Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Hoa Kỳ tăng cường vị thế quân sự

Việt-Long, RFA Một phái đoàn quân sự của Philippines đi Washington hồi tuần trước, ký thoả thuận cho Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á. Việc này có ý nghĩa gì đối với tình hình an ninh quanh biển Đông, và phản ứng của Trung Quốc ra sao?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Source: USAF website Một phi đội Falcon F-16.- Source: USAF website

Tăng cường hiện diện
Báo Washington Post loan tin hôm thứ năm, 26 tháng 1- 2012, về cuộc thảo luận giữa Philippines với Hoa Kỳ quanh vấn đề Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á.
Hai ngày sau, hôm thứ bảy,  tin AP dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Philippines Gazmin Voltaire từ Manila cho biết Mỹ và Philippines đang thảo luận tìm cách gia tăng số lượng và tầm cỡ của những cuộc tập trận chung, nhưng không thiết lập căn cứ Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Hiến pháp 1987 của Philippines cấm quân ngoại quốc hiện diện thường xuyên.  Thoả ước này của hai nước xử trí vấn đề đó ra sao?

Chiến hạm Chung-Hoon trở về Hawaii sau chuyến công tác Việt Nam-Singapore-Philippines. Source: navy.mil
Chiến hạm Chung-Hoon trở về Hawaii sau chuyến công tác Việt Nam-Singapore-Philippines. Source: navy.mil

Trươc hết diễn tiến và kết quả hội nghị quân sự này hoàn toàn phù hợp với chiến lược quân sự của Mỹ trong tương lai.  Chiến lược ấy đã được Tổng thống và các Bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao của Hoa Kỳ quảng bá nhiều lần từ một năm nay. Đó là chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, coi châu Á là địa bàn chiến lược trọng yếu, trong khi vẫn không giảm mối quan tâm tới Trung Đông.
Trên thực tế quân đội Mỹ đã rời Iraq và đang thực hiện kế hoạch dứt khỏi Afghanistan vào năm 2014, trong khi Mỹ và đồng minh nói đến kế hoạch sẽ đồn trú 2500 thuỷ quân lục chiến Mỹ tại Darwin ở bắc Úc từ 2016-2017, hạm đội 7 cho chiến hạm lui tới thường xuyên ở Singapore, chưa kể sự gia tăng hoạt động hải quân với nhiều nước châu Á.
Hôm qua, thứ tư đầu tháng này, Hoa Kỳ  và Singapore lại vừa ký hiệp ước tăng cường quan hệ ngoại giao,  và ngoại trưởng Singapore tuyên bố sự can dự của Hoa Kỳ vẫn là trụ cột và nền móng cho hoà bình và thịnh vượng của châu Á. Vì thế có thể nói diễn tiến trong hội nghị Mỹ-Philippines  hoàn toàn ăn khớp với kế hoạch được bàn thảo với Philippines.
Tóm tắt nội dung thoả hiệp. Philippines và Mỹ sẽ thực hiện những cuộc tập trận chung quy mô lớn hơn và thường xuyên hơn, dựa theo thoả ước quân sự song phương 1999 mà nay có thể gọi là thoả ước mở rộng.  Philippines  dành cho lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương những vị trí để tàu bè, phi cơ lui tới nhưng không đóng căn cứ thường xuyên.  Hoa Kỳ  cũng sẽ cung cấp môt số chiến cụ, vũ khí cho Philippines.

“Vị trí” và “căn cứ”

Quân đội Philippines thao dượt- USNavyVisualNewsTư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đô đốc Robert Willard từng nói lực lượng quân sự Mỹ phải có một mạng lưới những “vị trí” gần thuỷ lộ Đông Nam Á để thay nhau lui tới,  ông nói chữ “places” thay vì “bases” để tránh bị hiểu là những căn cứ cố định cho quân Mỹ, có tính cách thường xuyên.
Philippines muốn có thêm một tàu tuần duyên, một phi đội chừng 15 tới 18 chiếc F-16 phản lực chiến đấu cùng nhiều vũ khí khác. Philippines nói là đang nghiên cứu đề nghị của Mỹ muốn cho phi cơ tuần thám hoạt động ở biển Đông, dựa vào Philippines làm vị trí xuất phát.

Quân đội Philippines thao dượt- USNavyVisualNews

Tại Mamila, Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói với báo chí:  không có lực lượng ngăn đe của Mỹ thì Phi dễ bị xâm lấn lãnh hải.

Rõ ràng Manila đang chơi lá bài Washington để Bắc Kinh nể mặt đôi chút. Hoa Kỳ cũng dựa vào đó để tăng cường vị thế quân sự ở châu Á. Trước những diễn tiến đó, Bắc Kinh vẫn không lên tiếng. Cho đến hôm chủ nhật mùng 1 tháng 2. Bắc Kinh chỉ nhỏ nhẹ nói là Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan sẽ nỗ lực thêm nữa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Ngược lại, tờ Hoàn cầu Thời báo, dưới quyền chủ quản của Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh, đã đòi Trung Quốc phải trừng trị Philippines về kinh tế,  với lý do là Manila đã kêu gọi lực lượng quân sự Mỹ kéo vào biển Đông trong kế hoạch be bờ cô lập Trung Quốc. Vì sao hai quan điểm cùng phát xuất từ Bắc Kinh lại trái ngược như vậy?
Trước hết, trên mặt chính thức, Trung Quốc lần này phải tỏ thái độ nước lớn ngang hàng với Mỹ, không cần chú ý những chuyện đang diễn ra ở Manila và Washington, coi đó như chuyện nhỏ không đáng chấp.
Qua những lần đụng chạm gần đây nhất với Philippines ta cũng thấy thái độ chừng mực của Bắc Kinh. Bắc Kinh làm như vậy để tránh bị lên án như trước đây là lúc nào cũng hùng hổ bắt nạt nước yếu ở Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc lại phản đối, hay có phản ứng gay gắt, thì đúng là bị chạm nọc khi người ta tỏ ra chống hành vi bá quyền nước lớn.
Vả lại có gay gắt cũng không thay đổi được tình thế, một khi Mỹ đã nhất quyết tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á với bất cứ giá nào. Thêm vào đó Mỹ cũng đã từng xoa dịu Bắc Kinh về việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á. Bắc Kinh có chịu nghe hay không thì cũng không thay đổi được gì.
Về Hoàn Cầu thời báo, đó là tờ báo dưới quyền chủ quản của báo Nhân dân, có hai ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ. Báo khổ nhỏ, phát hành tại Bắc Kinh và Thượng hải, ấn bản internet được coi trên khắp thế giới.
Báo này khá phổ biến trong giới truyền thông và giới quan sát chính trị quốc tế, sau khi ra mắt trong chiến dịch quảng bá mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền của Trung Quốc trên thế giới, một chiến dịch tốn kém tới 6 tỉ rưỡi đô la . Nhiều người Trung Quốc trong nước cũng đọc bản Anh ngữ.
TQLC Mỹ ngoài khơi Philippines- Source: USNavyVisualNews
TQLC Mỹ ngoài khơi Philippines- Source: USNavyVisualNews

Một cách “nhắn nhủ”

Tờ báo khổ nhỏ mà tiếng không nhỏ này thường nói lên quan điểm cứng rắn của giới quân sự và phe bảo thủ ở Trung Quốc, không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng đôi khi là mặt trái của quan điểm chính thức, nhiều trường hợp có thể coi đó là chủ ý trong quan điểm của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Giới quan sát cho rằng tờ báo Hoàn Cầu này thường nhắn nhủ với thế giới đại ý là “quan điểm và lập trường của một thành phần quan trọng trong giới lãnh đạo ở Hoa lục chúng tôi là như thế này… như thế kia…”  Tờ báo này đã từng đòi trừng trị Việt Nam vì những hành động gần đây, nay lại đòi trừng trị Philippines…
Ngoài sự nhắn nhủ vừa là hăm doạ đó, tờ báo này còn có ý xoa dịu thành phần quá khích ở Trung Quốc khi nói lên những suy nghĩ của thành phần ấy, mà họ không thấy Nhà nước của họ nói lên.  Đó là trường hợp ứng dụng được cho kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ  và Philippines  lần này.
Làm như thế, cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước Bắc Kinh tránh được những lời lẽ có thể bị quốc tế lên án, hay làm cho các nước châu Á phản ứng bất lợi cho Trung Quốc.


Mục đích và hoạt động của Viện Toán Cao Cấp?

Hòa Ái, phóng viên RFA   -2012-02-02
Viện Toán Học Cao cấp do Giáo Sư Ngô Bảo Châu thành lập vừa được nhà nuớc tuyên bố giao cho số tiền là 650 tỉ đồng để hoạt động.
 
AFP Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields do Tổng Thống Ấn Độ trao hôm 19/8/2010

Và theo như phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu điều gì, sử dụng kinh phí như thế nào là do quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu và Hội Đồng Khoa Học. Phát biểu này đã gây ra nhiều tranh luận cho những người quan tâm.

Đầu tư 650 tỉ

Ngay sau khi Giáo Sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields vào tháng 8/2010, chính phủ Việt Nam phê duyệt thiết lập Viện Nghiên Cứu Toán Cao Cấp vào tháng 12 cùng năm. Trong ngày ra mắt Viện Toán Cao Cấp mới đây, Giáo Sư Ngô Bảo Châu phát biểu rằng “đây là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam”. Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng cho biết hoạt động của Viện Toán Cao Cấp sẽ không giống với những viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam hiện nay.
Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu của Viện là để lôi cuốn được các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng như các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là mới mẻ nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn

Nhưng trên thực tế, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam có cần thiết để đầu tư một số tiền 650 tỉ đồng cho một Viện Toán Cao cấp hay không? Giáo Sư Tương Lai, cựu Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội cho biết ý kiến của mình với đài RFA:
“Khi nghe nói chính phủ thành lập Viện này thì tôi có suy nghĩ, băn khoăn. Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa? Đấy là điều tôi đang phân vân.”
Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa?
GS Tương Lai
Và đây là ý kiến của Giáo Sư Phạm Phụ:
“Đây là viện toán cao cấp thì được ưu tiên về kinh phí hơn và chú trọng hơn vào nghiên cứu toán cơ bản. Thực ra theo tôi, nói là ưu tiên kinh phí chứ kinh phí đó so với chi phí chung của xã hội hiện nay không phải là lớn. Nhưng một đất nước như đất nước Việt Nam, trình độ công nghệ thấp. Chiến lược công nghệ đang nằm trong giai đoạn tạm gọi là khai phát của những người khác đã có.
Bây giờ dần dần nâng lên chiến lược mở rộng cái người ta đã có, mà quá chú ý vào toán học cơ bản thì chưa phù hợp lắm với điều kiện trình độ còn lạc hậu như của Việt Nam. Vì vậy theo tôi, với trình độ hiện nay không nên tập trung hết những cái đầu, những người tinh hoa giỏi vào toán học cơ bản. Trong điều kiện như Việt Nam thì có thể là có một bộ phận nhỏ nào đấy nhưng không nên quá tập trung vào khoa học cơ bản.”
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo Giáo Sư Phạm Phụ thì chỉ những quốc gia có công nghệ dẫn đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản mới tập trung vào toán học cơ bản. Trong khi đó dư luận cho rằng trong tình hình hiện nay còn quá nhiều nơi mà học sinh phải đu dây đi học, phải bơi qua sông để đến trường hay tình trạng bệnh nhân quá tải ở bệnh viện. Đa số ý kiến của công chúng cho rằng chính phủ nên chú trọng vào xây dựng trường học, bệnh viện hơn là dùng tiền cho một Viện Toán Cao Cấp ngay lúc này.
Có ý kiến cho rằng phải chăng chính phủ muốn lấy lòng trí thức mà không cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định thành lập Viện Toán Cao Cấp. Giáo Sư Phạm Phụ thì cho rằng Việt Nam chỉ nên có một tổ nghiên cứu toán cơ bản và chính phủ phải chú trọng tập trung sâu vào nghiên cứu toán ứng dụng trong tình hình hiện nay của quốc gia. Giáo Sư Phạm Phụ nói:
“Toán ứng dụng thì có ứng dụng vào trong thực tế hiện nay nhiều hơn. Ví dụ như là bài toán về giao thông chẳng hạn, về kinh tế vĩ mô hay là nhiều vấn đề kỹ thuật khác.”

Tiền thuế của dân

Viện Toán Cao Cấp được hình thành thu hút nhiều quan tâm của dư luận. Nhưng có lẽ phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi ra mắt Viện Toán Cao Cấp này làm dấy lên phản đối của dư luận. Phó Thủ Tướng phát biểu rằng chính phủ không yêu cầu Viện nghiên cứu gì với mức kinh phí 650 tỉ đồng của quốc gia dành cho Viện. Việc sử dụng số kinh phí này là do toàn quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu, hội đồng khoa học…quyết định.
chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi?

Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã  chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net
Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net


Theo nguyên tắc khi chính phủ giao kinh phí cho một đơn vị nào thì phải kèm theo nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm giải trình của đơn vị đó. Ở đây, kinh phí sử dụng như thế nào là do Viện tự quyết định. Vậy câu hỏi đặt ra là chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi? Liên quan đến khía cạnh này, Giáo Sư Tương Lai cho biết ý kiến của ông như sau:
“Tôi nghĩ có lẽ đây là một phát biểu hơi vội vã, thiếu cân nhắc. Tôi cho rằng dụng ý của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân khi nói ý này là muốn tỏ rõ không muốn ràng buộc Giáo Sư Ngô Bảo Châu trong những vấn đề mà chỉ có nhà chuyên môn toán học thì mới hiểu được cần phải làm cái gì.Trong suy nghĩ của tôi, tôi cho là thiện chí ông Nguyễn Thiện Nhân muốn nói điều đó.
Nhưng do cách nói vội vàng như vậy, tôi cũng biết là dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng. Và tôi cho rằng, đã là nhà nước khi giao trách nhiệm cho một viện nghiên cứuthì phải có mục tiêu cực kỳ rõ ràng và chuẩn xác, chứ không thể tùy tiện nói muốn làm gì thì làm. ”
Giáo Sư Tương Lai nhấn mạnh lời phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân cần được hiểu theo ý rất thiện chí của người giao trách nhiệm muốn nói rằng tôn trọng tính nghiêm cẩn và chuyên nghiệp của nhà chuyên môn và không can thiệp sâu vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn đó.
GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad
GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad, ngày 19 Tháng 08 năm 2010. AFP


Tuy nhiên, với tư cách là Viện Trưởng đã từng quản lý Viện Khoa Học Xã Hội, theo ý kiến riêng của Giáo Sư Tương Lai muốn góp ý với GiáoSư Ngô Bảo Châu khi nhận trách nhiệm quản lý ở Viện Tóan Cao Cấp. Giáo Sư Tương Lai nói:
Dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng.
GS Tương Lai
“Tôi có ái ngại cho Giáo Sư Ngô Bảo Châu khi ông nhận lời làm Viện Trưởng của Viện này. Bởi vì làm Viện Trưởng nghĩa là làm một nhà quản lý. Và vì tôi cũng đã từng làm Viện Trưởng Viện Xã Hội Học, cho nên tôi biết làm quản lý trong cơ chế của Việt Nam hiện nay thì làm quản lý thường là chủ yếu xử lý những mối quan hệ rất phức tạp giữa người và người, giữa nhân viên trong Viện, mối quan hệ giữa Viện và cấp trên cấp dưới. Cho nên người viện trưởng sẽ rất khó có thời gian đầu tư sâu vào ngành chuyên môn khoa học đó. Mà sẽ bị phân tán sức lực vào giải quyết mối quan hệ.
Trong hình dung của tôi, một nhà khoa họa đầu tư toàn bộ trí tuệ tâm huyết cho mình cho một ngành khoa học. Tôi cảm thấy Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã làm điều đó và vì vậy đã đạt tới được một đỉnh cao khi nhận được giải thưởng Fields với công trình về Bổ Đề Cơ Bản. Và tôi cũng nghĩ nếu như từ trí tuệ ấy, từ năng lực bẩm sinh cũng như là khả năng được đào tạo để có thể đi tới, để có được thành tựu vẻ vang như thế cho đất nước thì đó  là một sự đóng góp vô giá.
Nhưng nếu Giáo Sư đi vào làm viện trưởng, quản lý thì tôi e rằng sự nghiệp khoa học của Giáo Sư sẽ có bị ảnh hưởng. Và đấy sẽ là điều hết sức đáng tiếc. Tôi nghĩ nếu như đặt địa vị tôi là Giáo Sư bảo Châu thì tôi sẽ không nhận lời làm quản lý.”
Theo như thông tin từ báo chí, Giáo Sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học của Viện Toán Cao Cấp với mục tiêu năm 2020 toán học Việt Nam đạt được thứ hạng 40 trên thế giới. Chính phủ mong muốn với quy chế đặc biệt, Viện sẽ trở thành một trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực. Viện Tóan Cao Cấp bắt đầu đi vào hoạt động và thời gian sẽ trả lời cho dư luận về hiệu quả hoạt động ra sao cho ngành toán học trong nước nói riêng và hỗ trợ gì cho xã hội Việt Nam nói chung cũng như là những bài học kinh nghiệm từ việc thành lập Viện Toán Học Cao cấp này.



Học gì từ Sự biến đổi của Miến Điện


Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-02-02
Lên tiếng với nhật báo Straits Times ở Singapore vào khi đang thăm viếng quốc gia này, tổng thống Thein Sein tuyên bố Miến Điện đã lựa chọn dân chủ và tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần đó để có được một nền dân chủ toàn diện cho đất nước.
AFP Đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein và nhà lãnh đạo Singapore

Qua các diễn biến cụ thể trong lộ trình dân chủ từ một quốc gia nhiều năm bị cai trị bởi một thể chế quân sự hà khắc mà giới lãnh đạo chế độ đó cũng  bị quốc tế nghiêm khắc lên án.

Cải tổ chính trị, ổn định xã hội

Cải tổ chính trị, ổn định xã hội  là  mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein,  được báo Strais Times phát hành tại Singapore loan tải, vào khi ông có mặt trong chuyến thăm viếng Singapore kéo dài ba ngày.
Từ vài tháng nay, chính phủ dân sự dưới quyền tổng thống Thein Sein được cả thế giới ca ngợi là đang đưa Miến Điện tiến trên con đường dân chủ bằng những hành động được thế giới cho là quả cảm và ngoạn mục như trả tự do cho mấy trăm tù nhân chính trị, bớt kiểm duyệt báo chí và truyền thông, cho phép đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ hoạt động trở lại, đối thoại và tạo điều kiện dễ dàng cho lãnh tụ đối lập nỗi tiếng Aung San Suu Kyi thuộc Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ Miến.
Cải tổ chính trị, ổn định xã hội  là  mục tiêu ưu tiên trước khi tính đến chuyện phát triển kinh tế, là lời tuyên bố của đương kim tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein

Thân nhân các phạm nhân tập trung ở ngoài trại tù Insean ở Yangon chờ đón.
Thân nhân các phạm nhân tập trung ở ngoài trại tù Insean ở Yangon chờ đón. AFP

Cũng trong ba tháng qua, chính phủ Miến còn thỏa thuận ngưng bắn với các nhóm kháng chiến người thiểu số, mặt khác đồng ý nói chuyện với những nhóm sắc tộc vũ trang khác từng cầm súng chống lại chế độ quân sự hà khắc suốt nhiều thập niên qua.
Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên  hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và  thứ đến mới là vấn đề  mở mang nền kinh tế.

Vẫn là  khẳng định của ông Thein Sein, một thành viên trong chính phủ quân sự đã rút  khỏi chính trường,  nhường chỗ cho một thể chế dân sự hợp pháp hồi tháng Ba năm ngoái.
Dưới thời chính phủ quân sự Miến trứơc đây công luận quốc tế,  đặc biệt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, không ngớt lên tiếng cáo buộc Yangoon chà đạp quyền con người, đàn áp và bỏ tù  đối lập, hành hạ ngược đãi các sắc tộc thiểu số và  bóc lột sức lao động của họ một cách có hệ thống.
Vì đã lựa chọn con đường dân chủ, tương lai của Miến Điện nhất thiết phải dựa căn bản trên  hòa bình và ổn định, phải nuôi dưỡng tinh thần đó hầu có được một nền dân chủ toàn diện và  thứ đến mới là vấn đề  mở mang nền kinh tế.
Hậu quả là chính sách cấm vận mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Yangoon,  trong lúc các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu EU đồng loạt tẩy chay bằng cách không cho phép các tướng lãnh Miến Điện nhập nội lãnh thổ của họ.

Buổi lễ ký kết hiệp ước ngưng bắn giữa chính phủ Miến Điện và tổ chức dân quân thiểu số Karen mới diễn ra hồi sáng nay ở Pa-An, thủ phủ bang Karen
Buổi lễ ký kết hiệp ước ngưng bắn giữa chính phủ Miến Điện và tổ chức dân quân thiểu số Karen mới diễn ra hồi sáng nay ở Pa-An, thủ phủ bang Karen. RFA

Như vậy, sau gần một nửa thế kỷ dưới sự cai trị độc đoán của một tập đoàn quân sự, nay với những hành động cùng những cam kết và những ngôn từ như sớm thiết lập một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước, chính phủ dân sự Miến đã thực sự lôi kéo sự chú ý và trông đợi của cộng đồng thế giới về một quốc gia vươn mình lên từ đe dọa kiểm soát tù đày sang một đất nước canh tân, cải tổ chính trị và mở cửa ra bên ngoài để có cơ hội phát triển. Nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy các quốc gia phương Tây từ từ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Yangoon.

Khi bà Suu Kyi trở lại chính trường

Nhắc đến tiến trình dân chủ của Miến Điện thì  không thể không đề cập đến bà Aung San Suu Kyi của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ, được trả tự do tháng Mười Một  2010 sau nhiều năm dài bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân sự Miến.
Chúa Nhật ngày 29 vừa qua, trong chuyến đi vận động  đầu tiên đến thành phố Dawei phía Nam cách thành phố Yangoon hơn sáu trăm kilômét, bà Aung San Suu Kyi loan báo quyết định ra ứng cử vào quốc hội Miến, đồng thời kêu gọi sửa đổi bản hiến pháp dự thảo của chính quyền quân sự Miến trước đó.
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ  mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt  không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Bà Aung San Suui Kyi
Lên tiếng trước hàng ngàn người ủng hộ kéo ra chào đón, lãnh tụ đối lập Aung San Suui Kyi nói:
Rằng có rất nhiều việc phải thực hiện hầu thích nghi với chính sách của chính phủ  mà qua đó người dân được hưởng phúc lợi. Gian khổ hoặc khó khăn trước mắt  không quan trọng một khi ai nấy cùng biết chấp nhận, biết làm việc chung với nhau và chịu đồng hành cùng nhau.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 4 tới.
Bà Aung San Suu Kyi sẽ tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 4 tới. RFA

Được biết Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ đang nhắm tới bốn mươi tám ghế đại biểu quốc hội. Điều này được ông Myint Kyaw, phụ tá tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi, xác nhận:
Đúng là đảng chúng tôi hy vọng thắng tất cả bốn mươi tám ghế đó trong quốc hội. Nếu đắc cử, bà Aung san Suu Kyi cũng như chúng tôi sẽ cố gắng vận động để bãi bỏ luật những bộ luật có tính cách  đàn áp hay trấn áp đối lập.
Lên tiếng trước những người ủng hộ ở Dawei, bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh là nếu đi đúng hướng thì  toàn dân Miến sẽ có rất nhiều cơ hội và rất nhiều người sẳn sàng nắm bắt những cơ may đó:
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân  bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Vẫn theo lời bà Suu Kyi, nhân dân Miến sẽ mang dân chủ trở lại cho xứ sở,  sẽ làm việc không ngừng để phát triển bằng người, sẽ biến Miến Điện thành một quốc gia biết tôn trọng luật pháp để phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân.
Hôm thứ Năm, bản tin Reuters tường thuật quang cảnh bà Suu Kyi được đón chào đến Dawei và đưa tiễn khỏi Dawei như một ngôi sao bởi hàng chục ngàn người ngưỡng mộ.
Thượng tôn luật pháp là điều vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của dân chúng. Chúng tôi hy vọng trả lại quyền đó cho dân  bằng nỗ lực làm việc một cách hiệu quả hầu thăng tiến đời sống người dân trong đất nước của chúng ta.
Bà Aung San Suui Kyi
Khi chiếc phi cơ lên cao và rời khỏi vùng trời Dawei, trong một cử chỉ bất ngờ, bà Suu Kyi đứng lên, tiến đến hàng  ghế có ba vị sư đang ngồi,  quì xuống và cuối đầu trong một dáng vẻ hết sức khiêm nhu kính cẩn. Hình
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với những người ủng hộ tại thị trấn Bahan hôm 11 tháng 1 năm 2012. Photo courtesy of NLD
Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với những người ủng hộ tại thị trấn Bahan hôm 11 tháng 1 năm 2012. Photo courtesy of NLD

Ảnh này thật tương phản với một Aung San Suu Kyi trước đó một tiếng đã cam kết tạo sự thay đổi cho Miến Điện nhất là trong lãnh vực hiến pháp với các bộ Luật có tính cách đàn áp và bạo động.

Một nhà ngoại giao Tây Phương cùng đi trên máy bay, mục kích thái độ khiêm cung của nhà tranh đấu dân chủ Miến Điện nổi tiếng kiên cường này, đã phải thốt lên rằng đây là một thời khắc tuyệt đẹp.
Bên cạnh những quyết định được coi là quả cảm và đúng hướng của tổng thống Thein Sein được thế giới ca ngợi, bà Aumg San Suu Kyi vẫn là biểu tượng của hoà bình, hy vọng và đổi mới cho  người dân cũng như đất nước Miến Điện trong tương lai.
Tại một cuộc họp báo mới đây ở Tokyo, bày tỏ quan điểm về một đất nước Miến Điện đang thay da đổi thịt, ông Surin Pitsuawan, tổng thư ký Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN mà Miến Điện là một nước  thành viên, khẳng định Miến Điện có thể tìm hậu thuẩn nơi ASEAN noí riêng và thế giới nói chung song tiên quyết vẫn là phải tự điều chỉnh tự thay đổi từ bên trong và trên tất cả mọi phương diện kể cả chính trị luật pháp, luật đầu tư nước ngoài, hệ thống sản xuất.
Trước đó, tổng thống Thein Sein từng cam kết Miến Điện sẽ cải tổ ngoại hối, sửa đổi luật đầu tư, tạo thuận lợi và giảm thuế cho đầu tư nước ngoài cũng như giảm thuế trong nước hầu thúc đẩy lãnh vực xuất khẩu.
Những biến chuyển đầy ý nghĩa của Miến đang là tấm gương mà những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam dùng để soi rọi vào tình hình đất nước. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu chính quyền biết lắng nghe dân thì không điều gì là không thể thực hiện.


HÀNH XỬ CỦA TRÍ THỨC DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ

Đang “rộ” lên Trí thức- Gặp bài này chép về cho “đông”-Nhưng ở đây cũng chép lại của Chungta đã “biến”.

Nguyễn Ngọc Lanh

Chế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để – nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.

“Thích làm quan”?
Có ý kiến chê trí thức thời nay mang tâm lý “thích làm quan”, mà ít nêu cao sĩ khí, ít dám phản biện. Nếu đúng vậy, té ra họ chẳng khác gì lớp tiền bối thời phong kiến – là thời các cụ ta đi học, đi thi, chỉ để làm quan. Từ đó, “thăng quan, tiến chức” phải là nỗ lực cả đời.
Xã hội xưa xếp người có học vấn cao vào giai tầng sĩ phu. Về mặt này, sĩ phu tương ứng với trí thức trong xã hội dân chủ. Tuy nhiên, còn có những khác biệt, khiến sĩ phu thời trước và trí thức thời nay chưa thật đồng nhất về khái niệm. Nhưng làm quan thời xưa hoàn toàn có thể so sánh với làm công chức cao cấp thời nay; do vậy có thể gọi chung họ là tầng lớp quan chức.
Chưa rõ trí thức thời nay có “thích làm quan” đến đâu, nhưng một sự thật là trong vòng nửa thế kỷ vừa qua hầu hết trí thức của chế độ ta đều “có chân” trong biên chế. Khi biên chế trở nên chật chội thì họ… “kiên trì phấn đấu” để chen chân vào. Cũng chưa rõ trí thức thời nay có “nêu cao sĩ khí” và “dám phản biện” hay không, nhưng rất gần đây vẫn có bài viết trên báo nêu thẳng thừng: Không có tư duy phản biện không đáng gọi là trí thức.
Dẫu vậy, sĩ phu hay trí thức đều tự biết: Đã là quan chức, xin hãy quên đi cái chuyện sĩ khí, hay phản biện. Bởi vì, ở đâu và thời nào cũng vậy, hệ thống quan chức phải có kỷ cương, trên, dưới. Nguyên tắc cao nhất là cấp dưới thực hiện chỉ thị của cấp trên và mọi cấp phải nói và làm theo cấp tối cao – ngày xua là vua, nay là một tập thể. Với quan chức, cao cả nhất là liêm khiết; dũng cảm nhất là dám từ quan để có thể giữ khí tiết và hành xử theo lương tâm. Thế thôi!
Do vậy, hơn ai hết, khi thấy mình bị phê là “thích làm quan” – hàm ý thủ tiêu sĩ khí, tránh né phản biện – nếu còn chút phẩm cách trí thức, họ không khỏi tự vấn. Nhưng, dựa trên hành động thực tế, họ cũng khó mà cãi lại.

Liệu tự thân có sửa được?
Nếu “thích làm quan” đã thấm vào máu thì nay khó sửa, nhưng nếu muốn vẫn sửa được – vì đó không phải tật bẩm sinh. Trái lại, nếu do chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường, thì nếu một khi còn chế độ này (hoặc tàn dư, biến thể của nó), trí thức vẫn chỉ có con đường làm quan, không sao sửa được.

Suy đi, nghĩ lại một chút…
Suy đi… Thời thuộc Pháp, phong kiến vẫn còn. Cụ Hồ nhận định: Xã hội Việt Nam (khi đó) là “thuộc địa, nửa phong kiến”. Vậy mà đa số trí thức đã không chọn con đường làm quan, dù làm quan với chính quyền “bảo hộ” hay với Nam Triều. Họ làm nghề tự do. Ví dụ, đa số bác sĩ khi đó sống bằng hành nghề tư, kể cả các vị sau này làm bộ trưởng trong chính phủ ta (Trương Đình Tri, Hoàng Tích Trí, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng…). Vậy, không phải trí thức vốn dĩ có “máu làm quan”.
Rồi nghĩ lại… Nhưng lạ thay, suốt 60 năm kể từ khi nước nhà độc lập, sách giáo khoa Lịch Sử khẳng định chế độ phong kiến ở miền Bắc đã bị xoá bỏ (1945 và 1955), vậy mà hầu hết trí thức – dù lớn hay nhỏ, cũ hay mới – đều… vào biên chế. Từ đó, suốt đời họ chỉ còn một hoài bão không mấy cao xa: mong “lên chức, lên lương”. Vậy thì, đổ tại chế độ phong kiến cũng chưa ổn. Hay là, thử đổ tại tàn dư của nó? Để rồi coi!

Con đường độc đạo của sĩ phu xưa
Thời phong kiến, sĩ phu được nhét vào giới trung lưu, chỉ biết một việc: đọc sách; chỉ có một nghề: làm quan. Thời đó không một ai nhờ đọc sách mà chiếm được vị trí thượng đỉnh (nếu muốn, phải bằng cách khác). Do vậy, trên đầu họ là giới thượng lưu; dưới chân họ là giới hạ lưu.
Thượng lưu gồm vua, tôn thất, công thần khai quốc hoặc tứ trụ… không cần đọc sách vẫn có địa vị thượng đỉnh, đầy quyền uy. Còn hạ lưu, dẫu “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” vẫn chưa đủ no, thử hỏi tiền đâu mua sách, thì giờ đâu đọc sách?
Giới trung lưu mưu đồ sự nghiệp bằng đọc sách, làm quan. Muốn hay không, địa vị của họ là phò tá thượng lưu và đè nén hạ lưu. Kịch bản cứ thế diễn đi diễn lại cả ngàn năm, trách gì chuyện “thích làm quan” chẳng thấm vào máu thịt?
Có thể nói, làm quan là con đường độc đạo để sĩ phu có cuộc sống vật chất ổn định; đặng nếu có tài thì trổ ra với đời. Thi thố tài năng là cái bệnh cố hữu của người có thực tài, do vậy mà Đào Duy Từ thà chết cũng cứ vượt đèo Ngang vào “đàng trong” phò chúa Nguyễn, mặc cho “đàng ngoài” gọi đó là “ngụy”. Còn Ngô Thì Nhậm bất chấp hiểm nguy cứ phục vụ “ngụy” Tây Sơn vì được vua Quang Trung biết tài. Không làm quan, chỉ còn cách “ở ẩn”, chờ thời – nghĩa là chờ “minh chủ” xuất hiện, để ra… làm quan. Khổng Minh và La Sơn Phu Tử đã từng ở ẩn, nhưng đâu có dễ. Ông trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng là xa lánh thế tục nhưng đã từng là vị quan to của triều Mạc.
Chế độ phong kiến cứ phải tồn tại đủ thời gian mà quy luật dành cho nó. Vua, quan là sản phẩm tự nhiên của chế độ này. Nhưng tại sao sĩ phu thời đó không chọn con đường khác?
Trả lời: Chưa có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Khi chế độ phong kiến bị xoá bỏ, thì…
Còn tuỳ, nó bị xoá bỏ đến mức nào, có triệt để? Hay vẫn tồn tại ở dạng khác?
Chế độ phong kiến phương Tây bị cách mạng tư sản xoá bỏ từ rất sớm, trước chúng ta nhiều thế kỷ. Đây là xoá bỏ đúng quy luật; do vậy, rất triệt để. Xoá bỏ chính quyền chỉ cần một tháng; xóa bỏ cơ chế kinh tế cần vài thập niên (cải cách điền địa, biến địa chủ thành tư sản kinh doanh nông nghiệp); nhưng xoá bỏ ý thức hệ cần nhiều thời gian hơn – dài hay ngắn tuỳ theo tốc độ phát triển công nghiệp và mức hoàn chỉnh của kinh tế thị trường. Mặt này, Tây thuận lợi hơn Ta.
Còn chế độ phong kiến phương Đông kéo dài quá lâu, vì giai cấp tư sản bị đạo Khổng thít cổ, không sao lớn đủ tầm vóc để thay thế vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến.
Sự xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tuy có tạo điều kiện để giai cấp tư sản nước ta hình thành, nhưng sau 80 năm mà nó vẫn quặt quẹo. Chính do vậy, giai cấp công nhân cũng chưa ra hình hài. Để tiêu diệt chế độ phong kiến, chúng ta đã dùng cách khác, mà không theo quy luật do Mác tìm ra.
Hễ kinh tế tiểu nông còn mênh mông, tất ý thức hệ phong kiến còn bám rễ và trường tồn. Trong hoàn cảnh đó, trí thức nước ta vẫn mang dáng dấp sĩ phu thời phong kiến về cả thân phận và cách hành xử, không thể so sánh với trí thức ở những nước đã trải qua cách mạng tư sản được.
Cụ Hồ từng nói ở một Đại hội Đảng (đại ý): Đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta là “bỏ qua” giai đoạn tư bản chủ nghĩa, “tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình nhiều năm sau đó, tới 1986, chứng tỏ những người tận tai được nghe trực tiếp câu trên chỉ nhăm nhăm “bỏ qua” để “tiến thẳng”, mà không mấy ai hiểu đầy đủ thế nào là “đặc điểm lớn nhất” trong lời Cụ nói.
Thật vĩ đại, khi các bậc sĩ phu thời Đông Kinh Nghĩa Thục không những không làm quan mà còn nhận ra sức sống dai dẳng của ý thức hệ phong kiến đang là lực cản dân tộc ta tiến lên. Từ năm 1906, các cụ đã chủ trương phải để thanh niên trí thức nước ta được “tắm gội bằng gió Mỹ, mưa Âu”. Qua các sách “tân thư”, các cụ hiểu ra đa số trí thức bên trời Tây hành nghề trong đủ mọi lĩnh vực dân sự, chỉ một thiểu số làm quan chức. Nay thì ai cũng biết: Ở các nước này, một nhà khoa học đang ráo riết nghiên cứu để hoàn thành công trình “cả đời người” thì đố ai thuyết phục nổi ông ta “bớt chút thì giờ vàng ngọc” để làm bộ trưởng. Nếu đang là bộ trưởng, ông ta dám quẳng bỏ chức tước nếu có bất đồng chính kiến với thủ tướng hay tổng thống. Chế độ này mở ra vô số con đường cho mọi người tiến thân qua sự đánh giá của kinh tế thị trường.
Còn kinh tế tiểu nông trong chế độ phong kiến nặng về tự cung, tự túc; do vậy nó rất kỳ thị kinh tế thị trường. Nó gọi người làm nghề thương mại là “con buôn”. Do vậy, chế độ vua quan và kinh tế tự cấp tiểu nông là hai thanh ray khiến đoàn tàu sĩ phu chỉ có một ga đến: ga Làm Quan.

Vài điều lạ thời hậu phong kiến… nhưng dễ hiểu
Sách chính thức nói rằng chính quyền phong kiến ở nước ta bị thủ tiêu từ giữa thập niên 40, còn giai cấp địa chủ bị xoá bỏ giữa thập niên 50. Điều lạ là đến nay (thế kỷ XXI), vẫn còn thấy nhan nhản trường hợp trí thức thà bỏ nghiên cứu nếu có cơ hội làm quan. Có người ham làm quan tới mức dám đạo văn trong luận án tiến sĩ, thậm chí dám sử dụng bằng giả.
Nhưng lạ hơn nữa: Đã làm quan, sao không ngày đêm “lo việc quan” để mà thăng quan? Sao cứ dây dưa, luyến tiếc cái danh trí thức? Một bài nhan đề Trí thức là trí thức – Cán bộ là cán bộ có lẽ để phản ánh và phản đối tình trạng này.
Rất dễ lấy những ví dụ, đại loại như… Ông thạc sĩ này đã làm vụ trưởng, lại vẫn loay hoay lo kiếm cái bằng tiến sĩ ngay khi đang đương chức. Vị tiến sĩ kia được bổ nhiệm thứ trưởng vẫn “phấn đấu” để có cái danh phó giáo sư. Trong những hội nghị – dù không có ý nghĩa gì về khoa học (ví dụ, lễ trao huân chương: đang diễn ra khắp nơi) – người ta cứ vô tư “kính thưa giáo sư – bộ trưởng” mà người kính thưa và được kính thưa đều không cần ngượng. Cũng lạ chứ! Bởi vì, để hoàn thành công việc của cả hai chức vụ rất xa nhau này thì dẫu không ăn, không ngủ, vẫn phải có “tài thánh” mới làm nổi. Nhân tiện, dưới đây xin bàn vài lời về các vị “thánh”.
Nhưng càng lạ hơn… té ra, ở những cương vị “trăm công, ngàn việc” này, họ lại càng dễ dàng thăng danh về mặt khoa học mà một trí thức thật sự phải tốn vô số mồ hôi chưa chắc làm nổi.

Thần thánh: Một sản phẩm đặc trưng của tư tưởng tiểu nông, phong kiến
Chế độ phong kiến sinh ra một số sản phẩm tinh thần có vai trò chi phối cách hành xử của sĩ phu, quan chức.
Ví dụ, chủ nghĩa dân tộc. Một mặt, nó giúp củng cố tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ ngai vàng; nhưng khi trở thành cực đoan, nó sẽ bài ngoại, thậm chí kích động một dân tộc đi xâm lược dân tộc khác. Dân ta trải hàng ngàn năm là nạn nhân của chủ nghĩa này.
Trong nền kinh tế tiểu nông, những cá nhân lỗi lạc hoặc những lượng siêu nhiên dễ bị biến thành thần thánh, được đặt lên bệ thờ, hoặc đưa vào lăng tẩm. Phía dân chúng cần thần thánh để cầu xin ân huệ mong cải thiện số phận; nhưng phía thống trị cũng cần có thần thánh để giao nhiệm vụ phù hộ cho sự hưng vượng của đương triều. Do vậy, nếu thiếu thần thánh, cả hai phía đều có nhu cầu tạo ra thần thánh mới, kể cả nhập khẩu. Chúng ta đã có đức thánh Trần, đức thánh Gióng… mà vẫn rước cả đức thánh Quan tận bên Tầu sang. Các vị đều xuất thân đại danh tướng, lừng lẫy một thời. Còn thần thì nhiều vô kể.
Chỉ vua mới có quyền thay Trời phong thần, phong thánh. Do vậy, thần thánh cũng có nhiều phẩm trật, thứ bậc, và tất nhiên có nhiệm vụ với vua – như bất cứ ai được phong. Sẽ tới lúc việc phong thần thánh phải đi vào quy chế, giao cho bộ Lễ thực hiện. Ngoài trường hợp phong bất thường, đặc cách, bộ Lễ phải hàng năm lục tra các bản thần phả ở đình, đền, để vua xét công, đặng ban thêm chức mới, tước mới. Đây là cách để vua nhắc nhở uy quyền của mình trong lòng dân. Khi người dân tưng bừng mở lễ hội rước một sắc phong về đình làng, họ cũng kính cẩn nhiều lần tung hô “vạn tuế”. Cũng dễ hiểu, một triều đại mới lên (lòng dân chưa phục) hoặc một triều đại đang suy (lòng dân ly tán) thì càng phải lạm phát các sắc phong, thậm chí phải tạo ra vị thánh mới cho phù hợp với tình hình mới. Chính đây là dịp để sĩ phu tâng công với đức vua: Họ phải thảo ra những văn bản hết lời tán tụng; đồng thời họ cũng “giáo dục” để dân thấm nhuần ơn vua bằng những lễ nghi đón sắc thật trọng thể. Cuối cùng, họ giúp dân thảo ra lá sớ tạ ơn…
Chớ nên coi thường tàn dư của ý thức hệ phong kiến. Nước Đức vào giữa thế kỷ XX dù đã đạt trình độ công nghiệp hoá rất cao, vậy mà Hít-le vẫn lợi dụng được chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từ đó dân Đức tôn tác giả lên bậc “thánh sống”, gây ra biết bao tai hoạ cho thế giới và cho chính dân Đức.

Một vị thánh vua cũng phải kính nể
Đó là đức thánh Khổng (Khổng Tử), xuất thân đại trí thức nên cũng thích làm quan như ai, nhưng vì không được trọng dụng mà sau khi mất đã được tôn thánh. Sinh thời, ngài sống long đong, không kém số phận lận đận của Các Mác – cũng là một đại trí thức, cũng sáng tạo học thuyết, cũng lưu lạc nhiều nước…
Khổng tử đi đi du thuyết các nước thì nói chẳng ai thèm nghe. Nhưng về sau, đám vua quan nhận ra học thuyết của ngài giúp phát triển và củng cố chế độ phong kiến, nên đề cao. Chế độ càng suy yếu, thuyết của ngài càng được đề cao.

Thuyết của đức thánh Khổng có thể chia nhiều phần:
• Phần dạy đạo đức cá nhân, cách ứng xử cá nhân (kể cả đạo đức cầm quyền): sẽ trường tồn vì hầu hết đúng với mọi nơi, mọi thời; nếu cần chỉ phải sửa đổi chút ít về khái niệm (ví dụ, câu kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều gì mình không muốn thì chớ có làm cho người khác – sẽ không bao giờ sai). Khái niệm về Đức và Tài của ngài được cô đọng bằng “Tiên học lễ, hậu học văn”; về sau có người đổi thành Hồng và Chuyên… v.v. Phụ nữ cần tứ đức: Dung, Công, Ngôn, Hạnh… v.v.
• Phần dạy tu dưỡng làm người để trở thành hiền nhân, quân tử: rất được sĩ phu, trí thức tâm niệm (ví dụ, làm người phải tu thân, tề gia…; phải có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áp dụng cho người làm tướng, cụ Hồ đổi thành Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm).
• Phần dạy cai trị sao cho hợp đạo đức, được lòng dân…
• Phần dạy củng cố chế độ phong kiến. Điển hình, ngài dạy: Ái Quốc thì phải Trung Quân; rất được giai cấp thống trị truyền bá…
Dân thường, sĩ phu, vua quan xưa đều ca ngợi toàn phần hoặc từng phần học thuyết của Khổng Tử. Sau 1949, tại quê hương ngài, số phận học thuyết này cũng “ba chìm, bảy nổi”.
Khi quan niệm “trung quân – ái quốc” còn thịnh, giai cấp phong kiến đòi hỏi mọi người phải thấm nhuần rằng phò vua chính là giữ nước. Vua với nước là một; hễ vua còn thì nước còn. Do vậy, khi gian thần cướp ngôi thì trung thần mang vua đi trốn để có “danh chính” mà cướp lại ngai vàng. Dù quân xâm lược đã chiếm được nước nhưng chưa bắt được vua thì mưu đồ phục quốc chưa thể bị dập tắt. Tội phản quốc và tội bất trung được coi như nhau…

Học thuyết và chủ nghĩa bị biến thành “đạo”
Đây cũng là một đặc trưng của xã hội tiểu nông, phong kiến. Người thực hiện việc này không ai khác mà chính là tầng lớp sĩ phu dưới sự sai phái của vua. Vốn ham đọc sách, họ hào hứng tìm hiểu các học thuyết, bổ sung và phát triển chúng theo hướng củng cố quyền thống trị của giới thượng lưu. Là quan chức, họ phải tuân lệnh. Đổi lại, họ được giới thượng lưu tín nhiệm, gia ân.
Học thuyết là sản phẩm của những trí thức lớn. Học thuyết chính trị cũng vậy. Nhiều học thuyết chính trị được lớp trung lưu bổ sung, phát triển để thành một chủ thuyết (chủ nghĩa). Khi dân trí quá thấp, nhiều chủ nghĩa bị lợi dụng để biến thành “đạo” (tôn giáo), nhằm mê hoặc khối quần chúng khổng lồ.
Xa xưa nhất có các học thuyết xử thế mà tác giả là đức Như Lai, Giê-su, Ala… đã bị biến thành đạo (tôn giáo), thậm chí được giới thống trị coi là quốc đạo. “đạo”: đạo Phật (Phật giáo), đạo Gia Tô (Công giáo), đạo Hồi (Hồi giáo)…
Sau này có Khổng Tử, Mác, Tôn Trung Sơn, Lênin… là tác giả của những chủ nghĩa khác nhau, nhưng chỉ có thuyết của Khổng Tử biến thành đạo, vì nó ra đời trong chế độ phong kiến.
Trên giấy (tức là về mặt lý thuyết) mọi chủ nghĩa đều nêu lên các lý tưởng cao đẹp, nhân bản. Về cấu trúc: học thuyết nào cũng chặt chẽ, logic, đầy thuyết phục. Nó hứa hẹn cả tính hiện thực. Khi giác ngộ một chủ nghĩa, người ta dám hi sinh cả tính mạng để bảo vệ và thực hiện lý tưởng của nó. Nhưng khi bị biến thành một đạo, người sáng lập sẽ được tôn ngôi giáo chủ (hoặc thánh), học thuyết thành giáo lý (cứng quèo, khó ai dám sửa), mọi người xử sự như tín đồ…
Trong lịch sử, khi một chủ thuyết được coi là quốc đạo, các đạo khác thường bị đàn áp. Biểu hiện đặc trưng của một quốc đạo là nó được vào chương trình dạy trong trường như một môn bắt buộc.

Học thuyết Khổng tử
Dưới chế độ phong kiến phương Đông, học thuyết cao cả của Khổng tử đã bị biến thành “đạo”, gọi là Khổng giáo (đạo Khổng, hay đạo Nho), từng có có địa vị quốc đạo, độc tôn ở Trung Hoa và Việt Nam.
Trong chế độ phong kiến, giới thượng lưu có thể sùng đạo ở mức độ nào đó, nhưng không cần hiểu biết thấu đáo giáo lý, lại càng không phải là giới nghiên cứu phát triển giáo lý. Điều duy nhất cần thiết là họ nhận ra đạo này củng cố địa vị cầm quyền của họ. Còn việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển giáo lý, họ giao cho giới trung lưu, tức sĩ phu. Trong tình hình như vậy, sĩ khí là điều hiếm hoi; còn phản biện giáo lý là chuyện không thể có.

Tàn dư phong kiến
Thời Hùng Vương nếu chưa phải là phong kiến thì chế độ này bám rễ ở nước ta cũng không hề ngắn. Đến nay, nông nghiệp nước ta vẫn manh mún. Trí thức nước ta vẫn mang dáng dấp sĩ phu: thích và buộc phải làm quan. Không ai dám nói ý thức hệ phong kiến đã được gột sạch; có người còn nói nó chỉ biến tướng hoặc trá hình do những nhóm lợi ích thực hiện.
Do được du nhập từ phương Tây vào nước ta – vốn nặng căn phong kiến – nên chủ nghĩa Mác rất dễ bị biến thành “đạo”. Đó là điều giới lý luận nước nhà phải hết sức đề phòng. Phải đối xử với chủ nghĩa Mác như nó là một hệ thống lý luận khoa học; phải coi Mác là nhà khoa học, nhà cách mạng vô thần.
Tiến bộ ngoạn mục gần đây, ai cũng thấy: Nhờ sự hình thành cơ chế thị trường và sự ra đời của giai cấp tư sản mới (các nhà kinh doanh) mà bệnh “thích làm quan” trong giới trí thức, khoa học, đã giảm đáng kể.

Nguồn: Chungta.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét