Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Tự do mậu dịch nửa vời tại Việt Nam

Tự do mậu dịch nửa vời tại Việt Nam

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 16.11.2011
Khi một số khách du lịch Việt Nam trở về nước với những đồ chơi tình dục trong hành lý của mình, các nhân viên hải quan đã bối rối không biết xử lý ra sao. Nhập khẩu những món hàng này với mục đích thương mại thì không hợp pháp tại Việt Nam, nhưng cơ quan công lực lại không rõ là có luật lệ nào cấm đoán việc nhập khẩu chúng để sử dụng cá nhân hay không.
Sau khi giới truyền thông địa phương thổi phồng câu chuyện, vào tháng Mười chính quyền đã công bố một lệnh mới cấm mọi đồ chơi tình dục được nhập vào Việt Nam. Việc cấm đoán này dựa trên một lệnh khác dùng để cấm “những sản phẩm phản động đồi trụy” bao gồm những mặt hàng có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với “phẩm giá, giáo dục và an ninh xã hội” của quần chúng.

Cũng như nhiều luật lệ giới hạn thương mại khác của Việt Nam, điều lệ mới có thể được hiểu theo nhiều cách. Trong khi đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm vừa qua đối với luật lệ liên quan đến thương mại và đầu tư, những điều khoản như lệnh cấm đồ chơi tình dục ở trên đã tăng thêm quan ngại từ những hiệp hội kinh doanh và chính phủ nước ngoài về sự cam kết của Việt Nam trong vấn đề tự do mậu dịch.
Kể từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Giêng năm 2007, Việt Nam đã chỉnh đổi những luật lệ liên quan đến hải quan và thương mại để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như việc thẩm định giá trị hàng hoá hiện đã đồng nhất với các điều luật về hải quan của Hiệp ước Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), hiện đại hoá một hệ thống mà trước đây thường dễ bị tham nhũng với những mức thuế cao đầy cứng nhắc.
Tuy nhiên những luật lệ thương mại khác vẫn không phù hợp với yêu cầu của WTO. Cụ thể là những nhà đầu tư nước ngoài ở đây than phiền rằng quá trình xin và trình cái gọi là giấy phép nhập khẩu “tự động”, chắc chắn là không phải vì sự quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, đã làm tăng thêm thời gian và chi phí không cần thiết cho thương mại. Như một doanh nhân người Mỹ dấu tên nói: “Nếu đã là tự động, thì sao lại phải cần giấy phép?”
Các nhà chỉ trích nói việc không nhất quán về luật lệ được thiết lập để đặc biệt giới hạn nhập khẩu và tăng cường nhập siêu. Khi các nền kinh tế phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang chậm bước vì những gánh nặng nợ nần, nhiều nước đang thúc đẩy việc thâm nhập vào các thị trường của những nước đang phát triển để giảm bớt nạn thâm thủng mậu dịch. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cam kết tăng gấp đôi giá trị hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ vào năm từ 2009 đến 2015.
Điều này đang đặt nhiều luật lệ thương mại của Việt Nam dưới cái nhìn khắt khe hơn. Là một phần trong cái gọi là Hiệp định Thương mại và Đầu tư 2007, các quan chức thương mại Hoa Kỳ xem xét định kỳ những cam kết về WTO của Việt Nam và đề xuất những phương cách khác nhau nhằm tăng cường quá trình thương mại và đầu tư song phương. Việc này bao gồm những thảo luận của Hoa Kỳ gần đây với Việt Nam để tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm phát triển thương mại, một đề xuất của Hoa Kỳ nhắm vào các quốc gia Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ có một lượng thâm thủng mậu dịch đến 11,2 tỉ Mỹ kim với Việt Nam trong năm 2010, tác động bởi việc Hoa Kỳ nhập những mặt hàng may mặt, bàn ghế và giày dép từ Việt Nam, căn cứ theo dữ liệu thống kê mậu dịch của Hoa Kỳ. Chắc chắn những nguồn hàng này sẽ bị đe doạ nếu hai bên không đạt được một thoả thuận mới về hợp tác hải quan, luật lệ về giấp phép nhập khẩu, chính sách về công nghệ sinh học và các biện pháp vệ sinh, bao gồm các điều khoản đã ngăn cản thịt bò Mỹ nhập vào Việt Nam.
Các nhà thương mại Hoa Kỳ và châu Âu cũng lên án một chương trình mới của chính phủ mà bề ngoài có vẻ nhằm để đơn giản hoá quá trình thương mại bằng cách cho phép họ nộp đơn xin xuất khẩu trực tuyến, nhưng trên thực tế vẫn bắt buộc họ phải nộp hai bản giấy cho quan thuế trước khi họ được phép chuyển hàng ra nước ngoài.
Tự do suy diễn
Từ an ninh quốc gia cho đến thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn còn giữ nhiều luật lệ có thể được hiểu theo nhiều cách, cho phép nhà cầm quyền có thể tự do suy diễn theo ý mình. Bất chấp những cam kết của Việt Nam đối với WTO, họ vẫn lưu hành những luật lệ hải quan khó hiểu. Nhiều luật lệ thường xuyên bị các quan chức hải quan vô liêm sĩ bóp méo để trục lợi, các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế cho biết.
Frederick Burke, một thành viên cao cấp thuộc tổ hợp luật sư Baker and McKenzie tại Thành phố Hồ Chí Minh tin rằng điều này ngăn cản quá trình thương mại và đầu tư. “Một số quan chức hải quan làm việc với ý đồ xấu. Họ dùng bất cứ điều luật nào và tuỳ tiệc bóp méo cho đến khi đạt được điều mình muốn,” Burke nói. “Đây là một tệ nạn mang tính hệ thống và cần phải chấm dứt. Loại người này đang cản trở Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới.”
Burke dẫn ra một ví dụ mà ông đã trải qua khi mẹ ông mướn một nhà xuất bản in một cuốn sách về San Francisco mà bà dự định sẽ sản xuất tại Việt Nam và xuất ra nước ngoài. Bà bị ngành hải quan yêu cầu phải đóng huy hiệu của nhà xuất bản Việt Nam trên bìa trước của cuốn sách mặc dù nó sẽ không được bán tại Việt Nam.
Rõ ràng là việc làm ăn tại Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn một cách đáng kể trong quá trình chuyển hoá đầy kịch tính từ một nền kinh tế khép kín, tập trung trong những năm 1980 thành một nền kinh tế hướng ngoại với xu hướng thị trường hiện nay. Xuất nhập khẩu và những trao đổi thương mại từng chỉ giới hạn trong những quốc gia thuộc khối Xô Viết giờ đây đang hướng đến một thế giới rộng hơn, mặc dù Việt Nam vẫn được xem là một nền kinh tế “đóng cửa” trong nhiều khía cạnh.
Việc phục hồi quan hệ song phương với Hoa Kỳ vào năm 1995, một hiệp định thương mại song phương cũng với Hoa Kỳ trong năm 2001, và việc gia nhập WTO đều đã giúp Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu và đóng góp vào một số năm với mức tăng trưởng cao nhờ xu hướng thị trường. Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hạt điều đứng đầu thế giới, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo, và đang nhanh chóng leo lên bậc thang sản xuất các mặt hàng giá trị khác.
Một giải thích cho những điều luật thương mại rắc rối và mâu thuẫn trên là chính phủ đang tuyệt vọng muốn giữ nguyên tình trạng nhập siêu mạnh mẽ để củng cố nền tài chính quốc gia. Tiền đồng nội tệ vẫn tiếp tục bị tụt giá so với đồng Mỹ kim khi thị trường phản ứng với nạn lạm phát gia tăng, vốn đã nhảy vọt đến 20% trong những năm gần đây, việc nợ nần gia tăng tại những công ty nhà nước thiếu hiệu quả cũng như quỹ dự trữ ngoại tệ đang cạn dần.
Trong năm nay đầu tư nước ngoài trực tiếp đã giảm hơn 20%, làm tăng thêm áp lực vào quỹ dự trữ quốc gia. Để đối phó, tháng trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh thành lập một uỷ ban cố vấn chuyên xem xét các chính sách tiền tệ và ngân sách. Trong khi đó ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu về những kế hoạch nhằm củng cố lại lĩnh vực ngân hàng khó bấp bênh mà các nhà phân tích cho rằng có thể dẫn đến khủng hoảng.
Để giữ vững niềm tin đối với hướng đi của Việt Nam, các doanh nhân và nhà đầu tư ở đây lập luận rằng chính phủ cần phải ưu tiên việc cải cách luật thương mại. Hiện trạng kinh tế đang rất nghiêm trọng: trong những năm gần đây nhiều nhà sản xuất đa quốc gia đã thiết lập các cơ sở lớn tại đây, bất chấp những cản trở quan liêu từ chính quyền, cơ sở hạ tầng lạc hậu và chính phủ không có khả năng quản lý sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Theo một báo cáo được đưa ra trong năm nay của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, ngành sản xuất với vốn nước ngoài chiếm đến 42% tổng số hàng hoá làm ra và hơn phân nửa tổng số hàng xuất khẩu trong năm 2010. Sự tổng hợp của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lương thấp, cũng như giá lao động đang tăng tại Trung Quốc đã hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất nước ngoài vào Việt Nam, báo cáo cho biết.
Họ bao gồm những công ty công nghệ như Intel và Canon, cả hai vừa qua đều đã thiết lập những cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới tại Việt Nam. Dây chuyền sản xuất mạch của Intel có giá trị hơn 1 tỉ Mỹ kim, trong khi Nokia sẽ hoàn thành nhà máy trị giá 280 triệu Mỹ kim trong năm tới. Những đối thủ trong khu vực như Tata Steel của Ấn Độ cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.
Những đầu tư đa quốc gia tầm cỡ này phản ánh sự tin tưởng trước đây vào sự cam kết của Việt Nam về nghĩa vụ của mình đối với WTO và việc theo đuổi thương mại tự do. Tuy nhiên nạn quan liêu tham nhũng của ngành hải quan và những luật lệ thương mại mâu thuẫn vẫn tạo ra những rủi ro tiêu cực lớn. Nếu Việt Nam thật sự mong muốn mở rộng tiềm năng thương mại của mình một cách tối đa, chính quyền cần phải sớm đưa ra những luật lệ thương mại rõ ràng hơn về những mặt hàng khác hơn là chỉ những món đồ chơi “đồi trụy” của người lớn.


-Nguồn:

Tự do mậu dịch nửa vời tại Việt Nam



-'Không ngân hàng nào phải phá sản' (VnEx 16-11-11) -- Nhờ được bằng "tiến sĩ" ở "Đại học La Salle", ông Vũ Viết Ngoạn có thể khẳng định như thế 
Không để ngân hàng nào phá sản.thanhnien.com.vn/ -- Chỉ thị mới về quản lý đầu tư công: Chính phủ quyết mạnh tay! (LĐ).  – Đầu tư công: Đến lúc không thể không nghiêm túc (VnEconomy).  – Thực hiện chỉ thị 1792/TT-TTg về hạn chế đầu tư công: Triệt tiêu cơ chế “xin – cho” (ĐĐK). - Cải cách DNNN khó… vì những nhóm lợi ích (Tầm nhìn).
--.Cần thay đổi nhận thức vai trò của doanh nghiệp nhà nước (SGGP 16-11-11) -- Phát biểu ở một hội thảo Thủ tướng cho phép mới được xưng “tập đoàn” (PLTP). - Sắp mạnh tay tái cấu trúc công ty chứng khoán (VnEconomy). - Bị phạt tiền tỷ vì “làm giá” chứng khoán (DT). - Ông Quách Mạnh Hào: Nên rút ngắn thời hạn thanh toán xuống T+2 (NDHMoney). - Chuyên gia: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất (Stockbiz). Cần thay đổi nhận thức vai trò của doanh nghiệp nhà nước (SGGP). - Tìm lại “vai diễn” cho doanh nghiệp nhà nước (NHDMoney). – Doanh nghiệp vận tải biển… ngập nợ (NLĐ).
- Tự do thương mại nửa mùa tại Việt Nam: Half-free trade in Vietnam (Asia Times).
-Khó khăn kinh tế của Việt Nam: Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms (Reuters 14-11-11)
Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’ - (BBC) “Chúa chổm” EVN khiến các nhà mạng phát sốt (DT).- Cho phép các quỹ ETF hoạt động, Việt Nam tìm cách vực dậy TTCK: Vietnam seeks to revive stock markets, allows ETFs (Reuters).
Có thể mua lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (DânViệt).-- Vinaconex Xuân Mai bị cấm đấu thầu tại Quảng Ninh (LĐ).- Thành lập liên doanh xuất khẩu cá ngừ đại dương Phú Yên (TN). - Rau, củ, quả nhập khẩu: Ăn xong mới biết chất lượng (LĐ).  – Hàng Trung Quốc núp bóng đặc sản Đà Lạt (TBKTSG).
-Rùng mình những cánh đồng ngập đỉa vì đầu nậu bỏ đi (Bee.net 15-11-11)




Nhân Dân Tệ: Data Bolster China's Currency Case (WSJ 16-11-11) -- Debate on Yuan Manipulation Moves to WTO (WSJ 16-11-11)
Ha Joon Chang viết về các phong trào phản đối: Anti-capitalist? Too simple. Occupy can be the catalyst for a radical rethink 
(Guardian 15-11-11)
Kinh tế học: Daniel Kahneman: 'We're beautiful devices' 
(Guardian 14-11-11) -- In praise of … Daniel Kahneman (Guardian 15-11-11)
Chiếm phố Wall: tòa ủng hộ trục xuất   —  (BBC).- Thế giới sẽ hứng chịu đợt bùng nổ nợ vào 2012? (TTXVN).Tq Đóng Cửa 90% Xưởng Chế Bình Điện Có ChìTrung Quốc đã đóng cửa gần 90% các cơ xưởng chế tạo bình điện sử dụng kỹ thuật chì-acid




Mại dâm có phù hợp mô hình kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa!

Mại dâm có phù hợp mô hình kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa!


Bà Trần Thị Phương Hoa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội
Thật không? Chỉ đơn giản vậy sao thưa bà PCT????

Mại dâm có phù hợp mô hình kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa! Đàn Chim Việt 

Gần đây, phong trào đòi hợp thức hóa mại dâm trở nên nóng bỏng ở Việt Nam. Dần dần, từ thái độ xơ cứng về quan niệm đạo đức, thuần phong mỹ tục, nhân hậu đảm đang của người phụ nữ, người ta buộc phải tranh cãi công khai về “dâm trường” dưới mô hình quản lý kinh tế và cho rằng liệu mại dâm có phải là một nghề cần được hơp thức hóa.
Không còn chối cãi gì nữa, tự cổ chí kim mại dâm đã được coi là một nghề có lịch sự lâu đời nhất. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố lịch sử, bằng cách này hay cách khác, giao dịch tình dục (dâm trường) có nhiều biến tấu để tồn tại.

Ở một xã hội như Việt Nam, văn hóa tình dục có sự phân phối không đồng đều về mặt nhận thức. Xét cho cùng, Việt Nam là chỗ giao thoa giữa hai nền văn minh lớn – có sự khắc kỷ nghiệt ngã kiểu Trung Hoa (Khổng Giáo) lại vừa phồn thực phơi bày kiểu Ấn Độ (văn minh Champa rực rỡ ở khu vực phía Trung Bộ và Nam Trung Bộ) cho nên sự va chạm giao thoa này trở thành yếu tố tâm lý bất tận phong lưu trong tâm hồn người Việt.  Không phải chuyện tình thương cảm nhất của Việt Nam là Kim Vân Kiều Truyện nói về cuộc đời của một kỹ nữ sao?. Vương Thuý Kiều có sống lại thì chỉ còn nước phân trần với văn chương Việt Nam rằng “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” (theo cách dịch văn chương Trung Quốc ngày nay của nhà văn Trang Hạ.)
Tuy nhiên, văn hóa dâm thương trong thời phong kiến chỉ còn lưu lại hai chữ “ngủ đò” kiểu Huế chứ chưa đạt tới mức lầu xanh lầu hồng mà bên Tàu từng có.
Quan điểm lệch lạc ngày nay
Do tần ngần đứng giữa quy phạm đạo đức Khổng Giáo và bản năng phồn thực ăn sâu vào gốc rễ cho nên cách nhìn về chủ đề mại dâm của người Việt Nam luôn đạt tính hiếu kỳ, không được khách quan và có phần mang dáng dấp của đạo đức giả dẫn đến nhiều phán xét võ đoán.
Ngày nay, nhu cầu dịch vụ xã hội đòi hỏi, cấm dâm như kiểu cấm rượu thời Tây là không còn thực tế. Duy trì lực lượng công an đột nhập bắt quả tang cho vào trại phục hồi nhân phẩm không còn là biện pháp hạn chế dâm trường hữu hiệu nữa.
Báo chí trong nước gần đây đưa tin, theo ý kiến của bà Trần Thị Phương Hoa, phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội thì cho rằng khó dẹp mại dâm vì “họ lười lao động”. Câu nói này tự dưng không giải quyết được vấn đề trước mắt mà còn như gáo nước lạnh tạt vào chị em phụ nữ đang nằm trong đội ngũ “công nhân tình dục”. Chuyên gia xã hội Âu Mỹ thừa nhận sự hiện hữu để đưa ra khái niệm chung là sex worker cho dịch vụ này bất kể phạm vi hoạt động của họ ở nơi hợp pháp hay không hợp pháp.
Cho dù mua dâm bán dâm vẫn là bất hợp pháp vì nhiều lý do, nhưng với nhận thức chung rằng công nhân tình dục một bộ phận phân phối dịch vụ cung cầu nên  họ cần được các cơ quan phục vụ xã hội quan tâm và đối xử bình đẳng. Hội phụ nữ Việt Nam dưới danh nghĩa bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm phụ nữ không nên đưa ra một nhận xét kiểu hồng vệ binh Sta-lin- nít như thế.
Bà bà Trần Thị Phương Hoa này nên từ chức.
Mại dâm là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”
Đứng về phương diện trao đổi dịch vụ thì dâm thương (bao gồm cả mua và bán) có đủ các tiêu chuẩn thương trường. Nếu được quy ước hóa là kiểm soát tốt về mặt môn bài thì hợp thức hóa mại dâm có thể đem lại một số lợi ích cộng đồng như hạ nhiệt được một số hành vi tội ác do tình dục gây nên. (Cái này không phải do mình phịa ra mà được các nhà xã hội học phân tích rất thuyết phục).
Nhưng quan trọng hơn, quản lý tốt nghề mại dâm sẽ ngăn chặn được một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như các loại bệnh phong tình và sự lan truyền của bệnh AIDS và vi khuẩn HIV. Quản lý tốt về dâm thương (bao gồm cả mua và bán) còn đem lại cho nhà nước một khoản thuế đáng kể về thu nhập, mặt bằng kinh doanh và quan trọng nhất là giải phóng một số nguồn nhân lực đi kèm với sự kích thích tiêu dùng các mặt hàng phục vụ chu đáo tận tình như nước hoa, xà phòng, dầu thơm và rất nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Mại dâm không phải do sự chây lười lao động mà là công việc lao động vất vả về thân xác, tinh thần và còn ẩn chứa nhiều tiềm năng nguy cơ về sức khỏe. Nhiều người cho rằng nghề mại dâm là nghề nằm không mà cũng lấy được tiền, do đó mặc nhiên coi đó là nghề của người lười. Nói như thế thì các thợ sửa xe, sửa ống nước cũng phải nằm suốt mới làm việc được mà có ai dám coi đó là nghề của người lười.
Gái mại dâm, ngoài một số có thiên hướng yêu nghề (thực sự là có một số gái mại dâm hơi bị yêu nghề, TV Mỹ có phỏng vấn đàng hoàng), phần đông coi đây là khả năng nghề nghiệp mang tính phục vụ chu đáo tận tình. Sức lao động và sức chịu đựng là cũng là yếu tố của nghệ tinh; rủi gặp khách làng chơi thô lỗ bẩn bựa, không phải chỉ việc nhắm mắt, nằm trơ như khúc gỗ mà được trả tiền. Do đó, nói gái mại dâm là dân lười lao động là một nhận thức lệch lạc do đương sự Trần Thị Phương Hoa quá liên tưởng đến góc cạnh hưởng thụ của hành vi giới tính.
Có lẽ, bà Hoa phải nói ngược lại là nhà nước không đủ sức tạo công ăn việc làm do đó mới có nhiều cô gái tự thân vận động khai thác tiềm năng trên bản thân mình. Chính các cô gái này mới siêng làm và khôn ngoan hơn các cô khác phải nhắm mắt một lần gả đi Đài Loan, Đại Hàn coi như dịch vụ “bán dâm trọn gói” cho một người. Uổng.
Như đã nói, dịch vụ mại dâm là một loại hình kinh tế. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa quá độ, dịch vụ này còn là tiêu chuẩn điển hình nhất của cương lĩnh lý luận cộng sản “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mà chưa có mô hình công nghiệp XHCN nào có khả năng thay thế.
Nguồn: Blog Trần Đông Đức (RFA)BÀI LIÊN QUAN:
  1. Nhận định về tình hình kinh tế-tài chánh của Việt Nam hiện nay
  2. Ý kiến về hình thức thi hành án tử hình
  3. Hà nội sao chép các biện pháp kinh tế của Bắc kinh
-Khó dẹp gái mại dâm vì ‘họ lười lao động’
Theo bà Trần Thị Phương Hoa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội, thời điểm này chưa phù hợp để áp dụng quy định mại dâm là một nghề ở một số nước khác vào Việt Nam.
- Tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính chiều 10/11, có ý kiến cho rằng nên cho người bán dâm những địa điểm hành nghề nhất định để quản lý. Quan điểm của bà thế nào về đề xuất này?
- Một số nước như Thái Lan đã cho phép người bán dâm hành nghề. Tuy nhiên, theo tôi, việc áp dụng vào Việt Nam hiện nay chưa phù hợp. Những thuần phong mỹ tục lưu truyền từ nhiều đời nay ở nước ta vẫn đang được gìn giữ. Có thể, vài năm hoặc 10 năm nữa khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, quy định này có thể sẽ phù hợp hơn nếu áp dụng.
- Nếu bán dâm được coi là một nghề thì theo bà cần phải đưa ra những quy định cụ thể gì?
- Quản lý gái mại dâm là vấn đề rất phức tạp nên không thể một vài cá nhân đề xuất mà làm được. Vấn đề này cần phải đưa ra các hội thảo, bàn bạc, phân tích nhiều nội dung cụ thể như: mặt nào được, chưa được; nếu công nhận mại dâm là một nghề thì thời điểm nào thực hiện là hợp lý? Cho phép hoạt động ở những khu vực nào? Có những biện pháp gì để hỗ trợ họ hành nghề. Việc cho phép này cũng đồng nghĩa với việc phải sửa luật hiện hành.
- Vậy theo bà, chỉ với những công cụ pháp lý hiện nay, nạn mại dâm có thể dẹp bỏ được không?
- Việc này là rất khó. Hiện Liên hiệp hội phụ nữ phối hợp với Trung tâm phục hồi nhân phẩm để quản lý, giáo dục những chị em bán dâm. Thế nhưng khi hết thời hạn, không phải người nào cũng trở về địa phương lao động, số chị em tái phát rất nhiều. Nguyên nhân là do họ lười lao động, muốn được ăn trắng mặt trơn mà vẫn có tiền.
Gái mại dâm hiện nay hoạt động ngày càng tinh vi nên nếu không xử lý nghiêm sẽ rất khó quản lý. Không những thế diễn biến sẽ rất phức tạp và kéo theo nhiều tệ nạn khác như ma túy, HIV..
- Có ý kiến cho rằng, nhiều trường hợp xử lý hoạt động mại dâm có dấu hiệu thô bạo như trường hợp quay cảnh bắt gái mại dâm, đưa ảnh và đầy đủ tên tuổi lên báo… Bà nghĩ gì về việc này?
- Như tôi được biết, khi bắt các vụ hoạt động mại dâm, lực lượng công an đã phải tìm hiểu, theo dõi hoặc có cơ sở rõ ràng chứ không phải thấy các cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài đường là bắt. Có thể có một vài cá nhân làm quá cái quyền hạn cho phép như vụ quay clip bắt gái mại dâm của hai cảnh sát ở Quảng Ninh thì họ đã bị xử lý đích đáng.
Khánh Tường (thực hiện)
-Khó dẹp gái mại dâm vì ‘họ lười lao động’

Nhật phát hiện chất biến đổi gen trong phở Việt

Nhật phát hiện chất biến đổi gen trong phở Việt

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản vừa đồng loạt đưa tin phát hiện chất biến đổi gen (GMO) trong bánh phở làm từ gạo của một công ty ở Việt Nam gây hoang mang dư luận. Sự thực như thế nào?
Hàng rào kỹ thuật của bạn?
Theo thông tin từ phía Nhật Bản, nước này đã phát hiện sản phẩm bánh phở (Rice Noodle) xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty cổ phần Thực phẩm (CPTP) Bích Chi, có trụ sở tại thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) có chất biến đổi gen. 
Đóng gói gạo xuất khẩu tại Cảng Cần Thơ.
Ngay sau thông tin trên, Công ty CPTP Bích Chi đã cho tiến hành lấy các mẫu sản phẩm và gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường- chất lượng 3 TP. Hồ Chí Minh (QUATEST 3), thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng Việt Nam phân tích. Tại phiếu thông báo kết quả thử nghiệm đối với 4 mẫu phân tích ngày 14 và 19.10 của QUATEST 3 gồm: Gạo, bánh phở, bột gạo, tinh bột khoai mì đều khẳng định không phát hiện có chứa hàm lượng chất biến đổi gen (giới hạn 0,1%).


Ông Phạm Thanh Bình- Tổng Giám đốc Công ty CPTP Bích Chi cho biết: “Chúng tôi xuất khẩu bánh phở sang thị trường Nhật Bản từ 10 năm nay. Khi xuất hiện thông tin trên, chúng tôi đã cho kiểm tra ngay nguyên liệu đầu vào, cũng như sản phẩm xuất khẩu đi Nhật Bản đều âm tính như QUATEST 3 đã thông báo. Có thể nói, đây là thông tin không đúng với thực tế ở Việt Nam”. Theo văn bản của Công ty CPTP Bích Chi gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nguyên liệu mà Công ty này sử dụng để sản xuất bánh phở gồm có 87% là gạo (mua tại địa phương) và 13% là tinh bột khoai mì (mua từ Tây Ninh).

Ông Bình khẳng định: “Nguyên liệu chúng tôi mua đều từ trong nước, chứ không ai dại gì mà đi nhập khẩu, mà ở Việt Nam hiện chưa có lúa biến đổi gen. Chúng tôi chỉ là một doanh nghiệp, nên không thể đi tranh cãi với phía Nhật Bản được, vì thế chúng tôi đã có công văn gửi VFA, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để nhờ can thiệp và có ý kiến với họ về vấn đề này. Tình hình hiện nay của công ty đang rất bi đát, khi có nhiều đơn hàng bị hủy, nên mọi hoạt động sản xuất đã bị dừng lại”.

Không có lúa biến đổi gen

Trước thông tin trên, ngày 26.10, ông Trương Thanh Phong- Chủ tịch VFA đã ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương. Theo ông Phong: “Thông tin này sẽ ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu gạo và các sản phẩm gạo của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản, mà còn ở nhiều nước khác. Do đó, VFA đề nghị các bộ nhanh chóng giải quyết trường hợp trên để lấy lại uy tín cho gạo Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT): "Hiện luật pháp Việt Nam không cho phép nhập khẩu và kinh doanh loại gạo biến đổi gen, nên rất khó có khả năng loại gạo này có mặt tại thị trường trong nước. Không riêng gạo, tất cả loại thực phẩm biến đổi gen đều chưa được Chính phủ cho phép nhập khẩu để kinh doanh, tiêu thụ trong nước".
Cũng về vấn đề này, ông Dương Quốc Nghĩa- Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Tháp khẳng định: “Hiện nay, nguồn nguyên liệu lúa đang trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là những loại giống không có nguồn gốc GMO”. Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, ngày 7.11 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ yêu cầu kiểm tra sản phẩm bánh phở của Công ty CPTP Bích Chi có chứa GMO.

Sau đó, ngày 11.11, Bộ NNPTNT đã có công văn gửi VFA yêu cầu Công ty CPTP Bích Chi tiếp tục lấy thêm các mẫu gạo (nguồn đã sử dụng làm bánh phở) để gửi cho QUATEST 3 tiếp tục phân tích, đồng thời VFA cũng xem xét lấy một số mẫu gạo đang xuất khẩu từ Đồng Tháp gửi cho QUATEST 3 phân tích.

Ông Phạm Văn Dư- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định: “Việt Nam không có chủ trương sản xuất gạo GMO. Tuy nhiên, với thông tin từ phía Nhật Bản, chúng tôi vẫn đang tiếp tục xem xét, đợi thêm kết quả phân tích và sẽ sớm có kết quả trả lời chính thức cho họ”.
(Theo Dân Việt)
-Nguồn:
Nhật phát hiện chất biến đổi gen trong phở Việt