Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Biển Đông và Trung Quốc : Điểm nóng đối ngoại của Việt Nam - Góp ý với RFA về bài viết “Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng” - Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông - ’Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ’ - Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực

Góp ý với RFA về bài viết “Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng”

http://www.chuacuuthe.com/images2013/14011302.jpg

Hình chép Chuacuuthe

Trương nhân Tuấn

Các « học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông » Việt Nam trong  trong bài phỏng vấn cùng đồng ý với nhau ở điểm « công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc ».
Tuy nhiên, lập luận của một số các học giả quốc tế thì không vậy.
Giáo sư  Greg Austin trong tập “China’s Ocean Frontiers – International Law”, hay Thomas Bradford, trong « The Spratly Island Imbroglio : a tangled web of conflict », cùng cho rằng VN đã bị phạm nguyên tắc luật học « Estoppel ».
Theo Thomas Bradford, công hàm Phạm Văn Đồng có nội dung « tái xác nhận sự công nhận của Việt Nam về chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo », do đó VN bị « Estopped ».
Còn Greg Austin thì cho rằng công hàm của ông Phạm Văn Đồng có hiệu lực thuyết phục nhất trong việc khẳng định HS và TS thuộc TQ. Theo học giả này, Công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện cấp quốc gia, của chính phủ này gởi đến một chính phủ khác. Quan trọng là vì là nhà nước VNDCCH không chỉ đã không có văn kiện phản đối về tuyên bố chủ quyền của TQ tại các đảo, mà nhà nước này lại còn ra tuyên bố ủng hộ nó.
Học giả này dẫn ý kiến nhiều luật gia để chứng minh rằng luật quốc tế rất rõ ràng về nguyên tắc « Estoppel », trường hợp bị mất tố quyền. Tức là, khi một nước trong quá khứ đã thừa nhận chủ quyền của một nước khác tại một vùng lãnh thổ, nước này trong tương lai sẽ không được thụ lý để tranh dành chủ quyền tại vùng lãnh thổ đó nữa.
Học giả Monique Chemillier-Gendreau, trong tập « La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys » thì phản biện lại ý kiến cho rằng VN bị « Estopped ». Quí độc giả có thể đọc thêm bài viết ở đây.
 
Lập luận của bà là : « những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được… »
Câu « Người ta không thể bán hay cho cái mà mình không có » thấy viết trong bài báo đã dẫn, hay lập luận « Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền » thường thấy nhắc đi nhắc lại ở các bài viết của các học giả VN, đều bắt nguồn từ ý kiến này của bà Monique Chemillier-Gendreau.
Tuy nhiên học giả Monique Chemillier-Gendreau có nhắc một điều quan trọng khác, mà các học giả VN thường không nhắc tới : công hàm Phạm Văn Đồng có thể làm cho VN vướng vào nguyên tắc « acquiescement ».
Lập luận của bà Monique Chemillier-Gendreau cũng tương tự với học giả Greg Austin. Việc nhà nước VNDCCH đã im lặng trước sự khẳng định chủ quyền của TQ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo nội dung tuyên bố 4-9, hoặc các tuyên bố của VNDCCH liên quan đến vùng nước của TQ tại Hoàng Sa, cũng như những bài viết trên báo Nhân Dân… có thể cấu thành yếu tố « acquiescement », tức sự « đồng thuận ». Tức là nhà nước VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa trong một thời gian dài từ 1958 đến 1975. Bây giờ nhà nước VN không thể nói ngược lại.
Quí độc giả có thể đọc bài ở đây về nguyên tắc « acquiescement ». Nếu VN đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế, VN có thể bị xử thua kiện.
TS Trần Trường Thủy trong bài phỏng vấn cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng chỉ nhằm công nhận lãnh hải 12 hải lý chứ không nói đến vấn đề chủ quyền.
Trong bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 của Trung Quốc có viết rõ rệt hiệu lực 12 hải lý không chỉ ở đất liền các hải đảo thuộc TQ mà còn ở « Tây Sa » và « Nam Sa » (tức HS và TS của VN). Các học giả quốc tế, kể cả học giả Monique Chemillier-Gendreau (là người bênh vực lập trường và thiết lập hồ sơ pháp lý cho VN), đều cho rằng sự im lặng của nhà nước VNDCCH về điều này đã khiến VN bị phạm nguyên tắc « Acquiescement ». Mặt khác, những tuyên bố, những bài báo trên Nhân Dân, hoặc sự im lặng của VNDCCH khi hải quân TQ đánh chiếm Hoàng Sa, đều củng cố yếu tố  « acquiescement » (nếu không nói là estoppel).
 
Vấn đề là, VN hôm nay có thể nói ngược lại, là chỉ công nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ ở mọi vùng lãnh thổ của TQ, mà không tôn trọng ở HS và TS, với lý do HS và TS thuộc VN hay không ?.
 
Theo các nguyên tắc luật học như « Estoppel » hay « Acquiescement », việc này là không !
Nhưng nếu xem lại trả lời phỏng vấn trước đây của chính tác giả của công hàm, ông Phạm Văn Đồng, hay bộ tưởng bộ Ngoại giao VN thời đó là ông Nguyễn Mạnh Cầm, cả hai đều nhìn nhận nội dung công hàm nhằm ủng hộ chủ quyền của TQ tại HS và TS. Lý do được giải thích là vì thời chiến nên phải làm vậy.
Lập luận của TS Trần Trường Thủy trong bài phỏng vấn e rằng không phù hợp với thực tế.
TS Nguyễn Nhã thì cho rằng « công hàm Phạm Văn Đồng 1958 không có giá trị pháp lý mà chỉ mang ý nghĩa hậu thuẫn chính trị trong giai đoạn hai phe đối đầu ở Việt Nam. »
Có giá trị pháp lý hay không ta cần phải tìm hiểu về tập quán quốc tế và luật quốc tế có quan niệm thế nào về các tuyên bố, hay « công hàm » có nội dung tương tự như công hàm Phạm Văn Đồng, hay Tuyên bố về lãnh hải ngày 4 tháng 9 của TQ.
 
Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải quốc gia, là Tuyên bố đơn phương có hình thức « décision - quyết định » (hơn là hình thức « notification »). Tương tự như tuyên bố « notification » của Trung Quốc về Vùng nhận diện phòng không trong biển Hoa Đông (ADIZ) vừa rồi.
Theo tập quán quốc tế hiện nay, khi quốc gia ra tuyên bố về bề rộng lãnh hải của nước mình (hay về vùng ADIZ, thí dụ vậy), thường thông báo đến các quốc gia khác « lập trường » của nước mình qua hình thức « notification - thông báo ». Các nước khác, nếu công nhận lập trường này, sẽ gởi công hàm trả lời mang hình thức « reconnaissance – công nhận ». Trường hợp không đồng ý thì gởi công hàm « phản đối – protestation ».
Bất kể tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của TQ mang hình thức « Décision – quyết định » (mang tính ép buộc cho phía nhận quyết định) hay « Notification – thông báo », công hàm của ông Phạm Văn Đồng là một Tuyên bố đơn phương, công khai, mang hình thức « công nhận » tuyên bố của TQ. (Ở đây là công nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cũng như việc mở rộng lãnh hải 12 hải lý của TQ).
Theo quốc tế công pháp, các tuyên bố đơn phương nói trên đều có giá trị ràng buộc pháp lý.
Lập luận của TS Nguyễn Nhã như thế là không thuyết phục, vì không phản ảnh đúng tập quán cũng như luật pháp quốc tế. Có thể công hàm Phạm Văn Đồng phía VN bày tỏ lập trường « chính trị » ủng hộ TQ. Nhưng vấn đề tranh chấp HS đã có từ năm 1909, phía VNDCCH không thể nói là « không biết » để mà ra tuyên bố ủng hộ như vậy.
 
TS Nhã cũng nói rằng :
« Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế. »
 
Lập luận cho rằng « Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam » của TS Nguyễn Nhã cần phải xét lại. Ý của TS Nhã như vậy có nghĩa là, vì không thuộc phạm vi quản lý của mình thì mình có thể tuyên bố thế nào cũng được, không có hiệu lực ràng buộc pháp lý ?
Hiệp định Genève 1954 phân chia VN bằng vĩ tuyến 17 thành hai vùng lãnh thổ. Đường phân chia này chỉ có giá trị tạm thời nhằm tập kết quân sự. Điều 6 của Tuyên bố chung các nước tham gia về Hiệp đinh Genève khẳng định rằng, các bên không thể viện dẫn bất kỳ lý lẽ gì để đồng hóa đường phân chia quân sự tạm thời như là đường biên giới phân chia lãnh thổ hay chính trị.
Tức là, nội dung Hiệp định Genève 1954 khẳng định Việt Nam là một quốc gia duy nhất, tạm thời bị phân chia. Việc thống nhất sẽ được diễn ra bằng thể thức « dân chủ, tự do » chậm lắm là tháng 12 năm 1956.
Cho dầu cuộc bầu của thống nhất đất nước đã không diễn ra, nhưng đến thời điểm tháng 9 năm 1958 (hoặc cho đến tháng 4 năm 1975), hai miền VN đều thuộc về một quốc gia Việt Nam duy nhất.
Hiến pháp của VNDCCH, qua nhiều bản hiến pháp khác nhau, đều qui định lãnh thổ nước Việt Nam trải từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Do đó, trên danh nghĩa, cả hai bên VNDCCH hay VNCH, đều có trách nhiệm như nhau trong việc bảo vệ lãnh thổ, cho dầu lãnh thổ đó do bên này hay bên kia quản lý. Lý do đơn giản là vì hiến pháp đã qui định như vậy. Và đó cũng là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia bị phân chia, như trường hợp Nam, Bắc Hàn hay Đông, Tây Đức.
Về dữ kiện « Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi » của TS Nhã, theo tôi cần kiểm chứng lại. Sau 30-4-1975, hai bên Chính phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN cũng như chính phủ VNDCCH đều không có tuyên bố nào liên quan đến chủ quyền HS và TS.
Về lập luận của TS Nguyễn Nhã « chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế. » tôi nghĩ rằng có nhiều điều cần làm sáng tỏ.
Thứ nhất, vấn đề liên tục quốc gia. Người ta dễ dàng chấp nhận chủ quyền HS và TS từ tay của nhà nước phong kiến VN, chuyển sang nhà nước bảo hộ Pháp, sau đó chuyển sang  VNCH. Việc này được thể hiện do việc kế thừa và sự liên tục quốc gia. Nhưng từ VNCH chuyển sang CHXHCNVN hiện nay thì có nhiều điều không rõ rệt. TS Nhã có thể cho biết chủ quyền của VNCH tại HS và TS « chuyển » sang CHXHCNVN từ khi nào ? Việc « chuyển » này đã thể hiện ra sao ?
Việc kế thừa sẽ đặt lại các vấn đề về bang giao quốc tế, gồm các việc tái xác định, hay phủ định, hiệu lực các kết ước, hay các tuyên bố đơn phương của nhà nước (hay quốc gia) tiền nhiệm đã thể hiện đối với các nước khác.
Sau 1975, chính phủ CMLT đã im lặng về tình trạng pháp lý ở HS và TS. Trong khi đó, nước CHXHCNVN, kế thừa VNDCCH, phải có nghĩa vụ tôn trọng những kết ước, những tuyên bố đơn phương về một vấn đề quốc tế… của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH (như công hàm Phạm Văn Đồng).
Không thấy TS Nhã nói cụ thể. Riêng tôi có bài viết ở đây, nói về vấn đề « liên tục quốc gia và sự kế thừa ». Hy vọng được sự góp ý của TS Nguyễn Nhã.
Về lập luận của TS Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế ở đại học Sài Gòn :
Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.
Theo tôi, thì đây là ý kiến thuộc về « tình cảm cá nhân » của ông Hoàng Việt chứ không phải là ý kiến của một giáo sư về Luật quốc tế hay là một học giả chuyên nghiên cứu Biển Đông.
Điều cốt lõi để tìm hiểu thẩm quyền của ông Phạm Văn Đồng trong lập luận này là hai thực thể VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia » riêng biệt, tức có lãnh thổ, có dân chúng, có một nhà nước riêng biệt ; hay là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia bị phân chia ? TS Hoàng Việt không nói rõ điều này.
Nếu VNDCCH và VNCH là hai quốc gia riêng biệt, tách ra từ một quốc gia thống nhất trước đó như trường hợp Pakistan với Ấn Độ, theo tôi ông Phạm Văn Đồng có tư cách để nói về HS và TS, là đưa ra lập trường của bên thứ ba, là nước VNDCCH, về tranh chấp giữa hai bên VNCH và Trung Quốc. Theo nội dung công hàm 1958, VNDCCH quan niệm HS và TS thuộc TQ.
Nếu VNDCCH và VNCH là hai vùng lãnh thổ của một quốc gia bị phân chia (như trường hợp Nam, Bắc Hàn hay Đông, Tây Đức), thì ông Phạm Văn Đồng cũng có thẩm quyền ra một tuyên bố về lập trường của một bên, liên quan đến một tranh chấp đã lưu cữu từ 50 năm qua, giữa Trung Hoa và nhà nước bảo hộ Pháp (sau đó chuyển qua VNCH).
Bài viết của tôi ở đây, với những dẫn chứng cho thấy ông Phạm Văn Đồng, với tư cách thủ tướng chính phủ, là người có thẩm quyền để ra một tuyên bố tương tự như công hàm 1958.
Bài báo kết luận :
Những phát biểu vừa nêu cho thấy các học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông có chung lập luận là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc. Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung Quốc sẽ không dành phần thắng. Bởi vì ông Phạm Văn Đồng qua công hàm đó không có sự cam kết rành mạch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hơn nữa người sở hữu Hoàng Sa-Trường Sa lúc đó được quốc tế công nhận là VNCH. Và quan trọng hơn cả người ta không thể bán hay cho một cái gì mà mình không có.
Công hàm Phạm Văn Đồng có giá trị pháp lý hay không, nhiều học giả quốc tế đã nói. Các ý kiến, các lập luận của các học giả VN trong bài phỏng vấn này, theo tôi là không thuyết phục.
Nếu viết rằng « Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung Quốc sẽ không dành phần thắng », câu hỏi đặt ra tại sao phía VN hiện nay không đề nghị với TQ để đưa vấn đề tranh chấp HS ra một tòa án quốc tế để giải quyết ?
Nếu phía TQ từ chối, việc này chỉ củng cố thêm yêu sách chủ quyền của VN tại HS và TS.
Tại sao VN không kiện TQ (như Phi đã làm) ?
 Phải chăng phía VN lo ngại bị bác đơn, do hệ quả « Estoppel » đã nói ở trên ?

Biển Đông và Trung Quốc : Điểm nóng đối ngoại của Việt Nam

Trung Quốc từng bị người Việt xem là cướp biển như trong cuộc biểu tình gần sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 03/07/2011. Theo Gs Úc Carl Thayer, tấn công tàu cá nước ngoài trong hải phận quốc tế ở Biển Đông là hành vi hải tặc của một Nhà nước.
Trung Quốc từng bị người Việt xem là cướp biển như trong cuộc biểu tình gần sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 03/07/2011. Theo Gs Úc Carl Thayer, tấn công tàu cá nước ngoài trong hải phận quốc tế ở Biển Đông là hành vi hải tặc của một Nhà nước.
Reuters
Sau một năm tương đối yên tĩnh, ngay trong những ngày đầu năm 2014 này, Biển Đông lại có dấu hiệu dậy sóng trở lại, với quyết định của chính quyền Trung Quốc được gọi nôm na là « cấm tàu cá nước ngoài », do tỉnh Hải Nam ban hành từ cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2014. Trong tình hình đó, xử lý ổn thỏa quan hệ với Trung Quốc trong tương quan với hồ sơ Biển Đông, đã được cho là thách thức đối ngoại gay go nhất cho chính quyền Việt Nam trong năm 2014 này.

Đối với các nhà quan sát, quyết định của tỉnh Hải Nam hết sức phi lý, thậm chí phi pháp, mà đối tượng chủ yếu bị nhắm tới là Việt Nam. Theo các thông tin báo chí, đây là những quy định nằm trong những « Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam », được chính quyền tỉnh này thông qua vào cuối năm ngoái 2013, nhưng chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng Giêng năm nay.

Đáng chú ý nhất trong các quy định này là quyền mà tỉnh Hải Nam tự giao cho mình là chặn giữ, xua đuổi, có thể tịch thu tài sản, xử phạt hành chính, mọi tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh cá hay khảo sát. Muốn hoạt động trong vùng « cấm », tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Bắc Kinh.

Từ đường lưỡi bò đến vùng cấm tàu cá ngoại quốc

Vấn đề đặt ra là vùng biển mà tỉnh Hải Nam được trao quyền quản lý lại rất rộng lớn, bao trùm phần lớn Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, dựa theo một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ tự đặt ra. Hải Nam chính là nơi đặt « thành phố Tam Sa », đơn vị hành chánh được Bắc Kinh trao nhiệm vụ điều hành vùng Biển Đông rộng lớn bao gồm cả những nơi đang tranh chấp với các láng giềng mà nước đứng đầu danh sách là Việt Nam.

Trong một bài nhận định nóng công bố hôm 09/01 vừa qua – một hôm sau khi thông tin về những quy định này được tiết lộ trên báo chí - về hành động leo thang của tỉnh Hải Nam trong hồ sơ Biển Đông, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu tại Học viện Quốc phòng Úc đã ghi nhận ngay tính chất đi ngược lại luật lệ quốc tế trong các quy định của tỉnh Hải Nam.

Đối với giáo sư Thayer, các tác hại có thể thấy được của hành động đó là phá hoại triển vọng thương thảo về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông đang manh nha giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và ba nước ASEAN là Việt Nam, Philippines và Malaysia có nguy cơ căng thẳng trở lại vì các vùng thuộc thẩm quyền chế tài gắt gao của tỉnh Hải Nam lại là những vùng thường đánh bắt của ngư dân ba nước Đông Nam Á.

Trong bài trả lời phỏng vấn qua thư điện tử của Ban Việt ngữ RFI nhân dịp đầu năm, về các thách thức mà Việt Nam phải đối phó trong năm 2014 này, Giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Biển Đông hoàn toàn có thể trở lại thành điểm nóng đối với Việt Nam trong năm nay, khiến cho cách xử lý quan hệ với Trung Quốc trở thành thách thức đối ngoại hàng đầu của Việt Nam.

Phải xóa bỏ "văn hóa" tham nhũng

Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, thách thức quan trọng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm 2014 vừa bắt đầu này là vấn đề đối nội, liên quan đến kinh tế và tham nhũng.

GS Carl Thayer : Vấn đề kinh tế và tham nhũng sẽ là những thách thức chính yếu. Việt Nam phải đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Điều đó đòi hỏi Viêt Nam phải cải tổ doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực ngân hàng. Và Việt Nam cũng sẽ phải tham gia khối Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP để đảm bảo khả năng hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Việt Nam cũng phải tiếp tục thực hiện việc đưa ra trước công lý những kẻ có trách nhiệm trong những vụ tham nhũng quy mô lớn tại các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinalines. Chiến dịch chống tham nhũng phải được mở rộng ra những người trong đảng và chính phủ, kể cả Bộ Công an, những thành phần hỗ trợ và hưởng lợi từ nạn tham nhũng.

Quản lý quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam .

RFI : Thách thức quan trọng nhất đối với Việt Nam là gì ?

GS Carl Thayer :Thách thức quan trọng nhất là xóa bỏ thứ văn hóa hỗ trợ tham nhũng. Việt Nam không thể hy vọng chấm dứt nạn tham nhũng trừ phi cởi trói báo chí và tạo ra một ngành tư pháp và cơ quan điều tra độc lập. Tiến trình đó phải được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của các phe nhóm chính trị và các thế lực bao che.

Do việc Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội Đảng sắp tới, chiến dịch chống tham nhũng sẽ bị chính trị hóa. Chần chờ và đấu đá phe nhóm liên tục sẽ chỉ góp phần làm xói mòn tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai áp lực từ Bắc Kinh : Nhận nhà thầu Trung Quốc và đồng khai thác Biển Đông

RFI : Về những vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải đối mặt trong năm 2014, Giáo sư đã nói rằng « Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ». Cụ thể là như thế nào ?

GS Carl Thayer : Việt Nam bị một khoản thâm thủng mậu dịch khổng lồ 19 tỷ đô la với Trung Quốc và đang tìm kiếm một sự thay đổi trong thủ tục hành chính của Trung Quốc để giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn.

Về phần Trung Quốc, họ đang gây áp lực buộc Việt Nam nhận các khoản cho vay ưu đãi để tài trợ cho các đề án phát triển hạ tầng cơ sở đường bộ và đường sắt rất quy mô tại Việt Nam, và sẽ do các công ty Trung Quốc thực hiện. Trung Quốc cũng tiếp tục ép Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên biển, bao gồm cả việc cùng nhau phát triển. Cả hai địa hạt trên đều rất nhạy cảm tại Việt Nam, cả đối với xã hội nói chung, lẫn trong các tầng lớp thuộc đảng cầm quyền.
Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là làm sao quản lý mối quan hệ với Trung Quốc mà không kích động thêm các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong công chúng.

Quy định đánh cá mới của tỉnh Hải Nam - chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa - có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Thách thức đối với Việt Nam không chỉ là quản lý tốt vấn đề mới nhất đó, mà còn là ngăn không cho hồ sơ Hoàng Sa trở thành một vấn đề gây tổn hại cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN khác. Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp Hoàng Sa là một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, và ngần ngại trong việc công khai hậu thuẫn Việt Nam trên hồ sơ này.

Vụ "cấm tàu" : Việt Nam phản ứng chậm nhưng mạnh

RFI : Đánh giá của Giáo sư ra sao về phản ứng của Việt Nam trước quyết định của tỉnh Hải Nam ? Một số người cho rằng, Hà Nội phản ứng vừa chậm, vừa quá nhẹ so với phản ứng từ Đài Bắc, Washington và Manila.

GS Carl Thayer : Trong thực tế, Việt Nam đã phản ứng hai ngày sau khi chính quyền Trung Quốc công khai hóa các quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, sau khi Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ đã có phản ứng.

Phản ứng tương đối chậm trễ của Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố. Đầu tiên hết, có thể là Việt Nam đã muốn đợi cho đến khi các quốc gia khác phản ứng trước rồi sau đó mới tham gia. Yếu tố thứ hai liên quan đến cơ chế ra quyết định trong một nhà nước độc đảng.

Ngoại trưởng Việt Nam đồng thời là Phó Thủ tướng. Trên nguyên tắc, ông ấy đã có thể tiếp cận ngay với Thủ tướng Chính phủ để xin cho công bố một bản thông cáo. Hiện vẫn chưa rõ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có phải tham khảo ý kiến với một hoặc nhiều thành viên của Bộ Chính trị để tìm kiếm sự đồng thuận hay không.

Ngược lại, Hội đồng Đại lục của Đài Loan (MAC) là cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp về các quan hệ với Trung Quốc, do đó đã ở vị trí tốt nhất để có thể phản ứng ngay lập tức. Hội đồng MAC do một quan chức ngang cấp bộ trưởng lãnh đạo. Còn ở Philippines và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng của họ đều có thẩm quyền để phản ứng ngay, và họ cũng có thể liên lạc ngay lập tức với Tổng thống nước họ trong trường hợp cần sự đồng ý của người đứng đầu Nhà nước.

Tuyên bố của Việt Nam không « quá mềm » so với lời lẽ của Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ. Tuyên bố của Việt Nam khá chi tiết và cụ thể.

Diễn biến các sự kiện là như sau : Ngày 08/01, sau khi Trung Quốc công bố quy định của tỉnh Hải Nam, Đài Loan là phía đầu tiên có phản ứng. Vào tối thứ Tư, ngày 08/01, Hội đồng Đại lục cho ra một tuyên bố gồm hai đoạn, xác định là Đài Loan không công nhận các quy định mới của tỉnh Hải Nam.

Mỹ phản ứng vào ngày hôm sau, thứ Năm 09/01 (theo giờ Washington). Bà Jen Psaki, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố rằng các quy định của Trung Quốc mang tính chất "khiêu khích và nguy hiểm."

Philippines phản ứng hai ngày sau đó, hôm 10/01. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói trong một cuộc họp báo rằng Philippines đã « hết sức quan ngại » trước các quy định mới và « đó là một hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Diễn biến đó làm căng thẳng leo thang, làm tình hình ở Biển Đông phức tạp thêm một cách không cần thiết, và đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực. »

Mãi đến thứ Sáu, ngày 10/01, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới cho ra một tuyên bố, xác định rằng các quy định mới của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị » và « làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông ». Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái » và « đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. »

Tuyên bố Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng xác định rằng các hành động của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông và bản Thỏa thuận năm 2011 về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

RFI : Trong nhận định ngày 09/01 về quyết định của tỉnh Hải Nam, Giáo sư có nói rằng : « Trung Quốc có quyền hợp pháp để ban hành một chỉ thị hành chính mà phạm vi áp dụng bao trùm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa ». Xin Giáo sư giải thích thêm ?

GS Carl Thayer : Trung Quốc hiện đang quản lý quần đảo Hoàng Sa và hầu hết các nước Đông Nam Á đều sẽ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong bài viết của tôi, tôi đã phân biệt rõ ba vùng biển khác nhau : (1) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc có quyền chủ quyền và tài phán ; (2) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Hoàng Sa hiện đang có tranh chấp với Việt Nam. Theo luật quốc tế, Trung Quốc không được quyền hành động đơn phương để phá vỡ hiện trạng, và Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác và tự kiềm chế để không dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực cho đến khi tranh chấp được giải quyết ; và (3) vùng biển quốc tế.

Việt Nam có cả một quá trình liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách phản đối mọi hành động của Trung Quốc nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một điều cần thiết trong luật pháp quốc tế để giúp Việt Nam duy trì các tuyên bố chủ quyền của mình.

Tuy nhiên, một cách thực tế, chắc chắn là sẽ không có quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, hoặc thậm chí ASEAN nào, có lập trường ủng hộ Việt Nam (trong vấn đề Hoàng Sa).

Biển Đông sẽ nóng nếu Bắc Kinh không sửa chữa sai lầm của Hải Nam

RFI : Với quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam về tàu cá nước ngoài, phải chăng - một lần nữa - Biển Đông sẽ là vấn đề nóng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm ?

GS Carl Thayer : Việc Biển Đông có trở thành một vấn đề nóng trong năm 2014 hay không, phụ thuộc vào việc chính quyền trung ương Trung Quốc có dấn thân vào hồ sơ này hay không, và ra lệnh cho chính quyền tỉnh Hải Nam phải điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cần nhớ lại rằng khi chính quyền thành phố Tam Sa ban hành quy định về chặn bắt và khám soát tàu trong vùng biển của họ, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phải nói rõ là điều đó chỉ áp dụng cho vùng biển nằm bên trong đường cơ sở mà thôi.

Nói cách khác, các quy định của tỉnh Hải Nam (trên nguyên tắc) được áp dụng cho ba vùng biển khác nhau : (1) hải phận quốc tế ; (2) vùng biển tranh chấp (xung quanh quần đảo Hoàng Sa và các thực thể địa lý khác tại quần đảo Trường Sa) ; và (3) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo Hải Nam.
Theo luật quốc tế, Trung Quốc không thể thực thi các quy định vừa ban hành trong vùng biển quốc tế. Các hành động như vậy đồng nghĩa với điều tôi gọi là « hành vi hải tặc của một Nhà nước ».

Trong trường hợp của luật pháp quốc tế liên quan đến các vùng biển đang tranh chấp, Trung Quốc có nghĩa vụ không hành động đơn phương để làm thay đổi hiện trạng. Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác với các quốc gia khác là một bên tranh chấp.

Còn đối với Hải Nam, Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ chung quanh đảo này (trừ phi có sự chồng lấn với vùng EEZ của nước khác). Khu vực chồng lên nhau sẽ là một vùng tranh chấp.

Cuối cùng, tỉnh Hải Nam đã nhận là họ có thẩm quyền hành chính đối với 57% Biển Đông. Tuy nhiên, họ không có phương tiện để thực thi các quy định của mình. Điều đó dẫn đến khả năng chính quyền địa phương có thể chọn lọc đối tượng áp dụng các quy định.

Họ có thể hướng sự chú ý tới Philippines, trong khi tìm cách trấn an Malaysia và Indonesia rằng ngư dân hai nước này sẽ không bị ảnh hưởng. Căn cứ vào diễn biến trong quan hệ song phương với Việt Nam, tỉnh Hải Nam có thể bật hay là tắt cách áp dụng có chọn lọc các quy định vừa ban hành đối với ngư dân Việt Nam.

Biển Đông sẽ nổi bật tại ASEAN 2014

RFI : Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng nhất định trên Miến Điện để nước Chủ tịch ASEAN lần này để nêu bật vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự năm nay ?

GS Carl Thayer : Các quan chức Miến Điện mà tôi đã tiếp xúc nhân các hội nghị gần đây ở Phnom Penh và Seoul đều xác định rằng nước họ, trong tư cách Chủ tịch ASEAN, sẽ kiên quyết thúc đẩy sự đồng thuận trong toàn khối về hồ sơ Biển Đông với tất cả các thành viên ngoài ASEAN, bao gồm cả Trung Quốc.

Các quan chức nói trên đều thừa nhận rằng Biển Đông là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, không chỉ vì ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn là vì Miến Điện đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong vấn đề phát triển quan hệ với các nước khác.

Hiện có một nhóm nòng cốt trong số các quốc gia ASEAN đã nhất trí với nhau là phải thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử (DOC) với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan. Điều này sẽ đảm bảo khả năng vấn đề Biển Đông được nêu bật trong chương trình nghị sự của ASEAN.

Các hành động của tỉnh Hải Nam, nếu không bị chính quyền trung ương Trung Quốc kềm hãm, chắc chắn sẽ làm cho Biển Đông trở thành một vấn đề được ASEAN ưu tiên xem xét.
(RFI)


Hưởng ứng Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng: Cải cách thể chế

XHDS

Góp lời: “Song, không nên mất thời giờ khoanh tay chờ đợi sự chuyển biến của bộ máy nhà nước, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp hãy căn cứ vào Thông điệp của Thủ Tướng mà lên tiếng, phát hiện ra những yếu kém, những biểu hiện lạm dụng chức quyền, hạn chế quyền dân chủ của dân.”
Song, thử cố đặt mình vào thân phận người dân thấp cổ bé miệng. Họ có thể bảo rằng:
- Ông Thủ tướng tung “Thông điệp” kêu gọi những là “công khai”, “minh bạch”, “dân chủ” thì hãy là người đầu tiên làm gương đi, công khai tài sản của mìnhBộ chính trị lại phải vừa ra Chỉ thị2 ngày sau khi ông đưa ra Thông điệp, không chỉ “công khai” trong nội bộ, mà cho toàn dân biết đi, v.v.. Làm vậy cũng phần nào bớt đi luận điệu vu khống của những kẻ xấu miệng từ lâu về ông, thì sức lan tỏa của bản “Thông điệp” mới càng lớn. 
- Các vị nào tin vào bản “Thông điệp” sẽ thành hiện thực, hãy thay vì ngồi viết lời ngợi ca và kêu gọi dân tin và làm theo, hãy tiên phong bằng hành động cụ thể sát thực hơn đi. Ví dụ như gửi thư ngay đề nghị Thủ tướng cho phép/chỉ thị cho tổ chức biểu tình vào Chủ nhật tới 19/1/2014, vừa nhiệt liệt hưởng ứng “Thông điệp” của Thủ tướng, vừa kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm, cũng là hưởng ứng lời Thủ tướng nói ở Hội Khoa học lịch sử mới đây (nhưng lại bị gỡ bỏ trên báo nhà nước)? Hay là để tránh luận điệu muôn thuở cho là phải “giữ hòa khí” với kẻ mà Người phát ngôn vừa phải tuyên bố phản đối mấy ngày trước (vì nó chiếm trên thực tế hầu hết phần Biển Đông của ta rồi), thì tổ chức mít tinh tại một địa điểm trang trọng ngoài trời tại Thủ đô, TP lớn cũng được? Hay là “nhẹ nhàng” hơn, gửi thư đề nghị Thủ tướng chỉ thị tìm cho ra kẻ nào đã ra lệnh gỡ hai bài báo quan trọng đó đi?
- Còn dân chúng tôi thì sợ lắm rồi, phải ngồi chờ thôi! Nói đâu xa, mới có mấy người dân yếu ớt đứng ra (trên mạng thôi) tổ chức Ban vận động thành lập Hội dân oan mà chúng nó đã đe dọa rất côn đồ vô học rồi đấy.
Lại cũng nói đâu xa, tác giả bảo “báo chí nên mở ra Diễn Đàn như Tuổi Trẻ đang tiến hành để mọi người có thể hiến kế …”, thế mà một bài “đinh” ngay đầu tiên của “Diễn đàn hiến kế” lại chả có “kế” nào trong mục Bình luận cả là sao? Bài “đinh” thứ hai cũng vậy! Hay là “Bình luận” của độc giả chỉ để tòa soạn đọc riêng với nhau, rồi chọn lọc gửi riêng cho Thủ tướng?  
Có ai nhớ cho là cách đây đúng 6 năm, phong trào biểu tình yêu nước ra sao qua những cuộc biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và TPHCM. Rồi cho tới nay, trong khi Trung Cộng đã đi những bước dài cực kỳ nguy hiểm lấn chiếm Biển đảo, còn người dân chúng tôi, không còn (được) biểu tình phản đối chúng nữa. Các vị học cao hiểu rộng thử lý giải giúp cho? Mời xem đây:
Cũng nhân chuyện “minh bạch”, “dân chủ”, đã có những thứ thiếu minh bạch, sinh ra hậu quả xấu, như một văn bản chỉ là “Thông báo” của Ủy ban NDTP Hà Nội, hơn 2 năm trước, không có “tác giả”, mà lại có quyền cấm biểu tình. Khi nó không minh bạch, nên đã có kẻ xấu lợi dụng, tung tin là chính ông Cố vấn của Thủ tướng đã đem văn bản đó xuống Hà Nội, “áp” cho Ủy ban phải đăng và thực hiện. Vậy nên việc chỉ thị cho phép mít tinh/biểu tình nói ở trên cũng sẽ giúp dẹp tan tin đồn thất thiệt này.
BT

ttxcc : Bài này của Ông Lê đăng Doanh gởi Studies
Viet-Studies
12-01-2014
Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”  đã chỉ ra những định hướng hành động và nhiệm vụ quan trọng cho công cuộc cải cách và tái cấu trúc kinh tế năm 2014 và những năm tiếp theo. Cách thiết thực nhất để hưởng ứng và ủng hộ các tư tưởng đổi mới mạnh dạn đó là nhanh chóng biến những định hướng đó thành hành động thiết thực, cụ thể và thực tiễn sinh động trong cuộc sống, đem lại những cải thiện có thể cân, đong, đo đếm được cho người dân chứ không thể những định hướng đó chỉ là những mệnh đề trừu tượng trên giấy.
Thủ tướng đã bắt đầu thông điệp bằng nhiệm vụ “đổi mới thể chế và  phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”đã đề cập đúng trọng tâm, đáp ứng lòng mong mói của người dân đang bức xúc với rất nhiều yếu kém của bộ máy và vi phạm quyền dân chủ hiến định của người dân. Thủ tướng đòi hỏi: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật. “
Thủ tướng cũng đề ra yêu cầu rất đúng đắn về yêu cầu: “ phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.”
Cải cách thể chế là nhiệm vụ đã được Đại Hội XI đề ra, song cho đến nay chưa được triển khai có hệ thống và đồng bộ, chưa đem lại hiệu quả mong đợi. Hy vọng Thông điệp của Thủ Tướng sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện định hướng chiến lược quan trọng này.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được Đại Hội XI của Đảng thông qua (1.2011) đã khẳng định:
Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”[1]
Chiến lược cũng xác định “ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.” là khâu độc phá chiến lược số 1
Chiến lược nhấn mạnh:  “Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế” và : “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. “
Điều này hoàn toàn phù hợp với những nhận thức mới của khoa học kinh tế của các học giả quốc tế.
Cuốn sách của Acemoglu và Robinson “ Vì sao các quốc gia thất bại- Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh Vượng và Nghèo khó”[2]năm 2012 đã tạo ra tiếng vang lớn trong công luận vì đã chứng minh chính thể chế là nguồn gốc dẫn đến quốc gia này phồn thịnh và quốc gia khác nghèo khổ. Tác giả đã chứng minh rằng cách mạng khoa học-công nghệ và vốn con người đã không thể đem lại sự thinh vượng nếu như không có cải cách thể chế vì không có luật pháp về sở hữu trí tuệ , không có quyền tự do cho sáng tạo, không có sự kết nối với thị trường, không có sự kiểm soát quyền lực thì cách mạng khoa học-công nghệ cũng bất lực. Tác giả cũng chứng minh rằng thể chế yếu sẽ không ngăn cản được giới ưu tú cầm quyền cuớp bóc, một đội ngũ cầm quyền ăn bám sẽ không khuyến khích đầu tư và sáng tạo vì không ai bảo đảm rằng họ sẽ không dùng quyền lực để lấy cắp kết quả của đầu tư và sáng tạo của các cá nhân khác. Đó là những thể chế khai thác hay bóc lột (extractive institutions). Điều tệ hại là những thể chế này có xu thế tự lặp lại chính nó nếu không có thay đổi căn bản nào diễn ra. Những thể chế bao dung (inclusive institutions)  bảo đảm các quyền tự do của cá nhân, khuyến khích mọi người nỗ lực vươn lên, đầu tư, làm giàu. Tại các thể chế này, quyền lực được kiểm soát, giới cầm quyền không thể tự tung, tự tác tước đoạt tài nguyên và làm giàu bất chính.
Acemoglu nhận định: “Những xã hội [bao dung] thật sự có sự phân chia quyền lực chính trị hợp lý hơn, trong khi những xã hội khác lại không có.”
Acemoglu và Robinson lập luận rằng, nếu một chế độ tước đoạt lên nắm quyền,  tức là quyền lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ thì không có sự thịnh vượng hay quyền tư hữu nào có thể cứu đất nước đó khỏi kết cục suy tàn vì quyền sở hữu có thể bị thao túng. Nếu quyền lực chính trị có sự tham gia rộng rãi của quần chúng thì thể chế chính trị và kinh tế có thể mang lại sự thịnh vượng và phúc lợi cho đông đảo quần chúng.
Lập luận của họ là mức thịnh vượng hiện đại đó dựa trên những nền tảng chính trị. Sự thịnh vượng gần như do đầu tư và sáng tạo tạo ra, nhưng đây là những hành vi của niềm tin: các nhà đầu tư và nhà sáng tạo phải có những lý do tin cậy để nghĩ rằng, nếu thành công, họ sẽ không bị những kẻ quyền thế cướp bóc. Để chính thể cung cấp bảo đảm như vậy, phải có hai điều kiện: phải giữ quyền lực phải được tập trung và các thiết chế quyền lực phải dân chủ. Nếu không có quyền lực tập trung, sẽ sinh rối loạn và không tạo điều kiện cho đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, nếu không dân chủ thì một nhóm nhỏ sẽ chiếm đoạt quyền lực, lạm dụng quyền lực, làm giàu cho bản thân họ và xã hội sẽ mất ổn định.
So sánh với thực trạng của thể chế hiện nay ở nước ta với rất nhiều hạn chế, bất cập đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp, chắc chắn rằng cần một chương trình cải cách thể chế toàn diện, cơ bản, có hệ thống để thực hiện Nghị Quyết của Đại hội XI của Đảng và Thông điệp của Thủ Tướng, làm thay đổi hệ thống pháp luật cũng như phương thức ứng xử của công chức với người dân và doanh nghiệp. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi rất nhiều và đang tiếp tục thay đổi, yêu cầu của người dân về một cuộc sống an toàn, về môi trường sống trong sạch, về các quyền tự do, dân chủ phải được thực hiện để mưu cầu hạnh phúc đã thay đổi và ngày càng tăng lên. Thể chế phải đáp ứng các yêu cầu đó, nếu không, cần phải yêu cầu thay đổi.
Song, không nên mất thời giờ khoanh tay chờ đợi sự chuyển biến của bộ máy nhà nước, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp hãy căn cứ vào Thông điệp của Thủ Tướng mà lên tiếng, phát hiện ra những yếu kém, những biểu hiện lạm dụng chức quyền, hạn chế quyền dân chủ của dân. Có thể yêu cầu bộ máy nhà nước các cấp bắt đầu thực hiện ngay một số hành động không tốn kém tiền bạc nhưng có thể đáp ứng những mong đợi của quần chúng và doanh nghiệp. Trước hết là thực hiện đầy đủ nhất chế độ công khai, minh bạch về hoạt động của bộ máy nhà nước như lịch công tác, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (e.mail) của các công chức, những việc họ đang giải quyết, thông tin về chi tiêu của cơ quan, chi phí hội nghị, đi công tác nước ngoài bao nhiêu v.v. để người dân có thể giám sát, góp ý kiến, chất vấn trực tiếp, một cách có hiệu quả bộ máy nhà nước. Qua đó, người dân và doanh nghiệp biết ai chịu trách nhiệm về ô nhiễm, ai chịu trách nhiệm và trật tự, an toàn cuộc sống và cần yêu cầu ai giải quyết. Các chế độ sử dụng xe cộ, lịch đi công tác, chi phí hội nghị, hội thảo cần được công khai để dân biết tiền được chi tiêu cho dân bao nhiêu và cho bộ máy bao nhiêu v.v. Quyền lực phải được giám sát để bảo đảm quyền lực không bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích mà quyền lực phải được thực hiện vì dân, bởi chính người dân.
Cũng cần thiết lập ngay và công bố rộng rãi đường dây nóng, hòm thư góp ý để người dân có thể góp ý kiến, phát hiện những vướng mắc trong công việc. Những ý kiến đó cần được công bố công khai cho báo chí, Hội Đồng Nhân Dân biết để giám sát.
Công khai quy trình bổ nhiệm công chức thông qua quá trình lựa chọn cac ứng cử viên, đưa ra Hội đồng Nhân Dân, Mặt Trận Tổ Quốc xem xét chương trình hành động, bỏ phiếu tín nhiệm là những biện pháp có thể thực hiện sớm để nâng cao sự giám sát độc lập trong quá trình bổ nhiệm cán bộ. Những ứng cử viên đó phải công bố công khai chương trình hành động, mục tiêu họ đặt ra cho công việc để người dân góp ý kiến và giám sát. Việc bổ nhiệm cần có thời hạn, có mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được.
Báo chí nên mở ra Diễn Đàn như Tuổi Trẻ đang tiến hành để mọi người có thể hiến kế, tham gia rộng rãi vào việc thực hiện những định hướng của Thông điệp.
Thực hiện Thông điệp của Thủ Tướng phải trở thành phong trào hành động rộng rãi của quần chúng tích cực tham gia những cải cách vì lợi ích của chính mình, thúc đẩy sự thay đổi thể chế, thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân.
 

[1] http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2011/3/253252/
[2] Daron Acemoglu và Jemes Robinson, Why Nations fail, Crown Publishers, N.Y. 2012, bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-1-14

Không Quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa – Những điều nghe thấy


Ngô Việt (Danlambao)Những gì tôi nghe thấy là kế hoạch dùng phi cơ oanh tạc tái chiếm Hoàng Sa không được thực hiện bởi lực bất tòng tâm chứ không phải do Mỹ áp lực với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu Mỹ áp lực được Tổng thống Thiệu thì chắc đã không có trận hải chiến đẫm máu xảy ra mà trong đó phía VNCH mất tới mấy chiến hạm và 74 liệt sĩ đã nằm lại ở đó và phía Trung cộng cũng bị tổn thất nặng dù họ chiếm được đảo. Quan trọng hơn hết cuộc chiến này là một minh chứng cho các thế hệ con cháu chúng ta mai sau chính Trung cộng là kẻ xâm lược dùng vũ lực để cướp đảo của Việt Nam…
Vào Blog Huỳnh Ngọc Chênh đọc bài tựa đề: “Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa” của hai tác giả Đổ Hùng -Tấn Tú, viết theo lời kể của Đại tá Anh Hùng Lực lượng vũ trang nhân dân phi công Nguyễn Thành Trung.
Trong bài này, theo ông Nguyễn Thành Trung (lúc đó là trung úy phi công lái F5 trong không quân VNCH) thì sau khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) thì không quân VNCH lên kế hoạch dùng phi cơ F5 ra Hoàng Sa đánh tàu chiến của Trung Cộng để giành lại Hoàng Sa. Trong đó có những chi tiết như sau:
* Về khả năng của phi cơ F5 ông Trung cho biết: “Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng.” (nguyên văn).
* Về lý do tại sao kế hoạch này không thực hiện, ông Trung cho biết: “Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với khả năng chiến thắng là 100%, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.” (nguyên văn).
* Bài báo kết luận (không biết ý này của ông Trung hay là của hai tác giả Đổ Hùng-Tấn Tú): “Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, các di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật quá nặng nề.” (nguyên văn).
Cũng sự kiện này nhưng bản thân tôi lúc đó (1974) lại nghe khác. Khi biết được có kế hoạch dùng phi cơ phối hợp với hải quân đánh chiếm lại Hoàng Sa bị dừng lại tôi có hỏi lý do tại sao với một sĩ quan đại úy không quân trong Trung Tâm Hành quân Hỗn hợp với chúng tôi thì anh ấy dẫn tôi đến một bản đồ Việt Nam. Trên bản đố này có đánh dấu tất cả các phi trường từ Bắc vào Nam. Tại mỗi phi trường có vẽ những vòng tròn đồng tâm lớn nhỏ. Mỗi vòng tròn như vậy để chỉ ra tầm hoạt động của một loại phi cơ.
Dừng lại ở phi trường Đà Nẵng, Ông đại úy không quân chỉ vào vòng tròn lớn nhất và giải thích: Phi cơ tối tân nhất của ta hiện nay chỉ hoạt động ra tới đây. Hoàng Sa ở ngoài tầm hoạt động. Điều đó có nghĩa là nếu máy bay chúng ta xuất phát từ đây (Đà Nẵng) ra đến Hoàng Sa, ỉa xuống vài trái bom xong quay về ngay thì cũng không về kịp tới đất liền mà sẽ rớt xuống biển vì hết nhiên liệu. Phi công có thể nhảy dù sống sót còn máy bay coi như mất! Vậy là anh hiểu rồi chứ? Ông đại úy hỏi lại tôi và nói thêm là ông ấy nghe nói người ta tính dùng tàu hải quân chở trực thăng ra Hoàng Sa hợp đồng tác chiến với hải quân.
Vậy theo những gì tôi nghe thấy ở trên là kế hoạch dùng phi cơ oanh tạc tái chiếm Hoàng Sa không được thực hiện bởi lực bất tòng tâm chứ không phải do Mỹ áp lực với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu Mỹ áp lực được Tổng thống Thiệu thì chắc đã không có trận hải chiến đẫm máu xảy ra mà trong đó phía VNCH mất tới mấy chiến hạm và 74 liệt sĩ đã nằm lại ở đó và phía Trung cộng cũng bị tổn thất nặng dù họ chiếm được đảo. Quan trọng hơn hết cuộc chiến này là một minh chứng cho các thế hệ con cháu chúng ta mai sau chính Trung cộng là kẻ xâm lược dùng vũ lực để cướp đảo của Việt Nam.
Trên đây là những gì tôi nghe thấy, xin kể lại không biết đúng sai và cũng xin miễn tranh luận!
  • Nhớ lại đầu năm 1974, cs Bắc Việt gia tăng cường độ xâm nhập vào Nam, tạo ra nhiều trận đánh lớn; không biết có phải do “hợp đồng tác chiến” giữa csvn và Trung cộng hay không ? trong khi Mỹ đã rút quân, cắt hầu hết viện trợ quân sự, đẩy QLVNCH vào bước đường cùng !
    Hoàng sa bị Tàu chiếm do có sự tiếp tay của Hà Nội và Mỹ là khẳng định, lịch sử sẽ phán xét ai là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi Tàu cộng chiếm đảo Hoàng Sa !

Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa

“Tôi có thể khẳng định rằng các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều không bao giờ cắt đất cho Trung Quốc cả. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử…”
LTS: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?
Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy – người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
- Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?
Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?
Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt – Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.
Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
“Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…
Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn.”
Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.
hải chiến Hoàng Sa, thống nhất đất nước, Trung Quốc
Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) – nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa, tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tài tình, và quá hiểu Trung Quốc.
Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.
Tôi có đọc được một tài liệu của Trung Quốc nói rằng họ tiếc tại sao trong đầu năm 1979, khi tấn công Việt Nam, lại không chiếm luôn những hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ thuộc Trường Sa đi.
- Tức là theo ông, nếu chúng ta lên tiếng khi họ đánh quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974, họ sẽ cảnh giác hơn và có khi chiếm luôn Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa?
Tôi nghĩ vậy. Trong lúc chúng ta tập trung quân trên bộ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm các đảo.
Hơn nữa, có khi chuyện này còn ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước ấy chứ. Chắc anh còn nhớ vụ Pháp, thông qua Tùy viên Quân sự – Tướng Vanusseme, định can thiệp với Đại tướng Dương Văn Minh – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối Tháng Tư năm 1975, về khả năng đưa quân Trung Quốc vào Việt Nam, chứ?
- Vâng.Nhưng tôi muốn hỏi thêm rằng lúc đó ý niệm về biển đảo của chúng ta có rõ ràng như hiện nay không, hay vẫn mơ hồ?
Ý thức rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam là bất di bất dịch. Ngay cả thời gian trước khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, trên bản đồ của họ đã vẽ rành rành cái đường lưỡi bò, và chúng tôi bên ngoại giao có phản ứng lại họ, hỏi tại sao trên bản đồ của Trung Quốc lại vẽ đường lưỡi bò. Họ mới giải thích, đấy là của bọn Quốc Dân Đảng vẽ thôi, chứ Đảng Cộng sản Trung không cho chuyện đó là nghiêm túc, nhưng có điều họ dứt khoát không bỏ cái đường lưỡi bò đi.
- Đường lưỡi bò có trên bản đồ của họ từ lúc đó?
Từ năm 1947, thời Quốc Dân Đảng, đường lưỡi bò bắt đầu xuất hiện trên bản đồ chính thức của Trung Quốc. Khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền vào 1950, đường lưỡi bò vẫn tiếp tục tồn tại trên bản đồ cho đến nay.
Nhân chuyện Hoàng Sa, tôi muốn hỏi ông về mối nghi ngờ đây đó trong dân chúng rằng, khi đàm phán biên giới trên bộ, Việt Nam đã chịu mất đất. Với tư cách là người nghiên cứu kỹ Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung, ông có thể trả lời được không?
Tôi có thể khẳng định các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều không bao giờ cắt đất cho Trung Quốc. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử…
Ví dụ, có một thời gian để viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, mỗi đêm Trung Quốc có 500 chiếc ô tô để chở vũ khí, hàng hóa hay lương thực, nhu yếu phẩm cho Việt Nam, và những xe này phải về ngay trong đêm để không ảnh hưởng đến chuyện khác.
Muốn vậy, phải làm đường cho tốt, và chỗ biên giới giáp nhau nếu làm theo đúng biên giới Trung Quốc thì đường phải đi vòng, hoặc qua đèo lội suối, nhưng để làm việc đó chúng ta đã để cho Trung Quốc được thuận tiện làm đường cho ngắn nhất, đơn giản nhất. Đến lúc sau này khi đàm phán với Trung Quốc, họ bảo đường của họ đến đâu thì đất của họ ở đấy.(!)
Hay, trong thời gian đó, từ năm 1966, Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa, một số người Trung Quốc trốn tránh đấu tranh áp bức của Hồng Vệ Binh truy đuổi, chạy sang Việt Nam, và chúng ta đã cho nương nhờ theo nghĩa “đồng chí”, cấp đất cho họ ở. Từ đó đến nay, làng xóm hình thành, mồ mả có, và khi đàm phán Trung Quốc nói dân của họ ở đâu thì đất Trung Quốc đến đấy.(!!!)
Vấn đề biên giới Trung – Việt chỉ có chuyện từ khi Trung Quốc tiếp đón Nixon năm 1972, và Việt Nam phản ứng dữ dội lại, từ đó Trung Quốc mới dùng vấn đề biên giới tác động. Chứ trước năm 1972, biên giới Trung – Việt cơ bản là biên giới hữu nghị và hòa bình.
Cám ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)

Báo TQ trơ trẽn “khoe” ảnh nhà xây trái phép ở Trường Sa


(Soha.vn) – Trung Quốc đã liên tục cải tiến nhà nổi trái phép trên nhiều khu vực thuộc Trường Sa của Việt Nam, nhằm từng bước hợp thức hoá mưu đồ độc chiếm biển Đông.


Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã đưa quân ra chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Xu Bi… Việc ngày càng hoàn thiện, kiên cố hoá các khu nhà cao chân đã làm lộ rõ âm mưu đóng quân lâu dài, từng bước hiện thực cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa.

Mới đây, tờ China News, một trang điện tử lớn ở Trung Quốc đã trơ trẽn đăng bộ ảnh các thế hệ nhà cao chân phi pháp trên một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Việc làm này một lần nữa cho thấy dã tâm của Trung Quốc nhằm xuyên tạc sự thật, lừa dối dư luận quốc tế về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

  Thế hệ nhà chân cao đầu tiên mà Trung Quốc dựng lên trái phép bằng tre nứa, cọc gỗ ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thế hệ nhà cao chân đầu tiên mà Trung Quốc dựng lên trái phép ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do China News đăng tải

  Sĩ quan và binh lính Trung Quốc vận chuyển vật tư xây dựng bằng tay để xây dựng những căn nhà trái phép.
Sĩ quan và binh lính Trung Quốc vận chuyển vật tư xây dựng bằng tay để xây dựng những ngôi nhà trái phép.

  Trung Quốc đã dùng tre nứa, cọc gỗ để trái phép dựng nên những căn nhà chân cao thế hệ đầu.
Trung Quốc đã dùng tre nứa, cọc gỗ để dựng lên những ngôi nhà cao chân phi pháp thế hệ đầu.

  Với thế hệ nhà chân cao thứ 2, các trụ được làm bằng sắt và đóng thẳng vào nền san hô.
Với thế hệ nhà cao chân thứ 2, các trụ được làm bằng sắt và đóng thẳng vào nền san hô.

  Các nhà chân cao thế hệ thứ 2 này có thể đứng 1 mình hoặc hình thành 1 cụm nhà.
Các nhà cao chân thế hệ thứ 2 này có thể đứng một mình hoặc hình thành một cụm nhà.

  So với các nhà chân cao thế hệ đầu tiên thì các nhà chân cao thế hệ thứ 2 có diện tích lớn hơn, là nơi sinh hoạt của lính Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Trường Sa. (Trong ảnh là lính Trung Quốc trồng rau ở nhà cao chân thế hệ 2).
So với các nhà cao chân thế hệ đầu tiên thì các nhà cao chân thế hệ thứ 2 có diện tích lớn hơn, là nơi sinh hoạt của lính Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Trường Sa. (Trong ảnh là lính Trung Quốc trồng rau ở nhà cao chân thế hệ 2).

  Mặc dù có nhiều cải tiến so với nhà thế hệ đầu tiên, nhưng nhà cao chân thế hệ 2 vẫn không đủ sức trụ vững khi gặp điều kiện thời tiết bão gió hoặc nước biển ăn mòn. Do đó Trung Quốc đã tiến hành bê tông hoá các điểm đóng quân trái phép cùa mình ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đây cũng là nhà thế hệ thứ 3.)
Mặc dù có nhiều cải tiến so với nhà thế hệ đầu tiên, nhưng nhà cao chân thế hệ 2 vẫn không đủ sức trụ vững khi gặp điều kiện thời tiết bão gió hoặc nước biển ăn mòn. Do đó Trung Quốc đã tiến hành bê tông hoá các điểm đóng quân trái phép cùa mình ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dựng lên thế hệ nhà chân cao thứ 3 rất kiên cố.

  Các nhà thế hệ 3 này có diện tích lớn, trên đó bao gồm các công sự,  doanh trại lính, sân đỗ trực thăng hay thậm chí là một nhà kính (trong ảnh là vườn rau của lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa).
Các nhà thế hệ 3 này có diện tích lớn, trên đó bao gồm các công sự, doanh trại lính, sân đỗ trực thăng hay thậm chí là một nhà kính (trong ảnh là vườn rau của lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa).

  Cùng với đó, hàng hoá và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển tới đây bằng tàu thuyền và cẩn cẩu hiện đại.
Cùng với đó, hàng hoá và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển tới đây bằng tàu thuyền và cần cẩu hiện đại.

  Một phòng vận hành máy khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong nhà chân cao thế hệ thứ 3.
Một phòng vận hành máy khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong nhà cao chân thế hệ thứ 3.


“Phòng học” bên trong bên trong nhà cao chân thế hệ thứ 3 của Trung quốc.Tường của phòng học này treo những bức ảnh ghi lại các hoạt động chiếm đóng phi pháp của Trung quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa.
  Một góc trong bếp ăn của binh lính Trung Quốc.
Một góc bếp ăn của binh lính Trung quốc.

Từ Hoàng Sa nghĩ về tương lai Biển Đông

Thạc sỹ Hoàng Việt

Cách đây 40 năm, cũng vào tháng 1, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH).
Hoàng Sa là sự kiện khởi đầu cho một chuỗi những hành động quân sự của Trung Quốc đối với các đảo, đá ngoài khơi trên vùng biển Đông. Tiếp sau sự kiện Hoàng Sa năm 1974 đó là sự kiện Trường Sa năm 1988, sự kiện bãi Vành Khăn năm 1995.
Cho đến nay, 40 năm đã trôi qua, bài học về Hoàng Sa là gì? Và khả năng trong tương lai Trung Quốc sẽ lặp lại những sự kiện như Hoàng Sa trên biển Đông và biển Hoa Đông không?
Đây là những vấn đề luôn có những tranh luận khác nhau, bài viết này chỉ nhằm cung cấp với độc giả một cái nhìn.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 nhân khi người Pháp sau khi ký hiệp định Geneve và rút khỏi Đông Dương, quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite).
Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Trăng Khuyết (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội VNCH và đến ngày 20/1/1974, quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ thời điểm để họ ra tay.

Tầm nhìn chiến lược

Trung Quốc đã thấy những lợi ích to lớn của biển và đại dương cả ở góc độ kinh tế lẫn chiến lược. Năm 1958, Hội nghị đầu tiên về Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc đã được nhóm họp, và đã cho ra đời bốn công ước về biển.
Lúc này nhiều quốc gia cũng đã giành nhau những khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vốn rất giàu tiềm năng kinh tế. Thấy trước các lợi ích đó nên Trung Quốc đã tham gia tích cực trong hội nghị này.
Trận hải chiến Hoàng Sa
Trong hải chiến Hoàng Sa 1974, 74 hải quân VNCH đã thiệt mạng

Những sự đụng độ giữa Trung Quốc và VNCH trên khu vực nhóm đảo Trăng Khuyết đã diễn ra từ năm 1959. Đầu năm 1959, hải quân của VN cộng hòa bắt đầu thách thức sự có mặt của hải quân Trung Quốc nơi đây. Tháng 2 năm 1959, quân đội VNCH đã bắt giữ 82 ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa (Duncan) và Trung Quốc đã chỉ trích hành động này rất mạnh mẽ.
Tháng 3 năm 1959, các tàu của quân đội VNCH đã xua đuổi ngư dân Trung Quốc khi họ xuất hiện trên đảo Quang Hòa. Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian từ năm 1960 cho đến năm 1973, giữa Trung Quốc và VNCH đã không xảy ra căng thẳng nào, ngoại trừ một lần vào năm 1961.
Hành động “xuống thang” này của Trung Quốc thực ra bởi hai lý do: Thứ nhất, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc còn quá yếu; thứ hai, Trung Quốc luôn e ngại sự tham chiến của Hải quân Hoa Kỳ, vốn đang bảo trợ cho đồng minh VNCH.
Sau những lần đụng độ với VNCH trên đảo Quang Hòa năm 1959, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chỉ thị cho Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài cần phải tăng cường lực lượng tác chiến cho hạm đội Nam Hải.
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc lúc này vẫn chưa có tàu khu trục nào. Hạm đội này chỉ có 96 tàu tuần tra mà hầu hết là các loại tàu phóng ngư lôi loại nhỏ. Năm 1960, loại tàu lớn nhất trong hạm đội này là loại tàu hộ tống với độ choán nước khoảng 1000 tấn. Đến cuối năm 1973, hải quân Trung Quốc đã điều động tổng cộng 76 tàu tuần tra loại lớn tới khu vực này, hầu hết các tàu này hoạt động tại khu vực nhóm đảo An Vĩnh, nhưng cũng có khi hoạt động sang cả khu vực của nhóm Trăng Khuyết.
Như vậy, sức mạnh tác chiến của hải quân Trung Quốc tại đây đã được cải thiện đáng kể.

Tự bảo đảm an ninh

Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ.
Còn về phía Hoa Kỳ, sau khi tỏ rõ sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, năm 1969, Nixon đã tuyên bố một học thuyết về an ninh, theo đó, các đồng minh của Hoa Kỳ cần phải tự đảm bảo an ninh cho mình. Đến năm 1973, Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam, theo đó, Hoa Kỳ sẽ lần lượt rút quân khỏi Việt Nam.
Trước đó, năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ – Nixon đã sang thăm Trung Quốc. Chi tiết về trao đổi giữa các bên không được công bố, thế nhưng dường như phía Trung quốc đã nhận được tín hiệu “mi không động đến ta thì ta không động đến mi” từ phía Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, thời điểm năm 1974 là thời điểm chín muồi để Trung Quốc ra tay. Sức mạnh của hải quân Trung Quốc lúc này đã được cải thiện đáng kể, hải quân Hoa Kỳ không còn là mối lo ngại, chưa kể lúc này tinh thần của VNCH đang đi xuống, khi đồng minh quan trọng của VNCH là Hoa Kỳ đang “tháo chạy”. Trung Quốc đã giương ra một cái bẫy, quân đội VNCH không kiềm chế được nên đã rơi vào bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra. Và kết cục là Trung Quốc đã thành công.
Bài học cho sự kiện Hoàng Sa năm 1974 có thể tổng kết ngắn gọn là: thứ nhất, Trung Quốc sẵn sàng ra tay bằng biện pháp vũ lực nếu thời, thế chín muồi đối với họ; thứ hai, Hoa Kỳ có thể “bán rẻ” đồng minh vì lợi ích của chính họ.
Người Trung Quốc được Nguyễn Trãi tổng kết là “hiếu đại, hỷ công, cùng binh, độc vũ”. Họ luôn sẵn sàng dùng vũ lực nếu thấy cần thiết. Thấu triệt tư tưởng này của người Trung Quốc chính là Mao Trạch Đông – lãnh tụ sáng lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ông đã từng phát biểu “họng súng đẻ ra chính quyền”. Còn các cường quốc, khi vì lợi ích của chính họ, sẵn sàng “bỏ rơi” các đồng minh mà họ từng cam kết bảo vệ. Câu chuyện Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH năm 1974, Liên Xô làm ngơ trước sự kiện 1988 đã chứng minh cho điều đó.
Biển Đông hiện nay vẫn như một nước cờ trong ván cờ toàn cầu với hai “tay chơi” chính là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Về mặt toàn cầu, Hoa kỳ vẫn đang là một siêu cường, một cường quốc thế giới, chi phối an ninh toàn cầu. Còn Trung Quốc với vị thế là một cường quốc khu vực, đang “dợm mình” vươn lên để trở thành một siêu cường, cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Về mặt ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu thì Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhưng tại khu vực Đông Á, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách thách thức vị trí của Hoa Kỳ, nhằm “thay chân” ảnh hưởng của Mỹ tại đây.
Lễ khao tề thế lính Hoàng Sa

Tương lai trên Biển Đông?

Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ bận với mối lo khủng bố từ khu vực Trung Đông và khủng hoảng kinh tế của mình, nên đã để cho Trung quốc gần như “múa gậy vườn hoang” tại khu vực Đông Á. Cho tới 2009 khi thấy Trung Quốc quá lấn lướt tại khu vực Đông Á, Hoa Kỳ mới quay trở lại và sau đó tung ra chính sách “xoay trục châu Á”, nhằm duy trì lại và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thế nhưng, những sự kiện nối tiếp nhau trên biển Đông và biển Hoa Đông từ năm 2007 tới nay, đã cho thấy các hành động “leo thang” có tính toán kỹ lưỡng từ phía Trung Quốc cùng với sự “bất lực” của Hoa Kỳ và các đồng minh trước các sự kiện này.
Các hành động này của Trung Quốc dường như để đạt hai mục tiêu: thứ nhất, đây là những phép thử để Trung Quốc có thể tính toán được mức độ can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này; thứ hai, đây là những tín hiệu để cảnh báo các quốc gia Đông Á “Thượng đế ở xa mà Trung Quốc lại ở sát bên cạnh”, chớ có dại mà chạy theo Hoa Kỳ chống lại “Thiên triều”.
Thực tế những hành động mang tính “khiêu khích” trong suốt thời gian qua của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông đã cho thấy hiệu quả trong chính sách của họ cũng như những giới hạn trong việc can dự vào khu vực này của Hoa Kỳ. Trước những hành động quyết đoán của Trung Quốc, Hoa Kỳ luôn có những phản ứng, nhưng những phản ứng này chỉ dừng lại ở việc “lên tiếng”, khiến cho các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ không thực sự an tâm trước tình thế này.
Các chính khách Hoa Kỳ đã tỏ rõ là chính sách “xoay trục châu Á” của họ không bao gồm các biện pháp quân sự, mà chỉ nhằm thúc đẩy vai trò kinh tế của Hoa Kỳ với các nước châu Á, cũng như các cam kết mang tính chiến lược với các đồng minh và các đối tác liên minh.
Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình?
Hiểu rõ giới hạn đó nên Trung Quốc tìm cách gia tăng hành động trên mọi phương diện, lúc sử dụng lực lượng bán quân sự, lúc thì sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế cùng với các đe dọa quân sự đối với các quốc gia Đông Á. Và cho đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này dường như đang tăng lên, bất chấp các lo ngại về các chính sách di dân, hàng hóa rẻ tiền, và các tham vọng lãnh thổ của họ.
Điều mà Việt Nam và các quốc gia khác vẫn đang lo ngại là liệu Hoa Kỳ có thực tâm giữ vững các cam kết của mình? Và khả năng can dự của Hoa Kỳ sẽ đến đâu nếu xảy ra xung đột? Trong cuộc tranh chấp Scarborough, chiến thuật “cải bắp” của Trung Quốc dường như đã phát huy tác dụng, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn chỉ là “lên tiếng” và thực tế, cho đến nay, Philippines đã mất quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough.
Và Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Á, trước những hành động “leo thang” căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực Senkaku, đã phải tính đến những phương án xấu nhất, khi Trung Quốc lặp lại kịch bản Hoàng Sa đối với Senkaku, và đồng minh Hoa Kỳ sẽ “bỏ rơi” họ như đã từng làm với VNCH. Tuy nhiên, Nhật Bản còn là quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, chứ còn Việt Nam hay Philippines thì còn lâu mới so sánh tiềm lực được với Trung Quốc.
Như thế, kịch bản Hoàng Sa năm 1974 luôn có thể diễn ra trong tương lai, nhưng có thể dưới những hình thức khác, khi mà trên bàn cờ quốc tế, các cường quốc như những chú voi, khi “yêu nhau” hay “đánh nhau” thì đám cỏ – những nước nhỏ, luôn bị chúng dẫm nát.
Vì vậy, mỗi quốc gia tranh chấp lãnh thổ biển với Trung Quốc nên cần tự đặt riêng cho mình một chiến lược để đối phó với các tình huống xấu nhất trong tương lai.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế và Biển Đông.

-’Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ’

Quốc Phương

Quan hệ Việt - Trung
Nhà nghiên cứu nói đàm phán VN về chủ quyền Hoàng Sa qua ngoại giao ‘không hiệu quả’
Việt Nam không thể trông chờ vào biện pháp ‘ngoại giao’ vốn dựa trên ‘nhân nhượng’, cố giữ ‘hòa hiếu’ khi đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay Trung Quốc, theo một chuyên gia công pháp quốc tế và luật biển từ Hà Nội.
Các động thái ngoại giao trong suốt nhiều năm qua tỏ ra ‘không hiệu quả’ khi vẫn không thể buộc Trung Quốc trao trả lại chủ quyền trên hai quần đảo này cho Việt Nam, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 12/01/2014, Phó Giáo sư Diến, người tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia về pháp lý chủ quyền cho VN nhấn mạnh trong tình hình Trung Quốc quyết ‘phớt lờ’ và ‘coi thường’ các ‘nguyên tắc cơ bản’ của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước luật biển 1982, Việt Nam phải ‘cương quyết’ hơn và sử dụng ‘con đường pháp lý.’
Ông nói: “Ngoại giao chỉ là một kênh thôi, còn đất đai lãnh thổ là quyền thiêng liêng, vô giá. Đấu tranh bằng ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ chỉ là một kênh, mà thường ra không hiệu quả, theo quan điểm của chúng tôi là không hiệu quả,
Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước LHQ, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 (Công ước 1982), hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào
PGS. TS. Nguyễn Bá Diễn
“Nếu mà cứ căn cứ vào kênh ngoại giao để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì xem chừng không cẩn thận lợi bất cập hại, nó chỉ là một kênh.”
Ông giải thích: “Chủ quyền quốc gia là vấn đề tối thượng, một thành tố vật chất để tồn tại quốc gia, mà ngoại giao tức là nhân nhượng, là thương lượng và đàm phán, cho nên người ta khó mà làm được chuyện đó (đòi chủ quyền).”
Luật gia tin rằng con đường duy nhất đấu tranh đòi chủ quyền hiệu quả của Việt Nam là dựa trên luật pháp quốc tế.
Ông gợi ý: “Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước Liên Hợp Quốc, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 Công ước Luật Biển 1982, hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào.”

‘Con đường dứt điểm’

Theo PGS Nguyễn Bá Diến, vì hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng ‘ngang ngược’, việc đàm phán ngoại giao sẽ ‘không dễ dàng’ và Việt Nam sẽ buộc phải dùng biện pháp khác mà ông hy vọng là hữu hiệu hơn.
Ông nói: “Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép 40 năm qua, Việt Nam đã bao nhiêu lần đề xuất đàm phán, thương lượng, nhưng phía Trung Quốc từ chối, ví dụ như vậy và sau này họ còn ngang ngược đánh chiếm thêm một số đảo, thí dụ sự việc năm 1988.”
“Rõ ràng là việc thương lượng đàm phán trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không dễ dàng.
“Trung Quốc rõ ràng đã đánh chiếm, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm qua rồi, nhưng… ngày càng cố tình phớt lờ yêu sách đòi hỏi trả lại (chủ quyền) của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, bằng thương lượng, từ chối.”
Chuyên gia khẳng định: “Thế cho nên chỉ có con đường pháp lý, chỉ có con đường chính trị quốc tế, pháp lý quốc tế mới có thể giải quyết một cách thỏa đáng, dứt điểm được vấn đề này,
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến
Ông Diễn nói VN có ‘thừa chứng cứ’ để đòi chủ quyền HS-TS, nhưng còn phải nhà nước quyết định.
“Mà tôi nghĩ không chỉ có vấn đề tranh chấp ở trên Biển Đông mà trên thực tiễn ở Đông Nam Á, người ta cũng đã đưa tranh chấp của Malaysia với Singapore, rồi Malaysia với Indonesia, người ta cũng đã đưa ra Tòa án Quốc tế và ngay cả (vụ) Đền Preah Vihear của Thái Lan và Campuchia người ta cũng đưa ra Tòa án Quốc tế đấy chứ.
Phó Giáo sư Diến cho hay hiện có hai luồng quan điểm trong nước về việc Việt Nam nên đưa vụ đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc ra sao.
Ông nói: “Có người nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên Hợp Quốc, như thế cũng là quá muộn rồi,” nhà luật học nói.
“Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc.”

‘Còn chờ thời cơ?’

Chuyên gia pháp lý khẳng định Việt Nam hiện đã có ‘quá thừa’ những căn cứ pháp lý, lịch sử để đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chính quyền vẫn còn chưa quyết định đưa ra tài phán quốc tế.
Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến
Ông nói: “Xin khẳng định một điều là Việt Nam có quá thừa những căn cứ pháp lý, cũng như có đầy đủ căn cứ lịch sử, nói cách khác là có đầy đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển được quy định của luật pháp quốc tế, cụ tể là Công ước Luật biển 1982,
“Việt Nam có đầy đủ những căn cứ, những bằng chứng để chứng minh đòi lại, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng một cách trái pháp luật bằng vũ lực.”
Giải thích về việc vì sao chính quyền Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa quyết định thưa kiện Trung Quốc dùng vũ lực tấn chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác ở Trường Sa, trên Biển Đông, ra tài phán quốc tế.
Ông Diến nói: “Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam.
Nhà luật học cho rằng có thể Việt Nam đang đợi tới một thời điểm chính trị thuận lợi, như một thời cơ thuận lợi để tung ra hồ sơ lên tài phán quốc tế, nhưng ông cũng lưu ý:
Ngư dân Việt Nam
Ngư dân VN có thể bị ảnh hưởng lớn bởi quy định mới về vùng đánh cá của TQ trên 2/3 Biển Đông
“Tuy nhiên tính toán như thế nào cũng là một vấn đề, bây giờ hay sau này, cái đó cũng phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng.”

‘Trung Quốc lấn tới’

Nhân dịp này, chuyên gia cũng lên tiếng bình luận về việc Bấm Trung Quốc mới đây đưa ra quy định mới gọi là “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp” của Trung Quốc dưới danh nghĩa văn bản dưới luật của tỉnh Hải Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Theo quy định này, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài ‘tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…’. PGS Nguyễn Bá Diễn nói với BBC:
“Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 thì quy định của TQ về cái yêu cầu hay đòi hỏi các quốc gia cũng như tàu thuyền của các nước khi vào vùng đánh cá, không chỉ vùng đánh cá mà vào vùng biển khoảng 2/3 diện tích Biển Đông phải có giấy phép, như là một sự tuân thủ nhà cầm quyền TQ, thì như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển 1982 rồi.”
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị
Hôm thứ Sáu, 10/1/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cũng đã có phản ứng trên truyền thông trong nước.
Ông Nghị được dẫn lời nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.”
Trước đó, hôm 03/1/2014, nhìn lại công tác đối ngoại năm 2013 và nêu trọng tâm đối ngoại trong năm mới của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Phạm Bình Minh, trên truyền thông trong nước, đã đề cập xử lý quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông.
“Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam…”, ông nói với trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực

Thành phố Tam Sa do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông (Ảnh chụp ngày 27/12/2012)
Thành phố Tam Sa do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông (Ảnh chụp ngày 27/12/2012)  -CHINA OUT AFP PHOTO

Thụy My  -RFI

Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974, đã có nhiều hoạt động của các giới trong và ngoài nước nhân sự kiện này. Chẳng hạn chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” quyên góp cho thân nhân các tử sĩ trong trận hải chiến oai hùng, chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông” nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, truyền thông về biển đảo. Và gần đây nhất có thể kể lá thư gởi Liên Hiệp Quốc do Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp.
Tuy chỉ mới đưa lên mạng vào tối thứ Bảy 11/1, đến 5 giờ chiều nay theo giờ Việt Nam sau hai ngày đã thu thập được khoảng ba ngàn chữ ký, với chữ ký của các nhân vật tên tuổi như giáo sư Ngô Bảo Châu, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, Vũ Thư Hiên…
Lá thư muốn nhắc lại sự kiện lịch sử bi thương ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Thư kêu gọi: “Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Trong thông cáo báo chí, nhóm khởi xướng thiết tha: “Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt. Tuy nhiên theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế”. Đồng thời nhấn mạnh: “Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới”.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ sĩ Lê Trung Tĩnh, trường đại học Cầu Đường quốc gia Pháp ở Paris, là một trong những người chủ xướng sự kiện này.

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh tại Paris
13/01/2014

Để thế này đất nước sẽ vỡ nợ

Những lời gan ruột của Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư

(Tin tức thời sự) – Sáng 14/1, tại Hội nghị lần thứ 7 Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh đã nói những lời gan ruột liên quan đến vấn đề phân bổ đầu tư cho các địa phương, cảnh báo vỡ nợ nếu tiếp tục đầu tư như hiện tại. Theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng quá nhiều đặc quyền, đặc lợi…
Để thế này đất nước sẽ vỡ nợ
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, kiểm soát đầu tư công là rất cần thiết, bởi vừa đầu tư quá mức lại vừa không hiệu quả.
“Mới làm Bộ trưởng 3 ngày thì tôi triệu tập cuộc họp để xây dựng một chỉ thị thay đổi toàn diện vấn đề đầu tư công, vì nếu tiếp tục để thế này thì đất nước sẽ vỡ nợ. Nếu cứ tiếp tục như thế thì tôi không dám công bố với các vị số nợ là bao nhiêu. Nợ của những dự án đang dở dang vô cùng lớn, đã đến lúc cần thay đổi mặc dù các địa phương, bộ, ngành rất khó chịu” – ông Vinh nói.
Là người có “thâm niên” lãnh đạo địa phương, ông Vinh nói “TƯ phân bổ thế nào, địa phương chạy chọt thế nào tôi biết hết”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cảnh báo nếu tiếp diễn tình trạng tham nhũng đất nước sẽ chết nhanh chóng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cảnh báo nếu tiếp diễn tình trạng tham nhũng đất nước sẽ chết nhanh chóng.
Vì “quá hiểu” nên khi làm Bộ trưởng, ông Bùi Quang Vinh đã cho xây dựng và sau đó Thủ tướng ban hành chỉ thị 1792 có thể coi là “cứu cánh cho nguy cơ vỡ nợ của Việt Nam”. Chỉ thị này không cho phép bộ trưởng và chủ tịch tỉnh được ký một công trình nào nếu như không biết có bao nhiêu tiền và không biết nguồn tiền được lấy từ đâu ra. Người ký phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự nếu tính toán sai.
Theo ông Vinh, chỉ thị này được viết chỉ trong một tháng nhưng là cuộc chiến trong Bộ KH-ĐT. Có người bảo Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình, các địa phương sẽ “gạch cổ” Bộ trưởng trước, rồi Chính phủ có thể không đồng ý. Làm thế này công khai, minh bạch quá thì không ai đến Bộ KH-ĐT nữa.
Trước đó, Bộ trưởng Vinh cũng từng kiến nghị “ít tiền, không làm nhiều nữa”. Theo Bộ trưởng, phải lựa chắc chắn công trình cần làm và “làm tới nơi tới chốn”, có đủ tiền chuẩn bị đầu tư cho địa phương, các bộ ngành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư.
Nếu đó là nhóm công trình đặc biệt quan trọng (như công trình nhóm A có số vốn lên tới 2-3 chục nghìn tỉ đồng) phải trình QH đánh giá khả thi, bao giờ quyết định 100% cần làm thì mới làm…
Mỗi tỉnh hàng năm nên dự trù vốn đầu tư công, trình danh mục dự án và có báo cáo cụ thể về tính khả thi cụ thể từ sự cần thiết, tổng vốn chi và khả năng chuẩn bị vốn, hạ tầng kỹ thuật cơ sở thực hiện, hiệu quả kinh tế – xã hội để trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt.
Nếu tiền của địa phương thì địa phương tự quyết do Sở KH-ĐT thẩm định, nếu dự tính sử dụng tiền của Trung ương thì Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT thẩm định và báo cáo Thủ tướng.
“Tôi nói rằng đất nước này cần công khai minh bạch và không được có tham nhũng, bởi vì đó là những thứ làm cho đất nước này ‘chết’ nhanh chóng nhất. Công việc này vô cùng khó khăn, động chạm đến rất nhiều người vì làm họ mất rất nhiều quyền. Nhưng phải làm, nếu QH, Chính phủ bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi tôi cũng vui vẻ vì không có gì để mất”, ông Vinh nói.
“Không để mấy ông DNNN chiếm hết tất cả”
Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Vinh bày tỏ “chắc chắn phải đổi mới theo hướng thị trường hóa”. Theo đó, không áp đặt những ý muốn chủ quan mà phải tuân theo quy luật thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải được tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách công bằng, bình đẳng.
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh: Chắc chắn phải đổi mới theo hướng thị trường hóa
Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh: Chắc chắn phải đổi mới theo hướng thị trường hóa
“Đó là quy chế để làm ra thể chế. Không phải cứ phân bổ để mấy ông DNNN chiếm hết tất cả. Các quặng apatit do tổng công ty Hóa chất quản lý, không ai được động đến. Rất nhiều DN tư nhân gặp tôi bảo tôi làm tốt hơn, cho tôi quản cái mỏ này, tôi bảo: “Tôi bó tay, không thể làm được”.
Dầu khí do ông dầu khí giữ, điện ông điện giữ… Ông giữ hết nhưng chắc gì ông đã làm tốt hơn? Tiếp cận nguồn lực phải công bằng, ai làm tốt nhất sẽ được làm để mang lại lợi ích cho đất nước”, ông Vinh thẳng thắn.
Về việc cổ phần hóa, cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ông Vinh cho biết, đến thời điểm này tất cả đã xong phương án cổ phần hóa.
Thủ tướng cũng đã quyết liệt yêu cầu từ nay đến 2015 các tập đoàn, DNNN phải cơ bản thoái vốn, cơ cấu lại. Trong cuộc họp mới đây với bên giao thông, Thủ tướng đã chỉ đạo nếu chủ tịch, TGĐ các tập đoàn, DNNN không chịu triển khai điều này sẽ cho nghỉ hết.
Tăng trưởng chỉ nhờ khai thác tài nguyên 
Để chứng minh nền kinh tế Việt Nam mới chỉ tăng trưởng chủ yếu trên bề rộng mà chưa tăng trưởng bền vững, ông Bùi Quang Vinh dẫn ra một loạt con số:
Lao động của VN thời kỳ 2006-2011 đóng góp khoảng 25,81% vào tăng trưởng GDP, yếu tố vốn đóng góp 57,54%, còn TFP chỉ đóng góp 16,95%. Thậm chí có thời kỳ TFP đóng góp rất thấp. Năm 2008, lao động tác động đến tăng trưởng là 26,03%, vốn tới 87,87%% nhưng TFP chỉ có 13,6%.
Thực tế trên cho thấy nếu muốn tăng trưởng thì VN phải đổ vốn ra. Vì thế, năm 2008 VN đã đổ ra một lượng vốn khổng lồ (cả tín dụng lẫn đầu tư) nên tốc độ tăng trưởng cao song đến 2010 phải lĩnh hậu quả là lạm phát lên tới 18,13%.
Sự đóng góp rất hạn chế của yếu tố TFP cho thấy việc tăng trưởng hoàn toàn không do năng suất, hiệu quả của thể chế, khoa học công nghệ, quản trị mà chủ yếu phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác.
“Nhưng đến một ngày nào đó chúng ta sẽ hết tất cả dầu khí, không còn than hay quặng nữa. Lúc đó Việt Nam phát triển bằng gì? Sẽ in tiền à?”, Bộ trưởng KH-ĐT đặt câu hỏi.
Ông Vinh đồng thời đưa ra những thông tin đáng ngại: Đến 2020 VN sẽ phải nhập khẩu toàn bộ than nếu không khai thác than ở ĐB sông Hồng bởi than Quảng Ninh sắp hết. Nhưng nếu khai thác than ở ĐB sông Hồng thì chứa đầy rủi ro. Dầu khí đang giảm dần từ 20 xuống 18 rồi 17 triệu tấn/năm.
Trong vấn đề tăng trưởng bền vững, Bộ trưởng Vinh chú trọng đặc biệt đến nguồn lực con người vì tài nguyên thiên nhiên sớm muộn sẽ cạn kiệt. Nhiều nước dựa vào tài nguyên con người nhưng đã phát triển rực rỡ như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trước đó, trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng đã thừa nhận sự thật của nền kinh tế trong những năm vừa qua dựa nhiều vào yếu tố tài nguyên cũng như yếu tố vốn.
“Có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta dựa quá nhiều vào tài nguyên và vốn như vậy sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng rất thấp”, ông Vinh khẳng định.
Chưa khẳng định chắc chắn thống kê GDP chính xác
Trước đó, liên quan đến con số thống kê tăng trưởng GDP, Bộ trưởng từng cho biết, các con số thống kê do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố, về cơ bản chấp nhận được còn nói chính xác hoàn toàn thì chưa dám khẳng định. Vì nó phụ thuộc vào đối tượng chúng ta điều tra.
Bộ trưởng Vinh cho rằng: Ở nước ngoài pháp lệnh thống kê, pháp lệnh về thuế được người dân chấp hành nghiêm túc. Nhưng ở Việt Nam thì không phải như vậy, nhiều khi điều tra viên xuống gặp cơ sở khó và trả lời cũng không chính xác. Những mẫu thống kê có cách tính khoa học nhưng đầu vào không phải lúc nào cũng chính xác. “Cho nên chúng ta không nên tuyệt đối hóa, nhưng có phương pháp khoa học để loại trừ rủi ro này và có những căn cứ để tin cậy được”, Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Vinh, các Bộ, ngành hiện không có bộ phận thống kê riêng nên chủ yếu dựa vào các cơ sở, địa phương báo cáo lên. Điều này sẽ sai số nhiều và độ chính xác sẽ thấp hơn, ngay cả cách tính GDP của địa phương đã khác trung ương rất nhiều.
Hà Anh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét