Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU 2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

V TRIN VỌNG KINH T TOÀN CẦU 2012

Tài  liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 1/2/2012
TTXVN (Luân Đôn 19/1)
Trong báo cáo “Triển vọng Toàn cầu” vừa công bố ngày 18/1, Bộ phận thông tin EIU thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế (Anh), một trong những cơ quan nghiên cứu, tư vấn và dự báo được đánh giá uy tín hàng đầu tại Anh, đã đưa ra những nhận định mới nhất của mình về triển vọng kinh tế toàn cầu 2012. Mặc dù nâng mức dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ nhưng EIU cho rằng cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng này chưa có dấu hiệu khả quan, do đó năm 2012 sẽ là một năm đầy thất vọng đối với tăng trưởng của phần lớn các nước trên thế giới, đồng thời giảm mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi.
Khủng hoảng Eurozone
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn là tâm điểm trong báo cáo đầu năm 2012 của EIU. EIU cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, bước vào năm thứ 3, sẽ tiếp tục đặt nền kinh tế toàn cầu bên bờ vực đổ vỡ trong suốt năm 2012. Sau khi tâm lý đầu tư có những cải thiện đáng hoan nghênh cuối năm 2011 và những ngày đầu tiên của năm 2012 thì Eurozone lại đối mặt với một loạt các cú sốc giữa tháng 1/2012, trong đó có việc hạ mức xếp hạng tín dụng của Pháp. Một loạt hành động hiện đang được các quan chức Eurozone thực hiện đã giúp củng cố quan điểm của EIU rằng rốt cuộc sẽ có một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Mặc dù vậy, EIU nhận định hiện chưa có đủ cơ sở để tin rằng sẽ nhanh chóng có một giải pháp như vậy, do đó nguy cơ sụp đổ của Eurozone vẫn là một khả năng có thực và là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. EIU cho rằng tổ chức này vẫn hết sức quan ngại về các biện pháp nửa vời, thiếu ý chí chính trị trong năm qua. Để kiềm chế sự lan rộng của cuộc khủng hoảng này, EIU đã từng đưa ra các bước đi cần thiết, trong đó có việc các quốc gia nợ nhiều nhất phải cam kết tăng tài khóa, cần phải có một quỹ cứu trợ lớn để giúp các quốc gia bị tác động mạnh nhất, tái cơ cấu vốn cho hệ thống ngân hàng yếu và xây đựng một bức tường lửa bao quanh các quốc gia có đủ khả năng trả nợ như Italia và Pháp. Bức tường lửa này đòi hỏi phải có sự tăng cường thanh khoản lớn từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), thể chế duy nhất có thể phản ứng đủ nhanh và có đủ các công cụ tài chính.
Tuy nhiên, trước những hệ quả nghiêm trọng mà sự sụp đổ của Eurozone mang lại, cả về kinh tế và chính trị, EIU cho rằng dự báo trọng tâm của tổ chức này vẫn là Eurozone tồn tại. Tuy nhiên, sức ép đối với Eurozone – thông qua các thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng, niềm tin người tiêu dùng và chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ khiến EIU đã giảm dự báo tăng trưởng của khu vực này. EIU cho rằng tăng trưởng của Eurozone trong năm 2012 sẽ ở mức -1,2%, giảm mạnh so với mức dự báo là -0,3% trước đó. Năm 2012 sẽ là năm thất vọng với hầu hết các nước trong khối, và có thể ỉà một năm thảm họa nếu như Eurozone sụp đổ. EIU dự báo các nước đầu tàu của Eurozone như Đức, Pháp và Italia sẽ có mức tăng trưởng trong năm 2012 lần lượt là -0,6%, -1% và -2,5%. Thắt chặt tài khóa sẽ là một nguyên nhân làm sụt giảm mức tăng trưởng và điều này sẽ được thấy ở các nước thuộc khu vực ngoại biên như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ailen, Tây Ban Nha, Italia – các nước này đang chịu áp lực phải nhanh chóng giảm thâm hụt ngân sách. EIU dự bao rằng tới năm 2013 khu vực này sẽ trở lại mức tăng trưởng 0,7% nhưng sự hồi phục sẽ hết sức “xanh xao”. Tới năm 2014, tăng trưởng của Eurozone sẽ phục hồi trở lại với mức dự báo bình quân 1,4% trong giai đoạn 2014-2016.
Dự báo tăng trưỏng toàn cầu
EIU cho rằng giả sử dự báo trọng tâm của tổ chức này là đúng, tức Eurozone tồn tại, thì kinh tế toàn cầu trong năm 2012 sẽ có mức tăng trưởng 2% tính theo tỷ giá hối đoái thị trường, giảm so với mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2011. Tính theo sức mua tương đương (PPP), EIU dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống còn 3,1% so với 3,8% của năm 2011. Điều nghịch lý là, một sự suy thoái toàn cầu – điều có thể xảy ra trong năm 2012 hoặc 2013, đặc biệt nếu Eurozone sụp đổ, không nhất thiết được thể hiện bằng mức tăng trưởng âm. Các tổ chức tài chính quốc tế như IMF từng cho rằng mức tăng trưởng toàn cầu dưới 3% tính theo ppp sẽ cho thấy một lỗ hổng tăng trưởng đủ lớn để được xác định là suy thoái. Với tiêu chí đó, dự báo của EIU ở mức 3,1% tính theo ppp là khá cận với mức suy thoái. Tuy nhiên, EIU cho rằng tổ chức này không nhất trí với quan điểm rằng mức 3% là mức chuẩn đúng đắn nhất, thay vào đó EIU cho rằng một con số nào đó gần với 2% sẽ là mức chuẩn hơn. Nếu tính theo cách này thì nền kinh tế toàn cầu vẫn còn xa mới tới suy thoái, Và cũng chưa gần với biến cố năm 2009, thời điểm mà kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 0,8% tính theo ppp.
Dự báo tăng trưởng khu vực Tây Âu
Sự hồi phục của các nền kinh tế Tây Âu đang bị mất động lực. Tăng trưởng tại nhiều quốc gia trong khu vực đã chậm lại kể từ quý 1/2011. Xuất khẩu và sản lượng công nghiệp vẫn có mức tăng trưởng nhưng ở tốc độ chậm hơn. Tác động của một sự xáo động toàn cầu mới sẽ ít có mức tác động khắc nghiệt hơn so với giai đoạn 2009 bởi phần lớn các nước đã giảm đáng kể tình trạng bất cân bằng thương mại. Tuy nhiên, những khó khăn tại Eurozone, thị trường xuất khẩu chính của các nền kinh tế Tây Âu, đối mặt với triển vọng u ám trong năm 2012, do đó sẽ hãm mạnh các hoạt động kinh tế tại Tây Âu. EIU dự báo tăng trưởng của khu vực Tây Ầu sẽ giảm từ 3,5% của năm 2011 xuống còn 2,3% trong năm 2012, hồi phục trở lại mức 3,4% trong năm 2013. Đối với một số quốc gia cụ thể trong khu vực, EIU dự báo Ba Lan sẽ có mức tăng trưởng 3,8% trong năm 2011 nhưng sẽ giảm xuống còn 1,5% trong năm 2012; tăng trưởng của Xlôvakia sẽ giảm từ 3% của 2011 xuống còn 0,8% trong năm 2012; Cộng hòa Séc dự báo sẽ tăng trưởng 0,5%, giảm mạnh so với mửc 1,8% của năm 2011; Hunggari có mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2011 nhưng nhiều khả năng sẽ tăng trưởng âm trong năm 2012; các nước Bantích nói chung (Extônia, Lítva, Latvia…) sẽ có mức tăng trưởng 2,2% trong năm 2012; các nước Bancăng về tổng thể sẽ có mức tăng trưởng 2% trong năm nhưng sẽ giảm xuống còn 0,5% trong năm 2012.
Dự báo tăng trưng khu vực châu Á và Ôxtrâylia
EIU cho rằng châu Á sẽ vẫn tiếp tục là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các nền kinh tế tại châu Á và Ôxtrâylia (không tính Nhật Bản) cũng đã tăng trưởng chậm lại do các khó khăn kinh tế toàn cầu và các nỗ lực nội địa nhằm kiểm soát lạm phát. Tác động của cuộc khủng hoảng tại Eurozone cũng đã bắt đầu được cảm nhận tại một số nước xuất khẩu ở châu Á. Dù có nhiều nhân tố tiêu cực tác dộng tới các nền kinh tế châu Á nhưng EIU cho rằng sẽ không có sự lặp lại của năm 2009, khi sụp đổ thương mại toàn cầu đẩy các nền kinh tế châu Á vào suy thoái. Các nhà hoạch định chính sách châu Á đã từ bỏ các bước đi hạ nhiệt nhu cầu nội địa bởi phát triên quá nóng không còn là mối đe dọa lớn nhất. Thực tế, sự suy yếu tại các thị trường nhập khẩu đã khiến các nước châu Á chuyển hướng sang kích thích nền kinh tế trong nước. Hiện hầu hết các nước khu vực đều còn đủ không gian để thực hiện các chính sách kích cầu, dù có hạn chế hơn trước đây. EIU cho rằng khu vực châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2012. Kinh tế Ôxtrâylia nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2012.
Dự báo tăng trưởng khu vực ASEAN
Cho tới gần đây, các nền kinh tế chính của ASEAN như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan và Việt Nam đều đã hưởng lợi từ sự hồi phục thương mại toàn cầu mạnh và nhu cầu tăng từ Trung Quốc. Nền kinh tế các nước này cũng được thúc đẩy bằng dòng vốn đầu tư vốn đã tạo ra một số quan ngại về phát triển quá nóng và lạm phát tăng cao. Năm 2011, các nền kinh tế ASEAN đã tập trung vào việc rút bớt các biện pháp kính thích tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ Tuy nhiên, phần lớn các nền kinh tế ASEAN, ngoại trừ Inđônêxia, đều phụ thuộc vào xuất khẩu, do đó rất dễ bị tổn thương trước sự ì ạch của các thị trường phương Tây. Các nước này cũng đang phải đối mặt với tình hình dòng vốn đầu tư chảy ra, một phần là do một số thị trường được coi là nhiều rủi ro và một phần là các thể chế tài chính tại phương Tây buộc phải rút vốn do gặp các khó khăn về thanh khoản. EIU dự báo tăng trưởng thực khu vực ASEAN sẽ đạt mức 5,2% trong năm 2012, không giảm so với 2011.
Dự báo tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh
EIU cho rằng sau sự hồi phục mạnh mẽ năm 2010, khu vực Mỹ Latinh sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 4,2% trong năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, EIU dự báo tăng trưởng khu vực này sẽ giảm xuống còn 3,5% trong bối cảnh tăng trưởng khu vực Eurozone tụt giảm mạnh mẽ và tăng trưởng ì ạch tại Mỹ. Giai đoạn 2013-2016, tăng trưởng của khu vực sẽ được duy trì ở mức bình quân 4,2% nhờ các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và nhu cầu nội địa ổn định cũng như sự hồi phục của các hoạt động kinh tế tại khu vực Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Đối với một số quốc gia cụ thể, EIU dự báo tăng trưởng của Braxin năm 2011 sẽ chỉ đạt 2,9%, giảm mạnh so với mức 7% của 2010, và sẽ tăng trong năm 2012 lên 3,5% nhờ việc nới lỏng chính sách tiền tệ; tăng trưởng của Mêhicô dự kiến sẽ đạt 3,9% trong năm 2011, tăng so với mức dự báo 3,4% trước đó, tuy nhiên tăng trưởng trong năm 2012 – năm bầu cử tổng thống – sẽ không chắc chắn và EIU dự báo sẽ giảm xuống còn 1,3%.
Dự báo tăng trưởng của khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA)
EIU cho rằng triển vọng kinh tế MENA 2012 phản ánh những tác động phân kỳ của các cuộc cách mạng tại các nước Arập. Các quốc gia trực tiếp bị tác động bởi bất ổn đã có mức tăng trưởng giảm đáng kể. Các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia sản xuất dầu mỏ, đã và đang có khả năng tăng cường chi tiêu công. Trong năm tới, bất ổn chính trị và một môi trường bên ngoài thù địch hơn sẽ tác động tới tăng trưởng trong toàn khu vực nhưng các nhân tố tiêu cực này sẽ được cân bằng bởi đầu tự cơ sở hạ tầng ồ ạt tại Arập Xêút, tăng trưởng mạnh tại Irắc và sự hồi phục tại Libi. về tổng thể, EIU dự báo tăng trưởng GDP của khu vực sẽ tăng lên 4% trong năm 2012, tất nhiên triển vọng này sẽ thay đổi mạnh nếu như các nguy cơ địa chính trị bắt nguồn từ Iran dẫn tới một cuộc xung % đột.
Dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn                  
Kinh tế Mỹ: EIU cho rằng kinh tế Mỹ đã thể hiện khá kiên cường trước cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn tại Eurozone và có nhiều tín hiệu khả quan trong quý 4/2011 trên nhiều lĩnh vực. Dù động lực này khó có thể được duy trì một cách toàn diện song EIU đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2012 lên 1,8% so với mức dự báo 1,3% trước đó. Trong giai đoạn 2013-2016, EIU dự báo kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 2,2%.
Kinh tế Nhật Bản: Dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, như thảm họa động đất, sóng thần và xuất khẩu giảm, nhưng việc tái thiết quy mô lớn sau thảm họa động đất sẽ giúp thúc đẩy kinh tế Nhật Bản trong những năm tới. Chi tiêu của chính phủ cũng sẽ giúp bù đắp cho sự thiếu hụt nhu cầu xuất khẩu và chi tiêu cá nhân trong thời gian tới. Tháng 11/2011, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói ngân sách bổ sung 156 tỷ USD và nguồn tiền này dự kiến sẽ được đầu tư vào các dự án tái thiết, bắt đầu từ năm 2012. Trên cơ sở đó, EIU dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2% trong năm 2012.
Kinh tế Trung Quốc: EIU cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng không đáng báo động trong những tháng tới khi mà gói chi tiêu kích cầu kết thúc và việc thắt chặt chính sách góp phần làm giảm đầu tư bất động sản. Sự sụt giảm thêm trong tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc là rất có thể với thực tế các khó khăn của các nền kinh tế phương Tây hiện nay. EIU cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2012, với mức tăng trưởng quý 2/2012 tính theo năm sẽ giảm xuống mức thấp, chỉ 7,4%. Chính phủ Trung Quốc có đủ công cụ chính sách để ngăn ngừa tăng trưởng sụt giảm nhanh và mạnh, và cũng đã bắt đầu chuyển sang quan điểm ủng hộ tăng trưởng hơn. EIU nhận định lạm phát sẽ tiếp tục là mối quan ngại của Trung Quốc với dự báo lạm phát sẽ ở mức 3,5% trong năm 2012. Thách thức dài hạn của Trung Quốc là vấn đề nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư, chiếm mức cao chưa từng có, 45% trong GDP. Đối với các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, mức đầu tư lớn như vậy có thể tạo ra những tài sản không sinh lợi và lãng phí nếu tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, nếu đầu tư sụt giảm trước khi tiêu dùng tư nhân trở thành động lực tăng trưởng thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại đột ngột.
Kinh tế Nga: EIU cho rằng triển vọng tăng trưởng của Nga sẽ tiếp tục phụ thuộc vào giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Mặc dù giá dầu mỏ quốc tế đạng ở mức cao mang lại thuận lợi cho Nga nhưng đầu tư thì lại khá chậm chạp, do đó EIU dự báo tăng trưởng của Nga năm 2011 sẽ dừng ở mức 4,3%. Tăng trưởng của Nga trong năm 2012 sẽ giảm xuống còn 3% do giá dầu mỏ giảm, dù việc chi tiêu cho năm bầu cử cũng mang lại một số động lực cho tăng trưởng. Với các thách thức về cấu trúc, tăng trưởng của Nga sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn so với trước khi suy thoái toàn cầu trong trung hạn.
Kinh tế Ấn Độ: EIU khá lạc quan về nền kinh tế Ấn Độ và cho rằng Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc trong vài năm tới. EIU dự báo rằng Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 7,9% trong giai đoạn năm tài khóa 2011/2012 tới 2015/2016; và từ năm tài khóa 2014/2015 Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng vượt Trung Quốc. Trong ngắn hạn, khi nền kinh tế toàn cầu ì ạch, Ấn Độ sẽ không bị tác động nhiều do mức bộc lộ đối với xuất khẩu thấp. Trong trung hạn, điều kiện về nhân khẩu học thuận lợi sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Thông thường, các nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi tỷ lệ người phụ thuộc trên người lao động giảm, và điều này sẽ xảy ra ở Ấn Độ trong những năm tới. Trung Quốc đã được hưởng giai đoạn này và lực lượng lao động nước này sẽ giảm trong thời gian tới. Ngoài ra, nền tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cũng sẽ được hỗ trợ bằng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, cũng như sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, thách thức lớn của Ấn Độ là vấn đề lạm phát, và trận chiến với lạm phát sẽ đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế nước này trong năm 2012/2013, và EIU dự báo tăng trưởng của Ấn Độ sẽ chỉ đạt 6,3%.
(Đài Ôxtrâylia 19/1)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều cho rằng năm 2012 có thể là một năm rất tồi tệ với các nền kinh tế thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sẽ cần thêm nhiều tiền để trợ giúp các nước, đặc biệt là châu Âu vốn đang oằn lưng với gánh nặng nợ nần.
Theo phóng viên kinh tế Michael Janda của Cơ quan Truyền thông Quốc gia Ôxtrâylia (ABC), IMF cần huy động thêm 500 tỉ USD để có thể đạt được mục tiêu 1.000 tỉ USD nhằm trợ giúp tài chính cho các quốc gia đang ngập trong nợ nần.
Ông Michael cho biết châu Âu đã cam kết chi ra 200 tỉ USD, nhưng trong bối cảnh hiện nay, kế hoạch này dường như khó khả thi. Phần lớn số tiền đó sẽ được bơm ngược trở lại châu Âu cũng như rót vốn cho một số nước như Hy Lạp vốn đang phụ thuộc vào sự tài trợ của IMF và khu vực đồng euro. Mặc dù là thành viên lớn nhất của IMF nhưng Mỹ tuyên bố sẽ không cho tố chức này vay thêm tiền và cho rằng châu Âu phải tự giải quyết các vấn đề của mình. Như vậy, IMF phải trông đợi vào 186 thành viên còn lại.
Khó khăn chung
Trong khi đó, với tư cách là định chế tài chính chuyên hỗ trợ các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng toàn cầu năm 2012 từ 3,6% xuống còn 2,5%. WB cũng cho biết châu Á sẽ không còn ‘miễn dịch’ trước suy thoái nữa.
Theo WB, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại, từ mức 9,2% năm 2011 xuống còn 8,4% năm 2012, chủ yếu do xuất khẩu của nước này sang châu Ầu bị giảm sút.
Ông Mick Riordan, đồng tác giả báo cáo của WB, cảnh báo rằng sự sụt giảm của thương mại thế giới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Trung Quốc.
Ông Riordan cho biết kim ngạch xuất-nhập khẩu của Trung Quốc đều đang tuột dốc nhanh và đây là một tín hiệu tiêu cực. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phải nỗ lực kiểm soát bong bóng bất động sản bằng việc gia tăng lãi suất và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tình hình ở Nam Á, nhất là Ấn Độ, cũng tương tự, với tốc độ tăng trưởng giảm từ 9,1% cách đây một năm rưỡi xuống còn khoảng 6,5% vào năm ngoái và dự báo chưa đầy 6% trong năm nay.
Ông Riordan nhận định: “Bất kỳ suy giảm nào về thương mại đều tác động đến cả khu vực, nhất là các quốc gia đang phát triển”.
Do tình trạng suy giảm này mà giá kim loại đã giảm khoảng 25%, nông sản giảm 20% còn năng lượng giảm 10%.
Ảnh hưởng đến Ôxtrâylia
Ông Michael phân tích trong bối cảnh suy thoái hiện nay, Ôxtrâvlia cũng bị tác động vì kinh tế nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, do thiên tai ở Nhật Bản và Thái Lan nên các mạng lưới thương mại và sản xuất vốn gắn kết các nước trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, WB cho biết cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, Ôxtrâylia đã chi rất nhiều trong năm 2011 để kiểm soát lạm phát nên quốc gia này có tỉ lệ lãi suất cao hơn so với hầu hết các nước khác. Vì vậy, Ôxtrâylia vẫn có thể cắt giảm lãi suất và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được thặng dư ngân sách do tình hình ngân sách của nước này sáng sủa hơn các nước khác.
Quyền Bộ trưởng Tài chính Bill Shorten cũng nói rằng Ôxtrâylia đủ kha năng chống chọi với suy thoái, ông nói: “Sự tăng trưởng của Ôxtrâylia rất vững chắc. Chúng ta kiểm soát được lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp tương đối thấp so với châu Âu và Bắc Mỹ cũng như có nợ quốc gia rất thấp”.
***
Theo đài RFI, Trong bối cảnh kinh tế nhiều nước Liên minh châu Âu hết sức ảm đạm, thì nền kinh tế Đức là một điểm sáng đặc biệt. Nghiên cứu hàng năm do Viện Allensbach (Đức) công bố cho thấy, 49% người Đức lạc quan về viễn cảnh đất nước trong năm 2012. Tuy nhiên, 2012 cũng là năm có nhiều thách thức kinh tế và chính trị lớn.
Để tìm hiểu về triển vọng của nền kinh tế Đức năm 2012, Đài RFI đã phỏng vấn Tiến sĩ Âu Dương Thệ (Dortmund – Đức).
1. Ngưi Đức có thái độ thế nào đối với nền kinh tế Đức trong năm qua và trin vọng trong năm 2012
Người Đức vừa chấm dứt năm 2011 với nhiều thành quả tốt trong kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế trong năm qua của Đức lên tới 3%, đây là một mức khá cao so với nhiều nước trong Liên minh châu Âu. Trong khi ấy mức thất nshiệp đã giảm xuống chỉ còn dưới 2,8 triệu người (6,6%). Cục Lao động Đức cho biết, đây là mức thất nghiệp thấp nhất từ khi nước Đức thống nhất cách đây hơn 20 năm. Mức tăng lương rất thấp so với nhiều nước châu Âu, khiến cho hàng hóa Đức với chất lượng tốt lại càng có khả năng cạnh tranh cao. Mức lạm phát tuy có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Vì thế đa số người Đức lạc quan, khiến mức tiêu thụ nội địa gia tăng cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hưng thịnh của Đức.
Tuy nhiên trong năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế của Đức sẽ giảm di rất nhiều. Các con số dự đoán từ phía chính phủ cũng như của nhiều viện nghiên cứu kinh tế độc lập ở Đức đã cho biết chỉ còn từ 0,5% tới 1%.
Các thách thức mà nước Đức sẽ phải đương đầu
Nền kinh tế Đức đặt trọng tâm vào xuất khẩu, trong đó các thị trường chính là EU (60%), Mỹ (10%) và Trung Quốc (6%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2012 đang có nhiều rủi ro về tài chính, phần lớn các dự đoán đều tỏ ra bi quan, kể cả ước đoán của bà Giám đốc Quĩ tiền tệ quốc tế Christina Lagarde là kinh tế thế giới có thể rơi vào tái khủng hoảng nghiêm trọng như cuối thập kỉ 20 của thế kỉ trước. Trong bối cảnh như vậy thì nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức sẽ chịu nhiều áp lực lớn. Đặc biệt là hai khách hàng lớn nhất của Đức là EU lại đang có nhiều nguy cơ, hoặc Mỹ chưa có khả năng phục hồi.
Thách thức lớn nhất mà Đức phải đối phó trong năm nay là tương lai của đồng euro sẽ ra sao. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không ngại ngùng nêu rõ vấn đề này trong Thông điệp đầu năm Tuy tin rằng rồi cuối cùng đồng euro sẽ thoát khỏi khủng hoảng, nhưng Thủ tướng Merkel cũng cảnh báo trong năm 2012 còn có những khó khăn rất lớn, thậm chí có thể có những lúc còn diễn ra nguy ngập mới, trong đó cả Đức lẫn EU cần phải tỉnh táo để cùng nhau giải quyết.
Những cải cách kinh tế quốc gia mà Béclin dự định tiến hành và các biến động chính trị lớn
Như chúng ta biết, sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới vài năm trước, chính phủ liên minh lớn ở Đức đã có những chương trình đầu tư lớn để tìm cách giải quyết khủng hoảng và phục hồi nhanh chóng kinh tế. Nhưng sau đó từ cuối năm 2009 chính phủ liên minh hiện nay đã quay trở lại chính sách thắt lưng buộc bụng, bằng cách giảm chi tiêu công để tiến tới cân bằng ngân sách quốc gia về chi-thu. Mặt khác Chính phủ liên bang Đức còn có những chính sách tài chính bắt các ngân hàng Đức phải tăng vốn dự trữ an toàn. Việc này cũng giúp cho mức lạm phát ở Đức nằm trong vòng kiểm soát.
Tuy nhiên, chính phủ liên minh hiện nay gồm ba chính đảng là Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), Đảng liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) đang gặp rất nhiều khó khăn lớn. Sau thất bại trong nhiều cuộc bầu cử Quốc hội ở nhiều tiểu bang trong năm qua, các đảng cầm quyền đã không còn chiếm được đa số trong Thượng viện nữa. Do đó có nhiều dự luật quan trọng, nhất là về kinh tế và tài chính, có thể không được thông qua. Đảng Dân chủ Tự do đang rơi vào khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay. Trong các cuộc thăm dò cử tri mới nhất, đảng này chỉ còn 3-4% và có nguy cơ mất cả ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang (Hạ viện) vào mùa Thu 2013.
Một khó khăn chính trị lớn khác cho chính phủ liên minh hiện nay là cuộc khủng hoảng chính trị liên quan tới Tổng thống Đức C. Wulff xảy ra từ trước Giáng sinh 2011. Ông đã dính líu vào việc vay tiền ngân hàng 500.000 euro với lãi suất rất thấp để mua nhà khi còn làm Thủ hiến tiểu bang Niedersachen và nhất là ông đã gọi điện thoại đe dọa một số Tống biên tập báo chí và nhà xuất bản lớn ở Đức không được điều tra và viết bài về việc vay tiền mua nhà của ông. Nếu chuyện này có bằng chứng rõ ràng thì sẽ vi phạm Điều 5 của Hiến pháp liên bang Đức về quyền tự do báo chí có thể dẫn đến việc ông phải từ chức. Đây sẽ là một tổn thất lớn đối với uy tín cúa Thủ tướng Merkel vì chính bà đã đề cử ông Wulff vào chức vụ này hơn một năm trước. Các khó khăn chính trị lớn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các dự tính và chương trình hành động của Thủ tướng Merkel trong năm 2012.
4- Vai trò của Đức vi khu vực đồng euro và Liên minh châu Âu
Năm 2012 là năm sẽ quyết định số phận của đồng euro và tương lai của EU. Hội nghị thượng đỉnh của EU vào đầu tháng 12/2011 đã thành công bước đầu thông qua việc các nước thành viên trong khu vực đồng euro cần phải tiến tới liên kết chặt chẽ về kinh tế, tài chính và ngân sách thì mới có thể đưa đồng euro thoát khỏi khủng hoảng. Vì thế các thành viên đồng ý cần phải có một hiệp ước mới qui định việc này.
Hiện hai đầu tàu chính cả về kinh tế lẫn chính trị là Pháp và Đức đang chuẩn bị đưa ra một dự thảo Hiệp ước mới này cho khu vực đồng euro gồm 17 nước và với khả năng tham gia của 9 nước khác còn lại trong EU, ngoại trừ Anh. Đây là một vấn đề hóc búa nhất cho gần nửa tỉ người ở châu Âu trong năm nay. Tới nay, người ta vẫn chưa biết nội dung cụ thể của dự thảo hiệp định mới này, nhưng tiến trình thông qua tại các hội nghị cấp cao của EU trong các tháng tới sẽ rất khó khăn. Không những thế, tiến trình thông qua Hiệp ước mới tại từng quốc gia hội viên trong thời gian tới lại càng phức tạp, lâu dài và chứa đựng nhiều rủi ro. Đây là những kinh nghiệm còn rất sống động sau các cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hà Lan vài năm trước với đa số không đồng Ý với bản “Hiến pháp EU 2004”, khiến sau đó EU lại mất nhiều năm mới cho ra đời được “Hiệp định Lixbon 2007”.
Riêng tại Đức, trong thời gian tới Quốc hội Đức sẽ thảo luận các quyết định của Hội nghị cấp cao của EU vào đầu tháng 12. Chắc chắn Quốc hội Đức sẽ thông qua các quyết định này, vì không chỉ các chính đảng cầm quyền mà cả hai chính đảng đối lập lớn là Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh đều chủ trương duy trì đồng euro và đẩy mạnh tiến trình hợp tác toàn diện của EU.
Chưa ai có thể tiên đoán kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào cuối tháng 4 tới sẽ ra sao và chỉnh phủ của bà Merkel còn tồn tại hay không vào mùa Thu 2013. Nhưng có điều chắc chắn Pháp và Đức vẫn sẽ là hai nước chủ động trong tiến trình giải quyết khủng hoảng của đồng euro và .đẩy mạnh hợp tác trong EU.
Nếu theo dõi tiến trình hình thành và phát triển của EU gần sáu thập niên vừa qua từ 6 nước lên tới 27 quốc gia hiện nay thì sẽ thấy sự tin tưởng của đại đa số người dân châu Âu, cũng như ý thức trách nhiệm cao của nhiều chính khách châu Âu. Trong bối cảnh thế giới của Thế kỷ 21 với tiến trình toàn cầu hoá trong nhiều lĩnh vực và sự xuất hiện của một số cường quốc kinh tế mới thì vai trò của EU lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Trong nhiều thập kỉ qua, EU đang là biểu tượng của cuộc hoà giải rất thành công giữa những nước từng là tử thù của nhau, hay từng có những quá khứ chính trị đổi nghịch nhau. Không những thế, EU còn chứng minh rất hùng hồn rằng nếu muốn phát triển bền vững và công bằng trong xã hội thì kinh tế thị trường phải gắn liền với một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên. Chỉ như vậy mới đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc và nhân phẩm thực sự cho các công dân!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét