Luật gia Trần Đình Thu
18-11-2011
Vừa qua, vị Đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước đã làm nóng dư luận khi nêu vấn đề liên quan đến 2 dự luật Luật biểu tình và Luật lập hội tại diễn đàn quốc hội. Bằng một số lập luận ngắn, ông kết luận, cần phải loại bỏ 2 luật này ra khỏi chương trình nghị sự quốc hội trong suốt khóa XIII và còn ám chỉ cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống chính trị của xã hội Việt Nam.
Việc diễn đạt để đi đến các kết luận như trên của ông Hoàng Hữu Phước khá băm bổ, đọc lên không thấy một chút nào là lập luận của một nhà lập pháp. Chẳng hạn về Luật biểu tình ông viết: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân”.
Quyền tự do lập hội, tự do biểu tình là 2 trong 5 quyền cơ bản của công dân được ghi rõ trong các văn bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (5 quyền là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình) thế mà ông Phước gọi là “cái gọi là”, một cách gọi hết sức miệt thị. Cách gọi này của ông Phước chẳng những vô nguyên tắc mà thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường hiến pháp, coi thường quốc hội các khóa trước.
Thực ra Hiến pháp quy định là quy định khung, còn chúng ta sẽ cân nhắc để mở các quyền ra cho công dân đến mức nào là tùy vào tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, quốc hội sẽ sáng suốt xem xét, nhưng một đại biểu quốc hội không thể vì lý do không muốn mở quyền mà phát biểu vi hiến bằng cách xổ toẹt cả hiến pháp như thế.
Bây giờ tôi xin trao đổi vài điểm với ông Hoàng Hữu Phước. Về Luật lập hội, ông viết: “Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không? Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?”. Thưa ông Phước, ở đây ông đã nhầm lẫn khái niệm. Luật lập hội là để quy định một loạt các vấn đề có tính nguyên tắc khi lập hội, bao gồm cho cả hội mới và cả hội đã có sẵn về số lượng thành viên tối thiểu, thủ tục đăng ký, con dấu, trụ sở, kinh phí hoạt động… Còn Mặt trận Tổ Quốc là một khái niệm hoàn toàn khác. Nếu ông chưa rõ khái niệm Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là gì, thì xin mời ông đọc lại Khoản 1 Điều 1, Luật Mặt Trận Tổ Quốc:
Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ông thấy đó, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đâu phải là một nhóm hội kiểu như một tổng công ty trong hoạt động kinh tế đâu mà có đối thủ cạnh tranh là một nhóm hội khác, mà có bên ngoài bên trong? Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh hết thảy các hội và các tổ chức, cá nhân khác. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam còn bao gồm cả Đảng cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam nữa kia mà. Vậy thì làm gì có chuyện “tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”?
Lập luận khiên cưỡng, không căn cứ vào cái gì cả, đặc biệt là vi hiến nghiêm trọng, thế nhưng ông Hoàng Hữu Phước lại nhân danh rất nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội để đề nghị Quốc hội “loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình”, trong khi một trong 2 luật ấy được đích thân Thủ tướng chính phủ đề xuất xây dựng. Phải chăng là chuyện tréo ngoe?
T.Đ.T
‘Luật biểu tình sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội’ (VnEx 17-11-11) — P/v đại biểu Dương Trung Quốc -
- Sợ biểu tình – Căn bệnh lệch lạc về tư duy chính trị! – (Lê Nguyên Hồng).
- Đại ca Chém Gió đã có người kế vị – (DLB). – Bất đồng về Luật Biểu tình (NLĐ). – Phỏng vấn ĐB Dương Trung Quốc: ‘Biểu tình có thể chĩa vào cán bộ nhà nước nhưng phục vụ Chính phủ’ (ĐV). – Bùi Tín: Những luật nào là cần nhất? — (VOA’s blog). - Nổ bùng tranh luận tại Quốc hội về luật Biểu tình (DT). - Dự luật Biểu tình gây tranh cãi ở Quốc hội (TN). - “Cần ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật” (TTXVN).
“Biểu tình” khác với “tập họp đông người”! Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình (VNN 17-11-11) -THD- Một đại biều nói: “.. trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.” (Nghe ông này thì con mắt của nhiều người sẽ lộn ngược ra sau vì… trợn trắng!) - - Tranh luận nảy lửa về dự án Luật Biểu tình (PLTP).
-Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình- - Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.
Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.
“Đa số công dân sẽ không ủng hộ”
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu:“Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”.
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. “Nếu
Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô
hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?”, ông Phước dõng dạc hỏi.
Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.
ĐB Hoàng Hữu Phước |
Theo
đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913
do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ “biểu tình” mới
xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ
Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.
“Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ“, ông Phước nói.
Ông
Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration
luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước
mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu
thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin
hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.
Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, “Việt
Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương,
chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần,
tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là
khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu
của cái gọi là tự do, dân chủ”.
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. “Nhưng
liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân
để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?”, ông Phước lên tiếng.
Sau
hàng loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả
của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc
biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.
Khi
đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường
lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người
đang tập hợp biểu tình ấy.
“Sự
giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài
nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông
người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu
vực bị phong tỏa do biểu tình”, ông Phước nói.
Ông
kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống
của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được
sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người
dân.
Ông
Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ
Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra
biến loạn.
Phản
ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt
Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu
tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo
loạn và làm ô danh đất nước.
“Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”, ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.
Rất
nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu
Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản
đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên
hiểu rõ đằng sau đó là gì?
Đại
biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến
nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra
vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với
dân. “Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành
chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng
tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình”.
Còn
đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là
rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là
chính. “Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho
biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển
kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân, đó mới là cái cơ bản”, ông Tùng nói.
“Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân”
Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc(Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: “Diễn
đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận
thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng
tới sự đồng thuận trong những quyết định chung”.
ĐB Dương Trung Quốc |
Theo
ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến
chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là
hết sức nguy hiểm.
Ông
Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của “quyền biểu
tình” đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí
Minh nhắc đến.
“Chúng
ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày
1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng
quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt
trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó
như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền”, ông Quốc nói.
Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng “công
dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức
hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước
ngoài”.
Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “Xét
vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng
hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát
những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng
tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao”.
Ông
Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ
bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập
pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn
loạn.
Hiến
pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề
cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và
thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.
Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. “Đứng
từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình
chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động
tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy
những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước”, ông Quốc phân tích.
Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là
bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực
tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó
kịp thời điều chỉnh.
Ông
Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có
nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông
người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.
“Chính
bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán
thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc
hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy
nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người
dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng
người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc,
đúng chỗ, nói cách khác là có luật”, ông Quốc nói.
Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.
“Không
phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị
đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc
hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người
dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm
càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận
trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo
dị thường”, ông Quốc kết luận.
Lê Nhung – Ảnh: Bình Minh-Nguồn:Tranh luận nảy lửa Luật biểu tìnhVietNamNet
-
Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình
QH thảo luận chương trình xây dựng luật, pháp lệnhĐài Truyền Hình Việt Nam
Sáng nay (17/11), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13. Cùng với việc phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của …
Quốc hội thảo luận về Chương trình xây dựng pháp luật năm 2012Báo Phú Yên
Xây dựng luật phải xuất phát từ cuộc sốngHà Nội Mới
VnEconomy -Báo điện tử Chính phủ -Sài gòn Giải Phóng
- - Video: CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 1 – CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 2 – Phần 3 (MsLeQuocKhanh/ Youtube).
- Về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Một gia đình yêu nước bất khuất – (DLB). – Huỳnh Thục Vy: Tâm tư nhân ngày lễ Tạ ơn – (DLB).
- Bình luận trước phiên xử Nguyễn Văn Ninh– (FB Nguyễn Đình Hà). – Hai ngày trước phiên tòa vụ ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết – (NV).
- - –Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ thất vọng về tình trạng nhân quyền ở VN — (VOA).- Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc ở hội nghị APEC – (DCVOnline). Dịch từ bài đã điểm hôm trước: Vietnamese Protest Against China at APEC (Civil Beat). - Phản ứng về bài ‘cách mạng hoa nhài’ — (BBC). -- Đình công sẽ còn là bất hợp pháp (PLTP).
- – ĐBQH Dương Trung Quốc: ‘Tôi mà rửa tiền, đọc luật này tôi lách được ngay’ (VNN). Không dễ dẹp nạn “phong bì” (PLTP 15-11-11)
Obama flays China on market access and human rights DPA -Ông Ngải Vị Vị cảm thấy như bị ăn cướp - (BBC) Nghệ sĩ TQ Ngải Vị Vị nói ông đã nộp tiền thế chấp để khiếu nại trát thu thuế 2,4 triệu đôla nhưng cảm thấy như bị ăn cướp.-- Ngải Vị Vị : đấu tranh với sở thuế để cho thấy bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc — (RFI). - Milovan Djilas – Giai cấp mới (Kì 8 ) — (Phạm Nguyên Trường).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét