Cù Huy Hà Vũ:
-
Phản hồi gần đây
Gaya on Tin nóng về SV Nguyễn Anh… Sỹ Phu Xứ Nghệ : Anh… on Canhco – Ba người đàn… hunglaconic on Nguyễn Thanh Giang – Ngô… hunglaconic on Nguyễn Thanh Giang – Ngô… hunglaconic on Nguyễn Thanh Giang – Ngô… Cựu sinh viên Đà Nẵn… on Tin nóng về SV Nguyễn Anh… Cựu sinh viên on Tin nóng về SV Nguyễn Anh… Anonymous on Tin nóng về SV Nguyễn Anh… hunglaconic on Nguyễn Thanh Giang – Ngô… Viet Nam Dong Tri Ho… on RFI – Nhiều người bị xác… hunglaconic on Nguyễn Thanh Giang – Ngô… Viet Nam Dong Minh T… on RFI – Nhiều người bị xác… gậy tầm vông on Trực Phan – Cái hâm của … Yeu cach mang on Trực Phan – Cái hâm của … Thị Nở on Tin nóng về SV Nguyễn Anh…
Các bài trong Blog được collect từ nhiều nguồn & các bài viết trong blog này không thể hiện quan điểm của chủ BLog!
Tổng số lượt xem trang
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
Thôi nôi website: thử đọc thứ hạng website ở Việt Nam
Thôi nôi website: thử đọc thứ hạng website ở Việt Nam |
Thứ hai, 16 Tháng 5 2011 07:40 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hôm nay là ngày 16/5/2011. Ngày này chẳng có gì đặc biệt với bạn đọc, nhưng đó là ngày thôi nôi (đầy năm) của trang web mà các bạn đang ghé thăm. Nhân dịp này, chủ nhà xin có lời cảm ơn đến bạn đọc xa gần đã ghé qua tệ xá. Và, như là một tri ân, tôi thử làm vài so sánh về thứ hạng của vài website / blog trong và ngoài nước. Kết quả so sánh cho thấy vài bất ngờ. Thiệt tình! Cứ bày ra hết ngày này đến ngày nọ để ăn mừng. Năm ngoái là ngày website có 1 triệu lượt ghé thăm, tôi có một entry đánh dấu ngày đó. Năm nay, đến khi website có 2 triệu lượt ghé thăm, lại thêm một entry. Nay lại đến ngày thôi nôi, và lại có entry này. Đáng lẽ phải có một bài mừng sinh nhật Karl Marx (và cũng là ngày sinh nhật của tôi 5/5), nhưng sợ làm thế người ta lại bảo mình … ăn theo vĩ nhân. :-) Thế là lờ đi. Nhưng sinh nhật website thì khó mà lờ được, nên các bạn hãy thông cảm cho tôi. Đúng một năm trước đây, trang web các bạn đang đọc ra mắt công dân thế giới mạng (netizens). Ý tưởng làm một website cá nhân đến một cách rất tình cờ. Hôm đó là một buổi trưa, chúng tôi ngồi uống cà phê bàn về một đề tài nghiên cứu (chúng tôi vẫn làm thế mỗi ngày), và sau khi xong chuyện, chúng tôi chuyển sang ý tưởng làm một trang web. Đó là một cuộc chơi "ra biển lớn", đầy rủi ro nhưng cũng đầy hào hứng. Trước đây, tôi có một trang web cá nhân do Bs Phan Xuân Trung bên ykhoa.net làm cho, nhưng một thời gian vận hành thì trang web bị hư hỏng (bài vở biến mất và không tìm lại được), nên tôi chuyển sang trang blog. Đến khi bài vở trên trang blog càng ngày càng nhiều, và nhu cầu hệ thống hóa trở thành cấp thiết, nhưng mô hình blog không thể đáp ứng. Do đó, chúng tôi (Nguyên và tôi) nghĩ đến chuyện làm website. Nghĩ là một chuyện, còn làm là một chuyện khác. Tôi thì dốt về website, nên tất cả đều phải nhờ Nguyên, vốn cũng là dân “tài tử” trong kĩ thuật mạng. Nhưng với sự miệt mài học hỏi và thử nghiệm, Nguyên đã làm chủ được kĩ thuật làm website, và thế là trang www.nguyenvantuan.net ra đời như là một thí nghiệm kĩ thuật. Chúng tôi quan niệm làm cái gì cũng phải đơn giản và informative. Trang web này được thiết kế theo định hướng đó. Trải qua 365 ngày góp mặt với đời [internet] trang web đã đón nhận 2.3 triệu lượt ghé thăm. Làm thống kê [theo kiểu dốt], mỗi ngày có khoảng 6325 lượt ghé thăm. Cố nhiên, đó không phải là số khách ghé thăm; trong thực tế, số khách ghé thăm – unique visitors – dao động trong khoảng 4000 đến 6000 mà thôi (nếu tin vào Joomla stats!) Tuy nhiên, trong thời gian ngắn ngủi đó, website cũng đã 2 lần bị “bệnh” nặng, và 1 lần bị bệnh nhẹ. Hai lần bị bệnh nặng, tưởng là biến khỏi không gian cyber và “bỏ cuộc chơi” rồi, nhưng nhờ ơn trời website gắn gượng đứng dậy và vẫn còn khỏe [nhưng chưa mạnh] cho đến nay. Hi vọng rằng trong tương lai sẽ không bị cảm cúm với virus và không bị đánh gục bởi ngoại lực, trang web sẽ có dịp góp mặt với đời. Rất khó nói chính xác đối tượng chính của trang web này là ai. Một khi trang web đã có mặt trong không gian cyber, thì bất cứ ai cũng có thể ghé thăm. Tuy nhiên, nhìn qua những gì tôi nhận được phản hồi (qua email cũng như qua những lần tiếp xúc ngoài đời) thì đa số bạn đọc làm trong ngành y tế, khoa học, và giáo dục. Trong số đó, sinh viên và nghiên cứu sinh đang theo học nước ngoài cũng khá nhiều. Có người viết đến tôi rất cảm động, là qua những bài chỉ dẫn cách viết văn khoa học mà em ấy đã xong luận án và còn được khen! Tôi còn được biết, nhiều loạt bài trong trang web này đã được thu thập thành tài liệu giảng dạy hoặc tham khảo ở trong nước. Tôi cảm thấy vui, vì qua trang web này ít ra tôi cũng giúp được nhiều bạn đọc. Qua trang web này tôi đã làm quen với nhiều bạn trong và ngoài nước. Nhiều người đã trở thành bạn thân ngoài đời. Một số bạn đã tạo cho tôi cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành. Một số khác đã qua trang web này tìm đến tôi và mời nói chuyện trong các trung tâm nghiên cứu ở trong nước. Tôi lúc nào cũng ghi nhận những tấm thịnh tình đó. Sống ở đời có gì vui hơn là mình đem lại niềm vui và giúp được đồng môn, đồng hương, là duy trì cái tỉ số zen (zen ratio) trên 10. Một số ý kiến bày tỏ trên trang web này cũng làm cho vài bạn đọc không hài lòng, thậm chí rất giận. Điều này thì tôi hiểu và chấp nhận. Chẳng hạn như ba ngày qua, tôi nhận được vài email trách móc, mắng mỏ về câu văn rằng có người thêu dệt Kinh thánh. Có email chửi bới khá nặng nề. Có người còn muốn lên lớp tôi về Công giáo và xin Chúa tha tội cho tôi! Ui chao. Hình như vẫn còn vài giáo dân quá nhạy cảm, ít ra là nhạy cảm hơn Phật tử. Trong quá khứ tôi cũng có vài ý kiến không mấy hay ho với tôn giáo của Má tôi (Phật giáo), nhưng chẳng thấy Phật tử nào chửi bới. Và, tôi thấy không / chưa có bằng chứng để thay đổi ý kiến cá nhân. Thôi thì chấp nhận ở sao cho vừa lòng người vậy. Ngày thôi nôi cũng là dịp lí tưởng để tính sổ đời. Xin trích vài con số dưới đây như là một báo cáo cho bạn đọc: Bạn đọc đến từ đâu? Không có thống kê chính xác. Tuy nhiên, dựa vào thống kê (do statcounter.com lấy mẫu trên 500 lượt ghé thăm) thì trên 2/3 khách đến từ Việt Nam. Phần còn lại là đến từ Mĩ (~13%), và một số không nhỏ đến từ Hà Lan, Nhật, Bỉ, Canada, Pháp, Hungary, Thụy Điển (mà tôi đoán là nghiên cứu sinh). Số khách đến từ Úc chiếm chỉ 1.2% trong tổng số khác viếng trang nhà. Những con số này chắc không chính xác, vì họ chỉ tính trên 500 lượt khách mà thôi, nhưng cũng cung cấp thông tin cho thấy đa số bạn đọc đến từ Việt Nam và Mĩ.
Trang web đứng ở vị trí nào trong thế giới mạng? Không cần con số cũng có thể nói là rất khiêm tốn. Thật vậy, con số khách ghé thăm thì ấn tượng như thế, nhưng trong thực tế thì thứ hạng còn khiêm tốn lắm. Theo alexa.com, tính đến ngày hôm nay, thì trang web này được xếp hạng 2538 ở Việt Nam, 282,722 của alexa.com, và 299,316 ở Mĩ. Để so sánh, các bạn có thể làm vài so sánh do tôi trích từ alexa.com dưới đây. Nhìn qua số liệu dưới đây, chúng ta dễ dàng thấy anhbasam.wordpress.com là trang blog phổ biến nhất, đứng hạng 895 ở Việt Nam. Đứng sau anhbasam là boxitvn.wordpress.com (hạng 986), quechoa của bác Nguyễn Quang Lập (1173), viet-studies.info (1138), và Nguyễn Xuân Diện (2062). Điều thú vị là mấy trang blog này còn phổ biến hơn cả báo … Nhân Dân (đứng hạng 2204). Có thể nào nói nhandan.com.vn đã thua ngay trên sân nhà không ? :-) So sánh vài trang blog nổi tiếng và báo “lề phải”
Thời gian khách tiêu ra trong trang web dao động trong 2 đến 7 phút (theo alexa.com). Nhưng phân tích cụ thể trên 500 khách ghé thăm (theo statcounter.com) cho thấy dao động khá lớn. Khoảng 45% chỉ tiêu ra dưới 5 giây (chắc là khách đi lạc); phần còn lại chủ yếu là từ 5 phút trở lên, với 14% tiêu ra trên 20 phút. Nhưng những số này chỉ trên 500 lượt ghé thăm (nếu muốn có đầy đủ trên 2 triệu lượt ghé thăm thì statcounter.com … đòi trả tiền :-)), nên cũng khó nói có phản ảnh đúng thực tế hay không. Thôi thì mình cũng biết đôi điều về thái độ của khách. Số trang trong website mà khách đọc dao động trong khoảng 1 đến 3 trang (xem biểu đồ dưới đây). Trong 365 ngày qua, trang web này đã cống hiến cho bạn đọc trên 300 bài viết / entry. Nếu tính cả một số bài chuyển từ trang blog cũ, thì trang web đã có gần 1300 bài viết / entry. Phần lớn những bài viết này là của tôi, nhưng cũng có một số ít sưu tập từ các trang blog / web bạn. Một số bài viết tôi không lấy làm tâm đắc lắm, nhưng lại là những bài được nhiều người đọc nhất. Ngược lại, có những bài tôi rất tâm đắc, nhưng chẳng có bao nhiêu người đọc. Chẳng hạn như vừa qua, những bài phản biện về chiều cao và thể lực, bài về năng suất khoa học, hoặc về sông Cửu Long của anh Ngô Thế Vinh là những bài tôi tâm đắc, nhưng những bài này ít người đọc hơn là những bài ... linh tinh (như chuyện trích dẫn). Qua đó mới thấy bạn đọc Việt khá lạ lùng: hình như họ thích những gì đơn giản, có hơi hám thời sự xã hội, và bài mang nội dung negative (như chuyện tiếng Anh, trường dỏm, văn hóa dùi cui ...); họ không thích khoa học. Chính vì thế mà trang web này không có chỗ để bạn đọc bình luận, và "chính sách" đó sẽ duy trì trong tương lai. Đã thấy nhiều bình luận của người Việt từ các trang web khác, tôi không tin rằng một mục như thế sẽ có ích (ít ra là tôi không có thì giờ để đọc, chứ nói gì đến trả lời). Nói đến thì giờ, có bạn hỏi làm sao tôi có thì giờ viết hơi nhiều như thế. Cũng như bất cứ ai, tôi cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, cũng lo chuyện "cơm áo gạo tiền" (và phải làm nghĩa vụ khoa học quốc tế), nhưng có lẽ tôi tổ chức thì giờ ok và làm việc rất dài trong ngày so với nhiều người khác. Vả lại, tôi chỉ viết những gì mình quan tâm, và khi có ý tưởng + thông tin thì viết cũng nhanh thôi. Có lần vì bị một chị biên tập viên "đuổi" dữ quá, tôi viết bài về chất độc da cam cho Tuổi trẻ ngay trên chuyến xe gập ghềnh về miền Tây. Chính vì viết nhanh nên ... viết sai. Sai chính tả. Cũng có khi sai về fact - dữ liệu. Nhưng tôi may mắn có nhiều bạn đọc thương tình chỉ ra những sai chính tả và sửa kịp thời. Nhân đây, xin chân thành cám ơn các bạn đã mách bảo, nếu các bạn phát hiện sai sót, nhớ mách riêng cho tôi nhé, đừng nói cho ai biết :-). Khoảng 20% những bài viết trong web này đã công bố trên các báo và tạp chí trong nước. Một số đã hay sẽ sưu tập thành sách và hi vọng xuất bản nay mai. Tôi hi vọng sẽ xuất bản một cuốn sách chỉ dẫn về cách viết bài báo khoa học và cách trình bày báo cáo trong các hội nghị khoa học. Không có cuốn nào làm cho tôi vui hơn cuốn này. Thôi thì mượn cớ thôi nôi, tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn đọc xa gần (nhất là bạn đọc trong nước), các trang web và blog bạn đã đặt đường link đến trang web của tôi. Tôi khắc trong tâm tấm thịnh tình của các bạn, và sẽ cố gắng làm những gì trong khả năng của mình nhằm đem lại những thông tin có ích và thú vị. NVT PS. Sẵn đây, xin mời các bạn nào ham thích thống kê nên ghé qua trang www.statistics.vn cho biết. Đây là trang web do một số anh chị em bác sĩ, kĩ sư, chuyên gia, giảng viên đại học đứng ra làm.
Tags:
|
Song Chi – Nói lấy được, làm lấy được!
Song Chi – Nói lấy được, làm lấy được!
Có một thời, những người cộng sản
Việt Nam quả là bậc thầy trong nghệ thuật tuyên truyền. Họ đã khiến cho
người dân miền Bắc và cả thế giới lúc bấy giờ tin rằng họ có chính
nghĩa. Rằng cuộc chiến tranh của họ là nhằm chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, giành lại độc lập cho đất nước.
Hàng
triệu thanh niên miền Bắc đã hăng hái lên đường lao vào chiến trường,
lao vào cái chết với một tinh thần phơi phới “đường ra trận mùa này đẹp
lắm” (lời bài hát “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây”). Hàng chục triệu
người dân miền Bắc sống trong cảnh đạm bạc, nghèo khó nhưng vẫn lạc
quan, sẵn sàng hy sinh hơn nữa vì một miền Nam “đang bị kìm kẹp rên xiết
dưới ách Mỹ Ngụy.” Và vì một tương lai tươi đẹp sau này, nếu chiến
tranh chấm dứt “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” (theo
di chúc Hồ Chí Minh 1969).
Thế giới lúc bấy giờ hầu như đều nghĩ
rằng những người cộng sản Bắc Việt mới là những người yêu nước, có tinh
thần dân tộc, còn chế độ miền Nam Cộng Hòa là “bán nước,” là tay sai, bù
nhìn. Ngay trong sách lịch sử của nhiều nước phương Tây đến tận bây
giờ, khi đề cập về cuộc chiến tranh VN thì hoặc là cái nhìn nghiêng về
phía Mỹ hoặc về phía những người cộng sản Bắc Việt. Hầu như không có cái
nhìn từ góc độ của những người miền Nam.
Những tấm hình như Tướng Nguyễn Ngọc Loan
bắn việt cộng Bảy Lốp, cô bé Kim Phúc bị bom napan, vụ thảm sát Mỹ Lai…
đi khắp thế giới. Trong khi sự thật phía sau những tấm hình, vụ thảm
sát Tết Mậu Thân, sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc cho Hà Nội, sự
có mặt của hàng ngàn “cố vấn” Liên Xô, hàng trăm ngàn lính Trung Quốc hỗ
trợ cho người lính Bắc Việt… Và nhiều điều khác nữa… Thì mãi về sau này
nhiều người mới được biết.
Rồi những nhân vật mà thật ra chỉ là
những huyền thoại được dàn dựng hoặc những câu chuyện được thổi phồng
quá sự thật. Như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, liệt sĩ
Võ Thị Sáu, liệt sĩ Nguyễn Văn Bé… Bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ VN đã thuộc
nằm lòng những huyền thoại, những câu chuyện này, cũng như huyền thoại
về cuộc đời của vị cha già dân tộc, “Bác Hồ của chúng em.”
Người cộng sản hồi đó quả là giỏi tuyên truyền thật.
Bây giờ, sau 66 năm xây dựng chính quyền ở
miền Bắc và 36 năm độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc, đảng vẫn nắm
quyền lực tuyệt đối trong tay, vẫn có sự hỗ trợ của toàn bộ báo chí
truyền thông quốc doanh hùng hậu: Cả nước có hơn 700 tờ báo và tạp chí
in, 67 đài phát thanh-truyền hình, hàng trăm trang điện tử của các cơ
quan báo in và hàng ngàn trang tin điện tử, khoảng trên 17,000 nhà báo
được cấp thẻ hành nghề… Vậy mà “đảng ta” lại không làm được cái điều đã
từng thành công trước kia!
Cùng với sự ra đời của Internet, mạng
lưới báo chí “lề trái,” cộng thêm đội ngũ bloggers – những nhà dân báo
thuộc đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, là những “tai,” “mắt” ở khắp
mọi nơi thì đảng thua thấy rõ trên mặt trận truyền thông. Rất nhiều sự
việc xảy ra nhưng từ chỗ đứng phải bảo vệ đảng và chế độ chứ không phải
bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự thật, báo chí quốc doanh buộc phải im lặng bỏ
trống trận địa. Hoặc chỉ nói một nửa sự thật. Hoặc bóp méo sự thật.
Trong khi báo chí “lề trái” tha hồ đưa thông tin đầy đủ, khách quan, cập
nhật… đến với mọi người.
Vẫn cố tình nhắm mắt bịt tai trước mọi
biến đổi của thời đại, đảng tiếp tục những giọng điệu, bài ca cũ, những
mánh lới tuyên truyền đã từng sử dụng thành thạo thời chống Pháp chống
Mỹ. Ðó là nói không thành có, nói có thành không, bôi nhọ, xuyên tạc sự
thật, là cứ nói hoài riết rồi thiên hạ cũng tin. Nhưng kết quả thì thế
nào?
Ví dụ thì có hàng trăm hàng ngàn, chỉ xin điểm lại mấy sự kiện gần nhất.
Vụ thứ nhất gây xôn xao dư luận từ hơn
nửa tháng nay là cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, quản lý kho của công
ty Kumho (khu công nghiệp Mỹ Phước III, huyện Bến Cát). Ðọc hàng loạt
bài báo chung quanh sự việc này, ai cũng thấy cái chết của anh Nhựt có
quá nhiều uẩn khúc.
Thế nhưng sau nhiều ngày điều tra, ngày 8
tháng 5, phía công an vẫn đưa ra kết luận anh Nhựt chết là do tự tử,
thư tuyệt mệnh do chính anh Nhựt viết. Thậm chí công an tỉnh Bình Dương
còn cung cấp thêm thông tin anh Nhựt “viết bản cam kết tự nguyện ở lại
trụ sở công an huyện Bến Cát chứ không phải bị bắt giữ.” Một số bloggers
đã có bài viết mỉa mai về sự việc phi lý“tự” đến khi còn sống, “tự”
chết sau khi chết này!
Trong khi đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ do
cơ quan CSÐT công an tỉnh Bình Dương cung cấp, Luật Sư Trần Ðình Triển
khẳng định với báo chí: có dấu hiện anh Nhựt chết không phải do tự tử.
Nhưng cho dù sự việc đã rõ mười mươi như vậy, cộng với sự hỗ trợ của
luật sư, ai cũng thừa hiểu rằng con đường đi tìm lại công lý cho chồng
của vợ anh Nhựt, sẽ vô cùng gian nan. Bởi công lý làm gì có trên đất
nước này?
Rồi cũng sẽ như nhiều vụ án công an đánh
chết người khác, sự việc sẽ bị trì hoãn, kéo dài làm cho gia đình nạn
nhân cảm thấy mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Ðến khi dư luận quên đi thì vụ việc
lại bị chìm xuồng, hoặc cùng lắm, kẻ thủ ác sẽ bị vài năm tù. Như
trường hợp tay Thiếu Úy Nguyễn Thế Nghiệp đánh chết anh Nguyễn Văn
Khương ở Bắc Giang bị 7 năm tù, là một trong số hiếm hoi vụ án loại này
được đưa ra xử!
Sự việc khôi hài thứ hai là bài báo “Về
sự ngộ nhận của Giáo Sư Ngô Bảo Châu” đăng trên báo An Ninh Thế Giới và
trên trang Công An Nhân Dân, của tác giả Quý Thanh, nhằm chỉ trích bài
viết “Về sự sợ hãi” của giáo sư.
Người ta không hiểu vì sao sau một thời
gian dài báo chí quốc doanh im lìm trước bài viết của Giáo Sư Ngô Bảo
Châu cũng như những cuộc tranh cãi lùm sùm trên mạng xung quanh đó, nay
lại lên tiếng muộn màng. Khiến cho sự việc trở thành “bới… ra mà ngửi”
như nhận xét của blogger Người Buôn Gió?
Ðã vậy, bài báo nhằm mục đích hạ thấp
tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bằng cách bới móc đời tư và nhân thể, “dạy
đời” vị giáo sư nhưng lại sai lầm cả về lý luận lẫn phương pháp tranh
luận này đã bị phản tác dụng. Ngay lập tức, hàng loạt bài viết trên các
diễn đàn, blog cá nhân… đã đập lại lập luận cũng như giọng điệu của tác
giả Quý Thanh.
Sự việc càng khiến cho những người hiểu
chuyện cười ruồi, bởi nó đã chứng tỏ bộ mặt thật của nhà nước VN. Ai có
thành tích, thành tựu, nhân thân, hoặc bất cứ điều gì… có thể làm đẹp
mặt hoặc có lợi cho đảng thì đảng vơ vào như là của mình, nhưng khi trái
ý đảng thì đảng quật lại ngay. Giáo Sư Châu như vậy chỉ mới là bị cảnh
cáo nhẹ. Về chuyện này thì thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có bài học cay
đắng hơn nhiều.
Nói tóm lại, bài viết của tác giả Quý
Thanh, tưởng là lập công cho đảng, nhưng lại có tác dụng ngược. Rõ là
hết khôn dồn đến dại.
Có những sự việc, khi không thể đưa tin,
như vụ bạo động Mường Nhé, thì nhà nước VN bèn chơi trò phong tỏa thông
tin. Nào cô lập khu vực Mường Nhé, nào không cho phóng viên nước ngoài
đến khu vực này… Ðến lúc cần phải đưa tin, thì… cũng không phải là sự
thật. Trang anh Ba Sàm có những nhận xét rất hóm hỉnh về chuyện này:
“Người phát ngôn: ‘Tình hình an ninh trật
tự tại Mường Nhé ổn định.’ Hoan hô TTXVN, dùng hình ảnh đồng bào ‘dân
tộc Hà Nhì’ béo phì như vầy, đang ‘tìm hiểu tiểu sử các ứng cử viên tại
địa điểm bỏ phiếu,’ để vạch trần luận điệu dối trá của tụi ‘cực đoan’ cứ
xuyên tạc là đồng bào Mông cực khổ lắm, đang biểu tình, bỏ trốn… Và
hoan hô cả trang điện tử của chính phủ trong bài ‘Việt Nam luôn ưu tiên
cao đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số’ đã đưa hình ảnh ‘Bộ đội giúp
làm nhà, định canh, định cư cho đồng bào Mường Tè’ để chứng minh là
tình hình Mường Nhé ‘đã ổn định’…”
Thế giới có tin không? Không, bằng chứng
là báo chí nước ngoài từ AP, AFP, BBC, RFA, VOA, RFI… cho tới Trung Tâm
Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis) tại thủ đô
Washington, tiếp tục lên tiếng, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ
biểu tình này. Và chính phủ Hoa Kỳ thì tiếp tục điều tra.
Có nghĩa là, từ nhân dân – trừ những
người vừa quá mê muội vừa không biết đến Internet là gì, đến cả thế giới
chả ai nghe, chả ai tin vào nhà nước CHXHCN VN nữa!
Thế nhưng vì sao “đảng ta” vẫn cứ nói lấy được, làm lấy được?
Lý giải những sự việc tương tự như trên, người ta chỉ có thể kết luận:
Hoặc là đảng đã đáng giá quá thấp quần
chúng nhân dân cũng như dư luận thế giới, tưởng đâu từ trong ra ngoài
cũng dễ tin như… thời “đảng ta” đánh Mỹ. Hoặc chính “đảng ta” từ trên
xuống dưới cũng chả còn tin vào lý tưởng mình đang theo đuổi, tính chính
danh, lập luận cũng như con đường mình đang đi. Nên mới có lối làm càn,
lý luận cùn, bất chấp logic, bất chấp người nghe như thế! Mà thế thì
nguy to rồi.
Song Chi
____________________________
Tiếp tục tham gia ký tên yêu cầu trả tự do cho TS Cù Huy Hà VũBAUXITEVN – THƯ KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Đồng hành với Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ là mệnh lệnh của thời đại
Bấm vào đây để trở về trang chủ
This entry was posted in Bài vở liên quan and tagged Bài vở liên quan, Cù Huy Hà Vũ. Bookmark the permalink.
6 Responses to Song Chi – Nói lấy được, làm lấy được!
Trực Phan – Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm!
Trực Phan – Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm!
Trực Phan là dân miền Nam, nhưng xin được
dùng ngôn từ của người miền Bắc để làm tiêu đề cho bài viết này. Hâm
đồng nghĩa với chữ gàn dở (theo định nghĩa của từ điển Việt Nam). Trên
thế giới này có biết bao bậc vĩ nhân, anh hùng nhưng vẫn không thoát
khỏi một vài tình huống dở khóc dở cười mà người ta thường gọi là hâm. Ví
dụ như Albert Einstein, khi ông còn làm việc ở trường đại học
Princeton, một hôm ông có việc phải đi về nhà gấp, ông gọi một chiếc
taxi. Người tài xế không nhận ra ông. Tài xế hỏi: Ông muốn đi về đâu?
Einstein trả lời: Tất nhiên là về nhà của Einstein rồi. Người tài xế trả
lời: Có ai mà không biết nhà Einstein chứ, nhưng ông đã gặp ông ta
chưa? Einstein đáp: Tôi là Einstein đây, nhưng khổ nỗi là tôi quên mất
địa chỉ nhà tôi rồi. Viên tài xế bật cười và chở ông về tận nhà và không
lấy tiền taxi. Là một thiên tài trong lĩnh vực khoa học vật lý nguyên
tử, thế nhưng đôi khi ông cũng rơi vào tình huống “hâm” đáng yêu như
thế. Archimedes, nhà toán học lỗi lạc và là người phát hiện ra lực nâng
của chất lỏng. Khi nhà vua yêu cầu ông giám định xem chiếc vương miện có
được làm bằng vàng nguyên chất hay là bị pha bạc hoặc kim loại khác vào
hay không, ông đã ngâm mình trong bồn tắm để suy nghĩ tìm câu trả lời.
Đến khi tìm được cách giám định chiếc vương miện dựa trên nguyên lý nâng
của chất lỏng, ông đã vui sướng nhảy ra khỏi bồn tắm và chạy khắp nơi
trong thành phố với thân mình trần như nhộng, miệng reo to: Eureka.
Những cái hâm đó có lẽ là điều đương nhiên vì người ta thường bảo có tài
thường hay có tật. Nhưng cái hâm đó so với trí tuệ của những bậc vĩ
nhân như Albert Einstein hay Archimedes thì có lẽ giống như hạt cát
trong sa mạc, có lẽ nó góp phần làm tăng giá trị đích thực của các bậc
vĩ nhân hơn là làm hạ thấp họ xuống. Đó là cái hâm của người tài, có tật
là có tài, thông thường là như thế. Nhưng trong thời nay, có những kẻ
chẳng những không có tài, bị hâm và lại lắm tật (tật xấu hay tật nguyền
về một mặt nào đó, có thể là về hình thể hay tâm hồn, tùy người đọc nhận
định).
Trước hết là cái tật hay tưởng tượng. Trong một bài viết gần đây đăng trên trang web www.emotino.com , có một ông thạc sĩ trả lời phỏng vấn đài RFA mà ông líu lưỡi thành AFR, trong đó có đoạn ông tưởng tượng như sau: “Tôi
nghe có một nghi án về Hoàng Đế Quang Trung qua Tàu quỳ ôm gối Vua Càn
Long (lễ bảo tất hay bão tất) để tỏ lòng hiếu thảo, và ai cũng vì danh
dự quốc gia mà nói rằng vua Quang Trung cử người giả dạng mình sang Tàu
chứ không phải đích thân người ngự giá”. (trích nguồn www.emotino.com).
Người viết xin mạn phép hỏi bạn đọc gần xa, từ khi các bạn đi học, các
bạn biết về lịch sử cha ông đấu tranh chống giặc Tàu từ xưa tới nay, có
vị vua nào đã làm chuyện đê hèn như thế chưa? Các bạn đọc cũng đã thừa
biết những trận đánh hết sức oai hùng do vua Quang Trung chỉ huy đã đánh
tan nát 20 vạn quân Thanh, khiến cho thái thú Sầm Nghi Đống phải treo
cổ, Tôn Sĩ Nghị chạy không kịp thở oxy. Trong chuyện bang giao với nhà
Thanh sau đó, lịch sử đã viết thế này: “Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu,
Quang Trung vội trở lại Phú Xuân để lo việc diệt Nguyễn Ánh, ông trao
lại binh quyền cho Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm.
Từ trước khi giao chiến với quân Thanh,
Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương
lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn
nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Vua Càn Long nhà
Thanh đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi
hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi
của Càn Long.
Tháng 1 năm 1790, theo phương kế của Ngô
Thì Nhậm[48], Quang Trung sai người đóng giả làm mình cầm đầu đoàn sứ
gồm 150 người sang Yên Kinh (Bắc Kinh sau này) triều kiến Càn Long. Các
tài liệu ghi khác nhau về nhân vật đóng giả Quang Trung. Theo Hoàng Lê
nhất thống chí và Việt Nam Sử Lược, người đóng Nguyễn Huệ tên là Phạm
Công Trị,[49] cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu; theo Đại Nam chính biên liệt
truyện thì người đó là tướng Nguyễn Quang Thực người Nghệ An. Mục đích
của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong
Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang
chiến trường Đại Việt, bị Quang Trung mua chuộc đứng sau lưng đoàn sứ
bộ,[50]nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không
phải là Nguyễn Huệ, nhưng vì ngại gây hấn nên không nói ra”. (trích
nguồn www.wikipedia.com).
Vậy mà tưởng tượng ra chuyện vua Quang
Trung quì gối ôm chân Càn Long thì trí tưởng tượng của người này thật sự
đáng khâm phục. Có ai đó thử vào bệnh viện Biên Hòa cũng không tìm ra
được người tưởng tượng giỏi hơn thế được. Ông tưởng tượng ra rằng nếu
ông bôi nhọ lịch sử thì có lẽ ông sẽ được tôn vinh và đưa lên cao hay
những trí thức, nhân sĩ nước nhà sẽ bái phục ông. Đó là cái tài của
người hâm. Còn có một số người khác thì tưởng tượng ra rằng nếu họ khủng
bố tinh thần, đe dọa bắt bớ, tống giam những người đấu tranh cho lẽ
phải như LS Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn cùng các anh chị em khác thì
họ sẽ khống chế, đàn áp được dư luận trong và ngoài nước. Lại có những
tưởng tượng rằng đất nước Việt Nam chúng ta giàu và đẹp lắm, chả cần
thiết chi mấy cái mỏ quặng bauxite ở Tây Nguyên nên tha hồ bán cho “kẻ
thống trị nước ta cả ngàn năm” sau khi “khuyến mãi” mấy chục hòn đảo
thuộc Hoàng Sa và Trường Sa kèm thêm vài chục km đường biên giới Lạng
Sơn mặc cho thực tế là nhân dân ta đang bị đe dọa cái ách xâm lăng “cả
phần cứng và phần mềm” như một bác tiến sĩ luật sư tốt nghiệp ở đại học
Sorbone của Pháp đã nói. Nhưng than ôi, những sự tưởng tượng đó lại là
cái tài của họ và họ tranh thủ đến mức tối đa để hiện thực hóa cái sự
tưởng tượng ấy.
Thứ hai là cái tật bươi móc. Cái tài của
người hâm là họ bươi móc đạt tới đẳng cấp hơn cả David Copperfield. Vị
vua ảo thuật của Las Vegas chỉ mới móc được ra con ách bích trong bộ bài
52 lá bất chấp bộ bài được xào chẻ cỡ nào. Còn ở Việt Nam ta, các bậc
thầy bươi móc còn móc ra được những thứ mà khi móc xong, người bị móc
còn ngỡ ngàng không biết mình đã từng có nó. Trong một vụ án gần đây,
khi ập vào khám xét một khách sạn nghi ngờ có chứa chấp ma túy, mai dâm
theo tin của “quần chúng” nó báo, họ móc ra được 2 cái bao cao su khiến
cho người bị móc suýt xỉu vì không hiểu được họ móc ở đâu ra mà hay thế,
mà khổ nỗi nếu có đi giám định DNA thì có khi nó thuộc về một ông nào
đấy ở Bắc Giang cũng nên. Chưa hết, họ còn móc được ra thêm những cái
gọi là tài liệu tuyên truyền chống phá cách mạng, bôi nhọ đảng CSVN, bôi
nhọ lãnh đạo mà trong khi ấy, những thứ đó ai cũng đã đọc, và đọc từ
rất lâu rồi, chả có cái quái gì chống hay phá cả. Chưa hết, trong một
bài báo gần đây, các “sư phụ móc” còn móc ra được cái lý luận suy diễn
từ một câu nói của ông giáo sư tiến sĩ gì đấy vừa được trao tặng giải
Fields rằng ông đã “trở thành 1 luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu
dốt hoặc cơ hội”. (trích nguồn www.anninhthegioi.com.vn
). Cái kiểu suy diễn thế này chẳng khác nào cho một đạp vào mặt những
người dám nói ông giáo sư được giải Fields là xứng đáng. Thật là “khâm
phục” cái tài của người hâm.
Thứ ba là cái tật cãi chày cãi cối và bịt
miệng người khác. Cũng trong một vụ án gần đây do TAND Hà Nội xử ông
tiến sĩ luật sư gì đấy tốt nghiệp tại đại học Sorbone. Sau khi “mời”
luật sư bào chữa ra ngoài, không đưa ra bằng chứng mặc dù bị cáo và luật
sư yêu cầu, ông thẩm phán gì đấy tương ngay một bản án 7 năm nhốt tù và
3 năm quản chế. Quốc tế lên án ầm ầm nhưng bà gì đấy là người phát ngôn
của bộ ngoại giao lại cứ chày cối rằng xử đúng luật đúng tội: “Việt Nam
là một Nhà nước pháp quyền. Tại Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật
được xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với
các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị”. Nói tóm lại là đúng từ trên xuống, có sai đi
chăng nữa là bị cáo sai, luật sư sai, dư luận trong và ngoài nước sai,
tổ chức nhân quyền thế giới sai chứ chả có tòa nào hay thẩm phán nào sai
cả.
Chúng ta, nhân dân Việt Nam có quyền tự
hào với thế giới rằng không ở đâu trên thế giới có thể so sánh được với
Việt Nam về cái tài của người hâm. Thế giới có quyền tự hào về cái hâm
của người tài nước họ nhưng chúng ta thì “tự hào” về cái tài của người
hâm nước chúng ta. Dường như đất nước phát triển và sánh vai với các
nước khác cũng nhờ vào cái tài của người hâm nước Việt đấy. Cũng nên tự
hào lắm chứ, phải không các người hâm?
Sài Gòn 13/5/2011
Trực Phan
Trực Phan
____________________________
Tiếp tục tham gia ký tên yêu cầu trả tự do cho TS Cù Huy Hà VũBAUXITEVN – THƯ KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Đồng hành với Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ là mệnh lệnh của thời đại
Bấm vào đây để trở về trang chủ
This entry was posted in Bài vở liên quan and tagged Bài vở liên quan, Cù Huy Hà Vũ. Bookmark the permalink.
15 Responses to Trực Phan – Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm!
-
phuongbich says:May có các bác học cao hiểu rộng cho người dân chúng tôi biết nhiều điều. Rất cảm ơn các bác. Tuy có thể không hiểu biết nhiều, nhưng tôi chắc người dân nói chung đều có thể phân biệt được cái tốt cái xấu, chỉ là sợ bị đàn áp nên chưa nói lên đó thôi. Mong rằng cái sợ đó sẽ không còn nữa.
-
HL says:“Tại sao làm điều đúng lại phải sợ? Tại sao làm điều tốt lại phải sợ?”
-
-
HÂM says:HÂM còn có nghĩa nữa là là làm nóng dần lên cái gì đấy để khẩu vị ưng ý . Bầu cử Quốc Hội đang đến gần nhưng tại làm sao toàn bộ danh sách gần 1000 đại biểu ngồi vào Quốc Hội để toàn thể các Ông Chủ ngẫm nghĩ rà soát nhiệt độ thích hợp chọn thì chưa thấy công khai minh bạch trên Mạng vi tính . Cứ để đến 22/ 5 mới chỉ công khai niêm yết danh sách đại biểu trong cục bộ từng khu vực nhỏ lẻ để dân địa phương bỏ phiếu còn danh sách đại biểu toàn quốc nay vẫn chưa thấy nên việc
hâm nóng chưa ưng ý các Ông Chủ vẫn phải dùng tạm . Đại biểu Quốc Hội là của Toàn Dân cơ mà . Mong quý vịMặt trận công khai danh sách Đại biểu Quốc Hội toàn quốc để các Ông Chủ trình độ dân trí chênh nhau được biềt sớm và nếu còn thắc mắc gì lớn vẫn giải quyết được kịp thời vui vẻ tránh cái Hâm gàn . -
Pingback: Tin thứ Hai, 16-5-2011 « BA SÀM
-
Pingback: Trực Phan – Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm! | phamdinhtan
-
Thăng Long says:Mấy lời xin gửi TRrực Phan.
Thứ nhất: là Trực Phan sửa lại ” giám định ADN”, chứ không phải là “giám định DNA” kẻo “người hâm” (theo cách nói của Trực Phan) lại phản pháo cho.
Thứ 2: Trực phan sử dụng đại từ nhân xưng “người hâm” để gán ghép tên cho những người “lề phải” trong thời gian qua có những hành vi trái pháp luật, những hành vi mất dân chủ, bưng bít thông tin… là không ổn. Nên sử dụng cụm từ nhân xưng khác để ghép cho họ, ví dụ như “kẻ đê tiện”, “kẻ hại dân, hại đất nước”, “kẻ không có tình người”, “kẻ cãi chầy”… vân vân và vân vân. Theo tôi nghĩ họ không xứng được mang tên “người hâm”, bởi người hâm vẫn có những tố chất tốt.-
quan sat vien says:Trực Phan viết DNA là đúng chứ không sai theo tiếng Anh
Acid Deoxyribo Nucleic (viết tắt ADN theo tiếng Pháp)
Deoxyribonucleic acid (viết tắt DNA theo tiếng Anh)-
quan sat vien says:TB
Còn viết tắt theo tiếng Việt là “ADN ” hoặc “a đê en ” hoặc “a dờ nờ” cũng xong, tiếng Việt Ta rất phong phú và đặc biệt sau 1975, sau nhiều lần cải cách giáo dục cho ngôn ngữ Việt “trong sáng” hơn và cũng “nhờ” đó mà luật muốn hiểu kiểu gì thì hiểu tùy theo nhu cầu
-
-
-
sai thanh says:@thangLong: ADN hay DNA la mot, ThangLong nen sua lai
ADN – viết theo tiếng việt nam : Axit đêoxiribônuclêic
DNA – viết theo tiếng nước ngoài : Đêôxribonucleic axit -
Vũ Đức says:Bác nên gọi bọn đó là súc vật biết nói tiêng Việt.
-
Thăng Long says:Cảm ơn @Quan Sát Viên và @Sai Thanh đã chỉ bảo
-
Gởi bác Trực Phan says:Bác Trực Phan ơi, nhờ bác sửa lại trong bài chữ HÂM ra chử khác thích hợp đi. Chẳng biết từ điển dịch thế nào, nhưng khi nói chữ “hâm” ai ai cũng hiểu là kẻ đó gàn, dở hơi, làm không giống ai. Tỉ dụ như trong vụ án “2 cái tế nhị đã qua sử dụng” thì anh Cù mới xứng danh là kẻ hâm. Anh ta dám làm, dám chống lại những điều mà ai ai cũng biết mà không dám nói, dám làm thì mới gọi là hâm. Ngược lại, những kẻ bày ra mưu mô thâm độc để chơi người khác một cách đê tiện, một cách bỉ ổi hèn hạ, tìm cách triệt hạ uy tín cá nhân để phục vụ cho lợi ích thấp hèn thì đó không phải là “Hâm” đâu bác Trực Phan.
-
Đởm says:Gọi bọn chúng là Hâm chưa đúng,Bác hãy gọi chúng là : Bọn điên nguy hiểm, chết rồi chưa chôn.
-
Yeu cach mang says:Cac vi oi,toi thuong nghe noi che do hien nay dang bi LOI HE THONG,vay loi he thong la gi? xin cac vi chi giao cho! tks
-
gậy tầm vông says:Khổ một nỗi là những đứa tin yêu nghe lời CS lại không biết sử dụng máy tính và vào mạng để đọc các trang báo của dân
Gửi phản hồi
-
Bài được đọc nhiều
- Nguyễn Thanh Giang - Ngô Bảo Châu: hơn một nhà toán học tài năng
- Nguyễn Ngọc Già - Không ai được phép đe dọa Ngô Bảo Châu!
- Trực Phan - Cái hâm của người tài và cái tài của người hâm!
- Tin nóng về SV Nguyễn Anh Tuấn
- Song Chi - Nói lấy được, làm lấy được!
- Thông báo của Bauxite Việt Nam
- Trần Anh Tuấn - TỪ CHUYỆN "HỎI THĂM"...NGHĨ TỚI MỘT CÂU HỎI VỀ “BẢN SẮC”
- NGỘ NHẬN HAY: GS NGÔ BẢO CHÂU “ĂN ĐÒN” CỦA BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC?
- TS LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ LÀ CỦA DÂN – DO DÂN – VÌ DÂN
- Trần Anh Tuấn - Còn Bạn Là Ai?
- Vũ Quí Hạo Nhiên - Báo Công An 'quên' tội TS Cù Huy Hà Vũ
- PV Quốc Doanh - Xin hỏi đồng nghiệp Quý Thanh
Chuyên mục
Nguồn Tham Khảo
- Bauxite Việt Nam
- Anh Ba Sàm
- Dân Luận
- Tin Hàng Ngày
- Dân Làm Báo
- Diễn Đàn
- Đàn Chim Việt
- Chuacuuthe
- Nữ Vương Công Lý
- Kami
- Người Buôn Gió
- Nguyễn Trọng Tạo
- DCVonline
- Người Việt
- Vietnamnet
- CAND
- QĐND
- Hội Nhà Văn VN
- RFA
- BBC
- VOA
- RFI
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giáo hội phật giáo Viện Nam bị Đảng CSVN lợi dụng!
Mời các bạn đọc tại đây: “ http://www.giaiphapdanchu.com/2011/03/e-giu-thanh-cao-cho-phat-phap.html “
Nhưng điều tồi tệ nhất là: Người dân được quyền tán dương, đồng tình với các lời lẽ tuyên truyền, chứ không được vận dụng những tuyên truyền vào cuộc sống. Chẳng hạn như “Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là khẩu hiệu căng ra tại mọi nơi, nhưng khi TS. Cù Huy Hà Vũ bàn về dân chủ thì không được.
Sự thực là hồi đó có khá nhiều (không rõ là bao nhiêu) lính Tàu sang VN để bảo vệ các công trình họ làm ở VN như đường sá, cầu cống. Tuy nhiên, khi lính Tàu bắn máy bay Mỹ, bao giờ cũng phải đọc Mao tuyển trước đã. Vì vậy, họ chết khá nhiều nhưng hình như chẳng bắn rơi được chiếc máy bay Mỹ nào mà còn trở thành chuyện đàm tiếu của dân Bắc Việt. Không tin hãy đi hỏi những cụ già từng sống thời đó ở những vùng có lính TQ như ở phía bắc Hà nội, Bắc Giang ….