Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Chẳng còn gì để mà đục mà khoét - Vụ lời khai Dương Chí Dũng: Ban Nội chính Trung ương sẽ "thẳng tay"

Vụ lời khai Dương Chí Dũng: Ban Nội chính Trung ương sẽ "thẳng tay"

(ĐSPL) – Những thông tin liên quan đến "ông anh” mà Dương Chí Dũng khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng ngày 8/1 vừa qua, Ban Nội chính Trung ương đã có những động thái tích cực nhằm giải quyết triệt để vụ bê bối gây xôn xao dư luận này.
 
Ban Nội chính Trung ương sẽ làm thẳng tay
 
Trước đó, ngày 14/12, tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính Trung ương đã lặng lẽ đến theo dõi phiên xét xử này.
Cũng trong ngày xét xử Dương Tự Trọng 7-8/1 vừa qua, một lần nữa người ta lại thấy ông Nguyễn Bá Thanh đích thân đến TAND TP. Hà Nội tham dự phiên tòa xét xử cựu PGĐ Công an Hải Phòng về tội Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài.
 
Được biết, trong phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng cùng đồng bọn, xuất hiện với tư cách người liên quan, Dương Chí Dũng đã tiết lộ những thông tin “động trời” về một “ông anh” làm trong Bộ Công an, người được coi là đã mật báo để bị cáo Dũng thực hiện cuộc đào tẩu của mình vào chiều ngày 17/5/2012.
Cũng trong phiên tòa ngày 7-8/1, HĐXX đã đề nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 263 Bộ luật Hình sự.


Trước những luồng dư luận khác nhau về việc liệu cơ quan công an có làm “thẳng tay” vụ làm lộ bí mật hay không vì liên quan đến một cán bộ cấp cao trong ngành, như báo Đất Việt đã đưa tin, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương đã lên tiếng trấn an dư luận.
 
Theo ông Tuấn, ngay sau khi phiên xét xử Dương Tự Trọng kết thúc, TAND TP Hà Nội đã giao vụ án này cho VKSND TP Hà Nội. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, VKSND TP.Hà Nội có trách nhiệm báo cáo với VKSND Tối cao để ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án theo đúng quy trình tố tụng.
 
Vụ lời khai Dương Chí Dũng: Ban Nội chính Trung ương sẽ "thẳng tay" - Ảnh 2
Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng vừa qua, Dương Chí Dũng đã có những lời khai chấn động.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng chia sẻ, trước những ý kiến trái chiều từ xã hội, mặc dù vụ án này CQĐT có thể làm được, nhưng để đảm bảo tính khách quan, minh bạch cũng như tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, trong thời gian tới, sẽ có sự tham gia của tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm điều tra mức độ chính xác trong lời khai của Dương Chí Dũng. Nếu thật sự lời khai này là chính xác, có đủ bằng chứng để chứng minh, sẽ tiến hành xử lý đúng người đúng tội. Mặt khác, nếu lời khai này không có căn cứ, bị cáo Dũng sẽ mắc thêm tội vu khống.
 
Bộ Công an đảm bảo không để lọt tội phạm, không để oan sai.
 
Ngày 16/12, HĐXX đã tuyên án tử hình dành cho Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, trong phiên xét xử em trai mình ngày 7-8/1 vừ qua, Dương Chí Dũng đã có những lời khai gây chấn động. Liệu với những tiết lộ mới của mình, Dương Chí Dũng có thoát được án tử trong đại án tham nhũng?
 
Vụ lời khai Dương Chí Dũng: Ban Nội chính Trung ương sẽ "thẳng tay" - Ảnh 3
Bộ Công an cho biết, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh thông tin Dương Chí Dũng khai về "ông anh".
Trước sự quan tâm đặc biệt của dư luận xung quanh vụ án mới liên quan đến một “ông anh” là cán bộ ngành Công an mà Dương Chí Dũng đã khai trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng ngày 7-8/1 vừa qua, theo tin tức từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT- Bộ Công an đã khẳng định sẽ “khẩn  trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai”.
 
Trung tướng Hoàng Kông Tư cho biết, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiến hành đúng theo các thủ tục tố tụng để điều tra làm sáng tỏ những thông tin mà Dương Chí Dũng đã khai trong phiên tòa xét xử các bị cáo về tội danh Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài.
 
Vụ lời khai Dương Chí Dũng: Ban Nội chính Trung ương sẽ "thẳng tay" - Ảnh 4
Trung tướng Hoàng Kông Tư cho biết sẽ không để lọt tội phạm, không để oan sai
Cụ thể là căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Liên quan tới đại án tham nhũng, (mà điển hình là vụ bê bối ở Vinalines do Dương Chí Dũng cầm đầu), chia sẻ về quan điểm sẽ làm nghiêm, làm mạnh của tất cả các cơ quan chức năng có liên quan, như TTXVN đã đưa tin, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh: “Khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tích cực”.
 
Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước
  1. Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 
 
Minh Hiền (tổng hợp)

Ai đặt câu hỏi: Ai đã “khuyến khích” cho Dương Chí Dũng khai như thế?


...Nhìn xa một chút, chuyện khai không hề chỉ đơn giản như vậy mà còn có những nguyên nhân sâu xa của nó nữa. Câu hỏi lớn đặt ra vì sao Dương Chí Dũng lại “thành khẩn” khai như thể tấn công ngược lãnh đạo Bộ Công an vậy? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn lại vấn đề, mục tiêu, động cơ tấn công mà đối tượng hướng đến.
Mục tiêu tấn công của Dương Chí Dũng đã rõ đó chính là lực lượng công an và đặc biệt là lãnh đạo Bộ Công an. Vậy tại sao công an lại là mục tiêu? Chúng ta cần xem lại vai trò, nhiệm vụ của lực lượng này ra sao!
....
Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 của lực lượng công an nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Lực lượng Công an là một công cụ chuyên chính, sắc bén của Đảng, chiến đấu trực diện hằng ngày, hằng giờ với kẻ thù rất gian ác và xảo quyệt. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 của lực lượng công an nhân dân
....
Bộ Công an vào cuộc quyết liệt
Trong nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XIII (tháng 6-2012), Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã nêu rõ: “Về vụ việc này, khi phát hiện Dương Chí Dũng bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra đã động viên gia đình vận động Dương Chí Dũng ra đầu thú làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không có kết quả. Ngay sau đó cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với các tổ chức Cảnh sát quốc tế, cơ quan phòng chống tội phạm các nước có liên quan để truy bắt. Đồng thời chúng tôi cũng đã chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật”.

Thủ tướng: "Xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực".
....
Động cơ của Dương Chí Dũng
Từ thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, có không ít những lời khai có ý nghĩa quan trọng, đưa ra tình tiết mới, giúp cơ quan tiến hành tố tụng mở rộng làm rõ vụ án. Nhưng cũng rất nhiều lời khai bị can, bị cáo khai báo gian dối vì các động cơ nào đó, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cán bộ lãnh đạo. Và vụ án này không phải là ngoại lệ, cần được điều tra, làm rõ một cách khách quan, thận trọng.
Cuối đường cùng, Dương Chí Dũng tấn công lại lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án?
Động cơ nào Dương Chí Dũng lại tấn công ngược nhắm vào Bộ Công an bằng cách lật lại lời khai so với hồ sơ vụ án mà y đã khai trước đó? Thực ra, dù Dương Chí Dũng không khai như vậy thì mọi người cũng đều đã biết thông tin xử lý vụ tham nhũng ở Vinalines đã khá công khai ngay từ đầu.
Có 2 động cơ thúc đẩy Dương Chí Dũng khai báo gian dối
1. Sự thù ghét lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án
Vì lãnh đạo Bộ Công an và Ban chuyên án đã vào cuộc quyết liệt, truy lùng hắn gắt gao, không cho ông ta một cơ hội thoát thân, người mà ông ta thù ghét nhất đó chính là Tướng Ngọ và các đồng chí lãnh đạo khác có quyết tâm bắt giữ hắn. Nên Dương Chí Dũng đã khai theo kiểu “trâu bẩn vấy bùn”, tung hỏa mù, hạ uy tín Bộ Công an để trả thù.
2. Việc “ra chiêu” với lời khai chấn động như thế sẽ rất có lợi cho hắn để đánh lạc hướng dư luận, đồng thời nuôi chí lật lại thế cờ, thoát án tử.
Nhưng hắn đã sai lầm.
Vụ án Dương Chí Dũng là “đại án”, số tiền tham ô lớn, thiệt hại gây ra là quá lớn. Không đơn giản chỉ là mười tỷ, mà còn là bị cáo đã cố tình làm trái các quy định của nhà nước gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Hắn đã bất chấp tất cả chỉ để được hưởng lợi.
Dương Chí Dũng vẫn còn một cơ hội để được sống: tình tiết trả lại tiền tham ô là yếu tố “có thể” xem xét giảm án. Với tình hình đấu tranh chống tham nhũng như hiện nay, sự quan tâm của dư luận đến vụ án, những thiệt hại to lớn mà bị cáo Dương Chí Dũng gây ra thì khó mà có thể xem xét giảm nhẹ. Nhưng vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b, điểm p khoản 1 điều 46 nếu bị cáo bồi thường và “khai báo thành khẩn” thì tòa phúc thẩm tới đây cũng không giảm án, nhưng lại là điều kiện cho Chủ tịch nước với quyền đặc biệt mà luật pháp cho phép để ân giảm án tử hình nếu bị cáo có yêu cầu.
Và đây chính là lý do và là động cơ vì sao Dương Chí Dũng lại tỏ ra khai báo “thành khẩn” đến thế. Câu hỏi đặt ra là ai đã “khuyến khích” cho Dương Chí Dũng khai như thế?
Giá trị pháp lý của lời khai
.... có thể là một đối tượng bị lạm dụng để chống phá nhà nước khi nhận nhiệm vụ quan trọng ở Vinalines. Chỉ có ông ta mới biết mình muốn làm gì để đạp đổ cơ đồ của một đất nước, tạo scandal tham nhũng, thực chất là hạ uy tín lãnh đạo của những vị có quyết tâm chống lại hắn. Đôi mắt của Dương Chí Dũng hướng sang trời Đông nhưng thực chất có thể là đầu óc đều ở phương Bắc. Nghi binh là binh pháp. Cù Huy Hà Vũ là mặt nổi từ bên ngoài, Dương Chí Dũng là nội ứng bên trong. Thiển ý đều thấy được cái chủ tâm của họ…Đúng hay sai ta cũng cần thận trọng Một thông tin đáng chú ý, ông Trần Đình Triển, luật sư của Dương Chí Dũng trong vụ xét xử này đã trả lời rằng chính ông khuyên thân chủ của mình không nói ra vụ việc này trong phiên xử Vinalines mà nói trong phiên xử Dương Tự Trọng. Nếu đây là sự thật thì mục đích của họ là gì ? Phải chăng chính ông Dũng đã biết dù mình bị án tử đi chăng nữa thì đã có ai đó sẽ giúp mình thoát án tử này. Vậy những người đó là ai? Các cơ quan chức năng cần làm rõ.
Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?
Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.

BA DŨNG DÁM LÀM HỖN HÔNG? —SẤM TRẠNG

SẤM TRẠNG
“ Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời “

Hiện tại mới cuối năm con Rắn, đầu năm dương lịch, tình hình xã nghĩa ta có bề sôi động:
Mới đầu năm 2014 đã nỗ bùng sự kiện Thượng tướng Thứ trưởng bộ côn an Phạm Quý Ngọ: Theo lời khai của Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines vừa mới bị kêu án tử hình, ôn tướng côn an Ngọ chỉ nhận in ít đô la xanh cở một triệu rưởi để lo chạy án giúp cho Dũng và là người báo tin cho Dũng hay để bỏ chạy trốn lúc trước.
Trong thông bịp đầu năm, thủ ba Ếch dùng “ cụm từ “ đặc biệt “ hoàn thiện thể chế “ gây xôn xao dư luận trong ngoài nước: Phải chăng đây là chỉ vào việc “ sửa đổi chế độ? “
Muốn luận việc bên chi bộ cọng sản an nam, không gì bằng xét việc bên tổng bộ trung ương tàu đỏ.
Đó là câu chuyện họ Tập hạ bệ phe an ninh Chu Vĩnh Khang để tóm thâu quyền lực về cho phe “ đảng .”
Bắt đầu là bắt giữ thằng tướng giám đốc công an Trùng Khánh. Thằng nầy khai ra vợ chồng Bạc Hy Lai tham nhũng, giết người.
Bạc Hy Lai là tay chưn của trùm An ninh ( công an ) Chu Vĩnh Khang, một trong cửu vương thường trực bộ Chánh trị.
Phe Chu Vĩnh Khang phản ứng, lăm le đảo chánh bị phe quân đội của Tập Cận Bình – Hồ Cẩm Đào trấn áp, bèn âm mưu đụng xe khiến họ Tập vẹo xương sống may mà không chết.
Trong Đại hội 18, phe Tập Cận Bình tống xuất Chu Vĩnh Khang cho về hưu và mới đây chánh thức bắt giữ để điều tra về tội tham nhũng.
Bây giờ là chuyện bên An nam xã nghĩa ta.
Mới rồi, Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban An ninh nội chính TW đảng, đi tàu học tập về bài trừ tham nhũng, chỉnh đốn, chỉnh đảng và nhận chỉ đạo của Tổng bộ tàu về việc nầy.
Nay thì y như rằng, vở kịch bài trừ tham nhũng đã khai diễn.
Khởi đầu là đưa Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines ra làm dê tế thần với bản án tử hình về tội nhận hối lộ.
Mới đây lại đem ra xét xử về việc tiết lộ tin tức cho Dương Chí Dũng chạy trốn lúc trước. Bất ngờ trước tòa án Dương Chí Dũng khai ra người báo tin cho y chạy trốn lại là Thượng tướng Thứ trưởng côn an Phạm Quý Ngọ và tố cáo Ngọ đã nhận trước sau số tiền một triệu rưởi đô la để chạy án trong vụ nầy.
Nội vụ nỗ bùng như bom mắm tôm giữa phiên tòa, thanh thiên bạch nhựt.
Chưa hết, Dũng còn khai tiếp là đã tiếp xúc với Đại tướng bộ trưởng công an Trần Đại Quang để xin can thiệp về việc nầy và đã bị một tên trong hội đồng xét xử quấy rối và bịt miệng.
Tóm lại, trong nội vụ đã có hai trùm tối cao của bộ côn an dính chấu.
Nhưng mà nếu chỉ như vậy thì chưa theo đúng kịch bản bên tàu, bởi vì còn thiếu một tên trùm sò ngành an ninh nằm trong bộ chánh trị. Bên chi bộ An nam ta, nhân vật tương tự như Chu Vĩnh Khang, phải chăng là Bí thư ban bí thư TW Đại tướng công an Lê Hồng Anh, người duy nhất trong bộ chánh trị đã cứu thoát ba Dũng khỏi bị Bộ chánh trị kỷ luật bắng cách đề nghị đưa nội vụ ra Đại hội Trung ương đảng quyết định. Để rồi “ phe lợi ích “ của Dũng xà mâu tung tiền mua chuộc tha tào cho y.
Tới đây liên kết vụ án Phạm Quý Ngọ và bài thông bịp “ hoàn thiện thể chế “ của Dũng xà mâu thì có thể ráp lại thành kịch bản đảng tranh giữa hai phe “ đảng quyền “ và “ phủ quyền “ đã tới hồi quyết liệt:
Hiệp 1: Phe đảng quyền do Nguyễn Bá Thanh cầm chịch và phía sau có sư phụ tàu nắm cán hạ phe phủ quyền côn an một chưởng cháng váng: Hai trùm sò đứng đầu bộ côn an Quý Ngọ, Đại Quang đứa bịnh trúng gió, đứa ho hen.
Hiệp 2: Nhân vật số 3 Bộ côn an, đồng chí Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT- Bộ CA mau lẹ thượng đài rao nam rao bắc đôi câu rằng:
“Sẽ khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai”. Và kết quả có ngay: “Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan ANĐT, nên chưa đủ căn cứ kết luận.”
Hiệp 3: Phe đảng quyền dứt điểm: Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án “ Phạm Quý Ngọ “, tức là chỉ một ngày sau lời khai của Dương Chí Dũng.
Vở kịch dừng lại ở đây chờ hai bên củng cố lực lương, bày trận thế choảng nhau cho đến khi dứt điểm.
Phe Trọng lú cần rà soát nắm vững quyền chỉ huy quân đội.
Phe Dũng xà mâu bơm tiền mua chuộc kích động lực lượng côn an.
Vấn đề còn lại là:
Hoặc phe an ninh ba Dê xếp giáp qui hàng như Chu Vĩnh Khang bên tàu.
Hay Tể ba Dũng, theo bản tính liều mạng miệt U Minh, dám cả gan làm hỗn, xua côn an đão chánh, tìm đường sống trong thế chết?
Trong khi các phe cọng sản chuẩn bị đánh nhau, phía đấu tranh giải trừ họa cọng sản phải làm gì?
Ngồi quan chiêm hổ đấu để rồi phe nào thắng cũng lại tiếp tục sống trong nô lệ?
Hay là nhân cơ hội ngàn năm một thuở, cổ võ nhau vùng lên bẻ tan gồng xiềng cọng sản, quét sạch một lần cho tất cả nọc độc tham tàn cọng phỉ?
Sáng hôm qua 9 tháng giêng, 2014, 400 nông dân từ Hà nam, kéo nhau lội bộ lên Hà Nội khiếu oan bị côn an chận đường vây bắt.
Cũng sáng hôm qua 9 tháng giêng, 2014, hàng ngàn công nhân nổi dậy choảng nhau với bảo vệ, côn an cơ động trên công trường xây dựng hảng Samsung ở Thái Nguyên.
Đây là thời cơ toàn dân vùng dậy
Hởi nhưng người nô lệ Việt Nam
Công nhân, Nông dân, Thanh niên
Hãy kết đoàn siết chặt đội ngủ
Tiến lên trước dẫn dắt đồng bào
Vùng lên đánh tan sói lang cọng sản
Bẻ sạch gông cùm thoát đời nô lệ
Đưa Đất nước qua cơn lầm than
“ Thanh niên ơi!
Hồn thiêng Núi Sông đợi chờ
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng
Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung “
Nguyễn Nhơn

Quân Mã đồng loạt phản công: Dương Chí Dũng – Kẻ phá bĩnh ở bước đường cùng

Dương Chí Dũng – Kẻ phá bĩnh ở bước đường cùng
(Thời sự) - Nhân gian thường nói “con chó bị săn đuổi chạy cuống vào hàng rào mùng tơi. Bí quá nó cắn những cây mùng tơi không thương tiếc, trong tình huống hiểm nghèo ở đường cùng sống chết, nó sẽ quay lại cắn bất kỳ người nào truy đuổi nó”. Nghĩa bóng nói lên những kẻ phạm tội bỏ chạy trước sự truy đuổi của chính nghĩa, đến đường cùng chúng có thể làm ra những điều điên rồ nhất hòng tìm cách thoát thân.
>> Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trả lời phỏng vấn về lời khai của Dương Chí Dũng
Những ai theo dõi hai phiên tòa xét xử anh em Dương Chí Dũng đều có thể thấy, Dương Chí Dũng rất ung dung, tự tại “làm thơ”, bình thản nhận lời tuyên án khắc nghiệt, bởi Dũng biết mọi việc đến đây chưa kết thúc. Đến phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng là cơ hội để cho Dương Chí Dũng tận dụng triệt để tung hỏa mù, khai theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác, bắn các viên đạn càn dở đến những người mà ông ta cho là kẻ thù và kéo Cơ quan điều tra xuống bùn nhằm kéo dài thời gian vụ án và che dấu tội lỗi.

Dương Chí Dũng rất ung dung, tự tại “làm thơ”, bình thản nhận lời tuyên án khắc nghiệt, bởi Dũng biết mọi việc đến đây chưa kết thúc
Khác hẳn với thái độ chối tội như trong phiên tòa ngày 12/12, đằng nào cũng chết, Dương Chí Dũng thay đổi hẳn thái độ, “thành khẩn” khai báo đủ thứ chuyện tày đình. Việc khai các tình tiết đến thăm nhà ông này, ông kia, khai địa chỉ, khai sim rác….. cốt là làm cho người nghe tin vào câu chuyện của Dũng là có thật.
Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ vụ PMU18 khi mà kẻ chủ mưu trong vụ án đó cũng “cung khai” ra Tướng Cao Ngọc Oánh – Thủ trưởng cơ quan điều tra – BCA và là người trực tiếp Tổng chỉ huy điều tra vụ PMU18. Tướng Cao Ngọc Oánh là ai chắc người dân Quảng Bình cũng biết rõ vị tướng đức độ và tài năng. Kết quả với cái gọi là “dư luận thiển cẩn” đã làm cho Tướng Oánh tổn hại danh dự quá nhiều, tuy nhiên sau đó vụ án đã được điều tra rõ ràng rằng tất cả chỉ là vu cáo cho Tướng Oánh.
Trở lại vụ án Vinalines, nhiều khả năng ở bước đường cùng, Dương Chí Dũng đã bịa chuyện như thật, tung hỏa mù, chủ động lôi luôn những người đã chỉ đạo điều tra vào cuộc, lấy ngay chuyện tiền nong của hắn (1.6 triệu USD mà hắn ngoan cố “khẳng định” là không có chứng cứ) đổ vấy luôn cho những người trong Ban chuyên án để đánh loãng dư luận nhằm che dấu tội của mình. Hướng sự chú ý của hội đồng xét xử, truyền thông và dư luận vào những người mà ông ta đang thù ghét.
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy. Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Có 3 điểm mấu chốt có thể đặt nghi vấn khả năng Dương Chí Dũng đã bịa ra chuyện có “người mật báo”, thực tế là chẳng cần ai báo mà chính y cũng có thể dễ dàng “linh cảm” được và chạy trốn:
1. Vụ việc tiêu cực ở Vinalines xảy ra trong lúc Đảng và Nhà nước đang thể hiện quyết tâm xử lý tham nhũng. Vì thế Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Công an chắc chắn phải chọn lựa ra người không liên quan đến Dương Chí Dũng và đồng bọn, đồng thời phải hội đủ các phẩm chất như đạo đức, trong sạch, mưu trí, bản lĩnh để đứng đầu chuyên án quan trọng này. Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận tiền ngay tại thời điểm bị bắt đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng. Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.

2. Trước khi khởi tố, vụ tiêu cực ở Vinalines vỡ lở được báo chí đăng tải tràn ngập, dư luận cả nước quan tâm rất lớn, bất kỳ người dân nào cũng đều có thể cảm nhận rằng vụ này sẽ bị xử lý, bắt bớ. Là người đứng đầu Vinalines, tên Dũng không thể không cảm nhận được điều này sẽ xảy ra với bản thân mình.

3. Tướng Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban chuyên án, được Đảng, Chính phủ và Bộ Công an giao nhiệm vụ tối quan trọng trong vụ án này. Ông là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Người tinh ý có thể dễ dàng nhận thấy vào thời điểm đầu tháng 2/2012, không phải tự nhiên Dương Chí Dũng thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinalines, được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Có thể đây là bước đi nhằm tách Dương Chí Dũng ra khỏi Vinalines để dễ bề điều tra. Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an truy nã thì Dương Tự Trọng đang là Phó giám đốc Công an Hải Phòng. Sau đó vài tháng, lãnh đạo Bộ Công an quyết định điều động Đại tá Dương Tự Trọng lên Hà Nội làm Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về Trật tự Xã hội. Có lẽ đây cũng là bước đi tương tự để tách ông Trọng ra khỏi địa bàn để dễ bề điều tra đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Qua đó, chúng ta có thể thấy sự khôn ngoan, mưu trí, trong sạch và cương quyết làm tới cùng của Ban chuyên án.
Lãnh đạo Bộ Công an đã chủ động, cương quyết chỉ đạo Ban chuyên án điều tra vụ án đến cùng, bộ máy hành pháp đã bắt được Dương Chí Dũng, nên việc Dương Chí Dũng có những hành động bẩn thỉu, vì sự thù hằn và những toan tính hòng gỡ tội, nhắm vào lãnh đạo Bộ Công an là chuyện dễ xảy ra. Thậm chí không dừng lại ở đó, chẳng còn gì để mất, được đà nếu không quật được cơ quan điều tra thì không chừng Dương Chí Dũng còn có thể sẽ khai bừa cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Ban phòng chống tham nhũng TW, Ban Nội chính TW hay lãnh đạo cấp cao nào đó làm rối loạn bộ máy nhà nước?

Dương Chí Dũng tung hỏa mù, bắn các viên đạn càn dở đến những người mà ông ta cho là kẻ thù nhằm kéo dài thời gian vụ án và che dấu tội lỗi khi ở bước đường cùng.
Và điều dễ thấy là những hành động của Dương Chí Dũng đã có tác dụng và cũng thể hiện sự “ngây thơ” của giới truyền thông, hàng loạt bài viết giật tít “câu view” được báo chí đăng tải liên quan đến “người mật báo” mà quên hẳn các tội lỗi của anh em nhà họ Dương. Quả là một “tuyệt chiêu” mà Dương Chí Dũng đã sử dụng.
Trước sự ồn ào của truyền thông và dư luận, ngày 8/1, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn về lời khai của Dương Chí Dũng như sau: “Trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra“. Qua thông tin này cũng nói lên một phần rằng Dương Chí Dũng là kẻ không vừa, luôn thay đổi lời khai, quanh co, ngoan cố và thiếu thành khẩn.
Chắc chắn trước những chiêu trò phá bĩnh của Dương Chí Dũng trước tòa, Bộ Công an sẽ chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai, theo đúng khẩu hiệu hành động “Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” trong vụ án đầy khó khăn, thách thức.
Qua chuyện này càng thấy lãnh đạo Bộ Công an là tập hợp những con người trong sạch. Việc tên tội phạm vì động cơ đê hèn trả thù mà tố cáo chỉ càng chứng minh Ban chuyên án đã làm việc hết mình, hiệu quả. Tướng Ngọ và ban chuyên án là những người có công lớn trong việc đưa vụ việc này ra ánh sáng, vậy mà chưa được hưởng công lao thì vì một lời khai càn dở của kẻ tử tù chưa biết đúng sai, tướng Ngọ đã phải chịu tổn hại danh dự trước dư luận quá nhiều, vậy công bằng ở đâu?
Trong vụ này liệu có bàn tay của ai đó nhúng vào, mớm cung cho Dương Chí Dũng nhằm hạ uy tín của Bộ Công an và Chính phủ là những cơ quan quyết tâm làm rõ vụ án?
Trong các vụ trọng án, đặc biệt là các án tham nhũng có sự đan xen các mối quan hệ phức tạp, chuyện thị phi là khó tránh khỏi, chuyện bị cáo ra Tòa khai theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác là không hiếm, nhưng nếu trong môi trường ấy, hoàn cảnh ấy mà những người lãnh đạo, chỉ đạo vụ án vẫn giữ được trong sạch, bình tĩnh, mưu trí, thì đó mới thật sự là điều tuyệt vời của những vị Tướng trong lòng dân.
Bạn đọc Chân Chính
Nguồn: Thutuongnguyentandung.net  
(Đại án Vinalines - Dương Chí Dũng) - Nghe dân tình bàn tán xôn xao về vụ án tổ chức cho tội phạm Dương Chí Dũng (Dũng chàm) bỏ trốn có liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ? tôi bỗng giật mình đánh thót, thật không thể nào tin rằng lại có chuyện ấy! Làm gì có chuyện người phụ trách chuyên án mà lại báo cho tội phạm biết sẽ bị bắt rồi xúi hắn chạy trốn. Rõ ràng lời khai của Dũng chàm trước tòa chẳng có gì làm cơ sở, bởi vì xưa nay nguyên tắc của các nhà làm án luôn trọng chứng hơn cung.
Tôi thực sự quá bức xúc với những gì mà Dũng chàm – kẻ “dứt giậu” đã nói trước tòa. Phải “gánh” án tử, hắn như kẻ sa vào đường cùng nên làm liều, kể cả làm điều xằng bậy. Với thái độ bình tĩnh và nhấn nhá hắn liên tục dội bom vào dư luận và trở thành hạt nhân chính cho những sự vụ bùng nổ thông tin, rồi thì một “trận đánh” mang tên Dương Chí Dũng chính thức bắt đầu.

Kẻ phá bĩnh ở cuối đường cùng
Và rồi những “nhà báo nghe một tai” và những nhà “Super soi” nhanh chóng sa vào trận chiến, mổ xẻ thông tin, đủ kiểu giật tít, câu view… dựa trên những lời khai một phía từ Dũng chàm. Làm cho sự việc càng thêm rối ren, lòng người càng thêm hoang mang. Để chặn đứng những luồng thông tin phiến diện, Trung tướng Hoàng Kông Tư – Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã lên tiếng: “… Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận”.
Trong bài “Dương Chí Dũng xin lỗi vì đã đã vu oan Tướng Phạm Quý Ngọ”, tác giả bài viết – nhà báo Nguyễn Như Phong cũng đã viện dẫn cho thấy bản chất tráo trở của Dũng chàm: “Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy. Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi”. Còn trong bài: Dương Chí Dũng – Kẻ phá bĩnh ở bước đường cùng ”, tác giả viết: “Qua chuyện này càng thấy lãnh đạo Bộ Công an là tập hợp những con người trong sạch. Việc tên tội phạm vì động cơ đê hèn trả thù mà tố cáo chỉ càng chứng minh Ban chuyên án đã làm việc hết mình, hiệu quả. Tướng Ngọ và ban chuyên án là những người có công lớn trong việc đưa vụ việc này ra ánh sáng, vậy mà chưa được hưởng công lao thì vì một lời khai càn dở của kẻ tử tù chưa biết đúng sai, tướng Ngọ đã phải chịu tổn hại danh dự trước dư luận quá nhiều, vậy công bằng ở đâu? Trong vụ này liệu có bàn tay của ai đó nhúng vào, mớm cung cho Dương Chí Dũng nhằm hạ uy tín của Bộ Công an và Chính phủ là những cơ quan quyết tâm làm rõ vụ án?”.
Nếu lời khai của Dương Chí Dũng sai sự thật sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng không loại trừ khả năng sau khi tiến hành điều tra, nếu cơ quan điều tra không có chứng cứ hoặc không chứng minh được việc ông Phạm Quý Ngọ có phải là người để lộ thông tin mật cũng như không xác định được ai là người để lộ thông tin mật thì căn cứ vào khoản 1 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự để đình chỉ vụ án và khoản 1 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án. Lúc này, ông Dương Chí Dũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật” theo Điều 307 Bộ luật Hình sự.
Đúng sai chờ hạ hồi phân giải, nhưng dù thế nào thì tôi cũng tin rằng thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ là một con người trong sạch, vô tội, một lòng một dạ tận tụy vì công việc. Việc tên tội phạm Dũng chàm vì động cơ đê hèn trả thù mà tố cáo thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, lời tố cáo ấy chỉ càng chứng minh cho thấy thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã làm việc hết mình mà thôi.
Hiện tại chỉ có lời khai của Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra đang điều tra và chưa có kết luận. Còn vị nào có chứng cứ hay biết rõ vụ việc thì xin trình ra cho mọi người xem, đừng chỉ nghe và đọc mấy dòng báo viết và cũng đừng chỉ nghe từ 1 “tử tù” khai mà cho đó là SỰ THẬT! Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ vụ PMU18 khi mà kẻ chủ mưu vụ án đó cũng “cung khai” ra Thiếu tướng (cấp hàm lúc đó) Cao Ngọc Oánh – Thủ trưởng cơ quan điều tra – BCA và là người trực tiếp Tổng chỉ huy điều tra vụ PMU18. Kết quả với cái gọi là “dư luận thiển cận” tướng Oánh đã bị câu lưu, mất chức, mất quyền và tổn hại danh dự quá nhiều, tuy nhiên sau đó vụ án đã được điều tra rõ ràng rằng tất cả chỉ là vu cáo cho tướng Oánh. Hiện tướng Oánh đang là Tổng cục trưởng Tổng cục 8, quân hàm Trung Tướng. Vì vậy mọi người không nên suy diễn, suy đoán, tự phá án… chúng ta hãy chờ kết luận của Cơ quan điều tra .
Việc xử đấu tranh chống tham nhũng là quyết tâm lớn của Đảng. Tôi tin tưởng vào Trung ương Đảng, Chính phủ và Nhà nước sẽ nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội. Trong vụ án này, đích thân Thủ tướng Chính phủ hôm 22-8-2012 cũng đã chỉ đạo sát sao việc truy nã Dương Chí Dũng khi ông này đào tẩu. Ông cũng chỉ đạo làm rõ việc có hay không hành vi bao che, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 14/6/2012, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đã cho biết lực lượng công an đã triển khai rất khẩn trương những biện pháp truy bắt, truy nã đối với  ông Dương Chí Dũng, kết quả đã thể hiện tất cả quyết tâm của Bộ Công an và Chính phủ, Dương Chí Dũng đã sa lưới sau 4 tháng lẩn trốn.
Những sự kiện nóng báo chí cần phải đi sâu sát, đưa tin kịp thời đến quần chúng nhân dân, tuy nhiên việc đưa tin thiên lệch theo “hiệu ứng đám đông” tạo ra dư luận tiêu cực sẽ mang đến hậu quả khó lường. Báo chí cần ghi nhớ và thực hiện đúng với trách nhiệm “quyền lực thứ tư” của mình. Phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội. Bởi chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả.
CTV Thảo Nguyễn
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Bộ trưởng Công An đã "quyết" rất nhiều nhưng có 3 chỗ "liệt" trong ngành ở vụ DCD

Bài báo dưới đây ra kịp thời sau khi Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, chắc do vội nên tác giả gắn chữ "ngài" cho đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang. Trước một ngày Nguyễn Như Phong, báo Năng lượng mới viết: "Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung."
Thợ cạo rất đồng tình là ngài Bộ trưởng CA đã rất quyết liệt nhưng có 3 chỗ bí ẩn mà nhăn răng vô cùng théc méc sau một năm rưỡi nay:
1/ Vì sao lúc có lệnh khởi tố vụ án mà Dương Chí Dũng là nhân vật chủ chốt của vụ án quan trọng lại trốn chạy một cách êm thắm. Khác với các đối tượng ở những vụ án khác, có lệnh là bập còng ngay, nếu nương tay vậy biện pháp giám sát ngăn chặn ở đâu, ai chịu trách nhiệm việc này?
2/ Vì sao cho mãi đến nay mới khởi tố vụ án "làm lộ bí mật" và truy nguyên ai mật báo cho DCD trốn chạy, mà khởi tố là Hội đồng xét xử chứ không phải là Cơ quan điều tra?
3/ Ai đã tiết lộ bí mật nhà nước cho người không có chức trách biết trong quá trình điều tra? theo hé lộ của Báo PetroTimes thì "Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la...".
Nhân đây, đề nghị Bộ trưởng cho xốp ngay người ký tên Nguyễn Như Phong ở PetroTimes để điều tra làm rõ.
____________

Báo Thanh tra: Cuộc chiến chống tham nhũng: “Bộ trưởng Bộ Công an đã rất quyết liệt”
17:01:00 10/01/2014
Trả lời phóng viên về vai trò của Bộ Công an trong công cuộc bảo vệ an ninh, nổi lên là cuộc chiến chống tham nhũng, luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư Hà nội và luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật Trường Sa đều nhận định: “Bộ trưởng Bộ Công an đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều tra phá các vụ án, đặc biệt là các vụ án tham nhũng”. 

Bộ trưởng Trần Đại Quang tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69.

Còn nhớ, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 14/6/2012, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cho biết: “Lực lượng công an đã triển khai rất khẩn trương những biện pháp truy bắt, truy nã đối với Dương Chí Dũng”.

Tại phiên họp lần thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 22/8/2012, sau khi nghe lãnh đạo Bộ Công an báo cáo vụ việc, Trưởng Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: “Phải điều tra, truy nã, bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng, theo đúng tinh thần tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có bất kỳ ngoại lệ nào”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ sau một thời gian truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn tại Campuchia sau hơn 3 tháng truy nã, đây là sự kiện làm nức lòng nhân dân cả nước.

Vụ án Dương Chí Dũng: Sự quyết liệt của Bộ trưởng
Vụ án Dương Chí Dũng được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Dương Chí Dũng là bị cáo làm tốn giấy mực của các nhà báo nhiều nhất, bởi trường hợp này có liên quan tới sai phạm của một doanh nghiệp lớn thuộc Nhà nước, thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Bộ Công an, đã phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Cục Hàng không; các hãng hàng không; bến cảng; hải cảng để phong tỏa việc trốn chạy của bị can trên tất cả các ngả đường, từ đường bộ, đường thủy, đường hàng không…

Tại thời điểm đó, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng đã thành lập Ban Chuyên án do Đại tá Nguyễn Đức Hiển, Cục phó làm Trưởng ban để truy bắt "nóng" đối tượng. Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động đối tượng ra đầu thú.

Ngày 18/5/2012, Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã phát Lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.

Tiếp theo, để quyết liệt truy bắt đối tượng, lãnh đạo Bộ Công an đã quyết định thành lập Ban Chuyên án cấp Bộ do Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm làm Trưởng ban, huy động các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an truy bắt đối tượng.

Lật lại hành trình Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn có sự giúp sức bởi Dương Tự Trọng cho thấy sự ranh ma của các đối tượng, móc nối với đối tượng đang trốn lệnh truy nã, dùng mọi thủ đoạn để xóa dấu vết với cơ quan điều tra, tìm cách trốn sang Campuchia qua Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh rồi từ Campuchia sẽ sang Mỹ. Tuy nhiên, với sự quyết liệt chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng đã bị cơ quan chức năng Campuchia và cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ để đưa về Việt Nam xử lý sau hơn 3 tháng lẩn trốn.

Đánh giá về sự kiện bắt giữ được Dương Chí Dũng, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội từng nhận xét, việc bắt được Dương Chí Dũng là sự cố gắng của các cơ quan điều tra. Ông Hùng cho rằng đây là một dấu hiệu tích cực trong việc thực thi pháp luật của chúng ta và nhiều người cũng sẽ thấy yên tâm hơn trước sự vận hành của các cơ quan chức năng nói riêng và của hệ thống thực thi pháp luật nói chung của nước. Dư luận đồng tình và đánh giá cao các cố gắng của cơ quan chức năng. Sự việc này giúp làm sáng tỏ hơn nhận định, không có cá nhân, tổ chức nào lại nằm ngoài pháp luật cả.

Bình luận sau sự kiện Dương Chí Dũng bị bắt, nhà báo Bùi Hoàng Tám, Báo Điện tử Dân trí viết: “Có lẽ người mừng đầu tiên và mừng nhất là lực lượng an ninh. Không mừng sao được khi sau rất nhiều gian nan và vất vả, “cá” đã sa lưới? Không mừng sao được khi việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đã gây sự nghi ngờ lộ thông tin trong quần chúng nhân dân và ngay tại nghị trường, đã có đại biểu thẳng thắn đặt câu hỏi có hay không sự lộ bí mật, bao che từ phía lực lượng an ninh? Không thể con sâu làm rầu nồi canh. Không để nhân dân nghi ngờ về cả một lực lượng an ninh sau sự việc này. Người mừng thứ hai là quần chúng nhân dân. Nhân dân mừng không chỉ vì một tên tội phạm bị bắt mà mừng hơn vì đã thấy được quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Việc Dương Chí Dũng bỏ trốn ít nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân về cuộc chống tham nhũng”.

Phân tích thêm về lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa về một số cán bộ, luật sư Trần Viết Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật Trường Sa nói: Các cơ quan chức năng cần điều tra xác minh thật kỹ, tránh bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng không được để oan sai, mất uy tín một cá nhân nào đó. Bởi tội phạm thường có diễn biến tâm lý phức tạp, những ai theo dõi hai phiên tòa xét xử anh em Dương Chí Dũng đều có thể thấy, Dương Chí Dũng rất ung dung, tự tại “làm thơ”, bình thản nhận lời tuyên án khắc nghiệt, bởi Dũng biết mọi việc đến đây chưa kết thúc. Đến phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng là cơ hội để cho Dương Chí Dũng tận dụng triệt để tung hỏa mù, khai theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác, bắn các viên đạn càn dở đến những người mà ông ta cho là kẻ thù và kéo cơ quan điều tra xuống bùn nhằm kéo dài thời gian vụ án và che dấu tội lỗi.

Không có bất kỳ ngoại lệ nào

Ngày 7/1/2014, TAND thành phố Hà Nội xét xử vụ án “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần này gồm: Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an); Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng CSĐT các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan TP Hải Phòng, đang bỏ trốn, bị truy nã); Trần Văn Dũng (tên thường gọi là Dũng “Bắc Kạn”, từng bị TAND tỉnh Bắc Thái trước đây, kết án về tội buôn lậu và tàng trữ trái phép chất ma túy); Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) và Phạm Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng Hải Phòng, bạn thân của Dương Tự Trọng).

Không chỉ vụ án tham nhũng tại Vinalines, trong năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, nhiều vụ án đại án tham nhũng lớn tưởng chừng bế tắc nhưng đã được Bộ Công an nhanh chóng kết luận điều tra, sớm đưa ra xét xử như: Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank); vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam; vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên…

Đây là những bản án công minh, cho thấy sự quyết liệt của ngài Bộ trưởng Bộ Công an trong việc chỉ đạo điều tra các vụ án, điển hình trong vụ án Vinalines, dù có là cán bộ, bất kể ai, nhưng nếu vi pháp pháp luật thì vẫn phải xử lý nghiêm minh theo đúng tinh thần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Khi phạm tội đều bị điều tra xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trả lời trên Báo Dân trí (9/1) nhấn mạnh tới vai trò của Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Tiến nói: “Tôi rất tin lãnh đạo Bộ Công an, đặc biệt là Đại tướng Trần Đại Quang, rất vô tư, khách quan và chỉ đạo nghiêm túc vụ án tham nhũng tại Vinalines. Còn qua việc xét xử các vụ án tham nhũng lớn gần đây tôi thấy hoạt động của bộ máy phòng, chống tham nhũng khá quyết liệt, tạo nên hiệu quả như chúng ta đã thấy. Điều đó thể hiện sự quyết liệt và cũng thể hiện cam kết của Đảng, Nhà nước ta về việc tuyên chiến với tham nhũng đã có kết quả”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Trần Đại Quang, Bí thư Trung ương Đảng Trương Hòa Bình và các đại biểu dự  tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69. Ảnh: Công Gôn.
Bộ Công an đã có những chiến công to lớn....
Trích: Cand

Chẳng còn gì để mà đục mà khoét


Trong một bài báo với tiêu đề: “Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để” của báo Vietnamnet online, Phó trtưởng ban tổ chức trung ương Nguyễn Đình Hương của Cộng Sản Việt Nam đã có nói: “Tội làm lộ bí mật quốc gia để tội phạm chạy trốn là tội rất lớn”. Nguyễn Đình Hương còn nói thêm:” Đảng ta nêu rõ trong đấu tranh chống tham nhũng thì không có vùng cấm. Bộ Chính trị rất quyết tâm trong cuộc chiến này, không làm không được, không làm sẽ có sự chất vấn trong Quốc hội, không làm sẽ có sự chất vấn trong Trung ương, không làm sẽ có sự chất vấn trong nhân dân. Với tinh thần đó, tôi tin chắc là vụ này sẽ được làm triệt để, nhằm củng cố lòng tin của nhân dân", nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khẳng định. Hết trích từ Vietnamnet.

Sự thật mà nói là những tay trong guồng máy cầm quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ở trong nước tài sản sao mà quá nhiều. Tiền hối lộ, tham nhũng tính ra cả triệu nọ, triệu kia mà là tiền đô chứ không phải là tiền Hồ cho ta thấy mức độ tham những tại đất nước Cộng Sản Việt Nam đã là đạt đến một mức độ vào hàng “những cao thủ võ lâm” về vấn nạn tham nhũng. Chính vấn đề tham nhũng tại đất nước Việt Nam Cộng Sản là một vấn đề đã được các nước cấp viện trợ cho Cộng Sản Việt Nam thường xuyên lên tiếng. Ngay cả Ngân Hàng Thế Giới cũng thường xuyên lên tiếng về vấn đề này. Những vị khách quốc tế mỗi lần đến  thăm Việt Nam trong những buổi họp cùng những tay cầm quyền của Cộng Sản Việt Nam cũng đề cập đến chuyện tham nhũng của guồng máy cầm quyền Cộng Sản. Khổ một nỗi là ai cũng tham nhũng cả thì làm sao bây giờ. Những tài sản khổng lồ của các tay trùm chóp bu Cộng Sản Việt Nam cũng đã nói lên điều đó, khỏi cần bàn cãi. Cứ điều tra hết tài sản từng tên một thì chắc là cả cái đảng Cộng Sản Việt Nam từ trên xuống dưới đều phải “nằm nhà đá” cả.



Hãy chờ xem chúng xử trí với nhau như thế nào trong vụ việc này. “Con ngực trời” thứ trưởng công an nếu bị điều tra có còn khai ra thêm người nào khác nữa hay là không. Mà Dương Chí Dũng cũng có đề  cập đến tay bộ trưửng công an Trần Đại Quang cũng có “chấm mút” vào vụ này. Chuyện này xem ra cũng còn nhiều “điều thú vị” sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ra tòa cứ thay nhau khai tùm lum ra thì chắc là sẽ còn nhiều pha nữa sẽ làm cho những nhà cung cấp viện trợ cho Việt Nam sẽ kinh hoàng hơn. Đất nước Việt Nam thời Cộng Sản này sao mà ‘sâu bọ” bò lúc nhúc đầy cả từ trung ương cho đến địa phương. Đám sâu này đục khoét riết rồi cái nước Việt Nam cũng sẽ chẳng còn gì để mà đục mà khoét nữa.

Phi Vũ

Cuối năm nghe chó sủa


Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.
Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!
Ở quê cũng thế, chó nhà quê nhưng là chó nhà quan chức, lúc nào cũng ngạo mạn, con giống to thì sủa oang oang, con giống nhỏ thì sủa gâu gâu, lúc nào cũng sẵn sàng xông ra ngoạm lấy bắp thịt “đối phương”, còn chó nhà nghèo thì sủa nghe đau đớn lắm, nó vừa sủa nhưng nghe cứ như van xin: “Tui lạy ông/bà đừng tiến tới nữa, tiến quá thì tui phải cắn đó…”. Không những thế, chó nhà nghèo khi sủa xong có thể bị mắng, bị đánh vì xúc phạm đến khách quí của chủ, nhưng chó nhà giàu thì sủa xong, thậm chí cắn người đổ máu xong, chủ nó cũng la nó vài tiếng, sau đó rút xấp tiền, đền bù cho “khổ chủ”, nếu đụng khổ chủ quan chứ, nhà giàu thì nó bị đánh vài roi và chủ nó thay mặt nó xin lỗi. Nếu cắn nhà nghèo, cắn người ăn xin, không chừng nó còn được thưởng một cục thịt bò. Vì nó là chó nhà giàu mà lị!
Đó là chưa muốn nói đến một loại chó khác, có đời sống khá đặc biệt, làm một chức năng cũng khá đặc biệt: Chó nghiệp vụ! Loại chó này, so với cả chó thành phố lẫn chó nhà quê (trừ chó của các quan chức cao cấp), nó có một chỗ đứng khá cao, nó được hưởng nhiều quyền và làm những việc mà không riêng chi loài chó ngán ngẫm, ngay cả loài người cũng ngán ngẫm. Tiếng sủa của nó thì miễn bàn!
Ở Việt Nam, hiện tại, có những con chó nghiệp vụ được xem là “chó đỏ” tiếng sủa của nó cũng được xếp vào diện “sủa đỏ”, vì nó được kết nạp đảng, có chức vị và được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà ngay cả con người có mơ cũng không với tới được. Ví dụ như quyền được đi nghỉ mát sau mỗi năm công tác, được hưởng thụ và thăng chức sau mỗi chiến công, được ở khách sạn hàng sang và được có massage… Tiêu chuẩn một đêm ở khách sạn lên đến vài chục triệu đồng… Những thứ đó, người nghèo nằm mơ vài kiếp chắc chi có được.
Và đương nhiên. Tiếng sủa của chó nghiệp vụ thì ngang tàng, dữ dằng và tàn ác, đầy mùi máu, đầy đặc trưng rất riêng của nó. Nhất là trong dịp cuối năm, một tiếng sủa của nó cất lên, chắc chắn phải có điều gì đó không bình thường, nếu không nói là sẽ có người bị toạc chân, rách lưng…! Mà mỗi lần như thế, không chừng nó được thưởng huân chương, được thăng hạng, thăng chức!
Mà vì sao lại nói chuyện chó sủa? Vì thú thực, chuyện người, nói cả năm rồi, càng nói càng thấy nói không hết mà càng thấy buồn (xin lỗi, vì người viết đang sống ở Việt Nam, trong thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa nên không thể nói khác đi được!). Trong một đất nước mà người nghèo cứ nghe Tết đến thì hạnh buồn, lo lắng không biết tết này lấy chi mà mua sắm, mà cúng ông bà, tổ tiên đây! Trong một đất nước mà Tết đến, tiếng nói của người nghèo cứ nhỏ dần lại, buồn thảm, ảm đạm và nghe ra còn yếu ớt hơn cả tiếng chó nhà giàu!
Trong một đất nước mà tiếng nói của dân oan không mạnh hơn tiếng chó nghiệp vụ, tiếng kêu gào của dân oan bị khuất lấp bởi tiếng cho nghiệp vụ và tiếng quát tháo (mạnh và man rợ chẳng kém gì tiếng chó, có khi còn hơn cả tiếng chó nghiệp vụ gầm gừ)… Thì thôi, để ý tiếng người làm chi cho thêm buồn! Lâu lâu ngồi nghe tiếng chó sủa, cảm nhận, phân tích và đưa ra “nhận định”. Đúng sai không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng hơn cả trong khoảnh khắc này, tự dưng bị ám ảnh bởi tiếng chó, một đất nước tuy nhiều kẻ trộm chó, cướp chó nhưng tiếng chó lại ấn tượng và đáng nhớ đến thế!
Một đất nước mà nhiều người nghèo ngủ vật vạ chân cầu, vỉa hè, ngủ lăn lóc trên vỉa cỏ, nơi mà trước lúc họ ngủ không bao lâu có khi chó nhà giàu, chó quan chức vừa đi dạo, vừa tiểu tiện lên đó. Một đất nước, hay đúng hơn là một chế độ chính trị gắn trên đất nước đó mà đại bộ phận dân nghèo, dân oan mãi mãi bị đối xử tệ bạc hơn chó nhà nước, nhà giàu và quan chức. Tự dưng, sắp Tết, thấy nghẹn thở khi nghĩ đến những người nghèo và đột nhiên nghe chó sủa!

Những câu hỏi cuối năm…

Những câu hỏi cuối năm…
 

Alan Phan
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ NĂM 24/1/2013

(Tình cờ đọc bài phỏng vấn năm ngoái. Năm nay, tôi cũng có một cuộc phỏng vấn tương tự. Sẽ cho đăng trong tuần này, để cùng suy nghĩ về những thay đổi hay same same sau 12 tháng)


Hỏi: Năm 2012 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động lớn nhất trên tất cả các lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, tài chính ngân hàng? Dấu ấn nào của nền kinh tế để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất ?

Alan : Một nền kinh tế liên quan đến thị trường thường xuyên gặp những thách thức và khủng hoảng từ nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp, chánh sách, người tiêu thụ, độ tăng trưởng, hiệu năng đầu tư…Hệ quả luôn đến từ những sai lầm trong nhiều năm…ít khi một nguyên nhân lớn lao nào tạo nên sự cố (trừ vài “thiên nga đen” mỗi thế kỷ).

Cuộc khủng hoảng kinh tế hịên nay của Việt Nam đã bắt nguồn từ khi đổi mới (1995) khi phát động một chánh sách mới lại dùng một cơ chế cũ để điều hành. Một anh chỉ quen lái xe ngựa mà cho làm tài xế xe hơi thì chuyện xuống hố…sau 13 năm cho thấy anh đã là một thiên tài. Cho nên tôi không hề ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ấn tượng nhất trong năm qua là sự bàn cãi liên tục của rất nhiều phe lãnh đạo kinh tế về giải pháp, về thực thi, về nghị quyết, về quyền lực…thay vì cùng nhau bắt tay vào việc kéo xe ra khỏi hố.

Trong khi đánh võ mồm hăng hái, những người có quyền vẫn “tiền thầy bỏ túi”, “lợi ích nhóm” vẫn vô tư thao túng thị trường và đa số người dân vẫn say sưa tối ngày với bia rượu và thông tin nhảm nhí…Không ai có nhu cầu phải thay đổi gì. Ở một khía cạnh tâm linh, đây là cõi bình an của thế tục chăng?

Hỏi: Về cá nhân mình ông có chia sẻ với bạn đọc về những tâm tư tình cảm  của mình khi đón tết Nguyên Đán VN?

Alan: Trên máy bay về lại Việt Nam tháng trước, tôi tình cờ nghe lại một bài hát ngày xưa của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, “Nhớ một chiều xuân”; trong đó, có câu,” chiều nay có một người ngơ ngác đi tìm: một tình thương nơi chân trời cũ…” Nó gợi lại cho tôi những ký ức đã quên và còn nhớ về những buổi giao thừa của tuổi trẻ, và dường như đó là khởi đầu khi quyết định ở lại Saigon ăn Tết.

Hỏi: Nếu cho mình 3 điều ước, ông sẽ ước những điều gì? Tại sao vậy?

Alan: Tôi già và bình an. Ở tuổi này, ước mơ cho mình cũng không còn nhiều. Thấy trong đời sống, có gì thiếu hụt sai trái…thì tìm giải pháp và đặt ra chương trình để cải thiện. Như sức khỏe, sau trận cảm cúm kéo dài cả tháng, tôi phải tăng thêm độ tập luyện cơ thể gấp đôi. Những lãnh vực khác, thì Trời và Người cho gì thì hưởng, không đòi hỏi gì.

Còn những mơ ước cho người khác, cho gia đình, cho quê hương, cho nhân loại…thì chắc cũng phù phiếm và thừa thãi thôi. Hãy giữ kín trong lòng mà trân trọng…
  Alan Phan
(trả lời báo Giáo Dục Việt Nam)

"Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta!"

(NLĐO) - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Tiến Đạt nhận xét như vậy tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non vào sáng 13-1.


Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, ở các nước phát triển, không có trường công lập cho trẻ em dưới 3 tuổi, trong khi gửi ở trường tư thục giá rất cao. Nói về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non ở Bình Chánh, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết giải pháp của huyện rất quyết liệt. Ông Nguyễn Tiến Đạt cũng đề nghị huyện tăng cường công tác vận động, tuyên truyền trong phụ huynh để họ có kiến thức để tìm hiểu, lựa chọn cơ sở đáng tin cậy gửi con.

Tuy nhiên, bà Thái Thị Hồng Mai, Phó Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, cho hay trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại 52 cơ sở, trường mầm non hoạt động không phép với 99 lớp và 2.056 học sinh; tập trung ở 10 xã, nhiều nhất là ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.

Đáng băn khoăn hơn, đội ngũ nhân lực để phụ trách chỉ có 115 giáo viên, công nhân viên và 135 bảo mẫu hợp đồng thay cho số giáo viên còn thiếu hiện nay. Mặt khác, trình độ cũng là điều đáng báo động khi chỉ có có 13/52 chủ cơ sở học lớp quản lý.

“Đặc điểm những cơ sở này là số tiền học phí và tiền ăn chỉ từ 700.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng/trẻ; thời gian gửi từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần, từ 6 giờ đến 18 giờ hoặc 19 giờ đón trẻ nên thuận lợi cho phụ huynh”- bà Thái Thị Hồng Mai nhấn mạnh.

Còn ông Lê Văn Hòa, Bí thư huyện ủy Bình Chánh, cho hay tốc độ nhập cư ở huyện quá lớn. Điển hình, xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B khoản 80.000 dân, trong đó 2/3 là người nhập cư. Đa số chủ cơ sở là người ở tỉnh đến tạm trú, thuê nhà để giữ trẻ, không thể thay đổi kết cấu nên khó đảm bảo vệ sinh. Chủ nhà không đồng ý thì cũng chịu.

“Có một thực tế là dù biết không an toàn nhưng phụ huynh không biết gửi ở đâu nữa. Phụ huynh ai không muốn gửi con ở chỗ an toàn, chỗ tốt nhưng họ không còn cách nào khác” - ông Lê Văn Hòa nhận xét.
Tin-ảnh: Ph.Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét