Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Ngày 14/1/2014 - Xu hướng chính trị năm 2014 - Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?

(VTC News) - Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Gần đây, dư luận xuất hiện nhiều thông tin về thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế với các vấn đề liên quan đến Biển Đông đã tới.

Phóng viên VTC News phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ để làm rõ hơn về nhận định này cũng như các thuận lợi và khó khăn nếu Việt Nam bắt đầu vụ kiện.

Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ bên cạnh tấm bản đồ Việt Nam và Biển Đông tại nơi làm việc - Ảnh: Tùng Đinh 

Trả lời VTC News, Tiến sĩ Trục nói: "Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế".

- Thưa Tiến sỹ, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế được nhắc đến trên một số phương tiện truyền thông thời gian gần đây?


Đúng là thời gian vừa qua một số phương tiện thông tin nói rất nhiều đến việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc  ra các Cơ quan tài phán quốc tế do đã và đang có những hoạt động vi phạm Luật pháp quốc tế, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

Theo tôi, có những điểm cần chú ý hiện nay là sự quan tâm và lo ngại của dư luận, trước hết là ở cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước, về những gì đang diễn ra ở Biển Đông, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực, có nguy cơ gây nên những xung đột vũ trang.

Những diễn biến này chủ yếu là do Trung Quốc gây nên, bất chấp phản ứng của dư luận, xem thường các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó là sự đồng tình ủng hộ của dư luận đối với chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Nhà nước Việt Nam và việc đưa tranh chấp lên các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết là một trong những biện pháp khả dĩ.

Sự đánh giá cao của dư luận về những chứng cứ của Việt Nam trong việc chứng minh và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông cũng là một điểm cần chú ý.

Và cuối cùng là vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế, của các tổ chức của Liên Hợp quốc trong việc giải quyết những tranh chấp, xung đột khu vực quốc tế đang được dư luận ghi nhận.

Công chúng đang kỳ vọng vào vai trò của các tổ chức này trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, đặc biệt là tình hình căng thẳng đang xảy ra trong khu vực Biển Đông.

- Nếu chấp nhận kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn gì trước tòa án quốc tế thưa ông?

Nếu chấp nhận kiện TQ ra cơ quan tài phán quốc tế, VN sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức.

Về thuận lợi:

Như trình bày ở trên, Việt Nam có chính nghĩa, có các căn cứ, chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh và bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của mình  trước thực trạng tranh chấp do Trung Quốc  đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Quan điểm pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đã được hầu hết đọng đồng quốc tế ủng hộ, tán đồng.
 

Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?Chúng ta không thể vì lo ngại Trung Quốc không tham gia mà không kiện, chỉ cần đúng quy trình, thủ tục pháp lý quốc tế thì sẽ kiện được. Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
Tiến sĩ Trần Công Trục
 
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. 

Việc chiếm hữu ,thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình, rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị và căn cứ pháp lý để chứng minh và bảo vệ chân lý đó.

Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam là thanh viên có trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định của Công ước này thể hiện bằng những hoạt động thực tế trên các lĩnh vực pháp lý, ngoại giao, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, không sinh vật, bảo vệ môi trường, giải quyết các vùng chồng lấn thông qua đàm phán hòa bình với các nước liên quan.

Chính vì vậy, Việt Nam có đủ điều kiện để có thể kiện các thành viên đã cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước, xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng của mình và các thành viên khác trong khu vực. Chắc chắn chúng ta sẽ nhận được đồng tình ủng hộ của cộng đồng khu vực và thế giới.

Nhưng bên cạnh đó vẫn có những khó khăn:


Trước hết, phải thấy rằng về mặt thủ tục pháp lý, để thưa kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế và được các cơ quan tài phán này thụ lý là phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ.

Không phải bất kỳ một vu việc nào đều có thể đơn phương thưa kiện.

Chẳng hạn, nếu kiện về việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, về phân định ranh giới biển, thềm lục địa thì các bên liên quan phải có thỏa thuận bằng văn bản mới đệ trình lên cơ quan tài phán quốc tế và mới được thụ lý.
Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy 

Và điều này chính là một trở ngại rất lớn cho chúng ta, không phải ta đơn phương muốn là được. Như mọi người đều đã biết, Trung Quốc luôn luôn quay lưng lại với thiện chí này, tìm mọi cách để cản bất kỳ một vụ kiện nào, vì chủ trương của họ là không muốn quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Mỗi một khi quyết định thưa kiện, chúng ta cũng còn cần phải chuẩn bị rất kỹ, không những về thủ tục như nói trên mà còn phải chuẩn bị lý lẽ, chứng cứ pháp lý, chuẩn bị điều kiện vật chất, nhân sự, phải tìm hiểu thật kỹ thành phần cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ quan tài phán mà mình sẽ đệ đơn kiện.

Điều quan trọng là phải cân nhắc giữa lợi và bất lợi, đặc biệt là hậu quả về mặt pháp lý, chính trị, kinh tế, thậm chí cũng phải sẵn sàng chấp nhận phán quyết bất lợi cho chúng ta.

- Là chuyên gia về biên giới, ông đánh giá thế nào về các căn cứ của Việt Nam nếu tham gia vụ kiện này?

Nếu xét trên phương diện pháp lý và căn cứ vào tính chất của từng vụ việc có thể thưa kiện để được cơ quan tài phán quốc tế thụ lý.

Chẳng hạn như việc kiện về đường biên giới ‘lưỡi bò’ đến nay vẫn bị phía Trung Quốc hợp thức hóa, xuất phát từ việc cố tình giải thích và áp dụng sai công ước của Liên Hợp quốc về biển năm 1982.
 

Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?Khi chúng ta bước vào vụ kiện này, mọi thứ đều phải sẵn sàng và chuẩn bị chu đáo nhất để đem lại lợi thế cho mình. Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
Tiến sĩ Trần Công Trục
 
Việt Nam có thể kiện Trung Quốc bởi vì, theo quy định của Liên Hợp quốc, việc có thành viên giải thích và áp dụng sai Công ước biển, các bên liên quan không thể đi đến thống nhất sau khi đàm phán thì có quyền đơn phương kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế.

Philippines đã làm như vậy trong vụ kiện với Trung Quốc. Nhiều người vẫn nhầm lẫn, Manila kiện Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền các quần đảo, bãi cạn hay đường biên giới trên biển.

Nhưng không phải, họ kiện Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước về biển năm 1982.

Việc giải thích và áp dụng sai này được thể hiện ở đường biên giới ‘lưỡi bò’ chiếm 85% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vô lý đưa ra. Bắc Kinh liên tục có những động thái để hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ này.

Đầu tiên là đưa ra khái niệm về đường biên giới ‘lưỡi bò’ sau khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ lên Tiểu ban thềm lục địa tháng 5/2008 trong một công hàm phản đối và bản đồ gửi Liên Hợp quốc.

Sau này, trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện các hành động về mặt hành chính như đưa các tàu thuyền Hải giám, Ngư chính hay Hải quân tuần tiễu cà thực hiện các hoạt động trong phạm vi của đường ‘lưỡi bò’.

Gần đây nhất là việc tỉnh Hải Nam đưa ra quy định bắt buộc các tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi đi vào vùng biển này phải xin phép, chịu các quy định của họ nếu không sẽ bị bắt, bị phạt, tịch thu phương tiện, sản phẩm.

Qua đó có thể thấy được nỗ lực hợp thức hóa đường biên giới vô căn cứ của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà phân tích, các chính khách quốc tế đều lên tiếng phê phán quan điểm này.

Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc?
Cộng đồng thế giới kịch liệt lên án việc Trung Quốc đơn phương đưa ra các yêu sách trên Biển Đông - Ảnh minh họa 

Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có căn cứ để kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Chúng ta có căn cứ pháp lý, có sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý quốc tế.

- Trung Quốc gần đây liên tiếp có hành động ngang ngược như đơn yêu cầu tàu cá các nước phải báo cáo khi đi vào khu vực họ vạch ra – chiếm 2/3 Biển Đông, phải chăng sự ngang ngược của Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể chấp nhận?

Thực ra mà nói, việc các quy định này được đưa ra bắt các bên xin phép hay chịu sự quản lý của Trung Quốc đã xảy ra từ lâu. 

Hằng năm họ vẫn ra lệnh cắm bắt cá ở khu vực nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định hay việc bắt bớ, thu giữ ngư cụ thậm chí là bắn cháy tàu cá Việt Nam.

Trung Quốc bất chấp phản ứng của dư luận, bất chấp tất cả các tiếng nói chính nghĩa và bất chấp cả những thiện chí của các bên liên quan để đưa ra các quy định vô căn cứ, biến các hoạt động bình thường của các ngư dân trong Biển Đông mà chủ yếu là Việt Nam phải chịu sự quản lý của họ.

Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các hoạt động ngày càng nguy hiểm hơn để phục vụ cho chủ trương chiến lược biến thành cường quốc của mình.

Trước khi trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc về biển. Họ muốn dùng Biển Đông làm cửa ngõ tiến ra đại dương và không bao giờ từ bỏ ý định đó.

- Trước đây Philippines đã kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề biển, đảo và đã phải chịu trừng phạt về kinh tế như cấm xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc, theo ông nguy cơ này đối với Việt Nam sẽ như thế nào nếu vụ kiện được tổ chức?

Như chúng ta đã biết, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế hay đa phương hóa.

Rõ ràng, nếu đưa ra quốc tế Bắc Kinh sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi và họ sẽ tìm mọi cách để đem lại lợi thế cho mình, thậm chí là sử dụng những biện pháp không đàng hoàng như chính trị, sức ép kinh tế.

Theo tôi, khi chúng ta kiện đương nhiên sẽ vấp phải sự phản ứng tương tự như với Philippines. Nếu khi đã bắt tay vào việc này, Việt Nam chắc chắn đã lường trước vấn đề này và tính toán các biện pháp để vượt qua được.

- Nếu phải chịu các trừng phạt về kinh tế và xuất nhập khẩu vì vụ kiện trên Biển Đông, theo ông Việt Nam sẽ có những phương án nào để đối phó?

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm và những giai đoạn cực kỳ khó khăn, Việt Nam vẫn có những giải pháp hợp lý.

Nếu có bị gây sức ép về kinh tế hay cấm cản xuất nhập khẩu thì hiện nay Việt Nam không biệt lập trên trường quốc tế. 

Chúng ta quan hệ đa phương và có nhiều bạn bè trên thế giới để vượt qua khó khăn nếu vấp phải chứ không chỉ phụ thuộc vào một nước nào đó.
Hơn nữa, chưa chắc việc hạn chế giao lưu kinh tế chỉ gây bất lợi cho Việt Nam mà Trung Quốc không bị ảnh hưởng. 

Điều đó cho thấy nếu cấm cản xuất nhập khẩu thì không chỉ chúng ta phải suy nghĩ tìm cách đối phó mà họ cũng vậy.

- Một số hãng tin quốc tế nói Bắc Kinh cực kỳ giận dữ và sợ hãi khi bị Manila kiện ra tòa án quốc tế bởi nước này biết rõ rằng họ chẳng có bất cứ cơ sở pháp lý nào về ‘đường lưỡi bò’ do họ tự vẽ ra. Vì thế, Trung Quốc chọn cách không tham gia tại phiên tòa, vụ kiện vì thế cũng không được giải quyết. Theo ông, Bắc Kinh sẽ lựa chọn giải pháp gì nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế?

Nếu chúng ta kiện chắc chắn sẽ nhận lại sự quay lưng của Trung Quốc với những lý do của riêng họ.

Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, khi thực hiện đúng các thủ tục pháp lý và có chứng cứ cụ thể giống Philippines thì hội đồng trọng tài sẽ vẫn được thành lập và xem xét.

Sau đó sẽ có phán quyết được đưa ra mang tính chất bắt buộc. Trung Quốc nếu khi đó không chấp hành đương nhiên sẽ nhận lại búa rìu dư luận.

Chúng ta không thể vì lo ngại Trung Quốc không tham gia mà không kiện, chỉ cần đúng quy trình, thủ tục pháp lý quốc tế thì sẽ kiện được.

- Có thông tin nói để đến bây giờ Việt Nam mới chuẩn bị sẵn sàng cho vụ kiện là ‘hơi muộn’, ông nghĩ sao về điều này?

Theo tôi, không phải bây giờ Việt Nam mới chuẩn bị cho vụ kiện này, chúng ta đã có công tác chuẩn bị và các phương án được nghiên cứu rất kỹ.

Vấn đề là thời điểm, Việt Nam phải cân nhắc rất nhiều vấn đề, khía cạnh mới có thể quyết định.

Khi chúng ta bước vào vụ kiện này, mọi thứ đều phải sẵn sàng và chuẩn bị chu đáo nhất để đem lại lợi thế cho mình.

Điều đó khiến cho vụ kiện phải có thời điểm, thời cơ thích hợp chứ không thể nói là muộn hay sớm.
Xin cảm ơn ông!


Xu hướng chính trị năm 2014


Không có gì bất ngờ và khó tiên đoán bằng chính trị. Ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có nhiều thông tin nhất cũng không thể tiên đoán được sự sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vào những năm 1989-1991; cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ năm 2001, từ đó, làm thay đổi hẳn cả tình hình thế giới, cũng như các cuộc nổi dậy làm sụp đổ các chế độ độc tài quân phiệt ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi cách đây mấy năm.
Không có ai cả.
Bởi vậy, tôi chả dại gì nhảy ra làm một tên tiên tri điên rồ cho năm 2014.
Tuy nhiên, tiên đoán là một chuyện. Phân tích các xu hướng vận động dựa trên các mâu thuẫn chính vốn có khả năng gây ra xung đột lại là một chuyện khác.
Nhìn trên phạm vi thế giới, một số bình luận gia cho mâu thuẫn chính cần được theo dõi trong năm 2014 tập trung vào một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Đông (chủ yếu là Iraq và Syria) và Trung Quốc; cũng như vào một số vấn đề lớn như lãnh vực an ninh mạng (cybersecurity) và đặc biệt, sự phát triển của al Qaeda (lực lượng khủng bố của người Hồi giáo cực đoan).
Ở phạm vi các nước Đông Nam Á, những vấn đề cần được theo dõi là cuộc cải cách ở Miến Điện, các biến động chống chính phủ ở Thái Lan và Campuchia, cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống ở Indonesia, vấn đề nhân quyền và hợp tác kinh tế trong khu vực, và đặc biệt, tình hình trên Biển Đông cũng như các trò chơi siêu cường (super power game) giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông và các nước liên hệ.
Còn ở Việt Nam?
Về phương diện đối ngoại, mâu thuẫn chính chắc chắn vẫn tập trung vào mối quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông. Rất có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone) trên con đường chữ U mà họ đã công bố từ năm 2009 như điều họ làm trên biển Hoa Đông năm ngoái.
Dĩ nhiên, đối với Biển Đông, Trung Quốc sẽ dè dặt hơn biển Hoa Đông. Trên biển Hoa Đông, họ chỉ đối đầu với Nhật Bản. Trên Biển Đông, ngoài Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Thật ra, cả năm đều khá yếu và đều không phải là đối thủ của Trung Quốc. Điều Trung Quốc sẽ cân nhắc là sau các nước ấy là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc công bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông có thể sẽ làm cho khối ASEAN trở thành đoàn kết hơn. Tuy nhiên, khả năng đoàn kết này sẽ bị giảm thiểu đáng kể khi Indonesia, quốc gia thường đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực do cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 7, 2014. Trước ngày bầu cử, chính phủ cũ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono không còn cái thế để tập hợp lực lượng; sau ngày bầu cử, chính phủ mới cũng sẽ chưa đủ lực để đương đầu với Trung Quốc. Có lẽ đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc bộc lộ tham vọng làm bá chủ trên vùng trời ở Biển Đông.
Nếu Trung Quốc làm điều đó, chính phủ Việt Nam lại cũng sẽ tự kiềm chế để không xảy ra xung đột. Việt Nam chưa sẵn sàng cho bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào với Trung Quốc. Họ lại tiếp tục nhịn. Nhưng việc nhịn nhục lại làm nảy ra một vấn đề khác: Họ sẽ bị dân chúng nhìn như những kẻ bán nước hoặc quá khiếp nhược và bất lực. Chắc chắn sẽ không hiếm người sẽ xuống đường biểu tình hoặc lên tiếng trên các diễn đàn xã hội chống lại Trung Quốc. Bản chất của chế độ sẽ bị thách thức nghiêm trọng trong việc đối phó với những sự chống đối chính đáng ấy. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ biến thành mâu thuẫn giữa chính phủ/đảng và dân chúng ở Việt Nam.
Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau.
Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền.
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân chúng và giới cầm quyền vốn đã có từ lâu. Chỉ có vấn đề là càng ngày nó càng trở thành trầm trọng. Trầm trọng ở hai khía cạnh: Một, những bất mãn của dân chúng càng lúc càng lớn và hai, những sự trấn áp của nhà cầm quyền càng lúc càng mạnh. Hai xu hướng ấy chỉ dẫn đến xung đột với một số điều kiện: Một, ngoài sự bất mãn, dân chúng còn được trang bị bởi ý thức cao về quyền công dân và được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội dân sự. Hai, nhà cầm quyền mất khả năng kiềm chế trong việc trấn áp dân chúng. Điều kiện thứ nhất mới chỉ manh nha, giới hạn trong giới trẻ thuộc thành phần trí thức: Nó chưa đủ rộng và mạnh để dẫn đến các cuộc nổi dậy thực sự, dĩ nhiên, trừ khi xảy ra một hiện tượng đột biến nào đó làm thức tỉnh mọi người. Điều kiện thứ hai khó tiên đoán hơn vì khả năng kiềm chế, một mặt, tùy thuộc giới lãnh đạo cao cấp nhất; mặt khác, tùy thuộc vào một số cá nhân thừa hành (ví dụ, một số công an có thể nổ súng bừa bãi vào đám đông biểu tình làm bộc phát sự phẫn nộ của dân chúng).
Thứ hai, mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền. Độc tài đảng trị khác độc tài cá nhân ở chỗ: bao giờ nó cũng chứa đựng các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Vấn đề chỉ là mức độ. Các mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản đã xuất hiện từ lâu, ngay từ lúc mới thành lập, nhưng hầu hết đều ở mức có thể kiểm soát được, và nhờ kiểm soát được nên cũng che giấu được. Những năm gần đây, nó vượt khỏi những giới hạn bình thường, trở thành công khai hóa, ai cũng thấy. Năm 2014 này, những mâu thuẫn ấy có nguy cơ bùng nổ lớn vì hai yếu tố: Một, đây là thời điểm bắt đầu cho cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội 12 của đảng vào năm 2016; và hai, vụ án Dương Chí Dũng đang diễn ra tại Hà Nội có thể dẫn đến những chuyển biến bất ngờ.
Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, tập đoàn kinh tế quốc doanh về hàng hải, người gây nên các vụ vỡ nợ cả hàng tỉ đô la, bị kết tội vì hai lý do: Một, tham nhũng, và hai, bỏ trốn. Chuyện tham nhũng không quan trọng bằng chuyện bỏ trốn bởi chuyện bỏ trốn gắn liền với hai chuyện khác: ai đã mật báo cho ông về tin ông có thể bị bắt trước khi án lệnh được công bố; và ai đã giúp ông bỏ trốn?
Các lời khai của Dương Chí Dũng đã dẫn đến việc bắt giữ Dương Tự Trọng, em ruột ông, nguyên Phó giám đốc công an Hải Phòng và Phó cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an. Nhưng quan trọng hơn, nó còn tiết lộ người báo tin mật cho ông không ai khác hơn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người được ông hối lộ cả hơn nửa triệu đô la. Xin lưu ý là Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng và là ủy viên Trung ương đảng. Một số nguồn tin cho biết có thể cả Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và ủy viên Bộ Chính trị, cũng tham gia vào vụ hối lộ này.
Cho đến nay, công an và tòa án Việt Nam chưa hề lên tiếng gì về sự liên quan của cả Phạm Quý Ngọ lẫn Trần Đại Quang nhưng dư luận từ trong đến ngoài nước đã xôn xao bàn tán rất nhiều. Nhà cầm quyền không thể che giấu được. Nhưng giải quyết một cách rốt ráo vụ án Dương Chí Dũng nhất định sẽ dẫn đến sự tranh chấp quyền lực ở cấp cao nhất trong guồng máy lãnh đạo của đảng (Bộ Chính trị) của của chính quyền (chính phủ).
Có lẽ sự tranh chấp này sẽ là đỉnh điểm của tình hình chính trị Việt Nam trong năm 2014.
THEO VOA BLOG

Bà Trương Mỹ Lan: Cú áp phe dự án khủng triệu đô bị tiết lộ

Dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn mà ông Dương Chí Dũng khai nhận mình có liên quan nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bất động sản.
Do xuất hiện tình tiết tại tòa về danh tính người mật báo cho Dương Chí Dũng, sau khi phán quyết hình phạt cho Dương Tự Trọng và các đồng phạm, HĐXX đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo điều 263 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, HĐXX còn đề nghị VKSND TP. Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TP.HCM); nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tại tòa, ông Dũng khai nhận, việc ông bị kết tội nhận 1,666 triệu USD tiền “lại quả” từ việc mua ụ nổi 83M là oan và có nguyên nhân sâu xa từ một “ông anh” đã mật báo để bỏ trốn.
Ngoài việc đút tiền cho các cán bộ cấp cao để thoát tội trong phi vụ ụ nổi 83M, ông Dương Chí Dũng còn khai nhận 20 tỉ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch. Sau khi người của bà Lan tại Hà Nội đưa tiền đến, ông Dũng đã chuyển cho “ông anh mật báo”.
Trên thực tế, dự án chuyển đổi công năng mà ông Dũng có liên quan do ai quản lý, điều phối vận hành với chức năng, nhiệm vụ, mục đích gì?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn có tên gọi đầy đủ là “Đề án di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp Phước và chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (Q.4, TP.HCM). Đề án này của công ty THNN một thành viên Cảng Sài Gòn – Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và do công ty này quy hoạch, đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy định của Nhà nước và của TP.HCM.
Mục đích của việc di dời để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển tại khu vực đồng thời bảo đảm điều kiện hoạt động ổn định và phát triển của cảng Hiệp Phước.
Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 định hướng không gian kiến trúc khu vực bờ Tây sông Sài Gòn (trong đó có khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội của Cảng Sài Gòn), sau khi chuyển đổi công năng, khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội sẽ trở thành khu vực giáo dục, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí, khách sạn, khu dân cư, khu phức hợp ga tàu khách quốc tế, quảng trường, cây xanh, phố đi bộ…Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Dương Chí Dũng hé lộ dự án liên quan đến đại gia Trương Mỹ Lan
Dương Chí Dũng hé lộ dự án liên quan đến đại gia Trương Mỹ Lan
Phối cảnh dự án Nhà Rồng – Khánh Hội.
Được biết, đây được coi là “khu đất vàng”, có vị trí đắc địa, nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bất động sản. Việc bà Trương Mỹ Lan bỏ ra 20 tỉ đồng đưa cho ông Dương Chí Dũng cũng không nằm ngoài mục đích giành quyền sở hữu khu đất này.
Đề án được trình và được Bộ Giao thông vận tải xem xét, kết luận tại cuộc họp xung quanh đề án này ngày 28/3/2008.
Cũng theo thông tin trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, việc di dời cảng Nhà Rồng – Khánh Hội về cảng Hiệp Phước cũng đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Ông Lê Công Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn đã kiến nghị Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, hoặc chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay với lãi suất ưu đãi.
Cảng Sài Gòn còn kiến nghị cho họ được ứng vốn ngân sách (hoặc bảo lãnh vay) 286 tỉ đồng ngay trong năm 2013 để hoàn thành các hạng mục dở dang, trả nợ các nhà thầu, mua nền tái định cư cho các hộ dân… ở dự án cảng Hiệp Phước. Đồng thời, kiến nghị xem xét cho Cảng Sài Gòn được tạm ngưng trả khoản vay ODA (đang trả mỗi năm hơn 1 triệu đô la Mỹ) trong thời gian ba năm.
Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020, được Chính phủ phê duyệt ngày 8/4/2013, từ nay đến năm 2020, chỉ di dời các cảng trực thuộc trên địa bàn quận 4, tức khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.
Ngày 20/9/2013, Báo cáo với Bộ GTVT tại buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình di dời ra khỏi khu vực nội thành, công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn cho biết, việc di dời đang gặp khó khăn về vốn. Công ty này cũng báo cáo số tiền tạm ứng 150 tỉ đồng từ ngân sách đã được giải ngân để thanh toán nợ cho các nhà thầu xây dựng cảng Hiệp Phước và phục vụ cho công tác tái định cư ở cảng Hiệp Phước.
Trong khi đó, tờ Tuổi trẻ đưa tin, tiến độ di dời cảng Nhà Rồng, Khánh Hội chậm ba năm so với kế hoạch.
Dương Chí Dũng hé lộ dự án liên quan đến đại gia Trương Mỹ Lan
Dương Chí Dũng hé lộ dự án liên quan đến đại gia Trương Mỹ Lan
Bốc dỡ mặt hàng phân bón bao tại cảng Nhà rồng – Khánh hội, Cảng Sài Gòn
Vào tháng 5/2013, cảng Sài Gòn đã tạm dừng thi công cảng Sài Gòn – Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 2.735,3 tỉ đồng, sau hơn bốn năm thi công đạt 38% khối lượng. Nguyên nhân do chưa xây dựng đường D3 nên không có đường cho xe ra vào cảng giao nhận hàng hóa.
Ông Huỳnh Văn Cường – Phó Tổng giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, nhà đầu tư sẽ ứng trước vốn 350 tỉ đồng xây dựng đường D3 dài 2,3km cho sáu làn xe, trong đó sẽ xây dựng mới cầu Mương Lớn 2 và Rạch Gộp 2. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào tháng 11/2013 và hoàn thành vào giữa năm 2015.
THEO TRÍ THỨC TRẺ

Vinashin ‘có lãi hàng nghìn tỉ đồng’

Trong một thông tin gây bất ngờ, Vinashin, từng nợ đầm đìa và mới đây đã đổi tên sau đề án tái cơ cấu, xác nhận có lãi 7.900 tỉ đồng (371 triệu USD) trong năm 2013.
Trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị, Chủ tịch Công ty, Nguyễn Ngọc Sự, giải thích con số này là nhờ tái cơ cấu tài chính, không phải nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vinashin đã chính thức mang tên mới Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) từ ngày 1/1/2014.

‘Giảm lãi vay’

Ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, trở thành tân Chủ tịch của SBIC, trong khi Tổng giám đốc là ông Vũ Anh Tuấn, vốn là quyền Tổng giám đốc Vinashin.
Ông Sự nói với báo Sài Gòn Tiếp Thị: “Tôi phải nhấn mạnh khoản lãi 7.900 tỉ không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính.”
“Thực ra, sau khi tái cơ cấu tài chính, chúng tôi được giảm gốc và giảm lãi vay rất nhiều.”
Theo ông, “sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều”.
“Sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều”
Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, trở thành tân Chủ tịch của SBIC
Ông Sự cho biết SBIC chỉ còn giữ lại tám doanh nghiệp đóng tàu, “sẽ thay đổi về chất thật sự”.
Theo vị chủ tịch, SBIC hiện có đối tác Damen, tập đoàn của Hà Lan, đã đầu tư vào ba công ty của SBIC.
“Damen đã ký thoả thuận ghi nhớ, theo đó họ sẽ mang hợp đồng từ các nước khác về cho các công ty của SBIC đóng tàu, họ cũng sẽ lo tài chính,” ông Sự giải thích.
Theo báo cáo của tập đoàn Vinashin vào tháng 09/2013 thì trong tám tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của Vinashin mới đạt 39,67% kế hoạch của cả năm, đạt mức 2.700 tỷ đồng, tương đương khoảng 130 triệu đô la Mỹ.
Tháng Tám 2012, trong phiên tòa phúc thẩm, chủ tịch Vinashin, Phạm Thanh Bình, bị tòa giữ nguyên phán quyết 20 năm tù.
Ông Bình bị tuyên có tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án Vinashin, còn có bảy người khác bị các án phạt từ 10 đến 19 năm tù.
Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong một thông báo năm 2010, cho biết Vinashin khi đó nợ 86.000 tỉ đồng.
Hồi tháng 9/2013, Vinashin được Tòa thượng thẩm của Anh chấp nhận cho tái cơ cấu khoản nợ không trả được theo luật Anh.
Đây là lần đầu tiên một công ty nước ngoài không có hoạt động, cũng không có tài sản ở Anh, được tòa án Anh tạm bác đơn của chủ nợ cho tới khi việc tái cơ cấu có kết quả.
Đơn kiện phát sinh các khoản vay liên quan tới việc Vinashin, công ty thuộc sở hữu nhà nước, phát hành 600 triệu đô la trái phiếu quốc tế hồi năm 2007, với thời hạn tám năm và được Chính phủ Việt Nam viết thư ủng hộ cho giao dịch vay.
Lẽ ra Vinashin đã phải trả khoản đầu tiên, 60 triệu đô la, vào cuối năm 2010 nhưng không trả được.
THEO BBC

Thủ tướng nói về lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đến 2015


Thủ tướng Chính phủ đã trả lời bằng văn bản chất vấn của đại biểu Đỗ Thị Hoàng về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, tại kỳ họp này, Đại biểu Đỗ Thị Hoàng đã chất vấn về kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua và các giải pháp tiếp tục thực hiện lộ trình từ nay đến năm 2015.
Giải đáp thắc mắc, Thủ tướng cho biết: Kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu từ nay đến năm 2015 đã được trình bày trong các báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này.
Theo báo cáo đến hết năm 2013 đã có 6.376 doanh nghiệp được sắp xếp lại, trong đó có 3.659 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 1.022 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH một thành viên, 380 doanh nghiệp được giao bán và 405 đơn vị bị cho giải thể, phá sản (giải thể 313, phá sản 92 doanh nghiệp), số còn lại được sắp xếp theo các hình thức khác như sáp nhập, hợp nhất…
Trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
“Phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 trên tổng số 1.069 doanh nghiệp nhà nước,” Thủ tướng nói.\
THEO BIZLIVE

Tin Ba - Thế Hệ Sai Lầm, Trong Đó Có Tôi!


Chuyến xe bắt đầu lăn bánh rời vội vã giữa cơn mưa giao mùa cuối đông ở Cố Đô Huế trong sự tiếc nuối và bàng hoàng trong tim tôi! Có gì đó như len lỏi làm tôi không thể nào nhắm mắt vào giấc ngủ được! Nếu tôi không chia sẻ những tâm sự này chắc lương tâm tôi sẽ cắn rứt nhiều lắm!

Từ Đức Trọng, lâm Đồng một địa danh quá đỗi bình thường mà tôi đã đi qua vài lần, tôi không nhớ rõ lắm! Đến TP Huế thơ mộng đầy xa lạ! Nhưng đây có thể là chuyến đi ý nghĩa và đáng nhớ nhất trong đời tôi!

Ngày 12/1/2014 thông qua vài người bạn trên facebook, tôi cùng nhóm NO-U Sài Gòn có chuyến đi tri ân, thăm hỏi, tặng quà các quân nhân và thân nhân gia đình có tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 nhân dịp kỉ niệm tròn 40 năm.

Xin nói thêm bố tôi là cựu quân nhân trong quân lực VNCH. Trước kia, thỉnh thoảng bố cũng hay kể cho tôi nghe về những năm tháng khi còn trong quân đội của ông, nhưng tôi chẳng quan tâm và không muốn nhắc đến những trận chiến mà nếu kể ra thì toàn mất mát về sinh mạng và biết bao nhiêu đau đớn khác. Nay ngẫm lại thấy mình thật vô tâm khi coi thường và bỏ quên mất lịch sử!

Sở dĩ tôi thay đổi nhanh như vậy là sau khi tiếp xúc với bác cựu trung uý hải quân Phạm Ngọc Roa và bác Thượng sỹ Nhất Trần Dục những người trực tiếp làm nhiệm vụ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư tàu HQ4 trong trận đánh bảo vệ Hoàng Sa năm đó!

Về bác Roa Ấn tượng đầu tiên về bác Roa đập vào mắt tôi là một người mộc mạc, khá giản dị. Mái tóc bạc lơ phơ và làn da rám nắng khiến tôi thấy rất gần gũi. Bác tiếp đón chúng tôi, những người trẻ tìm hiểu về lịch sử qua các câu chuyện từ quá khứ nhẹ nhàng và lôi cuốn! Chi tiết cuộc trò chuyện tôi sẽ không kể ra ở đây, nhưng tôi có hỏi bác một câu:

- khi mà đối diện với quân TC xâm lược mà mình đang thất thế bác có sợ ko? Bác cười.

- Lúc đó thế trận tàu ta với tàu địch đang ở rất gần nhau, có thể thấy từng ngừơi ngồi trong ụ súng ven mạn tàu thì chỉ nghĩ đến làm sao để giành lại đảo và hoàn thành nhiệm vụ thôi chứ sự sợ hãi không có trong khái niệm của người lính khi bảo vệ quê hương trước sự xâm lăng của giặc.

Chỉ thế thôi cũng đủ để thế hệ đi sau như tôi phải suy ngẫm và thức tỉnh! Tôi có hỏi thêm bí quyết để bác Roa có sức khoẻ dẻo dai và bền bỉ như vậy và được bác gái, vợ bác Roa tiết lộ. Mỗi lần về bến sau chuyến đi biển dài ngày bác Roa thường mua rất nhiều thịt cốt-lết, khoa tây và sữa xay nhuyễn và dùng thay cơm khi đi biển. Thế nên dù đã ngoài 60 tuổi nhưng bác vẫn tham gia sản xuất và trụ cột trong kinh tế gia đình. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thì tàu HQ4 còn nhiều lần ngăn chặn được các vụ buôn lậu bạch phiến qua đường biển, Bác Roa cho biết thêm.

Không được như bác Roa, bác Dục sức khoẻ không được tốt, có lẽ vì tuổi tác và những năm tháng cơ cực sau cuộc chiến đã bào mòn phần nào đó. Vất vả vì miếng cơm manh áo, ngoài trông chờ vào 8 xào ruộng thì các con bác phải nghĩ học từ rất sớm đi làm thuê, làm mướn. Nay bác và bác gái đang sống cùng con trai út và có được 2 cháu gái..... Nhưng điều đáng buồn nhất là sự miệt thị, chèn ép của chính quyền sau cái gọi la giải phóng. Tuy nhiên nụ cười chưa bao giờ tắt trên gương mặt của người lính năm nào. Bác còn cho biết một trong những lí do thất bại trong trận hải chiến đầu tiên đó là do thiếu sự đồng bộ và còn quá ít kinh nghiệm hải chiến. và lúc được lệnh tái chiếm đảo, xuất quân đã được nữa đường thì cấp trên ngưng lệnh tấn công. Trở về đất liền, tuy có bị thương nhẹ nhưng vết thương lòng còn đau gấp trăm lần như mất từng khúc ruột.
Tôi tự hỏi thời gian qua mình đã làm gì cho Tổ Quốc chưa? Hay tối thiểu là hiểu biết đầy đủ chính xác về lịch sử? Đại đa số những bạn trẻ như tôi ngày nay chỉ biết hưởng thụ, chạy theo xu hướng của đồng tiền và vật chất. Tôi may mắn được cùng những người anh, người chị trong nhóm No-u Sài Gòn tiếp xúc trực tiếp với các Bác là nhân chứng sống. Tôi đã thay đổi! Còn bạn thì sao!!???? Những người trẻ tương lai của đất nước.

Tôi xin mượn bác Trung Úy Phạm Ngọc Roa và bác Thượng sỹ Nhất Trần Dục thay mặt cho những người dù còn, hay đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 làm hình mẫu. Họ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, tự do đúng nghĩa. Họ hy sinh không một nấm mồ, họ thà để xương, thây ngâm đáy Hoàng Sa còn hơn là làm nô lệ cho TC và cho một ngày hoà bình, tự do vãn hồi trên quê hương đau khổ Việt Nam.

Các Anh, các Bác đã ra đi cho một giấc mơ tuyệt đẹp về tương lai của đất nước, của con cháu Vua Hùng tràn ngập tình yêu thương.
Tôi và những người trẻ, dù sinh ra ở bất cứ đâu, mang sắc tộc nào trên quê hương Việt Nam đều cảm thấy ngưỡng mộ và hãnh diện về công lao của các anh.

Ngày mai, tôi và nhóm No-U Sài Gòn lại tiếp tục chuyến hành trình thăm hỏi và tặng quà thân nhân và gia đình những người "Anh Hùng" tiếp theo. Chúng tôi rất biết ơn tất cả sự ủng hộ và góp sức của quý Mạnh Thường Quân. Dù chuyến đi có vất vả đến đâu nhưng tôi tin việc chúng tôi đang làm là đúng và thực sự có ý nghĩa. Và tôi cũng tin, lịch sử sẽ không quên các BÁC, những người con ưu tú của dòng giống Lạc Hồng.
Tin Ba
(FB Tin Ba)

Đồng loạt SỜ GÁY các dự án bất động sản ở Hà Nội


UBND TP.Hà Nội bắt đầu tổng kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai tại các dự án trên địa bàn toàn thành phố. Đợt kiểm tra kéo dài từ nay đến hết ngày 31/5/2014.
UBND TP.Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra Liên ngành và Đoàn kiểm tra sẽ tập trung thanh tra việc chậm thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư; để đất hoang hóa, không sử dụng trong 12 tháng liền kể từ khi bàn giao tại thực địa; tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với cam kết trong dự án đầu tư được phê duyệt; sử dụng sai mục đích đất được giao, thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án trái phép.
Đối tượng kiểm tra đợt này là các tổ chức, doanh nghiệp được thành phố giao đất, cho thuê đất từ 1/1/2009 đến 31/12/2013, trừ một số dự án đã được hoặc có quyết định thanh tra, kiểm tra và cấp thẩm quyền có ý kiến xử lý theo quy định; các hộ gia đình, cá nhân được thành phố giao đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Đoàn thanh kiểm tra cũng sẽ tiến hành xác minh nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư cũng như vi phạm các chính sách về đất đai khác.
Đối với trường hợp các dự án phải kiểm tra toàn diện, thành phố yêu cầu phải thành lập tổ kiểm tra, thanh tra liên ngành để làm rõ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất xử lý, khắc phục.
Theo UBND TP.Hà Nội, trong tổng số hơn 700 dự án phải kiểm tra lần này có cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, dự án kinh doanh nhà ở, văn phòng, khách sạn, dự án đầu tư về văn hóa xã hội, hạ tầng, giao thông.
Trong danh sách kiểm tra lần này, các huyện như Từ Liêm có 85 dự án, Long Biên 56 dự án, Cầu Giấy 65 dự án, Hai Bà Trưng gần 60 dự án, Hoàng Mai hơn 60 dự án, Đống Đa 40 dự án, Ba Đình hơn 30 dự án, Hoàn Kiếm hơn 20 dự án, Tây Hồ hơn 20 dự án…
THEO BÁO ĐẦU TƯ

Bút Chì - Em làm ơn thôi ăn cứt đi, được không?


Em thân yêu,

Nếu em quen anh, thì chắc em đã đọc không dưới ba lần cái chuyện con khỉ trên đảo cứt (*). Ấy nhưng mà em có thực sự hiểu cái chuyện ấy là chuyện gì không? Có đủ hiểu để ngưng được việc ăn cứt và vãi cứt đi không? Hôm nay, nhân dịp lâu lắm rồi anh không viết cái gì bẩn thỉu, thôi thì anh lại nói với em, về cứt.

Tức là như thế này. Mỗi ngày lên mạng, em đọc gì? Dantri, Vietnamnet hay Phunutoday? Kenh14, HaiVL hay VOZ? (Khoan đã, nếu em không thò đầu vào mấy cái bể phốt kể trên, thì em cũng không nên đọc tiếp bài viết này làm gì. Tắt máy đi chơi đi.) Ừ, những cái bể phốt, em ạ. Ngập ngụa rác rưởi và cứt đái. Rất hiếm khi em có thể tìm được cái gì đọc mà làm em vui, em cười, em reo lên ồ đẹp quá, đáng yêu quá, tuyệt vời quá. Chả có mấy thứ làm não em giãn ra rồi nhăn lại một cách thích thú hả hê để bật ra cái gì mới mẻ sáng tạo. Lại càng hiếm khi em gặp cái gì làm em thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người, vào cái tương lai vốn dĩ đã rất mù mịt đang lủng lẳng treo trước mũi em. Những cái ống cống tin tức đó cho em ăn (feeds) bao nhiêu em há mồm ra nuốt bấy nhiêu. Nuốt xong, vì không tiêu được, em lại miệng nôn trôn tháo hết ra, rồi thì người khác phải dọn, ít nhất cũng phải ngửi mùi. Duy trì cái chu trình hàng ngày ấy em không thấy tởm và chán sao?

Như hôm nay em đọc được tin về đám trẻ trâu kia khóc tu tu vì thần tượng. Giá em cứ coi như gặp cục cứt bên đường, em tránh ra cho đỡ thối, thì đã không sao. Đằng này em ngồi phệt xuống em nốc vào bằng hết, xong em mắng, em chửi, em cay đắng chua xót em bảo rằng ối giời cứt ơi là cứt sao mày không biết nhục hả cứt. Lại như hôm qua em vớ được tin rằng nhà kia có chuyện bố chồng dính lẹo với nàng dâu gỡ mãi không ra. Thế là em vừa cười hahaha vừa đem cứt ấy đi vãi khắp những chỗ em có thể vãi, em thêm mắm thêm muối, thêm tiêu thêm ớt cho li kì rùng rợn. Đến lúc vỡ ra rằng ấy là tin bịa đặt, em lại cũng châu vào chửi này mắng nọ, phân này tích kia, rằng thì là mà cái lọ không phải cái chai. Đến một lúc, anh có cảm giác như xem bầy cún vẫy đuôi ngồi hóng cứt. Gâu, lão quan kia nói ngu vê lờ. Vê lờ vê lờ. Gâu, con ca sĩ kia tư cách thật là bẩn thỉu. Bẩn thỉu bẩn thỉu. Gâu, đám hôi của kia thật là quốc nhục. Quốc nhục quốc nhục. Ấy xong rồi em và đồng bọn xông vào cắn nhau xem ai đúng ai sai, cứt ai thơm cứt ai thối. Trong khi đó, ống cống biết quá rõ thói xấu của các em, nên hễ cần là lại tuôn ra đúng loại cứt thơm ngon dậy mùi. Gâu gâu gâu ẳng ẳng ẳng. Phẹt phẹt.

Anh từng nói với thằng Cầm Bùi bạn anh, cái thằng admin trang Lá Cải Chấm Ọt ấy, là anh nể nó vô cùng. Nể ở chỗ ngày nào cũng như ngày nấy, gần hai năm nay, hơn tất cả bọn em cộng lại, một mình nó nốc hết toàn bộ cứt đái do cái gọi là nền báo chí Việt Nam thải ra. Thế xong rồi tùy cảm hứng tùy tâm trạng tùy thời gian cho phép, nó sẽ cắm vào bãi này một cái biển RẤT THỐI, lại cắm vào đống nọ một cái biển THỐI VỪA VỪA, xong thỉnh thoảng hứng lên lại cắm vào một chỗ nào đó cái biển KHÔNG THỐI LẮM MÀ LẠI CÒN HƠI THƠM. Của đáng tội nó được cái thông minh, nó lắm kiểu lắt léo chơi chữ, nên các em thích ngồi hóng xem nó cắm biển chỗ nào để chạy lại cười hê hê hê. Xong like. Xong comment. Xong tung lên Facebook. Mà không biết là mình đang đem cứt đi vung vãi khắp nơi.

Nếu Sếch-pia có đội mồ sống dậy hỏi em rằng TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI, hẳn em và đồng bọn sẽ cười cho đến khi ổng tự đào lỗ chôn mình lần nữa. Vì lịch sử nhiều nghìn năm của dân tộc em đã chứng minh, dù mang thân nô lệ kiểu này hay kiểu khác, chưa bao giờ đồng bào em yếu ớt hoang mang đến mức chọn việc KHÔNG TỒN TẠI. Không, tồn tại là tất yếu. Thà chết chứ không chịu hy sinh. Hỏi tồn tại hay không tồn tại là hỏi ngu, hỏi vớ vẩn. Cho nên hôm nay, nhân ngày đẹp giời ta ngồi uống trà ngắm trăng bàn chuyện cứt đái, anh đề nghị với em một câu hỏi khác, gần gũi hơn, thiết thân hơn.

ĂN CỨT HAY KHÔNG ĂN CỨT, ấy chính là câu hỏi.

Nếu em quên, thì hôm nay anh muốn nhắc em nhớ rằng, cái em đang có trong tay là một thứ tên là In-tơ-nét. Thứ này kì diệu lắm. Thượng vàng hạ cám, cao lương mỹ vị, rác rưởi cứt đái không thiếu một cái gì. Và ăn gì, ăn như thế nào, là quyền của em, là lựa chọn của em. Thời gian của em có hạn. Não bộ của em có chừng. Hãy chọn ăn cái gì ngon cái gì bổ. Hãy chia sẻ cái gì đẹp cái gì hay. Mà nếu nhỡ có ăn phải cứt, thì cũng đừng vì thế mà phát rồ phát dại, mắng chửi nhau chì chiết nhau. Lại càng đừng nên đem cứt đái đi vãi khắp nơi chỉ để chứng minh rằng ồ cái nơi đây thật là thối nát. Hãy dọn dẹp. Hãy trồng hoa. Chúng ta phận bạc, nhỡ sinh ra làm thân con khỉ trên đảo cứt, thì cố gắng, cố gắng làm sao để cái chu trình vô tận kia đừng kéo dài ra thêm nữa. Em nhé.

___________________

(*) "Ở nơi kia, xa, xa lắm, có một hòn đảo cứt. Một hòn đảo không tên. Một hòn đảo không đáng được đặt tên. Một hòn đảo cứt, hình thù như cứt. Trên hòn đảo cứt đó mọc những cây dừa hình thù cũng cứt. Những cây dừa đó cho những quả dừa có mùi cứt. Có lũ khỉ như cứt sống trên những cây dừa đó, chúng thích ăn những quả dừa có mùi cứt đó, ăn xong chúng ị ra thứ cứt kinh tởm nhất trên đời. Cứt đó rơi xuống đất, lâu ngày thành cả ụ cứt, làm những cây dừa cứt mọc trên đó đã cứt lại càng cứt. Đó là một chu trình vô tận." - Haruki Murakami, Biên niên ký chim vặn dây cót.
  (FB Bút Chì) 

30% đảng viên bị kỷ luật vi phạm kế hoạch hóa gia đình

Trong tổng số đảng viên bị kỷ luật năm qua, lỗi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chiếm trên 30%, bị khai trừ Đảng chiếm hơn 10%, bị phạt tù chiếm 1,5%.
Ngày 13/1, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2013. Năm vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành một số nội dung quan trọng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.
Đáng chú ý như quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, giúp việc thi hành kỷ luật trong Đảng đảm bảo sự khách quan, công bằng; quy định giải quyết tố cáo cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; quy định trách nhiệm của các cơ quan Trung ương trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư…
Kiểm tra trên 305.000 đảng viên và hơn 63.600 tổ chức đảng, kết quả cho thấy tình hình vi phạm kỷ luật còn phức tạp, nội dung vi phạm nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chiếm trên 30% số người bị kỷ luật.
Đảng viên bị kỷ luật chấp hành không nghiêm nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng chiếm 36%; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, mất đoàn kết nội bộ chiếm 18%; đảng viên có vi phạm phải khai trừ Đảng chiếm 10%; bị phạt tù 1,5%.

dv-2592-1389618857.jpg
Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định (Thanh Hóa) Phạm Đức Linh vừa bị kỷ luật, cảnh cáo về mặt Đảng, cách chức do đánh bạc. Ảnh: cắt từ clip

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, nhận định: “Năm 2013, quyết định xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng tăng hơn năm 2012, nguyên nhân là nhờ tập trung xử lý dứt điểm những trường hợp có vi phạm được phát hiện qua kiểm điểm, trong đó có một số trường hợp vi phạm suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống…”.
Nhận định năm 2014 còn nhiều thách thức, ông Lê Hồng Anh đề nghị ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường tuyên truyền, giáo dục, giám sát đảng viên; đồng thời kiểm tra, giám sát cán bộ ngay từ khâu quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đến việc chuẩn bị đề án nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2016 – 2021; giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Về thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Bí thư khóa XI đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông Lê Hồng Anh nhận định kinh tế đất nước và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng lãng phí vẫn nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, tác hại và hậu quả không kém nạn tham nhũng.
“Chúng ta cần đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Khi phát hiện các vụ vi phạm phải xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục”, ông Anh nói thêm.
THEO VNEXPRESS