Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Tin ngày 25/1/2013 - Hiến pháp - Biển Đông

  • Tập Cận Bình mới chỉ thay đổi tác phong (RFI) - Lên nắm quyền lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc từ sau Đại hội đảng Cộng sản 18 hồi tháng 11 năm 2012, ông Tập Cận Bình đang cố gắng tạo cho mình một phong cách mới. Gần đây ở Trung Quốc, người ta đang bàn nhiều đến tác phong mới mẻ của nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất đất nước này. Le Monde đăng bài phân tích mang tiêu đề « Trung Quốc, phong cách mới của ông Tập ».
  • Tân Hoa Xã cải chính tin đồn lãnh đạo Bắc Triều Tiên giải phẫu thẩm mỹ (RFI) - Hôm nay, 24/01/2013, Tân Hoa Xã ra thông báo bác bỏ các tin đồn về việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đi phẫu thuật thẩm mỹ để có hình thức giống với ông nội Kim Nhật Thành, người sáng lập Bắc Triều Tiên. Nhiều nhà bình luận cho rằng Kim Jong-un chăm chút ngoại hình giống với ông nội là nhằm để củng cố uy tín của mình trong dân chúng.
  • Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục trong năm 2012 (RFI) - Hôm nay, 24/01/2013, theo số liệu của bộ Tài chính Nhật Bản vừa công bố, Nhật Bản tiếp tục nhập siêu trong năm 2012 với mức kỷ lục 6.927 tỷ yen, tương đương 58,74 tỷ euro. Đây là năm thứ hai, Nhật Bản nhập siêu liên tiếp. Tai nạn hạt nhân Fukushima và các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là hai trong số các lý do chính gây ra tình trạng thâm hụt nặng nề này.
  • Lạm phát tại Việt Nam tăng trong tháng 01/2013 (RFI) - Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố hôm nay, 24/01/2013, giá tiêu dùng ở Việt Nam trong tháng 01 năm nay đã tăng 7,07% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã tăng 6,8% trong tháng 12/2012. Lạm phát tăng cao khiến càng khó mà đề ra các kế hoạch mới để kích thích kinh tế Việt Nam.
  • Gần 20 quan chức bộ Viễn thông Miến Điện bị điều tra về tội tham nhũng (RFI) - Theo các nguồn tin chính thức, Văn phòng Điều tra Đặc biệt – BSI – của Miến Điện đang thẩm vấn nhiều quan chức, điều tra về các hành động biển thủ công quỹ liên quan đến nhiều dự án. Dường như, ông Thein Tun, vừa từ chức bộ trưởng Viễn Thông tuần trước, cũng có dính líu đến vụ này.
  • Ở Việt Nam, có nên coi mại dâm là một nghề ? (RFI) - Tại Việt Nam, gần đây xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên coi mại dâm là một nghề để dễ dàng quản lý. Ý kiến này đã gây nhiều tranh luận và không ít người phản đối. Trong khi đó, các có nhiều nhà nghiên cứu xã hội hay làm công tác bảo vệ quyền lợi phụ nữ, gia đình thì cho rằng mại dâm là một hiện tượng xã hội không thể chối bỏ.
  • Lực lượng Kachin thả 8 lính trẻ em của quân đội Miến Điện (RFI) - Tổ chức Lao động Quốc tế - OIT, ngày hôm nay, 24/01/2013, cho biết, lực lượng nổi dậy thuộc sắc tộc Kachin đã thả 8 lính trẻ em thuộc quân đội Miến Điện. Những binh sĩ tí hon này đã bị bắt làm tù binh trong các cuộc giao tranh giữa hai bên.
  • Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ thử hạt nhân lần thứ ba (RFI) - Sau khi khẳng định sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và bác bỏ nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày thứ Ba 22/01, hôm nay 24/01/2013, Bình Nhưỡng chính thức tuyên bố sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới. Theo nhiều chuyên gia, vụ thử này có thể diễn ra vào tháng 2/2013.
  • Nhật Bản ngăn chặn tàu Đài Loan vào gần Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Chính quyền Tokyo và Đài Bắc, hôm nay, 24/01/2013, cho biết là một chiếc tàu cá chở 7 nhà tranh đấu cho chủ quyền của Đài Loan đã bị lực lượng tuần duyên của Nhật Bản phun vòi rồng xua đuổi khi chiếc tàu này tiến gần vùng Senkaku/Điếu Ngư, hiện đang do Nhật Bản quản lý, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền.
  • Mêhicô thả tù nhân người Pháp Florence Cassez (RFI) - Hôm qua, 23/01/2013, Tòa án Tối cao Mêhicô đã ra phán quyết yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho cô Florence Cassez, bị kết án 60 năm tù vì tội bắt cóc vào năm 2008. Cô Cassez trên nguyên tắc sẽ về đến Paris chiều nay. Sau khi bị kết án lần đầu tiên vào tháng 04/2008, cô Florence Cassez đã kêu gọi sự trợ giúp của chính phủ Pháp.
  • Quyền cai trị chính đáng (VOA) - Ông Nguyễn Tấn Dũng công bố một bài viết có nhan đề: Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn...
  • Chuyện tuyển dụng và ông MLK (VOA) - Có một số bạn nói với mình rằng các bạn muốn kiếm việc làm hay thực tập sau khi học xong tại Mỹ nhưng khó quá vì các bạn Mỹ nhiều người giỏi quá
  • VN 'mong hòa bình' ở Biển Đông (BBC) - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng Việt Nam 'mong muốn duy trì hòa bình, ổn định' trên Biển Đông.
  • Hai mặt cuộc đời (BBC) - Các cặp sinh đôi, hiện tượng được xem như thánh thần hay quái vật trong một số nền văn minh.
  • Ai bảo vệ Hiến pháp? (BBC) - Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng Hội đồng Hiến pháp cần có quyền bảo vệ Hiến pháp thay vì vai trò "kiến nghị" và "yêu cầu".
  • Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện TQ (BaoMoi) - Philippines không nói rõ ràng về "đường chín đoạn" chính là muốn "đẩy bóng" sang bên Trung Quốc, lợi dụng vụ kiện này để buộc Trung Quốc làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" yêu sách tại Biển Đông.
  • Phản ứng của Việt Nam về vụ kiện ‘đường chín đoạn’ (BaoMoi) - Ngày 24/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ:
  • Vụ kiện đường lưỡi bò: Không đàm phán, gặp nhau ở tòa! (BaoMoi) - (Phunutoday) - Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ Chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa Triều Tiên tuyên bố tiếp tục thử hạt nhân và nhằm trực tiếp vào Mỹ, trận chiến vòi rồng bất ngờ tái diễn trên Biển Hoa Đông...là tin tức thời sự chính ngày 24/1.
  • Tàu Nhật phun vòi rồng đuổi tàu Đài Loan (BaoMoi) - (TNO) Con tàu chở các nhà hoạt động người Đài Loan hướng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào sáng nay, 24.1, đã phải quay đầu trở về sau khi bị tàu tuần duyên Nhật dùng súng phun vòi rồng cản trở.
  • Bước đi mạnh mẽ của Philippines về biển Đông (BaoMoi) - Philippines đã có một động thái pháp lý mạnh mẽ nhằm vào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông. Manila chính thức thông báo với Bắc Kinh rằng, họ đã tìm đến một trọng tài quốc tế để đứng ra phân xử tranh chấp giữa hai bên trên vùng biển này.
  • Tết cổ truyền đến sớm với những người lính Trường Sa (BaoMoi) - Hơn 20 ngày đêm vật lộn với những cơn sóng biển Đông dữ dội, con tàu mang ký hiệu Trường Sa HQ-571 đã hoàn thành “sứ mệnh” mang “mùa Xuân” đến với cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo trên các đảo tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là tuyến hải trình được vinh dự cập bến đảo Trường Sa lớn - “Thủ đô” của quần đảo Trường Sa.
  • Tàu Nhật - Đài lại hỗn chiến trên biển (BaoMoi) - Lực lượng tuần tra ven biển của Nhật Bản hôm nay cho biết họ đã phun vòi rồng vào một tàu cá của Đài Loan khi con tàu này chở các nhà hoạt động ra phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc với những thách thức ở châu Á-Thái Bình Dương (BaoMoi) - (HQ Online)- Eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông đã và đang trở thành những thách thức lớn của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, nơi chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đang ráo riết thực hiện chiến lược xoay trục an ninh với mong muốn sẽ tìm thêm nhiều cơ hội phát triển từ khu vực "động lực tăng trưởng của thế giới".
  • Liên hợp quốc có nhận xét hiếm hoi về Biển Đông (BaoMoi) - Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm qua kêu gọi giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông một cách "thân thiện" giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, sau khi Philippines đệ đơn ra tòa quốc tế.
  • Nhật Bản lại dùng vòi rồng ngăn chặn tàu Đài Loan (BaoMoi) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 24/1 đã sử dụng vòi rồng bắn vào một chiếc tàu Đài Loan (Trung Quốc) chở các nhà hoạt động hướng đến quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
  • Philippines chuẩn bị gì cho vụ kiện với Trung Quốc? (BaoMoi) - (NLĐO) - Trong thông báo chính thức giải thích về quyết định đưa tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc ngày 23-1, Bộ Ngoại giao Philippines đã liệt kê 27 câu hỏi kèm theo trả lời, cho thấy sự chuẩn bị tỉ mỉ của nước này.
  • Trung Quốc tính thách thức vị thế của Mỹ tại châu Á (BaoMoi) - Theo mạng tin tình báo Stratfor, khi Nhật Bản và Trung Quốc tăng cường các hoạt động hải quân, không quân xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, Mỹ cũng đang thúc đẩy sự can dự nhằm trấn an Tokyo và cảnh báo Bắc Kinh. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể tận dụng cơ hội này để thách thức vị thế bá quyền của Mỹ ở khu vực.
  • Biển Đông và Tòa án quốc tế (BaoMoi) - Từ xưa đến nay, nhìn chung các vụ việc tranh chấp, nhất là tranh chấp, tranh chiếm đất đai đều mang tính chất phức tạp. Tuy nhiên, dù cho phức tạp đến đâu, dù kẻ mạnh có cố tình chèn ép, lấn át kẻ yếu, hay dù kẻ lắm mồm cố tình đánh lận con đen, nhưng khi công lý thực sự ra tay thì mọi sự đều sáng tỏ, công bằng và trật tự sẽ được lập lại. Các vụ tranh chiếm đất, tranh chấp các đảo, vùng đảo, quần đảo trên Biển Đông cũng đã đến lúc cần có sự vào cuộc phân định của Tòa án quốc tế. Philippines là nước đã chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa.
  • Điếu Ngư/Senkaku - Nước cờ để Mỹ "trở lại châu Á" (BaoMoi) - (PL&XH) - Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumoi Kishida ngày 18-1, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh cáo Trung Quốc rằng Mỹ thừa nhận Điếu Ngư/Senkaku thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật Bản.
  • Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói về việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế (BaoMoi) - Hôm 22/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á trên Biển Đông. Trả lời phỏng vấn tại trụ sở LHQ ở thành phố New York (Mỹ), Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định, LHQ sẵn sàng trợ giúp Philippines về mặt kỹ thuật và chuyên môn cho vụ kiện này, song điều quan trọng là mọi vấn đề tranh chấp phải được giải quyết thông qua đối thoại hòa bình.
Bản tin tiếng Anh


  • 7-star nursing home opens in Haikou (Washington Post) - Offering tailored services for seniors, Gongheyuan is the most expensive nursing home in the province, charging 7,980 ($1,283 dollars) to 15,200 ($2,444 dollars) yuan per month.
  • Tibet calling as 232m go mobile (Washington Post) - A man makes a mobile phone call in Lhasa, Tibet autonomous region on Jan 23, 2013. As the development of communication speeds up in Tibet, the number of mobile phones has increased, accounting for 85 percent of telephone use according to the data from local communication administration bureau. Statistic shows the number of mobile phone users reached 232.5 million in November 2012.
  • Island issue sinks China-Japan tourism (Washington Post) - As the annual travel peak approaches, Chinese-Japanese tourism remains near rock bottom, and industry insiders say they expect no speedy recovery because of the Diaoyu Islands dispute.
  • Software gives travelers advantage (Washington Post) - Software companies have denied reports of a government ban on Web browsers that allow users to cut ahead of others when buying train tickets online.
  • Internet users spur 3C sales (Washington Post) - Online channels continued to power sales of computers, consumer electronics and communications devices in China.
  • Davos divided on tackling the scourge of obesity (Washington Post) - Obesity, a major factor in diabetes and heart disease, imposes costs on both public and private sectors and is a drag on economic growth, but business leaders meeting in Davos can't agree on what they can or should do to address it.
  • Warming up to winter (Washington Post) - The Chinese believes in striking a balance between yin and yang. In winter, you need to take care of the yang aspect of your body.
  • Sanitation workers winpay raiseafter protest (Washington Post) - Sanitation workers' salaries will be increased by 10 percent this year in Guangzhou, the capital of South China's Guangdong province, following recent protests demanding higher pay.
  • Homecoming migrants struggle for tickets (Washington Post) - Wang Yougong was exhausted after getting up at dawn for five days having to wait in long queues only to be told that all train tickets to his hometown had been sold out.
  • A limitless musical language (Washington Post) - As the concert drew to an end, Chen Xiaoyong sighed with relief. An acclaimed composer based in Germany, his expectations of Beijing audiences were not high.
  • Beijing covered in snow (Washington Post) - Snowfall has relieved the air pollution but affected the local traffic in Beijing.
  • Taiwan, Japan ships confront near Diaoyu Islands (Washington Post) - The fishing vessel of a group of activists from Taiwan was obstructed on Thursday by Japanese coast guard ships in the waters surrounding the Diaoyu Islands, but failed to make a landing.
  • Teacher says 'left-behind' children need respect (Washington Post) - Children of migrant workers who have been left at home in rural areas need more respect and encouragement, said a village school teacher at a charity summit in Shenzhen on Wednesday.
  • Restraint on power key in curbing corruption (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, used very powerful and vivid language at a high-profile meeting Tuesday to show his resolve to fight corruption.
  • Pollution, traffic hot topicsfor advisers (Washington Post) - Air pollution and traffic congestion are likely to top the agenda when Beijing's lawmakers and political advisers gather for their annual meetings this week.
  • Political sessions try to cure 'Beijing cough' (Washington Post) - For lawmakers and political advisors at the ongoing annual sessions in Beijign, the city's new association with the "Beijing cough" is far less welcome than its fame for roast duck and opera.
  • US sends wrong signal over islands issue (Washington Post) - US Secretary of State Hillary Clinton on Friday claimed that the Diaoyu Islands were under the administrative authority of Japan, and therefore the US-Japan Security Treaty applies to it.

 Metamorph - Cái hoang tưởng của chúng ta

Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)
Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.
Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Imperial_Japanese_Navy_of_World_War_II) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.
Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.

Metamorph - Hà Nội
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Thêm chi tiết vụ bắt cựu TGĐ Agribank

Báo Việt Nam vừa đăng tải thêm chi tiết về các sai phạm trong quản lý của ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).
Ông Tân mới bị cơ quan điều tra bắt và khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng không biết chính xác vụ bắt giữ xảy ra vào thời điểm nào.
Thông báo được Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang công bố tại Hội nghị ở Hà Nội ngày 23/1 về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Ông Phạm Thanh Tân rời ghế Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Agribank tháng Bảy năm 2011 và chuyển về Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Hiện chưa có tin nào cho biết chính xác thời gian ông Phạm Thanh Tân bị bắt
Báo Tuổi Trẻ hôm 24/1 cho hay ông Tân cùng một số cá nhân khác bị khởi tố và bắt tạm giam do liên quan đến vụ thiệt hại 3.900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, về hành vi “vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”, báo Tuổi Trẻ cho biết.
Bà Lượng có sai phạm trong việc cho Công ty liên doanh Lifepro Vietnam vay vốn đầu tư dự án.
Thiếu trách nhiệm trong giám sát
Công ty liên doanh Lifepro Vietnam từng đầu tư gần 200 triệu đôla xây nhà máy ở tỉnh Ninh Bình hồi năm 2007.
Dự án này được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mà không có cơ chế kiểm tra giám sát.
Sau vài tháng, nhà máy ngừng hoạt động vào tháng 8/2012, giám đốc công ty bỏ về nước, nợ ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
Trong vụ này, cơ quan điều tra nói ông Phạm Thanh Tân đã thiếu trách nhiệm, dẫn đến nguy cơ mất vốn.
Trước đó, báo Petrotimes nói trong thời gian ông Tân làm tổng giám đốc, Agribank đã từ một trong những ngân hàng có vị thế lớn nhất và mạng lưới trải rộng nhất ở Việt Nam trở thành yếu thế trên thị trường tài chính-ngân hàng.
Cũng theo Petrotimes, tính đến hết ngày 30/6 năm ngoái, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước:
"Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14%. Đây là một trong những hậu quả do quãng thời gian điều hành yếu kém của ông Tân."
Trước ông Tân, đã có hàng loạt các cán bộ của Agribank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam.
(BBC)

Các đồng chí... X' chỉ cần “Nhận trách nhiệm” là xong?

Trong cuộc trả lời chất vấn của chánh án toà án Nhân Dân Tối Cao, được truyền hình trực tiếp, tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá XI ngày 27/11/2006. 
Đại biểu quốc hội đã bức xúc: 
“Lời lẽ của ông, xin nói thẳng, có chỗ như ngoài đường phố chứ không phải của một chính khách trả lời trước quốc hội, trước cử tri cả nước”… “Qua phần trả lời ấy, dường như đồng chí chưa đủ năng lực làm chánh án” (Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/11/2006).
“Càng giải trình càng thấy cái dở của giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành toà án thì chánh án lại chẳng đề cập, trả lời”. Và đề nghị quốc hội ra nghị quyết về những vấn đề đại biểu chất vấn chánh án tòa án Nhân Dân Tối Cao. 
Mang danh tiến sỹ luật học nhưng chánh án Nguyễn Văn Hiện đã không không phân biệt nổi thế nào là một bộ hồ sơ có nội dung, hình thứchiệu lực"Di chúc" hay "Hợp đồng dân sự", theo quy định của bộ luật Dân Sự 1995. 
Thậm chí ra quyết định số 61/KNDS ngày 12/9/2003, Kháng nghị bản án phúc thẩm số 118/DSPT ngày 22/5/2003 của tòa án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Theo bộ luật TTDS khi chưa được Quốc hội thông qua và chỉ có hiệu lực từ 01/01/2005.
Đê tiện tới mức tự hạ mình xuống ngang hàng với Nguyễn Thị Minh Châu, kẻ có đủ căn cứ phạm tội vu khống, lừa đảo, lưu manh côn đồ. Để cùng kiếm chác trục lợi trong vụ án có giá ngạch cao, một cách vô liêm sỷ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện. Nguyên ủy viên TW Đảng khóa X, ĐB quốc hội khóa XI, chánh án toà án Nhân Dân Tối Cao, uỷ viên Ban Chỉ Đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, phó Ban Chỉ Đạo Cải cách Tư pháp.
Sau một nhiệm kỳ bị mất hết chức vụ, với lòng ham mê tham nhũng về chính trị. Bằng mọi cách "chạy" tội, lừa đảo lãnh đạo và cử tri, bằng các vỏ bọc đã có. Để rồi nghiễm nhiên trở thành CN UB tư pháp của quốc hội khóa XIII. 
Quan lộ của Nguyễn Văn Hiện, đã một thời "Hét ra lửa, một thời phải ngồi chơi xơi nước". Giờ đây lại xuất hiện trong các cuộc họp của UBTV quốc hội, trong các hội nghị đầu ngành tòa án, viện kiểm sát, ban chỉ đạo cải cách tư pháp.
Lại lớn tiếng dậy người khác về .. “Chống tham nhũng”! và khẳng định: “Lờ tham nhũng, đỡ trách nhiệm” .. “Khó tránh được việc bao che cho tham nhũng”. Thậm chí còn đổ lỗi: “Chưa có quy định khái niệm về người đứng đầu” (Dân Trí.com.vn, ngày 18/9/2012). 
Có thể nói Nguyễn Văn Hiện đã lợi dụng chức vụ, sử dụng diễn đàn của quốc hội ngang nhiên tuyên truyền, bảo kê cho hành vi tham nhũng, vi phạm điều 88 LHS. Đã góp phần đưa ngành tư pháp Việt Nam trở thành một trong 3 ngành có tỷ lệ các quan chức tham nhũng nhiều nhất (Báo PLVN ngày 11/12/2007).
Vì sao Nguyễn Văn Hiện có thể làm được những việc như vậy, mà vẫn yên vị tại chức? Phải chăng TW đã để lọt tội phạm, hay đó là sản phẩm của cơ chế độc tài Đảng trị?
Nhớ lại, uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói: “Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp”. (Vnconomy ngày 12/6/2010). Hoặc như:
Trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Tây Hồ ngày 01/12/2012. TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói: “Kỷ luật mà không tính kỹ nó đẻ số ra, mai kia lại ân oán, thù oán đối phó lại mà thành phe phái thì nội bộ nó rối” (Petrotimes 08/12/2012).
Những lời phát ngôn như trên, có một sức mạnh ghê gớm, nó vô hiệu kỷ luật Đảng và pháp luật của nhà nước. Đã tạo nên các...Đồng chí X', cổ vũ cho hành vi lợi dụng chức vụ để phạm tội, nếu như có bị truy cứu thì chỉ cần “Nhận trách nhiệm” là xong. Phải chăng đây cũng là biểu hiện của một loài “Sâu”?
Lời nói khẳng khái, rõ ràng và đầy trách nhiệm của vị chủ tịch nước Trương Tấn Sang “Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này” (Vietnam.net ngày 7/5/2011).
Hoặc như: “Để lọt tội phạm không chỉ đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân, làm mất ổn định xã hội mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan pháp luật, trong đó có VKSND. Vi phạm bắt oan, sai là tạo ra oán hờn và cũng làm mất lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.” (Báo ĐT ĐCSVN, 15/1/2013). Liệu có thực hiện được không?
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh VN
ĐC: 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.. ĐT: 0984535494
-----------------
Nơi nhận
- Ban bí thư TW Đảng
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Bộ công an.- CQ an ninh điều tra.
- Sở công an TP – CQ an ninh điều tra
- Ban lãnh đạo TP Hà Nội.
- Trung ương hội cưu chiến binh VN.
(Dân luận) 

40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua

Ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam và ông Henry Kissinger, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ tại lễ ký hiệp định (DR)
Ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam và ông Henry Kissinger, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ tại lễ ký hiệp định (DR)

Ngày 27/01/2013 tới đây ghi dấu 40 năm Hiệp định Hòa bình Paris 1973. Hiệp định này được Hà Nội xem là "móc son chiến lược" dẫn đến cuộc tổng tấn công và chiến thắng quân sự vào tháng 04/1975. Mỹ ngưng can thiệp tại Đông nam Á, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhưng giờ đây nhiều ý kiến trong và ngoài nước lo ngại hệ quả Hiệp định Paris tác động đến sinh mệnh của Việt Nam trước gọng kềm quân sự và chính trị của Bắc Kinh.

"Hiêp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" được ký kết vào ngày 27/01/1973. Sau bốn năm đàm phán lúc đầu công khai giữa bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau là mật đàm giữa hai ông Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.

Hiệp định này giúp cho Hoa Kỳ ngưng tham chiến tại Việt Nam, thu hồi tù binh. Hà Nội được duy trì các sư đoàn xâm nhập vào miền nam. Sài gòn và Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon hứa sẽ viện trợ cho hai miền nam bắc 7 tỷ đô la để tái thiết nếu hòa ước được tôn trọng. Hai nhà mật đàm Henry Kisinger và Lê Đức Thọ được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy trao giải thưởng 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ chối.

Ngày 6 tháng 01 năm 1975, tỉnh Phước Long bị đánh chiếm nhưng Hoa Kỳ không phản ứng mà còn cắt viện trợ cho Sài Gòn. Vài hôm sau, Hà Nội tung chiến dịch « Hồ Chí Minh » đưa đến chiến thắng 30/04/1975.

40 năm sau, báo chí tại Việt Nam có dịp đưa lại những lập luận khẳng định Hòa ước Paris chỉ là « móc chiến lược » để tìm chiến thắng quân sự thay vì củng cố hòa bình tái thiết đất nước. Trả lời phỏng vấn của tờ Courrier du Vietnam, Đại sứ Việt nam bên cạnh Unesco, ông Dương Văn Quảng nhận định « Hiệp định Paris tạo điều kiện cần thiết về quân sự, chính trị và ngoại giao để tổng tấn công năm 1975 ».

Báo mạng ViêtNamNet mượn lời phân tích trên bán nguyệt san Mỹ Counter Punch chỉ trích tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu « sai lầm không nỗ lực làm cho Hiệp định có hiệu lực, chia quyền …với người Cộng sản dân tộc chủ nghĩa » nên phải lưu vong vào mùa xuân 1975.

Tuy nhiên ,các tài liệu của Mỹ được giải mật cho thấy Sài gòn bị đồng minh Hoa Kỳ « bức tử ». Bốn mươi năm nhìn lại, nhiều blogger người Việt như Hoàng Thanh Trúc trên blog « Dân làm báo » và Nguyễn Quốc Khải trên « Đàn chim Việt » đưa ra hai nhận xét : một là Hiệp định Paris đã đưa Việt Nam vào chế độ độc tài, sau khi chiến thắng đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực thi dân chủ theo nguyện vọng của dân. Thứ hai, kẻ chủ động và chiến thắng không phải là Hà Nội mà có lẽ là Bắc Kinh.

Được RFI đặt câu hỏi, Luật sư Trần Thanh Hiệp, một trong những thành viên phái đoàn VNCH tham gia hoà đàm tại Paris, hiện đang sống tại Pháp, chia sẻ một số ý kiến của ông, trong phần phỏng vấn sau đây.

Luật sư Trần Thanh Hiệp :
« Tôi chỉ là luật sư hành nghề tự do tại Sài Gòn không thuộc thành phần của chính phủ cũng như ngoại giao đoàn… tôi tham gia hòa đàm cũng như một số đồng nghiệp như nữ luật sư Nguyễn Thị Vui, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy hoặc tại Paris như luật sư Nguyễn Đắc Khê…. Đều không phải là người của chính quyền. Chúng tôi được mời tham gia phái đoàn đàm phán vì được tín nhiệm là luật gia.
Về những mục tiêu của Hiệp định Paris 1973 :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Đối với tôi, hiệp định chỉ có hai (loại) mục tiêu : một là những mục tiêu được công bố trước dư luận và hai là những mục tiêu thầm kín, dư luận không biết.. Đối với Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội và Sài Gòn thì mục tiêu của Hiệp định Paris là tái lập hòa bình ở Việt Nam. Từ mục tiêu chúng có tính cách lý tưởng , mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng và cụ thể như Mỹ thì muốn an toàn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Hà Nội trái lại, chỉ tìm cách giữ lại tại miền Nam những lực lượng quân sự đã xâm nhập. Riêng Việt Nam Cộng Hòa đã phải co cụm lại vì cần phải tự vệ trước ý đồ đánh chiếm của Hà Nội nên trọng tâm của Việt Nam Cộng Hòa không phải là lập lại hòa bình mà vẫn phải là củng cố khả năng tự vệ bằng quân lực và chính trị …. Tôi hy vọng lịch sử sẽ soi sáng những vùng tối trong tương lai…

Tổng thống VNCH sai lầm, không tôn trọng hiệp định, không chia quyền với thành phần ba và thành phần Cộng sản dân tộc chủ nghĩa để giử miền Nam mà chỉ dựa vào sức mạnh quân sự nên cuối cùng phải thua trận ?

Hiệp định Paris là liều « thuốc hiện hình » đã cho thấy ai là kẻ hiếu chiến… người Cộng sản hãnh diện họ là người lính tiền phong của xã hội chủ nghĩa đứng trên tuyến đầu chống tư bản chủ nghĩa….

Sáng kiến vận động phục hồi Hiệp định Paris 1973 của « Ủy ban lãnh đạo lâm thời VNCH » :

Luật sư Trần Thanh Hiệp : « Tôi có nghe thấy và đọc một số thông tin về sáng kiến làm sống lại Hiệp định Paris. Tôi không nắm rõ được tình hình nên không muốn khẳng định rằng hiện đã có kế hoạch nào để thực hiện hay không ? Nhưng, với tư cách là một người đã từng tham dự hòa đàm Paris, với kinh nghiệm chuyên môn về luật quốc tế , với kinh nghiệm bản thân từng chứng kiến mọi biến cố lịch sử trọng đại từ 1945 đến nay, tôi có thể nói ý nghĩ thầm kín của của tôi là Hiệp định Paris tuy nói là chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam nhưng dường như chỉ là một « cái xác không hồn », văn tự thì đề cao nhân nghĩa nhưng cách ứng xử của một trong những thành phần tham gia thì chỉ là một loạt tội ác…

Do vậy, đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết. Quốc tế và Cộng sản Hà Nội đã làm lỡ dịp may này ».

Tú Anh (RFI)

VN học gì từ vụ Philippines kiện TQ?

Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.

Vì thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và vì Trung Quốc đã bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Tòa có thể phán quyết gì về hồ sơ của Philippines không?

Chìa khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Tòa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển.

Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.

Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Tòa có thẩm quyền để, hay có đồng ý, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, thì còn là câu hỏi.

Tuân thủ UNCLOS

Thông báo khởi kiện của Philippines đưa ra 13 điểm, bao gồm yêu cầu Tòa phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS, nhằm cản trở lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, và những điểm chính sau.

Philippines là nước đầu tiên trong ASEAN kiện Trung Quốc

Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị

Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi bò.

Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tòa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Tòa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các “yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi bò”?

Tòa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lý. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn thì không chắc là Tòa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này thì lập luận dựa trên “quyền lịch sử” sẽ bị loại bỏ.

Như vậy, điểm này có thể được Tòa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Tòa công nhận cho những khu vực khác.


Các nghị sỹ Philippines thăm dân chúng trên đảo Hy Vọng (Pagasa) thuộc quần đảo Trường Sa

Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên “quyền lịch sử”.

Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines

Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và vì vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp

Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao).

Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.

Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.

Điểm 8: Bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lý, và việc Trung Quốc đòi biển cách các đá này hơn 12 hải lý một cách bất hợp pháp

Rất có thể là Tòa sẽ công nhận rằng bãi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ.

Nếu vậy, Tòa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách Scarbrough hơn 12 hải lý là bất hợp pháp.

Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đòi biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lý cũng là bất hợp pháp, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Tòa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Tòa có thẩm quyền để làm điều thứ nhì.


Công an Việt Nam giải tán người biểu tình ở Hà Nội đòi chủ quyền biển đảo

Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để khẳng định quyền lợi.

Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những bãi cạn và đá này

Philippines không nói rõ khái niệm "vùng nước lân cận" và vùng “kế cận” là gì. Nếu đó là lãnh hải 12 hải lý thì Tòa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng bãi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này.

Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo

Nếu không có chồng lấn thì sẽ không có vấn đề gì cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lãnh hải 12 hải lý của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ thì sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này.

Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Tòa phải cho rằng những đảo như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Tòa sẽ làm điều đó.

Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ thì Việt Nam phải yêu cầu Tòa cho mình can thiệp để bảo vệ EEZ đó.

Câu hỏi tiếp

Philippines đã thách Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippines đã tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của mình ra một Tòa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đã làm điều đó.
"Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử và đây là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm."

Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói xuông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc.

Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.

Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines.

Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Tòa công nhận để tuyên tuyền tối đa cho các yêu sách của họ.

Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.

Vì vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Tòa cho mình can thiệp.

Không rõ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của mình chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm thì muộn Việt Nam cũng phải làm.

Bài thể hiện quan điểm của hai tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân
(BBC)

'Một lần lỡ thời cơ mất cả trăm năm

Cựu Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm (ảnh của Tuần Việt Nam)
Ông Nguyễn Mạnh Cầm là bộ trưởng ngoại giao cuối cùng (không kiêm nhiệm) có chân trong Bộ Chính trị

Cựu bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nói "tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt, tư duy 'một mất một còn' vẫn nổi trội trong các mối bang giao".

Ông cũng nói về tầm quan trọng trong xây dựng các mối quan hệ đối tác, trong đó có quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ.

Ông Cầm, 85 tuổi, giữ chức Ngoại trưởng từ 1991-2000, Phó Thủ tướng từ 1997-2002, và là bộ trưởng ngoại giao không kiêm nhiệm cuối cùng có chân trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.

Ông vừa có bài Bấm trả lời phỏng vấn báo điện tử Tuần Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hòa đàm Paris, trong đó ông đưa ra một số bình luận về chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam gần nửa thế kỷ qua.

Người từng làm công việc theo dõi hội đàm Paris và thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam, sau đó đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam trong gần 10 năm, thừa nhận chính sách "cân bằng động" trong quan hệ với hai đồng minh lớn của Việt Nam thời kỳ chiến tranh với Hoa Kỳ - Liên Xô và Trung Quốc.

Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".

Trong khi khen ngợi thành công trong đấu tranh ngoại giao để đi đến thực sự kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, ông Cầm cũng nói đến điều mà ông gọi là 'cơ hội bị bỏ lỡ'.

Trước hết, theo ông, cơ hội hòa hợp dân tộc bị bỏ lỡ sau Hiệp định Paris "do chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Sài Gòn".

Đồng thời, trong những năm sau đó, "cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm".

'Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời '

Theo cựu ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, thách thức đặt trước dân tộc Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại là tư duy đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau trong quan hệ với các nước ngoài.

Bên cạnh đó, là chính sách của nước lớn đối với nước nhỏ, mà ông gọi là "tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt", tuy không chỉ rõ tên cường quốc.

"Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán!"

"Cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm cũng là do tư duy đối đầu ấy gây ra!"

Ông cảnh báo: "Vấn đề tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là bài học vô cùng quan trọng".

"Trong ngoại giao nói riêng và vận nước nói chung, nếu ta để nhỡ thời cơ, có khi phải mất rất lâu, thời cơ mới xuất hiện trở lại, hạn chế rất lớn đến lộ trình thực hiện các mục tiêu tổng thể của cách mạng."

Một số năm trước đây, sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1995, đã có quan điểm trong thượng tầng lãnh đạo Việt Nam cho rằng nên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tiến trình này tới nay chưa dịch chuyển được bao nhiêu.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm kêu gọi "vấn đề thời cơ, vấn đề tập hợp lực lượng, ngày nay ta gọi là xây dựng hệ thống các quan hệ đối tác, là những vấn đề cốt tử của cách mạng".

Ông cũng trích lời Nguyễn Trường Tộ, người được xem như một trong các ông tổ của ngành ngoại giao Việt Nam: "Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời. Khi quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm".

(BBC)
 

Hội đồng Hiến pháp 'cần thực quyền'


Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Trần Quốc Thuận nói Hội đồng Hiến pháp cần có quyền tài phán

Một số đảng viên lâu năm, từng giữ các vị trí lãnh đạo ở thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tăng quyền cho Hội đồng Hiến pháp và cho thành phố thêm quyền tự quyết.

Những ý kiến trên được đưa ra tại hội nghị diễn ra ngày 24/1 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để lấy ý kiến của các cựu lãnh đạo thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Ai bảo vệ Hiến pháp?

Theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, có thêm một chương về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp là hết sức hạn chế.

Trả lời phỏng vấn BBC vào buổi chiều cùng ngày về nhận xét này, ông Thuận giải thích: "Ở Việt Nam không có cơ quan để bảo vệ Hiến pháp."

"Ở Việt Nam lại có những hành vi, văn bản vi phạm hiến pháp mà không có ai giải quyết cả."

Đó là lý do mà ông Thuận cho rằng việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là điều "được mong chờ", tuy nhiên "khi đọc vào thì người ta chỉ thấy thất vọng."
"Nếu không có quyền tài phán thì tốt hơn là không nên lập ra, chỉ tốn tiền của nhân dân"
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

"Tất cả những nhiệm vụ (của Hội đồng Hiến pháp) cuối cùng chỉ rút gọn lại hai chữ: 'Kiến nghị' và 'Yêu cầu'".

"Kiến nghị và yêu thì hiện giờ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đã làm rồi nhưng không hiệu quả," ông nhận xét.

"Nếu chỉ kiến nghị và yêu cầu thì chỉ mang tính hình thức. Nếu không có quyền tài phán thì tốt hơn là không nên lập ra, chỉ tốn tiền của nhân dân."

Ông Thuận cho rằng Nhà nước lập ra là để "bảo vệ nhân dân, bảo vệ Hiến pháp", tuy nhiên các hành động và văn bản vi phạm nhân quyền đang "diễn ra tràn lan" và chính phủ đang đặt luật của mình lên trên Hiến pháp.

Ông dẫn ra trường hợp việc chính quyền dùng Nghị định 38 để đàn áp những cuộc biểu tình của người dân, vốn là quyền được ghi rõ trong Hiến pháp.

"Không có một cơ quan như thế thì dẫn đến tình trạng lạm quyền, tham nhũng tràn lan, gây phiền nhiễu nhân dân, gây bất ổn cho xã hội," ông Thuận nói.

"Sợ tự trị"

Một ý kiến khác của bà Ngô Minh Hồng, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng chương Chính quyền địa phương trên Hiến pháp không có bước đột phá mới.

Trang VietnamNet dẫn lời bà Hồng cho rằng, "khi thành phố Hồ Chí Minh có đề xuất gì thì ai cũng sợ thành phố đòi quyền tự trị."

Bà Hồng cho rằng đặt thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như các tỉnh thành khác "rõ ràng là gò bó không cho thành phố phát triển", trong khi "sự phát triển này là góp phần vào phát triển chung cho cả nước chứ hoàn toàn không đòi hỏi tự trị hay gì hơn thế."

Một trong những quyền cơ bản mà cựu Giám đốc Sở Tư pháp đặt ra, đó là quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được "quyết những vấn đề của thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội."

"Chúng tôi biết hiện nay chính quyền thành phố có mấy trăm tỷ ... mà không được sử dụng trong khi chúng ta cần cho hạ tầng," bà nói.


Các cựu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho rằng thành phố cần có thêm các quyền tự quyết

"Trong khi đó vẫn phải chấp hành đồng nào mua nước mắm, đồng nào mua nước tương."

Ông Thuận thì cho rằng thu nhập bình quân GDP của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác, nhất là vùng miền núi đã cách nhau rất xa.

Tuy nhiên theo ông, "các chức năng nhiệm vụ giữa các đô thị, miền núi và đồng bằng đọc vào thấy hao hao nhau."

Ông lấy ví dụ ngay cả việc một khách sạn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh muốn nâng lên năm sao phải đề xuất lên tới Bộ Xây dựng.

"Quy hoạch thành phố thì cứ để thành phố," ông Thuận nói.

"Cần có một quy định riêng dành cho các đô thị lớn, không thể chỉ xem như một đơn vị hành chính khác".

"Vô vọng"

Bình luận về phát biểu của bà Hồng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng điều này "khó mà thực hiện được trong một chính quyền đơn nhất".

Ông bình luận: "Hội đồng Hiến pháp do Quốc hội bầu ra, Quốc hội bãi nhiệm, bên cạnh đó còn chịu sự lãnh đạo của Đảng".

"Khó có một cơ quan nào sinh ra trong khuôn khổ Hiến pháp này mà thực sự có quyền phán quyết."

"Đó là một điều tôi cho là vô vọng," ông Thuận nói.
(BBC)

Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần một chương riêng cho điều 4

Nhiều ý kiến cho rằng Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Tòa án Tối cao... như thế nào cần xác định bằng một chương trong Hiến pháp
Ngày 24-1, HĐND TPHCM đã tổ chức lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (gọi tắt là Dự thảo). Cùng ngày, CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM cũng tổ chức lấy ý kiến trong các thành viên của CLB. Tại hai cuộc góp ý này, nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ.
Có nhiều tiến bộ
Hiến pháp 1992 có 12 chương, 147 điều. Dự thảo có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp 1992, Dự thảo giảm 1 chương, 23 điều; giữ nguyên 13 điều; sửa đổi bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới. Nhiều ý kiến đánh giá Dự thảo có nhiều tiến bộ so với Hiến pháp 1992. Trong đó có việc dự kiến thành lập một số cơ quan hiến định mới như Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (điều 120, 121 và 122), không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo (điều 54) cũng là một sự tiến bộ.
Ngoài ra, luật sư Trần Quốc Thuận, ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá: “Dự thảo bổ sung quy định về quyền con người để phù hợp với nội dung các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã hàng chục năm qua là một sự kiện đáng hoan nghênh so với Hiến pháp hiện hành”. Tuy nhiên, cũng theo ông Thuận, cách thể hiện của Dự thảo có chỗ chưa rõ.
Bác Hồ đã nói: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”.
“Tôi đề nghị các quy phạm quy định về nhân quyền - quyền công dân phải rõ ràng, minh định, như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền hội họp, quyền lập hội, quyền biểu tình...” - ông Thuận góp ý.
Thể hiện ý chí chung của toàn dân
Ông Phạm Chánh Trực, nguyên phó bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; nguyên phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng điều 4 Dự thảo quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đó là khẳng định đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Tối cao... như thế nào thì cần được xác định bằng một số điều trong Hiến pháp. “Có thể dành một chương riêng, chứ chỉ có điều 4 thì chưa đầy đủ” - ông Trực nói.
Cũng góp ý cho điều 4 Dự thảo, ông Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối Trí thức CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM, đặt câu hỏi: Tổ chức quyền lực cao nhất của nước ta là Quốc hội hay Ban Chấp hành Trung ương Đảng? Theo ông Oanh, Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng thực chất QH chỉ là tổ chức hợp thức hóa các nghị quyết, đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng. “Đó là một nghịch lý” - ông Oanh nói. Để giải quyết nghịch lý này, ông Oanh đề nghị Hiến pháp cần quy định Tổng Bí thư sẽ kiêm luôn Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch nước phải là Tổng Bí thư, đồng thời là đại biểu Quốc hội.
"Có thể dành một chương riêng về Đảng, chứ chỉ có điều 4 thì chưa đầy đủ"
Nhìn chung, các đại biểu tham gia góp ý mong muốn Dự thảo sẽ được hoàn thiện và Hiến pháp mới khi có hiệu lực sẽ bảo đảm một số tiêu chí. Thứ nhất, Hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của toàn dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để thành lập chính quyền. Thứ hai, Hiến pháp phải có mục tiêu kiến tạo hạnh phúc, tự do, công bằng, đoàn kết, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng tới sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ ba, về mặt pháp lý, Hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ thông của thế giới văn mimh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nhiều đại biểu góp ý quân đội ta có tên Quân đội Nhân dân Việt Nam mà Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định là trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa ổn. Bác Hồ đã nói: “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”. Các ý kiến đề nghị nên học tập Bác Hồ trong vấn đề này.
(Người Lao động)

Bùi Văn Bồng - Cảnh báo, cảnh tỉnh từ Ai cập

Nguyên Tổng thống Ai Cập M.H. Mubarak, năm nay 85 tuổi, nhưng ông mới từ chức vào ngày 25 tháng 01 năm 2011, khi đã gần 84 tuổi, điển hình cho một lãnh đạo tham quyền, cố vị, tham nhũng, độc tài.
Ông làm Tổng thống từ năm 1981. Dưới sức ép biểu tình của quần chúng nhân dân, ngày 11 tháng 2 năm 2011, ông đã phải từ chức sau 30 năm cầm quyền (là Tổng thống nhờ đảo chính quân sự). Trong khi ông Mubarak tại vị, tham nhũng trong Bộ máy chính quyền của Mubarak đã tăng đáng kể, do tăng cường quyền lực trong hệ thống thể chế cần để bảo đảm cho nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài. Tham nhũng đã dẫn đến việc bắt giam những nhân vật chính trị và nhà hoạt động trẻ mà không cần xét xử, giam giữ bất hợp pháp không có giấy tờ, và đàn áp các trường đại học, nhà thờ Hồi giáo, các phóng viên dựa trên khuynh hướng chính trị. Quan chức chính phủ được phép vi phạm quyền riêng tư của công dân trong khu vực của mình bằng cách bắt giữ không điều kiện theo luật khẩn cấp.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TT), tổ chức quốc tế chống tham nhũng, bao gồm tham nhũng chính trị, trong năm 2010, đưa ra chỉ số tham nhũng đánh giá Ai Cập với điểm số CPI là 3.1, dựa trên nhận thức về mức độ tham nhũng từ những người kinh doanh và các nhà phân tích quốc gia, với 10 là rất sạch sẽ và 0 là rất tham nhũng. Ai Cập đứng thứ 98 trong số 178 nước trong báo cáo. Theo Tổ chức ‘Phóng viên không biên giới’ (Reporters Without Borders), Ai Cập đứng thứ 133 trên 168 về tự do báo chí.
Với phương Tây, Ai Cập là đồng minh chủ chốt - tiếng nói ôn hòa về cuộc xung đột Israel-Palestine.

Cảnh biểu tình chống chính phủ của tổng thống Mubarak ở Cairo, Ai Cập
Khi biểu tình nổ ra vào tháng 1/2011, sức ép trở nên không thể kham nổi. Mubarak phải từ chức đúng một ngày sau khi phát biểu trên truyền hình rằng sẽ tại vị tới tận bầu cử tháng 9. Sau 18 ngày diễn ra các cuộc biểu tình, phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố Mubarak rời ghế Tổng thống.
Sau khi bị lật đổ, Mubarak và gia đình bị cáo buộc đã tham nhũng nhiều tỷ đô la trong suốt quá trình cầm quyền. Gia đình ông hiện tại có tài sản rất lớn. Trị giá của cải của gia đình Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak có thể lên tới 70 tỷ USD, với phần lớn tài sản cất giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ và bất động sản tại Anh và Mỹ.
Sau 30 năm làm Tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư, vốn sản sinh ra hàng trăm triệu bảng Anh lợi nhuận. Hầu hết những lợi nhuận có được đều thu ở nước ngoài và gửi trong các tài khoản ngân hàng bí mật hoặc đầu tư vào thị trường nhà cao cấp hoặc khách sạn.
Theo một bản tin trên báo Ả Rập là Al Khabar, Tổng thống Mubarak có nhiều cơ ngơi ở Manhattan, biệt thự Beverly Hills trên đường Rodeo Drive.
Con trai Tổng thống Mubarak là Gamal và Alaa cũng là các tỷ phú.
Sau khi từ chức, ngày 11/2/2011, Chính phủ Thụy Sĩ phong tỏa mọi tài sản của tổng thống Ai Cập bị lật đổ Hosni Mubarak trong các ngân hàng nước này. "Chính phủ (Thụy Sĩ) làm như vậy là để tránh nguy cơ có người biển thủ tài sản của Ai Cập", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ có đoạn. "Chúng tôi cũng kêu gọi các quan chức có trách nhiệm của Ai Cập tuân thủ những đòi hỏi chính đáng của nhân dân trong việc công khai, minh bạch, nhanh chóng và đáng tin cậy".
Người Ai Cập xuống đường biểu tình vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc họ nghi ngờ rằng nhà Mubarak đã lợi dụng quyền lực để làm giàu, lấy của công của đất nước Ai Cập. Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin của Global Financial Integrity, một tổ chức chuyên theo dõi tình trạng tham nhũng ở các nước đang phát triển, ước tính rằng có tới 57 tỷ USD tài sản đã được tuồn bất hợp pháp ra khỏi Ai Cập trong giai đoạn 2000-2008.
Ngay sau đó ở Ai Cập, quần chúng xuống đường cuối tháng 1/2011, gần 1.200 người, 5 ngày sau vọt lên 3.500 người, đến ngày Thứ Sáu đen 11/2/2011 đã lên đến 9 ngàn người, ở cả thủ đô Cairo và cảng Alexandria, thì Tổng thống Hosni Mubarak ra đi sau 18 ngày đêm đối phó. Trước khí thế của quần chúng, quân đội chẳng những không thi hành lệnh đàn áp mà còn ra tuyên bố 3 điểm: không bắn vào nhân dân, nhận sứ mạng bảo vệ nhân dân và đồng tình với nguyện vọng dân chủ hóa của nhân dân. Tiếng nói của nhân dân xuống đường vang động, không có tiếng nổ của vũ khí, chiến sỹ xe tăng nhận hoa của nữ sinh viên luật khoa. Cuộc cách mạng dân chủ hoàn thành.
Bài học Ai Cập giúp Việt Nam những gì?
Thực trạng nền chính trị-kinh tế-xã hội ở nước ta trong mấy thập niên qua đã bộc lộ những yếu kém về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nghị quyết tại các đại hội theo nhiệm kỳ bên cạnh khẳng định thành tích lãnh đạo của Đảng, vẫn nêu lên những mặt yếu kém kéo dài triền miên và nêu phương hướng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng về mọi mặt đảng vẫn buông lỏng vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng rất kém, uy tín xói mòn và mặt về chất lượng cán bộ đảng viên, về triển khai thực hiện đường lối bị mất uy tín. Nghị quyết thường đầy đủ, quan điểm lập trường rõ ràng, đánh giá mạnh-yếu, chi ra phương hướng có nhiều hứa hẹn kèm theo khẩu hiệu kêu vang, nhưng thực chất nghị quyết không đi vào cuộc sống. Giới quyền lực trong đảng lẽ ra phải có vai trò, trách nhiệm cao trong việc thực thi các nghi quyết, nhưng chính họ lại lờ tịt cái nghị quyết do mình đã biểu quyết, làm ngược lại nghị quyết. Vì thế mà:
- … “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, 12/2011).
Tham nhũng trở thành thứ dịch khó tìm thuốc trị, nó là nguyên nhân lớn nhất làm mất uy tín đảng lãnh đạo.
Quyền dân chủ bị tước đoạt rất nhiều, trắng trợn, thẳng cánh; từ một đường lối của chính đảng “chuyên chính với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và nhân dân”, thì nay lại bênh che tiêu cực, tham nhũng, chuyên chính với nhân dân.
Những cuộc cưỡng chế, thu hồi đất như cướp đoạt. Công an, quân đội, thậm chí cả côn đồ, xã hội đen bị bon tham nhũng và đại gia lợi dụng, huy động làm “sức mạnh chuyên chính” với nhân dân, đi ngược bản chất, quan điểm, đường lối, chính sách dân chủ mà xã hội coi là ưu việt.
Những cuộc trấn dẹp, cấm đoán, kể cả đàn áp mít tinh, biểu tình ôn hòa vì lòng yêu nước diễn ra thường xuyên, thách thức và đối trận với nhân dân, đi ngược lai sở nguyện của lòng dân.
Những thanh trừng nội bộ qua chọn lọc nguồn nhân sự, nạn mua bán quan chức, tuyển dụng nhân sự, những thủ đoạn gian lận hoặc bổ nhiệm nhân sự không qua dân chủ, tùy tiện vô nguyên tắc, biểu hiện ‘gia đình trị”, kéo bè kết cánh, phe nhóm.
Những cấm đoán thông tin truyền thông và ngăn cản, làm mất quyền tự do ngôn luận.
An ninh chính trị bấp bênh, ổn định xã hội bề  ngoài, tội phạm gia tăng, trật tự xã hội, kỷ cương phép nước không nghiêm.
Người dân thấy không an toàn và không ai tin cậy để bảo vệ họ.
Đời sống người dân, người lao động chân chính ngày càng khó khăn, lạm phát gia tăng, đồng tiền VN bị mất giá nghiêm trọng…
Trước sự mất uy tín lãnh đạo của đảng, những biểu hiện mất dân chủ của chính quyền, công an, mới đây, “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp” được đưa ra mới 2 tuần lễ, đến hôm nay đã có trên 3.500 người tham gia. Đây là một hiện tượng rất đáng mừng trong cuộc đấu tranh dành lại quyền làm người. Năm  2012 đã vài có ý kiến dèm pha, bàn lùi, cho rằng biểu tình, xuống đường còn bị đàn áp, thì kiến nghị, kêu gọi, tuyên bố… phỏng có tác dụng gì, chỉ mất công, mất thì giờ, làm cho chế độ độc đoán độc đảng và công an của đảng thêm ù lỳ, đắc chí. Thực chất, đây là một hình thức đấu tranh dư luận, ôn hòa không bạo động, có tác dụng huy động công luận, tập dượt dân chủ, cổ vũ trách nhiệm, biểu thị ý chí, thể hiện đồng thuận dân tộc, là thước đo của ý nguyện nhân dân đông đảo, đã được chứng minh là lợi hại, sắc bén.
Có thể nói đây là văn kiện được hưởng ứng vào loại nhanh chóng nhất, đông đảo nhất ở nước ta trong những năm gần đây.
Bà con làng Nha, Long Biên (Hà Nội) giương băng rôn đòi trả đất
 trước cổng Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, sáng 24-1-2013.
Ảnh: BS
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Bản kiến nghị này có 7 điểm, khẳng định và đề xuấ: Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực.
Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,… Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Những chứ ký của mọi tầng lớp nhân dân vào các kiến nghị về quyền con người, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, sửa đổi một số bộ luật, nhiều ý kiến thẳng thắn của đại biểu Quốc hội và cử tri là thể hiện nguyện vọng và quyền thực thi dân chủ, thể hiện tinh thần, trách nhiệm công dân trước vận mệnh, sự tồn vong và phát triển của đất nước. Ai Cập biết rõ ông "Mu-bà-giặc" và phe nhóm lũng đoạn đất nước, nhưng ta vẫn nhiều ẩn số "đồng chí X,Y,Z...", vậy  thì còn nhiều cam go lắm, nhân dân còn phải "Gánh cực mà chạy lên non / Còng lưng mà chạy cực còn theo sau"...
Qua những diễn biến trên đây, thiết nghĩ Đảng, Nhà nước, Quốc hội  và Chính  phủ cần nhìn thẳng vào 'diễn biến Ai Cập' và một số quốc gia khác đa xảy ra nhiều cuộc chính biến, qua đó xem lại 'tự diễn biến' của giặc nội xâm đang hoành hành ở nước ta, nhận diện cho rõ những cảnh báo, cảnh tỉnh về thực thi có hiệu lực và chất lượng nền dân chủ, công bằng, văn minh của xã hội.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

Ông Ung Văn Khiêm: Đừng để khi quá muộn !

Ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Ông Ung Văn Khiêm

Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre và con là Ung Văn Quản (cha của Ung Văn Khiêm) đã đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Từ nhỏ, Ung Văn Khiêm đã có ý thức và được giáo huấn về lòng yêu nước.
         
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.
           
Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên  Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
           
Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực.  Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.
           
Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời.
           
Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:
           
Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo thì bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đã!
          
Tắm heo xong, lên  thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân.  Ông cười bắt tay tôi, nói:
           
- Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước !
         
Trời đất ơi, lại chơi trò gì nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật lòng:
          
- Ông không sợ thằng cha xét lại  làm hỏng việc của Đảng sao?
          
Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:
             
-Thời bình cần có người liêm chính như cụ!
          
Tôi nhìn ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có tình người. Tôi nói:
                
- Nếu đất nước còn chiến tranh, ông giao việc gì tôi cũng làm. Bây giờ hòa bình rồi, tôi đã có tuổi, được ông cho nghỉ việc đã lâu,  nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!
           
Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:
               
- Tôi có gì không phải mong cụ bỏ qua cho!
            
Tôi nói:
                
- Tôi mừng vì ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng còn với đất nước?
            
Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:
                 
- Thôi thì để cho lịch sử phán xét!
            
Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đì” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.
                
Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:
                
Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu thì con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta tìm tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai ?
          
Nhưng khi xuống thỉ thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt mình vì mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không còn thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?
          
Sáu Thọ nhích mép cười, nói:
               
- Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, thì cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.
          
Dừng một khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng sã thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:
               
- Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi còn sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.
Ông Lê Đức Thọ
          
Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:
              
- Quyển sách đã in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!
           
Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận mình là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản Việt Nam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân phì gia, những người không chịu cúi luồn  bị bạc đãi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.
           
Những tưởng con người ấy kiêu hãnh suốt đời?
           
Nhưng khi quyền lực đã rời bỏ mình thì hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” hình như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu vì lương tâm thức tỉnh hay vì nguyên nhân gì, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy,  ông Lê Đức Thọ qua đời.  Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe  nói sau đó gia đình phải chuyển về quê!?
          
M.Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đã giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không ghê tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “ Xin đừng bắn tôi!”.
         
S. Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng còng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.
          
Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” - Lãnh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đã quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường  trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên tòa kéo dài hai tiếng đồng hồ.
         
Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đã cho ra đời triết lý  Vô Thường, và hình như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ý tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay mình là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.
               
Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.
               
Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia bãi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị  Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).
                  
Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.
                  
Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn còn gốc gác ấy. Người ta còn nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ý ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.
                 
Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai trò Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari, ông đã từ chối nhận một nửa Giải Nobel hòa bình với tiến sỹ Kissinger.
                
Ông  mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hãy để cho lịch sử phán xét.
               
Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe,  như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.
              
Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.
           
Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.
              
Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Hiệp định Pari và sự “tiên tri” của ông Thiệu

CÓ THỂ thấy, Tổng thống Thiệu không bao giờ muốn ngồi vào bàn đàm phán và ông ta không hề tin vào việc thực thi Hiệp định Pari. Ông ta nói với các cố vấn thân cận, làm sao một người thông minh, tài giỏi như Kissinger mà không nhận thấy Hiệp định Pari là cái hiệp định bán đứng miền Nam cho Cộng sản? Và Thiệu kết luận, chính là vì người Mỹ đã đi đêm với Bắc VN, với Nga Xô và Trung Cộng, quyết tâm bỏ rơi VNCH.
Đa nghi là một đặc tính nổi bật của Thiệu. Ông ta ít khi chia sẻ ý định thực sự của mình cho người khác, điều này thường gây khó khăn cho cấp dưới khi thực hiện mệnh lệnh của Tổng thống. Chỉ đọc một bài diễn văn trước Quốc hội thôi, Thiệu cũng chuẩn bị tới bốn, năm bản sao, để ở các nơi khác nhau, đề phòng có người đánh cắp bản để trên bàn đọc. Một cố vấn của ông ta ngạc nhiên: “Làm sao có chuyện đó được?”. Thiệu giải thích: “Điều đó quá dễ. Trong lúc lộn xộn đặt micrô và chuẩn bị diễn văn, một người nào đó trong đoàn khán giả có thể giả vờ đi gần tới bàn và lấy bài diễn văn đó”. Nhìn vẻ mặt ngờ vực của người cố vấn, Thiệu tiếp: “Ồ, chuyện đó đã xẩy ra với tôi hai lần rồi. Ắt là đối thủ của tôi đã phải phục tôi lắm, vì tôi đã lấy một bản diễn văn khác ra và tiếp tục đọc”.
Cũng về đặc tính đa nghi, hãy nói thêm một chi tiết. Tháng 10.1972, Tiến sỹ Kissinger đến Saigon để giải thích về một dự thảo Hiệp định với VNCH, cho rằng đây là thành quả lớn lao nhất mà ông ta đã đạt được và nói thêm, Cộng sản đã khóc khi chấp nhận thỏa thuận này. Thiệu và các cố vấn không tin. “Việc nói rằng Cộng sản khóc làm chúng tôi nghi ngờ. Cộng sản không bao giờ khóc”!

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Bắc VN đặc biệt không ưa Thiệu, gọi ông ta là tên “Việt gian số 1”, khăng khăng đòi Hoa Kỳ phải thay đổi chính quyền Saigon và thay Thiệu trong tiến trình hòa đàm Pari. Ngược lại, Thiệu cũng chẳng ưa gì Bắc VN mà ông ta thường gọi là “Cộng sản” hoặc “thằng Cộng sản” – kể cả trong những bài diễn văn chính thức. Một khi đã là đối thủ thì hai bên đều tìm mọi cách hạ bệ nhau, đó là điều mà chúng ta có thể hiểu được. Dù sao, có vẻ như cả hai bên đều lạm dụng ngôn từ.
Và dù có làm gì đi nữa cũng không thể cưỡng lại ý định của Hoa Kỳ. Ngày 27.1.1973, Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN được bốn bên ký kết tại Pari. Dường như trong việc thực thi Hiệp định, những “tiên đoán” của Thiệu ngày càng có tính “tiên tri” hơn.
Xuyên suốt trong các “tiên tri” của Thiệu chính là nỗi lo lắng cái mà ông ta gọi là sự “lật lọng” của Cộng sản. Nói chung, ông ta không bao giờ tin Cộng sản. Ông ta đặt ra rất nhiều câu hỏi và trả lời trước quốc dân đồng bào, cũng chính là tự trả lời cho mình.
Một ngày sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Thiệu đã có một bài thuyết trình dài trước quốc dân. Trước đó ba ngày, khi dự thảo Hiệp định đã được ký tắt, ông ta cũng có một bài thuyết trình tương tự. Cả hai bài thuyết trình này đã được in lại nguyên văn trong cuốn Về Đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Saigon do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Hanoi ấn hành năm 2010 và tác giả chủ biên cuốn sách là GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.
Như đã trình bày, tất nhiên, vấn đề Thiệu quan tâm nhất trong thuyết trình của mình là Nam VN quyết tâm không để Cộng sản lật lọng, phải chủ động đối phó với sự xảo trá của Cộng sản. Theo Thiệu, Bắc VN không thể giành chiến thắng bằng võ lực, bằng xe tăng, bằng đại pháo, bằng Tết Mậu Thân, bằng Đại lộ kinh hoàng, bằng Quốc lộ 13, bằng Trị Thiên, bằng Kon Tum, bằng Bình Định nên bắt buộc phải chấm dứt chiến tranh. Nhưng, ngưng bắn cũng chỉ là bước đầu tiên của hòa bình mà thôi, chứ chưa hẳn đã có một nền hòa bình thực sự, hòa bình trường cửu. Nam VN đã có nhiều kinh nghiệm với Cộng sản.
Thiệu tiếp tục khuyên đồng bào đừng bao giờ nghĩ rằng Hiệp định đã được ký kết rồi, đã có chữ ký của Cộng sản rồi, có quốc tế đảm bảo rồi là chúng ta ngây thơ tin rằng Cộng sản đã bỏ hẳn mưu đồ thôn tính miền Nam. Sở dĩ Cộng sản buộc phải cắn răng chấp nhận ngưng bắn để ký kết hòa bình là vì nhân lực, vật lực, tài lực của họ đã cạn kiệt, không thể làm gì hơn được nữa, đành phải ngượng nghịu gọi là hưởng ứng hòa bình, tạm dừng xâm lăng để bồi dưỡng sức lực rồi mưu đồ một cơ hội khác chưa biết chừng.
Thiệu tiếp tục “tiên tri”, chúng ta có quyền nghi ngờ, từ những việc nhỏ như vài ba ngày Tết năm 68 cho đến việc lớn như cái gọi là hòa bình năm 1954. Ông ta nhấn mạnh, đối với Cộng sản, nghi ngờ chắc ăn hơn là tin chúng bằng lời, để rồi thiếu cảnh giác, trở tay không kịp.
Vì vậy, Thiêu kêu gọi đồng bào, chiến hữu mọi cấp, mọi ngành luôn luôn phải đề cao cảnh giác đối với Cộng sản, không được thờ ơ, lơ đễnh, chểnh mảng. Đừng tưởng Hiệp định ký rồi là bỏ đồn, bỏ bót, bỏ canh gác, say sưa nhậu nhẹt. Trái lại, chúng ta phải cẩn thận hơn lúc nào hết. Hễ mà chúng ta vô ý, Cộng sản sẽ chụp lên đầu liền.
Ngay ngày Tết sắp đến, Thiệu cũng vô cùng cảnh giác. Ông ta nói, đối với Cộng sản, cái Tết nào chúng cũng có thể làm như cái Tết Mậu Thân cả. Mà hễ chúng làm cái Mậu Thân thì “nói xin lỗi, Ủy hội quốc tế, quốc tế hay Liên hiệp quốc đi nữa cũng không làm gì được hết, chỉ có chúng ta là chịu đựng thôi”. Thiệu thêm, liệu Quốc tế có biện pháp gì trừng trị sự điêu ngoa của thằng cộng sản không?
Trước sau, Thiệu không tin Bắc VN sẽ thực thi Hiệp định. “Tiên tri” của Thiệu tập trung vào các vấn đề lớn:
Thứ nhất, để xem Bắc VN ngưng bắn được mấy năm, mấy tháng, mấy ngày, có chấm dứt mọi hành động xâm nhập vũ khí, quân đội từ Bắc vào hay không?
Thứ hai, để xem Mặt trận giải phóng có nói chuyện nghiêm chỉnh với VNCH để thoả thuận một giải pháp chính trị nội bộ của nhân dân miền Nam hợp tình hợp lý hay không? Hay là lại kéo dài như cuộc hòa đàm Pari rồi để củng cố, rèn thêm lính, kiếm thêm vũ khí, tung cán bộ len lỏi vào nội bộ Nam VN, quấy rối, tuyên truyền chủ nghĩa, rồi lại đổ lỗi cho Nam VN mà gây chiến trở lại?
Thứ ba, dù có một thoả thuận giải pháp chính trị nội bộ đi nữa, để xem họ có thực thi nghiêm chỉnh cái giải pháp đó hay không?
Thứ tư, ví dụ có bầu cử qua giải pháp chính trị đã thoả thuận, họ không ăn được người quốc gia như họ muốn, thỉ thử hỏi họ có vui vẻ chấp nhận cái kết quả đó hay không, hay là họ lại trở mặt, làm theo lối của kẻ cờ gian bạc lận?!
Thiệu luôn nhấn mạnh, chúng ta phải đánh những cái dấu hỏi.
Thiệu ra những chỉ thị rất cụ thể, tỷ như “cái vùng của tụi Cộng sản trong chiến khu, trong biên giới, mình đã không vô đó làm gì, không có bà con cô bác gì để vô trong đó thăm, không có cái gì để mà ăn trong đó. Trái lại Cộng sản rồi đây sẽ về ấp, thứ nhất là tuyên truyền, thứ nhì là kiếm ăn, thứ ba là thu thuế, thứ tư là đe dọa đồng bào”. Ông ta ra lệnh, phải triệt hạ ba cái thằng đó ngay lập tức.
Thiệu giải thích rất nhiều lần vấn đề ngưng bắn tại chỗ. Ông ta chỉ rõ: “Ngưng bắn tại chỗ là giữ nguyên trạng. Chỗ nào có chánh quyền ta, quân đội ta, cán bộ ta, nhân dân ta là chỗ đó ta làm vua của nước ta. Tất cả mọi việc của ta, luật lệ của ta, hành chính của ta, mọi việc y như cũ, không có gì thay đổi”.
Câu hỏi đặt ra, có vẻ như thực tế diễn ra chứng minh những “tiên tri” đó của Thiệu mà ông ta đành bó tay, vô kế khả thi, chịu thua đối phương? Chúng ta hy vọng, thời gian và lịch sử sẽ tiếp tục làm sáng tỏ mọi việc.

Lê Mai
(Blog ) 

Blogger Lê Anh Hùng bị CA bắt cóc đưa vào trại tâm thần

Lê Anh Hùng
Bạn bè của anh Lê Anh Hùng loan tin khẩn báo về việc blogger này bị CA lén lút bắt cóc đưa vào trại tâm thần Hà Nội. Anh Lê Anh Hùng (sinh năm 1973) là một blogger được biết đến với nhiều tác phẩm dịch và các bài viết nhận định về tình hình chính trị tại Việt Nam. Ngoài ra anh Hùng đã phổ biến gần 70 lá đơn tố cáo những nhân vật chóp bu trong đảng Cộng Sản.
Tin từ blog của chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết: Lê Anh Hùng bị 6 viên an ninh, mật vụ bắt vào lúc 10 giờ 15' sáng ngày 24/1/2013, ngay tại công ty anh đang làm việc thuộc Hưng Yên.
Những viên mật vụ đi trên 1 chiếc xe Inova yêu cầu giám đốc cty cho gặp anh Hùng với lý do "Liên quan đến giấy tạm trú, tạm vắng". Sau đó, những người này áp tải anh Lê Anh Hùng đi mất.
Có tin nói rằng hiện nay anh Lê Anh Hùng đang bị đưa về giam giữ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội (Ứng Hòa, Hà Nội). Đây là nơi chuyên giam giữ những người mắc bệnh tâm thần.
Là người từng tiếp xúc với Lê Anh Hùng, chị Bùi Thị Minh Hằng khẳng định trên blog:
http://leanhhungblog.blogspot.com
Thật là một điều man rợ và phi lý. Lê Anh Hùng không hề có bất cứ biểu hiện gì về tâm thần nếu những ai đã gặp mặt, tiếp xúc với Hùng. Càng không thể là "tâm thần" khi nhìn nhận những việc làm và cuộc sống hàng ngày của Lê Anh Hùng. Trong khi đó ai cũng biết Lê Anh Hùng đã kiên trì theo đuổi vụ việc và nộp đơn tố cáo nhiều lãnh đạo có tên tuổi tới 70 lần nhưng chưa nơi nào lên tiếng ĐÚNG- SAI
Vậy việc bắt Lê Anh Hùng đưa vào trại "tâm thần" rõ ràng là một âm mưu GIẾT NGƯỜI bịt khẩu.
Chúng ta, tất cả những con người có lương tri không thể thờ ơ trước tội ác man rợ và tàn độc của nhà cầm quyền này hơn được nữa. Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ một tiếng nói đấu tranh.
Chúng ta cần lên tiếng ngay lập tức cho cộng đồng cũng như các tổ chức Quốc tế được biết về trường hợp này.
Ngay lập tức chúng ta hãy gọi điện, gửi email cho các đại sứ quán và các lãnh sự nước ngoài được biết để họ chứng kiến và theo dõi việc làm bất chính của công an Việt Nam.
HÃY CỨU NGƯỜI - HÃY CỨU LẤY DÂN TỘC NÀY.
Kính mong độc giả góp tiếng nói cứu Lê Anh Hùng bằng cách gọi đến nới đây yêu cầu bác sĩ không được xâm phạm tới sức khỏe của Hùng và hãy nói cho họ biết rõ về tình trạng bị trả thù này của em HÃY CỨU LÊ ANH HÙNG- HÃY CỨU DÂN TỘC VIỆT NAM!
 Nơi đang giữ Lê Anh Hùng :
- Tên đơn vị: Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội
- Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội
- Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136

(DLB) 

Một nhà báo dấn thân – Huy Đức sẽ không đơn độc

Nhà báo Huy Đức
Là một trong những người sống gần trọn đời trong chế độ cộng sản, tôi chỉ đọc, chỉ biết những gì báo chí của Đảng viết ra . Một thời tôi đã từng say mê những bài viết của Thép Mới, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Hữu Chỉnh , Hữu Thọ, Hoàng Tùng, và cả Bùi Tín nữa khi anh ta còn làm Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân phụ trách tờ Nhân dân chủ nhật . Có lúc chợt nghĩ nếu Olimpic có môn viết xã luận thì chắc chắn Việt Nam sẽ có huy chương vàng !
Sau năm 1975, một thế hệ các nhà báo trẻ xuất hiện. Họ trưởng thành ở một thành phố gặp muôn trùng khó khăn nhưng cũng mạnh mẽ trỗi dậy và đi đầu trong công cuộc đổi mới . Đó là Đỗ Trung Quân, Nguyễn  Ngọc Châu, Lê Thọ Bình, Bùi Thanh, Thủy Cúc , Lưu Đình Triều ,Tâm Chánh,  Đà Trang… ở tờ Tuổi trẻ, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Văn Thịnh, Danh Đức … ở tờ Thanh Niên ; Trong số đó người nổi tiếng nhất là Huy Đức . Tôi đã có nhiều lần cộng tác với số nhà báo trẻ sớm thành danh nói trên nhưng với Huy Đức thì chưa một lần gặp mặt. Chỉ “ gặp” anh trên các bài viết nóng hổi tính thời sự và nhân văn . Sau khi buộc phải rời các tờ báo khá mạnh bạo ở Sài Gòn, Huy Đức nổi tiếng với blog “lề trái” Osin , nhưng tôi cũng ít đọc cho tới khi Bên thắng cuộc ra đời thì nó như một quả bom nổ giữa sự nhàm chán của dư luận làm rúng động cả “quân ta” lẫn “quân địch”.
Huy Đức tung ra ánh sáng biết bao chuyện được gọi là “thâm cung bí sử” mà cả hai bên chiến tuyến, hai bên cựu thù  đều  dấu kín . Huy Đức viết những điều mà nhiều người đương thời còn “sống nhăn răng” ra đó” nên người khen kẻ chê, người phản ứng gay gắt khi chạm nọc là điều không tránh khỏi .
Với một số bà con định cư ở Quận Cam và nhiều thành phố bên nước Mỹ xa xôi, những cay đắng họ phải gánh chịu từ chuyện cải tạo tư sản, cải tạo ngụy quân ngụy quyền, từ chuyện đổi tiền, chuyện vượt biên với biết bao rủi  ro và mất mát … sẽ không bao giờ nguôi ngoai sự uất hận trong lòng họ cho dù hòa bình đã hơn ba chục năm rồi và nhiều người đã lần lượt trở về quê hương đoàn tụ gia đình tìm cơ hội làm ăn, thậm chí nhiều người già trong đó có những người nổi tiếng  là tướng lĩnh là nhà chính trị trong quân đội Việt Nam cộng hòa, là văn nghệ sĩ nổi danh đã xin được về chết trên mảnh đất quê hương bởi vì như Đỗ Trung Quân đã viết khi còn là phóng viên Tuổi trẻ “Quê hương là chùm khế ngọt” . Ấy là lúc Trung Quân còn trai trẻ và tương lai của dân tộc cũng như tình yêu quê hương đất nước còn đang cháy bỏng trong trái tim anh chứ không phải của Đỗ Trung Quân chín chắn và trưởng thành như bây giờ .
Cho nên một số bà con Việt kiều dù chưa đọc một dòng Bên thắng cuộc nhưng nghe lời xúi dục của các phần tử quá khích đã đi biểu tình chống Bên thắng cuộc là một điều đáng tiếc . Nếu họ đọc , đọc thật kĩ và suy ngẫm về những điều Huy Đức nói về những “người thua cuộc” thì họ sẽ từ chối đi “biểu tình “ như vậy  . Quả thật, nhờ những thông tin mà Huy Đức cung cấp trong kho sử thi đồ xộ của đất nước trong hơn ba chục năm qua , chúng ta bây giờ mới có thể biết được vì sao Cộng sản giải phóng được Sài Gòn và toàn Miền Nam . Không chỉ là chuyện hai miền “nội chiến”” nồi da xáo thịt”  mà  có sự can dự và hưởng lợi của các nước lớn mang danh đồng minh với cả hai phía của cuộc chiến dai dẳng ba chục năm
Tất cả các câu chuyện về thành phố Sài Gòn sau giải phóng đã được Huy Đức giải mã một cách đầy đủ và chân thực . Tại sao những người chịu đau thương và mất mát trong các sự kiện kể trên lại có thể phản đối tác giả khi anh đã giúp họ nói lên một phần sự thật để phần nào nguôi ngoai nỗi đau thương dấu kín bấy lâu. Có lẽ chỉ vì chuyện Huy Đức đã mô tả rất chi tiết việc quân đội Việt Nam cộng hòa tan rã nhanh chóng trước sức tấn công như vũ bão của quân đội miền Bắc chăng ? Lúc đó ở Hà Nội, tôi thắc mắc tại sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là một vị tướng lại ra lệnh “tùy nghi di tản” dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt từ Ban Mê Thuột, đến Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng …cho đến tận Sài Gòn . Nếu chỉ bằng những thông tin trên báo chí Miền Bắc thì ta có thể suy ra rằng quân đội cộng hòa Sài Gòn là đội quân bạc nhược sau khi bị Mỹ bỏ rơi . Nhưng Huy Đức đã chỉ ra rằng có rất nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã “tử vì đạo”. Có người đã bắn chết cả gia đình sau đó tự sát như các võ sĩ Nhật Bản . Đáng lẽ người Việt phải rời quê hương ra đi phải  biết ơn Huy Đức đã cho tòan thế giới biết bên cạnh những tướng lĩnh bạc nhược vẫn có những người “anh hùng” như vậy chứ. Vậy thì cớ gì phản đối Bên thắng cuộc ?
Năm 1995, trên tờ Tuổi trẻ chủ nhật nhân kỉ niệm 20 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước tôi đã viết bài “Sài Gòn 1975-1995 dưới con mắt một người Hà Nội” . Bài viết kể chuyện về ông chú vì đói thông tin đã bán hết hàng hóa ôm một đống tiền , khi chính quyền quân quản đổi tiền ông mất trắng. Trong khi người cháu là sĩ quan quân đội , là đảng viên cộng sản ngày 30-4 vào tiếp quản thành phố đã không dám đến gặp người chú vì sợ bị liên lụy. Chuyện của người anh trai của tôi với ông chú không chỉ là chuyện cá biệt trong trận chiến ba mươi năm giữa những  người cùng dòng máu đỏ da vàng , cho nên chuyện cha con Lưu Quý Kỳ và Lưu Đình Triều cũng chẳng có gì là khó hiểu và anh Triều không nên có phản ứng với người đồng nghiệp một thời cùng chung lưng đấu cật làm nên thương hiệu của tờ Tuổi trẻ . Cuộc chiến Nam Bắc không chỉ hy sinh hàng triệu nhân mạng những người con ưu tú của dân tộc mà còn là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa một bên là cộng sản một bên là cộng hòa mà cuộc chiến về ý thức hệ này còn dai dẳng đến tận bây giờ. Nếu nó không chấm dứt với một bên thắng một bên thua hoàn toàn thì sẽ không bao giờ có hòa hợp dân tộc một cách đúng nghĩa
Nếu như phần I của Bên thắng cuộc với tiêu đề “ Giải phóng” làm cho ai đó bên thua cuộc phản ứng là điều có thể hiểu được thì phần II có tiêu đề “ Quyền bính” đã và sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội, bên thắng cuộc phát điên . Bao nhiêu chuyện thâm cung bí sử dấu lẹm đã bị Huy Đức phơi bày . Huy Đức “khôn “ lắm, anh chỉ cung cấp thông tin có dẫn chứng người nói, dẫn chứng từ các văn bản “mật” chứ không bình luận. Tự thân các sự kiện nói lên tất cả tùy nhận thức của người đọc . Cũng không ai có thì giờ và tâm huyết đi kiểm chứng xem những thông tin Huy Đức tung ra là đúng hay sai, đúng bao nhiêu phần trăm, sai bao nhiêu phần trăm. Cho nên nói như Bùi Tín rằng Huy Đức mới chỉ nói 30% sự thật là nói đại. Còn 70% nữa Bùi Tín có giỏi thì nói nốt đi. Cần biết rằng để viết Bên thắng cuộc , Huy Đức không chỉ dành 3 năm để viết và chỉnh sửa, anh đã dành gần cả trọn cuộc đời làm báo của mình để tích lũy sử liệu , để thẩm tra các dữ kiện, để phỏng vấn các nhân vật và nhờ có internet, anh đã lưu trữ được nó trong một chiếc laptop nhỏ bé để mang theo nó sang nước Mỹ rồi tung nó ra toàn cầu bằng giải pháp kĩ thuật số, điều mà ở trong nước anh không thể làm được.
Sau một thời gian im ắng, các báo trong nước chủ yếu là các tờ báo công an bắt đầu phản công Bên thắng cuộc và tác giả Huy Đức . Đọc qua một vài bài tôi thấy hình như họ viết theo sự chỉ đạo của cấp trên nên gò ép và thiếu sự thuyết phục. Những “dư luận viên” mà ông Trưởng ban tuyên huấn thành ủy Hà Nội nói theo sự chỉ đạo của cấp trên không đủ tâm và đủ tài để chọi với các bài phản biện của các tay bút bên lề trái . Nó tương tự như bài của ông nghị Hoàng Hữu Phước viết trên blog của mình đại ý rằng một thằng nhóc mới 13 tuổi khi Sài gòn giải phóng thì biết gì mà viết nhăng viết cuội . Cái ông nghị rởm này như có bạn viết trên Facebook là đã bị ung thư dây thần kinh giai đọan cuối này làm sao có đủ trình độ và tư cách phê phán Bên thắng cuộc .
Chúng ta phải cám ơn Bên Thắng cuộc và tác giả Huy Đức đã dũng cảm giải mã biết bao sự thật ở Ba Đình . Ví dụ người có công tiến hành đổi mới đất nước là ông Trường Chinh về lí luận và ông Võ Văn Kiệt về hành động chứ không phải ông Nguyễn Văn Linh với mấy bài “Những việc cần làm ngay”. Ví dụ vì sao các lãnh đạo Việt nam từ thời ông Lê Duẩn, ông Trường Chinh, ông Nguyễn Văn Linh, ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu, ông Nông Đức Mạnh , đến ông Nguyễn Phú Trọng hôm nay đều “kiên trì” định hướng xã hôi chủ nghĩa cho dù mang tiếng là giáo điều . Bởi vì tuy Huy Đức không nói ra nhưng nếu không bám vào cái  lí thuyết không tưởng đó thì không có lí do gì tồn tại  Đảng Cộng sản mà nếu không còn Đảng thì còn đâu mảnh đất tham nhũng như ngày hôm nay . Cho nên nói chống tham nhũng mà vẫn khư khư theo đuổi định hướng XHCN một cái rất mơ hồ thì chỉ là nói chống cho vui vậy thôi. Bây giờ bên Đảng có Ban nội chính chống tham nhũng, bên chính quyền lại mới đẻ thêm Ban chỉ đạo gì đó tương tự thì chỉ là cuộc chiến giữa Đảng và Chính quyền chứ bè lũ tham nhũng vẫn phè phỡn ngoài vòng pháp luật vì các ông đang kềm chế nhau chứ có đánh gì tham nhũng đâu
Trong hai thứ những người cộng sản sợ nhất là chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều. Xét lại hiểu theo một cách nào đó là một sự đổi mới chủ nghĩa Maxk đã lỗi thời còn giáo điều là cố níu kéo cái đã lỗi thời đó để thể hiện mình là người trung thành tuyệt đối với lí tưởng mà thời trai trẻ mình đã mù quáng tuyên thệ . Tất cả những gì làm trái quy luật dù cố níu kéo bằng lý thuyết ma giáo hay bằng chuyên chính vô sản tàn bạo , mà tàn bạo nhất là chiến tranh đều không thoát khỏi sự phán xét và trừng phạt của lịch sử mà lịch sử thì rất công bằng.
Nhiều thế hệ người Việt nam phải biết ơn “sử gia” Huy Đức bằng những thông tin mà anh cung cấp . Những đời tư của các nhân vật quyền thế từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Hoàng Văn Thái,  Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đoàn Khuê, Võ Nguyên Giáp , Đinh Đức Thiện , Mai Chí Thọ, Nguyễn Hà Phan, Trần Xuân Bách,  Nông Đức Mạnh … Tất cả những sự kiện hư hư thực thực kể cả chuyện Hồ Chí Minh có vợ đăng trên tờ Tuổi trẻ -lí do mà Tổng biên tập Kim Hạnh mất chức và suốt đời không được làm báo , những chuyện Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng có bố có mẹ chứ không phải là con ông nọ bà  kia đều đã được Huy Đức công khai danh tính và có thể đó là lí do mà các “dư luận viên” viết theo Lề Đảng sẽ vin vào đó để kết tội Huy Đức làm lộ bí mật quốc gia và bí mật đời tư chiểu theo nghị định này nghị định nọ để có thể bỏ tù khi Huy Đức về tới sân bay Tân Sơn Nhất
Huy Đức đã không thể từ trong nước phát hành Bên Thắng cuộc, anh cũng chưa thể in thành sách . Anh lựa chọn phát hành trên mạng. Cách phát hành này có thể không mang lại cho anh nhiều tiền bạc tương xứng với công sức anh bỏ ra và giá trị của quyển sách mà anh mang đến cho độc giả nhưng bằng cách này sẽ có nhiều người trên thế giới tìm đọc quyển sách đang rất hot này. Càng có nhiều người khen kẻ chê càng có nhiều người tìm đọc. Đó là quy luật mà những người làm công tác tuyên giáo của Đảng Cộng sản rất biết nhưng họ vẫn cứ phải lên án nếu như không muốn bị cấp trên khiển trách , mắng mỏ . Và tôi nghĩ như ai đó đã từng viết rằng các lãnh đạo Việt nam, các Trung ương ủy viên, các ủy viên Bộ Chính trị càng nên đọc sách này để biết một phần sự thật mà họ chưa được biết . Biết để mà phòng thân và tránh các sai lầm khuyết điểm mà tư tưởng giáo điều đã ám ảnh họ , Trên hết ông Nguyễn Phú Trọng cần đọc quyển sách này . Và nếu là người thực sự cầu thị, thì ông phải khuyến khích các đảng viên của ông cùng đọc mới đúng . Và tôi tin lịch  sử sẽ rất công bằng với Huy Đức, một nhà báo dấn thân.

Trần Kỳ Trung
(Blog Lương Kháu Lão) 

Phạm Trần: 40 năm sau bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nói thật

 
Sự thật dối mãi rồi cũng có ngày lộ ra như trường hợp Phái đòan của Chính phủ mang tên “Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Bà Nguyễn Thị Bình cầm đầu tại Hội nghị Paris cách nay 40 năm.
“Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” đã được ký kết ngày 27/01/1973 bởi 4 bên ghi trong biên bản gồm:Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH,Nam Việt Nam), Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) , thành lập ngày 06/06/1969, tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGPMN).
NGỌN NGUỒN XÂM LĂNG
Thực chất Hội nghị dài 4 năm 8 tháng 16 ngày, bắt đầu từ 13/05/1968 đến 27/01/1973, không kể các phiên họp kín giữa Mỹ và Bắc Việt, chỉ nên coi đại diện cho 3 phe tham chiến gồm Mỹ, VNCH và phe Cộng sản Bắc và Nam bởi lẽ tổ chức MTGPMN do Đảng Lao Động Việt Nam, sau đổi thành đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và chỉ huy từ chính trị đến quân sự từ  quyết định của Đại hội tòan quốc lần thứ III ngày 10/09/1060.
Nghị quyết  “về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới”  được viết theo phương châm “xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”, theo đó, chính quyền miền Bắc viết : “Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ – Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số, các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ – Diệm. Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ – Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.”
Trước khi chủ trương thành lập một Mặt trận mang danh nghĩa của “nhân dân miền Nam” để chống chính quyền VNCH thời Đệ I Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đảng Lao động Việt Nam ở miền Bắc thời ấy đã nói trắng ý đồ xâm lăng miền Nam  từ năm 1959 khi đưa ra chủ trương phá hoại miền Nam qua Nghị quyết Trung ương “lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà”  .
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959 viết : “- ”Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.
Những người Cộng sản miền Bắc cũng không giấu giếm khi họ nói thêm rằng : “ Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhận định rằng hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.” (Tài liệu của đảng CSVN)
CỘNG SẢN MIỀN NAM
Như vậy  đảng CSVN và đám người Cộng sản miền Nam, trong đó có Bà Nguyễn Thị Bình, người đã được thu nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1948  có còn chối cãi rằng họ “không phải là Cộng sản” không ?
Cùng được kết nạp vào đảng năm 1948 còn có Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Giải phóng miền Nam khi thành lập ngày 10/12/1960 và Kỹ sư Hùynh Tấn Phát, Phó Chủ tịch, Thủ tướng của Chính phủ CMLTCHMNVN đã gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1947.
Theo tiểu sử công khai thì Bà Bình, tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.
Bà Bình tham gia hoạt động chống Pháp từ thời còn niên thiếu.  Năm 1954, bà ra tù và tham gia  phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được đảng điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.
Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động trong tổ đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng.  Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó đảng Cộng sản cử  Bà làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho Chính phủ này để  đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của phe MTGPMN tại cuộc hòa đàm Ba Lê.
NHỮNG MẶT TRÁI
Trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử  đảng Cộng sản Việt Nam phổ biến ngày 23/01/2013, bà Bình nói : “Trong 4 đoàn, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ.  Do đó theo tôi, chú ý của thế giới tập trung vào đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và hơn nữa, như chúng ta biết, hai đoàn này là một, mục tiêu là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, tất cả những đề nghị giải pháp đưa ra đều do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ. Vì thế, vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là rất quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris. Bên cạnh đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn có vị trí quan trọng, bởi là người trực tiếp chiến đấu, với đường lối độc lập hòa bình trung lập, nhấn mạnh đến đường lối hòa bình, mềm dẻo đối ngoại trong đàm phán.”
Bà Bình đã “phóng đại tô mầu” văng miệng  cho vai trò “chiếc áo rộng hơn người mặc” của MTGPMN vì  bà không mất tiền mua.
Tại sao ?
Bởi vì làm gì có điều được gọi là “đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ “ của phe MTGPMN trên chiến trường miền Nam trong 20 năm chiến tranh gọi  “chống Mỹ cứu nước” ?
Chắc Bà Bình quên mất hình ảnh chiếc xe tăng đi đầu  húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/04/1975 ở Sài Gòn tuy có cắm cờ của “giải phóng” nhưng những lính trên xe là của miền Bắc đấy chứ ?
Rồi người lính cắm cờ MTGPMN trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút (30/04/1975), Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 cũng là bộ đội  Cộng sản miền Bắc quê ở Thái Bình  phải không ?
Còn chuyện bà xác nhận “hai đòan này là một” là chuyện ai không biết ? Tuy hai khuôn mặt nhưng là một “cơ thể” của đảng đẻ ra. Có khác chăng bà là “phái nữ ” còn ông Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh là “phái nam” !
Thế rồi bà Bình còn hô hóan lên rằng : “Nếu không có chiến thắng Mậu Thân 1968, không có những ngày chiến đấu ác liệt bảo vệ thành cổ Quảng Trị, không có chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, không có sự hỗ trợ chi viện của miền Bắc thì không có Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. Và đương nhiên, nếu không có Hiệp định Paris năm 1973 thì sẽ không có Đại thắng mùa Xuân năm 1975.”
Tòan là những chuyện “bới đống tro tàn tìm máu đổ” và nhận công “hão”. Bà Bình nói “chiến thắng Mậu Thân 1968” là bà đã nhục mạ lên những xác người Việt Nam vô tội của miền Nam bị lính Cộng sản hai miền Nam-Bắc sát hại không gớm tay trong cuộc thảm sát ở Huế và ở khắp  thành thị miền Nam của năm ấy mà bà không nhớ sao ?
Còn bao nhiêu xác người dân, trong số  có không biết bao nhiêu con trẻ, phụ nữ và các cụ gìa đã bị lính Cộng sản rượt bắn tiêu diệt không thương tiếc trên đường chạy trốn để không bị bắt lại ở đường số 1 nối liền Quảng Trị với Thừa Thiên ?
Còn chuyện bà nhớ ơn miền Bắc đã “hỗ trợ chi viện” cho miền Nam “kháng chiến chống Mỹ” và “chống Ngụy” là  đầu óc bà bắt buộc phải “có vấn đề” rồi !
Nếu miền Bắc của bà tử tế như họ nói từ xưa đến nay thì làm gì có những câu chuyện “lính Việt Cộng miền Nam” đã “chửi thề nguyền rủa” các đồng chí miền Bắc  cướp công cách mạng của đồng bào miền Nam sau cuộc chiến ?
Quân “giải phóng” làm gì có xe tăng, đai pháo và hỏa tiễn. Chúng là của Trung Cộng và khối Liên Sô trao cho lính miền Bắc Cộng sản để đem vào Nam giết hại dân lành và phá họai xóm làng đấy thôi ?
Chẳng nhẽ  bà đã quên câu chuyện “Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến” của những Lão thành Cách mạng và Tướng tá người miền Nam  bị “khóa miệng” từ tháng 3 năm 1989 bởi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, và một số người bị bắt giam hoặc bị qủan thúc như các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh ?
Những người “kháng chiến gian khổ gấp trăm lần hơn” bà Bình không “có công” với cách mạng như bà hay sao mà họ bị trù dập đau đớn như thế, hay chỉ vì họ đã bất đồng chính kiến và bất mãn trước chủ trương kỳ thị và những chính sách làm nghèo đói dân miền Nam của đảng miền Bắc sau ngày 30/4/1975 ?
Chắc hẳn bà cũng chưa quên những lời oán trách bị kỳ thị và bị “vắt chanh bỏ vỏ” của Bà Bác sỹ Dương Qùynh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ ma CMLTCHMNVN sau ngày “giải phóng” đấy chứ ?
Hay là bà Bình cũng quên nốt lời lên án các chỉ huy quân sự miền Bắc đã “chủ ý” đẩy “lính Việt Cộng” miền Nam vào chỗ thiêu thân trong trận tấn công Mậu Thân ?
Những người Cộng sản miền Nam được hưởng ân sủng như bà không nhiều. Nhưng bà cũng không nên quên rằng, dù bà cố nói sai đi thì lịch sử vẫn còn ghi đậm nét những phá họai đất đai và con người miền Nam của đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Bởi lẽ nếu 30,000 quân lính miền Bắc không lén lút ở lại trong Nam sau Hiệp định Geneve 1954 để nuôi dưỡng chiến tranh xâm lược và nếu ngót 200,000 bộ đội chính quy miền Bắc không được  “ở nguyên vị trí” trong Nam do nhượng bộ vì quyền lợi thiển cận phải tái đắc cử của Tổng thống Hoa Kỳ  Richard Nixon trước khi ký Hiệp định Paris năm 1973, nhờ đó mà Bắc Việt có thể  dấy lên cuộc chiến mới phá họai hòa bình để giết hại đồng bào thì làm gì có chuyện  được gọi là “Đại thắng mủa xuân 1975” , hay bị rơi vào hòan cảnh  “một triệu người vui” thì cũng có “một triệu người buồn” như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói ?
Thế rồi người dân cũng chưa thấy  bà Bình có lời bênh vực nào cho những người biểu tình chống Trung Cộng đang xâm chiến biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông khi họ bị công an đàn áp dã man từ Sài Gòn ra Hà Nội ?
Cũng chưa nghe bà than phiền gì về chuyện hàng chục nghìn người dân miền Nam đã bỏ xác trên Biển Đông khi vượt biển tìm tự do sau ngày “các đồng chí” của bà chiếm Sài Gòn ?
Bà cũng im hơi lặng tiếng sau chiến dịch đảng cướp sạch tài sản của giới thương gia Sài Gòn và phá họai nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam trong chiến dịch diệt tư sản năm 1977 khiến cả nước phải mất hàng chục năm mới ngóc đầu lên được !
Những tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, luân thường đạo lý đảo ngược, truyền thống dân tộc băng họai trong xã hội ngày nay và nạn tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của cả nước có do Mỹ-Ngụy để lại không hay bởi  “các đồng chí  Cộng sản của bà”  gây ra ?
Có phải đó là những  “thành qủa vĩ đại” của cách mạng không hay là những thảm họa của cái gọi là  “Đại  thắng mùa Xuân năm 1975” ?
Rồi bà Bình hãy ngẫm lại xem chủ trương “hòa hợp, hòa giải dân tộc” do Bà rêu rao ở Hội đàm Paris 40 năm trước đã thực hành ra sao ở trong Nam kể từ 30/04/1975, hay lòng người Nam-Bắc từ đó đến nay đã chia rẽ và hận thù nhau hơn bao giờ hết ?
Ấy là chưa kể gần như tòan vẹn trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông đã  nằm trong tay kiểm soát của Trung Cộng.
Rồi bà phải trả lời như thế nào với một số Trí thức Sài Gòn từng là người của MTGPMN hay cảm tình viên trong thời chiến đã bị trù dập, bị khống chế và bị đe dọa, khủng bố trong mấy năm gần đây chỉ vì muốn biểu tình chống xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông ?
Chẳng lẽ bà không biết đến những người như Giáo sư Tương Lai, cựu Dân biều VNCH Hồ Ngọc Nhuận, Bác sỹ Hùynh Tấn Mẫm, Luật sư Lê Hiếu Đằng v.v…?
Tại sao họ đã quay lưng lại với đảng và nhà nước của bà thì bà phải hiểu chứ ?
Những sự thật phũ phàng này không ghi trong “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”  nhưng đang nhảy múa  trước mắt mọi người.
Chẳng nhẽ bà Bình không thấy hay Bà biết mà không dám nói ?

Phạm Trần
(01/013) 

Trung bình VN mỗi năm có 100 em lên tướng

 
Lời góp của Hai Xe Ôm: Trong ngành công an có một " yem " lên tướng bằng "tên lửa vượt đại châu", đó là " yem" Lê Hồng Anh, từ binh bét phắt một phát lên Đại tướng..."Yem " này lên nhanh nghe nói do là con riêng của ông Nguyễn Văn Linh, cư dân mạng đồn thế ???
Thấy năm nào Báo chí cũng công bố quyết định phong hàng chục Tướng. Thợ cạo tò mò Việt Nam mình hiện nay có bao nhiêu Tướng lãnh nhỉ?
Bên Quân đội:
Thợ cạo cộng dồn theo số liệu Vi.wikipedia đang tại chức (có danh sách kèm theo):
Cấp Thiếu tướng =    272
Cấp Trung tướng =      86
Cấp Thượng tướng =    7
Cấp Đại tướng =           2
Tổng cộng =             366
Quân đội mấy năm qua không thấy công bố số liệu cho báo chí, theo trang Bienphong hé lộ thì năm 2012, thăng quân hàm cấp tướng là 70 người.

Bên Công an:
Năm 2012, thăng hàm cấp tướng 48 người (Cadn)
Năm 2011, thăng hàm cấp tướng 58 người
Cũng năm này, trao quân hàm Thượng tướng, Đô đốc cho 2 người của Công an và 7 của Quân đội.
Nhanh nhất là Trần Đại Quang được phong hàm Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012)
Trung bình ở Việt Nam, mỗi năm phong 100 em lên Tướng.
Áng chừng tổng số tướng lãnh Quân đội và Công an, gộp chung chia đều thì mỗi tỉnh thành hiện nay có khoảng 8 sao. nếu dồn về Bộ thì đi đụng đầu nhau.
Tính từ hàm Đại tá trở lên, cả Quân đội và Công an thì ở Việt Nam, có thể đến hàng vạn Sĩ quan cao cấp.
Ngẫm lại thời đánh Mỹ và VNCH, Phe ta đâu chừng có vài chục Tướng chỉ huy cả thảy hơn triệu quân.
Nay thời bình, quân số ít hơn nhưng Tướng tăng chóng mặt. Với đời sống no đủ hơn, Tướng nhiều hơn, vũ khí phương tiện hiện đại hơn xưa nhiều, ấy vậy mà nhiều người lo nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, Việt Nam oánh không lại bọn Tung Chảo là sao nhỉ? 
(Blog Trần Hùng)

Nguyễn Bá Thanh có phải là cứu tinh của Đảng CSVN ?

(The Economist) - Với nội bộ xâu xé tan nát bởi những chuyện tồi tệ, đảng CSVN đang trả đòn lên giới bất đồng chính kiến và giải quyết nạn tham nhũng.
.
Đầu tháng này, Toà án Việt Nam vừa giáng những bản án nặng nề xuống 14 nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ, bị cáo buộc lật đổ chính phủ, dựa trên những chứng cớ lỏng lẻo nhất. sự kiện này, dù dựa trên những chuẩn mực nghèo nàn của các nhà cầm quyền Đảng Cộng sản của đất nước, đánh dấu một mức thấp mới hơn của việc đàn áp tàn bạo và không cân xứng. Sự thái quá của giới cầm quyền này thực chẳng háo thắng hơn việc tham dự vào buổi huấn luyện của một đảng chính trị bị cấm hoạt động ở Bangkok.
Có thể là Đảng CSVN muốn hiển thị phiên tòa như một dấu hiệu của sức mạnh chính trị, nhằm đe dọa bất kỳ sự phản đối nào, nhưng hầu hết người dân Việt Nam đều hiểu sự kiện ấy như một điều bất nhẫn, vô đạo. - hành động tuyệt vọng bởi một đảng ngày càng hoang tưởng hơn. Mặc dù với những tiến bộ về kinh tế mang lại từ một phần tư thế kỷ cải cách và cởi mở tương đối, Đảng vẫn đang có nguy cơ đánh mất thẩm quyền cần thiết về đạo đức để cai trị.

Tranh bá
Vì báo chí bị đặt dưới sự kiểm soát tuyệt đối của chính phủ, cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​chủ yếu nhắm vào mạng internet. Có thời điểm Việt Nam từng ước tính có tối thiểu là 2 triệu blog chủ yếu là những trang trò chuyện vô thưởng vô phạt trong các chủ đề về "phong cách sống", nhưng cũng bao gồm  một số lượng đáng kể các blog về vấn đề nhạy cảm, xã hội, kinh tế và chính trị trong những cách thức mà đảng không ưa thích. Trong hai năm qua, những cuộc đàn áp đã gia tăng mức tàn bạo, rõ ràng là tỷ lệ thuận với những lời kinh cầu về các khó khăn chồng chất của đất nước. Hiện nay, Việt Nam đang đứng gần chót bảng xếp hạng toàn cầu, chỉ trên Trung Quốc và Iran về tự do internet. Trong một khu vực đang thay đổi nhanh chóng đặc biệt là ở Myanmar, hơn bao giờ hết, Việt Nam trông như như một con khủng long chính trị - và con khủng long ấy đang đâm đầu vào một hướng sai lầm.
Lý do chính cho sự phòng ngự của Đảng là khả năng quản lý kinh tế yếu kém. Chỉ mới năm năm trước, đất nước từng được tán dương như là một con hổ mới của châu Á, tỷ lệ tăng trưởng leo cao đến kỷ lục. Tuy nhiên, hiên nay các khó khăn về cấu trúc cũ của một hệ thống xã hội chủ nghĩa đa phần không được cải cách đang vướng mắc vào - nhanh chóng đưa đến sự gia tăng lạm phát, tiền tệ mất giá, các ngân hàng lún sâu trong nợ và đảo lộn mức tăng trưởng kinh tế, sút giảm đến mức khiêm  tốn 5% vào năm ngoái . Tất cả mọi người, ngay cả những nhà lãnh đạo Cộng sản, đều đồng ý rằng thủ phạm chính là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà đảng từng cố gắng quản lý nền kinh tế theo phong cách xã hội chủ nghĩa truyền thống. Các DNNN này chiếm khoảng 40% sản lượng quốc gia nhưng vẫn trong tình trạng quản lý kém, lãng phí và không có tính cạnh tranh. Trong năm 2011 một trong các doanh nghiệp lớn nhất, Công ty đóng tàu Vinashin, gần như hoàn toàn sụp đổ.
Tuy nhiên, còn tổn thương hơn nữa là, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước rõ ràng là bị bôi nhọ bởi nạn tham nhũng, và chính điều đó đã làm suy yếu thẩm quyền của một đảng từng thành lập bởi nhà tu khổ hạnh Hồ Chí Minh. Các nhà quản lý cao cấp nhất đều là từ các bổ nhiệm có tính chính trị. Thường thì dường như các doanh nghiệp nhà nước được vận hành chủ yếu là vì lợi ích của các đảng viên, nhiều người trong số họ hiện nay rất giàu có. Năm ngoái là một trong những năm khủng khiếp cho danh tiếng của doanh nghiệp nhà nước cũng như cho Đảng, với một số trường hợp các giám đốc điều hành chạy trốn ra nước ngoài hoặc phải đi tù. Từ lâu, nạn tham nhũng đã được hệ thống hóa. Một báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm ngoái cho thấy 50% các doanh nhân phải hối lộ các quan chức để giành được các hợp đồng. Tỷ lệ thực có thể cao hơn thế.
Như từng có rất nhiều điều đã được nói về việc làm thế nào để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, cũng có rất nhiều cuộc thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề tham nhũng nhưng thực tế hành động thi không có bao nhiêu. Tuy nhiên, cuối cùng, đảng đã hành động, nhưng bằng phong cách đặc trưng của mình. Đó là thay vì sa thài hay bắt buộc từ nhiệm, vốn sẽ làm suy yếu khẳng định mình không hề sai lầm, đảng đã gửi một nhân vật đến để giải quyết đống hỗn độn này.
Nhân vật đi giải cứu là ông Nguyễn Bá Thanh, 59 tuổi, người lãnh đạo đảng trước đây tại Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của cả nước. Ông vừa được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ủy ban Nội chính Trung ương, một bộ phận quyền lực mới của đảng, ngắn gọn là để giảm trừ nạn tham nhũng. Ông Thanh sẽ tới Hà Nội với một danh tiếng, uy tín và lối nói thẳng thừng có hiệu quả. Ông mang đến niềm hy vọng của các nhà cải cách rằng mình có thể tái sản xuất các tài năng, hiệu quả này ở cấp độ quốc gia.
Ông sẽ có sự tận lực. Ông đang đi thẳng vào một cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt,  giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và bên kia là chủ tịch Trương Tấn Sang, cùng với tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng. Danh tiếng của Dũng đã bị mờ nhạt bởi sự thất bại tại Vinashin và các vụ bê bối khác, ông được cho là gần gũi với một số giám đốc điều hành Vinashin và chủ ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt giam vào cuối tháng tám bị cáo buộc "vi phạm kinh tế". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn nắm chức vụ của mình trong gang tấc. Sự xuất hiện của ông Thanhnhư nhằm mục đích để cắt bớt đôi cánh của ông hơn nữa. Tuy nhiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phản công. Một cơ quan chính phủ vừa ban hành một báo cáo bất thường trong tháng này tấn công vào việc quản lý yếu kém và tham nhũng tại Đà Nẵng trong thời quan sát của ông Thanh.
Để những chuyện đôi co ẩu đả trên tượng tầng như thế trở thành công khai là một triệu chứng khác của sự căng thẳng quá tải trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù chưa đến mức độ của một cuộc cách mạng, nhưng cơn giận và thất vọng của công chúng đối với đảng đang phát triển. Tuy nhiên, những cuộc đối đầu với chính quyền, ví dụ như về việc chiếm đoạt đất đai của chính phủ, hiện nay đã trở thành khá bạo động. Trong tất cả các khả năng, nhiệm vụ ngắn gọn của ông Thanh sẽ chỉ cho phép ông chắp vá với hệ thống hiện tại. Còn một thay đổi sâu sắc hơn sẽ phải chờ đợi, hoặc phải đi ngược lại các mong muốn của đảng.

Print Version - The Economist
Lê Quốc Tuấn X Cafe VN dịch Việt ngữ 

Hiến pháp của Đảng, Hiến Pháp của Dân

Có những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân vốn không phải là đối kháng lại trở thành đối kháng “mày còn tao mất, tao có mày không” là tại sao? Do đâu? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc như vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, quyền tự do, dân chủ…? Các mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân đó có dây mơ rễ má với nhau thế nào?
Hiện nay các mâu thuẫn đó tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp. Đảng cai trị và người dân Việt nam có gặp nhau ở mục tiêu phải sửa đổi hiến pháp để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa nhà nước và nhân dân vì những lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nhân dân?
1- HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG
Người viết tán thành nhận định của nhiều học giả, trí thức: Việt nam chưa có một hiến pháp văn minh tiến bộ, Hiến pháp hiện hành (1992) và dự thảo sửa đổi của đảng có nhiều khiếm khuyết dẫn đến rối loạn xã hội, mất nước, nô lệ ngoại bang:
- Quyền lực cai trị không có cơ chế kiểm soát, chế tài
- Các quyền cơ bản của người dân bị cưởng đoạt
- Đặc quyền đặc lợi núp bóng ý thức hệ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài
- Nói thì hay; làm thì dở, tệ do coi nhẹ chế độ trách nhiệm vì độc quyền, phe đảng
…...
(các điều 4, điều 57 hiến pháp 1992 và được lập lại trong  dự thảo sửa đổi hiến pháp, trích một đoạn dự thảo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” –vietnamnet)
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân mất nước vào tay bành trướng Trung nam hải. Ý kiến này thì cho là do chủ nghĩa Cộng sản (chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao). Ý kiến khác thì cho là do ý chí chính trị giử chặt đặc quyền đặc lợi của quyền lực cai trị độc tôn. Nhận định này dẫn ra hai trường hợp Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đã quì gối xưng tôi thần với Phương Bắc khi chưa có chủ nghĩa Mác Lênin. Do đó nhận định này cho rằng bỏ chủ nghĩa Mác Lênin nhưng vẫn cứ độc quyền (điều 4) thì vẫn phải dựa vào ngoại bang (bán nước cầu vinh).
Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho thấy đảng, nhà nước vẫn trung thành với cam kết Thành đô. Cam kết Thành đô là cam kết bất bình đẳng, nước nhỏ cần nước lớn bảo hộ quyền cai trị độc tôn bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc nhân danh chủ nghĩa xã hội Mác Lênin (CNXH). Do đó cũng cho thấy những phản đối của đảng, nhà nước Việt nam thường là nhỏ nhẹ, chậm trể đối trước các vi phạm rất trắng trợn của Trung quốc đến chủ quyền, lãnh thổ Việt nam là nhằm ‘diễn kịch’ với dân.
Như vậy hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi có thể gọi là hiến pháp vong quốc, hiến pháp ‘nước mất nhà tan’ được không? Đúng vậy, vì những điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân, những “cam kết ô nhục Thành đô” vẫn cứ giử nguyên.
Việt nam  giàu lên là do kinh tế thị trường, không phải do ‘định hướng XHCN’. Định hướng quái dị đó đã dâng tổ quốc Việt nam cho Bành trướng phương Bắc, chẳng phải vậy sao?
2- HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Hiện nay, trong các “yêu sách” của dân tộc Việt nam thứ gì là ưu tiên hàng đầu: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ giàu mạnh hay chủ nghĩa xã hội? Nhiều đảng viên kỳ cựu đã thấy ra hiến pháp xã hội chủ nghĩa không làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trái lại nước càng ngày càng yếu, dân càng ngày càng nghèo, lãnh thổ, chủ quyền ngày càng teo tóp, mất vào tay bành trướng.
Ưu tiên hàng đầu của dân Việt là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết của mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ 7 ĐIỂM CỦA 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tạo ra bước ngoặt, tách khỏi con đường nô lệ, đói nghèo.
Có một số ý kiến cho là kiến nghị và dự thảo đã tham khảo và giống với hiến pháp nước này, nước nọ kể cả hiến pháp Việt nam Cộng Hòa trước 1975. Có thể và nhất định phải tham khảo Hiến pháp các nước, tham khảo ngược và tham khảo xuôi. Tham khảo ngược là loại bỏ khỏi hiến pháp các điều khoản làm cho một số quốc gia lâm cảnh dân nghèo nước yếu, xã hội rối loạn kiểu Trung quốc, Nga, Triều tiên, Cu ba… mà hiến pháp 1992 đã tiếp thu và dự thảo sửa đổi của đảng hiện nay vẫn duy trì. Tham khảo xuôi là tiếp thu những qui định đã làm cho nhiều quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh như hiến pháp Đại hàn, Nhật bản, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Israel, các nước Bắc âu kể cả của Việt nam cộng Hòa vì lẽ hiến pháp đó cũng tiếp thu nhiều điểm hay tốt của các quốc gia dân chủ, văn minh. Kiến nghị và dự thảo của 72 người đã làm được điều đó.
Do đó, Hiến pháp của đảng và hiến pháp của dân chỏi nhau như nước với lửa. So sánh như vậy là gần đúng với thực trạng xã hội Việt nam ngày nay. Tuy là nước với lửa nhưng cả hai cũng thành ra đối chứng cho một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát.
Nếu những vấn đề cốt lõi nêu trong kiến nghị và đã chuyển vào dự thảo hiến pháp 2013 sau khi tranh luận rộng rãi, trở thành bản hiến pháp chính thức thì có thể đặt tên cho nó là: HIẾN PHÁP THOÁT HÁN. Chỉ có con đường thoát Hán (thủ tiêu cam kết Thành đô, không làm chư hầu nữa) thì Việt nam mới giử được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thoát Hán không mâu thuẫn với đường lối đối ngoại làm bạn, thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết vẫn là với CHND Trung Hoa.
Kiến nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp 2013 đã loại bỏ các điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng cai trị-bị trị và nguy cơ nước mất nhà tan. Hiểu một cách nào đó, thì kiến nghị của 72 người không chỉ là lập công với nước với dân mà còn với cả đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền nếu chịu tiếp thu sẽ giủ sạch bùn ‘Thành đô’ đứng lên cùng đất nước. Nhiều người nói đã khóc rất hạnh phúc khi đọc dự thảo hiến pháp của dân.
“Hãy khóc lên đi hởi đồng bào ruột thịt”?
Làm cách nào để có được bản hiến pháp thoát Hán như nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân?
Có ý kiến nói Việt nam cần phải có một hội nghị Diên hồng thứ hai.
3- QUỐC HỘI LẬP HIẾN –HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THẾ KỶ 21
Cuộc vận động sửa đổi, thực chất là đổi mới hoàn toàn bản hiến pháp để Việt nam có một Hiến pháp thoát Hán, gia nhập vào thế giới văn minh tiến bộ chính là cơ hội tạo ra khối đoàn kết toàn dân  như hội nghị Diên hồng thời nhà Trần chống Nguyên Mông đã tạo ra.
Hội nghị Diên hồng thời hiện đại phải qui tụ đại biểu của mọi tầng lớp, sắc dân, chính kiến, tôn giáo…của người Việt trong ngoài nước, kể cả người Việt đang ngồi tù vì điều 88,79 của bộ luật hình sự. Thông lệ quốc tế gọi đó là QUỐC HỘI LẬP HIẾN.
Đảng cộng sản, nhà nước Việt nam là quyền lực đang quản lý xã hội nghĩ thế nào về hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 và một quốc hội lập hiến để có một hiến pháp Thoát Hán làm cho dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ,công bằng, văn minh? (Quốc hội hiện nay của nước CHXHCN Việt nam không đủ tư cách, phẩm chất “lập hiến”) Hay vẫn cứ hô hào suông về một khối đoàn kết toàn dân không thể nào nào có được vì tệ độc quyền và luôn quì gối trước ngoại bang do cam kết ‘tương thông’, ‘tương đồng’…gì đấy đã ghi trong hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi?
Nên chăng cần có “một tiền hội nghị Diên hồng”, thành phần tham dự như nói ở trên để thống nhất lịch trình cho một Hiến pháp thoát Hán ra đời trong vòng 2 năm trở lại.
Ai triệu tập, tổ chức tiền hội nghị Diên hồng là vấn đề không thể bàn trong bài viết ngắn này, cũng không thể chỉ là ý kiến của một vài cá nhân.
Trước mắt cần một phong trào quần chúng rộng rãi với phương châm “tự do hay nô lệ” và nhà cai trị có ý chí chính trị quay đầu về với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
 Trần Minh Thảo

Hàng trăm trí thức mở 'chiến dịch' đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp

Hàng trăm trí thức và nhiều người là đảng viên đảng CSVN đang mở chiến dịch kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ bản Hiến Pháp đã có từ năm 1992 và thay bằng một bản Hiến Pháp mới tôn trọng thật sự các quyền căn bản của con người, cũng như bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.
Chiến dịch này được mở ra nhân cơ hội nhà cầm quyền CSVN, từ năm ngoái đến nay, thúc giục “nhân dân đóng góp ý kiến để sửa đổi lại bản Hiến Pháp 1992” “để thích hợp với tình hình mới.”
Báo điện tử chinhphu.vn ngày 15 tháng 11, 2012 nói “quy định của Hiến Pháp 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp.”
Những người ký tên trên bản kiến nghị cho rằng những gì trong dự thảo sửa đổi của đảng và nhà nước CSVN là “có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người.”

Công an trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc bá quyền ở Hà Nội ngày 9 tháng 12, 2012 vừa qua. Hàng ngàn người đã ký tên trên bản kiến nghị đòi bỏ điều 88 Luật Hình Sự vì vi phạm quyền tự do hội họp, biểu tình như Hiến Pháp đã quy định. Nay CSVN đang chuẩn bị sửa lại bản Hiến Pháp 1992 nhưng vẫn giữ độc quyền cai trị cho đảng CSVN. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Bản kiến nghị nêu ra 7 điểm chính cần phải sửa đổi từ quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý, thời hạn góp ý sửa Hiến Pháp. Những gì được đề nghị sửa đổi đều dựa trên tính phổ quát của quyền con người như tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công ước quốc tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng không thực hiện trong thực tế.
Những người ký kiến nghị cho rằng nhiều điều khoản trong dự thảo Hiến Pháp mới chỉ nhằm giới hạn các quyền của công dân “để đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế trong những năm qua ở nước ta.” Các quyền công dân trong dự thảo sửa đổi vẫn có cái đuôi “theo sự quy định của pháp luật” chỉ là dùng Bộ Luật Hình Sự cho quyền chế độ quyền đàn áp nhân dân, vi phạm nhân quyền.
Ký tên vào bản kiến nghị, ngoài những trí thức nổi tiếng trong nước như Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Tương Lai, Lê Ðăng Doanh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Duy Hiển, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Hoàng Tụy, v.v... người ta còn thấy có cả một số đảng viên đảng CSVN từng nắm những chức vụ quan trọng như cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Ðình Lộc, Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Ðộng, Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên Cứu của ông Thủ Tướng Phan Văn Khải, Hoàng Xuân Phú, viện trưởng Viện Toán Học ở Hà Nội, Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc Hội, Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của ông Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, v.v...
Trang mạng Bauxite Vietnam ngày 23 tháng 1, 2013 đăng lại danh sách 3 đợt ký kiến nghị đòi sửa đổi Hiến Pháp bỏ độc quyền cai trị cho đảng CSVN gồm 574 người chỉ trong vòng 1 ngày công bố. Danh sách này sẽ còn được cập nhật trong những ngày sắp tới.
Ngày 25 tháng 12, 2012, trang mạng Bauxite Vietnam công bố một bản “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến Pháp tại Việt Nam” đòi bãi bỏ điều 88 của Luật Hình Sự, đến nay đã có hơn 3 ngàn người ký tên.
* Ðảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo
Bản tin của tờ Hà Nội Mới (cơ quan tuyên truyền của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội) ngày 23 tháng 1, 2013 tường thuật “Cổng thông tin điện tử chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến nhằm cung cấp thông tin để các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.”
Trong đó ông Nguyễn Văn Phúc, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội, phó trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 nói rằng lần sửa Hiến Pháp này “đặc biệt là nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân.”
Nói khác, điều 4 của bản Hiếp Pháp 1992 dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN vẫn được giữ lại và chỉ sửa chữa râu ria mà thôi.
Không mấy ai tin rằng khi bản Hiến Pháp được sửa đổi năm nay sẽ đem đến thay đổi thật sự. Công an vẫn đánh chết người rồi đổ cho người ta “tự tử,” các cuộc bầu cử từ trên xuống dưới vẫn “đảng cử dân bầu,” các công ty quốc doanh “lời giả lỗ thật” vẫn là “chủ đạo” của nền kinh tế để các quan dùng làm sân sau tiếp tục đục khoét, tham nhũng.
(Người Việt)  

Dự thảo hiến pháp: Thử thách sự sống còn của chế độ

Sau tuyên bố không có vùng cấm trong việc đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 đã xuất hiện một bản dự thảo Hiến pháp gần như hoàn chỉnh của hơn 800 trí thức và được báo chí thế giới đánh giá như một cuộc cách mạng mềm trong chính trường Việt Nam.
Đề nghị bỏ lời nói đầu của hiến pháp 1992
Có thể nói sự chờ đợi sửa đổi bản hiến pháp năm 1992 lần này khác hẳn như sự thay đổi Hiến pháp năm 1946 vào năm 1992. Nhà nước chứng tỏ đã chuẩn bị dư luận rất kỹ trong việc kêu gọi người dân tham gia vào tiến trình đóng góp ý kiến của mình vào bản hiến pháp này. Tuyên bố mạnh mẽ của ông Phan Trung Lý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tăng thêm sự mạnh dạn của quần chúng khi biết rằng không có vùng cấm nào trong các ý kiến tham gia.
Trong khi báo chí quốc doanh loan tải một vài bài viết lác đác trên hệ thống thông tin nhà nuớc không được ai chú ý thì tại nhiều trang blog như trang Bauxitvn, Basàm lại nóng lên với bản dự thảo hiến pháp được ký tên bởi hơn 700 chữ ký của các nhân vật trí thức. Bản dự thảo này ngay lập tức lan truyền rộng rãi trên mạng và các cơ quan thông tấn của Đức, Pháp, Hoa kỳ loan tin lại với những nhận xét khá tích cực về một cuộc đổi thay lớn trong mặt bằng chính trị tại Việt Nam.
Điều khiến dư luận chú ý trước tiên của bản dự thảo là đề nghị bỏ lời nói đầu của bản hiến pháp năm 1992. Đề nghị này hợp lý và hấp dẫn người theo dõi bởi tính chất bản hiến pháp của một nước không thề viện dẫn tính cao cả của bạn bè quốc tế hay sự những chiến thắng có tính giai đoạn lịch sử không thể kéo dài để biện minh cho lý lẽ cai trị của chế độ. Lời nói đầu bản hiến pháp năm 92 đã viết:
"Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Tính chất vi hiến lộ ra rất rõ khi Mác-Lê Nin và Hồ Chí Minh chỉ đạo toàn bộ hiến pháp của nước Cộng hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam. Lời nói đầu này đã khiến Hiến pháp không còn do nhân dân Việt Nam quyết định mà rõ ràng do một chủ thuyết đã tỏ ra lạc hậu, một nhân vật không còn tinh khôi như thời cầm quyền đã ngang nhiên chiếm lĩnh đời sống chính trị cũng như toàn bộ nền tảng của một bản hiến pháp của đất nước.
TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc phiên họp hàng năm của Quốc hội hôm 22 tháng 10 năm 2012.
Phủ nhận lời nói đầu này là phủ nhận toàn bộ tính chất áp đặt của Đảng cầm quyền hiện nay lên hiến pháp để từ đó gợi ý một nội dung khác, một tính chất khác, một hiến định khác nhằm giải tỏa những áp đặt đè nặng lên dân tộc trong nhiều chục năm qua.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học một trong những người vận động chữ ký cũng như soạn thảo bản hiến pháp cho biết:
Trong số những người có ý tưởng đề xuất bản kiến nghị này tất nhiên có những người hiểu biết luật pháp, có luật sư nên bản kiến nghị đưa ra chặt chẽ. Chúng tôi không ở trong một tổ chức nào hết mà chỉ là những con người, cá nhân, những công dân quan tâm đến vận mệnh đất nước và nhân việc nhà nước tuyên bố cần sự góp ý cho hiến pháp và không có giới hạn ngăn cấm nên chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến cùng. Đến cái chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm nhất. Bản kiến nghị này hình thành là như vậy.
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng là người ký tên trong bản kíên nghị cho biết lý do khiến bản dự thảo hiến pháp này ra đời. Với ông không gì khác hơn là tạo cơ hội để chính quyền có tính chính danh trong khi vận hành đất nước, đặc biệt là những người Đảng viên Đảng Cộng sản có cơ hội nhìn lại mình và Đảng của mình:
Theo như ông chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã nói thì khi góp ý xây dựng hiến pháp sẽ không có vùng cấm nào cả. Bản thân tôi là một Đảng viên Đảng Cộng sản tôi cũng không muốn Đảng mình đóng vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội do áp đặt. Mà chúng tôi muốn lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền một cách danh chính ngôn thuận, dựa trên uy tín, phẩm chất, năng lực thật sự của mình. Thứ hai nữa nếu bây giờ mà đặt ra trong hiến pháp điều cố định là tổ chức nào đó như Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vĩnh viễn lãnh đạo xã hội thì đó là cách làm hư Đảng. Nó sẽ làm cho Đảng viên không còn phấn đấu, không còn phải rèn luyện, chinh phục cái tâm của người dân nữa mà dần dần sẽ hư hỏng đi, mà như thế thì làm Đảng yếu đi.
Đề nghị đổi tên nước
Bản dự thảo thay đổi Hiến pháp bác bỏ tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với nguyên nhân chính là thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam thì việc lấy cái đuôi này áp vào tên nước cho thấy tính mơ hồ của một bản Hiến pháp có giá trị của một quốc gia. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết:
Trong cuộc họp của “Hội đồng dân chủ pháp luật” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hà Nội vừa rồi mà tôi có tham dự thì một số ý của vài vị đưa ra là chúng ta phải xác định thời kỳ này có phải là thời kỳ xã hội chủ nghĩa hay chưa? Hay là đang trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? Bởi vì thật ra khi có hiến pháp năm 1946 thì sau đó là chiến tranh rồi chia hai đất nước, thành ra thể chế cộng hòa đó nó chưa thể hiện một cách rõ ràng trong thực tế bằng một tổ chức nhà nước của chúng ta. Do đó tính chất vẫn là thời kỳ nối tiếp của năm 1946 chứ chưa phải là chủ nghĩa xã hội hay quá độ. Vả lại sau tất cả các bản hiến pháp từ năm 1946 là một hiến pháp rất tiến bộ có tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập, Tự do, Hạnh phúc - Ba chữ Độc lập Tự do Hạnh phúc nó rất bao quát. Một đất nước độc lập rồi phải dân chủ tự do và đem lại hạnh phúc cho người dân.
Nguyên Bộ trưởng Bộ tư Pháp Nguyễn Đình Lộc cũng nhận xét việc đổi tên nước là cần thiết nhưng không có gì mới so với bản hiến pháp năm 1946 khi Đảng Cộng sản chưa nhúng tay vào thực hiện việc thay đổi hiến pháp mà nhiều người vẫn cho là dân chủ nhiều lần hơn bản năm 1992.
Thật ra bây giờ gọi là nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng xã hội chủ nghĩa chỉ là một định hướng lâu dài mà thôi vì trước mắt chưa có Chủ nghĩa xã hội cho nên trở lại với cái tên của nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chứ không có gì mới, chỉ là tên cũ đặt lại cho chuẩn thôi.
Một nét mới của bản dự thảo hiến pháp này là mạnh dạng thay đổi hệ thống chính quyền từ Chủ tịch nước theo hệ thống cộng sản sang Tổng thống chế như của nhiều nước tư bản Tây phương. Nói về thay đổi này luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Dự thảo này cũng chỉ là gợi ý thôi chứ không có tính chính thức. Nó theo tổng thống chế, mô hình của các nước có chế độ lưỡng viện tức là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Nó làm cho chức năng của từng viện rõ ràng và bao quát hơn, có tính chất đại diện rộng rãi hơn.
Hai viện này đại diện cho cả nước và đồng thời đại diện cho địa phương nên có tính chất tiêu biểu. Thượng viện chẳng hạn, rất quan trọng. Thật ra mô hình này đã có một số nước người ta áp dụng và có hiệu quả vì vậy mình nên theo. Điều gì mà con người tiến bộ đã áp dụng thì mình theo chứ không nên sáng tạo một con đường nào khác, rất mù mờ không có hiệu quả, vì nó không đặt lợi ích đất nước, dân tộc lên trên.
Những thay đổi cốt lõi của bản dự thảo hiến pháp còn nằm ở chỗ giải phóng quyền tham gia chính trị một cách thật sự của các Đảng phái đối lập, điều mà cả hai bản hiến pháp năm 1946 và 1992 hoàn toàn không nêu ra.
Câu nói nổi tiếng của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mà nhiều người vẫn nhớ đó là: “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”.
Nội hàm quan trọng của điều 4 hiến pháp là gì khiến chủ tịch một nước phải xác định với ngôn ngữ không cần bóng gió như vậy? Câu trả lời nhanh nhất: Điều 4 hiến pháp cho phép quyền lực Đảng Cộng sản Việt Nam bao trùm lên cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp theo hiến pháp quy định.
Những quyền lực tuyệt đối của điều 4 vô hiệu hóa mọi quy định mà hiến pháp đưa ra. Từ quyền tối thiểu của người dân như sự đi lại cho đến cao hơn là quyền phát biểu chính kiến. Riêng trong lĩnh vực tòa án sự tha hóa và bất công lộ ra rõ hơn khi Đảng toàn quyền đưa ra những bản án bỏ túi cho từng phạm nhân, những ai phạm tới quyền lực của Đảng cầm quyền.
Điều 4 hiến pháp cho phép Đảng làm bất cứ thứ gì có lợi cho Đảng và hệ thống, trong đó có toàn quyền quyết định về chủ quyến đất nước thông qua các cuộc đàm phán không công khai. Đảng cũng đuợc quyền chấp thuận trong bóng tối ai là người được phép khai thác tài nguyên quốc gia và cứ mỗi lần đại hội Đảng là việc sắp xếp nhân sự lại diễn ra, người dân không một chút quyền hạn gì trong việc bỏ phiếu cho ai là người lãnh đạo đất nước.
Đề nghị bỏ điều 4 hiến pháp
Điều 4 hiến pháp năm 1992 xuất hiện khi hiến pháp 1946 thay đổi. Trong bối cảnh Liên xô lúc ấy, điều 4 hiến pháp của Việt Nam rập khuôn điều 6 hiến pháp của Liên xô. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM cho biết tại sao có điều 4 hiến pháp của Việt Nam:
Trước đây ở hiến pháp năm 46 thực chất lúc bấy giờ Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng lãnh đạo và đương nhiên việc đó cũng thể hiện vào trong việc soạn thảo hiến pháp 1946 nhưng lúc bấy giờ có đưa vào đâu? Vả lại muốn đưa cũng không đưa được.
Nhưng rồi sau đó vận dụng vào điều 6 của hiến pháp Xô viết để đưa điều 6 của Xô viết vào vì nghĩ rằng sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì ngược lại. Thứ nhất, với đìêu 6 đó thì Đảng Cộng sản Liên xô vẫn không tránh khỏi sự sụp đổ. Với điều 4 trong hiến pháp của năm 92 mà bây giờ đang đưa ra lấy ý kiến thì không tránh đuợc sự thoái hóa biến chất của một bộ phận rất lớn và nó càng ngày càng làm cho uy tín của Đảng suy sút nghiêm trọng trong dân. Điều này thì chính Đảng nói chứ không phải ai nói cả.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng không thể áp đặt lên nhân dân những gì mà Đảng muốn, ông nói:
Bởi vì Đảng lãnh đạo thì Đảng sinh ra vì dân vì nước chứ không phải sinh ra vì quyền lợi của Đảng cho nên không cần ghi là Đảng lãnh đạo bởi vì quyền lãnh đạo do dân tín nhiệm trao cho chứ không thể áp đặt được.
Chính điều 4 hiến pháp giao cho Đảng mọi chiếc chìa khóa quan trọng trong việc điều hành đất nước nên Đảng đã dùng nó để khóa trái những cánh cửa tự do mà người dân được quyền hưởng vì muốn bảo vệ sự độc đảng của mình. Chiếc chìa khóa mở cánh cửa dùng quyền biểu tình mà hiến pháp quy định để chống lại xâm lược cũng bị Đảng khống chế do đó Đảng quyết định luôn vận mệnh đất nước trong các cuộc đi đêm nếu có lợi cho Đảng.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM người ký tên vào bản kiến nghị dự thảo hiến pháp nghi ngờ sự mong manh của bản hiến pháp lần này:
Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu cầu nhưng nếu điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả. Vì họ độc quyền lãnh đạo mà nếu họ ghi những điều đó đồng thời với điều 4 thì điều 4 nó sẽ phủ định hết tất cả những cái cải lương, thay đổi đó.
Cũng từ điều 4 hiến pháp này Đảng đã tận dụng nó như một quyền năng tuyệt đối để quay lại ra lệnh cho chính hiến pháp quy định lực lượng vũ trang phải hết lòng bảo vệ cho Đảng. Đìêu này làm cho nhân sĩ trí thức nổi giận, trong đó có thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ông nói:
Tôi đứng trên quan điểm chung của mọi nước và như tôi đã phân tích quân đội phải bảo vệ tổ quốc chứ không phải bảo vệ một tổ chức, cá nhân nào. Bởi vì nếu bảo vệ tổ quốc thì trong đó có cả Đảng Cộng sản rồi, cũng trong tổ quốc Việt Nam thôi thì có gì mà họ phải phản ứng mà phản ứng là vô lý cho nên tôi tôi cứ nói theo ý của tôi và tôi không sợ gì sự phản ứng cả.
Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ những ý kiến của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhìn lại những nỗ lực mà trí thức đang vận động trong dự thảo thay đổi hiến pháp này, ông nói:
Thực tế ra nói là vì tương lai của đất nước, lo cho dân thôi chứ còn chúng tôi không tin dù một chút. Thường thường tất cả đều đã được chuẩn bị hết chẳng qua nếu mà hỏi ý kiến dân thì người ta chỉ chọn những gì phù hợp với người ta mà thôi chứ còn dứt khoát như điều 4 họ không giải quyết đâu, hay là luật đất đai điều 86 sẽ không giải quyết được đâu nhưng mà nói thì vẫn phải nói. Tôi không tin nhưng về lương tâm phải nói để bảo vệ đất nước.
Quân đội là của nhân dân. Quân đội được nuôi bởi tiền thuế của nhân dân thì phải phục vụ nhân dân, làm sao chỉ một nhóm người? Đây là quyền lợi cả một dân tộc mà lại vĩnh viễn luôn thì không bao giờ có chuyện đó.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú, tác giả của các bài viết nảy lửa về Hiến pháp trong những lúc gần đây cho rằng “Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để Đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.”
Số phận ĐCS sẽ ra sao?
Câu  hỏi mà nhiều đảng viên có lòng với vận mệnh đất nước hiện nay quan tâm là nếu bỏ điều 4 hiến pháp thì số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sao? Những đảng viên thuộc nhiều thế hệ sẽ như thế nào và liệu họ có thoát khỏi dòng chảy đào thải của cuộc thay đổi này hay không?
Sự sụp đổ chế độ Cộng sản tại Liên xô và Đông âu cho thấy không có bất cứ cuộc tắm máu nào hay sự rối loạn xã hội bởi thay đổi thể chế cầm quyền. Lý do mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra là các cuộc cách mạng ấy diễn tiến trong nội bộ của Đảng Cộng sản Liên xô và tác động lên các nước còn lại. Nguồn gốc của những cuộc cách mạng này nằm trong tính tất yếu của các cuộc vận động lịch sử, khi sự tha hóa, độc tài đã đến lúc chín rã thì phải bị đào thải bởi các dòng chảy cách mạng của nhân dân. Chân lý này đã xảy ra trong quá khứ và không nghi ngờ gì nó sẽ lập lại khi điều kiện đã chín muồi và không ai, thế lực nào có khả năng năng ngăn lại sự chín muồi đó.
Bản dự thảo hiến pháp rõ ràng là một sự chín muồi có điều kiện. Những nhận thức từ căn bản của một hiến pháp không phù hợp với tiêu chí của các nước văn minh đã và đang trì kéo sức bật của cả dân tộc, vì vậy nếu thay đổi đúng với tinh thần một bản hiến pháp cần có thì đảng cầm quyền hiện tại phải chấp nhận trò chơi công bằng của các đảng phái chính trị ngang hàng nhau trong mọi điều kiện để cạnh tranh một cách công bằng hầu cải thiện đời sống dân chủ của người dân.
Đìêu kiện cần có ấy sẽ gây ra tổn thất cho nhiều bên, trong đó không thể không nhắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mất mát tất cả quyền lực hiện nằm trong tay và viễn ảnh về hưu cay đắng không dễ gì thuyết phục người ta chấp nhận như Miến Điện đang thay đổi, mặc dù trước đây ít lâu chính quyền Miến được xem độc tài và bạo chúa gấp nhiều lần Việt Nam. Câu hỏi về niềm tin sẽ thay đổi tư duy của đảng cầm quyền có làm cho những vị vận động bản dự thảo hiến pháp nghĩ đến hay không được Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời:
Chúng tôi từ lâu đã suy nghĩ về những điều ấy nhưng vận động của lịch sử là một cái gì không thể cưỡng được cho nên tôi nghĩ là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước những thách thức về dân chủ và về quyền con người, quyền công dân. Nếu như mình tranh thủ được sự đồng tình của toàn dân thì Đảng Cộng sản sẽ giữ được vai trò lãnh đạo như trước. Cho nên không có sự gì gọi là xáo trộn, làm cho những người cộng sản tự biến mất vị trí, hoàn toàn không.
Chúng ta chỉ thực hiện quyền bình đẳng dân chủ trước pháp luật của toàn dân và người Cộng sản muốn đóng được vai trò trách nhiệm trước lịch sử thì họ phải làm thế nào cho xứng đáng với tư cách người lãnh đạo của một đất nước có công bằng, dân chủ, văn minh không thoái hóa về nhiều phương diện thì đương nhiên người cộng sản sẽ vẫn được tín nhiệm như thường. Vì thế tôi không nghĩ có một sự xao trộn gì lớn trong việc này và Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn phải phấn đấu nhiều hơn, đưa hết sức lực ra thì tự nhiên họ sẽ giữ đựơc vị trí của mình thôi.
Già thuyết về sự mất trắng quyền bính của Đảng Cộng sản cũng như ba triệu đảng viên của nó là lực cản lớn nhất cho dự thảo thay đổi hiến pháp lần này được Giáo sư Tương Lai giải thích:
Không nên khẳng định nếu bản hiến pháp này thông qua thì quyền bính của họ mất trắng vì nói như vậy cũng không sát với kiến nghị của chúng tôi. Kiến nghị của chúng tôi trong đó có những người là Đảng viên như bản thân tôi. Tôi không kiến nghị về việc bác bỏ sự lãnh đạo của một Đảng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân tin phục thông qua trưng cầu dân ý và bỏ phiếu tín nhiệm. Việc Đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử. Là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân kể cả các Đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Khi được hỏi ảnh hưởng tích cực sau khi bản dự thảo hiến pháp thành hình là gì Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết người ký tên vào bản dự thảo cho biết:
Tôi nghĩ ảnh hưởng thì chắc chắn là có lợi cho sự phát triển của đất nước, có lợi đối với toàn dân thì rất rõ ràng. Khi chúng ta xây dựng được một bản hiến pháp dân chủ, có một hệ thống pháp luật dân chủ, một xã hội dân chủ thật sự thì không có quyền lợi chính đáng nào của người dân sẽ bị coi nhẹ, tước bỏ.
Tôi lấy ví dụ, hiện nay cũng có những người cứ lo lắng mơ hồ là nếu có sự thay đổi thì mình không đảm bảo được lương hưu chẳng hạn. Sự lo lắng ấy là không có cơ sở trong xã hội dân chủ bởi vì lương hưu nó thuộc hệ thống bảo hiềm xã hội. Có đóng tiền bảo hiểm xã hội thì mình có lương hưu, chuyện ấy không cần bàn cãi.
Hai nữa tôi cũng xin nói lại, kiến nghị này của anh em trí thức là một kiến nghị xây dựng hiến pháp dân chủ chứ đây không phải là mình làm cuộc lật đổ hay “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa” gì cả. Vấn đề là toàn dân thống nhất xây dựng nguyên tắc dân chủ đưa vào hiến pháp thì chắc chắn dân chủ sẽ tốt hơn.
Giáo sư Tương Lai tin tưởng vào sự hiểu biết của đảng cầm quyền. Trong tình hình khá chín muồi hiện nay sẽ thúc đẩy họ có cái nhìn tỉnh táo hơn về thực trạng mà họ phải đối phó để đi đến quyết định có lợi cho quốc gia dân tộc:
Đành rằng không thể nào những người đang làm công tác soạn thảo sẽ theo tinh thần mà người dân muốn để người ta dễ dàng chấp nhận điều này. Không có đâu. Nói như vậy là hết sức ảo tưởng. Nhưng chân lý chỉ có một, chính nghĩa chỉ có một, công lý chỉ có một, tùy theo điều kiện lịch sử mà nó thể hiện ra. Nếu những người cầm quyền, những người đang soạn thảo dự thảo hiến pháp này họ hiểu ra được việc thì họ phải có những hành động cần thiết.
Đương nhiên giữa hiểu biết, nhận thức và lợi ích thực tế, lợi ích phe nhóm, lợi ích của nhóm cầm quyền nó có một cuộc đấu tranh gay gắt. Nhưng tôi tin rằng trong lương tâm mỗi một người đều có một đốm sáng, và chính cái đốm sáng ấy là cái mà chúng tôi thức tỉnh để nó bùng lên, để họ cùng với nhân dân thực hiện sứ mệnh lịch sử của họ.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cái lợi lớn nhất cho người dân là họ sẽ thực sự làm chủ vận mệnh của mình nếu hiến phảp thay đổi theo bản dự thảo này:
Hiến pháp là một khế ước xã hội, trong đó người dân giao ước với nhau về thể chế mà mình muốn thành lập để giới hạn quyền lực của bộ máy chính quyền ấy. Và cao hơn hết là về quyền con người trong xã hội được hưởng những quyền gì. Cái gì ảnh hưởng tới người khác tới cộng đồng thì không được làm, cụ thể nó như thế nào.
Theo tôi nếu chúng ta sửa hiến pháp như thế và có bản thảo hiến pháp kèm theo để cho người dân tham khảo thì tôi chắc chắn là người dân sẽ có quyền tự do dân chủ rộng rãi và xứng đáng là người chủ của xã hội, của đất nước chứ không phải chỉ là người chủ trên danh nghĩa.
Một cán bộ cao cấp ký tên trong bản kiến nghị dự thảo cho chúng tôi biết góc nhìn của ông:
Kết quả về kiến nghị thì hiện nay chưa thấy gì cả nhưng tôi hy vọng trong thời đại hiện nay thì phải tìm ra cái lợi ích hài hòa giữa lực lượng và lợi ích của toàn dân không thề tôn trọng lợi ích của một bên nào cả. Hiện nay cái không khí dân chủ nó đang mở rộng, việc đòi hỏi dân chủ của người dân nó đang lên cao thì tôi hy vọng Đảng sẽ chấp nhận ở mức độ nào đó, từng bước dần dần hai bên sẽ gặp nhau.
Gác lại những hy vọng nếu những kịch bản từng xảy ra trong nhiều năm nay được lập lại, đó là sự im lặng đối với những gì mà trí thức lên tiếng. Khả năng các cuộc truy lùng trong bóng tối cũng không phải là hiếm hoi khi đảng cầm quyền cho rằng bản dự thảo này là một thách thức có thể bùng lên thành giòng chảy cách mạng như từng xảy ra trên nhiều nước. Ông Huỳnh Kim Báu khẳng định sự quyết tâm của mình:
Tất nhiên họ còn như vậy thì vẫn còn tranh đấu tới hơi thở cuối cùng chứ không nhân nhượng chuyện đó. Hai nữa thì hy vọng trong những người lãnh đạo cộng sản cũng có thề có những người họ thức tỉnh, thì cũng chỉ hy vọng vậy thôi. Tôi nghĩ đây là chuyện lâu dài chứ không phải một ngày nhưng mà làm cái gì cũng phải lâu dài chuẩn bị cho việc trả giá cũng như tình hình trước đây ở Đông âu vậy cho nên chúng tôi sẳn sàng trả giá.
Báo chí quốc tế có cái nhìn tích cực đối với cuộc vận động này không phải là không có nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân ấy là nền chính trị độc đảng của Việt Nam đã chạm đáy, nó cần nổi lên để thở, và nhất là để tránh một cuộc thay đổi dưới hình thức bạo động qua gợi mở một cuộc rút lui trong danh dự từ bản dự thảo hiến pháp này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-24
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Có thế lực ngầm nào đang chờ cứu BĐS?

Trả lời câu hỏi về vấn đề có hay không chính sách giải cứu doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) là để bảo vệ cho "lợi ích nhóm", Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, bảo vệ lợi ích cho DN cũng là bảo vệ cho lợi ích người dân vì DN có tiếp tục sản xuất mới làm ra sản phẩm, đóng thuế, giải quyết việc làm…
Bảo vệ lợi ích nhóm?
Phiên giải trình của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng sáng 24/1 ghi nhận nhiều chất vấn sắc sảo của các ĐBQH. Rất nhiều ý kiến đề nghị làm rõ gói giải pháp phá băng bất động sản đưa ra để cứu ai, các DN đang mắc kẹt ở thế nợ nần và tồn kho, hay cho những người lao động bình dân chưa có nhà ở. Các ĐB cũng mong Chính phủ có thông điệp rõ ràng, minh bạch về chính sách giá cả cho người thu nhập thấp cũng như tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Nam thắc mắc, thị trường BĐS vừa qua có sự câu kết của lợi ích nhóm đẩy giá lên cao. Ông Nam yêu cầu bóc tách phần hệ quả của hoạt động đầu cơ chộp giật, đẩy giá, thậm chí là tham nhũng vì nhà nước không thể giải cứu được hết hàng tồn. Theo ông Nam, nên để thị trường tự giải quyết sẽ có lợi cho người dân hơn. Nhà nước cố sức gánh nhưng không đủ tiềm lực sẽ chỉ khiến tình hình thêm rối.
Đồng tình với nhận định về chuyện đầu cơ, Bộ trưởng Xây dựng nói, "có một thời kỳ ai đó chỉ cần mua được một căn chung cư, đem ra ngoài bán là đã lãi có tiền rồi. Chỉ đến khi tín dụng bị thắt, giá chững lại, thị trường đóng băng thì mới bị rớt giá". Nhưng trong chi phí đầu tư hiện vẫn còn nhiều yếu tố chưa rõ, không thể tính hết nên cơ quan quản lý chỉ dự báo, bóc tách được một phần tương đối.

Phiên giải trình do Ủy ban Kinh tế QH chủ trì có nhiều chất vấn sắc sảo
ĐB Ngô Văn Minh (ủy viên Ủy ban Pháp luật QH) tiếp tục đứng lên truy: "Ai đã làm cho thị trường hiện nay đóng băng, thua lỗ mà đến nay Chính phủ phải đi giải cứu? Chỗ này phải làm cho rõ trách nhiệm. Các đồng chí đổ lỗi do phân cấp, nhưng ta đã có kinh nghiệm  từ chuyện sân golf, người nước ngoài thuê rừng rồi?".
Phó trưởng đoàn ĐBQH Quảng Bình Bùi Văn Phương bình luận: "Giờ thì cứ một người gây ra, một người đi giải quyết thì rất khó, lại là chúng ta đi bảo vệ lợi ích nhóm".
Đáp lại hai câu hỏi trên, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, các giải pháp đưa ra hoàn toàn vì mục đích gỡ khó cho nền kinh tế. Bởi điểm nghẽn của nền kinh tế nằm ở BĐS thì cần can thiệp để cân bằng lại cung cầu.
"ĐB Phương hỏi chính sách này là vì hay, hay vì lợi ích nhóm. Tôi xin khẳng định là vì cả nền kinh tế.  Bảo vệ lợi ích của DN cũng chính là bảo vệ lợi ích của người dân. Người dân cũng được lợi, ngân hàng cũng được lợi và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô", ông Dũng nói.
Nhà đầu tư còn lãi nhiều
Gọi lượng căn hộ tồn kho hiện nay đang "chất chồng như núi", thậm chí có thể đáp ứng cho nhu cầu người dân tới tận năm 2050, ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương bình luận, giải pháp đưa ra chỉ như thang thuốc đông y. Nghĩa là tác dụng sẽ đến chậm, cần điều trị kéo dài chứ chưa đủ mạnh mẽ trong khi cơ thể nền kinh tế đang suy kiệt, ốm yếu. Một số điểm nhỏ có dáng dấp mạnh mẽ của tây y như cho phép chia nhỏ căn hộ thì cũng sẽ ít tác động.
Ông Đương đặt vấn đề, nhiều DN vẫn không chịu giảm giá căn hộ, phải chăng đang trông chờ vào gói giải cứu của nhà nước.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Giá giảm song vẫn chưa phù hợp với khả năng thanh toán của dân. Nhà đầu tư còn lãi nhiều
Ông Đương yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng đánh giá tổng thể tác động của các giải pháp, trước hết là với việc giải quyết hàng tồn kho chung cư, đất nền bỏ hoang, biệt thự liền kề mọc rêu, có thể đạt tỷ lệ giải phóng 70-80% hay chỉ 10-20% thì không đáng kể.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường có tính chất dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Để giải quyết nhanh chóng, triệt để cứu thị trường cần nguồn lực tài chính rất lớn. Các nước trên thế giới phải bỏ tiền từ quỹ dự trữ quốc gia để mua lại tồn kho BĐS sau đó bán lại, còn Việt Nam chưa đủ điều kiện thì phải tháo gỡ từng bước. Việc cơ cấu lại chung cư thương mại để chuyển thành sản phẩm bình dân thì phải tùy điều kiện cụ thể từng dự án với mục đích hướng tới nhu cầu đông đảo người dân, không làm để phục vụ nhóm ít đối tượng.
Chủ tịch tập đoàn Than - Khoáng sản Trần Xuân Hòa nêu thêm vấn đề, trong phần đóng băng của thị trường đang có một phần là vốn của nhà đầu tư nước ngoài, một phần nữa là của các nhà đầu cơ trục lợi, vậy có nên đặt vấn đề giải cứu khu vực này hay không, hay nên coi đây sẽ là một sự điều chỉnh tất yếu.
"Cung - cầu chênh lệch nhưng tại sao giá vẫn không giảm theo giá trị thực hay nhu cầu của người dân. Có ý kiến cho rằng liệu có thế lực ngầm nào mong chờ sự giải cứu này không?", ông Hòa hỏi.
Bộ trưởng Xây dựng lý giải, thị trường đóng băng ở TP.HCM và khu vực phía Nam xảy ra trước miền Bắc, từ năm 2008 đến nay, nên mức giảm giá mạnh hơn. Giá BĐS tại Hà Nội hiện giảm được ít nhất 5%, đất nền có dự án giảm tới 50% (từ 200 triệu đồng xuống 100 triệu đồng/m2), chung cư giảm 15-29%.
"Giảm như vậy song vẫn chưa phù hợp với khả năng thanh toán của dân. Nhà đầu tư còn lãi nhiều", ông Dũng thừa nhận.
Cũng theo Bộ trưởng Xây dựng, không thể can thiệp quá sâu là bắt DN này kia phải bán với mức giá nào đó, mà tất cả phải để cho thị trường tự điều chỉnh. Theo ông Dũng, giá BĐS hiện nay đang dần trở về với giá trị thực.
(VNN) 

Trung Quốc siết chặt nhập cảng từ VN, cửa biên giới Lạng Sơn kẹt cứng

Ba ngày qua, cửa biên giới Tân Thanh, Lạng Sơn kẹt cứng với khoảng 400 chiếc xe vận tải đậu dài nối đuôi, chen chúc nhau “chờ qua cửa ải.”
Giới thương lái Việt Nam đang hồi hộp, âu lo trước “số phận hẩm hiu” của hàng vạn tấn nông sản, thực phẩm bán cho người dân Trung Quốc trong mùa Tết, nhiều nhất là dưa hấu...
Theo báo Tiền Phong, tình trạng xe chở hàng nằm dồn đống tại cửa biên giới Tân Thanh đã kéo dài suốt ba ngày qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ách tắc này, theo nhà đương cuộc Trung Quốc, là vì kho bãi của họ quá nhỏ hẹp. Một lý do nữa cũng được nại ra là vì các nhân viên thẩm quyền Trung Quốc còn phải kiểm soát kỹ phẩm chất vệ sinh, an toàn của hàng hóa, trước khi cho phép nhập cảng vào lãnh thổ của họ.
Theo các thương lái Việt Nam từ cửa biên giới Tân Thanh, thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam sang chợ Pò Chài, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chỉ mất vài trăm thước. Ðoạn đường ngắn ngủi vậy mà hàng trăm xe chở hàng đã phải nằm chờ suốt 3 ngày nay vẫn chưa nhích được một phân nào. Cho đến chiều 22 tháng 1, xe vẫn còn bị kẹt cứng. Hầu hết từ các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Ðịnh... cho đến Ðồng Tháp, An Giang ở miền Nam... vượt hàng ngàn dặm đường, nối đuôi nhau chờ qua bên kia biên giới.

Xe vận tải chở nông sản Việt Nam bị kẹt cứng, dồn đống tại cửa biên giới Tân Thanh, Lạng Sơn. (Hình: báo Tiền Phong)
Cũng theo báo Tiền Phong, thương nhân Việt Nam từng lâm vào tình trạng tương tự trước đây: hàng không qua được bên kia, nằm ì lại cổng biên giới nhiều ngày, cuối cùng bị hư thối, đổ bỏ gần hết. Ðây cũng là dịp để phía thương lái Trung Quốc ép giá thương nhân Việt, vừa bán vừa cho...
Người ta chưa quên mùa Tết năm rồi, hàng trăm xe vận tải chở nông sản Việt Nam gồm xoài, chuối, dưa hấu, thanh long... nằm dài ở cổng biên giới Tân Thanh suốt tuần. Có vài chiếc xe đã nhích bánh sang bên kia biên giới nhưng “dính cứng” lại Pò Chài nhiều tiếng đồng hồ. Một số cán bộ Hải Quan Việt Nam giải thích rằng hàng hóa Việt Nam bị dồn đống tại chỗ vì phía Trung Quốc “chưa thông đường.”
Cũng theo báo Tiền Phong, hồi năm rồi, chính quyền huyện Văn Lãng buộc phải gửi công văn hỏa tốc hạ mình “năn nỉ” phía Trung Quốc “quan tâm tháo gỡ” việc nhập cảng hàng hóa nhỏ giọt từ Việt Nam. Dù vậy, tiếng nói của chính quyền địa phương ở Lạng Sơn hầu như vô giá trị đối với chính quyền Trung Quốc.
Cuối cùng, chính quyền Tân Thanh chỉ còn biết làm một nhiệm vụ là giữ an ninh để các xe vận tải chở hàng không bị cướp dọn sạch.
Cũng vì tình trạng kẹt cứng, dồn đống nói trên, nhiều cư dân vùng biên giới “mở lối làm ăn” bằng cách vay tiền ngân hàng mua hàng chục xe vận tải nhỏ làm nhiệm vụ “sang hàng.” Các thương nhân Việt Nam đành chấp nhận tốn thêm tiền vận chuyển, bốc hàng qua các loại xe “bán tải” để họ có thể luồn lách, đi sâu vào nội địa Trung Quốc. Một nhân chứng cho biết, cứ 1 chiếc xe vận tải Việt Nam cần đến 10 chiếc xe chở hàng mini, gọi là “bán tải” mới bốc dỡ hết hàng hóa.
Một số thương nhân Việt Nam còn cho biết: “Nhân viên hải quan ‘bạn’ làm việc không chừng. Trước đây họ để hàng Việt Nam qua cổng biên giới cho đến 8-9 giờ đêm. Nay mới 7 giờ thì đã đóng cổng.”
Nhiều người khác đâm lo: “Nếu tình trạng này kéo dài, 400 xe chở toàn nông sản tươi sống của Việt Nam có thể bị hư thối, chắc chắn không ít người sạt nghiệp như chơi.”
(Người Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét