Đơn tố cáo ông Mai Tiến Dũng chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Đơn xin tố cáo ông Mai Tiến Dũng Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tội ra quyết định đánh trống bỏ rùi không chỉ đạo thực hiện Quyết định 17 vi phạm vào Điều 4 Hiến pháp:
Nguyễn Văn Thiện (Dân oan Hà Nam) |
1/ Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
đại biểu trung thành lợi ích giai cấp của công nhân, nhân dân lao động
và của dân tộc lấy chủ nghĩa Mac - Le - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
2/ Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân phục vụ nhân dân
chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những
quyết định của mình. Để cho Nguyễn Xuân Đông phó chủ tịch tỉnh Hà Nam
bóp méo quyết định 17 của chủ tịch tỉnh Hà Nam có nói thành không, không
nói thành có trong quyết định 17 của ông Mai Tiến Dũng ra ngày
17/5/2011 những cụ thể như trong Quyết định 17 của ông Mai Tiến Dũng
Quyết định điều 1 điều chỉnh lại nội dung quy tại Điều 15 của Quyết định
số 30 năm 2009 Quyết định của UBND ngày 26/10/2009 của UBND tỉnh về
việc ban hành quy định một số nội dung về việc bồi thường hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên toàn tỉnh. Ông Mai Tiến Dũng chống
lại các quyết định hành chính của cơ quan thẩm quyền chỉ đạo vi phạm
vào điều 269 Bộ luật hình sự vì động cơ, vì vụ lợi không đôn đốc thực
hiện cuộc đối thoại ngày 27/12/2012 gây thiệt hại của 25 hộ gia đình
chính sách thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình cựu quân
nhân ở thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Chúng rồi rất
bức xúc yêu cầu các vị lãnh đạo Đảng với các vị lãnh đạo nhà nước và
Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
Kính gửi: Ông Mai Tiến Dũng Ủy viên trung ương đảng, chủ tịch tỉnh Hà Nam
Đồng kính gửi: Bộ chính trị tại thủ đô Hà Nội.
Hai nhăm gia đình chính sách ở thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm,
Hà Nam xin kêu cứu với các vị lãnh đạo đảng, Nhà nước và cục chính sách
người có công.
Kính thưa các cơ quan pháp luật chống tệ nạn quan liêu, của quyền tham
nhũng. Thưa các cơ quan pháp luật nhân dân chúng tôi căn cứ vào tiếng
nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư
nhà nước ở đâu xảy ra cửa quyền tham nhũng người đứng đầu cơ quan nhà
nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên 25 gia đình chính sách ở
thôn Tam xã Liêm Cần tố cáo ông Mai Tiến Dũng Ủy viên trung ương đảng -
Chủ tịch tỉnh Hà Nam ra quyết định 17 phải chịu trách nhiệm với quyết
định tại Điều 4 Hiến pháp khoản 2 không đôn đốc cuộc đối thoại ngày
27/12/2012 với 25 gia đình chính sách (cụ thể: Nguyễn Xuân Đông phó chủ
tịch tỉnh Hà Nam giao cho ông Phạm Văn Đồng chủ tịch huyện Thanh Liêm
sau 10 ngày kể từ ngày đối thoại phải hoàn trả lại 1,840.000đ một tỉ
tám trăm bốn mươi triệu đồng, gạo theo Điều 20 của nghị định 69 chính
phủ và đất 7% cho 25 hộ dân gia đình chính sách có tại buổi đối thoại)
nhưng đến nay vẫn chưa hoàn trả lại vì vụ lợi vì động cơ chỉ đạo cho
Nguyễn Xuân Đông phó chủ tịch tỉnh Hà Nam đánh thông báo chấm dứt vụ
kiện của 25 hộ gia đình chính sách vì vụ lợi bao che cho tập đoàn tham
nhũng huyện Thanh Liêm chống lại các quyết định của các cơ quan có thẩm
quyền chỉ đạo cụ thể 2 lần cục C48 phòng chống tham nhũng chỉ đạo cho
chủ tịch tỉnh, 4 lần thanh tra chính phủ, 3 lần văn phòng chính phủ, phó
hàm y vụ 1 Hoàng Như Hải. Tất cả các chỉ đạo của các cơ quan đó ông Mai
Tiến Dũng chống lại coi thường kỷ cương phép nước dùng mọi thủ đoạn
ngăn chặn 25 gia đình chính sách đi đòi quyền lợi khi bị thu hồi đất đã
chỉ đạo cho công an tỉnh và công an huyện Thanh Liêm ngăn cản công dân,
bắt và đánh tôi là Nguyễn Văn Thiện 2 lần, đánh thương binh Hiểu 1 lần
tại Ủy ban xã Thanh Tuyền và bắt thương binh Vũ Văn Đông 1 lần. Công an
tỉnh và công an huyện Thanh Liêm vi phạm vào Điều 20 Hiến pháp khoản 1
và khoản 2, vi phạm vào điều 132 khoản 2 bộ luật hình sự.
Tôi đã làm đơn tố cáo lên Bộ công an, cục cảnh sát hình sự, thanh tra bộ
công an, cảnh sát điều tra bộ công an. Đã có rất nhiều công văn, văn
bản gửi cho giám đốc công an nhưng đến nay chưa sử lý anh Nguyễn Quốc
Chiến.
Kính thưa các vị lãnh đạo Nhà nước Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch tỉnh
Hà Nam và giám đốc công an tỉnh Hà Nam vẫn bao che cho tập đoàn tham
nhũng huyện Thanh Liêm đứng đầu là Phạm Văn Đồng chủ tịch huyện, Nguyễn
Quốc Chiến trưởng công an huyện Thanh Liêm, Trần Văn Hà trưởng ban GPMB
huyện Thanh Liêm, ba tên này có tổ chức để cướp tài sản của 25 hộ gia
đình chính sách: Một tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng, chế độ gạo theo
Điều 20 của nghị định 69 Chính phủ và đất 7% của 25 hộ gia đình chính
sách.
Chúng tôi yêu cầu chính phủ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan phòng chống tham nhũng, cục chính
sách người có công hãy cứu lấy cuộc sống cho 25 gia đình và đưa tập đoàn
tham nhũng huyện Thanh Liêm ra truy tố trước pháp luật xử lý đúng
người, đúng tội. 25 gia đình xin trân trọng cảm ơn!
(Dân oan Hà Nam)
Liêm Cần 24/03/2014
'Có dàn xếp vụ xử công an đánh chết dân?'
Cơ quan nội chính và chính
quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa ra mức án
nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã hành
hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết
thương từ đầu tới chân.
Hôm 29/3/2014, luật sư Võ An Đôn, người đứng ra bảo vệ các quyền lợi cho người bị tử vong, ông Ngô Thanh Kiều và gia đình của nạn nhân này, nói với BBC ông tin rằng đã có sự dàn xếp của cơ quan nội chính của tỉnh Phú Yên và chính quyền để các cơ quan tố tụng đưa ra mức xử phạt giảm rất nhẹ cho các bị cáo là các viên chức công an tham gia đánh chết ông Kiều tại trụ sở công an thành phố.
Hôm 29/3/2014, luật sư Võ An Đôn, người đứng ra bảo vệ các quyền lợi cho người bị tử vong, ông Ngô Thanh Kiều và gia đình của nạn nhân này, nói với BBC ông tin rằng đã có sự dàn xếp của cơ quan nội chính của tỉnh Phú Yên và chính quyền để các cơ quan tố tụng đưa ra mức xử phạt giảm rất nhẹ cho các bị cáo là các viên chức công an tham gia đánh chết ông Kiều tại trụ sở công an thành phố.
Bình luận về việc Viện Kiểm sát Nhân
dân Thành phố Tuy Hòa đề nghị mức án cho phép tới bốn trên năm sỹ quan
bị tố cáo đã đánh đập, tra tấn ông Kiều tới chết gần hai năm về trước,
chỉ phải hưởng án treo, trong khi quan chức lãnh đạo của công an cấp
thành phố và tỉnh có liên đới không hề được xét trách nhiệm, luật sư Đôn
nói:
"Nếu căn cứ theo pháp luật mà truy tố về tội (sử dụng) nhục hình thì chưa đúng lắm, lẽ ra phải là cố ý gây thương tích, dẫn đến chết người mới đúng hơn...,
"Nếu căn cứ theo pháp luật mà truy tố về tội (sử dụng) nhục hình thì chưa đúng lắm, lẽ ra phải là cố ý gây thương tích, dẫn đến chết người mới đúng hơn...,
"Nếu theo đúng pháp luật, tất cả các bị cáo đều
truy tố theo khoản 3 hết, nhưng theo đó phải theo dõi tính chất của mỗi
người, ví dụ Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy) đánh trên đầu thì mức án
cao hơn, còn những người đánh ít hơn mà nguy hiểm ít hơn, thì (xử mức)
thấp hơn,
"Cứ căn cứ trên đó mà quyết định hình phạt...
nếu nhiều người cùng đồng phạm, thì truy tố một điều luật, một khung
hình phạt, chứ không phải truy tố hai khung như ở đây, chúng tôi từ hồi
(tham dự xét) xử thì chưa thấy, đây là lần đầu tiên áp dụng điều đó."
'Ban Nội chính dàn xếp?'
Hôm thứ Sáu, 28/3, đại diện Viện Kiếm sát giữ quyền công tố đã đề nghị tòa phạt bị cáo Thành, người theo tòa đã dùng dùi cui đánh vào đầu ông Kiều gây chấn thương sọ não, chịu án tù giàm 5 năm đến 5 năm sáu tháng.
Nhưng bốn bị cáo khác gồm Thiếu tá Nguyễn Minh Quyền, Đội phó đội trinh sát, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Phú Yên, Thiếu tá Nguyễn Tấn Quang, Đội pháo Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa, Thượng úy Phạm Ngọc Mẫn chỉ bị đề nghị án treo từ 18-24 tháng, riêng Trung úy Đỗ Như Huy bị đề nghị án treo từ 12-18 tháng.
Bình luận về sự có mặt của Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học, dự khán tại phiên tòa, luật sư Đôn nói:
"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp" - Trưởng ban Nội chính Nguyễn Thái Học dự khán
"Theo quan điểm của tôi, vấn đề này có sự họp
các ngành, nội chính cũng như các cơ quan tiến hành tố ụng, để áp đặt
mức hình phạt đó,
"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp,
"Ông đó sẽ chỉ đạo, Ban nội chính bên Đảng sẽ chỉ đạo cơ quan tiến hành tố tụng thì hành cho bản án đó hợp với dư luận..."
Theo luật sư Đôn, trong vụ ông Kiều, sinh năm 1982, cư trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, bị bắt và áp giải tới trụ sở công an thành phố Tuy Hòa vào 3 giờ sáng ngày 13/5/2012 trong khi ông đang ngủ ở nhà với gia đình, xảy ra mà không hề có bất cứ lệnh bắt khẩn cấp, hoặc phê chuẩn nào của tòa án, viện kiểm sát, cho thấy cơ quan công an đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
Và vẫn theo luật sư, người chỉ huy trực tiếp và theo dõi vụ bắt, quá trình lấy cung ông Kiều, là Phó Trưởng Công an Thành phố, ông Lê Đức Hoàn, đã phạm tội hình sự đáng bị truy tố, trong khi ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc công an tỉnh lẽ ra cũng phải chịu trách nhiệm để cấp dưới lạm dụng bạo lực nghiêm trọng, gây chết người.
'Bộ trưởng bị bịt tin'"Trưởng Ban Nội nội chính, thường những vụ án lớn ảnh hưởng tới dư luận thì Ban Nội chính, đại diện cho cơ quan Đảng chỉ đạo nên họp với các cơ quan đề ra một ý kiến thống nhất để dựa trên đó đưa ra mức án thích hợp,
"Ông đó sẽ chỉ đạo, Ban nội chính bên Đảng sẽ chỉ đạo cơ quan tiến hành tố tụng thì hành cho bản án đó hợp với dư luận..."
Theo luật sư Đôn, trong vụ ông Kiều, sinh năm 1982, cư trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, bị bắt và áp giải tới trụ sở công an thành phố Tuy Hòa vào 3 giờ sáng ngày 13/5/2012 trong khi ông đang ngủ ở nhà với gia đình, xảy ra mà không hề có bất cứ lệnh bắt khẩn cấp, hoặc phê chuẩn nào của tòa án, viện kiểm sát, cho thấy cơ quan công an đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
Và vẫn theo luật sư, người chỉ huy trực tiếp và theo dõi vụ bắt, quá trình lấy cung ông Kiều, là Phó Trưởng Công an Thành phố, ông Lê Đức Hoàn, đã phạm tội hình sự đáng bị truy tố, trong khi ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc công an tỉnh lẽ ra cũng phải chịu trách nhiệm để cấp dưới lạm dụng bạo lực nghiêm trọng, gây chết người.
"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được" - Bà Lê Hiền ĐứcHôm thứ Bảy, bà Ngô Thị Tuyết, chị ruột nạn nhân Kiều, nói với BBC gia đình của em trai bà hết sức đau khổ, bức xúc, gia đình có hoàn cảnh rất nghèo khó, hai con của ông Kiều còn rất nhỏ, người con gái út ra đời chỉ trên dưới mười ngày sau khi ông Kiều bị đánh chết.
Bà Tuyết nói với BBC bà mong những thủ phạm phải bị xét xử nghiêm minh, kể cả những người có liên đới trách nhiệm và bà không đồng ý với các lời tự biện hộ của nhiều bị cáo 'chối tội' cho rằng họ chỉ ra tay nhẹ với ông Kiều hoặc ra tay không ở những chỗ trên cơ thể dẫn tới tử vong.
Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức, Chủ tịch Hội dân oan Việt Nam, Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói với BBC việc công an sử dụng nhục hình, tra tấn và lạm dụng bạo lực từ gây thương tích nặng, rất nặng tới làm chết người đối với người dân ngay ở các trụ sở cảnh sát nói riêng và trong khi 'làm việc' với dân nói chung là 'phổ biến'.
Bà cho hay riêng từ năm 2010 tới nay, đã có ít
nhất 12 vụ công an đánh chết dân được biết đến trên các phương tiện
thông tin đại chúng, bên cạnh rất nhiều các vụ bạo lực do công an gây
thương tích nặng với dân thường, dân oan v.v...
Tuy nhiên, nhà hoạt động cho hay đa số các vụ tử vong biết được tới nay xảy ra trong nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, và có giảm đi trong nhiệm kỳ hiện nay của đương kim Bộ trưởng Trần Đại Quang.
"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được," bà Hiền Đức nói với BBC.
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và ứng xử tàn ác, gần đây, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng đã cam kết với Quốc hội có các biện pháp nghiêm cấm sử dụng nhục hình, bức cung, ép cung, dụ cung trong ngành công an, cũng như hứa hẹn tiến hành các hoạt động giáo dục trong lực lượng công an để chấm dứt các vi phạm này.
Tuy nhiên, nhà hoạt động cho hay đa số các vụ tử vong biết được tới nay xảy ra trong nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, và có giảm đi trong nhiệm kỳ hiện nay của đương kim Bộ trưởng Trần Đại Quang.
"Tôi thì tôi nghĩ rằng (các vụ đó) không đến tai các ông ấy đâu, không đến đâu vì nó bịt từ dưới, không thể biết được, mà các ông ấy lại lo những việc lớn cơ, chứ con những chuyện 'nho nhỏ' này, bây giờ thử hỏi các ông ấy có biết là ngày nào, tên là gì, bị đánh chết hay không, thì chắc chắn các ông không tể biết được," bà Hiền Đức nói với BBC.
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã ký kết và tham gia Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và ứng xử tàn ác, gần đây, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng đã cam kết với Quốc hội có các biện pháp nghiêm cấm sử dụng nhục hình, bức cung, ép cung, dụ cung trong ngành công an, cũng như hứa hẹn tiến hành các hoạt động giáo dục trong lực lượng công an để chấm dứt các vi phạm này.
(BBC)
Hoàng Đức Doanh - Khẩu hiệu và hành động
Khẩu hiệu và hành động
Nghe mãi đến bây giờ
Đoàn kết, đại đoàn kết
Đoàn kết hay là chết
Hãy chọn một trong hai ?
Vẫn cố gắng miệt mài
Nhiệt tình hô khẩu hiệu
Cái thứ người ta biếu
Đời hô mãi thành nhàm.
Khẩu hiệu và việc làm
Hai đường đi hai lối
Khẩu hiệu, thứ gian dối
Việc làm mãi chẳng nên.
Lần này thì không quên
Xem như là nhớ mãi
Hòa hợp và Hòa giải
Cường độ được giảm đi.
Đến nay ngẫm, được gì
Người nhìn nhau xa lạ
Xã hội nhiễu nhương quá
Cướp, hiếp nối tai ương.
Còn đâu là tình thương?
Còn đâu là đoàn kết ?
Từng người từng khác biệt !
Nhìn nhau như kẻ thù !
Hạnh phúc càng mịt mù
An toàn vẫn chạy trốn.
Cuộc đời càng khốn đốn
Khẩu hiệu vẫn trên môi.
Được sinh ra làm người
Biết tôn trọng người khác
Đừng nghe theo Các Mác
Hạnh phúc là đấu tranh.
Hơn thế kỷ không thành
Cuộc triệt tiêu giai cấp
Miệng hô câu đoàn kết
Đầu nghĩ kế hại nhau .
Bấy nhiêu nỗi thương đau
Chỉ vì câu khẩu hiệu,
cùng những lời hiệu triệu
Tắm máu bao dân lành.
Ngày 30 /3/2014
Hoàng Đức Doanh
Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)
Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.
Nợ, vay và trả
(TBKTSG)
- 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là
90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82
đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng
11,2%.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà các thông tin, dữ kiện không còn là bí mật nữa. Tỷ như ai cũng có thể chỉ cần vài cú nhấp chuột trên trang web của The Economist, là có thể biết ngay vào thời điểm này nước mình, nước kia đang nợ nần bao nhiêu, như thế nào! Tỷ như 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.
Thật ra, số tiền vay chừng đó quy ra đầu người, so với nhiều nước mới chỉ là “cái móng tay”. Thế nhưng, vay như thế nào, trong những điều kiện nào với lãi suất bao nhiêu, cũng như vay để làm gì, lấy cái gì và làm gì trả nợ cho đặng... mới chính là vấn đề. Tất cả những thứ đó tạo thành cái gọi là hệ số tín dụng (credit rating) của một nước mà nói một cách nôm na là độ tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước đó ở mức nào. Cũng như thẻ tín dụng, trước khi cấp ngân hàng phải kiểm tra xem khách nợ tiềm năng ấy thu nhập bao nhiêu, như thế nào, có tài sản gì không... để quyết định có thể cấp thẻ hay không và cho hạn mức bao nhiêu.
Nhắc chuyện này vì nhớ đến tình cảnh ta mới được MIGA, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương chuyên bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), đứng ra bảo lãnh rủi ro cho vay 500 triệu đô la để sửa quốc lộ 20! Nếu như vào năm 2005, khi lần đầu tiên tung trái phiếu ra bán để vay 750 triệu đô la cho ngành công nghiệp đóng tàu, còn là khá dễ dàng, với mức lãi suất phải trả hàng năm là 7,125%, thì nay với khoản vay 500 triệu này lại cần phải được bảo lãnh rủi ro có lẽ vì mối e ngại khả năng tiếp tục hoàn trả rất dễ bị suy giảm trước thay đổi tiêu cực của môi trường kinh tế và kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, sự chênh lệch giữa con số 3.149 tỉ đồng (khoảng 150 triệu đô la Mỹ) mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo chi cho Asiad vào năm 2019 với con số mà đại diện Bộ Tài chính sơ bộ đưa ra, khoảng 300 triệu đô la Mỹ, càng làm tăng thêm mối lo ngại về lời hứa hẹn đây sẽ là một kỳ Đại hội thể thao châu Á tốt nhất, thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí. Càng ái ngại khi đăng cai SEAGames 22 cách nay 10 năm ta đã phải chi khoảng 4.700 tỉ đồng, lớn hơn số tiền mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự chi cho sự kiện Asiad. Làm thế nào mà một Asiad 2019 với những 45 đoàn tham gia với gần 10.000 huấn luyện viên, vận động viên lại có kinh phí tổ chức rẻ hơn SEAGames 2003 với chỉ 11 đoàn tham dự và cách nhau những 16 năm? Đó là còn chưa nhắc đến những công trình cần phải xây để đáp ứng yêu cầu tổ chức ASIAD như trường đua xe đạp hay tổ hợp thi đấu các môn thể thao trong nhà, mà theo Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Cấn Văn Nghĩa, tổng kinh phí ước khoảng 580 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn xã hội hóa.
Các câu hỏi về các số tiền sẽ phải chi, lớn thì lớn thật đấy, song vẫn chỉ là những “câu hỏi phụ”, câu hỏi chính cần đặt ra là: mục tiêu nhắm đến Asiad 2019 là gì? Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, hoài nghi mục tiêu giành 10-15 huy chương vàng (HCV), do lẽ theo ông thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở 3 kỳ Asiad gần đây nhất (2002, 2006, 2010) số HCV giành được cứ giảm dần từ 4 (2002), xuống còn 3 (2006), rồi còn vỏn vẹn 1 HCV (2010)! Cây đũa thần nào sẽ làm tăng đột biến từ 1 lên 10-15 HCV ở Asiad 2019?
Nếu có ai đó lên tiếng: “Chẳng lẽ bây giờ bỏ cuộc à?” thì cũng đành phải trả lời: “Chẳng lẽ bỏ cả mấy ngàn tỉ đồng để rồi chứng kiến nền thể thao của một quốc gia có số dân đông đứng hàng thứ 8 châu Á, đứng thứ 14 thế giới, tan hàng với vài HCV hiếm hoi à?”. Nợ, vay, thì phải trả. Nợ tiền đã là lớn, song nợ niềm tin càng lớn hơn!
Chúng ta đang sống trong thời đại mà các thông tin, dữ kiện không còn là bí mật nữa. Tỷ như ai cũng có thể chỉ cần vài cú nhấp chuột trên trang web của The Economist, là có thể biết ngay vào thời điểm này nước mình, nước kia đang nợ nần bao nhiêu, như thế nào! Tỷ như 5 giờ chiều thứ hai 24-3 vừa qua, dân số Việt Nam được báo là 90.520.196 người, nợ công là 80.114.754.098 đô la Mỹ; bình quân 886,82 đô la Mỹ/người, tương đương 48,09% GDP; chưa hết, so với năm ngoái tăng 11,2%.
Thật ra, số tiền vay chừng đó quy ra đầu người, so với nhiều nước mới chỉ là “cái móng tay”. Thế nhưng, vay như thế nào, trong những điều kiện nào với lãi suất bao nhiêu, cũng như vay để làm gì, lấy cái gì và làm gì trả nợ cho đặng... mới chính là vấn đề. Tất cả những thứ đó tạo thành cái gọi là hệ số tín dụng (credit rating) của một nước mà nói một cách nôm na là độ tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước đó ở mức nào. Cũng như thẻ tín dụng, trước khi cấp ngân hàng phải kiểm tra xem khách nợ tiềm năng ấy thu nhập bao nhiêu, như thế nào, có tài sản gì không... để quyết định có thể cấp thẻ hay không và cho hạn mức bao nhiêu.
Nhắc chuyện này vì nhớ đến tình cảnh ta mới được MIGA, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương chuyên bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), đứng ra bảo lãnh rủi ro cho vay 500 triệu đô la để sửa quốc lộ 20! Nếu như vào năm 2005, khi lần đầu tiên tung trái phiếu ra bán để vay 750 triệu đô la cho ngành công nghiệp đóng tàu, còn là khá dễ dàng, với mức lãi suất phải trả hàng năm là 7,125%, thì nay với khoản vay 500 triệu này lại cần phải được bảo lãnh rủi ro có lẽ vì mối e ngại khả năng tiếp tục hoàn trả rất dễ bị suy giảm trước thay đổi tiêu cực của môi trường kinh tế và kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, sự chênh lệch giữa con số 3.149 tỉ đồng (khoảng 150 triệu đô la Mỹ) mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo chi cho Asiad vào năm 2019 với con số mà đại diện Bộ Tài chính sơ bộ đưa ra, khoảng 300 triệu đô la Mỹ, càng làm tăng thêm mối lo ngại về lời hứa hẹn đây sẽ là một kỳ Đại hội thể thao châu Á tốt nhất, thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí. Càng ái ngại khi đăng cai SEAGames 22 cách nay 10 năm ta đã phải chi khoảng 4.700 tỉ đồng, lớn hơn số tiền mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự chi cho sự kiện Asiad. Làm thế nào mà một Asiad 2019 với những 45 đoàn tham gia với gần 10.000 huấn luyện viên, vận động viên lại có kinh phí tổ chức rẻ hơn SEAGames 2003 với chỉ 11 đoàn tham dự và cách nhau những 16 năm? Đó là còn chưa nhắc đến những công trình cần phải xây để đáp ứng yêu cầu tổ chức ASIAD như trường đua xe đạp hay tổ hợp thi đấu các môn thể thao trong nhà, mà theo Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Cấn Văn Nghĩa, tổng kinh phí ước khoảng 580 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn xã hội hóa.
Các câu hỏi về các số tiền sẽ phải chi, lớn thì lớn thật đấy, song vẫn chỉ là những “câu hỏi phụ”, câu hỏi chính cần đặt ra là: mục tiêu nhắm đến Asiad 2019 là gì? Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, hoài nghi mục tiêu giành 10-15 huy chương vàng (HCV), do lẽ theo ông thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở 3 kỳ Asiad gần đây nhất (2002, 2006, 2010) số HCV giành được cứ giảm dần từ 4 (2002), xuống còn 3 (2006), rồi còn vỏn vẹn 1 HCV (2010)! Cây đũa thần nào sẽ làm tăng đột biến từ 1 lên 10-15 HCV ở Asiad 2019?
Nếu có ai đó lên tiếng: “Chẳng lẽ bây giờ bỏ cuộc à?” thì cũng đành phải trả lời: “Chẳng lẽ bỏ cả mấy ngàn tỉ đồng để rồi chứng kiến nền thể thao của một quốc gia có số dân đông đứng hàng thứ 8 châu Á, đứng thứ 14 thế giới, tan hàng với vài HCV hiếm hoi à?”. Nợ, vay, thì phải trả. Nợ tiền đã là lớn, song nợ niềm tin càng lớn hơn!
Thiên Di
Nguyễn Văn Tuấn - Ngôn ngữ kì thị
Năm người công an dùng nhục hình đánh chết người. Họ chỉ bị phạt án
treo (1)! Không biết các bạn có để ý cách dùng chữ trong vụ án này,
riêng tôi thì thấy hình như có một sự kì thị trong cách dùng chữ ở đây.
Báo chí đề cập đến 5 người này như “Năm vị công an”, “Năm cán bộ công
an”. Tôi thấy lấn cấn trong cách dùng chữ “vị” ở đây.
“Vị” trong tiếng Việt là chữ dùng một cách kính trọng và nể nang. Người ta nói “Vị chủ tịch”, “Vị tiến sĩ”, “Vị giám đốc”, v.v. chứ đâu có ai nói “Vị giết người”. Đánh và tra tấn người ta đến chết là hành vi giết người – sát nhân. Giết người là tội phạm nặng. Kẻ có hành vi giết người là kẻ xấu. Tôi không hiểu tại sao báo chí đề cập đến kẻ xấu là “vị”.
Tìm hiểu một chút thì thấy “kẻ giết người” cũng nằm trong kho tàng ngữ vựng của báo chí đó chứ. Chẳng hạn như cái tít “Tử hình kẻ giết người, đốt xác phi tang”. Đọc kĩ thì thấy người mang danh “kẻ giết người” này là thường dân.
Bây giờ thì chúng ta đã khá rõ: là công an giết người thì được gọi là “vị”, còn thường dân mà phạm cùng tội được gọi là “kẻ”. Như thế là có sự kì thị trong cách viết rồi.
Chuyện nọ xọ chuyện kia: nói về kì thị trong ngôn ngữ thì chắc nói hoài không hết, nhất là cách người ta áp đặt tiếng Việt sau này. Người trong cùng bộ lạc thì được ưu ái gọi là “đồng chí”. Hình như chữ này là bắt chước Tàu (?) Tôi thấy lạ một điều là người ta còn gọi người yêu là … đồng chí, như thơ của Vũ Cao:
“Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí”
và Nguyễn Đình Thi:
“Chiều mờ gió hút / Bắt tay / Đồng chí / Em / Bóng nhỏ / Đường lầy.”
Kinh thật!
Còn kì thị và miệt thị thì ngôn ngữ sau 1975 hay miền Bắc trước đó có lẽ thuộc vào hàng quán quân. Người “phe ta” thì được gọi một cách kính trọng như “Chủ tịch”, “Đồng chí”, “Bác” (Bác Tôn), “Người” (viết hoa). Còn phe địch thì bị gọi một cách xách mé và có phần … vô lễ. Nào là “thằng” (“thằng Diệm”), “con” (“con Trần Lệ Xuân”), mụ (“mụ Thụy An”).
Thế kỉ 21 rồi, nên tử tế với nhau. Kẻ giết người thì nên gọi là “kẻ giết người”.
“Vị” trong tiếng Việt là chữ dùng một cách kính trọng và nể nang. Người ta nói “Vị chủ tịch”, “Vị tiến sĩ”, “Vị giám đốc”, v.v. chứ đâu có ai nói “Vị giết người”. Đánh và tra tấn người ta đến chết là hành vi giết người – sát nhân. Giết người là tội phạm nặng. Kẻ có hành vi giết người là kẻ xấu. Tôi không hiểu tại sao báo chí đề cập đến kẻ xấu là “vị”.
Tìm hiểu một chút thì thấy “kẻ giết người” cũng nằm trong kho tàng ngữ vựng của báo chí đó chứ. Chẳng hạn như cái tít “Tử hình kẻ giết người, đốt xác phi tang”. Đọc kĩ thì thấy người mang danh “kẻ giết người” này là thường dân.
Bây giờ thì chúng ta đã khá rõ: là công an giết người thì được gọi là “vị”, còn thường dân mà phạm cùng tội được gọi là “kẻ”. Như thế là có sự kì thị trong cách viết rồi.
Chuyện nọ xọ chuyện kia: nói về kì thị trong ngôn ngữ thì chắc nói hoài không hết, nhất là cách người ta áp đặt tiếng Việt sau này. Người trong cùng bộ lạc thì được ưu ái gọi là “đồng chí”. Hình như chữ này là bắt chước Tàu (?) Tôi thấy lạ một điều là người ta còn gọi người yêu là … đồng chí, như thơ của Vũ Cao:
“Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí”
và Nguyễn Đình Thi:
“Chiều mờ gió hút / Bắt tay / Đồng chí / Em / Bóng nhỏ / Đường lầy.”
Kinh thật!
Còn kì thị và miệt thị thì ngôn ngữ sau 1975 hay miền Bắc trước đó có lẽ thuộc vào hàng quán quân. Người “phe ta” thì được gọi một cách kính trọng như “Chủ tịch”, “Đồng chí”, “Bác” (Bác Tôn), “Người” (viết hoa). Còn phe địch thì bị gọi một cách xách mé và có phần … vô lễ. Nào là “thằng” (“thằng Diệm”), “con” (“con Trần Lệ Xuân”), mụ (“mụ Thụy An”).
Thế kỉ 21 rồi, nên tử tế với nhau. Kẻ giết người thì nên gọi là “kẻ giết người”.
Nguyễn Văn Tuấn
----
(1) Riết rồi không biết công lí ở đâu khi giết người bằng nhục hình mà được hưởng án treo, còn một cô thiếu nữ 19 tuổi tát cảnh sát giao thông bị phạt cái án 9 tháng tù. Hình như có một sự phân biệt giai cấp xã hội ghê gớm ở đây. Thê thảm hơn nữa, ba nông dân bị 13 năm tù vì ăn trộm hai con vịt. Tôi nghĩ đề tài về mức độ và hình phạt ở VN nếu có ai nghiên cứu thì chắc chắn hay lắm, và biết đâu sẽ giúp ích cho mấy vị chánh án.
(1) Riết rồi không biết công lí ở đâu khi giết người bằng nhục hình mà được hưởng án treo, còn một cô thiếu nữ 19 tuổi tát cảnh sát giao thông bị phạt cái án 9 tháng tù. Hình như có một sự phân biệt giai cấp xã hội ghê gớm ở đây. Thê thảm hơn nữa, ba nông dân bị 13 năm tù vì ăn trộm hai con vịt. Tôi nghĩ đề tài về mức độ và hình phạt ở VN nếu có ai nghiên cứu thì chắc chắn hay lắm, và biết đâu sẽ giúp ích cho mấy vị chánh án.
(FB Nguyễn Văn Tuấn)
Chi tiết vi hành điều tra “ông anh” ăn 16 tỷ của Thứ trưởng GTVT
(Kienthuc.net.vn) - Theo thông tin mới nhất, nghi án hối lộ quan
Việt 16 tỷ đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản điều tra...
Chiều
29/3, Bộ GTVT đã ban hành thông cáo báo chí để công bố chuyến sang Nhật
xác minh nghi án “quan chức” đường sắt ăn 16 tỷ của Nhật Bản.
Thông cáo nêu rõ, từ ngày
25-28/3/2014, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức Đoàn công tác
do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu sang Nhật Bản để làm việc với các
cơ quan hữu quan của Bạn nhằm làm rõ các thông tin mà báo Nhật Bản
(Yomiuri Shimbun) đưa tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản
(JTC) hối lộ các cán bộ ngành đường sắt Việt Nam. Tham gia đoàn công tác
còn có đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam
tại Nhật Bản.
Cơ quan tư pháp Nhật điều tra
Trong thời gian tại Nhật Bản, Đoàn đã
gặp và làm việc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản ( Ngài Seiji Kihara, Nghị sỹ
Hạ viện, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị và ông Ishikane, Cục
trưởng Cục Hợp tác quốc tế - phụ trách ODA, Bộ Ngoại giao) và Cơ quan
Hợp tác quốc tế Nhật Bản-JICA (ông Uesawa Toshitsugu, Phó Chủ tịch phụ
trách Kế hoạch và thể chế và Ông Kiyama Shigeru, Phó Chủ tịch phụ trách
khu vực châu Á – Thái Bình Dương).
Để điều tra xác minh thông tin quan chức ăn hối lộ 16 tỷ, Thứ trưởng Bộ GTVT đã sang Nhật tìm hiểu. |
Tại các buổi làm việc với Bộ Ngoại
giao Nhật Bản và JICA, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã thông báo
với các cơ quan này về quan điểm, chỉ đạo và hành động của Chính phủ
Việt Nam cũng như của Bộ GTVT Việt Nam khi biết thông tin nêu trên. Thứ
trưởng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA xác minh thông tin mà
báo chí đã nêu, cung cấp và chia sẻ thông tin về tình hình điều tra vụ
việc và phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc tăng
cường công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đánh
giá cao quan điểm chỉ đạo cũng như phản ứng nhanh chóng, tích cực, quyết
liệt của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Quốc hội và đặc biệt
là người dân Nhật Bản rất quan tâm đến vụ việc này, vì vậy, nếu vụ việc
xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là một vấn đề rất đáng
tiếc và hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của
Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA cũng
cho biết hiện nay vụ việc đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản
(Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế) điều tra. Cho tới nay,
Bộ Ngoại giao và JICA chưa có thông tin về tình hình điều tra vụ việc và
thông tin chỉ có thể được cung cấp sau khi có kết luận điều tra và được
sự cho phép của Chính phủ.
Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, công khai thông tin
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và JICA đề nghị
trong khi công tác điều tra đang được tiến hành tại Nhật Bản, một số
nội dung mà hai bên cần thực hiện là: (i) Khẩn trương làm rõ, công khai
minh bạch về vụ việc xảy ra; (ii) Phối hợp để đưa ra những biện pháp
mạnh mẽ nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng
trong quá trình triển khai các dự án ODA; (iii) Việt Nam cần xử lý
nghiêm minh những cán bộ vi phạm nếu vụ việc được cơ quan điều tra kết
luận là có thực; (iv) Các Bộ, ngành của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với
Đại sứ quán Nhật Bản và JICA tại Việt Nam để thống nhất nội dung thông
tin cung cấp công khai cho công chúng và thiết lập cơ chế đối thoại
phòng chống tham nhũng giữa hai bên.
Ngoài các nội dung làm việc nêu trên,
tại buổi làm việc với JICA, Thứ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông
đã đề nghị JICA nghiên cứu cải tiến quy chế vốn vay theo hình thức STEP
để tăng tính cạnh tranh, tránh trường hợp đến giai đoạn mở thầu chỉ có
01 nhà thầu tham gia, dẫn đến việc chi phí bỏ thầu tăng cao.
Nghi án sỡm được làm rõ. |
Trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn,
Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường phối hợp với các
cơ quan hữu quan của Nhật Bản để xác minh, điều tra sớm làm rõ nội dung
báo chí đưa tin.
Bên cạnh đó, theo thống nhất giữa Bộ
trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Ngài Fukada Hiroshi Đại sứ Đặc mệnh Toàn
quyền Nhật Bản tại cuộc họp sáng 28/3 và được sự đồng ý của Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, cuộc họp Ủy ban
hỗn hợp Việt – Nhật lần thứ 1 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 3/4 do
Thứ trưởng Bộ GTVT và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng
chủ trì để trao đổi thông tin và thảo luận những biện pháp phòng chống
trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng chống tái phát và thảo
luận về đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu
cực trong các dự án GTVT sử dụng vốn vay.
Hải Ninh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét