Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Lê Nguyên Hồng – Đừng có vào rừng mơ đòi bắt con… Tưởng Bở!

Lê Nguyên Hồng

Cách nay khoảng 10 năm, giới trẻ học sinh sinh viên Hà Nội rất khoái nói câu: “Đừng có vào rừng mơ đòi bắt con Tưởng Bở” để ám chỉ những người hay suy nghĩ viển vông và mơ mộng hão huyền. Đây là cách nói lạ, nửa hài hước, rất khó chấp nhận về mặt ngữ nghĩa, nhưng lại dễ hiểu về ý nghĩa, giống như câu “sát thủ đầu mưng mủ” hoặc câu “xưa như con cá Dưa” chẳng hạn. Vậy mà hiện nay đang có hàng triệu người Việt khắp nơi đang định bắt con… Tưởng Bở thật.

Đây là “con” Tưởng Bở đấy!Vụ án Đoàn Văn Vươn là một vụ án hình sự nổi tiếng nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Nó nổi tiếng vì lần đầu tiên có chuyện người dân dùng mìn chống trả, và cầm súng công khai bắn vào chế độ cầm quyền giữa ban ngày. Nó nổi tiếng nhờ hàng trăm bài báo đưa tin, bình luận, nhận định, phán đoán về vụ việc đã xảy ra. Nó còn nổi tiếng vì là vụ án độc nhất vô nhị, cả hai bên đều là bị hại và đồng thời đều là bị can.
Gia đình anh Đoàn Văn Vươn là bị hại trong vụ cưỡng chế trái pháp luật, nhưng cũng là bị can mang tội giết người, tàng trữ vũ khí và chống người thi hành công vụ. Còn UBND Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng (chính quyền) thì là bị can về các tội hủy hoại tài sản, cố tình xóa dấu vết hiện trường vụ án, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cũng là bị hại vì bị bắn trọng thương tới 6 người.
Hàng triệu người Việt đang theo dõi tin tức về vụ án này mong chờ điều gì? Họ mong gia đình anh Vươn được đối xử công bằng, công lý được thực thi. Có vẻ có nhiều cơ sở để người dân an tâm (!) vì cho đến nay, ngoài việc báo chí đưa tin kịp thời, phanh phui sự thật về vụ án Đoàn Văn Vươn, thì đã có hàng loạt các cơ quan công quyền vào cuộc để “làm sáng tỏ vấn đề” như công an, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Mặt Trận Tổ Quốc vv… Thậm chí ngày 17/1/2012 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lên tiếng yêu cầu “làm rõ” vụ án này.
Thực ra chuyện người ta bắn bị thương vài người hay chém giết gây chết vài người là chuyện thường ở Việt Nam, không phải chuyện gì lạ lẫm. Nhưng cái đặc biệt ở đây là chuyện vụ án đã rõ như ban ngày và là trách nhiệm của công an, viện Kiểm Sát và tòa án, tại sao các bộ ngành dân sự lại “thò mũi” vào làm gì? Thử hỏi, nếu là vụ án khác không có sự hiện diện của chính quyền với tư cách bị can thì chế độ có cần “làm rõ” hay không?
Những động thái “xác minh” và “làm rõ” của các cơ quan hành chính công quyền các bộ ngành chỉ nhằm duy nhất một mục đích là đánh lừa dư luận, đánh lừa dân chúng mà thôi. Nếu là trong một xã hội có công bằng thì theo nguyên tắc, cùng với việc bắt giữ 4 anh em ông Đoàn Văn Vươn, đồng thời công an cũng phải tiến hành tạm giữ hình sự để điều tra đối với hai anh em Lê Văn Hiền và Lê văn Liêm (chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vĩnh Quang). Hay chí ít thì hai “ông quan” nói trên cũng phải bị triệu tập để điều tra.
Thế nhưng đối tượng (tình nghi) chủ mưu và là đầu mối quan trọng của vụ án là chủ tịch huyện Tiên Lãng – Lê Văn Hiền, hiện vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Hơn thế nữa, giờ đây cả bộ máy chính quyền Hải Phòng đã hoàn toàn đứng về phía Lê Văn Liêm. Bằng chứng là các lời phát biểu của ông Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an Hải Phòng và phát biểu của ông phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại, thì thấy rõ là đã có chuyện bao che lấp liếm từ chóp bu giới cầm quyền Hải Phòng.
Nhắc đến công an Hải Phòng người ta nhớ đến ngay vụ việc xảy ra năm 2004 ông đại tá Phạm Hiệp – phó giám đốc công an Hải Phòng có liên hệ làm ăn và bao che cho nhiều đối tượng xã hội đen – nhưng khi sự việc vỡ lở ông này cũng chỉ bị “khiển trách” và vẫn… giữ nguyên cương vị phó giám đốc.
Người ta còn biết đến Hải Phòng là nơi ông thủ tướng đương kim Nguyễn Tấn Dũng chọn làm nơi ứng cử đại biểu Quốc hội. Ngày 22/5/2011 đích thân ông Dũng và vợ đã trực tiếp về Hải Phòng tiếp xúc cử tri và bỏ phiếu bầu cử Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 3. Đơn vị bầu cử số 3 ấy lại bao gồm các quận huyện: Kiến An, Dương Kinh, An Lão, Vĩnh Bảo và… Tiên Lãng. Vậy ông Dũng có dám “vuốt mặt” đương kim chủ tịch Huyện Tiên Lãng hay không?
Một kế hoach chi tiết và tỉ mỉ để cứu cho Lê Văn Hiền và ê kíp Hải Phòng chắc chắn đã được vạch ra chi li đến từng chi tiết nhỏ. Mũi nhọn nhắm tới vô cùng đơn giản và đang trong tay công an, đó chính là lời khai của anh em ông Đoàn Văn Vươn. Những ngày qua có thông tin là ông Vươn đã bị đánh trong tù. Chuyện bức cung, mớm cung là chuyện quá bình thường trong một đất nước mà pháp luật bị coi thường. Vậy chỉ cần anh em ông Vươn nhận hết tội trạng về mình thì coi như bước đầu đã xong. Tiếp đến là một số giấy tờ liên quan đến các vụ kiện của ông Vươn trước đây cũng được “hợp lý hóa”. Cuối cùng sẽ là một lá đơn của ông Vươn xin khoan hồng, vậy là vụ án đã được khép kín hoàn hảo…
Đối với phía chính quyền, không bao giờ họ lại đi chặt tay của chính mình. Cho nên Lê Văn Hiền và một số ban bệ có thể sẽ bị “kỷ luật” theo cách khiển trách giống như trường hợp của đại tá Phạm Hiệp trước đây là xong. Nếu áp lực báo chí mạnh quá thì mức độ kỷ luật sẽ cao hơn một chút. Nhưng có thể khẳng định là không bao giờ có chuyện anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm sẽ bị khởi tố trước pháp luật.
Vậy thì chúng ta “đừng có vào rừng mơ đòi bắt con Tưởng Bở” nữa nhé! Vì trên đời này có con Voi con Kiến, con Trâu con Ngựa, nhưng giống như nhạc sĩ Trần Tiến tìm lá Diêu Bông, không bao giờ người ta tìm thấy con Tưởng Bở, vì làm gì có mà tìm! Nhưng người ta có thể tìm thấy sát thủ đầu mưng mủ đấy: “Sát thủ” Đoàn Văn Vươn đang “đầu mưng mủ” trong tù kia kìa!
Lê Nguyên Hồng


Nguyễn Ngọc Già – Từ Đoàn Văn Vươn, còn chờ gì nữa?!

Nguyễn Ngọc Già

Vụ án nông dân Đoàn Văn Vươn cùng gia đình bị đẩy đến đường cùng, ngày càng nhận được sự cảm thông, san sẻ tinh thần, vật chất của cả nước. Khởi từ Đoàn Văn Vươn, nhiều vụ cướp đất đậm chất tàn ác, độc địa và dã man, rừng rú của bọn cầm quyền địa phương đối với dân lành ngày càng được phơi bày lồ lộ.
Hơn 30 năm qua, chưa có một vụ án liên quan về đất đai nào gây nên cơn địa chấn cuồng phong cát lở như vừa qua. Chắc chắn sẽ còn kinh hoàng từ “TÂM CHẤN – ĐOÀN VĂN VƯƠN”, nó lan tỏa rộng khắp trên toàn cõi Việt Nam, khi từng người dân nắm lấy cơ hội này để đòi hỏi nhà cầm quyền trên toàn cõi Việt Nam từ trung ương đến địa phương, phải lập tức tiến hành DÂN CHỦ, TRẢ LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI & TÀI SẢN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM, bằng những việc làm cụ thể sau đây:
1. Tất cả bà con dân oan bị mất đất trên các địa phương hãy nhanh chóng nhập cuộc bằng cách:
1.1 Mỗi gia đình dân oan mở ngay trang blog như ông Nguyễn Xuân Ngữ (lấy tên blog Đoàn Văn Vươn). Từng gia đình có thể lấy tên blog sao cho thu hút nhất gắn liền với sự kiện anh Vươn, ví dụ: Người nông dân nổi dậy, Tiên lãng – máu và nước mắt, Vinh Quang – Cống Rộc & anh Vươn v.v… Đồng thời tung toàn bộ bằng chứng, tài liệu, hình ảnh, video clip của ngay chính gia đình mình và bà con xung quanh lên blog. Bố cáo đến tất cả các trang báo, trang blog trong và ngoài nước. Ai không thể mở trang blog riêng, thì liên hệ với những trang báo trong và ngoài nước, trình bày hoàn cảnh, chứng cớ của gia đình mình, hoặc có thể viết bài kèm theo toàn bộ chứng cớ đến các trang báo, trang blog.
1.2 Liên kết các gia đình trong từng khu vực, từng địa bàn, địa phương cho đến huyện, quận, tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhau trong tình hình hiện nay, bằng cách kêu gọi tổ chức lập quỹ giúp ngay cho những bà con nào quá khó khăn, đồng thời kêu gọi sự quan tâm ủng hộ của dư luận trong nước, bà con Việt kiều và thế giới.
2. Gia đình nào có điều kiện về tài chính (không quá khó khăn) hãy liên hệ ngay với văn phòng luật sư mà mình biết và tin tưởng để tiến hành khởi kiện. Nếu việc này được ĐỒNG LOẠT làm trên các địa phương, sẽ gây hiệu ứng rất tốt cho không chỉ riêng gia đình anh Vươn mà cho ngay tất cả mọi người dân oan khác.
3. Các văn phòng luật sư trên cả nước hãy chủ động liên hệ với dân oan để hỗ trợ giúp đỡ về mặt tư vấn và đứng ra nhận lãnh vụ án khởi kiện giúp dân oan, đặc biệt người dân nào quá nghèo, các luật sư hãy làm việc thiện nguyện. Các Luật sư cần phải nhập cuộc vào lúc này để bảo vệ và hỗ trợ dân oan. Đã đến lúc, các Đoàn luật sư, hội luật gia trên khắp tỉnh, thành phải đồng loạt lên tiếng cho dân oan.
4. Giới sinh viên & giảng viên trường Luật, kinh tế, hành chánh trên cả nước hãy tổ chức những cuộc hội thảo luân phiên và quy mô, bàn luận từ vụ việc anh Vươn và những vụ việc khác, song song tổ chức những chuyến đi thâm nhập thực tế. Ngoài ra, nên thành lập những phiên tòa giả định, trước là để sinh viên rèn luyện chuyên môn thêm vững vàng và thực tế, bởi sinh viên cần trở thành những luật sư bản lĩnh trong tương lai, sau là để tham gia dần vào xã hội dân sự. Các sinh viên năm cuối và vừa tốt nghiệp cần đóng vai trò khả năng hùng biện, diễn thuyết, trình bày, sắp xếp các vai trong kịch bản giả định để thêm phần sống động và thu hút.
5. Giới nhạc sĩ, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, kịch sĩ, điện ảnh… tổ chức sáng tác những tiểu thuyết, kịch bản, nhạc phẩm theo cảm xúc của mình. Trình diễn các sáng tác này trên mọi phương tiện. Tôi chân thành kêu gọi những người nổi tiếng như: Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Siu Black, Đan Trường, Cẩm Ly v.v… bởi biết các anh chị đều xuất thân là những người trong gia đình nghèo khó, tài năng các anh, chị có được là do miệt mài lao động, vinh quang các anh chị có được ngày nay cũng do người dân nuôi nấng. Các anh chị không thể lặng im trước nỗi mất mát, đau thương quá lớn lao trong dân chúng. Các anh chị có thể dùng tiếng tăm của mình để tổ chức quyên góp giúp dân oan mất đất như các anh chị đã từng làm những việc thiện nguyện trước đây. Các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn như: Tuấn Khanh, Trần Tiến, Lê Cát Trọng Lý, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Bùi Chát v.v… hãy sáng tác những tác phẩm mang hơi thở hiện thực càng nhanh càng tốt, kết hợp với các ca sĩ, kịch sĩ trình diễn trên mọi quy mô, trên mọi khuôn viên và trong mọi hoàn cảnh mà các anh chị có thể làm được. Tôi cũng chân thành kêu gọi giới điện ảnh, kịch sĩ, đạo diễn: Thành Lộc, Doãn Hoàng Giang, Lê Hoàng, Hồng Ánh, Hồng Vân, Thanh Thủy, Chí Tài, Hoài Linh, Thúy Nga, Phước Sang, Johnny Trí Nguyễn… hãy dựng những vở kịch, bộ phim để lên tiếng cho dân oan.
6. Khẩn thiết kêu gọi thân nhân của các anh công an, quân đội tham gia trong các cuộc cưỡng chế đẫm máu và đầy nước mắt trên toàn quốc. Các vị hãy trò chuyện, tâm sự, gợi mở, đặt câu hỏi về đạo đức, luật pháp, lương tâm, dân tộc, tổ quốc… với cha, chồng, anh, em, vợ, con, cháu của mình, để họ suy nghĩ, nhức nhối và đau buốt mà dừng tay trước tội ác! Quả báo là bài học còn nóng hổi trước mắt, mà các vị có thể dẫn chứng cho người thân của mình nhìn thấy, nó đầy dẫy trong chí ít mấy mươi năm qua.
7. Tôi chân thành kêu gọi giới doanh nhân: Đoàn Nguyên Đức, Võ Thành Tâm, Nguyễn Thanh Phượng, Lê Kiên Thành, Võ Quốc Thắng, Bầu Kiên, Quốc Cường Gia Lai (tự Cường đô la), Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ v.v… cũng như các quỹ tín dụng như: Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital… cùng các doanh nghiệp FDI, các công ty liên doanh… quý vị hãy tạm ngừng các dự án bất động sản, xây dựng nhà máy, kho xưởng v.v… mà nhìn về những dân oan, những công nhân khốn khó để san sẻ tinh thần, vật chất, đòi hỏi quốc hội phải sửa đổi hiến pháp và luật đất đai trong thời gian sớm nhất. Những dự án của quý vị có nước mắt, có máu và nỗi uất nghẹn dân lành. Hãy đọc lại chuyện cổ tích “Con muỗi” (1). Những tên tham quan ô lại mà các vị đang bắt tay cho các dự án còn tệ hơn cả “con muỗi” trong chuyện cổ tích xưa. Các vị đừng tiếp tay bọn chúng mà hút máu dân lành thêm nữa!
8. Giới khoa học như Ngô Bảo Châu v.v… hãy tỉnh táo và phải lên tiếng cho dân oan, bởi thành tựu và vinh quang các vị đang hưởng cũng của dân. Các vị có bổn phận cất lên tiếng nói lương tri và trách nhiệm trí thức trước dân tộc, tổ quốc.
9. Giới tướng lĩnh quân đội, đứng đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng các vị đương kim tướng, tá khác phải lên tiếng trong vấn đề này. Tại sao quân đội địa phương được phép tham gia vào việc dân sự và hình sự mà dường như quá nhiều dấu hiệu cho thấy, công an địa phương, chính quyền địa phương thao túng và sai bảo cả quân đội phục vụ mưu đồ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm? Tòa án binh của quân đội đã “đắp chiếu” quá lâu, ông Phùng Quang Thanh cùng tướng tá dưới trướng cần suy nghĩ và có hành động dứt khoát đối với quân nhân trong việc làm “bất tuân thượng lệnh” với tinh thần “Quân lệnh như sơn” trong mọi trường hợp mà “lính của ông” dám tiếp tay cho công an tham gia vào cưỡng đoạt, đánh đập dân lành!
10. Tôi chân thành kêu gọi bà con hải ngoại hãy lên tiếng, góp tay cùng người dân trong nước, bởi đất nước này đã và đang là một phần máu thịt không thể tách rời khỏi quý vị. Đất nước này, dân tộc này vẫn trong tâm tưởng của quý vị, dù cho thường xuyên hay phút chốc nó vẫn là kỷ niệm khôn nguôi và cứ mãi thao thức, trăn trở đối với quý vị trong sớm mùa hè bước chân ra khỏi cửa hay những đêm mùa đông lạnh lẽo ngồi trầm ngâm bên khung cửa sổ.
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.
(Andrew Matthews)
Đất nước sẽ tốt đẹp khi mỗi người chúng ta cùng góp tay làm việc thiện để đầy lùi cái ác đang hoành hành.
Xin mọi người bằng khả năng riêng của mình, hãy góp một tay cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam đã chịu quá nhiều thương đau.
Bạn có biết hiểm họa “nước mất, nhà tan, dân chết” đang hiển hiện trước mắt của mỗi chúng ta?
Hãy cùng nhau lên tiếng và hành động trước khi quá muộn!
Nguyễn Ngọc Già
________________
http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2006/157.html (1)

Hoa Kỳ tăng cường vị thế quân sự

Việt-Long, RFA Một phái đoàn quân sự của Philippines đi Washington hồi tuần trước, ký thoả thuận cho Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á. Việc này có ý nghĩa gì đối với tình hình an ninh quanh biển Đông, và phản ứng của Trung Quốc ra sao?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Source: USAF website Một phi đội Falcon F-16.- Source: USAF website

Tăng cường hiện diện
Báo Washington Post loan tin hôm thứ năm, 26 tháng 1- 2012, về cuộc thảo luận giữa Philippines với Hoa Kỳ quanh vấn đề Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á.
Hai ngày sau, hôm thứ bảy,  tin AP dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Philippines Gazmin Voltaire từ Manila cho biết Mỹ và Philippines đang thảo luận tìm cách gia tăng số lượng và tầm cỡ của những cuộc tập trận chung, nhưng không thiết lập căn cứ Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Hiến pháp 1987 của Philippines cấm quân ngoại quốc hiện diện thường xuyên.  Thoả ước này của hai nước xử trí vấn đề đó ra sao?

Chiến hạm Chung-Hoon trở về Hawaii sau chuyến công tác Việt Nam-Singapore-Philippines. Source: navy.mil
Chiến hạm Chung-Hoon trở về Hawaii sau chuyến công tác Việt Nam-Singapore-Philippines. Source: navy.mil

Trươc hết diễn tiến và kết quả hội nghị quân sự này hoàn toàn phù hợp với chiến lược quân sự của Mỹ trong tương lai.  Chiến lược ấy đã được Tổng thống và các Bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao của Hoa Kỳ quảng bá nhiều lần từ một năm nay. Đó là chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, coi châu Á là địa bàn chiến lược trọng yếu, trong khi vẫn không giảm mối quan tâm tới Trung Đông.
Trên thực tế quân đội Mỹ đã rời Iraq và đang thực hiện kế hoạch dứt khỏi Afghanistan vào năm 2014, trong khi Mỹ và đồng minh nói đến kế hoạch sẽ đồn trú 2500 thuỷ quân lục chiến Mỹ tại Darwin ở bắc Úc từ 2016-2017, hạm đội 7 cho chiến hạm lui tới thường xuyên ở Singapore, chưa kể sự gia tăng hoạt động hải quân với nhiều nước châu Á.
Hôm qua, thứ tư đầu tháng này, Hoa Kỳ  và Singapore lại vừa ký hiệp ước tăng cường quan hệ ngoại giao,  và ngoại trưởng Singapore tuyên bố sự can dự của Hoa Kỳ vẫn là trụ cột và nền móng cho hoà bình và thịnh vượng của châu Á. Vì thế có thể nói diễn tiến trong hội nghị Mỹ-Philippines  hoàn toàn ăn khớp với kế hoạch được bàn thảo với Philippines.
Tóm tắt nội dung thoả hiệp. Philippines và Mỹ sẽ thực hiện những cuộc tập trận chung quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn, dựa theo thoả ước quân sự song phương 1999 mà nay có thể gọi là thoả ước mở rộng.  Philippines  dành cho lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương những vị trí để tàu bè, phi cơ lui tới nhưng không đóng căn cứ thường xuyên.  Hoa Kỳ  cũng sẽ cung cấp môt số chiến cụ, vũ khí cho Philippines.

“Vị trí” và “căn cứ”

Quân đội Philippines thao dượt- USNavyVisualNewsTư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đô đốc Robert Willard từng nói lực lượng quân sự Mỹ phải có một mạng lưới những “vị trí” gần thuỷ lộ Đông Nam Á để thay nhau lui tới,  ông nói chữ “places” thay vì “bases” để tránh bị hiểu là những căn cứ cố định cho quân Mỹ, có tính cách thường xuyên.
Philippines muốn có thêm một tàu tuần duyên, một phi đội chừng 15 tới 18 chiếc F-16 phản lực chiến đấu cùng nhiều vũ khí khác. Philippines nói là đang nghiên cứu đề nghị của Mỹ muốn cho phi cơ tuần thám hoạt động ở biển Đông, dựa vào Philippines làm vị trí xuất phát.

Quân đội Philippines thao dượt- USNavyVisualNews

Tại Mamila, Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói với báo chí:  không có lực lượng ngăn đe của Mỹ thì Phi dễ bị xâm lấn lãnh hải.

Rõ ràng Manila đang chơi lá bài Washington để Bắc Kinh nể mặt đôi chút. Hoa Kỳ cũng dựa vào đó để tăng cường vị thế quân sự ở châu Á. Trước những diễn tiến đó, Bắc Kinh vẫn không lên tiếng. Cho đến hôm chủ nhật mùng 1 tháng 2. Bắc Kinh chỉ nhỏ nhẹ nói là Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan sẽ nỗ lực thêm nữa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Ngược lại, tờ Hoàn cầu Thời báo, dưới quyền chủ quản của Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh, đã đòi Trung Quốc phải trừng trị Philippines về kinh tế,  với lý do là Manila đã kêu gọi lực lượng quân sự Mỹ kéo vào biển Đông trong kế hoạch be bờ cô lập Trung Quốc. Vì sao hai quan điểm cùng phát xuất từ Bắc Kinh lại trái ngược như vậy?
Trước hết, trên mặt chính thức, Trung Quốc lần này phải tỏ thái độ nước lớn ngang hàng với Mỹ, không cần chú ý những chuyện đang diễn ra ở Manila và Washington, coi đó như chuyện nhỏ không đáng chấp.
Qua những lần đụng chạm gần đây nhất với Philippines ta cũng thấy thái độ chừng mực của Bắc Kinh. Bắc Kinh làm như vậy để tránh bị lên án như trước đây là lúc nào cũng hùng hổ bắt nạt nước yếu ở Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc lại phản đối, hay có phản ứng gay gắt, thì đúng là bị chạm nọc khi người ta tỏ ra chống hành vi bá quyền nước lớn.
Vả lại có gay gắt cũng không thay đổi được tình thế, một khi Mỹ đã nhất quyết tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á với bất cứ giá nào. Thêm vào đó Mỹ cũng đã từng xoa dịu Bắc Kinh về việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á. Bắc Kinh có chịu nghe hay không thì cũng không thay đổi được gì.
Về Hoàn Cầu thời báo, đó là tờ báo dưới quyền chủ quản của báo Nhân dân, có hai ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ. Báo khổ nhỏ, phát hành tại Bắc Kinh và Thượng hải, ấn bản internet được coi trên khắp thế giới.
Báo này khá phổ biến trong giới truyền thông và giới quan sát chính trị quốc tế, sau khi ra mắt trong chiến dịch quảng bá mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền của Trung Quốc trên thế giới, một chiến dịch tốn kém tới 6 tỉ rưỡi đô la . Nhiều người Trung Quốc trong nước cũng đọc bản Anh ngữ.
TQLC Mỹ ngoài khơi Philippines- Source: USNavyVisualNews
TQLC Mỹ ngoài khơi Philippines- Source: USNavyVisualNews

Một cách “nhắn nhủ”

Tờ báo khổ nhỏ mà tiếng không nhỏ này thường nói lên quan điểm cứng rắn của giới quân sự và phe bảo thủ ở Trung Quốc, không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng đôi khi là mặt trái của quan điểm chính thức, nhiều trường hợp có thể coi đó là chủ ý trong quan điểm của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Giới quan sát cho rằng tờ báo Hoàn Cầu này thường nhắn nhủ với thế giới đại ý là “quan điểm và lập trường của một thành phần quan trọng trong giới lãnh đạo ở Hoa lục chúng tôi là như thế này… như thế kia…”  Tờ báo này đã từng đòi trừng trị Việt Nam vì những hành động gần đây, nay lại đòi trừng trị Philippines…
Ngoài sự nhắn nhủ vừa là hăm doạ đó, tờ báo này còn có ý xoa dịu thành phần quá khích ở Trung Quốc khi nói lên những suy nghĩ của thành phần ấy, mà họ không thấy Nhà nước của họ nói lên.  Đó là trường hợp ứng dụng được cho kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ  và Philippines  lần này.
Làm như thế, cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước Bắc Kinh tránh được những lời lẽ có thể bị quốc tế lên án, hay làm cho các nước châu Á phản ứng bất lợi cho Trung Quốc.


Mục đích và hoạt động của Viện Toán Cao Cấp?

Hòa Ái, phóng viên RFA   -2012-02-02
Viện Toán Học Cao cấp do Giáo Sư Ngô Bảo Châu thành lập vừa được nhà nuớc tuyên bố giao cho số tiền là 650 tỉ đồng để hoạt động.
 
AFP Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields do Tổng Thống Ấn Độ trao hôm 19/8/2010

Và theo như phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu điều gì, sử dụng kinh phí như thế nào là do quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu và Hội Đồng Khoa Học. Phát biểu này đã gây ra nhiều tranh luận cho những người quan tâm.

Đầu tư 650 tỉ

Ngay sau khi Giáo Sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields vào tháng 8/2010, chính phủ Việt Nam phê duyệt thiết lập Viện Nghiên Cứu Toán Cao Cấp vào tháng 12 cùng năm. Trong ngày ra mắt Viện Toán Cao Cấp mới đây, Giáo Sư Ngô Bảo Châu phát biểu rằng “đây là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam”. Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng cho biết hoạt động của Viện Toán Cao Cấp sẽ không giống với những viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam hiện nay.
Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu của Viện là để lôi cuốn được các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng như các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là mới mẻ nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn

Nhưng trên thực tế, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam có cần thiết để đầu tư một số tiền 650 tỉ đồng cho một Viện Toán Cao cấp hay không? Giáo Sư Tương Lai, cựu Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội cho biết ý kiến của mình với đài RFA:
“Khi nghe nói chính phủ thành lập Viện này thì tôi có suy nghĩ, băn khoăn. Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa? Đấy là điều tôi đang phân vân.”
Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa?
GS Tương Lai
Và đây là ý kiến của Giáo Sư Phạm Phụ:
“Đây là viện toán cao cấp thì được ưu tiên về kinh phí hơn và chú trọng hơn vào nghiên cứu toán cơ bản. Thực ra theo tôi, nói là ưu tiên kinh phí chứ kinh phí đó so với chi phí chung của xã hội hiện nay không phải là lớn. Nhưng một đất nước như đất nước Việt Nam, trình độ công nghệ thấp. Chiến lược công nghệ đang nằm trong giai đoạn tạm gọi là khai phát của những người khác đã có.
Bây giờ dần dần nâng lên chiến lược mở rộng cái người ta đã có, mà quá chú ý vào toán học cơ bản thì chưa phù hợp lắm với điều kiện trình độ còn lạc hậu như của Việt Nam. Vì vậy theo tôi, với trình độ hiện nay không nên tập trung hết những cái đầu, những người tinh hoa giỏi vào toán học cơ bản. Trong điều kiện như Việt Nam thì có thể là có một bộ phận nhỏ nào đấy nhưng không nên quá tập trung vào khoa học cơ bản.”
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo Giáo Sư Phạm Phụ thì chỉ những quốc gia có công nghệ dẫn đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản mới tập trung vào toán học cơ bản. Trong khi đó dư luận cho rằng trong tình hình hiện nay còn quá nhiều nơi mà học sinh phải đu dây đi học, phải bơi qua sông để đến trường hay tình trạng bệnh nhân quá tải ở bệnh viện. Đa số ý kiến của công chúng cho rằng chính phủ nên chú trọng vào xây dựng trường học, bệnh viện hơn là dùng tiền cho một Viện Toán Cao Cấp ngay lúc này.
Có ý kiến cho rằng phải chăng chính phủ muốn lấy lòng trí thức mà không cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định thành lập Viện Toán Cao Cấp. Giáo Sư Phạm Phụ thì cho rằng Việt Nam chỉ nên có một tổ nghiên cứu toán cơ bản và chính phủ phải chú trọng tập trung sâu vào nghiên cứu toán ứng dụng trong tình hình hiện nay của quốc gia. Giáo Sư Phạm Phụ nói:
“Toán ứng dụng thì có ứng dụng vào trong thực tế hiện nay nhiều hơn. Ví dụ như là bài toán về giao thông chẳng hạn, về kinh tế vĩ mô hay là nhiều vấn đề kỹ thuật khác.”

Tiền thuế của dân

Viện Toán Cao Cấp được hình thành thu hút nhiều quan tâm của dư luận. Nhưng có lẽ phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi ra mắt Viện Toán Cao Cấp này làm dấy lên phản đối của dư luận. Phó Thủ Tướng phát biểu rằng chính phủ không yêu cầu Viện nghiên cứu gì với mức kinh phí 650 tỉ đồng của quốc gia dành cho Viện. Việc sử dụng số kinh phí này là do toàn quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu, hội đồng khoa học…quyết định.
chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi?

Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã  chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net
Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net


Theo nguyên tắc khi chính phủ giao kinh phí cho một đơn vị nào thì phải kèm theo nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm giải trình của đơn vị đó. Ở đây, kinh phí sử dụng như thế nào là do Viện tự quyết định. Vậy câu hỏi đặt ra là chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi? Liên quan đến khía cạnh này, Giáo Sư Tương Lai cho biết ý kiến của ông như sau:
“Tôi nghĩ có lẽ đây là một phát biểu hơi vội vã, thiếu cân nhắc. Tôi cho rằng dụng ý của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân khi nói ý này là muốn tỏ rõ không muốn ràng buộc Giáo Sư Ngô Bảo Châu trong những vấn đề mà chỉ có nhà chuyên môn toán học thì mới hiểu được cần phải làm cái gì.Trong suy nghĩ của tôi, tôi cho là thiện chí ông Nguyễn Thiện Nhân muốn nói điều đó.
Nhưng do cách nói vội vàng như vậy, tôi cũng biết là dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng. Và tôi cho rằng, đã là nhà nước khi giao trách nhiệm cho một viện nghiên cứuthì phải có mục tiêu cực kỳ rõ ràng và chuẩn xác, chứ không thể tùy tiện nói muốn làm gì thì làm. ”
Giáo Sư Tương Lai nhấn mạnh lời phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân cần được hiểu theo ý rất thiện chí của người giao trách nhiệm muốn nói rằng tôn trọng tính nghiêm cẩn và chuyên nghiệp của nhà chuyên môn và không can thiệp sâu vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn đó.
GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad
GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad, ngày 19 Tháng 08 năm 2010. AFP


Tuy nhiên, với tư cách là Viện Trưởng đã từng quản lý Viện Khoa Học Xã Hội, theo ý kiến riêng của Giáo Sư Tương Lai muốn góp ý với GiáoSư Ngô Bảo Châu khi nhận trách nhiệm quản lý ở Viện Tóan Cao Cấp. Giáo Sư Tương Lai nói:
Dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng.
GS Tương Lai
“Tôi có ái ngại cho Giáo Sư Ngô Bảo Châu khi ông nhận lời làm Viện Trưởng của Viện này. Bởi vì làm Viện Trưởng nghĩa là làm một nhà quản lý. Và vì tôi cũng đã từng làm Viện Trưởng Viện Xã Hội Học, cho nên tôi biết làm quản lý trong cơ chế của Việt Nam hiện nay thì làm quản lý thường là chủ yếu xử lý những mối quan hệ rất phức tạp giữa người và người, giữa nhân viên trong Viện, mối quan hệ giữa Viện và cấp trên cấp dưới. Cho nên người viện trưởng sẽ rất khó có thời gian đầu tư sâu vào ngành chuyên môn khoa học đó. Mà sẽ bị phân tán sức lực vào giải quyết mối quan hệ.
Trong hình dung của tôi, một nhà khoa họa đầu tư toàn bộ trí tuệ tâm huyết cho mình cho một ngành khoa học. Tôi cảm thấy Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã làm điều đó và vì vậy đã đạt tới được một đỉnh cao khi nhận được giải thưởng Fields với công trình về Bổ Đề Cơ Bản. Và tôi cũng nghĩ nếu như từ trí tuệ ấy, từ năng lực bẩm sinh cũng như là khả năng được đào tạo để có thể đi tới, để có được thành tựu vẻ vang như thế cho đất nước thì đó  là một sự đóng góp vô giá.
Nhưng nếu Giáo Sư đi vào làm viện trưởng, quản lý thì tôi e rằng sự nghiệp khoa học của Giáo Sư sẽ có bị ảnh hưởng. Và đấy sẽ là điều hết sức đáng tiếc. Tôi nghĩ nếu như đặt địa vị tôi là Giáo Sư bảo Châu thì tôi sẽ không nhận lời làm quản lý.”
Theo như thông tin từ báo chí, Giáo Sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học của Viện Toán Cao Cấp với mục tiêu năm 2020 toán học Việt Nam đạt được thứ hạng 40 trên thế giới. Chính phủ mong muốn với quy chế đặc biệt, Viện sẽ trở thành một trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực. Viện Tóan Cao Cấp bắt đầu đi vào hoạt động và thời gian sẽ trả lời cho dư luận về hiệu quả hoạt động ra sao cho ngành toán học trong nước nói riêng và hỗ trợ gì cho xã hội Việt Nam nói chung cũng như là những bài học kinh nghiệm từ việc thành lập Viện Toán Học Cao cấp này.



Học gì từ Sự biến đổi của Miến Điện


Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-02-02
Lên tiếng với nhật báo Straits Times ở Singapore vào khi đang thăm viếng quốc gia này, tổng thống Thein Sein tuyên bố Miến Điện đã lựa chọn dân chủ và tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần đó để có được một nền dân chủ toàn diện cho đất nước.
AFP Đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein và nhà lãnh đạo Singapore

Qua các diễn biến cụ thể trong lộ trình dân chủ từ một quốc gia nhiều năm bị cai trị bởi một thể chế quân sự hà khắc mà giới lãnh đạo chế độ đó cũng  bị quốc tế nghiêm khắc lên án.

Cải tổ chính trị, ổn định xã hội

Cải tổ chính trị, ổn định xã hội  là  mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein,  được báo Strais Times phát hành tại Singapore loan tải, vào khi ông có mặt trong chuyến thăm viếng Singapore kéo dài ba ngày.
Từ vài tháng nay, chính phủ dân sự dưới quyền tổng thống Thein Sein được cả thế giới ca ngợi là đang đưa Miến Điện tiến trên con đường dân chủ bằng những hành động được thế giới cho là quả cảm và ngoạn mục như trả tự do cho mấy trăm tù nhân chính trị, bớt kiểm duyệt báo chí và truyền thông, cho phép đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ hoạt động trở lại, đối thoại và tạo điều kiện dễ dàng cho lãnh tụ đối lập nỗi tiếng Aung San Suu Kyi thuộc Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ Miến.
Cải tổ chính trị, ổn định xã hội  là  mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein

Thân nhân các phạm nhân tập trung ở ngoài trại tù Insean ở Yangon chờ đón.
Thân nhân các phạm nhân tập trung ở ngoài trại tù Insean ở Yangon chờ đón. AFP

Cũng trong ba tháng qua, chính phủ Miến còn thỏa thuận ngưng bắn với các nhóm kháng chiến người thiểu số, mặt khác đồng ý nói chuyện với những nhóm sắc tộc vũ trang khác từng cầm súng chống lại chế độ quân sự hà khắc suốt nhiều thập niên qua.
Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên  hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và  thứ đến mới là vấn đề  mở mang nền kinh tế.

Vẫn là  khẳng định của ông Thein Sein, một thành viên trong chính phủ quân sự đã rút  khỏi chính trường,  nhường chỗ cho một thể chế dân sự hợp pháp hồi tháng Ba năm ngoái.
Dưới thời chính phủ quân sự Miến trứơc đây công luận quốc tế,  đặc biệt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, không ngớt lên tiếng cáo buộc Yangoon chà đạp quyền con người, đàn áp và bỏ tù  đối lập, hành hạ ngược đãi các sắc tộc thiểu số và  bóc lột sức lao động của họ một cách có hệ thống.
Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên  hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và  thứ đến mới là vấn đề  mở mang nền kinh tế.
Hậu quả là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Yangoon,  trong lúc các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu EU đồng loạt tẩy chay bằng cách không cho phép các tướng lãnh Miến Điện nhập nội lãnh thổ của họ.

Buổi lễ ký kết hiệp ước ngưng bắn giữa chính phủ Miến Điện và tổ chức dân quân thiểu số Karen mới diễn ra hồi sáng nay ở Pa-An, thủ phủ bang Karen
Buổi lễ ký kết hiệp ước ngưng bắn giữa chính phủ Miến Điện và tổ chức dân quân thiểu số Karen mới diễn ra hồi sáng nay ở Pa-An, thủ phủ bang Karen. RFA

Như vậy, sau gần một nửa thế kỷ dưới sự cai trị độc đoán của một tập đoàn quân sự, nay với những hành động cùng những cam kết và những ngôn từ như sớm thiết lập một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước, chính phủ dân sự Miến đã thực sự lôi kéo sự chú ý và trông đợi của cộng đồng thế giới về một quốc gia vươn mình lên từ đe dọa kiểm soát tù đày sang một đất nước canh tân, cải tổ chính trị và mở cửa ra bên ngoài để có cơ hội phát triển. Nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy các quốc gia phương Tây từ từ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Yangoon.

Khi bà Suu Kyi trở lại chính trường

Nhắc đến tiến trình dân chủ của Miến Điện thì  không thể không đề cập đến bà Aung San Suu Kyi của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ, được trả tự do tháng Mười Một  2010 sau nhiều năm dài bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân sự Miến.
Chúa Nhật ngày 29 vừa qua, trong chuyến đi vận động  đầu tiên đến thành phố Dawei phía Nam cách thành phố Yangoon hơn sáu trăm kilômét, bà Aung San Suu Kyi loan báo quyết định ra ứng cử vào quốc hội Miến, đồng thời kêu gọi sửa đổi bản hiến pháp dự thảo của chính quyền quân sự Miến trước đó.
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ  mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt  không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Bà Aung San Suui Kyi
Lên tiếng trước hàng ngàn người ủng hộ kéo ra chào đón, lãnh tụ đối lập Aung San Suui Kyi nói:
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ  mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt  không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 4 tới.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 4 tới. RFA

Được biết Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ đang nhắm tới bốn mươi tám ghế đại biểu quốc hội. Điều này được ông Myint Kyaw, phụ tá tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi, xác nhận:
Đúng là đảng chúng tôi hy vọng thắng tất cả bốn mươi tám ghế đó trong quốc hội. Nếu đắc cử, bà Aung san Suu Kyi cũng như chúng tôi sẽ cố gắng vận động để bãi bỏ luật những bộ luật có tính cách  đàn áp hay trấn áp đối lập.
Lên tiếng trước những người ủng hộ ở Dawei, bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh là nếu đi đúng hướng thì  toàn dân Miến sẽ có rất nhiều cơ hội và rất nhiều người sẳn sàng nắm bắt những cơ may đó:
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân  bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Vẫn theo lời bà Suu Kyi, nhân dân Miến sẽ mang dân chủ trở lại cho xứ sở,  sẽ làm việc không ngừng để phát triển bằng người, sẽ biến Miến Điện thành một quốc gia biết tôn trọng luật pháp để phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân.
Hôm thứ Năm, bản tin Reuters tường thuật quang cảnh bà Suu Kyi được đón chào đến Dawei và đưa tiễn khỏi Dawei như một ngôi sao bởi hàng chục ngàn người ngưỡng mộ.
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân  bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Bà Aung San Suui Kyi
Khi chiếc phi cơ lên cao và rời khỏi vùng trời Dawei, trong một cử chỉ bất ngờ, bà Suu Kyi đứng lên, tiến đến hàng  ghế có ba vị sư đang ngồi,  quì xuống và cuối đầu trong một dáng vẻ hết sức khiêm nhu kính cẩn. Hình
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với những người ủng hộ tại thị trấn Bahan hôm 11 tháng 1 năm 2012. Photo courtesy of NLD
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với những người ủng hộ tại thị trấn Bahan hôm 11 tháng 1 năm 2012. Photo courtesy of NLD

Ảnh này thật tương phản với một Aung San Suu Kyi trước đó một tiếng đã cam kết tạo sự thay đổi cho Miến Điện nhất là trong lãnh vực hiến pháp với các bộ Luật có tính cách đàn áp và bạo động.

Một nhà ngoại giao Tây Phương cùng đi trên máy bay, mục kích thái độ khiêm cung của nhà tranh đấu dân chủ Miến Điện nổi tiếng kiên cường này, đã phải thốt lên rằng đây là một thời khắc tuyệt đẹp.
Bên cạnh những quyết định được coi là quả cảm và đúng hướng của tổng thống Thein Sein được thế giới ca ngợi, bà Aumg San Suu Kyi vẫn là biểu tượng của hoà bình, hy vọng và đổi mới cho  người dân cũng như đất nước Miến Điện trong tương lai.
Tại một cuộc họp báo mới đây ở Tokyo, bày tỏ quan điểm về một đất nước Miến Điện đang thay da đổi thịt, ông Surin Pitsuawan, tổng thư ký Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN mà Miến Điện là một nước  thành viên, khẳng định Miến Điện có thể tìm hậu thuẩn nơi ASEAN noí riêng và thế giới nói chung song tiên quyết vẫn là phải tự điều chỉnh tự thay đổi từ bên trong và trên tất cả mọi phương diện kể cả chính trị luật pháp, luật đầu tư nước ngoài, hệ thống sản xuất.
Trước đó, tổng thống Thein Sein từng cam kết Miến Điện sẽ cải tổ ngoại hối, sửa đổi luật đầu tư, tạo thuận lợi và giảm thuế cho đầu tư nước ngoài cũng như giảm thuế trong nước hầu thúc đẩy lãnh vực xuất khẩu.
Những biến chuyển đầy ý nghĩa của Miến đang là tấm gương mà những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam dùng để soi rọi vào tình hình đất nước. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu chính quyền biết lắng nghe dân thì không điều gì là không thể thực hiện.


HÀNH XỬ CỦA TRÍ THỨC DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ

Đang “rộ” lên Trí thức- Gặp bài này chép về cho “đông”-Nhưng ở đây cũng chép lại của Chungta đã “biến”.

Nguyễn Ngọc Lanh

Chế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để – nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.

“Thích làm quan”?
Có ý kiến chê trí thức thời nay mang tâm lý “thích làm quan”, mà ít nêu cao sĩ khí, ít dám phản biện. Nếu đúng vậy, té ra họ chẳng khác gì lớp tiền bối thời phong kiến – là thời các cụ ta đi học, đi thi, chỉ để làm quan. Từ đó, “thăng quan, tiến chức” phải là nỗ lực cả đời.
Xã hội xưa xếp người có học vấn cao vào giai tầng sĩ phu. Về mặt này, sĩ phu tương ứng với trí thức trong xã hội dân chủ. Tuy nhiên, còn có những khác biệt, khiến sĩ phu thời trước và trí thức thời nay chưa thật đồng nhất về khái niệm. Nhưng làm quan thời xưa hoàn toàn có thể so sánh với làm công chức cao cấp thời nay; do vậy có thể gọi chung họ là tầng lớp quan chức.
Chưa rõ trí thức thời nay có “thích làm quan” đến đâu, nhưng một sự thật là trong vòng nửa thế kỷ vừa qua hầu hết trí thức của chế độ ta đều “có chân” trong biên chế. Khi biên chế trở nên chật chội thì họ… “kiên trì phấn đấu” để chen chân vào. Cũng chưa rõ trí thức thời nay có “nêu cao sĩ khí” và “dám phản biện” hay không, nhưng rất gần đây vẫn có bài viết trên báo nêu thẳng thừng: Không có tư duy phản biện không đáng gọi là trí thức.
Dẫu vậy, sĩ phu hay trí thức đều tự biết: Đã là quan chức, xin hãy quên đi cái chuyện sĩ khí, hay phản biện. Bởi vì, ở đâu và thời nào cũng vậy, hệ thống quan chức phải có kỷ cương, trên, dưới. Nguyên tắc cao nhất là cấp dưới thực hiện chỉ thị của cấp trên và mọi cấp phải nói và làm theo cấp tối cao – ngày xua là vua, nay là một tập thể. Với quan chức, cao cả nhất là liêm khiết; dũng cảm nhất là dám từ quan để có thể giữ khí tiết và hành xử theo lương tâm. Thế thôi!
Do vậy, hơn ai hết, khi thấy mình bị phê là “thích làm quan” – hàm ý thủ tiêu sĩ khí, tránh né phản biện – nếu còn chút phẩm cách trí thức, họ không khỏi tự vấn. Nhưng, dựa trên hành động thực tế, họ cũng khó mà cãi lại.

Liệu tự thân có sửa được?
Nếu “thích làm quan” đã thấm vào máu thì nay khó sửa, nhưng nếu muốn vẫn sửa được – vì đó không phải tật bẩm sinh. Trái lại, nếu do chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường, thì nếu một khi còn chế độ này (hoặc tàn dư, biến thể của nó), trí thức vẫn chỉ có con đường làm quan, không sao sửa được.

Suy đi, nghĩ lại một chút…
Suy đi… Thời thuộc Pháp, phong kiến vẫn còn. Cụ Hồ nhận định: Xã hội Việt Nam (khi đó) là “thuộc địa, nửa phong kiến”. Vậy mà đa số trí thức đã không chọn con đường làm quan, dù làm quan với chính quyền “bảo hộ” hay với Nam Triều. Họ làm nghề tự do. Ví dụ, đa số bác sĩ khi đó sống bằng hành nghề tư, kể cả các vị sau này làm bộ trưởng trong chính phủ ta (Trương Đình Tri, Hoàng Tích Trí, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng…). Vậy, không phải trí thức vốn dĩ có “máu làm quan”.
Rồi nghĩ lại… Nhưng lạ thay, suốt 60 năm kể từ khi nước nhà độc lập, sách giáo khoa Lịch Sử khẳng định chế độ phong kiến ở miền Bắc đã bị xoá bỏ (1945 và 1955), vậy mà hầu hết trí thức – dù lớn hay nhỏ, cũ hay mới – đều… vào biên chế. Từ đó, suốt đời họ chỉ còn một hoài bão không mấy cao xa: mong “lên chức, lên lương”. Vậy thì, đổ tại chế độ phong kiến cũng chưa ổn. Hay là, thử đổ tại tàn dư của nó? Để rồi coi!

Con đường độc đạo của sĩ phu xưa
Thời phong kiến, sĩ phu được nhét vào giới trung lưu, chỉ biết một việc: đọc sách; chỉ có một nghề: làm quan. Thời đó không một ai nhờ đọc sách mà chiếm được vị trí thượng đỉnh (nếu muốn, phải bằng cách khác). Do vậy, trên đầu họ là giới thượng lưu; dưới chân họ là giới hạ lưu.
Thượng lưu gồm vua, tôn thất, công thần khai quốc hoặc tứ trụ… không cần đọc sách vẫn có địa vị thượng đỉnh, đầy quyền uy. Còn hạ lưu, dẫu “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” vẫn chưa đủ no, thử hỏi tiền đâu mua sách, thì giờ đâu đọc sách?
Giới trung lưu mưu đồ sự nghiệp bằng đọc sách, làm quan. Muốn hay không, địa vị của họ là phò tá thượng lưu và đè nén hạ lưu. Kịch bản cứ thế diễn đi diễn lại cả ngàn năm, trách gì chuyện “thích làm quan” chẳng thấm vào máu thịt?
Có thể nói, làm quan là con đường độc đạo để sĩ phu có cuộc sống vật chất ổn định; đặng nếu có tài thì trổ ra với đời. Thi thố tài năng là cái bệnh cố hữu của người có thực tài, do vậy mà Đào Duy Từ thà chết cũng cứ vượt đèo Ngang vào “đàng trong” phò chúa Nguyễn, mặc cho “đàng ngoài” gọi đó là “ngụy”. Còn Ngô Thì Nhậm bất chấp hiểm nguy cứ phục vụ “ngụy” Tây Sơn vì được vua Quang Trung biết tài. Không làm quan, chỉ còn cách “ở ẩn”, chờ thời – nghĩa là chờ “minh chủ” xuất hiện, để ra… làm quan. Khổng Minh và La Sơn Phu Tử đã từng ở ẩn, nhưng đâu có dễ. Ông trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng là xa lánh thế tục nhưng đã từng là vị quan to của triều Mạc.
Chế độ phong kiến cứ phải tồn tại đủ thời gian mà quy luật dành cho nó. Vua, quan là sản phẩm tự nhiên của chế độ này. Nhưng tại sao sĩ phu thời đó không chọn con đường khác?
Trả lời: Chưa có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Khi chế độ phong kiến bị xoá bỏ, thì…
Còn tuỳ, nó bị xoá bỏ đến mức nào, có triệt để? Hay vẫn tồn tại ở dạng khác?
Chế độ phong kiến phương Tây bị cách mạng tư sản xoá bỏ từ rất sớm, trước chúng ta nhiều thế kỷ. Đây là xoá bỏ đúng quy luật; do vậy, rất triệt để. Xoá bỏ chính quyền chỉ cần một tháng; xóa bỏ cơ chế kinh tế cần vài thập niên (cải cách điền địa, biến địa chủ thành tư sản kinh doanh nông nghiệp); nhưng xoá bỏ ý thức hệ cần nhiều thời gian hơn – dài hay ngắn tuỳ theo tốc độ phát triển công nghiệp và mức hoàn chỉnh của kinh tế thị trường. Mặt này, Tây thuận lợi hơn Ta.
Còn chế độ phong kiến phương Đông kéo dài quá lâu, vì giai cấp tư sản bị đạo Khổng thít cổ, không sao lớn đủ tầm vóc để thay thế vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến.
Sự xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tuy có tạo điều kiện để giai cấp tư sản nước ta hình thành, nhưng sau 80 năm mà nó vẫn quặt quẹo. Chính do vậy, giai cấp công nhân cũng chưa ra hình hài. Để tiêu diệt chế độ phong kiến, chúng ta đã dùng cách khác, mà không theo quy luật do Mác tìm ra.
Hễ kinh tế tiểu nông còn mênh mông, tất ý thức hệ phong kiến còn bám rễ và trường tồn. Trong hoàn cảnh đó, trí thức nước ta vẫn mang dáng dấp sĩ phu thời phong kiến về cả thân phận và cách hành xử, không thể so sánh với trí thức ở những nước đã trải qua cách mạng tư sản được.
Cụ Hồ từng nói ở một Đại hội Đảng (đại ý): Đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta là “bỏ qua” giai đoạn tư bản chủ nghĩa, “tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình nhiều năm sau đó, tới 1986, chứng tỏ những người tận tai được nghe trực tiếp câu trên chỉ nhăm nhăm “bỏ qua” để “tiến thẳng”, mà không mấy ai hiểu đầy đủ thế nào là “đặc điểm lớn nhất” trong lời Cụ nói.
Thật vĩ đại, khi các bậc sĩ phu thời Đông Kinh Nghĩa Thục không những không làm quan mà còn nhận ra sức sống dai dẳng của ý thức hệ phong kiến đang là lực cản dân tộc ta tiến lên. Từ năm 1906, các cụ đã chủ trương phải để thanh niên trí thức nước ta được “tắm gội bằng gió Mỹ, mưa Âu”. Qua các sách “tân thư”, các cụ hiểu ra đa số trí thức bên trời Tây hành nghề trong đủ mọi lĩnh vực dân sự, chỉ một thiểu số làm quan chức. Nay thì ai cũng biết: Ở các nước này, một nhà khoa học đang ráo riết nghiên cứu để hoàn thành công trình “cả đời người” thì đố ai thuyết phục nổi ông ta “bớt chút thì giờ vàng ngọc” để làm bộ trưởng. Nếu đang là bộ trưởng, ông ta dám quẳng bỏ chức tước nếu có bất đồng chính kiến với thủ tướng hay tổng thống. Chế độ này mở ra vô số con đường cho mọi người tiến thân qua sự đánh giá của kinh tế thị trường.
Còn kinh tế tiểu nông trong chế độ phong kiến nặng về tự cung, tự túc; do vậy nó rất kỳ thị kinh tế thị trường. Nó gọi người làm nghề thương mại là “con buôn”. Do vậy, chế độ vua quan và kinh tế tự cấp tiểu nông là hai thanh ray khiến đoàn tàu sĩ phu chỉ có một ga đến: ga Làm Quan.

Vài điều lạ thời hậu phong kiến… nhưng dễ hiểu
Sách chính thức nói rằng chính quyền phong kiến ở nước ta bị thủ tiêu từ giữa thập niên 40, còn giai cấp địa chủ bị xoá bỏ giữa thập niên 50. Điều lạ là đến nay (thế kỷ XXI), vẫn còn thấy nhan nhản trường hợp trí thức thà bỏ nghiên cứu nếu có cơ hội làm quan. Có người ham làm quan tới mức dám đạo văn trong luận án tiến sĩ, thậm chí dám sử dụng bằng giả.
Nhưng lạ hơn nữa: Đã làm quan, sao không ngày đêm “lo việc quan” để mà thăng quan? Sao cứ dây dưa, luyến tiếc cái danh trí thức? Một bài nhan đề Trí thức là trí thức – Cán bộ là cán bộ có lẽ để phản ánh và phản đối tình trạng này.
Rất dễ lấy những ví dụ, đại loại như… Ông thạc sĩ này đã làm vụ trưởng, lại vẫn loay hoay lo kiếm cái bằng tiến sĩ ngay khi đang đương chức. Vị tiến sĩ kia được bổ nhiệm thứ trưởng vẫn “phấn đấu” để có cái danh phó giáo sư. Trong những hội nghị – dù không có ý nghĩa gì về khoa học (ví dụ, lễ trao huân chương: đang diễn ra khắp nơi) – người ta cứ vô tư “kính thưa giáo sư – bộ trưởng” mà người kính thưa và được kính thưa đều không cần ngượng. Cũng lạ chứ! Bởi vì, để hoàn thành công việc của cả hai chức vụ rất xa nhau này thì dẫu không ăn, không ngủ, vẫn phải có “tài thánh” mới làm nổi. Nhân tiện, dưới đây xin bàn vài lời về các vị “thánh”.
Nhưng càng lạ hơn… té ra, ở những cương vị “trăm công, ngàn việc” này, họ lại càng dễ dàng thăng danh về mặt khoa học mà một trí thức thật sự phải tốn vô số mồ hôi chưa chắc làm nổi.

Thần thánh: Một sản phẩm đặc trưng của tư tưởng tiểu nông, phong kiến
Chế độ phong kiến sinh ra một số sản phẩm tinh thần có vai trò chi phối cách hành xử của sĩ phu, quan chức.
Ví dụ, chủ nghĩa dân tộc. Một mặt, nó giúp củng cố tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ ngai vàng; nhưng khi trở thành cực đoan, nó sẽ bài ngoại, thậm chí kích động một dân tộc đi xâm lược dân tộc khác. Dân ta trải hàng ngàn năm là nạn nhân của chủ nghĩa này.
Trong nền kinh tế tiểu nông, những cá nhân lỗi lạc hoặc những lượng siêu nhiên dễ bị biến thành thần thánh, được đặt lên bệ thờ, hoặc đưa vào lăng tẩm. Phía dân chúng cần thần thánh để cầu xin ân huệ mong cải thiện số phận; nhưng phía thống trị cũng cần có thần thánh để giao nhiệm vụ phù hộ cho sự hưng vượng của đương triều. Do vậy, nếu thiếu thần thánh, cả hai phía đều có nhu cầu tạo ra thần thánh mới, kể cả nhập khẩu. Chúng ta đã có đức thánh Trần, đức thánh Gióng… mà vẫn rước cả đức thánh Quan tận bên Tầu sang. Các vị đều xuất thân đại danh tướng, lừng lẫy một thời. Còn thần thì nhiều vô kể.
Chỉ vua mới có quyền thay Trời phong thần, phong thánh. Do vậy, thần thánh cũng có nhiều phẩm trật, thứ bậc, và tất nhiên có nhiệm vụ với vua – như bất cứ ai được phong. Sẽ tới lúc việc phong thần thánh phải đi vào quy chế, giao cho bộ Lễ thực hiện. Ngoài trường hợp phong bất thường, đặc cách, bộ Lễ phải hàng năm lục tra các bản thần phả ở đình, đền, để vua xét công, đặng ban thêm chức mới, tước mới. Đây là cách để vua nhắc nhở uy quyền của mình trong lòng dân. Khi người dân tưng bừng mở lễ hội rước một sắc phong về đình làng, họ cũng kính cẩn nhiều lần tung hô “vạn tuế”. Cũng dễ hiểu, một triều đại mới lên (lòng dân chưa phục) hoặc một triều đại đang suy (lòng dân ly tán) thì càng phải lạm phát các sắc phong, thậm chí phải tạo ra vị thánh mới cho phù hợp với tình hình mới. Chính đây là dịp để sĩ phu tâng công với đức vua: Họ phải thảo ra những văn bản hết lời tán tụng; đồng thời họ cũng “giáo dục” để dân thấm nhuần ơn vua bằng những lễ nghi đón sắc thật trọng thể. Cuối cùng, họ giúp dân thảo ra lá sớ tạ ơn…
Chớ nên coi thường tàn dư của ý thức hệ phong kiến. Nước Đức vào giữa thế kỷ XX dù đã đạt trình độ công nghiệp hoá rất cao, vậy mà Hít-le vẫn lợi dụng được chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từ đó dân Đức tôn tác giả lên bậc “thánh sống”, gây ra biết bao tai hoạ cho thế giới và cho chính dân Đức.

Một vị thánh vua cũng phải kính nể
Đó là đức thánh Khổng (Khổng Tử), xuất thân đại trí thức nên cũng thích làm quan như ai, nhưng vì không được trọng dụng mà sau khi mất đã được tôn thánh. Sinh thời, ngài sống long đong, không kém số phận lận đận của Các Mác – cũng là một đại trí thức, cũng sáng tạo học thuyết, cũng lưu lạc nhiều nước…
Khổng tử đi đi du thuyết các nước thì nói chẳng ai thèm nghe. Nhưng về sau, đám vua quan nhận ra học thuyết của ngài giúp phát triển và củng cố chế độ phong kiến, nên đề cao. Chế độ càng suy yếu, thuyết của ngài càng được đề cao.

Thuyết của đức thánh Khổng có thể chia nhiều phần:
• Phần dạy đạo đức cá nhân, cách ứng xử cá nhân (kể cả đạo đức cầm quyền): sẽ trường tồn vì hầu hết đúng với mọi nơi, mọi thời; nếu cần chỉ phải sửa đổi chút ít về khái niệm (ví dụ, câu kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác – sẽ không bao giờ sai). Khái niệm về Đức và Tài của ngài được cô đọng bằng “Tiên học lễ, hậu học văn”; về sau có người đổi thành Hồng và Chuyên… v.v. Phụ nữ cần tứ đức: Dung, Công, Ngôn, Hạnh… v.v.
• Phần dạy tu dưỡng làm người để trở thành hiền nhân, quân tử: rất được sĩ phu, trí thức tâm niệm (ví dụ, làm người phải tu thân, tề gia…; phải có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áp dụng cho người làm tướng, cụ Hồ đổi thành Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm).
• Phần dạy cai trị sao cho hợp đạo đức, được lòng dân…
• Phần dạy củng cố chế độ phong kiến. Điển hình, ngài dạy: Ái Quốc thì phải Trung Quân; rất được giai cấp thống trị truyền bá…
Dân thường, sĩ phu, vua quan xưa đều ca ngợi toàn phần hoặc từng phần học thuyết của Khổng Tử. Sau 1949, tại quê hương ngài, số phận học thuyết này cũng “ba chìm, bảy nổi”.
Khi quan niệm “trung quân – ái quốc” còn thịnh, giai cấp phong kiến đòi hỏi mọi người phải thấm nhuần rằng phò vua chính là giữ nước. Vua với nước là một; hễ vua còn thì nước còn. Do vậy, khi gian thần cướp ngôi thì trung thần mang vua đi trốn để có “danh chính” mà cướp lại ngai vàng. Dù quân xâm lược đã chiếm được nước nhưng chưa bắt được vua thì mưu đồ phục quốc chưa thể bị dập tắt. Tội phản quốc và tội bất trung được coi như nhau…

Học thuyết và chủ nghĩa bị biến thành “đạo”
Đây cũng là một đặc trưng của xã hội tiểu nông, phong kiến. Người thực hiện việc này không ai khác mà chính là tầng lớp sĩ phu dưới sự sai phái của vua. Vốn ham đọc sách, họ hào hứng tìm hiểu các học thuyết, bổ sung và phát triển chúng theo hướng củng cố quyền thống trị của giới thượng lưu. Là quan chức, họ phải tuân lệnh. Đổi lại, họ được giới thượng lưu tín nhiệm, gia ân.
Học thuyết là sản phẩm của những trí thức lớn. Học thuyết chính trị cũng vậy. Nhiều học thuyết chính trị được lớp trung lưu bổ sung, phát triển để thành một chủ thuyết (chủ nghĩa). Khi dân trí quá thấp, nhiều chủ nghĩa bị lợi dụng để biến thành “đạo” (tôn giáo), nhằm mê hoặc khối quần chúng khổng lồ.
Xa xưa nhất có các học thuyết xử thế mà tác giả là đức Như Lai, Giê-su, Ala… đã bị biến thành đạo (tôn giáo), thậm chí được giới thống trị coi là quốc đạo. “đạo”: đạo Phật (Phật giáo), đạo Gia Tô (Công giáo), đạo Hồi (Hồi giáo)…
Sau này có Khổng Tử, Mác, Tôn Trung Sơn, Lênin… là tác giả của những chủ nghĩa khác nhau, nhưng chỉ có thuyết của Khổng Tử biến thành đạo, vì nó ra đời trong chế độ phong kiến.
Trên giấy (tức là về mặt lý thuyết) mọi chủ nghĩa đều nêu lên các lý tưởng cao đẹp, nhân bản. Về cấu trúc: học thuyết nào cũng chặt chẽ, logic, đầy thuyết phục. Nó hứa hẹn cả tính hiện thực. Khi giác ngộ một chủ nghĩa, người ta dám hi sinh cả tính mạng để bảo vệ và thực hiện lý tưởng của nó. Nhưng khi bị biến thành một đạo, người sáng lập sẽ được tôn ngôi giáo chủ (hoặc thánh), học thuyết thành giáo lý (cứng quèo, khó ai dám sửa), mọi người xử sự như tín đồ…
Trong lịch sử, khi một chủ thuyết được coi là quốc đạo, các đạo khác thường bị đàn áp. Biểu hiện đặc trưng của một quốc đạo là nó được vào chương trình dạy trong trường như một môn bắt buộc.

Học thuyết Khổng tử
Dưới chế độ phong kiến phương Đông, học thuyết cao cả của Khổng tử đã bị biến thành “đạo”, gọi là Khổng giáo (đạo Khổng, hay đạo Nho), từng có có địa vị quốc đạo, độc tôn ở Trung Hoa và Việt Nam.
Trong chế độ phong kiến, giới thượng lưu có thể sùng đạo ở mức độ nào đó, nhưng không cần hiểu biết thấu đáo giáo lý, lại càng không phải là giới nghiên cứu phát triển giáo lý. Điều duy nhất cần thiết là họ nhận ra đạo này củng cố địa vị cầm quyền của họ. Còn việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển giáo lý, họ giao cho giới trung lưu, tức sĩ phu. Trong tình hình như vậy, sĩ khí là điều hiếm hoi; còn phản biện giáo lý là chuyện không thể có.

Tàn dư phong kiến
Thời Hùng Vương nếu chưa phải là phong kiến thì chế độ này bám rễ ở nước ta cũng không hề ngắn. Đến nay, nông nghiệp nước ta vẫn manh mún. Trí thức nước ta vẫn mang dáng dấp sĩ phu: thích và buộc phải làm quan. Không ai dám nói ý thức hệ phong kiến đã được gột sạch; có người còn nói nó chỉ biến tướng hoặc trá hình do những nhóm lợi ích thực hiện.
Do được du nhập từ phương Tây vào nước ta – vốn nặng căn phong kiến – nên chủ nghĩa Mác rất dễ bị biến thành “đạo”. Đó là điều giới lý luận nước nhà phải hết sức đề phòng. Phải đối xử với chủ nghĩa Mác như nó là một hệ thống lý luận khoa học; phải coi Mác là nhà khoa học, nhà cách mạng vô thần.
Tiến bộ ngoạn mục gần đây, ai cũng thấy: Nhờ sự hình thành cơ chế thị trường và sự ra đời của giai cấp tư sản mới (các nhà kinh doanh) mà bệnh “thích làm quan” trong giới trí thức, khoa học, đã giảm đáng kể.

Nguồn: Chungta.com

Chỉnh đốn Đảng và niềm tin đồng thuận

Chỉnh đốn mới lòi ra “Đoàn văn Vươn” và cái bờ lốc “Doanvanvuon.wordpress.com”.
- Giai đoạn mới, thời cơ mới, chỉnh đốn Đảng sẽ mang lại niềm tin với những con người đủ tầm để chèo lái đất nước. Đó cũng là hy vọng của toàn dân tộc đối với Đảng.
Hội nghị Trung ương 4 ra Nghị quyết về công tác chỉnh đốn Đảng. Có thể nói đó là công việc thường xuyên của Đảng. Qua mỗi chặng đường phát triển bất cứ một đảng chân chính nào cũng cần xem xét đánh giá lại công tác chỉ đạo lãnh đạo, rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời phải chỉnh đốn để phù hợp với tình hình.

Còn nhớ trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn quyết liệt, Bác Hồ đã nói về công việc chỉnh đốn Đảng. Người tiên đoán cuộc kháng chiến sẽ thắng lợi và tất yếu cần chỉnh đốn Đảng để đáp ứng được tình hình.
Hiện nay chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới, hội nhập sâu với thế giới, tìm đường vượt thoát khỏi cái ranh giới “bẫy thu nhập trung bình”, đây là cuộc chiến đầy khó khăn. Hơn lúc nào hết, cả hệ thống chính trị cần có quyết tâm cao, có trí tuệ vượt bậc, có bản lĩnh để đưa dân tộc vượt thoát, bằng không chúng ta cứ luẩn quẩn ở ranh giới của sự nghèo hèn lạc hậu.
Tuy nhiên, nhìn lại đội ngũ, có thể thấy còn nhiều hạn chế chưa đủ khả năng đáp ứng được tình hình như Hội nghị Trung ương chỉ ra.
Vì vậy, phát biểu bế mạc Hội nghị, sau khi nêu thực trạng tình hình, Tổng bí thư yêu cầu: “Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi; đẩy lùi một bước quan trọng tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, tham nhũng, lãng phí. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Đảng ta có gần ba triệu đảng viên. Họ đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng giao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế yếu kém như vấn nạn chạy chức chạy quyền suy thoái về đạo đức, lối sống.
Bây giờ nói dân còn tin Đảng không? Dân vẫn tin. Những mục tiêu, lý tưởng của Đảng vẫn là hy vọng của người dân. Nhưng một số cán bộ thoái hóa biến chất làm cho quần chúng nghi ngờ.
Mỗi một đảng viên thoái hóa, mỗi một tổ chức Đảng yếu kém là làm xa đi, vơi đi một ít niềm tin của dân với Đảng…
Có một thực tế hiện nay là mối quan hệ Đảng – Dân cần phải tăng cường và củng cố. Ở đây muốn nói không chỉ niềm tin mà cả lợi ích. Chúng ta thường hay nói: Tất cả mọi lợi ích đều ở nơi dân, đều vì nhân dân nhưng thực tế còn nhiều điều đáng suy nghĩ. Khái niệm phục vụ dân bây giờ không còn nguyên nghĩa.
Người dân quen nhìn thực tế. Hàng loạt dự án ở các thành phố, thị xã thu hồi đất của dân cho nhà đầu tư với mức đền bù thấp gây bất bình trong quần chúng dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Theo số liệu thống kê, hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% cao nhất so với nhóm 20% thấp nhất trong cả nước năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7,0 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần và năm 2004 là 8,4 lần. Trong 14 năm, hệ số chênh lệch tăng lên 2,05 lần.
Chỉnh đốn Đảng là cơ hội để làm cho sự đồng thuận ngày một củng cố, trở thành sức mạnh, niềm tin gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Đúng như Nghị quyết đã vạch ra là công cuộc chỉnh đốn được bắt đầu từ cấp cao nhất của Đảng. Cấp cao nhất có trong sạch mới là tấm gương cho cấp dưới, mới không “giật mình”. Tự gột rửa thì không bao giờ được mà phải có chế tài có biện pháp bởi thực trạng phải cần “thuốc đắng giã tật”.
Chúng ta thừa quyết tâm nhưng thiếu biện pháp là một thực tế. Chỉnh đốn không nên làm tràn lan, vì suy cho cùng, cũng là đảng viên nhưng không có chân trong hệ thống thì cũng chỉ là người dân bình thường. Nói như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cần tập trung ở số ít đảng viên có chức có quyền và làm từ trên.
Giai đoạn mới, thời cơ mới cần có những con người đủ tầm để chèo lái đất nước. Đó cũng là hy vọng của toàn dân tộc đối với Đảng.
Nguyễn Đăng Tấn
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/57065/chinh-don-dang-va-niem-tin-dong-thuan.html


Vụ cưỡng chế: Sai đến đâu sửa đến đó

!!!!!!!!Sai đâu sửa đó-sửa rồi lại sai- sai rồi thì sửa!!! sai sửa sửa sai….!!!!Sáng đúng chiều sai,ngày mai lại đúng!!!!! Sửa bao nhiêu lần cái vụ “Đất đai” nhỉ,từ hồi thập niên 50 của Thế kỷ trước đến sau 1975 cho đến hôm nay lại,,,bổn cũ!? Càng ngày càng tinh vi và lộng hành hơn,tức là “có tiến bộ”.
- Trao đổi với VietNamNet ngày 2/2, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Hữu Doãn cho hay, TP đã thành lập một tổ công tác kiểm tra lại vụ việc ở Tiên Lãng. Kết quả sẽ được công khai trước công luận.
Theo ông Nguyễn Hữu Doãn, sau sự việc xảy ra tại Tiên Lãng, lãnh đạo thành phố đã lập một tổ công tác để rà soát thủ tục giao đất, thu hồi đất, quá trình thực hiện cưỡng chế khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại làm trưởng đoàn.
Khu đầm nhà anh Đoàn Văn Vươn sau cưỡng chế. Ảnh: Kiên Trung
“Tinh thần chỉ đạo của thành phố là thấy sai đến đâu sẽ sửa đến đó”,ông Doãn cho hay. Tổ chức, cá nhân nào, tùy theo mức độ vi phạm sẽ được xử lý thật nghiêm.
Dự kiến, trong tuần tới tổ công tác sẽ tiến hành rà soát xong. Ngay khi có kết luận cuối cùng, lãnh đạo thành phố sẽ tổ chức họp báo hoặc thông báo công khai trước các cơ quan thông tấn báo chí.
Trả lời VietNamNet mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại nói, lãnh đạo thành phố đã  yêu cầu các ban ngành gấp rút kiểm tra toàn bộ sự việc liên quan. Căn cứ trên báo cáo cụ thể và chi tiết này, tổ công tác của thành phố mới đưa ra phương hướng xử lý toàn bộ vụ việc, kể cả việc xử lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Theo đó, việc tổng kiểm tra, rà soát này sẽ tiến hành đối với cả ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cưỡng chế.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn để báo cáo Thủ tướng.
Lê Nhung
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/58822/vu-cuong-che–sai-den-dau-sua-den-do.html

Khi Mỹ “đu dây” ở Đông Nam Á


Tác giả: Rodney Jaleco – Tuanvn

Philippines và Mỹ đang “đu dây” một cách thận trọng. Gần bốn thập niên sau khi buộc phải rút khỏi Việt Nam và 20 năm sau khi đóng cửa căn cứ Subic, người Mỹ đang cố gắng trở lại Đông Nam Á vì lo lắng trước những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Vòng hai cuộc đối thoại chiến lược giữa Philippines và Mỹ đã kết thúc cuối tuần trước. Đại sứ Jose L. Cuisia Jr. nhất trí đọc thông cáo chung cho ABS-CBN News nhưng từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên tại Đại sứ quán Philippine ở Mỹ. “Trong suốt cuộc hội đàm, Mỹ và Philippine đã tái xác nhận các cam kết thực thi Tầm nhìn Tuyên bố Manila thông qua một liên minh mạnh mẽ và rộng mở… Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung như là nền tảng cho liên minh… Chúng tôi nhất trí hợp tác sâu rộng trong vấn đề an ninh hàng hải”, một phần thông cáo chung cho biết.
Theo tiết lộ của một quan chức tham dự cuộc họp thì, dấu hiệu có lẽ rất đáng lưu ý trong hội đàm là thậm chí Trung Quốc không hề được nhắc tên mặc dù có những cuộc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải. Tranh chấp ở Biển Đông dường như trở thành vấn đề nội bộ với Philippines.
Tuy nhiên, vị quan chức cho biết, ông “cảm nhận” thấy rằng, “hợp tác an ninh hàng hải” – cách gọi chuyện Biển Đông – là có liên quan, Mỹ dường như đánh tín hiệu cho thấy họ cần Philippines cũng giống như Philippines cần Mỹ bảo vệ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương
Đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Lầu Năm Góc cắt giảm chi tiêu – gần 260 tỉ USD trong năm năm tới (tổng cộng là 487 tỉ USD trong 10 năm). Mỹ đang nỗ lực xây dựng một đội quân nhỏ gọn hơn, linh hoạt hơn nhưng sức mạnh lớn hơn.
Lực lượng này, như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, sẽ “thích hợp và có khả năng ngăn chặn hành động xâm lược đồng thời đảm bảo sự hiện diện ổn định đặc biệt ở các khu vực ưu tiên cao nhất và thực thi sứ mệnh tại châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông”.
“Sự tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặt ra yêu cầu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng không quân và hải quân trong khi đảm bảo duy trì sự hiện diện của lực lượng mặt đất”, ông Panetta nói trong một báo cáo trước quốc hội Mỹ. Sau một thập niên chinh chiến ở Iraq và Afghanistan, ông nói “khu vực này trở nên quan trọng hàng trong lĩnh vực hàng hải”. Hải quân Mỹ đã rút bớt các tàu chiến không có khả năng chống tên lửa đạn đạo, xây dựng những hạm đội mới có khả năng ấy bao gồm cả tàu chiến đổ bộ cỡ lớn.
Tổng thống Mỹ Obama công bố chiến lược quốc phòng mới trong đó chú trọng tới
khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
“Phương châm chiến lược này yêu cầu các lực lượng có khả năng tự triển khai nhanh chóng có thể phô trương sức mạnh và thực thi nhiều loại nhiệm vụ”, báo cáo của Panetta nhấn mạnh.
Trong khi Mỹ vẫn tập trung chủ yếu vào bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là khi Bình Nhưỡng có nhà lãnh đạo mới và e ngại việc Iran có thể có bom nguyên tử, thì sứ mệnh đảm bảo tự do các tuyến vận chuyển ở Biển Đông lại là điều sống còn với an ninh và ổn định toàn cầu.
Trấn an liên minh, mở rộng đối tác thương mại
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard tuyên bố, các quốc gia đang tạo ra “hoặc gói gọn theo cách để có được các khả năng “chống tiếp cận – không cho tới” (anti-access/area denial viết tắt là A2/AD) đặc biệt ở các vùng biển/vùng trời quốc tế “đã tạo ra sự bất tiện và bất ổn ở mức độ nào đó trong khu vực nơi Mỹ có các lợi ích”.
“Các khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải là những không gian hàng hải rộng lớn, chuyên chở lượng lớn thương mại đóng vai trò rất quan trọng với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quan trọng với Mỹ. Chỉ ở riêng Biển Đông, nơi chiếm khoảng 5,3 nghìn tỉ USD thương mại song phương hàng năm, thì 1,2 nghìn tỉ USD thuộc về thương mại song phương Mỹ”, Willard nhấn mạnh.
“Một phần của điều này là việc tái phân bố tự nhiên khi chúng ta bước ra khỏi hai cuộc chiến”, ông nói. “Một phần là nằm trong thiết kế chiến lược mà chúng tôi đã làm việc với bộ trưởng Panetta và tổng thống. Chúng tôi đang cố gắng hình dung ra nơi nào đó quan trọng trên thế giới từ góc độ an ninh…Và rõ ràng đó là kinh tế nhập khẩu, bản chất rất phức tạp của sân khấu châu Á – Thái Bình Dương dù chúng ta nói tới Đông Nam Á, Đông Bắc Á hay châu Đại Dương thì đều có các lợi ích to lớn và sống còn ở đó”.
Willard giải thích: “Sau tất cả, chúng ta có năm đồng minh hiệp ước cũng như rất nhiều đối tác chiến lược ở đó, tất cả chúng ta đều dựa vào nhau”.
Năm ngoái, Trung Quốc đã hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên và đang hoàn thành chiếc thứ hai. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có quan hệ quân sự nhưng Tư lệnh Willard phàn nàn rằng, mối quan hệ ấy chưa thoả đáng. Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc gửi quốc hội đã đề cập tới sự thiéu minh bạch trong việc mở rộng quân sự của Trung Quốc.
Giải pháp nào?
Với những liên quan và lợi ích quá cao kể trên, Mỹ cuối cùng đã lên tiếng về các lợi ích của họ trong việc đảm bảo tự do với các tuyến vận chuyển ở Biển Đông. Trừ phi mở cửa lại Subic, Philippines và Mỹ đang tìm cách biện minh cho sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ mà không đánh động quá nhiều tới Trung Quốc hay các nhóm cực đoan trong nước.
ABS-CBN News đã biết được về các cuộc thảo luận về một biên bản ghi nhớ giữa Hải quân Philippine và Mỹ về việc chia sẻ thông tin tình báo ở Biển Đông. Nếu thành công, đây có thể là mô hình cho sự hợp tác tương lai của cuộc “hôn phối” giữa các khả năng tín hiệu tình báo hiện đại Mỹ và tình báo viên Philippines.
Philippines thiếu tàu chiến và máy bay để kiểm soát lãnh hải của mình. Một quan chức tiết lộ về các báo cáo từ Manila về kế hoạch mua sắm phi đội F-16 “Falcons” của Mỹ.
Ngoài ra, một quan chức khác cho hay, các cuộc diễn tập, đào tạo quân sự song phương đã sẵn sàng mở rộng thông qua Thỏa thuận các lực lượng khách mời (VFA). Nguồn tin này không thể cung cấp chi tiết vì đề xuất dường như mới trong giai đoạn đàm phán.
Các khía cạnh liên quan tới an ninh của cuộc đàm phán chiến lược song phương đã làm lu mờ những diễn biến khác có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai đồng minh hiệp ước như vấn đề tham nhũng, nhân quyền và nạn buôn người. Tất cả các đề xuất khác dự kiến sẽ được đề cập, với một số được ký kết khi các cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta – Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin – được tổ chức vào tháng 3 tới. 

Nguyễn Huy theo abs-cbnnews


Tin thứ Sáu, 03-02-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- XÂY TỪNG TÝ TRƯỜNG SA  –  (Mai Thanh Hải).  ‎- Tấm lòng với Trường Sa của Huỳnh Lợi (NLĐ). – Người Việt xuất ngoại chinh phục đại dương (24h). – Quá dữ! Tăng cường sức chiến đấu của Đảng trên từng hòn đảo (CAND). “Là một trong ba đảo cấp 1 lớn nhất của quần đảo Trường Sa, năm 2011, đảo Nam Yết kết nạp thêm được 6 đảng viên mới”. BTV: Chắc đảo Nam Yết là đảo thần, nên đảo này cũng biết kết nạp đảng viên? (hết đỡ với ngôn ngữ luôn)!
- Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam  –  (BBC). “Theo đánh giá của phóng viên Reuters, căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất cho chính trị ở Việt Nam”. – Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ: Việt Nam đối đầu sức mạnh mềm Trung Quốc  –  (BBC). – Việt Nam ‘không tham gia tập trận’  –  (BBC). – Việt Nam hãy đi trước Trung Quốc  –  (DCVOnline).
- Mỹ muốn Việt Nam là đối tác chiến lược (NLĐ). BTV: Điều kiện của Mỹ đưa ra, muốn là đối tác chiến lược của Mỹ, thì phải cải thiện tình trạng nhân quyền, nhưng không thấy bài báo nói tới. Mời bà con xem lại tin đã điểm hôm qua: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam : nhân quyền là trọng tâm   –  (RFI). “Chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của ông Campbell diễn ra hai tuần sau khi trợ lý Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền nếu muốn nhận được thêm sự ủng hộ ở Washington cho việc mở rộng quan hệ Mỹ-Việt”. – UNPO báo cáo vi phạm nhân quyền đối với dân thiểu số ở Việt Nam   –  (VOA).

- Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Pháp trị” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng (PLTP). “Chỉnh đốn Đảng không thể chỉ dựa vào tinh thần tự giác bởi chẳng ai lại muốn lấy đá ghè chân mình…”. - Chỉnh đốn Đảng và niềm tin đồng thuận (TN). - Chỉnh đốn Đảng cần bắt đầu từ những người lãnh đạo (TN). - Đảng đã thể hiện bản lĩnh qua Nghị quyết Trung ương 4 (VOV). – Sau 82 năm, Đảng về với người Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Tin tức).
- Huệ Đăng, từ Sài Gòn: Để người Đảng dạy thành trí thức  –  (BBC). “Thế giới có danh xưng gì, Việt nam cũng có đủ danh xưng ấy, nhưng tất nhiên với bản chất khác hẳn và danh xưng Trí thức cũng không phải là ngoại lệ”. – Trí thức, phản biện, và Ngô Bảo Châu  –  (DCVOnline). – Thử trả lời Trương Duy Nhất về 4 cái “giá như”  –  (ĐCV). – Viết về Ngô Bảo Châu và Phạm Toàn  –  (ĐCV). – Tiền chùa, nên Tài trợ 650 tỷ đồng không cần quản lý?  –  (RFA). – Hạt gạo quý hơn “Bổ đề”  –  (Nguyễn Tây Ninh).
- Sáu mươi năm vẫn còn sợ (Bà Đầm Xòe). “Đâu có được dìm xuống ao ngay, chúng còn chửi rủa, hành hạ thân xác mấy tháng rồi mới bị chúng nó cho vào rọ lợn, dìm xuống ao. Còn sống được là nhờ chúng nó tưởng tớ đã chết. Sau khi dìm mình xuống ao, đến chập tối thì chúng thấy tớ không cựa quậy gì nữa nên kéo lên, ném cả người, cả rọ vào góc vườn. Đang lúc mê man, bỗng thấy có mùi khai khai, hoá ra là một tay bần cố cải cách đang vắt chim tè vào người tớ. Nhờ nước đái của nó mà tớ tỉnh lại, sau đó, lần mở nút buộc rọ, rồi đang đêm chuồn khỏi quê nhà”. – Chỗ đứng nào cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lịch sử? (Thông Luận). Photo: baochivn.com.=>
- Binh thư yếu lược công đồn! (blog Nghĩa Nhân). “Dân tộc Việt của chúng ta thật là rạng rỡ nay mai khi tác phẩm ‘binh thư yếu lược công đồn’ ra đời. Nó sẽ là dấu ấn minh chứng, nước Việt chúng ta là cái nôi sản sinh ra các vị thiên tài quân sự lừng danh trên thế giới. Trước đây mình cứ lo, nói đến thiên tài quân sự nước Việt, thế giới chỉ biết có mỗi tướng Giáp già nua. Nhưng bây giờ thì hoàn yên tâm vì Cộng hòa XHCN Việt Nam muôn năm đã có Ngài đại tá thiên tài xưa nay hiếm!” BTV: Đức Thánh Trần mà sống dậy chắc cũng chào thua Đại… Ca! – Đại ca-ca chém gió tiếp!  –  (DLB).
- Tiếp bước Đại ca Ca: Vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng nói gì? (Thanh Niên). Nhà báo Nguyễn Thông bình luận trên Facebook: “Khi giả nhời các nhà báo rằng chính quyền Hải Phòng rút ra được bài học gì lớn nhất trong vụ Tiên Lãng thì ông Đan Đức Hiệp- phó chủ tịch thường trực UBND thành phố bảo rằng đó là bài học về việc tổ chức cưỡng chế. Giời đất thiên địa ơi, lại thêm ông này nữa. Tưởng rút ra cái gì, suốt ngày chỉ đau đáu lo chuyện cưỡng chế đàn áp thì làm sao đảm bảo an sinh xã hội, thu phục lòng dân. Mấy cha này hết thuốc chữa rồi”.
- LS Hà Huy Sơn, người từng tham gia bảo vệ TS Cù Huy Hà Vũ và những người biểu tình kiện Đài Hà Nội: Tại sao Bộ Công an chưa khởi tố vụ án hình sự tại Tiên Lãng, Hải Phòng? – (bauxitevn). – Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng – Hải Phòng: Bộ Công an vào cuộc (NLĐ).
- Ông Phạm Thế Duyệt: “Cần nhanh chóng làm rõ đúng sai vụ cưỡng chế tại Hải Phòng” (DT). – Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng: Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước – (RFI). “Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn cũng đã cho thấy những vấn đề sâu xa, gai góc hơn, như quyền sở hữu đất đai, tình trạng thiếu dân chủ ở một số địa phương… và là dấu hiệu báo động sẽ có nhiều vụ Đoàn Văn Vươn nữa nếu chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn”.
< – ‘Ðại biểu Quốc Hội’ Nguyễn Tấn Dũng đang ở đâu? – (NV). “Từ khi xảy ra vụ việc, chỉ thấy báo chí ở Việt Nam đưa tin ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra ‘chỉ thị’ một lần duy nhất, đăng tải trên nhiều báo ngày 17 tháng 1, 2012. Trong khi đó, hệ thống báo chí ở Việt Nam hàng ngày liên tiếp đưa ra các bản tin, phỏng vấn, bài viết chứng minh nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng lật lọng, nói hai lời.  Ðiều đáng nói nhất trong vụ này liên quan tới ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông còn là ‘đại biểu Quốc Hội’ của nhân dân huyện Tiên Lãng“.
- Trần Duy Quỳnh: Vụ Tiên Lãng, đảng thử Dân hay Dân thử đảng?  –  (DLB). – Vụ Tiên Lãng: Không thể là “đáng tiếc” mà phải khấu đầu xin lỗi dân  –  (Cu Làng Cát). – Nguyễn Ngọc Già – Từ Đoàn Văn Vươn, còn chờ gì nữa?!  –  (Dân Luận).
- Giới chức Tiên Lãng phản hồi vụ ông Vươn  –  (BBC). – Lập luận ông Vươn ‘lấn chiếm đất công’ của Phó CT Hải Phòng bị phản ứng (Đất Việt). – Luật gia Trần Đình Thu: PHẢN BIỆN BÁO CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN LÃNG (Quê Choa). – Phỏng vấn cựu đại tá an ninh Đinh Đình Phú, người từng được Thủ tướng biểu dương vì đã đi đầu trong cuộc đấu tranh với vụ án quan ăn đất khét tiếng cũng ở Hải Phòng kéo dài nhiều năm trước: Cần xem xét trách nhiệm hình sự của lãnh đạo huyện Tiên Lãng (DV). - Vụ cưỡng chế: Sai đến đâu sửa đến đó (VNN).
- Huyện Tiên Lãng khẳng định không phá nhà ông Vươn (!) (TP). – Nổi bật ngày 2/2: Phá nhà ông Vươn: Chính quyền nói không, dân bảo có? (GDVN).
- Nhân danh ai để dùng quân đội nhân dân đi cưỡng chế cướp đất của dân? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Một quân đội ‘Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu’ nay vác súng bắn vào nhân dân nhằm cướp đất của dân thỏa mãn lòng tham của một nhóm người? Vậy bản chất quân đội này đã thay đổi?
- Tiên Lãng sẽ đi vào quên lãng – (Người Buôn Gió). “Thế nào rồi kịch bản sẽ lại thế này: Một số người  bức xúc hành động của đối tượng Vươn, Quý đã phá căn nhà mà đối tượng đã ẩn nấp bắn súng vào đoàn cưỡng chế. Đến nay chưa xác định được số người này, hoặc số người này thân nhân tốt, phạm tội lần đầu, đã có thiện chí bồi thường, một phần cũng do hành vi của Vươn, Quý gây nên bức xúc…quyết định nhắc nhở, cảnh cáo và giáo dục rút kinh nghiệm…”
- Sự thật về việc giao đất, thuê đất, cưỡng chế ở Tiên Lãng (*) (SGTT). – Ai trao quyền lực vô biên?  (TBKTSG). “Cái quyền của một chủ tịch xã, huyện quả là vô biên khi ‘một mình’ muốn cấp cho ai cái ‘quyền sử dụng đất’ trong bao nhiêu năm, tùy hỉ; muốn thu hồi của ai, cũng tùy ý, chỉ cần nguệch ngoạc ký một cái, đóng con dấu đỏ vào là xong! Mỗi năm, ký bao nhiêu quyết định cấp, thu hồi như thế, tuyệt nhiên chẳng ai hay biết! Đáng ngại là cái quyền ‘hành’ ấy lại chi phối đến cuộc sống của không biết bao nhiêu người, thậm chí biến thành ‘số phận’ của họ”. Photo: mindovermetal.org. =>
Vụ cưỡng chế HP: Đoàn Văn Vươn chỉ định luật sư bào chữa cho mình (GDVN). – TIN TỐT LÀNH: ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ CÓ LUẬT SƯ  (Nguyễn Quang Vinh).
- ĐỢT 1: QUA 2 NGÀY ỦNG HỘ GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH ANH VƯƠN  (Nguyễn Quang Vinh). – CẬP NHẬT DANH SÁCH GỬI TIỀN GIÚP GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN   –  (Nguyễn Xuân Diện).
- “Ép người lên Lương Sơn Bạc”  –  (Nguyễn Thế Thịnh). – THƯ GỬI CÁC ANH EM GIANG HỒ ĐẤT CẢNG  –  (Phạm Viết Đào).
- Nghệ An: Công an xã ngông cuồng nổ súng nhà dân (VNN). – Yêu cầu giải quyết vụ tố cáo hủy hoại tài sản tại huyện Võ Nhai(DT).
Khiển trách phó bí thư Thành ủy Long Xuyên (PLTP).
- LS Lê Quốc Quân phản đối quyết định giáo dục 6 tháng tại phường   –  (DLB).
<= Hồng Y Nguyễn Văn Thuận Nguồn ảnh: USCCB Publishing. – TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đầy khổ nhục (I)  –  (DCVOnline). – Công giáo và chính trị (Thanh niên Công giáo).
- VÕ LÂM KIẾM KÝ 15 – Thập Vấn Luận Vạch Gian Phản Lạ Pháp  –  (Huỳnh Ngọc Chênh). “Lục Tinh Kỳ Độc Pháp là chiêu thức hiểm độc nhất mà Lạ Giáo sáng tạo ra dành riêng để khống chế giang hồ Ta với sự tiếp tay bọn Ta gian nội ứng. Độc pháp nầy đã hai lần xuất hiện thăm dò trên giang hồ Ta. Lần nầy đích thân Lạ Giáo thái tử, đại cao thủ số hai của Lạ Giáo, mang sang xuất chiêu ngay tại Giang Hồ phủ trước sự quy phục của đám Giáo vương hèn mạt. Lục Tinh Độc Pháp qua sự tiếp tay của đám Giáo vương ấy có nguy cơ lan rộng ra và khống chế toàn giang hồ, biến Giang hồ Ta thành một chư hầu của Lạ Giang hồ, tộc Ta thành nô lệ của tộc Lạ như các tộc Man, Di, Rợ, Địch”.
- Mai Tiến Nghị: QUẢ NGỌT NƠI HOANG ĐẢO (Truyện dài kỳ) – (Cua Rận).
- Thay đổi thời gian mở, đóng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (PLXH).
- Tổng kết bước 2 thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (SGGP/ Tin mới).
Giao thông đô thị, trông người để ngẫm đến ta! (TVN).
- Mừng xuân kiểu… tùy tiện! (Bút Lông). – Hà Văn Thịnh: Đầu năm: Xin hãy nói ít đi về những điều tốt đẹp!  –  (BoxitVN).
- Xét lý lịch trước khi mần tình! (RFA’s blog).
- Hồ Chí Minh đến Matxcơva hòa giải quan hệ Trung–Xô (Việt sử ký). =>
- Phân tích – Henry Kissinger, Trung Quốc và chiến tranh Đông Dương lần thứ 3: Henry Kissinger, China And Third Indo-China War – Analysis (Euroasia Review).
- Công an Trung Quốc bắt 34 người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam   –  (VOA).
- Lời khai của một người Việt chuyên đưa người nhập cư lậu sang Anh  –  (RFI).
- Kim Jong-nam và sách về Bắc Hàn  –  (BBC). - Triều Tiên đặt điều kiện mới để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc (Gafin). - “Hàn Quốc không đủ tư cách nói chuyện với Triều Tiên” (VTC). - Cải cách mở cửa, Triều Tiên sẽ phát triển thần tốc (VTC).
Khi Mỹ “đu dây” ở Đông Nam Á (TVN).  - Nga ưu tiên châu Á – Thái Bình Dương (TN).
KINH TẾ
- Loay hoay tìm mô hình mới (Nguyễn Vạn Phú).
Chống lạm phát: Tiền tệ hết bài, tài khóa ở đâu? (VEF).
Tháng 1: chỉ có 37,3 triệu USD vốn FDI vào Việt Nam (TT).
- Tháng 1, NHNN bơm ròng hơn 59.600 tỷ đồng trên OMO (Gafin). - NHNN đã hút ròng về hơn 50.000 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney).
Thị trường đã lập đáy! (Vietstock).
- Cơ hội từ chứng khoán, địa ốc (Vietstock).
<- TS Vũ Đình Ánh: Năm 2012 tỷ giá khó tăng quá 3%  (Vietstock).
- Phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản 2011-2020 đạt 40 tỷ USD  (Vietstock).
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam: THV công ty mẹ lỗ 120 tỷ đồng năm 2011 (Gafin).
Sẽ còn nhiều ngân hàng báo lỗ trong năm nay (DT).
Doanh nghiệp chuyển lỗ không quá 5 năm (TN). - Khó khăn của doanh nghiệp là lãi suất quá cao (TT).
- Giá gas phi lý, khó chấp nhận  (Vietstock).
Kiểm lâm Nghệ An nợ dân gần 700 tấn gạo (PLTP).
- Kho báu 3 tỉ đôla dưới đáy đại dương?  –  (BBC).
- Thủ tướng Đức trấn an Trung Quốc về khủng hoảng nợ công châu Âu  –  (RFI). – Thủ tướng Đức mưu tìm sự hỗ trợ của Trung Quốc về vấn đề Iran  –  (VOA).
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã vượt quá giới hạn (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- VỀ MỘT THỜI…HÀ NỘI (3)   –  (Nhật Tuấn).
- Hà Nội đặt tên 29 đường phố mới (Gafin).
- Làng Sông và câu chuyện về chữ Quốc ngữ (Xứ Nẫu).
Lễ hội “quan thề” không tham nhũng (Dân Việt).
Đền Trần Thương “tăng lương” (TTVH). - Lễ hội Đền Trần ở Thái Bình với tục rước nước sông Hồng (Tin tức).
- Thi nhau “nịnh” trâu để vẽ (Bee). =>
Hội Lim: Khoảng 3.000 người cùng hát quan họ (PLTP).
Nhộn nhịp chợ hoa xuân trên sông nước Cửu Long (Dothi.net).
- Văn hóa bệnh hoạn len vào công sở (NLĐ).
- Diễn văn khai mạc Liên hoan Thơ Châu Á – Thái Bình Dương lần 1 – NHÀ THƠ HỮU THỈNH: VẺ ĐẸP THƠ CA VÀ HƠI ẤM CỦA TÌNH HỮU NGHỊ   –  HỘI THẢO LIÊN HOAN THƠ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT NGÀY 2/2/2012: “SONG HỶ LÂM MÔN”  –  NHỮNG HÌNH ẢNH RỰC RỠ ĐẦU TIÊN TỪ LIÊN HOAN THƠ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT TẠI QUẢNG NINH  –  Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương: THẢ THƠ TIỀN NHÂN TRÊN NÚI BÀI THƠ – “NHỮNG VẦN THƠ KỲ QUAN HẠ LONG”  –  Giáo sư, nhà thơ Trung Quốc CHÚC NGƯỠNG TU: VÀI Ý NGHĨ VỀ THƠ VÀ VIỆC DỊCH THƠ (Văn chương +). – HẠ LONG NGÀY 2 THÁNG 2  –  (Văn Công Hùng). - Các nhà thơ châu Á dâng hương ở núi Bài Thơ (TN).
- Nguyễn Tường Thiết, con trai nhà văn Nhất Linh: Sự thật về cái chết của Nhất Linh (Kỳ 1) – (NV).
Phim ca nhạc Góc tối lay động cộng đồng mạng (TT).
Hẹn yêu 2012 (TN). - Hãy “Thương” cùng chúng tôi (TT).
- Sự thức tỉnh của thanh niên Việt Nam với nạn kiểm duyệt: Vietnam’s awakening youth circumvent censorship (AP).
- Ai Cập: Ẩu đả sau trận bóng đá làm gần 80 người chết  –  (RFI).  - Thảm họa bóng đá ở Ai Cập – Ít nhất 74 người thiệt mạng (SGGP).  – Người Ai Cập biểu tình phản đối sau vụ bạo động bóng đá  –  (VOA). – Ai Cập để tang các cổ động viên bóng đá  –  (BBC). - Thảm họa Ai Cập: Bài học nhãn tiền cho bóng đá VN (VTC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- TT Nguyễn Tấn Dũng trao tặng HC LĐ hạng nhì cho trường ĐH KD&CN Hà Nội (GDVN).
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Khối ngành kinh tế áp đảo (NLĐ). - Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung” (TN). - Khởi động chương trình Tư vấn mùa thi (TN). - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Ngành nào dễ đậu? (TT).
<= Em Lavina Ngô, Tiến Sĩ George West, chủ tịch Học Khu Garden Grove, và bà Michelle Pinchot, hiệu trưởng tiểu học Peters. Hình: Khôi Nguyên/Người Việt.Học sinh gốc Việt vô địch ‘Math Bees’  – (NV). - Nhờ lạc đề, bé Việt Nam 8 tuổi đoạt giải nhất thi vẽ toàn cầu (GDVN). - Học sinh VN giành giải nhất cuộc thi vẽ toàn cầu (TN).
- Học bổng – du học: Cơ hội nhận học bổng 300.000 AUD tại Australia  –  Singapore thông báo các suất học bổng dành cho SVcác nước Asean  –  Học bổng Huck Centre đến £600 tại Anh  –  Nhận bằng đại học Mỹ khi du học tại Thái Lan  –  Học bổng Spring 2012 Jefferson dành cho nhà báo (GDVN).
- Đổi giờ học: Ngái ngủ ra đi – Mệt rũ trở về (GDVN). – Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải  –  Hà Nội sau hai ngày điều chỉnh giờ học: Nhiều xáo trộn với học sinh  –  Nháo nhào cuộc sống thầy, trò khi đổi giờ (DT/ Tin mới). - Đưa con đi dạo trong mưa rét chờ vào lớp (VNN). - Cơ hội kiếm thêm nhờ đổi giờ làm (VEF).
- Đón Tết của sinh viên đại học Năng lượng Mátxcơva (GDVN).
Đi ăn xin để thực hiện ước mơ làm cô giáo (VTC).
Mạng xã hội Facebook kết nối chúng ta như thế nào? (TTXVN). - Các sếp ở Facebook kiếm nhiều tiền cỡ nào? (DT).
- Mỹ muốn chuyển sách giáo khoa sang kỹ thuật số   –  (NV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thêm một ca tử vong vì cúm gia cầm tại Việt Nam   –  (VOA). – Tại Việt Nam, có thêm ca tử vong thứ hai vì cúm gia cầm kể từ đầu năm nay   –  (RFI).  – Thêm ca tử vong do cúm gà tại Việt Nam  –  (BBC). - Cúm A/H5N1 tái xuất: Độc lực mạnh, tử vong cao (NLĐ).
- Rùng mình cảnh người đi xem đua thuyền (Bee).=>
- Tàu cháy tại Nam Cực: Thuyền viên Việt cuối cùng ra viện (Bee).
- Nóng: Hai nhà báo dỏm lừa chị Lành “vé số” ra đầu thú  –  (Cu Làng Cát/TN).
- Phát hiện 2 mẫu xăng có nước (Tin mới).
Quyền nuôi con (TN).
Ùn tắc giao thông trên đèo Cả suốt 13 giờ (TN).
Dở khóc dở cười chuyện cúng sao giải hạn đầu năm (GDVN).
- Bắt sòng bầu cua, 2 công an bị bổ cuốc vào đầu (NLĐ).
- Hung thủ thứ 2 vụ đâm nhầm chết người ra đầu thú (Bee).
Tai nạn đường thủy, 3 người chết (TN).
Xe khách lao xuống vực sâu 50m, 1 người chết (Dân Việt).
- Xin hiến tinh trùng nhưng lại đòi… quan hệ! (Bee).
- Vận động viên HCB Wushu thế giới đánh CSGT (Bee). - Vận động viên HCB wushu thế giới hành hung công an (TT).
Phiên tòa đẫm lệ (TT).
Vỡ nợ hơn 90 tỉ đồng, chủ doanh nghiệp bỏ trốn (TN). - Một chủ doanh nghiệp bỏ trốn (TT).
Bắt một trưởng phòng giao dịch HDBank (TN).
Khách Nga sinh hoạt bình thường trở lại (TT). - Vụ Lanta-Tour Voyazh phá sản: VTB cho vay 7 triệu USD (NLĐ).
- Phần Lan tăng viện trợ ‘năng lượng xanh’ cho khu vực sông Mekong   –  (VOA).
- CUỘC SĂN ÐUỔI TRỨNG LẬU TẠI EU (NCTG).‎
- Trung Quốc cấm xem chỉ tay tại các trường mẫu giáo  –  (VOA).
- Rượu lậu tại Ấn Độ: Giá rẻ nhưng hậu quả khó lường   –  (VOA).
- Nên hay không nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân  –  (RFA).
Đắm phà ở Papua New Guinea, hơn 100 người mất tích (TN). - Chìm phà chở 350 người ở PNG (SGGP).
- Chuột chũi đoán mùa Đông năm nay sẽ kéo dài thêm 6 tuần lễ   –  (VOA). – Serbia: 11.000 dân làng bị mắc kẹt trong tuyết (DT). - Nơi lạnh nhất thế giới: Dân sống thế nào? (VTC).
QUỐC TẾ
Iran nghiên cứu tên lửa tầm bắn 10.000 km để tấn công Mỹ (Gafin). - Iran đủ uranium chế tạo bốn quả bom hạt nhân (PLTP).
- Nga khẳng định tiếp tục xuất khẩu vũ khí cho Syria (TTXVN).  – Bà Clinton: LHQ cần đứng về ‘lề phải của lịch sử’ trong vấn đề Syria  –  (VOA). - Khả năng lưu vong của Tổng thống Syria (TN). - TNK có thể cho gia đình Tổng thống Syria tị nạn (TTXVN). - Điềm xấu với Tổng thống Syria (Dân Việt).
- Mỹ sẽ sớm ngừng tác chiến ở Afghanistan  –  (BBC). – Afghanistan: Quân đội Mỹ có thể ngừng tham chiến từ năm 2013  –  (RFI). – Mỹ, NATO sẽ ngưng nhiệm vụ tác chiến ở Afghanistan vào năm 2013  –  (VOA). - NATO nên rút quân khỏi Afghanistan năm 2014 (VOV).
- Bài dịch: Mùa xuân Ả Rập – Cuộc thử nghiệm Ai Cập – (Der Spiegel/ BoxitVN).  - Quốc hội Ai Cập tranh luận về thảm kịch ở sân Port Said (VOV). - Khủng hoảng chính trị từ bạo động sân cỏ? (PLTP).
- Thủ tướng Pakistan sẽ bị khởi tố về tội khinh mạn tòa án   –  (VOA).
- Cứu được hàng trăm người trong vụ chìm phà ở Papua New Guinea   –  (VOA).
- Bungari cho thay một loạt đại sứ bị tố từng là cựu nhân viên mật vụ  –  (RFI).
- Giới tranh đấu đòi quyền sở hữu đất phản đối Ngân hàng Thế giới   –  (VOA).
- Ấn Độ phải tăng cường võ trang vì thiết bị cũ và hiểm họa mới  –  (RFI).
- Video: Ứng viên Tổng thống Pháp bị ném bột mì vào mặt(GDVN). BTV: Muốn làm lãnh đạo ở xứ “giãy chết” không dễ, không phải như ở xứ “thiên đường” của mình, chỉ cần có lý lịch là CCCCC, quen biết rộng, thì được cất nhắc, “leo cao, luồn sâu”, chẳng cần phải qua tranh cử, nói chuyện trước công chúng, để bị tấn công như ông ứng cử viên TT này. =>
- Công nhân Nga biểu tình ủng hộ Putin  –  (BBC).
Assange đưa cuộc chiến dẫn độ lên tòa tối cao Anh (TTXVN).
- Philippines triệt hạ ba thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan  –  (RFI). - Philippines tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố cực nguy hiểm (Dân Việt).
- Bí mật ái tình tổng thống Philippines bị tiết lộ  –  (NV). – Những phụ nữ từng hẹn hò với Tổng thống độc thân Philippines (DT).
- Nữ đánh bom tự sát  –  (RFA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 02/02/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 02/02/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 02/02/2012.
* RFA: + Sáng 02-02-2012
+ Tối 02-02-2012
* RFI: 02-02-2012


 Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Việt Nam

(Phunutoday) – Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn). Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.
Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.
Khi chưa có tàu sân bay thì Không quân tác chiến trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào sân bay ở đất liền.
Khi chưa có tàu sân bay thì Không quân tác chiến trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào sân bay ở đất liền. (Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc)
Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).
Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.
Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.
Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.
Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.

Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.
Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được:
Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.
Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.
Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.
Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.
Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.
Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.
Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?