CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT <- Xuân Ba: Lẩn thẩn nhớ… cẩu ở Trường Sa (Nguyễn Thông). - Sách “vỡ lòng” về biển đảo cho trẻ (TN). - Báo xuân Pháp Luật TP.HCM đến với lính đảo Tây Nam (PLTP).
- Bộ trưởng ngoại giao VN nói về biển Đông (BBC). - VN ‘mong hòa bình’ ở Biển Đông (BBC). Ông Phạm Bình Minh: “Việt Nam mong muốn duy trì hòa bình, ổn định và việc giải quyết phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế,” Đuổi giặc cướp bằng “hòa bình” là chiến lược gì đây? - Mọi bản đồ có thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam đều vô giá trị (SGGP). - “Bản đồ mới” của Trung Quốc là vô giá trị (PT). - Biển Đông: Việt Nam ủng hộ biện pháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở UNCLOS (Sống mới). - Phản ứng của Việt Nam về vụ kiện ‘đường 9 đoạn’ (VNN). – Phản ứng của Việt Nam về việc Philippines khởi kiện Trung Quốc (VNE). - Phản ứng của Việt Nam về việc Philippines kiện Trung Quốc (PT). - Blogger Nguyễn Hồng Kiên bình luận trên FB: “Cả đảng ủy ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội bị ‘ăn quả lừa’ to rồi. Các thầy (sau khi có công văn phản đối lên Bộ Ngoại giao chuyện có một tên Việt gian về trường nói chuyện ngày 14/11/2011, bảo ‘hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí Bình Minh II là ‘thương cho roi cho vọt…’) đã được trả nhời là đã kiểm điểm và kỷ luật ‘đương sự’ Nguyễn Duy Chiến. Chứng cứ rành rành trên website Bộ Ngoại giao đây ạ“: Trả lời của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia ngày 24/01/2013 (BNG VN). Mời xem lại: Một cuộc thuyết giảng cho trí thức – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt” (BoxitVN).- LHQ kêu gọi giải pháp hòa giải cho tranh chấp Biển Đông (VOA). Thái Lan cho rằng việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra trước tòa án quốc tế là quyền chính đáng của Manila … Việt Nam, … , chưa lên tiếng bình luận trước hành động của Manila”. – Huỳnh Văn Úc: Khi kẻ cướp đối mặt với công lý (Nguyễn Tường Thụy).
Hãy xem các quan chức Thái Lan, Singapore, những nước không có tranh chấp trên Biển Đông, mà đã “dám” tuyên bố Philippines “có quyền hợp pháp” kiện Trung Quốc (TN). Để càng thấy rõ hơn những người lãnh đạo VN đang làm gì và muốn gì qua vài lời ỡm ờ, vớ vẩn của Nguyễn Duy Chiến, một “tên Việt gian” (muốn bán nước?), đã không bị kỷ luật vì từng phát ngôn lếu láo.
Không những người ta dám nói, mà còn ở cấp cao, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng. Còn ở ta … mấy cha này chui rúc xó nào rồi! Trong những tình huống như thế này, ASEAN càng cần đoàn kết gắn bó, cũng là một cơ hội hiếm có. Vậy mà giới chức VN lại hành động như vậy, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của mình. Vậy ai chia rẽ ASEAN từ bên trong đây? Có phải chỉ Campuchia không?
Thêm nữa, hãy coi gương người ta đây: - Quốc hội Philippines ủng hộ chính phủ (PLTP). - Hạ viện Philippines ra Nghị quyết lên án “đường lưỡi bò” Trung Quốc (GDVN). Đó có phải là toàn dân đoàn kết một lòng bên cạnh chính phủ hay không? Hay phải như ta, bịt miệng báo chí, cấm đoán biểu tình yêu nước, “để đảng, nhà nước lo” mới là đoàn kết?
- 1571. VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ? (BBC). “… hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, … việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm”.
- Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện TQ (TVN). Phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Thắng, Giảng viên Khoa Luật quốc tế của Học viện Ngoại giao. - Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam (SGTT). - Để đừng bị “được đằng chân lân đằng đầu” (TT). - Biển Đông: Trung Quốc đang dùng kế “bẻ từng chiếc đũa” trong ASEAN? (GDVN). - Trung Quốc đơn phương làm phức tạp tình hình biển Đông (SGGP).
- Nhật Bản ngăn chặn tàu Đài Loan vào gần Senkaku/Điếu Ngư (RFI). - Tàu Nhật, Đài Loan ‘đấu vòi rồng’ (BBC). – Nhật dùng vòi rồng đuổi tàu Đài Loan khỏi quần đảo tranh chấp (VOA). - 3 tàu Hải giám bất lực nhìn vòi rồng Nhật Bản xua tàu Đài Loan bỏ chạy (GDVN). - Tám tàu Nhật Bản đuổi tàu Đài Loan khỏi Senkaku (TP). - Nhật lại phun vòi rồng chặn tàu Đài Loan trên biển (LĐ). - Tên lửa mới của Đài Loan uy hiếp toàn bộ Hoa Nam và Hoa Trung (ANTĐ).
- 8 tháng F-15 Nhật Bản cất cánh 160 lần ngăn máy bay Trung Quốc (GDVN). - Nhật Bản bắt tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép (TTXVN). - Nhật Bản bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc đột nhập đánh cá trộm (GDVN). - Khách du lịch Nhật sang Trung Quốc giảm hơn 70% (PT). - “Trung – Nhật tranh bá ở châu Á có thể tái diễn chiến tranh Nha phiến” (GDVN).
- Tranh chấp lãnh hải: Những sự thực trớ trêu (TVN/ YALE GLOBAL). - Vì sao Nhật Bản rất quan tâm đến Đông Nam Á? (KT).
- Blogger Lê Anh Hùng bị CA bắt cóc đưa vào trại tâm thần (DLB). – Thông tin tiếp theo về Lê Anh Hùng (Nguyễn Tường Thụy). – Video: Lời tố cáo của anh Lê Anh Hùng (THVNTV). – Bằng Phong Đặng Văn Âu: Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội (ĐCV).
- Văn Bút Anh kêu gọi Thủ tướng Cameron lên tiếng về nhân quyền Việt Nam (VOA). – VN muốn thúc đẩy quan hệ an ninh với Anh (BBC). – Tổng bí thư hội kiến với Thái tử Charles (VNN). - Việt Nam xem chính trị gia Anh tỷ thí (BBC). – CUỘC ĐẤU ĐÁ TRONG NỘI BỘ VIỆT CỘNG: NGUYỄN PHÚ TRỌNG THÂU LUÔN QUYỀN NGOẠI GIAO (TNM). – Chính trường Việt Nam đằng sau buổi tiếp kiến Vatican của Tổng bí thư! (VLB).
- Hàng trăm trí thức mở ‘chiến dịch’ đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp (Người Việt). – Tóm lược nội dung phỏng vấn cựu Phó chủ nhiệm VPQH, LS Trần Quốc Thuận: Hội đồng Hiến pháp ‘cần thực quyền’ (BBC). “Hội đồng Hiến pháp do Quốc hội bầu ra, Quốc hội bãi nhiệm, bên cạnh đó còn chịu sự lãnh đạo của Đảng. Khó có một cơ quan nào sinh ra trong khuôn khổ Hiến pháp này mà thực sự có quyền phán quyết”. Phần âm thanh: Ai bảo vệ Hiến pháp? (BBC). LS Trần Quốc Thuận =>- CẢNH BÁO, CẢNH TỈNH TỪ AI CẬP (Bùi Văn Bồng). “… thiết nghĩ Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cần nhìn thẳng vào ‘diễn biến Ai Cập’ và một số quốc gia khác đã xảy ra nhiều cuộc chính biến, qua đó xem lại ‘tự diễn biến’ của giặc nội xâm đang hoành hành ở nước ta, nhận diện cho rõ những cảnh báo, cảnh tỉnh về thực thi có hiệu lực và chất lượng nền dân chủ, công bằng, văn minh của xã hội”. Minh Diện: ĐỪNG ĐỂ KHI QUÁ MUỘN. – Phát lại theo yêu cầu của bạn đọc: CHUYỆN VẶT ĐỜI THƯỜNG (Lê Khả Sỹ). – Sấm Trạng Trình (Bùi Văn Bồng).
- Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần một chương riêng cho điều 4 (NLĐ). “Tổ chức quyền lực cao nhất của nước ta là Quốc hội hay Ban Chấp hành Trung ương Đảng? Theo ông Oanh, Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng thực chất QH chỉ là tổ chức hợp thức hóa các nghị quyết, đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng. ‘Đó là một nghịch lý’ – ông Oanh nói… Nhiều đại biểu góp ý quân đội ta có tên Quân đội Nhân dân Việt Nam mà Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định là trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa ổn. Bác Hồ đã nói: ‘Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân’.” . - Vấn đề quyền con người được làm mới … cái vỏ (ANTĐ).
- GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Không thể tùy tiện hạn chế quyền công dân (PLTP). - Hội đồng Hiến pháp phải độc lập (VNN). ‘Ai cũng sợ TP.HCM đòi quyền tự trị’ Hic! Người ta còn sợ toàn miền Nam cơ, nên mới nên cơ sự như ngày hôm nay. - TP.HCM lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992: Kiến nghị đổi UBND thành Ủy ban Hành chính (DV).
- Có nhất thiết xóa Điều 4 Hiến pháp? (Lý Toét).
- Thư ngỏ góp ý với các vị… góp ý sửa đổi Hiến pháp 92 (Tô Hải/ DLB). “Những ý kiến của các vị chắc chắn sẽ được xếp vào loại ‘lợi dụng góp ý kiến để xuyên tạc’. Còn ‘đại đa số Nhân Dân vẫn một lòng tin Đảng nên mọi thứ Đảng đề ra trong lần sửa đổi hiến pháp lần này đều được… hoan hô tán thành’! Đấy rồi mọi người coi… Tháng 3 đã sắp tới, kỳ hạn góp ý đã sắp hết! Tớ có nói sai thì cứ đem cái thân xác 46 kí của tớ ra mà vứt cho chó ăn!”
Một số gợi ý với độc giả về bản Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 1992:
1- Theo chúng tôi, những người chủ trương không coi việc đảng CSVN, Quốc hội, Ban Dự thảo sửa đổi HP chấp nhận ngay, ở mức nào đó nội dung Bản Kiến nghị là mục tiêu duy nhất. Cũng như những kiến nghị khác trước đây, họ coi việc đấu tranh cho quyền con người ở VN là một công việc lâu dài, gian khổ, nên mọi tầng lớp nhân dân cần được cùng nhau trang bị kiến thức cho mình, cùng tìm tới sự đồng thuận, tạo nên sức mạnh tinh thần, ý chí giúp thay đổi dần tư duy người cầm quyền.
Ngoài Bản Kiến nghị, còn có Dự thảo Hiến pháp 2013 chỉ như là một tài liệu tham khảo, cũng chính là nhắm tới mục tiêu này. Việc ký tên hoàn toàn là thái độ với bản Kiến nghị, không đồng nghĩa nhất trí với bản Dự thảo. Trong bản Dự thảo, có những điều khoản quan trọng sẽ không làm vừa lòng nhiều người luôn mong muốn nền chính trị VN phải bằng cách nào đó thay đổi thật nhanh theo hướng dân chủ như các nước khác, muốn tầng lớp được gọi là tinh hoa xã hội phải mạnh mẽ lên tiếng tranh đấu hơn nữa.
Việc ra đời bản Kiến nghị, thành phần tham gia khởi thảo, và việc lấy chữ ký cũng sẽ giúp cho đông đảo người dân và các vị lãnh đạo hình dung những vấn đề đặt ra trong đó đã trở nên cấp thiết tới đâu đối với đất nước.
2- Như nội dung lời kêu gọi hưởng ứng mà bản Kiến nghị đã nêu, mọi người dân trong nước, ngoài nước đều có thể tham gia. Phải nhấn mạnh điều này vì đã có thông tin có bà con ở hải ngoại cho rằng mình không còn là công dân VN nên không thể ký. Ở nước ngoài nhưng chưa có quyết định công nhận thôi quốc tịch VN thì vẫn còn là công dân VN. Thậm chí nếu đã thôi quốc tịch VN thì cũng vẫn có quyền tham gia vào bản Kiến nghị, vì nó hoàn toàn không phải là một văn bản có tính pháp lý.
- Nguyễn Ngọc Già – Ông Nguyễn Bá Thanh đang bị chống lại? (Dân Luận). – Nguyễn Anh Dũng – Các đồng chí… X’ (Dân Luận). – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 27): CUỘC PHỎNG VẤN QUA VỆ TINH HAY LÀ CUỘC “PHỎNG VẤN LƯƠNG KHÔ” (Nhát sĩ Tô Hải). “Chỉ có các anh ở cái địa phương mà anh Bá Thanh là lãnh đạo Đảng tối cao tuy có …thành tích không ai phủ nhận nhưng khuyết điểm ê hề ra đấy, sao mà dại thế! Nhận khuyết điểm đi mà…thoát tội! Kẻo để cái Ban lão Dũng mới thành lập này rớ tới là lôi thôi cả lũ đấy!” Đây là bài “phỏng vấn lương khô” mà ông Tô Hải nói: Ai không nhận khuyết điểm sẽ bị xử lý (TT). – Is Thanh the man? (Economist).
- TRUNG BÌNH MỖI NĂM VIỆT NAM CÓ 100…EM LÊN TƯỚNG ??? (Trần Hùng/ Phạm Viết Đào).
- Nguyễn Quang A: Không có chuyện chạy công chức 100 triệu? (LĐ). “Làm gì có chuyện chạy công chức ở giữa thủ đô ngàn năm văn hiến này tốn 100 triệu đồng! Chỉ là ‘tin đồn’ thôi! Cách hành xử như vậy hủy hoại đạo đức xã hội. Mà cái tội hủy hoại đạo đức của cả một dân tộc là cái tội tày đình. Chữa không khó nếu mọi người dám mở mồm. Còn nếu ai cũng ngại, thì đành phải chấp nhận tất cả chỉ là ‘tin đồn’ thôi và mọi chuyện vẫn ‘tốt đẹp’ như cũ”. - Chạy công chức 100 triệu: 3 lý do để dân hoài nghi kết luận thanh tra (GDVN).
- Hà Nội: Phát hiện sai phạm hơn 600 tỉ đồng (PLTP). - Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói về tội phạm tham nhũng (GDVN). “… công tác phòng chống tội phạm tham nhũng gặp khó khăn do những tội phạm này thường có chức vụ quyền hạn … Cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng chưa cụ thể rõ ràng … Các quy định của nhà nước về phương pháp quản lý luôn thay đổi, nhiều quy định chồng chéo gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ”. - Tội phạm tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi hơn (ANTĐ). – Tội phạm tham nhũng có xu hướng cấu kết tập thể (VNE). – Một Trung tá công an nhận “hoa hồng” tiền tỷ (PLTP).
- Đề nghị xử lý trách nhiệm chủ tịch UBND TP Cam Ranh (PLTP).
- Thêm chi tiết vụ bắt cựu TGĐ Agribank (BBC). – “Vụ bắt ông Tân làm ảnh hưởng danh dự của Agribank…” (SGTT).
<- Liên quan đến Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo: Kiểm điểm Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo (DV). - Làm rõ quan hệ giữa Giám đốc VQG Tam Đảo với doanh nghiệp (TP).
- Bắt trung tá công an liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (TN). - Vụ “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn: Bắt 1 đội trưởng của Công an Hải Phòng (DV).
- Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng (VnEco). - Ngân hàng có lãi, nợ xấu lại tăng (ANTĐ). - “Lạm phát Việt Nam nguy cơ cán mức 8-10% trong năm 2013″ (DT). - Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng cao (DV). - Cần công bằng với các tập đoàn kinh tế Nhà nước (PT).
- Hiệp định Paris năm 1973: Thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam (GD&TĐ). Của ĐCS Việt Nam thì đúng hơn, không phải thắng lợi của dân. Người dân miền Nam chỉ được 1 điều là không còn phải sống trong cảnh chiến tranh, nhưng mất quá nhiều thứ: tự do, dân chủ, nhân quyền, các quyền biểu tình, lập hội, bầu cử lãnh đạo đất nước… tất cả đều chỉ còn trên giấy. Đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng tụt hậu, giáo dục thì thụt lùi… so với trước đây. – Công bố tài liệu mật về Hiệp định Paris 1973 (VNN). – Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris (DT). - Hiệp định Paris và ấn tượng của bạn bè quốc tế (DV). - Kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris: Lắng đọng niềm hạnh phúc (DV). - Cố vấn tới Paris từ chiến trường miền Nam (LĐ). - Trích đoạn chuyện đánh – đàm Ba Lê (Kỳ cuối) (TP).
- 40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua (RFI). – ‘Một lần lỡ thời cơ mất cả trăm năm’ (BBC). – Hiệp định Pari và sự “tiên tri” của Thiệu (Lê Mai). “Câu hỏi đặt ra, có vẻ như thực tế diễn ra chứng minh những ‘tiên tri’ đó của Thiệu mà ông ta đành bó tay, vô kế khả thi, chịu thua đối phương? Chúng ta hy vọng, thời gian và lịch sử sẽ tiếp tục làm sáng tỏ mọi việc”. – Phạm Trần: 40 năm sau bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nói thật (Chuacuuthe).
- Một nhà báo dấn thân – Huy Đức sẽ không đơn độc (Lương Kháu Lão). Chủ blog là một cựu tổng biên tập một tờ báo trong nước.
- Trần Bình Nam: Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức (ĐCV). - Cám ơn “Bên thắng cuộc” (DLB).
- Tưởng Năng Tiến: Bên Thắng/Bên Thua & Những Bức Tường Lòng (RFA’s blog).
- Lê Diễn Đức: Đảng Cộng Sản Việt Nam: Bên Thua Cuộc (Sống Magazine).
- Không “hố sâu thực sự” (DĐCN).
Xin được bàn tiếp, về mục tiêu của cuộc
“phản công” trên các báo nhà nước. 1- Hạn chế bớt số lượng người tìm đọc
cuốn sách, hoặc nếu đã đọc thì sẽ không tin nhiều vào nội dung trong
đó, bằng cách đánh giá là nó không khách quan. 2- Bác bỏ những thông
tin, nhận định trong cuốn sách mà cơ quan tuyên giáo cho là sai, có hại.
3- Đe nẹt những ai đã, sẽ có những cuốn hồi ký của riêng mình, trong đó
có những nội dung, quan điểm mà nhà cầm quyền không muốn được công bố.
4- Chuẩn bị dư luận để “xử lý” tác giả.
Vậy những mục tiêu này đạt được tới đâu, xin bàn tiếp vào ngày mai.
- Lạm quyền cưỡng chế đất của dân! (NLĐ). - Cưỡng chế sai, bị đòi bồi thường trên 46 tỷ đồng (TP). - Thương lượng bồi thường cho công dân bị oan sai (TN). Khi nào thì giải quyết bồi thường vụ Đoàn Văn Vươn? Vũ Thế Phan: Kỷ niệm đại thắng ‘trận đánh đẹp’ lần thứ I (Thông Luận). “Chú Thủ tướng ơi! Chú Ba Dũng ơi! Cháu muốn biết: Vợ con nhà họ Đoàn sẽ đón Tết Quý Tỵ (2013) ở đâu và ra sao?”. – Đề nghị xử lý nguyên chủ tịch thị xã Cam Ranh (NLĐ). – “Không dùng sức mạnh buộc người dân rời không gian sống của mình” (DT).- Vụ Chủ tịch huyện công khai xin lỗi dân: Người dân đòi bồi thường 46,6 tỉ đồng cây trồng (TN). - Vụ “mất trắng 50 tỷ đồng vì cưỡng chế sai”: Khó đạt được thỏa thuận (DV).
- Còn án oan nếu thiếu người công chính (DV). - Cử tri hoan nghênh Quốc hội! (TP).
- Bản tin nợ công: Vẫn là những con số ấy… (Sống mới). – Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng (VNE). Chuyện nhỏ, đã có đảng và nhà nước lo! – Hà Nội: Nợ xấu các ngân hàng năm 2012 chiếm 5,04% – Nợ xấu của Agribank hơn 27.800 tỷ đồng (Gafin).
- Chỉ dừng cấp chứng minh nhân dân mới nếu Thủ tướng yêu cầu (Sống mới). Cái gì cũng phải qua thủ tướng, nói dại, nếu thủ tướng bị gì, chắc cả nước chết theo?
- “Năm an toàn giao thông”- Địa phương “giấu“ tai nạn giao thông để lấy thành tích? (VnMedia). - Sở muốn – bộ… bác (LĐ).
- Gói số 3 dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội): Chậm giao mặt bằng, bị đòi 200 tỉ đồng (TT). - Bộ Giao thông vận tải sắp phải đền 10 triệu USD cho nhà thầu nước ngoài (Sống mới).
- Tại sao Bộ lại đi phạt con gà? (PN Today). - “Đóng” karaoke đến bao giờ? (TN).
- Phớt lờ cảnh báo (NLĐ). - Tàn sát cây quý đường biên (TP). - Hà Nội: Bán hoa Tây Tựu cho Trung Quốc (DV). - Chợ Bưởi lại “đóng cửa” (PT). =>
- Việt Nam sẽ tự sản xuất độc dược để tử hình phạm nhân (VOA).
- Chiến thuật ‘biển người’ trên mạng TQ (BBC). “… chiến thuật biển người’ của Bắc Kinh ‘không phải là dấu hiệu của sức mạnh’, nhưng là chỉ dấu cho thấy chính quyền không thể đưa ra ý tưởng nào tốt hơn để đối phó với thách thức từ các mạng xã hội”. - Peking đào tạo đội quân tuyên truyền viên trực tuyến (NTDTV/ Kichbu).
- Tập Cận Bình mới chỉ thay đổi tác phong (RFI). – Trung Quốc: Thế lực của Giang Trạch Dân suy giảm (RFI). – Tập Cận Bình: Chống tham nhũng từ ‘hổ’ đến ‘ruồi’ (VNN).
- Nga bác tin bán máy bay ném bom cho TQ (VNN).
- Chủ tịch trẻ Kim Jong-un phẫu thuật chỉnh hình? (VnMedia). – Tân Hoa Xã cải chính tin đồn lãnh đạo Bắc Triều Tiên giải phẫu thẩm mỹ (RFI).
- Bắc Hàn loan báo sắp thử hạt nhân (BBC). – Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ thử hạt nhân lần thứ ba (RFI). – Bắc Triều Tiên quyết thử nghiệm hạt nhân ‘nhắm’ vào Mỹ (VOA). – Trung Quốc kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên (VOA). - Bình Nhưỡng dọa thử hạt nhân nhằm vào Mỹ, Trung Quốc nói gì? (DV). - Tín hiệu từ việc Trung Quốc ủng hộ trừng phạt Triều Tiên (ĐV).
- “Vì sao Mác (đã) đúng”, phần 2 (Anh Vũ).
KINH TẾ
- Thống đốc: Mục tiêu đến 2015 hệ thống tín dụng vận hành an toàn (Gafin). – Hà Nội: Vốn huy động tăng 9,13%, tín dụng tăng trưởng 11,39% (Vietstock).
- Dân Phát rồ vì ATM! (TN). - Quẫn trí Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng (TN). - NHNN sẽ trực tiếp mua bán vàng miếng (PLTP). - Ngân hàng Nhà nước sẽ nhập khẩu, kinh doanh vàng miếng (TP).
- Dự thảo Nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Chặn được rửa tiền, trốn thuế? (TP). - Nghị định khiến Ngân hàng “mở cờ trong bụng” (PLVN). - Hạn chế giao dịch tiền mặt: có lộ trình (SGTT). - Mua nhà, đất, ôtô: Trả tiền mặt không được sang tên (TT). - Tiền mặt đang ở nơi đâu? (VEF). – Những câu hỏi cuối năm… (GDVN/ Alan Phan).
- Lạm phát VN tăng lại trong tháng Giêng (BBC). – Lạm phát tại Việt Nam tăng trong tháng 01/2013 (RFI).
<- Ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam: Hành động và kết quả sẽ quyết định (ĐTCK/ NDH Money).
- “Nếu trốn thuế, Coca Cola đang tự giết mình” (GDVN).
- Đổi tiền lẻ, tiền mới: Hốt bạc! (NLĐ).
- “‘Đẻ’ ra nhiều dự án đô thị kém, tác động tiêu cực đến thị trường BĐS” (GDVN). - 50 triệu USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản trong tháng 1 (NDH Money). – Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Giá BĐS chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân (Sống mới). Thu nhập của người dân VN bình quân chỉ hơn USD 1.000/ năm/ người, không đủ chi trả cho các chi phí tối thiểu như: ăn, mặc, y tế… nói chi đến chuyện “phù hợp với nhu cầu chi trả” cho nhà ở mà ông bộ trưởng nói vậy? - Bộ trưởng Xây dựng: Mong có căn hộ 500 triệu đồng (PT). – Điều trần về thị trường bất động sản: Giải cứu thị trường hay bảo vệ lợi ích nhóm? (TN). - Bộ trưởng Dũng: 2 năm nữa, thị trường bất động sản mới “tan băng” (DV). - Lời ăn, lỗ chờ Nhà nước cứu! (PLTP). - Singapore – đối tác nước ngoài lớn nhất đầu tư BĐS tại VN (LĐ).
- Lại lo thiếu điện mùa khô (SGGP).
- Bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân 2012 – 2013: Lúa rớt giá, vẫn chưa tạm trữ (DV).
- Cán bộ thú y có dấu hiệu tiếp tay buôn gà lậu (TN). - Vụ gà đồi: BigC phản hồi, Bắc Giang khẳng định phạm luật (DV).
- Nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỉ đồng vì chậm giao mặt bằng (SGTT).
- Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục trong năm 2012 (RFI).
- 10 ngân hàng an toàn nhất khu vực mới nổi (DNSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 276. MẤY SUY NGHĨ VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Hà Văn Tấn/ Việt sử ký).
- Cổ vật Quảng Ngãi vẫn khó lên bờ (TP).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 32: Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm (TN).
- Hội Nhà văn giải thích về bằng khen văn chương (TN). - “NHỨC ĐẦU” VÌ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 – Vì đâu nên nỗi? (Khôi Vũ). – NGUYỄN VĂN THỌ: LÀ NHÀ VĂN, TA SỐNG VỚI BẠN ĐỌC, HAY LÀ TA SỐNG VỚI CÁI GIẢI THƯỞNG CỦA BẤT KỲ ĐOÀN THỂ CƠ QUAN NÀO? (VC+). – VĂN CHINH TRẢ LỜI PV TIỀN PHONG : SỰ NHẾCH NHÁC CỦA HỘI NHÀ VĂN CÓ MỘT PHẦN CỦA ÔNG HỮU THỈNH… (VC+). – “Lời văn trong tác phẩm của Y Ban đều đều sáo rỗng” (DT).
- KINH HOÀNG: CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM HỮU THỈNH “THAY MẶT” BAN THƯỜNG VỤ TIẾP TỤC LỪA ĐẢO HÀNG TRĂM CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ KHI CÔNG BỐ SAI TÊN TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC VÀ BẰNG KHEN NĂM 2012 (VC+). “Hậu quả là hàng trăm cơ quan thông tin báo chí tiếp tục đưa tin sai về tên tác phẩm đoạt giải thưởng và bằng khen của Hội Nhà văn VN. Không biết, với việc không phải đứa con đẻ của mình được trao giải thưởng và bằng khen, nhà thơ THANH THẢO và nhà thơ KHUẤT BÌNH NGUYÊN có dám can đảm từ chối hay không?” - “NÓI LẠI CHO RÕ” CƠ QUAN NGÔN LUẬN HỘI NHÀ VĂN VN ĐANG TỰ BÔI PHÂN TRÁT PHẤN NHEM NHUỐC GƯƠNG MẶT TRỊCH THƯỢNG, KẺ CẢ CỦA MÌNH (VC+).
- Nguyễn Hoàng Đức – với Văn Cao: Mùa xuân với khát vọng bình thường (Nguyễn Tường Thụy). - THƠ BẠN THƠ 2 & VĂN BẠN VĂN 1 (Nguyễn Trọng Tạo).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 31) (Nhật Tuấn).
- Hoàng Xuân Họa: MA TRẬN TÌNH… MA TRẬN ĐỜI… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Du Tử Lê: TRẦN THIỆN THANH VÀ “TÌNH CA” CHO NHỮNG NGƯỜI TỬ SĨ (Nguyễn Trọng Tạo).
<- Tết ta theo lịch tây: Tiến sĩ Việt kiều lên tiếng (VTC). – Câu đối hay cho mùa xuân mới (Người Hiếu Cổ).
- Xuân này con có về (Sống Magazine). – Xuân & tết với con người tiền chiến (Vương Trí Nhàn).
- Phóng sự nhiều kỳ: Cô Sina (Kỳ 15): “Tôi là con bạc lớn nhất thế giới!” (Sống Magazine).
- XÂY LĂNG MỘ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM (Kha Trà Phương).
- Ảnh đẹp: Bên nhau: Lái Gió, Công Hùng và Tí Hớn (FB Nguyễn Lân Thắng).
- Ngắm những bức ảnh đẹp nhất về đất nước – nhịp sống hôm nay (VNN).
- ‘Sương sớm’ – tục và thoát tục (TP).
-Đạo diễn Lê Phong Lan và phim tài liệu “Mậu Thân 1968”: Làm phim với sự thôi thúc của lương tâm (DV).
- Táo quân HTV năm 2013: Đậm tính thời sự (SGGP). - Mùa kịch Tết “bí bài” (LĐ). - Phim tết Quý Tỵ: Tứ mã tranh tài (PLTP).
- Thế giới cổ tích trong những tác phẩm cắt giấy (Sống mới).
- 37,5 triệu đô và những chiếc “máy chọc tức hàng đầu Việt Nam” (Đào Tuấn).
- Kỳ bí những quan tài treo “ma mị” (KT).
- Phó Chủ tịch VPF Đoàn Nguyên Đức: “Chúng tôi cần người làm thay đổi tư duy” (PLTP). - Giá thật của bản quyền truyền hình V-League (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Khi Bộ GD-ĐT thừa nhận… (NLĐ).
- Hãy dám xóa bỏ độc quyền biên soạn SGK (TVN).
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Tăng cường kiểm tra, giám sát trong kỳ tuyển sinh 2013 (GD&TĐ). - Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 có gì mới? (PLTP). – Nhiều trường ĐH, CĐ được tuyển sinh trở lại (GDVN). – Giao lưu trực tuyến “Cơ hội thi đậu ĐH-CĐ 2013” (NLĐ). - Đại học Việt trước bài toán khó (VNN). - Liên thông không là đường vòng vào đại học (TN).
- Ngành giáo dục cần ‘đầu tư’ cho SV sư phạm (PT). - Đào tạo sư phạm cần gắn kết với các trường phổ thông (PLTP). - Kiến nghị thành lập Hiệp hội các trường đào tạo Sư phạm (DT). - Thừa – thiếu giáo viên ngành sư phạm: Cần đánh giá có hệ thống (TT). - Sẽ thành lập Hội đồng hiệu trưởng các trường CĐ, ĐH khối ngành sư phạm (SGGP).
- Thủ tướng yêu cầu xử lý tiêu cực trong giáo dục (PT). - Nghệ An: Cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học (PLTP).
- Tiếp tục khắc phục một số hạn chế, yếu kém của các kỳ thi phổ thông (GD&TĐ). - Cho thí sinh mang theo thiết bị ghi âm, ghi hình: Bộ thích, trường ngại (LĐ).
- Sự cẩu thả khó chấp nhận (PNTP). - Chọn ngành vừa sức (NLĐ). - Tư vấn học ngành Kế toán Tài chính cấp bằng Anh Quốc (DT).
- Thôi chức giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội (SGTT). - Hàng loạt SV trường y được nâng điểm bất thường (VNN). - Xử phạt trường đại học vi phạm: Siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng (SGGP).
- Người đương thời Đỗ Việt Khoa bỏ ngỏ trả lời về ‘Đồi Khoai’, ‘Đồi Sắn’ (GDVN). =>
- Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội?: Kỳ 3: Đừng quá áp đặt giới trẻ (TN). – An ninh mạng tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện (SGTT).
- Màn ra tay dã man với nữ sinh qua tường trình (VNN). - Ăn vặt ở trường, 2 học sinh nôn mửa, hôn mê (DV).
- Việt Nam đăng cai Olympic Hóa học Quốc tế 2014 (DT). – Thủ tướng phê duyệt đề án tổ chức Olympic Hóa học quốc tế tại Việt Nam (GD&TĐ).
- Khi nào phụ nữ cần làm xét nghiệm cổ tử cung? (RFA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Điệp khúc Quyết liệt giảm quá tải bệnh viện (PLTP).
- Nhập nội tạng, đừng đổ lỗi WTO (DV).
- Nghèo đô thị – thách thức mới của Việt Nam (DV).
- Khi người ta bế cảm xúc (TT).
<- Vụ cô giáo bị đề nghỊ hủy quyết định chuyển giới tính: Tôi sẽ đòi lại quyền lợi cho mình (TT).
- Quảng Bình: Người dân lại lo lắng nhà máy gây ô nhiễm (LĐ).
- “Sinh vật lạ” trong quần áo là ấu trùng ruồi (TN). - “Sinh vật lạ” trong quần áo là… ấu trùng ruồi giả ong! (NLĐ).
- Ở Việt Nam, có nên coi mại dâm là một nghề ? (RFI). - Tệ nạn đầy công viên (NLĐ). - Phẫn nộ vụ nữ sinh tra tấn bạn bằng dây điện, nước sôi (VTC). - Nhóm thanh niên dọa mang súng đến ‘xử’ lực lượng 141 (VTC). - Đằng sau vụ vỡ nợ lớn nhất Hà Nội: Đại gia ngã ngựa (DT).
- Khó nhọc nghề trồng hoa Tết (RFA). “Hiện nay, trước tình trạng nông dân không còn đất nông nghiệp để canh tác do quá trị đô thị hóa và cuộc sống có phần “héo hắt” như những cánh hoa tàn, nhiều nông dân trồng bông phải tìm kế sinh nhai bằng phương cách khác. Những nông dân có thể trụ lại với nghề chỉ vì lòng đam mê của họ”.
- Mới “trả nợ” 4% rừng bị thu hồi để làm thủy điện (TN).
- Nam Phi: 15.000 cá sấu xổng trại, lạc cả vào trường (NLĐ).
- Trung Quốc đối mặt với nạn ô nhiễm nước trầm trọng (VOA). “Trong số hơn 100 con sông ở Bắc Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba con sông là có thể dùng để cấp nước…”
- Ấn Độ đề xuất “thiến hóa học” những kẻ hiếp dâm (TTXVN). VN nên học!
QUỐC TẾ
- Nữ giới Mỹ được trực tiếp tham chiến (BBC). – Quân đội Mỹ sẽ bỏ lệnh cấm phụ nữ tác chiến (VOA). – Hầu hết dân Mỹ ủng hộ kế hoạch kiểm soát súng (VOA). Quân đội Mỹ có khả năng can thiệp sâu vào châu Phi (TN). - Bà Clinton: Vụ Benghazi cho thấy bất ổn vì khủng bố ở Châu Phi (VOA). - Bà Hillary Clinton đập bàn tại Thượng viện Mỹ (LĐ). - Ông John Kerry chuẩn bị ra điều trần cho chức ngoại trưởng Mỹ (VOA). Làm quan ở Mỹ sao khó quá, phải bao nhiêu thủ tục, ở VN khỏe re, chẳng cần phải điều trần, tuyên thệ gì cả, chỉ cần trung thành với đảng là đủ rồi. -
- Lực lượng Kachin thả 8 lính trẻ em của quân đội Miến Điện (RFI). – Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về giao tranh ở bang Kachin (VOA). – Gần 20 quan chức bộ Viễn thông Miến Điện bị điều tra về tội tham nhũng (RFI).
- Putin: Cuộc nổi dậy Syria, Libya gây ra vụ Algeria (TTXVN). - Tổng thống Syria bất ngờ xuất hiện trên truyền hình (GDVN). - Assad được bảo vệ bởi đội nữ chiến binh dũng mãnh? (VnMedia).
- Philippines lập quỹ bồi thường cho nạn nhân của chế độ độc tài Marcos (RFI). Việt Nam bao giờ đây? Một gia đình nạn nhân các vụ bạo hành thời Marcos nhận tiền bồi thường từ Ủy ban Nhân quyền Philippines tại Quezon. =>
- Trưng cầu dân ý về việc rút khỏi Liên hiệp châu Âu, lá bài táo bạo của thủ tướng Anh (RFI).
- Mêhicô thả tù nhân người Pháp Florence Cassez (RFI).
- Một nhóm nổi dậy ly khai ở Mali muốn thương thuyết (VOA).
- Pakistan: 700 người bị giam giữ mà không truy tố (VOA).
- Phiên tòa xử vụ cưỡng hiếp tập thể bắt đầu ở Ấn Ðộ (VOA). - Ấn Độ phát dao để phụ nữ xử yêu râu xanh (NLĐ).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 24/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 24/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 24/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 24/01/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 24/01/2013; + 360 độ thể thao – 24/01/2013; + Thể thao 24/7 – 24/01/2013; + 7 ngày công nghệ – 24/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 24/01/2013; + Thời sự 12h – 24/01/2013; + Thời sự 19h – 24/01/2013.
1568. Hiến pháp và những bất cập của Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp và những bất cập của Dự thảo sửa đổi
Nguyễn Trung
Đọc dự thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (sau
đây gọi là Dự thảo) do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính
thức công bố, cảm nghĩ của tôi là Dự thảo tuy có bổ sung một số sửa đổi
mới, song về tổng thể vẫn giữ nguyên trạng Hiến pháp 1992, không đáp ứng
được chính những đòi hỏi dẫn đến yêu cầu phải sửa đổi Hiến pháp lần
này.Trong bài này, với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi mạnh dạn nêu ra một số vấn đề chính mà tôi cho rằng Dự thảo bất cập hoặc bỏ qua. Việc phân tích chi tiết từng điều & khoảntrong Dự thảo không nằm trong phạm vi bài viết này.
Vấn đề 1: Lời nói đầu của Hiến pháp
Theo tôi, Lời nói đầu trong Dự thảo còn cố bám lấy quá khứ, tránh né hẳn những đòi hỏi mới của đất nước, và hầu như không đếm xỉa đến những thách thức từ thế giới bên ngoài đất nước ta đang phải trực tiếp đối mặt. Vì vậy không phù hợp.Tôi chưa biết nên viết thành câu chữ như thế nào, nhưng riêng tôi ước ao Lời nói đầu lần này phải có nội dung mang tải những ý chính sau đây:
(a) Như
một lời thề của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta trước tổ tiên đã
gây dừng nên đất nước này cho chúng ta, trước tất cả vong linh những
người mọi thế hệ của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta đã ngã xuống
trên suốt chặng đường gần hai thế kỷ qua kể từ khi mất nước để đi tới
độc lập thống nhất đất nước hôm nay. Lời thề đó là: Cả nước một ý chí
học lại tất cả những thành – bại đã trải qua trong lịch sử cận đại, học
tất cả những gì có thể học được của thiên hạ, để không bao giờ cho phép
xảy ra chia rẽ dân tộc, chia cắt đất nước và lập lại những sai lầm cũ
khác, học để hiểu thế giới và từ đó hiểu chính mình để không bao giờ lạc
lõng nữa trong thế giới này, nhất là để từ nay không ai trên thế giới
đánh lừa được mình… Học như thế để từ nay toàn thể dân tộc đoàn kết một
lòng, không tiếc sức mình phấn đấu mở ra một thời kỳ phát triển mới cho
đất nước. Học như thế, để dân tộc Việt Nam ta dứt khoát phải thành công
trên chặng đường mới của đất nước.
(b) Là
Lời cam kết của Việt Nam với cộng đồng các quốc gia trên thế giới bằng
việc xây dựng một Việt Nam dân chủ, hạnh phúc, phồn vinh, để có khả năng
góp phần xứng đáng của mình vào nỗ lực chung cả thế giới tiến bộ phấn
đấu cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển vì lợi ích của con
người, vì quyền con người. (Là một con người cũng không bao giờ được
sống ỷ lại và trốn tránh trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, huống
chi đây là một quốc gia!)
(c) Biểu
thị lập trường sắt đá Việt Nam không chống bất kỳ quốc gia nào, không
theo bất kỳ ai chống lại hoặc làm hại ai, không để cho ai lợi dụng lôi
cuốn nước ta vào chống lại hay làm phương hại lợi ích quốc gia bên thứ
ba nào. Khi độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm
phạm, hoặc khi đất nước bị xâm lược, toàn thể nhân dân Việt Nam quyết
mang tất cả ý chí, tính mệnh và tài sản bảo vệ tổ quốc, đồng thời quyết
tranh thủ sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ.
(d) Là
lời cam kết của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta đối với chính
mình: sẽ làm tất cả gìn giữ và phát huy những giá trị và nhân phẩm của
người dân một nước độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì mục
đích này, toàn thể nhân dân ta không phân biệt chính kiến, đảng phái,
tôn giáo, giầu nghèo.., quyết tâm cùng nhau xây dựng và bảo vệ bằng
được nhà nước của dân, do dân, vì dân – tất cả vì Tổ quốc, và vì quyền
tự do cá nhân con người của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam chúng ta.
(e) Lời nói đầu còn phải mang ý nghĩa như một tuyên ngôn của Việt Nam đối với chính mình và trước thế giới về ý chí thực hiện những vấn đề a, b, c, d nêu
trên; là kim chỉ nam cho: việc xây dựng nội dung Hiến pháp, thiết kế hệ
thống nhà nước, hệ thống kinh tế, hệ thống xã hội theo tinh thần của
Hiến pháp..; là lời hiệu triệu và hướng dẫn tinh thần hành động của mỗi
người Việt Nam chúng ta.
Lời nói đầu như thế có thể viết ngắn hơn, nhưng hoàn toàn không cần dài hơn Lời nói đầu như trong Dự thảo.Vấn đề 2: Tinh thần Hiến pháp là tối thượng
Dự thảo không làm rõ được tinh thần này, có không ít Điều trái với tinh thần này. Dưới đây xin nêu những ý chính về tinh thần Hiến pháp là tối thượng, cần được xem xét khi sửa đổi/soạn thảo hiến pháp mới:(a) Trong một quốc gia độc lập do nhân dân làm chủ, tinh thần Hiến pháp là tối thượng xuất phát từ khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Hiến pháp là do nhân dân định ra, để làm cơ sở cho việc hình thành nhà nước pháp quyền, những định chế và bộ máy hoạt động.., nhằm phục vụ những lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia.
Nói thô thiển, điều cốt lõi ở đây là: Trong nhà nước pháp quyền được hình thành ra như thế, chỉ có mối quan hệ giữa một bên là nhân dân là người đi thuê (người giao việc) và bên kia là nhà nước với tính cách là người được nhân dân thuê (người nhận việc) làm những việc đã được quy định trong Hiến pháp.
Nói cho thủng cái lỗ tai: Hiến pháp là hợp đồng của “chủ” đi thuê “tớ”[1]; mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước là mối quan hệ “chủ – tớ”, nghĩa là nhà nước chỉ được làm những việc nhân dân thuê làm, việc gì dân không thuê thì cấm nhà nước làm. Đấy cũng chính là tinh thần cốt lõi của một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
(b) Tinh thần Hiến pháp là tối thượng nêu trong điểm (a) bên trên tất yếu dẫn đến xác định:
- Trong một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân như thế chỉ có đảng cầm quyền (sẽ nói kỹ ở dưới) như là một người (một thực thể) được nhân dân “thuê” (thông qua bầu cử) vào làm việc trong hệ thống nhà nước pháp quyền. Đảng cầm quyền với tính cách như thế cũng chỉ là một loại “tớ”, và mọi hoạt động của nó trong hệ thống nhà nước pháp quyền không được phép vượt ra ngoài chức năng “tớ”.
- Trong hệ thống nhà nước pháp quyền như thế, không thể có “đảng lãnh đạo” như một tổ chức chính trị với tính cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống quyền lực nhà nước. Vì vậy quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất với hàm nghĩa bao gồm và nhào trộn làm một (hiện tượng “đảng hóa”) cả quyền lực của đảng và quyền lực của nhà nước là trái với bản chất của nhà nước pháp quyền. Nói rốt ráo, sự “thống nhất” như thế của quyền lực nhà nước, đã thế quyền lực đảng là quyết định trong sự thống nhất này, thực ra là sự phủ định trực tiếp trên thực tế nhà nước pháp quyền.
- Bất kể đảng phái chính trị nào trong quốc gia có nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, nhất thiết phải phấn đấu trong môi trường xã hội dân sự, trước hết là (1)để giành lấy sự tín nhiệm được tin theo của nhân dân, sau đó là (2)để được nhân dân thông qua bầu cử (thật) lựa chọn (thuê) làm đảng cầm quyền.
- Với tinh thần trên, đảng cầm quyền cũng chỉ là người được “thuê”, là một trong nhiều loại “tớ” trong hệ thống nhà nước pháp quyền. Ngoài đảng cầm quyền ra, trong hệ thống nhà nước pháp quyền do dân làm chủ còn có nhiều loại “tớ” khác. Nhân dân “thuê” ai hay không “thuê” ai là quyền của dân. Chỉ riêng đặc điểm này cũng đủ cho thấy nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân với đúng nghĩa không thừa nhận bất kỳ thứ chủ nghĩa nào ngoài ý chí của nhân dân thể hiện qua Hiến pháp, các quốc sách…
Trong phạm trù “nhà nước pháp quyền” đúng với tinh thần “nhà nước của dân, do dân, vì dân” không có chỗ đứng cho khái niệm “đảng lãnh đạo”, mà chỉ có khái niệm “đảng cầm quyền”.Một đảng phái chính trị thực hiện chức năng “1” là phấn đấu nhằm đạt được sự thừa nhận có tầm ảnh hưởng lãnh đạo trong xã hội dân sự, đồng thời vừa phấn đấu thực hiện chức năng “2” là trở thành lực lượng tiên tiến của đất nước để nhờ đó được nhân dân “thuê”(bầu cử) làm đảng cầm quyền. Đấy chính là con đường của một đảng phái chính trị qua ganh đua giành lấy vai trò lãnh đạo của nó đối với đất nước trong một quốc gia độc lập có nhà nước pháp quyền và nhân dân giữ vai trò là chủ đất nước. Điều vừa trình bầy có nghĩa: (a)“vai trò lãnh đạo” và “đảng lãnh đạo” là hai khái niệm khác nhau; (b)”đảng lãnh đạo” chỉ thuộc phạm trù xã hội dân sự, không thể nằm trong phạm trù “nhà nước pháp quyền”.Đối với một đảng phái chính trị, thực hiện hai chức năng như thế (1-gây dừng uy tín, 2-ganh đua để trở thành cầm quyền), đấy chính là phương thức giành lấy vai trò lãnh đạo đất nước của đảng phái chính trị với tính cách là lực lương tinh hoa của đất nước trong một quốc gia có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Phương thức này khác hẳn so với phương thức lãnh đạo của đảng phái chính trị thời kỳ kháng chiến cứu nước.Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của bất kỳ quốc gia độc lập có chủ quyền nào do nhân dân làm chủ cũng cần phải có sự lãnh đạo của lực lượng tinh hoa của quốc gia ấy – chứ không phải là sự lãnh đạo của một thứ quyền lực chính trị nào đó, càng không phải là sự lãnh đạo của quyền lực chính trị đứng trên dân, đứng trên đất nước; đơn giản vì quyền lực chính trị bao giờ cũng chỉ vì lợi ích của chính nó, do đó không thể có khả năng lãnh đạo đất nước.Trong một quốc gia với hệ thống nhà nước pháp quyền như nói trong bài này, không có vai trò lãnh đạo đất nước nào là vĩnh viễn và mặc nhiên dành cho bất kể một đảng phái chính trị nào – dù với những nguyên nhân lịch sử gì – ngoại trừ sự thoán quyền và gian lận; mà lúc nào cũng chỉ có vai trò lãnh đạo dành cho đảng phái chính trị nào phấn đấu thành công để được nhân dân thừa nhận là lực lượng tinh hoa của quốc gia ấy. Khác đi, sẽ không thể có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.Một đảng phái chính trị với tính cách được nhân dân thừa nhận là lực lượng tinh hoa như thế của nhân dân, của đất nước – đấy chính là đảng của dân tộc. Đảng như thế cũng phải tuyên thệ trung thành với nhân dân và tổ quốc, và chỉ có nhân dân và tổ quốc đối với nó là trên hết!Nhân đây xin lưu ý: chăm sóc lực lượng tinh hoa của đất nước là nhiệm vụ của cả nước, song phải bắt đầu từ thể chế chính trị dân chủ, để có một nhà nước thôi thúc được toàn thể dân tộc dốc sức cho nhiệm vụ rất quan trọng này. |
Tất cả những đòi hỏi trên đều không hàm chứa trong toàn bộ Dự thảo.
(c) Sự nghiệp giành độc lập thống nhất đã hoàn thành. Vì tự do hạnh phúc của nhân dân và vì sự phát triển bền vững của đất nước, quyền làm chủ đất nước của nhân dân chẳng những đứng trên tất cả, mà còn là lẽ sống gắn bó nhân dân với tổ quốc và là guồn gốc lâu bền gìn giữ đất nước.
Với tinh thần nêu trên, Hiến pháp là tối thượng có nghĩa mọi công cụ chuyên chính của nhà nước như quân đội, công an, những công cụ chuyên chính khác chỉ là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhà nước pháp quyền được xây dựng lên qua sự ủy thác của nhân dân dưới hình thức Hiến pháp.
Với tinh thần như vậy, mọi lực lượng chuyên chính của nhà nước pháp quyền không phải là công cụ của bất kỳ ai hoặc bất kỳ đảng phái chính trị nào ngoài nhà nước pháp quyền và nhân dân. Tất cả những công cụ chuyên chính này chỉ để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân và nhà nước pháp quyền, chống lại mọi thù địch với tổ quốc, với nhân dân, với nhà nước pháp quyền.
Với tinh thần như thế, mọi công cụ chuyên chính của nhà nước pháp quyền chỉ có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc và nhân dân, ngoài ra không với một ai khác. Không một cá nhân hay đảng phái, tổ chức chính trị nào… có quyền thao túng hay sử dụng những công cụ chuyên chính này chống lại lợi ích quốc gia, chống lại nhân dân và chống lại nhà nước pháp quyền do nhân dân xây dựng nên.
Dự thảo giữ nguyên Hiến pháp cũ về những vấn đề này, và do đó ngược hẳn tinh thần Hiến pháp là tối thượng nói trên.
(d) Tinh thần và nội dung Hiến pháp là tối thượng cần được coi là ý tưởng dẫn dắt cho việc hình thành Hiến pháp, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền, hệ thống kinh tế quốc dân của nền kinh tế thị trường, hệ thống xã hội dân sự. Hơn thế nữa, tinh thần và nội dung Hiến háp là tối thượng phải trở thành một giá trị, một đức tính, và cao nhất là phải trở thành một văn hóa sống của cộng đồng dân tộc chúng ta.
(e) Hiến pháp là tối thượng, tinh thần và nội dung này xác định rõ ràng và dứt khoát: Mọi chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái chính trị, mặt trận, hiệp hội, đoàn thể quần chúng… tất cả phải đứng ngoài hệ thống nhà nước, hệ thống luật pháp và mọi quốc sách (kể cả trong giáo dục[2]) cũng mọi như hoạt động của nhà nước. Đặt vấn đề như thế, có nghĩa:
- Chỉ có Hiến pháp, hệ thống luật pháp, và các quốc sách của toàn bộ hệ thống nhà nước pháp quyền được phép quyết định và chi phối mọi hoạt động của quốc gia nói chung và của hệ thống nhà nước nói riêng.
- Mọi ý tưởng dù là tốt đẹp bất kể từ thế giới quan hay từ tư duy, từ tôn giáo, “chủ nghĩa” nào.., từ các đảng phái chính trị, kể cả từ đảng cầm quyền.., nó chỉ được phép đưa vào vận dụng trong hệ thống nhà nước cũng như trong mọi quốc sách – kể cả trong giáo dục (một trong những quốc sách hàng đầu của quốc gia) – một khi đã được nhân dân chấp thuận theo con đường luật hóa thành các chủ trương chính sách của hệ thống nhà nước pháp quyền và trở thành việc của nhà nước pháp quyền, từ đấy nhất thiết chỉ còn là việc của nhà nước pháp quyền không được ai khác xía vô!.. Nói một cách khác, toàn bộ hoạt động đảng phái chính trị, đoàn thể, tôn giáo, tư duy… đều thuộc phạm vi xã hội dân sự và nhất thiết phải nằm ngoài phạm trù hệ thống và sự vận động của nhà nước pháp quyền.
(f) Nhìn nhận Quyền lực Hiến pháp là tối thượng như thế, sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp lần này phải thiết lập Tòa án Hiến pháp với tính cách là cơ quan phán quyết tối cao độc lập của nhánh tư pháp trong hệ thống nhà nước pháp quyền. Đây sẽ là một việc khó, nhất là đối với văn hóa, hoàn cảnh, trình độ phát triển của nước ta. Song thiết nghĩ chỉ vì sợ khó mà không dám quyết định như vậy, thì ở nước ta bất cứ cái gì đúng phải làm và định làm thì chỉ nên làm nửa vời hay sao, để rồi đến lúc nào đó lại ngựa quen đường cũ?… Quan điểm của tôi là đã là hệ thống và cỗ máy thì phải hoàn chỉnh, còn vận hành khó thì phải học.
Hy vọng sẽ có dịp bàn kỹ thêm vấn đề đảng trong hệ thống nhà nước pháp quyền[3]. Song ngay trong quá trình sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp nên quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của tinh thần Hiến pháp là tối thượng như sơ bộ điểm ra bên trên, để tranh thủ ý kiến của nhân dân xem xét.
Vấn đề 3: Sự phân chia quyền lực và kiểm soát lẫn nhau trong hệ thống nhà nước pháp quyền.
Thường gọi là nguyên tắc tam quyền phân lập, có lẽ đấy là cách nói dịch từ tiếng Trung Quốc, chỉ để cho dễ sử dụng, nhưng không chuẩn xác lắm và chưa đầy đủ. Dự thảo tránh hẳn vấn đề này.Sự phân tách quyền lực nhà nước thành 3 nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp để phân nhiệm và việc thiết lập mối quan hệ ràng buộc và kiểm soát lẫn nhau giữa 3 nhánh là phương thức cho đến nay chất xám của loài người tạo ra được để thực hiện và quản lý quyền lực nhà nước với tính cách là quyền lực được nhân dân ủy thác.
Từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên (Cộng Hòa La-mã), đặc biệt từ thế kỷ thứ 17[4] cho đến nay trí tuệ và khoa học của văn minh nhân loại về quản lý quyền lực nhà nước kết luận:
(a) Quyền lực nhà nước để được thực thi và quản lý có hiệu quả cần phân chia rạch ròi thành 3 nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(b) Nhất thiết phải có sự phân nhiệm rõ ràng và có tính ràng buộc với trách nhiệm cho từng nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(c) Phải thực hiện kiểm soát ràng buộc theo chiều dọc (bên trong mỗi nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp) và theo chiều ngang (giữa các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp với nhau).
(d) Trong nhà nước của dân, do dân, vì dân, việc phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánh có sự ràng buộc nhau và thực hiện sự kiểm soát lẫn nhau (dọc – ngang) của các nhánh quyền lực nhà nước như thế là phương thức thực hiện và quản lý tốt nhất toàn bộ quyền lực nhà nước.
(e) Toàn bộ quyền lực nhà nước như mô tả trong các điểm a, b, c, d nêu trên lại phải được kiểm soát bằng xã hội dân sự – (sẽ được nêu trong phần dưới).
Chất lượng và trình độ thực hiện việc quản lý quyền lực nhả nước hiện nay ở các nước – dù là thuộc loại nước phát triển hay nước đang phát triển – rất khác nhau, song mô hình quản lý quyền lực nhà nước theo hướng phân chia, ràng buộc và kiểm soát lẫn nhau như đã nêu sơ lược bên trên được áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới ngày nay.
Có thể nói dứt khoát:
- Mức độ phát triển và sự tiến bộ của mỗi quốc gia có thể đo được bằng chất lượng của nhà nước pháp quyền có hệ thống quyền lực nhà nước được tổ chức và vận hành như vừa trình bầy trên.
- Mức độ phát triển trì trệ, nhiều bất công xã hội, tham nhũng, thiếu tự do dân chủ và quyền con người… của mỗi quốc gia tương ứng với mức độ độc quyền, độc tài, của hệ thống nhà nước của chính quốc gia ấy, kể cả ở những nước coi quyền lực nhà nước là thống nhất.
Ở nước ta, không thể cứ chụp mũ cho việc phân chia, ràng buộc và kiểm soát quyền lực nhà nước như thế là mô hình của nhà nước tư sản, mặt khác lại nhân danh chủ nghĩa xã hội & định hướng xã hội chủ nghĩa tạo cớ duy trì việc bám giữ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất để lạm quyền và độc quyền mà nhân dân không thể kiểm soát được như đang diễn ra.
Thực tiễn của Việt Nam cho thấy, thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất và chịu sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng tất yếu dẫn đến “đảng hóa” theo hướng cuối cùng trên thực tế không còn tồn tại nhà nước pháp quyền, pháp luật bị vô hiệu hóa nghiêm trọng như đã phân tích trong bài trước (“Đảng – Nhà nước và Hiến pháp” – bài 1). Thực tế này không thể cứu vãn được bằng cách Đảng kêu gọi mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa…
Vấn đề 4: Tìm cách bảo đảm thực hiên mọi quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp
Bài 1 đã nêu Hiến pháp 1992 có như gần đủ các Điều liên quan đến các quyền của công dân, song hầu như không được thực hiện – trên thực tế hầu như chỉ còn lại ý nghĩa viết để cho đủ mâm đủ bát… Những bổ sung trong Dự thảo không thay đổi được thực trạng này. Bài 1 đã nêu ra 3 nguyên nhân. Ở đây xin nói một số vấn đề quan trọng có liên quan.(a) Sự công khai minh bạch là đòi hỏi sống còn đối với đời sống của quốc gia có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, như con người cần không khí để thở vậy. Thiếu “không khí” này, không có nhà nước của dân, do dân, vì dân nào có thể sống được, hoặc nếu có thì đấy chỉ là hàng giả. Ít nhất sẽ có 2 loại vấn đề cần quan tâm khi xử lý đòi hỏi này, đó là:
(1) Ngay trong Hiến pháp cần phải thiết kế được các nội dung tạo ra trách nhiệm ràng buộc tối đa cho việc thực hiện công khai minh bạch trong toàn bộ hệ thống nhà nước và những viên chức của nó; sự vận động của toàn bộ hệ thống phải theo tiêu chí “công khai minh bạch + nguyên tắc chịu trách nhiệm giải trình” ;
(2) Hiến pháp cần có những điều khoản rõ ràng, không thể mập mờ hoặc bị chế ngự, bị vô hiệu hóa bởi những điều khoản khác về khuyến khích sự tham gia, quyết định, giám sát, kiểm soát của công dân đối với mọi vấn đề của đời sống đất nước, đặc biệt phải bảo đảm quyền quyền con người, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền hội họp, biểu tình, lập hội để chính người dân chủ động thực hiện những quyền của mình với sự giác ngộ cao nhất… Và đây là con đường quan trọng nhất tạo ra sự công khai minh bạch trong mọi mặt của cuộc sống đất nước.
(b) Hệ thống nhà nước pháp quyền và đảng cầm quyền cần làm tất cả mọi việc để xây dựng nên một dạng quyền lực của xã hội[5] - được hình thành từ ý chí, trí tuệ, sự đồng tâm hiệp lực của mọi tầng lớp trong nhân dân như một trong những yếu tố định hướng, huy động và thúc đẩy những xu hướng tốt, qua đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần quốc gia. Thực hiện đòi hỏi tạo nên một dạng quyền lực của xã hội như thế tất yếu phải quan tâm xây dựng và phát triển xã hội dân sự.
Xã hội dân sự với tính cách là tổng thể các hình thái giao lưu, tập hợp, hay diễn đàn của mọi cá nhân, mọi tổ chức dân sự… trên cơ sở tự nguyện và tự vận hành, để chia sẻ với nhau mọi ý kiến, quan niệm, sở thích… về mọi vấn đề, về những giá trị hay những vấn đề chung đang được quan tâm.., từ đó hình thành những dư luận, hành động chung, những phong trào, xu thế, nếp văn hóa, chí hướng, những đòi hỏi… Xã hội dân sự được phát triển nhờ các yếu tố lành mạnh, sẽ hình thành trong nó một sức mạnh xã hội có ý nghĩa tích cực.Vì nhân dân ta bị kìm hãm tự do và bị trói buộc về tư duy quá lâu, do đó đất nước chẳng những lạc hậu, mà còn bị lạc lõng nghiêm trọng trong thế giới ngày nay. Vì vậy xây dựng xã hội dân sự trong hoàn cảnh hiện tại của nước ta lại càng phải coi như một trong những quốc sách quyết định, một trong những phần việc quan trọng của quá trình nâng cao quyền năng của công dân thực hiện những quyền tự do, dân chủ của mình trong cuộc sống mọi mặt để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Sức mạnh có ý nghĩa tích cực như thế hình thành từ xã hội dân sự là một dạng quyền lực của xã hội, rất cần thiết cho sức sống tinh thần của một quốc gia…
Nếu để xã hội dân sự bị chi phối hay lũng đoạn bởi những yếu tố tiêu cực, tất nhiên sẽ dẫn đến những lụn bại khó lường trong đời sống mọi mặt của đất nước.
Có thể nói, hầu hết các việc phải làm để canh tân đất nước đều đòi hỏi phải phát triển xã hội dân sự.
Với tính cách như vậy, xã hội dân sự được phát triển lành mạnh sẽ là:
- nơi nhân dân bằng tiếng nói và ảnh hưởng của mình trực tiếp thực thi quyền làm chủ của mình, bao gồm những quyền dân chủ trực tiếp,
- là nơi nhân dân tự giải quyết với nhau những việc của mình trong cộng đồng xã hội mà nhân dân không cần tới sự hỗ trợ nào khác, hoặc bộ máy hành chính và luật pháp của hệ thống nhà nước không với tới được, hoặc không cần thiết với tới, hoặc không được phép đụng tới;
- là trường học của nhân dân, nơi nhân dân tự mình và giúp nhau nâng cao hiểu biết, trí tuệ và quyền năng của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân,
- là nơi nhân dân thông qua quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của mình thực thi tốt nhất quyền lực của mình đối với nhà nước trong việc kiểm soát, giám sát nhà nước, trong việc thúc đẩy hình thành những quốc sách, chủ trương chính sách, những quyết định mới, trong việc đòi hỏi nhà nước loại bỏ những cái đã lỗi thời..,
- tổng hợp các chức năng nêu trên, xã hội dân sự là đối trọng không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Nói riêng về đảng phái chính trị: Xã hội dân sự là môi trường không thể thiếu cho việc ra đời, phát triển, sống và rèn luyện của mọi đảng phái chính trị. Một đảng phái chính trị chân chính, lấy mục tiêu vì dân vì nước là lý tưởng chiến đấu của mình, nhất là một khi đã trở thành đảng cầm quyền, nhất thiết đảng ấy phải tranh thủ mọi điều kiện nuôi dưỡng, phát huy xã hội dân sự làm môi trường rèn luyện của mình, là nơi hun đúc tinh thần và sức mạnh dân tộc.
Có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều nơi trên thế giới: Các nước có xã hội dân sự mạnh hầu như không có chỗ đứng cho đảng phái chính trị yếu kém với tính cách là đảng cầm quyền trong hệ thống quyền lực của nhà nước pháp quyền. Một đảng phái chính trị chân chính được nhân dân thừa nhận vai trò của mình trong xã hội dân sự, đấy chính là sự thừa nhận trong lòng dân, đảng ấy là vô địch và bất khả chiến bại. (Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những giai đoạn khốc liệt của 2 cuộc kháng chiến đã từng có rất nhiều kinh nghiệm Đảng là gì khi sống trong lòng dân, được nhân dân bảo vệ, che chở, bao bọc…)
Tại không hiếm các nước trên thế giới cho thấy: Không ít đảng phái chính trị lớn thường là những nhóm quyền lực lớn, khi trở thành đảng cầm quyền nhưng sau đó tha hóa, thường bị đào thải. Sự đào thải này thường bắt đầu từ xã hội dân sự.
Cũng không hiếm trường hợp đảng phái chính trị với tính cách là đảng cầm quyền, đem quyền lực của mình lũng đoạn xã hội dân sự để mở rộng và củng cố ảnh hưởng. Song kể cả sau khi làm được như vậy, cuối cùng vẫn không tránh khỏi sụp đổ vì sự tha hóa của chính nó như đã xảy ra ở các nước Liên Xô – Đông Âu cũ, gần đây ngày càng nhiều ví dụ như thế.
Không có xã hội dân sự với đúng nghĩa, không thể có đảng phái giữ vai trò lãnh đạo với đúng nghĩa. Không quan tâm xây dựng xã hội dân sự, sẽ chỉ khuyến khích ra đời các đảng phái chính trị của các nhóm quyền lực có xu hướng thâu tóm quyền lực nhà nước để độc quyền, độc tài.
Nhân đây xin lưu ý, xã hội dân sự cho đến nay vẫn là húy kỵ đối với chế độ chính trị hiện hành ở nước ta, và trên thực tế là không được thừa nhận. Đơn giản vì xã hội dân sự là nơi quan trọng nhất để nhân dân thực hiện có hiệu quả nhất quyền làm chủ đất nước của mình. Trong đời sống thực của đất nước, không có tam quyền phân lập, đã thế quyền lực nhà nướcđược thiết kế theo cách thống nhất Đảng và Nhà nước làm một, lại thêm hiện tượng “đảng hóa” toàn bộ đời sống mọi mặt, nhân dân không có xã hội dân sự để thực thi quyền làm chủ của mình. Do đó nói Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thực ra chỉ là khẩu hiệu, không có cách gì thực thi được.
Trong mọi nhà trường, kể cả trường Đảng, nhất nhất không đặt vấn đề giáo dục tinh thần phát triển xã hội dân sự. Vấn đề xã hội dân sự không có trong giáo trình, nhiều nơi không có ngay cả trong chương trình nghiên cứu. Trong khi đó có không ít các bài giảng hay ý kiến bác bỏ xã hội dân sự, coi đấy là mô hình xã hội tư sản, là âm mưu diễn biến hòa bình để chống chế độ… Thậm chí vì bí quá, đã có học giả của Đảng đã đưa ra khái niệm “xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa” để thay thế, nhưng thất bại…
Kìm hãm sự phát triển xã hội dân sự, thực chất là một dạng làm thui chột sức sống của quốc gia, nô dịch nhân dân, mặt khác là sự khuyến khích vô ý thức hay có ý thức mọi tiêu cực trong xã hội. Thậm chí đã đến lúc phải nhìn nhận: Kìm hãm sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự trên thực tế đã và đang là nguyên nhân trực tiếp góp phần làm lụn bại và băng hoại đất nước về nhiều mặt. Song bất chấp thực trạng bị phủ nhận hay vùi dập, xã hội dân sự ở nước ta vẫn đang tự nó vận động, mà lẽ ra nó phải được khuyến khích phát triển như một yếu tố quan trọng nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh của nhân dân.
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này, nếu không có xã hội dân sự phát triển, không thể nào thực thi được các quyền của dân đã ghi được trong Hiến pháp, quyền giao cho nhà nước và quan chức đều bị lạm dụng trở thành tất yếu.
Trong hệ thống nhà nước pháp quyền thiếu xã hội dân sự, kinh tế thị trường sẽ trở thành kinh tế hoang dã, nhà nước pháp quyền sẽ trở thành độc quyền, rồi đến lượt nó xã hội dân sự chỉ còn là mảnh đất mầu mỡ cho xã hội đen. Có thể nói tới mức, không có xã hội dân sự lành mạnh, Hiến pháp chỉ còn lại trên giấy.
Sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp lần này nhất thiết phải coi trọng vấn đề phát triển xã hội dân sự, coi đấy là con đường không thể thiếu cho việc thực hiện và phát huy các quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp.
Lời kết
Còn nhiều vấn đề lớn sẽ phải bàn tiếp. Song những gì đã viết ra trong bài này tiếp tục cho thấy không thể sửa đổi Hiến pháp sơ sơ như đang làm. Soạn thảo Hiến pháp mới như là một trong những nhiệm vụ trọng đại và cấp thiết của cải cách thể chế chính trị đang là một đòi hỏi sống còn của đất nước, không thể tránh né.Rất đáng hình thành với tất cả tinh thần hòa giải dân tộc các cuộc thảo luận công khai, xây dựng, cởi mở, rộng rãi trong cả nước cho mục đích xây dựng Hiến pháp mới, cải cách hệ thống chính trị của đất nước, tạo ra sự thay đổi hòa bình đất nước xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Xin mọi người Việt Nam ta trong cả nước hoặc đang sống ở nước ngoài, hãy từ thấu đáo nỗi đau của đất nước và ý thức sâu sắc về những việc đất nước lúc này nhất thiết phải làm, góp tiếng nói xây dựng của mình vào cuộc thảo luận vỹ đại này. Mọi lời lẽ chỉ với mục đích đi tìm “tiêu điểm” để “nhằm bắn”, chắc chắn sẽ chỉ khoét sâu thêm nỗi đau của đất nước, níu kéo quá khứ vào thực tại, duy trì nguyên vẹn mọi trở lực đang kìm hãm đất nước[6]. Hơn bao giờ hết, lúc này đất nước đang cần những kiến giải, đến từ trái tim của mỗi chúng ta./.
Hà Nội – Võng Thị, ngày 20-01-2013
Nguồn: Viet-Studies
[1] Tìm xem: J. J. Rousseau “Khế ước xã hội”.
[2] Ví dụ: Trong nhà trường có thể giảng các chủ nghĩa, các tôn giáo, các tư duy… để học sinh biết, để nghiên cứu những thứ đó như là đối tượng của khoa học.., nhưng không được dạy như một “giá trị bắt buộc” để người học phải tuân thủ.
[3] Trong bài viết ngày 24-03-2012 “Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992” tôi đã nêu sự khác nhau giữa các khái niệm “đảng cầm quyền”, đảng giữ “vai trò lãnh đạo”, “đảng lãnh đạo”, sự cần thiết phải có Hiến pháp mới và ĐCSVN phải dựa trên Hiến pháp mới để xây dựng lại để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền. Tìm xem:
http://viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_3.htm
[4] Những đỉnh cao thời kỳ này là Montesquieu, J. J. Rousseau.
[5] Tham khảo các bài: Nguyễn Trung
- “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước” 20-10-2011
http://viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_2.htm.
- “Lũ” – tiểu thuyết, Tập II, chương 23 và chương 27
http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm.
[6] Tham khảo thêm các thư trao đổi gần đây giữa Lữ Phương, Tống Văn Công, Nguyễn Trung trên trang viet-studies.info của Trần Hữu Dũng.
24-01-2013
Có những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân vốn không phải là đối kháng lại trở thành đối kháng “mày còn tao mất, tao có mày không” là tại sao? Do đâu? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc như vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, quyền tự do, dân chủ…? Các mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân đó có dây mơ rễ má với nhau thế nào?
Hiện nay các mâu thuẫn đó tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp. Đảng cai trị và người dân Việt nam có gặp nhau ở mục tiêu phải sửa đổi hiến pháp để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa nhà nước và nhân dân vì những lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nhân dân?
1- HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG
Người viết tán thành nhận định của nhiều học giả, trí thức: Việt nam chưa có một hiến pháp văn minh tiến bộ, Hiến pháp hiện hành (1992) và dự thảo sửa đổi của đảng có nhiều khiếm khuyết dẫn đến rối loạn xã hội, mất nước, nô lệ ngoại bang:
- Quyền lực cai trị không có cơ chế kiểm soát, chế tài
- Các quyền cơ bản của người dân bị cưởng đoạt
- Đặc quyền đặc lợi núp bóng ý thức hệ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài
- Nói thì hay; làm thì dở, tệ do coi nhẹ chế độ trách nhiệm vì độc quyền, phe đảng
…
(các điều 4, điều 57 hiến pháp 1992 và được lập lại trong dự thảo sửa đổi hiến pháp, trích một đoạn dự thảo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” –vietnamnet)
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân mất nước vào tay bành trướng Trung nam hải. Ý kiến này thì cho là do chủ nghĩa Cộng sản (chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao). Ý kiến khác thì cho là do ý chí chính trị giử chặt đặc quyền đặc lợi của quyền lực cai trị độc tôn. Nhận định này dẫn ra hai trường hợp Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đã quì gối xưng tôi thần với Phương Bắc khi chưa có chủ nghĩa Mác Lênin. Do đó nhận định này cho rằng bỏ chủ nghĩa Mác Lênin nhưng vẫn cứ độc quyền (điều 4) thì vẫn phải dựa vào ngoại bang (bán nước cầu vinh).
Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho thấy đảng, nhà nước vẫn trung thành với cam kết Thành đô. Cam kết Thành đô là cam kết bất bình đẳng, nước nhỏ cần nước lớn bảo hộ quyền cai trị độc tôn bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc nhân danh chủ nghĩa xã hội Mác Lênin (CNXH). Do đó cũng cho thấy những phản đối của đảng, nhà nước Việt nam thường là nhỏ nhẹ, chậm trể đối trước các vi phạm rất trắng trợn của Trung quốc đến chủ quyền, lãnh thổ Việt nam là nhằm ‘diễn kịch’ với dân.
Như vậy hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi có thể gọi là hiến pháp vong quốc, hiến pháp ‘nước mất nhà tan’ được không? Đúng vậy, vì những điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân, những “cam kết ô nhục Thành đô” vẫn cứ giử nguyên.
Việt nam giàu lên là do kinh tế thị trường, không phải do ‘định hướng XHCN’. Định hướng quái dị đó đã dâng tổ quốc Việt nam cho Bành trướng phương Bắc, chẳng phải vậy sao?
2- HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Hiện nay, trong các “yêu sách” của dân tộc Việt nam thứ gì là ưu tiên hàng đầu: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ giàu mạnh hay chủ nghĩa xã hội? Nhiều đảng viên kỳ cựu đã thấy ra hiến pháp xã hội chủ nghĩa không làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trái lại nước càng ngày càng yếu, dân càng ngày càng nghèo, lãnh thổ, chủ quyền ngày càng teo tóp, mất vào tay bành trướng.
Ưu tiên hàng đầu của dân Việt là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết của mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ 7 ĐIỂM CỦA 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tạo ra bước ngoặt, tách khỏi con đường nô lệ, đói nghèo.
Có một số ý kiến cho là kiến nghị và dự thảo đã tham khảo và giống với hiến pháp nước này, nước nọ kể cả hiến pháp Việt nam Cộng Hòa trước 1975. Có thể và nhất định phải tham khảo Hiến pháp các nước, tham khảo ngược và tham khảo xuôi. Tham khảo ngược là loại bỏ khỏi hiến pháp các điều khoản làm cho một số quốc gia lâm cảnh dân nghèo nước yếu, xã hội rối loạn kiểu Trung quốc, Nga, Triều tiên, Cu ba… mà hiến pháp 1992 đã tiếp thu và dự thảo sửa đổi của đảng hiện nay vẫn duy trì. Tham khảo xuôi là tiếp thu những qui định đã làm cho nhiều quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh như hiến pháp Đại hàn, Nhật bản, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Israel, các nước Bắc âu kể cả của Việt nam cộng Hòa vì lẽ hiến pháp đó cũng tiếp thu nhiều điểm hay tốt của các quốc gia dân chủ, văn minh. Kiến nghị và dự thảo của 72 người đã làm được điều đó.
Do đó, Hiến pháp của đảng và hiến pháp của dân chỏi nhau như nước với lửa. So sánh như vậy là gần đúng với thực trạng xã hội Việt nam ngày nay. Tuy là nước với lửa nhưng cả hai cũng thành ra đối chứng cho một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát.
Nếu những vấn đề cốt lõi nêu trong kiến nghị và đã chuyển vào dự thảo hiến pháp 2013 sau khi tranh luận rộng rãi, trở thành bản hiến pháp chính thức thì có thể đặt tên cho nó là: HIẾN PHÁP THOÁT HÁN. Chỉ có con đường thoát Hán (thủ tiêu cam kết Thành đô, không làm chư hầu nữa) thì Việt nam mới giử được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thoát Hán không mâu thuẫn với đường lối đối ngoại làm bạn, thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết vẫn là với CHND Trung Hoa.
Kiến nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp 2013 đã loại bỏ các điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng cai trị-bị trị và nguy cơ nước mất nhà tan. Hiểu một cách nào đó, thì kiến nghị của 72 người không chỉ là lập công với nước với dân mà còn với cả đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền nếu chịu tiếp thu sẽ giủ sạch bùn ‘Thành đô’ đứng lên cùng đất nước. Nhiều người nói đã khóc rất hạnh phúc khi đọc dự thảo hiến pháp của dân.
“Hãy khóc lên đi hởi đồng bào ruột thịt”?
Làm cách nào để có được bản hiến pháp thoát Hán như nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân?
Có ý kiến nói Việt nam cần phải có một hội nghị Diên hồng thứ hai.
3- QUỐC HỘI LẬP HIẾN –HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THẾ KỶ 21
Cuộc vận động sửa đổi, thực chất là đổi mới hoàn toàn bản hiến pháp để Việt nam có một Hiến pháp thoát Hán, gia nhập vào thế giới văn minh tiến bộ chính là cơ hội tạo ra khối đoàn kết toàn dân như hội nghị Diên hồng thời nhà Trần chống Nguyên Mông đã tạo ra.
Hội nghị Diên hồng thời hiện đại phải qui tụ đại biểu của mọi tầng lớp, sắc dân, chính kiến, tôn giáo…của người Việt trong ngoài nước, kể cả người Việt đang ngồi tù vì điều 88,79 của bộ luật hình sự. Thông lệ quốc tế gọi đó là QUỐC HỘI LẬP HIẾN.
Đảng cộng sản, nhà nước Việt nam là quyền lực đang quản lý xã hội nghĩ thế nào về hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 và một quốc hội lập hiến để có một hiến pháp Thoát Hán làm cho dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ,công bằng, văn minh? (Quốc hội hiện nay của nước CHXHCN Việt nam không đủ tư cách, phẩm chất “lập hiến”) Hay vẫn cứ hô hào suông về một khối đoàn kết toàn dân không thể nào nào có được vì tệ độc quyền và luôn quì gối trước ngoại bang do cam kết ‘tương thông’, ‘tương đồng’…gì đấy đã ghi trong hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi?
Nên chăng cần có “một tiền hội nghị Diên hồng”, thành phần tham dự như nói ở trên để thống nhất lịch trình cho một Hiến pháp thoát Hán ra đời trong vòng 2 năm trở lại.
Ai triệu tập, tổ chức tiền hội nghị Diên hồng là vấn đề không thể bàn trong bài viết ngắn này, cũng không thể chỉ là ý kiến của một vài cá nhân.
Trước mắt cần một phong trào quần chúng rộng rãi với phương châm “tự do hay nô lệ” và nhà cai trị có ý chí chính trị quay đầu về với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ bảy ngày 19/1/2013
Mối năm qua đi, thế giới lại được chứng kiến các cuộc xung đột cũ ngày càng trầm trọng trong khi các điểm nóng xung đột mới tiếp tục xuất hiện và tình hình một số nơi được cải thiện. Các cơn giông bão đe dọa năm 2013 không thiếu. Một lần nữa, các điểm nóng cũ và mới tiếp tục đe dọa đến an ninh và ổn định của người dân trên khắp hành tinh.
Dưới đây là danh sách 10 điểm nóng xung đột quốc tế (không xếp theo thứ tự ưu tiên) trong năm 2013 theo nhận định của các chuyên gia Nhóm khủng hoảng quốc tế(ICG) mới được đăng tải trên tạp chí “Slate”
1. Xuđăng
Không có gì ngạc nhiên khi “vấn đề Xuđăng” đã không biến mất sau quyết định ly khai của miền Nam nước này vào năm 2011. Cuộc nội chiến được khơi mào từ sự tập trung quyền lực và các nguồn lực trong tay một nhóm nhỏ lãnh đạo tiếp tục tàn phá Xuđăng và đe dọa kéo theo một sự tan rã lớn hơn. Tình trạng chia rẽ trong đảng Đại hội Dân tộc (NCP) cầm quyền và người dân bị kích động, cộng với sự tuột dốc không phanh của nền kinh tế cũng có thể làm đổ vỡ quốc gia này. Từ 10 năm nay, tình hình. Xuđăng gần như vẫn vậy. Chỉ có một điều khác là trước đây Khắctum chiến đấu chống lại Phong trào giải phóng nhân dân Xuđăng (SPLM), lực lượng đại diện cho toàn miền Nam, trong khi hiện nay ngân khố của quốc gia này đang bị cạn kiệt bởi cuộc chiến chống lại Mặt trận cách mạng Xuđăng (SRF), liên minh quy tu các nhóm phiến quân chính ở Darfur, Nam Kordofan và Blue Nile. Giống như trước đây, nạn nhân là các thường dân bị kẹt giữa hai làn đạn. Giống như ở Nam Xuđăng, Chính phủ Xuđăng đang cố sử dụng việc Tiếp cận viện trợ nhân đạo như một công cụ đàm phán, đồng thời sử dụng nạn đói khủng khiếp như một chiến lược quân sự.
2. Thổ Nhĩ Kỳ và PKK
Các đợt rét vào mùa Thu và mùa Đông năm 2012 tại khu vực vùng núi Thổ Nhĩ Kỳ đã làm hạ nhiệt các cuộc tấn công do Đảng Công nhân người Cuốc (PKK) phát động từ 10 năm nay, song tương lai có vẻ u ám trong mùa Xuân năm 2013. Đã có 870 người thiệt mạng kể từ khi PKK nối lại các cuộc tấn công trong khi lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tái phát động các hoạt động chống khủng bố vào giữa năm 2011, Đây là số lượng nạn nhân cao nhất trong cuộc xung đột này kể từ những năm 1990.
Căng thắng chính trị cũng ngày càng gia tăng khi Đảng Hòa bình và Dân chủ (BDP), phong trào hợp pháp của người Cuốc Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với PKK. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa bãi bỏ quyền miễn truy tố của các đại biểu quốc hội thuộc đảng này. Từ năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hàng nghìn nhà hoạt động người Cuốc ủng hộ PKK, nhiều người trong số đó không có bất cứ hành động bạo lực nào. Trong khoảng, thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngừng các cuộc đàm phán bí mật với PKK và trên thực tế đã bãi bỏ tất cả các hình thức “mở cửa dân chủ” vốn từng hy vọng sẽ mang lại bình đẳng và công bằng cho 12-15 triệu người Cuốc (chiếm khoảng 20% dân số) sinh sống tại nước này.
Được khích lệ từ thành công của các đồng minh tại Xyri, các nhóm quân phiệt trong PKK đang thắng thế và sẽ tiếp tục cố gắng nắm giữ quyền kiểm soát tại khu vực phía Đông Nam, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các biểu tượng của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013.
3. Ápganixtan
Bị suy yếu bởi các cuộc đấu đá nội bộ và tình trạng tham nhũng, Chính phủ Ápganixtan sẽ chưa thể sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh sau khi các lực lượng của Mỹ và NATO rút khỏi nước này vào năm 2014.
Quan hệ giữa Ápganixtan và Mỹ tiếp tục xấu đi trong năm 2012, nhất là sau làn sóng biểu tình phản đối Mỹ đốt kinh Koran khiến hàng chục người thiệt mạng vào tháng 2/2012 và tiếp đó là vụ lính Mỹ bắn chết 17 người dân gồm 9 trẻ em tại tỉnh miền Nam Kandahar vào tháng 3/2012. Kể từ đó, hàng loạt vụ tấn công nội bộ đã làm tăng thêm sự thiếu tin cậy giữa các nhà lãnh đạo quân sự Ápganixtan và Mỹ. Trong khi đó, nhiều vụ bắn giết đồng đội đã làm suy yếu tinh thần chiến đấu của lực lượng an ninh quốc gia Ápganixtan.
Tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Gabun, nếu có, sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Ápganixtan và khu vực. Mặc dù công khai bày tỏ ý định rút lui sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2014, có khả năng Tổng thống Hamid Karzai vẫn muốn tiếp tục gây ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình Ápganixtan hậu bầu cử. Một cuộc bầu cử đáng tin cậy, điều vẫn chưa từng thấy tại quốc gia này, có thể tạo ra sự đồng thuận quốc gia và củng cố niềm tin của người dân vào năng lực của chính phủ.
Thực hiện nhà nước pháp quyền trong tiến trình chuyển tiếp chính trị và quân sự vào năm 2013-2014 là điều đảm bảo tốt nhất cho sự ổn định của Ápganixtan. Nếu các nhà lãnh đạo thất bại, giai đoạn sắp tới sẽ chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc và xung đột trong tầng lớp lãnh đạo và đây là điều mà phiến quân Taliban sẽ không bỏ lỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tan rã của các cơ quan an ninh và các cuộc xung đột nội bộ quy mô lớn.
4. Pakixtan
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Pakixtan vào năm 2012, mặc dù Pakixtan quyết định cho phép mở lại tuyến đường tiếp vận của NATO qua lãnh thỏ nước này vào đầu tháng 7/2012 sau khi Mỹ lên tiếng xin lỗi vì đã gây ra cái chết của các binh sĩ Pakixtan vào tháng 11/2011. Pakixtan và Ápganixtan cũng đạt được những tiến bộ chính trị. Tháng 12/2012, hai nước đã cùng lên tiếng yêu cầu Taliban và các nhóm phiến quân hạ vũ khí và tham gia đàm phán hòa bình.
Trong bối cảnh các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào năm 2013. chính phủ và phe đổi lập Pakixtan cần khẩn trương cải cách căn bản ủy ban bầu cử nhằm củng cố tiến trình chuyển tiếp dân chủ. Đảng Nhân dân Pakixtan cầm quyền và Liên đoàn Hồi giáo Pakixtan – Nawaz, đổi thủ chinh cua họ trong Quốc hội, cần gác lại những mâu thuẫn chính trị và tìm cách ngăn chặn quân đội gây ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ. Hai đảng này cũng cần ngăn chặn các cơ quan tư pháp can thiệp và gây mất ổn định trật tự chính trị, phá hoại cơ hội chuyển giao quyền lực trong hòa bình đầu tiên giữa chính phủ cũ và chính phủ mới thông qua các cuộc bầu cử đáng tin cậy,
Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay tại Pakixtan cũng cần những nỗ lực khẩn cấp cả ở trong nước lẫn quốc tế. Trong 3 năm liền, các trận lụt lớn đã đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trong khi hàng trăm nghìn người khác đã phải đi lánh nạn do các cuộc đụng độ giữa quân chính phủ và lực lượng phiến quân. Cuộc khủng hoảng kép này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan tăng cường thêm lực lượng và làm tăng nguy cơ xung đột,
5. Khu vực Sahel: Mali, Nigiêria và các nước khác
Tình hình bất ổn tại khu vực Sahel đã trở. nên tồi tệ hơn trong năm 2012 và các nỗ lực ngăn chặn tình trạng này sẽ là một trong những vấn đề ưu tiên của nhiều nước trong năm 2013.
Mali – nơi từng diễn ra cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ vào tháng 3/2012, trong khi khu vực miền Bắc rộng lớn bị các lực lượng ly khai
và Hồi giáo chính thống có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda chiếm giữ, xếp đầu bảng trong số các vấn đề gây quan ngại của cả khu vực. Năm 2013 đánh dấu sự khởi đầu của một chiến dịch can thiệp quân sự của cộng đồng quốc tế tại Mali, và có thể cũng là sự khởi đầu tiến trình chính trị nhằm thống nhất đất nước. Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và .Liên minh châu Phi (AU) đã thông qua kế hoạch cử 3.300 binh sĩ tới giúp đỡ Chính phủ Mali giành lại quyền kiểm soát khu vực miền Bắc từ lực lượng phiến quân Hồi giáo.
Khu vực Sahel cũng đang chứng kiến một cuộc xung đột khác rất đáng báo động tại khu vực miền Bắc Nigiêria, nơi lực lượng Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã sát hại hàng nghìn người trong những năm qua. Phản ứng của chính phủ không thống nhất (vừa tiến hành các cuộc thảo luận về khả năng đàm phán vừa triển khai các sáng kiến an ninh nặng nề và đôi khi mù quáng) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực và giúp các nhóm cực đoan tăng cường lực lượng. Nếu thiếu thống nhất và chính phủ không thay đổi chính sách của mình, năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm đụng độ đẫm máu tại miền Bắc Nigeria.
6. Cộng hòa dân chủ Cônggô
Tháng 4/2012, các thành viên Phong trào 23/3 (M23), nhóm cựu phiến quân được sáp nhập vào lực lượng quân đội Cônggô, đã nổi dậy tại khu vực phía Đông nước này.
Một lần nữa, sau nhiều năm xung đột, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế đang cố gắng tìm mọi cách kìm hãm nhóm phiến quân này và ngăn chặn một cuộc chiến khu vực mới tại Cộng hòa dân chủ Cônggô. Đợt bùng phát bạo lực này đã để lại những hậu quả bi thảm cho dân thường với các vụ vi phạm nhân quyền trên quy mô Lớn, các vụ hành hình ngoài khuôn khổ pháp luật và làn sóng tị nạn hàng loạt của người dân địa phương.
Các nỗ lực hòa giải của Hội nghị các nhà lãnh đạo khu vực Hồ lớn đã dẫn đến quyết định rút quân của M23 ra khỏi thành phố miền Đông Goma và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình, Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ các cuộc nổi loạn bùng phát trở lại và xảy ra xung đột bạo lực. Các nỗ lực tái thiết sau xung đột tại Cộng hòa dân chủ Cônggô đã đạt được rất ít kết quả, Nếu không gây áp lực lên cả chính phủ nước này lẫn các lực lượng phiến quân được Ruanđa hậu thuẫn nhằm thực hiện các chương trình cải cách chính phủ và khởi động đối thoại chính trị, câu chuyện buồn về cuộc nội chiến ở Cộng hòa dân chủ Cônggô có thể sẽ kéo dài trong suốt năm 2013.
7. Kênia
Bất chấp các cuộc cải cách nhằm sửa chữa những sai sót bầu cử và kiểm soát tình trạng bạo lực nổ ra sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 ở Kênia, các yếu tố gây xung đột vẫn hiện diện tại quốc gia này. Tình trạng thanh niên thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng đã lên đến đỉnh điểm trong khi chương trình cải cách an ninh bị đình trệ và các cuộc tranh chấp lãnh thổ tiếp tục đào sâu hố ngăn cách giữa các dân tộc. Càng tới gần cuộc bầu cử tháng 3/2013, nguy cơ bạo lực chính trị càng tăng.
Tòa án hình sự quốc tế cáo buộc hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu Uhuru Kenyatta và William Ruto phạm các tội ác chống lại nhân loại và sẽ đưa hai nhân vật này ra xét xử vào tháng 4/2013. Điều này đang dấy lên hy vọng lật lại quyền miễn truy tố của giới lãnh đạo chính trị. Tuy nhiên, các vụ án này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng sắc tộc và làm bùng phát bạo lực mới.
Việc tổng thống hoặc phó tổng thống bị kết tội sẽ để lại những tác động rất lớn đối với Kênia không chỉ về mặt quan hệ quốc tế mà còn cả các chương trình cải cách trong nước. Cuộc bầu cử năm 2013 có khả năng sẽ diễn ra trước các mối đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Al-Shabab có nguồn gốc từ Xômali và sự phản đối của phong trào ly khai có tên “Hội đồng Cộng hòa Mombasa”. Cả hai lực lượng này có thể gây ra phản ứng dữ dội chống lại các cộng đồng người Xômali và người Hồi giáo, làm nổi lên những vấn đề gây bất ổn trong năm 2013 đầy khó khăn đối với Kênia,
8. Xyri và Libăng
Cuộc khủng hoảng Xyri ngày càng tồi tệ và có thể sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng này. Chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad khó bị lật đổ và các lực lượng đối lập sẽ gặp khó khăn hơn để loại bỏ ông Assad. Dư luận khu vực và thế giới đồn đoán về khả năng chế độ Xyri sắp sụp đổ, tuy nhiên giai đoạn đầu hậu Assad ẩn chứa nhiều rủi ro không chỉ đối với người dân Xyri mà còn đối với cả người dân các nước trong khu vực.
Tình trạng bạo lực tại Xyri đã biến quốc gia Arập này thành mảnh đất màu mỡ cho các nhóm chiến binh Hồi giáo Sunni cực đoan. Các nhóm này được các nước Arập vùng Vịnh tài trợ và được trang bị các kỹ năng quân sự thánh chiến thu thập được ở các nơi khác. Để đảo ngược xu hướng nguy hiểm này, phe đối lập Xyri cần có một tầm nhìn tương lai đáng tin cậy hơn và ít ảo tưởng hơn, cộng đồng quốc tế cần phối hợp các chính sách và cuộc xung đột quân sự nguy hiểm này phải được giải quyết bằng một giải pháp chính trị.
Cuộc xung đột mang màu sắc phe phái tại Xyri đang lan sang Libăng. Lịch sử không cho phép chúng ta lạc quan: Bâyrút hiếm khi nằm ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của Đamát. Các nhà lãnh đạo Libăng cần giải quyết những điểm yếu cơ bản trong cấu trúc bộ máy chính phủ vốn đang là nguyên nhân gây xung đột nội bộ và khiến quốc gia này dễ bị tổn thương trước tình trạng bất ổn của nước láng giềng Xyri.
9. Trung Á
Một danh sách dài các nước trong khu vực này đang đứng bên bờ vực bất ổn. Tátgikixtan khởi đầu năm 2013 với những tín hiệu không có gì tích cực. Quan hệ với Udơbêkixtan tiếp tục xấu đi trong khi các cuộc đấu đá nội bộ đe dọa làm bùng phát tham vọng ly khai của tỉnh tự trị Gorno- Badakhshan.
Tình hình Cưrơgưxtan cũng không khá hơn là bao. Chính phủ nước này đang tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những căng thẳng sắc tộc âm ỉ và vấn đề nhà nước pháp quyền tại khu vực miền Nam. Trong khi đó, các chính sách dân tộc được mong đợi từ lâu lại đang nằm trong ngăn kéo bàn làm việc của tổng thống. Ảnh hưởng của chính quyền trung ương đang ngày càng suy yếu còn cộng đồng quốc tế dường như ít quan tâm, thậm chí không thèm quan tâm trước các tín hiệu cảnh báo ban đầu.
Tình trạng vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống diễn ra phổ biến tại Udơbêkixtan. Tệ hơn nữa, không có bất kỳ sự kế thừa chính trị nào sau khi Tổng thống Islam Karimov kết thúc nhiệm kỳ. Đây là yếu tố lý tưởng làm bùng phát xung đột khu vực. Tuy nhiên, chừng nào Mỹ chưa rút người lính và khí tài cuối cùng của mình ra khỏi Ápganixtan, vấn đề này sẽ không gây được nhiều chú ý đối với Oasinhtơn.
Nếu những xu hướng tương tự tiếp tục, Cadắcxtan sẽ tiếp tục trải qua một năm bạo lực. Năm 2012, quốc gia này từng ghi nhận một số lượng các cuộc tấn công khủng bố lớn kỷ lục do các nhóm thánh chiến không rõ danh tính thực hiện tại khu vực phía Tây và phía Nam.
10. Irắc
Trong khi Xyri ngày càng chìm sâu vào hỗn loạn thì tại Irắc các bên đang chuẩn bị vũ khí và sẵn sàng tấn công. Chính phủ Irắc, đứng đầu là Thủ tướng Nuri al-Maliki thuộc cộng đồng người Shiite, đã đứng về phe Iran, Nga và Trung Quốc trong một nỗ lực ngăn chặn các nhà nước của người Sunni ở vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẽ lại bản đồ khu vực.
Ông Maliki đã nhiều lần cắt đứt quan hệ với các cộng đồng tôn giáo và dân tộc khác ở Irắc, đồng thời có những động thái nhằm mở rộng quyền kiểm soát của mình đối với các thể chế chính trị và các lực lượng an ninh. Hành động này vi phạm thỏa thuận với Chính phủ khu vực tự trị người Cuốc được ký kết vào năm 2010 với mục đích hạn chế quyền hạn của thủ tướng và đảm bảo chia sẻ quyền lực một cách công bằng giữa người Shiite, người Sunni và người Cuốc.
Ông Maliki hiện đang phải đối mặt với làn sóng phản kháng không chỉ từ người đứng đầu Chính phủ khu vực tự trị người Cuốc Massoud Barzani mà cả từ các lực lượng đối lập người Sunni và thế tục, thậm chí cả từ giáo sĩ Muqtada al-Sadr thuộc phe Hồi giáo Shiite của mình. Việc Tổng thống Jalal Talabani, người đóng vai trò rất quan trọng với tư cách là nhân vật hòa giải trong cuộc xung đột giữa Bátđa và Erbil, bị đột quỵ đã làm tăng thêm nguy cơ bất ổn chính trị tại Irắc trong năm 2013 này. Mạng lưới khủng bố al-Qaeđa đổ thêm dầu vào lửa khi tiếp tục phá vỡ sự yên tĩnh tương đối tại Irắc bằng các vụ đánh bom phá hoại. Thủ tướng Maliki rõ ràng đã đánh mất niềm tin của một bộ phận lớn chính giới, những người cáo buộc ông đang cố chiếm giữ các quyền lực vô hạn và độc đoán. Tuy nhiên, nỗ lực tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Thủ tướng Maliki đã không thành do các đối thủ của ông bị chia rẽ sâu sắc.
Thực trạng này cho phép Thủ tướng Maliki tiếp tục nắm giữ quyền lực cho tới khi diễn ra các cuộc bầu cử vào năm 2014. Đây là bối cảnh lý tưởng cho bạo lực sinh sôi. Nhiều khả năng cuộc nội chiến mang màu sắc phe phái tại nước láng giềng Xyri sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở Irắc và đẩy nước này vào một chu kỳ xung đột mới trong năm 2013./.
BBC tiếng Việt
Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.
Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không?
Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển.
Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.
Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi.
Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị
Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi bò.
Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tòa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Tòa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các “yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò”?
Tòa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lý. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn thì không chắc là Tòa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này thì lập luận dựa trên “quyền lịch sử” sẽ bị loại bỏ.
Như vậy, điểm này có thể được Tòa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Tòa công nhận cho những khu vực khác.
Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên “quyền lịch sử”.
Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines
Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và vì vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp
Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao).
Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.
Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.
Điểm 8: Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lý, và việc Trung Quốc đòi biển cách các đá này hơn 12 hải lý một cách bất hợp pháp
Rất có thể là Tòa sẽ công nhận rằng bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ.
Nếu vậy, Tòa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách Scarbrough hơn 12 hải lý là bất hợp pháp.
Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lý cũng là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.
Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để khẳng định quyền lợi.
Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những bãi cạn và đá này
Philippines không nói rõ khái niệm “vùng nước lân cận” và vùng “kế cận” là gì. Nếu đó là lãnh hải 12 hải lý thì Tòa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này.
Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo
Nếu không có chồng lấn thì sẽ không có vấn đề gì cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lãnh hải 12 hải lý của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ thì sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này.
Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Tòa sẽ làm điều đó.
Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ thì Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để bảo vệ EEZ đó.
Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói xuông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc.
Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.
Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines.
Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Tòa công nhận để tuyên tuyền tối đa cho các yêu sách của họ.
Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.
Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.
Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm.
Bài thể hiện quan điểm của hai tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Nguồn: BBC tiếng Việt
(Dân trí)
– Trong khi vụ chặn xe, đập đầu gà khó hiểu ở Trảng Bàng, Tây Ninh chưa
lắng xuống thì cách hành xử kỳ quặc này lại xảy ra ở huyện Bình Chánh,
TPHCM làm 8 con gà của người dân chết oan uổng.
[2] Ví dụ: Trong nhà trường có thể giảng các chủ nghĩa, các tôn giáo, các tư duy… để học sinh biết, để nghiên cứu những thứ đó như là đối tượng của khoa học.., nhưng không được dạy như một “giá trị bắt buộc” để người học phải tuân thủ.
[3] Trong bài viết ngày 24-03-2012 “Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992” tôi đã nêu sự khác nhau giữa các khái niệm “đảng cầm quyền”, đảng giữ “vai trò lãnh đạo”, “đảng lãnh đạo”, sự cần thiết phải có Hiến pháp mới và ĐCSVN phải dựa trên Hiến pháp mới để xây dựng lại để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền. Tìm xem:
http://viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_3.htm
[4] Những đỉnh cao thời kỳ này là Montesquieu, J. J. Rousseau.
[5] Tham khảo các bài: Nguyễn Trung
- “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước” 20-10-2011
http://viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_2.htm.
- “Lũ” – tiểu thuyết, Tập II, chương 23 và chương 27
http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm.
[6] Tham khảo thêm các thư trao đổi gần đây giữa Lữ Phương, Tống Văn Công, Nguyễn Trung trên trang viet-studies.info của Trần Hữu Dũng.
1569. HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ HIẾN PHÁP CỦA DÂN
HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Trần Minh Thảo24-01-2013
Có những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân vốn không phải là đối kháng lại trở thành đối kháng “mày còn tao mất, tao có mày không” là tại sao? Do đâu? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc như vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, quyền tự do, dân chủ…? Các mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân đó có dây mơ rễ má với nhau thế nào?
Hiện nay các mâu thuẫn đó tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp. Đảng cai trị và người dân Việt nam có gặp nhau ở mục tiêu phải sửa đổi hiến pháp để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa nhà nước và nhân dân vì những lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nhân dân?
1- HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG
Người viết tán thành nhận định của nhiều học giả, trí thức: Việt nam chưa có một hiến pháp văn minh tiến bộ, Hiến pháp hiện hành (1992) và dự thảo sửa đổi của đảng có nhiều khiếm khuyết dẫn đến rối loạn xã hội, mất nước, nô lệ ngoại bang:
- Quyền lực cai trị không có cơ chế kiểm soát, chế tài
- Các quyền cơ bản của người dân bị cưởng đoạt
- Đặc quyền đặc lợi núp bóng ý thức hệ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài
- Nói thì hay; làm thì dở, tệ do coi nhẹ chế độ trách nhiệm vì độc quyền, phe đảng
…
(các điều 4, điều 57 hiến pháp 1992 và được lập lại trong dự thảo sửa đổi hiến pháp, trích một đoạn dự thảo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” –vietnamnet)
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân mất nước vào tay bành trướng Trung nam hải. Ý kiến này thì cho là do chủ nghĩa Cộng sản (chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao). Ý kiến khác thì cho là do ý chí chính trị giử chặt đặc quyền đặc lợi của quyền lực cai trị độc tôn. Nhận định này dẫn ra hai trường hợp Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đã quì gối xưng tôi thần với Phương Bắc khi chưa có chủ nghĩa Mác Lênin. Do đó nhận định này cho rằng bỏ chủ nghĩa Mác Lênin nhưng vẫn cứ độc quyền (điều 4) thì vẫn phải dựa vào ngoại bang (bán nước cầu vinh).
Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho thấy đảng, nhà nước vẫn trung thành với cam kết Thành đô. Cam kết Thành đô là cam kết bất bình đẳng, nước nhỏ cần nước lớn bảo hộ quyền cai trị độc tôn bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc nhân danh chủ nghĩa xã hội Mác Lênin (CNXH). Do đó cũng cho thấy những phản đối của đảng, nhà nước Việt nam thường là nhỏ nhẹ, chậm trể đối trước các vi phạm rất trắng trợn của Trung quốc đến chủ quyền, lãnh thổ Việt nam là nhằm ‘diễn kịch’ với dân.
Như vậy hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi có thể gọi là hiến pháp vong quốc, hiến pháp ‘nước mất nhà tan’ được không? Đúng vậy, vì những điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân, những “cam kết ô nhục Thành đô” vẫn cứ giử nguyên.
Việt nam giàu lên là do kinh tế thị trường, không phải do ‘định hướng XHCN’. Định hướng quái dị đó đã dâng tổ quốc Việt nam cho Bành trướng phương Bắc, chẳng phải vậy sao?
2- HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Hiện nay, trong các “yêu sách” của dân tộc Việt nam thứ gì là ưu tiên hàng đầu: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ giàu mạnh hay chủ nghĩa xã hội? Nhiều đảng viên kỳ cựu đã thấy ra hiến pháp xã hội chủ nghĩa không làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trái lại nước càng ngày càng yếu, dân càng ngày càng nghèo, lãnh thổ, chủ quyền ngày càng teo tóp, mất vào tay bành trướng.
Ưu tiên hàng đầu của dân Việt là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết của mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ 7 ĐIỂM CỦA 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tạo ra bước ngoặt, tách khỏi con đường nô lệ, đói nghèo.
Có một số ý kiến cho là kiến nghị và dự thảo đã tham khảo và giống với hiến pháp nước này, nước nọ kể cả hiến pháp Việt nam Cộng Hòa trước 1975. Có thể và nhất định phải tham khảo Hiến pháp các nước, tham khảo ngược và tham khảo xuôi. Tham khảo ngược là loại bỏ khỏi hiến pháp các điều khoản làm cho một số quốc gia lâm cảnh dân nghèo nước yếu, xã hội rối loạn kiểu Trung quốc, Nga, Triều tiên, Cu ba… mà hiến pháp 1992 đã tiếp thu và dự thảo sửa đổi của đảng hiện nay vẫn duy trì. Tham khảo xuôi là tiếp thu những qui định đã làm cho nhiều quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh như hiến pháp Đại hàn, Nhật bản, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Israel, các nước Bắc âu kể cả của Việt nam cộng Hòa vì lẽ hiến pháp đó cũng tiếp thu nhiều điểm hay tốt của các quốc gia dân chủ, văn minh. Kiến nghị và dự thảo của 72 người đã làm được điều đó.
Do đó, Hiến pháp của đảng và hiến pháp của dân chỏi nhau như nước với lửa. So sánh như vậy là gần đúng với thực trạng xã hội Việt nam ngày nay. Tuy là nước với lửa nhưng cả hai cũng thành ra đối chứng cho một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát.
Nếu những vấn đề cốt lõi nêu trong kiến nghị và đã chuyển vào dự thảo hiến pháp 2013 sau khi tranh luận rộng rãi, trở thành bản hiến pháp chính thức thì có thể đặt tên cho nó là: HIẾN PHÁP THOÁT HÁN. Chỉ có con đường thoát Hán (thủ tiêu cam kết Thành đô, không làm chư hầu nữa) thì Việt nam mới giử được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thoát Hán không mâu thuẫn với đường lối đối ngoại làm bạn, thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết vẫn là với CHND Trung Hoa.
Kiến nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp 2013 đã loại bỏ các điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng cai trị-bị trị và nguy cơ nước mất nhà tan. Hiểu một cách nào đó, thì kiến nghị của 72 người không chỉ là lập công với nước với dân mà còn với cả đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền nếu chịu tiếp thu sẽ giủ sạch bùn ‘Thành đô’ đứng lên cùng đất nước. Nhiều người nói đã khóc rất hạnh phúc khi đọc dự thảo hiến pháp của dân.
“Hãy khóc lên đi hởi đồng bào ruột thịt”?
Làm cách nào để có được bản hiến pháp thoát Hán như nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân?
Có ý kiến nói Việt nam cần phải có một hội nghị Diên hồng thứ hai.
3- QUỐC HỘI LẬP HIẾN –HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THẾ KỶ 21
Cuộc vận động sửa đổi, thực chất là đổi mới hoàn toàn bản hiến pháp để Việt nam có một Hiến pháp thoát Hán, gia nhập vào thế giới văn minh tiến bộ chính là cơ hội tạo ra khối đoàn kết toàn dân như hội nghị Diên hồng thời nhà Trần chống Nguyên Mông đã tạo ra.
Hội nghị Diên hồng thời hiện đại phải qui tụ đại biểu của mọi tầng lớp, sắc dân, chính kiến, tôn giáo…của người Việt trong ngoài nước, kể cả người Việt đang ngồi tù vì điều 88,79 của bộ luật hình sự. Thông lệ quốc tế gọi đó là QUỐC HỘI LẬP HIẾN.
Đảng cộng sản, nhà nước Việt nam là quyền lực đang quản lý xã hội nghĩ thế nào về hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 và một quốc hội lập hiến để có một hiến pháp Thoát Hán làm cho dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ,công bằng, văn minh? (Quốc hội hiện nay của nước CHXHCN Việt nam không đủ tư cách, phẩm chất “lập hiến”) Hay vẫn cứ hô hào suông về một khối đoàn kết toàn dân không thể nào nào có được vì tệ độc quyền và luôn quì gối trước ngoại bang do cam kết ‘tương thông’, ‘tương đồng’…gì đấy đã ghi trong hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi?
Nên chăng cần có “một tiền hội nghị Diên hồng”, thành phần tham dự như nói ở trên để thống nhất lịch trình cho một Hiến pháp thoát Hán ra đời trong vòng 2 năm trở lại.
Ai triệu tập, tổ chức tiền hội nghị Diên hồng là vấn đề không thể bàn trong bài viết ngắn này, cũng không thể chỉ là ý kiến của một vài cá nhân.
Trước mắt cần một phong trào quần chúng rộng rãi với phương châm “tự do hay nô lệ” và nhà cai trị có ý chí chính trị quay đầu về với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
1570. MƯỜI ĐIỂM NÓNG TRONG NĂM 2013
Thứ bảy ngày 19/1/2013
MƯỜI ĐIỂM NÓNG TRONG NĂM 2013
TTXVN (Cairô 14/1)Mối năm qua đi, thế giới lại được chứng kiến các cuộc xung đột cũ ngày càng trầm trọng trong khi các điểm nóng xung đột mới tiếp tục xuất hiện và tình hình một số nơi được cải thiện. Các cơn giông bão đe dọa năm 2013 không thiếu. Một lần nữa, các điểm nóng cũ và mới tiếp tục đe dọa đến an ninh và ổn định của người dân trên khắp hành tinh.
Dưới đây là danh sách 10 điểm nóng xung đột quốc tế (không xếp theo thứ tự ưu tiên) trong năm 2013 theo nhận định của các chuyên gia Nhóm khủng hoảng quốc tế(ICG) mới được đăng tải trên tạp chí “Slate”
1. Xuđăng
Không có gì ngạc nhiên khi “vấn đề Xuđăng” đã không biến mất sau quyết định ly khai của miền Nam nước này vào năm 2011. Cuộc nội chiến được khơi mào từ sự tập trung quyền lực và các nguồn lực trong tay một nhóm nhỏ lãnh đạo tiếp tục tàn phá Xuđăng và đe dọa kéo theo một sự tan rã lớn hơn. Tình trạng chia rẽ trong đảng Đại hội Dân tộc (NCP) cầm quyền và người dân bị kích động, cộng với sự tuột dốc không phanh của nền kinh tế cũng có thể làm đổ vỡ quốc gia này. Từ 10 năm nay, tình hình. Xuđăng gần như vẫn vậy. Chỉ có một điều khác là trước đây Khắctum chiến đấu chống lại Phong trào giải phóng nhân dân Xuđăng (SPLM), lực lượng đại diện cho toàn miền Nam, trong khi hiện nay ngân khố của quốc gia này đang bị cạn kiệt bởi cuộc chiến chống lại Mặt trận cách mạng Xuđăng (SRF), liên minh quy tu các nhóm phiến quân chính ở Darfur, Nam Kordofan và Blue Nile. Giống như trước đây, nạn nhân là các thường dân bị kẹt giữa hai làn đạn. Giống như ở Nam Xuđăng, Chính phủ Xuđăng đang cố sử dụng việc Tiếp cận viện trợ nhân đạo như một công cụ đàm phán, đồng thời sử dụng nạn đói khủng khiếp như một chiến lược quân sự.
2. Thổ Nhĩ Kỳ và PKK
Các đợt rét vào mùa Thu và mùa Đông năm 2012 tại khu vực vùng núi Thổ Nhĩ Kỳ đã làm hạ nhiệt các cuộc tấn công do Đảng Công nhân người Cuốc (PKK) phát động từ 10 năm nay, song tương lai có vẻ u ám trong mùa Xuân năm 2013. Đã có 870 người thiệt mạng kể từ khi PKK nối lại các cuộc tấn công trong khi lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tái phát động các hoạt động chống khủng bố vào giữa năm 2011, Đây là số lượng nạn nhân cao nhất trong cuộc xung đột này kể từ những năm 1990.
Căng thắng chính trị cũng ngày càng gia tăng khi Đảng Hòa bình và Dân chủ (BDP), phong trào hợp pháp của người Cuốc Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với PKK. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa bãi bỏ quyền miễn truy tố của các đại biểu quốc hội thuộc đảng này. Từ năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hàng nghìn nhà hoạt động người Cuốc ủng hộ PKK, nhiều người trong số đó không có bất cứ hành động bạo lực nào. Trong khoảng, thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngừng các cuộc đàm phán bí mật với PKK và trên thực tế đã bãi bỏ tất cả các hình thức “mở cửa dân chủ” vốn từng hy vọng sẽ mang lại bình đẳng và công bằng cho 12-15 triệu người Cuốc (chiếm khoảng 20% dân số) sinh sống tại nước này.
Được khích lệ từ thành công của các đồng minh tại Xyri, các nhóm quân phiệt trong PKK đang thắng thế và sẽ tiếp tục cố gắng nắm giữ quyền kiểm soát tại khu vực phía Đông Nam, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các biểu tượng của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013.
3. Ápganixtan
Bị suy yếu bởi các cuộc đấu đá nội bộ và tình trạng tham nhũng, Chính phủ Ápganixtan sẽ chưa thể sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh sau khi các lực lượng của Mỹ và NATO rút khỏi nước này vào năm 2014.
Quan hệ giữa Ápganixtan và Mỹ tiếp tục xấu đi trong năm 2012, nhất là sau làn sóng biểu tình phản đối Mỹ đốt kinh Koran khiến hàng chục người thiệt mạng vào tháng 2/2012 và tiếp đó là vụ lính Mỹ bắn chết 17 người dân gồm 9 trẻ em tại tỉnh miền Nam Kandahar vào tháng 3/2012. Kể từ đó, hàng loạt vụ tấn công nội bộ đã làm tăng thêm sự thiếu tin cậy giữa các nhà lãnh đạo quân sự Ápganixtan và Mỹ. Trong khi đó, nhiều vụ bắn giết đồng đội đã làm suy yếu tinh thần chiến đấu của lực lượng an ninh quốc gia Ápganixtan.
Tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Gabun, nếu có, sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Ápganixtan và khu vực. Mặc dù công khai bày tỏ ý định rút lui sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2014, có khả năng Tổng thống Hamid Karzai vẫn muốn tiếp tục gây ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình Ápganixtan hậu bầu cử. Một cuộc bầu cử đáng tin cậy, điều vẫn chưa từng thấy tại quốc gia này, có thể tạo ra sự đồng thuận quốc gia và củng cố niềm tin của người dân vào năng lực của chính phủ.
Thực hiện nhà nước pháp quyền trong tiến trình chuyển tiếp chính trị và quân sự vào năm 2013-2014 là điều đảm bảo tốt nhất cho sự ổn định của Ápganixtan. Nếu các nhà lãnh đạo thất bại, giai đoạn sắp tới sẽ chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc và xung đột trong tầng lớp lãnh đạo và đây là điều mà phiến quân Taliban sẽ không bỏ lỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tan rã của các cơ quan an ninh và các cuộc xung đột nội bộ quy mô lớn.
4. Pakixtan
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Pakixtan vào năm 2012, mặc dù Pakixtan quyết định cho phép mở lại tuyến đường tiếp vận của NATO qua lãnh thỏ nước này vào đầu tháng 7/2012 sau khi Mỹ lên tiếng xin lỗi vì đã gây ra cái chết của các binh sĩ Pakixtan vào tháng 11/2011. Pakixtan và Ápganixtan cũng đạt được những tiến bộ chính trị. Tháng 12/2012, hai nước đã cùng lên tiếng yêu cầu Taliban và các nhóm phiến quân hạ vũ khí và tham gia đàm phán hòa bình.
Trong bối cảnh các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào năm 2013. chính phủ và phe đổi lập Pakixtan cần khẩn trương cải cách căn bản ủy ban bầu cử nhằm củng cố tiến trình chuyển tiếp dân chủ. Đảng Nhân dân Pakixtan cầm quyền và Liên đoàn Hồi giáo Pakixtan – Nawaz, đổi thủ chinh cua họ trong Quốc hội, cần gác lại những mâu thuẫn chính trị và tìm cách ngăn chặn quân đội gây ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ. Hai đảng này cũng cần ngăn chặn các cơ quan tư pháp can thiệp và gây mất ổn định trật tự chính trị, phá hoại cơ hội chuyển giao quyền lực trong hòa bình đầu tiên giữa chính phủ cũ và chính phủ mới thông qua các cuộc bầu cử đáng tin cậy,
Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay tại Pakixtan cũng cần những nỗ lực khẩn cấp cả ở trong nước lẫn quốc tế. Trong 3 năm liền, các trận lụt lớn đã đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trong khi hàng trăm nghìn người khác đã phải đi lánh nạn do các cuộc đụng độ giữa quân chính phủ và lực lượng phiến quân. Cuộc khủng hoảng kép này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan tăng cường thêm lực lượng và làm tăng nguy cơ xung đột,
5. Khu vực Sahel: Mali, Nigiêria và các nước khác
Tình hình bất ổn tại khu vực Sahel đã trở. nên tồi tệ hơn trong năm 2012 và các nỗ lực ngăn chặn tình trạng này sẽ là một trong những vấn đề ưu tiên của nhiều nước trong năm 2013.
Mali – nơi từng diễn ra cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ vào tháng 3/2012, trong khi khu vực miền Bắc rộng lớn bị các lực lượng ly khai
và Hồi giáo chính thống có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda chiếm giữ, xếp đầu bảng trong số các vấn đề gây quan ngại của cả khu vực. Năm 2013 đánh dấu sự khởi đầu của một chiến dịch can thiệp quân sự của cộng đồng quốc tế tại Mali, và có thể cũng là sự khởi đầu tiến trình chính trị nhằm thống nhất đất nước. Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và .Liên minh châu Phi (AU) đã thông qua kế hoạch cử 3.300 binh sĩ tới giúp đỡ Chính phủ Mali giành lại quyền kiểm soát khu vực miền Bắc từ lực lượng phiến quân Hồi giáo.
Khu vực Sahel cũng đang chứng kiến một cuộc xung đột khác rất đáng báo động tại khu vực miền Bắc Nigiêria, nơi lực lượng Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã sát hại hàng nghìn người trong những năm qua. Phản ứng của chính phủ không thống nhất (vừa tiến hành các cuộc thảo luận về khả năng đàm phán vừa triển khai các sáng kiến an ninh nặng nề và đôi khi mù quáng) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực và giúp các nhóm cực đoan tăng cường lực lượng. Nếu thiếu thống nhất và chính phủ không thay đổi chính sách của mình, năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm đụng độ đẫm máu tại miền Bắc Nigeria.
6. Cộng hòa dân chủ Cônggô
Tháng 4/2012, các thành viên Phong trào 23/3 (M23), nhóm cựu phiến quân được sáp nhập vào lực lượng quân đội Cônggô, đã nổi dậy tại khu vực phía Đông nước này.
Một lần nữa, sau nhiều năm xung đột, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế đang cố gắng tìm mọi cách kìm hãm nhóm phiến quân này và ngăn chặn một cuộc chiến khu vực mới tại Cộng hòa dân chủ Cônggô. Đợt bùng phát bạo lực này đã để lại những hậu quả bi thảm cho dân thường với các vụ vi phạm nhân quyền trên quy mô Lớn, các vụ hành hình ngoài khuôn khổ pháp luật và làn sóng tị nạn hàng loạt của người dân địa phương.
Các nỗ lực hòa giải của Hội nghị các nhà lãnh đạo khu vực Hồ lớn đã dẫn đến quyết định rút quân của M23 ra khỏi thành phố miền Đông Goma và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình, Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ các cuộc nổi loạn bùng phát trở lại và xảy ra xung đột bạo lực. Các nỗ lực tái thiết sau xung đột tại Cộng hòa dân chủ Cônggô đã đạt được rất ít kết quả, Nếu không gây áp lực lên cả chính phủ nước này lẫn các lực lượng phiến quân được Ruanđa hậu thuẫn nhằm thực hiện các chương trình cải cách chính phủ và khởi động đối thoại chính trị, câu chuyện buồn về cuộc nội chiến ở Cộng hòa dân chủ Cônggô có thể sẽ kéo dài trong suốt năm 2013.
7. Kênia
Bất chấp các cuộc cải cách nhằm sửa chữa những sai sót bầu cử và kiểm soát tình trạng bạo lực nổ ra sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 ở Kênia, các yếu tố gây xung đột vẫn hiện diện tại quốc gia này. Tình trạng thanh niên thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng đã lên đến đỉnh điểm trong khi chương trình cải cách an ninh bị đình trệ và các cuộc tranh chấp lãnh thổ tiếp tục đào sâu hố ngăn cách giữa các dân tộc. Càng tới gần cuộc bầu cử tháng 3/2013, nguy cơ bạo lực chính trị càng tăng.
Tòa án hình sự quốc tế cáo buộc hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu Uhuru Kenyatta và William Ruto phạm các tội ác chống lại nhân loại và sẽ đưa hai nhân vật này ra xét xử vào tháng 4/2013. Điều này đang dấy lên hy vọng lật lại quyền miễn truy tố của giới lãnh đạo chính trị. Tuy nhiên, các vụ án này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng sắc tộc và làm bùng phát bạo lực mới.
Việc tổng thống hoặc phó tổng thống bị kết tội sẽ để lại những tác động rất lớn đối với Kênia không chỉ về mặt quan hệ quốc tế mà còn cả các chương trình cải cách trong nước. Cuộc bầu cử năm 2013 có khả năng sẽ diễn ra trước các mối đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Al-Shabab có nguồn gốc từ Xômali và sự phản đối của phong trào ly khai có tên “Hội đồng Cộng hòa Mombasa”. Cả hai lực lượng này có thể gây ra phản ứng dữ dội chống lại các cộng đồng người Xômali và người Hồi giáo, làm nổi lên những vấn đề gây bất ổn trong năm 2013 đầy khó khăn đối với Kênia,
8. Xyri và Libăng
Cuộc khủng hoảng Xyri ngày càng tồi tệ và có thể sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng này. Chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad khó bị lật đổ và các lực lượng đối lập sẽ gặp khó khăn hơn để loại bỏ ông Assad. Dư luận khu vực và thế giới đồn đoán về khả năng chế độ Xyri sắp sụp đổ, tuy nhiên giai đoạn đầu hậu Assad ẩn chứa nhiều rủi ro không chỉ đối với người dân Xyri mà còn đối với cả người dân các nước trong khu vực.
Tình trạng bạo lực tại Xyri đã biến quốc gia Arập này thành mảnh đất màu mỡ cho các nhóm chiến binh Hồi giáo Sunni cực đoan. Các nhóm này được các nước Arập vùng Vịnh tài trợ và được trang bị các kỹ năng quân sự thánh chiến thu thập được ở các nơi khác. Để đảo ngược xu hướng nguy hiểm này, phe đối lập Xyri cần có một tầm nhìn tương lai đáng tin cậy hơn và ít ảo tưởng hơn, cộng đồng quốc tế cần phối hợp các chính sách và cuộc xung đột quân sự nguy hiểm này phải được giải quyết bằng một giải pháp chính trị.
Cuộc xung đột mang màu sắc phe phái tại Xyri đang lan sang Libăng. Lịch sử không cho phép chúng ta lạc quan: Bâyrút hiếm khi nằm ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của Đamát. Các nhà lãnh đạo Libăng cần giải quyết những điểm yếu cơ bản trong cấu trúc bộ máy chính phủ vốn đang là nguyên nhân gây xung đột nội bộ và khiến quốc gia này dễ bị tổn thương trước tình trạng bất ổn của nước láng giềng Xyri.
9. Trung Á
Một danh sách dài các nước trong khu vực này đang đứng bên bờ vực bất ổn. Tátgikixtan khởi đầu năm 2013 với những tín hiệu không có gì tích cực. Quan hệ với Udơbêkixtan tiếp tục xấu đi trong khi các cuộc đấu đá nội bộ đe dọa làm bùng phát tham vọng ly khai của tỉnh tự trị Gorno- Badakhshan.
Tình hình Cưrơgưxtan cũng không khá hơn là bao. Chính phủ nước này đang tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những căng thẳng sắc tộc âm ỉ và vấn đề nhà nước pháp quyền tại khu vực miền Nam. Trong khi đó, các chính sách dân tộc được mong đợi từ lâu lại đang nằm trong ngăn kéo bàn làm việc của tổng thống. Ảnh hưởng của chính quyền trung ương đang ngày càng suy yếu còn cộng đồng quốc tế dường như ít quan tâm, thậm chí không thèm quan tâm trước các tín hiệu cảnh báo ban đầu.
Tình trạng vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống diễn ra phổ biến tại Udơbêkixtan. Tệ hơn nữa, không có bất kỳ sự kế thừa chính trị nào sau khi Tổng thống Islam Karimov kết thúc nhiệm kỳ. Đây là yếu tố lý tưởng làm bùng phát xung đột khu vực. Tuy nhiên, chừng nào Mỹ chưa rút người lính và khí tài cuối cùng của mình ra khỏi Ápganixtan, vấn đề này sẽ không gây được nhiều chú ý đối với Oasinhtơn.
Nếu những xu hướng tương tự tiếp tục, Cadắcxtan sẽ tiếp tục trải qua một năm bạo lực. Năm 2012, quốc gia này từng ghi nhận một số lượng các cuộc tấn công khủng bố lớn kỷ lục do các nhóm thánh chiến không rõ danh tính thực hiện tại khu vực phía Tây và phía Nam.
10. Irắc
Trong khi Xyri ngày càng chìm sâu vào hỗn loạn thì tại Irắc các bên đang chuẩn bị vũ khí và sẵn sàng tấn công. Chính phủ Irắc, đứng đầu là Thủ tướng Nuri al-Maliki thuộc cộng đồng người Shiite, đã đứng về phe Iran, Nga và Trung Quốc trong một nỗ lực ngăn chặn các nhà nước của người Sunni ở vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẽ lại bản đồ khu vực.
Ông Maliki đã nhiều lần cắt đứt quan hệ với các cộng đồng tôn giáo và dân tộc khác ở Irắc, đồng thời có những động thái nhằm mở rộng quyền kiểm soát của mình đối với các thể chế chính trị và các lực lượng an ninh. Hành động này vi phạm thỏa thuận với Chính phủ khu vực tự trị người Cuốc được ký kết vào năm 2010 với mục đích hạn chế quyền hạn của thủ tướng và đảm bảo chia sẻ quyền lực một cách công bằng giữa người Shiite, người Sunni và người Cuốc.
Ông Maliki hiện đang phải đối mặt với làn sóng phản kháng không chỉ từ người đứng đầu Chính phủ khu vực tự trị người Cuốc Massoud Barzani mà cả từ các lực lượng đối lập người Sunni và thế tục, thậm chí cả từ giáo sĩ Muqtada al-Sadr thuộc phe Hồi giáo Shiite của mình. Việc Tổng thống Jalal Talabani, người đóng vai trò rất quan trọng với tư cách là nhân vật hòa giải trong cuộc xung đột giữa Bátđa và Erbil, bị đột quỵ đã làm tăng thêm nguy cơ bất ổn chính trị tại Irắc trong năm 2013 này. Mạng lưới khủng bố al-Qaeđa đổ thêm dầu vào lửa khi tiếp tục phá vỡ sự yên tĩnh tương đối tại Irắc bằng các vụ đánh bom phá hoại. Thủ tướng Maliki rõ ràng đã đánh mất niềm tin của một bộ phận lớn chính giới, những người cáo buộc ông đang cố chiếm giữ các quyền lực vô hạn và độc đoán. Tuy nhiên, nỗ lực tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Thủ tướng Maliki đã không thành do các đối thủ của ông bị chia rẽ sâu sắc.
Thực trạng này cho phép Thủ tướng Maliki tiếp tục nắm giữ quyền lực cho tới khi diễn ra các cuộc bầu cử vào năm 2014. Đây là bối cảnh lý tưởng cho bạo lực sinh sôi. Nhiều khả năng cuộc nội chiến mang màu sắc phe phái tại nước láng giềng Xyri sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở Irắc và đẩy nước này vào một chu kỳ xung đột mới trong năm 2013./.
1571. VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ?
Việt Nam học gì từ vụ Philippines kiện Trung Quốc?
Cập nhật: 14:00 GMT – thứ năm, 24 tháng 1, 201Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.
Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không?
Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển.
Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.
Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi.
Tuân thủ UNCLOS
Thông báo khởi kiện của Philippines đưa ra 13 điểm, bao gồm yêu cầu Tòa phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS, nhằm cản trở lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, và những điểm chính sau.Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị
Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi bò.
Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tòa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Tòa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các “yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò”?
Tòa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lý. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn thì không chắc là Tòa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này thì lập luận dựa trên “quyền lịch sử” sẽ bị loại bỏ.
Như vậy, điểm này có thể được Tòa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Tòa công nhận cho những khu vực khác.
Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên “quyền lịch sử”.
Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines
Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và vì vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp
Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao).
Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.
Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.
Điểm 8: Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lý, và việc Trung Quốc đòi biển cách các đá này hơn 12 hải lý một cách bất hợp pháp
Rất có thể là Tòa sẽ công nhận rằng bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ.
Nếu vậy, Tòa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách Scarbrough hơn 12 hải lý là bất hợp pháp.
Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lý cũng là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.
Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để khẳng định quyền lợi.
Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những bãi cạn và đá này
Philippines không nói rõ khái niệm “vùng nước lân cận” và vùng “kế cận” là gì. Nếu đó là lãnh hải 12 hải lý thì Tòa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này.
Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo
Nếu không có chồng lấn thì sẽ không có vấn đề gì cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lãnh hải 12 hải lý của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ thì sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này.
Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Tòa sẽ làm điều đó.
Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ thì Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để bảo vệ EEZ đó.
Câu hỏi tiếp
Philippines đã thách Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippines đã tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của mình ra một Tòa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đã làm điều đó.Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói xuông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc.
Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.
Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines.
Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Tòa công nhận để tuyên tuyền tối đa cho các yêu sách của họ.
Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.
Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.
Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm.
Bài thể hiện quan điểm của hai tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Nguồn: BBC tiếng Việt
Danlambao 24/1/2013
Lê Anh Hùng bị CA bắt cóc đưa vào trại tâm thần
Anh Lê Anh Hùng, người cần biểu ngữ có nội dung ‘Đoàn kết dân
tộc là sức mạnh’, (bên phải) trong cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội
(Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng)
CTV Danlambao – Bạn bè của anh Lê Anh Hùng loan
tin khẩn báo về việc blogger này bị CA lén lút bắt cóc đưa vào trại tâm
thần Hà Nội. Anh Lê Anh Hùng (sinh năm 1973) là một blogger được biết
đến với nhiều tác phẩm dịch và các bài viết nhận định về tình hình chính
trị tại Việt Nam. Ngoài ra anh Hùng đã phổ biến gần 70 lá đơn tố cáo
những nhân vật chóp bu trong đảng Cộng Sản.Khi các chú côn an góp ý Hiến pháp thì… chắc chết đến chết chắc!
Dân Làm Báo – Báo online của các chú đăng bài kể chuyện các chú “tiếp tục thực hiện đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý quan trọng là góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. Nội chỉ đọc cái tít của các chú là thấy ngứa: Công tác ANQG sẽ là một nội dung trọng tâm của Hiến pháp.
Đúng là ANQG là lãnh vực quan trọng nhưng là trọng tâm của Hiến Pháp?
Các chú đúng là ở đâu cũng muốn nhảy bàn độc ngồi ngay chính giữa.
Bà con trong thôn cứ tưởng tượng các chú này đang hăng say đặt trọng
tâm an ninh vào Hiến pháp của đảng các chú thì biết “chắc chết” và “chết
chắc” như thế nào:Các đồng chí… X’
Nguyễn Anh Dũng - …Những lời phát ngôn như trên, có một sức mạnh ghê gớm, nó vô hiệu kỷ luật Đảng và pháp luật của nhà nước. Đã tạo nên các . . . Đồng chí X’, cổ vũ cho hành vi lợi dụng chức vụ để phạm tội, nếu như có bị truy cứu thì chỉ cần “Nhận trách nhiệm” là xong. Phải chăng đây cũng là biểu hiện của một loài “Sâu”?…Xuân nào che nổi những tang thương
Phạm Minh Tâm (Danlambao)
– Vào giữa lúc này đây, giữa cái thời điểm mà đúng ra lòng người phải
hân hoan như lòng trời khi mùa xuân vừa đến, phải tràn trề những tin yêu
và hy vọng thì lòng người Việt Nam lại chua xót và đầy đắng cay. Những
tâm hồn Việt Nam nào còn biết đau, biết cảm thì nhìn đâu trên đất nước
cũng chỉ thấy một mầu héo úa vì tất cả đồng bào mình đều đang bị lao đao
trong một xã hội quá tang thương với đủ cả thù trong, giặc ngoài.
Tại sao Việt Nam không dám hành động như Philippines?
Như Nguyên (Danlambao)
– Vừa qua bộ trưởng ngoại giao Philippines đã thông báo cho cộng đồng
thế giới biết là đã đưa đơn kiện Trung Quốc (TQ) ra tòa án của Liên Hiệp
Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và đã triệu tập đại sứ
của Trung Quốc tại Manila thông báo cho sự kiện trên. Hành động của
Philippines là một ứng xử bình thường của một quốc gia thành viên của
Liên hiệp Quốc vẫn thường làm khi chủ quyền đất nước mình bị xâm phạm.
Ôi Giời ơi! Chó còn có giá hơn sinh mạng một người dân Việt Nam?
Thằng Dân (Danlambao) -
Ở Việt Nam giết một mạng người, chỉ lĩnh mức án 4 năm tù và ít tiền đền
bù là xong, điển hình là vụ công An Nguyễn Văn Ninh, kẻ đã dã man đánh
chết ông Trịnh Xuân Tùng tại đồn công an phường. Tuy nhiên ở Mỹ (tên
trùm tư bản đang giảy hoài không chết), hành hạ, bỏ mặc một con vật
nuôi, sẽ phải đối diện với mức án 3 năm tù giam và 20.000 USD số tiền
phạt.
Cả gia đình Cảnh sát Khu vực và bảo vệ dân phố đánh
Không đội nón bảo hiểm, cả nhà bị đánh
Theo gia đình phản ánh, những bảo vệ dân phố và CSKV đánh người đều có hơi men.
Dù đã hơn nửa tháng trôi qua nhưng anh Võ Hoàng Tâm (KP 2, phường 16, quận 8, TP.HCM) vẫn còn bàng hoàng khi kể lại sự việc.Con trai bí thư đánh dã man một cụ bà dân oan
Kim Thoa – Hà Hằng (Người Đưa Tin) – Sáng 23/1, một vụ việc đã khiến hàng trăm người tụ tập phản đối xảy ra tại xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Một bà cụ tuổi đã cao bị Hoàng Thế Anh, con trai đương kim bí thư Đảng ủy xã Hưng Tân đánh dã man ngay giữa thanh thiên bạch nhật.Hiệp định Paris – “Mốc son chói lọi”?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Gần 90 triệu đồng bào Việt Nam, trong, cũng như ngoài nước, có bị “mờ con mắt” không với “ánh sáng” từ: “Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam”? – (báo Hà Nội mới)
Ý kiến về việc ĐGH Benedicto 16 tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
“Nếu mà nói là lợi cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thì tôi
nghĩ là không. Chắc chắn là không. Những năm gần đây Vatican cố gắng
chứng tỏ với nhà nước Việt Nam là Giáo Hội không can dự vào chuyện tranh
đấu của các đảng phải chính trị, các phong trào dân chủ ở Việt Nam. Bởi
thế tôi nghĩ có lẽ không có chuyện Đức Giáo Hoàng lấy vấn đề dân chủ mà
áp lực với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong những cuộc gặp thế
này. Đối với nhà cầm quyền cộng sản VN thì ngược lại. Hiện tại họ đang
bị kết án nặng nề vì những hành vi vi phạm nhân quyền. Trong bối cảnh đó
cuộc gặp của ông Tổng Bí Thư với Đức Giáo Hoàng, một cách mặc nhiên,
được coi như là một lá bài nhằm che bớt đi bộ mặt xấu xa nhem nhuốc của
một chế độ hà khắc, khiến nhiều người lầm tưởng nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam có thiện cảm với Công giáo và có thiện chí bảo vệ nhân quyền…”
- Linh mục Nguyễn Văn Khải.
Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013
VRNs (23.01.2013)
– Sài Gòn – Ngày 21/01/2013, Index on Censorhip đã công bố danh sách
chính thức những nhà văn và nhà báo được chọn vào vòng chung kết các
Giải thưởng năm 2013, trong đó có chị Maria Tạ Phong Tần thuộc lãnh vực
báo chí. Trên website của tổ chức này, chúng ta có thể đọc thấy hình và
bản văn giới thiệu chị Tần. Kết quả chung kết sẽ được công bố vào ngày
thứ năm 21 tháng ba tới.
Quan nhất thời, dân vạn đại
Minh Văn - Mong
muốn sự ổn định và an toàn cho bản thân là tâm lý chung của con người.
Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta ngại sự thay đổi, nhất là lại theo
chiều hướng tiến bộ. Khi cái cũ đã trở nên lạc hậu thì tất phải cải sửa
để tạo nên cái mới tốt đẹp và tiến bộ hơn. Không nên vì sợ sự thay đổi
mà có kiểu lý luận ngược với quy luật. Ví như có mụ dì ghẻ, thấy cô gái
con chồng lớn lên ngày càng xinh đẹp. Phần vì ghen ghét, phần vì không
muốn cô gái có hạnh phúc, mụ tỉ tê – Con ơn, đừng có lấy chồng làm gì,
vừa phải mang nặng đẻ đau lại chịu nhiều đau khổ vì chồng con ạ…. Tuy mụ
ta nói vậy nhưng con gái lớn lên thì phải lấy chồng, rồi sinh con đẻ
cái để tiếp nối đời sau, đó là một quy luật tự nhiên của cuộc sống, làm
sao có thể ngăn được?…
Tự do tôn giáo là thế ư?
Thất Lĩnh (Danlambao) -
Với mục đích khuyến khích tín đồ hăng hái tu tập, ông Bùi Văn Trung,
tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã tổ chức nhiều buổi thuyết giảng giáo
lý PGHH tại tư gia. Được biết trong tất cả những buổi họp mặt này, mọi
người chỉ tập trung vào việc tu hành chứ không bàn đến nội dung gì khác.
Thế mà ông Trung và con trai bị bắt giam suốt 30 tháng trước khi bị xét
xử.
Nghi án “chim mồi”: CSGT bẫy dân để phạt tại Hà Nội
Huy Anh (Songmoi.vn)
– Một clip giao thông quay trực tiếp bằng camera gắn trên xe ôtô ngày
22/1 về việc bắt giữ phương tiện vi phạm luật giao thông của cảnh sát
giao thông (CSGT) Hà Nội vừa đăng tải trên mạng đã thu hút nhiều chú ý,
bình luận của người xem. Đặc biệt, nhiều ý kiến phân tích clip không
loại trừ khả năng đây là cái bẫy được dàn dựng để đẩy người tham gia
giao thông vào tình huống dễ vi phạm luật.
TPHCM: Cảnh sát khu vực đánh gãy mũi một phụ nữ?
Bà Phụng đang nằm cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Phùng Bắc
Phùng Bắc (Lao Động)
– Công an quận 12 (TPHCM) cho biết sẽ xử lý nghiêm, nếu điều tra đúng
như đơn tố cáo của người dân là cảnh sát khu vực đánh người gây thương
tích.
Tin nóng: Công an và côn đồ đánh dân oan tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng!
Xuân Việt Nam
– Hôm nay, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, côn đồ và công an đóng giả côn
đồ đã đánh các bà con đi khiếu kiện tại Văn phòng chính phủ.
TPHCM: Thêm một vụ xông vào nhà dân vây bắt, đập đầu gà một cách khó hiểu
Con gà vô tội thoát chết sau một “trận càn”