Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Nhà cầm quyền Bắc Kinh & 36 kế Tôn Tử (phần 1) - 10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử

Nhà cầm quyền Bắc Kinh & 36 kế Tôn Tử (phần 1)

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao)LTS: Bài viết dưới đây đã đăng vào tháng 7/2011 trên trang Dân Luận. Nay nhân việc bành trướng Bắc Kinh vừa "khoanh vùng" trên Biển Đông của Việt Nam cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các quốc gia thuộc Asean, tác giả viết bài xin chỉnh sửa và giới thiệu lại một lần nữa trên trang Dân Làm Báo và 12 Bến Nước ngỏ hầu rộng đường dư luận để viết tiếp phần 2.
*
Bành trướng Trung Cộng dường như vẫn chỉ loanh quanh trong 36 kế của Tôn Tử cho sách lược xâm chiếm Biển Đông làm của riêng. Tất nhiên, họ không chỉ sử dụng đơn lẻ 1 hay vài kế sách trong 36 kế đấy, mà sử dụng song song nhiều kế cùng một lúc.
Quốc gia nào rành họ "6 câu" thì không biết, nhưng chắc chắn người Việt Nam nếu không rành họ đủ "6 câu vọng cổ" thì chí ít cũng hiểu đến "năm câu rưỡi"! Nửa câu còn lại đó là sự rõ ràng từ phía cấp cao CSVN, nếu như họ dứt khoát trong tư tưởng rằng: họ mãi là người Việt Nam chân chính, không phải Chương Hầu (1) bám vào Tô Định và Mã Tắc, để cuối cùng chính Chương Hầu tự biến thành "vỏ chanh sạch nước cốt" và đi đến kết cục: bị loại bỏ sau khi được xài xong!
Những quan chức cao cấp CSVN đang ngả nghiêng về Trung Cộng cũng nên suy ngẫm về việc: sau khi các vị an phận trong hũ cốt nào đấy hoặc giả nằm trong Nghĩa trang Mai Dịch, không có gì bảo đảm các vị được "mồ yên mả đẹp" hay con cháu các vị sẽ vẫn mãi "dưới một người trên vạn người" một khi "mộng bá đồ vương" của Nhà cầm quyền Bắc Kinh trở thành hiện thực. Lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam đã chứng minh quá rõ. Những tên ôm mộng "thế thiên hành đạo" đã chứng minh sự tàn độc của chúng sau khi chiến thắng bằng cách sẵn sàng quật mộ, đào cốt những kẻ mà chúng căm hận thâm căn cố đế, bất chấp hôm nay chúng vẫn đang ngọt ngào lã chã! "Mật ngọt" thì luôn "chết ruồi", các vị ạ! Rủi như, những kẻ "mộng làm bá chủ" có chiến thắng, hy vọng chúng cũng học được những hình thức "báo oán" văn minh hơn tí chút (!)
Người Việt Nam cùng xem lại 36 kế của nhà quân sự cổ đại Tôn Tử (2):
01. Dương đông kích tây.
02. Điệu hổ ly sơn.
03. Nhất tiễn hạ song điêu.
04. Minh tri cố muội.
05. Du long chuyển phượng.
06. Mỹ nhân kế.
07. Sấn hỏa đả kiếp.
08. Vô trung sinh hữu.
09. Tiên phát chế nhân.
10. Đả thảo kinh xà.
11. Tá đao sát nhân.
12. Di thể giá họa.
13. Khích tướng kế.
14. Man thiên quá hải.
15. Ám độ trần sương.
16. Phản khách vi chủ.
17. Kim thiền thoát xác.
18. Không thành kế.
19. Cầm tặc cầm vương.
20. Ban trư ngật hổ.
21. Quá kiều trừ bản.
22. Liên hoàn kế.
23. Dĩ dật đãi lao.
24. Chỉ tang mạ hòe.
25. Lạc tỉnh hạ thạch.
26. Hư trương thanh thế.
27. Phủ để trừ tân.
28. Sát kê hách hầu.
29. Phản gián kế.
30. Lý đại đào cương.
31. Thuận thủ khiên dương.
32. Dục cầm cố tung.
33. Khổ nhục kế.
34. Phao bác dẫn ngọc.
35. Tá thi hoàn hồn.
36. Tẩu kế.
Ngoài một vài kế sách của Tôn Tử mà bạn đọc thường thấy trích dẫn và phân tích quen thuộc như: mỹ nhân kế, dương đông kích tây, khích tướng kế... bài viết xin đi vào những kế sách còn hơi "là lạ" đôi với các bạn trẻ không có nhiều thời gian nghiên cứu, ngõ hầu cung cấp thêm một góc nhìn nhỏ bé giúp các bạn trẻ hiểu rõ thêm tâm địa của chóp bu CSTQ (xin nhấn mạnh chóp bu CSTQ). Người dân Trung Hoa vẫn đang đau khổ và chịu nhiều đày đọa như người Việt Nam chúng ta.
***
1. Minh tri cố muội: nghĩa là "Biết rõ mà làm như không biết". Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam, nhưng CSTQ đã làm như không biết, họ chẳng thèm quan tâm đến những bản đồ cổ, những minh chứng khoa học, hiệp định ký kết Pháp - Thanh v.v... và cứ mãi trương dẫn các thứ "cơ sở khoa học" mà chỉ họ thấy có lý (!). Những cái chết của ngư dân Việt Nam được nhiều trang báo trong và ngoài nước nhắc đến nhiều trong các năm qua, họ cũng đã làm như không hề hay biết. Tàu Bình Minh2 và Viking2 bị cắt cáp và Lương Quang Liệt vẫn "vô tư" nói là không hề liên quan gì đến quân đội Trung Quốc. 
Mục đích của kế sách này là gì? Ai cũng rõ bằng lời giải thích: "Tôi vô tội, tôi ngây thơ và tôi... nào biết gì đâu" với đôi mắt "tròn xoe", "trong vắt" như chẳng vẩn đục một áng mây mờ ám muội nào đấy! Để làm gì? Để chứng minh trước thế giới một hình ảnh lãnh đạo Trung Hoa với:
- một "tấm lòng nhân ái"
- một "tâm hồn hướng thiện"
- cùng một tinh thần "yêu hòa bình tha thiết" 
Người thật sự nhân ái, lương thiện, yêu hòa bình luôn cần được tất cả mọi người yêu mến và bảo vệ!
2. Du long chuyển phượng: nghĩa là "biến cái này thành cái kia". Khi họ xông vào vùng biển đặc quyền kinh tế (trong vòng 200 hải lý) của Việt Nam để cắt cáp, họ đã sử dụng chiêu thức này, mà bà Phương Nga đã bực bội thốt lên: "biến khu vực không tranh chấp trở thành có tranh chấp". Rõ ràng, họ đã chẳng có cái quái gì trong vòng 200 hải lý của Việt Nam và họ cố biến thành có. Quá rõ đến không còn gì bàn cãi. Với sự kiêu ngạo, họ luôn thích hình tượng "là rồng là phượng", nhưng thực chất của kế sách này, người Việt ta có câu "treo đầu dê, bán thịt chó". "Đầu dê" ở đây chính là họ luôn tuyên bố "sự trỗi dậy hòa bình của TQ không làm ảnh hưởng đến các quốc gia khác". "Thịt chó" tức là tâm địa bên trong ôm mộng xưng bá cả Thái Bình Dương, mà họ nghĩ rằng chẳng ai biết được mục đích kế sách này, nhằm chuyển tiếp kế "vô trung sinh hữu".
3. Vô trung sinh hữu: nghĩa là "không có mà làm thành có". Biển Đông an ổn, không giúp họ "chọc trời khuấy nước" được, họ cần làm cho mọi việc rối tung lên để dễ bề gây xáo trộn mà thao túng. Thiên hạ không loạn, trật tự biển Đông không rối thì làm sao giúp họ thỏa cơn khát mà cả thế giới đều biết: năng lượng - thứ mà họ đang vô cùng cần cho sự phát triển kinh tế nước họ, nói cho ngay, chẳng cho nước họ đâu mà cho bè lũ "lãnh đạo" của họ thôi! Biển Đông đục ngầu (do họ quậy) mới giúp họ "trỗi dậy hòa bình"! (3)
4. Di thể giá họa: nghĩa là "dùng vật gì để vu khống người ta". Họ đã dựng hình tượng rất tội nghiệp khi xông vào làm rối cáp tàu Viking2 bằng hình ảnh "rất đáng thương" như sau (xin lưu ý những từ in đậm) (4):

BBC viết:
Tân Hoa Xã dẫn lời Người phát ngôn Trung Quốc nói: "Tàu cá Trung Quốc, trong khi hoạt động tại vùng biển trên, đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam xua đuổi".

"Trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này."...

Ông Hồng cũng cho hay tàu thăm dò của Việt Nam "kéo lê" tàu cá của Trung Quốc trong hơn một tiếng đồng hồ và "đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Trung Quốc".
Chắc hẳn bạn đọc đồng ý những chữ "xua đuổi", "đuổi bắt lộn xộn", "vướng vào", "kéo lê", "đe dọa nghiêm trọng tính mạng" nghe thật đau xót về hình ảnh một người hiền lương đang hoảng loạn, lập cập, run rẩy, thất thần... trước một tên côn đồ rất dã man và hạ cấp. Ôi! một hình ảnh quá đỗi thương tâm (!)
Dù sao phải công nhận (thật tâm) Hồng Lỗi quả không hổ danh một nhà ngoại giao khi xài từ tượng hình "kéo lê" - một loại chữ phải nói rất "đắt"! Hồng Lỗi đã thành công khi chứng minh một "tai nạn" vô cùng thương tâm trên biển. Tiếc thay! "Kéo lê" thường dùng cho... phụ nữ yếu đuối, trong tư thế hoàn toàn chẳng còn chút sức lực nào, phó mặc sự sống chết của mình vào lương tâm kẻ đang chủ động bằng hành vi đó! [để chứng minh sức mạnh có thật của hai chữ "kéo lê", mời bạn ghé mắt đọc qua (5)].
Không thể phủ nhận Hồng Lỗi thật "trác tuyệt" với hai chữ này! Tiếc thay... Hồng Lỗi là đàn ông (nếu là Khương Du thì quả... hết chỗ chê!). Có lẽ bà Phương Nga nên "cơm đùm, cơm nắm" sang "thọ giáo" vài chiêu của "nghệ sĩ tạo hình bằng chữ" - Hồng Lỗi.
Mãi "ca ngợi" Hồng Lỗi mà...quên! Hình ảnh một đại trượng phu Trung Hoa "đầu đội trời chân đạp đất" đâu mất rồi nhỉ (?! ).
Khá khen cho kế sách "di thể giá họa", nhưng coi bộ hình ảnh một "phụ nữ tay yếu chân mềm , buông xuôi và bất lực dưới bàn tay "kẻ bạo tàn" có vẻ chẳng bịt mắt được ai khi bạn biết rằng chi phí quốc phòng của Trung Cộng lên đến số cả trăm tỉ đô la Mỹ trong nhiều năm qua! Màn kịch "di thể giá họa" được dựng lên vụng về đến thảm hại! 
Hầy lơ! Bành trướng Bắc Kinh nên về coi lại Tây Du Ký (của chính mình) để thấy Bạch Cốt Tinh vẫn không tài nào che mắt được Tôn Ngộ Không nhé! 
LTD 
TIMVOGần đây hai chữ này có tần suất sử dụng hơi bị cao. Hình như được dùng trong trạng thái tinh thần của người nói đang…bí, có vẻ hơi…cuống, nhất là trong việc giải quyết tệ nạn xã hội. Làm không được thì quyết tâm, quyết tâm vẫn chưa được thì phải… quyết liệt.
Và tự nhiên người ta thấy thực tế là….. đúng như thế, nghĩa là cái gì quyết liệt là sắp …. liệt. 
Chả hiểu ai phát minh ra cái từ này mà bây giờ thành thương hiệu “sáng giá” và… nhàm chán của một người.  Đó là từ chữ hán chăng? Chả phải. Chữ hán chỉ có một từ QUYẾT LIỆT (决裂) mang nghĩa hoàn toàn khác, đó là sự tan vỡ (khi nói về đàm phán, về mối quan hệ, về tình cảm…) Riêng chữ Quyết (决) ở  trong cụm từ này có nghĩa là thủng (gần nghĩa với chữ khuyết 缺); chữ Liệt 裂 có nghĩa là nứt, rách ( thuộc bộ Y 衣, là áo) hàm nghĩa rạn nứt, chia tách ra (phân liệt, sự phân liệt của tế bào, bệnh thần kinh phân liệt…).
 Vậy QUYẾT LIỆT là gì thì rõ rồi, là tan vỡ, là nứt toác, là ai đi đường nấy, là … thôi rồi Lượm ơi.
Cuc đấu tranh chng tham nhũng là phi được thc hin mt cách QUYT LIT“. Không hiểu người nói muốn nói theo nghĩa nào, chỉ thấy so với lời nói thì thực tế xã hội trật lấc cả .
Thôi thì ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Vì suy cho cùng cái người ta cần là một thực tế sáng sủa, một xã hội tử tế chứ những ngôn từ, nhất là ngôn từ vừa sai vừa rỗng tuếch mà làm gì.
“Rượu nht ung lm cũng say
Li khôn nói lm du hay cũng nhàm…”
Huống hồ, lời chả khôn, chả hay, mà lại… nói lắm thì chả… ra làm sao.

Từ Việt Nam Mơ tới Trung Quốc Mộng

Việt Báo Xuân Giáp Ngọ
Ngàn năm, 60 năm, 40 năm, 35 năm.... Rồi sao?
 * Tầu ngầm lớp Kilo vào Cam Ranh - có ký lô nào không? *
Bước vào một năm Giáp Ngọ có quá nhiều ý nghĩa lịch sử, tờ Xuân Việt Báo năm nay được thực hiện với tinh thần một bó nhang chung, cùng dâng lên tiên tổ. Từ đó, xin ngẫm lại chuyện ngàn năm, trăm năm, 60 năm, 40 năm, 35 năm.... Nhiều bài học lịch sử. Ngoại xâm là một bài học. Canh tân để có sức đứng vững trước ngoại xâm là một bài học khác. 

Chuyện Ngàn Năm
Trong lịch sử lâu dài của Việt Nam, việc Trung Quốc xâm lược nước Nam là chuyện thường tình, vì xảy ra quá nhiều lần.
Sau một giai đoạn Bắc thuộc kéo dài 1050 năm, nước Nam không bị đồng hoá mà còn giành lại độc lập kể từ năm 939 nhờ Ngô Vương Quyền. Trong 10 thế kỷ ngoại thuộc đó, không thiếu gì người Hoa đã qua nước ta, kẻ làm quan, người làm dân, tỵ nạn hay kiếm sống. Họ không Hán hóa nước Việt mà lại tự Việt hóa. Nhiều người trở thành danh tướng nước Nam và dựng cờ khởi nghĩa chống lại quân xâm lược phương Bắc. Sau bảy đời sống với nước Nam, Lý Bôn là một trong nhiều trường hợp. Năm 544, khi lên ngôi, ông đặt tên nước là Vạn Xuân và xưng hiệu Lý Nam Đế. Ông khẳng định căn cước và bản sắc Nước Nam.
Bài học khác, sau khi dân ta giành lại độc lập với chiến công trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, qua các đời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn, mọi cuộc xâm lược từ Trung Quốc đều trước sau bị bẻ gãy. Mà lần nào cũng có danh tướng phương Bắc phơi thây trên chiến hào, chìm sâu dưới đáy nước hay ôm đầu tự ải nếu không kịp bỏ ấn tín chui vào ống đồng tháo chạy.... Tên tuổi của họ như Hoằng Tháo, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Liễu Thăng, Hứa Thế Hanh hay Sầm Nghi Đống , v.v... đều đánh dấu những trang chiến sử rạng rỡ của Nước Nam. 
Cho đến thế kỷ 20.
Chuyện Trăm Năm 
Trong Thế kỷ 20, Trung Quốc cũng có nhiều danh tướng từng sang nước ta, như Trần Canh hay Vi Quốc Thanh, nhưng để giúp lực lượng Cộng sản Việt Nam lập nên chiến công làm đổi vận nước, vào năm Giáp Ngọ 1954. Từ Việt Bắc đến Điện Biên Phủ, những chiến tướng đó của phương Bắc đều có thành tích ở nước Nam.
Chiến trường Việt Bắc 1950, từ trái: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Tướng Trần Canh của Trung Quốc, Lê Văn Lương và Cố vấn La Quý Ba của Bắc Kinh, biên đạo của "chỉnh phong", "đấu tố", "cải cách ruộng đất" tại miền Bắc.... Ảnh (lẫn người) của Trung Quốc!
Chuyện rất lạ, trong Thế kỷ này, Trung Quốc cũng nhiều lần tấn công nước Nam.
Lịch sử ghi rõ, đúng 40 năm về trước đã có trận Hải chiến giữa Quân lực Việt Nam Cộng Hoà với Hải quân Trung Quốc Cộng sản, vào ngày 19 Tháng Giêng năm 1974. Từ một chế độ đang bị cột tay bức tử, những người lính Việt Nam vẫn xả thân trước một hỏa lực áp đảo để gỡ cờ Trung Quốc ngoài đảo hoang vu. Dù chiến hạm có bị đánh đắm thì cũng vùi thân vào đảo vắng, để còn có vật ghi dấu chủ quyền của nước Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Chiến công đó khiến các danh hiệu Lý Thường Kiệt, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng hay Nhật Tảo đã bừng sáng ý nghĩa khác: đó là tên các chiến hạm đã cố chống cự để bảo vệ Hoàng Sa. Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã thành danh nhân vì nguyện chôn thây cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo cùng hơn sáu chục chiến binh Hải quân.
 Hộ tống hạm Nhật Tảo - HQ10
Trải qua 40 chục năm, sự hy sinh của 74 chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, từ sĩ quan, thủy thủ, bộ binh đến người nhái trong trận Hải chiến Hoàng Sa vẫn nung nấu tâm khảm những người đã sống và chiến đấu ở miền Nam. Lịch sử ghi lại là họ bị nhục mạ là ngụy quân ngụy quyền, họ bị đầy ải sau khi thất bại trong một cuộc chiến họ biết là tương tàn, không chọn lựa mà chỉ chống đỡ.
Những người đã sống và chiến đấu tại miền Nam không quên được quyền lợi của Tổ quốc và tưởng nhớ những người đã hy sinh vào giờ phút vô vọng. Sau này, nhiều người tại miền Bắc cũng thấy ra điều ấy mà lặng lẽ làm lễ tưởng niệm trước sự lúng túng của Hà Nội. Vì lúng túng nên mới ra vẻ thờ ơ.
 Báo chí Sàigòn 1974 về vụ hải chiến Hoàng Sa

Năm 2011, người dân trong nước ghi ơn Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã hy sinh tại Hoàng Sa
Dĩ nhiên là trong cuộc xung đột chớp nhoáng tại Hoàng Sa, với tương quan lực lượng quá thuận lợi cho mình, không có danh tướng Trung Quốc nào tử trận! 
Trong cuộc chiến năm năm sau cũng vậy.
Đó là khi Trung Quốc đưa đại quân đồng loạt tấn công các tỉnh miền Bắc vào ngày 17 Tháng Hai năm 1979 trong cuộc chiến họ nghĩ là áp đảo với 12 vạn binh lính chưa kể dân tải đạn. Lần này, cháu chắt của Hứa Thế Hanh từng bỏ mạng trong trận Kỷ Dậu 1789 của Quang Trung, là Thượng tướng Hứa Thế Hữu lãnh nhiệm vụ Tổng chỉ huy một chiến dịch quy mô "để cho Cộng sản Hà Nội một bài học", theo lối nói của Đặng Tiểu Bình. Họ Hứa cũng muốn rửa nhục cho tiên tổ của mình....
Tất nhiên là người dân miền Bắc lãnh đủ.
Hơn chục vạn thường dân bị tàn sát khi các tỉnh biên giới bị tàn phá. Từ chân cầu bị nhổ, cái bát bị đập tới đôi đũa bị bẻ, rợ phương Bắc bày tỏ sự thịnh nộ của mình. Có chiến tướng của Hà Nội thành danh từ thành tích Mậu Thân 68 ở trong Nam đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, trong khi các lãnh tụ lật di tản vào Đà Nẵng, trốn sâu dưới hầm kiên cố do Mỹ xây năm xưa.
Nhưng quân dân trong các lực lượng miền Bắc vẫn làm Trung Quốc rát tay. Vào được Lạng Sơn với cái giá 27 ngàn quân xâm lược bỏ xác, sau năm ngày không cón sức tiến, Bắc Kinh đành phải tuyên bố dạy xong bài học và bắt đầu rút chạy. Đám lãnh tụ bấn loạn và các chiến tướng của Hà Nội vội buôn súng hưởng ứng. Chỉ thiếu điều ăn mừng. Họ quên bài học của tiền nhân là phải đuổi đánh giặc cho đến tận biên ải. 
Không còn cảnh Chi Lăng chém tướng. Chẳng một viên tướng Tầu nào phải phơi thây nơi ải Chi Lăng hay chết đuối dưới sông Kỳ Cùng. Hậu quả là dù phải rút chạy, Trung Quốc vẫn chiếm thêm được 60 cây số vuông bao gồm nhiều địa danh lịch sử, như Ải Nam Quan hay Thác Bản Giốc. Chẳng những vậy, nhờ biết tẩy Hà Nội quân Tầu còn dịp quay lại kéo dài cuộc chiến cả chục năm, chiếm thêm nhiều cao điểm chiến lược và ngày càng ngang ngược.
Biến cố ấy cũng giúp Đặng Tiểu Bình thuyết phục phe tướng lãnh và phái bảo thủ ủng hộ việc tứ hiện đại hóa, trong đó có hiện đại hóa quân đội. Trong khi đó thì Hà Nội ngày càng khiếp nhược cầu an, họ quỵ lụy phương Bắc mà không lo hoà giải bên trong để tiến hành cải cách.
Bài học trăm năm là trong có năm năm, thanh niên Việt Nam hy sinh dưới hai lá cờ đối nghịch để chống lại cùng một lực lượng xuất phát từ Bắc Kinh, lực lưọng đã từng yểm trợ Việt Minh tại chiến trường Việt Bắc. Quái lạ!
Lòng Mơ Của Bắc Kinh
Năm xưa, người thơ Chế Lan Viên đã từng kiêu hãnh viết trên tuần báo Văn Nghệ, hình như vào một năm Binh Ngọ 1966 hay loanh quanh gần đó: 
Phương Nam nguyện hái hoa màu lửa
Cho thỏa lòng mơ bạn Bắc Kinh!
Diễn nôm câu thơ có cái khí nô lệ của bác Lành, là nhà thơ Tố Hữu, hay mùi sấm ký của sự điên dại tập thể: dân Việt đã hy sinh để thỏa lòng mơ của Bắc Kinh.
Lòng mơ của Bắc Kinh khiến người quốc gia bị tàn sát, nông dân bị đấu tố, người có công với Việt Minh bị vùi thây, văn nghệ sĩ bị quy tội. Đó là chuyện miền Bắc. Lòng mơ của Bắc Kinh cũng là cuộc tương tàn để "giải phóng miền Nam" khiến hai triệu người Việt mất mạng trong 21 năm từ 54 đến 75. Và cả triệu người chết thảm sau đó khi đảng ta chiến thắng.
Lòng mơ của Bắc Kinh là "Trung Quốc Mộng" do Tập Cận Bình vừa nhắc lại năm qua!
Lòng mơ đó khiến sau Hoàng Sa đã bị thôn tính vào năm 1974, Trường Sa của Việt Nam đang bị uy hiếp. Và kết cục là mừng năm Giáp Ngọ, Việt Nam vừa yểm trong quân cảng Cam Ranh một tầu ngầm lớp Kilo mua lại của Nga. Nhiệm vụ là để canh chừng biển Đông trước sức ép của Hải quân Trung Quốc. Cam Ranh! Cam Ranh!
Chuyện Cam Ranh ngày nay khiến chúng ta phải xoay đủ 360 độ trong 120 năm. Để tê tái nhìn ra những dại dột lịch sử.
Những Dại Dột Lịch Sử
Năm 1853, khi bị pháo hạm Hoa Kỳ uy hiếp, lãnh đạo Nhật lập tức mở cửa canh tân và vài chục năm sau đã trở thành cường quốc hiện đại. Trong khi đó lãnh đạo nước ta mài thơ nhá chữ! 
 Quan quân Mãn Thanh xin hàng tướng lãnh Nhật Bản sau trận chiến Nhật-Hoa năm Giáp Ngọ 1894
Đến năm Giáp Ngọ 1894 thì Nhật Bản đại thắng nhà Đại Thanh của Trung Quốc. Đó là thời điểm 120 năm mà ngày nay ta cần ngẫm lại. Vì chỉ 10 năm sau đấy, trong cuộc chiến Nhật-Nga, Hải quân Nhật lại đánh tan hạm đội Viễn Đông của Đế quốc Nga tại eo biển Đối Mã. Duy nhất một chiến hạm Nga thoát chết là nhờ trốn vào Cam Ranh!
Năm năm sau đó, Nhật lại vào bán đảo Triều Tiên rồi chiếm Mãn Châu và khuất phục Trung Quốc bằng cả trăm bài học. Rồi trong Đệ nhị Thế chiến, năm Nhâm Ngọ 1942, Hải quân Nhật đã từ Cam Ranh mở cuộc chinh phục các nước Đông Nam Á và chỉ bị đánh bại khi Hoa Kỳ dội bom nguyên tử. 
Suốt giai đoạn đằng đẵng ấy, dại dột lịch sử là lãnh đạo nước ta đã chẳng canh tân mà còn nương thân Trung Quốc! Có muốn chống Pháp, chống Nhật hay chống Mỹ thì cũng đều lấy Trung Quốc làm hậu phương, và coi Bắc Kinh là gương sáng. Đến ngày nay thì mới thấy ra mối họa.
Không nói chuyện Nhật Bản quá xa quá mạnh, mà chỉ nhìn vào Triều Tiên. Nằm chết kẹt trong một bán đảo lạnh lẽo giữa Nga và Nhật, Nam Hàn cũng đã canh tân và chấp nhận dân chủ, để có sức mạnh kinh tế và khả năng tự vệ mà dù nằm mơ, Việt Nam vẫn chưa thể có được.
Cam Ranh không chỉ là một địa danh, một cảng sâu có giá trị quân sự chiến lược. Cam Ranh còn là biểu tượng của những cam go của dân tộc nếu không sử dụng cái đầu....
Suốt 60 năm qua, cái đầu cộng sản cứ nguyện là "cho thoả lòng mơ bạn Bắc Kinh". Còn giấc mơ của người Việt sau khi mất đứt trăm năm, giấc mơ đó là gì? Và ai đó sẽ thực hiện nếu không phải là dân Việt?

Giáp Ngọ 2014, xin mời cùng suy nghiệm lịch sử và thời cuộc.

______________________

Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014 đã xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 140112. Đây là một trong những bài giới thiệu chủ đề.....

1 comment:

MonsterHigh Jackie
TRICH:
" ...
2. PHÍA TRUNG CỘNG

Về thiệt hại, tài liệu Trung Cộng cho biết: "Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía TC, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 Hạm Trưởng và 67 người khác bị thương. T-389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào bãi san hô chắc chắn sẽ bị chìm. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung bình".

Trên thực tế cả 4 chiến hạm Trung Cộng trực tiếp tham chiến đều bị trúng đạn hư hại nặng, hoặc bị chìm hoặc phải ủi bãi san hô để tránh bị chìm. Bằng chứng là HQ-10 tuy nhân viên đã đào thoát hết, chỉ còn là một xác tàu trôi nổi, nhưng các chiến hạm Trung Cộng tham dự trận đánh đã không còn khả năng tác chiến, phải đợi đến 4 tiếng đồng hồ sau, hai chiến hạm tăng viện là Kronstadt 281 và Kronstadt 282 vừa tới mới bắn chìm được chiến hạm VNCH. Về phần nhân mạng, tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ (chưa được phối kiểm) cho biết cả 4 Hạm Trưởng các chiến hạm TC gồm 3 Ðại Tá và 1 Trung Tá đều bị tử thương. Ngoài ra, BTL mặt trận gồm 1 Ðô Ðốc, 4 Ðại tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương. Chúng tôi rất dè dặt khi loan tin này. Các chiến hạm TC đều thuộc loại nhỏ, thủy thủ đoàn không quá trăm người, nên Hạm Trưởng mang cấp bậc Ðại Tá là điều hãn hữu.

"Ngoại xâm và nội ứng"

Hiện nay, hầu như cả xã hội đang dồn sự quan tâm, lo lắng về tình trạng hàng hóa Trung Quốc (TQ) tràn ngập thị trường nước ta.
Nhất là những ngày sắp tết, hàng nhập chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu ào ạt tràn về khắp cả nước.
Ngay cả tại hội chợ “Kết nối cùng hàng Việt và hỗ trợ việc làm vì sự phát triển thanh niên” được tổ chức tại Công viên Gia Định vừa qua cũng đầy dẫy hàng TQ giá rẻ. Hầu hết hàng hóa TQ từ hàng điện tử, máy móc, đồ chơi, quần áo… đều có mẫu số chung là bề ngoài khá bắt mắt nhưng chất lượng kém, không an toàn và giá cực rẻ. Có thể coi đây như một cuộc “ngoại xâm kinh tế” với sự “nội ứng” của những tay trong là những cán bộ biến chất của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, kể cả sự tiếp tay vô tình hay cố ý của chính những doanh nghiệp trong nước. Những doanh nghiệp này “nối giáo cho giặc” bằng cách mua hàng giá rẻ của TQ về gỡ mác của họ ra, dán nhãn mác Việt Nam vào để bán cho những người đã hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo lời tự thú của một chủ doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam trên báo chí: “Nếu ông đầu tư sản xuất thì nhiều lắm chỉ lãi 5%, trong khi nhập giày, dép TQ về, in dập tên thương hiệu lên rồi bán thì lãi 25%-30%”. Hàng may mặc cũng vậy. Đa số áo quần tại các cửa hàng thời trang hay bày bán tràn lan trên hè phố là hàng TQ nhập lậu về thay mác hàng Việt. Hàng ngàn cơ sở may cá thể phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với hàng rẻ mạt của TQ. Thậm chí hiện nay, một số cơ sở có thương hiệu trong ngành may mặc cũng không cần mở xưởng mà đặt sản xuất bên TQ với giá cực rẻ.
Hàng TQ giá rẻ mạt bởi họ có lợi thế là nhân công đông, sản xuất quy mô lớn nhờ thị trường 1,3 tỉ dân. Sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, hàng dư họ bán tống bán tháo cho các nước láng giềng có thu nhập thấp. Ngoài ra, chính phủ TQ có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu rất cao, trung bình 15% và đồng nhân dân tệ lại luôn được kềm tỉ giá thấp. Chiến lược bán giá thấp là để chiếm lĩnh thị trường các nước bên cạnh và có thể tiến đến tiêu diệt luôn thị trường đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cảnh giác, không nên vì cái lợi trước mắt mà tiếp tay đưa hàng TQ vào giết các doanh nghiệp trong nước. Và hãy tự cứu mình trong khi chờ đối sách của chính phủ bằng cách cùng nhau nói không với hàng nhập lậu, hàng dỏm giá rẻ của TQ.
PHẠM ĐÌNH THỐNG

Những điều mà CSVN phải làm để giữ thể diện cho dân tộc và cho chính mình

Nguyên Thạch (Danlambao) - Niềm tự hào cao cả nhất của một con người là thành nhân, của một tổ chức xã hội là thành đạt, của một đảng phái chính trị là thành công. Ước mơ cao cả ấy là chân giá trị tuyệt vời trong cuộc sống, trong hành động và ngay cả trong tư duy. Không ai sinh ra, lớn lên để ước muốn mình thất bại, để có một cuộc đời vô nghĩa. Nhưng sự thất bại và vô nghĩa ấy sẽ phải đến nếu người ta khư khư bám víu cái lối suy nghĩ, cái hệ tư tưởng sai lầm và chuỗi hành động sai lầm. Để tránh được và thoát khỏi những hệ lụy đó, con người ta cần phải tính toán sáng suốt, cương quyết, nhạy bén và dứt khoát.

Sự cao cả là gì? Đó là phong cách và đạo đức của những đấng trượng phu. Những người mang trọng trách mà Tổ Quốc đã giao phó để điều hành, chăm lo vận mệnh của cả một dân tộc. Những người này, phải biết đặt vị thế của đất nước trên hẳn vị thế của cá nhân mình, tiền đồ của dân tộc vượt hẳn tương lai và sự nghiệp của bản thân mình. Tiền tài, vật chất nay còn mai mất, đó là lẽ của vô thường. Bản thân và sự sống của những người lãnh đạo, rồi cũng sẽ qua đi trong thoáng chốc ngắn ngủi, nhưng Tổ Quốc và dân tộc, bắt buộc phải được trường tồn. Sự cao cả không do ở những phi vụ mánh mung thành đạt, ở những ly bia, cốc rượu hả hê trong nhung lụa hay lầu đài biệt thự... lại càng không phải ở những thái độ thờ ơ, thấp hèn vô trách nhiệm.
Những nhà lãnh đạo quốc gia là những người không thể chỉ biết và sống cho riêng bản thân hoặc gia đình mình, mà ngược lại, những người ở cương vị đó phải là những gương mẫu tốt, phải quang minh, phải xứng tầm, bởi lẽ họ là những người đại diện cho cả một dân tộc và có trọng trách cầm nắm vận mệnh của cả một quốc gia. Những người lãnh đạo này là những tiêu biểu cho danh dự quốc thể, cho trình độ dân trí, cũng như đại diện cho phẩm giá và năng lực của đất nước. Đất nước tiến lên hay đi vào lạc hậu, lầm than, tăm tối, thảy đều do hệ năng của những con người đã được toàn dân giao phó cho những trọng trách này.
Điều hành tổng thể những công việc của một đất nước, hẳn nhiên không thể mà cũng chẳng phải là những chuyện đùa, cho nên điều trước tiên cần phải có ở người lãnh đạo là phải biết tự trọng và cần phải có sự tự nguyện hy sinh khi cần. Một người cao cả là người biết lượng được sức mình, nếu cảm thấy ta chưa đủ khả năng để gánh vác trọng trách thì phải chân thật nhường lại cho những nhân tố có khả năng hơn. Phải rộng lượng và phải can đảm gạt bỏ những cái tự ái thấp hèn, sự kiêu hãnh vô độ, bởi lẽ vận mệnh của cả một đất nước là những gì vô cùng hệ trọng. Do thế, vì tầm nhìn dưới góc độ của cả một quốc gia những người lãnh đạo không có khả năng này, sẽ phải bị đào thải, nhằm bảo đảm sự vươn lên của dân tộc cùng những thế hệ nối tiếp.
Dòng thời gian trên dưới 70 năm, một quảng thời gian khá dài, đủ để chứng minh năng lực của các nhà lãnh đạo xuyên suốt quá trình thời gian qua việc làm của họ. Những người lãnh đạo này, không thể vì bất cứ lý do gì để trách cứ bất cứ ai, bởi họ đã từng được có cơ hội để chứng tỏ khả năng.
Xuyên suốt quá trình thời gian như nêu trên, giờ đây ĐCSVN hãy bình tâm kiểm lại toàn bộ tình hình. Dân tộc đang đi trên con đường nào và sẽ về đâu? Phản ứng xã hội có còn thuận tình với đảng nữa hay không? Cuộc sống của đại đa số đồng bào có thật sự đạt được như ý họ mong muốn không? Văn hóa, đạo lý của xã hội ra sao? Kinh tế có gì hứa hẹn không, hay sẽ phải đi vào con đường vỡ nợ? Về mặt đất nước, được gì? Mất gì? Và sẽ phải đối mặt với những gì? 
Về mặt đối ngoại, chính sách bang giao của đảng và nhà nước đúng hay sai? Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng công bằng và minh chính không, hay trong phong cách quị lụy cúi đầu? Những hành động hung hăng ngang ngược liên tục lấn chiếm đất liền, biển đảo, ngày càng thể hiện có chủ định, đảng phải đối phó thế nào? Những nhà lãnh đạo của đảng, có phải là những con cờ của "thiên triều" hay không? Chấp nhận mất đất, mất biển đảo bởi đảng không đủ chủ lực để bảo vệ, đúng không? Việt Nam sẽ phải là Tây Tạng thứ 2, có phải vậy không? Nếu tất cả những câu hỏi chính nêu trên, mà sự trả lời là đúng, bởi hoàn cảnh cho đến hiện nay là vậy! Thì đảng CSVN, bắt buộc phải thành tâm, cẩn trọng, soi xét lại toàn bộ vấn đề.
Chính vì những lý lẽ cực kỳ hệ trọng đã nêu trên, bước vào đầu năn 2014, những chỉ dấu cho thấy rằng đảng CSVN phải thật sự quyết tâm thực hiện những bước chỉnh đốn đến nơi đến chốn, mũi lao đã phóng, ắt phải theo tới cùng nếu không muốn nhận lãnh sự bêu rêu của đồng bào và cộng đồng thế giới ở thời buổi liên mạng quốc tế thời nay. 
Vì danh dự quốc thể, vì uy tín và công lao của biết bao xương máu đã đổ ra, đảng cộng sản không thể xem thường, kém quan trọng hơn những tiêu cực cá nhân, những con sâu với quán tính của loài côn trùng mà đành đánh mất đi những gì cao cả của con người luôn tự cho mình là tiến bộ. Tình hình cho đến ngày hôm nay, đã đến tình trạng quá bi đát! Đảng CSVN hãy hành động cương quyết, sáng suốt và dứt khoát hầu xứng tầm với sự cao cả như đã nói trên. Bằng không, tất cả sẽ phải bị đào thải theo chiều hướng văn minh tiến bộ của dân tộc Việt Nam và toàn thế giới.

Học trò yêu bạo: Hoen ố chốn học đường

Nhiều nữ sinh làm mẹ ở tuổi 13 trong khi người yêu không thoát khỏi vòng lao lý do mang tội giao cấu với trẻ em

Một thầy giáo ở TP Hải Phòng cho biết nếu như cách đây 10 năm, các em học sinh chỉ dám lén lút truyền tay nhau VCD có đoạn clip sex của nữ sinh Ngô Quyền (TP Hải Phòng) thì giờ đây những đoạn clip cảnh “nóng” của các đôi học sinh tràn lan trên mạng. Nhiều clip ghi lại những cảnh ân ái, trụy lạc và rất chuyên nghiệp.
Lấy tình dục đo tình yêu
Vào khoảng tháng 6-2012, để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ trước khi tốt nghiệp THPT, P.L.A (trú xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) và bạn trai cùng lớp là V.H.N (ở cùng huyện Kiến Thụy) quay clip cảnh “nóng” bằng điện thoại di động dài 9 phút ngay trong phòng vệ sinh tại nhà riêng của A. Sau đó, clip sex của 2 “diễn viên” không chuyên này đã bị tung lên Facebook và nhanh chóng được chia sẻ khắp các diễn đàn. P.L.A đã đến cơ quan công an cầu cứu, mong tìm ra kẻ đã tung clip riêng tư giữa cô và bạn trai lên mạng.

Ở nhà sinh con, việc học của em N.T.M.K (tỉnh Quảng Nam) dang dở. Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Ở nhà sinh con, việc học của em N.T.M.K (tỉnh Quảng Nam) dang dở. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Tương tự, dù cả 2 chỉ mới học lớp 10 nhưng Nguyễn Thị H. và Trần Văn K. (học sinh Trường THPT Bình Giang, tỉnh Hải Dương) cũng ghi lại cảnh ân ái mặn nồng dài hơn 8 phút trong phòng trọ. Khi clip này phát tán lên mạng, bị cơ quan công an triệu tập, 2 em khai nhận chỉ muốn quay clip mây mưa bằng điện thoại di động để làm kỷ niệm. Sau đó, một người bạn mượn điện thoại của Trần Văn K. xem và tung lên mạng.
Cũng vì “cháy” hết mình khi yêu, các nam sinh, nữ sinh sẵn sàng cùng nhau bỏ nhà đi bụi, quay clip đánh ghen làm nhục tình địch hoặc thậm chí dùng bạo lực cướp đi mạng sống của đối thủ.
Làm mẹ bất đắc dĩ
Đang trong giờ học thể dục, nữ sinh C.T.H, lớp 11 Trường THPT Như Thanh (huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), mới chạy được mấy bước bỗng ôm bụng kêu đau dữ dội, các bạn và thầy giáo đưa em vào phòng xoa thuốc và nghỉ ngơi thì “tá hỏa” khi phát hiện nữ sinh này bị đau bụng... đẻ.
Câu chuyện trên dù đã xảy ra cách đây vài năm nhưng hiện vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhà trường. Còn H. đã phải bỏ dở việc học của mình, một phần vì xấu hổ trước lời dị nghị của dư luận, phần vì phải nuôi con nhỏ.
Ngày 24-5-2013, TAND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam tuyên phạt Nguyễn Tấn Trung (SN 1990) 30 tháng tù về tội giao cấu với trẻ em. Vào tháng 12-2010, do có tình cảm với nhau, Trung đã thực hiện hành vi giao cấu với T.T.T.Tr (SN 1996) và N.T.M.K (SN 1995, cả 3 trú cùng xã).
Hậu quả, cả 2 em Tr. và K. đều có thai và đến tháng 9-2011, cả 2 cùng sinh con. Kết quả giám định ADN của Phân viện Khoa học Hình sự Bộ Công an (đóng tại TP Đà Nẵng) chứng minh 2 em bé đều là con của Trung. Hai em Tr. và K. vào thời điểm ấy đều ở độ tuổi từ trên 13 đến dưới 16 và vẫn đang đi học.
Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi trở lại nhà của nạn nhân K. và Tr. để tìm hiểu cuộc sống hiện tại của 2 em. Ngôi nhà K. vắng lặng nép bên triền đồi. K. gầy nhom ôm đứa con ốm yếu do ăn uống không đủ chất, bỏ bú sớm vì mẹ không có sữa. K. kể mẹ em mất sớm, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, em lại mang thai lúc đang chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 9 nên bỏ học giữa chừng. Sức khỏe cha của K. yếu nên không làm ra tiền để cho 2 mẹ con K. được ăn uống đầy đủ. K. cho biết đang chuẩn bị mang con xuống TP Tam Kỳ phụ giúp chị gái làm tóc vào dịp Tết.
Hàng xóm của K. cho biết mặc dù sinh con nhưng K. rất ngây thơ, chẳng biết gì, suốt ngày vẫn đi chơi với những đứa nhỏ trong xóm, có khi bỏ con khóc ở nhà một mình. Mọi gánh nặng đặt lên đôi vai của người cha đã già. Hôm chúng tôi đến, mặc dù trời mưa lạnh nhưng cha của K. vẫn phải ra đồng làm việc.
Cách nhà K. chưa đầy cây số, lối đi vào nhà Tr. nằm bên đồng ruộng. Gia đình Tr. đông anh chị em. Để có tiền mua sữa cho con, Tr. phải đi làm công nhân. Những lúc đi làm, Tr. phải để con ở nhà cho ông bà ngoại chăm sóc.
Cũng vì yêu sớm mà mới đây, Trần Thị Kim Tây (16 tuổi, ngụ ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã hạ sinh bé trai trong tình trạng không tay không chân gây xôn xao dư luận.
Khi mới vừa tròn 12 tuổi (học lớp 6), Tây đã bắt đầu biết yêu và thường xuyên trốn học để đi chơi với Lê Văn Ton (chồng của Tây hiện nay). Mặc dù gia đình 2 bên đều ra sức cản ngăn nhưng không thành. Kết quả là 1 năm sau đó, Tây phải bỏ học và kết hôn với Ton trong sự miễn cưỡng của người lớn. Sau một lần sẩy thai, Tây lại sinh bé trai không có tay chân. Khi báo chí đưa tin, cơ quan chức năng xã An Phú đã đến trường học của Tây trước đó xem học bạ nhằm xác định lại độ tuổi để có cách xử lý vụ việc. Theo đó, có nhiều khả năng Ton sẽ bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo. Một lãnh đạo UBND huyện Tịnh Biên cho biết việc Ton lấy vợ ở tuổi vị thành niên như thế là đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, xét thấy hoàn cảnh của gia đình Ton và Tây đều thuộc diện khó khăn nên chưa xử lý nhằm tạo điều kiện cho đứa bé được chăm sóc tốt hơn.
Thanh Hóa: Hơn 2.400 bà mẹ vị thành niên
Theo Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2013, tỉnh có 31.776 cặp vợ chồng kết hôn, trong đó có tới 2.432 bà mẹ trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên, chiếm tỉ lệ 7,6%. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa, tỉ lệ trẻ vị thành niên lập gia đình chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi, nơi trình độ dân trí không đồng đều, còn nhiều hủ tục lạc hậu. Ở những nơi này, thanh niên thường đi làm ăn xa nên giáo dục truyền thông chưa tới cộng với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng đã khiến tình trạng các em lấy chồng ở tuổi vị thanh niên vẫn còn cao.
T.Minh
Kỳ tới: Đắng lòng học trò phá thai
TRỌNG ĐỨC - TRẦN THƯỜNG - THANH VÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét