Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Cập nhật tin ngày 27/7/2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Ngày chủ nhật tuyệt vời (Nguyễn Tường Thụy). – Ai đã tạo nên THẾ HỆ HÈN NHÁT? (Nồng Nàn Phố). “Hôm nay khi nghe tin máu lênh loáng ở biển Đông/ Những chiến sĩ, những chú, những anh đang hòa mồ hôi, nước mắt, máu nóng xuống đại dương xanh ngắt/ Ai trong thế hệ hèn nhát dám nhìn, dám nói thật/ Dám trút bỏ lốt đê hèn để gồng gánh Giang Sơn/ Ở ngút ngàn biển xanh có triệu mắt căm hờn/ Đang nhìn về đất liền nơi thế hệ hèn nhát đang giả tạo sống và quên đi quá khứ, tương lai, hiện tại”.
Nghĩ về những người lính   –   (Phương Bích). “Hàng triệu người lính của hai miền đã nằm xuống. Lịch sử đã sang trang. Đất nước đã thống nhất. Lẽ ra trang sử mới của nước nhà phải rạng ngời tươi sáng cho xứng đáng với vong linh bao người đã hy sinh. Nhưng sao trang Việt sử hôm nay lại tả tơi rách nát?
- Hồ Bạch Thảo: Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt Trung (BS). - Bản đồ triều Thanh cho thấy Trung Quốc không yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (Reuters/ Gocsan).  - Đồn trú mới, rắc rối cũ trên Biển Đông (Time/ Gocsan). - Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (LĐ).
TIỀM LỰC QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM (Phạm Viết Đào).  - Quân đội để làm gì ?   –   (Xuân VN). “Một quân đội như thế thì không giữ nổi Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa và nhiều nơi nữa là điều dễ hiểu. Vì quân đội bây giờ có trung với Nước nữa đâu”.
KINH TẾ
Việt Nam trong giai đoạn củng cố vững chắc (LĐ).
Làng vỗ béo bò (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Độc đáo lễ hội Điện Trường Bà (DV). GIÁO DỤC-KHOA HỌC

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ “siêu âm song thai sinh ra một bé”: Xử lý kỷ luật bác sĩ đã siêu âm sai (SGTT). QUỐC TẾ
Thế giới bất đồng, chưa tìm ra lối thoát cho Syria (VOV). - Tổng thống Syria cảm ơn sự ủng hộ của Triều Tiên (TTXVN). - Cách mạng Syria đi đến bước ngoặt quan trọng? (TQ). - Indonesia đề xuất giải pháp dừng nội chiến Syria (TTXVN).
http://www.youtube.com/watch?v=dcskxrOb-Qk&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

Thuốc súng biển Đông đang cháy? (RFA) -Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của “thành phố Tam Sa”. Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?

20 tàu đánh cá TQ đến gần đảo Thị Tứ (RFA)   —-Phe ‘diều hâu’ ở Trung Quốc nói gì về Biển Đông? (VTC)   —-Trung Quốc “chuyển lửa ra bên ngoài” (TT)
TQ ‘có những quyết định sai lầm’ (BBC) – Một học giả nổi tiếng người Singapore phê phán Trung Quốc ‘bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng’ trên Biển Đông.
Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông  (RFA)   —Tàu cá Trung Quốc áp sát đảo Pag-asa do Philippines kiểm soát (RFI)   –Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa (RFA)   —–Nghịch lý kinh tế Trung Quốc và trận đánh Mỹ-Hoa không tiếng nổ (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet)
Mỹ sẽ ‘ra tay’ nếu Philippines bị tấn công? (VNN)   —Đài Loan ỷ thế Trung Quốc làm càn trên biển Đông? (GDVN)
Biển Đông: Trò chơi ‘dao 2 lưỡi’ của Trung Quốc (Infonet)  –Các lực lượng ‘khuấy đục’ Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2) (Infonet)
Trung Quốc vẫn diễn trò tráo trở trên Biển Đông (Dantri)
Asean cần thay đổi hình ảnh và tư duy (BBC)   —-VN muốn Campuchia vào Hội đồng Bảo an (BBC)   —-Asean, Cambodia và giấc mơ ‘Asean 10’ (Lê Phan -Nguoiviet)
Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi làm rõ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông(VOA)   —TNS Jim Webb lo ngại về Trung Quốc(BBC)   —-Trung Quốc “ngày càng hung hăng” (NLĐ)  —-Yếu tố “bài Trung Quốc” trong tranh cử Tổng thống Mỹ (RFI)    —-Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu nghị quyết về biển Đông (TN)  —Học giả Úc hối thúc chính phủ điều giải vụ tranh chấp Biển Đông(VOA)
Đối phó với chính sách “5 tồn tại” của TQ tại biển Đông   SGTT.VN – Hiện tại Bắc Kinh đang cố gắng thưc hiện “5 tồn tại lớn” tại biển Đông, hay nói cách khác là 5 bước đi lớn nhằm hiện thức hóa tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại các khu vực đang tranh chấp.  —-Mô hình nào cho dân quân biển?  (SGTT)    —-Sắp có kiểm ngư Việt Nam (NLĐ)
Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga với trọng tâm hợp tác năng lượng (RFI)    —-Việt Nam tạo điều kiện cho Nga khai thác dầu khí (VNN)  —Kiến nghị bỏ điều 88 (BBC) -Trường Luật Stanford đòi VN bỏ điều 88 luật hình sự.   —–GS Ðại Học Stanford kêu gọi điều tra việc bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ VN(VOA)   ——Đệ trình lên UNGWAD việc bắt giữ thanh  niên công giáo (RFA)   —–Trường hợp gia đình tù nhân Phan Ngọc Tuấn (RFA)    —-Vụ án blogger Điếu Cày sắp được xét xử (RFA)    —MS Nguyễn Công Chính sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 31/ 7 (RFA)
Tượng Thánh giá Long Tân được trưng bày tại Úc (RFA)  —-Tàu bệnh viện USNS Mercy rời Việt Nam (RFA)   —-Vinalines: thêm 7 người bị bắt (RFA)
Sai phạm tại Vinalines: Bắt thêm 6 người (NLĐ)  —-Thêm 5 giới chức bị bắt trong vụ tham nhũng ở Vinalines(VOA)   —-Đánh phóng viên, thượng uý
công an mất chức (RFA)    —Sẽ không xử lý hình sự vụ đánh 2 nhà báo ở văn Giang (RFA)  —‘Không đủ cơ sở truy tố’ (BBC) – Công an Hưng Yên cho biết không đủ cơ sở truy tố hình sự với các đối tượng vụ phóng viên VOV bị đánh.
Vụ hành hung 2 nhà báo VOV ở Hưng Yên: Tưởng nhà báo là… người dân (!?) (NLĐ) - Bỡi’”tưởng Dân” mới đánh sơ sơ mỏ sưng như heo,nếu “biết chắc chắn” là Dân thì đánh bỏ mạng rồi!? -Đúng là xem Dân như cỏ rác,còn tệ hơn bọn ngoại quốc cai trị!!!    —-Vụ côn đồ hành hung ở Văn Giang: Khởi tố thêm 2 người(TNO)
Bãi thị đòi công bằng ở Chợ Việt lớn nhất Ba Lan (RFA)   —-Quan tâm vụ công nhân Việt (BBC) – Cơ quan di trú Moscow điều tra vụ công nhân Việt ‘bị ngược đãi’.    —-VN ‘nhất thế giới’ về nạn buôn sừng tê (BBC)
Vụ tuyển nữ hộ sinh bằng kỹ năng bóng chuyền: vì chiều chuộng sở thích của cấp trên   SGTT.VN – Ngày 26.7 ông Lê Văn Tế, giám đốc bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình, nơi có vụ tuyển dụng kỳ lạ: tuyển nữ hộ sinh bằng kỹ năng bóng chuyền, đã thừa nhận làm sai quy trình cũng chỉ vì phong trào bóng chuyền.
Nhật Bản: Du học sinh VN thú nhận tự sát  (Dantri) – Theo thông tin từ cảnh sát tỉnh Osaka, du học sinh Việt Nam bị đâm trong khuôn viên Trường Đại học Osaka đã thú nhận tự sát vào ngày 26/7.

Báo Người Việt và vấn đề tự do ngôn luận » - (Đanchimviet)- Các anh Vẹm nằm vùng hồi xưa che mắt được Nha Cảnh sát Đô thành Sài Gòn nhưng nay không thể che mắt FBI được…

LM. Phan Văn Lợi nhận định về chính sách ngăn chận biểu tình chống bá quyền Trung Quốc của CSVN. (CTM)

Tố cáo CA phường Cống Vị tra tấn man rợ dân oan Trần Ngọc Anh (CTM) –   Chị Trần Ngọc Anh, suốt 19 năm sống đầu đường xó chợ để khiếu kiện, bị bắt giam 15 tháng trong tù, ra tù tiếp tục khiếu kiện là chân dung tóm gọn của một trong hàng ngàn dân oan ở Việt Nam……!……..Những ngày tháng 6 năm 2012, theo dõi Chính phủ báo cáo trước Quốc hội, nghe ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo đã giải quyết được 89% các khiếu nại, tố cáo. Ngày 14.06.2012, chị Trần Ngọc Anh tìm đến nhà ông để hỏi xem 89% được giải quyết đó sao không có trường hợp dân oan của chị?

MLNQVN: Kêu Gọi Đề Cử Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2012 (CTM)

Bún mắng cháo chửi ở Hà Nội (Nguyễn hưng Quốc -VOA)   —Mỹ muốn VN xem xét qui định quảng cáo sữa trẻ em (RFA)    —-‘Thí điểm hợp pháp hóa mại dâm’? (Đất Việt)  —Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90% (VnEc)
VTC News vào cuộc, thôn ‘nghèo toàn tập’ hết thèm điện (VTC)    —-33 tỉnh thành thông qua viện phí mới  (TT)

Kinh tế

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cam kết bảo vệ đồng Euro(VOA)    —-Kinh tế Anh xấu hơn dự đoán (BBC)    —-Mùa hè nóng bỏng của kinh tế Tây Ban Nha (RFI)     —-Hy Lạp phải tiết kiệm thêm 11,6 tỷ euro trong tài khóa 2013 và 2014 (RFI)
Gas lại bị làm giá  (NLĐ) -Do giá thế giới tăng mạnh, nhiều hãng gas, tổng đại lý, kể cả đại lý bán lẻ trong nước đang tìm cách hạn chế bán hàng, chờ giá lên

Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 1) (Trần vinh Dự -VOA) – ….Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông lạnh giá của suy thoái toàn diện…..

Quần áo hàng hiệu… 29.000 đồng  (VTC News) – Dù đang giữa mùa nắng nóng, nhưng hàng loạt cửa hàng thời trang ở Hà Nội đã treo biển giảm giá “sốc” để thanh lý hàng hè.

Văn hóa – Giáo dục

Rớt nước mắt cảnh nghèo của thủ khoa Dược (VNN)
Tạ Tỵ, người mở những cánh cửa lớn cho hội họa Việt Nam (Du tử Lê -Nguoiviet)

Thế giới

Trực thăng tấn công của TQ sử dụng kỹ thuật của Hoa Kỳ?(RFA)     —-Trung Quốc bác cáo buộc sử dụng công nghệ trực thăng “chôm” của Mỹ (TNO)—-Tình trạng nhân quyền Trung Quốc xấu đi  (RFI)    —-Thiên tai : Bắc Kinh dọa trừng phạt cư dân mạng chỉ trích chính quyền (RFI)   —-Lụt Bắc Kinh gây thiệt hại trầm trọng, dân không tin chính quyền (Nguoiviet)   —- Trung Quốc muốn bưng bít thiệt hại trận lụt vừa qua? (RFA) —–Vợ ông Bạc Hy Lai bị truy tố về tội giết người (VOA)   —Vợ Bạc Hy Lai bị khởi tố tội giết người (BBC)
Nga tiếp tục bắt giữ 2 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (GDVN)   —Nhật cảnh báo về hoạt động của Hải quân Trung Quốc (TN)
Giao tranh tiếp diễn ở thành phố lớn nhất Syria(VOA)    —Chiến sự tiếp diễn dữ dội ở thành phố Alep (RFI)   —Phe nổi dậy Syria củng cố lực lượng
Ông Kim Jong Un đang xây dựng hình ảnh của riêng mình(VOA)  —-Với vợ bên cạnh, Kim Jong-Un muốn chứng tỏ sự chín chắn (RFI)   —-London xin lỗi đội bóng Bắc Hàn (BBC)   —-Vì sao Triều Tiên công bố tin lãnh đạo cưới vợ? (VNN)
VÐV Hy Lạp bị trục xuất khỏi Olympic vì bình luận phân biệt chủng tộc(VOA)   —Ông Mitt Romney bắt đầu chuyến công du nước ngoài(VOA)
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu(VOA)   —-Highgate: địa danh gắn với tên tuổi Karl Marx (BBC)

Cuba thả một số nhà đối lập bị bắt khi dự đám tang của ông Oswaldo Paya (RFI)   —-Người tị nạn vượt biển đến Úc tăng vọt (RFA)

Anh ruột tổng thống Lee Myung Bak bị truy tố về tội nhận hối lộ(RFI)  —-Bị virus tấn công, máy tính tại cơ sở hạt nhân Iran hát nhạc rock  (TNO)

TT Mỹ ủng hộ quyền mang súng của cá nhân (NLĐ)

Đàn ông Hàn Quốc ế vợ vì không có tiền (VNN) -Số lượng đàn ông độc thân từ 35-49 tuổi tại Seoul đã tăng lên gấp 10 lần so với hai thập kỷ trước và chiếm khoảng 20,1% tổng số đấng mày râu trong độ tuổi này.
Bắc Hàn tung truyền đơn chống Hàn Quốc qua biên giới (RFA)   —-Bashar al-Assad chẳng có nhiều lựa chọn (Bùi Tín -VOA)

VH-XH-MT

Nhà chủ tịch xã bị ném mìn (VTC)
Một học sinh bị xe tải cán nát 2 chân  (TN)  —Vi phạm luật giao thông còn tấn công CSCĐ (NLĐ)  —-Khiếp hãi tin đồn (NLĐ)   —-Kiểm tra 2 trang mạng bị công nhân tố cáo lừa đảo(NLĐ)  —-Tử hình một phụ nữ vận chuyển 1,2 kg heroin(NLĐ)
Cướp 70.000 đồng để đi …uống cà phê(NLĐ)   —Rạng sáng nay, lở đất lớn, 2 người mất tích(NLĐ)   —Quốc Cường Gia Lai bị kiện(NLĐ)   —-Viễn thông “khổ” vì bị cắt trộm cáp (Infonet)
Truy sát kinh hoàng, mẹ chết, con bị thương nặng  (Dân trí) – Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, Phan Văn Vượng đã vác dao chọc tiết lớn truy sát cả nhà anh Cáp Văn Tường khiến vợ anh chị Kim Thị Chín (SN 1982) chết tại chỗ, cháu Cáp Thị Lan (SN 2002) bị thương nặng. Bố đẻ anh bị chém hụt, thoát chết trong ngang tấc.
Bi hài chuyện chồng bị 5 người vợ… hãm hiếp cho đến chết (Dân trí) – Một doanh nhân giàu có và là chồng của 6 người vợ đã bị đột tử sau khi bị những người vợ của mình “cưỡng ép” tham gia vào một cuộc “mây mưa” trường kỳ.
Khám phá chốn ăn chơi ‘nóng’ nhất Việt Nam (ĐV)   —Chùm ảnh ‘sao’ khỏa thân chào Olympic 2012 (phần 2) (ĐV)  —Đà Nẵng: Mặt cầu hỏng do công nghệ …quá hiện đại (ĐV)
Mại dâm giá rẻ lên rừng vét nhẵn túi công nhân (ĐV) —Mánh khóe vét túi, ‘bỏ đói’ công nhân của ‘cave’ chốn công trường (ĐV)
Uống nước tăng lực, học sinh sẽ bị đình chỉ học (VTC News) – Nếu bị phát hiện uống nước tăng lực trong trường, học sinh có thể bị đình chỉ học tập.

Thấy gì qua những phát ngôn?

Mẹ Nấm – Tháng 7 thành phố “Tam Sa” chính thức “ra đời” bởi mẹ mìn Trung Quốc, đánh dấu một mốc điểm lịch sử quan trọng cho tiến trình từng bước xâm chiếm Việt Nam trong chiến lược bành trướng của bá quyền phương bắc.
Chính sách phảichỉ được để cho “đảng và nhà nước lo” đã lưu lại những dấu ấn của con mộc “made in China” tại Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, một vùng diện tích bằng tỉnh Thái Bình ở biên giới Việt Trung và bây giờ là Hoàng Sa – Trường Sa với bảng hiệu mới trương: Tam Sa
Sự “bức sinh” của Tam Sa như là một hình thức “bức tử” Hoàng Sa – Trường Sa một cách chính thức, người ta thấy gì về phản ứng ở tầm lãnh đạo quốc gia? Và từ đó thấy gì ở bản chất qua những phản ứng này?
Ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã “lo” gì trước hành động chính thức xâm lược này?
Đảng thì hoàn toàn im lặng mặc dù mọi hiệp ước ký kết giữa hai quốc gia đều do ông Tổng bí thư của đảng đặt viết ký.
Nhà nước thì phải đợi đến 5 ngày sau, 24/7, mới có động thái. Và động thái ấy không gì khác hơn là phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Lương Thanh Nghị ra tuyên bố:
“Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp”. 
Cùng ngày, Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng cùng ra tuyên bố phản đối những hành động trên của Trung Quốc. Đà Nẵng và Khánh Hòa là các địa phương có nhiệm vụ quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:
“Chính quyền và nhân dân Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa một lần nữa hết sức lo ngại và bất bình. Những hành động sai trái của Trung Quốc không làm thay đổi thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam”. (Theo VNExpress)
Trong khi đó, tại Philippines trước hành động xâm lược leo thang của Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarbourough, Tổng thống Benigno Aquino – chứ không phải một nhân viên nào của Bộ ngoại giao – nhấn mạnh:
“Đây không phải là lúc nói về một cuộc chiến. Đây không phải là lúc nói về sự bắt nạt. Đây là lúc nói về việc đạt được hòa bình. Đây là lúc nhìn nhận khả năng của chúng ta để bảo vệ chính mình.” (This is not about picking a fight. This is not about bullying. This is about attaining peace. This is about our capability to defend ourselves).
“Nhưng nếu có ai đó vào sân nhà anh và nói với anh rằng đó là của sân của họ thì anh có đồng ý không? Nếu chúng ta từ bỏ những gì lẽ ra thuộc về chúng ta liệu có đúng không?” (But if someone entered your yard (territory) and told you he owned it, would you agree? Would it be right to give away that which is rightfully ours?)
“Tôi không nghĩ rằng có gì quá đáng khi yêu cầu quyền của chúng tôi phải được tôn trọng, cũng như chúng tôi tôn trọng quyền của họ với vị thế là một quốc gia láng giềng trong một thế giới mà chúng ta cần chia sẻ.” (I do not think it exccessive to ask our right be respected, just as we respect their rights as a fellow nation in a world we need to share).
Đó là lời người lãnh đạo của Philippines.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng – tất cả đều là ủy viên Bộ chính trị của đảng duy nhất đang cầm quyền – ở đâu trong lúc này?
Trước những động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc, nhà nước Việt Nam, chỉ qua vai trò của một người phát ngôn đang để cho cả thế giới thấy rõ phương thức bảo vệ lãnh thổ, và danh dự của quốc gia ở Việt Nam là cách phát đi phát lại đoạn băng rè được thâu sẵn từ năm 2007 cho đến nay.
Không có thêm động thái nào mới có tính chất quyết tâm khẳng định chủ quyền từ phía các lãnh đạo cao cấp Việt Nam.
Họ mắc nghẹn cái gì mà không nói nên lời?
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa, đâu phải chỉ có hai ông chủ tịch thành phố Đà Nẵng và chủ tịch tỉnh Khánh Hòa chịu đau, chịu nhục?
Trước tình hình căng thẳng trên biển Đông, cùng với câu “trấn an” lòng dân bất hủ “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”, các nhà lãnh đạo Việt Nam hình như muốn chứng minh cho cả thế giới thấy khả năng chịu nhục của mình đã đạt đến cấp độ cao.
Và trên thực tế, bỏ qua các hành vi xâm chiếm leo thang của Trung Quốc từ năm 2007 cho đến nay, phiên tòa kín xét xử ba bloggers – các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do – Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), AnhbaSG (Phan Thanh Hải), Tạ Phong Tần – những người đã từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, có những bài viết mạnh mẽ về chủ quyền biển đảo Việt Nam đầu tiên – dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 07/08/2012 sắp tới đây, như một minh chứng hùng hồn rằng: chỉ có người dân Việt Nam phản đối chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc, còn chính phủ Việt Nam thì không. 
2007 – 2012, 5 năm, không quá ngắn, cũng chẳng quá dài, với nhiều chuyến thăm viếng cả ngoại giao lẫn công vụ chính thức, với nhiều văn kiện được ký kết, trong đó, gần nhất là văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển năm 2011 căn cứ vào những nhận thức chung mà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993 thì kết quả cuối cùng là thành phố Tam Sa đã được thành lập, và phiên họp đầu tiên đã diễn ra tại đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Dẫu biết rằng mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, nhưng hãy thử ngẫm lại lời Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino trong thông điệp liên bang đọc trước quốc hội khi kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết cùng với những nỗ lực của chính phủ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình: “Không thể cho đi những gì hợp pháp thuộc về chúng ta. Vì vậy, tôi kêu gọi sự đoàn kết từ người dân về vấn đề này. Chúng ta hãy có chung một tiếng nói để có thể thấy rõ hơn vị thế và vai trò cùng trách nhiệm của những người lãnh đạo Việt Nam.
Họ có đi chung một con tàu với dân tộc này trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hay không? 
Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Biên giới Việt Trung, Hoàng Sa, Trường Sa là câu trả lời.
Những bản án, những cú đạp, cái đấm vào mặt nhân dân, những hàng rào người quanh nhà lẫn những hàng rào song sắt với áo xanh lá cây, áo vàng, lẫn áo xanh da trời ngăn chận người dân thể hiện lòng yêu nước, khẳng định chủ quyền và phản đối Trung Quốc xâm lược là câu trả lời.
Những Đại hội đại biểu toàn quốc hội hữu nghị VN-TQ, những cuộc thi Tiếng hát hữu nghị Việt-Trung là câu trả lời.
Và sự im lặng của những người đang nắm quyền lãnh đạo cao nhất nước trước sự việc Tam Sa là câu trả lời.

1165. Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt – Trung

Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt – Trung

Hồ Bạch Thảo
26-07-2012
Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Minh Sử (2)! Biển lúc bấy giờ là mối hệ lụy, nên Trung Quốc chủ trương phòng thủ thụ động trên bờ, bỏ mặc đại dương không chiếu cố đến. Sách lược này được phản ảnh một cách cụ thể trong trường hợp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang xin chế tạo nhiều thuyền để ra biển bắt cướp; bị vua Gia Khánh bác và khẳng định quốc sách là phòng thủ tại cảng và truy lùng những người trên bờ ngầm mua bán hợp tác với bọn cướp:
 Ngày 2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]
….. Còn trong tấu triệp Ngô Hùng Quang trình bày rằng ‘ Thuyền cướp qua lại đợi chờ mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo tung tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế, nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt.’
“Ðiều này không đúng, về bọn cướp biển, gạo, nước, thuốc súng đều nhờ vào trên bộ. Bọn giặc trên bờ và dưới nước vốn quen nhau, ngầm giao dịch, cũng không phải chờ bọn cướp biển lên bờ tìm kiếm mới được tiếp tế. Tổng chi, đáng ra lệnh các quan văn võ tại cửa biển mật cho tuần tra, nghiêm bắt, trừng trị nặng; bọn phỉ trên bờ co rút lại, thì mới đoạn tuyệt việc tiếp tế.
 Nếu làm theo lời tâu, chế tạo nhiều thuyền bè, xuất dương đánh bắt, theo sát gót tung tích thuyền cướp, không để cho chúng nhàn rỗi hoành hành. Nhưng không biết rằng trên đại dương có bao nhiêu thuyền cướp để theo bén gót, vả lại trên biển dòng nước bất đồng, gió bão không định, khó mà ra lệnh thuyền nào của ta theo dõi thuyền nào của giặc cướp. Hãy suy nghĩ nếu bọn giặc biển không biết bọn phỉ trên cạn, đột nhiên đến mua nước, gạo, thuốc súng, thì ai mà bán cho. Ðiều đó khẳng định rằng việc cấm bọn phỉ tiếp tế tất phải nghiêm tra trên bờ, làm vững rào dậu là biện pháp chính. Phúc Kiến nghiêm cấm tiếp tế tại cửa biển, thực hiện hữu hiệu, tỉnh Quảng Ðông cần nhất luật thực hiện……” ( Nhân Tông Thực Lục quyển 189, trang 7)
Cùng đề cao sách lược phòng thủ thụ động nơi ven biển, tại quyển 9, Hải Phòng, trong Quảng Ðông Thông Chí, Tổng đốc Hác Ngọc Lân tóm tắt:
Phàm thuyền đến không cho đậu, đi không tiếp tế; thì dân chúng duyên hải đều được yên gối mà ngủ.”
Với chính sách về biển như vậy, nên từ triều Thanh trở về trước, tại biển nam, Trung Quốc giới hạn vùng lãnh hải gần bờ; nhường phần còn lại cho An Nam, để nước này cáng đáng việc đánh bắt cướp biển ngoài khơi. Cũng trong quyển 9, Quảng Ðông Thông Chí, có đoạn chép về giới hạn biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, nguyên văn như sau:

Xung yếu:
Từ huyện Lạc Hội, phủ Quỳnh Châu, khởi đầu tiếp giáp với biên giới [biển] An Nam:
-Vũng Hải Ðiều: giới hạn huyện Văn Xương
-Cảng Phố Tiền: giới hạn huyện Hội Ðồng
-Cảng Thần Ứng: giới hạn phủ Quỳnh Châu
-Phố Phong Doanh: giới hạn phủ Quỳnh Châu
-Phố Ma Ðầu: giới hạn huyện Lâm Cao
-Phố Cung Loan: giới hạn huyện Lâm Cao
-Loan Ðiền Hòa: Giới hạn châu Ðam
-Núi Nga Trá: giới hạn huyện Xương Hóa
-Doanh Bạch Sa: giới hạn huyện Cảm Ân
-Ðại Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
-Tiểu Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
-Vũng Nha Lang: giới hạn huyện Lăng thủy
-Cửa Song Châu: giới hạn huyện Lăng Thủy
-Thất Thập Nhị kính: giới hạn châu Khâm
-Nha Sơn: giới hạn châu Khâm
-Ðạm Thủy Loan: giới hạn châu Khâm
-Doanh Cách Mộc: giới hạn huyện Linh Sơn
-Núi Ô Lôi: giới hạn huyện Linh Sơn
-Ao Thanh Anh: giới hạn phủ Liêm Châu
-Ao Dương Mai: giới hạn phủ Liêm Châu
-Ao Bình Giang: giới hạn phủ Liêm Châu
-Thiệu Châu: giới hạn sở Vĩnh An
-Mão Châu: giới hạn sở Hải An
-Vi Châu: giới hạn sở Cẩm Nang
Sau đây xin tìm hiểu từng địa danh, trình bày theo trình tự từ gần đến xa, tức từ hướng tây sang đông:
1.Thất thập nhị kính: giới hạn châu Khâm.
Ðại Thanh Nhất Thống Chí (3) xác nhận Thất Thập Nhị Kính là 72 đường thủy chạy quanh co tại Long Môn:
Ngoài Long Môn quần sơn nhấp nhô, chia biển ra thành 72 đường thủy đạo, theo núi quanh co, đường nọ với đường kia có thể thông nhau, người đời thường gọi “ Long Môn thất thập nhị kính” là tại đây.
Bản đồ Google phóng lớn ghi vị trí Long Môn Cảng Trấn, tại tọa độ 21.726334,108.57170 ( Quí vị chưa quen, xin copy số bên cạnh, mở Google map paste vào ô chữ nhật, rồi gõ vào hình mặt kính ô màu bên phải, thì sẽ thấy vị trí trên bản đồ ). Qua lời tâu dưới đây của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trần Ðại Thụ thời Càn Long, cũng xác nhận vùng Long Môn, châu Khâm, giáp với biển Bạch Long Vĩ nước ta:
Ngày 30 Tân Mùi tháng 5 năm Càn Long thứ 15 [3/7/1750]
Tổng đốc Lưỡng Quảng Trần Ðại Thụ tâu:
“ Vùng Long Môn, Khâm Châu Quảng Ðông giáp giới với biển Bạch Long Vĩ, thuộc An Nam. Thuyền buôn nội địa [Trung Quốc] qua lại gặp những sự cố, hoặc những lính tráng đào ngũ trốn tránh tại nơi đây, ta cho là biển của nước Di, nên từ chối không phòng ngự………. Nhận được chiếu chỉ:
“Ðiều thấy đúng, đã hiểu rõ.” ( Cao Tông Thực Lục quyển 365, trang 34)
Cũng cần lưu ý rằng địa danh Bạch Long Vĩ là một doi đất nhô ra biển, giống như đuôi rồng, tại tọa độ 21.49588,108.230438,  chứ không phải là đảo Bạch Long vĩ. Vùng đất ven biển này và cả khu Giang Bình, Hoàng Trúc; do người Pháp nhường cho nhà Thanh sau hòa ước Thiên Tân năm 1885; vua Quang Tự xác nhận việc nhường đất qua văn bản dưới đây:
Ngày 26 Ðinh Vị tháng 4 năm Quang Tự thứ 14 [5/6/1888]
Dụ các Quân cơ đại thần:
….Ðịa phương châu Khâm rộng rãi, lần này định biên giới, Ðại thần họ Vương (4) thuộc Tổng lý các quốc sự vụ nha môn cùng Sứ thần Pháp qua lại biện luận , mới đem các xứ Bạch Long Vĩ, Hoàng Trúc, Giang Bình nhất luật đưa về Trung Quốc; từ nay về sau chốn hiểm yếu, đặt việc phòng thủ rất quan trọng.. (Ðức Tông Thực Lục quyển 254, trang 14-15)
2. Nha Sơn: giới hạn châu Khâm
Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (4) cho biết Nha sơn cách Long Môn 34 km về phía đông:
Núi Nha Sơn [牙山島]: núi ở ngoài biển, phía đông cách Long Môn 60 lý [34 km]; giữa biển nhô lên 3 ngọn núi, chiều ngang hàng chục lý, hình như 3 chiếc răng. Gần Nha Sơn 20 lý [11.6 km] có mũi Kim Cổ, phía đông có vũng Ô Lôi, phía tây có núi Mã Yên, đều là cảng, có thể đậu thuyền ngoài biển.
Qua bản đồ Google thấy hình dáng Nha Sơn như 3 chiếc răng chìa ra biển, tại tọa độ 21.701934,108.622856
3. Ðạm Thủy Loan:giới hạn châu Khâm
Bản đồ Google xác nhận Ðạm Thủy Loan hình giống đường vạch chìa ra biển,  tại tọa độ 21.719477,108.651695
4. Doanh Cách Mộc: giới hạn huyện Linh Sơn
Vị trí doanh Cách Mộc, không rõ; tuy nhiên huyện Linh Sơn tại phía đông châu Khâm.
5.Núi Ô Lôi: giới hạn huyện Linh Sơn
Ðại Thanh Nhất Thống Chí (5) chép về Ô Lôi lãnh như sau:
Ô Lôi lãnh: phía đông nam châu Khâm 160 lý [92 km], còn có tên là Ô Lôi môn, nhô lên từ biển; vì vị trí hiểm trở nên được đặt binh phòng giữ. Theo Châu Chí mạch núi từ núi Na Mộ chạy quanh co tạo thành Thập Nhị lãnh rồi ra biển, qua trước miếu Phục Ba, thủy trình vào phủ Liêm Châu qua đây.
Trên bản đồ Google hiện có Ô Lôi thôn, là một bán đảo tại tọa độ 21.613707,108.735981
6.Ao Thanh Anh: giới hạn phủ Liêm Châu
Dưới thời Minh, tác phẩm Trù Hải Ðồ Biên của  Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, còn lưu lại một số bản đồ duyên hài, trong đó có bản đồ  vùng biển châu Khâm. Tại bản đồ này, cũng ghi lại các địa danh được đề cập ở trên như: Thất Thập Nhị Kính,[-3-], Nha Sơn [-4-], Ô Lôi Sơn [-5-] . Ngoài ra còn ghi vị trí Thanh Anh trì tại [6], đây là ao nuôi ngọc trai ngoài biển. Cần lưu ý, phương pháp thể hiện bản đồ Hồ Tôn Hiến trái ngược với bản đồ ngày nay; ở chỗ phía trên chỉ hướng nam, phía trái chỉ hướng đông và tỷ lệ xích cũng không hoàn toàn chính xác; tuy nhiên đây là tác phẩm cổ trên 500 năm về trước, cũng cần được tham khảo. Bản đồ Google không ghi ao Thanh Anh, xin suy ra từ bản đồ Hồ Tôn Hiến để tạm chấm tọa độ: 21.601258,108.802414
Bản đồ vùng biển châu Khâm của Hồ Tôn Hiến:

Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1- Ðại Lộc Ðôn.
-2- Tiểu Lộc Ðôn
-3- Thất Thập Nhất Kính
-4- Nha Sơn
-5- Ô Lôi Sơn
-6- Thanh Anh Trì
-7-  Vùng biên giới nước An Nam
-8- Thành châu Khâm
7. Ao Dương Mai: giới hạn phủ Liêm Châu
Trên bản đồ vùng biển châu Liêm của Tổng đốc Hồ Tôn Hiến có ghi nhận hồ ngọc trai Dương Mai trì tại [-1-] (còn gọi là Dương Hải trì). Riêng bản đồ Google không chép, suy ra từ bản đồ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ: 21.611472,108.850479
8. Ao Bình Giang: giới hạn phủ Liêm Châu
Bản đồ Hồ Tôn Hiến ghi Bình Giang Trì tại [-4-], riêng Google không ghi,  căn cứ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.610196,108.904724
9.Thiệu châu: giới hạn sở Vĩnh An
Bản đồ Hồ Tôn Hiến ghi Thiệu Châu tại [-6-], riêng Google không ghi, nên căn cứ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.582104,108.980255
10.Mão châu: giới hạn sở Hải An
Bản đồ Hồ Tôn Hiến ghi Mão châu tại [-7-], riêng Google không ghi, nên căn cứ Hồ Tôn Hiến tạm chấm tọa độ 21.59232,109.049606
Bản đồ vùng biển phủ Liêm Châu của Hồ Tôn Hiến:

Phiên âm tên các đảo và địa danh cần lưu ý:
-1-Dương Mai Trì
-2-Xà Sơn
-3-Xà Dương Châu
-4-Bình Hà Trì
-5-Châu Mẫu Hải
-6-Thiệu Châu
-7-Mão Châu
-8-Liêm Châu Phủ
11. Vi Châu: giới hạn sở Cẩm Nang
 Quảng Ðông Thông Chí xác nhận đảo Vi Châu, tại sở Cẩm Nang, giáp giới với biển Việt Nam. Ðảo này vị trí tại phía nam huyện thành Hợp Phố khoảng 200 lý, chu vi 70 lý; xưa là sào huyệt giặc cướp, đời Minh Vạn Lịch di dân đến canh tác (6).
Thanh Thực Lục cũng xác nhận thêm Vi Châu là cửa ngõ của 3 phủ Cao Châu, Lôi Châu, Quỳnh Châu; mặt phía tây thuộc biển Việt Nam:
Ngày 18 tháng 3 năm Ðạo Quang thứ 13 [9/3/1833]
……..Lại căn cứ theo Cao Nghi Dõng khám xét biển phía đông nam Long Dương, thuộc 3 phủ Cao, Lôi, Quỳnh, trong đó có đảo Vi Châu làm cửa ngõ, mặt phía tây thuộc Việt Nam, thuyền cướp thường trốn tại núi Cẩu Ðầu; cần phải chặn việc tiếp tế lương thực, thuốc súng; ngăn con đường vượt biên giới ăn cướp. Lại dò biết thuyền cướp có hơn 1 chục chiếc, trốn tránh xa tại châu Giáp, núi Cẩu Ðầu thuộc đất Di [Việt Nam], quân ta không quen đường cát, khó có thể đi xa. Ðáng phải thông báo cho Việt Nam, xua đuổi ra đánh. Duy cương vực Hoa, Di có phân biệt, phải biết rõ tình hình, thì mới có thể đánh bắt không để sót….. (Tuyên Tông Thực Lục, quyển 230, trang 6-8)
Riêng bản đồ Google ghi nhận Vi Châu đảo tại tọa độ 21.046695,109.117584
12 Vũng Hải Ðiều: giới hạn huyện Văn Xương
Bản đồ Google không ghi vũng Hải Ðiều, riêng Văn Xương thị thuộc tỉnh Hải Nam, tọa độ 19.538437,110.807419
13.Cảng Phố Tiền: giới hạn huyện Hội Ðồng
Ðại Thanh Nhất Thống Chí (7)xác nhận cảng Phố Tiền tại phía bắc huyện Văn Xương 150 lý:
Cảng Phố Tiền: tại phía tây bắc huyện Văn Xương 150 lý [87 km], sông từ huyện Quỳnh Sơn chảy đến hợp với sông Tam giang để ra biển. thương thuyền tập trung nơi đây tạo thành nơi yết hầu của huyện.
Riêng bản đồ Google ghi nhận Phố Tiền cảng tại tọa độ 20.042386,110.510101
14.Cảng Thần Ứng:giới hạn phủ Quỳnh Châu
Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (8) xác định vị trí cảng cách huyện Quỳnh Châu 10 lý về phía bắc:
Cảng Thần Ứng: tại phía bắc huyện Quỳnh Châu 10 lý [5.8 km], còn có tên là cửa khẩu Bạch Sa. Dư Ðịa Kỷ Thắng chép bến Bạch Sa tại huyện Quỳnh Châu thuyền các nước Phiên tụ tập; bờ biển khuất khúc thuyền lớn không thông. Vào thời Kiến Viêm soái xứ Quỳnh Châu là Nghiêm Quang Tổ cho khai cảng để tiện việc buôn bán, cảng tuy mở nhưng cát lại lấp; vào năm Thuần Hy Mậu Thân, một trận cuồng phong xẩy ra, tạo thành cảng lớn hơn trước, nên có tên là cảng Thần Ứng.
Google không ghi vị trí cảng Thần Ứng, nhưng có ghi Quỳnh Sơn khu tại tọa độ 19.991417,110.348053
15. Phố Phong Doanh: giới hạn phủ Quỳnh Châu
Không rõ vị trí.
16. Phố Ma Ðầu: giới hạn huyện Lâm Cao
Không rõ phố Ma Ðầu, tuy nhiên Google ghi nhận vị trí Lâm Cao huyện tại tọa độ 19.915257,109.706726
17.Phố Cung Loan: giới hạn huyện Lâm Cao
Không rõ vị trí.
18. Ðiền Hòa loan: giới hạn châu Ðam
Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (9) chép là cảng Hòa Ðiền, tại phía bắc châu Ðam 45 lý:
Cảng Hòa Ðiền: tại phía bắc châu Ðam 45 lý [26 km]; lại có cảng Nga Man tại phía bắc châu 40 lý [23 km], tại đó có 36 khe, khi thủy triều lên thì nước tràn ngập, khi thủy triều xuống thì nước khe chảy ra trong vắt. Lại có cảng Hoàng Sa tại phía tây bắc châu 40 lý [23 km], gần với cảng Nam Khê. Châu Chí chép trong châu có hàng chục cảng, nhưng tại Hòa Ðiền bị giặc cướp quấy nhiễu nhiều, vì từ Lâm Cao xuống chỉ có cảng này có thể lấy được nước nhưng không có thành đá để ngăn, lại còn cách xa châu lỵ.
Riêng bản đồ Google không ghi cảng Ðiền Hòa, nhưng xác nhận Ðam Châu cảng tại tọa độ 19.726635,109.285126
19. Núi Nga Trá: giới hạn huyện Xương Hóa
Bản đồ Google không ghi núi Nga Trá, nhưng xác nhận cảng Xương Hóa tại tọa độ 19.326695,108.646545
20. Doanh Bạch Sa: giới hạn huyện Cảm Ân
Bản đồ Google không ghi doanh Bạch Sa, nhưng xác nhận Cảm Thành trấn tại tọa độ 18.848787,108.631439
21. Ðại Ðộng Thiên, Tiểu Ðộng Thiên: giới hạn châu Nhai
Tại vùng châu Nhai, gần Tam Á, Google ghi nhận địa danh Ðại Tiểu Ðộng Thiên tại tọa độ 18.293906,109.150887. Ngoài ra một đạo dụ của vua Ðạo Quang trong Thanh Thực Lục,  xác nhận rằng bãi Ðồi Mồi [Ðại Mạo châu]  thuộc vùng Tam Á, châu Nhai, gần Ðại Ðộng Thiên, tiếp giáp với biển Việt Nam:
 Ngày 30 Nhâm Dần tháng 11 năm Ðạo Quang thứ 12 [20/1/1833]
Lại dụ:
…… Lại cứ Lý Tăng Giới xưng rằng bọn Phó tướng Lý Hiền tuần tiễu đến bãi Ðại Mạo [đồi mồi] vùng biển ngoài Nhai Châu, Tam Á, chỗ này tiếp giáp với biển Di Việt Nam, thấy 3 thuyền phỉ, mỗi thuyền 1, 2 ngàn người, bèn cho đuổi bắt….. (Tuyên Tông Thực Lục quyển 226, trang 28-30)
22.Vũng Nha Lang, cửa Song Châu: giới hạn huyện Lăng Thủy
Bản đồ Google không ghi vũng Nha Lang, cửa Song Châu; nhưng ghi nhận huyện tự trị Lăng Thủy Lê tộc tại tọa độ 18.49654,110.069275
Không kể vùng biển gần các phủ Liêm Châu và Quỳnh Châu được đề cập ở trên, những biển xa như quần đảo Hoàng Sa của ta, mà người Trung Quốc xưa thường gọi là Thiên Lý Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường, thì sử chí của họ chỉ đề cập một cách mơ hồ theo lời truyền ngôn. Các nhà khảo cứu nước này thường thuật lại qua lời kể của những người đi biển bị nạn, nên câu chuyện được thêm thắt vào đầy vẻ ma quái hoang đường. Chẳng hạn, sách Hải Ngữ [海語] của Hoàng Trung đời Minh,  chép về Vạn Lý Thạch Ðường như sau:
Vạn Lý Thạch Ðường tại phía đông biển Ô Trư và Thạch Trư. Tại đó tuy trời nắng nhưng vẫn âm u, không giống như trong cõi trần; thổ sản nhiều xà cừ. Chim có nhiều loại quỉ xa, có thứ 9 đầu, có thứ 3,4 đầu, rãi rác khắp biển; tiếng kêu gào ầm ỹ đến mấy dặm; tuy kẻ ngu và loại hung hãn cũng xúc động buồn thảm, mồ hôi toát ra. Châu sư hàng hải trên thuyền lỡ tay lái thất thế, đâm vào đá tảng, thì hàng trăm mạng biến thành quỉ!
Tuy nhiên mới đây, để phụ họa cho việc tranh dành biển đảo, những nhà nghiên cứu viết theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc cố tình gán ghép Trường Sa Thạch Ðường vào phủ Quỳnh Châu tức đảo Hải Nam, hoặc châu Vạn của phủ này. Nhắm vạch trần luận điệu sai trái đó, xin dịch nguyên văn cương vực phủ Quỳnh Châu và Châu Vạn, được chép trong Quảng Ðông Thông Chí để thấy một cách hiển nhiên rằng Thiên Lý Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường hay quần đảo Hoàng Sa, không thể nằm trong đó được:
Phủ Quỳnh Châu: Phía nam là Chiêm Thành, tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường, phía bắc là huyện Tư Văn, phủ Lôi Châu.                       
Châu Vạn:  Bề ngang rộng 205 lý, dọc 120 lý; đông đến bờ biển 25 lý, tây đến núi Giá Cô Ðề 180 lý bên ngoài dân Sinh Lê sống, nam đến bờ biển 25 lý, bắc đến biên giới huyện Lạc Hội 95 lý.
                                    *
Sự việc xẩy ra mỗi thời mỗi khác; từ đầu thế kỷ 20 đến này, sau khi phát hiện tiềm năng khoáng sản nơi đại dương, người Trung Quốc tìm mọi cách tranh dành biển đảo. Cố tình quên đi sự thật lịch sử việc triều đình Trung Quốc công nhận vùng biển của Việt Nam, đã biết bao lần gửi chỉ dụ sang kêu gọi đánh dẹp giặc biển ngoài khơi; nay họ vẽ bản đồ lưỡi bò đòi dành 80% vùng biển đông, to tiếng rằng đó là bằng chứng không thể tranh cải được! Ðến đây, nhân vấn đề thời sự biển đảo, chợt nhớ đến Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, vốn mang dấu ấn từ hai dân tộc; người viết bèn bắt chước “tập Kiều”, với câu thơ Thúy Kiều trách vấn Tú Bà như sau:
Giờ ra thay bực đổi ngôi,
Dám xin gửi lại một lời cho minh.”
Chú thích:
1.Minh Thực Lục, Hồ Bạch Thảo dịch, Hà Nội: NXB Hà Nội, tập 1, văn bản 226.
2.Minh sử, quyển 323, mục Ngoại quốc.
3.Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, quyển 384, phủ Liêm Châu.
4.Viên Ðại thần tên là Vương Chi Xuân.
5.Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 384.
6.Quảng Ðông Thông Chí, sđd, quyển 9.
7. Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.
8.Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.
9.Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí, sđd, quyển 350.
 Hồ Bạch Thảo
Mời xem thêm các bài viết cùng tác giả: Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) có được nói đến như là đất Trung Quốc trong Thanh Sử Cảo và Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ không? (TĐM). – Trung Quốc đang dẫm chân vào vết xe lịch sử   –  Lãnh hải Trung Quốc dưới thời nhà Minh   –   Tiếp nối chuyện Hoàng Sa và Trường Sa : Rà soát trong ĐẠI THANH NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ   –   Rà soát thêm cái gọi là Tây Sa [Hoàng Sa], Nam Sa [Trường Sa ] trong Tứ Khố Toàn Thư   –  Ý nghĩa lịch sử của THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM (Diễn Đàn).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét