- Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực (RFI) - Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974, đã có nhiều hoạt động của các giới trong ...
- Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa quốc tế (VOA) - Hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước đã ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi LHQ khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa
- Đô đốc Mỹ: Chiến hạm tàng hình Mỹ đã tuần tra biển Đông (BaoMoi) - (TNO) USS Freedom, mẫu chiến hạm tàng hình đầu tiên của Hải quân Mỹ, đã tiến hành tuần tra biển Đông sau khi được triển khai đến Singpore hồi năm 2013, trang tin của Học viện Hải quân Mỹ dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.
- Vinashin 'có lãi hàng nghìn tỉ đồng' (BBC) - Vinashin, từng nợ đầm đìa và đã đổi tên sau đề án tái cơ cấu, xác nhận có lãi 7.900 tỉ đồng (371 triệu USD) trong năm 2013.
- VKS Hà Nội có cần xin 'cấp trên'? (BBC) - Một luật sư giải thích về các khía cạnh pháp lý quanh việc khởi tố vụ án sau lời khai của ông Dương Chí Dũng.
- Cha đẻ súng AK-47 từng lo sợ bị mang tội (VOA) - Trước khi qua đời, cha đẻ của súng AK-47 từng bày tỏ quan ngại rằng cá nhân ông có thể mang tội về những cái chết do vũ khí của ông gây ra
- Cam Bốt thả một tài phiệt Nga bị Matxcơva đòi dẫn độ (RFI) - Tòa án Phnom Penh hôm nay 13/01/2014 đã trả tự do cho nhà tài phiệt Nga Serguei Polonski, đồng thời đình chỉ thủ tục cho dẫn độ nhân vật ...
- Mưu đồ của Trung Quốc sẽ thất bại (BaoMoi) - Trung Quốc (TQ) nhận ra một điều kiện không thể thiếu để trỗi dậy là giành quyền kiểm soát ở vùng trời và vùng biển trên biển Hoa Đông và biển Đông, hai cửa ngõ ra Tây Thái Bình Dương.
- Quy định mập mờ, TQ tạo cớ kiểm soát Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường cơ sở pháp lý cho các lực lượng an ninh hàng hải của họ hoạt động tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Hành động này đã làm phức tạp thêm mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực và vấp phải sự chỉ trích của Mỹ.
- Báo TQ trơ trẽn "khoe" ảnh nhà xây trái phép ở Trường Sa (BaoMoi) - (Soha.vn) - Trung Quốc đã liên tục cải tiến nhà nổi trái phép trên nhiều khu vực thuộc Trường Sa của Việt Nam, nhằm từng bước hợp thức hóa mưu đồ độc chiếm biển Đông.
- Báo Trung Quốc dọa PLA sẽ chiếm thêm đảo tại Trường Sa trong năm nay (BaoMoi) - Tờ Philstar ngày 13/1 dẫn nguồn từ truyền thông Trung Quốc cho biết lực lượng Quân đội Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) đang lên kế hoạch chiếm hữu đảo Thị Tứ trên quần đảo Trường Sa một cách trái phép ngay trong năm nay.
- Tàu Trung Quốc khó "tung hoành" ở Ấn Độ Dương (BaoMoi) - (ĐSPL) - Ngay cả khi sự chú ý của thế giới tập trung vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, Ấn Độ Dương vẫn là một tụ điểm chiến lược quan trọng.
- 2013 : Hơn 1500 người Bắc Triều Tiên trốn qua Hàn Quốc (RFI) - Theo thông báo của Bộ Thống Nhất ở Hàn Quốc vào hôm nay, 13/01/2014, đã có 1.516 người Bắc Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc trong năm ...
- Quan hệ Mỹ-Trung gặp thêm sóng gió do vấn đề Biển Đông (RFI) - Những quy định mới của chính quyền tỉnh Hải Nam về đánh cá trên Biển Đông không chỉ đã bị các nước trong khu vực Châu Á, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản phản đối, mà những quy định này còn gây thêm sóng gió trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.
- Trung Quốc phản bác chỉ trích của Nhật về quy định đánh cá trên Biển Đông (RFI) - Hôm nay, 13/01/2014, Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội về chỉ trích của Nhật Bản liên quan đến các quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển ...
- Đối lập Thái Lan phong tỏa Bangkok để buộc Thủ tướng từ chức (RFI) - Lãnh đạo phong trào chống chính phủ Thái, dân biểu Suthep Thaugsuban kêu gọi cảm tình viên giành << chiến thắng cuối ...
- Thái Lan, Cam Bốt : Mâu thuẫn của các phong trào xuống đường (RFI) - Làng báo Paris trong ngày dành nhiều trang để nói về << Tuần lễ đầy sóng gió >> chờ đợi Tổng thống Hollande với cuộc họp báo ...
- Cách mạng Văn hóa : Con gái một cựu lãnh đạo Trung Quốc hối lỗi (RFI) - Tống Bân Bân, con gái một cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm qua, 12/01/2014, đã xin lỗi về những hành động của bà khi là một ...
- ADB : Trung Quốc noi gương Nhật Bản chống ô nhiễm (RFI) - Chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao kêu gọi Bắc Kinh và Tokyo dẹp qua xung khắc ngoại giao để cùng hợp tác chống ...
- Thỏa thuận tạm về hạt nhân Iran được áp dụng vào tuần tới (RFI) - Theo thông báo của Washington và Téhéran vào hôm qua, 12/01/2014, thỏa thuận đạt được tại Genève tháng 11/2013 vừa qua, giữa Iran ...
- Pháp : Bê bối tình ái gây nhiễu cuộc họp báo của Tổng thống (RFI) - Ngày mai, 14/01/2014, Tổng thống Pháp François Hollande sẽ họp báo để trình bày những chính sách của ông về kinh tế.
- Ấn Độ diệt trừ thành công bệnh sốt bại liệt (RFI) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới OMS vào hôm nay, 13/01/2014, bệnh sốt bại liệt đang biến mất ở Ấn Độ.
- Nga Mỹ kêu gọi ngưng bắn tại Syria (RFI) - Đối lập Syria vẫn không đồng ý tham dự hòa đàm Genève-2 trong khi đề nghị của Nga mời Iran, đồng minh của Damas, tham dự hội nghị bị Mỹ từ chối khéo.
- Israel tiễn biệt cố Thủ tướng Ariel Sharon (RFI) - Hôm nay, 13/01/2014, Nhà nước và người dân Do Thái vinh danh nhân vật một thời là danh tướng và lãnh đạo chính trị nổi bật của ...
- Phim American Hustle đoạt ba Quả cầu vàng (RFI) - Đêm qua 12/01/2014, lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 71 đã diễn ra tại Beverly Hills, California, Hoa Kỳ.
- 'Thu thập dữ liệu điện thoại của NSA không ngăn được khủng bố' (VOA) - Báo cáo kết luận rằng việc thu thập ồ ạt các dữ liệu điện thoại của cơ quan NSA 'đã không có tác động rõ rệt' đối với việc ngăn chặn khủng bố
- Động đất ở Puerto Rico (VOA) - Một trận động đất đo được 6,5 trên địa chấn kế Richter đã làm rung chuyển vùng biển ngoài khơi phía Bắc Puerto Rico
- Nhóm 'Bạn của Syria' kêu gọi phe đối lập tham dự hòa đàm (VOA) - Ngoài vấn đề phe đối lập Syria, còn một vấn đề là liệu Iran có dự phần trong cuộc hòa đàm Geneva hay không, và trong tư cách nào
- Mỹ, Nga bất đồng về việc mời Iran dự hòa đàm Syria (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga chưa đồng thuận với nhau về liệu có nên mời Iran tham gia hòa đàm Syria hay không
- Rodman xin lỗi đã không giúp người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên (VOA) - Dennis Rodman nói ông 'lấy làm tiếc' đã không làm được gì để giúp nhà truyền giáo Mỹ Kenneth Bae hiện đang bị giam giữ ở Bắc Triều Tiên
- ÐGH tấn phong các Hồng y để phản ánh tính đa dạng của Giáo hội (VOA) - Đức Giáo Hoàng Franxicô lần đầu tiên bổ nhiệm các Hồng y để cố vấn Ngài trong việc lãnh đạo 1 tỉ người Công giáo La Mã trên thế giới
- Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội (VOA) - Các chiến dịch vận động nhân quyền Việt Nam được tiến hành ráo riết ở Mỹ trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hà Nội tại LHQ
- Phim 'American Hustle' dẫn đầu các giải Quả Cầu Vàng (VOA) - Cuốn phim 'American Hustle' của đạo diễn David O.Russell đã đoạt giải Quả Cầu Vàng về phim ca nhạc hài xuất sắc nhất
- Quy định kỳ quặc (BaoMoi) - Hai Phiếm bực:
- Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trận bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - Lần đầu tiên trong năm nay, đội lính dù tinh nhuệ của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã tiến hành cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và chiếm lại các hòn đảo xa trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ngày càng leo thang.
- "Trung Quốc cư xử cứ như thể với vùng lãnh hải của nước họ vậy" (BaoMoi) - Nhật Bản hôm Chủ nhật (12/1) đã cùng với Mỹ lên tiếng chỉ trích luật hạn chế đánh bắt cá ở biển Đông mới đây của Trung Quốc, rằng luật kiềm chế này cùng với tuyên bố năm ngoái về vùng phòng không mới đã kích động cộng đồng quốc tế.
- PGS. TS Lê Văn Cương bàn về xu thế biển Đông năm 2014 (BaoMoi) - VOV.VN - “Dự báo chung, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014, phần lạc quan, mảng sáng vẫn sẽ lấn át”.
- Tàu Mỹ USS Freedom 'âm thầm' tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - Tàu chiến ven bờ USS Freedom đầu tiên của Hải quân Mỹ đã triển khai các hoạt động tuần tra trên Biển Đông trong khi được điều động tới Singapore hồi năm ngoái.
- Biển Đông: Việt Nam được mất gì nếu kiện Trung Quốc? (BaoMoi) - (VTC News) - Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nói về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
- Dân còn băn khoăn nhiều về chủ quyền biển đảo (BaoMoi) - Một trong những nội dung đáng chú ý trong Báo cáo công tác Mặt trận năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại hội nghị lần thứ 7 khai mạc sáng nay (13.1) tại Hà Nội là vấn đề liên quan đến biển Đông.
- Báo Trung Quốc: 2014 Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Bắc Kinh sẽ nổ phát súng đầu tiên tại Biển Đông và đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm 2014 với cái cớ Philippines vừa tăng quân đồn trú tại đảo này đầu năm nay.
- Báo Trung Quốc tố Nhật làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 cho rằng Nhật Bản đã làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc vì 'đe dọa' sẽ sử dụng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
- Dân bức xúc trước những hoạt động vi phạm chủ quyền biển Đông (BaoMoi) - (TNO) “Nhân dân còn nhiều băn khoăn trước những diễn biến về tình hình an ninh quốc gia, chủ quyền biển đảo; bức xúc với việc Trung Quốc có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế”.
- Nhật không ngại đối đầu với Trung Quốc vì Biển Đông (BaoMoi) - Sau Mỹ đến lượt Nhật Bản hôm qua (12/1) đã lên tiếng chỉ trích thẳng thừng những quy định hạn chế hoạt động đánh bắt cá mà Trung Quốc mới áp đặt ở Biển Đông từ hôm 1/1. Tokyo cho rằng, động thái này cùng với việc Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không hồi cuối năm ngoái đã khiến cộng đồng quốc tế thực sự lo ngại.
- Khởi sự từ font tư liệu Hoàng Sa (BaoMoi) - TT - Tháng 11-2009, tôi và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng bắt đầu triển khai đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của VN đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng”.
- Nhật chỉ trích Trung Quốc (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Nhật Bản ngày 12-1 gia nhập “đội quân” với Mỹ, cùng chỉ trích những quy định hạn chế đánh cá mới của Trung Quốc trên biển Đông.
- “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình“ (BaoMoi) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (ảnh) - nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là GĐ Trung tâm Minh Triết (thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam) - đã trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động về sự kiện lịch sử bi hùng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.
- Ngư dân miền Trung: Lệnh cấm biển của Trung Quốc quá phi lý (BaoMoi) - Nhiều ngư dân, chủ tàu và đại diện nghiệp đoàn nghề cá ở các địa phương miền Trung khẳng định không quan tâm đến lệnh cấm biển của phía Trung Quốc đưa ra. Họ đều bày tỏ sự bất phục trước quyết định áp đặt và phi lý, khi cấm cản đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống bao đời nay thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Tàu chiến Mỹ tuần tra biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Tàu chiến USS Freedom của Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra tại biển Đông trong quá trình triển khai đến Singapore hồi năm ngoái.
- TQ tuyên bố kiểm soát vùng biển lớn, Mỹ và các láng giềng phản ứng (BaoMoi) - Trung Quốc hôm thứ 6 biện hộ rằng luật cấm đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông là để chống lại những chỉ trích từ Mỹ, cho rằng những luật này tuân theo các quy ước quốc tế.
- Không thể chấp nhận hành động vô lý của Trung Quốc (BaoMoi) - VOV.VN -Không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương đưa ra “luật” vô lý này. Và cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam chính thức bác bỏ nó
- Nhật lên án Trung Quốc về quy định hạn chế đánh cá biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Nhật Bản ngày 12/1 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc có biện pháp hạn chế đánh cá trên biển Đông, cho rằng điều này, cùng với việc thành lập vùng nhận diện phòng không hồi năm ngoái, đang khiến cộng đồng thế giới phải lo ngại.
- Cuộc đua mới (BaoMoi) - KTĐT - Mối bất hòa giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và nhận thức về quá khứ lịch sử đã lây lan sang cả mối quan hệ với châu Phi.
Võ Văn Tạo - Cơ quan điều tra VN giỏi nhất thế giới, nhá!
Khi nghe Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói
với báo chí tại hành lang kỳ họp Quốc hội chiều 6-1-1014: “Cơ quan điều
tra Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới”, nhiều người nhếch mép lầu
bầu: hết biết!
Nhưng, sau hai vụ án chấn động công luận gần đây, dường như những người
trót có thái độ dè bỉu như trên cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm!
*
Một - không giỏi nhất thế giới, làm sao có thể biến được nghi can Nguyễn
Thanh Chấn từ một nông dân thuần phác thành tên tội phạm máu lạnh hiếp
dâm, giết người không gớm tay?
Chuyện ông Chấn thiên hạ bàn đã nát, xin miễn bàn thêm.
*
Hai – chuyện quan hệ giữa Thứ trưởng công an – thượng tướng, Ủy viên
trung ương đảng Phạm Quý Ngọ và “ông bạn vàng” Dương Chí Dũng trong vụ
ông này bỏ trốn ra nước ngoài còn nóng hôi hổi.
Không giỏi nhất thế giới, làm sao có thể biến được ngài Thứ trưởng Phạm
Quý Ngọ, mà theo lời khai rành rẽ ngày giờ, địa điểm, phương tiện… của
tử tội Dương Chí Dũng, là chiến hữu thân cận từ lâu với Dũng, 3 lần nhận
tiền Dũng hối lộ (trong đó có 2 lần là tiền của Dũng = 510.000 USD để
chạy án Vinalines và 1 lần tiền chuyển giúp chủ tập đoàn bất động sản
Vạn Thịnh Phát – bà Trương Mỹ Lan để tướng Ngọ thay đổi thái độ làm khó
Vạn Thịnh Phát trong chuyện chen ngang, giành dự án chuyển đổi công năng
cảng Sài Gòn – thực chất là vùng đất vàng sau khi di dời cảng Khánh Hội
ra Hiệp Phước) thành người “không liên can, dính líu gì đến Dương Chí
Dũng”?
Không giỏi nhất thế giới làm sao có thể buộc được Dũng phải thay đổi lời
khai, viết thư xin lỗi tướng Ngọ vì “trót man khai” cho ông này?
Không giỏi nhất thế giới thì làm sao trước thực trạng rành rành: sau khi
Dùng bỏ trốn, tướng Ngọ cũng bị “cất ghế” Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát
điều tra kiêm Trưởng ban chỉ đạo chuyên án Vinalines, thay vào đó là
tướng Lê Quý Vương, mà trung tướng – quyền Tổng cục trưởng Tổng cục an
ninh II – Bộ Công an Hoàng Kông Tư - vẫn trả lời báo chí tỉnh bơ: “Kết
quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong
các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo” (mặc dù Dũng đã khai,
ngoài sim rác, ngày 13-5-2012, tình thế quá thúc bách, Dũng gọi vào sim
rác của ông Ngọ thì thấy không mở máy, gọi đại vào sim thường dùng của
tướng Ngọ, tướng Ngọ có nghe điện thoại và mật báo cho Dũng: “tình hình
có căng thẳng, nhất là khi Trung ương vừa họp, C48 đề nghị khởi tố 3
người, trông đó Dũng là người đứng đầu”)?
Không giỏi nhất thế giới thì làm sao chiều 7-1-2014, đại tá Trần Duy
Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham
nhũng (C48 - Bộ Công an) vẫn nói “ráo hoảnh” với báo Thanh Niên:
“không nắm được” và “không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng
bỏ trốn. Trong khi đó, ai cũng biết đại tá Thanh bị Dũng khai đã nhận
của Dũng 20.000 USD và chai rượu quý. Sau khi Dũng trốn biệt, đại tá
Thanh cũng bay chức Cục trưởng C48 và Trưởng ban chuyên án Vinalines?
*
Thế nhá! Chỉ cần qua hai vụ án trên, những ai còn lăn tăn hoài nghi cơ
quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới, từ nay phải nghiêm túc thay
đổi định kiến. Nhá!
Võ Văn Tạo
(Quê Choa)
Phạm Duy Nghĩa - Làm khó hơn nói rất nhiều
Chẳng ai muốn tự túm tóc và hô rằng ta ơi hãy tự cao lên. Ta chỉ cao
lên nếu đất dưới chân ta rung chuyển, sóng gào thét quanh ta đe dọa nhấn
chìm chỗ ta đang đứng. Chỉ dưới sức ép ấy cái cân bằng giữ những người
chơi bị phá vỡ, một luật chơi mới sẽ thai nghén được ra đời. Đó là thời
điểm chín muồi nhú ra những thể chế mới.
Chúng ta cần sự oi bức trước cơn dông. Sự oi bức ấy làm cho việc thực
hiện quyền lực công cộng không còn an nhàn với những phát biểu chỉ đạo
chung chung và các cuộc úy lạo đầy màu sắc dân túy. Cần hối thúc trách
nhiệm giải trình của những tổ chức và cá nhân nhận sự ủy trị từ nhân dân
mà thực thi quyền lực trên đất nước chúng ta. Mọi lựa chọn chính sách
cần được giải thích rõ ràng: vì sao, vì ai và sẽ được thực thi bởi ai,
với chi phí và tổn thất ra sao. Mọi thất bại cần có người chịu trách
nhiệm cụ thể, người chịu trách nhiệm cho thất bại ấy phải ra đi, nhường
chỗ cho những người có đủ năng lực và uy tín khác tiếp bước lãnh lấy
trọng trách trước nhân dân.
Thể chế, tức luật chơi hiện hành, đang có lợi cho tổ chức và cá nhân
đương quyền, luật chơi ấy có lợi và được chấp nhận cho các địa phương,
cho các tập đoàn quốc doanh, cho bất kỳ tư nhân nào có quan hệ thân hữu
với chính quyền.
Chẳng ai trong số những tác nhân ấy muốn thay đổi luật chơi. Chỉ có
công nhân lao động, nông dân, doanh nghiệp tư nhân muốn quyền lực, tài
nguyên và phúc lợi xã hội được chia sẻ công bằng hơn, thêm phần cho họ.
Không chỉ ngồi ngoài đợi được chia phần, một khi họ sẵn sàng hơn đòi
thêm quyền tham gia cuộc chơi, chỉ khi ấy sự oi bức trước cơn dông mới
xuất hiện.
Muốn đầu tư lâu dài vào ruộng đất, nông dân cần quyền tài sản chắc
chắn, lâu dài, ổn định, không dễ bị thu hồi. Muốn tham gia vào phúc lợi,
công nhân cần tập hợp lực lượng, ngàn chiếc đũa rời rạc cần trở thành
bó đũa chắc chắn, họ cần có năng lực đại diện để có tiếng nói chung khi
thương thảo với giới chủ. Muốn tiếp cận thị trường, tư nhân cần tự do
cạnh tranh, khống chế mọi độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và khống
chế cả quyền điều tiết của cơ quan hành chính. Những luật chơi mới cần
mở rộng cửa đón thêm nhiều người chơi mới. Đó chính là những thể chế
dung nạp mà Thủ tướng, thêm một lần nữa, gây được sự quan tâm của dư
luận qua thông điệp đầu năm của mình.
Nói trúng và hay đã là quá quý, song từ lời nói tới hành động, gian
khổ và có thể sẽ hiểm nguy hơn rất nhiều, nếu hành động ấy thách thức
lợi ích của những tổ chức, cá nhân đang hưởng lợi từ luật chơi cũ. Xem
thế, lại mới thấy, làm khó hơn nói rất nhiều.
Phạm Duy Nghĩa
(Chia Sẻ Thông Tin Luật Học)
Thủ tướng: Kiểm soát chặt tài sản của đối tượng tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước QH chiều 21/11/2013.Ảnh: Minh Thăng |
Gần 2 tháng sau phiên chất vấn của QH, Thủ tướng đã trả lời bằng văn bản
câu hỏi của 11 đại biểu mà ông không đủ thời gian trả lời trực tiếp,
trong đó có câu của ĐB Lê Như Tiến và Nguyễn Thị Khá về chống tham
nhũng.
Nội dung trả lời bằng văn bản của Thủ tướng được đăng tải hôm nay trên Báo điện tử Chính phủ.
Nội dung chủ yếu của chất vấn do ĐB Lê Như Tiến và Nguyễn Thị Khá đặt ra là:
Xin Thủ tướng cho biết trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả phòng
chống tham nhũng của các cơ quan hành chính nhà nước. Trải qua gần 2
nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao
nhiêu ung nhọt quốc nạn tham nhũng. Xin cho biết nguyên nhân và trách
nhiệm liên quan đến việc thi hành án, số tài sản thu hồi được từ các vụ
án tham nhũng thấp, chỉ đạt khoảng 20%, có vụ chỉ 10%; giải pháp đột phá
trong thời gian tới để khắc phục, đặc biệt là 10 vụ đại án tham nhũng
đã, đang và sẽ được xét xử.
Câu trả lời của Thủ tướng như sau:
Công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước thường xuyên
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Thủ tướng với trách nhiệm người đứng đầu
Chính phủ (từ tháng 6/2006) và Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham
nhũng (từ tháng 9/2006 đến tháng 2/2013) đã nghiêm túc thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng
chống tham nhũng, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính;
công khai minh bạch các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, người dân
và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phát huy vai trò của
nhân dân và báo chí trong phòng chống tham nhũng. Nâng cao năng lực và
hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Đẩy mạnh kiểm tra, thanh
tra, điều tra và đôn đốc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo đúng
quy định của pháp luật, nhất là các vụ tham nhũng nghiêm trọng.
Chính phủ đã sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết TƯ 3 khóa X, tổng kết 5
năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng và cũng đã báo cáo Quốc hội về
công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 và 2013. Các báo cáo đều đánh
giá công tác phòng chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả
về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là
trong phòng ngừa tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài
sản công, thực hiện công khai, minh bạch. Trên một số lĩnh vực, tham
nhũng đã từng bước được kiềm chế. Trong giai đoạn 2007 - 2013, đã truy
tố gần 2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ
với trên 4.300 bị cáo (đây chính là những ung nhọt). Các vụ án tham
nhũng lớn đã, đang và sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định
của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục
tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn
còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên
nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc trong xã hội. Không
ít cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa tự phát hiện được tham nhũng. Tham
nhũng được phát hiện chủ yếu từ người dân, báo chí phản ánh hoặc do cơ
quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra phát hiện. Hiệu
quả hoạt động của các cơ quan chức năng về phòng chống tham nhũng có mặt
còn hạn chế. Việc xử lý một số vụ việc tham nhũng còn chậm.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng kéo dài do
mất nhiều thời gian giám định thiệt hại về kinh tế, dẫn đến các tài sản
là tang vật vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, mất giá trị khi bán đấu giá,
không thu hồi được đủ số tiền bị thất thoát, chiếm đoạt. Đồng thời, đối
tượng tham nhũng thường có nhiều thủ đoạn tinh vi đối phó, che giấu, tẩu
tán tài sản nên số tài sản, tiền kê biên ít, việc thu hồi tài sản trong
thi hành án gặp nhiều khó khăn.
Thời gian tới, thực hiện nghị quyết của TƯ Đảng, Thủ tướng tiếp tục chỉ
đạo các bộ ngành, địa phương trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện
nghiêm túc các quy định về phòng chống tham nhũng, thực hiện đồng bộ các
giải pháp với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật
để tạo chuyển biến tốt hơn. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm giải trình
của các cơ quan hành chính nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu.
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch,
nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Phát huy vai trò của
các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân trong phòng chống tham nhũng.
Về thu hồi tài sản trong thi hành án. Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn
thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính,
giám định chất lượng công trình để rút ngắn thời gian giám định thiệt
hại, phục vụ kịp thời, hiệu quả việc xử lý hành vi tham nhũng. Hoàn
thiện quy định pháp luật để ngăn chặn các hành vi đối phó che dấu tài
sản và kiểm soát chặt chẽ tài sản của các đối tượng tham nhũng. Kiên
quyết thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt theo quy định của pháp
luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án.
Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong phòng chống tham
nhũng có phần đóng góp cũng như trách nhiệm của ủy viên Bộ Chính trị -
Thủ tướng Chính phủ.
(VNN)
Chuyện Người Lính Đảo
Truyện ngắn Thanh Toàn (TTHN) - Người phụ nữ cắm những cây nhang vào bát hương trên bàn thờ, lại trầm tư suy ngẫm như mỗi khi chị đứng truớc bài vị của người anh trai mất tích.
"... Nhưng nhỡ đâu lại có những linh hồn lạc bay sang cõi trời khác… Anh Quân ơi, giờ anh ở đâu? Sống thì sao chẳng có một dòng tin nhắn. Nếu đã chết thì ít nhứt anh cũng hoá bát nhang này đi để em biết có một nơi mà hướng tới nguyện cầu".Người đàn bà đốt lại những nén hương rất hay tắt trên bát nhang của anh trai mình, sụt sùi khấn khứa. Đã thành bà ngoại rồi mà trước bức hình người anh hai mãi trẻ trung trên bàn thờ, chị thấy mình vẫn cứ là út Thảo của những năm bảy mươi đã xa vời vợi.
Ba chị ngày xưa là công chức Sở Bưu điện của nhà nước “Đại Pháp”, có một người Anh làm cùng sở. Ông này chẳng hiểu sao lưu lạc sang tận Sài Gòn lấy vợ Việt, là ông Tây - mắm - tép như ba chị vẫn giỡn đùa. Chính ông ta dùng môn chiêm tinh đoán kiết hung, khi anh hai của chị mới lọt lòng, rằng cuộc đời anh ấy rồi sẽ có những vận hạnh rất tương đồng với cụ nội năm đời của ông ta. Mãi về sau ba mới kể lại như vậy.
Khi út Thảo mới sinh, anh hai cô năm tuổi tròn thì người Pháp không còn chút quyền lực nào ở Sài Gòn. Sở Bưu điện giao lại cho chính quyền ông Diệm quản lý. Ông bạn của ba chị thì đưa vợ con về Pháp.
Chính quyền VNCH của ông Thiệu ráo riết bắt lính. Anh Hai mới học hết đệ nhất cấp, bị bắt đi quân trường làm hạ sĩ quan.
Má thường rày ba vì chuyện đã không cố tìm cách chi để ảnh khỏi phải vô lính. Kể ra má cũng trách ba hơi quá, không có ổng anh hai đâu được chân canh giữ công sở ngay ở Sài Gòn, thi thoảng còn được tạt qua nhà ăn cơm, thăm gia đình.
Anh Quân ở lính được hai năm thì có chuyện xảy ra. Đó là lúc hiệp ước Pa-ri vừa kí kết. Người rầu, kẻ vui. Anh hai bảo số sĩ quan có học khoan khoái vì không còn “Mẽo” nhưng cũng có một số tay chỉ huy trở nên hung hăng, bặng nhặng hẳn lên. Anh ấy có vẻ ghét ông chỉ huy đại đội cảnh vệ, lão này lúc nào cũng ra vẻ oai vệ, vênh váo, lại hám gái nữa- anh hai bảo thế. Út lo vì anh Quân bị họ đe chuyển ra quân đoàn hai để chỗ cho đám lính mới, con của mấy ông Nghị, ông Chánh nào đấy.
Một tối cô thiếu nữ nài anh hai mình cho đi dự buổi khiêu vũ tại Tổng Nha mà đại đội của anh cô canh giữ.
Cô không để ý thấy ông đại uý bảo anh hai cô ra cổng chờ đón ông Sếp nào đó. Dẫu chỉ nhấm môi một vài ngụm nhưng cũng làm cô hân hoan rạo rực đến mức quên cả nỗi e ngại ban đầu. Cô bé vui vẻ đi theo mấy người dẫn vào thăm chỗ ăn ở của anh hai cô, không hề có chút nghi ngờ. Mãi đến khi chợt thấy chỉ còn mình cô và ông đại uý ở trong phòng, mấy nguời khác đã rút đi đâu hết cô mới hoảng hốt chạy theo tìm họ.
Nhưng cái bẫy đã sập. Lão đại uý hiện nguyên hình là con dê già nhiều kinh nghiệm. Lão thoăn thoắt lột những đồ dạ hội mỏng manh, đè chặt cô thiếu nữ xuống chiếc giuờng nhà binh. Út Thảo kêu được vài tiếng nhưng hắn đã bịt mồm cô để tiếng kêu nghẹn lại trong cổ họng. Cô bé đâu biết mình đã uống phải thuốc kích dục do tên sĩ quan đàn em của hắn bố trí...
Ngày hôm đó, khi đi lòng vòng ra bờ tường phía tây, chờ một sếp nào đó ngoài cổng. Tuy không nghĩ đó là tiếng của em gái mình, nhưng mối linh cảm ruột rà khiến anh ta tự dưng leo lên bờ tuờng, phắt qua hàng cọc sắt nhọn chạy vào khu nhà cảnh vệ. Nếu có mang thứ súng gì bên người thì viên trung sĩ đã trút hết cơ số đạn vào lão đại uý vừa lột truồng em gái mình, đang đè chặt nó xuống giường. Công phu, vốn là môn anh ta ham tập từ nhỏ, bằng một thế võ Nam Hàn, thằng đại úy đã lĩnh cú đá bay đập mặt vào tường. Hắn nằm nghoẹo cổ dưới đất, ngáp ngáp như con cá tra bị giây câu giật văng lên bờ.
Không nói một lời, anh ta khoác cho em gái chiếc áo choàng lính rồi dẫn con bé lập cập ra cổng, vẫy taxi đưa nó về nhà. Con bé khóc ròng, ba anh ta ngồi lặng, bà má thì cuống queo như gà mẹ gặp ó diều.
*****
Hôm sau vừa quay về trại trung sĩ Huỳnh Đoàn Quân lập tức bị chuyển ra Quân đoàn hai. Anh chỉ có hai mươi giờ được phép về chia tay cùng gia đình. Ít lâu sau lại bị chuyển xuống tàu phục vụ việc chuyên chở gì đó cho hải đảo. Đấy là về sau một người từng ở quân đoàn hai có kể lại với cô khi vừa ở trại cải tạo trở về, còn anh hai cô biệt tăm biệt tích. Duyên cớ chi mà từ ngày ấy anh Quân không gửi một lá thư nào về nhà?
Con người thì nhỏ nhoi, biển cả lại vô cùng tận. Đến một tuổi nào đó người ta bắt buộc phải hiểu rằng cuộc đời, dù là của một vĩ nhân, cũng bị muối trong nhiều nỗi đau, trong mất mát, cũng không hoàn toàn đuợc làm mọi chuyện theo ý nguyện. Nói gì một người bình thường quá đỗi.
Út Thảo khấn khứa rất lâu bên bàn thờ, cầu cho anh không gặp mọi chuyện bi thảm như người xưa. Cô bé chợt như muốn thét lên. Thần kinh của nó vẫn chưa được bình thường sau cú sốc vừa rồi.
Đã có bao nhiêu bức thư, bao nhiêu tin nhắn của con người gửi qua dòng nước. Những bông hoa tử la nào đó, gấp bằng mẩu lụa vụn của người cung nữ thả xuống hào nuớc bao quanh Tử Cấm thành, ra được tới biển cả để tới tay chàng ngư phủ. Khi số mệnh cầm tù một con người đã vô tình trở thành chứng nhân, người ta đành im lìm chịu đựng như chiếc ve chai nhỏ nhoi bị chôn theo xác một chiến binh, hoặc được quẳng xuống biển nổi trôi cho đến ngày có bàn tay vớt rác ở một cõi trời xa nào đó tình cờ chạm tới.
Giá biết có việc đó, thì Út Thảo đã sẵn sàng ra bờ biển làm nghề đãi hến, mò ngao để một ngày nào đó có thể nhặt được một chiếc ve chai như vậy, bởi vì anh hai của chị đã gửi khá nhiều thư qua "bưu điện đại dương". Ban đầu những lá thư đều dài với chữ nhỏ li ti nhét trong chai nhựa hoặc thuỷ tinh gắn kín. Sau chúng ngắn dần đi, rồi trở thành tin cực ngắn trong những chiếc ve con, chỉ mang địa chỉ người gửi và địa chỉ người nhận với lời cầu mong ai đó sẽ chuyển tiếp nó hộ mình. Có lẽ anh ta không tìm được giấy, chai hoặc do lý do bất khả kháng nào đó, nhưng việc đó sẽ cứ tiếp diễn mãi tới chừng nào chàng trung sĩ ngày ấy chưa gặp kết cục bi thảm cuối cùng như cụ Claude - ông tổ năm đời của ông Tây-mắm-tép.
*****
"Ba má, út Thảo..- nếu ai đó tình cờ vớt chiếc ve nhựa đầu tiên sẽ được đọc những dòng như vậy - Con muốn không tin những gì mà ông Allan tiên đoán. Nhưng sau ngày chia tay ba má và út con chỉ được ở trên bờ hai tháng, bắn nhau hú họa với Cộng quân vài lần để giành giữ đất, có lần bắn đến hết đạn mà chẳng biết địch thủ ở đâu. Sau đó bị chuyển xuống tàu, chở quân và đồ hậu cần tiếp tế qua lại cho cụm đảo Hoàng Sa. Những chuyện đó đúng là giống như cụ Claude đã trải nên con hổng muốn viết thư về, mặc dù có nhận được một lá thư của út Thảo, nhờ anh bạn nào đó chuyển hộ, không hiểu bằng cách chi lại đến đuợc tay con trong một lần cập cảng Sơn Trà nhận hàng. Có lẽ ông trời thương nên con còn có được chút bút tích của em, trên bì thư út chỉ biết ghi vẻn vẹn "Anh hai Huỳnh Đoàn Quân- trung sĩ- Quân đoàn hai". Lẽ vì con hổng muốn tin điều ông Allan nói nên quyết đợi có điều gì đó khác đi rồi mới viết thư về.
Ba má ơi! Nhưng đến lúc này có muốn viết thư về cũng chẳng đuợc nữa rồi. Con đang bị chia xa ba má và em Thảo hàng ngàn dặm biển, chính trên hòn đảo có dấu tích của cụ Claude mà con mới tình cờ phát hiện ra..."
Bức thư đầu tiên này rất dài, gửi gắm bao nhiêu hy vọng của một người đang tuyệt vọng chợt nghĩ đến cách gì đó để thông báo tin tức của mình, dẫu rằng khả năng thành công còn ít ỏi hơn một hạt cát so với Hằng Hà sa số. Viên trung sĩ kể chuyện tàu gặp bão, bị lật và chìm khi tìm cách tránh gió quanh mấy hòn đảo thuộc vĩ độ 16, kinh độ 112. Số phận của đồng ngũ không rõ ra sao, còn anh ta được một tàu đánh cá của hai anh em người Hoa gốc Việt vớt lên.
Họ phải trú trên một hòn đảo hoang khá lâu để chờ mua và thay thế chiếc chân vịt gãy. Mối tình thật đẹp đã nẩy nở ngay trên hòn đảo khô cằn, ngập hai phần ba dưới nước mỗi khi triều lên. Khi biết viên trung sĩ có quen người trên đảo Hoàng Sa, chủ tàu quyết định đưa anh ta lại đảo, mặc dù cô gái nói muốn anh bỏ ngũ, cùng hành nghề khai thác hải sản với anh em cô.
Đảo Hoàng Sa thuộc nhóm phía tây của khu quần đảo, xếp theo hình trăng lưỡi liềm, bản đồ hàng hải phương tây gọi là Croissant, ngày đó thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Trung sĩ Huỳnh Đoàn Quân đã tiếp viện quân lương cho đảo vài lần nên được đội đồn trú đưa lên đảo, cũng cho phép anh em người chủ tàu lên bờ trú ẩn vì con tàu của họ hay bị hỏng máy, cần phải sửa chữa ít ngày.
".. Anh đọc tài liệu của đội đồn trú biết rằng khu quần đảo này mấy trăm năm nay vẫn mang tên Bãi Cát vàng hoặc Đại Hoàng sa, nhiều sản vật hay và lạ lắm út ạ, giá mà anh mang được về cho em... Cây cỏ và sản vật ở đây được cụ Lê Quý Đôn miêu tả khá rõ trong cuốn "Phủ Biên tạp lục" từ năm 1776 nhưng trước nay anh em mình đều không biết tới. Riêng cây cối đa phần là do các vua triều Nguyễn ra lệnh đem ra trồng để giữ đất và dễ nhận dạng, dễ phân biệt cho tàu bè qua lại khỏi va vào đá ngầm…"
“Út Thảo ạ, đầu tiên anh nghĩ số trời định cho anh và cô gái đã cứu anh trở thành chồng vợ, chia xẻ số phận nghiệt ngã với nhau như cụ Claude ngày xưa đã lấy một người con gái cùng trôi dạt vào hòn đảo này. Cô ấy luôn quan tâm săn sóc và rất dịu dàng với anh. Chính cô ấy đã buộc chặt anh vào cong giang con tàu cá nhỏ để khỏi văng lại xuống bể, lúc vớt anh lên tàu với chiếc bụng đầy nuớc. Hồi đó anh thật mừng vì đã chọn được cho út một chị dâu xinh đẹp và tốt bụng, cầu mong có ngày nào được đưa cô ta về thăm em và ba má. Anh nghĩ rằng cả nhà mình sẽ chấp nhận và cưng chìu, vì chị dâu em ngoan lắm... "
*****
Ông Tây-mắm-tép chỉ nói rằng cụ Claude lấy một người vợ Việt trên đảo, sau hai vợ chồng quyết tâm đưa con trai vượt biển trở về đất liền. Ông cụ đã chết mất xác trong chuyến vượt biển, may là người vợ và đứa bé được một tàu người Anh cứu vớt, đưa về tận Ai-len nên mới còn lại hậu duệ. Những chuyện khác xảy ra trên đảo với ông cụ không thấy nhắc tới. Vậy nên có những điều không hề chờ đợi đã xảy ra với anh trung sĩ vẫn đang là lính lạc ngũ trên hòn đảo này.
Tàu chiến Trung Cộng đã tấn công bất ngờ và chiếm giữ khu quần đảo vào đầu năm 1974, sau khi cho nhiều tàu thuyền giả làm ngư dân quan sát, thám thính tình hình đồn trú trên các đảo.
Ban đầu viên trung sĩ lạc ngũ định mặc kệ, anh ta chẳng yêu quí gì hòn đảo, vì nó là một vật cấu thành trong những rủi ro tiền định của mình. Mọi người hoang mang vì ban đầu nghĩ là Việt Cộng, nhưng khi thấy quân tấn công là người Tàu, đồng đội của anh đã chống trả dữ dội. Chỉ huy đảo hô lớn "không cho Trung Cộng chiếm đảo. Vì một ngàn năm đô hộ hãy đánh đến cùng anh em ơi!" Không phải quân số chính thức nhưng dòng máu hào hùng của dân tộc Việt đã khiến trung sĩ Huỳnh Đoàn Quân tham gia vào cuộc chiến, mặc dù cô vợ anh cố kéo chồng chạy đi trú ẩn.
*****
".. Út ạ, không biết sức khoẻ của ba má mấy năm rày ra sao, cả em nữa - nội dung trong bức "thư chai" này người anh của út Thảo đã mấy lần gửi vào biển cả “ anh thì thực không muốn sống nữa vì bị người ta phản bội. Không bao giờ anh có thể nghĩ được rằng người mà anh coi là vợ, là chị dâu của em đã lừa gạt anh. Cô ta là gián điệp của Trung Cộng, việc hai anh em cô ta vớt anh và tìm cách vào đảo hoàn toàn là chuyện ngụy trang để thám thính và nội ứng cho hải quân Trung Cộng tấn công lên đảo. Đau xót lắm út ơi khi nhìn bao nhiêu đồng đội của anh đã chết trong khi bảo vệ hòn đảo này, hòn đảo mà ban đầu thậm chí anh còn căm ghét. Cả những con tàu mang tên Phạm Ngũ Lão, Lý Thường Kiệt... đến ứng cứu cũng đã chìm dưới biển sâu vì lực lượng địch quân đông hơn gấp bội”.
“Anh bây giờ là tù binh của Trung Cộng. Đáng lẽ anh cũng chịu số phận như những người bảo vệ đảo khác, nếu người từng là vợ anh không cầu xin họ. Nhưng không bao giờ anh hàm ơn đâu. Tất cả những gì cô ta làm với anh đều là giả dối. Tất cả những yêu thương, đằm thắm, săn sóc, bảo vệ của cô ta đối với anh đều là nhiệm vụ được giao, đều nhằm mục đích chiếm đảo, chiếm biển của người Việt mình. Nói thế là em hiểu. Như vậy xem ra mệnh số của anh còn khổ hơn cụ Claude, chí ít thì ông cụ cũng không bị vợ mình phản bội, cũng còn lưu lại được hậu duệ cho đời sau. Bây giờ ngay chuyện viết thư của anh cũng rất khó khăn vì người ta luôn theo dõi... Nhưng mỗi khi có dịp anh lại cố gửi những tín vật này xuống đại dương dù biết rằng việc anh làm là hoàn toàn vô vọng.."
*****
Anh hai của út Thảo nghĩ rằng chỉ mình anh ta đau khổ trên hòn đảo ấy. Nhưng trái tim nguời con gái Hoa kia cũng thường rỏ máu vì chàng trai Việt cô ta đã thực lòng yêu. Nếu tuân theo lí trí và mệnh lệnh thì cô đã để mặc cho người ta thủ tiêu anh lính Việt Nam Cộng Hoà, và cô có thể trở về lục địa quê huơng. Tại sao cô cố cưỡng lại toan tính của những viên chỉ huy Mao-ít, dám liều lấy tính mệnh mình ra bảo lãnh cho anh ta, chấp nhận làm người bị cấm cố, sống biệt lập cùng với anh ta trong một góc của hòn đảo nhỏ suốt nửa cuộc đời?
Tháng, năm cứ thế qua đi. Thân xác họ rồi lại gần nhau, vì nếu không như thế người con gái không thể nào giữ được thân mình giữa một hòn đảo chỉ toàn lính tráng. Nhưng với chàng trai, nỗi hận vẫn không thể nào mất hẳn, cứ nhói lên mỗi lần anh nhìn thấy quân chiếm đóng chào cờ của chúng.
Sống trên đảo như người lính Nhật Hoàng bại trận, trốn lủi hàng nửa thế kỉ trong rừng nhiệt đới. Anh ta không được biết một tin tức gì về tình hình thế giới, về bán đảo hình chữ S với những người thân thương ruột thịt của mình, chỉ với một chút hy vọng mong manh rằng một ngày nào đấy tổng Thiệu, hoặc một người hùng nào kế nhiệm ông ta sẽ đem quân ra quyết đấu, lấy lại hòn đảo của tổ tiên để lại.
Cho tới một ngày chính người con gái cũng hết muốn kéo dài cuộc sống theo cách ấy. Chị rủ chồng tìm cách vượt biển để đón một cái chết nhanh chóng hơn. Người chồng đồng ý ngay vì đó là kết cục cuối cùng của con người cùng vận hạnh sống trước anh ta gần hai thế kỉ.
Xuống bè vượt biển trong tâm trạng như vậy, quyết tâm với những cố gắng cần thiết. Hai người mặc cho gió mùa đông bắc đẩy xuôi hàng tuần lễ. Khi cơn bão cuối mùa chụp lấy, họ nói lời vĩnh biệt với nhau rồi sẵn sàng chấp nhận kết cục bi thảm của mình. Tuy vậy hình như lịch sử ít khi lặp lại hoàn toàn. Đã có hai con người cùng sinh, cùng chết vào một ngày giờ mà số phận vẫn chẳng hoàn toàn giống nhau. Một người là tướng Pháp Napoleon nổi danh thế giới, người kia thì chỉ là một đầu bếp nổi tiếng nước Pháp mà thôi.
Vậy nên môn chiêm tinh của ông Tây-mắm-tép vẫn không hoàn toàn đúng. Chiếc bè đựợc quân Việt Cộng đồn trú trên đảo Song Tử tây, thuộc quần đảo Truờng Sa kéo vào bờ, thì người đàn ông ngày xưa là trung sĩ Huỳnh Đoàn Quân tuy ngắc ngoải, đầy mình thương tích nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Người đàn bà Hoa một lần nữa đã cột chặt người chồng thương yêu đang mê man vào bè gỗ bằng chính những áo quần cởi ra của chị, trước khi bị ngọn sóng cuốn vào đại dương vô định.
*****
Việc đổi thay bọn cai ngục của mình, từ Trung Cộng sang Việt Cộng đã diễn ra sau hơn ba mươi năm - đó là ý nghĩ của người được cứu sống. Anh ta đã hồi tỉnh nhưng không nói gì, chỉ im lặng, bí mật quan sát và lắng nghe. Biết rằng chỉ một mình anh ta dạt vào đây. Những người nói tiếng Việt, mặc thứ quân phục lạ mắt kia đúng là Việt Cộng rồi. Tại sao vợ mình thì chết mà mình lại sống? Khác với tiên đoán của ông Tây-mắm-tép! Nghe họ trao đổi chắc rằng đây cũng chỉ là hải đảo. Đảo nào mà thuộc quyền kiểm soát của Cộng Quân? Tình hình trên đất liền bây giờ ra sao? Chắc là tổng Thiệu chẳng còn giữ ghế. Vậy bây giờ là ai? Ba má và út Thảo sao rồi?
Bao nhiêu câu hỏi người trung sĩ Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa đặt ra mà không hy vọng được ai trả lời. Suốt từ buổi "quyết đấu" với thằng đại uý chó chết ấy đến nay anh ta đã quen chấp nhận rủi ro, luôn sẵn sàng đón nhận một kết cục cuối cùng bi thảm như cụ Claude, dù ban đầu anh ta chẳng mấy tin vào chiêm tinh với tử vi đẩu số.
Có lẽ chỉ có út Thảo của anh, giờ đây là giáo sư tại một trường đại học ở thành phố từng mang tên là Sài Gòn, khi gặp lại anh hai của mình mới có thể làm cho anh ta hiểu rằng lịch sử đã đích thực sang trang, chẳng còn ai nhớ đến chuyện Việt Cộng hay Quốc Gia .
Một buổi tối khi người trong nhà chuẩn bị đi ngũ, thì nghe tiếng gõ cửa. Tiếng gõ ba hồi xong, tới tiếng kêu “ Chủ nhà ơi còn thức không, làm ơn cho tôi hỏi thăm”. Chị Thảo bước đến từ từ kéo cánh cửa. Một người đàn ông mặt mày bơ phờ hốc hác, nhìn chị chăm chăm, đôi môi mắp máy, ú ớ gì đó trong cổ họng. Qua giây phút định thần, chị nói gì trong cổ họng không thành tiếng. Người đàn ông mạnh bước vào nhà đảo mắt một lượt, rồi dừng lại ở bàn thờ. Đúng là hình ảnh của cha, mẹ. Cạnh bên là hình của ông hồi mới làm trung sĩ . Quay sang người đàn bà, ông nắm lấy hai tay hô lớn “ Út Thảo !…”. Cả hai người như khụy xuống ./.
© THANH TOÀN
- Doing business the Chinese way (Washington Post) - Ambitious Chinese youngsters have long sought to learn from Western economic theories and best practice, so why don't they tap into wisdom closer to home?
- Belgian brews no small beer in China (Washington Post) - Beer lovers from China and other emerging markets are frothing up sales for Belgian brewers, with shipments from Antwerp to Chinese ports witnessing a steady growth.
- Chinese airlines in it for the long haul (Washington Post) - Chinese air carriers are chasing new horizons as an increasingly competitive domestic market drives them to seek new opportunities abroad.
- Ready for take-off? (Washington Post) - As demand for long-haul flights between China and the rest of the world continues to rise, intl air carriers are grappling with how they can increase destinations beyond the country's major transportation hubs.
- Fosun buys Portuguese insurer for $1.4b (Washington Post) - Fosun International Ltd, China's biggest private conglomerate, has bought a controlling stake in Portugal's largest insurance group for 1 billioneuros ($1.36 billion), in a bid to build an investment group focused on the insurance sector.
- New-energy vehicles 'turning the corner' (Washington Post) - The domestic alternative-fuel vehicle industry has reached a turning point and is on track for rapid development in the next two or three years, said experts.
- Lenovo challenges Apple, Samsung (Washington Post) - After taking the top position in the global personal computer industry, the Chinese PC giant can't wait to challenge other big players in the industry.
- Economists upbeat on inflation outlook (Washington Post) - Economists expect pressure from inflation to cause no problems this year, following the release of key figures on Thursday.
- Sailing into the future China-style (Washington Post) - "Yachts are becoming the most popular 'toy' among the Chinese super-rich. And I believe China's yacht industry is on the eve of a great boom," said Zhao.
- History etched in stone (Washington Post) - An enthusiastic amateur believes ancient Chinese script he's found among Native American pictographs prove that Asians crossed the Pacific centuries ago.
- Cooking - as easy as ABC (Washington Post) - Grab your apron for a culinary class that will keep the home fires burning while teaching top techniques of the kitchen.
- Foo fighters (Washington Post) - Shenzhen is holding its own in the culinary stakes, with bright young chefs contributing to raising this southern city's epicurean standards
- Flights of fancy (Washington Post) - The bird bomb detonates. Its payload - millions of yuan worth of pigeons - explodes out of the truck's door like shrapnel with wings. Win or lose the war they seemingly don't realize is before their beaks, they're instinctively flying home.
- Tilling a field of dreams (Washington Post) - Xing Jianxin worked as a full-time photographer in Qiqihar, Heilongjiang province, and he often accompanied journalists when they covered agriculture-related issues.
- More people cast their eyes toward the skies (Washington Post) - For hot air balloonists, the joy of a one-hour flight sometimes is diluted by a long wait for approvals from authorities.
- The tickle of Tango (Washington Post) - The "queen of tango" lifts a leg and slowly rubs down the leg of her male partner, a signature move that's guaranteed to quicken heartbeats in the audience. Then the clicking couple will show off their rapport as they swirl and sway across the stage. The dazzling footwork makes the black-haired woman in a sparkling sequined dress shine like a diamond. Mora Godoy, a contemporary star of Argentine tango, is proof of the dance's growing popularity in China. Her company's just-ending tour to nine cities here aims to present the authentic, sexy partner dance and stimulate the sprouting tango culture in China.
- Instead of making planes, he creates indie music (Washington Post) - Cui Renyu studied aircraft manufacturing at Northwestern Polytechnic University in Xi'an, Shaanxi province-but instead of constructing planes, he started creating indie music after graduation.
- Going up (Washington Post) - Hot air ballooning is a new pastime for Chinese, but it's catching on fast. Deng Zhangyu takes to the air with some brave spirits in Changzhou, Jiangsu.
- Thousands of officials punished (Washington Post) - Disciplinary supervision authorities punished 182,038 corrupt officials last year, an increase of 13.3 percent from 2012, the country's top anti-graft agency said on Friday.
- Tibet deals 'heavy blow' against separatists (Washington Post) - Courts in the Tibet autonomous region heard 20 cases last year in which defendants were accused of endangering national security.
- Japan must show respect: France (Washington Post) - French Foreign Minister Laurent Fabius urged Tokyo to draw lessons from France and Germany to resolve sensitive historical issues, Phoenix TV reported on Friday.
- Israel's ex-PM Sharon dies at 85 (Washington Post) - Ariel Sharon, the hard-charging Israeli general and prime minister who was admired and hated for his battlefield exploits and ambitions to reshape the Middle East, died on Saturday, eight years after a stroke left him in a coma from which he never awoke. He was 85.
- Japan's hysteric desire for global sympathy (Washington Post) - Just because both invoked the fictional evil wizard of the Harry Potter series, Lord Voldemort, the bickering between Chinese ambassador to the United Kingdom Liu Xiaoming and his Japanese counterpart Keiichi Hayashi in the Daily Telegraph has been a huge media sensation.
- Auditors tighten grip on govt spending (Washington Post) - From July to the end of October, auditors saved nearly 40 billion yuan ($6.6 billion) in public funds that were prone to waste or embezzlement, the National Audit Office said on Friday.
- Fishing rules are 'normal practice' (Washington Post) - Hainan province's demand that foreign fishing vessels entering its waters seek China's approval is a normal practice, the Foreign Ministry said.
- China probes space deals (Washington Post) - New chief says the sky is now the limit
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét