Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Tàu sân bay và cán cân sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương

Tàu sân bay và cán cân sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương


VietnamDefence Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều duy trì hoặc đang tăng cường xây dựng hạm đội tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Nga không thể mắc mưu Trung Quốc, không thể đứng ngoài.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov nói rằng, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay trong tương lai dài hạn thì ở Bắc Kinh, Dehli và Tokyo người ta nghĩ khác. Trung Quốc đang hoàn thiện tàu sân bay “huấn luyện” của mình nâng cấp từ tàu Varyag của Liên Xô, đồng thời có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay hoàn toàn nội địa. Ấn Độ đang chờ một tàu sân bay do Nga chuyển giao trong thời gian tới, dự định đóng 2 tàu nữa  trong nước. Nhật Bản về chính thức không đóng tàu sân bay nhưng họ đang đóng loạt tàu khu trục chở máy bay lớp 16DDH Hyūga. Nhưng các tàu này khi cần có thể chở cả các máy bay chiến đấu cất/hạ cánh đường băng ngắn kiểu F-35 của Mỹ.

Tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN 73) - biểu tượng của sức mạnh Mỹ trên Thái Bình Dương
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại trở thành đấu trường chạy đua vũ trang, trong đó có hải quân khi đang là một trong những mặt trận của một cuộc chiến tranh thế giới có khả năng xảy ra. Lịch sử đối kháng trong khu vực này trong thế kỷ XX đã đầy ắp những sự kiện.

Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, đụng độ cùng lúc tại đây là lợi ích của mấy đại cường: Anh, quốc gia muốn dùng tay của đế quốc Nhật ngăn chặn sự bành trướng của Nga và họ được Mỹ ủng hộ; Đế chế thứ hai (Đức) thì đẩy nước Nga về hướng đông. Khi thăm căn cứ Kronshtadt của Hạm đội Baltic vào tháng 5.1902, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã tỏ ý khi Nga tấn công ở phía đông, Đức sẽ bảo đảm an ninh các đường biên giới phía tây nước Nga. Vì thế, chiếc thuyền buồm Hohenzollern của Hoàng đế Đức Wilhelm II khi rời cảng Kronshtadt đã đánh tín hiệu: “Đô đốc Đại Tây Dương chào mừng Đô đốc Thái Bình Dương”.
Các kế hoạch của đế quốc Nga và đế quốc Đức đã không thành - Nga thất bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 (tuy thất bại này mang tính chính trị hơn là quân sự), Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bị tiêu diệt, sự bành trướng của Nga sang phía đông bị chặn đứng. Berlin cũng sẽ thất bại nặng nề trong Thế chiến I mà không thể trở thành “Đô đốc Đại Tây Dương”.

Nổi lên hàng đầu là đế quốc Nhật sau khi đánh bại Trung Quốc, đế quốc Nga và chiếm được trong Thế chiến II các lãnh địa viển đông của Đức. Tuy nhiên, Anh và Mỹ, những nước trên thực tế đã phát động dự án “đại Nhật Bản” cũng mất ảnh hưởng đối với đồng minh phương đông của mình. Kế hoạch của Tokyo xây dựng “khu vực thịnh vượng Đại Đông Á” đặt ra mục tiêu đánh bật tất cả các cường quốc châu Âu khỏi các thuộc địa của họ ở tây châu Á-Thái Bình Dương và khóa chặt Mũ ở đông  châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đế quốc Nhật, dù có giành được những thành công ban đầu, đã không thể đơn độc gánh vác cuộc đấu với cac cường quốc Anglo-Saxon vốn có ưu thế hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ. Bởi vậy, khi Berlin sụp đổ, đế quốc Nhật không còn cơ hội nào chống chọi lại Mỹ và Liên Xô.


Nền văn minh phương Tây đã giữ được vị trí trong khu vực, nhưng lúc này Mỹ đã thay Anh làm bá chủ, các cường quốc châu Âu khác cũng nhanh chóng mất vị trí khi quá trình phi thực dân hóa bắt đầu. Mỹ thay vì nô dịch trực tiếp đã sử dụng các phương pháp khác, có tính thực dân mới để kiểm soát các nước mới giành được tự do thông qua các cơ chế phức tạp của hệ thống tài chính thế giới, thương mại và chính trị kết hợp với tác động về quân sự và tư tưởng.


Thời kỳ tồn tại hệ thống XHCN 

Đối thủ chủ yếu của phương Tây vẫn là Nga như trước đây song về hình thức là Liên Xô, quốc gia đã lấy lại vị thế của mình sau khi đánh bại Nhật Bản và cộng sản chiến thắng ở Trung Quốc. Liên Xô cùng với Trung Quốc đã giữ vững được chế độ cộng sản ở Bình Nhưỡng sau khi giáng cho Mỹ và phương Tây thất bại nặng nề. Trung Quốc hồi đó không thể là một thế lực độc lập vì thế họ đã không thể chiếm Đài Loan do Quốc dân đảng cố thủ vì phải có hạm đội mạnh mới làm được việc đó.

Liên Xô và Trung Quốc không phải là đồng minh trong thời gian dài, Khrushchev đã quá giỏi để làm mất “người em” khi tổ chức vở kịch đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin vào năm 1956. Sau khi Stalin mất, vị thế của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương bị suy yếu khi Nga cắt cho Trung Quốc Port Arthur năm (1954-1955), mặc dù theo hiệp ước Xô-Trung từ ngày 14.8.1945, Trung Quốc trao cho Liên Xô khu vực Port Arthur trong 30 năm làm căn cứ hải quân, Khrushchev đã nấu “cháo gà” khi hứa trả các đảo Habomai và Shikotan.


Kết quả là châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực cạnh tranh giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, nếu như thoạt đầu, vị thế của Trung Quốc rất yếu và hầu như chỉ giới hạn trong hải phận của họ thì dần dần Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng của họ. Trung Quốc đã tích cực tác động đến các nước láng giềng thông qua các tổ chức cộng sản thân Trung Quốc được thành lập từ ở Trung Á đến Mỹ Latinh, cũng như thông qua vô số các cộng đồng người Hoa ăn sâu bám rễ ở nhiều nước và khác với cộng đồng Nga kiều, các cộng đồng Hoa kiều không hề cắt đứt liên hệ với quê hương. Điều dễ hiểu là Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức Mỹ trên đại dương, tự mình quy định dòng chảy cho các quá trình ở châu Á-Thái Bình Dương, muốn làm thế cần phải hiện đại hóa về chất tổ hợp công nghệ quốc phòng, khoa học và giáo dục, quân đội và hạm đội.


Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI 

Tình hình đã thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô: Bắc Kinh có cơ hội giành nhiều chú ý hơn cho phát triển không quân và hải quân, thay vì lục quân mà không lo đòn đánh của bộ máy chiến tranh Liên Xô từ hướng bắc. Ngoài ra, Trung Quốc đã có được cơ hội hiếm có tiếp cận, lợi dụng di sản kỹ thuật quân sự của Liên Xô, trong đó có lĩnh vực hải quân. Điều đó đã cho phép rút ngắn mạnh mẽ khoảng cách công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ các tàu ngầm diesel và tàu khu trục của Nga, cũng như nhờ thực hiện các chương trình tự lực mới được hoàn thiện nhờ sử dụng thiết bị Nga, hải quân Trung Quốc giờ đã có thể hoạt động khá xa bờ biển Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã tiến sát đến việc sở hữu các tàu sân bay.

Theo các chuyên gia quân sự, ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay tự đóng, cộng với tàu sân bay gần như hoàn chỉnh Shi Lang (tàu Varyag của Liên Xô trước đây). Người ta đặt cho nó cái tên rất tượng trưng vì ở phương Đông, ngôn ngữ hình tượng rất quan trọng, là tên của vị đô đốc đã chiếm lại đảo Đài Loan.


Tất cả những điều đó không thoát khỏi tầm mắt của giới tinh hoa các nước láng giềng - hầu như tất cả các nước ở châu Á-Thái Bình Dương, kể cả các nước nghèo như Philippines, đều đã chạy đua vũ trang không chỉ một năm. Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai, dân tộc này biết cách giữ gìn truyền thống.


Nhưng đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đã gặp phải cùng một vấn đề như đệ tam đế chế (phát xít Đức) đương thời - đó là khả năng của Mỹ với sự giúp sức của các đồng minh hoặc các quốc gia thù địch với Trung Quốc (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam - “phòng tuyến đầu tiên” của Mỹ) phong tỏa các lực lượng hải quân Trung Quốc. Cộng với sự sơ hở của các tuyến đường biển mà đi qua đó là một phần cơ bản tài nguyên cần để nuôi sống kinh tế Trung Quốc.


Hiện nay, hạm đội Mỹ mạnh hơn nhiều và có công nghệ cao hơn nhiều hải quân Trung Quốc, mà không có ưu thế về vũ khí trang bị hải quân thì không thể mơ đến ngôi bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, hạm đội Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay và còn 1 chiếc dự bị. Lầu Năm góc trong 20 năm tới không định giảm số lượng tàu sân bay, mặc dù trong trường hợp kinh tế tiếp tục khủng hoảng, có khả năng giảm số lượng tàu sân bay trực chiến xuống còn 9-10 chiếc, còn trong lực lượng dự bị sẽ có 1-2 tàu.


Ba tàu sân bay Trung Quốc, kể cả tàu huấn luyện Thi Lang, sẽ không thể đối chọi với sức mạnh ghê gớm đó. Ngoài ra, Mỹ đang tích cực giúp đỡ tăng cường quân đội, trong đó có hải quân của các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc
Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc có cấu trúc mang mọi nét đặc trưng của một tàu sân bay hạng nhẹ. Đội máy bay trên tàu Dokdo gồm 15 trực thăng. Tuy nhiên, không loại trừ là khi có quyết định chính trị trên tàu sẽ bố trí cả các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier. Điều đó trên thực tế sẽ biến tàu sân bay trực thăng thành tàu sân bay hạng nhẹ. Bởi vậy, nên xem Hàn Quốc như ứng viên gần nhất gia nhập “câu lạc bộ tàu sân bay”.

Nhưng khó khăn của Mỹ là ở chỗ nếu như Trung Quốc có thể nhanh chóng tập trung binh lực của mình thành một quả đấm tấn công thì Mỹ phải phân tán binh lực của mình trên khắp đại dương thế giới, phải mạnh ở tất cả các khu vực then chốt trên thế giới.


Ở châu Á-Thái Bình Dương, hạm đội Mỹ có thể duy trì đồng thời hơn 4-5 tàu sân bay (trong thời kỳ đặc biệt căng thẳng), trong khi 1-2 tàu thường được sửa chữa định kỳ hoặc chuẩn bị để hành quân. Các tàu sân bay còn lại trực chiến ở Đại Tây Dương, Địa trung Hải, Ấn Độ Dương. Bởi vậy, khi tăng cường lực lượng ở một khu vực nào đó thì lực lượng ở các hướng chiến lược khác bị suy yếu đi.


Chẳng hạn, hiện nay, Mỹ đặt ra vấn đề giải thể Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ mà địa bàn trách nhiệm gồm Bắc Đại Tây Dương và Tây Bắc cực. Hạm đội này có thể bị cắt giảm xuống mức cơ cấu danh nghĩa gồm chủ yếu là các đơn vị huấn luyện và bảo đảm với số tàu chiến tối thiểu. Các lực lượng chính sẽ được chuyển thuộc cho các hạm đội tác chiến khác của Mỹ, ví dụ: Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương và Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Nếu điều đó xảy ra, Bắc Kinh sẽ có được một lực lượng Mỹ hùng mạnh hơn ở ngay biên giới của mình.
Tàu sân bay hạt nhân thứ sáu lớp Nimitz của Mỹ mang tên vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington.
VND: Thực chất Nga không hề mắc mưu Trung Quốc và rất chú trọng bảo vệ lợi ích ở Thái Bình Dương. Mới đây họ đã quyết định sẽ đóng tàu sân bay hạt nhân và dự định triển khai tại Viễn Đông-Thái Bình Dương cùng với tàu sân bay trực thăng và các tàu tuần dương nguyên tử.
Bên cạnh đó, Trung Quốc không xem Nga là đối thủ chính ở châu Á-Thái Bình Dương. Chuẩn đô đốc Yin Cho, khi trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, đã khuyên Nga tập trung chú ý vào Bắc cực. 

Sau khi phân tích thông báo của Chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK (Nga) Roman Trotsenko về khả năng Nga đóng các tàu sân bay mới, ông Cho kết luận rằng, Liên bang Nga có thể đóng một tàu sân bay, song để làm việc đó cần phải giải quyết một số khó khăn kỹ thuật để thích ứng tàu với việc sử dụng ở Bắc Băng Dương. 

Đồng thời, vị chuẩn đô đốc Trung Quốc cũng nhận xét rằng, tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga sẽ không thể bảo đảm cường độ tác chiến cao ở Bắc cực và điều đó rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia Nga. 

Bắc Kinh không cần một cuộc chiến tranh “trên hai mặt trận” - họ có đủ vấn đề ở các đường biên giới phía đông, đông nam và phía tây (đối đầu với Ấn Độ). Đối với Bắc Kinh, kịch bản có lợi nhất là kịch bản phương Tây và Nga đối đầu ở khu vực Bắc cực, vì phương Tây đã đang thành lập một “tiểu NATO” ở Bắc cực, còn Nga thì tuyên bố thành lập 2 “lữ đoàn Bắc cực”.
Tàu sân bay đầu tiên thời hậu chiến của Nhật Bản Hyūga
Trên thực tế, đang tái diễn kịch bản đầu thế kỷ XX, khi mà Đức và Nga đã có thể thách thức thế giới Anglo-Saxon, nhưng cuối cùng lại buộc phải quay ra đánh nhau, còn tất cả các kế hoạch thống trị thế giới đều sụp đổ. Hiện nay, Bắc Kinh không ngại lợi dụng Nga để thu hút lực lượng của Mỹ, thế giới phương Tây lên hướng bắc. Bằng cách đó, họ có được cơ hội tiếp tục bành trướng, giải quyết hàng loạt các vấn đề ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Đài Loan mà không có sự can thiệp của phương Tây và Mỹ.

Đối với nước Nga, hướng chiến lược phía bắc quả thực là quan trọng sống còn, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã mất nhiều vị thế ở phía bắc. Cần phải tăng cường hạm đội phương Bắc, thành lập các đơn vị cơ động sẵn sàng hoạt động ở điều kiện Cực Bắc, tiến hành các chương trình phát triển các khu vực phía bắc. Nhưng không được quên châu Á-Thái Bình Dương. Đó là vì Nhật Bản liên tục yêu sách lãnh thổ đối với Nga (Xét đến sự tăng cường hải quân của Nhật thì đây là mối đe dọa hiện thực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga); tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên; sức mạnh của Mỹ vẫn còn đó; Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh. Bởi vậy, việc hiện đại hóa hạ tầng quân sự ở khu vực Viễn Đông của Nga cũng cần thiết sống còn. Tính đến các yếu tố đó, Nga cũng phải có các kế hoạch xây dựng khoảng 3 cụm tàu sân bay xung kích, đồng thời phải có 1 tàu sân bay dự bị. Điều đó sẽ cho phép bảo đảm lợi ích của Nga ở Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
  • Nguồn: Aleksandr Samsonov / TW, 3.8.11.
-Nguồn:


Tàu sân bay và cán cân sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương


---Sự chuyển đổi chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương
VOA Tiếng Việt
Thứ Năm, 17 tháng 11 2011 Sự chuyển đổi chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tái khẳng định “liên minh không thể phá vỡ được” của Washington với Australia trong một bài phát biểu trước Quốc hội ...
Obama : Mỹ tăng cường hiện diện tại Châu Á
RFI
So sánh “chế độ đối đãi” của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Australia
Dân Trí
Hoa Kỳ điều thủy quân lục chiến tới Úc
BBC Tiếng Việt
Thanh Niên
 -Đài Á Châu Tự Do -Tin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Châu Á Thái Bình Dương 'là ưu tiên cao nhất' - (BBC) -Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài nhằm định hình cho khu vực này cũng như tương lai của khu vực.
--"Quan hệ Việt Nam-Mỹ đang phát triển mạnh mẽ" TTXVN- Nhà báo Mỹ, Tom Plate nhận định mối quan hệ Việt Nam-Mỹ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế-thương mại.
-TQ: Cần xét lại kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Úc - VOA - Trung Quốc nói rằng việc Hoa Kỳ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Australia cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn và có thể là hành động không thích hợp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày hôm nay rằng thảo luận về việc liệu kế hoạch triển khai lực lượng Thủy quân Lục chiến ở miền bắc Australia có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không là điều đáng phải làm. Thỏa thuận được loan báo trong chuyến thăm của ông Obama tới Australia ngày hôm nay, nhấn mạnh tới những lo ngại trong khu vực về thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc. - Mỹ đưa 2.500 quân đến Úc (TT).  – Mỹ, Australia ‘mở cửa’ vào Ấn Độ Dương (VNN/ABC, The Australian). - So sánh “chế độ đối đãi” của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Australia (DT/Australia News).
LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG basamnews -HỌC VIỆN NGOẠI GIAO LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại H
South-East Asian leaders turn spotlight on South China Sea M&C -
VN khẳng định quyết tâm thúc đẩy hội nhập ASEAN (TTXVN). -An ninh hàng hải - tâm điểm thượng đỉnh ASEAN?




-

Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc

VietnamDefence Cùng với chủ trương trở lại châu Á, Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới - "Tác chiến không-biển" để vô hiệu hóa chiến lược "chống tiếp cận, phong tỏa khu vực" của Trung Quốc và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ ở châu Á, Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc
trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình Dương

Lầu Năm góc hôm thứ tư đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.


Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.


Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.


Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.


“Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.


Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.


“Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.


Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.


Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:


• Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.


• Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.


• Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.


• Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.


• Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.


• Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.


• Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.


• Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.


• Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.


Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập]ư một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.


“Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.


Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.


Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.


Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.


Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.


Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.


Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.


“Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.


Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.


Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong  tương lai.


Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.


“Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.


Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.


Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.


Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.


Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.


Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).


Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.


“Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.


Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.
  • Nguồn: Pentagon battle concept has Cold War posture on China / Bill Gertz // The Washington Times Wednesday, 9.11.2011.
-Hoa Kỳ xử dụng đến những Hàng Không Mẫu Hạm như chiếc George Washington vửa ở HongKong tuần qua để phóng tỏa sức mạnh trong các vùng đại dương ở Á Châu

NHÌN VỀ CHÂU Á, HOA KỲ THẤY TRUNG QUỐC Ở KHẮP NƠI

Ian Johnson và Jackie Calmes/The New York Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lần cuối cùng mà thành phố Darwin hẻo lánh của Úc đã đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch quân sự của Mỹ trong những ngày đầu Đệ Nhị Thế chiến, là khi Tướng Douglas MacArthur sử dụng hải cảng tại đó làm căn cứ cho chiến dịch chiếm lại Thái Bình Dương từ Nhật Bản của ông.
Vì vậy, thật là một biểu tượng hết sức có ý nghĩa khi Tổng thống Obama đến Canberra, thủ đô của Úc vào hôm thứ Tư cho một chuyến đi sẽ bao gồm một thông báo rằng Mỹ có kế hoạch sử dụng Darwin như một trung tâm hành động mới ở châu Á khi đất nưóc này tìm cách tái khẳng định bản thân trong khu vực và quần thảo với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hoa Kỳ đang tiến hành những bước đầu tiên - mạnh mẽ trong lời hoa mỹ nhưng vẫn còn đa phần khiêm tốn trong thực tế - để chứng minh cho các đồng minh châu Á của mình dự định duy trì sức mạnh quân sự và kinh tế quan trọng trong khu vực khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan gần chấm dứt. Căn cứ mới ở Úc, đến sau nhiều thập kỷ khi Ngũ Giác dài đã chậm rãi nhưng liên tục giảm bớt hiện diện quân đội của mình ở châu Á, đặt các máy bay và tàu chiến của Mỹ đến gần hành lang kinh doanh trong Biển Đông hơn, nơi một số đồng minh truyền thống của Mỹ từng lo sợ rằng Trung Quốc đang cố gắng phô trương sức mạnh quân sự của mình.
Trải qua một năm rưỡi qua, Trung Quốc đã di chuyển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển giàu tài nguyên nhưng tranh chấp căng thẳng gần Philippines và Việt Nam. Rất nhiều các nước nhỏ hơn trong khu vực đã yêu cầu Washington tham gia vào khu vực như một lực đối trọng.
"Hoa Kỳ cần phải cho Trung Quốc thấy rằng mình vẫn có sức mạnh để áp đảo họ, rằng mình vẫn có thể thắng thế nếu có một điều gì thực sự sai trật xảy ra" ông Huang Jing, nhà phân tích vấn đề đối ngoại và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore nói. "Đó là một chính sách bảo hiểm cho sự rủi ro".
Đối với Hoa Kỳ, cách tiếp cận bằng sức mạnh nhiều hơn đối với Trung Quốc có những ý nghĩa rộng rãi, không chỉ về phưong diện địa chính trị mà còn về kinh tế. Với đảng Cộng hòa trong nước đang kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì giá tiền tệ và các thực hành thương mại của Hoa Kỳ, ông Obama muốn xuất hiện mạnh mẽ trong việc tạo áp lực lên Bắc Kinh. Ông đã tiến triển một kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ để tạo nên một khu vực thương mại tự do Thái Bình Dương, được gọi là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, mối quan hệ mà cho đến nay sẽ không có Trung Quốc.
Với Ngũ giác đài, vốn đang phải đối mặt với cắt giảm ngân sách mạnh mẽ trong Quốc hội, việc di chuyển chú ý của mình về châu Á đã mang lại một lập luận mạnh mẽ nhằm chống lại việc cắt giảm sự hiện diện hải quân ở Thái Bình Dương - một khả năng mà Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta đã rõ ràng loại bỏ trong chuyến thăm gần đây tới khu vực. Ông và Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã là những người ủng hộ chính cho sự nhấn mạnh vào châu Á, với việc bà Clinton củng cố các đồng minh cũ, như Nhật Bản, Hàn Quốc và vun trồng các đối tác mới như Ấn Độ và Indonesia.
Bên trong tòa Bạch Ốc, việc nhấn mạnh đó đã được tăng cường với Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, người đã lập luận rằng Hoa Kỳ cần "tái cân bằng" sự tập trung về chiến lược, từ nhà sân khấu chiến đấu ở Iraq và Afghanistan về châu Á, nơi Ông cho rằng Washington đã đầu tư nguồn lực quá ít trong những năm gần đây, bởi vì mối bận tâm của mình với hai cuộc chiến (Iraq và Afghanistan).
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất với hầu hết các nước trong khu vực, cắt giảm ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng phóng tỏa sức mạnh quân sự rộng rãi hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại. Tuy ngân sách quân sự thực sự của họ không được công bố nhưng các chuyên gia nói rằng ít nhất là tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, cho phép Trung Quốc tăng cường sự hiện diện hàng hải tương đối yếu bằng cách xây dựng các tàu hiện đại hơn để có thể hoạt động trong phạm vi lớn hơn và trang bị với chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình. Trung Quốc đã khoe những gì dường như là máy bay tàng hình mới và đã mua vũ khí tiên tiến từ Nga.
Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vẫn nhiều lần hơn so với dự đoán của các nhà phân tích về ngân sách quân sự thực của Trung Quốc, nhưng phần lớn đã bị hút vào những cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq. Hơn nữa, chính quyền Obama đã cam kết sẽ cắt giảm 400 tỷ trong 10 năm, và trận chiến về ngân sách có thể còn đưa đến những cắt giảm hơn nữa.
Tình hình của Mỹ mở rộng ra đến một nước Trung Quốc quyết đoán hơn.
Đầu năm ngoái, các quan chức Trung Quốc đã cảnh cáo các quan chức chính quyền đến thăm Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ một sự can thiệp nào vào khu vực. Năm nay, tàu thuyền hoặc máy bay của Trung Quốc đã bắt đầu hành động mạnh mẽ hơn. Các quan chức Philippines nói rằng quân đội của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển và vùng trời Phi Luật Tân sáu lần, kể cả một lần tàu khu trục Trung Quốc đã bắn về hướng một chiếc thuyền đánh cá Philippines. Việt Nam đã báo cáo rằng tàu Trung Quốc cắt cáp hai tàu thăm dò thực hiện khảo sát địa chấn.
Vào hôm thứ Ba, các quan chức Philippines cho biết, gần đây Trung Quốc đã kiến quyết với các kế hoạch của họ để thăm dò trong một vùng biển dưới 50 dặm ngoài khơi Philippines, nói rằng vùng biển này thuộc lãnh thổ của mình. Năm ngoái Hoa Kỳ đã bắt đầu phản đối lại các diễn biến này. Một bản nghiên cứu bốn năm một lần của Ngũ Giác đài đã xác định một số nước trong khu vực là đối tác chiến lược. Hoa Kỳ cũng bắt đầu khôi phục lại quan hệ song phương với Myanmar (trước đây là Burma) và thúc đẩy các quan hệ với Indonesia.
Đáng kể nhất, tại một cuộc họp khu vực ở Hà Nội vào mùa hè năm 2010, bà Clinton nhấn mạnh lập luận rằng Hoa Kỳ có một quyền lợi sống còn trong việc duy trì các tuyến đường biển tự do và hòa bình trong vùng Biển Đông. Bà kêu gọi tất cả các vụ tranh chấp nên được giải quyết trên các diễn đàn quốc tế. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã quát tháo ầm ĩ.
Các quan chức chính quyền đã mở theo đường lối của bà Clinton. "Biển Đông là một khu vực hàng hải chung rất quan trọng cho toàn bộ khu vực" và cho cả Hoa Kỳ, Đô đốc Robert F. Willard, chỉ huy Lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã tuyên bố với các phóng viên tháp tùng ông Obama. Các tuyến đường biển có giá trị đến 5,3 nghìn tỷ USD trong thương mại song phương hàng năm, trong đó có 1,2 nghìn tỷ là của Mỹ, ông nói.
Các quan chức chính quyền Obama nói rằng vai trò mạnh hơn của Hoa Kỳ không chỉ vì lợi ích của mình. Benjamin Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia về truyền thông chiến lược, cho biết rằng ông Obama đã tập trung vào việc "đáp ứng các lợi ích đặc biệt của cả hai phía chúng ta trong khu vực, nhưng cũng là một đòi hỏi, một quyền lợi của các quốc gia trong khu vực để Hoa Kỳ phải đảm nhiệm một vai trò".
Như một tín hiệu cho điều này, ông Obama sẽ tham gia cùng nhà lãnh đạo của 16 quốc gia khác trong cuộc họp tại tại Diễn đàn Châu Á lần thứ Sáu tại Bali trong tuần này, lần đầu tiên mà một tổng thống Mỹ đã tham dự trong một diễn đàn như thế.
Động thái này là một phần của một chiến lược rộng hơn để lại nắm lại chủ nghĩa đa phương. Trong những năm gần đây, Washington xem các nhóm nước trong khu vực châu Á qua cái nhìn đã hạn chế khả năng hành động của mình, trong khi Trung Quốc đã theo đuổi các quan hệ đối tác khu vực trước khi vươn lên thành một siêu cường trong khu vực. Hiện nay, dường như các vai trò đã chuyển đổi. Hoa Kỳ đã "xoay bàn đa phương về phía Trung Quốc", ông Carlyle A. Thayer, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết.
Tuy nhiên, một số nhà phân tich đồng thuận rằng chủ nghĩa đa phương đã đi vào bằng một màu sắc tích cực. "Bên dưới mặt nổi, chúng đang trở thành một vũ đài cho sự tinh tế, nhưng đối với khu vực, chúng hoàn toàn làm suy nhược sức mạnh và ảnh hưởng cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc", Michael Green, một nhà phân tích ở Washington của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận xét.
Vị trí mạnh mẽ hơn của Mỹ đang chứng tỏ là Trung Quốc khó có thể chấp nhận.
Toàn Cầu Thời báo, một chi nhánh của Nhân Dân Nhật báo, tờ báo tuyên truyền hàng đầu của Đảng Cộng sản,viết rằng Hoa Kỳ đã cố gắng để "tạo nên một băng đảng" chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa.
Nhiều người Trung Quốc đã trở nên tức giận trước di chuyển của Mỹ trong khu vực, những động thái luôn được tường thuật và chỉ trích nặng nề trên các báo chí do nhà nước kiểm soát.
"Hoa Kỳ đang dùng các nước nhỏ như những con rối", Ge Fen, một nhà sản xuất chương trình truyền hình ở Hàng Châu nhận xét. "Họ đang núp đằng sau những con rối ấy để bao vây Trung Quốc".
Tuy nhiên, cũng hiện diện nhiều tiếng nói mềm mỏng hơn.
"Nếu chính phủ Trung Quốc thông minh, họ nên suy nghĩ về lý do tại sao Mỹ lại đột nhiên trở nên phổ biến trong khu vực" ông Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Hoa Kỳ học tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nói. "Phải chăng vì Trung Quốc đã không đủ tốt lành trong cách ngoại giao với các nước láng giềng của mình ?".
Có một số dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh các chính sách của mình để đắp ứng với những lời chỉ trích như vậy. Trong vài tháng qua, đất nước này đã thể hiện một sự sẵn lòng mới để đánh mạnh vào nhiều giao dịch có tính hợp tác hơn với các nước láng giềng. Tuần trước, họ đã thông báo sẽ tham gia với các nước láng giềng phía đông nam của mình trong việc chống bọn cướp biển trên vùng hạ nguồn sông Cửu Long. Trong tháng Bảy, Trung Quốc đã ký một "tuyên bố về ứng xử" với các quốc gia Đông Nam Á về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
"Chúng ta trở lại một vị trí lạc quan thận trọng", Giáo sư Thayer cho biết.



TT Obama: ‘Mỹ không sợ Trung Quốc’ (Nguoi-Viet Online) - Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Tư nói rằng Hoa Kỳ không sợ Trung Quốc, trong khi thông báo một hiệp ước an ninh mới vừa được ký với thủ tướng Úc.
Mỹ làm Tàu lo: U.S. pivot to Asia makes China nervous (WP 16-11-11) --"China is feeling at once isolated, criticized, encircled and increasingly like a target of U.S. moves" Excellent!  Punk! --"Some analysts said China’s response to America’s new Asia posture is for the moment likely to be restrained. China is facing a leadership change in 2012, they noted, and Beijing is unlikely to make any moves that might upset the carefully choreographed transition"
Trung Quốc không chịu đàm phán đa phương:
 Beijing Resists Sea Debate During East Asia Summit  (WSJ 16-11-11) Lược thuật: Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau (VnEx 16-11-11)
Mỹ - Trung Quốc - Biển Đông
China Furthers Washington's Cause in the South Sea (NI 16-11-11)  -- Bài đáng đọc của Amitai Etzioni
Mỹ - Châu Á (nhìn từ Úc):
 Barack Obama's Sputnik moment (Australian 17-11-11)
Mỹ - Úc5 Lessons of U.S. Plan for a Permanent Military Presence in Australia (Atlantic 11-11-11) -  Phân tích đáng đọc! 

Philippin - Trung Quốc
Dispute Over Bare Islands Underscores Philippines’ Rocky Relations With China (NYT 15-11-11)

-

Malaysia sắm 18 Su-30MKM mang tên lửa siêu âm BrahMos

-Mỹ nhận bom “khủng” đối phó Iran (LĐ/AFP).  – Vua tên lửa” Iran bị ám sát? (TTVH/AFP).- Iran “không hợp tác hạt nhân với CHDCND Triều Tiên” (TN). - Iran: Bảo vệ chương trình hạt nhân (SGGP). - Phương Tây lật đổ chế độ Iran mà không cần tấn công? (ĐấtViệt). - Iran muốn hợp tác hạt nhân với Thổ Nhĩ Kỳ (TN).
Nga: chuẩn bị hầm trú ẩn tránh phóng xạ cho người dân Moscow (Kichbu/newsland.ru và dni.ru).--
...Kể từ năm 1954, có lẽ chưa có một nhà chính trị Mỹ nào cố ý làm Bắc Kinh mất mặt như vậy. Hôm Chủ Nhật vừa rồi, sau hội nghị APEC tại Honolulu có mặt 21 nguyên thủ quốc gia vùng Á Châu và Thái Bình Dương, ông Barack Obama, tổng thống Mỹ, đã lên giọng khuyên chính quyền Trung Quốc hãy “Cư sử như người lớn!” Lời tuyên bố của ông tổng thống Mỹ đã được báo chí khắp thế giới dùng làm tựa đề cho các bản tin về ngày chấm dứt hội nghị APEC.
TQ xác nhận vụ tự thiêu ở Thiên An Môn - (BBC) --Trung Quốc xác nhận một vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh hồi tháng 10. Ngải Vị Vị : đấu tranh với sở thuế để cho thấy bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét