Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Bài viết nên đọc

Không thể tồn tại song song cơ chế Tam quyền phân lập và hệ thống chính trị độc đảng

1. Hệ thống độc đảng tại Việt Nam:
Hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam [do Đảng cộng sản chi phối] chỉ ghi nhận và công nhận sự hoạt động và tham gia vào các hoạt động chính trị của Đảng Cộng sản và các tổ chức do Đảng CS lập ra ; phủ nhận / không công nhận bất cứ đảng phái, hệ thống tư tưởng nào khác ngoài ĐCS và ý thức hệ cộng sản
=> ĐCSVN [đã cướp quyền lực và] xây dựng tại Việt Nam 1 chế độ độc đảng – chính xác hơn là 1 chế độ chuyên chính cộng sản, mang tính chất phản dân chủ, không tôn trọng các giá trị tự do, nhân quyền, dân chủ căn bản được ghi nhận trong các công ước quốc tế mà chính quyền Việt Nam cũng có ký kết
=> quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa quyền lực tuyệt đối, hình thành nên sự lạm quyền, tiếm quyền, thủ tiêu hầu hết mọi quyền lực căn bản của người dân trong nền chính trị.
-          Việc chỉ công nhận sự hoạt động của 1 Đảng [Đảng CSVN chỉ công nhận bản thân mình và phủ nhận hoàn toàn các đảng khác] đã dẫm đạp lên quyền tự do lập hội của công dân ;
-          Việc áp dụng cơ chế kiểm duyệt, “định hướng” thông tin trong báo chí, truyền hình, xuất bản, … đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do báo chí, … và hiện đại hơn là tự do thông tin trong môi trường truyền thông đa phương tiện ;
-          Việc xây dựng các đạo luật, văn bản dưới luật điều chỉnh các sinh hoạt trong xã hội không nhắm tới mục đích công nhận, mở rộng và bảo trợ các quyền dân chủ căn bản trong thực mà chỉ nhằm mục đích hạn chế, bóp nghẹt các quyền dân chủ, tự do căn bản của công dân. Ví dụ như chế định về hộ khẩu xâm phạm đến quyền tự do cư trú, nghị định 36 CP về “tụ tập đông người” được dùng để xâm phạm quyền tự do biểu tình, quyền tự do hội họp, luật báo chí quy định không công nhận báo chí tư nhân xâm phạm đến tự do báo chí, …
Những việc làm trên chỉ là 1 phần những gì đang hiện hữu trong xã hội và nền chính trị Việt Nam do ĐCSVN gây ra.
2. Cơ chế tam quyền phân lập:
Cơ chế tam quyền phân lập được thiết lập nhằm kiềm chế, kiểm soát nhằm mục đích cân bằng quyền lực, tiêu diệt lạm quyền, tiếm quyền trong hệ thống chính trị nói chung và cơ cấu tổ chức nhà nước nói riêng. Đảng phái, các tổ chức chính trị là 1 bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị, do vậy, việc xây dựng cơ chế tam quyền phân lập cũng nhằm bảo vệ các đảng / tổ chức chính trị nhỏ trước các Đảng / tổ chức chính trị lớn đang “nắm quyền lực” của quốc gia.
1 nhà nước có 3 nhánh cơ quan quyền lực căn bản và chủ chốt:
-  Quyền lập pháp được giao cho quốc hội. Quốc hội thường có 2 dạng: đơn viện [1 viện] hoặc lưỡng viện [2 viện] gồm thượng viện và hạ viện.
-  Quyền hành pháp được giao cho tổng thống hoặc thủ tướng xây dựng nội các chính phủ điều hành.
-  Quyền tư pháp được giao cho Tòa án tối cao và hệ thống hai cấp cơ bản – sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án cấp trên là tòa phúc thẩm cho các bản án / quyết định của tòa cấp dưới.
Nguyên tắc chung của cơ chế tam quyền phân lập được áp dụng tại hầu hết các quốc gia dân chủ, văn minh hiện nay như sau:
-  Việc lập hiến [quy định cơ chế tam quyền phân lập] do quốc hội lập hiến [khác hoàn toàn với quốc hội lập pháp] soạn dự thảo, đi đến thống nhất rồi tổ chức phúc quyết/ trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp. Nếu người dân phúc quyết thông qua thì hiến pháp đó mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, còn ngược lại, quốc hội lập hiến sẽ phải sửa đổi dự thảo theo ý nguyện nhân dân và tổ chức phúc quyết lại. Quốc hội lập hiến được thành lập theo 2 cách cơ bản: 1 là do nhân dân bầu trực tiếp theo lối phổ thông đầu phiếu chọn ra những người được lòng tin của nhân dân ; 2 là do 1 ủy ban soạn dự thảo HP tuyển lựa những nhân sỹ, trí thức, luật gia có uy tín.
Việc xây Hiến pháp dân chủ, quy định cơ chế tam quyền phân lập là bước đầu tạo dựng nên cơ chế này. Cơ chế này được áp dụng từ việc hình thành, trao quyền cho đến hoạt động của các nhánh / cơ quan quyền lực.
-  Việc hình thành các cơ quan quyền lực / nhánh quyền dựa trên các cách thức khác nhau và có những yêu cầu riêng, góp phần tạo nên sự khác biệt trong việc tuyển lựa người chịu trách nhiệm của các nhánh quyền lực.
+ Việc hình thành cơ quan lập pháp thông qua tổng tuyển cử theo lối bầu cử phổ thông đầu phiếu. Trong hệ thống lưỡng viện thì quy tắc bầu cử thành viên của 2 viện cũng có sự khác nhau rõ rệt. Đảng phái hoặc liên minh nào chiếm đa số tại nghị viện thì thủ lĩnh phe đó tại nghị viện sẽ là người đứng đầu [chủ tịch] Nghị viện, các đảng phái, liên minh khác sẽ là các đảng phái đối lập. VD: tại CHLB Đức, liên minh của CDU/CSU và FDP [liên minh Trung Hữu] đang chiếm đa số tại Hạ viện Đức [Bundestag], các đảng phái khác như Đảng SPD, Đảng Xanh, Đảng cánh tả [Die Linke] là các đảng thuộc phe đối lập lại với liên minh Trung Hữu tại Hạ viện Đức.
+ Việc hình thành cơ quan hành pháp được thực hiện thông qua các cách sau:
Đối với các nước có tổng thống làm nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu ngạch hành pháp: thông qua bầu cử tổng thống. Ở nhiều nước, nếu số lượng ứng cử viên tổng thống lớn thì sẽ chia cuộc bầu cử thành nhiều vòng, còn nếu ít ứng cử viên thì chỉ tổ chức 1-2 vòng. Tổng thống đắc cử sẽ tự đề cử thủ tướng, xây dựng nội các chính phủ để Quốc hội thông qua trong thời gian luật định. VD: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Đại Hàn Dân quốc, …
Đối với các nước quân chủ lập hiến hoặc tổng thống làm nguyên thủ quốc gia nhưng thủ tướng đứng đầu ngạch hành pháp: Sau cuộc tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội / Hạ nghị viện [đối với hệ thống lưỡng viện], Quốc hội / Hạ nghị viện mới sẽ bầu chọn ứng viên mà các đảng phái chính trị chọn lựa làm thủ tướng, thủ tướng sẽ xây dựng nội các để Quốc hội / Hạ nghị viện thông qua [thường thì người đứng đầu đảng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sẽ được Quốc hội chọn làm thủ tướng]. VD: CHLB Đức, Vương quốc Anh, …
+ Việc hình thành cơ quan tư pháp được thực hiện kết hợp: 1 phần của Tòa án tối cao do Quốc Hội tuyển chọn, 1 phần khác cho Tổng thống bổ nhiệm từ các thẩm phán có kinh nghiệm theo danh sách do tổ chức của các thẩm phán, công tố viên và hội luật gia tiến cử.
-  Phân chia biệt lập trong 3 nhánh quyền lực – người của nhánh quyền lực này không thể nằm trong nhánh quyền lực khác => tạo ra tam quyền phân lập một cách tuyệt đối:
+ Thành viên nội các chính phủ thì không thể là người trong các cơ quan có chức năng giám sát cơ quan hành pháp, tức có nghĩa các thành viên nội các chính phủ không thể là nghị sỹ quốc hội / hạ nghị sỹ.
+ Hệ thống tư pháp thì phi chính trị, có nghĩa là những người làm việc trong hệ thống tư pháp không được hoạt động chính trị, không được tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị, không được ủng hộ bất cứ đảng phái chính trị hay phong trào chính trị nào.
-   Việc kiềm chế, giám sát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực và giữa các đảng phái chính trị được thực hiện chặt chẽ, liên tục góp phần thủ tiêu sự lạm quyền, tiếm quyền, nâng cao trách nhiệm của các nhánh quyền lực đối với phận sự của mình, góp phần tạo ra tính minh bạch, công khai của nền chính trị, … Ví dụ:
+ Tại Hoa Kỳ, để 1 đạo luật được hình thành phải trải qua 1 quá trình bàn thảo kỹ lưỡng, đấu tranh gay gắt. Dự thảo luật do các thành viên nghị viện hoặc do tổng thống đệ trình lên quốc hội => các nghị sỹ thuộc đảng phái trong quốc hội thảo luận, chỉnh sửa, vận động hành lang, … => Hạ viện bỏ phiếu thông qua hoặc không thông qua, nếu Hạ viện thông qua thì dự luật lại được bỏ phiếu tại Thượng viện. Nếu Thượng viện thông qua thì dự luật sẽ được trình cho Tổng thống ký ban hành thành luật, nếu Thượng viện không thông qua, thì Thượng viện và Hạ viện sẽ cùng nhau bàn thảo lại để đi đến thống nhất. Nếu tổng thống không đồng ý với dự luật, Tổng thống và Quốc hội lại cùng bàn thảo lại để thống nhất. Điển hình hàng năm ta thấy nước Mỹ thông qua Dự luật Ngân sách hàng năm rất khó khăn.
+ Tại Vương quốc Anh, Hạ viện Anh thứ tư hàng tuần có các phiên chất vấn Thủ tướng [Prime Minister’s Questions] rất quyết liệt giữa 1 bên là thủ tướng đương nhiệm với các nghị sỹ về các vấn đề hiện tại của chính phủ nói riêng và của đất nước nói chung. Các cuộc chất vấn này được truyền công khai trên các phương tiện truyền thông Anh quốc và toàn cầu. [Có thể lên Youtube để xem thêm các clip với từ khóa Prime Minister’s Questions do chính UK Parliament đăng tải hàng tuần].
3. Cơ chế Tam quyền phân lập không thể tồn tại song hành trong hệ thống độc đảng tại Việt Nam:
 Hệ thống chính trị độc đảng tại Việt Nam biểu hiện rất rõ trong cơ cấu bộ máy nhà nước:
+ Quốc hội – cơ quan lập pháp: hơn 90% thành viên quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản
+ Chính phủ - cơ quan hành pháp: 100% thành viên chính phủ là đảng viên Đảng Cộng sản, Ủy viên bộ chính trị hoặc trong ban chấp hành TW của ĐCSVN
+ Tòa án tối cao – cơ quan tư pháp: 100% thành viên hội đồng thẩm phán TAND tối cao và Chánh án TAND tối cao là đảng viên ĐCSVN, điều đó có nghĩa là thành viên của hệ thống tư pháp cũng tham gia chính trị.
Mặt khác, đa số thành viên chính phủ từ người đứng đầu chính phủ đều là thành viên của Quốc hội - cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ và Chánh án tòa án tối cao cũng có tên trong Quốc hội.
Với toàn bộ các nhánh quyền lực đều do ĐCSVN nắm như vậy thì hoàn toàn không có việc kiềm chế, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giữa các nhánh quyền lực. Bởi hầu hết các thành viên của các nhánh quyền lực đều là đảng viên cộng sản, mà đã là đảng viên thì họ phải tuân theo đường lối, chủ trương, nghị quyết của ĐCSVN => 3 nhánh quyền lực cùng thực hiện 1 đường lối, chính sách, 1 nghị quyết chung như vậy thì mọi cơ chế kiềm chế, kiểm soát, giám sát đều vô tác dụng.
Mô hình chung, Hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay đang rơi vào thế “lưỡng đầu chế” giống như thời Lê – Trịnh thế kỷ 17-18. Theo đó, hệ thống cơ quan nhà nước giống như “Cung vua Lê” và hệ thống cơ quan của Đảng được ví là “Phủ chúa Trịnh” ; trong mỗi cơ quan nhà nước đều có “Đảng bộ”, “đảng ủy” của ĐCSVN nẵm vai trò lãnh đạo, đưa đường chỉ lối.
Hơn nữa, ta cần phải hiểu rằng cơ chế Tam quyền phân lập không chỉ có tác dụng kiềm chế, kiểm soát và giám sát giữa các nhánh quyền lực mà còn nhằm kiềm chế, kiểm soát và giám sát các đảng phái nắm quyền lực trong các nhánh quyền lực nhà nước. Nhưng trong hệ thống có 1 đảng thì hoàn toàn không có chuyện kiềm chế, kiểm soát và giám sát quyền lực của ĐCSVN, dẫn đến ĐCSVN tự tung, tự tác, vừa đá bóng vừa thổi còi bao nhiêu năm nay.
4. Điều cần thiết để xây dựng cơ chế tam quyền phân lập:
Do vậy, để xây dựng cơ chế tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước [được ghi nhận trong hiến pháp] thì điều kiện đầu tiên là áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng.
Các “dư luận viên” và những người ủng hộ đường lối độc đảng của ĐCSVN luôn nói rằng nếu áp dụng đa nguyên, đa đảng thì đất nước sẽ có nội loạn, sẽ có bất ổn, rối ren, … làm nguy hại đến sự ổn định, phát triển của đất nước rồi lấy ví dụ của Thái Lan ra để hù dọa nhân dân. Điều này hoàn toàn thiếu cơ sở lập luận và thực tiễn. Bởi trong 1 hệ thống dân chủ, nhà nước pháp quyền, có xã hội dân sự phát triển thì mọi hoạt động chính trị nói chung, hoạt động của các đảng phái nói riêng được điều chỉnh bằng luật pháp và hệ thống đảm bảo thực thi luật pháp 1 cách nghiêm minh thì sẽ không thể có chuyện gây bất ổn, rối ren hay nội loạn được. Thay vào đó chúng ta sẽ thấy một không khí dân chủ ngày càng cao, mọi quyền lợi chính đáng của những nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội được bảo đảm. Nếu những người phản bác đa nguyên, đa đảng lấy Thái Lan ra làm ví dụ thì ngược lại, chúng ta sẽ lấy nước Đức, nước Pháp, nước Anh, … là những nước đa nguyên, đa đảng có hệ thống pháp luật tốt, các đảng phái hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chứ không phải “ngồi lên pháp luật” như ĐCS tại Việt Nam làm ví dụ.
Mặt khác, việc rối ren, nội loạn của 1 nước không phải do cơ chế tam quyền phân lập hay đa nguyên, đa đảng gây ra, mà nguyên nhân sâu xa của nó là nhu cầu bảo vệ quyền lực độc tôn của kẻ thống trị. Thực vậy, hầu hết các chế độ độc tài, độc đảng luôn chính trị hóa quân đội, cảnh sát và dùng chính lực lượng này bảo vệ quyền lực cho mình, đàn áp sự đối kháng của các nhóm lợi ích khác trong xã hội, dần dần mọi mâu thuẫn, bức xúc được đẩy lên cao sẽ dẫn đến việc những tầng lớp bị đàn áp nổi lên đòi lại quyền làm người của mình, giới cầm quyền lại đưa quân đội và cảnh sát vào đàn áp => nội chiến, đổ máu, rối ren, … Ví dụ: vụ thảm sát sinh viên biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989, như tình hình tại Syria hiện nay và trước đó là tình hình Ai Cập, Lybia, Tunisia, … trong mùa xuân Arab. Do vậy, một điều kiện khác của việc áp dụng chế độ tam quyền phân lập là phải “trung lập hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng quân đội và cảnh sát.
Nguyễn Đình Hà

Không có lối ra cho điều 4 hiến pháp

Gây tranh cãi
Hạn chót lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 đợt này chỉ còn không đầy một tháng nữa là kết thúc. Cho đến lúc này, một trong những điểm gây ra những quan điểm khác nhau là điều 4 trong dự thảo hiến pháp sửa đổi. Điều đó được ghi rõ : ‘Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’
Đối với những đảng viên Cộng sản thì hẳn nhiên họ không muốn hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và xã hội; đặc biệt là những thành phần đang hưởng lợi từ chức vụ do đảng mang lại cho họ.
Trong kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức về sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992, điểm được nêu ra đối với điều 4 vừa nêu theo những người kiến nghị thì ‘chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong một cuộc bầu cử như thế’.
Có ý kiến cho rằng với một số điểm mới được đưa vào dự thảo hiến pháp sửa đổi thì vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản sẽ không thống soái như trước nữa. Tờ Thanh Niên hồi ngày 22 tháng 2 có bài trích dẫn phát biểu của nguyên đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết tại hội thảo do Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,Văn phòng Quốc hội tổ chức, cho rằng những ý kiến cho rằng chỉ có giữ được điều 4 mới duy trì được vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là những nhận thức mang nhiều định kiến.
Theo vị cựu đại biểu quốc hội có tiếng là ‘nói thẳng’ trước đây đó thì với điều 2 trong dự thảo sửa đối hiến pháp năm 1992 có thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam. Ông này nói hiến pháp cần nêu rõ qui định phương thức lãnh đạo Nhà Nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối hiện nay.
Ông Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo có tinh thần yêu nước thể hiện qua nhiều bài viết, lên tiếng về tranh luận nên bỏ hay duy trì điều 4 về vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản tại Việt Nam như hiện nay:
"Tôi nghĩ sự phức tạp này phản ánh một hiện thực của Việt Nam từ lâu rồi. Việc có những người kiên quyết  không tin tưởng gì vào điều 4 nữa, và có những người mặc dầu người ta cũng có sự bất bình nhưng vin vào điều này, điều kia để có thể hóa giải. Ở Việt nam hiện tượng như vậy là có thật, và có những nguyên cớ mà theo tôi nghĩ xuất phát từ nguyên cớ đời sống thôi."
Phải cạnh tranh công bằng
Như ý kiến trong bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 của 72 nhân sĩ trí thức được trao tận tay đại diện ủy ban Quốc hội về dự thảo sửa đổi hiến pháp hồi ngày 4 tháng 2 vừa qua, nhiều người trong nước cho rằng phải có nhiều hơn một đảng để có sự cạnh tranh công bằng.
Nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, trong bài viết trên blog phản bác lại ý kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Vĩnh Phúc, nêu rõ ‘tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng phái cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước’.
Nhà giáo Nguyễn Thượng Long đồng ý với tuyên bố đó của anh Nguyễn Đắc Kiên và cho rằng anh này đã nói thay cho nhiều người trong nước muốn có thêm đảng khác ngoài đảng cộng sản:
"Anh Nguyễn Đắc Kiên đã nói hộ được quá nhiều cho mọi người trong những ngày tháng này rồi ạ."
Một luật sư từng bị án tù do những quan điểm bất đồng của ông đối với đảng cộng sản cầm quyền, luật sư Nguyễn Văn Đài, có ý kiến về điều 4 trong hiến pháp Việt Nam:
"Vấn đề then chốt là vấn đề điều 4 hiến pháp cần phải thay thế nó đi. Không cần thiết phải qui định quyền lãnh đạo của đảng cộng sản trong đó ( hiến pháp), bởi vì khi điều 2 qui định mọi quyền lực Nhà nước thuộc về dân, do dân; tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân thì việc đảng cộng sản hay một chính đảng nào đó được nắm quyền lãnh đạo đất nước phải do người dân quyết định thông qua một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nếu đảng cộng sản cố tình qui định quyền lãnh đạo trong hiến pháp thì điều đó đi ngược lại lợi ích của nhân dân và chống lại quyền lực của người dân".
Không đến đâu
Qua phát biểu của ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và trả lời của ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho đại diện nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý; rồi phát biểu của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng những người quan tâm cho rằng hoạt động lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 lần này sẽ không có kết quả gì như mong đợi.
Nhà giáo Nguyễn Thượng Long nói về điều này:
"Lãnh đạo phải nói thẳng với nhân dân thực trạng của đất nước chúng ta hiện nay như thế nào, không thể giấu nhân dân bất cứ một điều gì cả. Chứ còn những điều nói không hết, chưa hết với nhân dân, thậm chí còn nói ngược khá nhiều vấn đề thì sự góp ý chắc chắn sẽ không thể nào mỹ mãn khi có sự chuẩn bị kỹ càng. Mà nhất là chỉ có ba tháng, và thú thực không phải người dân nào cũng quan tâm đâu. Trước cuộc sống mà hằng ngày phải đối diện với chuyện cơm áo, thì có bao nhiêu người trong 90 triệu người dân này có cái ‘đau đáu’ lo nghĩ về cái ‘khế ước xã hội’ này. Cho nên sự chuẩn bị không kỹ càng rất dễ rơi vào tình trạng hình thức rồi cũng không có gì khác những dự thảo lần trước."
Một tu sĩ Phật giáo, thượng tọa Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì tại Sài Gòn, cũng có ý kiến:
"Mình phải tán dương, ca ngợi những người có tinh thần đề nghị để thay đổi hiến pháp, luật pháp giúp đất nước được cởi mở, tốt đẹp và nhân quyền hơn. Điều đó rất tốt; nhưng riêng chúng tôi thấy họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng thôi, chứ không nghĩ đến nhân dân, đất nước gì cả."
Với những diễn biến như vừa qua, thì những đánh giá mà ông Nguyễn Thượng Long và thượng tọa Thích Không Tánh đưa ra sẽ không sai thực tế như bấy lâu nay đã diễn ra trong lĩnh vực hiến pháp Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-05
 

Trần Bình Nam - Ngày tàn của đảng CSVN không còn xa

“…phản ứng hoảng hốt của các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy ngày cáo chung của Điều 4 Hiến pháp và sau đó là ngày tàn của đảng Cộng sản Việt Nam không còn xa. Quân đội mà đảng Cộng sản gọi là Quân đội Nhân dân sẽ trở về phục vụ nhân dân theo đúng tên gọi của nó…”
Hải Sơn (HS): Thưa quý thính giả. Trong tháng qua sinh hoạt chính trị tại Việt Nam sôi sục hẳn lên về việc góp ý sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992. Bắt đầu bằng bản kiến nghị do 72 nhân sĩ khởi xướng, sau đó được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân. Một trong những góp ý then chốt kỳ này là các kiến nghị đều đòi hỏi đảng Cộnd sản Việt Nam  phải hủy bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp hiện hành, một điều mà nhiều nhà tranh đấu cho rằng nó là “vấn đề của mọi vấn đề”.

Để tìm hiểu thêm về những sự kiện liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp kỳ này, mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với ông Trần Bình Nam, nhà bình luận chính trị quen thuộc của giới truyền thông Việt ngữ. Ông Trần Bình Nam cư ngụ tại nam Cali, Hoa Kỳ.
Kính chào ông Trần Bình Nam. Trong tháng 2/2013 chuyện được nói nhiều nhất trong nước là chuyện tu chính Hiến Pháp. Ông thấy vấn đề tu chính này như thế nào?
Trần Bình Nam(TBN):  Từ năm 1992 đến nay có nhiều lần đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề tu chính Hiến Pháp ra bàn. Và lần nào cũng rộn ràng nhưng rồi chẳng có gì thay đổi. Điều cần bỏ đi nhất là Điều 4 Hiến pháp, cái điều khoản giao quyền cai trị đất nước cho đảng Cộng sản, và chỉ đảng Cộng sản mà thôi thì không bao giờ thay đổi. Qua mỗi lần tu chính bản văn được xáo tới xáo lui nhưng rồi Điều 4 vẫn giữ nguyên như vậy: Đảng trên hết, nắm hết ba quyền Hành Pháp, Tư  Pháp, Lập pháp .
HS: Theo chúng tôi thấy thì hình như càng ngày dư luận càng chú y đến Điều 4 Hiến pháp, có phải không thưa ông?
TBN: Đúng vậy, và đó là bước tiến tích cực nhất trong sự đóng góp ý kiến của quần chúng.  Nhớ lại cách đây 15 năm khi Tổ chức Phục Hưng Việt Nam  đưa vấn đề “Bỏ Điều 4 HP” gọi tắt là chiến dịch “Bỏ 4”, dư luận quần chúng, và ngay một số tổ chức chính trị và đoàn thể “chống chủ nghĩa cộng sản” cũng có vẻ bỡ ngỡ  cho là đòi “Bỏ 4” là công nhận gián tiếp bản Hiến pháp của Cộng sản, và điều có có nghĩa công nhận chế độ cộng sản nên dư luận đầu tiên đầu vào cuối thập niên 1900 và đầu thập niên 2000 đối với chiến dịch “Bỏ 4” không mấy mặn mà .
Trong khi đó những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nhận thấy ngay chiến dịch Bỏ 4 là một đòn quyết tử đánh vào cái cột chống chế độ cộng sản của họ. Trước hết họ chống chế: một Hiến pháp độc đảng cũng đang tồn tại tại Singapore, Đài Loan mà các nước đó vẫn tiến bộ nhanh chóng thì tại sao lại cần thay đổi. Nhưng đó chỉ là một cách chống chế mập mợ đánh lận con đen. Trên thực tế Singapore cũng như Đài Loan đều có một bản Hiến pháp đa đảng, chỉ khác là tại Singapore  đảng của ông Lý quang Diệu, và ở Đài Loan thì đảng Quốc Dân của ông Tưởng Giới Thạch vì làm được việc và được lòng dân nên luôn luôn thắng trong các cuộc bầu cử quốc hội.
HS: Ngoài việc bám vào Singapore và Đài Loan để chống chế nhưng không đánh lừa được ai cả, đảng Cộng sản Việt Nam còn làm những gì trước áp lực cấp bách của phong trào Bỏ 4, thưa ông Trần Bình Nam?
TBN:  Tháng 8/2007  ông Nguyễn Minh Triết khi đến công tác tại Tổng Cục Chính Trị quân đội đã nói với cán bộ và công nhân viên chức quốc phòng của Tổng cục chính trị rằng
“[Tôi] Khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội,  chúng ta phải xây dựng đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng…”
Lời  tuyên bố đó của ông Triết càng làm cho nhân dân quan tâm và dồn nỗ lực hơn nữa áp lực đảng Cộng sản Việt Nam bỏ điều 4 Hiến pháp, để cho các đảng chính trị ngoài đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động và cử người tham gia các cuộc bầu cử quốc hội tiến đến tu chính toàn bộ bản Hiến pháp phân chia dứt khoát quyền hành giữa 3 định chế : Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp
HS: Thưa ông, thế thì điều 4 Hiến pháp nói gì mà ông Triết và đảng cộng sản của ông sợ hải như vậy?
TBN: Điều 4 trong bản Hiến pháp gồm 147 điều do Quốc hội thông qua năm 1992 và  sửa đổi thêm bớt bởi Nghị quyết do ông Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày 7/1/2002, trong đó Điều 4 vẫn được giữ y nguyên viết rằng:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 Hiến pháp như vậy minh định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là luật tối thượng của quốc gia, dựa vào đó đảng cộng sản Việt Nam thu tóm mọi quyền hành trong tay, từ quyền hành chánh, quyền làm luật, quyền xử án, quyền biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của đảng, và quyền biến quân đội thành lực lượng vũ trang để bảo vệ đảng bám lấy quyền hành chính trị, chứ không phải là lực lượng bảo vệ sinh mạng của nhân dân và sự an toàn của đất nước như một nguyên tắc được thế giới văn minh công nhận. Và đó là nguyên nhân tạo ra suy đồi xã hội từ đạo đức đến văn hóa, giáo dục, y tế, cũng như nạn tham nhũng cửa quyền trở thành quốc nạn không thuốc chữa.
HS: Trong dự tính tu chính HP hiện này đảng Cộng sản đang toan tính những gì ?
TBN: Như bản Dự thảo đảng Cộng sản đưa ra tháng trước, chỉ là một sự thay đổi ngôn từ và hình thức trình bày chứ không có một tu chính gì quan trọng, đặc biệt vẫn giữ nguyên điều 4 Hiến pháp. Trong chỉ thị hướng dẫn nhân dân đóng góp ý kiến đảng còn căn dặn góp ý gì thì góp đừng chạm đến Điều 4. Nhưng lời căn dặn như lửa đổ thêm dầu. Thoạt tiên có 72 nhân sĩ trí thức trong đó có nhiều thành phần từng ủng hộ đảng Cộng sản như các ông Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng , Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đắc Xuân … ký tên vào một kiến nghị đưa ý kiến về tu chính Hiến pháp minh thị đòi hỏi tu chính điều 4 Hiến pháp, và sau đó có hàng ngàn nhân sĩ trong và ngoài nước ký theo.
HS: Thưa ông, phản ứng của đảng như thế nào?
TBN: Phản ứng của đảng là giận dữ. Ngày 25/2 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam nói tại Vĩnh Phúc, nguyên văn:
 “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
Lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông không hiểu gì cả. Chống lại đảng Cộng sản Việt Nam, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi trả quân đội cho nhân dân ông cho là thiếu đạo đức thì không ai biết ông hiểu đạo đức là gì. Cái kiến thức của ông quá kém cỏi.
HS: Báo chí trong nước phản ứng như thế nào, thưa ông?
TBN: Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên – làm cho báo Gia Đình & Xã Hội đã phát biểu trên blog của anh tóm tắc như sau:
“Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của Việt Nam, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng rằng:
Thứ nhất , ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch một đảng không có tư cách nói với toàn dân. Ông chỉ có quyền nói với đảng viên của ông thôi.
Thứ hai, đi vào nội dung ông phát biểu tôi muốn hỏi ông:
Cái thứ chính trị, tư tưởng ông muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng Cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng Cộng sản của các ông là đúng thôi sao? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên Cộng sản như vậy. Nhưng ngay cả với các đảng viên Cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Xin ông đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng của các ông xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái. Thật ra, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái thôi.”
Sau cùng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố: “Chẳng những tôi muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam trong đó các nguyên tắc đa nguyên chính trị là căn bản, tam quyền phân lập, địa phương tự trị, phi chính trị hóa quân đội và các lực lượng vũ trang là căn bản. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.”
Kết quả lời phát biểu thẳng thắn và can đảm của ông Kiên đã làm ông mất việc. Hội đồng kỷ luật báo Gia Đình – Xã Hội đã sa thải ông.
HS: Ông có kết luận gì về phong trào đòi Bỏ 4 hiện nay?
TBN: Sau kiến nghị của 72 nhân sĩ hiện nay đã có hơn 5000 công dân ký tên ủng hộ cho thấy có một phong trào quần chúng rộng khắp đòi hỏi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp. Phong trào rộng lớn đi song song với phản ứng hoảng hốt của các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam như của ông Nguyễn Minh Triết nguyên Chủ tịch nước trước đây và bây giờ là Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng và Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội cho thấy ngày cáo chung của Điều 4 Hiến pháp và sau đó là ngày tàn của đảng Cộng sản Việt Nam không còn xa. Quân đội mà đảng Cộng sản gọi là Quân đội Nhân dân sẽ trở về phục vụ nhân dân theo đúng tên gọi của nó.
HS: Thay mặt quý thính giả đài Đáp Lời Sông Núi, chúng tôi xin cám ơn bình luận gia Trần Bình Nam đã chia sẻ quan điểm của ông về sửa đổi hiến pháp, đặc biệt nhất là việc hủy bỏ Điều 4. Xin kính chúc ông nhiều sức khỏe.
TBN: Cám ơn ký giả Hải Sơn của đài ĐLSN.
Hải Sơn
(Radio Đáp Lời Sông Núi)

Khẩn: Xin ý kiến từng gia đình về Hiến pháp

Tại công văn khẩn phát hành vào ngày 6/3, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra nhiều yêu cầu trong việc tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về dự thảo.
Theo Ủy ban, đến nay nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương đã bước đầu tập hợp, tổng hợp sơ bộ ý kiến góp ý của nhân dân. Báo cáo của các địa phương cho thấy, nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố; đồng thời, có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết nếu được tiếp thu, “gạn đục, khơi trong” thì sẽ có một bản Hiến pháp chất lượng, thể hiện được ý chí của nhân dân.
“Ở một vài địa phương cũng đã phát hiện có một số cá nhân lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta”, Ủy ban nhận định.

Xin ý kiến từng gia đình về Hiến pháp
Một buổi lấy ý kiến cử tri tại thành phố Đà Nẵng - Ảnh: VTV
Tiếp tục triển khai lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nhấn mạnh một số việc cần được tập trung thực hiện.
Như, cần có nhiều tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng phân tích, làm rõ những nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp với lập luận khoa học, thuyết phục, chặt chẽ; làm cho người dân nắm vững, hiểu đúng nội dung của dự thảo, từ đó bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Đồng thời, cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Công văn cũng nêu rõ yêu cầu các địa phương, trong tháng 3/2013 cần in, gửi bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo bản thuyết minh và phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình để từng người dân có điều kiện tham gia đóng góp ý kiến.
Việc tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải đầy đủ, trung thực, khách quan cả ý kiến tán thành, ý kiến không tán thành, ý kiến khác, Ủy ban yêu cầu.
Trước một số ý kiến đề nghị nên kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tái khẳng định mốc thời gian đến hết ngày 31/3/2013. Tuy nhiên, kể từ sau ngày này cho đến thời điểm 30/4/2013 và cho đến 30/9/2013 trước khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo.
Các cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp, tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của nhân dân và gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các ý kiến góp ý của nhân dân sẽ được nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, quyết định, công văn này nêu rõ.
(VnEconomy)

TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng

TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng
Theo TS Alan Phan, hiện giới doanh nhân đang "đồn thổi" về một nữ doanh nhân giàu có và hiện tài sản của bà còn là một con số bí ẩn. Đó là Nguyễn Thị Nga, lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG.
Theo TS Alan Phan, nếu tài sản thực của nhiều người được công bố, Việt Nam sẽ có thêm tỷ phú thế giới
Tôi biết nhiều người giàu hơn ông Vượng
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup vừa lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới được Forbes công bố. Hiện ông cũng là nhà tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà theo ước tính của Forbes thì giá trị tài sản vào khoảng 1.5 tỷ USD, dựa vào 53% cổ phần (trực tiếp và gián tiếp) tại Vingroup.
Theo đó, ông Vượng xếp hạng 974 trong danh sách của Forbes năm 2013, đồng hạng với hơn 40 tỷ phú khác, với giá trị tài sản ròng theo Forbes là 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, ông Vượng cũng nằm trong danh sách 210 tỷ phú mới nhất của năm 2013.
Theo TS Alan Phan – Chủ tịch quỹ Đầu tư Viasa, đây thực sự là niềm vinh hạnh cho doanh nhân Việt: Tôi không nắm rõ về con đường làm ăn của vị tỷ phú trẻ tuổi này nhưng tôi cũng thấy vui vì đất nước có người được ghi danh là tỷ phú thế giới.
TS Alan Phan dự đoán, một vài năm nữa Việt Nam sẽ xuất hiện thêm một vài tỷ phú đô la. Mặc dù ông không muốn nhắc tới tên một ai nhưng TS Alan Phan khẳng định “bảng vàng” tỷ phú đô la ghi danh thêm một số doanh nhân Việt.
Với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa Hartcourt, công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987). Ông cũng là doanh nhân Việt đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997).
Tạp chí Forbes định giá tài sản của các cá nhân dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty nhà nước và tư nhân, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Tuy nhiên, theo TS Alan Phan ở Việt Nam tài chính còn thiếu minh bạch. Người ta chỉ nhìn thấy cái bề nổi mà không ai biết tài chính ngầm (nợ) của doanh nhân.
Forbes tính toán dựa trên tài sản nổi tức là giá trị cổ phiếu, tỷ giá trên thị trường hiện tại, sở hữu công ty có tài sản bao nhiêu, cổ phần bao nhiêu nhưng họ không tính nợ nần. Trong khi đó, ở Mỹ việc tính toán tài chính khá minh bạch nợ nần được công bố rõ ràng và rất chuyên nghiệp. “Chúng ta chỉ biết người ta giàu vì nhiều cổ phiếu, cổ phần nhưng chẳng ai biết người ta đã vay bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu, góp cổ phần”, TS Alan Phan nói: “Tôi biết còn nhiều người giàu hơn ông Vượng rất nhiều. Chỉ tính tiền mặt của họ đã là một con số khổng lồ nhưng người ta ẩn danh. Sau việc ông Vượng lọt vào tốp tỷ phú thế giới sẽ có thêm nhiều người Việt nữa xếp vào vị trí này”.
Sau ông Phạm Nhật Vượng, ai sẽ là tỷ phú đô la?
Sau ông Phạm Nhật Vượng, Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu người công bố tài sản của mình để lọt vào tốp tỷ phú thế giới? Câu hỏi này được khá nhiều người đặt ra.
Theo TS Alan Phan, hiện giới doanh nhân đang "đồn thổi" về một nữ doanh nhân giàu có và hiện tài sản của bà còn là một con số bí ẩn. Đó là Nguyễn Thị Nga, lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG. Bà Nga từng là Chủ tịch Ngân hàng Teckcombank. Hiện tại, bà là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam.
Tập đoàn BRG đầu tư và hoạt động tập trung chủ đạo vào lĩnh vực Tài Chính - Ngân hàng, sân Golf với các công ty thành viên, các đơn vị liên kết có uy tín tại Việt Nam và quốc tế như sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ, tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, khu căn hộ Oriental Palace, showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Garden, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake…
Giới doanh nhân chỉ thấy bóng dáng của bà trong những sự kiện liên quan đến các dự án sân golf tiêu chuẩn thế giới, trong vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, trong chức vụ Chủ tịch HĐQT của SeABank và trước đây là Techcombank, nhưng bà giữ bao nhiêu vốn, thâu tóm bằng cách nào, tài sản ước tính ra sao thì vẫn còn là câu hỏi.
Dù chỉ nghe đồn đoán bà rất giàu nhưng TS Alan Phan dự đoán có thể bà sẽ là tỷ phú đô la tiếp theo của VN nếu công bố tài sản thực.

Bình An (GDVN) 

Nền kinh tế trước nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn

Ủy ban Kinh tế cho rằng nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn ngày một hiện hữu...
Ngày 7/3, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố một báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013 và những khuyến nghị chính sách cho giai đoạn trung hạn 2013-2015 với một loạt nhận định đáng chú ý.
Nhìn lại mức tăng trưởng 5,03% của năm 2012, mức thấp nhất trong vòng hơn một thập niên qua, Ủy ban Kinh tế cho rằng nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn ngày một hiện hữu: tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm.

Nền kinh tế trước nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn
Ủy ban Kinh tế cho rằng nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn ngày một hiện hữu: tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm - Ảnh minh họa.
“Chi phí đánh đổi” ngày càng cao
Qua phân tích số liệu, Ủy ban Kinh tế nhận định rằng có sự suy giảm nhất định của “tăng trưởng kinh tế tiềm năng” giai đoạn 2008-2012, tạo nên ràng buộc ngày càng chặt chẽ hơn đối với khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Nếu muốn tăng trưởng cao hơn mức tiềm năng thì cái giá phải trả sẽ cao hơn, hay nói một cách khác là chi phí đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2008-2012.
Trước xu hướng như vậy, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao việc Chính phủ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống mức hợp lý hơn cũng góp một phần giúp hạ thấp đáng kể mức lạm phát thực tế trong chu kỳ kinh doanh, đồng thời, với những tuyên bố công khai của Chính phủ về nỗ lực cam kết chống lạm phát và đặt ưu tiên hàng đầu mục tiêu ổn định vĩ mô từ đầu năm 2012, đã làm lạm phát kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có xu hướng giảm tốc rõ rệt.
Tuy nhiên, theo ủy ban này, rủi ro lớn nhất của nền kinh tế năm 2013 là lạm phát vẫn còn tiềm ẩn, có liên quan đến một số chính sách. Chẳng hạn như lương tối thiểu tăng kể từ ngày 1/1/2013, mức lương tối thiểu theo 4 vùng sẽ tăng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Mức lương tối thiểu tăng một mặt nâng cao thu nhập người dân, làm tăng nhu cầu tiêu dùng; tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, tiền lương tăng sẽ như một cú sốc tiêu cực tác động lên các doanh nghiệp. Cho dù có tác động lên mặt cầu hay mặt cung, và dù mức tăng không nhiều song tăng lương sẽ tạo áp lực tăng giá, do có thể gây ra lạm phát tâm lý.
Tăng giá điện mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí của hoạt động sản xuất và trong chi phí sinh hoạt của người dân, nhưng tác động nhiều vòng của việc tăng giá điện đến lạm phát và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể là không nhỏ, chưa nói đến tác động tâm lý... Vì vậy, Ủy ban Kinh tế nhận định “chỉ tiêu kiềm chế lạm phát năm 2013 khoảng 8% là một mục tiêu khá tham vọng”.
Cần tiếp tục giảm thuế và phí
Về những khuyến nghị chính sách cho năm 2013, theo Ủy ban Kinh tế, giải quyết nợ xấu hiện đang là một trong những điểm nóng chính sách lớn của năm 2013, bên cạnh những giải pháp thông dụng, cần phải có các giải pháp đặc thù đối với từng ngành hay nhóm doanh nghiệp hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu.
Ưu tiên hàng đầu trong giải quyết nợ xấu, Ủy ban Kinh tế cho rằng phải hướng đến ngành thủy sản, bởi vì đây là ngành của Việt Nam được thừa nhận rộng rãi là có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngành này cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông thôn, và chi phí để giải quyết nợ xấu không quá lớn.
Có thể chỉ cần có cơ chế khuyến khích phù hợp là có thể giúp cho ngành chế biến thuỷ sản thực hiện hiệu quả quá trình sàng lọc và tái cơ cấu như cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp; tăng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn; tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ để giảm chi phí vốn; mua lại nợ cho doanh nghiệp kết hợp với việc giám sát dòng tiền, bảo đảm sử dụng đồng tiền đúng mục đích, không đầu tư ngoài ngành.
Đối với nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, cần có những thông điệp rõ ràng hơn. Đối với lĩnh vực năng lượng, các giải pháp để giải quyết nợ xấu đối với ngành điện cần áp dụng bao gồm tái cơ cấu mạnh mẽ đối với EVN, xóa bỏ đầu tư ngoài ngành...
Một số khuyến nghị chính sách khác là tiếp tục xem xét hoãn và tiến đến miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), nhất là với các mặt hàng có mức độ tồn kho lớn và có tỷ lệ sản xuất nội địa cao: Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng khuyến cáo giải pháp này cần tính toán kỹ để chọn chính xác danh mục các mặt hàng và mức độ miễn/giảm thuế VAT phù hợp cho từng loại, để tránh “rò rỉ” ra hàng ngoại nhập, hay “kích cầu hộ nước ngoài”.
Khuyến nghị chính sách cho giai đoạn 2013-2015, Ủy ban Kinh tế nhắc lại yêu cầu xem xét khả năng tiếp tục giảm thuế và phí đối với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân có khả năng tăng tiết kiệm, góp phần cho sự phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong trung và dài hạn.
ủy ban này còn nhấn mạnh về việc tăng cường chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo, tăng cường hỗ trợ tạo việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức.
Giải pháp này vừa bảo đảm mục tiêu công bằng và tăng trưởng có lợi cho người nghèo; vừa bảo đảm hiệu quả vì người nghèo và người thu nhập thấp thường có xu hướng chi tiêu cho tiêu dùng các hàng hóa nội địa, qua đó giúp ngăn chặn bớt đà thu hẹp sức mua của thị trường trong nước và góp phần giảm bớt lượng tồn kho của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này cần tăng cường sự giám sát của người dân và xã hội để tránh “rò rỉ” trong khâu thực hiện.

(Thời báo Kinh tế Việt Nam) 

Bí thư “ham của lạ” được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy nói gì khi bị tố cáo? (CATP)
Nguyên Bí thư TT-Huế bị tố khai man: Tỉnh ủy đang kiểm tra lại hồ sơ (TP)

Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh? (RFA)

 Saigontin.com


Chuyện xảy ra ở đất Cố Đô, sáng ngày 21/8, ông bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế được trao tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang. Vinh dự được dành cho “quan” Hồ Xuân Mãn – nhân vật mà khi nhắc đến, người dân Huế vẫn còn hả hê chuyện “quan” từng bị một cô tiếp viên nhà hàng tặng cho … cú bạt tai trời giáng vì thói sàm sỡ, “ham của lạ”.
Vinh dự cho quan Mãn quá, được đích thân chủ tịch nước ký quyết định phong tặng, đã thế còn được phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến tận nơi ủy lạo tinh thần, “quan” Mãn cứ thế càng thêm… thỏa mãn.

Cây đa lá đỏ – thành tích vĩ đại của quan Mãn

Thời chống Mĩ, chẳng biết “quan” Mãn làm được những gì, mà nay được phong Anh hùng bởi “có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Ừ thì ít ra “quan” cũng là anh hùng, mà anh hùng thì khó qua ải mĩ nhân. Thế nên mới có chuyện quan Mãn không cầm lòng trước sắc đẹp của một cô tiếp viên đáng tuổi con mình, đã… ghì đầu cô ta lại hôn một cái “chụt”. Hậu quả là một… cái tát trời giáng vào mặt “quan lớn”, trước mặt các “quan nhỏ”, và trước đông đảo quần chúng nhân dân đang tủm tỉm cười.
Chưa hết, không biết có phải nhờ sự kiện “ham của lạ” này hay không, mà quan Mãn còn được vinh danh bởi thành tích “Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại hội nghị Toàn quốc. Tấm gương của quan Mãn từ đó nhân lên rộng khắp, từ Huế – Miền Trung lan đến tận Hà Giang biên ải. Được bao lớp cán bộ Hà Giang, điển hình là chủ tịch Tô ra sức kế thừa, học tập và phát huy.
Dân Làm Báo
Mời bạn đọc xem lại bài viết trên báo Lao Động kể về chuyện “quan Mãn” bị ăn tát :

Đất cố đô có “vua”!


“Quan lớn” Hồ Xuân Mãn – nhân vật chính trong bài
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
———————–
Và đây, báo Dân Trí đưa tin về việc Bí thư “ham của lạ” Hồ Xuân Mãn được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang:
Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang
Sáng 21/8, tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh TT-Huế, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn vinh dự được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng. Đại hội thi đua yêu nước tỉnh TT-Huế diễn ra sáng nay tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh TT-Huế, với sự tham dự của bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua yêu nước TW.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
385 đại biểu chính thức tại đại hội là những gương mặt tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh giai đoạn 2006-2010.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 39 của Bộ Chính trị về thi đua yêu nước, kinh tế – xã hội TT-Huế đã có mức tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt trên 12%, thu ngân sách ước đạt trên 3.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế, an ninh có nhiều chuyển biến tích cực.
Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh có 3 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, 30 Huân chương Độc lập các hạng, 159 Huân chương Lao động các hạng, 161 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 38 Cờ Thi đua của Chính phủ, 14 cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc.
Trong buổi lễ, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh TT-Huế đã đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ trao cho tỉnh về thành tích dẫn đầu Phong trào Thi đua yêu nước 2009 khu vực 6 tỉnh Bắc miền Trung. Từ 2005 đến nay, tỉnh luôn dẫn đầu khối thi đua các tỉnh Bắc miền Trung. Trong năm 2007, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Hiện, tỉnh đang đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn đã được bà Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng, vì có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bí thư Mãn cũng là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy được Ban chỉ đạo Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuyên dương tại hội nghị toàn quốc nhân sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động.
Về phương hướng phong trào thi đua giai đoạn 2010-2015, ông Ngô Hòa, trưởng ban thi đua yêu nước tỉnh khẳng định: “Toàn tỉnh TT-Huế tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng Dịch vụ, Công nghiệp và Nông nghiệp, ra sức xây dựng tỉnh trở thành TP trực thuộc Trung ương, là Trung tâm của khu vực miền Trung, đến năm 2010 xứng tầm là Trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế”.
Đại Dương
*
Trước đó, đầu năm nay Bí thư “ham của lạ” cũng được ngài Tổng bí đảng ta tuyên dương cá nhân điển hình toàn quốc sau ba năm triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mời bạn đọc tiếp tường trình của Vietnamnet.
Tuyên dương 3 bí thư tỉnh ủy học và làm theo Bác
Bí thư các tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng và Thừa Thiên – Huế được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tối nay (24/1) ở Hà Nội.
Các ông: Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Huỳnh Phong Tranh, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế nằm trong số 144 cá nhân điển hình toàn quốc sau ba năm triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội nghị cũng biểu dương 68 tập thể. Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đây là những đại diện cho rất nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc vận động đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của toàn xã hội.

Ảnh: Lê Anh Dũng
“Cuộc vận động đã khích lệ, góp phần trau dồi các phẩm chất cách mạng, chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức”, Tổng Bí thư nói.
Thông qua cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác ngày càng trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng trên mọi miền đất nước”, Tổng Bí thư đánh giá.
Theo Tổng Bí thư, mọi người Việt Nam ai cũng có thể học tập và làm theo tấm gương của Bác, Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta rút ra bài học bổ ích từ công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo các cấp cuộc vận động, qua đây góp phần nhân rộng các điển hình, tập thể cá nhân.
Trong năm 2010, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Ảnh: Lê Anh Dũng
Trước đó, trong buổi chiều, các đại biểu tham gia giao lưu, toạ đàm tại 10 cơ quan, đơn vị ở Hà Nội, trong đó có Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động, Báo Nhân Dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Mỗi đảng bộ, chi bộ hay một cơ quan, doanh nghiệp; mỗi người nông dân, công nhân, bộ đội, công an hay một học sinh, sinh viên; một đồng bào người dân tộc thiểu số hay một chức sắc, tín đồ đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo; một cụ già, một thương binh hay một thiếu niên…, đã học Bác, làm theo Bác qua những điều mình cảm phục, trân trọng và ghi nhớ.
 

Bauxite Tây nguyên: Mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin

Trước thực tế dự án bôxit Tây nguyên đang có nguy cơ càng sản xuất càng lỗ, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit - nhôm Tổng công ty Khoáng sản VN, cho biết với tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD.
Tính ra mỗi người dân VN đang gánh khoảng 10 USD nợ cho nhà máy alumin.
Ông Ban nói:
- Khi đi nghiên cứu bôxit Tây nguyên, chúng tôi chỉ đề xuất xây dựng nhà máy alumin công suất 30.000 tấn/năm, nhà máy điện phân nhôm 72.600 tấn/năm. Ngày đó, xây dựng nhà máy này khoảng 200 triệu USD. Chúng tôi cũng tính nhà máy sẽ dùng điện Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Nếu làm nhà máy như thế thì đến nay có lẽ đã khấu hao xong. Nhưng nhà máy không được xây như đề xuất. Sau này Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) tiếp quản Tổng công ty Khoáng sản và đề xuất hai dự án công suất 650.000 tấn như hiện nay.
Ngay thời đó, chúng tôi đã cảnh báo khả năng lỗ. Tiếc rằng nhà máy vẫn được xây và đến nay tình hình đúng như cảnh báo.

TS Nguyễn Văn Ban
Lỗ không chỉ vì khách quan

"Tôi từng phụ trách dự án bôxit - nhôm nên tôi biết khai thác bôxit ở Tân Rai không chiếm nhiều đất trồng cà phê, mà chủ yếu là rừng. Tất nhiên khi đắp đập làm hồ bùn đỏ thì nước dâng lên, khiến mất một số diện tích cà phê, chè. Với những vùng trồng cà phê thì 250 triệu đồng khó có thể đền bù được cho 1ha" - TS Nguyễn Văn Ban
* Thưa ông, Bộ Công thương đã cho biết giá thành sản xuất alumin tháng 12-2012 là 333 USD/tấn, giá bán khoảng 326,5 USD/tấn. Nguyên nhân được cho rằng do suy thoái kinh tế thế giới...
- Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề rủi ro lớn như thế. Năm 2009, giá thành alumin chỉ 223 USD, giá bán là 362 USD/tấn mà chúng tôi tính nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ là đã có chịu rủi ro rồi. Nay giá thành lên 333 USD/tấn, bán chỉ 326,5 USD/tấn thì rủi ro đúng là vô cùng lớn.
Và thực tế là lỗ rồi chứ không chỉ là rủi ro, nguy cơ nữa. Còn nguyên nhân, đúng là có lý do suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu và giá alumin giảm. Nhưng từ năm 2009, khi hội thảo, bản thân tôi cảnh báo khủng hoảng kinh tế có thể còn kéo dài, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án.
Tôi nghĩ chuyện bị lỗ không chỉ do nguyên nhân khách quan, chậm tiến độ hai năm khiến tăng 30% chi phí tổng đầu tư dự án, riêng tiền lãi vay hai nhà máy cũng đã tăng cả trăm triệu USD. Việc chậm tiến độ, tăng chi phí cũng là nguyên nhân khiến tăng giá thành, giảm hiệu quả dự án. Lỗ còn do dùng công nghệ Trung Quốc nên tỉ lệ thu hồi alumin trên quặng chỉ khoảng 85%, các hãng tiên tiến có thể đạt 87%. Thứ nữa, tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm của dự án cũng cao hơn so với chỉ tiêu của các hãng tiên tiến...
* Trước đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang trả lời báo chí cho rằng không thể nói dự án không hiệu quả và còn nói rất nhiều nước muốn mua bôxit của VN, có thể còn phải đấu giá...
- Phải nói chúng tôi khuyến cáo trên cơ sở giá bán, giá thành do chính TKV cung cấp chứ không phải tự nghĩ ra. Ông Quang nói thời điểm ấy trên cơ sở lạc quan, nhưng thực tế đến nay chứng minh alumin không phải dễ bán như vậy. Có thể thời điểm đó suy giảm chưa mạnh, dù đã có cảnh báo về tình hình kinh tế thế giới. Tôi cho rằng nếu là tư nhân đầu tư, họ sẽ không tính như thế. Tiền của tư nhân, họ phải tính chắc chắn khả năng sinh lời. Nếu có rủi ro thì họ phải tính vào, dù là rủi ro rất nhỏ, chứ để đến khi có khó khăn ập đến thì họ chết.
* Vụ Công nghiệp nặng thông báo tin mừng là có thể thu hồi sắt từ bùn đỏ phế thải. Điều này sẽ giúp có thêm nguồn thu và dự án alumin sẽ hiệu quả hơn?
- Được như thế thì rất mừng. Thực tế là có hãng của Mỹ vào chào hàng công nghệ xử lý. Nguyên tắc là bùn đỏ có kiềm, phải thu hồi nó mới chế biến được các sản phẩm khác. Chưa rõ dự án bôxit ở ta sẽ làm thế nào. Còn trên thế giới, xử lý rồi biến bùn đỏ thành vật liệu xây dựng, thành phôi sắt... về mặt công nghệ họ làm được nhưng chưa thấy đâu làm đại trà, vì hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm khó bán do rất đắt.
Không thể để dân thiệt
* Muốn dự án hiệu quả, TKV đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 5.000 đồng/tấn. Nhà nước đang bị đặt vào tình thế buộc phải “hi sinh” cho TKV?
- Phí môi trường mà giảm đi thì vấn đề xử lý môi trường sẽ gặp khó. Để cứu dự án đúng là phải cứu bằng chính sách, dễ nhất là giảm thuế, phí. Tôi nghĩ dư luận xã hội khó đồng tình với chuyện này, bởi trước đó dư luận đã cảnh báo rồi nhưng chủ đầu tư kiên quyết không nghe. Tất nhiên, TKV là doanh nghiệp nhà nước, nhà máy alumin họ đầu tư rồi, giờ là tài sản của đất nước. Cả tỉ USD để đó, giờ không cứu thì cũng rất xót xa, thậm chí không được.
Theo tôi, để cứu dự án này cần bài toán tổng thể. Đầu tiên TKV phải tìm giải pháp giảm chi phí quản lý, tổ chức sản xuất. Rồi nếu đến bước cuối cùng, càng sản xuất mà càng thiệt hại lớn, không còn cách nào khác thì phải đóng cửa. Đó là điều đau xót, nhất là khi điều đau xót đó lại được cảnh báo lâu rồi.
* Trong các giải pháp tăng hiệu quả cho dự án cũng có đề xuất đánh vào người dân. TKV nói chỉ trưng dụng đất 2-3 năm, nên cần giảm tiền giải phóng mặt bằng cho dân từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha xuống 250 triệu đồng/ha. Tư duy của TKV có đúng?
- Đúng là khai thác bôxit chỉ cần trưng dụng đất khoảng ba năm. Sau đó có thể hoàn thổ, trả lại đất cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thực tế qua dự án của Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho thấy sau khi họ khai thác quặng, hoàn thổ rồi người dân chỉ trồng được cây keo chứ trồng chè, cà phê thì chất lượng kém. Nên đền bù mức nào tôi cho rằng cần cân nhắc rất kỹ. Quan điểm của tôi là không thể để người dân phải gánh chịu những thiệt hại từ dự án.
* Nếu đây không phải là dự án của doanh nghiệp nhà nước, với tư cách một công dân bình thường, theo ông, có nên chấp nhận những đề xuất của TKV?
- Nói đúng thì chủ đầu tư phải chịu vì anh tự đánh giá, tự thẩm định. Nhưng TKV là doanh nghiệp nhà nước. Và thực tế mình là công dân VN, tiền bỏ ra làm nhà máy alumin là tiền của mình. Nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân, kể cả người nghèo, người miền núi đang phải chịu chi phí và nợ khoảng 10 USD cho dự án alumin. Nên giờ phải quyết định làm sao cho thiệt hại ít nhất. Cần hi vọng rằng khả năng giá alumin tăng là có, nhà máy mới chạy thử, giá thành có thể giảm.
* Dự án alumin đang rủi ro như thế, yêu cầu công khai minh bạch cần phải được coi là điều kiện bắt buộc? Công khai về dự án alumin hiện nay còn yếu...
- Đúng. Điều chúng ta thúc đẩy là TKV cần công khai minh bạch hơn. Ngay tổng mức đầu tư hiện nay cũng chưa rõ. Rồi giá thành đã tính hết, tính đủ mọi chi phí chưa? Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) công bố giá thành chưa thật cụ thể, giá đó có phải là ở cổng nhà máy hay đã bao gồm phí vận chuyển, bởi các đối tác nước ngoài mua thì họ thường mua ở cảng. Trong khi đó, vận chuyển alumin từ nhà máy ra cảng có thể mất khoảng 20 USD/tấn nữa.
Tiếp tục thử nghiệm sản xuất thép từ bùn đỏ
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây nguyên ở quy mô pilot (tạm hiểu là quy mô thử nghiệm), phấn đấu cuối năm 2013 có kết quả nghiên cứu, thử nghiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan triển khai thực hiện.
Phó thủ tướng giao Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phê duyệt điều chỉnh tiến độ đề tài nêu trên để thực hiện trong thời gian 12-18 tháng. Trong thời gian thực hiện đề tài, Viện Hóa học tăng cường tổ chức tham quan, nghiên cứu, trao đổi với các nước đã và đang xử lý bùn đỏ để hoàn thiện đề tài với chất lượng cao nhất. Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Viện Vật liệu xây dựng phối hợp với TKV, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu việc sử dụng xỉ trong quá trình sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2013.

V.V.Thành

TKV đề xuất Đền bù 250 triệu đồng/ha:

Chỉ bằng 1/4 giá thực tế

Ngày 5-3, khi biết ông Nguyễn Mạnh Quân - vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) - nói với báo chí về việc “TKV đã đề nghị Chính phủ việc đền bù cho khai thác bôxit chỉ tính đền bù hoa màu, đền bù sản lượng trong thời gian trưng dụng đất và có hỗ trợ một phần cho người dân ở mức 250 triệu đồng/ha là hợp lý”, nhiều người dân ở thôn 7 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) thốt lên rằng: “Đền bù như vậy là giết dân!”.

Ông Phạm Văn Mỹ (tổ 17, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) có gần sáu sào đất tại khu vực mỏ tuyển đã được áp giá đền bù hơn 560 triệu đồng. Đến nay gia đình ông vẫn chưa nhận được tiền đền bù dù chè và cà phê trên đất đã bị bỏ, không chăm sóc mấy năm nay.

Ông Mỹ lo lắng: “Với giá đền bù như hiện tại, gia đình tôi còn chưa mua lại được mảnh vườn ở vị trí tương đương mà phải đi vào vùng sâu mới mua được. Nếu chỉ hỗ trợ đền bù 250 triệu đồng/ha thì làm sao mua nổi đất mới. Với số tiền đó, chúng tôi chỉ có thể mua lại được 1/4 diện tích đất mình hiện có. Nếu nói chỉ trưng dụng rồi trả lại cho dân sau khi đã khai thác thì cũng không thỏa đáng. Vì dân nơi đây trồng cây công nghiệp dài ngày, đâu phải chỉ ngày một ngày hai là có thể làm lại được. Phải mất ít nhất 5-7 năm mới có thể trồng cây lại, cộng với thời gian trưng dụng nữa thì suốt thời gian đó người dân sẽ làm gì để sống. Đó là chưa kể lớp đất thịt đã bị bóc đi, chất đất không còn tốt để người dân tái tạo lại vườn”.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Dung (tổ 18, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) bị kê khai và áp giá đền bù hơn 1,2ha đất với giá 1,08 tỉ đồng. Dù chưa nhận được tiền đền bù nhưng một phần đất nhà bà đã bị san ủi để làm hồ rửa quặng bôxit. Bà cho biết: “Giá đền bù như hiện tại là đã không tương xứng vì cà phê đang lên giá, giá đất vườn cà phê ngoài thị trường hiện rất cao. Nếu giá còn giảm xuống nữa thì coi như lấy không của dân”.

Tại khu vục này hiện có khoảng 20 hộ dân chưa nhận tiền đền bù, trong đó có đất của nhiều hộ đã bị san ủi đất từ cuối năm 2012 và được Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng hứa sẽ sớm chi trả đền bù nhưng đến nay vẫn chưa có.

Theo Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng, nếu tính trong suốt thời gian 30 năm thực hiện dự án, diện tích đất phải thu hồi để sử dụng lâu dài là 1.233ha, sử dụng tạm thời là 1.620ha (mỗi năm khai thác 50-60ha mỏ để phục vụ nhà máy alumin). Riêng đối với khu vực mỏ tuyển, hiện diện tích đất thu hồi gần 400ha (người dân đã nhận tiền đền bù với mức giá từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha).

Gia Bảo 
(Tuổi trẻ)

NB Minh Diện - Những điều cần nói sau những ý kiến của bạn đọc

Tối hôm qua, Đại tá Bùi Văn Bồng gửi đến hộp thư điện tử của tôi một comment của bạn đọc ký Nặc danh và yêu cầu tôi trả lời bạn đọc. Liên quan đến bài “Ân oán còn lâu”, một số bạn đọc vẫn tỏ ra bênh che ông Dũng-bà Hằng (có thể chính họ hoặc là người thân, phe cánh của họ) đã comment không nêu rõ tên (Nặc danh) phê phán tôi gay gắt, có những lời bất nhã. Đây cũng là mặt yếu và còn lạc hậu về văn hóa nạng thời @. Riêng ý kiến “quy chụp” tôi vào  việc tôi “hỏi mượn tiền bà Hằng” (!?), mua đất, chuyện liên quan IMEXCO  và “truy xét” cả chiếc xe “chính chủ”  của gia đình tôi. Nay tôi xin công khai thẳng thắn trả lời rõ  thêm như sau:
- Vừa qua nhiểu bạn đã góp ý cho tôi  qua trang WEB  Bùi Văn Bồng và các trang khác. Tôi đã đọc tất cả ý kiến bạn đọc với sự trân trọng .
             
Trong  những ý kiến đó có người nghi ngở, hoặc kết tội tôi một cách oan uổng, câu chữ thiếu lành mạnh và không xây dựng, vì vậy tôi xin phép nói cho rõ để tránh hiểu nhầm.
              
I- CHUYỆN GẠ BÁN ĐẤT MƯỢN TIỀN.
             
Tôi gặp bà Hằng một lần duy nhất tại Văn phòng Công ty Đại Nam như đã kể trong bài báo. Cuộc gặp đó có nhiểu người và có cả nhà báo Hồng Quang. Thử hỏi, trong trường hợp như vậy, tôi có điên khùng không mà hỏi mượn tiền, gạ bán đất cho một người chưa quen  như bà Hằng?
              
Sau cuộc gặp đó, tôi đâu viết gì về ông Dũng, bà Hằng mà bảo tôi cay cú? Tôi chỉ viết sau khi mẹ, vợ, con, em ông Dũng lên nhà tôi , kể lại những việc làm của ông Dũng. Cách đây ba ngảy tôi còn gặp lại họ. Nếu bạn nào thấy cần “xác minh”, muốn gặp họ để cũng không khó. Chưa vừa lòng với MD cái gì thì cứ nói thẳng.Tôi đã công khai điện thoại, địa chỉ Email. Đừng vì động cơ gì đó mà comment gây nhiễu hoặc châm chọc. Đó cũng là nét văn hoa smangj thời @.
              
II- CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN IMEXCO.
              
Vào khoàng năm 1996, ông Dương Kỳ Hiếu (Bảy Hiếu), Tổng giám đốc Công ty IMEXCO  bán cho ông Trần Quang Vinh (Ba Vinh) một lô đát ở quốc lộ 51 Vũng Tàu. Bản hợp đồng mua bán trị  gần 10 tỷ đồng, ông Ba Vinh mới thanh toán được khoảng 1 tỷ, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bảy Hiếu (con cán bộ Trung ương Dương Kỳ Hiệp) làm văn bản xác nhận đã thanh toán hết, lại còn ký công văn chấp nhận cho Ba Vinh toàn quyền sang nhượng, hoặc thế chấp lô đất kể trên.
             
Ông Ba Vinh đã mang lô đất thế chấp vào ngân hàng VCSB, vay 2 tỷ đồng, và chia lô sang nhượng cho một số người, trong đó  gia đình tôi đã mua 2 lô, và đã đặt cọc 10 cây vàng và 20.000 đô la.
             
Chưa kịp làm giấy tờ thì xảy ra vụ án TAMEXCO,  ông  Ba Vinh bị bắt. Ông Bảy Hiếu  làm công văn gửi Tòa án nhân dân Vũng Tàu đề nghị phong tỏa lô đất ông Ba Vinh  đang thế chấp ở VCSB, lý do ông Ba Vinh chưa thanh toán hết tiển.
             
Ông Bảy Hiếu thừa nhận việc làm sai trái của mình, chấp nhận thay  Ba Vinh  trả hết khoản tiền vốn và lãi  ông  Ba Vinh đã vay của VCSB, và trả lại số tiền gia đình tôi đặt cọc mua đất 700 triệu.
             
Tổng số tiền Bảy Hiếu phải bồi thường hơn 3 tỷ đồng. Bảy Hiếu phải lấy tiền cá  nhân, không được lấy tiền nhà nước. Tôi với Bảy Hiếu quen thân, trước nguy Bảy Hiếu bị kỷ luật, tôi chẳng những không nhận số tiền bồi thường  mà còn cho Bảy Hiếu mượn chiếc xe Merceder bán lấy tiền bồi thường. Anh Hải Long và chị Xuân Hồng  cho Bảy Hiếu mượn  căn nhà ở Vũng Tàu,  bán lấy tiền đền nhà nước.
            
Ngày đó ông Hoàng Linh báo Tuổi Trẻ viết bài nói tôi chiếm đoạt của IMEXCO 700 triệu. Ông Hoàng Linh sau đó đã xin lỗi tôi trên báo, trước khi ông ấy bị bắt vì nhậm tiền của Năm Cam.
            
Bạn hãy đọc bài “Lần cuối cùng nghe một doanh nhân hát” để hiểu thêm. Nếu cần xin mời bạn  gặp tôi, tôi sẽ cho bạn xem hồ sơ và đưa bạn gặp ông Bảy Hiếu, hiện vẫn đang làm giám đốc IMEXCO.
           
Còn  ý  đề cập đến xe ô tô. Tôi xin thưa, gia đình tôi có Công ty dệt kim và kinh doanh vải sợi, ô tô là phương tiện làm ăn của chúng tôi, chúng tôi mua bán đàng hoàng, không  nhân hối lộ của ai cả.Tôi nghỉ làm báo lề phải 20 năm rồi, ngày đó hối lộ vài triệu đã rùm beng mà bạn nói tôi nhận hối lộ cái ô tô thì kinh quá!
            
Gần hai chục năm trước tôi đã từng gặp tai họa trong nghề báo, khi viết về  nạn Video đen, về  đất đai Vũng Tàu,  về vụ tham ô ở ngân hàng Việt Hoa, về vụ án Lữ Anh Dồi, về việc phanh phui ông giám đốc công an biến xe công thành xe tư,  đặc biệt là việc viết thư cho ông  Đỗ Mười  bênh Tăng Minh Phụng.
           
Nhưng trời có mắt, sự thật vẫn là sự thật!
           
Mấy tháng nay nghe bạn bè viết trở lại, không ngờ lại gặp sự cố tiếp, đầu tiên là ông Hoàng Quang Thuận, đến ông nghị  Hoàng Hữu Phước và giờ Huỳnh Uy Dũng, toàn các vị lắm tiền cả. Tôi lại húc đầu vào đá rồi!
           
Thưa bạn đọc!
           
Tôi không tham vọng nổi danh, càng không lợi dụng ngòi bút để kiếm tiền. Những bài viết của tôi chỉ phản ánh những bức xúc của xã hội trước thực tại quá nhiều ngang trái, nhiều người muốn nói mà không nói được. Tôi cũng muốn  kể lại những chuyện cũ bằng sự trải nghiệm của mình, muốn  góp lời phản biện cùng mọi người.
           
Những bài báo tôi viết có chỗ hay, chỗ dở, chỗ đúng chỗ sai, nhưng tôi xin khẳng định đó là sự chân thành của bản thân tôi.
           
Cuộc sống đời thường của tôi cũng như văn chương , không hoàn hảo mà có tốt, có xấu,  nhưng tôi sống chân thành, hết lòng  với gia đình, họ hàng và bạn be, không nịnh hót bợ đỡ ai, không khuất phục trước tiền bạc, quyền hành. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiêm về những  việc làm của mình.
           
Có nhiều con đường đến với chân lý, nhưng chân lý không thể bẻ cong. Một lần nữa xin cảm ơn bạn bè gần xa!
                                
Minh Diện DT: 0988578158
                               
Nhabaominhdien@gmail.com 
(Blog Bùi Văn Bồng)

Bắc Kinh: Đường rút an toàn của Đảng?

Từ hai năm qua, đặc biệt là từ sau Hội nghị 6 của Trung ương đảng CSVN vào tháng 10 năm 2012, lãnh đạo CSVN ở vào hai thế khó xử:
Thứ nhất là không dám đưa ra bất cứ biện pháp kỷ luật nào đối với những cán bộ lãnh đạo bị đánh giá là “suy thoái đạo đức” sau khi có kết quả ‘phê và tự phê’ để ngăn chận tình trạng tham ô nhũng lạm. Đặc biệt là Bộ chính trị đã không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng (mà còn che giấu gọi là đồng chí x) vì sợ tạo ra những cuộc “đấu đá” ngầm giữa phe ông Dũng với phe kình chống. Điều này đã được ông Nguyễn Phú Trọng nói xa gần trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội hôm mồng 1 tháng 12, 2012 rằng: “kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ….”
Thứ hai là không dám thỏa mãn những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền của Hoa Kỳ để đổi lấy việc mua vũ khí chiến lược hầu tăng cường phòng thủ trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, vì vẫn mang nặng tư duy của thời Chiến Tranh Lạnh: coi Hoa Kỳ là thù địch và sợ Hoa Kỳ thúc đẩy diễn biến hòa bình làm sụp đổ đảng từ bên trong. Điều này đã được ông Phùng Quang Thanh viết trong Tạp chí quốc phòng số tháng 12/2012 rằng: “thế lực thù địch (ám chỉ Hoa Kỳ) tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ sử dụng các chiêu bài ‘dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’, thúc đẩy ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược.”
Nỗi ám ảnh “diễn biến hòa bình” bỗng chốc trở nên nguy kịch hơn khi hiện tượng “tự diễn biến” xuất hiện ngày một nhiều với hàng loạt những phê phán, chỉ trích đảng nặng nề, thẳng thừng ngay từ những đảng viên kỳ cựu. Nhất là hiện tượng kêu gọi đảng “lột xác”, chấp nhận đa nguyên, đa đảng xảy ra dồn dập... khi đảng cho mở “hộp giun” hiến pháp.
Mọi kế sách của CSVN, do đó, đã không nhằm giải quyết các vấn nạn trầm trọng của đất nước như kinh tế suy thoái, xã hội bất ổn, dân tình ta thán, nguy cơ xâm lược của phương Bắc, mà ưu tiên bảo vệ chế độ và chống “diễn biến hòa bình”. Ông Phùng Quang Thanh đã khẳng định rằng: Nhiệm vụ hàng đầu của CSVN trong thời gian tới là “chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch”, rồi sau đó mới là “các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc.”
Quan điểm nói trên của ông Phùng Quang Thanh đã phản ảnh rất rõ những suy nghĩ của 14 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN trong tình hình hiện nay: để giữ chặt quyền lực độc tôn, CSVN không thể tách rời khỏi mối liên hệ với Bắc Kinh. Quan điểm này đã giải thích lý do vì sao CSVN đã để cho một số cán bộ cao cấp như ông Nguyễn Thế Kỷ (Phó trưởng ban tuyên giáo), Đại tá Trần Đăng Thanh (Viện nghiên cứu chiến lược Bộ quốc phòng), Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (Thứ trưởng Bộ quốc phòng) công khai đề cập về “công ơn” và “đối xử hòa bình” với nước láng giềng Trung Quốc.
Vừa qua, Thủ tướng Abe của Nhật Bản đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên ghé thăm trong chuyến công du ba nước Thái Lan, Nam Dương và Việt Nam sau khi được tái tín nhiệm chức Thủ tướng vào cuối năm 2012. Ông Abe chọn đến Việt Nam vào lúc này không gì khác hơn là muốn vận động Hà Nội “liên minh” với Nhật Bản và Phi Luật Tân để chống lại các hiểm họa bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, đe dọa đường vận chuyển dầu thô và hàng hóa của Nhật Bản.
Cộng sản Việt Nam đón tiếp ông Abe như một nghĩa cử “cảm ơn” về khoản viện trợ ODA dồi dào mà chính quyền đảng Tự Do Dân Chủ của ông Abe đã bỏ ra cho CSVN trong 20 năm vừa qua, hơn là đáp ứng các yêu cầu chống Trung Quốc của Nhật. Dù mang ơn giúp đỡ của Nhật Bản nhưng CSVN khó có thể quay lưng với Trung Quốc vào lúc này.
CSVN không dám chống lại Trung Quốc không chỉ vì hai đảng và hai nước cùng nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa hay vì đang phải dựa vào đầu tư và tiền vay mượn từ Trung Quốc để cứu nguy nền kinh tế, mà còn một nguyên nhân quan trọng khác, phát sinh từ khoảng một năm nay, khi dấu hiệu “tự sụp đổ trong nội bộ” đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm.
Hàng loạt những thất bại về kế hoạch xây dựng các tập đoàn kinh tế để phát triển thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020 và những bất ổn xảy ra liên tục ở các huyện nông thôn về chính sách đất đai, đã khiến cho lãnh đạo CSVN thấy rõ là niềm tin của đảng viên vào họ không còn nữa. Ông Hữu Thọ từng là cựu Tổng biên tập báo Nhân Dân đã nói lên thực trạng này bằng nỗi ưu tư đầu năm 2013 rằng: “quan hệ giữa người Đảng viên bình thường và người lãnh đạo đang có xu hướng gia tăng khoảng cách, không còn được như thời chúng ta là những người đồng chí với nhau chung một chiến hào.”
Trong bối cảnh đó, nội bộ đảng CSVN hiện chia làm hai xu hướng:
Xu hướng thứ nhất là thành phần cán bộ giàu có tìm cách đưa con cái và gia đình đi ra nước ngoài dưới dạng du học hay làm ăn để qua đó tẩu tán tài sản nếu một mai ‘diễn biến hòa bình’ thật sự xảy ra. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước CSVN cho biết là hàng năm hiện có khoảng hơn 2 tỷ Mỹ Kim chuyển ra nước ngoài dưới dạng chuyển ngân tiền học, chưa kể hàng tỷ Mỹ Kim khác chuyển dưới dạng không chính thức.
Xu hướng thứ hai là thành phần cán bộ đảng viên còn chút ràng buộc về lý tưởng cộng sản tìm cách vận động thành phần lãnh đạo chấp nhận một số thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội mà cụ thể là giảm bớt sự độc quyền của đảng, chấp nhận một hình thái đa nguyên về chính trị hầu tránh cho đảng không bị tan rã toàn diện trong bối cảnh xảy ra ‘diễn biến hòa bình’.
Cả hai xu hướng nói trên đều đẩy lãnh đạo CSVN - đặc biệt là 200 ủy viên Trung ương đảng khóa VII hiện nay – rơi vào tình thế rất khó xử. Họ khó có thể lùi bước chấp nhận đa đảng vì đó là con đường dẫn đến tự sát như ông Nguyễn Minh Triết đã từng nói. Họ cũng không thể đưa con cháu và chuyển tài sản sang các nước Âu Mỹ như những cán bộ bình thường vì có ngày sẽ bị các nước này phong tỏa trắng tay như đã từng làm đối với thành phần quân phiệt Miến.
Lãnh đạo CSVN chỉ còn phương cách duy nhất là tung ra những biện pháp thay đổi vá víu như hô hào góp ý cải sửa hiến pháp 1992 hay thổi phồng việc đưa Nguyễn Bá Thanh ra nắm ban nội chính trung ương chống tham nhũng…. để câu giờ. Trong khi đó họ cố chịu nhục, cúi đầu phục vụ các đòi hỏi của Bắc Kinh để khi đảng bị thoái trào thì dẫn vợ con và gia đình vượt biên giới sang tỵ nạn Trung Quốc.
Con đường Bắc Kinh là giải pháp tự cứu của lãnh đạo CSVN khi có biến động. Điều đáng tiếc cho lãnh đạo CSVN là đã mù quáng không nhìn ra những thay đổi tất yếu của lịch sử nhân loại và tiếp tục nhắm mắt tin vào đàn anh Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc hiện cũng có rất nhiều mầm mống mâu thuẫn chực chờ bùng nổ không thua gì ở Việt Nam từ kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường… Chính Trung Quốc đang phải trực diện với những đột biến chính trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó không phải là nơi “an toàn” để dung thân cho thành phần đã và đang lãnh đạo đảng CSVN.
Lý Thái Hùng
15/2/2013