Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Các nhà giáo chân chính!

- Các nhà giáo chân chính!  —  (Boxitvn) “Cãi ngẳng và lí điềm” (chữ dùng của ông Nguyễn Quang Lập) đối với Giáo sư Ngô Bảo Châu hay đem “đội ngũ những chú Javert” (chữ dùng của ông Phạm Toàn) ra dồn ép Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy chỉ là đổ thêm dầu vào lửa bởi trên khắp đất nước Việt Nam này, có hàng vạn hàng triệu người đang đặt lòng tin vào Giáo sư Ngô Bảo Châu, vào Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào những nhà giáo coi việc “kí vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ là việc tối thiểu mà một trí thức có thể làm”. Tức cười từ bác Lập cho tới các bác boxitvn đem đánh đố chữ “lí điềm” làm bà con không biểu nghĩa gì. Vậy BS xin giải ngay: chữ đó là nói lái từ chữ “liếm đì”, mà chữ  “đì” thì theo giải nghĩa của Từ điển mở Wiktionary và  từ điển tiếng Việt là cái “bìu dái”. Vậy “lí điềm” là liếm cái bìu dái. Hề hề! Có vậy thôi mà cũng ái ngại húy kỵ.  (Bổ sung 10h: độc giả H.Đ. biểu BS hỏng phải người miền Trung nên hiểu” ngược” cái từ “đì”. Từ điển nói vậy chớ dân trong đó coi “đì” là thứ của … đờn bà cơ. Hic! Bữa nay “sanh nhựt” bác nên xin bà con nói chuyện bình dân chút, như bác).
Nhân đây mời bà con coi trích đoạn phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu trên VTV4 đêm qua (cuối mục điểm tin nầy). Không rõ nó được thực hiện khi nào. Chỉ thấy tuồng như có liên quan tới vụ “Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu“. Sực nhớ câu nói của một cán bộ có trách nhiệm trong cơ quan quản lý báo chí với BS bữa rồi về vụ nầy, rằng cần phải hiểuQuý Thanh không đại diện cho tờ An ninh Thế giới, tờ ANTG cũng không đại diện cho nhà nước VN. Phải chăng chương trình này của VTV4 cũng ẩn chứa thông điệp đó?

Các nhà giáo chân chính!

Nghịch Nhĩ

Sau cha, mẹ thì thầy giáo, cô giáo là những từ cao quý nhất mà người ta có thể dành tặng cho nhau. Trong “tam cương” của xã hội phong kiến, thậm chí sư (người thầy) còn được xếp trước phụ (người cha), chỉ phải xếp sau quân (nhà vua). Nếu vẫn giữ thứ tự ấy thì ngày nay, ở những nơi không còn vua như Việt Nam ta, rõ ràng vị trí đầu tiên thuộc về người thầy.
Nhà sư phạm nổi tiếng Nadezhda Krupskaya, vợ của Lenin từng khẳng định: “Cơ sở của mọi sự giáo dục là lòng tin ở người thầy”. Trên thực tế, dân chúng luôn đặt lòng tin nhiều nhất vào các thầy giáo, cô giáo chân chính, luôn coi các thầy giáo, cô giáo chân chính là biểu tượng của tri thức, đạo đức và niềm hi vọng. Không phải ngẫu nhiên mà những người giúp đem lại sự khỏe khoắn về thể xác, sự cứu rỗi về tinh thần cho con người được gọi là thầy thuốc, thầy tu còn những người giúp đem lại công lí, sự công bằng cho xã hội được gọi là thầy cãi. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam những năm gần đây, trong số mươi đại biểu tập hợp, phản ánh được rõ nhất ý chí và nguyện vọng của người dân, có tới dăm vị là nhà giáo.
Vì thế, khi đọc bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam, để lượng định chính xác sức nặng về mặt xã hội của nó, tôi đã tỉ mẩn khoanh rõ tên những người là nhà giáo đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Sao phải đang sống và làm việc tại Việt Nam?
Các cụ ta cảnh cáo “chó khôn chớ cắn càn” là bởi đâu phải con chó nào cũng khôn. Trẻ già gì, để chó cắn cho cũng khổ. Tôi chẳng hề phân biệt đối xử hay kì thị đồng bào ta ở nước ngoài, chỉ muốn cẩn thận hơn vì ở Việt Nam vẫn còn những kẻ cúi rạp người “kính thưa ba ông Tây trên tường”, khăng khăng lấy cái gọi là “chủ nghĩa” của Marx và Lenin, hai vị chưa từng đặt chân tới Việt Nam, thậm chí chưa từng nói tới, viết tới hai chữ Việt Nam làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình nhưng lại cao giọng răn đe Giáo sư Ngô Bảo Châu rằng: “Hơn một nửa cuộc đời mình Giáo sư Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực Giáo sư dành thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ”.
Kết quả của việc làm tỉ mẩn trên khiến tôi hơi bất ngờ. Đã dự đoán có nhiều nhà giáo kí vào bản kiến nghị song tôi không nghĩ con số lại lên tới 193, gồm 44 Giáo sư, Phó giáo sư, một giáo viên mầm non, một giáo viên tiểu học, 21 giáo viên trung học, 47 giáo viên đại học, cao đẳng, 79 nhà giáo không ghi rõ bậc học, cấp học đã hoặc đang giảng dạy. Ngoài ra còn có 22 thầy thuốc, 19 thầy tu, 11 thầy cãi. Họ có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành của đất nước.
Thời nào cũng tồn tại lũ “lưu manh giả danh trí thức” và lắm khi việc vạch mặt, chỉ tên chúng chẳng dễ dàng. Nếu không có “thất trảm sớ”, chắc gì Chu Văn An đã được coi là vạn thế sư biểu của Việt Nam. Nếu không có các bản kiến nghị, các tình huống thế này, chắc gì người bình thường như tôi biết được đâu là những nhà giáo chân chính, đâu là những kẻ lưu manh, ô nhục (chữ dùng của ông Phạm Toàn) nhưng lại mang danh nhà giáo, thậm chí còn mang danh Giáo sư, Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…
Từ việc giáo sư Ngô Bảo Châu dạy toán học, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy dạy văn học và ngôn ngữ, chợt liên tưởng: “Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn / Ở hai đầu nỗi nhớ, nghĩa tình đằm thắm hơn”. Có lẽ sự đồng nhất chính kiến của hai nhà giáo dạy hai môn học rất khác nhau trước việc ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt giữ, kết án tù càng cho thấy chính kiến này là sâu sắc, thấu đáo cả về lí lẫn về tình. “Cãi ngẳng và lí điềm” (chữ dùng của ông Nguyễn Quang Lập) đối với Giáo sư Ngô Bảo Châu hay đem “đội ngũ những chú Javert” (chữ dùng của ông Phạm Toàn) ra dồn ép Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy chỉ là đổ thêm dầu vào lửa bởi trên khắp đất nước Việt Nam này, có hàng vạn hàng triệu người đang đặt lòng tin vào Giáo sư Ngô Bảo Châu, vào Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào những nhà giáo coi việc “kí vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ là việc tối thiểu mà một trí thức có thể làm”.
Liệu những Giáo sư, Tiến sĩ trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo quá trình bắt giữ, kết án tù ông Cù Huy Hà Vũ có đáng được coi là trí thức không nhỉ? Và đến bao giờ lũ lưu manh giả danh trí thức mới bị vạch mặt, chỉ tên?
N. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét