HN TW6: Trung ương Đảng 'thay đổi nhân sự lớn'?
Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định có nhiều khả năng sẽ có thay đổi nhân sự sau Hội nghị Trung ương trong lúc có ý kiến từ bên ngoài cho rằng 'ai làm đúng tinh thần Nghị quyễt 4 thì ở lại, ai sai thì phải đi'.
Trả lời câu hỏi của BBC về chuyện liệu các đồn đoán hiện nay về khả năng thậm chí có cả thay đổi ở vị trí thủ tướng, Giáo sư Thuyết nói:
"Tôi nghĩ là khả năng cũng lớn đấy,"
"Bởi vì chỉ riêng cái việc phải chịu trách nhiệm về những vụ việc lớn như Vinashin, Vinalines và các tập đoàn khác, về cái việc để cho ngân hàng bị lũng đoạn, rồi về những sự yếu kém của nền kinh tế, sự xuống cấp của văn hóa, xã hội... thì khả năng thay đổi chắc là phải có."
Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng đánh giá lịch trình của thay đổi nếu xảy ra:
"Chắc chắn là nếu như có thay đổi thì ngay sau Hội nghị này là người ta thay đổi rồi,"
"Các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày kết thúc Hội nghị, theo dự kiến là ngày 15/10."
'Bão lớn'
Giáo sư Thuyết nói tình thế hiện nay buộc Hội nghị Trung ương phải có "đột phá" vì "nếu không có đột phá cũng không được" vì người dân đang có nhiều bức xúc trong khi Nghị quyết Trung ương 4 cũng đã hứa hẹn sẽ có những thay đổi căn bản.
"Hội nghị Trung ương 4 là ... ai sai thì phải đi, ai đúng ở lại"
TS David Koh nói về một luồng ý kiến về Nghị quyết 4
Vị cựu Đại biểu Quốc hội cũng nhắc tới chuyện cuộc họp được triệu tập sớm 15 ngày bên cạnh chuyện bảo vệ bí mật cho hội nghị dài tới hơn hai tuần và nói Đảng sẽ không có những bước đi như vậy nếu đây chỉ là một hội nghị bình thường.
Mặc dù vậy ông cũng nói mọi chuyện còn tùy thuộc vào "ý kiến thực tế" của các Ủy viên Trung ương và kết luận điều tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Khi được hỏi liệu Bộ Chính trị liệu có phải chịu trách nhiệm tập thể khi mà Đảng đóng vai trò lãnh đạo tối cao, Giáo sư Thuyết nói ông biết có những trường hợp cả một Thường vụ Tỉnh ủy đã phải kiểm điểm nhưng điều này chưa xảy ra ở cấp cao hơn.
Hai nhà quan sát Việt Nam khác không muốn nêu tên cũng có suy nghĩ như Giáo sư Thuyết và một người nói bóng gió rằng hiện đang có "bão lớn".
Một trong hai vị nói tình hình kinh tế Việt Nam chưa bao giờ bấp bênh như hiện nay kể từ khi tiến trình Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
'Người đi, người về'
Bình luận từ Singapore, nhà nghiên cứu Việt Nam David Koh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á lại cho rằng có hai luồng ý kiến khác nhau về những gì được bàn kín tại Hội nghị Trung ương 4 trong đó vấn đề chỉnh đốn Đảng được chú trọng:
"Ví dụ là có một cách nói của một số người bảo rằng Nghị quyết đó 'là chỉ "đổi việc chứ không đổi người,' ông Koh trả lời bằng tiếng Việt.
"Nếu mà lấy tinh thần đấy làm chính thì mọi người mong muốn là một số người được thay thế nào đó thì... chắc là việc này không có đâu.
"Còn nếu tinh thần Hội nghị Trung ương 4 là ... ai sai thì phải đi, ai đúng ở lại thì theo tinh thần đó sẽ có người đi người về thôi," ông Koh nói.
Ông Koh, người nói ông không có thông tin từ bên trong cuộc họp hiện nay, cũng nhắc lại rằng các vị trí chủ chốt trong chính quyền hiện nay xuất phát từ các đánh giá tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 và từ đó tới nay thời gian chưa phải là dài.
Trước câu hỏi liệu việc Đảng họp kín trong suốt hai tuần có đi trái với tuyên bố của họ về chuyện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" hay không, Tiến sỹ Koh nói:
"...Sau khi Đảng quyết định xong rồi thì 'dân biết, dân làm, dân kiểm tra'."
"Ý của Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là dân hãy biết mọi điều, mặc dù có một điều thực chất dân mà biết thì chưa chắc là hay đâu,"
"Dân cũng hiểu rằng hệ thống chính trị ở Việt Nam là Đảng đi trước, dân đi theo. Còn nó có tốt hay không tốt thì lại là chuyện khác."
Cần 'đột phá'
Tiến sỹ Koh nói Việt Nam hiện đang cần có những thay đổi lớn nhưng cũng cảnh báo sự cải thiện sẽ không tới nhanh.
"Thì rõ ràng tình hình trong nước đã đến giai đoạn phải có sự đột phá.
"Còn sự đột phá thì như tôi vừa ngồi với anh em chiều nay cũng bàn tới chuyện này thì bọn tôi cũng nghĩ rằng là dọn một nhóm người đi thì chưa chắc là cái cần phải thay đổi sẽ đến ngay.
"Mọi việc thời này thì nó không phải như thế đâu, nó sẽ đi ngoắt ngoéo, lúc trầm, lúc thăng nên mọi người hãy bình tĩnh.
"Thay lãnh đạo có lẽ rất quan trọng, có thể là việc đầu tiên phải làm, nhưng không có nghĩa là con người này sẽ có thể sửa hệ thống này để mọi người có thể đi theo một đường tốt hơn trong một vài năm thôi.
"Tôi nghĩ là đường đi còn dài, mọi người không nên sốt ruột và cứ phải xem là đi cái đường nào và cho hệ thống này một chút thời gian để nó tự điều chỉnh.
"Tôi nghĩ là đường đi còn dài, mọi người không nên sốt ruột và cứ phải xem là đi cái đường nào và cho hệ thống này một chút thời gian để nó tự điều chỉnh." - Tiến sỹ David Koh"Tôi nghĩ là trong giới lãnh đạo thực ra cũng có nhiều người nhận ra tất cả những vấn đề dân đã biết và dân muốn được làm nhưng để thay đổi một hệ thống nó ăn sâu vào tâm trí, thói quen của những người cầm quyền ở trên thì nó cần thời gian lâu hơn.
Ông cũng nói với BBC Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử thì chuyện đợi chờ thêm 10 năm nữa để có thay đổi cũng không phải là chuyện gì lớn.
Theo Tiến sỹ Koh, ở Việt Nam các chính trị gia có thể chuyển từ bảo thủ sang cải cách và ngược lại tùy nhận định của họ về sự cần thiết cũng như lợi ích mà các thay đổi mang lại.
Trong khi đó một người từng cùng là phó Thủ tướng với ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu những năm 2000 mới đây cũng lên tiếng về chuyện ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm kinh tế vừa qua.
Ông Bấm Vũ Khoan nói Việt Nam đang đứng trước các thách thức kinh tế mà "đã lâu rồi không gặp phải" trong khi đang có "sự phân tâm, lo lắng trong xã hội" và những thách thức đối ngoại cũng rất lớn.
Ông Khoan từng được cho là một trong những đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào ghế thủ tướng nhưng ông đã rút lui.
(BBC)
Chỉnh đốn đảng và cuộc chiến trên các trang web
Hội nghị trung ương 6 Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất phần làm việc quan trọng nhất của chương trình, đó là nghe báo cáo kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Trong khi người dân còn chưa rõ thông tin cụ thể về kết quả kiểm điểm trong lãnh đạo Đảng ra sao, thì cuộc chiến của Đảng và chính phủ chống lại các trang web và blog được coi là ‘ngoài luồng’ vẫn đang tiếp tục và có phần mạnh mẽ hơn. Liệu cuộc chiến chống các trang web và blog ‘ngoài luồng’ có giúp Đảng trong nỗ lực chỉnh đốn đảng và lấy lại lòng tin trong dân như mong muốn của nghị quyết trung ương 4? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Thông tin mà người dân bình thường không thể có
Những thông tin về hội nghị trung ương 6 đảng cộng sản Việt Nam với những đồn đoán về một cuộc đấu đá nội bộ trong đảng đang là một trong những thông tin được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên những thông tin này lại chủ yếu được tìm thấy trên các trang mạng và blog được chính phủ coi là ngoài luồng, cần dẹp bỏ. Các trang mạng và blog này bị cho là đã bôi xấu các lãnh đạo Đảng, chính phủ, gây hoài nghi và tạo dư luận xấu trong xã hội, theo lời của một phóng sự do đài truyền hình Việt Nam thực hiện vào ngày 30 tháng 9 vừa qua.Từ nhiều tháng nay, trên các trang web như Quan Làm Báo, Dân Làm Báo và một số trang blog khác đã xuất hiện nhiều bài viết về tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam, trong đó có những thông tin mà nhiều người cho rằng chỉ có thể được cung cấp từ những nguồn trong chính phủ. Blogger Phương Bích từ Hà nội có nhận xét:
Thông tin tôi nghe bao giờ cũng khách quan, tôi không kết luận là đúng. Nhưng tôi chỉ nghĩ thế này, bình thường người dân người ta không biết được các thông tin như thế - Blogger Phương BíchBlogger Phương Bích: Thông tin tôi nghe bao giờ cũng khách quan, tôi không kết luận là đúng. Nhưng tôi chỉ nghĩ thế này, bình thường người dân người ta không biết được các thông tin như thế, tôi vẫn cho là, kể cả nói với công an là thực tế hai bên đánh nhau thì mới xì thông tin ra như thế. Cho nên nó phải có cơ sở, có điều nó chính xác đến đâu. Tất nhiên có cái họ đưa tin không chính xác. Nhưng cái gì cũng vậy, ban đầu thông tin là như vậy nhưng sau diễn biến khác đi thì cho là không đúng. Tôi vẫn cho là có cơ sở mà ai cũng hiểu là từ trong nội bộ họ cung cấp ra, chứ chẳng ở đâu ra.
Cuộc chiến giữa hai phe trong Đảng?
Trên các trang blog, người ta thấy có những thông tin trái ngược nhau, được cho là một cuộc chiến giữa hai phe phái trong nội bộ Đảng giống như một cuộc chiến trên mạng. Ông David Brown, người thường xuyên có các bài phân tích về tình hình chính trị Việt Nam nhận xét:David Brown: cuộc chiến giữa các blogs, hay có thể gọi là cuộc chiến trên blog, thực ra là một màn chiếu slide cho sự kiện chính, mà đỉnh điểm là hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Ngay trước khi hội nghị trung ương 6 diễn ra, trên các trang mạng đã xuất hiện những thông tin quy trách nhiệm cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người trong chính phủ của ông về các vụ tham nhũng hàng triệu đô la, sự đổ bể của một loạt các ngân hàng và công ty nhà nước.
Thường thì có một bức tường im lặng về những chuyện nội bộ Đảng. Những người bên trong không nói về những vấn đề này cho những người bên ngoài. Tuy nhiên một số thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài và được nói ở khắp các quán café ở Sài Gòn và Hà Nội - Ông David BrownSau khi hội nghị trung ương 6 diễn ra được hơn 1 tuần, web ‘Quan làm Báo’, trang đăng tải nhiều thông tin quy tội cho Thủ tướng, thông báo bị hack. Bài viết được đăng tải trên trang này sau đó có giọng điệu khác hẳn với những bài viết trước đó. Thay vì tiếp tục lên án Thủ tướng, bài viết quy tội cho cựu đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người được cho là có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thậm chí còn bị cho là đứng đằng sau Quan làm báo. Bà Đặng Thị Hoàng Yến phủ nhận các thông tin này.
Những thông tin này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của nhiều người, và trở thành chủ đề nói chuyện ở khắp nơi. Ông David Brown cho biết:
David Brown: thường thì có một bức tường im lặng về những chuyện nội bộ Đảng. Những người bên trong không nói về những vấn đề này cho những người bên ngoài. Tuy nhiên một số thông tin đã bị rò rỉ ra ngoài và được nói ở khắp các quán café ở Sài Gòn và Hà Nội. Sự xuất hiện của các trang blog về chính trị đã tạo ra một diễn đàn trên cả nước để trao đổi thông tin và nhận xét. Bây giờ mọi người dân đều có thể tham gia thảo luận tại các quán café mạng kiểu này.
Vào ngày 12 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký công văn 7169 chỉ đạo Bộ Công An và Bộ Thông Tin, Truyền thông cùng với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân đăng tải các thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi xấu bộ máy lãnh đạo. Các trang mạng được điểm mặt bao gồm Quan Làm Báo, Dân Làm Báo và Biển Đông.
Các phe nhóm trong nội bộ đảng đã bắt đầu có những tranh chấp, bất đồng ngay trên mạng, thể hiện qua các trang như Biển Đông và Quan Làm Báo - Ông David BrownVào ngày 30 tháng 9, truyền hình Việt Nam, VTV, có một phóng sự dài khoảng 7 phút lên án các trang web này. Theo phóng sự của VTV, thì có đến hơn 50 trang mạng loại này và xuất hiện vào lúc tình hình chung của đất nước đang gặp nhiều thử thách. Bộ trưởng Thông Tin, Truyền thông, Nguyễn Bắc Son nói với VTV rằng, đây là một mưu đồ nhằm lợi dụng công cuộc chính đốn Đảng hiện nay để gây mâu thuẫn nội bộ trong Đảng, tuyên truyền, kích động để phương hại đến lòng tin của nhân dân với Đảng.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, giữa lúc hội nghị trung ương 6 đang diễn ra với những phiên họp kín, thì các trang web ‘lề trái’ vẫn hoạt động bình thường và tiếp tục đăng tải các bài viết về những đấu đá trong nội bộ Đảng, những thông tin mà người dân không thể tìm thấy từ các phương tiện thông tin ‘lề phải’.
Ông David Brown cho rằng, việc trấn áp các trang web và blog mà chính phủ đưa ra đã không hiệu quả như mong muốn của lãnh đạo Việt Nam.
David Brown: các giới chức đã tìm cách đàn áp các blog này nhưng không mấy thành công. Và hậu quả dĩ nhiên là, lần đầu tiên , các phe nhóm trong nội bộ đảng đã bắt đầu có những tranh chấp, bất đồng ngay trên mạng, thể hiện qua các trang như Biển Đông và Quan Làm Báo. Mặc dù phần lớn những tranh cãi trên mạng này thường có chất lượng thấp, nhưng đó cũng có thể coi là một bước tiến tới sự minh bạch hơn trong nội bộ Việt nam.
Minh bạch thông tin là điều được các lãnh đạo Đảng kêu gọi thực hiện từ lâu nay. Nếu như Đảng có thể minh bạch thông tin của chiến dịch phê và tự phê sau hội nghị trung ương 6 lần này, thì có lẽ nhu cầu thông tin từ những trang web bị coi là ‘lề trái’ này chắc cũng không còn quá cao.
Việt Hà, phóng viên RFA
Quy trình xử lý kỷ luật đảng và chính quyền đối với Thủ tướng
Trong lịch sử gần đây của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị phải nhận hình thức
kỷ luật và bị khai trừ khỏi Trung ương có đồng chí Trần Xuân Bách, đồng
chí Nguyễn Hà Phan. Một người có bài phát biểu được cho là đi ngược lại
đường lối của Đảng. Một người thì bị tố cáo từng làm việc cho bên kia.
Trong trường hợp hai đồng chí này, đầu tiên Thường trực Bộ Chính trị
họp, đánh giá, lấy biểu quyết nhất trí là là “có vấn đề”. Sau đó Ủy ban
Kiểm tra Trung ương xác minh củng cố. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương, Bộ Chính trị họp lại, đánh giá, biểu quyết có kỷ luật
hay không và nhất trí hình thức kỷ luật.
Sau đó, Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị báo cáo trước Ban Chấp hành
Trung ương. Trong trường hợp của hai đồng chí nói trên, việc Trung ương
nhất trí khai trừ chỉ là thủ tục. Sau đó, đảng bộ và các cơ quan chính
quyền có liên quan sẽ thực hiện những bước tiếp theo.
Tuy nhiên, hai đồng chí Bách và Phan chỉ là Ủy viên Bộ Chính trị. Nếu
trường hợp là tứ trụ hay có chân trong thường trực Bộ Chính trị thì khá
phức tạp mà chưa có tiền lệ xử lý hay kỷ luật. Vừa qua, đây chính là chỗ
khiến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương lúng túng (xin không đề
cập chuyện lợi ích nhóm, mua bán phiếu, với tiêu cực khi kiểm phiếu
trong bài này).
Lấy trường hợp của Thủ tướng. Câu chuyện bắt đầu từ Tự kiểm điểm, một
sinh hoạt chính trị thông thường của đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4. Trong sinh hoạt này, nội dung tự kiểm điểm phải được
cấp ủy quản lý thông qua (tức là Bộ Chính trị) bằng hình thức lấy phiếu.
Khi xem xét, đánh giá thông qua thì một vài Ủy viên Bộ Chính trị thấy
nội dung tự kiểm điểm của Thủ tướng “có vấn đề” nên chưa thông qua được.
Nội dung quan trọng nhất và yếu nhất trong bản tự kiểm điểm là Tư tưởng
chính trị trong đó có việc người thân chấp hành các chủ trương, có vi
phạm 19 điều cấm Đảng viên, trách nhiệm cá nhân trong lĩnh cực công tác …
Thế là bản tự kiểm điểm của Thủ tướng chưa thể thông qua được.
Vậy là những “vấn đề” này cần xác minh. Tổng Bí thư giao cơ quan chức
năng của Đảng là Ủy Ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, báo cáo Bộ Chính
trị. Để thận trọng, Bộ Chính trị còn thành lập Bộ phận giúp việc, huy
động thêm 2 Ủy viên Bộ chính trị khác tham gia. Trong khi đang thẩm tra
thì xảy ra nhiều vụ bắt bớ Bố già, soái mà dường như đều có liên quan
đến người thân và liên quan trực tiếp đến đối tượng đang thẩm tra. Như
vậy là càng “có vấn đề”. Đấy là chưa nói tới một trang blog ngày đêm
tung các thông tin có giá trị như những cú điểm huyệt chết người.
Báo cáo thẩm tra có trong tay rồi, Tổng Bí thư triệu tập mấy cuộc họp
liền mà Bộ Chính trị chưa thông qua được nội dung tự kiểm điểm của đồng
chí Thủ tướng. Quả bóng được “khéo léo” đưa sang chân Trung ương. Chỗ
này chính là chỗ mà Bộ Chính trị chưa làm tròn nhiệm vụ bởi trách nhiệm
thông qua nội dung tự kiểm điểm Ủy viên là của Bộ Chính trị, đứng đầu là
đồng chí Tổng Bí thư.
Triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành, Bộ Chính trị đưa toàn bộ tài liệu ra
báo cáo trước Trung ương. Sau khi nghiên cứu, đánh giá, Trung ương bỏ
phiếu nhất trí đề nghị Bộ Chính trị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm nội
bộ. Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm, (nếu tín nhiệm thấp) Bộ
Chính trị đề xuất hình thức kỷ luật hay xử lý để lấy biểu quyết trước
Trung ương. Trên cơ sở kết quả biểu quyết (nếu quá bán nhất trí kỷ
luật), Tổng Bí thư thay mặt Ban Chấp hành ký thông báo kỷ luật tới toàn
thể Trung ương.
Tuỳ hình thức kỷ luật mà đảng và chính quyền có các bước phù hợp tiếp
theo. Nếu chỉ cảnh cáo qua loa, chuyển vị trí công tác (tức không còn
giữ chức vụ Thủ tướng) thì không có chuyện khai trừ khỏi Bộ Chính trị và
Trung ương. Tuy nhiên, quy trình xử lý về mặt chính quyền thì chưa hoàn
tất.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ, Thủ tướng là chức danh do Quốc hội bầu ra
và miễn nhiệm/bãi miễn trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước. Do vậy,
phải chờ tới khi Quốc hội họp kỳ họp kế tiếp (kỳ họp thứ 4 – cuối tháng
10/2012) thì đồng chí mới chính thức bị tước hết quyền lực.
Hình thức kỷ luật nặng nhất là công khai khai trừ khỏi Bộ Chính trị,
khai trừ khỏi Trung ương, khai trừ khỏi Đảng, có lẽ chỉ áp dụng đối với
các “tội danh” cấm kỵ như kiểu của đồng chí Trần Xuân Bách và Nguyễn Hà
Phan.
Đẹp nhất thì đồng chí lãnh đạo tự nguyện xin nghỉ, không tham gia Trung
ương vì lý do sức khoẻ để nhường chỗ cho các đồng chí khác có năng lực,
phẩm chất cách mạng phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
và sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước. Sẽ có một buổi bàn giao trong
đó các lãnh đạo bắt tay ôm nhau thắm thiết, hôn nhau chùn chụt, sẽ có
bài phát biểu ghi nhận công lao và đóng góp của đồng chí, báo chí rùm
beng, rồi trao huân huy chương cao quý … Nhưng đồng chí phải về nhà đuổi
gà cho vợ.
Cũng có kịch bản nữa rất rất ít xảy ra là đồng chí sau khi nhận kỷ luật
rất ăn năn và muốn cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Nếu được Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành “đoái thương”, đồng chí có thể được bố trí một chỗ
ngồi đảm bảo danh dự mà không phương hại đến sự nghiệp chính trị của một
số đồng chí khác – (gần như sẽ không xảy ra trong trường hợp này).
(CNT)
Những khuyết điểm của Thủ Tướng kiểm điểm trong quá trình 'Phê và tự Phê'tại HN TƯ6
Xin tổng hợp những khuyết điểm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được
phát hiện và kiểm điểm trong quá trình 'Phê và tự Phê' tại HN TƯ6. Tuy
nhiên cũng chỉ là bề nổi của tảng băng khổng lồ mà nếu Ban chuyên án
tiếp tục đi sâu vào các Vụ án Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Vinashin.
Vinaline, Tổng công ty Rượu bia Sài gòn - Sabeco, Tổng công ty xi măng,
Tổng công ty Thép, Tổng công ty Viễn thông, Tổng công ty Cà phê, Ngân
hàng Bản Việt...
Tuy nhiên chỉ với bằng một 'Mẩu' nhỏ mà chúng tôi liệt kê dưới đây đã
buộc đ/c Thủ Tướng đã phải đành phải cúi đầu chấp nhận kỷ luật:
Thủ Tướng đã vi phạm nghiêm trọng, không những không gương mẫu mà còn để
con cái và gia đình, người thân lợi dụng hưởng lợi và dẫn đến sai phạm
hàng loạt:
Thực tế Con gái, anh ruột Tư Thắng, em vợ Trần Minh Chí đều tung hoành trong những lĩnh vực thuộc Thủ Tướng quản lý, cụ thể:
Con gái và em vợ Trần Minh Chí đã trở thành Sở hữu chủ của 20.000 m2 đất
vàng lịch sử 3A Tôn Đức Thắng, Q.1- TP.HCM từ tay TC2 là bằng chứng
không thể chối cãi của việc lợi dụng chức vụ của Thủ Tướng để kiếm lợi.
Anh trai và em vợ lấy tiền đâu ra để được cấp dự án hàng ngàn ha đất tại
rừng U MInh làm khu du lịch sinh thái???... "Mấy cái đất này có bao
nhiêu đâu, chỉ có vài tỷ đồng bạc thôi mà..."!
Trần Minh Chí làm gì mà có được hàng chục dự án đất vàng ở TP.HCM, Đà
Nẵng, Hà Nội? Công ty hàng năm đóng thuế chưa được 200 triệu đồng? Nếu
không phải em vợ Thủ Tướng thì có được ưu đãi như vậy?
Chỉ trong mấy ngày và cả trong ngày nghỉ mà vẫn có Văn bản của Bộ Tài
chính, Uỷ Ban chứng khoán và Văn Phòng Chính Phủ để cho Quỹ Bản Việt,
Công ty Chứng khoán ra đời và hưởng ưu đãi mà không có nơi nào được
hưởng? Cô con gái khi đó vừa ở nước ngoài về tài giỏi thông thạo vậy
sao?
Toàn bộ hồ sơ Bản Việt trở thành chủ sở hữu NH Gia Định và đổi tên thành
NH Bản Việt chỉ trong vòng chưa đầy 30 ngày, trong khi cùng loại hình
này các nhà đầu tư khác mất 1-2 năm vẫn chưa xong! Vậy có phải đã hưởng
lợi thế con gái Thủ Tướng không?
Hợp đồng tư vấn với Ngân hàng Phương Nam đã nhận 1.500 tỷ đồng đã được
chính Bố già Kiên khai ra cùng các tài liệu chứng minh và có người đã
hỏi 'cắc cớ' rằng:"Nếu không phải là lợi dụng cha mình là Thủ Tướng thì
có ai ký giao cho làm tư vấn chỉ có 1 tháng đã có ngay 1 khoản tiền mà
nhiều doanh nghiệp cả chục năm không làm ra được?". Thế thì rõ ràng là
bằng chứng lợi dụng chức vụ của ông bố rồi!
Hàng năm Công ty Chứng khoán Bản Việt kiếm được doanh thu hàng ngàn tỷ
và lợi nhuận vài trăm tỷ từ làm tư vấn mua bán sáp nhập cho Tập đoàn
Masan, Holcim, VinaCafe.... Ông Thủ Tướng dù cố vớt vát rằng "Con cái
làm theo Luật pháp cho phép...", dù chẳng ai 'thèm' tranh cãi, nhưng
nhân sĩ Bắc Hà im lặng mà trong bụng đang cười khẩy!
Cô con gái môi giới Ụ nổi và tàu già cho Vinalines mà Dương Chí Dũng đã
khai ăn chia 15 triệu đô la thì có phải là tham nhũng không? "Việc một
kẻ phạm tội bị truy nã thì chưa thể xem là bằng chứng được, ai cũng có
thể khai được.... Mà nếu có thì đó là trách nhiệm của anh là chuyên
ngành phải tự đánh giá chứ...". Có người 'quật lại' "Nếu không phải là
vợ chồng con gái Thủ Tướng mà là vợ chồng Chị Dậu thì Dương Chí Dũng có
mua ụ nổi và tàu già không? ".... Vậy thì nếu không nói là tham nhũng
thì rõ ràn là "đã để con cái Lợi dụng chức vụ của mình"!
Bố già Kiên khai đã đưa 1 triệu USD cho cô con gái để thu xếp 'ăn tối'
với Thủ Tướng và lấy văn bản chỉ đạo gây sức ép để buộc AVG cuối cùng
phải tự huỷ hợp đồng giao cho Công ty Quản lý của Bầu Kiên là thế nào?
Cười "Ai mà tin kẻ phạm tội được... Làm gì có bữa cơm nào mà cả triệu
đô...".... Thế còn cái băng thoả thuận với cô con gái rành rành ra đó
thì sao.... "Băng cũng có thể làm giả!".
150 triệu đô la của việc 'Tư vấn' mỏ Núi Pháo được ký với công ty bên
ngoài đển trốn thuế nhưng cũng do hai vợ chồng con gái là chủ sở hữu là
cái gì vậy? ... "Cái này để xem lai, tôi hoàn toàn không biết....!"
Tại sao BIDV lại rót tiền cho NH Gia Định và Bản việt 5.000 tỷ? Nếu
không phải con gái THủ Tướng có được BIDV ưu ái bất thường vậy không?
Tại sao Viettinbank của ông Phạm Huy Hùng lại chuyển nhượng cổ phiếu của
NH Gia Định bằng mệnh giá cho Bản Việt để cô con gái trở thành Sở hữu
chủ cua NH Gia Định?
Tại sao Vietcombank lại mua lại cổ phiếu của NH Gia Định từ Bản Việt
với giá gấp 1.7 lần và rót cho NH Bản Việt 5.000 tỷ đồng? Nếu không phải
là con gái Thủ Tướng thì Vietcombank có làm cái việc bất bình thường
này không?
Tại sao Bộ Tài chính, kho bạc, Tổng cty quản lý vốn nhà nước, Công ty
Viễn Thông và hàng vài chục công ty khác NGAY KHI CÔ CON GÁI NẮM GIỮ
CHỨC CHỦ TỊCH NH BẢN VIỆT' thì đùng đùng' phải mở tài khoản và chuyển
tiền vào NH Bản Việt lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng? Nếu không phải con
gái Thủ Tướng thì có ai phải làm như vậy không?
Cô con gái có hàng trăm, hàng ngàn tỷ tham gia làm chủ Ngân hàng Bản
Việt, Quỹ bản việt, Công ty chứng khoán bản Việt ... Trả lời: "Tiền của
chồng và gia đình nhà chồng đưa từ Mỹ về, con gái tôi chỉ làm thuê ăn
lương!" .... Có người 'vặc lại' "Nếu một người làm công ăn lương mà có
được thu nhập như cô con gái thì Việt Nam trở thành 'đế quốc Mỹ' rồi!".
Đề án cá cược bóng đá mà vợ chồng cô con gái 'thoả thuân' cò kè trả giá
50 triệu đô giấy phép và hưởng 5% doanh thu hàng năm để cho Bố già Kiên
cùng Tướng Hưởng, Hồ Thị Thu Hồng đứng ra cùng Nhà đầu tư nước ngoài vào
làm là cái gì vậy??? Có phải hựp đồng tư vấn hay là tham nhũng mua bán
cơ chế do Thủ Tướng quyết định? "Tôi chưa ký cái văn bản nào cho
phép..." ... Có người hỏi lại "Nếu vẫn làm Thủ Tướng thì có ký
không?".....
(On the Net)
Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có một kết quả thực sự
Khác với những Hội nghị Trung ương những lần trước, Hội nghị Trung ương 6
lần này được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người vì những dấu hiệu có
tính chất đấu đá nội bộ hiện ra khá rõ.
Reuters vào cuộc
Một bài viết của tác giả Stuart Grudgings thuộc hãng tin Reuters xuất
hiện vào ngày 9 tháng 10 làm cho những nguồn tin về chuyện đấu đá nội bộ
trong đảng cộng sản Việt Nam rõ hơn dưới cái nhìn của một ký giả ngoại
quốc. Tác giả bắt đầu từ chuyện nổi lên của trang mạng Quan Làm Báo sau
khi bầu Kiên bị bắt và những tố giác của nó đã thúc đẩy câu chuyện khó
xảy ra trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam trở nên sáng tỏ.
Câu chuyện đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang liên minh lại để phê phán các hành vi của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 không còn là chuyện rỉ tai,
đồn đoán khi báo chí ngoại quốc vào cuộc. Sự tình ngày một trầm trọng
hơn khi trang mạng nổi tiếng Quan Làm Báo bị hacker thay đổi đường dẫn
tới một trang khác đưa những hình ảnh riêng tư của gia đình bà cựu đại
biểu Quốc Hội Đặng Thị Hoàng Yến người được cho là thân cận với chủ tịch
nước Trương Tấn Sang với những lời nhắn rất vô học gây phẫn nộ dư luận.
Mặc dù tất cả 700 tờ báo trong nước hoàn toàn không có một mẩu tin dù
rất nhỏ về những gì đang xảy ra nhưng bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng được
hàng trăm trang blog cá nhân theo dõi rất kỹ. Những thông tin từ các
trang blog tuy rời rạc nhưng lại là một chuỗi xuyên suốt về tất cả những
nguyên nhân, dữ kiện khiến cuộc chiến âm ỉ này trở thành chiến trường
ngay trong bàn Hội nghị Trung ương 6.
Càng gần ngày bế mạc tin đồn càng nhiều. Viễn ảnh về sự ra đi của Thủ
tướng không còn mờ nhạt như khi Hội nghị mới khai mac. Dù vậy vẫn có rất
nhiều người không tin rằng đảng cộng sản Việt Nam lại chấp nhận cắt bỏ
một phần thân thể của mình mặc dù cuộc chiến tranh giành quyền lực đã
đến hồi phải kết thúc.
Đấu đá nội bộ
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt từ năm 1989 tới 1994 đưa ra nhận xét:
Theo tôi thì những chuyện trong nội bộ mâu thuẫn với nhau thì tôi nghĩ là có. Căn cứ vào nhiều dấu hiệu bên ngoài thì thấy như vậy, nhưng vì những vấn đề đó không được giải quyết công khai mà xảy ra trong Hội nghị kín của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị cho nên rất khó biết được độ chính xác của nó.
Nhiều anh em đảng viên có những người đặt tin tưởng rằng sẽ có một
kết quả nào đó tốt hơn nhưng riêng bản thân tôi và một số anh em khác
qua kinh nghiệm sống lâu dưới chế độ này thì tôi không tin lắm vào kết
quả cuối cùng. Bởi vì những vấn đề quốc gia đại sự đáng lẽ phải được
diễn ra công khai trong diễn đàn quốc hội, hoặc trên báo chí cho mọi
người được biết, chứ còn kết quả diễn ra trong nội bộ thường thì theo
kinh nghiệm chúng tôi thấy nó cũng có thỏa hiệp bên trong và kết quả
cuối cùng mà mình biết bên ngoài cũng sẽ không chính xác.
Đảng cộng sản thường hay che dấu mâu thuẫn nội bộ của mình vì vậy cho
nên rất nhiều sự thực mà nhiều năm sau, có khi hàng chục năm sau chúng
ta mới biết. Chẳng hạn như Hội nghị Thành Đô giữa Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1990 chẳng hạn, sau khi nó diễn ra thì
hàng chục năm sau do những tài liệu, những tiết lộ nội bộ của những
người trong đảng thì mới biết được phần nào. Cho nên tôi nghĩ chuyện này
có thể kết quả bên trong là một phần nhưng mà công khai ra ngoài thì nó
lại khác đi vì vậy cũng khó biết lắm.
Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, một đảng viên bất đồng chính kiến nổi tiếng đã chia
sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của ông trước hiện tượng này:
Thật ra chúng ta cũng đã biết là hội nghị uýnh nhau giữa hai phe trong
đảng. Mặc dù ngôn ngữ chính thống thì các vị ấy vẫn muốn duy trì ngôn
ngữ nội bộ nhưng thật ra bên trong ai cũng biết có sự đấu tranh rất nặng
nề giữa hai phe, tuy nhiên đối với tôi thì nó không có gì mới cả.
Khi viết bài “Chia tay ý thức hệ” tôi đã phân tích: kinh tế thị trường
nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa thì tự nó đã phải đánh nhau. Nó sinh
ra hai phía, một phía làm kinh tế thị trường thì đương nhiên được lợi
nhuận rất nhiều. Nhiều tiền, nhiều đô la. Còn phía giữ kiên định xã hội
chủ nghĩa, làm chính trị thì đương nhiên không có lợi lộc gì bao nhiêu.
Một anh phải gác cổng để anh kia vơ tiền thì tất nhiên hai cái nửa này
phải đánh nhau thôi.
Trước đây nếu có mâu thuẫn nội bộ thì họ giữ kín lắm, nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui ra thì đấy là một bước đi xuống rất rõ. - Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu
Phe ông Trọng, ông Sang là phe giữ cái định hướng. Phe làm kinh tế thị
trường là phe ông Dũng. Quả thật sau gần hai mươi năm đúng như ý của tôi
đã viết thì không có gì ngạc nhiên cả.
Thực ra dân bây giờ người ta cũng không hy vọng gì nhiều vào cái hội
nghị này đâu bởi vì dù là có mâu thuẫn với nhau đến mức nào chăng nữa
thì cả hai phe cũng giống nhau rất căn bản. Thứ nhất là phải giữ được
đảng. Giữ được độc quyền rồi thì phía nào cũng có thể tồn tại và làm ăn
được. Thứ hai, đã thế thì phải chống dân chủ, tức là không để cho nhân
dân có quyền phê phán. Thứ ba là anh nào muốn giữ thế thượng phong thì
đều phải dựa vào Tàu, tức là cũng phải thân Tàu. Mức độ có thể khác nhau
nhưng bản chất thì rất giống nhau.
Về căn bản đã giống nhau thì họ phải thỏa hiệp. Phải nói rằng so với
trước thì đây là một hiện tượng chưa từng có. Trước đây nếu có mâu thuẫn
nội bộ thì họ giữ kín lắm, nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui
ra thì đấy là một bước đi xuống rất rõ. Thế nhưng người dân dù không
biết gì cả nhưng vẫn đoán ra đựơc là các ông ấy phải thỏa hiệp với nhau.
Sẽ không giải quyết được gì
Nguyên nhân mà TS Hà Sĩ Phu đưa ra có thể sáng tỏ hơn bởi tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Ông là người cảnh báo
hội nghị 6 phải rút kinh nghiệm bài học Thành Đô và đối với thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ông không ngại gì khi tố cáo:
Toàn dân người ta đã biết ông Thủ tướng không có năng lực quản lý xã
hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút
như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập
đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh
tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ
của nhân dân, thiệt hại quá lớn. Vì vậy nếu ông ấy cứ tiếp tục thì thiệt
hại lớn lắm. Kinh tế sẽ còn sa sút và các tập đoàn kinh tế sẽ còn thất
thoát đến đâu nữa, như vậy thì còn gì nguy hại hơn nữa?
Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước.
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được bởi vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ thỏa hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại. - Đại tá Phạm Đình Trọng
Nhà báo quân đội, Đại tá Phạm Đình Trọng, tác giả bài viết nổi tiếng "Ăn
mày dĩ vãng: thực chất cuộc vận động tư tưởng Hồ Chí Minh" cho biết
nhận xét của ông vê Hội nghị 6 lần này:
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được bởi
vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ thỏa
hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại. Luật pháp lớn nhất của Việt Nam
là điều 4 hiến pháp, tức là sự tồn tại của đảng, thành ra khi họ làm gì
thì họ phải bảo đảm sự tồn tại của đảng. Việt Nam không có luật pháp cho
dân. Nếu theo luật thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải được đưa ra quốc hội và
quốc hội phải xử lý chứ không phải xử lý trong đảng.
Cuộc họp vẫn đang diễn ra tại Hà Nội và dự kiến sẽ có kết quả cụ thể
trong ngày bế mạc vào thứ Hai ngày 15 tháng 10 sắp tới. Thế nhưng khó kỳ
vọng vào cuộc họp tuy dưới danh nghĩa là phê bình kiểm điểm nhưng thực
chất là chia sẻ bớt quyền lực trong nội bộ đảng. Dư luận cho rằng nhân
dân vẫn là người thiệt hại nhất vì dân chủ là thứ quyền lực ít ỏi mà họ
đang có sẽ ngày càng càng teo tóp lại bởi thứ mà nhà nước rất cần là "Sự
thống trị của đảng cộng sản Việt Nam" lại đối nghịch hoàn toàn với ước
mơ dân chủ của người dân.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Dân Choa - Thực sự ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì?
Hội nghị trung ương 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 đang
sắp đi vào cao trào và chuẩn bị kết thúc. Hội nghị lần này đặc biệt thu
hút sự theo dõi của toàn dân và chính giới trong cũng như ngoài nước.
Nhưng thông tin hội nghị của đảng hầu như không được cập nhật trên báo
chí. Vì vậy dự luận lại càng trông đợi vào những ngày kết thúc. Liệu có
sự đột phá mới về nhân sự hay không? Liệu đảng cộng sản có dám nhìn vào
sự thật và xử lý những đòi hỏi cấp bách về công tác đảng hay không? Đó
là những câu hỏi được người theo dõi tự đặt ra cho mình.
Hơn hai mươi năm qua đất nước đã bước chặng đường dài dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản. Nhưng chưa bao giờ vai trò lãnh đạo đất nước của đảng
cộng sản lại bị thử thách như lần này. Những năm 90 hệ thống CNXH ở
Đông Âu sụp đổ. Hệ tư tưởng của các đảng cộng sản thế giới bị khủng
hoảng trầm trọng. Đảng cộng sản ở các đất nước đó bị phân hóa và biến
thành các đảng đối lập nhỏ lẻ. Hầu hết ở các nơi đó đảng cộng sản không
còn là một đảng đại chúng nữa.
Đảng cộng sản cầm quyền chỉ tồn tại và tiếp tục duy trì sự lãnh đạo độc
tôn của mình ở những nơi ngoài lục địa Âu châu như Việt Nam, Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên và Cu Ba.
Tuy bị lung lay về ý chí nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn chèo lái sự
nghiệp của đảng và lãnh đạo đất nước vượt qua cơn nguy khốn về khoảng
trống hệ ý thức không thể tưởng tượng nổi.
Qua hai thập kỉ qua diện mạo đất nước có nhiều thay đổi và cũng đạt được
nhiều thành tựu tích cực, nhất là về mặt kinh tế. Việt Nam đã từ bỏ cơ
chế kinh tế bao cấp, chấp nhận nền kinh tế thị trường và ngày càng
chuyển mình sang cơ chế thị trường tự do. Việt Nam vẫn duy trì kinh tế
nhà nước làm chủ đạo, nhưng cũng đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế chung. Cho đến nay các doanh nghiệp tư nhân đã đóng
góp một phần quan trọng cho kinh tế Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam đã từng tự hào về thành công của mình và trên cơ
sở đó tiếp tục khẳng đinh vai trò lãnh đạo toàn diện đối với đất nước.
Thế nhưng chính sách phát triển đất nước của đảng cộng sản Việt Nam đã
bộc lộ nhiều mặt trái của nó. Thời kỳ phát triển kinh tế nhanh đã chấm
dứt. Việt Nam đang lay hoay đối phó với suy thoái kinh tế trầm trọng.
Nền giáo dục xuống cấp, lệch chuẩn quốc tế. Ngành y tế thành một thị
trường mở hỗn loạn. Đặc biệt đạo đức công dân sa sút nghiêm trọng.
Tuy Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong quan hệ với các nước trong khu
vực ASEAN và phương Tây, nhưng Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung
Quốc trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác Việt Nam rất lúng túng trong việc bảo
vệ người dân, bảo vệ lãnh thổ của mình. Mối đe dọa xung đột về tranh
chấp lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam lại chính từ nước láng giềng Trung
Quốc.
Điều nguy hiểm hơn là giữa người dân và chính quyền không còn sự đồng
thuận về ý chí và từ đấy các chính sách của nhà nước không nhận được sự
ủng hộ của người dân. Những tầng lớp nhân nhân mà đảng cộng sản dựa vào
để có quyền lực lãnh đạo như ngày nay là nông dân và công nhân thì chính
lại là tầng lớp bị thua thiệt nhất trong vòng 20 năm qua. Họ không được
hưởng một chút lợi nào khi kinh tế đất nước phát triển.
Chính những điều đó mà vai trò lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản đang
bị thách thức mạnh. Nó là những mối hiểm họa đó đang đe dọa „ sự tồn
vong của Đảng“ ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra điều đó.
Những người lãnh đạo đảng cũng đang trăn trở. Họ muốn đảng hùng mạnh trở
lại để nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo đất nước như từ trước đến
nay. Họ muốn cải tổ lại đường lối của đảng. Nhưng hai mươi năm qua đảng
đã tạo ra một thế hệ cán bộ khác xa nguồn gốc mục đích của mình. Chính
số này là lực cản lớn nhất cho đảng và cho đất nước.
Nguyên nhân chính là ở chỗ đảng cộng sản Việt Nam không dám mạnh dạn đổi
mới tư duy của mình. Như ông Nguyễn Phú Trọng trước sau khẳng định đảng
cộng sản Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường CNXH. Nhưng thực tiễn
thế giới đã chứng minh, hệ thống CNXH và tư tưởng của nó đã sụp đổ.
Những hệ ý thức của tư tưởng cộng sản ở những nước khác như Trung Quốc,
Triều Tiên, Cu Ba không còn mang màu sắc của chủ nghĩa Marx- Lenin nữa. Ở
đó chế độ CNXH đã biến thành chế độ toàn trị do một đảng duy nhất cầm
quyền.
Ở Việt Nam đảng cộng sản ra sức bảo vệ vị trí độc tôn của mình, lấy tiêu
chí đi theo con đường tiến lên CNXH làm mục đích, nhưng thực tế xã hội
phải phát triển theo con đường kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường
là một đặc điểm lớn nhất của chủ nghĩa tư bản. Như vậy giữa lý thuyết
định hướng và thực tế phát triển kinh tế ngày càng xa rời nhau, mâu
thuẫn với nhau.
Với vai trò độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản , xã hội Việt Nam đã nảy
sinh ra một tầng lớp cán bộ quản lý nhà nước có tính đặc thù. Đó là
những người đứng trong hàng ngũ đảng để chiếm lĩnh các vị trị quan trọng
trong cơ chế nhà nước, nhưng thực thi công việc thì theo cơ chế thị
trường. Chính cơ chế tư duy nửa vời này đã làm cho họ biến chất. Về mặt
tư tưởng họ được định hướng theo CNXH, phục vụ toàn tâm toàn ý, không vụ
lợi cho cộng đồng. Nhưng điều hành thực tế thì chạy theo lợi nhuận của „
chủ nghĩa tư bản trần trụi“. Họ không thành công đưa đất nước tiến lên
như nhân dân kỳ vọng mà còn gây ra nhiểm thảm họa cho đất nước. Cơ chế
độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản đã khống chế sự phát triển dân chủ ở
xã hội Việt Nam. Lớp người trong đảng có vị trí lãnh đạo tha hồ làm mưa
làm gió, mặc sức hoạch định cho mưu lợi của mình và tầng lớp của mình,
hơn nữa họ đã tạo ra một cơ chế bền vững để bảo vệ quyền lợi của mình.
Chính từ đó đã nảy sinh ra các quốc nạn như tham ô, tham nhũng, lãng
phí, công quyền, quan liêu hành chính, xa rời nhân dân lao động…
Người dân nhìn nhận về đảng không còn là một tổ chức chính trị, nơi tập
trung người lao động và bảo vệ quyền lợi cho họ như ngày xưa nữa, mà là
một tổ chức quyền lực bao trùm cả nhà nước.
Đảng đã biến chính quyền nhà nước thành một bộ máy cai trị nhân dân, làm
người dân xa rời đảng và cảm thấy đảng cộng sản ngày càng đối lập với
nguyện vọng của họ.
Câu hỏi đặt ra cho chính đảng cộng sản ở Việt Nam là tương lai sẽ ra sao nếu số đông quần chúng không còn ủng hộ đảng?
Thực sự ông Nguyễn Phú Trọng muốn gì?
(Còn tiếp…)
Dân Choa
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho phép Trung Quốc mở Ngân Hàng tại Việt Nam
Agricultural Bank of China Limited |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa cho phép Ngân hàng
Agricultural Bank of China Limited (Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc),
có trụ sở chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc được mở văn phòng đại diện tại
thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện được mở có tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Agricultural Bank of China Limited - Hanoi Representative Office; có địa chỉ tại phòng V502-503, tầng 5, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 5 năm.
Văn phòng đại diện được mở có tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Agricultural Bank of China Limited - Hanoi Representative Office; có địa chỉ tại phòng V502-503, tầng 5, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 5 năm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình |
Tại Giấy phép này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nội dung hoạt
động của Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội
gồm: Làm chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường; xúc tiến
các dự án đầu tư của Agricultural Bank of China Limited tại Việt Nam;
thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận ký giữa
Agricultural Bank of China Limited với các tổ chức tín dụng và các doanh
nghiệp Việt Nam, các dự án do Agricultural Bank of China Limited tài
trợ tại Việt Nam; các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi
được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội phải tuân thủ pháp luật Việt Nam./.
Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội phải tuân thủ pháp luật Việt Nam./.
Thúy Hà /(Vietnam+)
Đào Tuấn - Cái lắc đầu của Quảng Nam
ít ra, thủy điện cũng có một tác dụng lật tẩy những trá ngụy mang
danh nghiên cứu khoa học, những lời lẽ an dân nổ như sấm từ tầm cỡ quản
lý to đoành như bộ trưởng, cho đến những vị khoác áo khoa học gia với
giày cộp những danh hiệu giáo sư, tiến sĩ.
Nghị trường ngày 14-6-2012, tại phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến hàng triệu cử tri, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cam kết sẽkiểm tra, phát hiện các công trình thủy điện không khả thi. Riêng với thủy điện Sông Tranh 2, ông khẳng định đây là “sự cố hi hữu”, sẽ “khắc phục bằng được”.Và trên cơ sở lời hứa “Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khu vực hạ lưu bằng mọi biện pháp, nếu phát hiện không an toàn sẽ kiên quyết dừng”.
Và sau lời hứa của Bộ trưởng, điều gì đã xảy ra?
Các khe hở Sông Tranh được trám theo kiểu “đút nút đầu ra”. Và, chưa kịp tích nước, Sông Tranh trở thành thủ phạm đã gây ra dữ dội những trận động đất. Cũng may, động đất chưa vượt quá mức thiết kế 5,5 độ richter, dù nó có khả năng vượt con số max thiết kế này vài độ. Nhưng nghiêm trọng hơn, là những cơn rung chấn trong dư luận, trong lòng người. Những cơn rung chấn của niềm tin.
Vài hôm trước, một tiến sĩ của, với tư cách là một nhà khoa học, đã gửi tâm thư tới Chủ tịch nước bày tỏ những nỗi lo ngại mà thủy điện có thể gây ra đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hơn 137 ha rừng, lại thuộc diện “di tích quốc gia diện đặc biệt”, sẽ bị tàn phá bởi thủy điện chứ đâu phải chỉ vài cái lá trên cây. Và đến hôm qua, Quảng Nam quyết định dừng 19 thủy điện với lời tuyên bố dõng dạc của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh: “Làm thủy điện, địa phương đã mất nhiều hơn là được. Vì thế, loại khỏi quy hoạch càng nhiều dự án càng tốt”.
Vị tiến sĩ có lương tâm để lo lắng.
Quảng Nam có thực tiễn để chua chát lắc đầu.
Bởi một chính quyền vì dân không thể dửng dưng trước tài sản, tính mạng của người dân. Bởi giờ đây, việc phát triển ồ ạt thủy điện, bởi việc ngăn sông bậc thang, trái với quy luật tự nhiên, không còn đơn thuần là việc tàn phá môi sinh nữa. Cũng không chỉ là những “con lũ” nhân tạo thổi trôi ra biển tài sản, tính mạng, quét sạch cả hiện tại, quá khứ, tương lai của những người dân đã mất mát, hy sinh quá nhiều cho “động lực phát triển”, cho tương lai của một ai đó. Thủy điện từ sau vụ Sông Tranh, còn đồng nghĩa với động đất. Và nghiêm trọng nhất, là đồng nghĩa với rung chấn trong lòng người.
Cũng hôm qua, bên cạnh việc stop 19 thủy điện, còn kèm theo đó một phát ngôn biểu hiện rõ ràng rành bài học về sự trả giá: “Bỏ được cái nào, quý cái đó”. Trước sự thật phải trả, cũng bằng cái giá đắt nhất là niềm tin, được trải nghiệm qua thực tế: “Mất rừng, mất đất, tái định cư làm khổ dân”. Lần này, thật tình cờ, cả chính quyền và người dân đều tin rằng thủy điện là hiểm họa, thủy điện là mất mát. Bởi thủy điện là dối trá.
Tất nhiên, cần phải nói một cách công bằng, bên cạnh những “Thủy điện phá rừng”; “Thủy điện gây lũ”; “Thủy điện tạo động đất”, thì ít ra, thủy điện cũng có một tác dụng. Đó là sự “mịt mờ” trong tính toán, trong phản biện- chữ dùng của ĐBQH Dương Trung Quốc; Đó là tác dụng lật tẩy những trá ngụy mang danh nghiên cứu khoa học, những lời lẽ an dân nổ như sấm từ tầm cỡ quản lý to đoành như bộ trưởng, cho đến những vị khoác áo khoa học gia với giày cộp những danh hiệu giáo sư, tiến sĩ.
Câu chuyện dừng thủy điện ở Quảng Nam còn bao hàm một ý nghĩa thực tiễn khác: Trong khi EVN mua điện của Trung Quốc với giá ở trên giời, trong khi giá bán điện đã tăng tới 3 lần từ năm 2011 vì thiếu điện, thì nhiều nhà máy thủy điện VN lại bị “hạn chế” phát điện. Cái lắc đầu của Quảng Nam, vì thế, có thể là cái lắc đầu với tương lai, mờ mịt ở đâu đó, nhưng đó là cái lắc đầu trách nhiệm với thực tiễn, với những người đang hàng ngày nai lưng trả tiền cho các bộ trưởng và các tiến sĩ.
Đào Tuấn
Nghị trường ngày 14-6-2012, tại phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến hàng triệu cử tri, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cam kết sẽkiểm tra, phát hiện các công trình thủy điện không khả thi. Riêng với thủy điện Sông Tranh 2, ông khẳng định đây là “sự cố hi hữu”, sẽ “khắc phục bằng được”.Và trên cơ sở lời hứa “Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khu vực hạ lưu bằng mọi biện pháp, nếu phát hiện không an toàn sẽ kiên quyết dừng”.
Và sau lời hứa của Bộ trưởng, điều gì đã xảy ra?
Các khe hở Sông Tranh được trám theo kiểu “đút nút đầu ra”. Và, chưa kịp tích nước, Sông Tranh trở thành thủ phạm đã gây ra dữ dội những trận động đất. Cũng may, động đất chưa vượt quá mức thiết kế 5,5 độ richter, dù nó có khả năng vượt con số max thiết kế này vài độ. Nhưng nghiêm trọng hơn, là những cơn rung chấn trong dư luận, trong lòng người. Những cơn rung chấn của niềm tin.
Vài hôm trước, một tiến sĩ của, với tư cách là một nhà khoa học, đã gửi tâm thư tới Chủ tịch nước bày tỏ những nỗi lo ngại mà thủy điện có thể gây ra đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hơn 137 ha rừng, lại thuộc diện “di tích quốc gia diện đặc biệt”, sẽ bị tàn phá bởi thủy điện chứ đâu phải chỉ vài cái lá trên cây. Và đến hôm qua, Quảng Nam quyết định dừng 19 thủy điện với lời tuyên bố dõng dạc của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh: “Làm thủy điện, địa phương đã mất nhiều hơn là được. Vì thế, loại khỏi quy hoạch càng nhiều dự án càng tốt”.
Vị tiến sĩ có lương tâm để lo lắng.
Quảng Nam có thực tiễn để chua chát lắc đầu.
Bởi một chính quyền vì dân không thể dửng dưng trước tài sản, tính mạng của người dân. Bởi giờ đây, việc phát triển ồ ạt thủy điện, bởi việc ngăn sông bậc thang, trái với quy luật tự nhiên, không còn đơn thuần là việc tàn phá môi sinh nữa. Cũng không chỉ là những “con lũ” nhân tạo thổi trôi ra biển tài sản, tính mạng, quét sạch cả hiện tại, quá khứ, tương lai của những người dân đã mất mát, hy sinh quá nhiều cho “động lực phát triển”, cho tương lai của một ai đó. Thủy điện từ sau vụ Sông Tranh, còn đồng nghĩa với động đất. Và nghiêm trọng nhất, là đồng nghĩa với rung chấn trong lòng người.
Cũng hôm qua, bên cạnh việc stop 19 thủy điện, còn kèm theo đó một phát ngôn biểu hiện rõ ràng rành bài học về sự trả giá: “Bỏ được cái nào, quý cái đó”. Trước sự thật phải trả, cũng bằng cái giá đắt nhất là niềm tin, được trải nghiệm qua thực tế: “Mất rừng, mất đất, tái định cư làm khổ dân”. Lần này, thật tình cờ, cả chính quyền và người dân đều tin rằng thủy điện là hiểm họa, thủy điện là mất mát. Bởi thủy điện là dối trá.
Tất nhiên, cần phải nói một cách công bằng, bên cạnh những “Thủy điện phá rừng”; “Thủy điện gây lũ”; “Thủy điện tạo động đất”, thì ít ra, thủy điện cũng có một tác dụng. Đó là sự “mịt mờ” trong tính toán, trong phản biện- chữ dùng của ĐBQH Dương Trung Quốc; Đó là tác dụng lật tẩy những trá ngụy mang danh nghiên cứu khoa học, những lời lẽ an dân nổ như sấm từ tầm cỡ quản lý to đoành như bộ trưởng, cho đến những vị khoác áo khoa học gia với giày cộp những danh hiệu giáo sư, tiến sĩ.
Câu chuyện dừng thủy điện ở Quảng Nam còn bao hàm một ý nghĩa thực tiễn khác: Trong khi EVN mua điện của Trung Quốc với giá ở trên giời, trong khi giá bán điện đã tăng tới 3 lần từ năm 2011 vì thiếu điện, thì nhiều nhà máy thủy điện VN lại bị “hạn chế” phát điện. Cái lắc đầu của Quảng Nam, vì thế, có thể là cái lắc đầu với tương lai, mờ mịt ở đâu đó, nhưng đó là cái lắc đầu trách nhiệm với thực tiễn, với những người đang hàng ngày nai lưng trả tiền cho các bộ trưởng và các tiến sĩ.
Đào Tuấn
Văn Công Hùng - Thực hư những ông Vua không ngai Tây Nguyên
Tôi đã khá nhiều lần được tiếp xúc với... vua và thấy đấy là một người đàn ông Gia Rai hiền lành, có vợ con đàng hoàng, cũng lam lũ lắm, đến nhà ban ngày bao giờ cũng phải nhờ người lên rẫy, cách nhà hàng 5, 7 cây số tìm, vì ông suốt ngày làm việc trên ấy, duy chỉ một việc ranh mãnh là... làm kinh tế từ... danh hiệu vua khi ai muốn chụp ảnh ông đều phải... cho tiền...Trẻ em làng vua lửa hôm nay |
Trong “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn ghi: “Nước ấy có chừng hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao lớn, là trấn sơn một phương, Thuỷ Vương ở phía Đông núi, Hoả Vương ở phía Tây núi, đều có địa phận riêng, gác cây làm nhà, bộ thuộc đều vài trăm người, cày bằng dao, trồng bằng lửa, tháng giêng reo, tháng năm lúa chín, không gặt mà chỉ tuốt, không biết ngày tháng. Vua cưỡi voi, đi theo độ hơn mười người. Đến một thôn Man nào đánh ba hồi chiêng, người trong thôn đều ra, làm nhà tranh cho vua ở”... Còn trong “Đại nam liệt truyện” sơ tập 931 thì viết: “Nước Thuỷ xá và nước Hoả xá, hai nước này ở trên đất Nam Bàn, có độ hơn 50 thôn. Cứ 5 năm một lần, chúa Nguyễn sai người đến nước ấy, mang cho các đồ vật như áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và bát đĩa, các thứ đồ gốm... Hai nước nhận được các thứ cho ấy, tức khắc sắm sửa các thứ sản vật địa phương như kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực... để dâng hiến lại”... Sách này chép tiếp: “Hai nước tuy nay có vua mà không có binh lính và thành quách; cày lấy mà ăn, dệt lấy mà mặc... chỉ nên ra là nhờ dựa vào thần quyền mà dân chúng suy tôn. Mán dân thờ phụng như thần thiêng vậy. Còn như cái quyền sinh sát, việc tranh đấu đều do sách trưởng (có thể là tù trưởng hoặc tương đương thế- TG) nắm cả, vua thực không dự đến”.
Ở Tây nguyên thực ra có đến 3 ông vua không ngai là vua gió, vua nước và vua lửa. Ông vua gió và vua nước nghe đồn là ở huyện Chư Sê, Gia Lai nhưng đã chết từ đời nảo đời nào, chỉ nghe nói chứ chả gặp bao giờ. Còn Hoả xá chính là Vua lửa Siu Luynh đời thứ 14 vừa băng hà tại quê nhà, làng Ơi, xã Chư A Thai, huyện A Yun Pa, tỉnh Gia Lai cách đây 6 năm. Tức là trước ông Siu Luynh này đã có 13 đời Hoả xá (Vua lửa) cùng trong dòng họ Siu, và cũng chỉ ở Chư A Thai, Phú Thiện.
Lâu đài một thời của vua lửa nay bỏ không |
Hoàng hậu đây. Rất lạ là mình chụp ảnh cũng không đến nỗi tồi, và hôm ấy chụp mọi thứ đều được, trừ chụp bà vợ ông Siu Luynh và mấy cái chiêng, trống cổ trong nhà, đều thừa hoặc thiếu sáng, mà khi về đổ ảnh mới biết??? |
trống da voi của vua |
chiêng cổ xếp lớp trên giường mô đéc... |
NHà sàn của người Jrai quê vua lửa |
Theo quy định như đã dẫn thì con của Siu Luynh không được "nối ngôi". Vậy chỉ có em ruột hoặc một người nào đó mang họ Siu mới được quyền này (một thứ quyền chẳng có... quyền gì). Theo chỗ tôi được biết thì có một vị phó vương là em Siu Luynh, người thường xuyên phụ giúp Siu Luynh khi hành lễ cúng Yàng khả năng sẽ được dân làng suy tôn, tuy thế, đã mấy năm rồi, ngôi vị Pơtao Puih vẫn để trống...
Văn Công Hùng
Trung Quốc Chao Đảo Trước Việc Vạch Trần Thu Hoạch Nội Tạng
Kẹp, kéo và các dụng cụ phẫu thuật khác dùng để cấy ghép thận. (Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Trút tội hết lên một kẻ nhằm cho Đảng tuyên vô tội
Sự tàn bạo đã được phơi bày ra trong nhiều năm, trong khi đó chế độ Trung Cộng vẫn cố gắng để chối bỏ, bao biện, hoặc tìm một ai đó để đổ hết tội lỗi - làm mọi thứ miễn là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể tiếp tục không bị tổn hại.
Sau năm 1999, năm bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, các cuộc cấy ghép tạng đã gia tăng đáng kể chỉ trong vòng một thời gian ngắn lên 10.000 vụ một năm tại một quốc gia mà thậm chí không hề có một hệ thống hiến tạng.
Trong nhiều năm, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhóm nhân quyền đã liên tục chỉ trích Trung Quốc hành quyết tù nhân vì để lấy nội tạng của họ. Trung Cộng vẫn lỗ mãng chối bỏ cáo buộc nhưng lại không đưa ra được lý giải các cơ quan nội tạng họ dùng lấy được từ đâu.
Tháng Bảy 2005, trong một Hội nghị Cấy ghép Gan Quốc tế (International Liver Transplantation Conference), Huang Jiefu, thứ trưởng bộ Y tế Cộng đồng Trung Quốc đã thừa nhận rằng hầu hết cơ quan nội tạng cho cấy ghép là lấy từ tù nhân bị hành quyết. Đây là lần đầu tiên một quan chức Trung Quốc thừa nhận nó. Huang cũng đã lặp lại luận ddierm này tại một hội thảo quốc tế khác tại Manila vào tháng 11, 2005.
Có lẽ lời giải thích này chỉ đơn thuần là vì áp lực quốc tế cần một lời giải thích cho việc 10.000 cơ quan nội tạng cho cấy ghép lấy từ đâu, hoặc là do quan chức nào đó ở cấp cao biết được về việc mổ cắp nội tạng cưỡng bức học viên Pháp Luân Công nên đưa ra lời giải thích trước khi vụ việc được phơi bày.
Dĩ nhiên là sau đó Trung Cộng vẫn đối mặt với các chỉ trích từ phía khác. Số lượng các vụ hành quyết mỗi năm tự nó đã bị chỉ trích là một sự vi phạm nhân quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) ước tính rằng mỗi năm vào khoảng cuối thập niên 1990 và đầu 2000, số lượng các vụ hành quyết trong khoảng từ 600 đến 2000 - tính ra là khoảng 80% của tất cả các vụ hành quyết trên toàn thế giới. Tuyên bố rằng nguồn tạng lấy từ tử tù thì phải nhân lên gấp 5 lần số tử tù mới đủ lượng tạng.
Đó hẳn là lý do tại một hội thảo báo chí ngày 10 tháng Tư 2006, Mao Qun'an, phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ Y tế Công cộng, đã chối bỏ sự thừa nhận từ sếp trực tiếp của ông ta, Huang Jiefu, rằng các tù nhân hành quyết là nguồn cấp tạng.
Câu chuyện của Mao là hầu hết tạng được hiến tặng bởi công dân Trung Quốc khi đang còn sống, với chỉ một số ít là từ các án tử hình mà tù nhân đã ký nhận đồng ý hiến tặng.
Việc chối bỏ diễn ra được chỉ trong 7 tháng. Vào ngày 18 tháng Mười Một, phiên bản tiếng Anh của Nhật báo Trung Hoa (China Daily) đăng tin rằng Huang Jiefu một lần nữa thừa nhận rằng hầu hết nội tạng cho cấy ghép là từ các tù nhân bị hành quyết.
Kể từ đó chế độ Trung Cộng dính chặt với phát biểu này. Trông có vẻ như là ai đó tại cấp cao cuối cùng đã quyết định câu chuyện 'nội tạng từ tù nhân bị hành quyết' là hay hơn câu chuyện 'nội tạng từ những người hiến tặng không có thật'.
Việc thay đổi câu chuyện này rõ ràng là có liên quan đến sự phơi bày việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức vào tháng Ba 2006, một câu chuyện được khám phá bởi Đại Kỷ Nguyên. Trung Cộng đã bị buộc phải lùi một bước để làm cho có lý hơn chút về câu chuyện nội tạng từ tù nhân bị hành quyết là nguồn chính.
Kể từ tháng Bảy 2006 khi ấn bản điều tra khám phá câu chuyện ngầm mang tên Thu Hoạch Đẫm Máu (Bloody Harvest), do David Kilgour và David Matas thực hiện, Trung Cộng hầu như giữ im lặng về đề tài này, hơn là tuyên bố Trung Quốc ngăn cấm buôn bán nội tạng mà không có thư ưng thuận hiến.
Băng Đảng Buôn Bán Nội Tạng
Tuy nhiên, năm nay, giữa vụ xì-căn-đan Vương Lập Quân, chế độ Trung Cộng đã có một vài động thái khác lạ cho thấy nó đang gần đến bước tiết lộ nguồn gốc nội tạng của 10.000 vụ cấy ghép.Ngày 4 tháng Tám 2012, bộ trưởng Bộ công an đã công bố cảnh sát vừa phá vỡ băng 28 tên buôn bán nội tạng. Ngày 9 tháng Chín, tạp chí Caixing xuất bản một bài báo mô tả chi tiết một phiên tòa trong các vụ án này.
Bài báo khẳng định rằng một tên tội phạm tên là Zheng Wei đã tổ chức mạng lưới này. Mạng lưới của Zheng lùng sục người hiến tặng tạng tiềm năng mà muốn bán đi một quả thận của mình, thiết lập cơ sở để tổ chức mổ lấy tạng, kiếm giấy tờ hợp pháp bắt buộc từ tòa án, bao gồm cả chứng nhận thật hoặc giả về biểu mẫu ưng thuận, rồi sau đó vận chuyển nội tạng đi.
Các quả thận này cuối cùng sẽ đến phòng phẫu thuật của một bệnh viện danh tiếng, bệnh viện Quân y 304, vốn là bệnh viện Trung ương Cấp 1 thuộc Tổng Bệnh Viện của Quân đội, còn gọi là bệnh viện 301. Tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đều được điều trị tại đây.
Với một tên tội phạm thông thường, một thành viên của băng đảng đường phố, tạo dựng một hệ thống cấy ghép nội tạng phức tạp như vậy sẽ là điều hầu như không thể.
Theo lời công tố viên, Zheng chỉ bị dính líu đến kinh doanh thu hoạch nội tạng bất hợp pháp trong 3 năm. Rõ ràng rằng, hắn ta không có đủ tri thức, quyền lực hay sự kết nối để thiết lập hệ thống cung cấp nội tạng như kiểu này.
Zheng chỉ là một vị trí được lấp trong một hệ thống hiện hữu. Ba năm trước đây, Zheng Wei đã gặp một bác sỹ phẫu thuật cao cấp tại bệnh viện 304. Vị bác sỹ than phiền với hắn rằng ông ta không thể đạt đủ chỉ tiêu mà bệnh viện giao phó do thiếu nguồn nội tạng. Chỉ tiêu luôn luôn được đặt theo năng lực của năm trước đó.
"Vụ án của Zheng Wei đã thừa nhận sự tồn tại của buôn bán nội tạng"
Sáu hay bảy năm trước đây, các trung tâm và bệnh viện chuyên biệt về cấy ghép nội tạng dàn đầy trên internet với các quảng cáo của họ. Nhiều nơi hứa hẹn rằng thời gian chờ đợi ngắn chỉ khoảng 2 đến 4 tuần. Đó dường như cho thấy rằng nguồn cấp nội tang là vô tận tại Trung Quốc thời điểm đó.
Nếu Zheng Wei bắt đầu kinh doanh từ 2009, thì sự thiếu hụt nội tạng cho cấy ghép đã trở thành vấn đề vào thời điểm đó rồi.
Chỉ có một lời giải thích cho sự thiếu hụt nguồn tạng là do sau khi phơi bày việc thu hoạch tạng từ học viên Pháp Luân Công, Trung Cộng hoặc ai đó tại cấp lãnh đạo cao đã cố để giảm bớt hoặc ngăn chặn lấy tạng từ học viên Pháp Luân Công, ít nhất là tại những nơi có thể dễ dàng bị điều tra và khám phá. Một khi chuỗi cung cấp dường như vô tận đã bị phá vỡ, nó sẽ để ra một khoảng trống để cho các tên tội phạm thông thường chiếm chỗ.
Bài báo trên Caixing có thể được xem như là phản hồi cho câu hỏi mà chế độ chưa bao giờ chính thức trả lời : Các nội tạng này từ đâu có? Vụ án của Zheng Wei đã thừa nhận sự tồn tại của buôn bán nội tạng, sự liên đới của một bệnh viện quân y, và các hành vi bất hợp pháp mà trước đó chế độ chối bỏ. Đây là một bước nữa tiến tới việc công bố tiết lộ.
Kẻ Đưa Đầu Chịu Báng
Ngày 28 tháng Chín, cơ quan ngôn luận của chế độ Tân Hoa Xã đã thông báo chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai sẽ bị tước hết mọi chức danh Đảng và ra tòa vì "các tội danh nghiêm trọng"Trong cùng ngày, 2 trong số các vi blog phổ biến ở Trung Quốc là Sina và Tencent, đã âm thầm gỡ bỏ kiểm duyệt với từ khóa "tế sống", hay là huozhai (hoạt tế) trong tiếng Hoa. Từ này được dùng đặc biệt trong nhiều năm gần đây dành cho việc thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đang sống.
Trước đây, khi đang xảy ra vụ xì-căn-đan Vương Lập Quận, Baidu và Weibo đã nhiều lần dỡ bỏ kiểm duyệt các từ khóa "nhạy cảm". Các từ khóa đã được chọn lựa cẩn thận, bao gồm "4 tháng Sáu" (nói đến vụ Thảm sát Thiên An Môn) và Lửa Giả (False Fire - tên bộ phim tài liệu đoạt giải vì đã bóc trần giả dối vu khống học viên Pháp Luân Công tự thiêu tại Thiên An Môn ngày 23 tháng Một, 2001).
Nhưng trong các vụ này, việc dỡ bỏ kiểm duyệt đã không kéo dài lâu, không như sau ngày 28 tháng Chín.
Dỡ bỏ có chọn lọc từ khóa bị kiểm duyệt là một cách dễ dàng để gửi đi thông điệp. Thay vì cho người dân toàn quyền truy cập thông tin, dỡ bỏ kiểm duyệt từ khóa cho phép người dân tại Trung Quốc thấy được kết quả tìm kiếm nhưng không thể đọc được nội dung.
Nhiều ngày gần đây, Boxun, một website tiếng Hoa ở nước ngoài, đã dẫn lời một nguồn tin tại Bắc Kinh nói rằng "tội ác thu hoạch nội tạng sống mà các học viên Pháp Luân Công nêu lên, nó không ít thì nhiều là đúng thực"
Theo nguồn tin của Boxun, tội ác được diễn ra dưới sự bảo bọc của Ủy ban Chính trị và Luật pháp (PLAC) và được thực hiện bởi Cốc Khai Lai, vợ Bạc Hy Lai. Cả đài Radio France International và Apple Daily tại Hong Kong cũng in lại tin này, thậm chí nó không cần được xác minh lại bởi các nguồn tin khác.
Nguồn tin cũng khẳng định rằng sau khi các xì-căn-đan của Bạc HY Lai được đưa ra ánh sáng, Giang Trạch Dân đã chỉ trích Bạc là "phạm các tội ác chống loài người" và "mất hết mọi giới hạn của nhân tính"
Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chính y có các tội chống lại loài người và chịu trách nhiệm cho việc thu hoạch nội tạng.
Khi mà chế độ nhận ra sự tàn bạo không thể che giấu, nó tìm kiếm việc chế tác ra các sự biện giải : Các nội tạng đến từ các tù nhân bị hành quyết. Mà không, đợi đã, tội ác có tổ chức bị liên quan đến buôn bán nội tạng.
Cùng lúc đó, những ai bên trong ban lãnh đạo muốn chấm dứt thu hoạch nội tạng đã công bố thông tin, khiến cho những kẻ chịu trách nhiệm càng thêm thấy không thoải mái.
Giờ thì Giang Trạch Dân và nhiều kẻ khác có lẽ đang tìm một kẻ đưa đầu chịu báng mà trút mọi tội lỗi. Nếu việc phơi bày sự tàn ác này là không thể tránh khỏi, thì nó cần được nhanh chóng đổ hết lên đầu một kẻ đểu cáng nào đó. Bạc Hy Lai hẳn là đang được chú ý.
Suốt từ trước đến giờ, chế độ cộng sản hầu như chỉ lo khống chế thiệt hại, tìm kiếm lời bao biện hoặc kẽ hở hoặc những kẻ thí mạng đưa đầu chịu báng chỉ để giữ ĐCSTQ đi tiếp.
Nó giờ đang yếu lắm rồi và bước từng bước lảo đảo.
Heng He - Đại Kỷ Nguyên