Cái kết cho “công ty mua bán nợ quốc gia”
Phải chăng số phận của mô hình công ty mua bán nợ quốc gia đã chính thức được kết thúc từ khi nó còn chưa ra đời?
Không chờ thành lập công ty mua bán nợ!
Có những cái kết đã được hiện thực hóa ngay từ khi chủ thể của nó
chưa thành hình thành khối. “Công ty mua bán nợ quốc gia” là một minh
họa cho logic phản chiều này. Không phải tất cả, nhưng những gì xa rời
với quyền lợi nhân dân đều có thể nhận một kết thúc tương tự.
Vào ngày 4/7/2012, trong một hội nghị toàn ngành với sự tham dự của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu
ngành ngân hàng làm rõ thực chất nợ xấu và xem xét xử lý ngay nợ xấu
bằng nguồn dự phòng rủi ro, mà không chờ thành lập công ty mua bán nợ.
Một ngày trước đó, trong buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, vấn đề
công ty mua bán nợ quốc gia đã lần đầu tiên được một quan chức có trách
nhiệm – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam – xác nhận
thế chân đứng thiếu cơ sở của nó. Ông Đam tỏ ra hoài nghi về gốc gác của
con số 100.000 tỷ đồng, và cho rằng có thể đã có “một sự nhầm lẫn nào
đó”.
“Sự nhầm lẫn” trên lại khởi phát từ ý tưởng gây tranh cãi diện rộng
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ý tưởng thành lập một
công ty mua bán nợ có tầm vóc quốc gia với số vốn điều lệ lên đến
100.000 tỷ đồng đã được ông Bình nêu ra trước kỳ họp Quốc hội vào trung
tuần tháng 6/2012.
Ý tưởng này cũng có thể được Ngân hàng Nhà nước xúc tiến hiện thực
hóa bằng một đề án trình Chính phủ nhằm giải quyết tỷ lệ nợ xấu lên đến
10% trong khối ngân hàng – một số liệu hoàn toàn bất ngờ mà lần đầu
tiên, tính từ phiên họp Quốc hội vào tháng 11/2011, người chịu trách
nhiệm điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước mới thừa nhận.
Cũng cần lược lại phản ứng của dư luận.
Ngay sau khi xuất hiện dề xuất về công ty mua bán nợ quốc gia của
Thống đốc Nguyễn Văn Bình, rất nhiều ý kiến của giới chuyên gia, người
dân, báo chí và cả quan chức đã phản bác khá gay gắt.
“Cứu ai và cứu để làm gì?” là chủ đề chính trong nhiều phản bác như
thế. Nếu trong lĩnh vực bất động sản, vào tháng 4/2012, Thứ trưởng Bộ
Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã nói thẳng việc Nhà nước có chủ trương mua
lại nhà chung cư là nhằm cứu giới chủ ngân hàng đang bị tồn kho quá
nhiều căn hộ cao cấp, thì nhiều vấn đề riêng tư của khối ngân hàng cũng
từ đó mà lộ ra.
Cũng bởi, nếu doanh nghiệp bất động sản là một nạn nhân của ngân hàng
thì nền kinh tế và doanh nghiệp các ngành nghề khác còn bị xem là “con
tin” của những người nắm giữ yết hầu tín dụng quốc gia.
Từ tháng 8/2011 khi Chính phủ mới được thành lập, một điều hết sức
đáng lo ngại là phần lớn động thái của Ngân hàng Nhà nước đã chỉ phục vụ
cho lợi ích của nhóm các ngân hàng thương mại. Người ta có thể nhận ra
logic thuần thục này qua nhiều dẫn chứng từ nạn đầu cơ vàng, hoạt động
thâu tóm ngân hàng – bằng hai công cụ lãi suất cho vay và thanh khoản.
Thực trạng giá vàng trong nước luôn chênh cao từ 2-3 triệu đồng/lượng
so với giá vàng thế giới, hay những cái tên như Phương Nam, Sài Gòn
Thương Tín đã trở thành những minh họa tiêu biểu nhất, mang tính quyết
định cho dư luận từ trạng thái hoài nghi lợi ích nhóm vào năm ngoái sang
một kết luận cụ thể về nhóm lợi ích vào năm nay.
Cũng đã hiện diện quá nhiều phản ứng và phản bác của dư luận về hành
vi không chỉ là hiện tượng như trên. Song như thường lệ, mọi việc vẫn
không dẫn đến một kết thúc có hậu nào.
Trong khi đó, nhóm lợi ích ngân hàng vẫn ung dung với kế hoạch và
tiến trình thâu tóm, thao túng tín dụng và đẩy nền kinh tế vào thế bế
tắc, doanh nghiệp phá sản và người lao động phải ra đường.
Tại sao ngân hàng lại “thích” bán nợ xấu?
Không phải ngẫu nhiên mà chỉ mới gần đây, một báo cáo của Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc gia đã “tiết lộ” con số dư nợ cho vay bất động sản
thực chất lên đến 348.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với con số báo cáo của
các ngân hàng thương mại là gần 200.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Số
nợ xấu bất động sản cũng theo đó mà tăng gấp 8 lần so với số công bố của
khối ngân hàng.
Cũng cần nói thêm, trong một báo cáo trước kỳ họp Quốc hội vào tháng
11/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước NguyễnVăn Bình đã chỉ thừa nhận tỷ
lệ nợ xấu của trong hệ thống ngân hàng là 3,6%. Tuy nhiên vào kỳ họp
Quốc hội giữa năm nay, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã “bất ngờ”
được vị quan chức này thông báo đến 10%, tạo nên một chuyển biến hoàn
toàn phi logic nếu so sánh với “lộ trình” tăng nợ xấu trước đó.
Gót chân Asin bắt đầu lộ ra, ở chính nơi mà người ta tưởng như tồn tại một cách bền vững nhất.
Bắt đầu từ thời điểm sau quý 1/2012, hàng loạt ngân hàng đã buộc lòng
phải tiết lộ thân phận nợ xấu của mình. Cũng theo báo cáo của Ủy ban
Giám sát tài chính Quốc gia, 10 ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay bất
động sản và xây dựng lớn nhất đã mang trên mình số dư nợ cho vay 147.000
tỷ đồng.
Nhưng có lẽ đó chưa phải là con số cuối cùng, bởi nếu căn cứ vào số
dư nợ cho vay 348.000 tỷ đồng của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, và
khả năng “biến mất” đến 50% như giới phân tích và bản thân một số ngân
hàng thừa nhận về tình trạng nợ khó đòi, thì số nợ xấu bất động sản thực
tế có thể lên đến 170.000 tỷ đồng!
“Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng” – Viện sĩ
Trương Công Phú, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển, Chủ
nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
chia sẻ trên VnEconomy – “Nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ,
tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất
phát từ những sai lầm của một nhóm người?”.
Bài học còn nóng hổi từ câu chuyện chuyển lỗ và đổ lỗ từ hoạt động
kinh doanh thất bát và sai lầm của mình lên đầu người dân vẫn còn nguyên
đó – ứng với những minh họa khó tưởng tượng như Tập đoàn Điện lực Việt
Nam hay Tổng công ty Kinh doanh xăng dầu Việt Nam.
Vậy tại sao ngân hàng lại “thích” bán nợ xấu? Cũng theo ông Trương
Công Phú, nguy hiểm nhất của nợ xấu là bóng dáng của trục lợi, tham
nhũng lấp ló đằng sau đó. Nếu bán được những món nợ ấy thì mọi tội lỗi
của các nhóm lợi ích và tham nhũng sẽ được xóa hết, thậm chí còn hợp
pháp hóa được những món nợ ấy. Sâu xa của vấn đề bán nợ là do các ngân
hàng thương mại sợ khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sẽ phát hiện ra
những khuất tất và sẽ lòi ra nhiều chuyện khác.
Chỉ cần sự giải thích ngắn gọn như trên của ông Trương Công Phú đã là
đủ cho người dân nhìn ra chân tướng của hoạt động mua bán nợ và một
công ty nhằm phục vụ cho ý đồ đó, nếu trong tương lai công ty này được
triển khai đúng với kế hoạch của nhóm lợi ích ngân hàng.
Khi đó, không chỉ hàng trăm ngàn tỷ đồng sẽ được cường điệu trong bối
cảnh toàn bộ nền kinh tế rơi vào suy thoái cùng những dấu hiệu thiểu
phát đầu tiên, mà cuộc tranh luận “Tiền ở đâu ra?” rất có thể sẽ dẫn đến
thất bại cho phe phản biện, trong khi phần thắng lại thuộc về ngân hàng
– nơi có toàn quyền sử dụng tiền gửi tiết kiệm của người dân để phục vụ
cho những mục đích thâm sâu hơn.
Sự vắng mặt “bất thường”
Một cách xâu chuỗi, logic từ đề án huy động vàng đến công ty mua bán
nợ quốc gia đã biến đường thẳng thành một thứ đường cong mà người dân
đứng ở đầu này sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được đầu kia của con đường.
Nói cách khác, nếu đề án huy động vàng được chuẩn y và đưa vào triển
khai, sẽ không có gì bảo đảm là vàng của dân được ngân hàng bảo đảm bằng
những giá trị thuộc về ngân hàng nhưng lại gây quá nhiều nghi vấn.
Xin trở lại với hội nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và số phận của
công ty mua bán nợ quốc gia. Một chi tiết rất đáng chú ý là lần đầu tiên
kể từ thời điểm tháng 8/2011, những vấn đề có tính quyết sách về hệ
thống ngân hàng lại không phải do chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
thông báo. Quyết sách đó còn liên quan đến cả chủ đề tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng mà trước đây Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn thường chủ
trì thông tin cho các ngân hàng và báo giới.
Phải chăng số phận của mô hình công ty mua bán nợ quốc gia đã chính thức được kết thúc từ khi nó còn chưa ra đời?
Nếu quả như vậy, xã hội và người dân không chừng lại có cơ may đỡ đi một mối lo lớn cùng những hậu quả không hề nhỏ.
Viết Lê Quân
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Hình chép từ TTXVA
Khách
quan mà nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt
Nam, cùng với Liên Xô, Trung Quốc giúp ta khá nhiều, nhân dân ta rất
biết ơn. Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã cử một đoàn đại
biểu cấp cao do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang cám ơn lãnh
đạo và nhân dân Trung Quốc. Nhưng năm 1974, những người lãnh đạo Trung
Quốc đã dùng lực lượng mạnh đánh quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa cướp
quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, rồi tháng 2 – 1979, để tặng cho Mỹ một
món quà và cứu bọn tay sai Pôn Pốt, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân
xâm lăng nước ta, giết hại đồng bào ta từ người già, trẻ nhỏ đến phụ nữ
mang thai, chiếm đất đai của ta, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới
nước ta trước khi buộc phải rút lui. Tuyên bố “
dạy cho Việt Nam một bài học”
như vậy là Đặng Tiểu Bình đã tự xóa hết mọi tình nghĩa, nợ nần rồi còn
gì nữa, mà gần đây báo chí Trung Quốc vẫn kể công, phê phán Việt Nam “
Vong ân bội nghĩa”? Sau này để giảm tội ác xâm lược, họ gọi trẹo ra cuộc đánh phá ấy là cuộc “
phản kích tự vệ”!
Ai xâm lược họ mà họ phải đưa 60 vạn quân để “tự vệ”? Nhà cầm quyền
Trung Quốc quả là có tài và thói quen đổi trắng thay đen, dùng từ ngữ
xảo trá, bịp bợm không ai bằng!!!
Trước thái độ “kể công” đó của giới hữu trách Trung
Quốc, tôi buộc phải viết bài này để vạch trần bộ mặt thật của những
người lãnh đạo Trung Quốc.
I. Bành trướng, bá quyền ích kỷ nước lớn là tư tưởng xuyên suốt của những người lãnh đạo Trung Quốc
Tháng 9-1950, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ
tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất, đó là mục
tiêu của chúng ta”.
Trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”.
Trong cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng
ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái
Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapo… một vùng như Đông Nam châu Á rất
giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để
chiếm lấy…”.
Trong cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung
Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai
nói: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”.
II. Những phương án thu phục và khuất phục Việt Nam
1. Thu phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông
Muốn xuống Đông Nam Á, trước hết và tất yếu cần qua Việt Nam.
Ngay từ năm 1950, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời,
những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cử cố vấn Trung Quốc sang và viện trợ
cho Việt Nam vũ khí, xe vận tải giúp Việt Nam đánh Pháp. Đoàn cố vấn còn
có nhiệm vụ truyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông. Họ đã đề nghị cho
dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường đảng Việt Nam, lãnh đạo ta đã
chấp nhận. Lúc chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ
chức theo kinh nghiệm các vị cố vấn giới thiệu cho ta, ta phạm sai lầm
nghiêm trọng: đấu tố tràn lan, quy kết sai lầm làm nhiều cán bộ bị bắt,
nhiều người chết oan. Khi phát hiện, Hồ Chủ tịch phải đứng ra nhận trách
nhiệm và xin lỗi đồng bào. Từ đó ta tỉnh ngộ không dạy tư tưởng Mao
Trạch Đông và không làm theo kinh nghiệm Trung Quốc nữa.
Những người lãnh đạo thấy không chinh phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông được, họ chuyển sang dùng phương án khác.
2. Mạnh tay giúp xây dựng kinh tế để Việt Nam hàm ơn và phụ thuộc Trung Quốc
Từ 1955 đến 1963, lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam
rất nhiều nhà máy, nhiều công trình: nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá
(Cao Xà Lá); nhà máy bóng đèn phích nước; nhà máy sứ Hải Dương; nhà máy
hóa chất Việt Trì; nhà máy dệt Minh Phương; nhà máy sản xuất mỳ chính
(bằng đậu xanh); khu gang thép Thái Nguyên; nhà máy phân đạm Hà Bắc;
công trình thủy điện Thác Bà, cầu Việt Trì, v.v. Trung Quốc giúp ta hàng
loạt nhà máy còn có mục đích là Việt Nam sẽ phải phụ thuộc về nguyên
liệu, phụ tùng, linh kiện.
Đến khi Mỹ hất cẳng Pháp gây chiến ở Việt Nam thì
phần lớn các nhà máy mà Trung Quốc giúp bị ném bom tàn phá và một số xí
nghiệp hoạt động không có hiệu quả thành ra việc giúp xây dựng kinh tế
không còn mấy ý nghĩa. Vả lại từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã
không đồng ý với lập trường của những người lãnh đạo Trung Quốc, họ
thấy rằng “phương án kinh tế” cũng không thu phục được Việt Nam theo họ
nên họ lại chuẩn bị phương án khác.
3. Hình thành 2 gọng kìm hòng uy hiếp và khuất phục Việt Nam
Ở phía Bắc, Trung Quốc mở những con đường từ nội địa ra sát biên giới các tỉnh Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiến quân.
Lãnh đạo Trung Quốc trang bị cho Pôn Pốt đủ mạnh để
nắm nó làm gọng kìm phía Tây Nam Việt Nam. Được sự khuyến khích của lãnh
đạo Trung Quốc, năm 1977, bọn Pôn Pốt xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến
biên giới Nam Bộ Việt Nam, đánh phá, giết hại đồng bào ta. Không đừng
được, quân ta tiến vào tiêu diệt Pôn Pốt, cứu dân Kmer khỏi họa diệt
chủng thì Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân đánh ta, vừa để cứu tay
sai Pôn Pốt vừa để làm lễ vật “làm ăn” với Mỹ, vừa để nói lên rằng giữa
Trung Quốc và Việt Nam không còn chung ý thức hệ, không còn là “đồng
chí”.
Việt Nam vẫn không khuất phục.
III. Giúp Việt Nam chống Pháp đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam làm Việt Nam suy yếu phải phụ thuộc Trung Quốc
Giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc cũng
có động cơ vì lợi ích của họ. Nếu Việt Nam thắng, Trung Quốc sẽ có một
khu đệm an toàn ở phía Nam giống như Triều Tiên ở phía Bắc. Không giúp
chẳng may mà Việt Nam không đứng vững, Pháp thắng thì ở mặt Nam Trung
Quốc sẽ là đế quốc Pháp, mà Pháp là một nước tham gia “liên quân 8 nước”
đánh triều đình nhà Thanh (TQ), buộc nhà Thanh phải nhượng cho các nước
phương Tây những “tô giới” ở Thượng Hải và những điều kiện thiệt thòi
khác.
Sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ của Việt Nam
tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tưởng như “bất khả xâm phạm” của
quân Pháp, Chính phủ và giới quân sự Pháp cực kỳ dao động. Lo ngại Quân
đội nhân dân Việt Nam có thể thừa thắng tổng tấn công đồng bằng Bắc Bộ,
ngày 18-5-1954, Thủ tướng Pháp Lanien (Joseph Laniel) đã cứ Tướng Êli
(Paul Ély) sang Đông Dương truyền đạt chỉ thị cho Tướng Nava (Eugène
Navarre), Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp: “Lúc này phải lấy mục
tiêu chính, trên tất cả các cái khác là cứu đội quân viễn chinh”.
Trong tình hình đó, nếu lãnh đạo Trung Quốc thực tâm
giúp Việt Nam thì rất có thể đã buộc Pháp phải rút toàn bộ quân Pháp
khỏi Đông Dương.
Nhưng, ngược lại, những người lãnh đạo Trung Quốc đã
phản bội nhân dân Việt Nam, đàm phán với Pháp trên lưng Việt Nam. Ngay
từ ngày 24-8-1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: “đình chiến ở Triều
Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những xung đột khác” (ý nói đến cuộc
chiến tranh Đông Dương, chỉ “đình chiến” thôi và hai miền song song tồn
tại).
Từ ngày 8 tháng 5 đến 23 tháng 6-1954, Trưởng đoàn
Pháp trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam đã đàm phán trực tiếp với
Trưởng đoàn Trung Quốc 4 lần, đi tới thỏa thuận về những nét cơ bản về
một hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.
Ngày 17-6-1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Trưởng đoàn đại biểu Pháp Biđô (
Georges Bidault) đưa ra những nhân nhượng chính trị có tính chất cơ bản…
Ngày 23-6-1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Măngđet
PhơRăngxơ (Mandès-France), Thủ tướng mới của Pháp đã đưa ra những nhượng
bộ mới: “chia cắt Việt Nam, 2 miền Việt Nam cùng tồn tại hòa bình…”.
Một ngày sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký, ngày
22-7-1954, trong khi ăn cơm với Ngô Đình Luyện, em ruột Ngô Đình Diệm,
Chu Ân Lại đã gợi ý “đặt công sứ quán của Sài Gòn ở Bắc Kinh”.
Ngô Đình Diệm không đồng ý. Nhưng đây là bằng chứng lãnh đạo Trung Quốc
công nhận chính quyền Ngô Đình Diệm và âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
Trong Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam đòi định giới
tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 13, tổ chức Tổng tuyển cử trong vòng 6
tháng để thống nhất nước nhà. Lúc đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đề ra vĩ
tuyến 16 làm giới tuyến 2 miền Việt Nam. Sau đó lại nói: “Vĩ tuyến 16 khó có thể thỏa thuận”, ép Việt Nam nhân nhượng: “Có
những điều kiện không công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể chấp
nhận được… không nên làm phức tạp, lôi thôi… kéo dài đàm phán để cho Mỹ
phá hoại”.
Trong tình thế Mỹ, Pháp Trung Quốc chung một lập trường, Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp: “Các
nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân
Lào và nhân dân Campuchia, ngừng bắn trên toàn chiến trường Đông Dương,
Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là vĩ tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam
làm 2 miền, tiến tới tổng tuyển cứ tự do trong cả nước sau 2 năm để
thống nhất đất nước”.
Để ngăn cản ta tiếp tục chiến đấu, sau Hiệp định
Giơ-ne-vơ, tháng 7-1955, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu
Bình dọa: “dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có 2 khả
năng: một là thắng, và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”. Ngày
11-5-1956, ông Mao Trạch Đông nói với những đồng chí lãnh đạo ta: “tình
trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một
thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… nếu 10 chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7-1957, Mao Trạch Đông lại nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có, phải giữ vĩ tuyến 17… thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt”. Những người lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh với Việt Nam là: “chỉ có thể dùng phương châm thích hợp là trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, chờ đợi thời cơ”.
Rõ ràng là những người lãnh đạo Trung Quốc không muốn
cho Việt Nam thống nhất để mạnh lên, hãm Việt Nam trong tình trạng yếu
kém để dễ khống chế. Một nửa Việt Nam là khu đệm an toàn phía Nam cho
Trung Quốc yên ổn làm ăn là được.
IV. Nhân dân Việt Nam quyết tâm chống Mỹ để
thống nhất Tổ quốc, Trung Quốc giúp Việt Nam và dùng Việt Nam làm con
bài để làm ăn với Mỹ
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm do
Mỹ dựng lên ra sức phá hoại Hiệp định, tìm mọi cách khước từ tổng tuyển
cử trên cả nước, tổ chức tố Cộng, bắt bớ giết hại những người cộng sản,
nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn ngăn cản nhân dân Việt Nam đẩy mạnh
vũ trang. Tháng 5-1960, hội đàm với phía Việt Nam họ nói như sau: “Không
nên nói đấu tranh chính trị hay đấu tranh vũ trang là chính… không phải
là cướp chính quyền ngay mà cuộc đấu tranh vẫn là trường kỳ, dù Diệm có
đổ cũng không thể thống nhất được…”. Mặc họ cản, bức xúc quá, nhân
dân miền Nam vẫn đồng khởi, phát triển chiến tranh du kích, miền Bắc
chi viện đồng bào ruột thịt của mình, không ai cản được.
Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, ném bom miền Bắc, lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam đánh Mỹ.
Vì sao Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ? Có 3 lý do:
Một là: đề
phòng phải gặp lại tình hình năm 1950, khi quân Bắc Triều bị quân Mỹ –
Hàn dồn sát đến sông Áp Lục, bom đã rơi vào đất Trung Quốc, Trung Quốc
đã phải đem 50 vạn quân “kháng Mỹ viện Triều”, tổn thất nặng nề mới lập
lại được vĩ tuyến 38 phân chia 2 miền Nam Bắc Triều Tiên…
Chính vì thế mà tháng 1-1965, qua nhà báo Mỹ Ét-ga-xnâu (Edgar Snow), Mao Trạch Đông nhắn Washington: “Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau” và trong cuộc đàm phán Trung Mỹ cấp Đại sứ tại Vac-sa-va , phía Trung Quốc làm cho Mỹ hiểu rõ câu nói của Mao Trạch Đông: “Người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”. Nghĩa là mặc Mỹ đánh nhau ở miền Nam Việt Nam, Trung Quốc không muốn lại đánh nhau với Mỹ.
Hai là: Lãnh đạo Trung Quốc
bấy giờ đương muốn giương cao ngọn cờ lãnh đạo phong trào cộng sản thế
giới mà không giúp Việt Nam là nước đã thắng trận Điện Biên Phủ lẫy
lừng, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa trên thế giới, thì sẽ mất uy tín.
Ba là: cạnh tranh với Liên
Xô trong việc tranh thủ Việt Nam. Trong khi Liên Xô giúp Việt Nam xe
tăng, máy bay tên lửa, v.v. mà Trung Quốc không giúp thì sợ Việt Nam ngả
theo Liên Xô.
Năm 1963, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Việt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc “sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô”.
Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của chúng ta
vào gần khắp các thành phố ở miền Nam, cả vào Sứ quán Mỹ, Bộ tổng tham
mưu chính quyền miền Nam và Mỹ đều dao động, lộ rõ ý muốn chấm dứt ném
bom để ngồi vào đàm phán. Chúng ta chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để kéo
Mỹ xuống thang, thì lãnh đạo Trung Quốc ngăn cản, họ cho rằng: “Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao, đã nhân nhượng một cách vội vã”.
Ngày 9-10-1968, lãnh đạo Trung Quốc gặp Thứ trưởng
Ngoại thương Việt Nam ở Bắc Kinh yêu cầu báo cáo với lãnh đạo Việt Nam
rằng: “sự thỏa hiệp của Việt Nam với Mỹ là một thất bại lớn… nên để
cho Mỹ bắn phá trở lại khắp miền Bắc, để Mỹ phân tán mục tiêu oanh tạc,
chia sẻ bớt khó khăn cho miền Nam”. Viên tướng M. Taylo (Maxwell
Taylor) gọi là “quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc đánh Mỹ
đến người Việt Nam cuối cùng”.
Trong mấy năm liền cho đến 1972, lãnh đạo Trung Quốc
đề nghị giúp vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền Bắc đến miền
Nam Việt Nam, Lào, Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh, hứa cung
cấp đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân để bảo đảm công việc này. Ý
đồ thâm hiểm của họ là nắm mạch máu chiến tranh của 3 nước Đông Dương để
điều khiển cuộc chiến tùy ý họ, để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp
xuống Đông Nam Á. Tất nhiên lãnh đạo Việt Nam không thể chấp nhận.
Năm 1969, Nichxơn lên làm Tổng thống Mỹ, ông ta cảm
thấy bế tắc trong cuộc chiến tranh, muốn rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam
Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta nghĩ đến
con bài Bắc Kinh; Trung Quốc cũng nhìn thấy thế yếu của Mỹ trong chiến
tranh Việt Nam nên thời kỳ 1969-1973, Trung Quốc và Mỹ tăng cường tiếp
xúc bắt tay công khai với nhau, không chỉ bàn bạc các vấn đề tay đôi, mà
cả các vấn đề thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước Đông Dương.
Tháng 7 và tháng 10 năm 1971, Kitxingiơ (H.
Kissinger) đặc phái viên của Nichxơn sang Bắc Kinh và ít lâu sau Nichxơn
đích thân sang thăm Trung Quốc. Họ thỏa thuận với nhau các vấn đề trên
lưng nhân dân Việt Nam.
Ngày 1-3-1972, Kitxingiơ nói với các nhà báo rằng:
“Từ nay Tổng thống và tôi chỉ còn việc nhìn về Mascơva mà nghiền nát
Việt Nam”.
Khi Trung Quốc thông báo cho ta: trong chuyến thăm
Bắc Kinh của Nichxơn hai bên sẽ bàn cả vấn đề Việt Nam, lãnh đạo của
chúng ta thẳng thắn nói: “Việt Nam là của chúng tôi, các đồng chí không
được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam, các đồng chí đã nhận sai lầm năm
1954, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”.
Cuối cùng bất chấp chiến dịch B52 ác liệt, bất chấp
mọi mưu ma chước quỷ của những người lãnh đạo Bắc Kinh, Việt Nam anh
dũng kiên cường, độc lập tự chủ vẫn thực hiện được lời dạy của Bác Hồ
kính yêu: “ đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, thống nhất Tổ quốc.
Sau khi bình thường hóa quan hệ trở lại năm 1990,
những người Trung Quốc giương chiêu bài đạo đức giả, lừa phỉnh “16 chữ
và 4 tốt” nhưng rất hung hăng leo thang gây hấn ở biển Đông, cắt cáp 2
tàu khảo sát của chúng ta, liên tiếp bắn giết ngư dân ta, bắt tàu cá của
ta để đòi tiền chuộc, luôn to mồm tuyên bố một cách vô lý chủ quyền gần
hết biển Đông và các quần đảo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á,
nhiều lần dọa đánh Việt Nam và Philippines… những việc này đang làm nóng
dư luận quốc tế và sục sôi tâm huyết của toàn dân Việt Nam trong thời
gian gần đây thì mọi người đều đã biết rõ.
Chú thích:
Một số trích dẫn lời lãnh đạo Trung Quốc là từ các nguồn sau:
(1) Từ những sách báo của nhà báo thân Trung Quốc Edgar Snow.
(2) Từ hồi ký của Kitsinger , cựu ngoại trưởng Mỹ.
(3) Từ những cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo Việt Nam.
N.T.V.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn
Vũ Hoàng, phóng viên RFA – 2012-07-27
Đầu tư chiến lược vào hợp tác quốc phòng là ưu tiên để phát triển quân sự, an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
AFP
photo -Hải quân Việt Nam (áo trắng) trên tàu USS Chafee trong đợt tập
huấn kiểm soát thảm họa với các thủy thủ Mỹ tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
hôm 25/4/2012 =======>>>
Vì sao đầu tư chiến lược này của Hoa Kỳ lại quan trọng, đó
là vấn đề chính được giải quyết trong bài viết của T.S Walter
Lohman, giám đốc Nghiên cứu Châu Á của Quỹ Heritage. Bài viết
có sự tham gia của Đại tá Williams Jordan và T.S Lewis Stern
thuộc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA). Để hiểu thêm về bài viết
này, mời quí vị nghe cuộc phỏng vấn của Vũ Hoàng và T.S
Lohman.
Chung lợi ích chiến lược
Trước tiên T.S Lohman cho biết những điểm chính:
“Điểm chính trong bài viết của chúng tôi là cả Việt Nam và
Hoa Kỳ đều có chung một lợi ích chiến lược trong khu vực liên
quan đến chuyện cân bằng thế lực với sự trỗi dậy của Trung
Quốc cũng như hạn chế tham vọng của quốc gia này đặc biệt là
ngoài biển Đông.
Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ có chung lợi ích chiến lược như
vậy mà còn có mối quan hệ khá phức tạp với Trung Quốc. Việt
Nam không phải là kẻ thù của Trung Quốc, mặc dù như chúng ta
thấy là những gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, những tranh
chấp lãnh hải giữa 2 quốc gia, rồi thì Việt Nam mua vũ khí
để phòng bị trước Trung Quốc, thế nhưng, Việt Nam vẫn giữ mối
giao hảo với Trung Quốc, đặc biệt là mối quan hệ Cộng Sản của
2 nước anh em.
Về phần mình, Hoa Kỳ cũng có mối quan hệ phức tạp với
Trung Quốc, cũng thấy họ gây hấn với các nước đồng minh của
mình, thấy sự lấn lướt của họ trên Biển Đông, nhưng ngược lại,
Hoa Kỳ vẫn có mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, chẳng hạn
về mặt kinh tế hay trên các diễn đàn quốc tế.
Mục đích bài viết của chúng tôi là lợi ích chiến lược của
Hoa Kỳ với Việt Nam về mặt dài hạn, xây dựng mối quan hệ
chiến lược sẽ cho phép quốc phòng hai quốc gia có thể tiến
gần lại với nhau, tạo nên mối quan hệ vững mạnh hơn để đối
phó với sự đe doạ của Trung Quốc.”
Vũ Hoàng: Trong bài viết, ông nhắc đến Hoa
Kỳ và Việt Nam cần đầu tư chiến lược quân sự, ông có thể nói
rõ hơn những điểm này được không ạ?
T.S Lohman: “Việt Nam rất muốn mua vũ khí của
Hoa Kỳ nhưng hiện tại luật pháp Hoa Kỳ lại không cho phép họ
mua các loại vũ khí sát thương. Nhưng trở ngại hiện nay chính
là vấn đề nhân quyền mà Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang rất quan
tâm. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá thì vấn đề lớn nhất lại nằm
ở vấn đề hợp tác chiến lược của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn
không rõ ràng, chúng tôi thực sự không biết là đảng Cộng Sản
Việt Nam có toàn tâm toàn ý liên kết với Hoa Kỳ trước sự đe
doạ của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ chính vì lý do đó mà
vấn đề mua bán vũ khí vẫn bị đình lại.
Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ có chung lợi ích
chiến lược như vậy mà còn có mối quan hệ khá phức tạp với
Trung Quốc.
T.S Lohman
Trong bài viết, chúng tôi cũng đề cập đến nhiều điểm mà
chúng tôi đang nỗ lực để hiểu hệ thống quân sự cũng như cải
thiện tiêu chuẩn quân sự của Việt Nam, hi vọng phần nào có thể
bắt kịp với tiêu chuẩn quân sự của Hoa Kỳ trên các phương diện
hợp tác như tập trận chung trên hoặc tìm kiếm và cứu nạn…Nói
chung vấn đề đầu tư chiến lược là vấn đề về mặt dài hạn.”
Chuyện mua vũ khí của Hoa Kỳ
Vũ Hoàng: Một điểm vẫn còn khiến dư luận
chú ý là việc tàu chiến của Hoa Kỳ muốn cập cảng nhiều hơn
ở Cam Ranh và cùng với đó là chuyện Việt Nam muốn mua vũ khí
sát thương của Hoa Kỳ. Làm thế nào để đôi bên cùng có lợi
trong chuyện này ạ?
T.S Lohman: “Như chúng tôi trình bày trong bài
viết thì không thấy rõ là liệu Việt Nam có thực sự muốn để
tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng cảng Cam Ranh hay không, phần vì giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những dấu tích lịch sử, phần vì
nó cũng liên quan đến chiến lược đối đầu với sự đe doạ của
Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa quyết định sẽ giải quyết mối đe
doạ của Trung Quốc ra sao và chưa sẵn sàng liên kết chiến lược
với Hoa Kỳ để “ngăn chặn” Trung Quốc.
Vì thế họ không sẵn sàng cho phép Hoa Kỳ sử dụng vịnh Cam
Ranh. Chuyện hợp tác chiến lược bây giờ chỉ dừng trên góc độ
tượng trưng thôi, mỗi năm chỉ cho phép 1 tàu chiến sử dụng thì
thực sự cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có thể nói ngắn
gọn thế này, nếu như Việt Nam không thể quyết định cách giải
quyết vấn đề Trung Quốc, cộng thêm cả vấn đề nhân quyền thì
chẳng có lý do gì Hoa Kỳ lại bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam cả.”
Vũ Hoàng: Vậy với những khác biệt như vậy, cách thức giải quyết vấn đề của Hoa Kỳ sẽ ra sao?
T.S Lohman: “Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là
ở góc độ dài hạn. Phía Hoa Kỳ sẽ đầu tư dài hạn chẳng hạn
như việc đào tạo binh sĩ Việt Nam, giúp Việt Nam chuẩn bị đối
phó trong trường hợp có chiến tranh. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng
có thể giúp Việt Nam về mặt giáo dục quốc phòng, chẳng hạn
cử sĩ quan đi tập huấn tại Hoa Kỳ…
Tôi cũng muốn nhắc lại, cho đến khi nào Việt Nam
xây dựng được quyết định chiến lược thì lúc đó Hoa Kỳ mới có
thể bán vũ khí được cho Việt Nam.
T.S Lohman
Nói chung, là Hoa Kỳ sẽ tự một mình đứng ra tạo nên một
“thói quen” về mặt quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam
mà không cần quyết định chiến lược của Việt Nam. Dù thế nào
đi chăng nữa, tôi cũng muốn nhắc lại, cho đến khi nào Việt Nam
xây dựng được quyết định chiến lược thì lúc đó Hoa Kỳ mới có
thể bán vũ khí được cho Việt Nam.”
Vũ Hoàng: Ông nhắc nhiều đến vấn đề đầu
tư, quay lại vấn đề Biển Đông đang căng thẳng, Hoa Kỳ đã “đầu
tư” được những gì cho Việt Nam trên Biển Đông?
T.S Lohman: “Tôi có thể nói rằng hai quốc gia
cũng đã có những hợp tác với nhau nhưng vẫn chưa nhiều. Chủ
yếu những gì mà Hoa Kỳ và Việt Nam làm vẫn chỉ trên phương
diện ngoại giao, tôi muốn nói là những trao đổi ngoại giao quốc
phòng, chẳng hạn, những chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ
đến Việt Nam trong 2 năm vừa qua, hay tuyên bố về vai trò của Hoa
Kỳ tại khu vực Đông Nam Á của bà Clinton trong Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN tại Hà Nội năm 2010…
Những gì mà hai nước đang làm hiện nay đã gửi tín hiệu đến
Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng mối quan tâm về
bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, những gì chúng ta
đang làm là cho Trung Quốc hiểu rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang
cùng đứng cùng về một phía.
Đồng thời, phía Hoa Kỳ cũng vẫn có những thông điệp riêng
rẽ khác đến Trung Quốc để họ hiểu được sự có mặt của Hoa Kỳ
trên Biển Đông, chẳng hạn Hoa Kỳ bảo vệ quyền tập trận của
mình trên vùng biển này. Mặc dù, Hoa Kỳ làm điều đó chỉ là
trên quyền lợi của bản thân nước mình, nhưng một cách gián
tiếp, điều này cũng có lợi cho Việt Nam.”
Ngoại giao và quốc phòng
Vũ Hoàng: Cám ơn ông, những gì ông giải
thích là trên góc độ ngoại giao, thế còn về mặt quốc phòng
hay an ninh quân sự thì ra sao?
T.S Lohman: “Phải nói là Hoa Kỳ sẽ không bao
giờ ủng hộ việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Nói chung là người ta không thể tách rời giữa hợp tác ngoại
giao và hợp tác quốc phòng. Mặc dù chúng tôi không ủng hộ
việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng những nước đồng minh của
Hoa Kỳ như Philippines hay Đài Loan thì vẫn có những tuyên bố
chồng lấn lãnh hải ngoài Biển Đông. Theo tôi, thì Hoa Kỳ có
thể dựa trên mối quan hệ ngoại giao để xây dựng mối quan hệ
quốc phòng với Việt Nam, để cho Trung Quốc thấy khả năng hợp
tác quân sự của 2 nước, để Trung Quốc thấy rằng họ không phải
nắm thế thượng phong về mặt quân sự.
Một điểm khác mà hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
có thể làm là tăng cường khả năng của Việt Nam đối phó với
Trung Quốc. Dù rằng, Hoa Kỳ không trực tiếp can dự như trong
trường hợp của Philippines là trực tiếp giúp nước này phòng
vệ và tuyên bố chủ quyền, thì ít nhất là Hoa Kỳ có thể đứng
phía sau giúp Việt Nam tự đứng ra bảo vệ chủ quyền, không để
Trung Quốc vào vùng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, về điểm
này, thì phía Hoa Kỳ làm được.”
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng, thưa T.S, theo
ông nguyên nhân nào khiến Việt Nam vẫn chần chừ trong vấn đề
hợp tác chiến lược quân sự?
T.S Lohman: “Tính cho đến bây giờ hai quốc gia
đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao được 15 năm còn kinh tế
thì trước cả đó, thế nhưng quan hệ hợp tác quốc phòng thì
còn lâu hơn, không thể trong một sớm một chiều. Nhất là Việt
Nam vẫn chưa rõ ràng trong vấn đề Trung Quốc, Đảng Cộng Sản
của 2 quốc gia vẫn thân thiết như anh em.
Tính cho đến bây giờ hai quốc gia đã bình thường
hoá quan hệ ngoại giao được 15 năm còn kinh tế thì trước cả
đó, thế nhưng quan hệ hợp tác quốc phòng thì còn lâu hơn, không
thể trong một sớm một chiều.
T.S Lohman
Có thể những người trong Bộ quốc phòng hay Bộ Ngoại giao
Việt Nam không thích Trung Quốc hay quan ngại về toàn vẹn lãnh
thổ, thế nhưng phía Đảng Cộng Sản thì quan tâm hơn đến tính
giao hảo. Vì thế mà vấn đề hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ
phải mất nhiều thời gian hơn cho đến khi mọi quyết định của
Việt Nam trở nên rõ ràng.”
Thưa quí vị, viết chung cùng tác giả Walter Lohman, là Đại
tá đã nghỉ hưu của Quân đội Hoa Kỳ William H. Jordan, ông từng đi
lính ở Việt Nam 2 năm và T.S Lewis M. Stern, T.S Stern làm việc
10 năm trong Cục Tình Báo Trung Ương 10 năm và 20 năm là chuyên gia
về Đông Nam Á của Văn Phòng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
1167. NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 26/7/2012
TTXVN (Niu Yoóc 24/7)
Ngày 17/7, hãng Stratfor của Mỹ công bố tài liệu với đầu đề trên,
trong đó cho biết, trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong
những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin,
Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất
cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và
thậm chí quân sự trong những năm gần đây. Do Biển Đông có nhiều quần
đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng
hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến
lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát
trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính
sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định
chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không
đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980. Trung Quốc
đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến
Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong
trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời
khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng
hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong
việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của
Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ
của Đặng Tiểu Bình là lựa chọn đúng đắn.
Sự phát triển hàng hải của Trung Quốc
Trung Quốc là nước kiểm soát một bờ biển dài, trước kia từ biển Nhật
Bản ở phía Đông Bắc tới Vịnh Bắc Bộ ở phía Nam. Mặc dù bờ biển dài,
nhưng Trung Quốc gần như chỉ luôn chú trọng bên trong, ít khi quan tâm
đến các vùng biển và thậm chí cả trong những thời điểm khá ổn định trên
đất liền. Theo truyền thống, các mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc
không xuất phát từ biển, trừ trường hợp cướp biển không thường xuyên, mà
thường từ cạnh tranh nội bộ và các lực lượng du mục ở phía Bắc và phía
Tây. Thách thức địa lý của Trung Quốc đã thúc đẩy một nền kinh tế nông
nghiệp trên cơ sở quy mô dòng họ và nhỏ lẻ với một cơ cấu quyền lực mạnh
mẽ phân cấp, được thiết kế một phần để giảm thiểu những thách thức liên
tục từ các lãnh chúa và khu vực. Phần lớn thương mại của Trung Quốc với
thế giới được thực hiện thông qua các tuyến đường bộ hoặc bởi người
Arập và các thương nhân nước ngoài khác tại một số khu vực ven biển. Nói
chung, Trung Quốc chỉ tập trung ổn định dân cư và biên giới đất liền
hơn là các cơ hội tiềm tàng từ thương mại hàng hải hoặc thăm dò, bởi vì
khi đó tiếp xúc với bên ngoài có thể mang lại nhiều rắc rối không kém gì
những lợi ích. Hai yếu tố góp phần vào việc Trung Quốc thử nghiệm phát
triển hải quân gồm: sự thay đổi chiến tranh từ phía Bắc xuống phía Nam
Trung Quốc và có những thời điểm an ninh trong nước khá ổn định. Trong
suốt triều đại nhà Tống (960-1279), các đội kỵ binh của vùng đồng bàng
phía Bắc, vốn là một lực lượng quân sự lớn trên đất liền, kéo xuống phía
Nam ven sông và đầm lầy. Lực lượng hải quân sông nước cũng phát triển
ra bờ biển, và nhà Tống khuyến khích chuyển hướng về phía biển và thương
thuyền của Trung Quốc thay thế các thương nhân nước ngoài dọc bờ biển.
Mặc dù chủ yếu vẫn hướng vào nội địa trong suốt triều đại nhà Nguyên
(1271-1368), nhưng Trung Quốc đã thực hiện ít nhất hai cuộc chiến hải
quân lớn vào cuối thế kỷ 13 – chống Nhật Bản và Java – cả hai cuối cùng
đã không thành công. Thất bại của các cuộc chiến góp phần vào quyết định
của Trung Quốc một lần nữa quay lưng lại với biển. Cuộc phiêu lưu hàng
hải lớn cuối cùng diễn ra vào đầu triều đại nhà Minh (1368-1644), khi
nhà thám hiểm Hồi giáo Trịnh Hòa thực hiện 7 chuyến hành trình nổi tiếng
tới nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, nhưng không sử dụng cơ
hội này để thiết lập sức mạnh lâu dài của Trung Quốc ở nước ngoài. Hạm
đội của Trịnh Hòa đã bị lãng quên vì Nhà Minh nhìn thấy khó khăn đang
nổi lên trong đất liền, kể cả nạn cướp biển hoành hành ngoài khơi và
Trung Quốc một lần nữa lại hướng nội. Tại cùng thời điểm mà Magellan bắt
đầu chuyến thám hiểm toàn cầu vào đầu những năm 1500, Trung Quốc tiếp
tục chính sách cô lập của họ, hạn chế thương mại và giao tiếp với bên
ngoài và chấm dứt nghiên cứu các rủi ro hàng hải. Lực lượng hải quân
Trung Quốc chuyển sang phòng vệ bờ biển hơn là tấn công. Sự xuất hiện
các tàu chiến châu Âu trong thế kỷ 19 đã thu hút sự quan tâm của chính
quyền Trung Quốc, và Trung Quốc sau đó đã thực hiện một chương trình hải
quân dựa trên công nghệ phương Tây. Điều này cho thấy sự thống nhất
trong suy nghĩ chiến lược lớn hơn của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nhận thức
không đầy đủ về hàng hải góp phần đưa đến quyết định của nhà Thanh
nhượng quyền ra vào quan trọng cửa sông Đồ Môn cho Nga năm 1858, vĩnh
viên đóng cửa ra vào vùng biển Nhật Bản từ phía Đông Bắc. Sau đó gần 40
năm, mặc dù xây dựng một đội tàu lớn nhất khu vực, hải quân Trung Quốc
đã bị hải quân Nhật Bản mới nổi lên đánh bại. Sau đó gần một thế kỷ,
người Trung Quốc một lần nữa tập trung gần như hoàn toàn trên đất liền,
các lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò phòng thủ thuần túy ven biển. Từ
những năm 1990, chính sách này dần dần thay đổi khi mối quan hệ kinh tế
của Trung Quốc với thế giới mở rộng. Đối với Trung Quốc, để bảo đảm sức
mạnh kinh tế và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn, phát triển một
chiến lược hải quân tiên phong đã trở thành điều bắt buộc.
Giải thích “đường 9 đoạn”
Để hiểu lôgích hàng hải của Trung Quốc ngày nay và các tranh chấp
lãnh thổ với các nước láng giềng của Trung Quốc, đầu tiên cần hiểu cái
gọi là đường chín đoạn – đường biên giới lỏng lẻo phân định ranh giới
các khiếu nại hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Đường 9 đoạn của
Trung Quốc được dựa trên cơ sở một tuyên bố lãnh thổ năm 1947 của Chính
quyền Quốc Dân Đảng lúc đó đang cầm quyền, thiếu sự cân nhắc chiến lược
do lúc đó đang phải tập trung đối phó với hậu quả từ sự chiếm đóng của
Nhật Bản trên đất Trung Quốc và cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản, Chính quyền Quốc Dân
Đảng đã cử các sĩ quan hải quân và các đội khảo sát đến Biển Đông để lập
bản đồ các hòn đảo khác nhau. Bộ Nội vụ Đài Loan công bô một tấm bản đồ
đường 11 đoạn ở Biển Đông kéo ra xa từ bờ biển của Trung Quốc. Bản đồ
này, mặc dù thiếu các tọa độ cụ thể, đã trở thành cơ sở cho tuyên bố
hiện nay của Chính quyền Bắc Kinh sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa năm 1949. Năm 1953, có lẽ như một biện pháp nhàm giảm
thiểu xung đột với nước láng giềng Việt Nam, Bắc Kinh loại bỏ 2 trong số
11 đoạn, từ đó hình thành đường 9 đoạn như hiện nay. Trước đây các nước
láng giềng ít phản đối hoặc khiếu nại bản đồ đường 9 đoạn của Bắc Kinh
do họ đang tập trung cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Bắc Kinh coi sự im lặng của những người hàng xóm và cộng đồng quốc tế
là sự phục tùng và sau đó Bắc Kinh chủ yếu im lặng để tránh những thách
thức đối với bản vẽ. Bắc Kinh lảng tránh việc tuyên bố chính thức đường 9
đoạn vì cho rằng nó là một biên giới bất khả xâm phạm bất chấp các nước
khu vực và quốc tế công nhận hay không công nhận và coi đường 9 đoạn là
cơ sở lịch sử để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển khác.
Cũng như các nước tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philíppin,
mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng khả năng mạnh mẽ của hải quân
để kiểm soát các đảo cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị
thế chiến lược của Biển Đông. Khi quân đội còn yếu kém, Bắc Kinh ủng hộ
quan điểm gạt sang một bên các bất đồng chủ quyền và chú trọng phát
triển chung nhằm hạn chế các bất đồng lớn do sự chống lấn chủ quyền,
đồng thời kéo dài thời gian để phát triển lực lượng hải quân của mình.
Bên cạnh đó, để đối phó với sự đoàn kết của các nước tuyên bố chủ quyền
Biển Đông, Bắc Kinh âm mưu sử dụng cách tiếp cận đàm phán với từng quốc
gia tuyên bố lãnh thổ mà không cần đề cập đến tuyên bố về đường 9 đoạn
đó. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Bắc Kinh chiếm ưu thế trong các cuộc
đàm phán song phương – vấn đề mà họ lo sợ sẽ bị mất trong các diễn đàn
đa phương. Mặc dù đường 9 đoạn không được Công ước củua Liên hiệp quốc
về Luật Biển năm 1982 công nhận và liên tục gây nhiều tranh cãi, nhưng
hiện nay Bắc Kinh ít có khả năng từ bỏ tuyên bố của họ. Trước sự quan
tâm rất lớn của quốc tế và cạnh tranh khu vực trên Biển Đông, người dân
Trung Quốc, vốn coi vùng nước trong đường 9 đoạn là khu vực lãnh hải
Trung Quốc, đang ép Bắc Kinh có những hành động quyết đoán hơn. Điều này
khiến Trung Quốc ở một vị thế khó khăn khi Bắc Kinh cố gắng mô tả phát
triển chung như một bằng chứng cho thấy các nước khác đã công nhận tuyên
bố lãnh thổ của Trung Quốc. Trái lại, các nước đối tác đã lảng tránh
khi Bắc Kinh tìm cách giảm nhẹ tuyên bố để duy trì quan hệ quốc tế,
trong khi người dân Trung Quốc ở trong nước thường tổ chức các cuộc biểu
tình yêu cầu Chính phủ hành động. Nhưng bất cứ nỗ lực nào nhằm thu hút
cử tri trong nước của Chính quyền Bắc Kinh đều có nguy cơ gây tức giận
cho các đối tác nước ngoài hoặc ngược lại.
Phát triển chính sách hàng hải
Các diễn biến từ đường 9 đoạn, tình hình phát triển trong nước, và hệ
thống quốc tế có nhiều thay đổi đã góp phần hình thành chiến lược phát
triển biển của Trung Quốc. Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc tập
trung vào nội bộ và bị hạn chế do lực lượng hải quân yếu kém. Mặc dù các
tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc rất mơ hồ, nhưng khi các nước láng
giềng chỉ tập chung vào cuộc đấu tranh giành độc lập, Trung Quốc đưa ra
quan điểm biên giới lãnh hải mạnh mẽ hơn. Phát triển hải quân của Trung
Quốc chủ yếu vẫn phục vụ mục tiêu phòns thủ và bảo vệ bờ biển khỏi các
cuộc xâm lược từ bên naoài. Trong các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước
cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã tìm cách
phát triển kinh tế thực dụng hơn từ các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông,
đặt tuyên bố chủ quyền lãnh hải sang một thời điểm khác. Chi phí quân
sự của Trung Quốc tiếp tục ưu tiên cho các lực lượng trên bộ và lực
lượng tên lửa, còn lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò bảo vệ các vùng
ven biến Trung Quốc. Hai thập kỷ tiếp theo, Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục
các chính sách như vậy. Mặc dù lúc đó ở Biển Đông xảy ra một số đụng độ,
nhưng nói chung, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược tránh đối đầu
và coi đây là một nguyên tắc cốt lõi trên biển. Hải quân Trung Quốc
không ở vị trí thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ hoặc không có bất
cứ hành động quyêt đoán nào đối với các nước láng giềng, đặc biệt kể từ
khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường ảnh hướng trong khu vực thông qua các
phương tiện kinh tế và chính trị. Nhưng đề nghị hợp tác phát triển Biển
Đông của Bắc Kinh phần lớn bị thất bại. Do sức mạnh kinh tế và chi tiêu
quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt gần đây Trung Quốc tập
trung hiện đại hóa lực lượng hải quân, từ đó khiến các nước láng giềng
nghi ngờ và họ kêu gọi đóng vai trò tích cực hơn để đối trọng với sự gia
tăng của Trung Quốc. Vấn đề đường 9 đoạn và tuyên bố chủ quyền lãnh hải
của Trung Quốc cùng nổi lên đáng kể vì nhiều nước nộp đơn khiếu nại chủ
quyền lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Trung Quốc, đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển chủ yếu do lợi
ích hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông, nhận thấy chính họ cũng phải đưa
ra một số tuyên bố ngược lại ở Biển Đông, từ đó báo động ở các nước
láng giềng trước những gì được coi là hành động thúc đẩy ý đồ bá chủ khu
vực của Bắc Kinh. Nhưng không chỉ các quốc gia có tranh chấp Biển Đông
tỏ ra lo ngại trước các biện pháp của Trung Quốc, các nước khác như Nhật
Bản, Hàn Quốc Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ…, những nước phụ thuộc vào biển về
thương mại và vận tải quân sự, cũng tỏ thái độ không thể chấp nhận quan
điểm bành trướng của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia này coi những hành
động của Trung Quốc như một khúc dạo đầu thách thức các vùng nước thuộc
quốc gia khác. Trung Quốc phản ứng băng những lời lẽ ngày càng quyết
đoán và quân đội Trung Quốc cũng đóng vai trò lớn hơn trong các quyết
định chính sách đối ngoại. Rõ ràng chính sách về không đối đầu của Trung
Quốc trước đây nay đã được thay thế bằng một cách tiếp cận mới.
Tranh luận về chính sách đối ngoại
Năm 1980, Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách đối ngoại, trong đó yêu
cầu Trung Quốc lặng lẽ quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó,
giấu mình chờ thời…. Những nguyên lý cơ bản này vẫn là cốt lõi trong
chính sách đối ngoại Trung Quốc và được coi là nguyên tắc chỉ đạo hành
động hoặc sử dụng để bào chữa cho hành động yên lặng. Nhưng môi trường
trong nước và khu vực đã thay đổi đáng kể từ những ngày đầu của cuộc cải
cách do Đặng Tiểu Bình phát động và phát triển kinh tế và quân sự của
Trung Quốc. Do đó Bắc Kinh hiểu rằng chỉ thông qua một chính sách chủ
động hơn, Trung Quốc mới có thể phát triển từ một sức mạnh duy nhất trên
đất liền đến sức mạnh trên biển và định hình lại khu vực một cách có
lợi cho lợi ích an ninh của họ. Nếu không hành động như vậy, các quốc
gia khác trong khu vực và đồng minh của họ, cụ thể Mỹ, sẽ âm mưu hoặc
thậm chí đe dọa các tham vọng của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang
tranh cãi hoặc thay đổi ít nhất bốn yếu tố chính sách của Đặng Tiểu
Bình: 1. Thay đổi từ không can thiệp chuyển sang việc can thiệp sáng
tạo; 2. Thay đổi từ nền ngoại giao song phương sang ngoại giao đa
phương; 3. Thay đổi từ ngoại giao phản ứng sang ngoại giao phòng ngừa;
4. Phát triển từ chính sách không liên kết chặt chẽ sang bán liên minh.
Can thiệp sáng tạo được Bắc Kinh mô tả như một biện pháp để Trung Quốc
chủ động hơn trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở nước ngoài bằng cách
tham gia nhiều hơn vào tình hình chính trị của các nước khác – một sự
thay đổi từ không can thiệp sang một thứ gì đó linh hoạt hơn. Trung Quốc
đã sử dụng tiền và các công cụ khác để hình thành sự phát triển bên
trong ở các nước khác trong quá khứ, nhưng sự thay đối chính sách chính
thức sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải can dự sâu hơn các vấn đề khu vực. Nhung
điều này sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy ý
đồ: Trung Quốc chỉ là một quốc gia đang phát triển giúp các nước đang
phát triển khác trong bối cảnh của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và bá
quyền. Sự thay đổi trong nhận thức có thể ảnh hưởng đến một số lợi thế
của Trung Quốc trong việc lôi kéo các nước đang phát triển vì Bắc Kinh
dựa trên những cam kết không can thiệp chính trị như một biện pháp chống
lại những lời chào mời của phương Tây về các công nghệ tốt hơn hoặc
những nguồn phát triển tốt hơn thường kèm theo nhũng yêu cầu thay đổi
chính trị của phương Tây. Từ lâu Trung Quốc đã dựa vào quan hệ song
phương như một biện pháp ưa thích để quản lý các lợi ích quốc tế. Khi
hoạt động trong các diễn đàn đa phương, Trung Quốc thường im lặng chứ
không thể hiện sức mạnh của một siêu cường. Ví dụ, Trung Quốc có thể
ngăn chặn các biện pháp trừng phạt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
nhưng hiếm khi đề nghị các giải pháp khác cho cộng đồng quốc tế theo
đuổi.
Nhưng hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi các mối quan hệ đa phương
như một cách để bảo đảm quyền lợi của họ thông qua các nhóm lớn hơn. Mối
quan hệ của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tham gia
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và theo đuổi hội nghị thượng đỉnh ba bên giúp
Bắc Kinh định hướng chính sách của các tổ chức này. Bằng việc chuyển
sang cách tiếp cận đa phương, Trung Quốc có thể làm cho một số quốc gia
yếu hơn cảm thấy an toàn, từ đó có thể ngăn chặn các nước này chuyển
sang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ. Theo truyền thống, Trung Quốc áp dụng
một chính sách ngoại giao tương đối tích cực, đối phó với cuộc khủng
hoảng khi chúng xuất hiện nhưng thường không phát hiện hoặc hành động để
ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trước khi chúng trở thành hiện thực. Ở
những nơi đã tìm cách tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
Bắc Kinh thường bị chỉ trích không quan tâm tới những thay đổi trong khu
vực và không chuẩn bị các chiến lược phản ứng, chẳng hạn sự phân chia
Xuđăng thành hai nước Xuđăng và Nam Xuđăng. Giờ đây Trung Quốc đang
tranh luận về việc chuyển hướng chính sách này sang một chính sách khác
để có thể hiểu biết các lực lượng cơ bản và các nguy cơ dẫn đến xung
đột, từ đó hành động một mình hoặc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm
xoa dịu các căng thẳng. Đối với Biển Đông, điều này có nghĩa, Trung Quốc
phải làm rõ chủ quyền biển của họ ở mức nào thay vì tiếp tục sử dụng
đường 9 đoạn mơ hồ, đồng thời nỗ lực theo đuổi các ý tưởng cho một cơ
chế an ninh châu Á, trong đó Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lãnh đạo
tích cực. Lập trường của Trung Quốc về các liên minh vẫn giữ nguyên như
Đặng Tiểu Bình đưa ra trong những năm 1980: Trung Quốc không tham gia
thiết lập liên minh nhằm chống lại nước thứ ba. Đây là quan điểm cho
phép Trung Quốc duy trì chính sách đối ngoại độc lập và tránh các vấn đề
quốc tế do liên minh gây nên. Ví dụ, kế hoạch Trung Quốc chiếm lại Đài
Loan bị nhấn chìm bởi sự tham gia của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều
Tiên và nhờ đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ được thiết lập lại sau một
thập kỷ. Sự sụp đổ của hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự gia tăng ảnh
hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã tạo nên chính sách mới. Bắc
Kinh theo dõi thận trọng khi NATO mở rộng về phía Đông và khi Mỹ tăng
cường liên minh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, chính
sách không liên minh của Bắc Kinh khiến Trung Quốc thiếu khả năng một
mình đối mặt với các tổ chức này. Do đó, Trung Quốc chủ trương theo đuối
cơ cấu bán liên minh nhăm khăc phục nhược điểm này. Hiện nay Trung Quốc
đang tìm kiếm và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như
các cuộc diễn tập quân sự và nhân đạo với nhiều quốc gia khác là một
phần của chiến lược này. Chiến lược mới của Trung Quốc nhằm xây dụng một
cơ cấu liên minh chống lại Mỹ. Trong chiến lược biển, Bắc Kinh đang nỗ
lực hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong các hoạt động clìống
cướp biển, và trao đổi các hoạt động của hải quân và diễn tập chung.
Hưởng về phía trước
Thế giới đang thay đổi. Sự phát triển của Trung Quốc như một cường
quốc kinh tế lớn buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại chính sách đối ngoại
truyền thống. Trước mắt, vấn đề Biển Đông là một mô hình thu nhỏ của
cuộc tranh luận rộng lớn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các
tuyên bố chủ quyền mập mờ của Trung Quốc chỉ có tác dụng khi tình hình
khu vực yên tĩnh, nhưng không phục vụ mục đích phát triển lợi ích biển
và hoạt động của hải quân Trung Quốc, ngược lại đã làm tăng căng thẳng
giữa Bắc Kinh và khu vực. Công cụ chính sách trước đây không còn phục vụ
các nhu cầu của Trung Quốc. Chính sách phát triển kế thừa từ Đặng Tiểu
Bình không còn mang lại bất cứ sự hợp tác đáng kể nào với các nước láng
giềng ven biển và việc khẳng định đường 9 đoạn hoàn toàn trái với Công
ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi ở trong nước cũng như các phản ứng mạnh mẽ của các nước láng
giềng. Mặc dù chính sách biển thiếu rõ ràng, nhưng Trung Quốc thể hiện ý
đồ tiếp tục củng cố tuyên bố của họ trên cơ sơ đường 9 đoạn. Bắc Kinh
thừa nhận những thay đổi chính sách là cần thiết, nhưng sự thay đổi đó
không được gây nên bất cứ hậu quả nào./.
1168. VỊ TRÍ NÀO CHO INĐÔNÊXIA Ở ĐÔNG NAM Á?
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 26/7/2012
TTXVN (Giacácta 22/7)
Bàn về các yếu tố cấu thành địa chính trị – kinh tế của khu vực Đông
Nam Á trong bối cảnh hiện nay; vai trò và cách hành xử của Inđônêxia với
tư cách là một nước lãnh đạo khu vực có sức ảnh hưởng ngày càng tăng
trong chính sách của các nước lớn, học giả Beginda Pakpahan – giảng viên
Đại học Inđônêxia và là một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh
(Anh) có bài biết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta”, nhan đề: “Địa chính
trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: Vị trí nào của Inđônêxia?”. Dựa trên
những phân tích tình hình, trong đó có vấn đề Biển Đông và cấu trúc hiệp
định tự do thương mại (FTA), tác giả cũng đã đưa ra những luận giải
chính sách vì một Đông Á, ASEAN ổn định, phát triển đáng lưu tâm. Sau
đây là nội dung bài viết:
Địa chính trị và địa kinh tế trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á đang
thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, trong khi tầm quan trọng toàn cầu
của các vấn đề nội bộ khu vực tiếp tục mở rộng. Trong đó, Biển Đông và
sự gia tăng của quan hệ đối tác thương mại là hai vấn đề trung tâm của
các nước khu vực và trên toàn thế giới.
Vậy vị trí của Inđônêxia,trong hai vấn đề này là gì? Làm thế nào
chúng ta có thể dự báo phản ứng của Inđônêxia đối với những phát triển
đó? Mức độ mà Inđônêxia có thể, hoặc nên phát triển hoặc tăng cường vị
trí của mình?
Tôi cho rằng Inđônêxia nên ở vào vị trí trung tâm địa chính trị –
kinh tế đương đại khu vực Đông Nam Á; tăng cường năng lực và khả năng
của mình để hành xử như một nhân tố ổn định không liên kết, và như là
một nhạc trưởng, nếu không thì cũng như một bên tham gia.
Thiết lập và duy trì ổn định kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển
kinh tế trong khu vực là vai trò chính của ASEAN. Inđônêxia, với tư cách
là một quốc gia, một quyền lực ngoại giao hoặc kinh tế, có thể phải
đóng vai trò trung tâm trong định hướng tới nhũng mục tiêu này. Đó chính
là sức mạnh của nên kinh tế Inđônêxia, đến mức mà sự ổn định khu vực
không thể đạt được nếu thiếu chúng ta.
Biển Đông trở thành một vấn đề quan trọng đối với Inđônêxia, bởi hiện
tồn tại rất nhiều tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
(Philíppin, Malaixia, Việt Nam và Brunây). Đôi khi Trung Quốc và
Philíppin chơi trò chơi nguy hiểm ăn miếng trả miếng thông qua các tàu
của họ ở bãi Scarborough – nơi cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Hai bên cố
tình gia tăng căng thẳng trong khu vực tới mức mà Trung Quốc gần đây đã
phải cảnh báo các công dân của mình ở Philíppin. Còn Philíppin được Mỹ
cam kết bảo vệ những gì mà Manila coi là lãnh thổ, nếu bị tấn công.
Sự căng thẳng ở Biển Đông có thể sẽ trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không được giải quyết hiệu quả.
Ôxtrâylia mời Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở căn cứ Danviri,
với tuyên bố công khai là để đối phó với thiên tai trong khu vực.
Oasinhtơn cũng hứa hẹn với Canbơrơ triển khai các thiết bị do thám ở
quần đảo Cocos để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông.
Những động thái này đã khiến Trung Quốc và các nước ASEAN chú ý. Biển
Đông có khả năng trở thành một nơi cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Xét về mặt địa lý, đây là một khu vực căng thẳng địa chính trị hoàn toàn
mới, và là sân sau của chúng ta.
Nếu Biển Đông đại diện cho một địa chính trị mới, thì sự phổ biến của
các quan hệ đối tác kinh tế chắc chắn phải là hình mẫu của một địa kinh
tế mới ở khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã mở rộng họp tác kinh tế với các
đối tác bên ngoài thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) và hiệp
định đối tác kinh tế khác. Nhiều thòa thuận kinh tế đã được ký kết,
hoàn tất và đang trong quá trình triển khai, với các nước láng giềng và
lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Các nước thành viên ASEAN cũng đã đạt thoả thuận song phương về
kinh tế, ví dụ: Xinhgapo – Trung Quốc và Brunây – Nhật Bản.
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang
nổi lên như một thỏa thuận thương mại quan trọng trong khu vực chúng
ta.
Các nước thành viên TPP hiện bao gồm Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây,
Chilê, Mỹ, Malaixia, Ôxtrâylia, Việt Nam và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan
tâm đến tư cách thành viên và nhanh chóng thúc đẩy đàm phán gia nhập.
Trong khi chưa phải là thành viên của quan hệ đối tác này, Mỹ đã
tuyên bố ý định thuyết phục các đồng minh trong khu vực Đông Nam Á tham
gia TPP. Do đó, việc mở rộng nhanh chóng của các hiệp định thương mại
kết họp với việc Mỹ xúc tiến thành lập TPP tạo nên đặc điểm một địa kinh
tế mới của khu vực.
Dù muốn hay không, vị trí của Inđônêxia là ở trung tâm của những phát
triển này. Một mặt, chúng ta là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với một vị
trí chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Ôxtrâylia. Nhật
Bản và Hàn Quốc. Mặt khác, Inđônêxia nằm giữa sự cạnh tranh đang phát
triển giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề nêu trên: cọ xát kinh tế và
lãnh thổ trong khu vực.
Không liên kết và nằm giữa các siêu cường, Inđônêxia hoàn toàn có thể
là một nhân tố ổn định ảnh hưởng và trung gian trung thực giữa Mỹ và
Trung Quốc. Chúng ta có cả cơ hội và năng lực để thúc đẩy hòa bình, an
ninh và phát triển kinh tế.
Trên bình diện địa chính trị của khu vực Đông Nam Á, nếu ảnh hướng
của Inđônêxia không phát huy tác dụng, liệu Trung Quốc có thể được
thuyết phục để tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và Bộ qui
tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông? Inđônêxia, và có lẽ chỉ
Inđônêxia, mới có động lực và cơ hội để tác động đến Trung Quốc và
Philíppin và giảm căng thẳng trong khu vực Biển Đông.
Inđônêxia có thể đề nghị phương cách chủ quyền chung đối với các vùng
biển tranh chấp giữa Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, Malaixia và
Brunây với sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN khác. Nếu cần phải như
vậy, Inđônêxia sẽ dàn xếp ổn thỏa việc này.
Dưới vai trò chèo lái của Inđônêxia, ASEAN và Trung Quốc có thề thiết
lập một ủy ban an ninh chung để giám sát các thỏa thuận tập thể (ví dụ
như an ninh hàng hải và hợp tác năng lượng) trên Biển Đông.
Với vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, vô tư đó, thì Trung Quốc, Philíppin, và
các quốc gia liên quan khác có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ và phát
triển khu vực Biển Đông mà không còn có bầu không khí ngờ vực, sợ hãi
và các mối đe dọa như hiện nay.
Đối với các yếu tố địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia có
thể tạo năng lực để ASEAN đạt đuực một lập trường chung khi ứng phó với
sự phát triển của quan hệ đối tác kinh tế trong khu vực. Inđônêxia cần
nhắc nhở và tác động các nước ASEAN khác hành động một cách tập thể,
nhằm tăng cường hiệu lực của các FTA giữa ASEAN với các đối tác bên
ngoài, và làm cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trở thành một cơ sở cho
hợp tác kinh tế ở Đông Á.
Mỹ, Ôxtrâylia và các nước khác trong khu vực là thành viên của EAS.
Nói cách khác, nếu có ý chí, Inđônêxia có thể mang lại một nỗ lực tập
thể của ASEAN, Mỹ và các đối tác khác để thúc đẩy EAS trở thành một trục
họp tác kinh tế./.
1169. Đằng sau sự tan vỡ của ASEAN
Asia Times
Tác giả:
Carlyle A Thayer
Người dịch:
Thủy Trúc
27-7-2012
Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã thực hiện
một chuyến công du ngoại giao con thoi cấp tốc, tới Campuchia, Việt
Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, để bảo vệ thỏa thuận của khối
về Nguyên tắc Sáu Điểm Trên Biển Đông của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN). Khi được hãng truyền thông Australia (ABC) đề nghị tóm lược kết
quả công việc, ông trả lời: “Trở lại với công việc như bình thường
thôi”.
Ý ông Natalegawa là, ông đã vượt qua được tình trạng lộn xộn bề ngoài
của ASEAN, khi bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khối này không
thể đạt được thỏa thuận về bốn phần (paragraph) trong vấn đề Biển Đông,
cần phải được đưa vào một dự thảo tuyên bố chung để tóm lược kết quả hội
nghị của khối. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, sự kiện do
Campuchia chủ trì này đã bộc lộ việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM)
không đồng thuận được với nhau về một tuyên bố chung.
Natalegawa đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong
khi ông công bố tuyên bố sáu điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Hor Namhong thì
không thể cưỡng lại chuyện đổ hết mọi tội lỗi trong việc ASEAN không ra
được tuyên bố chung cho Việt Nam và Philippines, hai quốc gia ASEAN có
đụng độ rõ ràng nhất với Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền trên Biển
Đông. Brunei, Malaysia và Indonesia cũng có tranh chấp với Trung Quốc về
một số địa điểm cụ thể trong khu vực biển này.
Tuy vậy, biên bản Hội nghị Hẹp của ASEAN (AMM Retreat) lại ghi một
câu chuyện khác hẳn. Theo các bản ghi nhớ về những cuộc thảo luận do một
thành viên tham dự soạn thảo (mà tác giả có viết bài nhận định),
Campuchia đã hai lần bác bỏ đề nghị của Philippines, Việt Nam và các
thành viên ASEAN – đề nghị có một tham chiếu đến các diễn biến gần đây
trên Biển Đông. Lần nào Campuchia cũng đe sẽ hủy tuyên bố chung. Vấn đề
Biển Đông đã được thảo luận trong suốt phiên toàn thể của Hội nghị Hẹp
của ASEAN. Philippines lên tiếng đầu tiên và sau đó là Thái Lan, Việt
Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario kể lại những ví dụ trong
quá khứ và hiện tại về “sự bành trướng và thái độ hung hăng” của Trung
Quốc, đã ngăn cản Philippines “thực thi luật pháp và buộc Philippines
phải rút lui khỏi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chính mình”.
Ông Del Rosario hùng hồn: “Đâu là giá trị thực sự của bộ Quy tắc Ứng
xử (COC) nếu chúng ta không thể gìn giữ DOC [Tuyên bố về Ứng xử của Các
bên]?” – văn bản này đã được chính Trung Quốc tán thành đầu tiên vào năm
2002. Del Rosario chấm dứt bài diễn văn can gián của mình với tuyên bố
“rất cần phải phản ánh được cam kết tập thể của ASEAN trong tuyên bố
chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN”.
Bốn nước khác cũng trực tiếp đề cập tới vấn đề này. Việt Nam gọi việc
Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa gần đây trên các quần đảo tranh
chấp ở Biển Đông, và việc Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc
(CNOOC) mời các công ty nước ngoài thầu thăm dò khai thác ở những vùng
biển tranh chấp khác, là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam ở EEZ và thềm lục địa của Việt Nam”.
Việt Nam cho rằng tuyên bố chung phải phản ánh được thực tế này.
Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN hành động theo một
tiếng nói thống nhất, và lưu ý các bên rằng những diễn biến gần đây đều
gây lo ngại cho tất cả các thành viên ASEAN. Indonesia tán thành ký bộ
Quy tắc Ứng xử, và hứa sẽ “lưu hành một bản ghi không chính thức các yếu
tố khả thi, bổ sung cho COC”.
Malaysia ủng hộ bình luận của Indonesia và nhấn mạnh: “Chúng ta phải
nói một tiếng nói duy nhất; ASEAN phải thể hiện tiếng nói đoàn kết [của
mình]; [nếu không] chúng ta sẽ bị mất tín nhiệm”. Malaysia kết luận:
“Chúng ta phải nhắc đến tình hình ở Biển Đông, đặc biệt là bất kỳ hành
động nào vi phạm luật quốc tế về EEZ và thềm lục địa. Dứt khoát không
thể chấp nhận được, nếu chúng ta không đưa được điều đó vào tuyên bố
chung. ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về Biển Đông,
trong bản tuyên bố chung”.
Singapore lưu ý rằng “các diễn biến gần đây đặc biệt đáng lo ngại”
bởi vì chúng làm gia tăng “sự diễn giải kỳ lạ luật pháp quốc tế, một sự
diễn giải có thể phá hoại hoàn toàn cơ chế UNCLOS”. Singapore kết luận
bằng câu nói: “ASEAN cần phải thể hiện rõ ràng quan ngại của mình về
Biển Đông, trong bản tuyên bố chung… [Sẽ là] tổn hại cho chúng ta nếu
chúng ta không nói gì cả”.
Đồng thuận tan vỡ
Trước khi Campuchia cất tiếng thì không có nước nào phản đối các diễn
văn can ngăn của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và
Singapore. Khi đến lượt Campuchia phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao của họ
hỏi, tại sao lại cần phải nhắc đến chuyện bãi cạn Scarborough, nơi
Trung Quốc và Philippines gần đây có cuộc đụng độ kéo dài hai tháng.
Sau đó, ông bất ngờ tuyên bố: “Tôi phải nói thẳng với các vị, trong
trường hợp chúng ta không thể tìm được lối ra, Campuchia không còn lý do
gì để đưa vấn đề này ra nữa. Khi đó, sẽ không có văn bản nào hết. Chúng
ta không nên cố gắng áp đặt quan điểm quốc gia; chúng ta nên cố gắng
phản ánh các quan điểm chung, trên tinh thần dung hòa”.
Đến lúc này, cuộc thảo luận nóng hẳn lên, cả Philippines lẫn Việt Nam
đều tiếp tục tranh cãi. Malaysia, Indonesia và Singapore có thêm diễn
văn bổ sung. Hội nghị Hẹp của ASEAN kết thúc bằng tuyên bố của Hor
Namhong: “Chúng ta không bao giờ có thể đạt được thỏa thuận, cho dù
chúng ta có ngồi đây thêm 4 hay 5 tiếng nữa cũng vậy… Nếu các vị không
thể nhất trí về nội dung của tuyên bố chung; chúng tôi không còn lý do
gì để đưa vấn đề này ra, trên cương vị Chủ tịch ASEAN”.
Natalegawa đã chỉ ra rất đúng, rằng mặc dù không ra được tuyên bố
chung, nhưng các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã đạt được thỏa thuận
về “các yếu tố chủ chốt” của một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Kết
quả của chuyến ngoại giao con thoi là, ông nói rằng các bộ trưởng ngoại
giao của ASEAN đã nhất trí với “bản đầu của một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu
vực trên Biển Đông”.
Campuchia, với quyền hạn của mình trên cương vị chủ tịch ASEAN, đã tổ
chức hai hội nghị không chính thức giữa quan chức cấp cao ASEAN với
Trung Quốc để thảo luận con đường trước mắt tiến tới COC. Trung Quốc
công khai tuyên bố rằng họ sẵn sàng bước vào thảo luận chính thức với
ASEAN “khi các điều kiện chín muồi”.
Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, quan chức cấp cao ASEAN và Trung
Quốc sẽ thảo luận về các phương thức (thể thức) cho những cuộc thảo luận
sắp tới. Họ vẫn còn cần phải xác định sẽ tiếp xúc với nhau ở cấp nào,
thường xuyên hay không, và sẽ báo cáo cho ai. Theo kế hoạch, thảo luận
chính thức sẽ bắt đầu vào tháng 9, và giới chức ASEAN hy vọng sẽ kết
thúc đàm phán trước tháng 11.
Hoạt động ngoại giao con thoi của ông Natalegawa đã tạo ra một cú
hích tinh thần rất cần thiết cho ASEAN. Các nỗ lực của ông cũng đã giúp
xua tan khỏi Đông Nam Á quan niệm cho rằng các thành viên ASEAN không
thể đoàn kết khi bàn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.
Quan trọng hơn, sự hòa giải (can gián) của Indonesia đã lưu ý
Campuchia rằng, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia không thể
đơn phương kiểm soát chương trình nghị sự của ASEAN. Sự can thiệp của
Natalegawa là chưa từng có tiền lệ: đảm nhận vai trò lãnh đạo mà thông
thường là thuộc về nước chủ tịch ASEAN, và là tín hiệu cho thấy
Indonesia sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong các vấn đề khu
vực. Điều này trái ngược với những năm tháng dưới thời Suharto, khi
Indonesia, vốn được nghiễm nhiên coi là nhà lãnh đạo của Đông Nam Á, giữ
một vai trò kiềm chế “mềm yếu” hơn.
Tuy nhiên, đằng sau sự thể hiện của Natalegawa cũng có thể có một ý
nghĩa khác, rằng ASEAN đang “trở lại với công việc như bình thường
thôi”. Nghĩa thứ hai này có thể là một cách ám chỉ mơ hồ tới thái độ
tiếp tục hung hăng của Trung Quốc khi họ tìm cách thực thi quyền tài
phán trên Biển Đông.
Có ba hình thức thể hiện. Thứ nhất là, Trung Quốc đã nâng cấp Tam Sa
từ một hạt cấp huyện lên cấp tỉnh, và cho nó quy chế hành chính, quản lý
quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa (bãi Macclesfield) và Trường Sa. Quả thật,
chính quyền tỉnh Hải Nam đã khẩn trương chỉ định quan chức địa phương
đến đơn vị mới này công tác, và sẽ tổ chức bầu cử để lựa chọn đại biểu
vào Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức là Quốc hội – ND).
Thứ hai là, Hải Nam – tỉnh miền nam Trung Quốc – không bao lâu sau đó
đã phái 30 tàu cá và bốn tàu hộ tống đến vùng biển thuộc quần đảo
Trường Sa. Lúc đầu đội tàu này đánh cá ngoài khơi dải Đá Chữ Thập (Fiery
Cross Reef), sau đó di chuyển đến dải Đá Gạc Ma (Johnson South Reef),
cả hai đều là vùng biển đang có tranh chấp.
Thứ ba, và quan trọng nhất, là Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung
Quốc đã ra chỉ thị xây một khu nhà tù quân sự tại đơn vị hành chính Tam
Sa. Nhà tù này, với trụ sở đóng tại đảo Phú Lâm (Woody Islands) sẽ có
chức năng quốc phòng, bảo vệ cho một khu vực biển có diện tích bao trùm 2
triệu dặm vuông.
Do đó, trở lại công việc như thường lệ, theo nghĩa thứ hai, còn có
thể có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán COC với Bắc Kinh, Trung Quốc có
lẽ sẽ đồng thời, tiếp tục gây áp lực và đe dọa cả Philippines và Việt
Nam, và tìm các cách khác để gieo rắc bất đồng trong 10 nước thành viên
của khối ASEAN.
Carlyle Thayer là Giáo sư Danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra.
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © BS2012