Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Thượng tướng so với Thủ tướng ai to hơn ai? - Liệu đã hết 'tắm từ vai xuống'? - Việt Nam đón Tết trong thiếu, đói

Thượng tướng so với Thủ tướng ai to hơn ai?

“…Cứ xem như chú Tô Huy Rứa đấy! Chẳng cần có tước vị chính quyền gì nhưng chính chú là người đã nhiều lần bắt cả đống tướng đứng nghiêm chào khi chú trao cho quyết định khen thưởng hay thăng cấp cho bất cứ ai (như vụ trao bằng bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An cho tướng Bùi văn Nam…”
 

Câu hỏi này được đặt ra cho tớ vào chiều hôm 9/1/2014 khi hai cháu hâm mộ tớ (cả hai cỏn rất trẻ chưa quá tuổi “băm” nghĩa là thua cháu đích tôn của tớ mấy tuổi) đến thăm tớ để chất vấn tớ về cái máu…còn dễ yếu lòng, hy vọng hão ở những gì mà chú ba Dũng đã tung ra trong bản thông điệp đầu năm!

Đặc biệt là qua vụ tử tù Dương chí Dũng đã khai tóe loe ra cả bao nhiêu cái tên có liên quan đến vụ án Vinalines …..Nếu chú ba Dũng làm đúng như những gì chú đã nói thì…tại sao, chú lại im lặng trước sự phủ nhận công khai của các quân sĩ dưới trướng ông anh “cán bộ cao cấp” của Bộ Công An mà báo chí bị cấm gọi đúng tên dù cả thế giới đã biết là Giáo sư-tiến-sỹ-trung Ương ủy viên Thứ Trưởng Thường Trực Bộ Công An….Phạm quí Ngọ, người chỉ huy tối cao trong việc đánh án vụ Dương Chí Dũng, mà tội phạm lại bỏ trốn ra nước ngoài trước khi có lệnh bắt….2 ngày!

Thì ra vậy! Tớ thú thiệt, bị các cháu cật vấn cái “kỳ vọng hão” về một “Góocba-Việt” của tớ lần này đã làm tớ….cực kỳ vui, nhất là sau khi nghe 2 bạn trẻ “chià” ra các tư liệu về sự “nói và nuốt lời như không” đã thành hệ thống của chú Ba…
Cái bộ nhớ của tớ chỉ ghi nổi những lần “hứa lèo” của chú ấy như sau:

- “Sẽ từ chức nếu không ngăn chặn được tham nhũng”
hoặc
- Lên án “chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng” đều sai trong việc cưỡng chế và phá nhà anh Đoàn văn Vươn nhưng sau đó đánh bài lờ khi anh Vươn vẫn bị kết án “cố ý giết người” mà không thèm giơ lên một ngón tay út ý kiến, thậm chí còn ký thăng anh Ca-ca lên Thiếu Tướng!

Trong khi đó hai bạn trẻ lại tỉ mỉ hơn vạch ra:

- Chính chú Ba là người ký nghị định 208/2013/NĐCP công bố cấm phản biện công khai đưa đến bức tử IDS

- Chính chú Ba là người ký nghị định số 136/2006/NĐCP cấm khiếu nại tập thể.

- Chính chú Ba là người ký nghị định 72,2003/NDDCP cấm cư dân mạng được ….truyền tin trên mạng
- Cũng chính chú Ba đã 2 lần tuyên bố trước thế giới “Nước Việt này không cần báo chí tư nhân”….v. v... và v. v...

Cụ thể hơn trong vụ khai của “Xiêng Phênh Dũng”, có cho kẹo chú Ba cũng chẳng dám chạm tới lông chân ông thượng tướng do chú Sang mới phong ngày 22/7/2013 nghĩa là khi tên Dũng đã đang chờ ngày ra tòa nhận án tử hàng tháng rồi….(ảnh dưới)
phongchuc
Họ đều có con số, có ngày tháng chú Ba đã nói gì, làm gì không tốt, không đúng với cái đất nước này… để thuyết phục tớ là:

“KHÔNG THỂ TIN VÀO NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN VÀO NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM”

Dựa vào cái kết luận đanh thép và…muôn thuở đúng này, tớ liền tung ra các chiêu “phản biện” và đồng thời tự cải chính cho mình như sau:

1- Tớ chưa bao giờ công nhận họ là …Cộng Sản thứ thiệt! Đối với tớ, họ chỉ là những kẻ hậu sinh mà do ăn mày được cái dĩ vãng cộng sản nên nắm được chính quyền mà thôi! Gọi đúng tên ra là “một tập đoàn quyền lợi” (nói "nhóm lợi ích" là quá nhỏ!) ôm chặt lấy cái võ khí chuyên chính vô sản của cộng sản để bảo vệ lơi ích và quyền bính của bọn họ mà thôi!

2- Do họ chẳng có cái lý tưởng gì (kể cả lý tưởng Mác-Lê, nếu xem đó là 1 thứ lý tưởng) nên họ sẵn sàng nói liều, làm liều không dám (thèm) đối thoại với ai khi cần đạt một mục đích nào đó dù trước mắt hay lâu dài như: “Thoả sức cướp đất đai nhờ cái “mẹo” “sở hữu toàn dân” như thi nhau làm giàu nhờ “kinh tế nhà nước là chủ đạo”!

3- Tổ chức của họ, nhìn có vẻ quy mô, kỷ luật, thậm chí mô phạm ra trò nhưng sự thật thì đó là một tập thể rất phức tạp mà gắn kết với nhau chính nhờ lợi quyền chia chác, ai cũng biết ai là ai? trình độ giả - thiệt đến đâu và tay đã nhúng chàm đến đâu? …Cho nên khó có sự đoàn kết thật sự trừ gặp phải trường hợp đứng trước nguy cơ tiêu vong!

Cái bản thông điệp đầu năm mà tớ mới chỉ đặt trong tình trạng giả định “có tí mùi tự diễn biến?” chính là có những lý do như trên.

Có thể là chú Ba đã được sự đồng lòng của một số “tay tổ” có “bức tường vững chắc che chắn gồm hàng ngàn tướng tá do chú Ba sắc phong”? Bằng không sức mấy mà chú Ba dám nói những điều mà tướng Vĩnh, giáo sư Tương Lai, nguyên đại sứ Nguyễn Trung…và hàng loạt người xưa nay viết và tuyên bố về chú Ba không mấy hay lắm cũng đã phải công nhận là có mang tới “Làn gió mới”, thậm chí đã vội đánh giá là chú Ba đã “quay ngoắt 180 độ!”...v. v… và tất cả đều trông chờ ở những hành động cụ thể của Chú ấy!

Và cơ hội để chú chứng minh chú rằng chú muốn “xây dựng một nhà nước pháp quyền trong đó mọi quyết định của nhà nước đều phải minh bạch ….” (chú đã lặng lẽ bỏ trốn bốn chữ X.H.C.N. dấu yêu sau cụm từ trơ trẽn “Nhà nước pháp quyền”) đã đến!

Đó là vụ án Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng được mang ra xử công khai để tên tử tù Dũng phun ra cả một lô một lốc những tình tiết chết người mà cứ thẳng thừng, công minh lần ra sẽ tan nát cả cái tổ ong vò vẽ là cái chắc!

Vụ án này nó đã diễn biến ra sao, dính chùm tới ai, tớ dám bảo đảm: Cái nhóm định đưa vụ này ra ánh sáng trước các máy ghi âm và caméra của mọi phóng-viên-đủ-mọi-lề đã biết rõ mọi tổ của con chuồn chuồn là đã có kịch bản từ trước cả!

Chả thế mà chỉ một tên đại tá –nhà báo quèn có tên Như…Gió đã làm lộ hết cả ra trong một bài báo tưởng chừng có thể xóa tội cho chủ mà rồi lại hại đến chủ như sau:
“Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: “Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ”.”
Kèm theo những lời khai khá là chi tiết của vợ chồng tử tù Dương Chí Dũng như sau:
“Ngày 17/5/2012, buổi trưa tôi có điện cho anh Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an hỏi thăm xem anh Ngọ đã về Hà Nội chưa vì anh Ngọ có nói với tôi là anh ấy đi công tác tại TP HCM. Anh Ngọ nói đang trên đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội và anh ấy nói luôn là chiều nay Thủ tướng nghe cái vụ của chú. Thế thì chiều 17.5 tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố, gần nhà anh Ngọ để chờ anh Ngọ và nói với anh Ngọ: “Tối em đến anh”. Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17/5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ điện cho tôi thông báo Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian. Sau đó anh ấy nói tiếp là chú tắt điện thoại đi. Sau đó, tôi trốn trong tối 17/5
Những điều tôi nói ở đây là sự thật khách quan. Tôi đã bị tuyên án tử hình ở vụ án của tôi rồi nên tôi hoàn toàn nói sự thật. Nghe em trai tôi nói tôi rất thương."

Với những lời tố cáo động trời có thu âm và ghi hình này (đã bị tung hê ra khắp thế giới), kèm theo cả lời của Tòa án Hà Nội là đang nắm trong tay những gì Dũng khai trong sổ nhật ký của Dương Chí Dũng….. thì

Nếu tớ là thủ tướng tớ hoàn toàn có quyền nhận định ngay lập tức là:

Nếu đúng như lời khai của Dũng thì:

ĐÂY KHÔNG CHỈ LÀ MỘT VỤ ÁN LÀM LỘ BÍ MẬT… MÀ LÀ MỘT VỤ ĐỒNG LÕA THAM NHŨNG BAO CHE NHAU TRỐN TRÁNH PHÁP LUẬT

Và tớ, lập tức, dù đang kinh lý nơi đâu cũng cứ ra lệnh:

1- Đình chỉ ngay công tác của thứ trưởng Phạm Quý Ngọ

2- Lập một ban điều tra độc lập -không do Bộ Công An chỉ đạo- để tiến hành ngay kiểm tra lại mọi chứng cớ, nhân vật, địa điểm, ngày giờ...xảy ra mọi cuộc gặp gỡ, trao tiền có khuýp không? (tức là kỹ thuật recoupement của bất cứ cơ quan điều tra nào ở bất cứ nước nào chứ chưa nói đến “cơ quan điều tra Việt Nam là giỏi nhất thế giới như ai đó đã đại ngôn!!!)
Khám xét ngay gia tư điền sản, tài khoản của gia đình, con cái một một ông chỉ là huyện đội mà trong có 10 năm leo đến Thượng tướng trung ương Ủy Viên, thứ trưởng, xem thu nhập ở đâu mà có? Kinh doanh thì thuế nộp ở đâu? Bao nhiêu?

3- Sớm đưa ra xét xử trước công luận sớm ngày nào lợi cho Nhà Nước do chú Ba mới ra thông điệp quyết phen này “Đổi mới thể chế” ngày nấy!

Tớ tin rằng nếu có phe chú Ba ủng hộ (chẳng phải là bảo thủ chống tiến bộ hoặc “phe đảng”, chống “phe chính phủ” gì xất!), lại được các tấm gương bên Tàu mà anh Bá Thanh mới vội vã qua bển học tập các vụ làm thịt đến nơi, đến chốn mấy ông vua cộng sản từ vợ chồng Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang cho đến thành tích chỉ trong năm 2013, 19 con “hổ tham ô” (đều ở cấp thứ / bộ trưởng) mới bị đập chết, cùng 180.000 con “muỗi ăn cắp” qua 1.725.000 ca được tiến hành điều tra trong số 1.950.000 ca bị nhân dân và báo chí phanh phui, phát hiện... đã làm cho thế giới tròn xoe mắt nhìn vào anh Tập như thế nào? Các tay chân chú Ba biết tiếng Tây hãy dịch bài Tập Cẩn Bình với chiến dịch “giết cả hổ lẫn muỗi” trên báo Le Monde ngày 11 tháng 1 năm 2014 để chú Ba vững bước trên con đường đứng đầu một thể chế cần đổi mới!
Một liều thuốc thử hiếm có cho chú Ba!

Cũng là câu trả lời cho 2 bạn trẻ của tôi:

VỚI THỂ CHẾ MỚI THỦ TƯỚNG DỨT KHOÁT PHẢI TO HƠN THƯỢNG THẬM CHÍ CẢ ĐẠI TƯỚNG!

Còn như chỉ trong tuần này thôi, nếu vụ thượng tướng bị tố này bị chìm xuồng thì… Cái phe chống chú Ba và bè phái chú đã thắng.
Nói trắng ra rằng: Chừng nào bọn tao còn là đa số thì bọn mày đừng có hòng huênh hoang quậy phá!
Thủ giời cũng do chúng tao đào tạo từ các “trường đào tạo nguồn cán bô cao cấp chiến lược mà ra cả! Cứ xem như chú Tô Huy Rứa đấy! Chẳng cần có tước vị chính quyền gì nhưng chính chú là người đã nhiều lần bắt cả đống tướng đứng nghiêm chào khi chú trao cho quyết định khen thưởng hay thăng cấp cho bất cứ ai (như vụ trao bằng bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An cho tướng Bùi văn Nam) thì rõ: Chẳng ông tướng nào kể cả thủ tướng cũng chẳng to bằng cái tập thể đang nắm lợi quyền lợi đất nước này trong tay là chúng tao cả!
Hiểu chưa? Hiểu chưa? Hiểu chưa?
Tô Hải
Nguồn: to-hai.blogspot.com

Khởi tố Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ - VKS Hà Nội có cần xin 'cấp trên'?

Ngày 7/1, trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng trong vai trò nhân chứng đã đưa ra nhiều lời khai chấn động.

Lời khai của ông Dũng về tướng Ngọ trong phiên xử Dương Tự Trọng làm chấn động dư luận

Một trong các lời khai đó là quan chức cao cấp Bộ Công an, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, đã mật báo cho ông Dũng về việc khởi tố ông khiến ông bỏ trốn.

Ông Dũng còn đưa ra cáo buộc đã hối lộ cho ông Ngọ hàng trăm nghìn đôla.

Dựa trên "các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo và đề nghị của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước".

Quyết định đã được gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, tuy nhiên cho tới nay chưa có động thái khởi tố bị can.

Trong bài phỏng vấn do báo Người Lao Động đưa hôm Chủ nhật 12/01, Phó trưởng ban Nội chính Trung Ương cho biết sẽ lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp để điều tra lời khai của ông Dương Chí Dũng

"...Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành. Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng," ông Phạm Anh Tuấn nói.

Ban Nội chính Trung Ương có thể sẽ tham gia tổ liên ngành này, tuy nhiên còn phải chờ quyết định cuối cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng theo đại diện của Ban Nội chính.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, giải thích quy trình tố tụng sau khi có quyết khởi tố vụ án, mà theo đó có khả năng không khởi tố bị can.




Nếu có một cá nhân nào đó có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội thì theo luật có thể khởi tố bị can ngay chứ không cần ý kiến cấp trên nữa."


Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM

Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Theo luật tố tụng của Việt Nam thì có dấu hiệu, tức là có lời khai của một nhân chứng có dấu hiệu làm lộ bí mật nhà nước và có hướng đến một người cụ thể thì trước hết tòa án ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước.

Sau đó theo luật tố tụng của Việt Nam sẽ phân công cho các điều tra viên xác minh lời khai đó, và nếu như xác định được từ lời khai đó và từ các chứng cứ khác mà có một người cụ thể làm lộ bí mật của nhà nước thì lúc bấy giờ khởi tố bị can.

Nhưng trong trường hợp này theo báo chí vừa qua tôi theo dõi liên quan đến vụ Dương Tự Trọng có hướng đến một người cụ thể tức là có khả năng người đó trở thành bị can và chúng ta sẽ chờ cơ quan tố tụng khởi tố bị can.

BBC: Thưa ông, khi thông tin về việc khởi tố vụ án đưa ra như vậy, thì liệu có khả năng người có thể trở thành bị can biết được thông tin và bỏ trốn không?

Tôi nghĩ là phải tin tưởng vào cơ quan công an Việt Nam. Khi có nguồn thông tin mà người đó có dấu hiệu đã thực hiện hành vi phạm tội, thì rất khó để bỏ trốn nếu như không có sự cấu kết với những người có quyền trong ngành công an, cụ thể là cơ quan cảnh sát điều tra. Không thể trốn thoát được.

BBC: Các tình tiết báo chí đưa ra về phiên tòa rằng tội danh để tòa ra quyết định khởi tố vụ án đã chuyển từ lộ bí mật công tác sang làm lộ bí mật nhà nước. Ông có thể giải thích hai tội danh đó khác nhau ở chỗ nào?

Đơn giản là thế này. Hành vi đều là tiết lộ các thông tin có được do công tác, công việc của mình, tức là liên quan tới công chức nhà nước.

Nhưng mức độ lộ bí mật nhà nước thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với lộ bí mật công tác.

Bởi vì những thông tin thế nào là bí mật của nhà nước đã được quy định trong luật rất cụ thể. Nhưng bí mật công tác thì chưa cụ thể hóa, nhưng người ta có thể hiểu chung chung là những thông tin quan trọng liên quan đến công việc của mình mà theo luật báo chí không được tiết lộ cho báo chí là bí mật công tác.

BBC: Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một đại diện của Viện Kiểm sát là họ đã nhận được hồ sơ khởi tố vụ án từ tòa án đưa xuống nhưng sau đó phải chuyển lên cấp trên để xem xét và quyết định, thì điều đó có thể hiểu như thế nào thưa ông, ai là cấp trên và họ sẽ quyết định thế nào?

Tại sao chưa khởi tố bị can?
Theo luật tố tụng không có nêu rõ cấp trên. Trong luật tố tụng hình sự nói rõ về phân cấp thẩm quyền điều tra ở cấp sơ thẩm rất rõ là những hành vi nào, tính chất và mức độ xã hội mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt của tội đó tới mức nào thì cấp quận, cấp huyện điều tra xử lý; mức độ nguy hiểm như thế nào và khung hình phạt ra sao thì cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý.

Điều này quy định rất rõ trong luật tố tụng, cho nên Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nói cấp trên là không đúng vì đấy là người ta cẩn trọng trong trường hợp cụ thể này thôi. Còn theo luật, đã là cảnh sát điều tra công an Hà Nội hoặc là cơ quan điều tra của viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội theo luật là hoàn toàn có thẩm quyền để điều tra xác minh vụ này.

Nếu có một cá nhân nào đó có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội thì theo luật có thể khởi tố bị can ngay chứ không cần ý kiến cấp trên nữa.

Trong vụ án này thì có thể người thực hiện hành vi phạm tội đó là cán bộ cấp cao thì Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội cẩn trọng đưa ra chi tiết là xin ý kiến cấp trên.

BBC: Trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng thì ông Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai ra rất nhiều điều chấn dộng dư luận. Dựa trên những lời khai đó người ta đã khởi tố vụ lộ bí mật nhà nước nhưng những thông tin về việc đưa hối lộ, nhận hối lộ thì chưa thấy có quyết định gì. Vậy quy trình như thế nào để đưa đến kết luận khởi tố vụ án, ví dụ như về đưa và nhận hối lộ?

Vấn đề vừa đề cập phải kiểm tra rất kỹ nguồn chứng cứ có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ hay không. Còn nếu chỉ có ông Dương Chí Dũng khai như vậy thôi và các cơ quan điều tra chưa kiểm chứng nguồn thông tin đó thì chưa thể khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can ngay được.

BBC: Như vậy cũng có khả năng sẽ không khởi tố?

Đúng. Nếu như sau khi xác minh sự việc mà không có gì để cho rằng có thể là chứng cứ theo luật thì không thể khởi tố vụ án hay khởi tố bị can về hành vi đưa hối lộ.

BBC: Họ có quy định là mất bao lâu thì phải kết thúc điều tra, phải khởi tố bị can không?

Có. Có thời hạn điều tra chung. Chẳng hạn như trong bốn tháng điều tra rồi ra hạn thêm ba tháng nữa, và nếu có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm ba tháng nữa.

Thời hạn điều tra theo luật tố tụng của Việt Nam cũng chặt chẽ, không thể kéo dài vô tận được.
Theo BBC

Từ lời khai Dương Chí Dũng: Tại sao chưa khởi tố bị can?


Ngày 7/1, trong phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng trong vai trò nhân chứng đã đưa ra nhiều lời khai chấn động.
Một trong các lời khai đó là quan chức cao cấp Bộ Công an, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, đã mật báo cho ông Dũng về việc khởi tố ông khiến ông bỏ trốn.

Ông Dũng còn đưa ra cáo buộc đã hối lộ cho ông Ngọ hàng trăm nghìn đôla.

Dựa trên "các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo và đề nghị của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước".

Quyết định đã được gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội, tuy nhiên cho tới nay chưa có động thái khởi tố bị can.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, giải thích quy trình tố tụng sau khi có quyết khởi tố vụ án, mà theo đó có khả năng không khởi tố bị can.

“Theo luật tố tụng thì không có khái niệm cấp trên. Luật tố tụng hình sự có phân cấp, có nói về quyền điều tra cấp sơ thẩm rất rõ.

“Viện Kiểm sát nói cấp trên là không đúng, vì người ta cẩn trọng vì có liên quan tới một cán bộ cao cấp thì nói vậy. Chứ cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát hoàn toàn có quyền điều tra, khởi tố bị can ngay”, luật sư Nghiêm giải thích với BBC ngày 13/01/2014.

Vụ Dương Chí Dũng: Nếu mật báo vì tiền thì tội càng nặng

Nếu như lời khai trước tòa của Dương Chí Dũng về việc "ông anh" đã mật báo cho mình bỏ trốn và đã nhận tiền lót tay lên đến 500.000 USD là sự thật thì "...việc làm lộ bí mật này không phải vì tình cảm gia đình, không phải anh em mà xuất phát từ một cục tiền lại càng nghiêm trọng"
Dương Chí Dũng trong phiên tòa xét xử em trai
Dương Chí Dũng trong phiên tòa xét xử em trai
 Ông Nguyễn Đình Hương nhận định tội làm lộ bí mật lớn hơn tội nhận hối lộ
Ông Nguyễn Đình Hương nhận định tội làm lộ bí mật lớn hơn tội nhận hối lộ
 
Căn hộ cao cấp nơi
Căn hộ cao cấp nơi "ông anh" mà Dương Chí Dũng tiết lộ đang ở
(Theo ĐS&PL)

Liệu đã hết 'tắm từ vai xuống'?

Ông Thuyết đặt câu hỏi về chuyện chậm khởi tố vụ làm lộ bí mật

Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng hơn và niềm tin của người dân đang "bắt đầu" được khôi phục từ những vụ xử án gần đây.

Đề cập tới một loạt các vụ xử án gần đây trong đó có vụ xét xử hai anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng ông Thuyết bình luận:

"Tôi thấy trước đây vào những năm 2007, 2008 cũng có một loạt những vụ được gọi là vụ án trọng điểm mà đã được xử.

"Nhưng so với những vụ án hiện nay thì những vụ án trước đây được gọi là trọng điểm thì nó quá bé.

"Tôi lấy ví dụ như vụ lắp điện kế điện tử giả ở công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh phải nói số tiền tham nhũng rất là bé so với số tiền nhận một lần của người mà ông Dũng đã tố ra...

"So sánh như thế để thấy rằng là quả thực theo dư luận thì từ khi Ban Nội chính trung ương được tái lập và từ khi Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy lên một bước mới, khám phá ra nhiều vụ việc rất lớn và những vụ việc này cũng liên quan đến những nhân vật khá cao chứ không phải là như những trường hợp trước đây nữa, chỉ là cấp sở, cấp tỉnh, cấp công ty nhỏ."

Mặc dù vậy ông Thuyết cũng nói thêm:

"Nhưng người dân vẫn đang chờ đợi bởi vì nếu như lại tiếp tục tắm từ vai giở xuống thì người ta cũng sẽ cảm thấy chán nản và hoài nghi đối với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng này."

'Thận trọng'

Khi được hỏi về chuyện tại sao cùng dựa trên lời khai của ông Dương Chí Dũng mà vụ lộ bí mật nhà nước được khởi tố trong khi vụ đưa và nhận hối lộ chưa được xem xét, Giáo sư Thuyết nói:

Giáo sư Thuyết bình về lời khai ông Ngọ
"Tôi cho là cái việc ấy của tòa án cũng là thận trọng thôi.

"Và thông thường khi chúng ta đã khởi tố một vụ án thì từ cái vụ án ấy có thể mở rộng điều tra [những gì] nó liên quan và có những chứng cứ về việc nhận hối lộ thì sẽ bổ sung quyết định khởi tố."

"... Tôi nghĩ việc làm lộ bí mật nhà nước chuyện nó rõ rồi cho nên tòa hoàn toàn đủ căn cứ để quyết định khởi tố ngay tại phiên tòa.

"Thế còn việc đưa và nhận hối lộ thì chắc cũng còn phải chứng minh cho nên là cũng không thể nào căn cứ ngay vào một lời khai của nhân chứng đồng thời là tội phạm Dương Chí Dũng để có thể khởi tố ngay được.

Riêng về vụ ông Dương Chí Dũng sớm biết tin bị khởi tố hôm 17/5/2013 để bỏ trốn, cựu Đại biểu Quốc hội nói:




Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng bây giờ phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali kéo hay là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"... [Đó] là sự chậm trễ mà bản thân tôi cũng chưa giải thích được. Theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm cần giải trình trước công luận là vì sao đến bây giờ mới quyết định khởi tố vụ án."

"Lẽ ra ngay lúc ấy mình đã phải khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước rồi. Còn ai là người làm lộ, khi đã khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra ... nếu xác định được người có dấu hiệu phạm tội thì sẽ khởi tố bị can."

"Cái việc khởi tố chậm như thế nó cũng không bình thường và nó cũng có thể là tạo điều kiện để người tinh quái, có nghiệp vụ xóa dấu vết."

'Khách quan'

Mặc dù có những ý kiến hoài nghi khả năng điều tra độc lập của Bộ Công an đối với những gì ông Dương Chí Dũng khai, Giáo sư Thuyết nói trong quá khứ đã có những vụ việc mà Bộ Công an chứng tỏ họ có thể điều tra được những vụ việc liên quan tới chính ngành của mình:

"Trước đây khi xảy ra vụ Năm Cam thì cơ quan điều tra của Bộ Công an cũng tiến hành điều tra và đi đến kết luận khởi tố và sau đó Viện Kiểm sát cũng truy tố và Tòa án xét xử một loạt bị can, bị cáo trong đó có ba người là cấp thứ trưởng và hai người cấp ủy viên trung ương và có cả một ông thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên trung ương đảng.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải tin vào sự khách quan của những người làm công tác điều tra thôi."

Giáo sư Thuyết nói cần xử nghiêm quan chức cấu kết với tội phạm

Ông Thuyết nói ông cũng cho rằng "không ít người" suy đoán liệu ủy viên trung ương bị tố tham nhũng hàng triệu đô la thì ủy viên bộ chính trị có dính dáng không.

Tuy nhiên ông nói điều này chỉ có thể biết được trong quá trình điều tra mặc dù cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã quá trầm trọng.

"... Cũng có chuyên gia pháp lý của Việt Nam đã nói rằng bây giờ phong bì không còn chứa nổi số tiền hối lộ nữa rồi mà phải là cái vali kéo hay là vali xách thì nó mới chứa nổi cục gạch kiểu như thế."

Vẫn về vụ xét xử ông Dương Tự Trọng, vị Giáo sư nói thêm:

"... Hiện tượng những người nắm giữ cơ quan điều tra mà lại bắt tay với tội phạm thì ngay ở phiên tòa xử Dương Tự Trọng, em của Dương Chí Dũng, thì chúng ta cũng thấy rồi.

"Ông Dương Tự Trọng là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của Hải Phòng nhưng lại che giấu cho một tội phạm đang bị công an thành phố Hồ Chí Minh truy nã, dùng tội phạm đó làm đồ đệ của mình, giúp cho anh mình chạy trốn.

"... Việc này nhà nước phải xử lý nghiêm khắc chứ không thể nào để những người được giao trách nhiệm chống tội phạm lại bắt tay với tội phạm, sử dụng tội phạm kiểu như thế được."
Theo BBC

Điều tra lại đại án Bầu Kiên: Nhiều đại gia nữa sẽ bị bắt?

Chỉ sau hơn 20 ngày tiếp nhận hồ sơ (ngày 18-12-2013), mới đây, TAND TP Hà Nội đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. Điều đáng nói là CQĐT từng có quan điểm xử lý đối với những cá nhân này trước pháp luật, song không được chấp thuận.

Làm trái quy định để giảm thiệt hại

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập từ năm 1993 và lần thay đổi giấy phép kinh doanh gần đây nhất là tháng 9-2011 với người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc – Lý Xuân Hải. Trước đó vào năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chuẩn y việc bầu các chức danh trong HĐQT của ACB, nhiệm kỳ 2008 – 2012 với các thành viên gồm: Trần Xuân Giá – Chủ tịch HĐQT; Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang lần lượt giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra các thành viên còn có Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn và một số cá nhân khác. Trong số ấy, thường trực của HĐQT gồm có Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải.
Trong quá trình hoạt động, ngày 22-3-2010, thường trực HĐQT ACB đã triệu tập một cuộc họp trong đó có nhiều ban bệ và đại diện Hội đồng sáng lập là Nguyễn Đức Kiên – nguyên Phó chủ tịch HĐQT để bàn phương án giảm tồn lượng tiền huy động từ dân cư để tránh thua lỗ. Tại cuộc họp này, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo không được làm giảm tổng tài sản của ACB và không chấp thuận giảm lãi suất huy động. Trên cơ sở đó, Lý Xuân Hải đưa ra “sáng kiến” sẽ ủy thác cho nhân viên mang tiền của ngân hàng đi gửi vào các ngân hàng khác để vừa nhận được lãi suất tiền gửi, lại vừa được hưởng “hoa hồng”, khuyến mại theo quy định của từng ngân hàng. Nguyễn Đức Kiên lập tức hưởng ứng và “lái” thường trực HĐQT ACB nhất trí, tán thành. Chính vì vậy mà hầu hết các thành viên dự cuộc họp đó đã thống nhất và cùng ký tên vào biên bản với nội dung: “Đồng ý việc ủy thác cho các nhân viên để gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. Giao TGĐ kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng”.
Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 27-6 đến 5-9-2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng thực hiện việc ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên của ACB gửi tiền tiết kiệm vào Vietinbank – Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Theo đó, lãi suất trong các hợp đồng tín dụng được các bên xác định là 14%/năm ghi trong hợp đồng, còn lãi ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền gửi này đã nhanh chóng bị Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Vietinbank – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hết.
Quá trình điều tra đã làm rõ việc làm nêu trên của các cá nhân trong thường trực HĐQT ACB là trái pháp luật vì vào thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác. Điều này có nghĩa việc làm trên đã vi phạm vào Điều 106 – Luật các Tổ chức tín dụng.

Vung tiền “thao túng” cổ phiếu…

Ngày 5-11-2009, thường trực HĐQT ACB ra thông báo: “Giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán đang diễn biến thuận lợi cho việc đầu tư để sinh lợi, thường trực HĐQT chấp thuận cấp hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng Đầu tư để mua một số cổ phiếu có giá trị tốt và tính thanh khoản cao. Thường trực HĐQT ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên – Chủ tịch Hội đồng Đầu tư chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này”. Thực hiện thông báo đó, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Chứng khoán ACB (gọi tắt là ACBS) tiến hành đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB và một số mã chứng khoán khác.
Do biết pháp luật không cho phép Công ty ACBS mua cổ phiếu của chính Ngân hàng ACB nên Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo doanh nghiệp chứng khoán này ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Đầu tư Á châu do chính ông ta làm Chủ tịch HĐQT để đầu tư mua bán cổ phiếu của ACB. Cụ thể, ngày 1-12-2009, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS được phép liên kết với đối tác đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 2.000 tỷ đồng. Tiếp đến, trong các ngày 17-5-2010 và 28-8-2010, Nguyễn Đức Kiên vẫn lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS liên doanh với đối tác để đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 700 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo và “giật dây” của Nguyễn Đức Kiên, Công ty ACBS sau đó đã liên kết với một số doanh nghiệp mua bán cổ phiếu của ACB. Để tiến hành được việc làm trái pháp luật này, Ngân hàng ACB đã cho một số ngân hàng vay hàng nghìn tỷ đồng dưới hình thức vay liên ngân hàng để sau đó các ngân hàng này cho Công ty ACBS cùng đối tác liên kết vay vốn “chơi” chứng khoán. Và tính đến thời điểm vụ án bị khởi tố, những ngân hàng được ACB cho vay tiền để sau đó “tuồn” cho các công ty “sân sau” của Nguyễn Đức Kiên vẫn còn nợ hơn 1.193 tỷ đồng. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ trong phi vụ “thao túng” cổ phiếu này, Ngân hàng ACB đã bị thiệt hại tổng số tiền hơn 687 tỷ đồng.
Ở hành vi này, trong quá trình điều tra, cả 6 bị can trong thường trực HĐQT ACB đều thừa nhận đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo, đồng thời giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện. Chính về thế mà kết thúc giai đoạn điều tra, CQĐT của Bộ Công an đã đề nghị VKSND Tối cao truy tố tất cả các bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải cùng về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 165-BLHS. Thế nhưng vào thời điểm chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan xét xử (ngày 18-12-2013), cáo trạng lại chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên.

Sẽ khởi tố và truy tố thêm bị can?

Đó chính là tinh thần mà Quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ ngày 3-1 của TAND TP Hà Nội và cá nhân thẩm phán Nguyễn Quốc Thành (người được phân công thụ lý vụ án) đặt ra đối với cơ quan truy tố. Tòa án Hà Nội cho rằng chủ trương của HĐQT Ngân hàng ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi hơn 718 tỷ đồng vào Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Trong hành vi này, tòa xác định ông Phạm Trung Cang đã cùng một số bị can khác trong vụ án ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ra chủ trương dùng tiền huy động để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VND cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Việc làm này đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng.
Trong quá trình hoạt động, ngày 24-1-2011, Ngân hàng ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, tuy không tham gia vào chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền, nhưng biết rõ chủ trương của HĐQT. Và sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn đã ký vào biên bản họp HĐQT ngày 7-6-2011, trong đó có nội dung ủy thác gửi tiền, dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt. Do đó, tòa án cho rằng hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, song chưa được đề cập xử lý trong cáo trạng.
Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu của Ngân hàng ACB gây thiệt hại hơn 687 tỷ đồng, tòa nhìn nhận, ngày 2-1-2009, thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo và giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện. Quá trình điều tra, các bị can, trong đó có Trần Xuân Giá đều thừa nhận thường trực HĐQT đã có chủ trương cấp tín dụng cho ACBS. Và thực tế là CQĐT đã đề nghị truy tố cả 6 bị can liên quan theo tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng cáo trạng chỉ truy tố hai bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên ở hành vi này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…
Từ các phân tích này, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm. Ngoài ra, Tòa án Hà Nội cũng đề nghị VKSND Tối cao xác định lại vai trò, mức độ của Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu.
Theo An ninh Thủ đô

Việt Nam đón Tết trong thiếu, đói

Những tin tức mới đây cho thấy nạn cướp bóc hoành hành ở Việt Nam vì đói và nhà cầm quyền CSVN vừa quyết định xuất kho 20,000 tấn gạo để cứu đói cho dân chúng của 11 tỉnh. 
Tống Duy Tân, phạm cùng lúc ba tội chỉ vì quá đói. (Hình: VietNamNet)

Tuần qua, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội CSVN loan báo, đã nhận được đề nghị hỗ trợ cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 của các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kon Tum.

Trong số này, Quảng Bình dẫn đầu về lượng gạo xin hỗ trợ (5,200 tấn), kế đó là Quảng Trị (4,300 tấn), Nghệ An (4,200 tấn). Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, một số tỉnh khác đang hoàn chỉnh hồ sơ xin hỗ trợ gạo cứu đói.

Kém cỏi trong quản trị, điều hành quốc gia được xem là lý do chính khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái. Không chỉ nông dân khốn cùng, cần cứu đói mà doanh giới cũng rơi vào tình trạng “sức tàn, lực kiệt”.

Theo báo chí Việt Nam, do doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp tràn lan, rất nhiều công nhân bỏ xứ tìm đến các thành phố lớn làm thuê đang mong Tết đừng đến. Bởi hàng ngàn doanh nghiệp đang lao đao vì suy thoái kinh tế, nhiều công nhân vẫn chưa được trả lương và tất nhiên họ sẽ không được nhận tiền thưởng Tết.

Lương càng ngày càng giảm trong khi các loại chi phí càng ngày càng tăng nên công nhân không đủ sống. Cũng vì vậy, tiền thưởng nhân dịp Tết được trông chờ như cơ hội độc nhất, vừa giúp công nhân về thăm quê, vừa tạo cơ hội cho họ mua sắm ít quà để cùng thân nhân đón Xuân. Nay, lương không có, thưởng lại càng không, càng gần Tết, càng nhiều công nhân tuyệt vọng.

Trong nhiều phóng sự gần đây, báo chí Việt Nam mô tả, bởi nỗ lực hết mức nhưng chỉ lo đủ tiền để trả lương, năm nay, nhiều doanh nghiệp thưởng Tết cho công nhân bằng sản phẩm tồn kho. Thành ra khoản thưởng Tết mà công nhân mong đợi nay không phải là tiền mà là giấy vệ sinh, quần đùi, vớ, thậm chí là… gạch. Tờ Tuổi Trẻ cho biết, ở Tây Nguyên, giáo viên nhận được dầu ăn, nước mắm, chén,… thay tiền thưởng Tết.

Báo điện tử VietNamNet còn cảnh báo về tình trạng, để khỏi phải thưởng, không ít doanh nghiệp đang dùng chiêu “chấm dứt hợp đồng lao động” (cho thôi việc) với công nhân khi Tết đã cận kề.

Thiếu đói không chỉ làm không khí những ngày giáp Tết tại Việt Nam ảm đạm, u ám mà còn là nguyên nhân chính khiến xã hội trở thành hỗn loạn.

Cách nay ít ngày, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, bất kể lực lượng công an của thành phố Sài Gòn đang “triển khai một lực lượng hùng hậu để trấn áp tội phạm”, tình trạng cướp giật ở Sài Gòn không chỉ tăng vọt về số vụ mà còn tàn độc hơn trước về hình thức.

Một viên thiếu tướng là Phó Giám đốc Công an Sài Gòn tiết lộ, thủ phạm của không ít vụ cướp phạm tội vì… đói. Đại tướng, Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang thừa nhận: “Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng đã góp phần gia tăng tội phạm”.

Mới đây, vụ Tống Duy Tân, 28 tuổi, cướp, giết người, bắt cóc đã làm chấn động dư luận. Thanh niên này từ Hậu Giang lên Sài Gòn làm thợ hồ. Do thất nghiệp, đói lả, nhặt được một con dao, anh ta dùng nó uy hiếp một người đàn ông, với hy vọng kiếm được ít tiền mua cơm ăn. Chuyện bất thành, bị dân phòng truy đuổi, Tống Duy Tân đâm một dân phòng bị thương nhẹ, rồi xông vào nhà một người dân, bắt một bé gái hai tuổi làm con tin. Tống Duy Tân bị khởi tố ba tội: cướp, giết người, bắt cóc.
  (Người Việt)

Vì sao Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa?

(ĐSPL) - Sự kiện Dương Tự Trọng mặc chiếc áo phông đen, với dòng chữ lớn Black Flag đang gây chú ý trong dư luận. Không ít người cho rằng cán bộ tòa án đã không chú ý đúng mức đến vấn đề trang phục của bị cáo.  
Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa : Chiếc áo không làm nên thầy tu? - Ảnh 1
Bị cáo Dương Tự Trọng và chiếc áo gây tranh cãi
 

Nhiều ý kiến tranh luận bởi thông thường tại các phiên xử, bị cáo thường mặc áo sơ mi hoặc áo phông trơn, nhưng lần này nguyên Đại tá, nguyên Phó Giám đốc công an TP.Hải Phòng Dương Tự Trọng lại được phép mặc áo có "họa tiết lạ" như biểu tượng của một ban nhạc rock dịch nghĩa sang tiếng Việt là: "Cờ đen". Trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, một số cựu cán bộ ngành tư pháp cho rằng có thể đây chỉ là một sự vô tình ngẫu nhiên, nhưng trước tiên cần phải xem lại "nhãn quan" của HĐXX. Được biết, từ trước đến nay chưa có tiền lệ bị cáo khi ra tòa phải thay áo khác vì phản cảm.
 
Chưa từng có tiền lệ... thay áo
 
Mới đây, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác (anh trai Dương Chí Dũng - PV) trốn đi nước ngoài. Ngày 8/1, phiên tòa kết thúc, nhưng hình ảnh Dương Tự Trọng mặc chiếc áo phông có in chữ Black Flag vẫn còn đọng lại. Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao Dương Tự Trọng lại được phép mặc chiếc áo lạ đến vậy? Nó khác hẳn với những bị cáo thông thường (bị cáo thông thường tại các phiên xử chỉ được mặc áo sơ mi hoặc phông trơn). Chiếc áo mà Dương Tự Trọng mặc - áo phông in chữ Black Flag đã tạo nên một làn sóng trong dư luận và thậm chí còn được đăng tải trên một tạp chí của Mỹ?!
 
Một số người dẫn giải, Black Flag là tên của một ban nhạc rock của Mỹ thành lập năm 1976 với biểu tượng "cờ đen". Ban nhạc này từng nổi tiếng với những bài hát phê phán cảnh sát và từng có các nhạc phẩm chứa ca từ chống Chính phủ. Vậy phải chăng Dương Tự Trọng là fan của ban nhạc và ông mặc chiếc áo này khi đến tòa để ám chỉ sự bất mãn khi bị loại ra khỏi lực lượng cảnh sát?
 
Trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, TS. Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSNDTC cho biết: "Theo quy định tại Điều 1, Nghị quyết 743 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 'Tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bị cáo là người được tại ngoại và bị cáo bị tạm giam được sử dụng thường phục, nhưng phải đảm bảo sự trang nghiêm. Bị cáo là quân nhân tại ngũ được sử dụng quân phục thường dùng, nhưng không đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu. Bị cáo là người đang chấp hành hình phạt tù khi ra phiên toà thì sử dụng trang phục riêng cho họ theo quy định của Chính phủ'.
 
Tuy nhiên theo tôi được biết, từ trước đến nay, chưa từng có tiền lệ bị cáo phải thay đổi áo khác ở phiên tòa vì lý do bất hợp lý. Bởi thường thì trang phục của bị cáo đã được lực lượng an ninh kiểm tra và dẫn giải từ trại tạm giam đến phòng xử án. Hơn nữa, nhiều khi bị cáo mặc quần áo theo sở thích như màu sặc sỡ, ký hiệu lạ nhưng HĐXX cũng không để ý dẫn đến những hiểu nhầm nghiêm trọng", TS. Biểu nói.
 
"Chiếc áo không làm nên thầy tu"
 
Hiện nay, nước ta đang có nhu cầu rất lớn về cán bộ pháp luật. Theo thống kê của ngành tư pháp, chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự... Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương.
 
Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người thừa nhận việc chuyên môn hóa đào tạo cả về năng lực, phẩm chất đạo đức và độ nhạy cảm chính trị dành cho ngành luật chưa được tốt. Đặc biệt, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, nhất là Anh văn đối với cử nhân ngành luật rất quan trọng. Hiện nay chúng ta thiếu đội ngũ luật sư mang tầm cỡ quốc tế do vốn ngoại ngữ kém. Có những phiên tòa liên quan đến yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, nhiều cán bộ tư pháp không nắm được tiếng Anh hoặc không hiểu được những yếu tố liên quan đến thuật ngữ nước ngoài. Như chiếc áo Dương Tự Trọng mặc trong suốt một ngày ở phiên tòa có in chữ ngoại ngữ là một điển hình.
 
Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa : Chiếc áo không làm nên thầy tu? - Ảnh 2
Trang phục của bị cáo khi ra tòa cần phải được quy định thống nhất để tránh phản cảm

Chia sẻ với PV báo Đời sống & Pháp luật xoay quanh vấn đề này, ông Hồ Quốc Thái, nguyên Phó Viện trưởng viện Phúc thẩm 1 (VKSNDTC) cho biết: "Trước đây luật quy định, tội phạm khi bị bắt sẽ phải mặc áo sọc, nhưng sau này, để đảm bảo quyền con người, luật pháp quy định khi ra tòa các bị cáo có thể mặc thường phục".

Thế nhưng, cũng có một số trường hợp bị cáo ăn mặc phản cảm, gây sự chú ý của dư luận. Ông Thái nhận xét: "Trong các phiên tòa gần đây, nếu để ý kỹ sẽ thấy các bị cáo mặc có đôi chút khác biệt. Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như ra tòa với áo sơ mi hồng cánh sen vô cùng thoải mái và nổi bật giữa 23 bị cáo của vụ án chiếm đoạt số tiền được cho là lớn nhất từ trước đến nay. Ở "đại án" Vinalines, trong khi các đồng phạm mặc giống nhau thì một mình Dương Chí Dũng vẫn mặc quần đen, áo sơ mi trắng và khoác ngoài là chiếc áo mang nhãn hiệu Nike. Đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm, bị cáo Trọng mặc chiếc áo thun bó sát với dòng chữ "Black Flag". Có thể đó chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng ít nhiều đã gây sự chú ý của dư luận. Thực ra, việc bị cáo mặc gì thuộc quyền thẩm định, kiểm tra của đơn vị quản lý trại tạm giam, chứ không phải HĐXX. Có khi trên áo bị cáo in chữ gì, ý nghĩa thế nào HĐXX cũng không để ý đến. Vừa rồi, một số thông tin cho rằng, bị cáo Dương Tự Trọng mặc chiếc áo có in dòng chữ "Black Flag" (cờ đen), là tên của một ban nhạc rock nổi tiếng với tôn chỉ "không ưa cảnh sát" nhằm ám chỉ điều gì đó trước tòa. Điều này nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng theo chúng tôi có thể đây chỉ là sự ngẫu nhiên. Có thể Dương Tự Trọng không có dụng ý gì khác, hoặc cũng không ý thức được về chiếc áo mình mặc dù Trọng cũng từng là một cảnh sát lão luyện. Tuy nhiên, biểu hiện qua hành động hay trang phục dụng ý thế nào thì chúng ta cũng cần phải xem xét, không nên vội vàng quy kết khi chưa có đủ căn cứ".

Dù vô tình hay chỉ là ngẫu nhiên thì theo ông Thái, cách ăn mặc này cũng cho thấy sự thiếu nhạy cảm, thậm chí hạn chế của một số HĐXX hiện nay. Có thể bị cáo in những dòng chữ đầy dụng ý nhưng HĐXX, cảnh sát tư pháp không phát hiện ra vì hạn chế về mặt ngoại ngữ. 

Từng nhiều năm công tác ở cục Điều tra Hình sự (VKSNDTC), ông Thái đặt ra giả thuyết, không loại trừ khả năng bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan đến vụ án in những dòng chữ tiếng Anh lên áo để dễ dàng cho việc thông cung, bí mật trao đổi cho nhau biết những gì đã khai báo trước với cơ quan điều tra... để phục vụ cho mục đích của mình. Hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về điều này. "Do đó, tôi cho rằng, thời gian tới cần có những văn bản cụ thể quy định về trang phục dành cho bị cáo khi ra tòa. Nếu không mặc áo số, áo sọc thì phải mặc thế nào đó cho phù hợp", ông Thái kiến nghị.
 
Gia đình Dương Tự Trọng lên tiếng về chiếc áo có dòng chữ gây tranh cãi
Trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, bà Dương Thị Băng Tâm (47 tuổi, trú tại phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), em gái của bị cáo Dương Tự Trọng hết sức bất ngờ trước những thông tin dư luận bàn về chiếc áo phông mà anh trai bà mặc khi hầu tòa ngày 8/1 vừa qua. Theo lời bà Tâm, đây là một trong rất nhiều bộ quần áo mà vợ ông Trọng đã mua và gửi vào trại giam cho chồng. "Thực tình nghe những lời dị nghị, bàn tán của dư luận về chiếc áo này, gia đình tôi rất khổ tâm. Từ trước đến nay, anh trai tôi có bao giờ nghe nhạc nước ngoài, hay thích một nhóm nhạc nước ngoài nào đâu. Hôm ấy tôi và khá đông người thân trong gia đình cũng đến dự phiên tòa nhưng không ai nghĩ đến việc chiếc áo này lại có in dòng chữ nước ngoài mang ý nghĩa khác. Đây chỉ là một sự vô tình bởi hai ngày ra tòa, anh Trọng mặc hai chiếc áo khác nhau", bà Tâm nói.
 
Anh Đức- Cao Tuân

“Kiều nữ Hải Dương” cần một lời xin lỗi nghiêm túc

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị một số tờ báo đưa tin đã ép tài xế taxi “quan hệ” về Việt Nam ngày 12.1 để chuẩn bị các thủ tục khởi kiện yêu cầu xin lỗi, bồi thường thiệt hại.
Trả lời báo chí, bà Ngọc nói: “Tôi về nước với quyết tâm làm sáng tỏ vụ việc cho đâu đó rõ ràng. Tôi muốn bảo vệ mình, đồng thời bảo vệ dư luận, bảo vệ những chị em phụ nữ Việt Nam nói chung trước những thông tin phản cảm từ trên trời rơi xuống như tôi đã gặp”.
“Kiều nữ Hải Dương” cần một lời xin lỗi nghiêm túc

Bạn đọc hẳn còn nhớ những thông tin về một người đàn bà ở Hải Dương, đã dụ hàng trăm tài xế taxi vào biệt thự của mình để ép quan hệ tình dục. Người ta đã khai thác nhiều chi tiết giật gân để câu khách, giật gân đến nỗi khó tin được, nhưng nó vẫn được đưa lên mặt báo. Vấn đề ở đây là liên quan đến một con người cụ thể, có địa chỉ và tên tuổi cụ thể, không phải chuyện vu vơ không tên không tuổi, vô sư vô sách.
Nạn nhân Phạm Thị Thanh Ngọc ở Mỹ, bàng hoàng khi đọc những bài báo bịa đặt hành vi xấu xa cho mình. Sự tổn thương về tâm lý, tinh thần thật khó có thể nói hết. Không chỉ đối với cá nhân bà Ngọc, mà còn với gia đình, người thân, dòng họ.
Nếu đặt mình vào trường hợp của bà Phạm Thị Thanh Ngọc, bất cứ ai cũng sẽ cảm nhận được sự tra tấn tâm lý khủng khiếp của những thông tin đó. Không ai có thể lường hết được hậu quả của những cú sốc tinh thần ghê gớm như vậy.
Chịu nỗi đau tinh thần là một phần, bà Ngọc còn phải mất thời gian, tiền bạc để về Việt Nam đòi lại công bằng cho mình. Tuy thế, bà Ngọc vẫn có thái độ bình tĩnh, độ lượng, bà cho biết sẽ bỏ qua, sẽ tha thứ. Bà chỉ cần một lời xin lỗi, và việc đòi lại công bằng của bà còn vì mục đích ngăn chặn các loại thông tin bịa đặt có thể xảy ra cho người khác.
Nạn nhân của những thông tin “trên trời rơi xuống” không chỉ vài trường hợp cá biệt. Có người có điều kiện để khởi kiện, đấu tranh đòi lại sự thật, nhưng không ít người chịu tiếng mang lời, im lặng chấp nhận, cay đắng ôm lấy tiếng oan.
Xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều điều chưa lành mạnh, ra đường chỉ cần va quẹt xe là gây gổ hành hung. Nơi công cộng thừa tiếng chửi thề mà thiếu lời xin lỗi, thừa sự giành giật mà thiếu tiếng “xin vui lòng” hay “cảm ơn”.
Những điều đó đã quá đủ để ảnh hưởng đến nhân cách con người. Thêm một vụ đưa tin gây sốc xúc phạm tới phẩm giá của một phụ nữ là thêm một sự tổn thương không chỉ cho nạn nhân mà cho cộng đồng.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc có quyền nói lời tha thứ, nhưng pháp luật có mực thước của pháp luật. Những cá nhân cố tình viết những bài xúc phạm nhân phẩm công dân phải bị xử lý thật nghiêm. Có như thế mới ngăn chặn được tình trạng đưa tin bịa đặt. Nếu không thì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”.
Lê Thanh Phong
(Một thế giới)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét