Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Các nhà giáo chân chính!

- Các nhà giáo chân chính!  —  (Boxitvn) “Cãi ngẳng và lí điềm” (chữ dùng của ông Nguyễn Quang Lập) đối với Giáo sư Ngô Bảo Châu hay đem “đội ngũ những chú Javert” (chữ dùng của ông Phạm Toàn) ra dồn ép Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy chỉ là đổ thêm dầu vào lửa bởi trên khắp đất nước Việt Nam này, có hàng vạn hàng triệu người đang đặt lòng tin vào Giáo sư Ngô Bảo Châu, vào Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào những nhà giáo coi việc “kí vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ là việc tối thiểu mà một trí thức có thể làm”. Tức cười từ bác Lập cho tới các bác boxitvn đem đánh đố chữ “lí điềm” làm bà con không biểu nghĩa gì. Vậy BS xin giải ngay: chữ đó là nói lái từ chữ “liếm đì”, mà chữ  “đì” thì theo giải nghĩa của Từ điển mở Wiktionary và  từ điển tiếng Việt là cái “bìu dái”. Vậy “lí điềm” là liếm cái bìu dái. Hề hề! Có vậy thôi mà cũng ái ngại húy kỵ.  (Bổ sung 10h: độc giả H.Đ. biểu BS hỏng phải người miền Trung nên hiểu” ngược” cái từ “đì”. Từ điển nói vậy chớ dân trong đó coi “đì” là thứ của … đờn bà cơ. Hic! Bữa nay “sanh nhựt” bác nên xin bà con nói chuyện bình dân chút, như bác).
Nhân đây mời bà con coi trích đoạn phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu trên VTV4 đêm qua (cuối mục điểm tin nầy). Không rõ nó được thực hiện khi nào. Chỉ thấy tuồng như có liên quan tới vụ “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu“. Sực nhớ câu nói của một cán bộ có trách nhiệm trong cơ quan quản lý báo chí với BS bữa rồi về vụ nầy, rằng cần phải hiểuQuý Thanh không đại diện cho tờ An ninh Thế giới, tờ ANTG cũng không đại diện cho nhà nước VN. Phải chăng chương trình này của VTV4 cũng ẩn chứa thông điệp đó?

Các nhà giáo chân chính!

Nghịch Nhĩ

Sau cha, mẹ thì thầy giáo, cô giáo là những từ cao quý nhất mà người ta có thể dành tặng cho nhau. Trong “tam cương” của xã hội phong kiến, thậm chí sư (người thầy) còn được xếp trước phụ (người cha), chỉ phải xếp sau quân (nhà vua). Nếu vẫn giữ thứ tự ấy thì ngày nay, ở những nơi không còn vua như Việt Nam ta, rõ ràng vị trí đầu tiên thuộc về người thầy.
Nhà sư phạm nổi tiếng Nadezhda Krupskaya, vợ của Lenin từng khẳng định: “Cơ sở của mọi sự giáo dục là lòng tin ở người thầy”. Trên thực tế, dân chúng luôn đặt lòng tin nhiều nhất vào các thầy giáo, cô giáo chân chính, luôn coi các thầy giáo, cô giáo chân chính là biểu tượng của tri thức, đạo đức và niềm hi vọng. Không phải ngẫu nhiên mà những người giúp đem lại sự khỏe khoắn về thể xác, sự cứu rỗi về tinh thần cho con người được gọi là thầy thuốc, thầy tu còn những người giúp đem lại công lí, sự công bằng cho xã hội được gọi là thầy cãi. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam những năm gần đây, trong số mươi đại biểu tập hợp, phản ánh được rõ nhất ý chí và nguyện vọng của người dân, có tới dăm vị là nhà giáo.
Vì thế, khi đọc bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam, để lượng định chính xác sức nặng về mặt xã hội của nó, tôi đã tỉ mẩn khoanh rõ tên những người là nhà giáo đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Sao phải đang sống và làm việc tại Việt Nam?
Các cụ ta cảnh cáo “chó khôn chớ cắn càn” là bởi đâu phải con chó nào cũng khôn. Trẻ già gì, để chó cắn cho cũng khổ. Tôi chẳng hề phân biệt đối xử hay kì thị đồng bào ta ở nước ngoài, chỉ muốn cẩn thận hơn vì ở Việt Nam vẫn còn những kẻ cúi rạp người “kính thưa ba ông Tây trên tường”, khăng khăng lấy cái gọi là “chủ nghĩa” của Marx và Lenin, hai vị chưa từng đặt chân tới Việt Nam, thậm chí chưa từng nói tới, viết tới hai chữ Việt Nam làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình nhưng lại cao giọng răn đe Giáo sư Ngô Bảo Châu rằng: “Hơn một nửa cuộc đời mình Giáo sư Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực Giáo sư dành thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ”.
Kết quả của việc làm tỉ mẩn trên khiến tôi hơi bất ngờ. Đã dự đoán có nhiều nhà giáo kí vào bản kiến nghị song tôi không nghĩ con số lại lên tới 193, gồm 44 Giáo sư, Phó giáo sư, một giáo viên mầm non, một giáo viên tiểu học, 21 giáo viên trung học, 47 giáo viên đại học, cao đẳng, 79 nhà giáo không ghi rõ bậc học, cấp học đã hoặc đang giảng dạy. Ngoài ra còn có 22 thầy thuốc, 19 thầy tu, 11 thầy cãi. Họ có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành của đất nước.
Thời nào cũng tồn tại lũ “lưu manh giả danh trí thức” và lắm khi việc vạch mặt, chỉ tên chúng chẳng dễ dàng. Nếu không có “thất trảm sớ”, chắc gì Chu Văn An đã được coi là vạn thế sư biểu của Việt Nam. Nếu không có các bản kiến nghị, các tình huống thế này, chắc gì người bình thường như tôi biết được đâu là những nhà giáo chân chính, đâu là những kẻ lưu manh, ô nhục (chữ dùng của ông Phạm Toàn) nhưng lại mang danh nhà giáo, thậm chí còn mang danh Giáo sư, Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
Từ việc giáo sư Ngô Bảo Châu dạy toán học, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy dạy văn học và ngôn ngữ, chợt liên tưởng: “Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn / Ở hai đầu nỗi nhớ, nghĩa tình đằm thắm hơn”. Có lẽ sự đồng nhất chính kiến của hai nhà giáo dạy hai môn học rất khác nhau trước việc ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt giữ, kết án tù càng cho thấy chính kiến này là sâu sắc, thấu đáo cả về lí lẫn về tình. “Cãi ngẳng và lí điềm” (chữ dùng của ông Nguyễn Quang Lập) đối với Giáo sư Ngô Bảo Châu hay đem “đội ngũ những chú Javert” (chữ dùng của ông Phạm Toàn) ra dồn ép Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy chỉ là đổ thêm dầu vào lửa bởi trên khắp đất nước Việt Nam này, có hàng vạn hàng triệu người đang đặt lòng tin vào Giáo sư Ngô Bảo Châu, vào Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào những nhà giáo coi việc “kí vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ là việc tối thiểu mà một trí thức có thể làm”.
Liệu những Giáo sư, Tiến sĩ trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo quá trình bắt giữ, kết án tù ông Cù Huy Hà Vũ có đáng được coi là trí thức không nhỉ? Và đến bao giờ lũ lưu manh giả danh trí thức mới bị vạch mặt, chỉ tên?
N. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

545. Thách thức đối với Việt Nam: chuỗi cung ứng

545. Thách thức đối với Việt Nam: chuỗi cung ứng

Đăng bởi anhbasam on 19/05/2011

Bankok Post

Weekly Link

Thách thức đối với Việt Nam: chuỗi cung ứng

Ngày 18 tháng 5 năm 2011
Việt Nam là một trong những câu chuyện ấn tượng nhất về tăng trưởng trong vòng hai thập kỷ qua trên thế giới. Đặc biệt, đất nước này từ 10 năm nay đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và đang trở thành một địa chỉ kinh doanh hấp dẫn. Tuy vậy, nền kinh tế hiện đang đối mặt với những nhược điểm và thách thức từ bên trong, điều này được thể hiện ra ngoài ở khả năng cạnh tranh thấp về nhiều mặt. Mặt khác, những đổi thay nhanh chóng và phức tạp ở bên ngoài đang tác động tới nền kinh tế mở cửa của Việt Nam theo những chiều hướng cần lưu ý.
Những vấn đề chính của chuỗi cung ứng: Vietnam Competitiveness Review [Nghiên cứu Cạnh tranh Việt Nam] đưa ra một đánh giá chi tiết về những điểm mạnh và điểm yếu của đất nước này. Được xuất bản gần đây bởi các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cạnh tranh châu Á (của Singapore) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (của Việt Nam) dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Giáo sư  Michael Porter của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Harvard, bài viết này nhận diện những vấn đề chính liên quan đến cơ cấu chuỗi cung ứng mà đất nước này cần giải quyết.
Kể từ khi bắt đầu cải cách nền kinh tế vào giai đoạn nửa sau những năm 1980, GDP tính theo mỗi đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là gần 6%, đưa hàng triệu người thoát nghèo. Bài viết này cho rằng động lực thúc đẩy chính nằm ở năng suất lao động tiến bộ. Nhưng bất chấp những thành quả đạt được gần đây, Việt Nam vẫn đứng sau nhiều nước về phát triển cơ sở hạ tầng, mức độ trưởng thành của chuỗi cung ứng và khung chính sách quản trị của quốc gia.  
Chính sách phát triển công nghiệp theo các cụm ngành nghề [cluster development]: Muốn nâng cao sức cạnh tranh thì đòi hỏi phải có các ngành nghề được chuyên môn hóa để tăng hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ mà một công ty hoạt động riêng lẻ không thể nào đạt được mức hiệu quả ấy. Cách làm phổ biến này được dựa trên việc tạo ra các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu, cung ứng tín dụng rẻ cho các công ry cá lẻ và tạo nên cơ sở hạ tầng chuyên dụng. Các chiến lược phát triển dành cho khu vực tư nhân hiện đang tỏ ra có những hạn chế. Chính phủ nên giúp các công ty ở các cụm ngành nghề có thể cạnh tranh ở một mức độ cao chứ không phải là trốn tránh cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng đường bộ: chính phủ trong những năm gần đây đã gia tăng đầu tư vào hệ thống quốc lộ Bắc-Nam và nâng cấp hầu hết các tuyến đường nội đô, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường bộ là cao, ở tỉ lệ trên 10% GDP so với 7-8% ở Thái Lan và Trung Quốc. Song, do không có các giải pháp lựa chọn vận tải đa phương thức nên nhiều doanh nghiệp chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục bị vướng mắc ở chi phí vận chuyển ngày càng tăng do giá xăng dầu leo thang.
Cảng biển và thương mại duyên hải: Tuy Việt Nam có những cảng biển quốc tế (ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng) có thể đón tàu trọng tải lớn nhưng dịch vụ của các cảng này không đáp ứng những yêu cầu của các nhà vận tải, còn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cảng biển không theo kịp với tăng trưởng xuất khẩu. Chẳng hạn, chi phí dịch vụ hiện nay là quá cao; thủ tục hải quan tốn quá nhiều thời gian, thông thường phải mất từ  3-7 ngày và có trường hợp lên tới một tháng (ở Singapore thì thời gian làm thủ tục hải quan chỉ mất trung bình 10 phút); Việt Nam đang còn thiếu một cảng trung chuyển công-ten-nơ quốc tế; đường sắt và đường bộ không kết nối với hệ thống cảng biển, điều này đang cản trở hiệu quả của thương mại duyên hải trong nước.
Hàng không: các cảng hàng không cũng đang vấp phải những rào cản công suất chuyên chở hành khách. Chất lượng dịch vụ không tốt, các chuyến bay quốc nội thường bị trễ. Thị trường chuyển chở hành khách nội địa chỉ là 9-10 triệu hành khách mỗi năm. Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển các kênh trung chuyển xuất khẩu và trung chuyển nội địa nếu viết tận dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không một cách có hiệu quả.
Đường sắt: Mặc dù  Việt Nam có 2.600 km đường sắt song cơ sở hạ tầng đã lạc hậu. Thị trường đường sắt do nhà nước độc quyền đã không đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng. Cho dù tuyến đường sắt Bắc-Nam (nối với Bắc Kinh) đang được nâng cấp song sự thực là việc không có hệ thống đường ray đôi có nghĩa là chỉ cần một chỗ bị tắc nghẽn nhẹ là có thể khiến cho toàn bộ tuyến đường bị dừng hoạt động. Không có các tuyến đường sắt kết nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, Lào và Campuchia. Đường sắt khổ 1 mét xuống cấp đang hạn chế tốc độ chạy tàu; và quá nhiều đường ngang giao cắt với đường bộ chạy qua các khu dân cư đang thường xuyên gây ra những vụ tai nạn.
Bài viết Cạnh tranh Việt Nam nhận diện những khuyến nghị cụ thể về chính sách và một cơ cấu thực thi nhằm xây dựng những lợi thế cạnh tranh ngày càng tinh vi. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song à người ta đang thấy rõ một điều là Việt Nam vẫn còn cả một con đường dài phía trước phải đi.
Weekly Link là một diễn đàn được điều phối bởi Barry Elliott và Chris Catto-Smith CMC làm việc tại Viện Tư vấn Quản Lý tại Thái Lan. Diễn đàn này dành cho các chuyên gia trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Diễn đàn hoan nghênh mọi đóng  góp, câu hỏi, phản hồi và tin tức gửi tới địa chỉ:  Barry.Elliott@inslo.com  hoặc cattoc@cmcthailand.org
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

544. VỀ CUỘC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG GIỮA ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG

Đăng bởi anhbasam on 19/05/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỀ CUỘC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG GIỮA

ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 17/05/2011
TTXVN (Niu Đêli 12/5)
Trong lịch sử, Ấn Độ đã có mối liên hệ với các nước và nhân dân các nước khu vực ven Ấn Độ Dương qua ảnh hưởng tôn giáo, văn hoá cùng các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, điều đó đã bị phá vỡ bởi các cuộc xâm lược của các cường quốc thực dân châu Âu sau thế kỷ 16. Sự ra đi của các nước thực dân Anh, Pháp, Hà Lan sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã buộc các nước khu vực Ấn Độ Dương thay đổi chính sách đối ngoại của mình xuất phát từ lợi ích dân tộc, các thực tế địa chính trị đang nổi lên và sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Những thực tế đó đã và đang đặt ra các thách thức đối với Ấn Độ.
Trong bài thuyết trình mang tên “Cuộc đấu tranh quyền lực ở khu vực Ấn Độ Dương” tại hội nghị chuyên đề mới đây ở trường Đại học Xítni (Ôxtrâylia), nhà nghiên cứu Ấn Độ Chandan Mitra đề cập về những thách thức đối với Ấn Độ ở khu vực này như sau:
Ấn Độ được xác định là trung tâm của các nước ven bờ Ấn Độ Dương đã chọn chính sách không liên kết làm chính sách đối ngoại của mình nhằm giữ cho Ấn Độ Dương trở thành “khu vực hoà bình”. Mặt khác, Ấn Độ bắt đầu thiết lập các mối quan hệ mới với các nước vùng duyên hải ở Ấn Độ Dương. Trong hơn 60 năm qua, Ấn Độ can dự nhiều hơn bao giờ hết ở khu vực thông qua quan hệ thương mại, viện trợ và giúp đỡ tài chính. Bất chấp các nỗ lực đã được thực hiện, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm và điều đó chỉ có thể xảy ra khi Ấn Độ chi tiền cho các nhu cầu của các nước khát khao phát triển ở khu vực. Là một cường quốc kinh tế và công nghệ đang nổi lên, Ấn Độ bắt đầu xem Ấn Độ Dương là vấn đề cốt lõi trong chính sách đối ngoại của mình, khôi phục lại và tăng thêm động lực cho chính sách đó.
Các mối đe doạ an ninh chủ yếu đối với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương
Hiện nay, các mối đe doạ an ninh chủ yếu đối với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương xuất phát từ 3 yếu tố; thứ nhất, đó là sự xói mòn dần dần ảnh hưởng chính trị của Niu Đêli ở khu vực; thứ hai, sự có mặt của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở khu vực; và thứ ba, các hoạt động không kiểm soát được của cướp biển Xômali.
Sự xói mòn ảnh hưởng chính trị của Ấn Độ thể hiện rõ nhất tại Xri Lanca, nơi bất chấp sự giúp đỡ của Côlômbô giành thắng lợi trong cuộc nội chiến chống phiến quân “Những con hổ giải phóng Tamin” (LTTE), Niu Đêli đã không thể bảo vệ một cách phù hợp dù là lợi ích của người Tamin tại Xri Lanca hay tính mạng cũng như kế sinh nhau của ngư dân Tamin người Ấn Độ, mà số phận củahọ bị phó mặc cho Hải quân Xri Lanca. Các vấn đề tiêu cực mà Ấn Độ phải đương đầu với Xri Lanca hiện nay đang có nguy cơ lặp lại ở Manđivơ, Môrixơ và Xâysen trong những năm tới nếu ban lãnh đạo chính trị Ấn Độ không quyết đoán hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình tại các quốc đảo này.
May mắn là lợi ích của Ấn Độ vẫn còn chiếm ưu thế tại Manđivơ bất chấp mối quan hệ ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Manđivơ tiếp tục muốn Ấn Độ giúp họ tăng cường khả năng đối phó với các mối đe doạ an ninh xuất phát từ các phần từ Hồi giáo cực đoan có căn cứ tại Pakixtan cũng như bọn cướp biển Xômali. Bởi vậy, nước này vẫn quan tâm tới lợi ích của Ấn Độ. Xâysen cũng như vậy. Mặc dù chấp nhận sự trợ giúp của Bắc Kinh để tăng cường khả năng chống cướp biển, song Victoria vẫn chấp nhận sự trợ giúp và đề nghị hợp tác của Niu Đêli như trước đây.
Tuy vậy, Ấn Độ có lý do để lo ngại về những diễn biến gần đây tại Môrixơ kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm nước này vào tháng 2/2009. Trong chuyến thăm này, ông Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố cho nước chủ nhà vay với lãi suất thấp 260 triệu USD để hiện đại hoá và mở rộng sân bay ở nước này. Ngoài ra, ông còn công bố khoản cho vay không tính lãi trị giá 5,9 triệu USD và viện trợ không hoàn lại 30 triệu nhân dân tệ. Thủ tướng Môrixơ Navinchandra Ramgoolam còn nói hai nước đã thảo luận khả năng trợ giúp tiếp theo để cải thiện điều kiện giao thông ra vào khu vực thủ đô thường xuyên bị tắc nghẽn của quốc đảo này.
Ông Hồ Cẩm Đào cam kết đẩy nhanh việc xây dựng khu vực kinh tế và thương mại trị giá 730 triệu USD do Trung Quốc cấp vốn ở khu vực phía Bắc Môrixơ. Dự án mang tên Tialy sẽ là dự án có vốn nước ngoài lớn nhất tại Môrixơ, tạo ra 40.000 việc làm. Từ năm 1972 tới chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào 2/2009, tổng số tiền trợ giúpcủa Trung Quốc dành cho  Môrixơ là 117 triệu USD. Hiện có 13 công ty Trung Quốc hoạt động tại Môrixơ trong các lĩnh vực dệt, xây dựng và công nghệ thông tin.
Khu vực kinh tế và thương mại rộng 521 mẫu Anh tại Môrixơ được Trung Quốc coi là một phần quan trọng trong chính sách “đi ra bên ngoài” và chiến lược châu Phi của họ. Mục tiêu của Trung Quốc là sử dụng Môrixơ như một bàn đạp phục vụ cho các dự án xây dựng và kinh doanh tại miền Nam châu Phi. Đại bản doanh của các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực miền Nam châu Phi dự kiến sẽ được đặt tại thành phố thương mại mới này, và sẽ do Trung Quốc xây dựng ở ngoại ô thủ đô Pot Lui (Port Luis như một phần của dự án nói trên.
Sau sự xói mòn ảnh hưởng về chính trị của Ấn Độ tại Xri Lanca, giờ đây người ta laị nhìn thấy tiến trình tương tự tại Môrixơ. Quốc đảo này từng chịu ảnh hưởng văn hoá và kinh tế của Ấn Độ. Giờ đây Môrixơ tiếp tục chịu ảnh hưởng của Ấn Độ về văn hoá, song về kinh tế họ ngày càng hướng về Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Và điều hiển nhiên là khi có ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng, ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc đối với người Môrixơ cũng sẽ tăng lên.
Sự suy giảm ảnh hưởng của Ấn Độ về chính trị và kinh tế ở Ấn Độ Dương diễn ra cùng với sự hiện diện của Trung Quốc ở các nước khu vực này đang không ngừng tăng lên qua việc trợ giúp các nước này như phát triển cơ sở hạ tầng – sân bay, thành phố kinh tế và thương mại ở Môrixơ; xây dựng sân bay quốc tế và cảng thương mại Hambantota, mở rộng và hiện đại hoá cảng Côlômbô, sửa chữa và xây dựng đường bộ và đường sắt ở Xri Lanca; xây dựng hải cảng mới tại Kyaukryu tới tỉnh Vân Nam để có thể chuyển khí đốt và dầu mở sản xuất tại Mianma cũng như dầu mỏ do các tàu chở dầu chuyển từ khu vực Tây Á và châu Phi thẳng về Trung Quốc mà không cần phải đi qua eo biển Malắcca; và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc kết nối Rănggun với Vân Nam. Trung Quốc cũng đang thương lượng với Bănglađét về hiện đại hoá cảng Chitagong và kết nối hệ thống đường sắt của Bănglađét với hệ thống đường sắt của Mianma.
Ưu thế của Trung Quốc đối với Ấn Độ
Để mở rộng và tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương, Trung Quốc có hai thứ vũ khi mà Ấn Độ không thể sánh kịp ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai gần – nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ và ưu thế lớn về kỹ năng xây dựng. Trong khi đó, các nước khu vực này đang mong muốn phát triển hạ tầng cơ sở.
Dù có lực lượng hải quân tốt nhất thì ảnh hưởng cũng sẽ bị hạn chế một khi không có ảnh hưởng về chính trị và kinh tế ở các nước khu vực Ấn Độ Dương. Bằng cách tăng cường sự có mặt và ảnh hưởng trên đất liền ở các nước khu vực, Trung Quốc bước đầu thắng thế so với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc hiện vẫn chưa thể sánh với sự hiện diện trên biển của Hải quân Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương, tuy vậy sự có mặt và ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước khu vực sẽ tạo ra thách thức ngày càng tăng đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Những báo cáo mang tính giả thiết rằng lợi ích của Trung Quốc đòi hỏi họ phải sở hữu căn cứ quân sự – đặc biệt là căn cứ hải quân – ở khu vực Ấn Độ Dương là chưa có những bằng chứng xác đáng. Hiện tại, lợi ích của Trung Quốc là tăng cường sự có mặt về kinh tế. Khi sự có mặt về kinh tế tăng, lại có mặt về chính trị cũng sẽ tự động tăng lên. Đúng là Trung Quốc trong một thời gian dài đã phát triển thông qua việc quan hệ cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự có ý nghĩa chiến lược cho Pakixtan, Xri Lanca và Mianma. Người ta cũng có thể thấy sự khởi đầu tương tự như vậy với Bănglađét.
Liệu các quan hệ như trên có hình thành một phần của chiến lược được vạch kế hoạch kỹ càng nhằm vươn tới sự có mặt về quân sự lâu dài ở Ấn Độ Dưoơg hay không? Hiện chưa có bằng chứng để khẳng định ý kiến này. Ở thời điểm hiện nay, Trung Quốc đang tập trung cho sự có mặt về kinh tế và ảnh hưởng chính trị. Ý định của Bắc Kinh tiến vào lĩnh vực cung cấp vũ khí và xây dựng quan hệ là một động thái mang tính chiến thuật nhằm đạt được hai mục tiêu này.
So với chiến lược hải quân của họ tại khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc rất ít nói về các đường nét chiến lược tại Ấn Độ Dương. Trung Quốc không có các nguồn lực cần thiết để có thể thách thức ưu thế do Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ nắm giữ tại Ấn Độ Dương. Lợi ích hiện tại của họ ở khu vực này là bảo vệ an ninh cho các tuyến đường cung cấp nhiên liệu và tăng cường sức mạnh cho Pakixtan làm đối trọng với Ấn Độ.
Việc các tàu Hải quân Trung Quốc tham gia hoạt động tuần tra chống cướp biển tại Ấn Độ Dương và vịnh Ađen không tạo ra bất kỳ phản ứng công khai nào ở khu vực cũng như ở phương Tây. Các nước khu vực cũng như phương Tây hiểu được nỗi lo ngại của Trung Quốc về mối đe doạ từ cướp biển Xômali. Các cuộc tuần tra thường xuyên chống cướp biển do các tàu của Hải quân Trung Quốc thực hiện cho phép họ làm quen với các điều kiện hoạt động, bắt đầu thiết lập quan hệ giữa hải quân – hải quân với các nước khác, và đề xuất việc trợ giúp trong khả năng xây dựng.
Liệu Trung Quốc có sử dụng hoạt động chống cướp biển làm nền tảng cho chiến lược lâu dài ở Ấn Độ Dương hay không? Trung Quốc tránh công khai thảo luận về vấn đề này để không gay ra những lo ngại không cần thiết ở khu vực về sự quyết đoán của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Các sĩ quan Hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu thường lên tiếng về sự cần thiết phải có căn cứ hải quân ở khu vực này nhằm bảo đmr việc cung cấp hậu cần cùng các nhu cầu khác cho hoạt động tuần tra chống cướp biển của tàu khiến Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, song tiếng nói này không được Bắc Kinh và Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích. Trung Quôc chưa vạch ra chiến lược hải quân dài hạn tại khu vực này.
Trong bối cảnh trên, Ấn Độ – với khả năng hàng hải to lớn của mình – đã cố gắng đóng một vai trò “đòn bẩy kín đáo” và “cân bằng quyền lực” ở khu vực Ấn Độ Dương. Năm 2008, Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về hải quân khu vực Ấn Độ Dương với sự tham gia nhiệt tình của tất cả các nước ven bờ Ấn Độ Dương. Rất tiếc rằng việc tập trung thảo luận đã bị phân tán trong các hội nghị tương tự – nhất là trong hội nghị gần đây tại Arập Xêút./.

547. Việt Nam còn phải cần một thời gian dài nữa cho Quỹ đầu tư VNM niêm yết trên thị trường chứng khoán New York?

547. Việt Nam còn phải cần một thời gian dài nữa cho Quỹ đầu tư VNM niêm yết trên thị trường chứng khoán New York?

Đăng bởi anhbasam on 19/05/2011

Seeking Alpha

Việt Nam còn phải cần một thời gian

dài nữa cho Quỹ đầu tư VNM niêm yết

trên thị trường chứng khoán New York?

Econ Grapher
Ngày 18-5-2011
Tuần này báo chí bất ngờ rầm rộ đưa tin Việt Nam lại tăng lãi suất một lần nữa, đưa lãi suất tái cấp vốn [refinancing rate] lên tới 15% (tức là tăng 100 điểm cơ bản). Đây là đợt tăng lãi suất tiếp theo một loạt các đợt tăng lãi suất mỗi đợt tăng 100 điểm gốc [basis point] và nguyên nhân là do giá cả tăng vọt cùng với lạm phát hàng năm lên tới 17,5% vào tháng Tư.
Những sự kiện nói trên khiến người ta có lý do chính đáng để nhìn thấy rõ một điều là Việt Nam có xứng đáng được ca ngợi là thị trường mới nổi (hay là “thị trường biên”?) để đầu tư hay không, ít nhất là trong ngắn hạn, nhưng cũng là nhằm cho những triển vọng lâu dài. Vì vậy, bài viết này thử điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cũng như đưa ra một cái nhìn tổng quan tóm tắt về tình hình đầu tư tại Việt Nam. 
Biểu đồ 1: Các lãi suất chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Có lẽ biểu đồ quan trọng nhất là biểu đồ thứ nhất [Biểu đồ 1: Các lãi suất chính thức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam] với các lãi suất tăng vọt liên tục theo lạm phát tới mức đe dọa tuột khỏi tầm kiểm soát. Điều này phần nào khiến cho chúng ta lập tức rút ra kết luận là đầu tư vào Việt Nam trong ngắn hạn có thể không phải là điều lý tưởng do những rủi ro của tăng trưởng “quá nóng”. Khi lạm phát liên tục tăng cao tới những mức như vậy thì sẽ xảy ra một rủi ro ấy là giá cả tăng vọt sẽ gây tác hại tới tăng trưởng kinh tế bởi các mô hình kinh doanh nhạy cảm với việc tăng giá cả sẽ bị suy yếu đi; có những rủi ro ngoài lề liên quan đến tình hình chính trị ở các khu vực ở trong nước do người tiêu dùng cảm thấy bất mãn với giá cả tăng. Sau đó dĩ nhiên còn có những rủi ro về chính sách: Khi chúng ta đẩy lãi suất lên quá cao thì về căn bản chúng ta đang hoạt động trên tiền đề về sự ép buộc phải chấp nhận một sự suy thoái để giảm bớt sức ép giá cả.  
Biểu đồ 2: Việt Nam – tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
Thế nhưng tăng trưởng GDP vẫn tiếp tục tương đối ổn định trong nhiều năm. Thị trường hàng hóa có xu hướng tăng giá hồi năm 2008 [commodity bull market] đã gây ra một loạt những sự kiện tương tự, song ngay cả trong khi đang có suy thoái toàn cầu thì tăng trưởng GDP hàng năm vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đường màu xanh là những dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF]; về dài hạn, nền kinh tế của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ tăng trưởng bình bình ở mức khoảng 5-7%, tốc độ này không phải là tệ.
 Biểu đồ 3: Việt Nam – tốc độ lạm phát hàng năm
Trong ngắn hạn, điều mấu chốt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phải tiến lên một cách thực sự và phải có những quyết định cứng rắn để đặt lạm phát trong tầm kiểm soát. Tôi không cần phải nhắc lại tác hại của tỉ lệ lạm phát cao, song sẽ đáng để nêu bật câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ khi Việt Nam đã bị một đợt siêu lạm phát khủng khiếp hồi những năm 1980. Ngay cả trong thời kỳ bong bóng hàng hóa hồi năm 2008 thì lạm phát đã ở tăng tới mức trên 20%. Lạm phát và/hoặc tăng trưởng quá nóng là điều cần phải theo dõi trong ngắn hạn, và nó sẽ phụ thuộc vào những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như phụ thuộc vào mức độ vật giá toàn cầu bắt đầu giảm xuống tới mức vừa phải.
Biểu đồ 4: Việt Nam – GDP tính theo đầu người
Trên phương diện GDP trên mỗi đầu người thì Việt Nam nằm trên một đường pa-ra-bôn có xu hướng liên tục đi lên. Đây là một điều tốt, bởi lẽ GDP trên đầu người của một quốc gia càng cao thì quốc gia đó càng dễ là mục tiêu của các công ty làm ăn toàn cầu và càng dễ gia tăng tốc độ phát triển nhờ việc đem lại những dự án đầu tư trong nước và tạo ra việc làm.
Điều này làm nổi bật một lĩnh vực mà người ta thường nhắc tới ở Việt Nam: nhân công rẻ.  Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây [Biểu đồ 2: Việt Nam – tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm], dân số của Việt Nam đều đặn mỗi năm tăng thêm khoảng hơn một triệu người, điều này là có lợi bởi nhân công rẻ là một lợi thế cạnh tranh. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp (chiếm một phần tổng dân số) đã phần nào để lại ảnh hưởng theo thời gian, điều này kết hợp với lạm phát tăng vụt có thể sẽ làm xói mòn cơ hội thường là ngắn hạn để trở thành một nhà sản xuất với chi phí thấp. Điều này không có nghĩa là tôi cho rằng điều này là không chấp nhận được, song chúng ta cần nhận ra những rủi ro đi kèm với chiến lược này. 
Biểu đồ 5: Việt Nam – lao động và dân số
Một phần của thách thức của việc Việt Nam đang là một nơi sản xuất hàng hóa với chi phí thấp nằm ở chỗ Việt Nam liên tục phải phá giá đồng tiền của mình (tiền “đồng”). Trong khi xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh về mặt giá cả thì đồng thời điều này lại gây tác động tới giá cho đầu vào nhập khẩu để dùng cho sản xuất đang trở nên đắt hơn.  Ngoài ra đây cũng phần nào góp phần làm làm Việt Nam liên tục bị thâm hụt tài khoản vãng lai [current account deficit], điều này là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoặc tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế.
Về mặt địa lý, Việt Nam ở vào vị trí thuận lợi để làm một nơi đầy tiềm năng trở thành nơi sản xuất hàng hóa giá thành thấp cho ngôi sao nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa giá thành thấp: Trung Quốc. Quả thực là Việt Nam và Trung Quốc có chung rất nhiều điểm tương đồng, tức là cả hai đều đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa từ trung ương, từ mô hình lấy doanh nghiệp quốc doanh làm trung tâm, sang một nền kinh tế thị trường hướng nhiều hơn tới tăng trưởng.  
Biểu đồ 6: Việt Nam – số dư tài khoản vãng lai (tính theo % GDP)
Nhìn chung, Việt Nam dường như đang có những điều kiện để đất nước này có tiềm năng tăng trưởng dài hạn một cách chắc chắn. Nhưng Việt Nam còn phải đi một quãng đường dài để “bắt kịp” (chẳng hạn mức thu nhập và giàu có) và những yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Việt Nam có cơ hội huy động tiềm năng của dân số đông và đồng tiền có giá trị thấp để giành lấy một thị phần thương mại toàn cầu, gần giống hệt với mô hình phát triển và chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc. Song, chiến lược này có những rủi ro thực thi và cũng có những rủi ro ngắn hạn chẳng hạn như cơn lạm phát đang nổi lên hiện nay. Như vậy, nói tóm lại, tôi muốn nói rằng Việt Nam chắc chắn là xứng đáng để được chú ý tới, nhưng điều này đòi hỏi phải có một khoản tiền bảo hiểm rủi ro kha khá.
Trên phương diện quảng cáo đầu tư vào Việt Nam, phương thức quan trọng hàng đầu là thông qua Quỹ đầu tư niêm yết ETF [trên thị trường chứng khoán New York] chuyên đầu tư vào Việt Nam mang ký hiệu VNM. Mục tiêu của VNM là “theo dõi sát nhất, giá và khả năng lợi nhuận, trước phí và phụ phí, của chỉ số Market Vectors Vietnam Index [cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam]“. VNM thiên về những cổ phiếu có giá trị vốn hóa trung bình [mid-cap value].
Ngoài VNM, còn có một số công ty buôn bán cổ phiếu OTC [pinksheets], song như đã lưu ý, Việt Nam vẫn còn một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp nhà nước. Còn có những khả năng lựa chọn khác đó là nghiên cứu mua cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, chẳng hạn như các quỹ tương hỗ [mutual fund] hoặc thậm chí các quỹ tư nhân chuyên mua cổ phần của các công ty [specialist private equity fund], miễn là phương tiện đó phù hợp với danh mục đầu tư của bạn.  
(Nguồn cung cấp các biểu đồ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế)
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

MỘT LẦN ÐẾN RO RÓ

MỘT LẦN ÐẾN RO RÓ
[20.05.2011 01:24 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) “Trong sâu thẳm, ai cũng muốn con mình được học và đi ra khỏi cái thôn Ro Ró kia, được nhìn thấy đường cái, có xe máy ô tô chạy ầm ầm mà lũ trẻ chỉ được nghe qua lời cô giáo kể. Tôi có thể nhìn thấy điều đó trong ánh mắt của lũ trẻ khi chia tay chúng tôi, những ánh mắt hỏi nhiều điều mà chúng tôi không dám hứa hay trả lời, có thể đơn giản chỉ là bao giờ thì cô quay lại đây lần nữa?”

Khung cảnh nên thơ


Ro Ró hay Rò Ró (phiên âm từ tiếng dân tộc Pakoh, Vân Kiều) đều gợi lên sự cô lập, bé nhỏ, xa hun hút. Đó là 1 thôn miền núi thuộc Xã Avao, Huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, nơi chúng tôi đã “nằm vùng” một tuần khi xây dựng bộ tài liệu sách, tranh, truyện giáo dục mầm non cho trẻ em dân tộc thiểu số vùng này.

Dẫn vào thôn là một con đường độc đạo ven theo con núi, có đoạn dốc dựng ngược khiến những người lười tập thể thao như tôi mặt mày xanh lét, tim đập thình thịch, tưởng đứt hơi mới leo được lên đến nơi sau gần 2 tiếng đồng hồ thở phì phò. Cả thôn có khoảng 30 nóc nhà, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài, khung cảnh khá thơ mộng với triền núi phủ đầy hoa dại, xa xa là bò, lợn, dê, gà thả rông đi lại thoải mái tung tăng.

Đoàn chúng tôi có 7 anh em gồm 2 anh tư vấn, 2 chị em nhóm dự án của tôi, cùng với 1 cô giáo và 1 thầy giáo người dân tộc đi làm phiên dịch, kết nạp thêm bà mẹ trẻ người Pakoh. Chúng tôi đã liên hệ để ở tại nhà văn hóa của thôn, thực ra là 1 căn nhà sàn đơn sơ vách nứa làm nơi hội họp của thôn khi có công chuyện, còn ăn uống thì tại nhà anh Vàng, trưởng thôn, mới ngoài 40 tuổi mà đã có 6 đứa con. Đồ đạc chúng tôi mang đi đủ thứ lỉnh kỉnh, nào là nồi xoong, bát đĩa, đèn pin, túi ngủ, thuốc men, sách vở, tài liệu, cũng vài thùng nặng è cổ.


Các cô đang tác nghiệp


Căn nhà sàn nơi cả đoàn tá túc, giữa tháng 6 mà gió vù vù rét run cả đêm, đám bọ chét từ lưng đàn dê dưới nhà sàn bắt đầu tung hoành nhảy nhót và cắn phá. Đến ngày thứ hai, tôi là người đầu tiên thấy ngứa, ngứa khắp nơi, không còn chỗ nào thoát, dù đã có người đi tiền trạm cho chuyến này mà không ai nhớ ra chi tiết phải mang thuốc bôi chống côn trùng.

Thấy tôi bị ngứa, gãi cành cạch như khỉ, các anh giai xúm vào trêu, tôi gầm gừ “hãy đợi đấy”. Y như rằng hôm sau có hai “tên” khác bắt đầu gãi, nốt bọ chét đốt sưng đỏ và ngứa vô cùng, không làm ăn gì được ngoài việc ngồi gãi, gãi cả đêm.

Nhiệm vụ của chúng tôi đợt này là đi sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, chụp ảnh các loại nhạc cụ, quần áo, thu âm các câu chuyện kể của già làng, các loại nguyên liệu thô để về xây dựng bộ tài liệu cho trẻ. Ban ngày thì tôi và Lành (cô bạn nhỏ làm cùng) tập trung lũ trẻ ở thôn, làm thế nào để biết được các cháu thích gì, vẽ gì về ngôi trường mơ ước của mình thật khó, vì lũ trẻ cả đời chưa bao giờ đi ra khỏi cái thôn đó, biết gì mà mơ ước.
 
Thay vì hì hụi khai thác thông tin, Lành và tôi xoay ra dạy bọn trẻ cách giữ vệ sinh, Lành thì cắt móng tay cho cả đám, còn tôi thì sẵn năng khiếu nên cắt tóc xoèn xoẹt bằng kéo hẳn hoi cho hơn 10 chiến sĩ, rồi lôi chúng ra vòi nước tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng thơm hiệu Lux hẳn hoi.
 

Ðứng vẹo cả người để cắt tóc chỗ khó


Nhà anh Vàng có 6 đứa con lít nhít, đứa lớn bế đứa bé vẹo cả sườn. Đến bữa ăn thì chủ yếu có cơm và muối trắng dầm với ớt, cho chút dầu ăn vào rồi ăn bốc ngon lành. Chúng tôi đưa tiền nhờ anh Vàng mua gà, mua cá để ăn chung cùng gia đình anh cho vui, bữa cơm nào cũng tối thui vì điện cực yếu, chỉ thắp sáng được 1 bóng đèn duy nhất, nếu bật bóng khác thì bóng này tự tắt (hình như thủy điện bà con tự làm thế là tốt lắm rồi).

Trẻ em ở đây hay bỏ học sớm vì cha mẹ nghĩ đi học chẳng để làm gì, cùng lắm hết lớp 9 rồi lại bỏ đi làm rẫy và trông em, lấy chồng lấy vợ sớm cho xong nghĩa vụ. Để xây dựng đề xuất hay kế hoạch cho một dự án chăm sóc giáo dục trẻ thơ, chúng tôi cần nhiều các kết quả đầu ra hoành tráng như giảm tỉ lệ trẻ bỏ học đến bao nhiêu phần trăm, nâng cao năng lực cho bao nhiêu giáo viên, xây được bao nhiêu trường học, bao nhiêu nhà vệ sinh, v.v...

Nhưng riêng đối với tôi, chỉ cần làm sao cho cha mẹ thay đổi quan niệm về việc giữ vệ sinh cho trẻ đã là cả một vấn đề to lớn, nếu làm được thì là một kỳ tích vì đây đã là văn hóa của họ. Trẻ em ở vùng này không mặc quần áo, có quần áo cũng không mặc, để thế cho nó mát. Đứa lớn hơn chút thì mặc gọi cho là có, còn đứa dưới 3 tuổi thì cứ “thiên nhiên” như thế này.


Trang phục “thiên nhiên” của trẻ em vùng núi

 
Nhìn bọn trẻ tôi nghĩ đến con mình ở nhà sung sướng và may mắn gấp vạn lần, thế nhưng đám trẻ ở đây lại có sự vô tư hồn nhiên mà không phải đứa trẻ thành phố nào cũng có. Chúng chơi chung với nhau, chia sẻ và nhường nhịn, đồ chơi thì không có gì thế nên không có cảnh tranh giành cũng phải. Khi chúng tôi chia kẹo, chúng đứng chờ đến lượt, không nhao nhao đòi phần mình, cũng thi thoảng có cậu ăn gian, xin một lần rồi lại cất vào túi xin tiếp lần khác.

Người Pakoh, Vân Kiều có truyền thống gia đình rất đáng học tập, họ yêu thương con cái, ít khi đánh mắng chửi con, có thể bao bọc và nuôi con hàng xóm nếu như bố mẹ chúng qua đời. Sự nghèo nàn, lạc hậu làm họ chưa quan tâm đến việc học hành và phát triển trí tuệ, thể chất của con, nhưng tình thương và sự đùm bọc luôn hiện hữu dưới mỗi mái nhà tranh ấy.

Tôi rất cảm động khi gặp cậu bé Lung, bị tàn tật cụt 2 chân, Lung có cặp mắt rất buồn, nhưng có lẽ sống ở cái thôn xóm này, với lũ trẻ thò lò mũi xanh, đầu tóc rối bời khét mùi nắng, Lung lại may mắn hơn rất nhiều vì sẽ không phải chứng kiến sự khác biệt, sự xa lánh của bạn bè mà tủi thân. Lung chơi đùa với bạn, cậu di chuyển bằng tay và đầu gối rất nhanh nhẹn như một chú khỉ con - nhìn Lung tôi không sao tránh khỏi bùi ngùi, dù không muốn thể hiện ra ngoài cho em biết.
 

Lung đang chơi cùng các bạn


Phần vui nhất là các buổi chiều, tôi và cả đoàn tổ chức trò chơi cho các em, thực ra là khuyến khích các em chơi các trò dân gian của dân tộc mình để đoàn quay phim và ghi âm làm dữ liệu. Bọn trẻ khoái chí, được “vui chơi có tổ chức”, chúng chơi và hát hò thoải mái, cười vang cả xóm. Bà con cũng vui lây vì thấy mấy đồng chí người Kinh cả tuần “ba cùng” với dân bản. Tối đến, mấy anh tư vấn vác đèn pin đi xuống nhà các già làng để nghe kể chuyện, còn bọn tôi thì tụ tập các mẹ, các chị để nghe hát ru và ghi âm rồi dịch ngay tại trận, mệt nhưng vui và thân thiết.

Kết thúc tuần làm việc, anh Vàng đưa chúng tôi xuống núi, anh vác đồ hộ chúng tôi mà đi phăm phăm không biết mệt, lũ trẻ nhà anh thì bịn rịn, chia tay các cô mà mặt buồn rười rượi, sự có mặt của chúng tôi trong một tuần làm khuấy động cả thôn xóm nhỏ, vui vẻ nhộn nhịp hẳn lên, vì thế đứa nào cũng buồn thiu, thật tội nghiệp.

Chúng tôi không thu thâp được nhiều như mong đợi, văn hóa dân gian của hai dân tộc vùng dọc đường Trường Sơn này đã bị mai một rất nhiều. Các câu chuyện dân gian đa phần đã tam sao thất bản, thêm vào đó, có nhiều yếu tố bạo lực và tình yêu oan trái nên chỉ áp dụng được rất ít. Các thành viên của dự án đã phải sử dụng các hình ảnh quen thuộc và gần gũi với văn hóa của bà con để sáng tác và chuyển thể nhiều các tác phẩm khác để xây dựng nên bộ tài liệu.


Cuốn sách “Một ngày của bé”


Bìa cuốn sách thơ tôi viết về một ngày của em bé người Pakoh, Vân Kiều với những hình ảnh tươi đẹp được minh họa để phần nào giúp các em muốn đi học hơn mỗi ngày. Bộ tài liệu dù chưa hoàn hảo nhưng khi nghĩ về nó tôi thấy vui vì trên giá sách tại các lớp mầm non tại các thôn bản ngày lại có thêm nhiều sách, nói như các bà, các mẹ là có cái chữ về làng.

Trong sâu thẳm, ai cũng muốn con mình được học và đi ra khỏi cái thôn Ro Ró kia, được nhìn thấy đường cái, có xe máy ô tô chạy ầm ầm mà lũ trẻ chỉ được nghe qua lời cô giáo kể. Tôi có thể nhìn thấy điều đó trong ánh mắt của lũ trẻ khi chia tay chúng tôi, những ánh mắt hỏi nhiều điều mà chúng tôi không dám hứa hay trả lời, có thể đơn giản chỉ là bao giờ thì cô quay lại đây lần nữa?
Bài và ảnh: Mai Quỳnh Anh, từ Hà Nội




 Bản để in In trang này |  Lưu dạng file Lưu để đọc sau |  Gửi tin qua email Email bài này |  Thảo luận Ý kiến của bạn


Những tin khác:



Lên đầu trang

Trung Quốc và Việt Nam từ chối can thiệp xung đột biên giới Campuchia-Thái Lan

Trung Quốc và Việt Nam từ chối can thiệp xung đột biên giới Campuchia-Thái Lan

2011-05-19
Trung Quốc và Việt Nam tuy đều là bạn tốt với Campuchia, nhưng đểu từ chối can thiệp một khi Campuchia có giao tranh với Thái Lan vì vấn đề biên giới. Dư luận Campuchia đang đặt dấu hỏi về tình bạn này.
RFA photo
Lính Cambodia nơi biên giới Meanchey, 26-4-2011

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Tư, ngày 18/5, rằng để giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, chỉ có cách đề nghị Tòa án Quốc tế làm rõ ý nghĩa và phạm vi phán quyết năm 1962. Đó sẽ làm cơ sở cho một giải pháp sau cùng cho cuộc xung đột biên giới trong khi hai nước bạn là Trung Quốc và Việt Nam không thể giúp được Campuchia. Theo lời ông Hun Sen, vừa qua Chính phủ Campuchia đã từng ngỏ lời yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam can thiệp để hòa giải cuộc giao tranh đang leo thang vì Campuchia dứt khoát không thể rút quân ra khỏi khu vực biên giới mà Thái Lan tuyên bố là khu vực đang có tranh chấp.

Đặt quyền lợi riêng trên tình bạn. 
Dân Thái tị nạn chiến tranh biên giới
Dân Thái tị nạn chiến tranh biên giới

Ông Hun Sen cho biết phía Trung Quốc và Việt Nam đều trả lời rằng Campuchia và Thái đều là bạn, nhưng hai nước này đã không phân biệt bạn tốt hay xấu trong khi Thái Lan thường nổ súng gây xung đột ở khu vực biên giới. Ông nói điều này rất khó vì Trung Quốc và Việt Nam cũng có quan hệ tốt và hưởng được lợi ích từ Thái Lan. Riêng Việt Nam sẽ có cuộc tập trận hải quân chung với Thái Lan sắp tới. Còn nước Lào, tuy là bạn của Campuchia nhưng cũng đang cần có quan hệ tốt với Thái Lan.
Giáo sư Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập Campuchia, nhận định rằng các nước tư bản không bao giờ coi trọng quan hệ hữu nghị chính vì họ chỉ lo cho lợi ích riêng. Theo lý luận triết học của Trung Quốc thì không có bạn và cũng không có thù, bất cứ nước nào có thể đem lại lợi ích cho họ thì họ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ.

Đầu tư vào Thái Lan mạnh hơn.

Vẫn theo giáo sư, vừa qua Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia rất nhiều mà không cần đặt điều kiện như các nước phương Tây. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh vào thị trường Campuchia, ngoài các hàng hóa tiêu dùng mà Trung Quốc đang chiếm thị phần thì các ngành năng lượng, khai thác mỏ và các công trình xây dựng đường lộ Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất ở đây.
Còn riêng Việt Nam, hiện nay nước này cũng đang thâm nhập thị trường khá mạnh. Các mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia gồm xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, sản phẩm hóa chất, hàng thủy sản. Ngoài ra, nước này còn đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, và viễn thông.
bạn vẫn là bạn tuy nhiên những nước có dân số đông như Trung Quốc và Việt Nam thì đương nhiên họ buộc phải nhìn về thị trường kinh tế ở Thái Lan
GS Sok Touch, nhà phân tích chính trị.
Thế nhưng hoạt động xúc tiến đầu từ của Trung Quốc và Việt Nam vào Thái Lan còn lớn hơn tại Campuchia gấp mấy lần. Hiện nay, Trung Quốc đang nắm hơn 60% thị phần thị trường kinh tế Thái Lan. Thái Lan là nước phát triển, điều này khiến Trung Quốc lẫn Việt Nam không hề dám nhúng tay vào vấn đề xung đột biên giới mặc dù đã biết Thái Lan là bên xâm lăng. Giáo sư Sok Touch nhận định thêm:
“Họ không muốn biết bên nào đúng, bên nào sai mà họ phải nghĩ đến lợi ích của họ. Dó đó, bạn vẫn là bạn tuy nhiên những nước có dân số đông như Trung Quốc và Việt Nam thì đương nhiên họ buộc phải nhìn về thị trường kinh tế ở Thái Lan.”
Phát ngôn viên đảng Sam Rainsy là ông Yim Sovann đã có nhận định rằng đương nhiên các doanh nghiệp và nhà đầu tư của Trung Quốc và Việt Nam thích Thái Lan hơn Campuchia. Nạn tham nhũng, và việc không thực thi pháp luật vẫn còn tồn tại ở xứ này, nhưng một phần do Thái Lan là nước giàu cho nên hai nước kia buộc phải đứng ngoài cuộc.

Hiệp định Paris 1991 giúp giải quyết vấn đề?

Theo ông Yim Sovann, riêng Việt Nam càng không thể đứng ra để giúp hòa giải vì thứ nhất đã có mâu thuận về lợi ích, thứ hai Việt Nam cũng là nước đang xâm lăng chủ quyền Campuchia bằng cột mốc biên giới. Ông nhấn mạnh, nếu chính phủ ông Hun Sen sử dụng
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 7-5-2011
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 7-5-2011
Hiệp định Paris năm 1991 để giải quyết vấn đề xung đột ở khu vực biên giới thì 18 nước tham gia ký kết Hiệp định Paris sẽ giúp giải quyết được vấn đề.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết trong bài phát biểu Liên Hiệp Quốc, các nước láng giềng Campuchia và Hiệp định Paris năm 1991 cũng không thể giúp hòa giải được xung đột biên giới với Thái Lan. Ông Hun Sen nhắc nhở các quan chức cao cấp của Lào và Miến Điện đang có mặt tại buổi lễ khai trương xây dựng đường lộ số 41 ở tỉnh Kampong Speu rằng, nếu Thái Lan xâm lăng Campuchia thành công thì hai nước này cũng sẽ bị Thái Lan xâm lăng tương tự tuy nhiên ông Hun Sen không nghĩ Thái Lan dám đụng độ với Việt Nam.

Lão tướng trên nghị trường

Thứ năm, ngày 19 tháng năm năm 2011

Lão tướng trên nghị trường

Quốc hội khóa 12 để lại một loạt “ngôi sao nghị trường” mà người dân dễ dàng nhớ tên: Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Thị Loan, Nguyễn Đình Xuân, Lê Văn Cuông… Thế nhưng cách đây 20 năm, vào thời kỳ vai trò của Quốc hội trong đời sống chính trị nước ta còn là cái gì đó hết sức xa lạ, rất khó có một đại biểu can đảm như ông, người “dám” lớn tiếng với một bộ trưởng ngay giữa Hội trường: “Anh nói như thế với ai thì được, anh nói với tôi vậy là không xong đâu. Tôi có tư liệu. Anh lôi thôi, tôi cho anh chết đứng ngay!”.

Vị đại biểu có cách chất vấn đanh thép, nảy lửa, với ngôn từ dân dã đó là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Ông Nguyễn Quốc Thước là đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An ba khóa 8, 9 và 10 (từ năm 1987 đến năm 2002), trong một giai đoạn mà sinh hoạt Quốc hội ở Việt Nam còn rất mới mẻ và do đó, đầy chuyện phải kiêng dè. Bây giờ, đại biểu Quốc hội có thể đứng lên chất vấn chính phủ công khai giữa Hội trường, lại có truyền hình trực tiếp cho dân xem, chứ ngày ấy làm gì có chuyện đó. Ông Thước bảo: “Khóa 8 thì đã bắt đầu Đổi Mới rồi nhưng mọi sự vẫn chưa vào guồng, bàn trên nghị quyết thế thôi chứ thực tế chưa có gì. Nhất là hoạt động của cơ quan lập pháp thì lúc bấy giờ chỉ là để hợp thức hóa nghị quyết của Đảng. Không bàn cãi gì cả. Đảng quyết rồi thì cứ thế mà giơ tay. Đại biểu nhiều lúc băn khoăn lắm nhưng không giơ tay không được”.

Sinh năm 1926, tham gia cách mạng khi mới 19-20 tuổi, gần như cả đời ông Thước đấu tranh: thời chiến, ông là anh “bộ đội Cụ Hồ” đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ; tới thời bình, ông lại làm đại biểu Quốc hội, chiến đấu không khoan nhượng với thói quan liêu, xa rời dân, kém năng lực và dối trá. Ông nói to và dõng dạc, chất giọng sang sảng, phong cách quyết liệt, thậm chí nảy lửa. Có lẽ vì trực tính như thế, nên ông va chạm với không ít người.

Người “bạo miệng”

15 năm, tôi về quê Nghệ An, đi đâu dân người ta cũng đồng tình với tôi. Nhưng tôi biết lãnh đạo tỉnh không ưng tôi. Có lần Thường vụ Tỉnh ủy nhắc tôi phải phát biểu theo nghị quyết, theo Đảng. Tôi bảo thẳng: “Đúng, tôi theo Đảng, nhưng tôi là đại biểu của dân, thì tôi cũng phải nói lên ý kiến dân chứ. Có những cái Đảng quyết chưa đúng mà dân nói, thì tôi phải lên tiếng để dân còn bàn chứ””.

Ông Thước bảo, thực sự chuyện đứng về phía lãnh đạo để gò ép đại biểu Quốc hội trước kia nặng nề lắm. Ép, có thể chỉ đơn giản là vận động, “bỏ nhỏ” từ trong mỗi đoàn đại biểu Quốc hội, tới trưởng đoàn, tới bản thân đại biểu, rồi đưa ra cuộc họp đảng đoàn, nhắc đi nhắc lại đến mấy lần. Như Khóa 9, có vụ việc về giao thông, tỷ lệ lúc đầu chỉ là 60% ủng hộ chủ trương, thế là “trên” thực hiện “ép” trong các đoàn, ép trưởng đoàn, dần dần tỷ lệ được nâng lên 70%, rồi 80%.

Hỏi ông Thước có bị “gò” bao giờ chưa, và như thế nào, ông cười khà khà: “Tôi ở bên quân đội. Xét cương vị của tôi thì “các ông ở tỉnh” chưa dám vỗ vai nhắc nhở. Nhưng dặn dò tôi thì nhiều lắm, kiểu như là “Thôi, cái gì là chủ trương của Đảng, của Bộ Chính trị rồi thì bác đừng bàn nữa”.

Có lần ông Thước đã nói một câu nổi tiếng với ông Đỗ Mười. Tại một phiên họp Quốc hội, ông Đỗ Mười có ý than: “Tôi làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đấy, nhưng không điều khiển được các bộ trưởng nữa. Cứ như thể họ làm loạn!”. Ngay lập tức ông Thước lên tiếng: “Thưa anh Mười, thưa Quốc hội, tôi xin đề nghị thế này: Nếu anh Mười làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng bây giờ – NV) mà không điều khiển nổi các bộ trưởng thì anh từ chức đi. Như tôi làm Tư lệnh Quân khu IV, tôi đã ra lệnh, thì người dưới phải chấp hành. Nếu không chấp hành, thì hoặc anh ta đúng tôi sai, tôi phải nghỉ; hoặc anh ta sai, tôi đúng, anh ta phải nghỉ”. Ông Thước nói xong, đến khi ra khỏi Hội trường, mấy nhà báo quen thân ghé tai ông, nửa đùa nửa thật: “Bác ơi, bác chết đến nơi rồi”. Ông cười ầm: “Chết thế nào được. Tôi chả sợ ai cả. Tôi chỉ sợ tôi nói sai thôi”.

Nhiều người không dặn dò, tỉ tê với ông sau hậu trường, thì lại tỏ ra bực bội, khó chịu ra mặt mỗi khi thấy ông. Có người cáu kỉnh nói: “Bác nhiều lời quá đi!”, ông đáp ngay: “Tôi mới nói được 1% ý kiến của dân thôi đấy, chứ dân còn nhiều ý kiến lắm. Những vấn đề gai góc, gay cấn, nóng bỏng… còn rất nhiều. Bao nhiêu tiếng nói của dân mà tôi phát biểu trong có 15 phút, hết thế nào được”.

“Còn nợ dân nhiều lắm”

Lần Quốc hội bàn về dự án mở rộng cảng Cái Lân, ông Thước được biết các nhà khoa học đã phản đối việc đánh mìn dưới nước để mở cảng. Tuy nhiên một vị bộ trưởng lại phản hồi rằng khoa học công nghệ giờ đã tiến bộ, có thể đánh mìn mà không làm ảnh hưởng gì tới môi trường sinh thái. Lão tướng Nguyễn Quốc Thước đứng dậy, gay gắt: “Thời chiến, chúng tôi ném có một quả lựu đạn mà cá chết nổi đầy sông, cả trung đoàn bộ đội ăn không hết. Cá chết một ít thì sau đó cả đàn sẽ không vào vùng nước ấy nữa đâu – con vật nó biết chỗ nào nguy hiểm để nó tránh chứ. Thế mà nay anh lại nói đánh mìn hàng tấn không làm chết cá, không ảnh hưởng môi trường. Anh qua mặt ai chứ không qua mặt tôi được đâu”. Người bị chất vấn lúng túng, câu trả lời thường chỉ là “bác thông cảm, cái này là chủ trương đã duyệt rồi…”.

Câu chuyện đánh mìn mở rộng cảng Cái Lân đó, sau này không được nhắc lại nữa. Mọi chuyện vẫn diễn ra. Cũng không ai tiến hành đo đạc xem cá có chết hay không, chết nhiều hay ít, môi trường bị ảnh hưởng thế nào. Ông Thước có phần cay đắng: “Gần 10 năm qua rồi, Quốc hội khóa ấy cũng xong rồi. Bao nhiêu vụ việc đã trôi qua là xong hết”.

Mở rộng Hà Nội, khai thác bauxite Tây Nguyên, xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam, sản xuất điện hạt nhân… Nhiều vấn đề nóng bỏng như thế đã được đặt ra trước Quốc hội. Có dự án như đường sắt cao tốc, Quốc hội vừa bác ở kỳ họp trước, đã lại thấy cơ quan đầu tư chuẩn bị đưa ra kỳ họp sau. Ông Thước không nén nổi bức xúc. Nhưng ông phải thừa nhận, có nhiều việc Quốc hội không thay đổi được, đại biểu còn nợ dân nhiều lắm.

“Tướng về hưu” mà không hưu

Sau Khóa 10, ông Thước nghỉ hưu ở một ngôi nhà trên đường Bưởi (Hà Nội). Ngôi nhà này từng là nơi chứng kiến rất nhiều lần cử tri đến gặp ông, cung cấp thông tin, trao đổi, gửi gắm. Họ tin ông, bởi vì họ biết, không bao giờ lão tướng Nguyễn Quốc Thước quay lưng lại với người dân. Ngay cả bây giờ, về hưu đã gần 10 năm, ngày ngày chăm sóc người vợ đau ốm, ông vẫn không ngừng đọc báo, xem tivi, theo dõi thời sự, thỉnh thoảng lại bảo cháu in bài vở trên mạng ra cho ông đọc. Và cùng với nhiều tướng lĩnh, cựu chiến binh, ông thường xuyên gửi thư, kiến nghị, đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước, dù rằng như ông nói, “chưa bao giờ được trả lời”.

Hỏi ông làm đại biểu Quốc hội bây giờ khó hơn hay dễ hơn ngày trước, ông bảo dễ hơn nhiều vì dân chủ mở rộng rồi, đại biểu không còn phải chịu đủ loại sức ép, không bị áp đặt như xưa nữa. Trầm ngâm một lát rồi ông giải thích, cũng phải hiểu cho chính quyền địa phương và đại biểu Quốc hội các khóa trước. Thời bao cấp, cơ chế tập trung, xin-cho rất nặng nề, mọi chương trình ngân sách tỉnh đều do Trung ương duyệt. Địa phương nào nói khác với Đảng, với Chính phủ là… hết tiền. Ông kể, trong tỉnh ủy từng có vị giám đốc sở công nghiệp, trẻ và có năng lực. Khi ông khuyên vị này có ý kiến về một vấn đề mà “ai cũng thấy nhưng không ai dám lên tiếng”, anh ta trần tình: “Bác ơi, bác nói thế thì được, chứ em mà mở miệng ra thì ngày mai, “trên” không cho chương trình, dự án, không cấp ngân sách nữa là tỉnh… chết luôn”. Tóm lại thời đó, chính quyền tỉnh mà dám nói điều gì ngược với Trung ương là tỉnh ấy gặp khó khăn.

Cái khó ấy bây giờ vẫn tồn tại, dù cơ chế phi tập trung hóa đã cho phép địa phương được tự chủ nhiều hơn. Vì ngoài chuyện kinh tế, lãnh đạo tỉnh còn cần tạo dựng uy tín, cần lấy phiếu “trên Trung ương”. Và kể cả không có những ràng buộc về lợi ích, thì theo ông Thước, người ta vẫn phải sợ một cái gì đấy, ít nhất cũng là mối quan hệ tình cảm trên dưới. Từ đây dẫn đến việc “làm gì có ông chủ tịch, ông bí thư kiêm đại biểu Quốc hội nào chất vấn Thủ tướng Chính phủ cho ra trò đâu?”. Cho nên, phải tăng cường đại biểu chuyên trách là vì thế. Ông Thước cũng cho rằng, số đại biểu không dám phát biểu vì không hiểu biết về một vấn đề nào đó thật ra không nhiều; số biết nhiều mà im lặng không nói mới thật sự đông đảo.

Với tấm lòng tha thiết vì đất nước như ngày nào, vị đại biểu lão thành nhắn nhủ các dân biểu tương lai: “Có nhiều đại biểu hỏi tôi: “Bác ở quân đội mà sao lĩnh vực nào bác cũng biết cả?”. Tôi nói thế này, gần suốt cả đời tôi chỉ có đi đánh giặc, thời bình mới làm đại biểu. Dân người ta thấy tôi có trách nhiệm đối với họ nên có việc gì họ cũng tìm đến tôi, cung cấp thông tin cho tôi để tôi nghiên cứu mà phát biểu. Cho nên, làm đại biểu Quốc hội là phải có bản lĩnh và tính chiến đấu, mà cái quan trọng nhất là phải xuất phát từ lợi ích của dân. Có thế thì mới đứng vững được”.