Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Nợ, vay và trả - Đơn tố cáo ông Mai Tiến Dũng chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Đơn tố cáo ông Mai Tiến Dũng chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Đơn xin tố cáo ông Mai Tiến Dũng Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tội ra quyết định đánh trống bỏ rùi không chỉ đạo thực hiện Quyết định 17 vi phạm vào Điều 4 Hiến pháp:

Nguyễn Văn Thiện (Dân oan Hà Nam)
1/ Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam đại biểu trung thành lợi ích giai cấp của công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc lấy chủ nghĩa Mac - Le - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
2/ Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân phục vụ nhân dân chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Để cho Nguyễn Xuân Đông phó chủ tịch tỉnh Hà Nam bóp méo quyết định 17 của chủ tịch tỉnh Hà Nam có nói thành không, không nói thành có trong quyết định 17 của ông Mai Tiến Dũng ra ngày 17/5/2011 những cụ thể như trong Quyết định 17 của ông Mai Tiến Dũng Quyết định điều 1 điều chỉnh lại nội dung quy tại Điều 15 của Quyết định số 30 năm 2009 Quyết định của UBND ngày 26/10/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên toàn tỉnh. Ông Mai Tiến Dũng chống lại các quyết định hành chính của cơ quan thẩm quyền chỉ đạo vi phạm vào điều 269 Bộ luật hình sự vì động cơ, vì vụ lợi không đôn đốc thực hiện cuộc đối thoại ngày 27/12/2012 gây thiệt hại của 25 hộ gia đình chính sách thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình cựu quân nhân ở thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Chúng rồi rất bức xúc yêu cầu các vị lãnh đạo Đảng với các vị lãnh đạo nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
Kính gửi: Ông Mai Tiến Dũng Ủy viên trung ương đảng, chủ tịch tỉnh Hà Nam
Đồng kính gửi: Bộ chính trị tại thủ đô Hà Nội.
Hai nhăm gia đình chính sách ở thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam xin kêu cứu với các vị lãnh đạo đảng, Nhà nước và cục chính sách người có công.
Kính thưa các cơ quan pháp luật chống tệ nạn quan liêu, của quyền tham nhũng. Thưa các cơ quan pháp luật nhân dân chúng tôi căn cứ vào tiếng nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư nhà nước ở đâu xảy ra cửa quyền tham nhũng người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên 25 gia đình chính sách ở thôn Tam xã Liêm Cần tố cáo ông Mai Tiến Dũng Ủy viên trung ương đảng - Chủ tịch tỉnh Hà Nam ra quyết định 17 phải chịu trách nhiệm với quyết định tại Điều 4 Hiến pháp khoản 2 không đôn đốc cuộc đối thoại ngày 27/12/2012 với 25 gia đình chính sách (cụ thể: Nguyễn Xuân Đông phó chủ tịch tỉnh Hà Nam giao cho ông Phạm Văn Đồng chủ tịch huyện Thanh Liêm sau 10 ngày kể từ ngày đối thoại phải hoàn trả lại 1,840.000đ một tỉ tám trăm bốn mươi triệu đồng, gạo theo Điều 20 của nghị định 69 chính phủ và đất 7% cho 25 hộ dân gia đình chính sách có tại buổi đối thoại) nhưng đến nay vẫn chưa hoàn trả lại vì vụ lợi vì động cơ chỉ đạo cho Nguyễn Xuân Đông phó chủ tịch tỉnh Hà Nam đánh thông báo chấm dứt vụ kiện của 25 hộ gia đình chính sách vì vụ lợi bao che cho tập đoàn tham nhũng huyện Thanh Liêm chống lại các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo cụ thể 2 lần cục C48 phòng chống tham nhũng chỉ đạo cho chủ tịch tỉnh, 4 lần thanh tra chính phủ, 3 lần văn phòng chính phủ, phó hàm y vụ 1 Hoàng Như Hải. Tất cả các chỉ đạo của các cơ quan đó ông Mai Tiến Dũng chống lại coi thường kỷ cương phép nước dùng mọi thủ đoạn ngăn chặn 25 gia đình chính sách đi đòi quyền lợi khi bị thu hồi đất đã chỉ đạo cho công an tỉnh và công an huyện Thanh Liêm ngăn cản công dân, bắt và đánh tôi là Nguyễn Văn Thiện 2 lần, đánh thương binh Hiểu 1 lần tại Ủy ban xã Thanh Tuyền và bắt thương binh Vũ Văn Đông 1 lần. Công an tỉnh và công an huyện Thanh Liêm vi phạm vào Điều 20 Hiến pháp khoản 1 và khoản 2, vi phạm vào điều 132 khoản 2 bộ luật hình sự.
Tôi đã làm đơn tố cáo lên Bộ công an, cục cảnh sát hình sự, thanh tra bộ công an, cảnh sát điều tra bộ công an. Đã có rất nhiều công văn, văn bản gửi cho giám đốc công an nhưng đến nay chưa sử lý anh Nguyễn Quốc Chiến.
Kính thưa các vị lãnh đạo Nhà nước Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch tỉnh Hà Nam và giám đốc công an tỉnh Hà Nam vẫn bao che cho tập đoàn tham nhũng huyện Thanh Liêm đứng đầu là Phạm Văn Đồng chủ tịch huyện, Nguyễn Quốc Chiến trưởng công an huyện Thanh Liêm, Trần Văn Hà trưởng ban GPMB huyện Thanh Liêm, ba tên này có tổ chức để cướp tài sản của 25 hộ gia đình chính sách: Một tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng, chế độ gạo theo Điều 20 của nghị định 69 Chính phủ và đất 7% của 25 hộ gia đình chính sách.
Chúng tôi yêu cầu chính phủ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan phòng chống tham nhũng, cục chính sách người có công hãy cứu lấy cuộc sống cho 25 gia đình và đưa tập đoàn tham nhũng huyện Thanh Liêm ra truy tố trước pháp luật xử lý đúng người, đúng tội. 25 gia đình xin trân trọng cảm ơn!



Nguyễn Văn Thiện
(Dân oan Hà Nam)
Liêm Cần 24/03/2014

'Có dàn xếp vụ xử công an đánh chết dân?'

Vụ xử công an TP Tuy Hòa đánh chết ông Ngô Thanh Kiều
Vụ xử nhóm công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đánh chết ông Ngô Thanh Kiều.

Cơ quan nội chính và chính quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa ra mức án nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã hành hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết thương từ đầu tới chân.

Hôm 29/3/2014, luật sư Võ An Đôn, người đứng ra bảo vệ các quyền lợi cho người bị tử vong, ông Ngô Thanh Kiều và gia đình của nạn nhân này, nói với BBC ông tin rằng đã có sự dàn xếp của cơ quan nội chính của tỉnh Phú Yên và chính quyền để các cơ quan tố tụng đưa ra mức xử phạt giảm rất nhẹ cho các bị cáo là các viên chức công an tham gia đánh chết ông Kiều tại trụ sở công an thành phố.

Bình luận về việc Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Tuy Hòa đề nghị mức án cho phép tới bốn trên năm sỹ quan bị tố cáo đã đánh đập, tra tấn ông Kiều tới chết gần hai năm về trước, chỉ phải hưởng án treo, trong khi quan chức lãnh đạo của công an cấp thành phố và tỉnh có liên đới không hề được xét trách nhiệm, luật sư Đôn nói:

"Nếu căn cứ theo pháp luật mà truy tố về tội (sử dụng) nhục hình thì chưa đúng lắm, lẽ ra phải là cố ý gây thương tích, dẫn đến chết người mới đúng hơn...,
"Nếu theo đúng pháp luật, tất cả các bị cáo đều truy tố theo khoản 3 hết, nhưng theo đó phải theo dõi tính chất của mỗi người, ví dụ Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy) đánh trên đầu thì mức án cao hơn, còn những người đánh ít hơn mà nguy hiểm ít hơn, thì (xử mức) thấp hơn,

"Cứ căn cứ trên đó mà quyết định hình phạt... nếu nhiều người cùng đồng phạm, thì truy tố một điều luật, một khung hình phạt, chứ không phải truy tố hai khung như ở đây, chúng tôi từ hồi (tham dự xét) xử thì chưa thấy, đây là lần đầu tiên áp dụng điều đó."
'Ban Nội chính dàn xếp?'

Hôm thứ Sáu, 28/3, đại diện Viện Kiếm sát giữ quyền công tố đã đề nghị tòa phạt bị cáo Thành, người theo tòa đã dùng dùi cui đánh vào đầu ông Kiều gây chấn thương sọ não, chịu án tù giàm 5 năm đến 5 năm sáu tháng.

Nhưng bốn bị cáo khác gồm Thiếu tá Nguyễn Minh Quyền, Đội phó đội trinh sát, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Phú Yên, Thiếu tá Nguyễn Tấn Quang, Đội pháo Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa, Thượng úy Phạm Ngọc Mẫn chỉ bị đề nghị án treo từ 18-24 tháng, riêng Trung úy Đỗ Như Huy bị đề nghị án treo từ 12-18 tháng.

Bình luận về sự có mặt của Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học, dự khán tại phiên tòa, luật sư Đôn nói:
"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp" - Trưởng ban Nội chính Nguyễn Thái Học dự khán

"Theo quan điểm của tôi, vấn đề này có sự họp các ngành, nội chính cũng như các cơ quan tiến hành tố ụng, để áp đặt mức hình phạt đó,

"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp,

"Ông đó sẽ chỉ đạo, Ban nội chính bên Đảng sẽ chỉ đạo cơ quan tiến hành tố tụng thì hành cho bản án đó hợp với dư luận..."

Theo luật sư Đôn, trong vụ ông Kiều, sinh năm 1982, cư trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, bị bắt và áp giải tới trụ sở công an thành phố Tuy Hòa vào 3 giờ sáng ngày 13/5/2012 trong khi ông đang ngủ ở nhà với gia đình, xảy ra mà không hề có bất cứ lệnh bắt khẩn cấp, hoặc phê chuẩn nào của tòa án, viện kiểm sát, cho thấy cơ quan công an đã vi phạm luật tố tụng hình sự.

Và vẫn theo luật sư, người chỉ huy trực tiếp và theo dõi vụ bắt, quá trình lấy cung ông Kiều, là Phó Trưởng Công an Thành phố, ông Lê Đức Hoàn, đã phạm tội hình sự đáng bị truy tố, trong khi ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc công an tỉnh lẽ ra cũng phải chịu trách nhiệm để cấp dưới lạm dụng bạo lực nghiêm trọng, gây chết người.
'Bộ trưởng bị bịt tin'
"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được" - Bà Lê Hiền Đức
Hôm thứ Bảy, bà Ngô Thị Tuyết, chị ruột nạn nhân Kiều, nói với BBC gia đình của em trai bà hết sức đau khổ, bức xúc, gia đình có hoàn cảnh rất nghèo khó, hai con của ông Kiều còn rất nhỏ, người con gái út ra đời chỉ trên dưới mười ngày sau khi ông Kiều bị đánh chết.

Bà Tuyết nói với BBC bà mong những thủ phạm phải bị xét xử nghiêm minh, kể cả những người có liên đới trách nhiệm và bà không đồng ý với các lời tự biện hộ của nhiều bị cáo 'chối tội' cho rằng họ chỉ ra tay nhẹ với ông Kiều hoặc ra tay không ở những chỗ trên cơ thể dẫn tới tử vong.

Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức, Chủ tịch Hội dân oan Việt Nam, Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói với BBC việc công an sử dụng nhục hình, tra tấn và lạm dụng bạo lực từ gây thương tích nặng, rất nặng tới làm chết người đối với người dân ngay ở các trụ sở cảnh sát nói riêng và trong khi 'làm việc' với dân nói chung là 'phổ biến'.
Bị cáo trong vụ án ông Ngô Thanh Kiều bị đánh chết
Một bị cáo cười tươi ngay tại phiên xử vụ án ông Ngô Thanh Kiều bị công an Phú Yên đánh chết.

Bà cho hay riêng từ năm 2010 tới nay, đã có ít nhất 12 vụ công an đánh chết dân được biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh rất nhiều các vụ bạo lực do công an gây thương tích nặng với dân thường, dân oan v.v...

Tuy nhiên, nhà hoạt động cho hay đa số các vụ tử vong biết được tới nay xảy ra trong nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, và có giảm đi trong nhiệm kỳ hiện nay của đương kim Bộ trưởng Trần Đại Quang.

"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được," bà Hiền Đức nói với BBC.

Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và ứng xử tàn ác, gần đây, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng đã cam kết với Quốc hội có các biện pháp nghiêm cấm sử dụng nhục hình, bức cung, ép cung, dụ cung trong ngành công an, cũng như hứa hẹn tiến hành các hoạt động giáo dục trong lực lượng công an để chấm dứt các vi phạm này.
(BBC)

Hoàng Đức Doanh - Khẩu hiệu và hành động



Khẩu hiệu và hành động

Nghe mãi đến bây giờ
Đoàn kết, đại đoàn kết
Đoàn kết hay là chết
Hãy chọn một trong hai ?

Vẫn cố gắng miệt mài
Nhiệt tình hô khẩu hiệu
Cái thứ người ta biếu
Đời hô mãi thành nhàm.

Khẩu hiệu và việc làm
Hai đường đi hai lối
Khẩu hiệu, thứ gian dối
Việc làm mãi chẳng nên.

Lần này thì không quên
Xem như là nhớ mãi
Hòa hợp và Hòa giải
Cường độ được giảm đi.

Đến nay ngẫm, được gì
Người nhìn nhau xa lạ
Xã hội nhiễu nhương quá
Cướp, hiếp nối tai ương.

Còn đâu là tình thương?
Còn đâu là đoàn kết ?
Từng người từng khác biệt !
Nhìn nhau như kẻ thù !

Hạnh phúc càng mịt mù
An toàn vẫn chạy trốn.
Cuộc đời càng khốn đốn
Khẩu hiệu vẫn trên môi.

Được sinh ra làm người
Biết tôn trọng người khác
Đừng nghe theo Các Mác
Hạnh phúc là đấu tranh.

Hơn thế kỷ không thành
Cuộc triệt tiêu giai cấp
Miệng hô câu đoàn kết
Đầu nghĩ kế hại nhau .

Bấy nhiêu nỗi thương đau
Chỉ vì câu khẩu hiệu,
cùng những lời hiệu triệu
Tắm máu bao dân lành.

Ngày 30 /3/2014
Hoàng Đức Doanh


Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Nợ, vay và trả

(TBKTSG) - 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các thông tin, dữ kiện không còn là bí mật nữa. Tỷ như ai cũng có thể chỉ cần vài cú nhấp chuột trên trang web của The Economist, là có thể biết ngay vào thời điểm này nước mình, nước kia đang nợ nần bao nhiêu, như thế nào! Tỷ như 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.

Thật ra, số tiền vay chừng đó quy ra đầu người, so với nhiều nước mới chỉ là “cái móng tay”. Thế nhưng, vay như thế nào, trong những điều kiện nào với lãi suất bao nhiêu, cũng như vay để làm gì, lấy cái gì và làm gì trả nợ cho đặng... mới chính là vấn đề. Tất cả những thứ đó tạo thành cái gọi là hệ số tín dụng (credit rating) của một nước mà nói một cách nôm na là độ tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước đó ở mức nào. Cũng như thẻ tín dụng, trước khi cấp ngân hàng phải kiểm tra xem khách nợ tiềm năng ấy thu nhập bao nhiêu, như thế nào, có tài sản gì không... để quyết định có thể cấp thẻ hay không và cho hạn mức bao nhiêu.

Nhắc chuyện này vì nhớ đến tình cảnh ta mới được MIGA, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương chuyên bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), đứng ra bảo lãnh rủi ro cho vay 500 triệu đô la để sửa quốc lộ 20! Nếu như vào năm 2005, khi lần đầu tiên tung trái phiếu ra bán để vay 750 triệu đô la cho ngành công nghiệp đóng tàu, còn là khá dễ dàng, với mức lãi suất phải trả hàng năm là 7,125%, thì nay với khoản vay 500 triệu này lại cần phải được bảo lãnh rủi ro có lẽ vì mối e ngại khả năng tiếp tục hoàn trả rất dễ bị suy giảm trước thay đổi tiêu cực của môi trường kinh tế và kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, sự chênh lệch giữa con số 3.149 tỉ đồng (khoảng 150 triệu đô la Mỹ) mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo chi cho Asiad vào năm 2019 với con số mà đại diện Bộ Tài chính sơ bộ đưa ra, khoảng 300 triệu đô la Mỹ, càng làm tăng thêm mối lo ngại về lời hứa hẹn đây sẽ là một kỳ Đại hội thể thao châu Á tốt nhất, thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí. Càng ái ngại khi đăng cai SEAGames 22 cách nay 10 năm ta đã phải chi khoảng 4.700 tỉ đồng, lớn hơn số tiền mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự chi cho sự kiện Asiad. Làm thế nào mà một Asiad 2019 với những 45 đoàn tham gia với gần 10.000 huấn luyện viên, vận động viên lại có kinh phí tổ chức rẻ hơn SEAGames 2003 với chỉ 11 đoàn tham dự và cách nhau những 16 năm? Đó là còn chưa nhắc đến những công trình cần phải xây để đáp ứng yêu cầu tổ chức ASIAD như trường đua xe đạp hay tổ hợp thi đấu các môn thể thao trong nhà, mà theo Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Cấn Văn Nghĩa, tổng kinh phí ước khoảng 580 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn xã hội hóa.

Các câu hỏi về các số tiền sẽ phải chi, lớn thì lớn thật đấy, song vẫn chỉ là những “câu hỏi phụ”, câu hỏi chính cần đặt ra là: mục tiêu nhắm đến Asiad 2019 là gì? Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, hoài nghi mục tiêu giành 10-15 huy chương vàng (HCV), do lẽ theo ông thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở 3 kỳ Asiad gần đây nhất (2002, 2006, 2010) số HCV giành được cứ giảm dần từ 4 (2002), xuống còn 3 (2006), rồi còn vỏn vẹn 1 HCV (2010)! Cây đũa thần nào sẽ làm tăng đột biến từ 1 lên 10-15 HCV ở Asiad 2019?

Nếu có ai đó lên tiếng: “Chẳng lẽ bây giờ bỏ cuộc à?” thì cũng đành phải trả lời: “Chẳng lẽ bỏ cả mấy ngàn tỉ đồng để rồi chứng kiến nền thể thao của một quốc gia có số dân đông đứng hàng thứ 8 châu Á, đứng thứ 14 thế giới, tan hàng với vài HCV hiếm hoi à?”. Nợ, vay, thì phải trả. Nợ tiền đã là lớn, song nợ niềm tin càng lớn hơn!
  Thiên Di

Nguyễn Văn Tuấn - Ngôn ngữ kì thị


Infographic thực hiện bởi FB-Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm

Năm người công an dùng nhục hình đánh chết người. Họ chỉ bị phạt án treo (1)! Không biết các bạn có để ý cách dùng chữ trong vụ án này, riêng tôi thì thấy hình như có một sự kì thị trong cách dùng chữ ở đây. Báo chí đề cập đến 5 người này như “Năm vị công an”, “Năm cán bộ công an”. Tôi thấy lấn cấn trong cách dùng chữ “vị” ở đây.

“Vị” trong tiếng Việt là chữ dùng một cách kính trọng và nể nang. Người ta nói “Vị chủ tịch”, “Vị tiến sĩ”, “Vị giám đốc”, v.v. chứ đâu có ai nói “Vị giết người”. Đánh và tra tấn người ta đến chết là hành vi giết người – sát nhân. Giết người là tội phạm nặng. Kẻ có hành vi giết người là kẻ xấu. Tôi không hiểu tại sao báo chí đề cập đến kẻ xấu là “vị”.

Tìm hiểu một chút thì thấy “kẻ giết người” cũng nằm trong kho tàng ngữ vựng của báo chí đó chứ. Chẳng hạn như cái tít “Tử hình kẻ giết người, đốt xác phi tang”. Đọc kĩ thì thấy người mang danh “kẻ giết người” này là thường dân.

Bây giờ thì chúng ta đã khá rõ: là công an giết người thì được gọi là “vị”, còn thường dân mà phạm cùng tội được gọi là “kẻ”. Như thế là có sự kì thị trong cách viết rồi.

Chuyện nọ xọ chuyện kia: nói về kì thị trong ngôn ngữ thì chắc nói hoài không hết, nhất là cách người ta áp đặt tiếng Việt sau này. Người trong cùng bộ lạc thì được ưu ái gọi là “đồng chí”. Hình như chữ này là bắt chước Tàu (?) Tôi thấy lạ một điều là người ta còn gọi người yêu là … đồng chí, như thơ của Vũ Cao:

“Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí”

và Nguyễn Đình Thi:

“Chiều mờ gió hút / Bắt tay / Đồng chí / Em / Bóng nhỏ / Đường lầy.”

Kinh thật!

Còn kì thị và miệt thị thì ngôn ngữ sau 1975 hay miền Bắc trước đó có lẽ thuộc vào hàng quán quân. Người “phe ta” thì được gọi một cách kính trọng như “Chủ tịch”, “Đồng chí”, “Bác” (Bác Tôn), “Người” (viết hoa). Còn phe địch thì bị gọi một cách xách mé và có phần … vô lễ. Nào là “thằng” (“thằng Diệm”), “con” (“con Trần Lệ Xuân”), mụ (“mụ Thụy An”).

Thế kỉ 21 rồi, nên tử tế với nhau. Kẻ giết người thì nên gọi là “kẻ giết người”.

Nguyễn Văn Tuấn
----
(1) Riết rồi không biết công lí ở đâu khi giết người bằng nhục hình mà được hưởng án treo, còn một cô thiếu nữ 19 tuổi tát cảnh sát giao thông bị phạt cái án 9 tháng tù. Hình như có một sự phân biệt giai cấp xã hội ghê gớm ở đây. Thê thảm hơn nữa, ba nông dân bị 13 năm tù vì ăn trộm hai con vịt. Tôi nghĩ đề tài về mức độ và hình phạt ở VN nếu có ai nghiên cứu thì chắc chắn hay lắm, và biết đâu sẽ giúp ích cho mấy vị chánh án.
(FB Nguyễn Văn Tuấn)

Chi tiết vi hành điều tra “ông anh” ăn 16 tỷ của Thứ trưởng GTVT

(Kienthuc.net.vn) - Theo thông tin mới nhất, nghi án hối lộ quan Việt 16 tỷ đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản điều tra...
Chiều 29/3, Bộ GTVT đã ban hành thông cáo báo chí để công bố chuyến sang Nhật xác minh nghi án “quan chức” đường sắt ăn 16 tỷ của Nhật Bản.

Thông cáo nêu rõ, từ ngày 25-28/3/2014, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức Đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu sang Nhật Bản để làm việc với các cơ quan hữu quan của Bạn nhằm làm rõ các thông tin mà báo Nhật Bản (Yomiuri Shimbun) đưa tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ các cán bộ ngành đường sắt Việt Nam. Tham gia đoàn công tác còn có đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
 
Cơ quan tư pháp Nhật điều tra
 
Trong thời gian tại Nhật Bản, Đoàn đã gặp và làm việc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản ( Ngài Seiji Kihara, Nghị sỹ Hạ viện, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị và ông Ishikane, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - phụ trách ODA, Bộ Ngoại giao) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản-JICA (ông Uesawa Toshitsugu, Phó Chủ tịch phụ trách Kế hoạch và thể chế và Ông Kiyama Shigeru, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương).
 
Để điều tra xác minh thông tin quan chức ăn hối lộ 16 tỷ, Thứ trưởng Bộ GTVT đã sang Nhật tìm hiểu. 
 
Tại các buổi làm việc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã thông báo với các cơ quan này về quan điểm, chỉ đạo và hành động của Chính phủ Việt Nam cũng như của Bộ GTVT Việt Nam khi biết thông tin nêu trên. Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA xác minh thông tin mà báo chí đã nêu, cung cấp và chia sẻ thông tin về tình hình điều tra vụ việc và phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc tăng cường công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
 
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đánh giá cao quan điểm chỉ đạo cũng như phản ứng nhanh chóng, tích cực, quyết liệt của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Quốc hội và đặc biệt là người dân Nhật Bản rất quan tâm đến vụ việc này, vì vậy, nếu vụ việc xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là một vấn đề rất đáng tiếc và hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA cũng cho biết hiện nay vụ việc đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế) điều tra. Cho tới nay, Bộ Ngoại giao và JICA chưa có thông tin về tình hình điều tra vụ việc và thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận điều tra và được sự cho phép của Chính phủ.
 
Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, công khai thông tin
 
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đề nghị trong khi công tác điều tra đang được tiến hành tại Nhật Bản, một số nội dung mà hai bên cần thực hiện là: (i) Khẩn trương làm rõ, công khai minh bạch về vụ việc xảy ra; (ii) Phối hợp để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA; (iii) Việt Nam cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nếu vụ việc được cơ quan điều tra kết luận là có thực; (iv) Các Bộ, ngành của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Nhật Bản và JICA tại Việt Nam để thống nhất nội dung thông tin cung cấp công khai cho công chúng và thiết lập cơ chế đối thoại phòng chống tham nhũng giữa hai bên.
 
Ngoài các nội dung làm việc nêu trên, tại buổi làm việc với JICA, Thứ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông đã đề nghị JICA nghiên cứu cải tiến quy chế vốn vay theo hình thức STEP để tăng tính cạnh tranh, tránh trường hợp đến giai đoạn mở thầu chỉ có 01 nhà thầu tham gia, dẫn đến việc chi phí bỏ thầu tăng cao.
 
 Nghi án sỡm được làm rõ.
 
Trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhật Bản để xác minh, điều tra sớm làm rõ nội dung báo chí đưa tin.
 
Bên cạnh đó, theo thống nhất giữa Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Ngài Fukada Hiroshi Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại cuộc họp sáng 28/3 và được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật lần thứ 1 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 3/4 do Thứ trưởng Bộ GTVT và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng chủ trì để trao đổi thông tin và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng chống tái phát và thảo luận về đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án GTVT sử dụng vốn vay.
 
Hải Ninh
 

Lòng tin và hệ lụy của nó - Pháp luật đi đâu?.....

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Triển lãm Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam đến Phú Yên (CATP). - Xuất hiện lối thoát cho cuộc khủng hoảng Nga-phươngTây (PT). – Nga tố phương Tây ép, mua phiếu của 50 nước về tương lai Ukraine (KT).

Người dân Ninh Thuận đụng độ với cảnh sát chống biểu tình ngày 27-28/3/2014 (Youtube /Tú Trần)

Chính trị – Xã hội

Kết hợp khai thác thủy sản với giữ chủ quyền biển đảo  -(TTXVN)
Tàu Philippines và Trung Quốc đối đầu kịch tính ở biển Đông   -(TN)   —-  Tàu Philippines đụng độ tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông  – (NLĐ)
Tàu Philippines chọc thủng sự phong tỏa của Trung Quốc -  (TTXVN)
Việt Nam và Cuba tăng cường quan hệ kinh tế   -(RFI)    —  Quan hệ VN-Cuba lên ‘tầm cao mới’  -(BBC /nghe xem)
‘Nội chính tỉnh chỉ đạo xử nhẹ bản án?’  -(BBC /nghe) -  Luật sư Võ An Đôn cho rằng trong vụ Tòa án nhân dân Phú Yên xét xử các bị cáo là sỹ quan công an đã đánh chết ông Ngô Thanh Kiều ở cơ quan công an điều tra TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã có sự dàn xếp của các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đảng ở tỉnh này, với việc Trưởng ban Nội chính Tỉnh Phú Yên đã tới dự phiên tòa tuần này.
Dân oan bị bắt tự vận tại trụ sở công an?  – (RFA)   —  Chúc thư của ông Trần Văn Miên, Trần Văn Sang  -( Nguyễn Tường Thụy/FB) – Có hình chụp chúc thư.
Quyet Le Quoc FB  – Hôm qua mới nghe tin anh Sang dân oan Dương Nội bị bắt tạm giam, hôm nay đã nghe tin báo anh cắn lưỡi tự vẫn trong tù. Thật đau đớn, anh và những người dân oan DN đã sát cánh với gia đình mình trong những thời khắc khó khăn. Giờ mình chạy lên với bà con xem thế nào. Cầu mong anh bình an!
Quyet Le Quoc  – Bà con vẫn tiếp tục bám trụ ở Đồn công an Quận Hà Đông số 15 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông. Đã có một số thành phần đi xe máy với tốc độ cao quăng các túi nước bẩn và nước mắm lên người dân. Trước đó khi mọi tập trung trước cổng Đồn thì đèn đường tắt, CA đàn áp và bắt đi thêm 3 người, trong đó có 2 người anh của anh Sang là Trần Văn Tú và Trần văn Tuấn.. Hiện nay bà con chỉ còn ngót 100 người mà dân phòng các các lực lượng mặc thường phục cũng tương đương.

Nợ, vay và trả  – (TBKTSG)
Sự thật nào sau cây cầu vượt “quyền uy” giữa lòng TP. Vinh  -(PLVN)    — Trụ sở Điện lực Hà Giang thành nơi mở tiệc cưới cho con lãnh đạo  -(DV)
Hà Nội: Công an phường đứng trong ngõ “rình” bắt vi phạm giao thông  -(DT)   —   Tai nạn nghiêm trọng vì cú đạp xe của CSGT  -(Kênh13)
Từ thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề  -(KTB) – KS. Doãn mạnh Dũng   —     ĐÊ BAO 
Cục Hàng không yêu cầu không sử dụng các tiếp viên vi phạm  – (Soha)   -   Đừng để thiên hạ nhìn mình là kẻ cắp (LĐ)


Sách mới – Chính trị ở Việt Nam Đương Đại  – (JonathanLondon)
Ba phiên toà, ba nụ cười đểu cáng   -(Lê diễn Đức -RFA)
Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai  - (J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA)
THÊM CÁC TƯ LIỆU VỀ VIỆC VU OAN BÀ CÁT HANH LONG NGUYỄN THỊ NĂM  – (Badamxoe)
ĐÀ LẠT Ô NHIỄM  -(Sơn Trung)
CHUYỆN NGOẠI GIAO: THẾ NÀO LÀ MỘT NƯỚC ĐỘC LẬP ?  -(Sơn thi Thư)
CHÙM THƠ HẬU HIỆN ĐẠI CỦA ION MILOS QUA BẢN DỊCH CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO  – (Tễu)
Khi giết một người, có thể khác gì nhau?  -(Kim Dung)

Lòng tin và hệ lụy của nó  -(Trần kinh Nghị)

Nguyễn Thượng Long – Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước  – (DL)
Trần Kinh Nghị – Lòng tin và hệ lụy của nó – (DL)
Bi Ngạn – Đàn ông tốt chết đâu hết rồi!? – (DL)   —  Video: Người dân Ninh Thuận đụng độ với cảnh sát chống biểu tình ngày 27-28/3/2014 – (DL)
Nguyễn Văn Tuấn – Ngôn ngữ kì thị – (DL)    —-Nguyễn Hữu Liêm – Giữa Thực và Hư: Một triết luận về Internet – (DL)
Gò Cỏ May – Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật, đáng thương hay đáng trách? – (DL)
Là người Việt Nam, bạn có gì để tự hào? – (DL)    —   Hiệu Minh – Thanh Kiếm – (DL)
Thư giãn: Những bài làm văn bất hủ của học sinh – (DL)    —   Chris Le – Con chó và bầy người – (DL)
Giám đốc chiến lược FPT: “Giáo dục Việt Nam đang dột từ nóc” – (DL)    —-Văn Giá – Luận văn, phê bình luận văn và… - (DL)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập  -(DL)
Nguyễn Quang A : Chỉ trong thể chế dân chủ mới đẩy lùi được tham nhũng  -(Danquyen)
Thư ngỏ của độc giả gửi Tổng bí thư và Chủ tịch Quốc hội -(Danquyen)   —  Bùi Chát và Nhóm Mở Miệng -(Danquyen)
Trung Quốc “đi trên dây” khi Crimea về Nga  -(VnEc /Danquyen)
Tai tiếng ăn cắp ở Nhật: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần vào cuộc!  -(Chepsuviet)
Hỗn độn các kiểu “Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật”, hỗn loạn tham nhũng ODA  -(Chepsuviet)     —  Chép sử Tháng 03-2014  -(Chepsuviet) 
Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1   – (DCVOnline)

_____________________________________________________________________________________________________
Tòa án LHQ nhận hồ sơ khởi kiện ‘đường lưỡi bò’ TQ   -(ĐV)   —-   “Tàu cá Việt Nam kêu cứu, mất tích gần Trường Sa”   -(ĐV)
Tàu Philippines và Trung Quốc rượt đuổi 2 giờ ở Biển Đông -(ĐV)
Nhiệm vụ của ông Nguyễn Thanh Nghị tại Kiên Giang   -(ĐV)   —-  Sở điện lực mở tiệc cưới, EVN móc túi người dân  -(ĐV)    —-   Sếp lớn Hà Giang: Tiệc cưới con tại trụ sở trong ngày làm việc  -(VEF)
Thứ trưởng GTVT: Lập đường dây nóng, nhưng không kỳ vọng   -(ĐV)     —-FDI Việt Nam:Quy mô tham nhũng hơn đứt Lào, Campuchia    -(ĐV)    —   Vốn FDI vào Việt Nam giảm 50%, cảnh báo thành hiện thực?   -(ĐV)
Phải sửa luật vì người làm hạn chế về tầm nhìn?   -(ĐV)   —   CSGT cứng rắn quá dễ dẫn đến… hành vi buồn!    -(ĐV)
Lương hưu sẽ giảm mạnh?  -(VNN)   —   Sẽ có đường sắt gần khu mộ Đại tướng -(VnEx)
Quốc hội ‘giật mình’ trước câu hỏi của sinh viên  -(TN)

____________________________________________________________________________________
Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc  -(NLĐ)    —   Cận cảnh cuộc đối đầu Trung Quốc – Philippines ở Bãi Cỏ Mây  -(DT)   —   Hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc với 4.000 trang tài liệu   -(DT)
Trung Quốc lấn từ từ ở Biển Đông   -(NV)
Manila nộp tiếp bằng chứng chống TQ  -(BBC)   –Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây  -(RFI)
Khoán trắng chiến lược giao thông, 16 tỷ chỉ là chuyện nhỏ  -(SM)    >>>>   Bộ mạnh tay “trảm” công trình giao thông vẫn cứ chậm   >>>   Quốc lộ 1 lại gánh thêm phí
Phần 2: Bàn về lá số “Chân mạng Thiên tử” của Nguyễn Văn Thiệu  -(MTG)   >> Phần 1: Hồ Con Rùa và vận số trong tay “thầy bói”… quốc gia      >>   Chuyện ly kỳ về “lá số tử vi” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Bà con ta chắc còn nhớ Tác giả , “Biển đông, HSTS và SGTT” mà hai Bố con (Bố của Trung Bảo) gặp “hạn vận” hồi năm nàoNhững bản án bên ngoài phiên tòa  -Trung Bảo – (MTG)  – Diễn biến phiên tòa xử 5 công an viên đánh đập đến chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên đã khiến dư luận bàng hoàng.
“Đánh chết người sao chỉ đề nghị án treo?”  -(MTG)    —   “Các người có lương tâm không?”  -(DT)
Khi con sói xin thò vào một chân -Nguyễn quang Thiều – (MTG)   – Chuyện lấn chiếm của dân ta giống như chuyện con sói xin thò chân vào chuồng của con lợn. Cứ từng chân, từng chân cho đến khi được cả bốn chân.
Bạo hành công nhân à? Gì mà ghê vậy!  – (NLĐ)  –  Giám đốc như cha mẹ, công nhân như con cái. Cha mẹ rầy la, đánh chửi con mình thì có gì sai mà bảo là bạo hành công nhân?
Vụ tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu: “Biết nhục thì đã không làm”  -(NLĐ)   >>>   Xuất khẩu thói xấu – nỗi nhục khó phai!
Ban hành văn bản có dấu hiệu trái luật, UBND xã Thượng Cát bị khởi kiện  -(DT)
Vụ đưa hối lộ của JTC : Nhật đang điều tra, VN chưa có thông tin -  (TBKTSG Online)   >>>   Viện Nghiên cứu Seoul: Để phát triển đô thị, TPHCM cần tự chủ    >>>    Quí 2-2014 : lao động phổ thông dễ tìm việc hơn đại học
Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội cắn lưỡi « tự tử » trong trại tạm giam ?  -(RFI)   —   Vì sao người dân không thiện cảm với công an?  -(RFA)
Hạn chế ‘con ông cháu cha’ trong lịch sử  -(BBC)   —-   Quan chế thời nay không bằng xưa?  -(BBC / nghe) -  Quan chế thời phong kiến ở Việt Nam có những quy định nghiêm ngặt về tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm người tài, đức ra làm quan mà có thể còn tường minh và nghiêm minh hơn thời nay, theo nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nguyễn Đắc Xuân.
Nữ Giáo Sư gốc Việt được vinh danh tại Quận Cam  -(NV)
Ba Đình không còn an toàn cho lăng Hồ Chí Minh -(NV)
Dân đánh trả 6 công an giải tán biểu tình -(NV)


Putin thắng một thua ba  -(Ngô nhân Dụng -NV)
Mắc cỡ vô cùng -(Bùi bảo Trúc -NV)
Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp.===>>
Sài Gòn thất thủ – Kỳ 2  - Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên dịch  – (DCVOnline)   >>>   Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1
Tháng Ba gãy súng  –   Cao Xuân Huy- (DCVOnline)
Nhìn lại Việt Nam  –Lane Turner: Giới thiệu - Charlie Haughey: Ảnh  - Trà Mi lược dịch- (DCVOnline)
Góc nhìn giới trẻ: Huyền Chip – cái chán tuổi 20: Đói cảm xúc, khát cảm hứng   -(DL)
Hà Văn Thịnh – Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao?   -(DL)
Bài này của Ông Vũ thư Hiên FB , Danluan chép lại, nhưng gần tới tháng 4 , mấy ông Nhà Báo Sài gòn 40 năm trước đòi “tự do ngôn luận” không biết còn lại trên thế gian này được bao nhiêu vị , “gãy súng” mấy vị cũng có phần ( nếu không nói là có công), trong thời kỳ chiến tranh mà cứ xoi mói, vạch là tìm sâu ở hậu phương trong khi biết bao người đổ máu ngoài mặt trận, biết bao Đồng bào tan nhà nát cữa  vì bom đạn , Báo của quí vị thoải mái viết, thoải mái đăng , có nhiều lý do bị “đục bỏ” hoặc tịch thu…nhưng cái Ngụy quyền bán nước VNCH có bao giờ bắt quí vị phải viết thế này, viết thế kia theo ý đồ của người cầm quyền hay không, Báo thì toàn của Tư nhân, của các phe phái chính trị choảng nhau phá thối… , quậy phá tưng bừng, rồi làm báo “quá đói” phải “Ký giả đi ăn mày” ,cho nên “thua cuộc” là lẽ dĩ nhiên, quí vị “có phần”…, nhớ lại chán ngấy mấy ông!!!- Hôm nay ở VN Tự do Báo chí thoải mái, nhưng coi chừng tự ý rút bài hay vào tù đấy.
  Quí vị nhớ cho là thời kỳ chiến tranh, không phải thời bình, nên nhất định phải kiểm soát thông tin bất lợi cho chế độ cầm quyền về chiến tranh, còn đời tư bê bối của chính quyền quí vị tha hồ bôi kể cả TT Diệm Và TT Thiệu , có ai làm gì quí vị không, như vụ “còi hụ Long an” bán báo hốt bạc, Ông Thiệu có làm sứt lông chân mấy ông bà Nhà báo cộng nào không?-Có người thời VNCH chống, rồi sang thời CHXHCN VN lại nai lưng chống nữa !!! còn số có bỗng lộc hôm nay thì câm như hến để hưởng cho nó đã….dù một thời chống VHCN áp bức bóc lột , không cho tự do ngôn luận … nay thì tự do cổi truồng lên mặt báo chỉ thua Blayboy thôi.
Biểu tình lớn ở Ninh Thuận, dân chống trả lực lượng công an đàn áp   -(DLB)

Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam -(DLB)

Lại được xem cô Trinh diễn xuất -(DLB)   —  Những vòng tròn… -(DLB)  —Chân dung của một tên bồi bút -(DLB)


KINH TẾ
Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới  -(RFI)   — Cải cách xí nghiệp thất bại , Cuba mở cửa cho đầu tư nước ngoài -(RFI)
DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm VN  -(RFA)   —   Siêu thị ‘lên đời’ cho hàng Trung Quốc -(ĐV)
Gói tín dụng 50 nghìn tỷ và câu chuyện… cái bắp cải -(ĐV)    —   Xoài chính vụ, đặc sản phủ hóa chất  -(VEF)
Chung cư loạn: Chỗ ế ẩm, nơi cháy hàng ăn chênh   -(VNN)
Dưa hấu thừa ế, chất đống vì sản xuất thiếu quy củ   -(VnEx)   —  Thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 8 tỷ USD -(VnEx)
Độc quyền ‘đè nặng’ hóa đơn năng lượng  -(SM) -Bên Anh.   >>>   Ngành công thương phủ nhận việc thương lái Trung Quốc thu mua nông sản bất thường    >>>   Gà bẩn đường hoàng vào siêu thị, nhà hàng lớn
Đồng bằng sông Cửu Long giành ‘quán quân’ về số lượng DN ‘chết’  -(MTG)   – Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2014 đã có 16.745 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Đề nghị truy tố 13 bị can trong vụ chiếm đoạt 200 tỉ đồng tại Agribank Bến Thành  -(MTG)
Việt Nam sa lầy vì vay nợ ODA   -(NV)


VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hà Tĩnh: Lần đầu tiên tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý ngành GD-ĐT  -(DT)   >>>   Hiến kế về đổi mới căn bản công tác thi, kiểm tra và đánh giá
Rút thời gian hai môn thi bắt buộc  -(Dân trí)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Rầm rộ ra quân nhưng nữ sinh vẫn bị rạch mông   -(ĐV)   —   Thêm một nữ sinh ở Long Khánh bị kẻ lạ đâm vào mông  -(TN)
 Clip: ‘Hôi dưa’ trắng trợn gần cửa khẩu Tân Thanh  -(TNO)  >>>  Khởi tố một học sinh thực hiện hàng loạt vụ cướp giật
Mẹ chồng bàng hoàng phát hiện con dâu trong tư thế treo cổ  -(MTG)   >>>  Cô gái Bình Định xinh như hoa kể chuyện hạ tên cướp bị truy nã
 Bắt cóc con nợ trước trụ sở… công an  -(NLĐ)   >>>   Nợ tiền, “game thủ” nhí bị chủ tiệm Internet đánh bầm dập    —-   Đề nghị tuy tố hai “yêu râu xanh” 9x  -(NLĐO)    —  Thiếu nợ gần 500 triệu đồng, một sinh viên bị chủ nợ bắt giữ  -(DT)
“Công an phường “núp” bắt giao thông là hành vi phạm luật bất thường”  – (Dân trí)   —    Máy bay của VNA bị rơi ốp bảo vệ quạt   -(TBKTSG)
Nữ sinh đánh nhau tàn bạo ở Gia Lai, bạn bè cổ vũ lột quần áo  -(Soha)

Vụ 2 nữ, 1 nam chết lõa thể: Cay đắng đưa xác vợ về trong đêm  – (Soha)


QUỐC TẾ
Giới dân chủ Hồng Kông tuyệt thực đòi phổ thông đầu phiếu  -(RFI)   —    Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình -(RFI)
MH370: TQ và Úc tìm chưa có kết quả   -(BBC)    —   MH370 : Malaysia vẫn hy vọng tìm được người sống sót -(RFI)   —  Cụ thể chi phí của các nước trong chiến dịch tìm kiếm MH370  -(MTG)   —  Thân nhân hành khách máy bay mất tích tới Malaysia biểu tình  -(DT)
Anh Quốc cho phép hôn nhân đồng tính -(RFI)
Đức sẵn sàng điều máy bay và tàu hải quân đến trấn an 3 nước vùng Baltic  -(MTG)
Trung Quốc “xử” hơn 300 người quen ông Chu Vĩnh Khang  -(NLĐ)   —Trung Quốc tịch thu gần 15 tỷ USD từ Chu Vĩnh Khang và các cộng sự?  -(DT)
“Hổ béo” Chu Vĩnh Khang: 326 căn nhà, 47kg vàng, một kho súng  -(Soha)
Trung Quốc muốn giám sát cả thế giới   -(PT)
Triều Tiên đe dọa thử hạt nhân “kiểu mới”  -(DT)   —  Bắc Triều Tiên lại đe dọa thử hạt nhân -(RFI)
Toàn văn bài phát biểu về Ukraine khiến nước Đức dậy sóng  -(Soha)   >>> Ngoại trưởng Nga tố phương Tây đe dọa 50 nước để ‘mua phiếu bầu’
Malaysia: “Người TQ đừng nghĩ chỉ mình họ mất người thân”  – (Soha)   —  Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Úc điều phối việc tìm kiếm phi cơ Malaysia mất tích -(RFI)
“Thực chiến” tại Venezuela sẽ giúp vũ khí TQ bớt ế ẩm ở Mỹ Latin?  -(Soha)
Điều tra dân số Miến Điện : Dân Rohingya dưới sức ép của Phật tử cực đoan  -(RFI)
Châu Âu cấm nhập cá từ Cam Bốt, vì đánh bắt sai luật quốc tế -(RFI)   —   Ngoại trưởng Mỹ-Nga bàn về Ukraina tại Paris -(RFI)
Hơn 100.000 người biểu tình tại Đài Bắc đòi hủy hiệp định với Bắc Kinh -(RFI)
Bầu cừ địa phương vòng 2 tại Pháp : Cánh tả sợ thảm bại -(RFI)   —   Bầu cử địa phương Thổ Nhĩ Kỳ : Tương lai Thủ tướng Erdogan bị đe dọa -(RFI)
Quân Taliban tấn công trụ sở ủy ban bầu cử tại thủ đô Afghanistan -(RFI)
Thái Lan bầu Thượng viện trong bối cảnh khủng hoảng chính trị -(RFI)
Tình báo điện tử NSA có 300 báo cáo về thủ tướng Ðức  -(NV)
Sinh viên Mỹ trong đội thể thao nhà trường có quyền lập nghiệp đoàn -(NV)   –     Quân đội Mỹ gấp rút phát triển nhân sự cho chiến tranh điện toán -(NV)


Trần Kinh Nghị - Lòng tin và hệ lụy của nó




Động lực sống của con người là lòng tin. Nó có thể là niềm tin vào thánh thần hay một lý tưởng chính trị, hoặc tin vào chính bản thân mình, hoặc đôi khi chỉ là sự ngưỡng mộ đối với một thần tượng, v.v... Niềm tin quan trọng hơn nội dung của nó, hay nói cách khác, sự đúng sai của điều mà người ta tin vào đôi khi không quan trọng bằng những gì dẫn dắt người ta đến với nó.



Niềm tin có thể rất cụ thể, cũng có thể rất mơ hồ trừu tượng, nhưng dù ở dạng nào, nó đều có vai trò như một cái phao cứu sinh đối với con người bé nhỏ bất lực trong vũ trụ bao la vô định. Lòng tin cũng là lẽ sống nên thường khi người ta không có hoặc bị mất niềm tin, tâm hồn sẽ trở nên trống rỗng, sức lực suy sụp và cuộc đời vô nghĩa.

Đó chính là lý do tại sao các loại tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hình thành và phát triển trên thế giới từ thời thượng cổ đến nay. Và đó cũng là nguyên nhân tại sao các tôn giáo, tín ngưỡng dù khác nhau, thậm chí trái ngược, xung khắc lẫn nhau, nhưng vẫn cùng tồn tại trong xã hội loài người. Và dù muốn hay không, tín ngưỡng là một nhân tố sống còn đối với con người, đồng thời cũng rất dễ bị lợi dụng bởi những thế lực hắc ám chuyên nghề buôn thần bán thánh.

Lòng tin không chỉ quan trọng đối với cá nhân mà còn quan trọng đối với cộng đồng và quốc gia. Mỗi quốc gia cần có sự cố kết trên cơ sở lòng tin do chính công dân của quốc gia đó lựa chọn một cách không gượng ép cũng không mù quáng; nếu vì một lý do nào đó dẫn đến sự lựa chọn mù quáng thì đó là sự mê tín tai hại. Có thể nói, lòng tin đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của một quốc gia. Nơi nào và khi nào không có lòng tin hoặc lòng tin lung lay suy yếu, nơi đó sẽ trở nên xung yếu và dễ rơi vào khủng hoảng, thậm chí tan rã.

Việt Nam là một trong những quốc gia dân tộc có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng lòng tin nhờ có tư tưởng phật giáo cùng với đạo lý hòa hiếu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu bám rễ hàng ngàn năm. Tuy vậy, đất nước này cũng không tránh khỏi những chu kỳ thăng trầm khi lòng tin của dân chúng bị đánh mất và vận nước lâm nguy dẫn đến muôn nỗi bi ai như đã thấy trong lịch sử dân tộc. Giờ đây phải chăng một chu kỳ như vậy sắp tái diễn? Đây không chỉ là câu hỏi mà còn là một lời cảnh báo nếu xem xét bối cảnh tình hình chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước trong mối tương quan khu vực và quốc tế ngày nay.

Thực tế mấy chục năm nay cho thấy có tình trạng người dân từ chỗ chỉ biết tin vào một hướng là sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sang chỗ hoài nghi hoặc không biết tin vào đâu. Đây không phải là một ý kiến suy diễn mà đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và được bàn luận công khai trong xã hội. Chỉ có điều, nguyên nhân và giải pháp thì còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Còn nhớ, trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, đại đa số nhân dân từ Nam chí Bắc và cả số kiều bào còn ít ỏi lúc bấy giờ đều tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tin đến nỗi nhiều người đã từ bỏ cả tín ngưỡng của họ để đi theo lý tưởng cộng sản. Và có thời kỳ lòng tin đó đã từng có sức lan tỏa và cuốn hút mạnh mẽ như một tín ngưỡng vậy. Tuy nhiên, lòng tin như vậy đã bắt đầu có dấu hiệu lung lay kể từ sau ngày thắng lợi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước tháng Tư năm 1975. Dấu hiệu đầu tiên là sự rời bỏ tổ quốc ra đi của hàng triệu con người không chỉ "người của chế độ cũ" mà cả các doanh nhân và dân thường. Và sự ra đi vẫn tiếp diễn cho đến nay, chỉ khác ở nhịp độ và cách thức lặng lẽ hơn và thành phần chủ yếu là người lao động, doanh nhân, học sinh sinh viên và cả giới văn nghệ sĩ, trí thức cùng một số quan chức đã nghỉ hưu hoặc đương chức. Hầu hết các trường hợp ra đi đều có tính toán với mục đích lâu dài. Thực chất đó là một dạng "chảy máu chất xám" rất không đáng xảy ra đối với đất nước trong giai đoạn cần nhân lực để phát triển.

Sự mất lòng tin còn thể hiện ở trào lưu mê tín dị đoan vốn đã lắng xuống trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc nay lại trỗi dậy như nấm sau cơn mưa. Nó không chỉ lôi kéo dân thường mà cả cán bộ, quân nhân, kể cả đảng viên và cấp lãnh đạo. Nó cho thấy một lẽ thường tình thôi, đó là khi con người ta hoang mang thì có xu hướng tin vào những khái niệm mơ hồ huyền bí như thánh thần hoặc bất cứ điều bí ẩn nào đó để lấp chỗ trống tinh thần đang hụt hẫng của họ. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người và nhiều hình thức cúng bái cầu tài cầu lộc, cầu cho bản thân được hơn người, cầu cho thánh thần trừng trị đối phương, đối tác... Để đáp ứng nhu cầu mê tín dị đoan đang tăng lên đột xuất, hàng loạt chùa chiền, đền thờ miếu mão mọc lên như nấm trên khắp các vùng miền dưới danh nghĩa tôn tạo di tích văn hóa-tâm linh, phục hồi truyền thống tín ngưỡng v.v...

Sự mất lòng tin còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác. Đó là sự sa sút về đạo đức, lối sống trong quan hệ xã hội cũng như trong ý thức chấp hành kỷ cương luật lệ của nhà nước, v.v... Chưa bao giờ người ta có thể giết nhau một cách "máu lạnh" chỉ vì một nguyên nhân không đâu hay một lợi ích nhỏ nhoi như bây giờ. Không yêu được nhau cũng giết, để cướp vài chục nghìn đồng cũng giết, con giết cha, vợ giết chồng, thậm chí bác sĩ giết bệnh nhân, v.v...Đó là gì nếu không phải là dấu hiệu của sự suy đồi về luân thường đạo lý? Chưa bao giờ tình trạng tham nhũng ngang nhiên lan tràn trước sự bất lực của Nhà nước như bây giờ. Chưa bao giờ trật tự kỷ cương đường phố làng xã bị đảo lộn và bị vi phạm nghiêm trọng như bây giờ. Chưa bao giờ sự vô cảm trở nên như một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bây giờ.

Sự mất lòng tin bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và yếu tố tâm lý khác nhau. Trong số những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, bên trong hoặc bên ngoài, thì sự sai lầm về đường lối chủ trương chính sách kinh tế-xã hội đóng vai trò chính. Vẫn biết sai lầm là hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng tiếc rằng sai lầm mà không được kịp thời thừa nhận và rút ra bài học khắc phục. Chẳng hạn có những sai lầm phạm phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở thành phố và tập thể hóa ruộng đất ở nông thôn lại tiếp tục đem ra áp dụng ở miền Nam; những phương pháp và biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng khắc khổ lại được tiếp tục áp dụng cho miền Nam, v.v... Chúng khiến người dân không được phút ngơi nghỉ để hưởng bầu không khí hòa bình độc lập tự do và phải tiếp tục lao vào những cuộc đấu tranh,|học tập, cải tạo đến sức cùng lực kiệt. Đồng thời trong lúc đó hình ảnh những người cán bộ và anh bộ đội Cụ Hồ một thời lung linh cao đẹp đã nhanh chóng biến thành những con người thực dụng tầm thường trước mắt bàn dân thiên hạ.

Xu hướng tự tư tự lợi thông qua địa vị chức quyền trỗi dậy biến họ thành tầng lớp cầm quyền với những khuyết tật vốn có của họ, và bộ máy công quyền nhanh chóng phình to quá mức bình thường. Bộ máy hành chính bị người dân gọi là "hành dân là chính". Những khẩu hiệu một thời vang dội như "lấy dân làm gốc", "do dân, vì dân"...đã bị người dân đem ra đùa tếu hàng ngày. Trong lúc người dân không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi thì nội bộ giới lãnh đạo ngày càng chia rẽ thành các nhóm lợi ích khác nhau, có chăng chỉ còn chung một thứ lập trường của tầng lớp đặc quyền đặc lợi; và cái gọi là "lý tưởng cách mạng" bị lợi dụng làm tấm bình phong. Sự tùy thuộc lẫn nhau trong xã hội trở nên lỏng lẻo, lòng dân ly tán với tâm lý bất tín, bất an, bất phục ngày càng lan rộng trở thành lực cản đối với tiến trình phát triển và tiến bộ của đất nước.

Tâm lý mất lòng tin khiến người ta nghi ngờ tất cả bất luận đó là thật hay giả, đúng hay sai; và nó như một hiệu ứng domino khiến tình hình ngày càng tồi tệ. Một khi lòng tin trong mỗi người đã mất thì rất khó để lấy lại. Nếu trước đây Đảng bảo gì dân nghe theo, thì bây giờ mọi sự chỉ đạo đều có thể bị phớt lờ, thậm chí bị xuyên tạc bóp méo. Người ta không thể cứ kêu gọi hãy tin ở tôi vì tôi là Đảng nên bao giờ cũng do dân, vì dân..., và Đảng bao giờ cũng đúng!

Nhiều người tin rằng hễ mất lòng tin ắt sẽ dẫn đến sự sụp đổ. Và họ quyết định ngồi đó chờ đợi trong khi những người đương quyền tất nhiên phải ra sức trì hoãn và các nhóm lợi ích thì tranh thủ cơ hội "đục nước béo cò". Sụp đổ là vạn bất đắc dĩ, nhưng nếu được sụp đổ có khi lại tốt. Điều tai hại hơn là tình trạng mất lòng tin cứ thế tiếp diễn kéo dài chỉ đủ mức để phá hỏng mọi nỗ lực phát triển quốc gia đồng thời làm tăng thêm nguy cơ mất độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước kẻ thù truyền kiếp. Đây chính là vòng luẩn quẩn và cũng là kịch bản đáng sợ nhất của đất nước này.
Hà Nội, ngày 27/3/2014
Trần Kinh nghị
(Blog Bách Việt)
 

Pháp luật đi đâu?.....

TP Phủ Lý tỉnh Hà Nam

Pháp luật đi đâu?.....

Để 67 cán bộ Đảng viên ở phường Liêm Chính, phường Thanh Châu ăn cắp 20.000m2 đất của nhà nước.

- Lập Hồ sơ khống lấy 02 lần tiền.

- Dùng con dấu lừa bịp để lấy tiền hàng vài tỷ đồng của nhà nước.

Ông chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam (Trần Xuân Lộc) đã có kết luận, thậm chí Công an đã có kết luận khởi tố. Không được sử lý? ..... tại sao?....






Trần Thị Nga

Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai

J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.
Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.
Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.
Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất  trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.
Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông  Ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).
Nên nhớ rằng, ông Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã “được” UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật “nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.
Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ: Ngày 20/1/2013 tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là “dự án treo”. Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.
Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này.
Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.
Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.
Kỳ Anh hôm nay
Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.
Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.
Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.
Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoaàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Cho đến giờ này, 12h 15, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.
Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tiếp theo khi có thông tin mới.
Ngày 29/3/214
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Ba phiên toà, ba nụ cười đểu cáng

Lê Diễn Đức  – RFA

Nụ cười là phản ánh tâm trạng của con người, mang lại niềm vui và là sự ban tặng cho đời, nhưng cũng có những nụ cười không thể nào lý giải được, vì nó được thể hiện trong những hoàn cảnh bi kịch, tương phản.

Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines trong phong xét xử hôm tháng 12 năm 2013, đã cười nói với công an và vui vẻ trình diễn thơ tự sang tác trước Hội đồng xét xử.
Động lực nào, lý do nào làm cho ông ta bình thản, tự tin như thế, dù sau đó nhận bản án tử hình? Chắc là ông ta nghĩ mình không có tội và cái tội mà ông vướng phải nó không đáng, bởi vì nó rất nhẹ và phổ cập trong toàn bộ hệ thống. Ai mà chẳng ăn! Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bất kỳ cái gì dính đến nhà nước đều có văn hoá phong bì. Nơi nào có dự án đương nhiên phải rút ruột. Ăn chênh lệch 10 tỷ đồng từ cái ụ nổi chẳng là bao so với những món khủng khác!
Cũng rất có thể ông Dương Chí Dũng đã được Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh bảo đảm bản án tử hình sẽ không thục hiện nếu Dương Chí Dũng khai hết. Đầu mối để đưa tới thượng tầng là thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ đã bị hé mở. Nhưng Ngọ chết, ván bài được khép lại, cuộc chơi đột ngột bị dừng. Nụ cười Dương Chí Dũng sẽ còn tươi mãi được không?
Trong một phiên toà khác, ngày 14 tháng Hai năm 2014, xét xử Huỳnh Thị Huyền Như, kẻ lừa đảo thế kỷ của Việt Nam, nhân danh can bộ của ngân hàng Vietinbank, cuỗm một lúc gần 200 triệu đôla (hơn 4 ngàn tỷ đồng) của khách hàng, cười mãn nguyện trong xe áp tải tù nhân. Nụ cười này phải là sự thoả mãn cho mưu mô lừa gạt có ý thức cùng với sự đồng loã của Ngân hàng Công Thương (VietinBank). Thiên hạ bá tánh phẫn uất, chế nhạo không phải là bản án chung thân dành cho Huyền Như mà chính là toà đã phủi bỏ trách nhiệm của Vietinbank một cách trắng trợn. Tất cả các nguyên đơn dân sự đều kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm buộc VietinBank phải bồi thường thiệt hại chứ không phải Huyền Như. Bản án cho thấy cách quản lý bê bối, tắc trách của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam và sự bao che dung túng lộ liễu. Độ tin cậy của Vietinbank xuống bằng không và dư luận xã hội sôi sục kêu gọi tẩy chay ngân hàng này.
Tiếp theo, tại phiên của toà thành phố Tuy Hoà ngày 28 tháng 3 năm 2014 xét xử 5 cựu công an trong khi lấy lới khai đã dã man đánh chết anh Ngô Thanh Kiều ngay tại trụ sở.
Bản án đã cũng nói lên sự bao che tội phạm và nhạo báng công lý, khi 4 trong năm công an được đề nghị hưởng án treo. Còn thượng tá Lê Đức Hoàn (phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án 312T) đuợc miễn tố, dù Viện kiệm sát thừa nhận ông ta phạm hai tội: “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “bắt người trái quy định pháp luật”.
Trong phiên toà này chúng ta nhìn thấy một nụ cười khác trong phòng xử. Đó là nụ cười tươi khác của một trong 5 tên công an phạm tội, trên ghế của phòng xử.
Nhìn tấm hình khác khi đứa bé hai tuổi hôn lên di ảnh của người cha bạc mệnh và nụ cười của tay cựu công an này, chúng ta không khỏi tuởng tượng hắn như là kẻ không tim, không óc, tệ hơn cả ác vật.
Chỉ có chế độ thối nát, vô nhân đạo, bất nhân vô độ, xem mạng của dân chúng như cỏ rác, thì mới có thể đẻ ra nụ cười khốn nạn ấy. Nụ cười này là hậu quả tất yếu của một hệ thống bạo lực, công an trị, của bộ máy đàn áp nhân dân bị côn đồ hoá.
Mới trước đó một tháng, ngày 7/11/2013, Việt Nam đã ký kết Công ước chống tra tấn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố rằng việc ký Công ước này thể hiện “cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người”.
“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn nhũng gì cộng sản làm” là câu nói bất hủ và đi vào lịch sử của cố Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu. Vận dụng trường hợp nào cũng đúng và với Công ước chống tra tấn càng thấm thía.
Công an đánh chết người trở nên thường xuyên tại Việt Nam. Em Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi bị công an đánh chết tại trụ sở huyện Tân Yên, Bắc Giang hồi tháng 7 năm 2010. Ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh bị đánh gãy cổ dẫn đến tử vong hồi tháng 3/ 2011 tại Hà Nội. Anh Cao Văn Tuyên ở xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, bị công an xã dùng dùi cui đánh chết khi bị bắt về đồn để thẩm vấn vào đầu tháng 7/2013. Trên mặt báo chính thức, thỉnh thoảng lại có tin một người bị chết trong đồn công an, mà một số bị cho là đã “tự tử”, tuy ai cũng biết rõ đó là do công an đánh đập.
Ông Nguyễn Thanh Chấn đã đã phải hứng đòn thô bạo từ các điều tra viên hoặc những tù nhân khác do các điều tra viên sai khiến, ép cung, buộc ông phải nhận tội giết người và phải chịu ngồi tù oan ức 10 năm trời.
Sẽ còn nữa những nụ cười của những tên tội phạm trong cái xã hội nhiễu nhương, lưu manh và đểu cáng này. Những tay bảo vệ chế độ nếu có phạm tội vẫn luôn được hưởng bao dung, che chở, còn người dân thì ngồi tù chỉ vì ăn trộm vài con vịt. Đây là công lý của kẻ cướp!
© Lê Diễn Đức  - RFA Blog

  • Dân oan bị bắt tự vận tại trụ sở công an? (RFA) - Vào khoảng từ chín giờ tối hôm qua, nhiều bà con tại phường Dương Nội, quận Hà Đông nhận được tin hai người dân bị công an bắt đi từ ngày 26 tháng 3 đã cắn lưỡi tự tử trong đồn, thân nhân và bà con đã tập trung đến tại trụ sở Công an để hỏi rõ lý do.
  • Nga hứa không xâm lược Ukraine (BBC) - Ngoại trưởng Nga nói Moscow không có ý định đưa quân vào Ukraine sau khi tổng thống Nga-Mỹ bàn về giải pháp giải quyết khủng hoảng.
  • DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm VN (RFA) - Các mức thuế sơ bộ đánh vào tôm nhập khẩu của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ nhập vào Hoa Kỳ dự kiến sẽ được nâng lên sau đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 8 diễn ra từ hồi đầu tháng 2 năm 2012 đến cuối tháng giêng năm ngoái.
  • Thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật làm rõ vụ JTC (RFA) - Sẽ tổ chức Cuộc họp ủy ban hỗn hợp Việt- Nhật lần thứ nhất về nghi án Công ty Tư vấn giao thông vận tải Nhật Bản- JTC, hối lộ các cán bộ đường sắt Việt Nam để nhận được hợp đồng cho dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1.
  • Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 3) (RFA) - Truyện Con Tấm Con Cám quá quen thuộc với người dân Việt, từ thành thị đến thôn quê hầu như ai cũng ít nhứt một vài lần được nghe kể, hoặc do tình huống nào đó mà được biết. Chẳng hạn như đi coi cải lương, hoặc nghe dĩa hát.
  • Ca trù, vẫn còn thiếu yếu tố hấp dẫn. (RFA) - Vào trung tuần tháng Hai vừa qua trong ngày văn hóa Pháp Việt một phái đoàn nghệ thuật Việt Nam đã sang Pháp giới thiêu văn hóa truyển thống Việt Nam trong đó có bộ môn Ca trù do nghệ nhân Phạm Thị Huệ và Giáo phường ca trù Thăng Long trình diễn.
  • Cải cách xí nghiệp thất bại , Cuba mở cửa cho đầu tư nước ngoài (RFI) - Hôm nay, 29/03/2014, Quốc hội Cuba do đảng Cộng sản kiểm soát phải thông qua một đạo luật mới mở cửa thị trường cho tư bản nước ngoài. Giới phân tích xem đây là cơ hội cuối cùng cho nền kinh tế Cuba mà các biện pháp cải cách xí nghiệp nửa vời hai năm trước đây bị thất bại.
  • Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới (RFI) - Venezuela, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà đồng đô la được đổi chác trên đường phố với giá cao gấp mười lần so với tỉ giá chính thức, có thể là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới. Hoặc là ngược lại, rẻ nhất thế giới, tùy theo khả năng sở hữu những đồng đô la Mỹ.
  • Ukraine: Theo ai tốt hơn? (BBC) - Ukraine nên lựa chọn 'theo ai' giữa Liên minh châu Âu và Nga, theo phân tích của TS Đoàn Xuân Lộc.
  • Cách mạng hướng dương của thanh niên Đài Loan (RFI) - Thời sự ChâuÁ khá sôi nổi trên các nhật báo Pháp ngày cuối tuần, thứ Bảy 29/03/2014 lẫn các tạp chí ra số ra tuần này. Trước tiên, đến với Đài Loan, báo Le Monde có bài đề tựa :« Tại Đài Bắc, cách mạng hoa hướng dương cho thấy thanh niên đang khó chịu trước chính quyền Bắc Kinh».
  • Philippines quyết kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Philippines ngày 28-3 cho biết, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc, Manila có kế hoạch theo đuổi vụ kiện tại LHQ liên quan đến những tuyên bố của Bắc Kinh đối với hầu hết biển Đông.
  • Việt Nam dự hội nghị công nghệ dầu khí ở Malaysia (BaoMoi) - 15.000 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đến từ hơn 100 công ty của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia Hội nghị và Triển lãm Công nghệ dầu khí ngoài khơi châu Á (OTC Asia) tại Malaysia từ ngày 25-28/3.
  • Tộc người Tatars ở Crimée trưng cầu dân ý đòi tự trị (RFI) - Phải chăng Putin đang bị thế gậyông đập lưngông ? Hôm nay, 29/03/2014, cộng đồng người Tartar ở Crimée triệu tập đại hội khẩn cấp tại thành phố Bakhtchyssarai sau khi Crimée bị Nga sát nhập qua một cuộc trưng cầu dâný. Hai trăm đại biểu Tartar cũng quyết định tổ chức trưng cầu dâný về quyền tự trị.
  • Anh Quốc cho phép hôn nhân đồng tính (RFI) - Đối với hàng trăm cặp tình nhân đồng giới tính ở Anh và xứ Gall, hôm nay là một ngày lịch sử. Đạo luật hôn nhân đồng giới tính bắt đầu có hiệu lực vào ngày 29/03/2014 lúc 0 giờ. Sau khi đồng hồ gõ 12 tiếng, nhiều cặp tình nhân đồng giới tính đã làm lễ thành hôn ngay trong đêm.
  • NATO chỉ định tân Tổng thư ký giữa thời kỳ khủng hoảng (RFI) - Tổ chức quân sự Liên minh Bắc Đại Tây Dương hôm qua 28/3/2014 thông báo đã chỉ định một tổng thư ký mới của NATO. Cựu thủ tướng Na Uy Stoltenberg sẽ kế nhiệmông Anders Fogh Rasmussen, người Đan Mạch vào tháng 10 tới đây để lãnh đạo liên minh quân sự trong bối cảnh giữa cuộc khủng hoảng Ukraina đang diễn ra trong sự bất lực của phương Tây.
  • Tổng thống Putin đề nghị Obama thảo luận tình hình Ukraina (RFI) - Tối qua, 28/3/2014, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện thoại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong lúcông đang công du Ả Rập Xê-út, để thảo luận về đề nghị của Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina và những diễn biến đáng quan ngại bên kia đường biên giới của Ukraina với Nga và trong những vùng đất tự trị có đông người gốc Nga sinh sống.
  • Việt Nam và Cuba tăng cường quan hệ kinh tế (RFI) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 29/03/2014 hoàn tất chuyến công du hai ngày tại Cuba, trong đó hai nước cộng sản là đồng minh lâu đời cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế, hiện chưa tương xứng so với quan hệ về chính trị.
  • MH370 : Malaysia vẫn hy vọng tìm được người sống sót (RFI) - Ba tuần sau khi chiếc máy bay Boeing 777, số hiệu MH 370 của Malaysia Airlines mất tích một cách bí ẩn trên vùng biển nam Ấn Độ Dương, hôm nay tại Kuala Lumpur, 29/3/2014, Bộ trưởng Giao thông Malaysia hứa tiếp tục tìm kiếm để tìm những người may ra còn sống sót trong chuyến bay.
  • Manila mua máy bay quân sự phòng ngự Trung Quốc (RFI) - Manila ký cùng lúc hai hợp đồng với Hàn Quốc và Canada mua máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang. Đây là một bước tiến cụ thể trong chương trình hiện đại hóa quân đội để đối phó với Trung Quốc theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin vào ngày hôm qua 28/03/2014.
  • Phe Hồi Giáo Bangsamoro (BIFF) bác bỏ hòa ước của Philippines (RFA) - Chỉ một ngày sau khi chính quyền Philippines và nhóm Hồi giáo nổi dậy chính Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro- MILF ký hòa ước chấm dứt 42 năm cuộc chiến ở khu vực miền nam Philippines, một thủ lĩnh dân quân cao tuổi lên tiếng sẽ tiếp tục chiến đấu.
  • Tàu Philippines phá vây tuần duyên Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) - Các binh sĩ Philippines trên một chiếc tàu đánh cá đã đụng độ với các tàu tuần duyên của Trung Quốc gần một rặng san hô ở Biển Đông mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
  • Trung Quốc nói Thủ tướng Nhật “đạo đức giả” (BaoMoi) - BizLIVE - Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
  • Không thể đi ngược xu thế chung (BaoMoi) - Sau một thời gian có vẻ như tạm lắng, mới đây nhất ngày 26-3, lãnh đạo chính quyền của cái gọi là TP. Tam Sa (Trung Quốc) đã đi thêm một bước trong chiến dịch xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bước đi cụ thể ấy chính là việc "Phó Thị trưởng TP.Tam Sa” Trương Canh tuyên bố với Tân Văn Xã: Trong năm 2014 sẽ nghiên cứu thúc đẩy xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở bãi đá Vành Khăn và Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Đây là bước đi tiếp theo, có chủ đích của Trung Quốc trong diễn tiến thôn tính toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
  • Tập Cận Bình: Trung Quốc không tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu trong chuyến thăm Berlin ngày 28/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ không có hành động hung hăng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh vẫn quyết bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực này đến cùng.
  • Manila tuyên chiến với đường lưỡi bò Trung Quốc (BaoMoi) - Philippines đã chính thức tuyên chiến với đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông khi tuyên bố sẽ đệ trình lên tòa án quốc tế biên bản ghi nhớ về lập trường của nước này trong vụ kiện Biển Đông đúng thời hạn vào ngày mai (30/3). Manila cũng tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào từ Trung Quốc sau khi họ thách thức đường lưỡi bò của cường quốc Châu Á này.
  • Thủ tướng Abe ví Crimea với tranh chấp biển đảo, Trung Quốc tức giận (BaoMoi) - Trong cuộc họp G7 đang diễn ra tại Hague ngày 28/3, Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo tình trạng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và Hoa Đông có thể tạo ra bối cảnh tương tự như Nga đã làm tại Crimea. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.
  • Nhật Bản quyết bảo vệ lãnh thổ trong dự thảo Sách Xanh (BaoMoi) - Dự thảo Sách xanh Ngoại giao Nhật Bản năm 2014 tuyên bố Tokyo quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và không phận của mình, đồng thời chỉ trích các nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Philippines mua 12 chiến đấu cơ của Hàn Quốc (BaoMoi) - Ngày 28.3, Philippines ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc với tổng trị giá 420 triệu USD, theo Yonhap. FA-50 là phiên bản tấn công hạng nhẹ của máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 được phát triển bởi Công ty công nghiệp không gian vũ trụ Hàn Quốc (KAI) và Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.