Mạc Văn Trang - Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục
1. GD Việt Nam có một lợi thế (may mắn) là dân ta coi trọng sự học.
Dù cha mẹ ăn đói, mặc rách, lam lũ kiếm sống vẫn quyết chí cho con đi
học; con học giỏi, đỗ đạt, coi như thành công; con học hành không ra gì,
dù làm ăn phát đạt cũng xấu hổ với họ hàng, làng xóm… Truyền thống đó
giúp cho “xã hội hóa GD” đạt nhiều kết quả, nhưng vì thế, nhà nước đã
quá lạm dụng gây nên mất cân đối giữa sự đóng góp của dân với trách
nhiệm của nhà nước cho GD; truyền thống đó cũng là một động lực khiến
trẻ em Việt ở nước ngoài thường có thành tích học tập tốt, nhất là cộng
đồng người Việt tại nước Đức. Truyền thống đó là vốn quý của dân tộc cần
được nuôi dưỡng và phát huy phù hợp với thời kỳ mới.
2. Các cuộc cải cách GD nóng vội thường thất bại nhiều hơn thành công! Đó là vì khi cải cách GD người ta thường lắm kỳ vọng, “duy ý chí”, không đảm bảo các điều kiện thực hiện và không tính hết những tác động, những “lực cản” xã hội. Không nhà khoa học nào có điều kiện thuận lợi hơn Hồ Ngọc Đại để thực hiện cuộc “cách mạng GD” bằng thực nghiệm “Xây dựng mô hình nhà trường mới …”, nhưng sau 35 năm “chỉ làm mỗi một việc thực nghiệm GD” mà rút lại, có công nghệ dạy tiếng Việt lớp 1 coi như thành công! Những cuộc “đổi mới trong ổn định”, không ồn ào thì thành công nhiều hơn, như người Pháp đưa giáo dục Tây vào từ từ thay nền Nho học Việt Nam thời Pháp thuộc, đã đạt thành tựu vĩ đại! Đó chính là “Đổi mới căn bản, toàn diện GD”! Nền GD đó đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của nó, tạo ra được một tầng lớp tinh hoa cho xã hội, xây dựng nên một nền văn hóa mới, những dấu mốc lịch sử phát triển của khoa học, văn học, kiến trúc, hội họa, y học, giáo dục … vươn tới tầm văn minh thế giới đầu thế kỷ XX. Tầm nhìn và cách phát triển có lựa chọn, tạo ra “mũi nhọn”, đỉnh cao trong GD của họ, ngày nay vẫn rất đáng suy nghĩ…
3. Hệ thống và cơ chế quản lý áp đặt và đồng loạt trong GD đã làm hỏng các cơ sở GD. Mỗi trường học là một thiết chế giáo dục, nó sống và phát triển trong mối quan hệ với một cộng đồng đặc thù, phục vụ cho nhu cầu của một cộng đồng đặc thù, tạo nên truyền thống riêng, văn hóa riêng, giá trị riêng… Chỉ có hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên, giảng viên (GV) của trường ấy qua nhiều thế hệ mới làm nên truyền thống, “thương hiệu” đặc sắc cho trường của họ. Vậy mà ta nhập, tách, xóa trường cũ, lập trương mới …
tùy
tiện. Sự khác biệt và tạo giá trị tri thức cao làm nên đẳng cấp, danh
tiếng của mỗi trường đại học. Trường đại học nhan nhản, trường nào cũng
giống nhau thì còn giá trị gì! Hy vọng quyền tự chủ không chỉ với trường
đại học mà trường phổ thông cũng dần được tăng lên. Tự chủ mới phát
triển tính tích cực, sáng tạo và trách nhiệm…
4. Sự bất bình đẳng trong giáo dục ngày càng trầm trọng. Nhân loại thường hy vọng: trước thánh đường, trước tòa án, trong trường học mọi người đều tìm thấy sự bình đẳng. Hiện nay sự bất bình đẳng GD gây nhiều bức xúc, lâu dài có thể là một trong những mầm mống của bất ổn xã hội. Ngay từ Mầm non, con em người lao động bị “đọa đầy” trong những nhóm trẻ tự phát với biết bao thảm cảnh như mọi người đã thấy; trong khi đó con tầng lớp trung lưu “chiếm giữ” hầu hết các trường mầm non công lập; con em tầng lớp giàu được nuôi dưỡng trong các trường mầm non tư thục chất lượng cao, trường quốc tế… Càng lên cao, sự bất bình đẳng về cơ hội trong GD càng lớn. Con em tầng lớp quan chức, người giàu, dù vừa dốt vừa hư cũng thừa cơ hội đi du học nước ngoài, về nước vẫn dễ chiếm những chỗ làm “bở béo”…Cảm nhận sự bất bình đẳng đó, sinh ra tâm trang bất bình của người dân ngày càng cao. Tạo ra sự bình đẳng về cơ hội GD cho con em mọi tầng lớp xã hội là sứ mệnh đầy khó khăn và thiêng liêng của GD.
4. Sự bất bình đẳng trong giáo dục ngày càng trầm trọng. Nhân loại thường hy vọng: trước thánh đường, trước tòa án, trong trường học mọi người đều tìm thấy sự bình đẳng. Hiện nay sự bất bình đẳng GD gây nhiều bức xúc, lâu dài có thể là một trong những mầm mống của bất ổn xã hội. Ngay từ Mầm non, con em người lao động bị “đọa đầy” trong những nhóm trẻ tự phát với biết bao thảm cảnh như mọi người đã thấy; trong khi đó con tầng lớp trung lưu “chiếm giữ” hầu hết các trường mầm non công lập; con em tầng lớp giàu được nuôi dưỡng trong các trường mầm non tư thục chất lượng cao, trường quốc tế… Càng lên cao, sự bất bình đẳng về cơ hội trong GD càng lớn. Con em tầng lớp quan chức, người giàu, dù vừa dốt vừa hư cũng thừa cơ hội đi du học nước ngoài, về nước vẫn dễ chiếm những chỗ làm “bở béo”…Cảm nhận sự bất bình đẳng đó, sinh ra tâm trang bất bình của người dân ngày càng cao. Tạo ra sự bình đẳng về cơ hội GD cho con em mọi tầng lớp xã hội là sứ mệnh đầy khó khăn và thiêng liêng của GD.
5. Không phải dân ta chỉ thích “đại học”, không chịu “phân luồng” đi học nghề!
Dân ta thực dụng lắm, học cái gì có việc làm, có thu nhập tốt là lao
vào học thôi! Vấn đề là chính sách đầu ra của người tốt nghiệp trường
nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp chưa hợp lý. Chính sách lương bổng,
đãi ngộ và đánh giá con người của nhà nước ta vẫn theo bằng cấp, chứ
không theo năng lực thực, nên mới đổ xô học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,
cốt có tấm bằng, vừa oai, vừa lợi! Hãy nhìn vào thực tế: bao nhiêu nam
nữ thanh niên đang chen nhau, nộp hàng trăm triệu đồng để được đi xuất
khẩu lao động, thực chất là tha phương cầu thực, làm “cu li” kiếm món
tiền chứ có phải “vì ham bằng cấp, danh giá” gì đâu! Cho nên mấu chốt
của “phân luồng”, đào tào nghề là hiệu quả đầu ra, chính sách đảm bảo
cuộc sống cho người lao động.
6. GD bất ổn từ gia đình. Từ “đổi mới” đến nay, cả xã hội và mỗi gia đình Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc. Di chuyển xã hội (Social Mobility) là vấn đề lớn mà GD chưa tính đến. Ở nông thôn, các gia đình thường cả bố mẹ hoặc một trong hai người đi kiếm ăn xa, con trẻ chịu nhiều thiệt thòi về GD. Công nghiệp hóa, đô thị hóa ào ạt, hầu hết những gia đình trẻ, nghèo ở đô thị và các khu công nghiệp sống trong môi trường gia đình không đảm bảo điều kiện phát triển bình thường của trẻ. Nhiều người mải theo đuổi “thương trường”, phó mặc con cho “ôsin”, trẻ thiếu sự ru nựng, vỗ vễ, âu yếm của mẹ, của bà; ít được tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, lại bị “ô sin” cho xem tivi suốt ngày, não đứa trẻ phải tạo cơ chế trơ, ì trước các thông tin nhiễu loạn… Phải chăng vì thế, trẻ tự kỷ gia tăng đáng sợ!? Con các tầng lớp quan chức, nhà giàu cũng chẳng hay gì về GD. Ngay từ bé trẻ đã biết bố mẹ có quyền và tiền, chẳng cần học giỏi cũng có “tương lai huy hoàng”! Thêm nữa, nhiều em có thể “rút tiền” từ bố mẹ, ăn chơi thỏa sức… Đạo làm người phải được GD từ gia đình là cơ bản. Cha mẹ đã tham nhũng, hối lộ, sống thủ đoạn, nói và làm giả dối, tham lam, mê tín … làm sao để con thành người lương thiện, tử tể? Có người nói: “Học sinh nghèo vượt khó đã giỏi, nhưng học sinh giàu “vượt sướng” còn khó hơn”! Việt Nam cùng mô hình giống Trung Quốc, nên nước họ cũng đang giải quyết vấn đề các “Cao cán đệ tử”… GD cùng các tổ chức liên quan cần có một chiến lược cải thiện GD gia đình …
7. GD bất ổn từ nhà trường. GV bị sức ép vô lối từ các cấp quản lý, sinh ra đối phó, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân – vốn là đặc tính lao động tự thân của nghề GV. Học sinh bị áp lực từ gia đình, từ GV, học bị động, đối phó, căng thẳng, rập khuôn, triệt tiêu hứng thú, sáng tạo, tự tin… Thoát khỏi áp lực là không có nhu cầu, hứng thú tự thân để tự học, tự tìm tòi khám phá… Cho nên học rất nhiều mà đọng lại ít! “Thi đua” của Cụ Hồ mới đầu là hay, là thật, nhưng dần dần đã bị sai lệch, lặp lại mãi thành nhàm chán; ai cũng thấy nó hình thức, chẳng ích lợi gì, còn thêm mất thì giờ, tốn kém và gây ra bệnh thành tích gian dối, nhưng không ai đủ bản lĩnh chấm dứt nó đi! Thử đếm xem Vinashin, Vinalines đã nhận bao nhiêu cờ thi đua, danh hiệu nọ kia ầm ĩ một thời?! Về GD, có mấy nước trên thế giới có kiểu “thi đua” trong GD như ở ta?! Vậy sao GD của họ vẫn thành công? Hãy để cho nhà trường có cuộc sống tự nhiên, bình thường!
8. Đừng đổ tại mặt trái của cơ chế thị trường. Các cơ quan nghiên cứu đến quản lý từ trên xuống dưới đều đổ cho “mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động làm suy thoái đạo đức, lối sống của xã hội, nhất là lớp trẻ”… Cái gì chẳng có mặt trái! Sao các nước có thị trường phát triển hàng trăm năm, hay những nước mới từ “xã hội chủ nghĩa” chuyển sang tư bản, như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc và ngay cả Nga… nền GD của họ sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, có khủng hoảng vài ba năm, liền ổn định và tốt đẹp hơn thời XHCN? Tôi đã tìm hiểu thực tế học sinh người Việt học tại Ba Lan, Đông Đức (cũ) thấy trẻ từ mầm non đến hết phổ thông, đi học không mất tiền (trừ vài ba trường tư và trường quốc tế với quy mô nhỏ bé, ở thành phố lớn). Sinh viên học trường đại học công không phải đóng học phí và ở ký túc xá miễn phí. Trẻ dưới 18 tuổi không được mua, sử dụng rượu, bia, không được bén mảng đến “nhà nghỉ”, “quán cà phê đèn mờ”, nơi người lớn “ăn chơi”…Những dịch vụ “nhạy cảm” không thấy ở quanh trường học, khu dân cư… Chính quyền đã quản lý rất chặt “mặt trái của cơ chế thị trường”, hạn chế tối đa các tác hại của nó với xã hội, nên nó không thể hủy hoại GD, y tế… như ở Việt Nam. Tại sao họ làm đươc? Mặt trái của thị trường cũng như mặt trái của mỗi con người, chính quyền của ta đã không quản lý nổi cả hai cái mặt trái đó, để nó “tích hợp” vào nhau “hai trong một”, tác oai, tác quái gây nên bao ung nhọt, tệ nạn cho xã hội và GD. Bằng cách nào và đến bao giờ mới loại bỏ được nguồn gốc gây ra các tệ nạn ấy? Một mình ngành GD chỉ cố vùng vẫy, chứ làm sao thoát ra được! Vì thế hãy nhìn vào thực trạng, nguyên nhân xã hội của GD để tìm giải pháp, chứ đừng đổ tại “mặt trái của cơ chế thị trường”!
9. Mỗi con người là một cá thể có một không hai, không lặp lại. Bản chất của GD là “Một nền GD làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” (Hồ Chí Minh, 1945); “GD làm cho mỗi trẻ em phát triển trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại, 1978), đó là những triết lý GD rất cơ bản, có hiểu và hành đúng như vậy, GD mới thực sự tôn trọng con người, phát huy giá trị mỗi con người. GD của ta thì làm ngược lại, nhằm đến sự “bình quân về nhân cách”, bắt tất cả theo một khuôn mẫu, em nào vượt ra khỏi khuôn mẫu đó là thuộc “diện cá biệt”, phải dùng các “biện pháp nghiệp vụ” để đưa vào khuôn phép! Tạo hóa đã sinh ra mỗi con người không ai giống ai là để làm nên sự khác biệt, phong phú, đa dạng của cuộc sống loài người. GD phải tôn trọng sự khác biệt, “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của mỗi em, “trở thành chính nó” để nó tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, cho nhân loại. Tất nhiên chỉ số ít học sinh có thể đạt đến sự sáng tạo mới, đem lại giá trị mới, khác biệt cho nhân loại. Nhưng số ít ấy phải phát triển dựa trên nền GD “khai phóng và nhân bản”. Để đạt được điều đó không chỉ đổi mới phương pháp GD mà phải thay đổi hẳn quan niệm về mỗi cá nhân con người, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi học sinh…
10. GD là đem lại sự phát triển những giá trị Chân, Thiện, Mỹ, Ích ở người học (Tsunesaburo Makiguchi, 1871-1944). Chân, Chiện, Mỹ thì xưa nay ở ta nói nhiều, nhưng “Ích” thì ít bàn đến. Người Nhật rất coi trọng GD giá trị Ích. Học gì, làm gì cũng phải nhằm đem lại ích lợi cho bản thân, cho tổ chức, cho xã hội; làm sao để tiết kiệm hơn, tiện ích hơn, hiệu quả hơn… Ngay trong gia đình, nhà trường, trẻ đã được GD tiết kiệm tiền, của, thời gian, sức lực bằng cách suy nghĩ, hành động sao cho hợp lý nhất. Xem đội bóng U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản thi đấu ta thấy: các cầu thủ Việt như cố phô diễn kỹ thuật cá nhân nhanh nhẹn, khéo léo, lắt léo, trổ tài cho khán giả xem; còn các cầu thủ Nhật thì toan tính từng đường bóng để đạt hiệu suất ghi bàn tối đa. Kỹ thuật gần như nhau, nhưng đầu óc suy nghĩ khác hẳn nhau. Huấn luyện viên không dễ thay đổi cái “máu” này của người Việt. Cha chú họ là những nông dân đua nhau trồng mía, rồi chặt mía trồng điều, chặt điều trồng ca cao, chặt ca cao trồng cà phê … Rồi đua nhau làm những cái bánh chưng, bánh dầy to nhất, bộ ấm chén lớn nhất, cái ghế, đôi guốc to nhất, chiếc mõ vĩ đại nhất, chai rượu lớn nhất… chỉ cốt lập kỷ lục được ghi vào Guiness Việt Nam! Rồi những ông nông dân bỏ ra tiền tỉ với bao công sức để tự chế “máy bay trực thăng”, “tầu ngầm”!… Một “nước còn yếu, dân còn nghèo” mà biết bao chuyện làm ăn lãng phí, vô bổ, bi hài! “Muốn trở thành người có ích, hãy bớt làm những việc vô ích” (Ngô Bảo Châu, 2011). Rất đúng! Nhà trường hiện nay nói bao nhiêu điều nhàm chán vô ích; dạy bao nhiêu cái vô bổ, thừa thãi, không cần thiết; thi đua làm bao nhiêu việc nửa vời, không đến nơi đến chốn; mua sắm bao nhiêu thiết bị dạy học dùng ít, hỏng nhiều, bỏ xó; bắt học sinh mua bao nhiêu tài liệu “ăn theo” sách giáo khoa, chất đầy cặp mà chẳng dùng đến… Chân, Thiện, Mỹ vu vơ, bằng cấp đầy mình mà không đem lại Ích lợi, thì học mãi cũng không tạo ra giá trị xã hội; đào tạo nguồn nhân lực xô bồ, số lượng nhiều mà chất lượng kém, không thể cạnh tranh thành công thì ích lợi gì, lãng phí bao nhiêu?
11. GD tuân theo quy luật mới phát triển tự nhiên, bền vững. Chắc có nhiều quy luật, tôi không rõ lắm, nhưng trong Tâm lý học ít nhất có ba quy luật cần cho GD.
- Một là, quy luật phát sinh cá thể (Ontogenetic), tức là từ trong bào thai cho đến hết cuộc đời, mỗi giai đoạn phát triển, con người có những đặc điểm đặc trưng của giai đoạn đó và những tiền đề cho phát triển của giai đoạn sau. Nếu GD phù hợp đặc điểm của giai đoạn phát triển sẽ khiến học sinh vui thích, hứng thú vì nhu cầu được đáp ứng; hơn nữa nếu GD tác động vào “vùng phát triển gần nhất” (Lev Vygotsky 1896 – 1934), sẽ kích thích sự phát triển sớm hơn, mạnh mẽ hơn của học sinh. GD là tạo ra sự phát triển. “Đi học là hạnh phúc”, đối với học sinh “Hạnh phúc là phát triển” (Hồ Ngọc Đại, 1980). Đi sâu vào, còn những quy luật phát triển nhu cầu, hứng thú, nhận thức, xúc cảm, hành vi… của học sinh các giai đoạn phát triển. GD phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi mới đem lại những điều bổ ích và lý thú, tạo ra sự phát triển tự thân, bền vững. Cũng như ăn uống, cứ nhồi nhét cho trẻ những thứ mà người lớn tưởng là cần thiết, nhưng trẻ không tiêu hóa được, thì chẳng ích lợi mà còn gây hại!
- Hai là, quy luật phát sinh loài (Philogenetic), tức là quy luật về sự tiến hóa, phát triển của loài, ở đây chỉ nói về quy luật phát triển “trí khôn của loài người”. Trong các loài động vật, chỉ có con người là có khả năng GD, tức là có thể khách quan hóa, cụ thể hóa, vật thể hóa kinh nghiệm của bản thân ra bên ngoài thành công cụ, đồ vật, ngôn ngữ để có thể dùng hành động cùng với lời nói, truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác. Nhờ khả năng đó mà trí khôn loài người phát triển hơn muôn loài. Khi loài người sống khép kín trong những cộng đồng nhỏ hẹp thì “già làng”, “trưởng bản” là những người có kinh nghiệm cao nhất. Nhờ “làn sóng thứ nhất”, “làn sóng thứ hai”… trí khôn của nhân loại đã hòa thành một dòng chảy liên tục, đến “làn sóng thứ ba” (Alvin Toffler, 1990), thế giới đã thành “Thế giới phẳng” (Thomas L. Friedman, 2008). Cá nhân nào, nhóm người nào, dân tộc nào bắt kịp vào dòng chảy của trí khôn nhân loại thì có cơ hội phát triển cùng thời đại; ngược lại, tách khỏi dòng chảy đó thì cứ dẫm chân tại chỗ, như các nhóm người nguyên thủy vẫn còn tồn tại ở rừng Amazon và một số nơi. Nếu Việt Nam không đổi mới hòa nhập vào thế giới thì vẫn cái vòng khép kín: “Dưới ruộng, ông lão đi bừa/ là con ông cụ ngày xưa đi cày”! GD phải đưa học sinh, sinh viên hòa nhập vào dòng chảy của trí khôn nhân loại để bứt lên, đưa dân tộc theo kịp thời đại, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa…
- Ba là, quy luật về sự khác biệt cá thể giữa các học sinh. Có học sinh “học một biết mười”, có em “học mười chưa được một”; có em chưa nói đã tự hiểu; có em nói một lần thì tự sửa được thói xấu, có em uốn nắn một trăm lần cũng lúc được lúc không! GD phải chấp nhận mọi trẻ em và coi trọng GD cá biệt hóa. GD bằng ưỡng ép cũng có kết quả trước mắt. Nhưng từ cưỡng ép phải dẫn đến tự do mới phát triển bền vững và nhân văn. GD không thể đạt được thành công như nhau với mọi trẻ em. Nhưng GD phải đem lại cho mọi trẻ em sự phát triển hơn những gì nó đang có, và đó là đem lại “hạnh phúc” cho mọi đứa trẻ.
12. Dạy phân hóa ở Trung học và giáo dục hướng nghiệp, tuyển chọn phù hợp nghề để đào tạo là hợp quy luật, hiệu quả. Thị trường lao động chỉ mua – bán những hàng hóa sức lao động đáp nhu cầu và yêu cầu của nó; đào tạo nghề và đại học khác GD phổ thông, là trực tiếp tạo ra giá trị sức lao động, thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường lao động. Hàng chất lượng cao, giá đắt vẫn bán chạy; hàng kém chất lượng, bán rẻ cũng ế…(xem tuyển chọn, đào tạo và mua – bán cầu thủ bóng đá thì rõ). Muốn nguồn nhân lực từ người giúp việc gia đình đến công nhân, kỹ sư, bác sĩ, GV …có chất lượng cao, cần: 1) Phân tích nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động; 2) Xác định yêu cầu của nghề đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động; 3) Hướng nghiệp, tuyển chọn những học sinh phù hợp nghề vào đào tạo (Đặc điểm cá nhân phù hợp với nghề mới học nhanh, phát triển cao, bền vững…); 4) Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo các điều kiện theo chuẩn mực để tạo ra giá trị sức lao động của người học đáp ứng yêu cầu của thị trường (người sử dụng lao động). Cùng với kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người lao động phải được giáo dục, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp theo yêu cầu của từng vị trí làm việc. Người nào “những năng lực sẵn có” phù hợp với nghề nghiệp, công việc sẽ học và hành nghề hiệu quả hơn, lợi cho cá nhân và xã hội.
13. Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học Bộ vừa đề xuất có chiều hướng tốt hơn.
Nên thi THPT theo phương án Một: thi 02 môn bắt buộc và 02 môn tự chọn, như vậy vẫn tập trung vào những môn trọng yếu và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên việc miễn thi cho 20% số học sinh là vấn đề cần xem xét, vì cái gì có “xét duyệt” mang tính chủ quan là y như có tiêu cực! Chỉ cần một trường hợp bất minh sẽ gây tác động tâm lý tiêu cực đến học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường… Việc tuyển thẳng những học sinh có thành tích ba năm học tập tốt vào đại học trước đây đã gây nhiều tiêu cực, bức xúc, phải điều tra, hủy bỏ (năm 2000). Tốt nhất chỉ nên miễn thi cho những học sinh đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế, có bằng chứng công khai, minh bạch.
Việc các trường đại học tự tổ chức thi cần có biện pháp kiểm soát, tránh tình trạng trước đây đã diễn ra: GV tổ chức luyện thi rồi nhận trước tiền “đặt cọc”, nếu không đỗ vào trường sẽ trả lại (!)… Cái gì dù hay hơn, vẫn có “mặt trái” phải có biện pháp kiểm soát hữu hiệu thì cái hay mới phát huy giá trị.
14. Nghiên cứu khoa học GD rất khó, vì khoa học về con người, phát triển thế hệ trẻ của dân tôc đáp ứng yêu cầu của thời đại… Nó đòi hỏi vừa nghiên cứu cơ bản, vừa thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của ta vừa cập nhật các thành tựu mới của thiên hạ; nghiên cứu từ những vấn đề chung nhất như Triết học GD, Xã hội học GD, Kinh tế học GD, khoa học Quản lý GD, khoa học Phát triển Chương trình, nội dung GD… cho đến những vấn đề vi mô như đo nghiệm IQ, EQ, SQ … của học sinh; quy luật nhận thức, tư duy, trí nhớ, nhu cầu, tình cảm … đến tâm vận động và hình thành thao tác ở trẻ….; rồi chẩn đoán, trị liệu cho trẻ rối nhiễu tâm thần, trẻ tự kỷ, trẻ câm, mù, điếc… Để có chuyên gia về mỗi lĩnh vực dù “vĩ mô” hay “vi mô” phải có người chuyên tâm nghiên cứu, thực nghiệm, phổ biến khoa học, tổng kết… chừng 15 – 20 năm. Họ cần có lương đủ sống (không phải ngó nghiêng, nhấp nhổm kiếm ăn); chuyên tâm theo đuổi chuyên ngành khoa học tương đối ổn định, lâu dài; môi trường làm việc thuận lợi; điều kiện vật chất, tài chính đảm bảo tối thiểu cho hoạt động. Cách quản lý khoa học luôn “tái cấu trúc” theo nhiệm kỳ quản lý đã gây bao xáo trộn, bất an, khiến đội ngũ hẫng hụt, phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả… Hy vọng một tầm nhìn mới, cách quản lý mới sẽ tạo ra sự phát triển mới cho khoa học GD nước nhà.
Xin tạm dừng. Lòng thành, vô tư, mong thấu tỏ!
Hà Nội, ngày 12/01/2014
Mạc Văn Trang (PGS TS Tâm lý học)
© Đàn Chim Việt
6. GD bất ổn từ gia đình. Từ “đổi mới” đến nay, cả xã hội và mỗi gia đình Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc. Di chuyển xã hội (Social Mobility) là vấn đề lớn mà GD chưa tính đến. Ở nông thôn, các gia đình thường cả bố mẹ hoặc một trong hai người đi kiếm ăn xa, con trẻ chịu nhiều thiệt thòi về GD. Công nghiệp hóa, đô thị hóa ào ạt, hầu hết những gia đình trẻ, nghèo ở đô thị và các khu công nghiệp sống trong môi trường gia đình không đảm bảo điều kiện phát triển bình thường của trẻ. Nhiều người mải theo đuổi “thương trường”, phó mặc con cho “ôsin”, trẻ thiếu sự ru nựng, vỗ vễ, âu yếm của mẹ, của bà; ít được tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, lại bị “ô sin” cho xem tivi suốt ngày, não đứa trẻ phải tạo cơ chế trơ, ì trước các thông tin nhiễu loạn… Phải chăng vì thế, trẻ tự kỷ gia tăng đáng sợ!? Con các tầng lớp quan chức, nhà giàu cũng chẳng hay gì về GD. Ngay từ bé trẻ đã biết bố mẹ có quyền và tiền, chẳng cần học giỏi cũng có “tương lai huy hoàng”! Thêm nữa, nhiều em có thể “rút tiền” từ bố mẹ, ăn chơi thỏa sức… Đạo làm người phải được GD từ gia đình là cơ bản. Cha mẹ đã tham nhũng, hối lộ, sống thủ đoạn, nói và làm giả dối, tham lam, mê tín … làm sao để con thành người lương thiện, tử tể? Có người nói: “Học sinh nghèo vượt khó đã giỏi, nhưng học sinh giàu “vượt sướng” còn khó hơn”! Việt Nam cùng mô hình giống Trung Quốc, nên nước họ cũng đang giải quyết vấn đề các “Cao cán đệ tử”… GD cùng các tổ chức liên quan cần có một chiến lược cải thiện GD gia đình …
7. GD bất ổn từ nhà trường. GV bị sức ép vô lối từ các cấp quản lý, sinh ra đối phó, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân – vốn là đặc tính lao động tự thân của nghề GV. Học sinh bị áp lực từ gia đình, từ GV, học bị động, đối phó, căng thẳng, rập khuôn, triệt tiêu hứng thú, sáng tạo, tự tin… Thoát khỏi áp lực là không có nhu cầu, hứng thú tự thân để tự học, tự tìm tòi khám phá… Cho nên học rất nhiều mà đọng lại ít! “Thi đua” của Cụ Hồ mới đầu là hay, là thật, nhưng dần dần đã bị sai lệch, lặp lại mãi thành nhàm chán; ai cũng thấy nó hình thức, chẳng ích lợi gì, còn thêm mất thì giờ, tốn kém và gây ra bệnh thành tích gian dối, nhưng không ai đủ bản lĩnh chấm dứt nó đi! Thử đếm xem Vinashin, Vinalines đã nhận bao nhiêu cờ thi đua, danh hiệu nọ kia ầm ĩ một thời?! Về GD, có mấy nước trên thế giới có kiểu “thi đua” trong GD như ở ta?! Vậy sao GD của họ vẫn thành công? Hãy để cho nhà trường có cuộc sống tự nhiên, bình thường!
8. Đừng đổ tại mặt trái của cơ chế thị trường. Các cơ quan nghiên cứu đến quản lý từ trên xuống dưới đều đổ cho “mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động làm suy thoái đạo đức, lối sống của xã hội, nhất là lớp trẻ”… Cái gì chẳng có mặt trái! Sao các nước có thị trường phát triển hàng trăm năm, hay những nước mới từ “xã hội chủ nghĩa” chuyển sang tư bản, như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc và ngay cả Nga… nền GD của họ sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, có khủng hoảng vài ba năm, liền ổn định và tốt đẹp hơn thời XHCN? Tôi đã tìm hiểu thực tế học sinh người Việt học tại Ba Lan, Đông Đức (cũ) thấy trẻ từ mầm non đến hết phổ thông, đi học không mất tiền (trừ vài ba trường tư và trường quốc tế với quy mô nhỏ bé, ở thành phố lớn). Sinh viên học trường đại học công không phải đóng học phí và ở ký túc xá miễn phí. Trẻ dưới 18 tuổi không được mua, sử dụng rượu, bia, không được bén mảng đến “nhà nghỉ”, “quán cà phê đèn mờ”, nơi người lớn “ăn chơi”…Những dịch vụ “nhạy cảm” không thấy ở quanh trường học, khu dân cư… Chính quyền đã quản lý rất chặt “mặt trái của cơ chế thị trường”, hạn chế tối đa các tác hại của nó với xã hội, nên nó không thể hủy hoại GD, y tế… như ở Việt Nam. Tại sao họ làm đươc? Mặt trái của thị trường cũng như mặt trái của mỗi con người, chính quyền của ta đã không quản lý nổi cả hai cái mặt trái đó, để nó “tích hợp” vào nhau “hai trong một”, tác oai, tác quái gây nên bao ung nhọt, tệ nạn cho xã hội và GD. Bằng cách nào và đến bao giờ mới loại bỏ được nguồn gốc gây ra các tệ nạn ấy? Một mình ngành GD chỉ cố vùng vẫy, chứ làm sao thoát ra được! Vì thế hãy nhìn vào thực trạng, nguyên nhân xã hội của GD để tìm giải pháp, chứ đừng đổ tại “mặt trái của cơ chế thị trường”!
9. Mỗi con người là một cá thể có một không hai, không lặp lại. Bản chất của GD là “Một nền GD làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” (Hồ Chí Minh, 1945); “GD làm cho mỗi trẻ em phát triển trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại, 1978), đó là những triết lý GD rất cơ bản, có hiểu và hành đúng như vậy, GD mới thực sự tôn trọng con người, phát huy giá trị mỗi con người. GD của ta thì làm ngược lại, nhằm đến sự “bình quân về nhân cách”, bắt tất cả theo một khuôn mẫu, em nào vượt ra khỏi khuôn mẫu đó là thuộc “diện cá biệt”, phải dùng các “biện pháp nghiệp vụ” để đưa vào khuôn phép! Tạo hóa đã sinh ra mỗi con người không ai giống ai là để làm nên sự khác biệt, phong phú, đa dạng của cuộc sống loài người. GD phải tôn trọng sự khác biệt, “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của mỗi em, “trở thành chính nó” để nó tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, cho nhân loại. Tất nhiên chỉ số ít học sinh có thể đạt đến sự sáng tạo mới, đem lại giá trị mới, khác biệt cho nhân loại. Nhưng số ít ấy phải phát triển dựa trên nền GD “khai phóng và nhân bản”. Để đạt được điều đó không chỉ đổi mới phương pháp GD mà phải thay đổi hẳn quan niệm về mỗi cá nhân con người, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi học sinh…
10. GD là đem lại sự phát triển những giá trị Chân, Thiện, Mỹ, Ích ở người học (Tsunesaburo Makiguchi, 1871-1944). Chân, Chiện, Mỹ thì xưa nay ở ta nói nhiều, nhưng “Ích” thì ít bàn đến. Người Nhật rất coi trọng GD giá trị Ích. Học gì, làm gì cũng phải nhằm đem lại ích lợi cho bản thân, cho tổ chức, cho xã hội; làm sao để tiết kiệm hơn, tiện ích hơn, hiệu quả hơn… Ngay trong gia đình, nhà trường, trẻ đã được GD tiết kiệm tiền, của, thời gian, sức lực bằng cách suy nghĩ, hành động sao cho hợp lý nhất. Xem đội bóng U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản thi đấu ta thấy: các cầu thủ Việt như cố phô diễn kỹ thuật cá nhân nhanh nhẹn, khéo léo, lắt léo, trổ tài cho khán giả xem; còn các cầu thủ Nhật thì toan tính từng đường bóng để đạt hiệu suất ghi bàn tối đa. Kỹ thuật gần như nhau, nhưng đầu óc suy nghĩ khác hẳn nhau. Huấn luyện viên không dễ thay đổi cái “máu” này của người Việt. Cha chú họ là những nông dân đua nhau trồng mía, rồi chặt mía trồng điều, chặt điều trồng ca cao, chặt ca cao trồng cà phê … Rồi đua nhau làm những cái bánh chưng, bánh dầy to nhất, bộ ấm chén lớn nhất, cái ghế, đôi guốc to nhất, chiếc mõ vĩ đại nhất, chai rượu lớn nhất… chỉ cốt lập kỷ lục được ghi vào Guiness Việt Nam! Rồi những ông nông dân bỏ ra tiền tỉ với bao công sức để tự chế “máy bay trực thăng”, “tầu ngầm”!… Một “nước còn yếu, dân còn nghèo” mà biết bao chuyện làm ăn lãng phí, vô bổ, bi hài! “Muốn trở thành người có ích, hãy bớt làm những việc vô ích” (Ngô Bảo Châu, 2011). Rất đúng! Nhà trường hiện nay nói bao nhiêu điều nhàm chán vô ích; dạy bao nhiêu cái vô bổ, thừa thãi, không cần thiết; thi đua làm bao nhiêu việc nửa vời, không đến nơi đến chốn; mua sắm bao nhiêu thiết bị dạy học dùng ít, hỏng nhiều, bỏ xó; bắt học sinh mua bao nhiêu tài liệu “ăn theo” sách giáo khoa, chất đầy cặp mà chẳng dùng đến… Chân, Thiện, Mỹ vu vơ, bằng cấp đầy mình mà không đem lại Ích lợi, thì học mãi cũng không tạo ra giá trị xã hội; đào tạo nguồn nhân lực xô bồ, số lượng nhiều mà chất lượng kém, không thể cạnh tranh thành công thì ích lợi gì, lãng phí bao nhiêu?
11. GD tuân theo quy luật mới phát triển tự nhiên, bền vững. Chắc có nhiều quy luật, tôi không rõ lắm, nhưng trong Tâm lý học ít nhất có ba quy luật cần cho GD.
- Một là, quy luật phát sinh cá thể (Ontogenetic), tức là từ trong bào thai cho đến hết cuộc đời, mỗi giai đoạn phát triển, con người có những đặc điểm đặc trưng của giai đoạn đó và những tiền đề cho phát triển của giai đoạn sau. Nếu GD phù hợp đặc điểm của giai đoạn phát triển sẽ khiến học sinh vui thích, hứng thú vì nhu cầu được đáp ứng; hơn nữa nếu GD tác động vào “vùng phát triển gần nhất” (Lev Vygotsky 1896 – 1934), sẽ kích thích sự phát triển sớm hơn, mạnh mẽ hơn của học sinh. GD là tạo ra sự phát triển. “Đi học là hạnh phúc”, đối với học sinh “Hạnh phúc là phát triển” (Hồ Ngọc Đại, 1980). Đi sâu vào, còn những quy luật phát triển nhu cầu, hứng thú, nhận thức, xúc cảm, hành vi… của học sinh các giai đoạn phát triển. GD phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi mới đem lại những điều bổ ích và lý thú, tạo ra sự phát triển tự thân, bền vững. Cũng như ăn uống, cứ nhồi nhét cho trẻ những thứ mà người lớn tưởng là cần thiết, nhưng trẻ không tiêu hóa được, thì chẳng ích lợi mà còn gây hại!
- Hai là, quy luật phát sinh loài (Philogenetic), tức là quy luật về sự tiến hóa, phát triển của loài, ở đây chỉ nói về quy luật phát triển “trí khôn của loài người”. Trong các loài động vật, chỉ có con người là có khả năng GD, tức là có thể khách quan hóa, cụ thể hóa, vật thể hóa kinh nghiệm của bản thân ra bên ngoài thành công cụ, đồ vật, ngôn ngữ để có thể dùng hành động cùng với lời nói, truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác. Nhờ khả năng đó mà trí khôn loài người phát triển hơn muôn loài. Khi loài người sống khép kín trong những cộng đồng nhỏ hẹp thì “già làng”, “trưởng bản” là những người có kinh nghiệm cao nhất. Nhờ “làn sóng thứ nhất”, “làn sóng thứ hai”… trí khôn của nhân loại đã hòa thành một dòng chảy liên tục, đến “làn sóng thứ ba” (Alvin Toffler, 1990), thế giới đã thành “Thế giới phẳng” (Thomas L. Friedman, 2008). Cá nhân nào, nhóm người nào, dân tộc nào bắt kịp vào dòng chảy của trí khôn nhân loại thì có cơ hội phát triển cùng thời đại; ngược lại, tách khỏi dòng chảy đó thì cứ dẫm chân tại chỗ, như các nhóm người nguyên thủy vẫn còn tồn tại ở rừng Amazon và một số nơi. Nếu Việt Nam không đổi mới hòa nhập vào thế giới thì vẫn cái vòng khép kín: “Dưới ruộng, ông lão đi bừa/ là con ông cụ ngày xưa đi cày”! GD phải đưa học sinh, sinh viên hòa nhập vào dòng chảy của trí khôn nhân loại để bứt lên, đưa dân tộc theo kịp thời đại, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa…
- Ba là, quy luật về sự khác biệt cá thể giữa các học sinh. Có học sinh “học một biết mười”, có em “học mười chưa được một”; có em chưa nói đã tự hiểu; có em nói một lần thì tự sửa được thói xấu, có em uốn nắn một trăm lần cũng lúc được lúc không! GD phải chấp nhận mọi trẻ em và coi trọng GD cá biệt hóa. GD bằng ưỡng ép cũng có kết quả trước mắt. Nhưng từ cưỡng ép phải dẫn đến tự do mới phát triển bền vững và nhân văn. GD không thể đạt được thành công như nhau với mọi trẻ em. Nhưng GD phải đem lại cho mọi trẻ em sự phát triển hơn những gì nó đang có, và đó là đem lại “hạnh phúc” cho mọi đứa trẻ.
12. Dạy phân hóa ở Trung học và giáo dục hướng nghiệp, tuyển chọn phù hợp nghề để đào tạo là hợp quy luật, hiệu quả. Thị trường lao động chỉ mua – bán những hàng hóa sức lao động đáp nhu cầu và yêu cầu của nó; đào tạo nghề và đại học khác GD phổ thông, là trực tiếp tạo ra giá trị sức lao động, thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường lao động. Hàng chất lượng cao, giá đắt vẫn bán chạy; hàng kém chất lượng, bán rẻ cũng ế…(xem tuyển chọn, đào tạo và mua – bán cầu thủ bóng đá thì rõ). Muốn nguồn nhân lực từ người giúp việc gia đình đến công nhân, kỹ sư, bác sĩ, GV …có chất lượng cao, cần: 1) Phân tích nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động; 2) Xác định yêu cầu của nghề đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động; 3) Hướng nghiệp, tuyển chọn những học sinh phù hợp nghề vào đào tạo (Đặc điểm cá nhân phù hợp với nghề mới học nhanh, phát triển cao, bền vững…); 4) Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo các điều kiện theo chuẩn mực để tạo ra giá trị sức lao động của người học đáp ứng yêu cầu của thị trường (người sử dụng lao động). Cùng với kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người lao động phải được giáo dục, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp theo yêu cầu của từng vị trí làm việc. Người nào “những năng lực sẵn có” phù hợp với nghề nghiệp, công việc sẽ học và hành nghề hiệu quả hơn, lợi cho cá nhân và xã hội.
13. Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học Bộ vừa đề xuất có chiều hướng tốt hơn.
Nên thi THPT theo phương án Một: thi 02 môn bắt buộc và 02 môn tự chọn, như vậy vẫn tập trung vào những môn trọng yếu và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên việc miễn thi cho 20% số học sinh là vấn đề cần xem xét, vì cái gì có “xét duyệt” mang tính chủ quan là y như có tiêu cực! Chỉ cần một trường hợp bất minh sẽ gây tác động tâm lý tiêu cực đến học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường… Việc tuyển thẳng những học sinh có thành tích ba năm học tập tốt vào đại học trước đây đã gây nhiều tiêu cực, bức xúc, phải điều tra, hủy bỏ (năm 2000). Tốt nhất chỉ nên miễn thi cho những học sinh đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế, có bằng chứng công khai, minh bạch.
Việc các trường đại học tự tổ chức thi cần có biện pháp kiểm soát, tránh tình trạng trước đây đã diễn ra: GV tổ chức luyện thi rồi nhận trước tiền “đặt cọc”, nếu không đỗ vào trường sẽ trả lại (!)… Cái gì dù hay hơn, vẫn có “mặt trái” phải có biện pháp kiểm soát hữu hiệu thì cái hay mới phát huy giá trị.
14. Nghiên cứu khoa học GD rất khó, vì khoa học về con người, phát triển thế hệ trẻ của dân tôc đáp ứng yêu cầu của thời đại… Nó đòi hỏi vừa nghiên cứu cơ bản, vừa thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của ta vừa cập nhật các thành tựu mới của thiên hạ; nghiên cứu từ những vấn đề chung nhất như Triết học GD, Xã hội học GD, Kinh tế học GD, khoa học Quản lý GD, khoa học Phát triển Chương trình, nội dung GD… cho đến những vấn đề vi mô như đo nghiệm IQ, EQ, SQ … của học sinh; quy luật nhận thức, tư duy, trí nhớ, nhu cầu, tình cảm … đến tâm vận động và hình thành thao tác ở trẻ….; rồi chẩn đoán, trị liệu cho trẻ rối nhiễu tâm thần, trẻ tự kỷ, trẻ câm, mù, điếc… Để có chuyên gia về mỗi lĩnh vực dù “vĩ mô” hay “vi mô” phải có người chuyên tâm nghiên cứu, thực nghiệm, phổ biến khoa học, tổng kết… chừng 15 – 20 năm. Họ cần có lương đủ sống (không phải ngó nghiêng, nhấp nhổm kiếm ăn); chuyên tâm theo đuổi chuyên ngành khoa học tương đối ổn định, lâu dài; môi trường làm việc thuận lợi; điều kiện vật chất, tài chính đảm bảo tối thiểu cho hoạt động. Cách quản lý khoa học luôn “tái cấu trúc” theo nhiệm kỳ quản lý đã gây bao xáo trộn, bất an, khiến đội ngũ hẫng hụt, phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả… Hy vọng một tầm nhìn mới, cách quản lý mới sẽ tạo ra sự phát triển mới cho khoa học GD nước nhà.
Xin tạm dừng. Lòng thành, vô tư, mong thấu tỏ!
Hà Nội, ngày 12/01/2014
Mạc Văn Trang (PGS TS Tâm lý học)
© Đàn Chim Việt
Bài 1: Những em bé không có cửa vào trường công
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/156033/nhung-em-be-khong-co-cua-vao-truong-cong.html
– Hàng ngàn trẻ con công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM phải nhờ tại các nhóm mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình không phép vì “2 không” (không có hộ khẩu, không đủ tuổi được gửi trường tư).
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện nay nhóm trẻ tự phát xuất hiện nhiều vì nhu cầu của người dân.
Theo quy định, các trường công lập chỉ nhận trẻ từ 16-18 tháng trở lên, các trường tư thục nhận trẻ từ 12 tháng trở lên trong khi những trẻ từ 6-12 tháng tuổi cũng có nhu cầu được gửi nuôi nên điểm nuôi giữ trẻ tự phát ngày càng nhiều.
Bắt được nhu cầu này, hàng loạt cơ sở mầm non tự phát mọc lên như nấm….
Thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ năm 2008 đến nay nhóm trẻ gia đình có phép tăng hơn 3 lần, trong đó thành phố có 1.368 nhóm trẻ có phép, còn số trường mầm non và nhà trẻ tăng lên gấp 2,5 lần.
Công nhân “khát” trường mầm non
TP.HCM là nơi thu hút nguồn lực lao động ở các nơi về làm việc nên đối mặt với tình trạng số trẻ tăng cơ học ngày càng cao.
Chỉ vào mấy đứa trẻ được giữ trong trong mấy chiếc cũi, chị Lê Thị Hải công nhân Khu chế xuất Linh Trung cho biết, giờ sinh con rồi cũng chẳng biết gửi đi đâu khi trường mầm non cho con công nhân không có. Trường tư dưới 12 tháng tuổi còn không nhận nói gì đến chuyện mơ vào trường công, không gửi nhóm gia đình thì biết gửi đâu?
“Chúng tôi khao khát một ngôi trường cho con em, để chúng tôi gửi con, yên tâm làm việc từ lâu lắm rồi. Nhưng chẳng biết khi nào mới có trường, khi nào con mới được gửi ở một nơi đàng hoàng, đúng chuẩn trường học, đúng môi trường giáo dục ” – chị Hải nói.
Anh Lê Nguyên Ngọc, Khu công nghiệp Tân Tạo cũng bức xúc: “Bao nhiêu năm nay, các cơ quan cứ hứa hẹn xây trường mầm non cho con chúng tôi, nhưng đã rất lâu rồi vẫn chưa có một mái trường tử tế cho con em ở khu công nghiệp”.
Còn chị Ngọc, có con gần 1 tuổi nói, trước đây nhiều công nhân bức xúc chuyện trường học cho con, đã làm đơn tập thể, kiến nghị lên Ban quản lý Khu công nghiệp Tân Tạo và phản ánh tới tổ chức công đoàn, nhưng chờ hoài mà chẳng thấy trả lời.
Bài toán khó?
Từ năm 2008, UBND TP đã có Chỉ thị 03 yêu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp xây trường mầm non để đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân.
Tuy nhiên sau 5 năm ra chỉ thị, trong 13 khu chế xuất, khu công
nghiệp của thành phố hiện chỉ có duy nhất 1 trường mầm non. Một số đang
nằm trong dự án và 7 khu chưa có dự án.
Trong khi đó TP.HCM với hơn 265.000 công nhân (khoảnh 60-70% là nữ) đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp nếu số sinh đẻ khoảng 30% và khoảng 70% con em họ đang độ tuổi tới trường thì số con công nhân cần nhà trẻ cũng phải hàng chục ngàn cháu.
Theo tìm hiểu, trong 13 khu chế xuất, khu công nghiệp đã xác định được 6 khu có được địa điểm xây trường mầm non nhưng hiện tại chỉ có 1 trường tại tầng trệt thuộc khu nhà lưu trú công nhân của Khu công nghiệp Hiệp Phước tại ấp 1, xã Long Thới, huyện Nhà Bè hoạt động.
TP.HCM cũng có các dự án đang được xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2014-2015 nhưng đều chậm tiến độ như dự án nhà trẻ tại Khu chế xuất Tân Thuận, dự án trường mầm non tại khu chế xuất Linh Trung, dự án tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Hai dự án còn lại là Khu chế xuất Linh Trung II đang trong giai đoạn điều chỉnh lại quy hoạch và Khu công nghiệp Tân Tạo tại quận Bình Tân.
7 khu chế xuất, khu công nghiệp còn lại chưa có dự án cho đất mầm non gồm: Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tây Bắc Củ Chi, Cát Lái II, Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Tân Phú Trung.
Ông Lê Hồng Sơn cho hay Sở đang đã việc với các khu chế xuất, khu công nghiệp và Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM để xây dựng trường mầm non cho trẻ tuy nhiên vấn đề khó khăn là quỹ đất. Một số khu khu vẫn chưa có quỹ đất để xây trường mầm non cho con em công nhân.
“Sở GD-ĐT đang kiến nghị lên TP để tháo gỡ vướng mắc này” – ông Sơn cho biết.
Bài 2: Bùng nổ nhóm trẻ không phép
Trong khi Sở GD-ĐT TP.HCM đang kiến nghị lên UBND TP để giải quyết bài toán trường mầm non cho con công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất – thì hàng loạt các nhóm trẻ gia đình tự phát mọc như nấm.
– Hàng ngàn trẻ con công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM phải nhờ tại các nhóm mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình không phép vì “2 không” (không có hộ khẩu, không đủ tuổi được gửi trường tư).
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện nay nhóm trẻ tự phát xuất hiện nhiều vì nhu cầu của người dân.
Theo quy định, các trường công lập chỉ nhận trẻ từ 16-18 tháng trở lên, các trường tư thục nhận trẻ từ 12 tháng trở lên trong khi những trẻ từ 6-12 tháng tuổi cũng có nhu cầu được gửi nuôi nên điểm nuôi giữ trẻ tự phát ngày càng nhiều.
Bắt được nhu cầu này, hàng loạt cơ sở mầm non tự phát mọc lên như nấm….
Thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ năm 2008 đến nay nhóm trẻ gia đình có phép tăng hơn 3 lần, trong đó thành phố có 1.368 nhóm trẻ có phép, còn số trường mầm non và nhà trẻ tăng lên gấp 2,5 lần.
Còn nhiều điểm giữ trẻ không phép tại các khu công nghiệp. |
TP.HCM là nơi thu hút nguồn lực lao động ở các nơi về làm việc nên đối mặt với tình trạng số trẻ tăng cơ học ngày càng cao.
Chỉ vào mấy đứa trẻ được giữ trong trong mấy chiếc cũi, chị Lê Thị Hải công nhân Khu chế xuất Linh Trung cho biết, giờ sinh con rồi cũng chẳng biết gửi đi đâu khi trường mầm non cho con công nhân không có. Trường tư dưới 12 tháng tuổi còn không nhận nói gì đến chuyện mơ vào trường công, không gửi nhóm gia đình thì biết gửi đâu?
“Chúng tôi khao khát một ngôi trường cho con em, để chúng tôi gửi con, yên tâm làm việc từ lâu lắm rồi. Nhưng chẳng biết khi nào mới có trường, khi nào con mới được gửi ở một nơi đàng hoàng, đúng chuẩn trường học, đúng môi trường giáo dục ” – chị Hải nói.
Anh Lê Nguyên Ngọc, Khu công nghiệp Tân Tạo cũng bức xúc: “Bao nhiêu năm nay, các cơ quan cứ hứa hẹn xây trường mầm non cho con chúng tôi, nhưng đã rất lâu rồi vẫn chưa có một mái trường tử tế cho con em ở khu công nghiệp”.
Còn chị Ngọc, có con gần 1 tuổi nói, trước đây nhiều công nhân bức xúc chuyện trường học cho con, đã làm đơn tập thể, kiến nghị lên Ban quản lý Khu công nghiệp Tân Tạo và phản ánh tới tổ chức công đoàn, nhưng chờ hoài mà chẳng thấy trả lời.
Bài toán khó?
Từ năm 2008, UBND TP đã có Chỉ thị 03 yêu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp xây trường mầm non để đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân.
Trong khi đó TP.HCM với hơn 265.000 công nhân (khoảnh 60-70% là nữ) đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp nếu số sinh đẻ khoảng 30% và khoảng 70% con em họ đang độ tuổi tới trường thì số con công nhân cần nhà trẻ cũng phải hàng chục ngàn cháu.
Theo tìm hiểu, trong 13 khu chế xuất, khu công nghiệp đã xác định được 6 khu có được địa điểm xây trường mầm non nhưng hiện tại chỉ có 1 trường tại tầng trệt thuộc khu nhà lưu trú công nhân của Khu công nghiệp Hiệp Phước tại ấp 1, xã Long Thới, huyện Nhà Bè hoạt động.
TP.HCM cũng có các dự án đang được xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2014-2015 nhưng đều chậm tiến độ như dự án nhà trẻ tại Khu chế xuất Tân Thuận, dự án trường mầm non tại khu chế xuất Linh Trung, dự án tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Hai dự án còn lại là Khu chế xuất Linh Trung II đang trong giai đoạn điều chỉnh lại quy hoạch và Khu công nghiệp Tân Tạo tại quận Bình Tân.
7 khu chế xuất, khu công nghiệp còn lại chưa có dự án cho đất mầm non gồm: Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tây Bắc Củ Chi, Cát Lái II, Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Tân Phú Trung.
Ông Lê Hồng Sơn cho hay Sở đang đã việc với các khu chế xuất, khu công nghiệp và Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM để xây dựng trường mầm non cho trẻ tuy nhiên vấn đề khó khăn là quỹ đất. Một số khu khu vẫn chưa có quỹ đất để xây trường mầm non cho con em công nhân.
“Sở GD-ĐT đang kiến nghị lên TP để tháo gỡ vướng mắc này” – ông Sơn cho biết.
Bài 2: Bùng nổ nhóm trẻ không phép
Trong khi Sở GD-ĐT TP.HCM đang kiến nghị lên UBND TP để giải quyết bài toán trường mầm non cho con công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất – thì hàng loạt các nhóm trẻ gia đình tự phát mọc như nấm.
- Lê Huyền
Khải Đơn - Tờ báo nào bạn không nên đọc?
Tôi đọc báo mỗi ngày, vì thế tôi viết bài sau đây, nghĩa là
không phải nó đúng 100% nhá, chỉ là tôi thự thấy vậy qua kinh nghiệm
thôi. Ai biết thêm xin comment giúp tôi ở dưới.
Có rất nhiều trang web hoặc báo giấy mỗi ngày mà bạn đọc. Đôi khi bạn cảm thấy rất giận dữ và bực dọc vì một bài báo, hoặc nó quá kinh dị, hoặc nó đưa một thông tin nhảm nhí, hoặc đơn giản, là nó bịa ra 1 câu chuyện. Đâu là dấu hiệu để bạn quyết định mình không nên đọc 1 tờ báo nào đó hoặc không nên tin một chuyện nào đó trên báo viết ra? Tôi có vài dấu hiệu sau đây!
1. Đưa các tin tức có tính kỳ thị, xung đột, xúc phạm nhân thân hoặc danh dự người được đề cập trong bài viết mà không xóa mặt:
Có rất nhiều trang web hoặc báo giấy mỗi ngày mà bạn đọc. Đôi khi bạn cảm thấy rất giận dữ và bực dọc vì một bài báo, hoặc nó quá kinh dị, hoặc nó đưa một thông tin nhảm nhí, hoặc đơn giản, là nó bịa ra 1 câu chuyện. Đâu là dấu hiệu để bạn quyết định mình không nên đọc 1 tờ báo nào đó hoặc không nên tin một chuyện nào đó trên báo viết ra? Tôi có vài dấu hiệu sau đây!
1. Đưa các tin tức có tính kỳ thị, xung đột, xúc phạm nhân thân hoặc danh dự người được đề cập trong bài viết mà không xóa mặt:
Bài viết này xuất hiện trên báo Hà Nội Mới, nói về 1 cô gái bán dâm.
Hình này khi chụp lại tôi đã xóa mặt cô, nhưng báo Hà Nội Mới thì để
nguyên hình ảnh. Tờ báo này còn đăng cả tên thật, địa chỉ, quê quán của
cô gái.
Theo thông lệ, khi viết bài về các nhân vật nhạy cảm như bị nhiễm HIV, làm mại dâm, là con/vợ của một tử tù (gây phẫn nộ nhiều trong dư luận), các loại bài như đánh ghen, ở trần truồng… đều xóa mặt. Lí do của sự xóa mặt này là vì nhân vật trong bài còn cần phải sống tiếp. Cô gái làm nghề mại dâm sao có thể ra đời làm việc gì khác khi cả khu vực cô ở ai cũng nhìn cô như thế? Người mẹ bị nhiễm HIV sao chịu nổi khi cả cộng đồng xa lánh cô như một con ghẻ bẩn thỉu? Đứa con/người vợ của tử tù làm sao sống tiếp, dù tội ác là của tử tù gây ra chứ không phải họ, họ đối mặt thế nào với điều tiếng dư luận? – Đó là các lí do khiến báo chí xóa mặt. Xóa mặt nghĩa là tôn trọng quyền của nhân vật, quyền được sống tiếp và sống an toàn khỏi dư luận. Nếu họ có tội, thì pháp luật đã xử tội họ rồi. Và cơ bản, nhóm các nhân vật nêu trên là những người rất mong manh, khó có cơ hội hòa nhập với cuộc sống bình thường nếu tên họ xuất hiện đầy trên báo với các lời xì xầm của dư luận.
Với những tờ báo không xóa mặt các nhân vật này, tôi cho rằng họ là các tờ báo sẽ không tôn trọng bạn nếu một ngày nào đó bạn gặp nạn và họ tới kiếm bạn phỏng vấn. Họ không hề có trách nhiệm với nhân vật của họ, người đã cho họ cơ hội được đăng một bài đăng báo. Hơn thế nữa, chẳng phải phạm trù gì cao siêu, từ xưa đến nay, gái mại dâm luôn là đối tượng được xóa mặt trong các bài báo, đây là tri thức nghề nghiệp thông thường và là sự đàng hoàng tối thiểu với những người không có khả năng cãi lại 1 tờ báo nào cả.
Đăng 1 cô gái mại dâm mà đăng cả hình nguyên, gọi cả tên… là hành vi không đàng hoàng. Rất nhiều tờ báo, khi nói về 1 vụ án tại tòa, đều đổi tên nhân vật, để nhân vật sau biến cố cuộc sống, có được sự an toàn riêng tư để sống tiếp. Nếu một tờ báo không cho người trong bài viết được sống tiếp, nó có đáng để bạn đọc không?
2. Sẵn sàng đăng các bài viết xúc phạm, chê trách, phỉ báng người khác và chỉ cần “nghe động đậy” có người chửi lại mình là xóa ngay bài.
Đây là bài viết “Ảnh “bằng chứng” của Huyền Chip giống hệt trên…Google” đã được rất nhiều trang mạng copy lại. Khi search google thì bạn vẫn có thể thấy google vẫn còn lưu lại nó:
Theo thông lệ, khi viết bài về các nhân vật nhạy cảm như bị nhiễm HIV, làm mại dâm, là con/vợ của một tử tù (gây phẫn nộ nhiều trong dư luận), các loại bài như đánh ghen, ở trần truồng… đều xóa mặt. Lí do của sự xóa mặt này là vì nhân vật trong bài còn cần phải sống tiếp. Cô gái làm nghề mại dâm sao có thể ra đời làm việc gì khác khi cả khu vực cô ở ai cũng nhìn cô như thế? Người mẹ bị nhiễm HIV sao chịu nổi khi cả cộng đồng xa lánh cô như một con ghẻ bẩn thỉu? Đứa con/người vợ của tử tù làm sao sống tiếp, dù tội ác là của tử tù gây ra chứ không phải họ, họ đối mặt thế nào với điều tiếng dư luận? – Đó là các lí do khiến báo chí xóa mặt. Xóa mặt nghĩa là tôn trọng quyền của nhân vật, quyền được sống tiếp và sống an toàn khỏi dư luận. Nếu họ có tội, thì pháp luật đã xử tội họ rồi. Và cơ bản, nhóm các nhân vật nêu trên là những người rất mong manh, khó có cơ hội hòa nhập với cuộc sống bình thường nếu tên họ xuất hiện đầy trên báo với các lời xì xầm của dư luận.
Với những tờ báo không xóa mặt các nhân vật này, tôi cho rằng họ là các tờ báo sẽ không tôn trọng bạn nếu một ngày nào đó bạn gặp nạn và họ tới kiếm bạn phỏng vấn. Họ không hề có trách nhiệm với nhân vật của họ, người đã cho họ cơ hội được đăng một bài đăng báo. Hơn thế nữa, chẳng phải phạm trù gì cao siêu, từ xưa đến nay, gái mại dâm luôn là đối tượng được xóa mặt trong các bài báo, đây là tri thức nghề nghiệp thông thường và là sự đàng hoàng tối thiểu với những người không có khả năng cãi lại 1 tờ báo nào cả.
Đăng 1 cô gái mại dâm mà đăng cả hình nguyên, gọi cả tên… là hành vi không đàng hoàng. Rất nhiều tờ báo, khi nói về 1 vụ án tại tòa, đều đổi tên nhân vật, để nhân vật sau biến cố cuộc sống, có được sự an toàn riêng tư để sống tiếp. Nếu một tờ báo không cho người trong bài viết được sống tiếp, nó có đáng để bạn đọc không?
2. Sẵn sàng đăng các bài viết xúc phạm, chê trách, phỉ báng người khác và chỉ cần “nghe động đậy” có người chửi lại mình là xóa ngay bài.
Đây là bài viết “Ảnh “bằng chứng” của Huyền Chip giống hệt trên…Google” đã được rất nhiều trang mạng copy lại. Khi search google thì bạn vẫn có thể thấy google vẫn còn lưu lại nó:
https://www.google.com/search?q=%E1%BA%A2nh+%E2%80%9Cb%E1%BA%B1ng+ch%E1%BB%A9ng%E2%80%9D+c%E1%BB%A7a+Huy%E1%BB%81n+Chip+gi%E1%BB%91ng+h%E1%BB%87t+tr%C3%AAn…Google&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a#q=%E1%BA%A2nh+%E2%80%9Cb%E1%BA%B1ng+ch%E1%BB%A9ng%E2%80%9D+c%E1%BB%A7a+Huy%E1%BB%81n+Chip+gi%E1%BB%91ng+h%E1%BB%87t+tr%C3%AAn…Google+kenh+14&rls=org.mozilla:en-US:official&safe=off
Đó là 1 trang trắng.
Vì tôi có đọc vụ này hàng ngày vào thời điểm đó, khi em Huyền Chip đang lu xu bu zới mấy cái sự thiệt sự giả của ẻm. Tuy nhiên, khi có 1 ai đó đăng 1 bài so sánh ảnh của em với ảnh google lên mạng thì các trang web copy về rất nhanh, vì lúc đó em này đang hot. Tuy nhiên, sau khi có 1 xác minh là ẻm chả gửi ảnh cho ai cả, thì kênh14 là 1 trong những kẻ nhanh tay nhất xóa ngay đường link này đi. 1 số nơi vẫn còn lưu, có lẽ vì họ thấy cần phải tôn trọng bạn đọc của họ.
Vậy trang web này là ai mà có quyền buông lời chửi mắng 1 nhân vật? Đó là 1 công ty tin tức rất lớn. Vậy sau khi khiến hàng trăm nghìn người đọc tin và chửi bới theo thì tại sao họ lại xóa? À, hóa ra thứ họ vừa đăng là copy trên mạng. Họ ko xác minh, cũng không đối chất, phỏng vấn gì hết. Nghe động thì xóa dấu vết, thế là xong.
Vậy các trang mạng kiểu này không hề tôn trọng nhân vật mình đưa lên trang, dù biết sức ảnh hưởng và tác động của mình là rất lớn. Họ cho mình cái quyền lèo lái dư luận – người đọc theo ý họ, nhưng không hề biết trả lời dư luận khi đăng 1 tin sai, tin yếu kém, tin đồn. Bạn click vào trang của họ, tức là bạn tăng page view cho họ, để họ bán quảng cáo, bán trang, bán bài viết, theo khía cạnh nào đó, người đọc là tài sản làm ra tiền cho họ, sao họ không tôn trọng người đọc?
Vậy nếu 1 ngày nào đó, họ tới phỏng vấn bạn, và đăng 1 thứ phỉ báng bạn, bạn có nghĩ họ sẽ quay lại và viết lời xin lỗi bạn không? – Cái này tùy bạn chọn.
3. Các nhân vật trong bài viết chỉ là anh X, chị Y cô Z, bà N. anh NVA…
Hãy đọc 1 đoạn văn sau đây:Vì tôi có đọc vụ này hàng ngày vào thời điểm đó, khi em Huyền Chip đang lu xu bu zới mấy cái sự thiệt sự giả của ẻm. Tuy nhiên, khi có 1 ai đó đăng 1 bài so sánh ảnh của em với ảnh google lên mạng thì các trang web copy về rất nhanh, vì lúc đó em này đang hot. Tuy nhiên, sau khi có 1 xác minh là ẻm chả gửi ảnh cho ai cả, thì kênh14 là 1 trong những kẻ nhanh tay nhất xóa ngay đường link này đi. 1 số nơi vẫn còn lưu, có lẽ vì họ thấy cần phải tôn trọng bạn đọc của họ.
Vậy trang web này là ai mà có quyền buông lời chửi mắng 1 nhân vật? Đó là 1 công ty tin tức rất lớn. Vậy sau khi khiến hàng trăm nghìn người đọc tin và chửi bới theo thì tại sao họ lại xóa? À, hóa ra thứ họ vừa đăng là copy trên mạng. Họ ko xác minh, cũng không đối chất, phỏng vấn gì hết. Nghe động thì xóa dấu vết, thế là xong.
Vậy các trang mạng kiểu này không hề tôn trọng nhân vật mình đưa lên trang, dù biết sức ảnh hưởng và tác động của mình là rất lớn. Họ cho mình cái quyền lèo lái dư luận – người đọc theo ý họ, nhưng không hề biết trả lời dư luận khi đăng 1 tin sai, tin yếu kém, tin đồn. Bạn click vào trang của họ, tức là bạn tăng page view cho họ, để họ bán quảng cáo, bán trang, bán bài viết, theo khía cạnh nào đó, người đọc là tài sản làm ra tiền cho họ, sao họ không tôn trọng người đọc?
Vậy nếu 1 ngày nào đó, họ tới phỏng vấn bạn, và đăng 1 thứ phỉ báng bạn, bạn có nghĩ họ sẽ quay lại và viết lời xin lỗi bạn không? – Cái này tùy bạn chọn.
3. Các nhân vật trong bài viết chỉ là anh X, chị Y cô Z, bà N. anh NVA…
Cũng như thường lệ những lần tác nghiệp khác, tôi được theo anh P bên phòng cảnh sát hình sự đi tuần trên các tuyến đường sài gòn. Dạo quanh các tuyến đường trên địa bàn thành phố đến các vùng ven, bỗng anh P phát hiện 2 đối tượng khả nghi, tay chân xăm trổ nhìn rất hung tợn. Anh nói tôi hai thanh niên trước mặt rất khả nghi, bám theo xem thế nào.Đây là đoạn mở đầu trong bài viết này: http://nguyentandung.org/su-that-kinh-hoang-ve-nhung-xe-hu-tieu-go.html
Điều kinh hoàng khi tôi đọc bài viết này không phải là 5 con chuột
cống, mà là con số like: 49 nghìn. Đó là 1 con số kinh hoàng, đủ để bất
cứ xe hủ tiếu gõ nào treo niêu lên khốn khổ vì cái bài viết kiểu này.
Tuy nhiên, hãy điểm lại nội dung bài viết, nó bắt đầu bằng “tôi”, nhân vật thứ 2 là “anh P bên phòng cảnh sát hình sự”, địa chỉ của tiệm hủ tiếu thì là “Bám theo đối tượng khả nghi qua 4 ngã tư đến đoạn Cách mạng tháng 8″ – cả 3 thông tin cần nhất cho 1 bài báo là địa chỉ, nhân vật, người chứng kiến… đều là những kẻ vô danh. Bạn hãy tự hỏi xem, anh P cảnh sát hình sự là ai, sao mà sợ gì quá đỗi mà phải viết tên tắt? Quán hủ tiếu thì có gì ghê gớm mà không dám khi hẳn địa chỉ ra? – Tất cả chỉ là những “bí danh” chẳng cần phải chịu trách nhiệm vì về thông tin mình cung cấp cả.
Vậy mà sau đó có 49 nghìn người tin và đem nó đi share. Để đến 3 ngày sau, tất cả các tờ báo chính thống phải đi điều tra lại, viết lại, để minh oan cho những người bán hủ tiếu nghèo và đàng hoàng.
Là người đọc, bạn tự hỏi về tư cách của mình đi? Bạn có phải là đồ ngu không mà đi tin theo các cái loại tin này? Nó không có ai chịu trách nhiệm, cái nhân vật trong bài không xuất hiện, nó cũng chẳng có bằng chứng hình ảnh (2 cái ảnh trong bài là 2 cái ảnh chôm trên mạng). Tại sao anh công an đi kèm, bắt quả tang mà lại chẳng có hình thật? – Vậy thì nó chỉ là 1 trò bịp thôi bạn ạ.
Đã biết bao nhiêu lần bạn đọc cái kiểu tin này trên mạng? Cô X bán dâm, anh Y yêu cô X, anh V cắt cổ cô X vì ghen tuông. Một cái tin dạng truyện hoang đường như vậy cũng có người tin, xong share lên mạng, chửi bới cuộc đời đen tối bất công… Và người đọc thì cứ mãi là những người ngu dốt đi share tin đồn, vậy mà còn mất thời gian kêu trời sao trang mạng chỉ đăng toàn tin đồn!
Tại bạn chứ ai, bạn là người đọc, bạn là công cụ share và kiếm ra like, ra tiền, tại sao bạn không biết từ chối những người bán hàng (ở đây là tin tức) không đáng tin và gây phiền hà cho bạn?
Dưới đây là 1 vụ rình rang khác, Kiều nữ N. hiếp dâm 30 lần/2 ngày: http://www.nguoiduatin.vn/let-khoi-nha-kieu-nu-tai-xe-taxi-lay-bay-nhap-vien-a119907.htmlTuy nhiên, hãy điểm lại nội dung bài viết, nó bắt đầu bằng “tôi”, nhân vật thứ 2 là “anh P bên phòng cảnh sát hình sự”, địa chỉ của tiệm hủ tiếu thì là “Bám theo đối tượng khả nghi qua 4 ngã tư đến đoạn Cách mạng tháng 8″ – cả 3 thông tin cần nhất cho 1 bài báo là địa chỉ, nhân vật, người chứng kiến… đều là những kẻ vô danh. Bạn hãy tự hỏi xem, anh P cảnh sát hình sự là ai, sao mà sợ gì quá đỗi mà phải viết tên tắt? Quán hủ tiếu thì có gì ghê gớm mà không dám khi hẳn địa chỉ ra? – Tất cả chỉ là những “bí danh” chẳng cần phải chịu trách nhiệm vì về thông tin mình cung cấp cả.
Vậy mà sau đó có 49 nghìn người tin và đem nó đi share. Để đến 3 ngày sau, tất cả các tờ báo chính thống phải đi điều tra lại, viết lại, để minh oan cho những người bán hủ tiếu nghèo và đàng hoàng.
Là người đọc, bạn tự hỏi về tư cách của mình đi? Bạn có phải là đồ ngu không mà đi tin theo các cái loại tin này? Nó không có ai chịu trách nhiệm, cái nhân vật trong bài không xuất hiện, nó cũng chẳng có bằng chứng hình ảnh (2 cái ảnh trong bài là 2 cái ảnh chôm trên mạng). Tại sao anh công an đi kèm, bắt quả tang mà lại chẳng có hình thật? – Vậy thì nó chỉ là 1 trò bịp thôi bạn ạ.
Đã biết bao nhiêu lần bạn đọc cái kiểu tin này trên mạng? Cô X bán dâm, anh Y yêu cô X, anh V cắt cổ cô X vì ghen tuông. Một cái tin dạng truyện hoang đường như vậy cũng có người tin, xong share lên mạng, chửi bới cuộc đời đen tối bất công… Và người đọc thì cứ mãi là những người ngu dốt đi share tin đồn, vậy mà còn mất thời gian kêu trời sao trang mạng chỉ đăng toàn tin đồn!
Tại bạn chứ ai, bạn là người đọc, bạn là công cụ share và kiếm ra like, ra tiền, tại sao bạn không biết từ chối những người bán hàng (ở đây là tin tức) không đáng tin và gây phiền hà cho bạn?
“X vẫn nhớ như in cái buổi sáng kinh hoàng đó. Lúc đó khoảng 9h, sau khi nhận được tín hiệu từ tổng đài của hãng, đang ế khách, X vội vàng lao đến địa chỉ của kiều nữ N. N mở cửa sẵn để đón X vào khu biệt thự. Xe vừa lọt vào trong, N đóng kín cửa cổng lại và bảo chờ vài phút.”1 bài báo mà nạn nhân thì tên X, thủ phạm thì tên N. Mọi thứ đều được kể như chuyện cổ tích truyền kỳ. Và tờ nguoiduatin có 79 nghìn like cho bài viết này. 1 thứ ra tiền đó, phải không?
Sau đó vài ngày, trên Facebook tôi thấy rất nhiều người phẫn nộ vì cô N. tự dưng… kiện tờ báo. Họ vò đầu bứt tóc vì thấy “căm giận tụi nhà báo nói láo quá” – nhưng họ không hề để ý rằng 1 bài báo không có 1 ai là nhân vật thật, không có hình thật, không có cả nạn nhân và thủ phạm nào thật, ngoại trừ các chữ cái là thật, vậy mà họ cũng tin, cũng phẫn nộ giận dữ nguyền rủa cô kiều nữ N.
1 tờ báo sẵn sàng đăng 1 bài báo cẩu thả, viết như truyện cổ tích thì không phải nguồn mà bạn nên xem và tin tưởng để làm gì. Bạn share cho vui cũng được, giải trí với bạn bè cũng được: )) Nhưng báo trước, là bạn đang gieo hạt để tờ báo đó tưởng bở làm liều, lại xào chế ra thêm nhiều kiểu tin tức thô bỉ như thế đó nhé!
Bạn muốn báo chí thay đổi? Bạn muốn trang mạng đừng đăng chuyện nhảm làm bạn bực dọc nữa? – Mọi chuyện phải bắt đầu từ chính bạn, bạn đọc có trách nhiệm, tẩy chay những trang web đưa tin đồn thất thiệt, hãm hại người khác, tự khắc họ sẽ sợ, và họ sẽ phải tôn trọng khách hàng của họ hơn – tức là họ phải tôn trọng bạn hơn.
Bạn có trách nhiệm hơn khi đọc, có suy nghĩ nhiều hơn khi bấm share, nghĩa là bạn sẽ khiến gương mặt chung của các trang web thay đổi, vì thực ra các trang web chỉ thể hiện cái gương mặt của người đọc mình thích mà thôi.
Tự bạn không tôn trọng thứ bạn đọc mỗi ngày thì chẳng ai tôn trọng bạn đâu!
Chúc bạn đọc web/báo an toàn và không căm thù thế giới nhé
Khải Đơn
(Blog Khải đơn)
Đối lập Thái Lan phong tỏa Bangkok để buộc Thủ tướng từ chức
Đối lập Thái Lan biểu tình ở trung tâm Bangkok để buộc Thủ tướng Yinglich Shinawatra từ chức, 13/01/2014 |
Lãnh đạo phong trào chống chính phủ Thái, dân biểu Suthep Thaugsuban kêu
gọi cảm tình viên giành « chiến thắng cuối cùng ». Chiến thuật « phong
tỏa » Bangkok đã bắt đầu từ sáng nay 13/01/2014. Bảy trục lộ chính của
thủ đô bị hàng chục ngàn người mặc ÁoVvàng chiếm giữ. Thủ tướng Yingluck
Shinawatra tuyên bố không dùng vũ lực. Bà kêu gọi quân đội và cảnh sát
thật « cẩn trọng ».
Chiến thuật gây « tê liệt » thủ đô Thái Lan đã bắt đầu. Mục tiêu của đối
lập là buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và dời ngày bầu cử
Quốc hội trước kỳ hạn được ấn định vào đầu tháng 2 đến tháng 5.
Chính phủ Thái Lan bố trí 10 ngàn cảnh sát và 8 ngàn binh sĩ để bảo vệ
các cơ quan chính quyền, nhưng không có dấu hiệu muốn dùng vũ lực để
ngăn chận người biểu tình lập rào cản.
Từ Bangkok, thông tín viên Frédéric Belge tường thuật :
« Sinh hoạt tại thương mại Silom hôm nay rất đặc biệt. Silom là một
trong 7 địa điểm bị đối lập phong tỏa từ đêm hôm qua. Hàng chục ngàn
người mặc áo vàng chia nhau phong tỏa các ngã tư chính ở những khu vực
chiến lược của thủ đô Bangkok.
Bình thường vào buổi sáng trên các trục lộ lớn tràn ngập người bộ
hành và xe cộ, hôm nay đã trở nên vắng lặng, trừ vài chiếc xe taxi ba
bánh lưa thưa qua lại. hệ thống xe điện treo và xe điện ngầm nỗ lực tối
đa chuyên chở hàng trăm ngàn người dân thủ đô đi làm.
Như thế, chiến thuật phong tỏa Bangkok diễn ra không gây xung đột.
Trước cửa ra của trạm xe điện ngầm Lumpini , phe đối lập dựng một bục gỗ
để tuyên truyền. Một nhân viên văn phòng 37 tuổi lên phát biểu trước
khi đi làm : Chúng ta đôi lúc phải hy sinh đễ làm những điều tốt. Tôi hy
vọng là người dân Bangkok đã sẵn sàng hy sinh cho ngày hôm nay.
Tại các nơi khác ở thủ đô, các cuộc biểu tình cũng diễn ra trong ôn
hòa. Lực lượng an ninh, cảnh sát cũng như quân đội, đều tỏ ra rất kín
đáo, không xuất hiện gần địa điểm biểu tình. Tuy nhiên, nhân viên công
lực được lệnh của sẵn sàng can thiệp nếu xảy ra bạo động.
Sở dĩ tình hình có vẽ yên tĩnh, đó là nhờ nhân viên văn phòng tại
Bangkok đã có một tuần để chuẩn bị : Hoặc xin nghỉ vài hôm, hoặc sử dụng
chuyên chở công cộng thay vì đi xe riêng. Các phương tiện giao thông
công cộng hoạt động tối đa cho nên đại đa số nhân viên đến sở bình
thường.
Hiện còn quá sớm để có thể kết luận về ngày hành động hôm nay mà phe
đối lập gọi là « lịch sử ». Thành quả của ngày đầu tiên này rất quan
trọng đối với lãnh đạo Suthep Thaugsuban trong cuộc đọ sức còn kéo dài
với Thủ tướng Yingluck Shinawatra ».
Tú Anh
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét