XH-MT
Hàng loạt đại gia dính “bẫy” cán bộ ngân hàng (VNN) —Lại phát hiện chất gây ung thư trong sữa bột Trung Quốc(TN) —Tạm đóng cửa sân bay Phú Bài để xử lý bò rừng đi lạc(TN)Cưỡng chế sai, Thi hành án bồi thường tiền tỉ(TN) —Vận chuyển 50 khẩu súng qua đường hàng không (TN) —Chị dâu chém đứt tay em chồng chỉ vì bịch rác … (NLĐ) —Bắt 2 anh em giết người, cướp xe(NLĐ) —-Còn đâu rừng phòng hộ!(NLĐ)
1156. TÂN HOA XÃ: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NHANH
TÂN HOA XÃ: TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NHANH
Tài liệu Tham khảo đặc biệtThứ bảy, ngày 21/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 15/7)
Bài viết trên tạp chí “Liêu vọng” do Tân Hoa xã chủ quản, số ra ngày 9/7, cũng được đăng tải trên mạng Tân Hoa, cho rằng lịch sử hơn 30 năm qua đã đủ cho thấy vấn đề hoạch định ranh giới lãnh thổ và lãnh hải tồn tại giữa các nước hoàn toàn không phải đương nhiên dẫn đến đối đầu,, đối kháng. Cụ thể vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) cũng vậy, cần phải kiên trì chứ không thể giải quyết được triệt để trong ngày một ngày hai. Nội dung bài viết như sau:
Một loạt hội nghị cấp bộ trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 7 tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tham gia Hội nghị ngoại trưởng ASEAN- Trung Quốc (10 + 1), Hội nghị ngoại trưởng ASEAN + Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (10 + 3), Hội nghị ngoại trưởng cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trao đổi ý kiến với các bên về hợp tác Đông Á và vấn đề quốc tế khu vực Đông Á.
Từ tháng 4 đến nay, dựa vào thời cơ Mỹ điều chỉnh lại chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Philíppin và Việt Nam đã có hành động đơn phương trong vấn đề chủ quyền thuộc các bãi, đảo ở Nam Hải, hòng thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở đảo Hoàng Nham (Scarborough) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa), củng cố vững chắc hơn hiện trạng họ đã chiếm giữ một cách trái phép, khiến cho tình hình Nam Hải đột ngột nóng lên.
Trong các thập niên 70, 80 thế kỷ trước, quy chế luật pháp quốc tế về biển có những thay đổi mang tính kết cấu, quy chế Luật Biển mới trước nay chưa hề có trên cơ sở Luật Biển quốc tế truyền thống như quy chế về khu đặc quyền kinh tế, vùng biển phụ cận thuộc các đảo, quy chế eo biển áp dụng cho hàng hải quốc tế… từng bước hình thành, cuối cùng được xác định bằng hình thức điều ước trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển” thông qua năm 1982. Với quy chế của Luật Biển quốc tế mới, việc các nước ven bờ Nam Hải xem xét lại quyền và lợi ích biển của nước mình vốn không đáng trách, giữa Trung Quốc với các nước ven bờ Nam Hải cũng chỉ có vấn đề liên quan đến chủ trương phân định ranh giới thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế ở những vùng biển chồng lấn.
Tuy nhiên, hành vi chiếm giữ trái phép các bãi, đảo ở quần đảo Nam Sa của nước liên quan đã làm thay đổi tính chất tranh chấp. Một số bãi đảo trong số các đảo ở Nam Hải ngay từ sớm trong lịch sử đã được xác định là của Trung Quốc, tuy nhiên bởi hạn chế do điều kiện tự nhiên nên không có người ở, nhưng không người ở không có nghĩa là “đất vô chủ”. Trên thế giới, phần lớn các nước đều có một số lãnh thổ không có người ở do môi trường tự nhiên khắc nghiệt, nếu các nước khác có thể xâm chiếm được những phần lãnh thổ đó như vậy thì bản đồ của cộng đồng quốc tế thử hỏi có phải xác định lại biên giới mới hay không?
Trong vấn đề xác định chủ quyền ở quần đảo Nam Sa, Trung Quốc là một bên bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên bị xâu xé, đồng thời cũng là bên nhẫn nhịn kiềm chế, tích cực đề xuất phương án giải quyết. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là tổ chức quốc tế mang tính khu vực, không phải là bên tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở quần đảo Nam Sa. Bất cứ nước đương sự tranh chấp nào cũng không được lợi dụng địa vị là nước thành viên ASEAN của mình, gây tổn hại cho lợi ích chung và lâu đài của các nước thành viên ASEAN khác cũng như nước khác ở khu vực trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh và phát triển khu vực.
Một số nước cố ý nhào nặn nên cái gọi là vấn đề Nam Hải, kỳ thực bao gồm hai phương diện: Một là vấn đề lãnh thổ do lịch sử để lại; hai là vấn đề phân định ranh giới vùng biển giữa các nước ven bờ Nam Hải. Vấn đề như vậy đã tồn tại phổ biển giữa các khu vực và giữa các nước trên thế giới. Trong số các nước xung quanh, giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga cũng đều tồn tại vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ. Về giải quyết vấn đề lãnh thổ, chỉ cần bên liên quan tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong “Hiến chương Liên hợp quốc” về giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế tuân thủ và vận dụng thích hợp phương thức và quy tắc giải quvết trong luật quốc tế, thì những vấn đề như vậy sẽ không phải là thùng thuốc súng nhạy cảm rất dễ gây nổ. Nhưng, nếu hy vọng theo cách làm cho vấn đề trở nên phức tạp hóa và quốc tế hóa, lôi kéo nước không có tranh chấp vào để kiếm lời trong khói lửa thì con đường giải quyết tranh chấp sẽ không thể tìm ra được lối thoát, Chính phủ Trung Quốc cũng không khuất phục trước bất cứ áp lực nào từ bên ngoài để hy sinh chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của mình.
Về vấn đề phân định ranh giới vùng biển, các nước tuy có quyền xác định quy chế về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước mình dựa theo “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”, nhung tại vùng biển đang tranh chấp do chồng lấn theo chủ trương của các bên, thì giới hạn bên ngoài của khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa do một nước xác lập thông qua lập pháp đơn phương ở trong nước sẽ không có hiệu lực về mặt luật pháp quốc tế để có thể ràng buộc một nước tranh chấp khác. Điều khoản về việc phân định ranh giới khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” đã quy định rõ, giới hạn về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa “cần phải thỏa thuận hoạch định dựa theo luật quốc tế để được giải quyết công bằng”. Chính phủ Trung Quổc chủ trương giải quyết tranh chấp phân định ranh giới bằng phương thức hiệp thương trực tiếp giữa các nước tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với quy định trong điều khoản của “Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển” về hoạch định ranh giới vùng biển.
Mô hình giải quyết tranh chấp với nội dung “chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác’’ do Trung Quốc đề xuất trong thập niên 80 thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ trí tuệ kiểu phương Đông khi đứng trước tranh chấp quốc tế có tính chất chính trị và nhạy cảm cao độ, mà bản thân mô hình này cũng đồng thời phù hợp với quy định trong “Công nước Liên hợp quốc về Luật Biển”, theo đó “trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế”. Việc phân định ranh giới vùng biển ở Nam Hải không những liên quan đến đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đan xen phức tạp ở quần đảo Nam Sa, mà chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời mà Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính hiện thực và khả thi.
Mặt khác, khi thúc đẩy bất cứ giải pháp hoặc biện pháp tạm thời nào, giữa các nước đương sự tranh chấp đều đòi hỏi phải xây dựng đầy đủ lòng tin chính trị lẫn nhau, đồng thời thiết thực thực hiện cam kết chính trị, theo đó không làm phức tạp hóa tranh chấp và mở rộng tranh chấp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Với tư cách là văn kiện chính trị ràng buộc hành vi của tất cả các bên tranh chấp, ý nghĩa của việc ký kết và sự tồn tại của văn kiện nói trên là ở chỗ các bên cùng tuân thủ, tuyệt đối không được đơn phương chỉ ràng buộc Trung Quốc. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc về lòng tin và thành ý thì dù có ra được bộ “Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC) cũng sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào. Căn cứ theo quy tắc điều khoản và thông lệ quốc tế liên quan trong “Công ước Viên về luật quốc tế” thì nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế mà “điều ước phải tuân thủ” là không những tất cả các nước đương sự thuộc một hiệp ước quốc tế riêng biệt nào đó đều phải có nghĩa vụ pháp luật tuân thủ hiệp ước đó, mà còn bao hàm ý nghĩa là nếu một bên vi phạm hiệp ước trước, bên kia sẽ có quyền từ chối sự ràng buộc của điều ước này đối với nước đó trong quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề Nam Hải đã tồn tại từ hơn 30 năm nay, đồng thời hơn 30 năm đó cũng là thời kỳ tăng trưởng cao của các nước mới nổi ở châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình khu vực trên tổng thể là hòa bình, ổn định. Hơn 30 năm nói trên đủ đế nói lên rằng vấn đề phân định biên giới lãnh thổ đất liền và vùng biển tồn tại giữa các nước không phải đương nhiên dẫn đến đối đầu và đối kháng. Trên phương diện giải quyết hòa bình những tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc có thực tiễn phong phú. Từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã ký hiệp ước hoặc hiệp định biên giới với 12 nước láng giềng trên bộ, đường biên giới đã hoạch định chiếm khoảng 90% tổng chiều dài biên giới trên bộ của Trung Quốc. Lịch sử hơn 60 năm cho thấy trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, Trung Quốc quý trọng hòa bình nhưng cũng tuyệt đối không sợ thách thức. Lịch sử cũng đồng thời chứng minh Trung Quốc từ trước đến nay không phải là quốc gia cậy lớn lừa nhỏ, lấy mạnh đè yếu.
Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại vấn đề hoạch định ranh giới lãnh thổ đất liền và vùng biển với các nước láng giềng ven biển như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây. Do những nguyên nhân lịch sử dẫn đến tranh chấp giữa các nước khác nhau nên nội dung tranh chấp, các hiệp ước quốc tế và quy định pháp luật quốc tế vận dụng cũng đều không hoàn toàn giống nhau, bởi thế vấn đề phân định ranh giới lãnh thổ đất liền và ngoài khơi của Trung Quốc với các nước láng giềng nói trên chỉ có thể thông qua đàm phán và hiệp thương trực tiếp với mỗi quốc gia cụ thể mới tìm ra được con đường giải quyết thích họp nhất. Năm 2000 Trung Quốc và Việt Nam đã ký “Hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ”, giải quyết vấn đề phân định này ở Vịnh Bắc Bộ. Trường hợp thành công điển hình nói trên một lần nữa chứng minh rằng các nước tranh chấp trong vấn đề Nam Hải hoàn toàn có khả năng và trí tuệ từng bước thu hẹp bất đồng, mở rộng phạm vi hợp tác, cuối cùng đi đến mục tiêu giải quyết tranh chấp. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc và các nước ASEAN là thực hiện phương hướng hành động tiếp theo của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” sau khi đã ký kết, thực thi các dự án hợp tác cụ thể, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt đẹp cho các nước liên quan cuối cùng giải quyết được tranh chấp, vấn đề Nam Hải không thể được giải quyết triệt để trong thời gian ngày một ngày hai, giống như thành La Mã không thể được kiến tạo nên chỉ ngay trong một ngày./.
Việt Nam đứng đầu danh sách về tội phạm với động vật hoang dã
Hai chú hổ trong một trang trại chăn nuôi tại Việt Nam
|
Qũy bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cho biết những trang trại
nuôi hổ và niềm tin chữa bệnh bằng sừng tê giác của người dân Việt Nam
đã đẩy Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách buôn bán
động vật hoang dã.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng – Trung Quốc – nước có thị trường buôn
bán các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp lớn nhất thế giới
chốt lại vị trí thứ hai trong danh sách của WWF. Vị trí thứ ba thuộc về
Lào.
Tổ chức WWF có trụ sở tại Thụy Sỹ đã tập trung nghiên cứu khảo sát các
quốc gia – những nước mà nhóm động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
hiện đang sinh sống trong tự nhiên hoặc bị buôn bán hoặc bị giết hại.
Điều đáng nói là nhiều khách hàng tại châu Á đã đặt hàng các sản phẩm có
nguồn gốc từ động vật hoang dã được săn bắn trái phép để làm quà biếu
cho những nhân vật nổi tiếng như một phương thuốc chữa bệnh trong khi
chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thực của
chúng.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Brookings tại Washington D.C, hoạt
động buôn bán động vật hoang dã trái phép đã mang lại cho các quốc gia
Đông Nam Á từ 8 – 10 tỷ USD/năm.
Cũng theo WWF, Việt Nam là "điểm tập kết chính" của nạn buôn lậu sừng tê
giác từ Nam Phi – quốc gia săn bắn 448 con tê giác vào năm ngoái.
Tại châu Á, hoạt động buôn bán sừng tê giác mang lại lợi nhuận khổng lồ
ngang bằng buôn bán cocain trên đường phố của Mỹ. Còn người mua thì vẫn
tin các sản phẩm từ động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh thần kỳ.
Vào năm 2007, Việt Nam đã quyết định công nhận các trang trại nuôi hổ là
một cơ sở thí điểm, thể hiện nỗ lực khống chế hoạt động buôn bán bất
hợp pháp các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Trong đó, 11 trang trại nuôi
hổ đã được cấp phép tại Việt Nam.
Trong kết luận của bản báo cáo dài 35 trang được rút ra từ cuộc tranh
cãi nổ ra vào hồi tháng 5 – khi các chuyên gia động vật hoang dã quốc tế
cho rằng vào tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
đã cho phép lấy một số bộ phận từ cơ thể của một con hổ đã bị chết trong
tình trạng giam cầm, được sử dụng chế biến thành thuốc chữa bệnh cổ
truyền.
Sau đó, nhóm luật sư bảo vệ động vật hoang dã còn cho rằng đề xuất thành
lập cơ sở thí điểm của Việt Nam là nhằm hợp pháp hóa một cách hiệu quả
hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Cáo buộc này đã bị
phía Việt Nam bác bỏ. Ngay trong đầu tháng 7, một quan chức thuộc Văn
phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi trả lời câu hỏi của hãng tin
AP cũng đã bác bỏ cáo buộc trên.
- Vụ tàn sát rừng già: Sự thật không thể chối cãi! (DT).
- An Giang: Cưỡng chế tiêu diệt 180.000 con chuột nuôi: Cá, cây cũng chết (DV).
- Thái Nguyên lập đoàn kiểm tra phá rừng (TP).
- Những tiếng kêu thảm thiết giữa núi rừng (VNN).
- Quân nhân giết 2 con voọc có thể bị tước quân tịch (VOV). – Thanh niên nghi giết voọc chưa từng biết giết gà? (PNTD). --Hãy xử lý luôn những người ăn voọc - Xác định người trong ảnh giết khỉ dã man (TT).
-Từ vụ giết voọc dãn man: Động vật cũng có tình yêu và cảm xúc (GDVN).
- Hành động khẩn để chặn sự suy giảm số lượng voi (DT).– Choáng với thú mua vui man rợ và xa xỉ của ‘đại gia’ Việt (ĐV). - Thú mua vui man rợ và xa xỉ của đại gia Việt (Bee).
- Bình Định: cháy hơn 5ha rừng trên núi Bà Hỏa (TT). - Nhức nhối nạn cưa xăng ngang nhiên “xẻ thịt” rừng già (DT). - Bắc Kạn: Gỗ nghiến nằm la liệt cạnh chốt chặn Kiểm lâm (VNN).- Bắc Kạn kỷ luật nhiều cán bộ kiểm lâm (TP).
--- Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng nghiến tại Thái Nguyên (DT).
- Văn hóa ăn đồ khiêu dâmSun, 07/22/2012 - 05:13 — trandongduc
Thế
là gần đây Việt Nam cũng đang lấn chiếm hình ảnh của Trung Quốc vốn
thường bị Tây Phương xem là “dân tộc hạ đẳng” khi nói đến sở thích ăn
những thứ côn trùng dịch vật khiến nhiều loài động vật quý hiếm đến bên
bờ tuyệt chủng qua bản tin của AFP về người Việt Nam ăn sừng tê giác.
Trên mạng youtube, ngoài các chương trình văn hóa ẩm thực phong phú nhìn rất là ngon miệng ra (bí
quyết tiết lộ: các món phong phú ở nước ta thường điều vị quá liều bằng
chất bột ngọt "MSG". Ở ngoài Bắc trước khi ăn phở, thực khách có tật
chơi nguyên muỗng bột ngọt vào tô phở như người Miên cho muỗng đường vào
tô bún mắm. Nhìn thấy mà sợ luôn‼!), uống máu rắn, ăn tiết canh dơi, ăn thịt chó cũng là sở thích hướng đến tâm lý cường dương.
Người Trung Quốc tiến bộ gọi đây là văn hóa ăn đồ khiêu gợi dâm ý. Thực
ra đó là sự nhen nhúm của thứ tâm lý cuồng dâm đâm ra thèm những thứ gì
gợi ý đến dục vọng và có sự tương tự về mặt hình thái của những cơ quan
sinh dục chẳng hạn. Dâm ý này thường dẫn đến ác ý, nảy sinh ngay những ý
niệm tà độc dẫn đến những hành động mất nhân tính một cách vô ý thức.
Gần đây người Trung Quốc tìm cách cải thiện hình ảnh văn hóa "ăn dơ" này
bằng cách phê bình các tập quán ngàn năm ăn tạp. Đồng thời, họ cũng ra
những chương trình hướng dẫn dân chúng bớt lại những thứ đồ ăn mang tính
tạp niệm "quý hiếm" như chim bò, vú dê, các món ăn trang trí kiểu cua
gà trinh nữ, "nam hoan nữ ái" hễ khi bỏ vào miệng là nghĩ ngay đến
chuyện ăn nằm.
"Dâm Thực Văn Hóa"
Nhiều nhà phân tích tâm lý cũng cho rằng vọng niệm ăn dâm (dâm thực)
được phát khởi ngay lúc người ta chưa bỏ những thứ đó vào miệng vì sự
liên tưởng về các món ăn đó đã được ghi nhận trong ký ức từ trước.
Nếu nói Tây Phương có văn hóa ngàn năm khiêu dâm lãng mạn bằng hình ảnh
sinh thực của loài người thì Trung Quốc lại phải ăn phải uống những thứ
máu me đó của động vật mới tạo cơn hứng thú. Về mặt dân gian, họ còn nói
oang oang, ăn uống xồm xoàm trong nhà hàng, nơi chốn có đông người mà
không ngượng với trẻ em vị thành niên. Đông Phương vs. Tây Phương, văn
hóa "tế nhị" này bên nào nhìn vào thô bỉ hơn và về mặt ý thức cộng đồng
bên nào dâm ác hơn?
Người Trung Quốc bị nhạo báng khi ăn những thứ như "chim" cọp, "trứng"
hải cẩu, mật gấu, môi đười ươi làm ảnh hưởng không ít đến hình ảnh của
dân tộc này.
Trong nội bộ Trung Quốc, người phương Bắc thường nhạo báng người phương
Nam là thứ dân ăn côn trùng sâu bọ và người phương Bắc thường không muốn
chung chăn với văn hóa này của phương Nam. Ở Việt Nam thì tình trạng có
chút ngược lại nhưng nhìn chung văn hóa ăn tạp càng ngày càng phổ biến.
Ngay cả thịt chó, nhiều người Việt Nam kiên quyết cự tuyệt muốn tránh xa
không muốn bị bao đồng về mặt hình ảnh mà nhiều người ăn chó cố tình
bao đồng đó là "bản sắc văn hóa" Việt Nam. "Việt Nam không phân biệt
vùng miền mà chỉ nên phân biệt giữa người ăn thịt chó và người không ăn
thịt chó". Một dân mạng quá bức xúc phát biểu trên youtube khi thấy cảnh
người ta giết chó với ánh mắt tuyệt vọng không thể nào quên.
Ở Trung Quốc Có nhiều thành thị cũng ra luật cấm ăn chó để bảo vệ cảnh
quan du lịch. Có nhiều vùng đất văn hóa, lễ hội ăn chó là do lịch sử để
lại từ thời nhà Minh cũng bị chính quyền địa phương hạn chế tối đa.
Đặc biệt Đài Loan, nơi bản sắc văn hóa người Hoa tiến bộ thì đã cấm hẳn
việc ăn thịt chó bằng luật pháp. Chó nó có cảm xúc và linh tính cao độ
và chó biết sủa. Có người từng nói: "ăn chó vào rồi thì tính khí rất bồn
chồn khác với người chỉ ăn động vật bò gà. Ăn heo thì tạo nên tính cách
thô lỗ bẩn bựa". Đứng về góc cạnh dâm ý mà lý luận, người Trung Quốc
đều có đặc điểm bồn chồn và bẩn bựa chắc là do tổ tiên truyền đời bị
"vọng niệm" do ăn chó ăn lợn quá nhiều, "ăn gì bổ nấy".
"Trung Quốc trư" và "cẩu quan" đều ám chỉ những nhân cách xấu xa. Tuy
nhiên, ở góc cạnh nhân tính mà xét, hai loài vật này đều biến rên xiết
khổ đau trước lúc đoạn hồn. "Hãy nhìn dân tộc Nhật Bản ngày nay ăn uống
sạch sẽ và tinh tế quá (ngoại trừ món shushi bày ra trên thân thể người
nhưng thực ra đó là một thứ trình diễn. Thực phẩm thường được cách ly
với làn da người bằng lá chuối) cho nên nhìn vào là thấy ngay sự hòa nhã
tử tế". Nhiều người Trung Quốc bắt đầu nhận thức và so sánh văn hóa ăn
uống dẫn đến tính cách dân tộc.
Tuy người Việt hay chê bai văn hóa Tàu ăn tạp nhưng về phương diện này
Việt Nam đang vượt mặt Trung Quốc. Cứ vào youtube là biết ngay dân tộc
Việt Nam ngày nay có nhiều nét "đậm đà bản sắc" như thế nào. Các lễ hội
đâm trâu chém lợn vấy máu vào nhau cũng trở thành phong tục tập quán
mang nặng mùi mê tín dị đoan.
Ngoài ra, thêm một cái ác khác của người Việt Nam là thói quen ăn thịt
rừng làm dư luận quốc tế phẫn nộ. Trên youtube còn lưu hành một đoạn
youtube của "một phụ nữ Việt Nam khiến cả thế giới kinh ngạc", bà chủ
tiệm bán thịt rừng vác dép vừa rượt phóng viên ngoại quốc vừa chửi thề
như một con thú hoang cắn xé.
Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm từ tinh hoa Trung Quốc nhưng không có
thứ cặn bã nào của Trung Quốc mà không rước về mà đôi khi còn ra mặt
bảo vệ như là quốc hồn quốc tuý. Việt Nam – Nam của phương Nam Trung
Quốc cho nên mức độ ăn các loài rắn rết thằn lằn động đậy còn cao hơn
"Bắc Quốc".
Ở bên Tàu, gần đây, mọi thứ văn hóa xấu xa thường là đổ vấy cho người
miền Nam như Quảng Đông, Quảng Tây. Đặc biệt, ở Quảng Tây trong thời
cách mạng văn hóa có nữ cán bộ chuyên ăn thịt người để chứng tỏ màu đỏ
chuyên chính như kiểu thề phải phanh thây uống máu quân thù của Việt
Nam. Hai bộ phận mụ này thích ăn nhất là lá gan và dương vật của nạn
nhân bị kết tội phản cách mạng. Theo lý luận trung y thì những thứ này
sẽ tẩm bổ những thứ mà mụ thiếu hoặc không có. Trong truyện Thuỷ Hử cũng
nói chuyện làm thịt người như là món ăn. Nối lại các chi tiết này, nói
người Trung Quốc có văn hóa ăn thịt người cũng không phải là không có cơ
sở. Cần gì phải đi tìm kiếm các bộ tộc bán khai.
Hiện nay Việt Nam đang có nguy cơ hứng trọn mọi hình ảnh xấu xí thế mạng mà người Trung Quốc đang cố gắng xóa bỏ.
Ăn tạp cho lắm vào.
Món gì đây:
-Giết khỉ và chuyện mảnh gương trong cuốn sách
Bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Cần lắm một mảnh gương như vậy để "cảnh tỉnh" những thanh giết khỉ này.
1. Có một câu chuyện thấm thía về loài người, tôi được nghe một lần, không biết từ đâu, nhưng nhớ mãi. Ấy là trong một cuốn sách viết về các loài linh trưởng trên thế giới, tác giả đã dẫn dắt người đọc qua từng chương, mỗi chương viết về một loài, kèm ảnh và tranh vẽ minh họa.
Chà vá hay còn gọi là voọc ngũ sắc
Từ những loài bé nhỏ nhất như con culi bằng nắm tay, có hai mắt tròn xoe, đến những loài khỉ đột, đười ươi khổng lồ như con Kinh Kong đều được thể hiện. Dù có kích cỡ, trình độ phát triển rất khác nhau, nhưng tất cả chúng đều thuộc bộ linh trưởng, tức là gồm những loài có sự tinh anh (linh) đứng hàng đầu (trưởng) trong các loài động vật. Chúng đã trải qua 65 triệu năm tiến hóa là một vốn quý của trời đất. Đại loại như thế.
Nhưng khi đọc đến cuối cuốn sách, người đọc bất ngờ thấy trong trang sách chẳng có một thông tin gì ngoài một tấm gương nhỏ gắn ở giữa. Ai cũng tò mò thử nhìn vào trong gương xem sao, thì chỉ thấy trong đó khuôn mặt ngơ ngác của chính mình. Lúc đó người ta mới để ý thấy bên dưới tấm gương có dòng chữ ngụ ý nhắc nhở người đọc là: Bạn đã nhìn thấy mình chưa? Bạn chính là loài linh trưởng "tiến hóa" nhất có tên trong cuốn sách này (loài người). Những con cu-li, khỉ đột mà chúng tôi trình bày ở trên chính là "ông tổ" của bạn đấy.
2. Câu chuyện đó cứ ám ảnh tôi mãi, mặc dù tất cả những điều đó, tôi đã được học trong cuốn Sinh học lớp 12, nhưng thay vì phải giải thích lằng nhằng với những con số triệu triệu năm, cùng các mối quan hệ "chi trên nhánh dưới" phức tạp trong "cây tiến hóa" ngành động vật. Tấm gương ở cuối trang sách chính là bài học trực quan để mỗi người cảm thấy, một cách trực tiếp nhất, sự gắn bó "trực hệ" của mình (tất nhiên là về mặt sinh học) với các loài linh trưởng cùng bộ, mà do trình độ phát triển khác nhau, trong khi chúng ta được đàng hoàng sung sướng trong cuộc sống văn minh thì các "ông tổ" về mặt sinh học của chúng ta phải lặn lội trong rừng núi. Từ đó đánh thức từ trong sâu thẳm mỗi người ý thức trách nhiệm về việc bảo vệ các loài linh trưởng nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung.
3. Có lẽ nếu mấy thanh niên "giết khỉ" trong bộ ảnh đang làm chấn động xã hội mấy ngày qua đã không hành động dã man như thế, nếu tình cờ họ được nghe câu chuyện và biết được mảnh gương kể trên. Nếu những con vật bị họ tra tấn dã man đó thực sự là những con voọc chà vá, thì không những chúng thuộc loài động vật rất quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn thuộc về "họ hàng rất gần" của chính con người chúng ta (Nghe nói, loài này có mức độ tiến hóa gần con người nhất theo thuyết Darwin trong 4 nhóm: cu-li, khỉ, voọc, vượn). Chưa kể, sự khôn ngoan, tình nghĩa của các loài voọc, vượn, đười ươi có mức tiến hóa rất cao, đến mức con con hoặc con mẹ sẵn sàng chết theo nhau (điều này đã được các nhà khoa học ghi nhận bằng tư liệu, hình ảnh). Như thế hành vi của nhóm thanh niên này (tra tấn giết con voọc đang mang thai) mang tính chất của một tội ác khó dung thứ.
4. Xét cho cùng theo quan điểm "nhân sát vật", thì con người xưa kia, khi chưa có nhận thức đúng đắn về bảo tồn, có thể giết các con vật để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của mình. Nhưng vấn đề không chỉ là giết con vật nào (giết những con vật thân thiết như con chó, con mèo thậm chí bị cấm tuyệt đối ở một số nước), mà còn là cách thức thực hiện hành vi đó. Chưa nói đến việc con khỉ, con voọc quý hiếm ra sao, phải bảo vệ như thế nào theo quy định của pháp luật, chỉ riêng việc tra tấn các con vật trước khi giết hại để làm vui thôi, dù là con vật nào, cũng đáng bị lên án. Nói theo quan điểm của nhà Phật sẽ bị chất chồng nghiệp chướng.
Cần lắm một mảnh gương để "cảnh tỉnh" những thanh niên này.
Theo Sỹ Ẩn/ TT&VH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét