Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

513. TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

513. TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

Đăng bởi anhbasam on 05/05/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

(Báo “Hải quân nhân dân” Trung Quốc)
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 4/5/2011
TTXVN (Bắc Kinh 28/4)
Từng hòn đảo ngoài khơi tàng trữ nguồn nước, nguồn thuỷ sản, khoáng sản và nguồn lực du lịch, là sự đảm bảo quan trọng để kinh tế và xã hội Trung Quốc phát triển bền vững. Hải đảo với tư cách là trận địa quốc phòng tiền duyên, thông tới tiền đồn ở ngoài khơi như những cứ điểm tiến công, là tiêu chí được công nhận về điểm xuất phát cơ sở…, đó là điểm giữ tiền tiêu để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ý nghĩa chiến lược của đảo ngày càng bộc lộ rõ. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, chúng ta đã bỏ qua việc bảo vệ hải đảo.
I – Khai thác tranh cướp, phá hoại nghiêm trọng: Hải đảo trở thành “vật hy sinh” cho phát triển kinh tế.
Theo con số thống kê của Cục hải dương và nghề các tỉnh Quảng Đông, năm 1990 toàn tỉnh có tất cả 1.431 hòn đảo lớn nhỏ, đến nay đã giảm xuống còn hơn 1.100 đảo. Không chỉ có thế, hiện tượng mất đảo đã trở thành vấn đề chung của các tỉnh ven biển: Tỉnh Liêu Ninh đã mất 48 đảo, số lượng các đảo bị mất đã chiếm tới 18% tổng số đảo ban đầu; Tỉnh Hà Bắc đã mất 60 đảo, giảm 46%; Tỉnh Phúc Kiến mất 83 đảo, giảm 6%; Tỉnh Hải Nam mất 51 đảo, giảm 22%….
Đối với những cư dân sinh sống ở gần đảo, hiện tượng mất đảo quy mô lớn đã không còn là việc hiếm thấy: Mỗi ngày có rất nhiều tàu liên tục ra khai thác cát ở ngoài biển, những đường dẫn lớn ra tới vùng nước sâu để chở cát vào đất liền, giống như nhiều cánh tay dài vươn ra cướp lấy từng đảo. Đảo cứ nhỏ dần mỗi ngày rồi mất hẳn, nhưng không có bất cứ sự ghi chép nào về thực tế này.
Nguyên nhân mất đảo có rất nhiều, các đảo dạng như bãi cát không có nham thạch cố định, dễ bị các nhân tố tự nhiên như sóng, gió làm cho mất đi, nhưng nhiều đảo hơn mbị mất là do lấp biển, các công trình như đê biển, cầu cống biến thành bán đảo, chuỗi đảo hoặc thành đất liền, mất đi tính chất vốn có của đảo; Nghiêm trọng nhất là do phát triển không có trật tự đã tạo nên sự phá hoại do bàn tay con người, đê đập, du lịch, nuôi trồng, cửa biển và các công trình phối hợp đồng bộ, khai thác dầu trên biển, đảo quặng và lấp biển, tất cả đều đem lại tai hại chưa từng có.
Các ngành nghề biển ở Trung Quốc phát triển theo lối quảng canh chỉ chú trọg số lượng chủ yếu còn là do quan niệm sai lệch. Từ thời cổ xưa rất nhiều đảo không có người ở là các nhà tù thiên nhiên để đi đày, giam giữ và tàn sát tù nhân. Hiện nay còn rất nhiều người vẫn chưa nhận rõ được tính chất quan trọng của đảo, nhất là các đảo không có người ở, luôn cho rằng chẳng qua chỉ có vài cây mọc, một số bãi san hô, dù sao cũng không thể ở được, khai thác cát, đánh bắt, nuôi trồng cũng chẳng có gì lãng phí. Chính do quan niệm sai lầm chỉ quan tâm lợi ích trước mắt như vậy nên đã dẫn đến tình trạng phá hoại mà không cách nào xoay chuyển nổi, không chỉ phá hoại bản thân các đảo mà nguồn rừng sú vẹt cũng bị đe doạ nghiêm trọng.
II- Đường cơ sở lãnh hải, nguồn sinh tồn: Nâng cao ý nghĩa quốc gia trong bảo vệ biển đảo
Trung Quốc có tới 6.921 đảo có diện tích trên 500 mét vuông, số đảo và bãi đá dưới 500 mét vuông cũng có gần 10 nghìn đảo bãi. Theo quy định trong “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”, mỗi quốc gia lãnh hải có thể coi các đảo ven biển của nước mình là các điểm xuất phát cơ sở, nối các đảo, cũng là các điểm xuất phát cơ sở này lại với nhau sẽ tạo thành một đường cơ sở, có thể lấy đường cơ sở này làm ranh giới để hoạch định vùng lãnh hải 12 hải lý là vùng nước thuộc phạm vi quản lý chủ quyền của nước đó, bên ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng giáp ranh, lại tiếp tục hướng ra ngoài là vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Trong số 77 điểm xuất phát cơ sở để xác định lãnh hải mà Trung Quốc đã công bố (năm 1996), có 67 điểm là thuộc các đảo không người ở. Nếu các đảo không người ở này bị phá hoại hoặc bị mất đi thì các điểm xuất phát cơ sở và đường cơ sở cũng mất đi, đồng thời cũng tự động để mất đi từng ấy quyền lợi được ưu đãi.
Khi một đảo mất đi cũng có nghĩa là tất cả mọi nguồn nước và nguồn tài nguyên khoáng sản dưới đảo đó đều sẽ mất đi. Nhật Bản ngay từ rất sớm đã ý thức được vấn đề này. Bãi đá Okinotori (Okinotori reef) khi nước triều lên chỉ có 5 mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước, chưa bao giờ được người Nhật chú ý, nhưng sau khi “Công ước Liên hợp quốc về luật biển” được công bố, Nhật Bản đã lập tức gia công củng cố cho tư cách “đảo” của Okinotori reef. Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng phương thức “Hội thảo đặc biệt về đối sách ứng cấp đảo Okinotori”, từ năm đó bắt đầu xây dựng công trình đê bọc xung quanh để ngăn cho đảo khỏi bị phong hoá và khỏi bị ngập. Từ tháng 4/1988 đến tháng 10/1989, Nhật Bản đã chi tổng cộng 28,5 tỉ yên, đặt ghép 9.900 tảng chắn sóng được làm bằng sắt ở xung quanh các mỏm đá Okinotori Bắc và Okinotori Đông, phun tưới xi măng lên toàn bộ bề mặt mỏm đá làm lớp bảo hộ. Sau khi hoàn thành công trình, Chính phủ Nhật Bản lại đầu tư 5 tỉ yên để tiếp tục gia cố, năm 2006 đầu tư khoản lớn đến 7,55 triệu USD nuôi trồng san hô với ý đồ sử dụng san hô để làm cho đảo Okinotori “sinh trưởng”. Có chuyên gia phân tích nếu Okinotori được xác nhận là đảo thì không những có được khu đặc quyền kinh tế rộng 400 nghìn km vuông, mà sẽ còn được quyền xây dựng cơ sở quân sự mới ở trên đảo. Nếu được như vậy thì pham vi tuần tra của tàu và máy bay Nhật Bản có thể được mở rộng ra hơn 2.000 km, mà vùng biển như vậy chính là tuyến đường tất yếu để Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương ở phía Đông, Mỹ tiến vào Đông Á từ phía Tây và Nga đi xuống phía Nam.
Biển là nguồn của cải vô giá và là không gian phía sau để các nước trên thế giới phát triển kinh tế – xã hội. Biển vừa là cơ sở tài nguyên chiến lược quan trọng về năng lượng, khoáng vật, thực vật và kim loại quý hiếm quan trọng, lại cũng là bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống nâng đỡ sự sống của toàn cầu, là kho báu về tài nguyên và cỗ máy điều tế quan trọng về môi trường. Đảo với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của hải dương, trong khi khai thác sử dụng, con người cũng đồng thời phải coi biển là hệ thống nâng đỡ sự sống để quan tâm bảo vệ.
III- Nắm rõ thực tình, lập pháp chuyên ngành: Tạo ra “thần hộ mệnh” bảo vệ đảo
Năm 2005, có 908 cuộc điều tra chuyên ngành về khu vực bờ biển hải đảo được triển khai toàn diện ở Trung Quốc đã hoàn thành, bản “Danh sách hải đảo Trung Quốc” cũng sẽ được công bố chính thức. Trên cơ sở điều tra thực địa, lần đầu tiên các nhân viên công tác đã áp dụng kỹ thuật vệ tinh dao cảm có độ phân giải cao và kỹ thuật rađa quét tia lade ba chiều (LiDAR) tiên tiến trên thế giới được áp dụng trong ngành hàng không; đã điều tra rõ các số liệu cơ sở về vị trí khu vực bờ biển của các hải đảo, loại hình hải đảo, chiều dài đường bò biển và loại hình, diện tích, phân bổ và đặc trưng khu vực ngập thấp giữa các đảo, nắm vững một cách có hệ thống hiện trạng và tiềm lực nguồn tài nguyên môi trường bờ biển các hải đảo Trung Quốc, cung cấp những căn cứ khoa học cho việc quản lý tổng hợp và phát triển kinh tế biển bền vững như phát triển sử dụng biển, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống và làm giảm thiên tai, đã làm mới lại toàn diện các số liệu về vùng bờ biển hải đảo Trung Quốc.
Đồng thời, ngày 26/12/2009, “Luật bảo vệ hải đảo Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 thông qua, và bắt đầu thi hành từ ngày 1/3/2010. Bộ luật nói trên là quy định pháp luật chuyên ngành đầu tiên của Trung Quốc về hải đảo, đã lấp lại khoảng trống trong làm luật về hải đảo của Trung Quốc. Luật nói trên được ban bố thực thi đã làm cho nghìn vạn hải đảo của Trung Quốc có được vị “thần hộ mệnh”.
“Luật bảo vệ hải đảo” đã thể hiện rõ công việc bảo hộ sinh thái của hải đảo, tạo ra thể chế quản lý hải đảo, xác lập cục diện mới về bảo vệ phát triển hải đảo, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật biển của Trung Quốc, xác định rõ địa vịi pháp lý của hải đảo, bảo vệ tài nguyên, hệ thống sinh thái đảo và thúc đẩy phát triển sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo.
Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường công tác phê duyệt và quản lý các công trình sử dụng biển có liên quan đến đảo, quy định chặt chẽ trong phê duyệt xây dựng các công trình kiến trúc hoặc cơ sở thiết bị ở các bãi cát trên đảo có người ở, hạn chế các hành vi làm thay đổi đường biên giới các đảo có người ở như khai thác cát, vây lấp biển…. cấm xây dựng các công trình mới nối liền các đảo bằng các đê đập thực tế. Đối với các đảo trọng điểm khôi phục đã được xác định trong quy hoạch bảo vệ, cần tổ chức triển khai bảo vệ hệ thống sinh thái ở các đảo có người ở và khu vực biển xung quanh các đảo đó.
Kinh tế cần phát triển nhưng tuyệt đối không thể trả giá bằng cách phá hoại moi trường sinh thái biển. Trung ương Đảng, Chính phủ đã hết sức coi trọng phát triển và bảo vệ biển, yêu cầu phải “chỉnh đốn lại trật tự, kiểm soát quy mô, sử dụng hợp lý”, đặc biệt là trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” đã đề ra yêu cầu cao hơn về việc “có kế hoạch phát triển đều cả đất liền và biển khơi”, “nâng cao năng lực tổng hợp về phát triển, kiểm soát và quản lý biển”.
IV- Đi đầu gương mẫu, mở rộng tuyên truyền: Lực lượng hải quân trở thành nòng cốt bảo vệ hải đảo
Hải đảo là bốt tiền tiêu để bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển, là tiền đồn trấn thủ cửa ngõ quốc gia, phòng vệ kẻ thù xâm nhập, địa vị đặc biệt của cán bộ chiến sĩ hải quân trong bảo vệ biển đảo được cả xã hội quan tâm.
Để làm thay đổi ý thức truyền thống coi trọng đất liền coi nhẹ biển của cư dân trên các hải đảo, cũng giống như cách làm của Hạm đội Đông Hải ở khu vực quần đảo Châu Sơn, Chiết Giang đã chủ động có biện pháp cứu đảo, cán bộ chiến sĩ kho xăng dầu thuộc Ban hậu cần, cảnh vệ mặt nước hải quân thuộc Hạm đội Nam Hải phụ trách các đảo khu vực phía Đông tỉnh Quảng Đông đã phổ biến rộng rãi kiến thức bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề về “Luật bảo vệ hải đảo”, tuyên truyền kiến thức biển…. triển khai các hoạt động như làm sạch hải đảo, cùng bắt tay bảo vệ quê hương, hướng dẫn cư dân hình thành quan niệm giá trị về biển, quan niệm về lãnh thổ ngoài khơi. Trên cơ sở đó đã ra báo tường cỡ lớn với chủ đề “yêu biển bảo vệ biển”, hăng hái tích cực tạo ra trận địa dư luận tuyên truyền kiến thức, văn hoá biển.
Hàng ngày trong khi thi hành nhiệm vụ, đội tàu hộ vệ của Ban hậu cần nói trên đã tự thể hiện chức trách bảo vệ hải đảo, trong huấn luyện, diễn tập đã thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở các tàu lấy cát, chặn đuổi cá ngư dân đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Chính uỷ đội tàu Phù Hiến Văn cho biết khi mới bắt đầu, các cán bộ chiến sĩ không hiểu hết ý nghĩa, cho rằng đó là chuyện làm thừa thãi, nhưng sau đó đã nhận thức rõ vấn đề, tất cả đều thay đổi cách thi hành mệnh lệnh bị động trước đây thành chủ động tìm biện pháp. Đến nay bảo vệ hải đảo đã trở thành ý thức tự giác của các cán bộ chiến sĩ.
Về bảo vệ môi trường sinh thái biển, có không biết bao nhiêu chuyện kể về những cán bộ chiến sĩ bảo vệ Nam Sa (Trường Sa). Những người giữ đảo ở đây đã gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường biển đảo với cương vị chức trách của mình, hàng ngày thi hành nhiệm vụ cho đến khi nước triều xuống, những ai không trực bạn thì ra biển làm vệ sinh dọn sạch rác biển. Những người ở Trường Sa còn trồng cây, trông hoa trong các bồn để bảo vệ và cải thiện môi trường./.

314. Chủ nghĩa xã hội phiên bản 3.0 ở Trung Quốc Đăng bởi anhbasam on 05/05/2011

314. Chủ nghĩa xã hội phiên bản 3.0 ở Trung Quốc

Đăng bởi anhbasam on 05/05/2011
The Diplomate

Chủ nghĩa xã hội

phiên bản 3.0 ở Trung Quốc

Peter Martin và David Cohe
Ngày 25 tháng 4 năm 2011
Danh tiếng chính trị của Bạc Hy Lai [Bo Xilai] đang nổi lên như cồn không thua kém gì một ngôi sao nhạc rock. Nhưng liệu các chính sách “Văn hóa Đỏ” của ông tại Trùng Khánh có đưa ra một mô hình khả thi cho Trung Quốc?
Trong lúc Trung Quốc đang đến gần thời điểm chuyển giao quyền lực vào năm 2012 thì các chính trị gia và học giả cũng đua nhau đi tìm đề tài chủ đạo sẽ xác định phương hướng của đất nước trong tám năm tới. Những khuynh hướng của Tập Cận Bình [Xi Jinping], “hoàng thái tử” sẽ kế vị chức chủ tịch nước, hiện vẫn chưa chắc chắn, nhưng chuyến thăm gần đây của ông tới Trùng Khánh khiến người ta có suy nghĩ rằng ông đặc biệt quan tâm tới các chính sách “Văn hóa Đỏ” của Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Ông Lai là đảng viên cao cấp nhất ở Trùng Khánh, một khu vực hành chính rộng gấp bốn lần tiểu bang New Jersey của Mỹ. Trùng Khánh bao gồm một thành phố 10 triệu dân và một vùng nông thôn rộng lớn nằm sâu trong đất liền với hơn 1200 thị trấn và làng mạc. Trong vài năm gần đây ông Lai đã gây được sự chú ý của các phương tiện truyền thông nhờ những sáng kiến gây chú ý như chiến dịch “nhạc đỏ” và lệnh cấm quảng cáo trên truyền hình của Trùng Khánh.
Nhưng việc làm nói trên của Trùng Khánh mang ý nghĩa sâu xa hơn nhiều chứ không đơn thuần là mẹo quảng cáo cho chủ nghĩa xã hội – ông Lai đang thử viết lại khế ước xã hội của Trùng Khánh bằng cách tấn công vào sự bất bình đẳng về kinh tế, mở rộng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và những biện pháp chính trị được lấy thẳng từ Mao tuyển.
Người dân ở Trung Quốc thường hay nói rằng chính trị thì đứng yên trong khi kinh tế thì phi nhanh về phía trước. Nhưng cái vẻ bề ngoài bình lặng của chế độ độc đảng đang che giấu sự tranh cãi dữ dội về tương lai của Trung Quốc. Chính sách được đem ra làm thử ở cấp địa phương đáng để đưa ra tranh luận nhằm quyết định mô hình của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trong nhiệm kỳ của chính phủ sắp tới và tiếp tục sau đó nữa. Cuộc chuyển giao vào năm 2012 đang đến gần đã khuyến khích những “ngôi sao” như ông Lai, hiện đang là ủy viên Bộ chính trị và có khả năng sẽ là ứng cử viên cho chức vụ ở bậc thang cao nhất trong Thường vụ Bộ chính trị, khéo léo dùng những chính sách mới mẻ gây ấn tượng để thu hút sự chú ý của những lãnh đạo cấp cao nhất.
Cuộc tranh luận nói trên không phải bao giờ cũng diễn ra theo những phương hướng đi tới sự tự do hóa. “Tân cánh Tả” tại Trung Quốc đã chộp lấy những sáng kiến của ông Lai để đưa ra lý lẽ ủng hộ một sự từ bỏ triệt để những chính sách hướng tới thị trường của giai đoạn Cải cách và Mở cửa và họ viện dẫn Trùng Khánh như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể kết hợp tăng trưởng với bình đẳng về kinh tế trong một tầm nhìn về chủ nghĩa xã hội toan tính quay lại một quá khứ độc quyền nhà nước.
Những người thuộc Tân cánh Tả đề xuất rằng kinh nghiệm của Trùng Khánh là sự bắt đầu một con đường để Trung Quốc cắt đứt triệt để với những cải cách theo đường lối tư bản chủ nghĩa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Họ hi vọng khôi phục lại nhà nước như là trung tâm của hệ thống kinh tế của Trung Quốc với tiêu điểm là giảm nghèo và làm hồi sinh những phương pháp chính trị của Mao. Họ khẳng định rằng làm được như thế tức là đã xây dựng được một kế hoạch cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử Trung Quốc.
Chủ nghĩa xã hội phiên bản 3.0
Ở một hệ thống chính trị mà cái quan trọng là khẩu hiệu thì việc tạo ra một khẩu hiệu mới mẻ để nó trở thành quen thuộc là một công việc đòi hỏi sự tinh tế và ông Lai đã biết cách gắn cá nhân ông với lịch sử của Đảng Cộng sản. “Có người nói rằng “Văn hóa Đỏ” là một bước rẽ về phía bên trái”, ông Lai đã nói như vậy tại một cuộc họp của đảng hồi năm 2009. “Thực ra bước đi này chỉ đơn giản là để phục vụ nhân dân. Đó là lý do vì sao Đảng Cộng sản đã được thành lập”.
Song, những thành viên lãnh đạo của Tân cánh Tả ở Trung Quốc đang bắt đầu nhìn vượt ra ngoài phạm vi của cái đề tài chủ đạo từng quyết định nền chính trị của Trung Quốc trong 30 năm qua.
Vương Thiệu Quang [Wang Shaoguang], một giáo sư sinh ra tại Trung Hoa lục địa và hiện đang dạy môn khoa học chính trị tại trường đại học Trung hoa ở Hồng Kông, trong một bài báo viết về Trùng Khánh nhưng không xuất bản đã đặt tên cho giai đoạn nói trên là “Chủ nghĩa xã hội phiên bản 3.0” và ông coi chủ nghĩa xã hội phiên bản 3.0 như là sự kế thừa chủ nghĩa quân bình của Mao và chính sách cải cách và cởi mở của Đặng.
Phan Vĩ, nhà nghiên cứu chính trị gây nhiều tranh cãi ở Đại học Bắc Kinh, lại coi Trùng Khánh như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang bước vào một “kỷ nguyên hậu cải cách và mở cửa”, đang quay trở lại với điểm trọng tâm của chủ nghĩa xã hội truyền thống ấy là sự bình đẳng. Với lý lẽ đưa ra rằng các chính sách tập trung vào tăng trưởng của những thập kỷ gần đây đã tạo ra khoảng cách không thể chấp nhận được giữa người giàu và người nghèo, ông cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại triệt để nền chính trị của Trung Quốc – song ông không chắc chắn đã đến lúc để nói ra công khai như vậy hay chưa.
Nhưng mặc dù Trùng Khánh của ông Lai đã trở thành một thủ đô của Tân cánh Tả của Trung Quốc, nhưng  Trùng Khánh không phải là mô hình duy nhất đang cạnh tranh để gây sự chú ý của những lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Những người ủng hộ nền kinh tế thị trường cạnh tranh và những người có đầu óc tân tiến hướng tới toàn cầu đều tìm thấy sự khích lệ ở những chính quyền địa phương, nhất là  những chính sách cải cách của chính quyền Thẩm Quyến và Quảng Đông.
Thành phố Thẩm Quyến, nơi đã thử nghiệm những cải cách chính trị theo mô hình phương Tây để từng bước tiến tới tam quyền phân lập, là nơi Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bài nói chuyện gây tranh cãi hồi tháng 8 năm ngoái đã ủng hộ mạnh mẽ sự thay đổi chính trị, trong khi đó Vương Dương [Wang Yang], chủ tịch tỉnh Quảng Đông và là đối thủ của ông Lai cho một ghế trong Thường vụ Bộ chính trị, lại tập trung vào đề tài dễ gây hấp dẫn ấy là “Quảng Đông Hạnh Phúc”, ông kêu gọi vì sự tăng trưởng có chừng mực kết hợp với “Chỉ số Hạnh phúc”.
Nền kinh tế hậu cải cách
Vậy chính xác thì các nhà tư tưởng của Tân cánh Tả tin rằng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc trong giai đoạn tới sẽ có diện mạo ra sao?
Điểm đầu tiên đó là họ cho rằng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc sắp tới sẽ bớt đi rất nhiều chủ nghĩa tư bản. Họ kêu gọi tái khôi phục lại vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế và họ chỉ ra Trùng Khánh như là bằng chứng cho thấy rằng một khu vực “công” quy mô rộng vẫn có thể cùng tồn tại với một thị trường năng động. Trong vòng vài năm qua khi Trùng Khánh trở thành một nới đến ưa thích  để di chuyển những nhà máy ở các tỉnh duyên hải phát triển hơn ở đó lương và chi phí đang ngày càng tăng cao thì GDP của Trùng Khánh đã tăng khoảng 14 phần trăm một năm – nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước – điều này đáng để cho những học giả cánh tả coi Trùng Khánh như là một mô hình cho phát triển.
Các nhà khoa học chính trị của Tân cánh Tả đang sử dụng Trùng Khánh, là nơi đã khuyến khích sự mở rộng các doanh nghiệp nhà nước, để đáp lại những luận cứ được nhiều kinh tế gia Trung Quốc theo đường lối thị trường đồng tình cho rằng đầu tư của nhà nước đã “đẩy” các doanh nghiệp tư nhân ra rìa (guo jin min tui – nhà nước tiến, tư nhân lùi)
Nhưng, Thôi Chi Nguyên [Cui Zhiyuan], một giáo sư của Đại học Thanh Hoa [Qinghua University] hầu như cả năm ngoái đã thực hiện nghiên cứu thực địa ở Trung Khánh lại cho rằng ở Trùng Khánh “Không phải nhà nước đang gạt doanh nghiệp tư nhân ra rìa … Trên thực tế, nhà nước và thị trường cùng nhau phát triển (guo jin min ye jin – nhà nước và tư nhân cùng tiến).
Ông Vương Thiệu Quang cũng đồng ý như vậy, ông dẫn chứng sự phát triển của hoạt động tư nhân ở thành phố này đã đi nhanh hơn đầu tư của nhà nước. Thực tế là ông đã bác bỏ quan niệm cho rằng nhà nước gạt tư nhân ra rìa, ông viết: “Quan niệm này không những tuyệt đối vô căn cứ về lý luận mà nó còn tỏ ra là phi lý nếu lấy thực tế của Trùng Khánh để chứng minh … Ở Trùng Khánh, khi vai trò tuyệt đối của nhà nước trong nền kinh tế được giảm bớt đi thì tương quan nhà nước trong nền kinh tế đã giảm đi.”
Tuy nhiên, trong mô hình Trùng Khánh thì mọi thứ đều gắn với những vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng và chính quyền Trùng Khánh đã sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước cho những dự án theo truyền thống xã hội chủ nghĩa, dùng nguồn thu của thành phố để tài trợ cho việc xây dựng nhà ở cho những người có thu nhập thấp và hạ tầng giao thông. Vì thế có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi chính sách thành công lớn nhất của ông Lai chính là sáng kiến xây nhà ở cho những người nghèo nhất của thành phố. Chương trình xây dựng khổng lồ này có mục đích cung cấp những căn hộ giá rẻ cho một phần ba của 30 triệu cư dân của thành phố này, một chương trình đã thu hút được sự chú ý của cả nước và rõ ràng đã gây ấn tượng cho trung ương là nơi cũng đang triển khai đại trà một kế hoạch tương tự trên quy mô toàn quốc như một phần của Kế hoạch 5 Năm lần thứ 12.
Ông Lai cố gắng đưa ra chương trình nói trên của ông như là một bước vượt qua sự chỉ tập trung vào GDP là đặc điểm của chính sách của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình. “Vấn đề không phải là chúng ta có bao nhiều tòa nhà cao tầng, vấn đề là chúng ta hạnh phúc như thế nào”, ông đã lập luận như vậy trong một diễn văn hồi năm 2009 trước Đảng bộ Trùng Khánh.
Câu nói trên [của Trùng Khánh] về bản chất cũng giống với cách nói “Quảng Đông Hạnh Phúc”, song những chính sách kiểm soát của nhà nước [tại Trùng Khánh] lại tương phản rõ rệt với những đề xuất của thành phố đối thủ [Quảng Đông]. Những cải cách gần đây của tỉnh lấy xuất khẩu làm trọng điểm [Quảng Đông] đã bắt đầu nhìn xuống dưới chân mình, điều này hoàn toàn phù hợp với những tranh luận hiện nay về cải thiện chất lượng sống đô thị giữa các nhà hoạch định chính sách có đầu óc Phương Tây.
Nhưng phát biểu của ông Lai còn khiến cho người nghe thấy ông tách ra khỏi văn hóa chạy theo của cải của các thành phố duyên hải lớn như Thượng Hải và Quảng Đông, những thành phố niềm tự hào của thời kỳ cải cách và mở cửa chấp nhận sự bất bình đẳng đáng kể như là cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế.
Chính trị vì quần chúng
Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng của Phương Tây có khuynh hướng tập trung những cải cách chính trị mà Ôn Gia Bảo theo đuổi đang thách thức những đồng sự của ông, song những người ủng hộ mô hình Trùng Khánh lại tin rằng họ đang có câu trả lời mà chẳng phải chịu ơn gì những mô hình dân chủ cả. Thay vì thế, họ đang dựa vào tư tưởng chính trị của Mao.
Họ cho rằng sự giàu có của giai đoạn cải cách và mở cửa đã đưa cán bộ đến chỗ đánh mất sự gần gũi với nhân dân và ông Lai đã thách thức giới lãnh đạo Đảng khi ông dựa trên khái niệm Mao-ít “đường lối quần chúng” (Lý luận của Mao nói rằng cán bộ phải sống cùng nhân dân và họ phải chia sẻ quan điểm của quần chúng).
Ghi nhớ điều này trong đầu, ông Lai đã yêu cầu đảng viên ở địa phương phải “nối lại mối gắn bó” với người dân nghèo ở các huyện của họ, bao gồm cả việc ban hành quy định cụ thể rằng bí thư thôn phải gặp dân ít nhất một lần một tuần trong ít nhất nửa ngày. Tại những cuộc họp như vậy, các đảng viên phải giải thích về công việc của chính quyền và kiên nhẫn và chăm chú lắng nghe ý kiến của dân. Lãnh đạo xã, phường, cũng phải đi về các vùng nông thôn ít nhất một lần một tháng để mở ra những kênh tiếp nhận khiếu kiện của người dân
Nhưng sự “thức tỉnh” đạo đức như vậy không chỉ là dành cho cán bộ và quan chức. Trùng Khánh của ông Lai còn tập trung vào “sức khỏe tinh thần” của nhân dân, xúc tiến văn hóa đỏ như là một câu trả lời cho những vấn đề từ tham nhũng cho tới chơi cờ bạc và tha hóa trong quan hệ xã hội. Trùng Khánh đã vận động tất cả người dân tham gia chiến dịch nói trên với những hoạt động được quảng cáo rầm rộ chẳng hạn như đăng cai tổ chức một cuộc thi nhạc đỏ và viết những tư tưởng của Mao rồi nhắn tin với một người thuê bao nào đó trong số 17 triệu thuê bao điện thoại di động của thành phố.
Văn hóa xã hội chủ nghĩa quả thực đã song hành với việc quảng bá truyền thống Trung Quốc, bất chấp sự thù hận của Mao đối với những “tập tục phong kiến”. Người dân được khuyến khích đọc những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và tham dự những buổi kể chuyện theo kiểu truyền thống – nhưng hiển nhiên trò giải trí truyền thống bằng mạt chược của ngườiTứ Xuyên thì dứt khoát không được khuyến khích.
Mô hình Trùng Khánh đã được các nhà tư tưởng của Tân cánh Tả chào đón như là một ví dụ chân thật của cải cách chính trị “cây nhà lá vườn” – là bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể cải tổ chính phủ của mình mà không cần sao chép những mô hình của nước ngoài. Nhưng ông Lai, con trai của nhà cách mạng lão thành Bạc Nhất Ba [Bo Yibo], không chắc đã là một người Mao-ít. Ông đã ngồi tù trong gần suốt cuộc Cách mạng Văn Hóa  khi cha của ông bị thất sủng và hiện nay ông nổi tiếng vì có lối sống hoang phí, ông đã gửi con trai của mình là Bạc Dụ Thụ [Bo Guagua] sang học tại trường Harrow dành riêng cho con cái nhà giàu và Đại học Oxford.
Suy nghĩ về điều này, Joseph Cheng Yu-Shek, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về giới lãnh đạo Trung Quốc, đã cho rằng ông Lai ngại bị dán cái nhãn là con trai được hưởng đặc quyền vì cha là một lãnh tụ lớn của Đảng. “Ông Lai là một ông vua con rất điển hình vậy mà bây giờ ông ấy lại chọn những chính sách phần nào bình dân và Mao-ít,” ông nói.
Trong Đen ngoài Đỏ hay sao?
Hiển nhiên không thể biết chắc chắn cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc nhìn nhận như thế nào chiến dịch của ông Lai. Nhưng rõ ràng là ông Lai đang gây được sự chú ý của họ – ông Tập Cận Bình đã tới thăm thành phố [Trùng Khánh] hồi tháng 12 và trong một bài diễn văn đã ca ngợi sản phẩm của ông là “chính sách phù hợp đạo đức” và còn nói rằng những sáng kiến “văn hóa đỏa” đã “đi sâu vào lòng nhân dân”.  
Ông Lai đã thành công trong việc châm ngòi cho cuộc tranh luận về tương lai của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Còn về câu hỏi liệu điều này có giúp cho ông có được một ghế trong Thường vụ Bộ chính trị hay không thì chúng ta còn phải đợi đến tháng 10 tới đây để có câu trả lời.
(Peter Martin làm việc cho một hãng tư vấn chính sách tại Bắc Kinh. David Cohen là một nhà báo tự do).
Người dịch: Hiền Ba
Bn tiếng Vit © Ba Sàm 2011

TQ tìm kiếm trợ giúp của thế giới chống lại người Uighur đòi ly khai

TQ tìm kiếm trợ giúp của thế giới chống lại người Uighur đòi ly khai

Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ để chống lại vấn đề mà họ cho là vấn đề khủng bố quốc nội trong vùng Tân Cương, nơi đa số cư dân là người theo đạo Hồi. Trung Quốc tố cáo những người sắc tộc Uighur thiểu số dùng bạo lực để đòi độc lập trong khi người Uighur lên án Trung Quốc đàn áp văn hóa và tôn giáo của họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du
Hình: AFP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói rằng có những phần tử khủng bố đang âm mưu chia cắt Trung Quốc

Chia sẻ

Tin liên hệ

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, được hỏi là cái chết của Osama bin Laden có ảnh hưởng gì tới các chính sách chống khủng bố của Trung Quốc hay không.

Bà Khương không trực tiếp trả lời câu hỏi vừa kể nhưng tỏ ý cho thấy là Trung Quốc tin rằng họ cũng gánh chịu những khổ đau vì nạn khủng bố.

Bà Khương Du nói rằng có những phần tử khủng bố đang âm mưu chia cắt Trung Quốc và đe dọa nghiêm trọng tới nền an ninh của đất nước.

Bà nói thêm rằng cuộc chiến chống lại các thế lực khủng bố ở Đông Turkestan là một phần quan trọng của chiến dịch chống khủng bố quốc tế và cộng đồng thế giới nên tăng cường sự hợp tác chống khủng bố.

Đông Turkestan là một tên gọi khác của người sắc tộc thiểu số Uighur theo đạo hồi sinh sống ở Tân Cương, trong vùng tây bắc Trung Quốc.

Trước đây chính phủ Mỹ đã ghi tên Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan vào danh sách các tổ chức khủng bố ở nước ngoài, tuy tên của phong trào này không thấy xuất hiện trong danh sách công bố hồi tháng 11 năm ngoái.

Phát biểu của Trung Quốc về vấn đề khủng bố được đưa ra trong lúc một tổ chức tranh đấu ở New York có tên là Nhân quyền ở Trung Quốc (Human Rights in China) nói rằng Kazakhstan và Kyrgyzstan đã ngăn không cho những người sắc tộc Uighur đến Hoa Kỳ để tham dự một đại hội của người Uighur.

Thông cáo của tổ chức này tố cáo các nước vùng Trung Á khuất phục trước áp lực của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, là tổ chức đã chấp nhận chính sách của Trung Quốc là gộp chung chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và các phong trào đòi ly khai.

Giám đốc tổ chức Nhân quyền ở Trung Quốc, bà Sharon Hom, nói rằng chính phủ Trung Quốc đang lợi dụng tình hình để quốc tế hóa những mối quan tâm của họ.

Một trong những mối quan tâm phát sinh từ những phản ứng của Trung Quốc trước cái chết của Osama bin Laden là họ dùng sự kiện này như một cơ hội để kết nối chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa khủng bố quốc tế với các phong trào đòi ly khai, vốn là một mối quan tâm trong nội bộ của Trung Quốc về những hoạt động đòi ly khai ở Tân Cương.

Lập luận vừa kể nhận được sự tán đồng của ông Ilham Tohti, một học giả người Uighur. Ông tố cáo rằng truyền thông Trung Quốc đã có hành động mà ông gọi là “bắt cóc” vấn đề Uighur bằng cách liên kết vấn đề này với bin Laden và al-Qaida.

Ông Tohti thừa nhận có một số người Uighur có những quan điểm cực đoan hơn, nhưng ông nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là họ dính líu tới al-Qaida.

Ông Tohti nói rằng những người biết điều không nên tìm cách liên kết bin Laden với người Uighur. Ông cho biết thêm rằng người Uighur nên cảm thấy vui mừng vì thời đại của bin Laden đã kết liễu và ông xem những người Uighur nào thật sự dính líu với al-Qaida là kẻ thù của ông.

Học giả này cho biết ông cảm thấy việc bắt mọi người Uighur phải chịu trách nhiệm đối với hành động của một vài người là một việc không công bằng.

Một số vụ bạo động đã xảy ra ở Tân Cương trong vài năm gần đây, trong đó có một vụ nổ bom năm 2008 ở Kashgar giết chết 16 cảnh sát viên Trung Quốc. Và năm 2009 những mối căng thẳng vì vấn đề sắc tộc đã bùng ra thành những vụ xuống đường biểu tình có bạo động tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Vụ rối loạn này gây tử vong cho khoảng 200 người.

Bắc Kinh và Bin Laden

Bắc Kinh và Bin Laden

2011-05-05
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Tribune 20110504 
 

Chia tay bin Laden và bắt tay Pakistan 


Thủ tướng Trung Quốc bắt tay Thủ tướng Pakistan tại thủ đô 
Islamabad, Tháng 12 năm ngoái. Ảnh Tân Hoa Xã


"Thủ đoạn gian manh nhất của Ác Quỷ là làm chúng ta nghĩ rằng nó không có thật!" Ngạn ngữ Tây phương nói vậy, nhưng lại làm những kẻ yếu bóng vía nhìn đâu cũng thấy ác quỷ.

Đó là trường hợp phổ biến của hiện tượng gọi là "thuyết âm mưu", conspiracy theory.

Xa xưa có chuyện phong trào Illuminatis - Illuminés theo Pháp ngữ - ngầm đánh đổ chế độ quân chủ Pháp. Trong mạch văn chương giải trí, Alexandre Dumas và bộ Joseph Balsamo cùng loạt trường thiên nối tiếp (Le Collier de la Reine, La Comtesse de Charny, Ange Pitou, v.v...) làm say mê nhiều thế hệ trước khi có tác giả Dan Brown của Mỹ với truyện Angels and Demons hay The Da Vinci CodeThe Lost Symbol. Nhiều lắm!

Gần hơn thì có Hội Tam Điểm Freemasonry hay các thế lực tài phiệt đã âm thầm chi phối thế giới, hoặc bàn tay nhám của Do Thái đã lũng đoạn từ Âu Châu tới Hoa Kỳ. Gần chúng ta hơn nữa còn có các bang hội Trung Hoa, hiện vẫn hoạt động và xâm nhập vào thượng tầng đảng Cộng sản Trung Quốc!

Từ truyện giải trí, người ta suy ra chuyện chiến lược toàn cầu để giải thích tất cả!

Trong vụ Osama bin Laden bị bắn hạ, hình như có hai nơi mà lý thuyết âm mưu này có vẻ được loan truyền mạnh nhất. Đó là trong thế giới Hồi giáo và trong một số dư luận tại... Việt Nam.

Theo lý thuyết này, được loan truyền từ mấy ngày qua, nhiều người cho rằng Mỹ cố tình không giết mà còn nuôi Osama bin Laden để có lý cớ thi hành những âm mưu mờ ám gì đó. Ngay cả khi Chính quyền Barack Obama loan tin đã hạ sát Osama và thủy táng ngay sau đó, nhiều người vẫn không tin. Có thể là Mỹ đang khai thác bin Laden để lấy thêm tin tức, rồi sau này mới giết.

Chứ vì sao lại lật đật thủy táng một cách mờ ám - mà lại không chịu đưa ra hình ảnh!

Chúng ta không mất thời giờ nói về chuyện ấy mà chỉ nghiệm thấy rằng các dân tộc nhược tiểu và kẻ ít am hiểu - hai chữ lại vần với nhau - thì vẫn thích thuyết âm mưu. Nó cho thấy rằng mình tinh khôn hơn người khác. Lại rất tiện vì cho phép mình chẳng làm gì hết. Bề nào thì Mỹ nó cũng tính cả rồi! Không có Ác Quỷ thì đã có Thiên Mệnh - của Mỹ!

Trong thế giới đó, không có chỗ cho lòng dân và lá phiếu, đôi khi dân chủ chỉ là khẩu hiệu, là giả hiệu. Nó đòi hỏi trách nhiệm và khả năng suy xét. Mệt lắm!

Nhưng trong vụ Osama bin Laden, có một nơi lại phóng ra tín hiệu lạ khiến ta phải nói về âm mưu thật. Đó là Trung Quốc.

***

    Phát ngôn viên Khang Du của bộ Ngoại giao Trung Quốc


Hôm Thứ Ba mùng ba vừa qua, nàng Khang Du - tên đẹp như ngọc Cẩn Du, mặt lạnh như tiền và nói cay như gừng già, họ Khương mà - đã làm đúng nhiệm vụ phát ngôn của bộ Ngoại giao Bắc Kinh: công lao diệt trừ Osama bin Laden là của Cộng hòa Hồi quốc Pakistan!

Trong khi dư luận Hoa Kỳ và cả thế giới than phiền Pakistan thiếu quyết tâm diệt trừ khủng bố, lại còn chứa chấp bin Laden, Trung Quốc đưa ra quan điểm chính thức qua cửa miệng nàng Khang Du: Pakistan đã giữ lời cam kết là không chứa chấp khủng bố trong lãnh thổ, có góp phần thông tin về tình báo, và Trung Quốc sẽ tiếp tục yểm trợ Pakistan trong khi vẫn hợp tác với Hoa Kỳ và Ấn Độ. Vì Trung Quốc cũng bị khủng bố tấn công!

À ra thế....

Lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, ta thấy dân chúng Hoa lục, ít ra là qua mạng Internet, không hồ hởi ngợi ca chiến công của Hoa Kỳ bằng lãnh đạo. Đa số thì vẫn nói về Hoa Kỳ như một đế quốc ngang ngược. Hiếm hoi và duyên dáng là nhận định của một blogger: "Thế giới có mười tên gian ác nhất, Mỹ đã giết được một" Chúng ta chẳng thấy là có duyên nếu không nhớ tới Bộ Chính trị trong đảng Cộng sản Trung Quốc có chín Ủy viên!

Khác với quần chúng và y như lãnh đạo Islamabad, Bắc Kinh ca ngợi biến cố này là "dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của quốc tế chống quân khủng bố". Rồi nói thêm rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của khủng bố nên kêu gọi thế giới cùng tăng cường hợp tác. Và rất điệu nghệ, Bắc Kinh không xoáy vào chuyện Hoa Kỳ vi phạm lãnh thổ Pakistan khi giết bin Laden! Nhưng chào mừng 60 năm hợp tác với Pakistan, qua hàng loạt hội nghị vừa kết thúc hôm 29 Tháng Tư.

Bây giờ mới là lúc nói đến âm mưu của Thiên triều! Chẳng có gì là mờ ám cả....


***


Nói theo thuyết âm mưu thì nếu thế giới không có al-Qaeda hay Osama bin Laden thì Trung Quốc cũng mong nặn ra. Cho Mỹ lãnh họa.

Nhưng nhìn vào Hoa lục, lãnh đạo Bắc Kinh có ba thứ ác quỷ mà họ phải diệt trừ là bọn khủng bố, chủ nghĩa sắc tộc cực đoan và các lực lượng ly khai. Còn dân chủ? - Thì dân chúng đã có rồi!

Ba thứ ác quỷ đó đang tung hoành tại Tân Cương ở hướng Tây và kết tinh vào Hồi giáo, với phong trào đòi tự trị của sắc dân Duy Ngô Nhĩ - Đột Quyết, Uighurs. Trong phong trào ly khai, có mũi nhọn gây nhức nhối nhất là lực lượng East Turkestan Islamic Movement (ETIM, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan).

Sau vụ 9-11, khi tham chiến tại A Phú Hãn và vào truy lùng các nhóm khủng bố trốn chạy qua Pakistan thì Hoa Kỳ cũng nhổ một cái gai cho Trung Quốc: cách đây một năm, trong lãnh thổ Pakistan, máy bay không người lái của Mỹ đã bắn hạ một lãnh tụ lực lượng ETIM có liên hệ với al-Qaeda là Abdul Haq al-Turkistani (có tên khác là Memetiming Memett).

Khi ấy, cả Bắc Kinh lẫn Islamabad đều tự ca ngợi là "đã bẻ gãy sống lưng của ETIM"!

Về chiến lược thì Bắc Kinh cần Pakistan ba việc, là canh chừng hướng Tây cho mình, là cung cấp tin tức tình báo cho Hoa Kỳ tiêu diệt quân khủng bố Hồi giáo có thể bén mảng vào Trung Quốc, và thứ ba là gây vừa đủ rắc rối cho Ấn Độ, một quốc gia đối thủ. Vừa đủ thôi mà đừng quá trớn!

Vì vậy, khi Hoa Kỳ tham chiến tại A Phú Hãn, Bắc Kinh vỗ tay bèn tỏ thiện chí. Và làm thợ vịn.

Trung Quốc từ chối yểm trợ Mỹ và Lực lượng Liên quân Quốc tế ISAF về quân sự mà chỉ góp phần tái thiết xã hội - và đầu tư - vào A Phú Hãn và Pakistan. Mục tiêu là kinh tế, là thâu lượm tin tức về khủng bố có thể liên hệ đến Tân Cương, là bành trướng ảnh hưởng qua Ấn Độ Dương và chặn cửa Ấn Độ. Còn chuyện diệt trừ khủng bố là phần vụ của Hoa Kỳ, với sự góp sức thất thường khi có khi không của Pakistan.

Khi tiến vào Trung Á, Hoa Kỳ phải giải quyết luôn mâu thuẫn tại Nam Á, giữa Pakistan và Ấn Độ, và tìm cách cải thiện quan hệ với Ấn Độ, là điều không hợp ý Thiên triều! Cho nên Bắc Kinh cần phá, cũng lại bằng cách yểm trợ tài chánh cho Pakistan khi xứ này bị khủng hoảng năm 2008.

Trong hoàn cảnh Hoa Kỳ mắc bận với quân khủng bố rồi kẹt chân tại A Phú Hãn và Iraq từ gần 10 năm qua, Bắc Kinh có cơ hội tung hoành và bành trướng ra ngoài. Chỉ mong rằng Mỹ vẫn bận chân và đừng ngó ngàng gì tới Đông Á! Bây giờ, bin Laden lại vừa được hóa kiếp sau chín năm bày tháng và hai chục ngày truy lùng. Liệu Hoa Kỳ có rút khỏi A Phú Hãn như dự tính không?

Vì thế, với Bắc Kinh, chuyện bin Laden có ý nghĩa chiến lược hơn chúng ta thường nghĩ.

Thật ra, từ hai năm nay, Trung Quốc đã dè chừng việc Mỹ sẽ triệt thoái khỏi Iraq và A Phú Hãn, và từ đấy quan tâm hơn đến tình hình Đông Á.

Thế rồi năm nay, Cách mạng Hoa nhài gây khó chịu cho các đấng con trời vì làn sóng dân chủ có thể gieo loạn vào Hoa lục. Nhưng cũng khiến họ hy vọng: Iran mà thừa thế quậy thêm thì việc Mỹ rút khỏi Iraq sẽ gặp trở ngại. Đấy cũng là lý do khiến Bắc Kinh thả phiếu trắng chứ không bác bỏ Nghị quyết 1973 của Liên hiệp quốc, để cho Mỹ bị kẹt vào một cuộc chiến khác trong thế giới Hồi giáo. Và có thêm kẻ thù.

Bây giờ, bin Laden bị hạ sát, và lực lượng al-Qaeda đầu não lâm nạn vì nhiều thông tin của bin Laden đã lọt vào tay Hoa Kỳ. Với Bắc Kinh, đó là món quà vừa héo vừa tươi.

Hoa Kỳ dự tính bắt đầu triệt thoái khỏi A Phú Hãn từ tháng Tám này cho đến năm 2014 hay 2015. Với chiến công tiêu diệt được thủ lãnh al-Qaeda, Hoa Kỳ có thể xúc tiến việc triệt thoái như lịch trình sau khi dàn xếp với các lãnh tụ Taliban. Và càng phải trông cậy vào tin tức tình báo do Pakistan cung cấp.
Nhưng khi dư luận và Quốc hội Mỹ thấy ra vai trò mờ ám của Pakistan, vừa là đồng minh của Mỹ vừa ngầm yểm trợ al-Qaeda và một số lãnh tụ Taliban, việc viện trợ cho xứ này sẽ thành nan giải. Nhất là trong hoàn cảnh Hoa Kỳ phải giảm chi ngân sách.

Bắc Kinh theo dõi việc này kỹ hơn ta nghĩ.


***


Từ  2002 đến 2010, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pakistan tổng cộng là 18 tỷ đô la.

Cho tài khóa 2010, thì Tháng 10 2009, Quốc hội Mỹ đồng ý viện trợ không quân sự cho Pakistan bảy tỷ rưỡi trong năm năm. Qua đầu năm 2010, Tổng thống Obama còn đề nghị tăng viện để "phát triển kinh tế và ổn định cho một khu vực chiến lược có liên hệ đến quyền lợi của Hoa Kỳ". Ngoài ra, ông còn xin thêm hơn ba tỷ đô la viện trợ quân sự riêng cho tài khóa 2010. Quân đội Pakistan thực tế được Mỹ tài trợ đến một phần tư.

Đầu năm nay, cơ quan viện trợ Mỹ USAID và Chương trình Lương thực Thế giới World Food Program của Liện hiệp quốc còn ký một hợp đồng viện trợ hơn tám tỷ đô la giúp Pakistan vượt cơn khủng hoảng.

Vậy mà Tháng Chín năm 2009, cựu Tổng thống Pervez Musharraf công nhận là viện trợ cho Pakistan trong mục tiêu giải trừ lực lượng Taliban lại bị ngộ dụng - dùng sai mục tiêu: chuyển qua việc chuẩn bị chiến tranh với Ấn Độ!

Hồi Tháng Hai, Hoa Kỳ tạm ngưng mọi liên lạc cấp cao với Islamabad và còn dọa cắt viện trợ khi một nhân viên an ninh Mỹ cho một công tác ngoại giao là Raymond Davis bị Pakistan bắt giam dù có sự can thiệp từ phía Hoa Kỳ, và dù đương sự có quy chế ngoại giao. Vì ông ta bắn hạ hai người Pakistan khi bị cướp. Và ngay trước khi có vụ đột kích và hạ sát bin Laden, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân là Đô đốc Mike Mullen công khai than phiền tại Pakistan là Islamabad thiếu thiện chí hợp tác để diệt trừ khủng bố.

Cho nên,  khi toán Hải kích SEAL Team 6 phải lặng lẽ vào sát thủ đô Islamabad để giết bin Laden ngay cạnh trường Võ bị Quốc gia, trong một ngôi nhà được xây dựng cẩn mật từ năm 2005, thì việc viện trợ cho Pakistan sẽ trở thành vấn đề với dư luận và Quốc hội Hoa Kỳ.

Đấy là lúc Bắc Kinh ngợi ca thành tích chống khủng bố của Pakistan. Và hứa hẹn viện trợ!

Âm mưu mờ ám mà công khai là như vậy!


***


Pakistan là một xứ có vấn đề, lại thường xuyên gặp nguy cơ khủng hoảng chính trị ngoài khủng hoảng kinh tế. Năm 2008 xứ này bị rủi ro vỡ nợ đã kêu cứu quốc tế tới cả trăm tỷ mà bị từ chối. Ai có 100 tỷ đô la cho một quốc gia mục nát vì tham nhũng và lại cứ đòi gây chiến với Ấn Độ?

Vì vụ khủng bố 9-11 và chiến dịch A Phú Hãn, Hoa Kỳ phải nhảy vào vừa dọa vừa dụ để có được sự hợp tác miễn cưỡng và khá nhiều lật lọng của Islamabad. Bây giờ, nếu quan hệ với Hoa Kỳ suy yếu đi sau vụ bin Laden - và viện trợ mà bị cắt - Pakistan sẽ cần nguồn tiếp vận kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Dù chẳng bằng Hoa Kỳ thì có còn hơn không!

Chúng ta hiểu ra lời nàng Khang Du.

Bắc Kinh có thể giúp Pakistan nếu Islamabad có thiện chí diệt trừ khủng bố gần biên giới miền Tây với Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ mở rộng hợp tác về hải quân và quân sự, phát triển hạ tầng cơ sở về khí đốt, thủy điện và hỏa xa, và nhất là giúp Trung Quốc bước thẳng vào Ấn Độ dương, trổ ra Vịnh Ba Tư, v.v...

Chúng ta nên tò mò ngó vào tấm bản đồ của vùng ranh giới hiểm hóc giữa hai quốc gia.


    Xa lộ Karakoram mà Trung Quốc gọi là 
Côn Luân Công Lộ - Xương sống của Pakistan.


Đây là khu vực có vùng Kashmir được chia làm ba chứ không phải hai mảnh.

Phía Nam là đất Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát - và thường xuyên bị khủng bố Hồi giáo tấn công với sự tham dự mẫn cán của Pakistan. Phía Bắc có vùng Gilgit-Baltistan (hay "Mạn Bắc" - Northern Area) do Paskistan kiểm soát, nằm sát thị trấn Abbottbad là nơi bin Laden bị bắn hạ và gần thủ đô Islamabad mà cũng là đất tiếp giáp với A Phú Hãn. Phía Đông-Bắc, nằm trên hai vùng Kashmir Ấn-Hồi này, lại có vùng Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát và là vùng tranh chấp với Ấn Độ.

Trung Quốc đã giúp Pakistan xây một xa lộ nối liền hai thành phố Kashagr và Tashkurgan tại Tân Cương, tiếp giáp với hai nước Kyrgyzstan và Tajikistan, với thành phố Gilgit trong khu vực Kashmir của Pakistan và chạy qua Abbotttabad tới Islamabad. Đó là dự án xa lộ Karakoram ("Côn Luân Công Lộ" của Trung Quốc) dài 1.300 cây số xuyên qua núi đèo! Khu vực hiểm trở này còn có đất Azad Kashmir của Pakistan là nơi Trung Quốc thực hiện hai dự án thủy điện Kohala phía Tây và Neelun Jhelum phía Đông, rất gần với đất Kashmir của Ấn.

Nhờ các dự án xa lộ Karakoram và thủy điện ấy, Trung Quốc đã đưa công binh và công nhân - làm sao phân biệt được? - vào một vùng đất cực kỳ nhạy cảm cho Ấn Độ, khiến một Đô đốc của... Hoa Kỳ, Tư lệnh Hạm đội Thái bình dương, cũng phải chú ý vì được Chính quyền Ấn nhắc tới hồi năm ngoái. "Đây là vấn đề mà Ấn Độ phải giải quyết, nhưng cũng thuộc phạm vi trách nhiệm của chúng tôi!" Đô đốc Robert Willard đã phát biểu như vậy tại New Dehli.

Bây giờ, Trung Quốc đang mời chào môt dự án kéo dài ống dẫn khí đốt từ Tashkurgan chạy qua Gilgit tới Islamabad và xuyên qua lãnh thổ Pakistan tới hải cảng Gwadar trong vùng Vịnh Ba Tư, cách Iran khoảng 100 cây số. Hải cảng này cũng là một quân cảng trọng yếu do Trung Quốc vừa cải tiến cho Pakistan vào năm 2007. Với ống dẫn khí và sẽ dẫn dầu, Trung Quốc có cơ hội hút dầu từ Trung Đông vào thẳng khu vực bị khóa trong lục địa của mình. Và sẽ kết hợp quan hệ gắn bó lâu dài với Pakistan.

Đề nghị hấp dẫn lắm! Nhưng với điều kiện là xứ Pakistan không bị nội loạn, các tướng lãnh không dung chứa khủng bố và quân đội không quá quắt mà đòi gây chiến với Ấn Độ. Toàn những điều kiện không ai có thể đảm bảo được.

Kết luận?

Sau vụ bin Laden, chưa biết Mỹ có sớm rủt khỏi A Phú Hãn hay chăng, nhưng người ta đã có thể thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan sẽ được tăng cường khắng khít. Với hậu quả là khiến Ấn Độ tiến gần hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, và các nước Đông Nam Á.

Cho nên xin hãy đừng bàn nhảm về âm mưu của Mỹ trong việc có giết hay không một kẻ tàn ác, hoặc bin Laden là sống thật hay chết giả. Mà nên ngó về Bắc Kinh. Và chín tay còn lại!
 

NASA phóng viễn vọng kính nhìn thấu quá khứ

NASA phóng viễn vọng kính nhìn thấu quá khứ

Ánh sáng từ các thiên hà cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng mờ nhạt đến nỗi chúng chuyển từ quang phổ nhìn thấy được thành một đoạn tia sáng hồng ngoại và trở thành sức nóng. Ánh sáng này chỉ có thể phát hiện được bằng những thiết bị làm lạnh đến số không tuyệt đối. Cơ quan quản trị hàng không và không gian Hoa Kỳ đang chế tạo một viễn vọng kính không gian mới có thể làm lạnh theo đúng ý nghĩa của từ này.
Phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn
Hình: NASA: Chris Gunn
Phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn

Chia sẻ

Tin liên hệ

Trong “phòng sạch” của NASA tại Trung tâm Không gian Goddard, bên ngoài Washington, các kỹ sư đang chế tạo một viễn vọng kính không gian hồng ngoại tuyến mới được đặt tên theo giám đốc thứ nhì của NASA James Webb. Những kỹ sư hy vọng khi được lắp đặt vào năm 2014, viễn vọng kính này sẽ giúp nhìn trở ngược lại quá khứ hàng tỉ năm ánh sáng.

Ông Jonathan Gardner, khoa học gia phụ tá cao cấp của dự án, nói đường kính rộng 6,5 mét của viễn vọng kính sẽ có khả năng phát hiện những tín hiệu hồng ngoại rất mờ nhạt, bởi vì kính này được giữ ở nhiệt độ rất lạnh, gần mức không tuyệt đối tức là -459 độ F. Một màn ảnh rộng giảm nhiệt, bằng một sân quần vợt, sẽ che chắn viễn vọng kính khỏi sức nóng của mặt trời và trái đất.

Nhưng làm thế nào để các khoa học gia có thể nhìn vào quá khứ?

Ông Jonathan Gardner giải thích: “Chúng ta có thể nhìn trở lại bởi vì ánh sáng cần có thời gian để đi từ đó đến đây. Do dó khi chúng ta nhìn xa, xa hơn nữa, ánh sáng cần có một thời gian rất dài để đi từ nơi xuất phát đến đây và chúng ta có thể nhìn ngược thời gian. Và nếu chúng ta nhìn đủ xa, chúng ta nhìn ngược lại lúc vũ trụ trẻ hơn ngày hôm nay, khi ánh sáng phát xuất từ những thiên hà này. Chúng ta nhìn vào vũ trụ khi vũ trụ còn trẻ hơn và chúng ta nhìn trở ngược lại đến Vụ Nổ Lớn gọi là Big Bang."

Ông Gardner nói các khoa học gia muốn biết khi nào những thiên hà đầu tiên hình thành, chúng giống như thế nào, có những đặc tính gì và những ngôi sao được thành hình như thế nào. Nhiều người cũng hy vọng tìm thấy một số những gì mà ngay chúng ta cũng chưa biết chúng hiện hữu.

Viễn vọng kính sẽ được trang bị ba máy thu hình hồng ngoại tuyến rất tinh nhạy, chưa từng có trước đây. Tuy nhiên phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn.


Viễn vọng kính không gian James WebbViễn vọng kính không gian James Webb
Ông Jonathan Gardner nói: “Tấm gương chính được cấu thành bằng 18 tấm gương 6 cạnh, như bạn có thể thấy trên hình mẫu. Mỗi một tấm này được đỡ bằng những giá di động được. Do đó trong suốt thời gian hoạt động của viễn vọng kính trên quỹ đạo, chúng ta có thể gởi những mệnh lệnh di chuyển những tấm gương này và đó là cách chúng ta có thể thường xuyên giữ chúng thẳng hàng, theo một trọng điểm chung.

Ông Jonathan Gardner nói viễn vọng kính mới sẽ được các khoa học gia trên toàn thế giới sử dụng và những dự án được chọn tùy theo giá trị khoa học của những dự án này.

Ông Gardner nói: “Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà thiên văn đưa những đề nghị. Bất cứ nhà thiên văn nào, ở bất cứ trường đại học, tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể viết đề nghị muốn làm gì với viễn vọng kính. Một Ủy ban, có thể gồm hàng trăm nhà thiên văn sẽ xem xét những đề nghị này, và sẽ đọc tất cả những đề nghị và chọn đề nghị nào tốt nhất để thực hiện trong năm đó.

Ông Gardner nói tiến trình này đảm bảo là viễn vọng kính sẽ làm công tác khoa học tốt nhất có thể được, trả lời những câu hỏi hiện nay quan trọng nhất, có liên hệ đến vấn đề nhất.

Viễn vọng kính mới dự trù sẽ được phóng đi vào năm 2014 và hy vọng sẽ hoạt động khoảng 10 năm.

Thời gian hoạt động của viễn vọng kính bị giới hạn vì số lượng nhiên liệu trong máy để điều chỉnh theo định kỳ, vị trí trong không gian của viễn vọng kính. Viễn vọng kính sẽ được đặt ở khoảng cách một triệu năm trăm ngàn kilômét cách trái đất, vì thế các phi hành gia sẽ không thể đến thăm và tiếp tế thêm nhiên liệu.

Sóng thần chực chờ tấn công vùng ven biển Việt Nam

Sóng thần chực chờ tấn công vùng ven biển Việt Nam
5:02 AM, 06/05/2011
Từ khóa:
Vùng ven biển và hải đảo Trung Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, vùng ven biển Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến Quảng Trị, vùng ven biển Nam Trung Bộ đều có nguy cơ sóng thần.

Lắp đặt 10 trạm cảnh báo sóng thần tại Đà Nẵng

Việt Nam: Mất hơn 1 giờ mới báo động được sóng thần

Theo tài liệu do Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam công bố gần đây cho thấy các vùng nói trên có mức độ nguy hiểm sóng thần hiện hữu với độ cao sóng cực đại từ 4 – 6m trong chu kỳ 475 năm hoặc 950 năm. Điều may mắn, không phải tất cả các vùng ven biển Việt Nam đều có nguy cơ sóng thần và càng không phải là nguy cơ cao như nhau.

Đà Nẵng tới Quảng Ngãi hứng chịu sóng thần

Dựa trên nhiều mô hình tính toán khác nhau, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Vật lý địa cầu đã đưa ra nhiều kịch bản tình huống nguy cơ sóng thần đe dọa vùng ven biển và hải đảo Việt Nam. Theo các kết quả tính toán, vùng nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất tại ven biển Việt Nam là động đất xảy ra tại đới hút chìm Manila.

Các vùng nguồn động đất và sóng thần trong vùng Biển Đông (Ảnh: Nguyễn Hữu chụp lại từ tài liệu của Viện KH-CN Việt Nam)

Động đất có độ lớn cực đại 8 độ Richter trở lên tại đới đứt gãy này có khả năng gây sóng thần nguy hiểm trên vùng ven biển Việt Nam. Còn động đất có độ lớn cực đại 8,5 độ Richter trở lên xảy ra tại đới đứt gãy này có thể gây sóng thần ảnh hưởng tới toàn bộ vùng biển Việt Nam, từ Quảng Ninh tới Cà Mau. Vùng nguồn động đất thứ hai có khả năng gây nguy hiểm cho bờ biển Việt Nam là vùng nguồn ở khu vực ngoài khơi Bắc Trung Bộ, phía nam đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, theo những đánh giá hiện nay, những động đất mạnh như đã nói ở trên ít có khả năng xảy ra... Những nghiên cứu khác thì cho thấy, có thể xác định được 3 vùng nguồn gây động đất có kèm theo sóng thần trên Biển Đông. Vùng nguồn nguy hiểm nhất là đới hút chìm Manila. Hai vùng nguồn ít nguy hiểm hơn là vùng nguồn tại đới đứt gãy nam Hải Nam và vùng nguồn tại đới hút chìm Ryukyu (Nhật Bản). Khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của sóng thần là khu vực Trung Trung Bộ, từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi.

Thiệt hại khôn lường

Theo những dự báo trên, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã xây dựng bản đồ nguy hiểm sóng thần cho toàn quốc. Bản đồ này được xây dựng từ 8 trận động đất kịch bản xảy ra trên đới hút chìm Manila dựa theo chương trình tính bản đồ độ nguy hiểm sóng thần do các chuyên gia Viện Địa chất và hạt nhân New Zealand viết riêng cho Việt Nam.

Theo dõi hoạt động động đất sóng thần tại Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trực thuộc Viện Vật lý địa cầu (Ảnh: Như Ý)

Theo bản đồ, vùng biển Tam Kỳ, Quảng Ngãi là nơi có khả năng bị ảnh hưởng sóng thần rất lớn, sóng cao tới hơn 6m ở chu kỳ 950 năm, hơn 5m ở chu kỳ 475 năm. Cũng với các chu kỳ trên, TP Đà Nẵng độ cao sóng khoảng 5-6m, hoặc 4-5m. Vùng ven biển miền Trung từ Quảng Ngãi tới Tuy Hòa sóng cao khoảng 5-6m, hoặc 3-4m. Từ Tuy Hòa tới Phan Rang, Phan Thiết, ảnh hưởng sóng thần giảm bớt, độ cao khoảng 2-3m (chu kỳ 950 năm), khoảng 2m (chu kỳ 475 năm).

Thành phố Nha Trang đã được chọn để tính toán độ rủi ro sóng thần mà theo đó, khi mức nước ngập 2m, Nha Trang với diện tích 251km2, dân số 361.454 người sẽ chịu tổn thất về kinh tế 12 983 584 USD; 94 người chết (ngày) và 418 người chết (đêm). Còn khi mức nước ngập 8m, thiệt hại sẽ là 2.500.224.471 USD; 18.164 người chết (ngày) và 9.608 người chết (đêm).
Rãnh Manila, hay còn gọi là “đới hút chìm Manila” (Manila trench) thuộc khu vực biển Đông, nằm phía tây Philippines ở độ sâu khoảng 5.400m, trong khi độ sâu trung bình của biển Đông là 1.500m.

Rãnh Manila chưa gây ra trận địa động đất lớn nào trong ít nhất 440 năm qua, nên một số chuyên gia cho rằng áp lực rất lớn đang hình thành ở khu vực này, do đó có nguy cơ xảy ra đứt gãy lớn trong thời gian tới.

Trận động đất ở Ấn Độ Dương năm 2004 xảy ra trên đoạn đới hút chìm này tạo nên cơn sóng thần cướp đi mạng sống của 230.000 người ở hàng chục quốc gia, đặc biệt là Indonesia.

Bất động sản Việt Nam có gặp "đại họa" năm 2012?

Bất động sản Việt Nam có gặp "đại họa" năm 2012?

(VEF.VN) - Một đại gia BĐS Thái Lan đang "rình" tới cuối năm 2012 sang VN mua BĐS giá rẻ bởi theo dự đoán của ông, đó là thời điểm bong bóng BĐS ở VN sẽ vỡ. Nhưng cũng có các yếu tố vô hình ngăn cản quả bong bóng này xì hơi hay vỡ tung.
Tại sao có bong bóng tài sản?
Theo định nghĩa, "bong bóng tài sản" xảy ra khi thị giá của một loại tài sản được đẩy quá xa trên giá trị thực sự và bình thường của các tài sản này. Các chuyên gia kinh tế và người dân thường có những tranh cãi gay gắt về danh từ "bong bóng" khi mô tả tình thế của thị trường, vì ít ai đồng ý về giá trị thực sự hay bình thường của bất cứ loại tài sản nào.
Bất động sản lại là một loại tài sản đặc thù, mang nhiều tính chất địa phương, và bao gồm nhiều phân khúc thị trường khác biệt; nên khi nói đến bong bóng BĐS, chúng ta phải thu gọn lĩnh vực bàn cãi và hiểu rõ những giới hạn của bài phân tích.
Bài viết này chỉ thảo luận về phân khúc nhà ở của thị trường BĐS tại VN và cố gắng tìm hiểu hiện nay, chúng ta có thể dùng chữ bong bóng để mô tả tình huống; và nếu có, thì cái bong bóng này bao giờ sẽ vỡ và hậu quả sẽ ảnh hưởng gì đến nền kinh tế vĩ mô.
Trước hết, những yếu tố để tạo thành thị giá của BĐS bao gồm những yếu tố định lượng được: (1) luật cung cầu của thị trường (2) khả năng mua của người tiêu dùng (3) dòng tiền đang rót vào kênh BĐS (4) tình hình kinh tế vĩ mô; và (5) những yếu tố vô hình không thể đo lường chính xác gồm (a) tác động của các nhà đầu cơ (b) trào lưu tâm lý của đám đông (c) chánh sách của chánh phủ và (d) tư duy và cảm xúc của mọi người liên quan.
Trong các yếu tố định lượng, quan trọng nhất là luật cung cầu của thị trường. Phân khúc nào (nhà ở cao cấp hay trung bình hay cho giới thu nhập thấp, thương mại hay văn phòng, BĐS du lịch, khu công nghiệp ...) chúng ta cũng có thể tính ra số lượng cung và nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, ở VN, căn cứ theo các báo cáo của các nhà môi giới địa ốc, trong cũng như ngoài nước, thì nhà ở cao cấp có một số cung khoảng 1/3 lớn hơn số cầu và tổng số đơn vị của nhà đầu cơ thứ cấp chiếm khoảng 47% số lượng bán ra. Trong khi đó, số lượng cầu ở các phân khúc khác tương đối cao hơn lượng cung, nhất là phân khúc nhà thu nhập thấp.
Bất động sản lại là một loại tài sản đặc thù. Ảnh chỉ có tính minh họa.
Yếu tố thứ hai là khả năng mua của người tiêu dùng. Theo thị trường Âu Mỹ, người ta tính 25% mức thu nhập của người mua là khả năng trả nợ khi so sánh với số tiến vay phải trả hàng tháng cho ngân hàng (cộng với tiền thuế và bảo hiểm). Lấy ví dụ ở VN, thu nhập trung bình của một cặp vợ chồng cùng đi làm là 12 triệu mỗi tháng, nếu dùng một tỷ số cao hơn nước ngoài là 35% để dành cho việc trả nợ (4,2 triệu), thì họ có thể vay một số tiền tối đa là 400 triệu trả làm 20 năm với lãi suất 15% một năm. Người VN có nhiều tiết kiệm, nên số tiền mặt trả trước (down payment) có thể lên đến 1/3. Dựa trên các yếu tố này, thì căn nhà trung bình giá khoảng 600 triệu đồng là thích hợp với túi tiền và hoàn cảnh của họ. Và cũng theo công thức này thì phần lớn các nhà ở tại HCM hay Hà Nội đều vượt quá khả năng trả nợ của người tiêu dùng. Tuy vậy giá cả tại các tỉnh nhỏ cho thấy chỉ hơi cao hơn khả năng một ít.
Yếu tố khác có thể đo lường được là dòng tiền đang đổ vào BĐS, gồm tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư, tiền vay mượn của ngân hàng hay tư nhân, và tiền đầu tư từ nước ngoài qua FDI. Hiện nay, FDI vẫn đổ vào các dự án BĐS có giá đất trưng dụng thật thấp và có nhiều ưu đãi trong điều kiện đầu tư. Tuy nhiên, rất ít tiền FDI cho các dự án đang dang dở, bị kẹt vốn, mà chủ đầu tư không chịu hạ giá hơn 30% giá vốn ban đầu.
Hệ thống ngân hàng địa phương thì đã lỡ kẹt với rất nhiều khoản nợ xấu, nên vẫn phải tiếp tục cho các chủ đầu tư BĐS đáo hạn, hy vọng thị trường phục hồi. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay BĐS của ngân hàng không được tiết lộ, cũng như chỉ tiêu xếp hàng nợ xấu cũng khác quốc tế, nên chỉ có thể được ước tính. Theo một chuyên gia tài chánh của Singapore, số nợ xấu này trung bình lên đến 18% của toàn số nợ, một con số rất cao.
Đồng tiền nhàn rỗi từ tư nhân vẫn khá dồi dào, nhưng sau khi thị trường BĐS tại TP.HCM đóng băng, thì các nhà đầu tư bắt đầu chuyển tiền qua kênh đầu tư khác. Hiện nay, nhà nước đang ngăn ngừa dòng tiền này đổ vào kênh vàng hay USD, nên chắc là sẽ có một ít đổ vào BĐS, nhưng sẽ giới hạn vì tâm lý hoang mang với triển vọng của nền kinh tế.
Yếu tố có thể định lượng thứ tư là ảnh hưởng từ nền tình hình vĩ mô, mà động tác chính sẽ là mức độ tăng trưởng của thu nhập quốc gia (national income, không phải GDP), tỷ giá đồng VN và con số lạm phát. Thu nhập quốc gia thì bao gồm cán cân xuất khẩu so với nhập khẩu, FDI, kiều hối và nợ vay tư và công. Tất cả các thành tố này đều tiêu cực, có khuynh hướng đi xuống và sẽ ảnh hưởng xấu đến giá trị thực sự của BĐS trong một thị trường bình thường.
Do đó, nếu chỉ nhìn vào 5 yếu tố định lượng trên thì có thể nói là thị giá nhà ở cho người dân đang cao hơn từ 10% cho các nhà ở tại các tỉnh ngoài HCM và Hà Nội, đến 20% cho các nhà trung bình là lên đến 40% cho các nhà ở cao cấp.
Yếu tố vô hình ngăn bong bóng vỡ
Nếu VN có một nền kinh tế bình thường như tại các quốc gia Âu Mỹ, thì mọi định lý tài chính sẽ tiên đoán là bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nền kinh tế VN chứa nhiều nghịch lý khó thể giải lý. Những yếu tố vô hình không định lượng lại thường có một tầm quan trọng hơn với người tiêu dùng hay nhà đầu cơ thứ cấp.
Hai yếu tố vô hình quan trọng nhất trong giá trị BDS tại VN là tác động mạnh mẽ của các nhà đầu cơ, với sự hỗ trợ đắc lực của các chủ đầu tư cho dự án, cũng như những tài trợ bất đắc dĩ của các ngân hàng; và tâm lý bầy đàn của đám đông. Thông tin về BĐS tại VN thiếu hẳn sự minh bạch và trung thực; luật về BDS phức tạp và khó thi hành; nên các nhà đầu cơ lợi dụng tối đa khe hở này để thực hiện những thủ thuật trắng trợn và đôi khi phi pháp, từ việc quảng cáo hay phóng tin đồn sai sự thực đến việc làm giá qua các giao dịch dưới gầm bàn.
Tác động của các nhà đầu cơ có thể nhận thấy rõ rệt trong những vụ thổi giá đất gần đây ở Hà Nội và trước đây ở TP.HCM. Cường độ của các nhà đầu cơ cho thấy một sức đẩy có ảnh hưởng khá lớn trên thị giá.
Các nhà đầu tư VN cũng biểu hiện hội chứng bầy đàn rất cao. Vì truyền thống gia đình, bạn bè và bè phái trong xã hội, các nhà đầu tư thường không có nhiều phán đoán độc lập, hay cố gắng đi tìm những cơ hội đặc thù khác biệt. Đặc tính "ai sao tôi vậy" khiến thị trường thường dao động về một phía, không cân bằng và gây ra hiện tượng bong bóng thường xuyên hơn. Ở một mặt khác, yếu tố này lại có thể tác động nhanh hơn đến thị giá khi vài nhà đầu cơ kẹt tiền bán tháo. Tâm lý hốt hoảng khi có người la "cháy" trong một rạp hát đông người là một thí dụ.
Hai yếu tố khác cũng ảnh hưởng nhiều đến thị giá của BĐS là chính sách của nhà nước và cảm quan của người mua hay bán. Luật lệ về BĐS VN khác nhiều so với thế giới cho nên khó có thể dùng các công thức bình thường để suy diễn tác động của yếu tố này trên thị giá. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn được vài điều: nhà nước không muốn để cho bong bóng BDS vỡ vì hậu quả nguy hiểm của nó trên nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, chính sách của nhà nước thường có kết quả ngược lại với mục tiêu ban đầu nên những thủ tục hành chánh mới sẽ làm chậm lại mọi giao dịch (cùng một lúc chậm lại sự phát nổ của thị giá) và giúp giữ giá thành cao hơn.
Với quyết tâm ngăn chặn sự đổ vỡ của bong bóng, nhà nước có thể đổ thêm số tiền lớn vào kênh BDS, trực tiếp hay qua ngân hàng, và kết quả sau cùng là tiến trình đi xuống sẽ bị chậm lại nhiều năm. Ngoài ra, nếu tỷ lệ lạm phát quá cao, đồng tiền mất giá trầm trọng, thì dòng tiền của tư nhân cũng có thể đổ xô về BĐS để giữ an toàn cho tiền nhàn rỗi.
Một yếu tố khác nữa là BĐS có một giá trị cá nhân do cảm xúc riêng biệt của người mua hay người bán. Trong các loại tài sản, BDS thường đi đôi với sự yêu ghét dễ ảnh hưởng đến quyết định của mọi người liên quan. Một khu phố được nhiều người ưa thích qua những kỷ niệm quá khứ có thể đẩy giá thành lên 15% đến 40% cao hơn giá trị thực sự; một kiến trúc đặc thù có thể tạo dị ứng hay yêu mến tùy cảm quan cá nhân.
Nói tóm lại, khó có thể đo lường sự quyến luyến không lý giải này về BĐS và yếu tố này có thể giúp thị giá BĐS bền vững hơn.
Bong bóng nào rồi cũng sẽ vỡ
Nhìn chung, 4 yếu tố vô hình là rào cản hiện nay đang ngăn ngừa sự đổ vỡ của bong bóng tại Hà Nội và TP.HCM. Dù BĐS tại TP.HCM đang đóng băng nhưng giá cả chưa quay về với giá trị thực sự và hợp lý như các yếu tố định lượng ghi nhận. Tuy nhiên, về lâu về dài, tất cả mọi bong bóng đều phải vỡ để thị giá quay về với thực tế. Vấn đề là các yếu tố vô hình sẽ giữ giá và thanh khoản được bao lâu?
Qua kinh nghiệm của các bong bóng tại các quốc gia Âu Mỹ, thì bong bóng được coi là như đã vỡ khi thị giá xuống dưới 30%. Vì tâm lý hốt hoảng, thị giá có thể xuống thêm 20% dưới giá thực sự và bình thường. Do đó, tùy mức giá đã được bong bóng thiết lập, với nguyên tắc càng lên cao càng xuống thấp, giá nhà ở cao cấp hiện nay ở Hà Nội có thể mất đến 60% thị giá nếu bong bóng phát nổ. Với sự đóng băng, nhà ở cao cấp tại TP.HCM có thể mất khoảng 40%. Các phân khúc nhà ở khác sẽ cũng mất giá, nhưng ít hơn.
Theo nhận xét của người viết, thị trường nhà ở tại Hà Nội sẽ đóng băng vào 2012 như TP.HCM, và có thể mất 4 năm nữa trước khi bong bóng BDS tại VN nổ tung và giá cả quay lại mức độ bình thường khoảng 8 năm sau đó. Tuy vậy, bất cứ một tác động tâm lý nào lớn lao trên thị trường (một vụ lường gạt chạy nợ vĩ đại, một sụp đổ của một ngân hàng hay một tập đoàn tăm tiếng...) có thể là ngòi nổ đẩy tiến trình diễn ra sớm hơn.
Năm 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính tại Á Châu, tôi qua Bangkok thăm các bạn cũ, trong đó có một đại gia về BĐS, từng được báo Forbes tuyên dương là tỷ phú đang lên của Thái Lan. Ông ta buồn rầu đưa tôi đi xem các công trình đang xây dựng dở dang của ông, từ những khu đô thị mới đến những tòa nhà thương mại văn phòng đầy tham vọng. Khắp Bangkok, những cơ sở bê tông cốt sắt dựng lên nữa chừng rồi bỏ hoang cho ấn tượng của một thế giới sau cuộc chiến nguyên tử.
Vì khả năng và quan hệ, sau 10 năm, vị đại gia BĐS gần phá sản này đã phục hồi phong độ và hiện là một trong những công ty BĐS hàng đầu của Thái Lan. Đầu năm nay, tôi hỏi là bao giờ ông sẽ sang VN để đầu tư? Ông ta trả lời: "Cuối 2012. Lúc đó, bong bóng sẽ nổ và tôi tha hồ lựa chọn dự án với giá rẻ mạt."
Tôi nghĩ chắc ông lầm bong bóng BĐS của VN với cuốn phim "Đại Họa 2012". Chúng ta hãy chờ xem.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Theo bạn, thị trường BĐS ở Việt Nam hiện có phải một bong bóng khổng lồ? Liệu đến bao giờ bong bóng này sẽ vỡ? Hậu quả sẽ lớn đến đâu? Mọi ý kiến thảo luận xin gửi về vef@vietnamnet.vn

Giới dân chủ Trung Quốc tiếp tục phản kháng bất chấp đàn áp

Giới dân chủ Trung Quốc tiếp tục phản kháng bất chấp đàn áp
Ảnh minh họa cảnh sát  Trung Quốc ngăn chặn người biểu tình (Reuters)
Ảnh minh họa cảnh sát Trung Quốc ngăn chặn người biểu tình (Reuters)
Trọng Thành
« Giới dân chủ Trung Quốc nỗ lực đưa tiếng nói ra công luận bất chấp đàn áp » là tựa đề trang quốc tế của nhật báo Le Monde. Tờ báo dẫn lời nhà phân tích Hạ Vệ Phương (He Weifang), giáo sư luật tại Đại học Bắc Kinh, người cổ vũ cho các thay đổi thể chế pháp luật tại Trung Quốc, theo ông, « Chế độ Trung Quốc hiện nay đang ở trong tình trạng rối loạn ».
Trong bối cảnh đàn áp gia tăng tại Trung Quốc nhắm vào giới dân chủ và những người bất đồng chính kiến, việc cất lên một tiếng nói phản kháng quả là một hành động mạo hiểm. Theo Le Monde, giáo sư luật học Hạ Vệ Phương hiểu điều này, khi ông tìm cách đưa ra một bài viết phản đối việc tư pháp thành phố Trùng Khánh đi quá giới hạn được phép.
Tại chính nơi đây, một « chiến dịch đỏ », nhằm cổ vũ cho lập trường cứng rắn từ phía chính quyền, đang diễn ra rầm rộ. Ba nhật báo cởi mở nhất của truyền thông Trung Quốc đã từ chối không nhận xuất bản bài viết của ông Hạ Vệ Phương. Chỉ có một nhật báo của Thượng Hải là dám làm điều này. Giáo sư luật Đại học Bắc Kinh cho Le Monde biết, lãnh đạo đảng Cộng sản của thành phố Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, sẵn sàng trừng phạt tất cả những ai dám mở miệng chỉ trích và tống giam họ với tội danh « làm tay chân cho Phương Tây ».
Tuy nhiên, giới dân chủ đã không khoanh tay. Ngoài phản ứng của ông Hạ Vệ Phương, ngày 28/4, xuất hiện trên tờ báo chính thống Nhân dân nhật báo, một bài xã luận cổ vũ cho quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Bài viết mở đầu với một trích dẫn được cho là của nhà triết học Voltaire : « Tôi không đồng ý với điều bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng trả giá sinh mạng của mình cho quyền tự do phát biểu của bạn ». Bài viết, thể hiện cho quan điểm của giới trí thức và hoạt động xã hội có thiên hướng dân chủ, khẳng định : Trung Quốc đang ở « một bước ngoặt lịch sử », nơi « sự đa dạng là bí mật đối với sự phú cường của một xã hội ». Tác giả bài xã luận kịch liệt phản đối các thế lực muốn « dùng quyền lực để bịt miệng những người khác quan điểm ».
Bài viết ngợi ca sự khoan dung và quyền tự do ngôn luận kể trên là một đòn đánh công khai chống lại thái độ hoảng sợ của chính quyền, dùng các biện pháp an ninh đè bẹp các ý kiến đối lập trong những tuần gần đây.
Cũng ngày 28/4, trong cuộc trả lời họp báo với các phóng viên Trung Quốc tại Kuala Lampur (Malaysia), khi ông đang trong chuyến công du, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cổ vũ cho một cuộc cải cách chính trị. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc cổ súy tinh thần độc lập và ý thức sáng tạo. Lời phát biểu của thủ tướng Trung Quốc đã không được báo chí trong nước đăng tải. Theo nhà chính trị học Joseph Cheng, thuộc City University Hồng Kông, phát biểu của thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy « sự thất vọng » của một lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, ngay cả với tư cách là người đứng đầu chính phủ cũng không thể tiến hành được các cải cách chính trị, bất chấp việc ông nhắc đi nhắc lại những yêu cầu này. Nhà chính trị học nhận xét, việc ông Ôn Gia Bảo tiếp tục nói nhiều về chuyện này là bởi vì ông sẽ không còn có cơ hội để nói sau khi về hưu vào năm 2012.
Trong hiện tại, nếu như trong giới lãnh đạo Trung Quốc không xảy ra các mâu thuẫn lớn, như vào thời điểm 1989, thì việc đưa tinh thần mao-ít trở lại và việc tiến hành các đàn áp khốc liệt đã nhận được sự ác cảm từ phía các bộ phận cấp tiến nhất trong xã hội và trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự đàn áp và thái độ cứng rắn không hợp thời này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, đã thể hiện cho sự hoảng hốt của chế độ hiện hành trước những khát vọng đạo đức, công lý và tinh thần của xã hội Trung Quốc.
Ông Hạ Vệ Phương được biết đến như một trí thức nỗ lực hoạt động và cổ vũ cho một nền pháp lý công bằng, điều mà chính quyền Trung Quốc hiện nay đang cưỡng lại. Là độc giả cần mẫn của nhà tư tưởng Pháp Alexis de Tocqueville, đặc biệt là hai cuốn « Chế độ cũ » và « Cách mạng », giáo sư Hạ Vệ Phương khuyên các lãnh đạo Trung Quốc nên đọc tác giả này. Ông nhấn mạnh một kinh nghiệm lịch sử, chế độ quân chủ Pháp cuối thế kỷ XVIII đã bỏ lỡ một sự thay đổi quan trọng, mà vương quyền Anh Quốc đã thực hiện được, cụ thể là đã dành nhiều không gian hơn cho các hoạt động của các luật sư và việc bảo vệ các quyền của dân chúng, với habeas corpus, tức là quyền không bị bắt khi chưa bị kết tội.
Chiến phí của Pháp tại Libya hiện lên đến 50 triệu euro
Về cuộc chiến tại Libya, phụ trương của nhật báo kinh tế Les Echos cho biết « Chiến tranh tại Libya đã khiến Pháp phải chi tới 50 triệu euro », kể từ khi bắt đầu chiến dịch Harmattan, 19/3, sau khi nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an được ban hành. Trong số tiền 50 triệu euro kể trên, khoảng 30 triệu là dành cho đạn dược mà không quân sử dụng. Số tiền còn lại chủ yếu được chi trả vào các khoản tiền thưởng cho những quân nhân tham chiến.
Các chí phí chiến tranh tại Libya là không được dự trù trước, một phần trong số đó sẽ được chi trả với ngân sách dành cho huấn luyện quân sự. Dự kiến nếu chiến tranh kéo dài ba tháng, chi phí sẽ là 100 triệu euro, nếu kéo dài một năm sẽ là 400 triệu euro.
Islamabad bị phương Tây ngờ vực, vì để Ben Laden sống an toàn tại Pakistan
Việc thủ lĩnh Al-Qaida bị Hoa Kỳ tiêu diệt ngay tại Pakistan khiến hình ảnh của Islamabad trong con mắt của các nước Phương Tây đổi khác. Le Monde chạy tựa « Pakistan đối diện với sự nghi ngờ quốc tế ». Ngày hôm qua, thủ tướng Pakistan đã có cuộc gặp với tổng thống và thủ tướng Pháp, nhằm hóa giải mối ngờ vực này nhằm không làm thay đổi mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trước chuyến công du của thủ tướng Pakistan tới Pháp, ngoại trưởng Pháp Alain Juppé đã chỉ trích Pakistan đã có một lập trường không rõ ràng, bởi theo ông, không thể nào tin được một nhân vật như Ben Laden lại có thể sống ngay tại một thị trấn nhỏ bé, mà không bị chính quyền Pakistan phát hiện ra.
La Croix, với đặc phái viên tại Abbottabad, đã cho biết chi tiết về những ghi nhận và phản ứng của các cư dân tại khu vực này đối với cuộc tấn công tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaida và đời sống của những người trong ngôi nhà bí ẩn, nơi Oussama Ben Laden từng ẩn náu.
Theo Les Echos, thủ tướng Pakistan trong chuyến công du Pháp đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc liên quan đến Ben Laden. Thủ tướng Yousuf Raza Gilani nhấn mạnh, Pakistan đã hy sinh 30.000 người trong cuộc chiến chống khủng bố, và cuộc chiến này chiếm 4% tổng sản phẩm quốc nội của Pakistan.
Cha đẻ của vi tín dụng thanh minh cho mô hình kinh tế vì lợi ích của người nghèo
Cũng liên quan đến khu vực Nam Á, nhật báo Libération hôm nay có cuộc phỏng vấn với giải Nobel Hòa bình năm 2006 người Bangladesh, ông Muhammad Yunus, được tôn vinh là cha đẻ của mô hình của vi tín dụng. Ngày 2/3, ông Yunus đã bị chính quyền Bangladesh loại ra khỏi ban giám đốc Ngân hàng Grammen Bank, ngân hàng của những người nghèo do ông sáng lập, với lý do ông đã đến tuổi về hưu. Tuy nhiên, theo những người ủng hộ ông Yunus, lý do chính khiến ông bị mất chức là vì đã dám thành lập một đảng chính trị độc lập vào năm 2007, và vì vậy ông trở thành đối thủ của thủ tướng Bangladesh.
Libération cũng cho biết giải Nobel Hòa bình cũng đã được trắng án với vụ kiện ông biển thủ tài chính. Ngân hàng Grammen Bank có đến 8 triệu khách hàng, trong đó 97% là phụ nữ, hàng tháng ngân hàng cho mượn đến hơn 100 triệu đô la.
Trong bài trả lời phỏng vấn, ông Yunus khẳng định việc phối hợp hai mục tiêu kinh doanh và xã hội là hoàn toàn có thể được, ví dụ như chuyện các công ty đa quốc gia như Danone tiến hành sản xuất sữa chua với giá rẻ để giúp vào việc khắc phục nạn suy dinh dưỡng. Một social business, tức là các hoạt động thương mại vì mục tiêu xã hội, theo diễn đạt của ông, có thể góp phần vào việc đẩy lùi nghèo đói. Mặc dù các hoạt động đó hiện nay không thấm gì, nhưng theo ông Yunus, nếu thay đổi cách suy nghĩ, chúng sẽ mang lại nhiều tác động lớn.
Paris quyết định tự xử lý rác thải để thay đổi quan hệ với khu vực ngoại ô
Để kết thúc mục điểm báo hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tin mới liên quan đến một hoạt động bảo vệ môi trường quan trọng tại Paris. Les Echos cho biết Lời hứa hẹn của Paris không xả rác ra ngoại ô bắt đầu biến thành hiện thực kể từ hôm qua.
Trung tâm Syctom, chuyên phụ trách xử lý rác thải cho 83 khu vực với 5,5 triệu cư dân Paris, đã chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm với 30 nhân viên này cho phép phân loại 15.000 tấn rác thải gia dụng hàng năm. Đây là bước đi đầu tiên hướng đến việc thành phố tự xử lý hoàn toàn rác thải gia dụng.
Bên cạnh hoạt động phân loại rác thải, mục tiêu của trung tâm này còn là mang lại cho cư dân Paris một bài học sống động về cách xử lý rác. Bởi vì, tính hiệu quả của việc xử lý rác phụ thuộc rất nhiều vào các cá nhân. Theo Les Echos, các hoạt động xử lý rác tại trung tâm của thành phố không cho phép sửa lại các sai lầm của các cá nhân, khi họ vứt rác sai chỗ, khiến cho một thùng chất thải tái chế có thể bị hỏng hoàn toàn. Như vậy, kể từ nay, các cư dân Paris có thể tới thăm quan trung tâm này để biết được tận mắt những khó khăn và đặc thù của hoạt động phân loại rác bảo vệ môi trường.
Quyết định của thành phố Paris tự xử lý rác thải ngay trong thành phố nằm trong chủ trương của thị trưởng Bertrand Delanoe nhằm thiết chặt quan hệ với các vùng ngoại ô.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Trang nhất nhật báo Libération hôm nay chạy tựa « Chiến dịch tái chinh phục bắt đầu », với nhận định : cái chết của Oussama ben Laden tạo sức bật cho tổng thống Hoa Kỳ Obama trong cuộc tái tranh cử tổng thống 2012. « Afghanistan. Pháp dự định rút quân sớm » là hàng tựa chính của Le Figaro. La Croix thì hướng sự chú ý đến tình trạng bạo lực giữa các sắc tộc vẫn tiếp diễn tại Côte d’Ivoire với hàng tựa đề « Tại Bờ Biển Ngà, cướp bóc tiếp tục ».
Về thời sự Châu Âu, Les Echos chạy tựa « Bật đèn xanh cho việc kiểm soát trở lại những đường biên giới giữa các quốc gia Châu Âu ».
Về thời sự nước Pháp, « Bốn năm sau khi thắng cử, ông Sarkozy hiện đang xây dựng các cơ sở cho chiến dịch tái tranh cử 2012 » là tựa đề trên trang nhất Le Monde. Còn tờ l’Humanité thì hướng cái nhìn đến dự luật mới liên quan đến việc tăng cường cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát của Châu Âu đối với tài khóa và Bảo hiểm quốc gia, do chính phủ Pháp đệ trình để Quốc hội chuẩn y, với hàng tựa « Siêu thắt lưng buộc bụng. Một đòn đánh mạnh ». Le Figaro tiếp tục chú ý đến hiện tượng bê bối dây chuyền của biệt dược Mediator với hàng tít : « Mediator trị giá 1,2 tỷ đô la đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội ».