Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Tin Chủ Nhật, 30-03-2014 - LIỆU MỸ CÓ TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH CỦA VIỆT NAM?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Đưa máy bay ra Trường Sa cấp cứu ngư dân (TT). – Kết hợp khai thác thủy sản với giữ chủ quyền biển đảo (TTXVN).
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai (Blog RFA). “Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay“.
- Tàu Philippines và Trung Quốc đối đầu kịch tính ở biển Đông (TN). – Tàu Philippines chọc thủng sự phong tỏa của Trung Quốc (TTXVN). – Tàu Philippines đụng độ tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông (NLĐ). – Manila mua máy bay quân sự phòng ngự Trung Quốc (RFI).

- Trung Quốc chỉ trích nhận định của Nhật Bản về Crimée (RFI).
Ngày 28 tháng ba, 2014 dân oan phường Dương Nội kéo đến thanh tra Bộ Công an, Viển kiểm sát và công an quận Hà Đông đòi thả hai người bị bắt vô cớ từ ngày 26/03/2014
Ngày 28 tháng ba, 2014 dân oan phường Dương Nội kéo đến thanh tra Bộ Công an, Viển kiểm sát và công an quận Hà Đông đòi thả hai người bị bắt vô cớ từ ngày 26/03/2014
<- Dân oan bị bắt tự vận tại trụ sở công an? (RFA). – Dân oan Dương Nội cắn lưỡi tự tử hay bị công an dùng nhục hình tra tấn? (Vietinfo). – Chúc thư của ông Trần Văn Miên, Trần Văn Sang (FB Nguyễn Tường Thụy). – Chẳng lẽ chúng đã giết chết 2 ông rồi sao? Facebooker Lê Quốc Quyết: “Hôm qua mới nghe tin anh Sang dân oan Dương Nội bị bắt tạm giam, hôm nay đã nghe tin báo anh cắn lưỡi tự vẫn trong tù. Thật đau đớn, anh và những người dân oan DN đã sát cánh với gia đình mình trong những thời khắc khó khăn. Giờ mình chạy lên với bà con xem thế nào. Cầu mong anh bình an!“. – Hàng trăm dân Dương nội đang bao vây đồn công an quận Hà đông ! (Lê Hiền Đức).
- Video: Người dân Ninh Thuận đụng độ với cảnh sát chống biểu tình ngày 27-28/3/2014 (Tú Trần).
- Nguyễn Thượng Long – Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước (Dân Luận).
- Ngôn ngữ kì thị (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Năm người công an dùng nhục hình đánh chết người. Họ chỉ bị phạt án treo (1)! Không biết các bạn có để ý cách dùng chữ trong vụ án này, riêng tôi thì thấy hình như có một sự kì thị trong cách dùng chữ ở đây. Báo chí đề cập đến 5 người này như ‘Năm vị công an’, ‘Năm cán bộ công an’. Tôi thấy lấn cấn trong cách dùng chữ ‘vị’ ở đây… Thế kỉ 21 rồi, nên tử tế với nhau. Kẻ giết người thì nên gọi làkẻ giết người‘.” – ‘Nội chính tỉnh chỉ đạo xử nhẹ bản án?’ (BBC). – Vụ 5 công an làm chết nghi can: Để sẩy “con cá lớn”? (NLĐ). – Xử năm công an đánh chết người: Mâu thuẫn trong đề nghị của VKS (PLTP).
- Lê Diễn Đức: Ba phiên toà, ba nụ cười đểu cáng (Blog RFA). “Sẽ còn nữa những nụ cười của những tên tội phạm trong cái xã hội nhiễu nhương, lưu manh và đểu cáng này. Những tay bảo vệ chế độ nếu có phạm tội vẫn luôn được hưởng bao dung, che chở, còn người dân thì ngồi tù chỉ vì ăn trộm vài con vịt. Đây là công lý của kẻ cướp!“. – Google search: “Công an đánh dân” – “Công an đánh người” và “Công an đánh chết người” (FB Mạnh Kim).
- Chép sử Tháng 03-2014 (Chép sử Việt).
- Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội (FB Osin HuyDuc/ Quê Choa). “Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận ‘xì xào’. Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về. Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền…” – Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc? (BBC). – Con trai thủ tướng nhận thêm chức (BBC).
- Qua sự việc Nhã Thuyên nghĩ về tự do học thuật (Boxitvn).
- Sinh viên chất vấn ông bà nghị: Có tí “Tây” vào có khác (Chép sử Việt). “Dù thời gian có lẽ quá ít, nội dung chi tiết không được loan tải bao nhiêu (rất ít báo đài đưa tin, tường thuật chi tiết), các vị trả lời còn tránh né, nhưng cũng là tốt rồi. Làm tốt quá, tuyên truyền mạnh quá, không khéo bọn nấp sau thằng “cơ chế” nó sẽ … khống chế, hạn chế, đẻ ra cơ chế để không còn cuộc “đối thoại” nào nữa thì chết. “
- Nợ, vay và trả (TBKTSG).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Cái “hậu” của kịch bản đường sắt cao tốc và nhà máy điện nguyên tử Việt Nam (Boxitvn).
- Nguyễn Quang A : Chỉ trong thể chế dân chủ mới đẩy lùi được tham nhũng (DĐXHDS). – Nghi án JTC hối lộ: Cơ quan Tư pháp Nhật đang điều tra (VTV). – Chờ công bố danh tính người nhận hối lộ 80 triệu Yên (PLTP). – Chỉ minh bạch: Chưa đủ! (NLĐ). – Nhật Bản chưa tiết lộ người nhận hối lộ (NLĐ). – Thứ trưởng Bộ GTVT ‘thu hoạch’ được gì sau chuyến đi Nhật? (MTG). – Vụ JTC hối lộ không ảnh hưởng đến ODA? (VOV). – Thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt-Nhật làm rõ vụ JTC (RFA).
- Ra mắt CLB Báo chí điều tra (Infonet).
- Trụ sở Điện lực Hà Giang thành nơi mở tiệc cưới cho con lãnh đạo (DV).
- Tai nạn nghiêm trọng vì cú đạp xe của CSGT (Kênh13). – Hà Nội: Công an phường đứng trong ngõ “rình” bắt vi phạm giao thông (DT).
- Giảm quy mô sân bay Long Thành (NLĐ).
- Sự thật nào sau cây cầu vượt “quyền uy” giữa lòng TP. Vinh (PLVN).
– KS Doãn Mạnh Dũng: Từ thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề (KTB).
- Tai tiếng ăn cắp ở Nhật: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần vào cuộc! (Chép sử Việt). – Đừng để thiên hạ nhìn mình là kẻ cắp (LĐ). – Cục Hàng không yêu cầu không sử dụng các tiếp viên vi phạm (Soha).
- Sài Gòn thất thủ – Kỳ 1 (DCVOnline).
- Hai đồng minh cộng sản Việt Nam và Cuba tăng cường quan hệ kinh tế (RFI). – Việt Nam và Cuba tăng cường quan hệ kinh tế (RFI).
- Dân chủ Hồng Kông tuyệt thực đòi bầu cử phổ thông đầu phiếu (RFI).
- Phòng vệ tích cực – học thuyết quân sự mới của Trung Quốc (Phan Ba).
- Cách mạng hướng dương của thanh niên Đài Loan (RFI).
- ANH HÀNG THỊT TIỀN THỨC THỜI – HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LÃNH TỤ (Lê Khả Sỹ). -LHQ triển hạn cuộc điều tra nhân quyền Bắc Triều Tiên (VOA). – Hội đồng Nhân quyền đề nghị đưa Bắc Triều Tiên ra HĐBA (RFI). – Diễn biến trên bán đảo Triều Tiên (ND).
Người biểu tình chống chính phủ phá rào chắn tại cổng vào Tòa nhà Chính phủ Thái Lan ở Bangkok ngày 29-3Ảnh: REUTERS
Người biểu tình chống chính phủ phá rào chắn tại cổng vào Tòa nhà Chính phủ Thái Lan ở Bangkok ngày 29-3Ảnh: REUTERS
- Phe Áo Đỏ lại xuống đường biểu tình ở thủ đô Thái Lan (VOA). – Bangkok lại biểu tình phản đối chính phủ (BBC). – Hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok (RFI). – Thái Lan: Biểu tình chống chính phủ bùng phát mạnh (VTV). – ThaiLand: Bất ổn chính trị lại tiếp diễn (Tầm nhìn). – Sóng gió lại nổi (NLĐ). =>
- CHUYỆN NGOẠI GIAO: THẾ NÀO LÀ MỘT NƯỚC ĐỘC LẬP ? (Sơn Thi Thư).

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình: “Tôi tin thế hệ trẻ ngày nay vẫn luôn yêu nước…” (TT).

- ASEAN vô tích sự (Đoan Trang). Trích từ bài viết trên một tờ báo trong khu vực: “Ông Lê Lương Minh, người đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký ASEAN từ năm ngoái, chẳng làm được gì hơn là gây thất vọng, bởi vì từ rất nhiều góc độ, ông đã bộc lộ rõ những bất cập của ASEAN hiện nay… Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar ít có quan chức nào có khả năng tham gia đầy đủ vào các cuộc hội nghị tổ chức bằng tiếng Anh. Nước khá nhất trong số này, Việt Nam, dùng tiền ngân sách để đào tạo ra một thế hệ các nhà ngoại giao như ông Minh”.
- Bùi Bảo Trúc: Mắc cỡ vô cùng (Người Việt). “Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: ‘Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng’… Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ. Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?” – Mời xem lại: Thế lực thù địch bịa đặt chuyện để bôi nhọ Việt Nam? (Alan Phan).
- Phụ nữ Ukraine cấm vận về tình dục đối với đàn ông Nga: “Đừng cho nó chơi!” (FB Nguyễn Hưng Quốc).
KINH TẾ
- Lãi suất cho vay sẽ “rẻ” tới năm 2015 (VnM).
- Về gói 50.000 tỷ đồng: Cẩn trọng lời đường mật (DV).
- Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Margin 20.000 tỷ đồng tạo áp lực lớn? (ĐTCK). – Giao dịch CK phái sinh: đường đã mở nhưng không dễ đi (TBKTSG). – Khối ngoại bán ròng có thể kìm hãm đà hồi phục của thị trường (TBNH).
- Nhìn lại kết quả cổ phần hóa DNNN trong Quý I (CP).
- Gian truân bảo vệ người tiêu dùng (TBKTSG).
Anh Nguyễn Văn Dư vừa tranh thủ tắm vừa nói: "Anh cứ chụp rồi đăng lên báo giúp em với, không ở nhà vợ em nó bảo em sướng quá đi không biết đường về”
Anh Nguyễn Văn Dư vừa tranh thủ tắm vừa nói: “Anh cứ chụp rồi đăng lên báo giúp em với, không ở nhà vợ em nó bảo em sướng quá đi không biết đường về”
- Thừa Thiên-Huế: Cảng cá tiền tỷ bị bỏ hoang phế (PNTP). – “Xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng Duyên hải miền Trung” (XD).
- TP.HCM: GDP quý I tăng 7,7%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 (TBNH).
- Xuất siêu trong quý I vẫn thuộc về khu vực FDI (HQ).
<- Muốn được ưu tiên xuất hàng phải… chung chi đậm? (MTG).
- DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm VN (RFA).
- Cải cách xí nghiệp thất bại , Cuba mở cửa cho đầu tư nước ngoài (RFI).
- Kinh tế Mỹ khởi sắc kéo thị trường dầu mỏ đi lên (TTXVN).
- Xuất khẩu của Ba Lan sang Nga, Ukraine có thể giảm 20% (TTXVN).
- Nga có thể phá hủy kinh tế Mỹ bằng vũ khí “đô la xăng dầu” (MTG).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát triển nghệ thuật ca trù cần đào tạo từ lớp trẻ. Ảnh: Ngọc Thắng
Phát triển nghệ thuật ca trù cần đào tạo từ lớp trẻ. Ảnh: Ngọc Thắng
- Ca trù, vẫn còn thiếu yếu tố hấp dẫn (RFA). =>
- Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 3) (RFA).
- Ca sĩ Ý Lan : Louvre, nơi không thể bỏ qua mỗi lần lưu diễn ở Paris (RFI).
- Trịnh – miền xa ấy… (MTG).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 100 (Nhật Tuấn).
- DƯỚI NƯỚC (Hợp Lưu).
- Nhân ngày hội sách, thấy rõ hơn tình trạng quà vặt của văn hóa hiện thời (Vương Trí Nhàn).
- CHÙM THƠ HẬU HIỆN ĐẠI CỦA ION MILOS QUA BẢN DỊCH CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO (Tễu).
- Giải mã và các phương diện của nó (Trần Đình Sử).
- Nguyễn Hữu Liêm – Giữa Thực và Hư: Một triết luận về Internet (Dân Luận).
- Nghệ sĩ Chánh Tín nhập viện vì ‘cú sốc’ mất nhà? (TP).
- Những hoa hậu bị “truất ngôi” (NLĐ).


- GS NGUYỄN HUỆ CHI DẠY CON… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trích hồi ký “Về người cha thi sĩ” của LÂM BÍCH THUỶ: YẾN LAN TRỞ LẠI CỐ HƯƠNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHỮNG NGÀY ĐÁNH MẤT (Tương Tri).

- Vụ Diễm Hương: Thứ hạng sắc đẹp và hình ảnh quốc gia (VOV).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Rối nùi thi cử, tuyển sinh (NLĐ).
- Cảnh báo sai sót khi thu hồ sơ ĐKDT vào ĐH, CĐ (GD&TĐ).
Chiếc đò dây có vẻ như đang “đùa giỡn” với tử thần.
Chiếc đò dây có vẻ như đang “đùa giỡn” với tử thần.
- Dư thừa 72.000 thạc sĩ, cử nhân: Hệ quả đã được cảnh báo (VTV).
<- Học sinh ‘cược tính mạng’ với ‘đò dây 3 không’… tìm chữ (NĐT).
- Sơn La đảm bảo HS có đủ SGK năm học 2014 – 2015 (GD&TĐ).
- Tăng hiệu quả thư viện trường học (GD&TĐ).
- Bùng nhùng chuyện kỷ luật cán bộ sai phạm tại phòng giáo dục huyện (DT).
- Chọn thời điểm “đẹp” để du học (NLĐ).
- Nhiều chương trình học bổng tại Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (NLĐ).
- Giải thưởng toán Pháp – Trung Quốc cho học sinh trung học, nhân 50 năm quan hệ ngoại giao (Nguyễn Tiến Dũng).
- Kỷ yếu “Hạt Higgs và Mô hình chuẩn – Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Khoa học” 1 (Boxitvn).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cận kề mùa bão, nhiều cầu treo hư hại tiềm ẩn rủi ro (DT).
Chỉ còn lác đác vài chiếc ghe trở về khi chiều muộn. Ảnh TG
Chỉ còn lác đác vài chiếc ghe trở về khi chiều muộn. Ảnh TG
- Chuyện buồn về làng nghề chuyên “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” ở Sài thành (Giadinh.net). =>
- Thanh Hóa: 4 người thương vong tại mỏ khai thác đá (VOV).
- Xử lý hoang tin về vụ chém nhau như “Bụi đời Chợ lớn” làm 2 người chết (DV). – Quảng Ninh: Đã xác định đối tượng gây hỗn chiến do tranh chấp xỉ than (MTG).
- Tàu chở 58 hành khách gặp nạn trên biển Cát Bà (VTC).
- Người phát hiện gốc sưa trị giá 17 tỷ đồng lo sợ (NĐT).
- Nhiều người tự nhận đánh chết nghi can trộm chó (TN).
- Anh Quốc cho phép hôn nhân đồng tính (RFI).
- IFAD tài trợ VN 34 triệu đô la ứng phó biến đổi khí hậu (RFA).
- Động đất 5,1 làm rúng động thành phố Los Angeles (VOA). – Động đất 5.1 độ richter gần Little Saigon (Người Việt).


QUỐC TẾ
Cảnh sát Afghanistan vội vã đến hiện trường sau vụ tấn công Ủy ban Bầu cử Độc lập ở vùng ngoại ô thủ đô Kabul, 29/3/2014
Cảnh sát Afghanistan vội vã đến hiện trường sau vụ tấn công Ủy ban Bầu cử Độc lập ở vùng ngoại ô thủ đô Kabul, 29/3/2014
<- Taliban tấn công trụ sở chính của ủy ban bầu cử Afghanistan (VOA).
- Afghanistan đóng cửa sân bay Kabul sau vụ tấn công (TTXVN).
- TT Mỹ quay về Washington sau chuyến công du Trung Đông và Âu châu (VOA).
- NATO chỉ định tân Tổng thư ký giữa thời kỳ khủng hoảng (RFI).
- Xe tăng sắp bị tống ra “bãi rác lịch sử”? (Soha). – Thiếu tiền chữa “bỏng”, tàu ngầm USS Miami bị cắt thành phế liệu (DV). – Mỹ sẽ “kiềm chế” trong hoạt động không gian mạng (VTV).
- Nguyễn Văn Khanh: Ông phó Biden dọn đường tranh cử Tổng thống? (ĐCV).
- Tổng thống Belarus bất ngờ “đi đêm” với Ukraine (KT).
- Nhật Bản, Triều Tiên sắp sửa họp tại Trung Quốc (VOA).
- Tìm kiếm máy bay MH370, chi phí đang lớn dần (PLVN). – Vụ máy bay MH370 mất tích: Bí ẩn không bao giờ có lời giải (HQ). – Trung Quốc mang trực thăng truy tìm vật thể nghi MH370 (NLĐ). – Vớt được vật thể nghi của máy bay mất tích (NLĐ). – Hồi hộp chờ tin máy bay mất tích (NLĐ).
- Chưa tìm ra dấu tích của máy bay Malaysia trong khu vực tìm kiếm mới (VOA). – Hải quân TQ tìm MH370 ở khu vực mới (BBC). – MH370 : Malaysia vẫn hy vọng tìm được người sống sót (RFI). – MH370: TQ và Úc tìm chưa có kết quả (BBC).


- Giới hạn của hợp tác (Người Việt).
* Video: + Bản tin video sáng 28-03-2014 (RFA); + Quốc hội Mỹ điều trần về tự do tôn giáo VN (RFA); + Những hệ lụy về người Trung Quốc ở VN (RFA); + ‘Cần tức thời giải quyết các vụ cưỡng chế đất đai ở VN’ (VOA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 29/03/2014; + Điểm báo – 29/03/2014; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 29/03/2014; + Thời sự 12h – 29/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 29/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 29/03/2014; + Thời sự 19h – 29/03/2014.

2156. Chiến lược biển Đông của Bắc Kinh: củng cố và khiêu khích

EAF
Tác giả: Gregory Poling - CSIS

Người dịch: Huỳnh Phan
28-3-2014
Những tháng gần đây đã chứng kiến một sự tiến triển đều đặn về chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở biển Đông, chiến lược này có thể tạm chia thành hai phần. Bắc Kinh đang tăng cường lực lượng hải giám trong khu vực và củng cố việc kiểm soát thực tế các thể địa lý họ đang chiếm đóng. Đồng thời, các tàu Trung Quốc đang liều lĩnh tiến ra nơi xa với tần suất lớn hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh đối với toàn bộ khu vực bao phủ bởi “đường chín đoạn”, và kích động các sơ suất của các bên tranh chấp khác.
CHN_claims3
ĐLB 2009 (9 vạch đỏ), ĐLB 1947 (11 vạch trắng), Vùng quản lí đánh cá Hải Nam (đa giác lõm): sự sai lệch giữa các đường này cho thấy TQ hết sức vô lí và tuỳ tiện. Ảnh và chú thích do dịch giả gửi tới
Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã tạo ra sóng gió hồi tháng 11 năm ngoái qua việc đưa ra quy định thực hiện một đạo luật quốc gia năm 2004 về nghề cá. Một quy định đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải được sự chấp thuận trước khi vào vùng biển do Hải Nam quản lý, vùng đó bao gồm tất cả các vùng biển mà TQ yêu sách ở biển Đông. Điều này dấy lên hồi chuông báo động trong khu vực Đông Nam Á và cả bên ngoài.
Quy định này là một nỗ lực đáng lo ngại nhằm thực thi việc kiểm soát mạnh tay của Trung Quốc đối với các vùng biển tranh chấp, tuy nhiên không báo hiệu một chiến lược mới. Điều khoản gây tranh cãi trong quy định đánh bắt cá Hải Nam lặp lại gần như từng chữ một lời văn của luật quốc gia 2004 về nghề cá mà họ đưa vào thực hiện. Việc định thời gian đưa ra quy định này trong cùng tháng mà Bắc Kinh tuyên bố vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, làm dấy lên những lo lắng có thể hiểu được rằng Trung Quốc đang áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn với các tranh chấp trên biển.
Quy định đánh cá Hải Nam đưa tín hiệu về cùng kiểu coi thường luật pháp và các chuẩn mực quốc tế như Trung Quốc đã từng cho thấy hàng chục lần kể từ khi họ nộp đường chín đoạn như một Công hàm cho Liên Hiệp Quốc vào năm 2009. Quy định đó không đánh dấu một hướng đi mới trong chính sách biển Đông của Bắc Kinh mà chỉ là bước đi mới nhất trong một kế hoạch dài hạn để củng cố việc kiểm soát thực tế các khu vực tranh chấp.
Trung Quốc đã tăng đáng kể kích cỡ của đội tàu hải giám và thực thi pháp luật biển ở biển Đông. Và nhờ vào việc thành lập thành phố Tam Sa năm 2012 ở quần đảo Hoàng Sa và việc hợp nhất một số cơ quan vào Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2013, những đội tàu này ngày càng trở nên phối hợp nhau nhiều hơn. Ngày 6 tháng 3 bí thư tỉnh uỷ Hải Nam cho biết rằng tàu Trung Quốc đang ngăn chặn ngư dân Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa ở mức độ chưa từng có khi nêu: “Có một cái gì đó như thế này đang xảy ra, nếu không phải mỗi ngày thì ít nhất cũng mỗi tuần một lần”.
Lực lượng thực thi pháp luật TQ vẫn tập trung vào quần đảo Hoàng Sa, trong khi để tâm từng hồi tới bãi cạn Scarborough, do bãi này ở xa hơn và được quốc tế chú ý nhiều hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thông báo rằng ngư dân Philippines đã đánh bắt bên cạnh các tàu hải giám Trung Quốc gần bãi ngầm này mà không bị quấy rầy. Nhưng chỉ một tuần sau đó, một tàu Trung Quốc sử dụng một vòi rồng để đuổi một tàu Philippines.
Quần đảo Trường Sa và các khu vực khác của biển Đông vẫn còn ngoài tầm với của quy định đánh bắt cá Hải Nam cũng như bất kỳ cơ quan quản lý thực tế nào khác của Trung Quốc. Vì Bắc Kinh thiếu khả năng tuần tra và thực thi các lệnh của họ trong một khu vực rộng lớn và tranh chấp cao như vậy, họ đã viện đến việc thể hiện tượng trưng về chủ quyền. Hồi tháng Giêng, một chiếc tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc và hai tàu khu trục đã tuần tra bãi ngầm James, ở phần cực nam của đường chín đoạn, trong khi thủy quân lục chiến TQ đã tổ chức một buổi lễ tại bãi ngầm này tuyên thệ bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Bãi ngầm James là một thể địa lý hoàn toàn chìm dưới nước chỉ cách Malaysia 80 km, khiến cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trở thành lố bịch, nhưng vẫn còn mang tính tượng trưng. Ngoài ra, để gửi một thông điệp tới khu vực, Bắc Kinh dường như thực hiện những hành động như vậy với hy vọng kích động các bên tranh chấp khác phạm vào sơ suất mà từ đó Bắc Kinh có thể được lợi. Đó là những gì đã xảy ra tại bãi cạn Scarborough vào tháng 4 năm 2012 với vụ giằng co Philippines – Trung Quốc và với việc quốc hữu hoá quần đảo quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) vào tháng 9 năm 2012 của Nhật Bản.
Báo chí nước ngoài bàn cãi ồn ào cho rằng các hành động của Trung Quốc – từ quy định đánh bắt cá mới cho tới ADIZ rồi tới tăng cường tuần tra trên biển – được hiểu là để tăng cường tính hợp pháp của họ qua việc thể hiện việc quản lý hiệu quả các khu vực tranh chấp. Nhưng các chuyên gia pháp lý của Trung Quốc biết rõ hơn. Theo luật quốc tế, không có điều gì mà một bên trong một vụ tranh chấp lãnh thổ thực hiện sau ‘ngày tới hạn’ (critical date – ngày mà tranh chấp đó xảy ra) là có giá trị. Vì vậy, quy định mới, chiếm đóng, hoặc quản lý hành chánh của Trung Quốc đều không thể có bất kỳ ý nghĩa nào về tính hợp pháp cho yêu sách của họ.
Thay vào đó, Trung Quốc đang tìm cách né tránh hoàn toàn luật pháp quốc tế bằng cách tăng cường kiểm soát thực tế và thay đổi nguyên trạng từng chút một. Cuối cùng, Bắc Kinh hy vọng rằng các bên tranh chấp khác sẽ bị buộc phải chấp nhận thực tế kiểm soát của Trung Quốc. Cho đến lúc đó, sự ngăn chặn của cộng đồng quốc tế chống lại tính bất hợp pháp của các yêu sách của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ. Miễn là Bắc Kinh khước từ trọng tài, tránh ra tòa án quốc tế, và tạm dừng việc xâm lược lộ liễu, họ nghĩ rằng họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chơi dài hạn.
Tuy nhiên khu vực này đang tĩnh giấc với mối nguy hiểm đó. Trong những tuần gần đây Malaysia dường như liên kết chặt chẽ hơn với các bên tranh chấp đồng bạn. Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối từng hành động khiêu khích mới của Trung Quốc. Và quan trọng nhất, Philippines đã đưa vụ việc ra trọng tài phân xử, điều này có thể làm những nước láng giềng bạo dạn hơn, đồng thời vén bức màn về chính sách vòng quanh với pháp luật trong khi thay đổi thực tế trên hiện trường của Bắc Kinh.

2157. Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng

Đảng Xanh
Trong bài viết trước “Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại, hai chữ “sai lầm” thực ra chưa được … chuẩn cho lắm, bởi vì trên thực tế ở đất nước Việt Nam này, “từ khi có đảng”, luôn luôn có một mối mâu thuẫn to lớn nhất về lợi ích giữa của tuyệt đại đa số người dân với của đảng cầm quyền độc tôn, nên một khi “sai” với Dân thì lại có thể thành “đúng” cho Đảng.
Bài viết này bàn về một số “sai lầm” lớn nhỏ, có thể đã được Đảng CSVN chính thức thừa nhận hoặc có thể chưa, nhưng trong sâu thẳm lại chính là những “đúng đắn” của Đảng mà hầu như chưa được bàn tới cho nó đỡ cái … “oan” cho Đảng.

1. Đảng CSVN ra đời. Đây rõ là sự kiện lớn nhất, đầu tiên phải bàn tới. Dân thì có thể cho đó là một “sai lầm” khủng khiếp khi nhìn vào rất nhiều quốc gia lân bang, cùng cảnh ngộ (giống nhất là Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên), họ không có đảng cộng sản, sao giờ đi lên vượt ta ghê thế? Chưa kể nhiều nước, có lẽ vì “không có đảng” mà tránh được chiến tranh huynh đệ tương tàn, tránh bị ngoại bang lợi dụng xương máu của dân.
Nhưng với Đảng thì đương nhiên đó là sự kiện trọng đại, “đúng đắn” nhất rồi.
2. Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Trường hợp này Đảng cũng có thừa nhận chút ít, rằng có sai lầm. Còn Dân thì quá rõ, họ khốn khổ bao đời sau, hàng triệu người.
Thế nhưng, thực ra, cuộc CCRĐ “long trời lở đất” đó chính là một quyết định đúng đắn của Đảng. Không thực hiện nó thì chắc chắn không có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Cộng trong bao năm chiến tranh, với chính quyền non trẻ “cùng hội cùng thuyền”. Không thực hiện nó thì toàn bộ đời sống xã hội, thế chính trị trong nội bộ ĐCSVN sẽ khác hoàn toàn, sẽ đi theo xu hướng gần với những gì mà TBT Khrushchyov và Liên Xô đã thực hiện vào thời điểm đó, bị Trung Cộng gọi là “xét lại”. Xa hơn nữa, nếu không thực hiện CCRĐ, thể chế chính trị hai miền Nam-Bắc sẽ gần nhau hơn, sẽ dễ đi tới hòa hợp, thống nhất hơn. Cuối cùng sẽ là một xã hội đa đảng, mà ĐCSVN chỉ là một tổ chức chính trị có thể chỉ đóng vai trò “đối lập” mãi mãi.
Đảng quá biết điều đó, nhưng buộc phải nhận CCRĐ có những sai lầm để làm dịu thái độ phẫn nộ trong Dân. Mặt khác, sự thừa nhận đó cũng có chút vai trò của những thành phần cấp tiến trong Đảng, không phải là có ý muốn sâu xa tới ngày đa nguyên, mà chẳng qua không muốn Đảng quá Mao-ít mà thôi.
3. Đánh Nhân văn Giai phẩm. Đảng chỉ “thừa nhận” sai tí xíu thôi, còn trong thâm tâm Đảng là đúng hoàn toàn. Bởi vì không đánh đám này, thì nguy cơ vô cùng to lớn, sẽ lại giống những gì nói đến ở trên về CCRĐ, là “bè lũ xét lại chống Đảng” sẽ ngóc đầu dậy, câu kết với bọn “chỉ đạo” chúng ở Liên Xô, là “anh Hai” Trung Cộng sẽ rất bực mình, sẽ thọc tay vào nội bộ ta, bớt viện trợ kinh tế, quân sự v.v.. Sau này, đời sống văn hóa tinh thần cần đi lên, Đảng thấy cũng cần nhận sai chút ít để động viên giới văn hóa văn nghệ và nhân dân, may ra có vài tác phẩm “khởi sắc”. Ngoài ra, cũng phải kể đến việc Đảng phải chịu sức ép trong Dân và vài lãnh đạo chính trị, trí thức cấp tiến, mới có vài động tác xoa dịu. 
4. “Giải phóng miền Nam”. Tương tự sự kiện thành lập ĐCSVN, giữa Đảng với đông đảo người dân, vẫn có sự khác biệt lớn về “sai”, “đúng”.
5. Vội vã thống nhất đất nước năm 1976. Tương tự như “Giải phóng miền Nam”, Đảng coi đây là quyết định vô cùng đúng đắn. Thế nhưng, nó là một quyết định vội vã khi trong thâm tâm nhiều nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã quá lo lắng một miền Nam sẽ “vượt” miền Bắc, không khéo trở thành một Khu Tự trị, … để rồi từ quyết định này kéo theo hàng loạt quyết định khác “sai” với Dân mà “đúng” cho Đảng. Ngoài ra, còn một lý do quan trọng khác nữa, sẽ nêu ở phần dưới, khiến Đảng đã có quyết định “đúng đắn” đó.
6. Các cuộc cải tạo tư bản, nông nghiệp nông thôn, duy trì tình trạng “bao cấp”. Dân thì khỏi nói, vì kiệt quệ, cùng cực bao năm, di hại cả đời sống tinh thần không thể kể siết. Còn Đảng thì có thừa nhận một số sai lầm trong chính sách kinh tế liên quan, thế nhưng thực ra, bên trong, đó là những “đúng đắn” của Đảng, khó nói ra. Bởi vì không có những cuộc “hy sinh” đó, đương nhiên lực lượng sản xuất tư nhân lớn mạnh, sẽ đè bẹp khối doanh nghiệp nhà nước, cùng với vô số hệ quả khác cho toàn bộ đời sống xã hội để nhanh chóng biến đổi đất nước thành một nước không có “Đảng lãnh đạo tuyệt đối”.
Nên nói trắng ra, nhưng “tế nhị” một chút, là cả đất nước hy sinh to lớn không cùng, để cho sự tồn tại của … “chế độ”.
7. Những vấn đề về miền Nam, trong đó có Đồng bằng Sông Cửu Long (*). Cũng như quyết định thống nhất nhanh chóng, miền Nam đã được “hy sinh” để cứu cả nước, mà suy cho cùng vẫn là cứu chế độ. Một miền Bắc kiệt quệ, méo mó trong mô hình cộng sản trại lính, làm sao có thể đứng dậy sau chiến tranh, khi mà chính “anh Hai” Trung Cộng chẳng vui vẻ gì để tiếp tục viện trợ, còn “anh Cả” Liên Xô cũng thấy chú “lính xung kích” làm xong “nhiệm vụ quốc tế” rồi, cần phải cho tự lực.
Thế là suốt nửa đất nước từng là xứ “tư bản giãy chết” đầy bơ thừa sữa cặn phải cắn răng chia sẻ thứ “bơ sữa” đó với đồng bào miền Bắc. Cả vùng châu thổ Sông Cửu Long trù phú phải được giao “nhiệm vụ chính trị” số một là bằng mọi cách sản xuất thật nhiều lúa gạo cho cả nước, để xuất khẩu, hòa nhịp, minh họa cho công cuộc “Đổi mới”. Đảng cũng có thể nhìn ra phần nào những hậu quả vô cùng to lớn trong tương lai của công cuộc gấp gáp “đổi mới” cái dạ dày kiểu đó, thế nhưng, vẫn như mọi thứ “sai” mà hóa “đúng” khác, Đảng vẫn quen chiến tranh du kích, “tới đâu hay đó”, thế hệ sau giải quyết.
8. Cuối cùng là những gì đang diễn ra lúc này, kinh tế kiệt quệ, tham nhũng hết cơ cứu vãn. Đảng vẫn đã rất đúng, vì toàn xã hội đã rơi vào cái thế phải dựa vào “bạn vàng 4 tốt” lắm tiền nhiều của kia thôi.
Đảng yên tâm có xảy ra chuyện gì, đã có “bạn vàng” đỡ, vì nó cũng đang rất cần mình … vừa là vùng đệm, vừa có món trao đổi vô giá: Biển Đông. Đảng tin là Dân cũng sẽ dần dần quen, hiểu ra và cam chịu thực tế này.
Còn với khả năng “động trời” mà “các thế lực thù địch” vẫn rêu rao về cái gọi là “sát nhập thành khu tự trị” thì … sao mà hợp lý với tình trạng, diễn biến hiện nay đến thế. Và nếu đúng vậy thì Đảng sẽ rất vững một khi “Đảng bạn” vẫn vững.
-
* Nhà báo Lê Phú Khải đã có bài tranh luận lại, nhan đề: ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐÃ PHÁN!. Nhưng bài viết vẫn không thoát khỏi lối viết báo “quốc doanh” cũ xưa, như “Quyết định 99TTg ra đời rất kịp thời, nó thỏa mãn sự khát khao chờ đợi của cán bộ và nhân dân ĐBSCL từ nhiều năm“, hay “Quyết định 99TTG của Thủ Tướng Võ Văn kiệt năm 1999 là một bài toán đúng với Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đó là một sự thật lịch sử“, … chứ không đi thẳng vào tranh luận với nhiều bài trên chính báo, đài nhà nước đã dẫn trong bài của Đảng Xanh, ngoài việc đơn giản khoác cho chúng mấy chữ “bài viết lẻ tẻ” để coi đó là thứ vớ vẩn, là xong.
Dễ hiểu là tác giả chỉ dựa vào những kiến thức, “công trình” cũ trước đây của mình để luận giải, trong khi thoát ly hoàn toàn với những dữ kiện ngồn ngộn rất mới mẻ về hệ quả nghiêm trọng của chính sách sai lầm kia, đăng trong hàng loạt các báo, đài bất chấp những hạn chế khắc nghiệt của chế độ kiểm duyệt báo chí và trước một vấn đề quá lớn.
Trong khi đó, bài Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại, như đã nói, chỉ là dựa trên tất cả những bài viết, tài liệu đã dẫn trong đó, để đi tới một nhận định mạnh dạn hơn mà thôi. Cho nên thiết nghĩ chưa có điều gì phải tranh luận lại với tác giả Lê Phú Khải.

2158. LIỆU MỸ CÓ TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH CỦA VIỆT NAM?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 26/03/2014
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, trong một lịch sử thật trớ trêu, người Việt Nam đã hoan nghênh những kế hoạch của Mỹ về việc gia tăng dấu chân quân sự của Mỹ ở trong khu vực nhằm “cân bằng” với Trung Quốc. Báo này cho rằng từng là một kẻ thù, giờ đây Hà Nội có các mối quan hệ an ninh tốt đẹp với Mỹ, nước có lực lượng hải quân đã được Việt Nam mời sử dụng căn cứ hải quân của Liên Xô trước đây ở Vịnh Cam Ranh vào những nhu cầu hậu cần và sửa chữa tàu.

Cũng với lý do tương tự, Việt Nam đã ủng hộ hoạt động tăng cường quân sự gây nhiều tranh cãi của Mỹ ở Philippines. Tư tưởng của Hà Nội là lý luận cân bằng quyền lực theo chủ nghĩa Lenin kinh điển: Trung Quốc là lực lượng có uy thế đang lên và Mỹ là một cường quốc đang suy yếu, vì vậy các bên yếu hơn – trong đó bao gồm Philippines, Việt Nam, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản – phải tập hợp lại cùng với Mỹ để kiềm chế cường quốc đế quốc đang nổi lên (Trung Quốc).
Về cơ bản, Mỹ không thể được tính là nước ủng hộ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Philippines và Việt Nam, và không thể cho rằng Washington hoàn toàn bị thúc đẩy bởi những tính toán về cân bằng quyền lực. Mỹ sẽ thúc đẩy những lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế riêng của họ, coi đó là một sự đền đáp những yêu cầu hỗ trợ.
Hơn nữa, việc ủng hộ Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự lớn hơn là điều phản tác dụng nếu như mục đích của việc đó là nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ của châu Á với Trung Quốc. Một sự hiện diện lớn hơn của Mỹ sẽ biến đổi bối cảnh khu vực này thành một cuộc xung đột giữa các siêu cường, qua đó khiến cho vấn đề lãnh thổ-lãnh hải và khả năng đạt được giải pháp cho vấn đề này trở thành thứ yếu. Hơn nữa, việc ủng hộ Washington đặt một dấu ấn quân sự lớn hơn nữa ở Philippines sẽ biến đổi đất nước này thành một quốc gia nằm ở tuyến đầu giống như Afghanistan và Pakistan, với toàn bộ những hậu quả khủng khiếp mà một tình trạng như vậy gây ra – trong đó có sự phụ thuộc về phát triển kinh tế của Philipines vào những ưu tiên chiến lược-quân sự của một siêu cường.
Cũng quá sớm để nói rằng liệu sự suy yếu của Mỹ là tạm thời hay là tình trạng không thể đảo ngược, cần phải nhớ một bài học là Mỹ đã trở lại mạnh mẽ trong những năm 1990 sau khi nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng họ chắc chắn không thể tránh khỏi việc bị một Nhật Bản đang trỗi dậy vượt qua. Tương tự, cũng không phải là một kết luận đã được dự tính từ trước rằng Trung Quốc sẽ “hất cẳng” Mỹ, đặc biệt là bởi vì mô hình phát triển chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng và Bắc Kinh không dám chắc chắn liệu họ có thể thực hiện sự chuyển đổi sang một con đường tăng trưởng do thị trường trong nước dẫn dắt mà không có sự biến động đột ngột lớn ở bên trong hay không.
Cuối cùng, một trạng thái cân bằng quyền lực là điều không ổn định và có xu hướng gây ra xung đột, bởi vì mặc dù không ai muốn xảy ra một cuộc chiến tranh, nhưng những động cơ gây ra xung đột có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của tất cả mọi người và dẫn tới một cuộc xung đột.
Những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hung hăng của Trung Quốc, chiến lược của Mỹ ‘xoay trục sang châu Á,’ và những hành động mang tính chất cơ hội của Nhật Bản càng làm gia tăng sự bất ổn. Nhiều chuyên gia quan sát nhấn mạnh rằng tình hình chính trị – quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên giống với tình hình chính trị – quân sự của châu Âu vào cuối thế kỷ 19, với sự xuất hiện của một hình thái bất ổn tương tự về sự cạnh tranh chính trị cân bằng quyền lực. Có lẽ không bên nào trong số những ‘bên tham gia’ chủ chốt ở khu vực Đông Á hiện nay muốn xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, cũng không có bên nào trong số những cường quốc muốn như vậy trong thời gian trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề là trong một tình trạng xảy ra sự kình địch dữ dội giữa các cường quốc, một vụ việc có thể gây ra một chuỗi những sự kiện không thể kiểm soát nổi, điều có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực, hoặc là điều tồi tệ hơn.
Philippines và Việt Nam là những đồng minh tự nhiên trong cuộc đấu tranh chung của họ chống lại nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm bá chủ khu vực Đông Á. Là các đối tác trong ASEAN, hai nước này chắc chắn sẽ xích lại gần nhau hơn bởi những sự thể hiện sức mạnh ngày càng trơ tráo của Bắc Kinh khi họ đưa ra yêu sách tuyên bố chủ quyền tới khoảng 80% diện tích Biển Đông. Cả hai nước cũng đã được kéo lại gần Mỹ hơn, tìm cách sử dụng Washington để làm đối trọng với sự hiện diện quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vục. Tuy nhiên, Việt Nam đã chơi quân bài Mỹ một cách khéo léo hơn, dựa vào Philippines để mời chào rõ ràng một sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở lãnh thổ và các vùng biển của họ, những điều mà người Việt Nam sẽ không cho phép bản thân họ làm như vậy./.

2159. TRỪNG PHẠT NGA: CON DAO HAI LƯỠI CỦA PHƯƠNG TÂY

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 26/03/2014
( Đài BBC 21/3)
Chuyện sáp nhập Crimea của Ukraine vào Liên bang Nga coi như đã xong, một cách êm thấm, hoà bình, hợp pháp và thể hiện đúng ý dân ở đó – theo cách nhìn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Khi kết quả trưng cầu dân ý ngày 16/3 được công bố, với 97% số phiếu đồng ý tách Crimea khỏi Ukraine, ngay sau đó nước Nga chính thức đón nhận Crimea trở về với đất mẹ. Điều ông Putin muốn thực hiện đã thành công, dù có cảnh báo trước nếu làm thế sẽ bị Mỹ và các nước trong Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt.
Mỹ và EU coi việc sáp nhập Crimea là vi phạm hiến pháp Ukraine và luật quốc tế nên không công nhận kết quả. Cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và với khối EU cho đến nay mới chỉ là ngôn từ ngoại giao, kèm với biện pháp chế tài hàng chục nhân vật người Ukraine và người Nga.
Sau khi Nga công nhận chủ quyền độc lập của Crimea, ngày 17/3 Tổng thống Barack Obama ký sắc lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng và ngăn cấm không cho vào Mỹ 11 nhân vật đã gây ra khủng hoảng Ukraine. Trong số đó có tổng thống đã bị phế truất Viktor Yanukovych, một số cố vấn thân tín của Tổng thống Putin như Dmitry Rogozin, Vladislov Surkov và Sergei Glazyev.
EU cũng có biện pháp tương tự với 10 chính khách và 3 sĩ quan quân đội Nga, 7 người Crimea và một chỉ huy hải quân Ukraine đã đào thoát sang Nga.
Quyết định của Tổng thống Obama bị một số nhân vật trong chính giới Mỹ cho là quá yếu, biểu lộ sự thiếu cương quyết của Mỹ trong việc đối đầu với Nga. Trong bài bình luận trên báo Wall Street Journal ngày 18/3, cựu ứng viên tổng thống Mitt Romney cho rằng từ 5 năm qua chính sách ngoại giao của Tổng thống Obama đã đặt Mỹ vào thế yếu, không còn được thế giới tin tưởng, qua một số sự kiện như “giới hạn đỏ” ở Syria hay việc Iran đe dọa sản xuất vũ khí hạt nhân mà Mỹ đã không có những biện pháp mạnh hơn. Khi Nga nhìn ra thế yếu và sự thiếu cương quyết từ Mỹ, khủng hoảng Ukraine đưa tới việc sáp nhập Crimea là hệ quả của chính sách ngoại giao “cài đặt lại” của Tổng thống Obama, ông Romney nhận định.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Obama chỉ hù dọa mà không có những hành động cụ thể khiến thế giới coi đó là sự yếu kém của Mỹ.
Còn cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cho rằng chủ trương của Chính quyền Obama là Mỹ nay không còn đóng vai trò cảnh sát thế giới nên đưa đến những hệ quả hiện tại.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mới đây cũng có nhận xét nước Mỹ đã tỏ ra yếu mềm trong việc ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.
‘Khuyến khích họ thêm’
Trước những trừng phạt của Mỹ, các quan chức Nga có tên trong danh sách coi việc này như chuyện hài. Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin có lời nhắn qua Twitter khi hay tin bị Mỹ trừng phạt: “Một nhân vật diễn hài nào đó đã viết sắc lệnh này cho Tổng thống Mỹ”.
Ngay cả một nhân vật Nga đối lập với Tổng thống Putin là ông Aleixe Navalny cũng cho rằng cách trừng phạt của Mỹ “chỉ làm những kẻ lừa đảo vui lên và khuyến khích họ thêm”.
Đến ngày 20/3, Tổng thống Obama ký thêm một sắc lệnh nhằm vào Chánh Văn phòng của ông Putin là Sergei Ivanov và 19 nhân vật thân tín nữa như Arkady Rotenberg, Gennady Timchenko. Sắc lệnh mới cũng ngăn cấm giao dịch với Ngân hàng Rossiya của Nga được coi là “sân sau” về tài chính của ông Putin và thuộc cấp.
Về phía EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nhóm G8, gồm những cường quốc kinh tế trong đó có Nga, đã bị khai tử và hội nghị thượng đỉnh EU-Nga cũng sẽ không diễn ra.
Đáp lại, Nga ban hành lệnh cấm nhập cảnh với chín chính khách Mỹ, gồm ba phụ tá cố vấn an ninh Nhà Trắng, ba nghị sĩ Đảng Cộng hoà và ba thuộc Đảng Dân chủ.
Khi biết bị cấm đến Nga, Thượng nghị sĩ John McCain viết trên Twitter: “Tôi hãnh diện bị Putin trừng phạt và sẽ không bao giờ ngưng những nỗ lực và cống hiến cho tự do và độc lập của Ukraine, bao gồm cả vùng Crimea”.
Thượng nghị sĩ Robert Menendez cũng viết qua Twitter: “Nếu yểm trợ cho nền dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đưa đến việc bị Putin trừng phạt; tôi sẽ chọn điều đó”.
‘Chiến tranh lạnh trở lại?’
Cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng nóng lên và hiện tại mới chỉ có những biện pháp kinh tế. Tuy nhiên, có lo ngại rằng Chiến tranh Lạnh đã trở lại vì không chỉ căng thẳng ở Ukraine mà cùng lúc Trung Quốc đang trỗi dậy ở phương Đông cũng để đối đầu với Mỹ qua xung đột trên biển, qua sự kiện Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền theo “đường lưỡi bò” và xác định vùng nhận dạng phòng không.
Trong biến cố Crimea, một nghị quyết không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea được biểu quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ với 13 phiếu thuận, phiếu chống duy nhất của Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Lá phiếu trắng khiến những nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc quan ngại nước này có thể cũng sẽ có hành động lấn chiếm hay sáp nhập vùng tranh chấp và Nga cũng sẽ đồng tình im lặng.
Với khủng hoảng Ukraine còn kéo dài, liệu chiến tranh có bùng nổ? Giới quan sát dự đoán là không, vì kinh tế EU và Nga ngày nay lệ thuộc nhiều vào nhau, vì Ukraine không là thành viên NATO và vì Mỹ nay không còn muốn trực tiếp can dự vào những giải pháp quân sự ở nước ngoài.
Tổng thống George w. Bush, dù đã khởi động hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan với lý do bảo vệ an ninh Mỹ, cũng đã không can thiệp khi Nga đem quân vào Guzia gia năm 2008.
Hơn phần tư thế kỷ qua, quan hệ giữa các cường quốc, bất kể thể chế chính trị, đã thay đổi theo chiều hướng rằng buộc nhau qua hiện tượng “toàn cầu hoá”. Nếu có chiến tranh, ảnh hưởng xấu về kinh tế sẽ bao trùm thế giới.
Sau những đối đầu quân sự ở Việt Nam trong thập niên 1960, Afghanistan và Campuchia thập niên 1980, các cường quốc đều muốn tránh chiến tranh.
Trước cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Âu-thời điểm còn Chiến tranh Lạnh và trước khi quan hệ Mỹ-Trung chính thức mở ra năm 1979 thì quan hệ thương mại hầu như đóng khung trong các định chế chính trị gần như cứng nhắc.
Các nước kinh tế thị trường buôn bán với nhau, các nước xã hội chủ nghĩa giao thương với nhau mà không có nhiều trao đổi thương mại giữa hai khối.
Thời Chiến tranh Lạnh, Hồng quân Nga đã tiến vào Budapest, vào Praha khiến Mỹ tăng cường phòng thủ quân sự ở Tây Âu thông qua NATO để đối đầu với sự bành trướng của Liên Xô.
Ở châu Á, Mỹ đưa quân vào Nam Việt Nam, có Liên minh quân sự SEATO để phòng thủ, ngăn chặn Trung Quốc. Khi Mỹ đã tạo dựng quan hệ kinh tế với Trung Quốc vào đầu thập niên 1970, Mỹ quyết định rút khỏi Đông Duơng và khối SEATO tan rã.
Cuối thập niên 1970 lại bùng nổ chiến tranh. Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô đem quân vào Afghanistan. Khi xe tăng Liên Xô tiến vào thủ đô Kabul của Afghanistan cuối năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter có lệnh trừng phạt kinh tế, sau đó là tẩy chay Olympics Moskva. Kết quả không buộc được Hồng quân rút về và năm 1984, Liên Xô cùng các nước Đông Âu đáp trả bằng cách tẩy chay Olympics Los Angeles.
Khi Ronald Reagan lên làm tổng thống, Mỹ giúp vũ khí cho các lực lượng thánh chiến để giải phóng Afghanistan và  cuộc chiến này kéo dài một thập niên cho đến khi Liên Xô rút lui năm 1989.
‘Không muốn đương đầu’
Các cuộc điều quân vào một nước khác đều làm hao tốn con người: Mỹ tại Việt Nam, Nga ở Afghanistan. Cũng như trong thập niên trước Mỹ đưa quân vào Iraq và Afghanistan.
Qua những trải nghiệm đó của nhiều quốc gia, việc đối đầu quân sự kéo dài không còn là đáp án cho những xung đột. Nếu có chỉ là can thiệp nhanh chóng như ở Kosovo, Somalia, Lybia.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với Đông Âu dân chủ hoá và Liên Xô tan rã, cùng lúc Trung Quốc mở cửa, phát triển thương mại với nhiều nước, từ đó trao đổi thương mại thế giới tăng nhanh nhờ các hiệp ước được ký kết song phương hay giữa các khối như EU ở châu Âu, ASEAN ở châu Á, NAFTA ở Bắc Mỹ và WTO cho toàn cầu.
Ngày nay mối quan hệ giữa các nước là một rằng buộc chằng chịt, lệ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế, thương mại nên các cường quốc như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc-nhiều nước có vũ khí hạt nhân-không muốn phải đối đầu qua chiến tranh, vì nếu xảy ra, ảnh hưởng của nó không chỉ tác động cục bộ mà lan ra toàn cầu.
Không muốn đối đầu với chiến tranh nên chế tài kinh tế, phong toả giao thương đang được áp dụng.
Dù trong nội các của Chính phủ Obama có ý kiến muốn Mỹ phản ứng quyết liệt hơn, nhưng lãnh đạo thương mại và tài chính của Mỹ đã ngần ngại trừng phạt nặng đối với Nga vì sợ sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế của EU nếu Nga đáp trả, từ đó lây lan sang kinh tế Mỹ.
EU chi một năm 550 tỉ USD để nhập xăng dầu và khí đốt, một phần ba từ Nga. Nếu Nga trả đũa, liệu Mỹ và các nước sản xuất dầu khí khác có khả năng giúp EU đủ nhiên liệu để giữ vững mức phát triển kinh tế?
***
(Đài Tiếng nói nước Nga 23/3)
Xét theo mọi phương diện, phương Tây thật sự có ý định cắt đứt quan hệ với Nga. Họ đã tuyên bố bãi bỏ các cuộc gặp thượng đỉnh G8 và “Nga- EU”. Liên minh châu Âu đóng băng liên lạc chính thức song phương với Moskva, và Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các chính trị gia và doanh nhân Nga. Liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn và cuối cùng ai sẽ là người thua cuộc?
Sau khi Crimea tự nguyện sáp nhập Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, trong thế giới phương Tây đã lên cơn sốt chống Nga. Đặc biệt là, không ai cố gắng lý giải tại sao một số khu vực (ví dụ như Kosovo, Scotland, Falklands) có quyền tổ chức cuộc trưng cầu dân ý còn những khu vực khác – trong trường hợp này là Crimea – lại không được. Rõ ràng là, thái độ không hợp lý và mang tính phá hoại như vậy có thể được giải thích bởi cơn giận dữ của những nhà chính trị kế thừa quan điểm của Zbigniew Brzezinski: thế nào là, lần đầu tiên trong nhiều thập kỉ Nga không bị mất mà ngược lại lấy lại khu vực vốn có quan hệ lịch sử với Nga.
Phương Tây hành xử phi lý và một cách mù quáng tuân theo nhà lãnh đạo và chủ nhân của họ – Washington. Rõ ràng không thể nói về chính sách độc lập của các chính trị gia châu Âu. Mỹ quả quyết rằng, Nga nên chờ đợi những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn sẽ được thông qua trong sự phối hợp với các đồng minh trong Liên minh châu Âu và các biện pháp này sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga. Tất nhiên, Moskva đã và sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa. Nhưng, có thể hỏi: liệu bản thân EU và Mỹ sẽ có lợi nếu bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh mới, các biện pháp trừng phạt sẽ dẫn đến đâu? Sau đây là ý kiến của Giáo sư Aleksandr Mikhailenko từ Học viện Hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống Nga:
“Việc hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh G8, không có lợi cho Nga vì đó là vấn đề uy tín. Đồng thời đó là đòn giáng mạnh vào phần còn lại của “G7” và các quốc gia được mời đến dự hội nghị với tư cách quan sát viên. Các nước thành viên câu lạc bộ này đang hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ, về vấn đề an ninh. Bây giờ, các vấn đề này sẽ không được thảo luận hoặc được thảo luận mà không có sự tham gia của Nga. Trong khi đó, Moskva đóng vai trò rất lớn trong quá trình giải quyết một số vấn đề cơ bản như chương trình hạt nhân của Iran, cuộc khủng hoảng Syria. Bây giờ, những vấn đề này không thể được giải quyết và điều đó tạo mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an ninh của các quốc gia phương Tây”.
Nói chung, việc thiếu cuộc đối thoại và sự hợp tác giữa Nga và phương Tây không phục vụ lợi ích của bất cứ ai. Nhưng, trước hết không phục vụ lợi ích của những người châu Âu bởi vì họ phụ thuộc vào các đợt cung cấp nhiên liệu dầu khí từ Nga. Mỹ, nước thúc đẩy tình cảm chống Nga, hoàn toàn thờ ơ với vấn đề này. Đối với họ, vấn đề châu Âu xếp hàng thứ yếu, đó chỉ là một loại công cụ thô sơ trong cuộc đấu tranh duy trì vai trò “chủ nhân thế giới” và “sen đầm quốc tế”. Ngày 18/3, trong bài diễn văn tại điện Kremlin nhân dịp Crimea sáp nhập Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rõ về tình trạng này. Có vẻ, chính bài phát biểu này đã gây ra phản ứng hết sức tiêu cực từ Washington. Ngoài ra, cần phải nhớ về thị trường rất lớn của Nga và hàng nghìn công ty nước ngoài đang hoạt động tại Nga. Số phận của các công ty đó sẽ ra sao? Giáo sư Oleg Matveychev từ Trường Kinh tế cao cấp cho rằng, người châu Âu sẽ thể hiện thái độ thực dụng và không áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế:
“Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nước châu Âu chủ trương cắt đứt hoàn toàn liên hệ với Nga. Họ phụ thuộc rất nhiều vào một số vấn đề quan trọng.. Có một số vấn đề mà ngoài Nga không ai có thể giải quyết. Nhưng rất tiếc, phương Tây chưa bao giờ bước ra khỏi tình trạng Chiến tranh Lạnh. Tình trạng hiện nay không khác gì với tình hình dưới thời Liên Xô và thời kỳ nước Nga Sa Hoàng. Nhưng, mỗi khi họ cố gắng trừng phạt Nga, chúng tôi đáp trả bằng cách củng cố đất nước mình và điều này, đến lượt nó, gây cơn tức giận của họ”.
Khi cố gắng nói chuyện với Nga bằng giọng điệu dọa nạt và tối hậu thư, phương Tây gây tình hình bất ổn không chỉ trong nội bộ mà cả ở phần còn lại của thế giới, mà trong những năm gần đây các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế đã phấn đấu chống lại tình trạng như vậy./.

Biển Đông: Đừng dịch lố bịch kiểu "ông Phúc = Mr Happy"

Biển Đông:Tên gọi nào không phương hại đến chủ quyền Việt Nam?


Trước những câu hỏi băn khoăn về tên gọi nào của Biển Đông để không phương hại quan điểm chủ quyền Việt Nam, Infonet đăng bài viết của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này.
Thời gian qua, qua theo dõi, nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến  chủ quyền biển đảo của Việt Nam được phổ biến công khai trên các phương tiện thông tin và qua tiếp xúc trao đổi với một số nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, các chuyên gia pháp lý , chính trị, phóng viên… tôi thấy vẫn còn  không ít những nhận thức khác nhau đáng phải bàn thảo thông nhất, cho dù có thể chỉ là những lỗi kỹ thuật, không cố ý…

Trước hết, tôi xin bắt đầu từ việc sử dụng tên gọi cho một vùng biển nằm về phía Đông Việt Nam, một vùng biển nửa kín, rộng trên 3 triệu km2; có vị trí khá quan trọng về địa- chính trị, địa- kinh tế, địa- chiến lược… của khu vực và quốc tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ (ảnh Hồng Chuyên)

Vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào thói quen truyền thống hay xuất phát từ những mục đích, đông cơ khác nhau. Sau đây là những địa danh đã và đang được dùng để gọi vùng biển này:

Tên do người phương Tây gọi (hay còn có thể nói là Tên quốc tế):  tiếng Anh là South China Sea; tiếng Pháp là Mer de Chine méridionale. Tên này thường được ghi trên các hải đồ của những nhà hàng hải phương Tây có liên quan đến khu vực này, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính trị… của các cá nhân, tổ chức quốc tế…

Tên do người  Trung Quốc gọi là Nam Hải (hay biển Nam Trung Hoa).

Tên do Philippines gọi là biển Tây Philippines.

Tên do Việt Nam gọi là Biển Đông. Tên Biển Đông là tên riêng do người Việt Nam dùng để gọi vùng biển này  theo truyền thống từ bao đời nay. Nó đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của người dân Việt Nam: “Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”(Ca dao Việt Nam), hay: “Trúc Nam sơn không ghi hết tội. Nước Biển Đông không rửa sạch hôi tanh.” (Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)…

Điều quan trọng là tên Biển Đông đã được chính thức hóa bằng một quyết định pháp lý của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi gửi Công hàm lên Tổ chức khí tượng thế giới xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của vùng biển này theo địa danh bằng tiếng Anh là “Biển Đông Sea”.

Địa danh này từ đó luôn được sử dụng chính thức trong mọi loại văn bản của Việt Nam tại các tổ chức quốc tể. Thỉnh thoảng có một số tài liệu của Việt nam đã dịch ra tiếng Anh là East Sea, tiếng Pháp là Mer de l’Est. Đấy là sai lầm của những người làm công tác dịch thuật, theo kiểu “mot à mot”, “word by word”!

Thật buồn cười, không muốn nói lố bịch, nếu thủ đô Hà Nội được dịch ra tiếng Anh cho người nước ngoài “dễ hiểu”  là “Internal River Capital”, hay ông Phúc dược dịch ra là Mr. Happy…(!?).

Nếu ai đó còn băn khoăn về vấn đề này thì xin các vị hãy bớt chút “thì giờ vàng ngọc” tham khảo lại các tài liệu chính thức của Việt Nam thì chắc chắn sẽ có câu trả lời thỏa đáng.

Nhân đây, tôi cũng xin mạn phép nhắc lại rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó; chẳng hạn, gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan; vịnh Bắc  Bộ, không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Vì vậy, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của  Việt Nam. Philippines cũng thế, mới đây họ gọi là biển Tây Philippines, cũng không có nghĩa họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này là của họ. Sở dĩ họ gọi như vậy, theo tôi, là để đối phó với tham vọng của Trung Quốc, muốn chiếm trọn Biển Đông trong đường biên giới “lưỡi bò” mà họ gọi là Nam Hải, với lập luận rằng Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử”, người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”, vì vậy mà quốc tế đã công nhận và mới gọi là “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa).

Có lẽ cũng vì thế mà đã có không ít học giả quốc tế đề xuất ý tưởng để tránh hiểu nhầm của dư luận và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế nên gọi vùng biển này là biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea) chăng?

 Với những điều đã đề cập trên, tôi kiến nghị Việt nam chúng ta nên thống nhất sử dụng tên Biển Đông để gọi vùng biển này, viết hoa cả 2 từ, không dịch ra tiếng Anh là East Sea, tiếng Pháp là Mer de l’Est. Nếu cần có thể chua thêm tên quốc tế South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học.

(* Tiêu đề do tòa soạn đặt)
TS Trần Công Trục 
  (Infonet)

Một loạt sĩ quan cao cấp hỏa tiễn nguyên tử Mỹ mất chức

Chín sĩ quan tại căn cứ Không Quân Malmstrom Air Force Base ở tiểu bang Montana vừa bị cách chức cùng chỉ huy trưởng Không Ðoàn Hỏa Tiễn 341 đưa đơn từ chức sau tai tiếng gian lận thi cử của các sĩ quan có nhiệm vụ điều hành các ụ phóng hỏa tiễn nguyên tử, theo tin từ Không Quân Mỹ hôm Thứ Năm.

Ðiều tra viên của Không Quân Mỹ khám phá việc gian lận liên quan đến các cuộc thi sát hạch khả năng chuyên môn của các sĩ quan điều hành hỏa tiễn nguyên tử tại căn cứ Malmstrom trong khi điều tra một số sĩ quan bị tố cáo là sử dụng ma túy, kể cả ba sĩ quan phóng hỏa tiễn.



Tướng Mark Welsh III (bên phải, hàng đầu), tham mưu trưởng Không Quân, trong một cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ liên quan đến vụ bê bối ở Malmstrom Air Force Base. (Hình: Getty Images)

Giới chức điều tra tìm thấy tài liệu thi trên điện thoại của các sĩ quan liên hệ, và dẫn đến cuộc điều tra rộng lớn liên hệ đến một nửa trong tổng số khoảng 200 sĩ quan có nhiệm vụ điều hành các ụ phóng hỏa tiễn ở Malmstrom vì gửi, nhận, hỏi xin, hay có biết về việc đề bài thi bị lộ, theo Trung Tướng Stephen Wilson, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Tấn Công Toàn Cầu của Không Quân Mỹ, cho báo chí hay tại Ngũ Giác Ðài.

Cho đến nay, việc gian lận của 87 sĩ quan đã được kiểm chứng, và 9 người không thể xác nhận vì không đủ bằng cớ. Bộ Không Quân hiện vẫn đang tiếp tục điều tra chín trường hợp khác.

Có bốn sĩ quan được coi là đứng đầu đường dây gian lận này, qua hình thức gửi tài liệu qua văn bản và hình ảnh. Khi xem xét điện thoại di động của họ, các điều tra viên thấy rằng việc gian lận khởi sự từ Tháng Mười Một năm 2011 và đến gần đây nhất là Tháng Mười Một năm 2013.

Có chín sĩ quan ở vai trò chỉ huy, từ thiếu tá tới đại tá, đang bị thuyên chuyển sang các nhiệm vụ khác nhưng vẫn được cho phép ở trong quân đội.

Tướng Wilson nói rằng không ai trong chín người này bị coi là liên hệ đến gian lận nhưng họ bị giải nhiệm vì không làm tròn nhiệm vụ chỉ huy.

Ðại Tá Robert Stanley, chỉ huy trưởng Không Ðoàn 341 đưa đơn từ chức, nhận trách nhiệm thiếu sót của các sĩ quan dưới quyền và sẽ nghỉ hưu sau 25 năm phục vụ trong Không Quân.
  (Người Việt)

2160. Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội

FB Osin Huy Đức
Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng… bỗng trở thành phó tỉnh [1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. “Luân chuyển cán bộ” là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
o
Chỗ Trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều “chỗ trống”. Tuổi để không “tái ứng cử” của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác “cố đấm” nhưng không “ăn được xôi”: Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946). 
Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến “hơi thở cuối cùng”. Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn “bám trụ”.
Bộ Tứ
Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của “bộ tứ” được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng… để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường “đi lên” vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng[2].
Rất nhiều “hồng y” muốn trở thành “giáo hoàng” nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra “tham vọng” đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề “thế – lực”.
Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể “quy ra thóc”, chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều “gót chân A-Sin” để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người “phục tùng”. Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh “tập trung dân chủ”.
Tại Sao Luân Chuyển
“Luân chuyển”, theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để “giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn”. Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải “rèn luyện” bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần “thực tiễn” ở ủy ban nhân dân một tỉnh..
Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để  một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu “viện công tố” mà học được cái lắt léo của “chính trị gia” thì liệu có còn “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”.
Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự “tìm chỗ trống có cơ cấu” như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1997-2001). “Đấu đá nội bộ” cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển là “thử thách” khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi “ẵm” về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian “nín thở qua sông” chứ không phải là “rèn luyện”.
Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có “hàm bộ trưởng” là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.
Hành Chánh Chuyên Nghiệp
Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” và chính trị Marx – Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng…
Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.
Viên chức hành chánh là một “ngạch” có thể chọn qua thi tuyển.
Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)
Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên – bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)…; địa phương có các giám đốc sở… Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh… và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng
nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa “em út” hay đưa những kẻ “chạy chức, chạy quyền” vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào “kho dự trữ cán bộ” của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.
Chính Trị Gia
Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội… được công chúng biết đến và chọn lựa.
Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích “đổi mới” (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính – Chín Cần…). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ “một cái đầu”, các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình “một cái đầu” cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận “xì xào”. Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú “lôi từ trong túi áo ra” thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
………………….
[1] Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19  thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
[2]Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.

2161. Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai

Blog RFA
03/29/2014 – 15:32
JB Nguyễn Hữu Vinh
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.
Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.
Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất  trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.
Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông  Ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).
Nên nhớ rằng, ông “Arial”,”sans-serif”">Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã “được” UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật “nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.
Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ: Ngày 20/1/2013 tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là “dự án treo”. Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.
Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này.   
Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.
Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.
1
Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.
Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.
Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.
Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Cho đến giờ này, 12h 15, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.
Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tiếp theo khi có thông tin mới.

2162. ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC

Nguyễn Trọng Vĩnh 
Một mặt họ thực hiện ý đồ kiểm soát thị trường nước ta, lũng đoạn nền kinh tế nước ta, mặt khác họ chủ trương phá hoại kinh tế ta, nhất là của nông dân.
Ai cũng biết mọi loại hàng hóa rẻ tiền của TQ (có cả loại độc hại) chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh đè bẹp hàng hóa của ta. Họ mua cổ phiếu của các công ty ta, dần sẽ chiếm 51%, trở thành công ty của TQ; tập đoàn Yulun Gang Tô sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Nam Định, chiếm 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm, dệt 21,6 triệu m/năm, nhuộm 24 triệu m/năm; nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng, diện tích 1.000 ha, công xuất cũng lớn… nhằm tiến tới lũng đoạn nền kinh tế nước ta.

Hàng hóa của họ tương lai xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% nếu ta sẽ tham gia được vào T.P.P, hóa ra “cốc mò cò xơi”.
Đồng thời với ý đồ nắm kinh tế, TQ còn chủ trương phá hoại kinh tế của ta, nhất là của nông dân.
Tờ báo “Thời nay” số 436 ngày 20/3/2014 đăng tin: Những nhóm thương nhân nước ngoài (nói toét ra là thương nhân TQ) vào mua lá khoai lang non ở Vĩnh Long, thu mua lá điều, lá vải thiều, rễ hồ tiêu, móng trâu, bò, lá cây huyết đằng, mầm cây thảo quả ở Hà Giang… tất cả các loại trên với giá rất cao; khi thu gom với số lượng lớn rồi thì đột nhiên bỏ, thương nhân biến mất. Trước đây họ còn mua ốc bươu vàng, đỉa, với giá cao để những nông dân hám lợi nuôi, phát triển, gây hại cho ta. Họ đưa vào giống lạc hạt to, mẩy, rải trên các cánh đồng lớn, kết quả thu hoạch mỗi bụi được 3 củ (quả), giống cũ của nông dân mỗi bụi được trên dưới 20 củ. Họ đặt mua thanh long, sau đó đột ngột ngừng, khiến hàng trăm xe thanh long bị ứ tại cửa khẩu Tân Thanh, không thể tiểu thụ. Họ còn thu gom sầu riêng của Tiền Giang, tiêm hóa chất ủ chín rồi xuất khẩu bị trả lại, khiến các khách hàng nước ngoài nghi ngờ hoa quả của Việt Nam, làm cho xuất khẩu của ta giảm sút.
Những thương lái “nước ngoài” nói trên làm những việc ác độc đó, họ được lờ lãi gì, chính là giới cầm quyền TQ chi tiền phái họ đi phá hoại kinh tế Việt Nam.
Nông dân ta nhiều người bị mắc mưu, tham lợi trước mặt, chuốc lấy hậu quả điêu đứng. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương điềm nhiên để mặc, không làm gì!
Bộ máy tuyên truyền, Hội Nông dân sinh ra để làm gì, sao không tuyên truyền giáo dục cho nông dân nhận rõ lợi, hại, hiểu âm mưu thâm độc của TQ. Các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp sao không theo sát những thương lái đó để truy tố họ về tội phá hoại sản xuất khi họ hành động?
Những sự việc rành rành ra thế, mà có những cán bộ của ta, kể có những vị trong cấp cao nhất vẫn còn bị mê hoặc bởi “16 chữ và 4 tốt”, “tình hữu nghị Trung – Việt”!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét