Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nhân vật mới cho thời cuộc mới?

Nhân vật mới cho thời cuộc mới?

Ông Võ Văn Thưởng được phân công làm Phó bí thư thành uỷ Tp HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Ông Võ Văn Thưởng được phân công làm Phó bí thư thành uỷ Tp HCM – Ảnh: Thuận Thắng
Hôm nay các báo lề phải Việt Nam đồng loạt công bố nguồn tin nhân sự lãnh đạo mới tại TpHCM là Võ Văn Thưởng, hiện đang là bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, chính thức về nhận chức Phó Bí Thư Thường Trực Thành Ủy TpHCM thay cho Ông Nguyễn Văn Đua (*). Có gì đáng quan tâm về việc nhận chức này, việc mà tôi chú ý và chờ đợi suốt 3 năm nay?

Năm 2011, trong những lúc trà dư tửu hậu với các anh em hiểu biết nhiều về hậu trường chính trị Việt Nam, tình cờ tôi nghe 1 người bạn nhắc tôi hãy chú ý tới nhân vật Võ Văn Thưởng, một ứng viên cho vị trí lãnh đạo trẻ của Việt Nam trong giai đoạn sắp đến, khi mà anh ta mới 40 tuổi đã được cơ cấu vào ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Thú thật lúc đó, tháng 3 năm 2011, tôi nghe tin này cũng không chú ý lằm và cảm thấy hơi bất ngờ, vì kể từ khi Võ Văn Thưởng nhận chức bí thư Quảng Ngãi thì có vẻ ông ta khá “im ắng “ trước truyền thông và báo giới,. Tuyn nhiên khi có dịp đến Quảng Ngãi, tôi thấy ấn tượng của người dân nói chung về Võ Văn Thưởng khi ông ta làm bí thư Quảng Ngãi là quan tâm đến ngư dân, quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông, có tinh thần cầu thị và lặng lẽ khiêm tốn. Ngoài ra, ông ta là cháu của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt. Dấu ấn chính trị của Võ Văn Thưởng lưu lại trong tôi là 2 việc gần đây: ông ta xin lỗi và nhận khuyết điểm trước dân trong đợt biểu tình năm 2013 của người dân Quảng Ngãi, và vận động Mặt trận tổ quốc Quảng Ngãi thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân. Ông ta cũng có nhiều hoạt động thiết thực trong việc bảo vệ ngư dân, qua đó bảo vệ chủ quyền Biển Đông, như 1 trong nhiều nỗ lực của ông ta trong vị trí lãnh đạo cao nhất của Quảng Ngãi.

Sự bất thường trong việc bổ nhiệm

Trong bản tin công bố nhân sự sáng nay, chúng ta thấy có 2 chữ “bất thường”. Đúng là cũng có bất thường, bên cạnh đại hội bất thường của thành ủy TpHCM để bỏ phiếu cho Võ Văn Thưởng thì việc bổ nhiệm này cũng có một cái “lạ”. Như chúng ta đã biết, vừa qua Bộ Chính Trị có đợt điều động luân chuyển 44 cán bộ mà nói theo ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung ương, là luân chuyển để đào tạo và thăng tiến. Trong danh sách này, vừa đưa ra tháng 3 vừa qua, không có tên Võ Văn Thưởng, mà lại có tên Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ sẽ về TpHCM thay Nguyễn Văn Đua. Nhưng sáng nay công bố lại thì là Võ Văn Thưởng. Phải chăng đang có bàn tay ai đó làm thay đổi cục diện, và muốn gây sự chú ý cho dư luận trong việc bổ nhiệm Võ Văn Thưởng về vị trí phó bí thư TpHCM, khác với dư trù tháng 3? Và phải chăng có một sự sắp xếp phe nhóm nào đó trong nội bộ Bộ Chính Trị khá căng thẳng? Trước khi danh sách 44 nhân sự luân chuyển được công bố, thì tôi đã nghe người bạn kia khẳng định vào tháng 2 năm nay, là Võ Văn Thưởng, chứ không phải Nguyễn Khắc Định, sẽ về TpHCM thay Nguyễn Văn Đua. Khi thấy danh sách 44 nhân sự công bố ra, nhìn tên Nguyễn Khắc Định, thay vì Võ Văn Thưởng, tôi còn bán tín bán nghi hay là bạn mình cho tin sai?. Nay thì thấy anh bạn kia đưa tin đúng. Một tình huống chưa hề có tiền lệ trước đây trong việc cơ cấu nhân sự dự bị lãnh đạo của đảng cộng sản, và sự bất thường trong việc tin ngoài luồng mà tôi nghe trước lại chính xác hơn công bố chính thức của báo chí.

Nét đáng chú ý thứ hai mà tôi nhận thấy là Võ Văn Thưởng, trong vị trí phó bí thư thường trực thay cho Nguyễn Văn Đua, phải chăng sẽ là ứng viên cho vị trí bí thư thành ủy TpHCm vào kỳ bầu bán tới đây năm 2016. Và qua vị trí Bí Thư Thành Ủy TpHCM, ông ta sẽ đương nhiên vào Bộ Chính Trị, nhóm nhân vật quyền lực nhất Việt Nam? Và tôi nhớ lại lời lưu ý của ông bạn kia 3 năm trước.

Tương lai chính trị của Võ Văn Thưởng và tương lai chính trị Việt Nam

Việt Nam đang ở trong một bối cảnh chính trị có thể xem là “giữa 2 dòng nước” của cao tầng lãnh đạo Việt Nam hiện nay, đang có những nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc vì an ninh quốc gia bị đe dọa, xích lại gần Phương Tây trong việc tìm kiếm những đồng minh chiến lược, tìm kiếm viện trợ để đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài. Trong bối cảnh đó, Võ Văn Thưởng, như sự lưu ý của ông bạn tôi 3 năm trước, sẽ có vai trò gì trong bàn cờ chính trị Việt Nam sắp tới?

Trước hết, cần phải nhìn nhận một thực tế là hiện nay Việt Nam đang khủng hoảng nhân sự lãnh đạo kế thừa đủ uy vọng để quốc tế đánh giá cao khi mà 2 năm tới, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu theo thông lệ, sẽ rời chính trường, ai sẽ đủ uy tín để đối ngoại với quốc tế?

Võ Văn Thưởng nếu bình thường sau sự bổ nhiệm bất thường, trong 2 năm nữa, năm 2016 sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính Trị với chức danh bí thư thành ủy TpHCM. Tôi nghĩ là Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra con bài kế thừa của mình tại chính trường Việt Nam khá khôn khéo, khi đưa Võ Văn Thưởng vào bàn cờ. Với ưu thế là cháu của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, người mà trong quá khứ và đến hiện nay, luôn được chính giới Phương Tây đánh giá cao, sẽ là 1 thuận lợi cho Võ Văn Thưởng khi anh ta thay thế cho Bộ Chính Trị đối ngoại với quốc tế, bên cạnh những ưu thế cá nhân và uy tín quần chúng sẵn có như đã nói ở trên về quá trình hoạt động chính trị của Võ Văn Thưởng.

Việc chuyển hóa chính trị của Việt Nam mà theo quan điểm cá nhân tôi, Nguyễn Tấn Dũng đang khởi động (xem lại bài viết “ Bàn về ý kiến của Giáo Sư Tương Lai”) trong tương lai cần 1 nhân vật như Võ Văn Thưởng. Đây là 1 bước đệm cần thiết để đối nội và đối ngoại, trong thì củng cố lòng dân qua ấn tượng cá nhân, ngoài thì củng cố niềm tin của quốc tế trong việc để Võ Văn Thưởng kế thừa và tiếp nối chính sách chính trị “kiểu Võ Văn Kiệt”, trong một bối cảnh mà Việt Nam đang khủng hoảng nhân sự, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng kinh tế. Ghép mảnh ghép Võ Văn Thưởng vào bức tranh chính trị Việt Nam đang dần phải chuyển hóa theo xu hướng dân chủ, phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội đang đòi hỏi, và sự gắn kết chiến lược với Phương Tây để “thoát Trung”, tôi hi vọng rằng nước đi này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ cụ thể hóa những thông điệp đầu năm của ông ta với Phương Tây và người dân trong nước. Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã đưa ra chiến lược và thành công trong việc đấu tranh với những bảo thủ, giáo điều Xã Hội Chủ Nghĩa để đưa kinh tế Việt Nam thay đổi, hi vọng rằng cháu ông ta, Võ Văn Thưởng, sẽ kế tiếp phần 2 của chiến lược đó, tiếp tục đưa chính trị Việt Nam thay đổi, điều mà Việt Nam thật sự cần lúc này, để tránh khỏi nguy cơ khủng hoảng, phụ thuộc Trung Quốc và đáp ứng mong mỏi của người dân.

Chỉ cần Võ Văn Thưởng có tâm thực hiện điều này, dù thành công hay thất bại, lòng dân và đất nước cũng sẽ vinh danh ông ta như đã vinh danh Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
© Nguyễn An Dân
(15.4.2014)
Nguồn: changevietnam
——————————————
(*) tuoitre.vn

Đứa con của biển

Truyện ngắn Trần Trung Đạo

(Ảnh "Koh Kra victims, nạn nhân hải tặc Thái Lan tại đảo Koh Kra" do nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ chụp).
Sống chết là một định luật, một chiếc cầu mà ai cũng phải đi qua. Giọt sương mai trên thảm cỏ non. Chiếc lá khô rơi trong buổi chiều vàng. Mọi tạo vật, từ con người cho đến một giọt sương, một chiếc lá, đều có sinh và có diệt”. Chị Hà đọc đâu đó. Mới hôm nào đây, chị đã dùng để an ủi ông láng giềng Paul, khi bắt gặp ông cụ đứng ngẩn ngơ bên cửa sổ trong một buổi chiều.

Bà Karen, vợ ông, qua đời năm trước đó. Hẳn nhiên không phải cụ Paul không biết đến lẽ mất còn của tạo vật, nhưng như cụ Paul trả lời chị Hà: “Hiểu biết bao giờ cũng dễ hơn chịu đựng”. Thiếu cụ bà Karen, ông sống như một người mất bóng, suốt ngày lay hoay như tìm kiếm chính mình. Không ai biết ông bà gặp nhau từ bao giờ nhưng không thấy họ có con cái gì. Thỉnh thoảng một người bà con hình như ở xa lắm, ghé thăm. Thế giới của ông bà cụ là căn nhà trệt hai phòng ngủ và khu vườn nhỏ sau nhà. Những bụi hoa huệ vàng được trồng dọc hàng rào. Chiếc ghế dài cũ và những câu chuyện họ thì thầm với nhau, có thể được lập đi lập lại cả trăm lần. Dù sao khi cụ bà Karen mất, một nửa thế giới của cụ Paul cũng chết theo. Những bụi hoa dọc hàng rào không ai chăm sóc. Cụ Paul, từ đó, ít ra ngoài. Thỉnh thoảng, cụ vịn song cửa nhìn ra khu vườn trống, chiếc ghế cũ lẻ loi, những bụi hoa huệ bị mưa xoi bật gốc. Cũng qua cánh cửa đó, có lần chị Hà bắt gặp hai giọt nước mắt già nua lăn trên đôi má nhăn nheo của cụ Paul.

Trong “cul-de-sac” gần biển này chỉ có chừng chục ngôi nhà, nối nhau thành một vòng tròn chung quanh một sân cỏ nhỏ. Từ xóm nhà đi bộ dọc con đường hẹp cắt ngang đồi thông, chừng 5 phút là đến biển. Hầu hết gia đình là người sinh ra hay định cư lâu năm trên xứ nầy, ngoại trừ mẹ con chị Hà, một người Mỹ gốc Việt. Chồng chị thất lạc trên đường vượt biển. Chị sinh đứa con trai đầu lòng ở trại tỵ nạn Thái Lan. Tháng 12 năm 1980, người phụ nữ hai mươi bảy tuổi, ẵm đứa con trai mới sáu tháng bước xuống phi trường quốc tế Logan, thuộc thành phố Boston. Không cha mẹ, anh em. Không bà con thân thuộc. Những năm đầu mẹ con chị Hà sống trong căn phòng do một hội từ thiện thuê dùm ở Dorchester. Nhờ có căn bản sư phạm từ trước, chị học tiếng Mỹ khá nhanh. Sau khi hoàn tất khóa cán sự y tế tại một trường huấn nghệ, chị xin được một việc làm tại bệnh viện thành phố Boston. Chị ít khi ra ngoài. Khi đi chợ mua sắm, chị chẳng buồn trang điểm như cố tình làm cho mình già hơn và xấu đi. Nhưng làm sao che giấu được thân hình thon nhỏ, làn da trắng mịn màng, khuôn mặt tròn và đôi mắt đen nhưng rất buồn của của một cô gái Việt còn trong tuổi thanh xuân. Chị đã đóng cánh cửa sổ nhìn ra khu vườn đời chị, dù nơi đó lá mùa thu vẫn đẹp, hoa mùa xuân vẫn nở, tiếng ve vẫn reo vang trong mỗi độ hè về.

Chị Hà không thích ở thành phố. Khi dành dụm đủ số tiền cần thiết để ứng trước, chị mua căn nhà nhỏ ở quận Plymouth, một vùng ven biển, cách Boston chừng 20 dặm về phía nam. Chị nghỉ việc ở bệnh viện và tìm được một công việc khác tại một trung tâm y tế dành cho người già ở gần nhà. Năm đó, chị Hà ba mươi tuổi. Một phụ nữ trẻ đẹp và đầy sức sống, chị có thừa khả năng để xây dựng cho mình một gia đình mới trong cuộc đời mới. Nếu bảo chị không thích người đồng hương thì chị có thể kết hôn với người xứ khác. Nhưng chị vẫn một mình với đứa con thơ, sống trong tháng năm trầm lặng. Hẩm hiu nhưng ấm cúng. Đứa con trai của chị là niềm vui, là hy vọng, là tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai của chị góp lại. Một ngày của chị bắt đầu với việc đưa con đến trường, đi làm ở viện dưỡng lão, dạy con làm bài tập, dạy con học thêm tiếng Việt và ra biển ngồi đọc sách. Và cứ thế, ngoại trừ những khi mưa bão và mùa đông giá rét, một ngày của chị Hà bao giờ cũng chấm dứt bằng những giây phút rất riêng tư bên bờ biển. Ngay cả những khi không đọc sách, chị vẫn ra ngồi như thế. Im lặng như để lắng nghe tiếng thì thầm vọng về từ một nơi xa xôi.

Chị gần gũi với biển đến nỗi đứa con trai chị cũng được đặt tên là Biển. Hàng xóm gọi nó Ben, theo âm Mỹ không có dấu. Khi mẹ con chị Hà mới đến, hàng xóm láng giềng, vốn quen với sự yên tĩnh, ít nhiều cũng có phản ứng khó chịu, nhưng dần dần họ quen đi. Tiếng khóc, tiếng cười của đứa bé không còn báo động sự ồn ào, không còn mang đến sự phiền toái, trái lại báo hiệu một sự sống đang đâm chồi. Thằng bé mang niềm vui đến thôn xóm nhỏ vốn thiếu vắng tiếng cười.

Lê Văn Biển hay Ben Le, lớn nhanh như thổi, trông kháu khỉnh với nước da ngâm đen và mái tóc phía trước hơi quắn lại. Trong “cul-de-sac” nhỏ này, mọi người, nhất là ông bà Paul, cưng và xem Biển như là con chung. Ngày sinh nhật 11 tháng 6 mỗi năm của thằng bé trở thành ngày hội của xóm. Mỗi người đóng góp một món đồ chơi, một chùm bong bóng. Năm nào cũng thế, bà Karen tự tay làm chiếc bánh sinh nhật thật to cho Biển. Biển học bơi rất sớm và cũng bơi rất giỏi. Bất cứ khi nào rảnh rỗi là cu cậu tuôn ra biển, phơi mình trên cát, trên sóng. Biển học giỏi và rất ngoan. Nếu ai hỏi thằng bé mơ ước gì khi khôn lớn, nó không ngần ngại chỉ con tàu đang chạy ngoài khơi, và mơ ước được trở thành thuyền trưởng.

Năm lên 7 tuổi, lần đầu tiên Biển muốn biết về ba của nó: “Thằng Chris có ba, tại sao con không có?” Chị Hà không dấu con: “Ba của con chết trên đường vượt biên từ khi con chưa ra đời”. Thằng bé thắc mắc: “Tại sao?” Chị không biết phải giải thích sao khác hơn với một đứa bé bảy tuổi, ngoài việc trả lời: “Tai nạn. Ba con chết trong một tai nạn trên biển”. Biển hỏi đuổi: “Tai nạn gì hở mẹ, mấy chiếc tàu tông nhau?” Chị Hà vuốt mấy sợi tóc quăn của con, âu ếm: “Không phải. Con còn nhỏ, mai mốt con lớn hơn mẹ sẽ kể thật chi tiết về tai nạn này cho con nghe”. Chị lấy trong xấp giấy tờ cũ, nhận từ Việt Nam, tấm hình đen trắng của một thanh niên chừng hai mươi tuổi đang ôm cây đàn guitar đứng dựa vào tường và bảo: “Đây là hình của ba con”. Biển nhìn chăm chăm vào tấm hình đen trắng, đưa lên đưa xuống, lật ngang, lật dọc, cố tìm một nét quen thuộc, một chút liên hệ với người trong ảnh mà từ lâu nó không biết. “Con giống ba không?” thằng bé hỏi. Chị lại gật đầu: “Giống chứ, nhưng con giống mẹ nhiều hơn”. Biển không chịu: “Con giống ba nhiều hơn vì da và tóc của ba cũng giống như của con”. Chị Hà cười, định giải thích vì tấm hình đen trắng chứ không phải vì da và tóc, nhưng lại thôi. Thằng bé không hỏi thêm nhưng từ đó, nó cũng dần dần biết buồn tủi khi bọn thằng Glen, thằng Chris có ba đưa đi xem đánh baseball, basketball còn nó thì không. Chị Hà an ủi con. Sinh nhật của Biển, chị mua cho thằng bé hai món quà, thay vì một. Chị bảo món quà sau là quà của ba. Chị đưa Biển đi chơi baseball với đám thằng Glen, thằng Chris. Nhiều khi chị phải ngồi hàng giờ, có khi đến khi trời sập tối, bên sân cỏ để đợi con.

Thằng Chris, đứa bé mà Biển hay đem ra làm ví dụ, là con của anh Brian, người đàn ông góa vợ, ở cách nhà chị Hà chừng hai dặm. Anh tình nguyện giúp chị Hà đưa đón Biển mỗi lần tập dượt vì hai đứa bé cùng chơi chung một đội bóng thiếu nhi. Chị từ chối mặc dù nhiều khi phải xin nghỉ việc sớm để đưa đón con. Ơn nghĩa sẽ dẫn đến lệ thuộc, chị nghĩ thế. Chị biết Brian rất tử tế, lịch sự và dĩ nhiên, có cảm tình riêng với chị. Một lần bên bờ biển chị suýt xiêu lòng khi Brian tha thiết tỏ tình. Nhưng chị đã dừng lại được. Những ngày lễ, Brian thường mời mẹ con chị đến nhà, hay cùng đi ăn với bố con anh, nhưng chị Hà thường tìm cách từ chối. Vợ của Brian, không biết mất vì bịnh gì, để lại cho anh đứa con trai 3 tuổi. Brian là một nhân viên quản trị trung cấp, làm việc cho một công ty tài chánh. Mỗi khi đi công tác xa về, ngoài việc mua quà cho thằng Chris, Brian không quên mua một món quà dành cho Biển. Anh không dám mua tặng chị Hà vì ngại chị lại sẽ từ chối như nhiều lần trước đó. Rồi Brian cưới vợ lần nữa. Vợ anh là một người làm cùng hãng. Đám cưới diễn ra linh đình. Thằng Biển được nhờ làm em bé cầm hoa đi trước cô dâu chú rể. Chị Hà cũng được mời và có mặt. Brian giới thiệu chị Hà với vợ rất ân cần và trịnh trọng. Hai gia đình từ đó gần gũi hơn. Trong những ngày lễ, vợ chồng Brian đến thăm mẹ con chị Hà, và ngược lại chị Hà cũng đáp lễ mỗi khi có dịp.

Sau sinh nhật mười tuổi của Biển không lâu, chị Hà ngã bịnh. Bác sĩ khám phá một cục bướu nhỏ trong tử cung chị và cần phải được cắt bỏ ngay. Khi điền giấy tờ đồng ý giải phẫu, chị Hà mới biết rằng mình không có ngay cả một người thân thích ở Mỹ. Chị không lo đến mình bằng lo cho tương lai của Biển. Chị là chỗ dựa duy nhất của thằng bé. Không có chị đời nó không biết sẽ ra sao. Chị Hà hoảng sợ khi nghĩ đến điều bất hạnh có thể xảy ra. Chị mời vợ chồng Brian đến bịnh viện để nhờ anh chị làm người bảo trợ Biển cho đến khi Biển được mười tám tuổi, nếu chị gặp phải chuyện bất trắc. Vợ chồng Brian xúc động nhận lời. Bịnh của chị không có gì trầm trọng. Mổ xong vài hôm, chị bình phục và tiếp tục cuộc sống với con trong căn nhà nhỏ.

Hai mươi hai năm trôi qua. Chị Hà đã già đi nhiều theo thời gian. Cô gái Việt Nam hai mươi bảy tuổi, mới ngày nào ẵm đứa con còn đỏ hỏn, đặt chân lên nước Mỹ, bây giờ đã là một bà mẹ năm mươi tuổi. Biển cũng thế. Anh chàng không còn là cậu bé suốt ngày phơi mình trên cát nhưng đang là sinh viên năm chót ngành hàng hải của trường đại học Boston. Có lần Biển đưa về nhà một cô gái tóc vàng, giới thiệu với mẹ là bạn gái. Chuyện con trai có bạn gái là chuyện bình thường, chị Hà chỉ mong Biển đừng vì thế mà xao lãng việc học hành.

Vợ chồng anh hàng xóm Brian đã ly dị nhau. Lần nầy Brian không cưới vợ khác, và cũng không tìm đến chị như lần trước. Anh quyết định dọn nhà đi tiểu bang khác. Thằng Chris, con trai anh, vừa học xong trung học thì đăng lính. Anh không có con cái gì với người vợ sau, nên anh chẳng còn gì phải bận tâm lo lắng. Trên đường ra phi trường, Brian ghé nhà chào chị Hà. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm quen biết, chị Hà lịch sự và tha thiết, choàng tay ôm nhẹ Brian. Chị nói nhỏ: “Chúc anh đi bình an và thành công, có dịp nhớ về thăm, tôi vẫn ở đây”. Brian xúc động: “Tôi sẽ không bao giờ hiểu được Hà”. Chị Hà cười nhẹ: “Vâng, anh sẽ không bao giờ. Chúng ta sống trong cùng một xóm nhưng hai thế giới tâm linh xa cách. Tôi chẳng biết nói sao hơn. Xin lỗi anh vậy”.

Cụ bà Karen chết trước cũng đã để lại một khoảng trống tinh thần và cả vật chất, không có gì bù đắp được trong đời sống của cụ Paul. Sức khỏe của cụ, vì thế, ngày càng giảm sút. Chị Hà rất lo cho người láng giềng gần gũi của mình. “Không chừng cụ Paul cũng sẽ ra đi”, chị than thầm. Thật vậy, buổi hẹn với bác sĩ lần đó kéo dài lâu hơn. Buổi chiều, xe cứu thương không đưa cụ trở về như thường lệ. Bác sĩ giữ cụ lại bịnh viện và khoảng tuần sau thì cụ chết. Người bà con ở xa lại đến dọn nhà, cắt cỏ. Vài tuần sau, một tấm bảng “Nhà bán” được cắm trước sân.

Ngày ra trường của Biển đã đến. Trong mọi ý nghĩa, đối với chị Hà, là một ngày trọng đại. Bao nhiêu năm nay chị chờ đợi một ngày này. Chị thầm nghĩ “nếu bây giờ chị có giải phẩu thêm lần nữa, và ngay cả có chết đi, thì cũng không phải lo lắng như mười năm trước”. Chị dự tính rất nhiều ngạc nhiên dành cho Biển. Mẹ con sẽ tổ chức một chuyến đi nghỉ hè xa, Paris hay London chẳng hạn. Anh Brian thường nhắc những cảnh lạ khắp nơi mà chị chưa bao giờ dám mơ tưởng tới. “Bao nhiêu lâu rồi nhỉ?”. Chị nhẩm tính thời gian hai mươi năm mẹ con chị sống hẩm hiu trong “cul-de-sac” vùng ven biển Plymouth nầy. Buổi sáng lễ ra trường, chị đến trường đại học rất sớm và chọn một chỗ ngồi tốt nhất để có thể thấy rõ con mình trong lễ phục tốt nghiệp màu đen, sắp hàng chờ nhận lãnh văn bằng. Chị Hà hãnh diện và cảm động ứa nước mắt. Không ai biết đó là những giọt nước mắt mừng vui hay đau xót của một bà mẹ đã hy sinh cho con suốt hai mươi hai năm. Biển nhận văn bằng xong, chầm chậm bước xuống lễ đài. Chị Hà đứng dậy dang tay chờ, nghĩ rằng Biển sẽ đến trong vòng tay trìu mến của mẹ. Chị mơ một ngày được nghe ba tiếng “Cám ơn mẹ” từ chính miệng Biển cất lên. Một sự trả ơn đơn giản nhưng quý giá nhất mà mọi bà mẹ cần được trả. Ngày đó sẽ là hôm nay. Chị nghĩ thế. Chị vẫn dang tay chờ nhưng Biển đã mất hút trong đám bạn bè nhộn nhịp. Quảng trường vắng dần. Mọi người đang lần lượt ra về. Chị Hà nóng ruột đi về phía cuối hành lang tìm con. Ở đó, dưới chân cầu thang, Biển và cô bạn gái tóc vàng, đang hôn nhau thắm thiết. Thấy chị, họ buông nhau ra. Cô gái tóc vàng vồn vã: “Hôm nay là một ngày đáng nhớ của hai đứa tôi. Tôi muốn bà cùng chia sẻ”. Chị Hà đáp: “Vâng. Tôi biết. Hôm nay cũng là ngày ý nghĩa nhất đối với tôi nữa”. Chị đang nghĩ về ngày tốt nghiệp kỹ sư hàng hải của đứa con trai duy nhất của chị. Cô gái tiếp: “Thế thì tốt quá. Chúng tôi định mùa hè này sẽ cưới nhau”. Chị Hà ngạc nhiên: “Cái gì?” Cô gái đáp: “Xin lỗi. Tôi tưởng là bà đã biết trước rồi. Ben đề nghị sáng nay và tôi đã nhận lời. Chúng tôi chưa chọn ngày nhưng có lẽ mùa hè này thôi. Sau đó chúng tôi phải về miền Nam coi sóc hãng xưởng của ba tôi”. Chị Hà quay sang Biển, hỏi bằng tiếng Việt hơi nặng giọng: “Có đúng thế không Biển?” Biển nhìn xuống chân, không đáp. Không đáp có nghĩa là thừa nhận. Đứa con trai duy nhất sắp sửa cưới vợ mà chị Hà không hề hay biết. Chị giận dữ bước xuống cầu thang không nhìn lại.

Ngồi trên chiếc ghế xếp cũ bên bờ biển, chị Hà ôm mặt khóc. Chị khóc không phải chỉ vì giận Biển nhưng khóc nhiều hơn cho cuộc đời hẩm hiu cô độc của mình. Hai mươi hai năm. Cuốn phim dĩ vãng đau lòng của cuộc đời chị một lần nữa chiếu lại.

Tất cả bắt đầu từ một buổi chiều khi chị Hà nhận được mảnh giấy nhỏ với hàng chữ: “Anh đã trốn trại và đang tá túc tại nhà một người quen ở Chu Hải. Em ra Chu Hải gấp ngày mai. Đừng cho ai biết. Hỏi nhà ông Đản. Khang”. Chị Hà mừng đến phát khóc. Khang còn sống và bình yên. Năm năm dài từ mùa bão lửa 1975, chị Hà thêu dệt giấc mơ đoàn tụ với người yêu bằng sợi chỉ hy vọng vô cùng mong manh. Nhiều lần chị Hà cố xua đi ý tưởng rằng Khang đã chết ngoài mặt trận hay đã vượt biên ra nước ngoài. Dì Thanh, vợ kế của ba chị Hà, thường bảo: “Coi thử trong trường có thầy nào chưa vợ thì cô chọn một thầy, đừng chờ đợi thằng Khang làm gì vô ích. Nó không chết thì cũng có vợ và ba bốn đứa con rồi”. Không. Khang của chị không chết. Khang của chị chưa có vợ và không có ba bốn đứa con. Khang vẫn sống và đang tìm chị. Anh chàng sinh viên khoa học gốc miền Trung, dạy kèm toán lý hóa lớp mười cho chị ngày nào, vẫn còn sống. Anh chàng nghệ sĩ với cây đàn guitar cũ, mỗi chiều dưới giàn hoa giấy bên hiên nhà, đắm đuối nhìn cô nữ sinh Trần Thị Thu Hà mà hát: “Nầy người yêu người yêu tôi ơi, bên kia sông là ánh mặt trời…” vẫn còn sống.

Sáng hôm sau, như lời dặn trong thư, chị Hà thu xếp vài đồ đạc cá nhân và đi tìm nhà ông Đản ở ấp Chu Hải, ngoài Bà Rịa. Chuyến xe Sài Gòn Vũng Tàu đến trễ vì bị xét nhiều lần. Khi chị tìm ra nhà ông Đản thì trời đã tối. Ông dắt chị Hà đến một chòi lá ngoài ruộng, ở đó, Khang bằng da bằng thịt đang chờ đợi chị. Hai kẻ yêu nhau cuối cùng đã gặp lại nhau trong biển đời dâu bể. Họ trao cho nhau chiếc nhẫn cỏ làm tin trong chiếc chòi lá mục. Không có mặt trời rực rỡ bên sông như ngày xưa Khang thường hát, nhưng ít ra họ đã sống sót. Trong chiếc chòi lá ngoài vườn nhà ông Đản, họ hứa cùng nhau, dù thu vàng hạ đỏ hay nắng dãi mưa dầm, sẽ dìu nhau đi hết cuộc đời còn lại.

Khoảng ba giờ sáng, ông Đản ra chòi gọi hai người dậy, đưa ra ngoài sông và gởi họ cho chuyến vượt biên sắp khởi hành. Ông không đi vì đứa con trai ông, bạn tù của Khang, vẫn còn ở trong tù.

Chiếc ghe vượt biên quá nhỏ. Chiều dài chỉ mười một mét và chiều ngang vỏn vẹn một thước rưỡi. Dù nhỏ bao nhiêu thì đối với Khang, một tên tù trốn trại, không còn là điều chọn lựa. Dĩ nhiên chị Hà cũng thế. Đời của chị đã thuộc về Khang. Dù phải chết trên biển cả họ cũng sẽ không ân hận vì ít ra sẽ được chết bên nhau trong chung thủy vợ chồng.

Tháng Chín bắt đầu mùa biển động nhưng ghe chạy bốn ngày đầu không có chuyện gì trở ngại. Ghe đi về hướng đông. Không còn lo sợ việc tàu công an biên phòng chận bắt. Tuy nhiên, ngày thứ năm thì ghe chết máy. Chiếc la-bàn của hướng đạo sinh thường dùng trong những trò chơi, không xác định được vị trí của chiếc tàu, đang ở đâu và sẽ trôi dạt về đâu. Anh tài công không sửa được máy ghe, đành phó mặc cho định mệnh, đúng hơn là cho gió mưa, đưa đẩy chiếc ghe đến đâu thì đến. Ghe trôi dần về hướng nam. Thực phẩm hết. Nước uống cũng hết. May mà trời không có bão lớn. Nếu không, chỉ cần một cơn sóng mạnh cũng đủ để lật cả chiếc ghe đang chơi vơi trên biển cả. Những người còn sức khỏe thay phiên nhau tát nước. Thỉnh thoảng có một cơn mưa. Những người ngồi trên sàn ghe căng tấm ny-lông để hứng nước và chia nhau thấm giọng. Về đêm, biển đen như chiếc miệng con cá mập khổng lồ chuẩn bị nuốt chửng đoàn người đang trong cơn đói khát. Những đám mây đen đầy đe dọa đang vần vũ bay về. Qua ngày thứ sáu, chẳng còn ai đủ sức dù chỉ để khóc than hay cầu nguyện. Tiếng cầu kinh, tiếng niệm Phật cũng im bặt. Trong những điều im bặt, có cả tiếng khóc của đứa bé bị sốt trong đêm đầu khi ghe vừa ra khỏi cửa. Một người nào đó từ hầm ghe nói vọng lên: “Thôi chị buông cháu ra. Cháu nó đã đi lâu rồi”. Giọng một người đàn bà cãi lại: “Ai bảo thế. Con tôi mạnh khỏe thế này mà nỡ xấu mồm xấu miệng như rứa. Ngủ đi con, mẹ thương”. Tội nghiệp bà mẹ. Đứa bé đã chết từ lâu. Bà mẹ ôm xác đứa con hai tuổi suốt hai ngày đêm mà không nói, đúng ra là không dám nói, một lời. Bà mẹ không muốn nhìn cảnh người ta ném xác con hai tuổi của bà xuống biển. Mọi người đều kiệt sức. Không ai còn đủ sức để chia buồn hay khuyên nhủ bà. Vả lại, lát nữa đây, biết ai sẽ chia buồn ai. Không nói ra, trong lòng mấy chục người trên chuyến hải hành vô định này, cũng đang nghĩ đến cái chết.

Và cứ thế, ngày thứ bảy, ngày thứ tám lần lượt trôi qua trong đói khát và chờ đợi. Vài chiếc tàu biển đi ngang, xa tít ngoài khơi. Những người đàn ông vội vã tẩm dầu vào áo quần đốt lên làm tín hiệu. Không có một tín hiệu trả lời. Những chiếc tàu biển không thấy hay thấy mà không quan tâm cứu vớt.

Ngày thứ mười. Trong lúc chị Hà đang thiu ngủ thì tiếng Khang vọng xuống. “Có tàu đánh cá Thái Lan tới. Mấy bà, mấy cô trốn xuống hầm hết”. Hầm ghe quá nhỏ. Bước đâu cũng đạp phải người. Một số đàn bà lấy dầu máy bôi vào mặt. Cuốn tóc cao để giả làm đàn ông. Úp mặt vào lườn ghe không dám nhìn lên. Những câu chuyện về hải tặc được nghe kể nhiều lần từ những người đi lọt viết thư về, làm mọi người run sợ khi liên tưởng tới số phận mình. Nắp hầm bị ai đó mở tung. Ánh sáng rọi vào, soi rõ những khuôn mặt ngâm đen của đám thợ đánh cá Thái Lan. Chiếc ghe vượt biển bị chúng kéo buột vào ghe đánh cá bằng sợi dây thừng lớn. Từng người, bất kể đàn ông, đàn bà hay con nít đều bị kéo lên khỏi miệng hầm. Tất cả phải cởi áo quần để chúng khám xét. Nữ trang, đồng hồ, tiền bạc đều bị chúng cướp sạch. Chúng khám xét từng ngăn tàu, đâm thủng những thùng dầu, thùng nước uống, chúng nghi ngờ có dấu tiền đô, vàng bạc. Số phụ nữ, khoảng hai chục người, từ các bà mẹ năm sáu mươi tuổi cho đến mấy em bé chỉ hơn mười tuổi bị dồn vào một góc. Đàn ông, con nít bị đẩy xuống dưới hầm ghe. Một tên hải tặc cầm súng đứng trên miệng hầm ghe, trong khi hai tên khác cầm dao chặt cá lớn bảng đứng chặn hai đầu. Khám xét xong. Chúng thảo luận với nhau bằng tiếng Thái. Không hiểu bọn hải tặc bàn nhau những gì, chỉ nghe tiếng chúng cười sặc sụa. Một tên, có vẻ chỉ huy, liếc nhìn về phía đám phụ nữ đang đứng. Hắn chầm chậm bước tới, nhìn kỹ mặt từng người. Mỗi khi hắn chỉ vào ai thì hai tên hải tặc đàn em kéo cô gái bất hạnh đó ra khỏi nhóm. Người thứ sáu và cũng là người cuối cùng là chị Hà. Chị sợ hãi bật khóc. Mấy cô gái kia cũng khóc thét lên. Một bà mẹ bước ra, quỳ xuống sàn ghe vừa lạy vừa khóc, xin tha cho con gái mười lăm tuổi của bà. Nước mắt và những lời van xin của bà mẹ không lay động được tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Bọn hải tặc cuốn dây để kéo chiếc ghe lại gần hơn. Chúng đẩy chị Hà và năm cô gái cùng số phận sang tàu đánh cá. Một tên đưa dao chặt đứt sợi dây thừng. Hai chiếc ghe từ từ xa nhau. Bên kia, chị Hà còn nghe tiếng Khang gào lên, trong đau thương, bất lực.

Sau suốt buổi chiều tàu chạy về hướng nam, nhóm chị Hà sáu người được đưa đến một hòn đảo san hô. Bọn hải tặc ra lệnh họ bước xuống tàu. Hai cô gái không bước nổi. Cô gái nhỏ tuổi ngã quỵ lên một bụi san hô. Những mũi san hô nhọn như chông đâm vào đùi cô, da thịt tướt ra, máu chảy đỏ cả đùi. Chị Hà và những cô gái còn sức, gắng gượng dìu nhau lên đảo. Sáu người ngồi trong một hang đá cách xa bờ, ôm nhau khóc. Một tên hải tặc ghé ngang, ném cho họ một hộp giấy đựng cơm trắng và thùng nước uống nhỏ. Hắn chỉ vào miệng ra dấu. Chị Hà chia mỗi người một nắm cơm và chuyền tay nhau thùng nước. Không ai dám ngủ, hoang mang, lo lắng nhìn nhau, liên tưởng đến một điều bất hạnh không tránh khỏi. Đúng vậy. Khoảng nửa khuya, nhiều tiếng chân nặng nề đi về phía hang đá. Hàng chục tên hải tặc trở lại. Ngọn đèn biển lẻ loi trên đảo soi bóng đám hải tặc đang đi tới như những bóng ma trơi. Chúng vực chị Hà và năm cô gái dậy. Kéo tay từng người ra ngoài bãi cát. Một cô gái vừa cất tiếng khóc đã bị một tên hải tặc đánh mấy bạt tai. Chúng hãm hiếp chị Hà trước. Những mủi kim đâm đau buốt vào da thịt chị. Chị nhắm mắt, không khóc thành tiếng nhưng nước mắt cứ tuôn theo cơn đau đang chạy dài vào tận mỗi tế bào. Bọn hải tặc say sưa, điên cuồng, man rợ trên thân thể của những cô gái Việt Nam yếu đuối. Và cứ thế chúng thay phiên nhau hãm hiếp từng cô gái. Tiếng cô bé mười lăm tuổi bị thương thét lên trong đau đớn. Không ai nghe. Không có Chúa và Phật. Trên cù lao san hô ngoài vịnh Thái Lan chỉ có tiếng khóc của sáu con chim non Việt Nam và tiếng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan. Sau vài giờ, bọn hải tặc ra đi, bỏ mặc sáu cô gái với thân thể lõa lồ nằm ngất xỉu trên cát. Gần sáng họ cố lê lết đến gần nhau, giúp nhau lau những vết máu còn đọng lại trong thân thể trầy trụa và dìu nhau đi tìm chỗ nằm qua đêm. Đây chỉ mới là đêm đầu tiên trong chuỗi ngày khổ nhục dài vô tận.

Buổi sáng, chiếc tàu hải tặc lại ra khơi. Chị Hà và một cô gái gắng gượng đi vòng quanh đảo, với hy vọng mong manh tìm được một nơi để trốn. Hòn đảo thật ra chỉ là một cù lao nhỏ trồi lên giữa vịnh, chung quanh toàn là san hô nhọn, nhìn ra xa chỉ thấy mịt mờ mây nước tận chân trời. Không ai biết nơi này là đâu, hòn đảo này tên gì và ngày mai, đêm mai, đời họ sẽ ra sao. Cũng từ những hốc đá đó, chị Hà biết rằng nhóm chị không phải là những người đầu tiên bị bắt vào đây. Rơi rớt trong các hốc đá là những mảnh áo quần rách tả tơi còn dính máu, dấu tích của những chống cự, đấu tranh, cưỡng bức, hành hạ. Nhiều nơi còn có cả tên tuổi, địa chỉ, chuyến ghe, ngày ra đi và bến bãi khởi hành của người bạc hạnh. Một chỗ ghi: “Em là Lê Thị …, phường … thị xã Bạc Liêu, ai đọc được xin báo dùm cho mẹ là bà Phan Thị … biết”. Một chỗ khác: “Tôi là Nguyễn Thị …., địa chỉ ….Cách Mạng Tháng 8, Quận 10, Sài Gòn, bị bắt vào đây ngày 15 tháng 2 năm 1978. Ghe tôi có 74 người, vào đây còn sống được 21 người. Ai đọc được tin này làm phước báo cho gia đình tôi biết”. Và cứ thế, trong mỗi hốc đá, mỗi mặt bằng, đều có dấu vết của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh bị bắt đến trước, bị hãm hiếp trước, và có thể đã chết trước.

Buổi chiều, khi nhóm chị Hà lay hoay chưa tìm ra một cách trốn thì chiếc tàu đánh cá Thái Lan lại trở về. Chúng đem cho nhóm chị một thùng cơm, một ít cá khô mặn và một thùng nước. Chị Hà lại chia thành sáu phần và khuyên mọi người cố gắng ăn để sống. Cô bé mười lăm tuổi, có bà mẹ quỳ van xin bọn hải tặc, không ăn uống được. Sau một đêm bị hiếp dâm tập thể cô bé kiệt sức. Vết thương do mũi san hô nhọn đâm vào đùi cô bé hôm qua cũng bắt đầu nhiễm trùng. Chân cô sưng đỏ. Cô bé sốt. Miệng không ngớt gọi “mẹ ơi” trong mê sảng. Chị Hà ngồi bên cạnh cô bé, thầm nghĩ, nếu đêm nay bọn hải tặc quay lại đây hành hạ lần nữa như đêm qua, cô gái này sẽ chết. Sau vài phút suy nghĩ, đắn đo, chị Hà đứng dậy đi về phía cuối bãi, nơi chiếc tàu đánh cá đang thả neo. Đám hải tặc ngạc nhiên nhìn chị, có tên bật cười hô hố. Chị Hà chỉ về phía hang đá. Đám hải tặc nhìn nhau, bàn tán, cuối cùng một tên đứng dậy đi theo chị. Chị Hà đưa tên hải tặc đến chỗ cô bé bị thương ở đùi và chỉ vào trán cô gái. Hắn nhìn vết thương sưng đỏ và sờ vào trán đang bị sốt của cô bé. Hắn không nói gì, ra dấu cho chị đưa cô bé vào phía trong hang, rồi bỏ đi.

Nửa khuya, bọn hải tặc lại đến. Một tên cầm đèn pin đi trước. Như đêm qua, chúng kéo từng người ra ngoài bãi, tiếp tục hành hạ một cách man rợ. Chị Hà không khóc. Chị nằm im như một xác chết. Đêm nay chị cảm thấy bớt đau hơn bởi vì trí óc chị chỉ tập trung vào cô bé. Chị van vái chúng đừng hành hạ cô. Cũng may, tên cầm đèn pin, chính là tên đi theo chị hồi chiều, đã dặn trước đồng bọn hãy tha cho cô bé. Hắn đem theo đèn pin cốt để nhận diện cô. Và cứ thế, ngày thứ ba, thứ tư, mỗi đêm đều có bọn hải tắc ghé qua.

Đến ngày thứ năm, bọn chúng không trở lại. Nhưng chị Hà cũng hoàn toàn không còn biết gì nữa. Không ai trong sáu cô gái còn ý thức gì về những sự việc chung quanh. Sáu thân thể lõa lồ, nhầy nhụa đang nằm chờ chết. Chỉ có chết mới không biết thế nào là đau đớn. Chết là một lối thoát thanh thản nhất trong lúc này. Chị Hà thiếp đi trong cơn mê.

Khi tỉnh dậy, chị thấy mình nằm trong một căn phòng bệnh viện. Một bác sĩ người Mỹ, khoảng ngoài 60 tuổi, có đôi mắt hiền từ, đang đứng bên cạnh. Bình nước biển treo trên góc giường. Ông tự giới thiệu bằng tiếng Việt khá thành thạo, tên ông là John Breston, làm việc thiện nguyện giúp người Việt tỵ nạn tại Thái Lan từ hai năm nay. Ông bóc cho chị một múi cam. Chị đưa tay trái cầm lấy. Chỉ khi đó, chị mới biết mình sống sót. Ông biết rất rõ chị từ đâu tới nhưng không nhắc gì về những chuyện đau lòng đã xảy ra. Chị nhìn chung quanh nhưng không thấy có ai quen. Chị hỏi ông về số phận của năm cô gái đồng cảnh ngộ, nhất là cô bé mười lăm tuổi. Bác sĩ Breston cho chị biết sau khi được tàu hải quân Thái Lan cứu vớt, họ đã được chuyển đến nhiều bịnh viện khác nhau. Mọi người đều đang dần dần bình phục. Chị Hà nằm trong bịnh viện gần một tuần lễ, trước khi được chuyển về trại Panat Nikhom để lo thủ tục định cư. Chị hỏi thăm văn phòng Cao Ủy và những chuyến tàu đến cùng một thời gian với chị nhưng không một ai biết gì về Khang, cũng như số phận chuyến tàu khởi hành từ Chu Hải.

Khoảng hai tuần sau khi xuất viện, chị Hà lại phải trở vào bịnh viện. Chị nghĩ có thể chỉ là một cơn sốt nhẹ. Bác sĩ Breston, sau khi khám sức khỏe, thử máu, dặn chị Hà ngày mai trở lại. Sáng mai, khi chị đến, Bác sĩ Bresten mời chị vào phòng riêng. Ông lật hồ sơ bệnh lý của chị, nhìn chăm chú vào mắt chị và nói nhỏ, thật nhỏ, như chỉ để một mình chị nghe. Chị Hà không tin những gì bác sĩ Breston nói là sự thật. Ông đưa chị coi kết quả thử nghiệm. Chị Hà vừa coi xong là ôm mặt khóc. Như một người cha hiền từ, Bác sĩ Bresten bước tới đặt tay lên vai chị và an ủi: “Khóc đi. Hãy khóc nhiều như cô cần được khóc. Nhiều khi không có phương thuốc nào tốt hơn là nước mắt”. Một hồi lâu, khi nước mắt giúp vơi dần cơn đau xót, chị lấy hết can đảm nói: “Phải bỏ nó đi, bác sĩ ạ”. Chị cay đắng nói tiếp: “Đó là di sản của một tội ác”. Chị Hà kể lại một cách chi tiết hành trình vượt biên mà chị và năm cô gái đã trải qua. Bác sĩ lắng nghe một cách trang trọng và cảm thông. Cuối cùng ông chậm rãi: “Vâng, điều đó tùy ở cô. Trong tư cách bác sĩ, tôi sẽ làm theo quyết định của cô, mặc dù như một con người, tôi không hẳn đồng ý như vậy”. Không đợi chị Hà phản ứng, ông tiếp: “Bởi vì, làm thế nào cô biết đó là di sản của một tội ác? Và dù có đúng đi nữa, di sản đó không thể là tội phạm khi nó chỉ là một bào thai”. Ngừng một chút ông giải thích: “Năm cô gái trong cùng chuyến của cô đã được chuyển sang nhiều trại khác nhau để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn cho tương lai họ. Chuyện của cô ở đây không ai biết. Chúng tôi, thậm chí, cũng có thể đưa cô ra ngoài trại, sống với một nhà bảo trợ, sau khi sinh xong và nghỉ ngơi, chúng tôi sẽ giúp cô hoàn tất thủ tục định cư”. Chị Hà thắc mắc: “Còn đứa bé?” Bác sĩ đáp: “Đứa bé vô tội. Chúng tôi sẽ có người lo lắng cho nó. Hội thiện nguyện sẽ tìm cho nó cha mẹ nuôi để nuôi dưỡng nó nên người. Nó có thể không biết quá khứ của cha mẹ đã sinh ra nó nhưng chắc chắn sẽ có một tương lai tốt đẹp như bất cứ đứa trẻ nào khác trên thế giới”. Chị Hà mềm lòng trước sự tha thiết, tình thương người, tính thuyết phục trong lý luận của bác sĩ và bản tánh hướng thiện tự nhiên của chị, nên chấp nhận đề nghị của ông.

Bào thai mỗi ngày một lớn. Đêm đêm chị nằm lắng nghe tiếng cựa của đứa bé sắp chào đời và thương cho số phận bất hạnh của con như thương lấy chính cuộc đời khốn khổ của chị. Đứa bé sẽ không biết cha và cũng sẽ không biết mẹ. Làm sao một con người có thể “sống xứng đáng như mọi đứa trẻ khác trên thế giới”, như lời ông bác sĩ nói, nếu sinh ra không cha mẹ, không quá khứ? Và khi giao nó cho hội từ thiện, chị sẽ làm gì với cuộc đời còn lại của mình? Chị sẽ về đâu trong trái đất nầy? Chị không thể về lại Việt Nam để sống với bà vợ kế của ba. Khang có thể đã chết. Cho dù Khang còn sống đi nữa, chị cũng không nên gặp lại Khang. Gặp lại để làm gì. Bên kia sông không phải là ánh mặt trời như Khang thường lý tưởng hóa mà là bóng tối, là lỡ làng, khinh rẻ. Người duy nhất trên đời này, cùng cảnh ngộ bất hạnh như chị không ai khác hơn là đứa bé đang nằm trong bụng chị. Bác sĩ Breston nói đúng một điều: đứa bé hoàn toàn vô tội. Chị đưa tay vuốt ve chiếc bụng tròn như để xin lỗi và hứa với con: “Mẹ sẽ sinh con ra, sẽ ẵm con đi một nơi thật xa, ở đó sẽ không ai biết đến mẹ con mình. Mẹ sẽ nuôi con nên người. Chúng ta sẽ sống với nhau. Con có thể sẽ không bao giờ biết đến quá khứ của cha mẹ con, nhưng con sẽ có tương lai bởi vì con có mẹ”. Buổi chiều ngày 11 tháng 6 năm 1980, thằng bé cất tiếng khóc chào đời trong một bịnh viện nhỏ ở Bangkok. Mẹ nó cũng khóc, và ngay cả khóc nhiều hơn nó. Bác sĩ John Breston bảo chị đặt tên con. Chị đáp: “Hãy đặt tên nó là Biển, bởi vì nó là con của biển”. Chị giữ lại họ Lê, là họ của Khang để làm kỷ niệm. Sáu tháng sau, đích thân bác sĩ John Breston lái xe đưa mẹ con chị Hà ra phi trường đi Mỹ định cư.

Hai mươi hai năm sau. Hai mươi hai năm chị sống trong âm thầm và chịu đựng. Chị không muốn ai biết về mình. Hai mươi hai năm chị sợ hãi và trốn tránh con người. Hai mươi hai năm, sáng nay là lần đầu tiên chị giận dữ với con ngay trước mặt người vợ chưa cưới của nó.

Tại sao? Chị tự hỏi. Tại sao chị có thể phản ứng như thế được nhỉ? Chị đã hy sinh hai mươi hai năm, tại sao chị lại không thể hy sinh một lần chót vì hạnh phúc của con? Lẽ ra chị nên vui khi thấy con trai duy nhất của chị sắp sửa có một gia đình, một người vợ do chính nó chọn lựa. Lẽ ra chị nên vui khi đã làm xong lời hứa với chính mình hai mươi hai năm trước. Đúng thế. Chị chưa sống trọn vẹn với lời hứa của mình. Chị hối hận về thái độ khắt khe của mình ban sáng. Chiều nay, nếu Biển trở về nhà, chị sẽ xin lỗi con. Biển ngoan lắm, chắc chắc nó sẽ vui và tha thứ cho mẹ. Chị thầm hứa sẽ không buồn, không rơi nước mắt khi tiễn con đi về California với vợ. Còn đời chị? Chị cười chua chát. Chị làm gì có cuộc đời riêng. Cô giáo viên Trần Thị Thu Hà đã chết trong một đêm trăng khuyết trên đảo san hô năm đó. Chị Hà vội vã đứng dậy để về gặp con.

Một người đang đứng chờ sau lưng chị từ lâu. Chị quay lại, thì ra đó là Biển: “Bạn con đâu?” Chị hỏi trong lo lắng. Biển đáp: “Cô ấy về California một mình rồi. Chúng con đã chia tay nhau”. Chị Hà thắc mắc: “Tại sao?” Biển không nói, bước tới ôm chầm lấy mẹ: “Mẹ. Mẹ tha thứ cho con. Con xin lỗi mẹ. Khi mẹ ra về con mới hiểu ra rằng con có thể sống không có Linda nhưng không thể không có mẹ”. Chị Hà cảm động đến rơi nước mắt. Chi vuốt mái tóc hơi quắn của con: “Con tôi thật sự trưởng thành rồi”. Hai mẹ con ôm nhau khóc. Lần đầu tiên trong đời mình, chị Hà khóc vì hạnh phúc, một khái niệm mà hơn hai mươi năm chị chưa từng nghĩ tới. Tháng sau, Biển được nhận làm kỹ sư cơ khí hàng hải cho một hãng tàu buôn lớn ở Boston. Hai năm sau Biển lập gia đình với một cô gái Việt Nam hiền hậu. Chị Hà đặt tiền ứng trước để mua tặng vợ chồng Biển ngôi nhà của cụ Paul, để làm quà cưới cho con. Và sau đó không lâu, khu nhà yên tĩnh vùng biển, lại lần nữa vang lên tiếng khóc trẻ thơ, báo hiệu một sự sống vừa mới ra đời để nối tiếp cuộc vận hành biến diệt không cùng của thời gian và vũ trụ.

Trần Trung Đạo
Theo FB Trần Trung Đạo

Vụ Bắc Sơn: Chế độ lung lay từ nền tảng - Trung lưu mỏng manh - Vụ ACB: bầu Kiên 'sẽ phản công'?

Ngô Nhân Dụng - Vụ Bắc Sơn: Chế độ lung lay từ nền tảng

Hình: Internet
Trong cuộc tranh đấu của người dân xã Bắc Sơn đang diễn ra, chúng ta thấy một hiện tượng mới: Các cán bộ cấp xã đã công khai bày tỏ nỗi bất mãn đối với “lệnh trên.” Họ phân trần rằng họ cũng chỉ là nạn nhân bị đặt vào cảnh trên đe dưới búa. Cái búa ở trên là đảng cộng sản liên kết với giới tư bản đỏ bày ra các “công trình” mà mục đích xưa nay vẫn là cướp ruộng đất của dân để rút ruột. Bên dưới là các nông dân cần bảo vệ đất nên chống lại cường quyền. Khi các cán bộ cấp dưới công khai tỏ ra bất mãn, tòa nhà chế độ bắt đầu rạn nứt từ nền móng.

Trước đây, trong các vụ dân biểu tình bảo vệ ruộng đất, báo chí không chú ý tới các cán bộ cấp xã, vì người ngoài mặc nhiên coi họ cũng là thủ phạm hoặc đồng lõa trong các âm mưu cướp ruộng, cướp đất. Nhưng trong vụ xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, viên xã trưởng đã nói chính mình, và có thể từ cấp huyện, bị áp lực từ trên xuống phải xúc tiến dự án làm công viên và nghĩa trang, dù họ không đồng tình. Lời bộc lộ này, xưa nay chưa ai từng nói ra trong các vụ xung đột giữa nông dân và đảng cộng sản, cho thấy một biến chuyển tâm lý đe dọa sự tồn tại của cả chế độ.
Các chế độ chuyên chế đều dựa vào một đạo quân thừa hành. Ở cấp thấp nhất là các tay chân kiểm soát từng xã, từng thôn, và các sĩ quan chỉ huy từng trung đội, đại đội công an. Khi nào chính lớp cán bộ đó ngả nghiêng, chao đảo, thì cái thang chống đỡ chế độ độc tài đang sập gẫy từ những bậc thang dưới cùng.
Tất cả những tin tức chúng ta đang biết về cuộc tranh đấu của đồng bào xã Bắc Sơn từ hơn mười ngày qua đều do các báo, mạng của đảng cộng sản phổ biến. Theo dõi các tin tức được truyền đi theo lối nhỏ giọt dưới sự chỉ huy của công an văn hóa tư tưởng, chúng ta thấy những người làm báo cũng khéo léo trình bày cho độc giả những uẩn khúc đằng sau cuộc đàn áp, để dần dần thấy được cảnh tan hàng đang diễn ra.
Nguyên ủy gây ra cuộc đấu tranh của người dân xã Bắc Sơn là một dự án xây dựng “công viên nghĩa trang” mang tên Vĩnh Hằng-Bắc Sơn, rộng trên 38ha, trị giá 386 tỉ đồng, tương đương 19.3 triệu đô la. Chính quyền đã ra lệnh “thu hồi” khoảng 30 mẫu (ha) đất trong đó có 8 mẫu là đất trồng trọt của 21 gia đình cư dân xã này để thực hiện dự án. Thu hồi, nghĩa là “lấy lại,” một hành động bề ngoài có vẻ là “hợp pháp.” Vì trong chế độ cộng sản hiện nay tất cả đất đai trên toàn quốc do đảng cộng sản kiểm soát dưới danh nghĩa “thuộc về toàn dân,” tất cả các nông dân đều chỉ được ban cho “quyền sử dụng” chứ không có quyền sở hữu, cho nên đất có thể bị nhà nước “thu hồi” lại bất cứ lúc nào. Nông dân oan ức vì ruộng đất bị cướp mất chỉ có cách duy nhất là biểu tình phản đối. Hàng ngàn vụ công an đàn áp “dân oan” đã diễn ra ở nước ta từ Nam ra Bắc, vụ xã Bắc Sơn, với hơn 3000 người dân chỉ là một biến cố gần nhất.
Tin tức sớm nhất do VietNamNet đưa ra, dẫn lời phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết ngày 10 Tháng Tư, sáu viên công an được cử đến thi hành “lệnh bắt đối với một đối tượng tên Trường, trú trên địa bàn xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn về tội gây rối trật tự công cộng.” Bản tin nghe như một vụ đàn áp bình thường, với một “đối tượng” duy nhất. Cách sử dụng từ “đối tượng” là văn chương của công an, với ẩn ý hạ thấp giá trị của người bị đàn áp, không coi đó là một con người mà chỉ là một“đối tượng!” Báo chí ở trong nước thường họa theo lối gọi tên “phi nhân hóa” này, có thể vì lười biếng không muốn tìm một từ khác, hoặc vì sử dụng những từ ngữ trong báo cáo của công an thì sẽ tránh được tai họa. Ðọc bản tin đầu tiên đó, người ta không biết “đối tượng tên Trường” này là ai.
VietNamNet sau đó loan tin một số dân tụ tập phản đối lệnh thu hồi đất, bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng,” bị công an đến tận nhà đòi bắt giữ; lúc đó người đọc mới biết không phải chỉ một “tên Trường gây rối” mà còn những nông dân khác, và biết dân chúng đã đánh và bắt giữ bốn công an. Trong lúc người đọc còn đặt câu hỏi “Tại sao dân dám đánh công an?” thì tờ báo mạng cho biết thêm có hơn 100 công an và cảnh sát cơ động đã “được huy động để giải vây cho một tổ công tác bị người dân 'vây đánh' tại xã Bắc Sơn.” Chi tiết được nêu ra là: “Nông dân đã dùng gậy gộc, gạch đá tấn công làm bốn người bị thương; mất một tiếng rưỡi đồng hồ sau, bốn cán bộ công an mới được giải cứu khỏi vòng vây, đưa vào bệnh viện.” Bị đẩy lùi trước sức mạnh của lực lượng công an vũ trang, dân chịu thua; nhưng ngay sau đó, họ chia thành nhiều nhóm kéo đến ném đá vào nhà ông chủ tịch xã Trần Bá Hoành, và đốt phá nhà trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn.
Cho tới lúc đó, người đọc vẫn chưa biết nguyên ủy tại sao dân dám liều mình đánh công an. Cho tới khi báo mạng Một Thế Giới nói rõ hơn, khi thuật lại lời của ông Trần Bá Hoành. Ông Hoành cho biết, “Cách đây một tháng, có bốn trưởng thôn và hai bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc; mà từ đó đến nay, chưa có ai thay thế. Những cán bộ trên thuộc bốn thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án làm công viên nghĩa trang, là Ðồng Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn.” Ông Trương Văn Trường, là trưởng thôn Trung Sơn đã xin nghỉ nên bị công an tới bắt, gây ra cảnh dân đánh lại công an. Hậu quả của cuộc xung đột là hai cán bộ đứng đầu xã từ chức, trụ sở xã đóng cửa vì hầu hết các cán bộ lãnh đạo xã không dám ra đường.
Chủ tịch xã Trần Bá Hoành nói rằng, chính ông ta và chủ tịch huyện đều không biết tỉnh Hà Tĩnh quyết định chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án xây nghĩa địa. Riêng trong vụ này, ông và chủ tịch huyện đều không đồng tình thực hiện dự án vì khi hỏi ý kiến chỉ có 17% dân chúng đồng ý. Tuy nhiên, vì là cấp dưới, ông Hoành tâm sự, nên chỉ biết tuân thủ lệnh của cấp trên. Ông Trần Bá Hoành tự giới thiệu mình đã làm chủ tịch xã suốt 13 năm qua mà không bị dân ghét. Nay chỉ vì một dự án, mà chính ông không đồng ý, ông biến thành đối nghịch với dân. Ông Hoành còn nói thêm rằng xung đột giữa dân và chính quyền bùng nổ từ cuộc họp tại trụ sở xã hôm vào tháng 11 năm 2013. Trong cuộc họp này, nhiều người giật máy ảnh của công an huyện; đấm đá bí thư đảng ủy và trưởng ban dân vận của huyện.
Những tiết lộ của ông Trần Bá Hoành cho chúng ta thấy vết rạn nứt trong hàng ngũ những cán bộ cấp thấp nhất trong guồng máy cầm quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân đã biết cả bộ máy đảng chỉ là một tổ chức phân chia quyền hành để kiếm. Các dự án, công trình được bầy ra để các quan chức rút ruột cùng các nhà tư bản đỏ khai thác làm giầu. Cán bộ xã, thôn làm theo lệnh của giới lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương, chính họ cũng được chia phần. Khi người dân bị cướp đất biểu tình phản đối, thì đã có công an vũ trang đến “đánh dẹp.” Ðó là cảnh đã diễn ra từ hàng chục năm qua.
Tại xã Bắc Sơn, tình trạng đã thay đổi. Người dân Hà Tĩnh không “hiền lành” cúi đầu chịu nhục và mất cơ nghiệp, đã tấn công thẳng vào các cán bộ cấp xã. Nhà của chủ tịch, bí thư đảng ủy và trưởng công an xã bị đập phá, đốt cháy; hàng chục cán bộ khác đưa gia đình đi lánh mặt và gửi các vật dụng quý giá như xe cộ đến nơi khác để khỏi bị đốt phá.
Nhưng chính trong hàng ngũ các cán bộ thấp nhất cũng có người phản đối âm mưu cướp ruộng đất của dân. Ông trưởng thôn Trung Sơn Trương Văn Trường là một người can đảm bày tỏ thái độ bằng cách từ chức; vì vậy khi công an đến bắt thì dân bênh ông ta. Trong bốn trưởng thôn từ chức, mình ông Trường bị bắt, theo chiến thuật quen thuộc của cộng sản là chia tách các đối thủ để đánh lẻ. Có thể ông Trường bị chọn làm mục tiêu vì ông tỏ thái độ mạnh nhất, hoặc vì ông được lòng dân nhất. Khi các cán bộ khác bị dân tấn công, lúc đó mới có người, như ông Trần Bá Hoành, tỉnh ngộ thấy mình đang sống trong cảnh trên đe dưới búa. Họ phải lựa chọn: Ðứng về phía người dân bị bóc lột và bị đàn áp, hay đứng về phía đảng Cộng sản? Khi ông Trần Bá Hoành “lật tẩy” phân trần rằng mình và chủ tịch huyện không đồng ý với dự án làm công viên, ông muốn ngỏ ý đứng về phía người dân. Người Việt Nam nào cũng biết câu “Quan nhất thời, dân vạn đại.” Sau cùng, các cán bộ thôn xã sẽ phải thức tỉnh, nhận ra rằng chính họ và gia đình, con cháu họ sẽ phải sống bên cạnh người trong thôn xã, chứ không thể được guồng máy bạo lực che chở mãi mãi.
Dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng đấu tranh. Nông dân nổi giận chống chính quyền khi bị cướp đất, cướp cơm. Nhưng người ta cũng nổi dậy khi thấy mình bị sỉ nhục, nhất là bị nhục nhã trước ngoại bang. Ở phía Nam xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, ở huyện Kỳ Anh người dân cũng đang phẫn uất trước cảnh người Trung Quốc tràn ngập trong khu kinh tế Vũng Áng. Trong khu kinh tế này có hơn 3,200 công nhân làm việc, trong đó có đến 2,000 người là “lao động chui” người Trung Quốc đang làm cho dự án Formosa của tư bản Ðài Loan. Theo báo chí trong nước, người Trung Quốc không chỉ đánh lộn, ăn cắp, mà còn ăn nhậu bừa bãi tại các khách sạn, nhà hàng, các quán karaoke mọc như nấm dọc quốc lộ 1A. Một khu giải trí mang tên “Hồng Thiên Hy” hình như chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, tất cả các quán nhậu, nhà hàng đều có “tiếp viên” sẵn sàng phục vụ người Trung Quốc “trọn gói từ A đến Z.” Gần đây kế toán viên dự án Formosa bị đâm trọng thương ngay tại khu nội trú của người Trung Quốc.
Vụ Bắc Sơn là một tiếng chuông đánh thức tất cả nông dân trên cả nước. Khi người dân tự giành lấy quyền quyết định vận mạng của mình, thì chính các cán bộ cấp thôn, cấp xã cũng phải theo họ. Ðảng Cộng sản đang giống như một một tòa nhà sắp tan rã vì nền móng đang rạn nứt. Gần đây, ngay trong việc đàn áp dân và phá phách các cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn, đảng Cộng sản đã phải thuê toàn bọn đầu gấu đến thay thế hoặc phụ lực cho công an, chứng tỏ họ không dám tin tưởng hoàn toàn vào các sĩ quan chỉ huy công an nữa. Nay tới các cán bộ thừa hành cấp xã, thôn cũng nao núng. Ðây là lúc các nhà tranh đấu dân chủ tự do ở nước ta bắt đầu nhập cuộc tranh đấu cùng giới nông dân. Ðảng Cộng sản đang bị bắt buộc trả tự do cho nhiều nhà tranh đấu, để mong được gia nhập tổ chức mậu dịch Thái Bình Dương (TTP) ngõ hầu cứu vãn nền kinh tế suy sụp. Luật Sư Nguyễn Văn Ðài nhìn thấy một “không gian chính trị an toàn hơn đã được tạo ra,” một cơ hội để giới tranh đấu dân chủ tiến tới.
  (Người Việt)

Vụ dân bắt trói 4 công an tại Hà Tĩnh: Bắt giữ 10 người, 'khoanh vùng' 70 người, tiếp tục dự án

Ngày 16.4, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các ban ngành liên quan đã tổ chức họp báo, trọng tâm là vụ việc xảy ra tại xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) liên quan đến dự án nghĩa trang Công viên vĩnh hằng Bắc Sơn gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua.

Ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết tỉnh vẫn sẽ tiếp tục triển khai làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn.

 Theo đó, ông Thiện cho hay, dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay là người dân TP.Hà Tĩnh thiếu đất làm nghĩa trang; do đó, nếu không có chủ đầu tư nào nhận làm dự án thì địa phương cũng sẽ phải bỏ tiền ra để làm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả mà hiện tại vẫn đang thực hiện bước khảo sát và vận động nhân dân.
 Ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh: Dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả!

Theo đó, không như quy hoạch ban đầu là công viên Vĩnh Hằng sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 38 hecta trên đồng Cù Lao thì nay dự án sẽ rút xuống còn khoảng 28 ha. 

Trả lời phóng viên Một Thế Giới về việc, với quy hoạch rút xuống diện tích thì liệu dự án có đảm bảo quy hoạch về nhu cầu lâu dài khi dân số tăng hay không, ông Đinh cho hay: Quy mô nghĩa trang hẹp thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn. Sau này, khi nghĩa trang được xây dựng và ổn định thì sẽ xây dựng thêm những nghĩa trang tương tự khác miễn nó đáp ứng nhu cầu nhân dân.

Tiếp tục vận động nhân dân

Ông Nguyễn Thiện cho hay sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền huyện và xã tiếp tục vận động và tuyên truyền nhân dân hiểu rõ về dự án. Các bước tiếp theo sẽ làm theo đúng quy định của pháp luật như chính sách di dời tái định cư, hỗ trợ việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Đồng thời, giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu về quy hoạch tổng thể, điều chỉnh dự án cho phù hợp.

Liên quan đến vấn đề xô xát và các hành vi gây rối trật tự công cộng ở xã Bắc Sơn vào ngày 10.4 và thời gian sau đó, Đại tá Trần Văn Sơn, Phó giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: các hành vi phạm tội của người dân xảy ra tại Bắc Sơn chủ yếu là gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản và bắt giữ người trái phép.
 Ông Nguyễn Thiện - Phỏ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: Dự án vẫn tiếp tục

Ông Sơn cho hay, cơ quan chức năng xác định có khoảng 70 người được khoanh vùng là những người quá khích hay tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng trong đó có khoảng 20 người tích cực chống đối.

Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, cơ quan công an đã bắt giữ 10 người. Riêng trường hợp ông Trương Văn Trường (bị cơ quan công an ra lệnh bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng ngày 10.4 nhưng không thành) đã ra đầu thú vào trưa ngày 16.4 và hiện đang bị tạm giam để điều tra.

Cũng liên quan đến tình hình tại xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Thạch Hà cho biết, tình hình an ninh chính trị tại Bắc Sơn cơ bản đã ổn định. Về bộ máy chính quyền, huyện nhận được đơn xin nghỉ việc của trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn nhưng chưa chấp nhận và vận động đồng chí này tiếp tục công tác. 

Đối với các cán bộ cấp thôn đã nghỉ việc, huyện và xã tiếp tục vận động họ quay trở lại công tác. Hiện nhiều đồng chí đã ổn định tư tưởng và chuẩn bị quay trở lại công việc.
Lê Đình Dũng
(Một thế giới)

Trung lưu mỏng manh

 Jonathan London

Có một bài rất đáng đọc có tựa đề “Trung Lưu mỏng manh” (“The fragile middle“) – được đăng trên tờ Thời báo Tài chính (The Financial Times). Bài này, do Shawn Donnan, Ben Bland, và John Burn-Murdoch viết, bắt đầu bằng một ví dụ điển hình từ Indonesia, để đề cập đến vấn đề toàn cầu, một vấn đề có vẻ sẽ trở thành một vấn đề rõ nét trong những năm tới.
Đó chính là tình trạng trên dưới 2,8 tỷ dân trên thế giới hiện này có mức độ thu nhập bình quân từ 2 đến 10 đôla Mỹ/ngày. Người ta gọi họ là tầng lớp trung lưu mỏng manh. Tất nhiên, đọc bài này làm cho tôi nghĩ đến thực trạng, tiềm năng và tương lai của Việt Nam.

Dưới đây (trong phần I và II) tôi sẽ trình bày nội dung của bài do tôi dịch sang tiếng Việt. Sau đó, sẽ nêu rõ một cách ngắn gọn sự tương đồng của cái gọi là tầng lớp “trung lưu mỏng manh” ấy đối với người dân Việt Nam.

I.   Chuyện của Muljoko

Muljoko, một người đàn ông 27 tuổi hiện đang kiếm sống bằng nghề dọn dẹp vệ sinh cho những tòa nhà văn phòng cao tầng sang trọng ở Jakarta.
Có rất nhiều thứ để chúng ta liên tưởng tới giải cấp trung lưu: Có xe gắn máy, có vài cái điện thoại di động đẹp…v.v… Tình trạng của ông ta chắc chắn là khá hơn vì gặp may mắn hơn so với thời trước, khi ông lớn lên tại một làng nông nghiệp nghèo nàn ở phía nam đảo Sumatra. Cũng như hàng triệu người trên khắp thế giới trong ba thập kỷ qua, Muljoko đã vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo khó và đang là một nhân viên rất có vị thế trong hàng ngũ những “thị dân trung lưu” đang nổi lên ở Châu Á.
Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn tình hình tài chính và những nguyện vọng của ông, chúng ta thấy vị trí của Muljoko trong giai cấp trung lưu là rất mỏng manh.
Thu nhập hàng tháng của Muljoko là mức lương tối thiểu, khoảng 2,4 triệu Rupi/ tháng; có nghĩa là ông đang sống dựa trên mức thu nhập gần 7 đôla Mỹ/ ngày. Khoảng phân nửa số tiền đó phải dùng để mua thức ăn và trả tiền thuê một căn phòng mà ông đang chia với em trai, trong một nhà tập thể. Sau khi chi trả tiền xăng dầu và sửa xe máy, ông chỉ còn 500,000 Rupi (khoảng 44 đôla Mỹ) hay ít hơn 1,5 đôla Mỹ/ ngày, để chi trả những khoản chi tiêu cá nhân, gửi tiền về gia đình ở Sumatra, hoặc dành dụm tiền cho những dự định ngày cưới của ông trong tương lai.
Vì thế, chẳng bất ngờ khi Muljoko đang rất lo lắng về tương lai. Ông lo sẽ làm gì nếu phải đối phó với trường hợp có người trong gia đình bị bệnh; hoặc làm sao thu nhâp của ông có thể đủ chi tiêu nếu cưới vợ và lập gia đình riêng?
 Theo định nghĩa của “giai cấp trung lưu” được Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) áp dụng: người có thu nhập từ 2-30 đôla Mỹ/ ngày. Ông ấy là một thanh viên có cuộc sống vững chắc. Nhưng bản thân ông ta không thấy như vậy.
Thực ra, chàng thanh niên Indo này là điển hình cho một nhóm ngày càng được chú ý đến, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nền kinh tế trong khu vục đang có xu hướng giảm.
Tại thời điểm mà nhiều người đang quan tâm đến sự phát triển của giai cấp trung lưu, trên thực tế Muljoko thuộc nhóm có thể miêu tả một cách chính xác là “tầng lớp trung lưu mỏng manh của thế giới”: Một nhóm gồm có gần 3 tỷ người dân đang sống bằng mức thu nhập từ 2 – 10 đôla Mỹ/ ngày. Mức sống này làm cho họ trên mức nghèo khổ, nhưng vẫn gặp vất vả trong việc đạt sự ổn định về tài chính, yếu tố tiêu biểu của giai cấp trung lưu.

II.   Trung lưu mỏng manh

Không còn nghi ngờ gì nữa, một thế giới đang ngày càng ít người nghèo hơn so với thời gian trước và những thập kỷ có tăng trưởng kinh tế tốc độ cao đã tạo ra hàng triệu người tiêu dùng trên khắp các nước đang phát triển ở Châu Á.
Nếu năm 1990, ước tính có khoảng 1,9 tỷ người, chiếm hơn một phần ba dân số thế giới đang sống dựa trên mức thu nhập từ 1,25 Đôla Mỹ/ ngày. Thì đến năm 2010, theo Ngân hàng Thế giới, con số này đã giảm xuống còn 1,2 tỷ người,  ít hơn 1/5 tổng dân số toàn cầu.
Hơn nữa, trong 25 năm kể từ sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nhóm những người đang có thu nhập từ 2 – 10 Đôla Mỹ/ ngày là một trong những nhóm được hưởng lợi lớn nhất do quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa… Nhưng trong bối cảnh toàn cầu, số người đạt mức sống & vị trí ổn định trong “tầng lớp trung lưu’ vẫn còn nhỏ. Trong khi những người không còn nghèo nàn nhưng chưa đạt mức “trung lưu” đã phát triển theo cấp số nhân.
Một phân tích của tờ Financial Times dựa trên dữ liệu qua hơn 30 năm của Ngân hàng Thế giới, thu thập từ 122 quốc gia đang phát triển, cho thấy sự thay đổi này rất rõ. Như tình trạng đói nghèo giảm, số lượng người tập trung tại nhóm trên ngưỡng nghèo (cận nghèo) đã tăng mạnh. Nhưng chỉ có một số lượng tương đối nhỏ trong số những người này có xu hướng vượt ra ngoài nhóm đó. “Kết quả là 4 trong 10 người của thế giới hiện nay đang sống trong thành phần trung lưu mỏng manh. Tức tỷ lệ nhân loại đang sống trong nhóm này cao hơn bất kỳ nhóm khác” –  Homi Kharas, nhà kinh tế tại Viện Brookings, cho biết.
Trong năm 2010, theo số liệu công bố mới nhất, 40% dân số thế giới – tức khoảng 2,8 tỷ người – sống trên mức thu nhập 2 – 10 Đôla Mỹ/ ngày (được thu thập từ năm 2005, ngang bằng sức mua). Cũng theo phân tích của FT, ở các nước đang phát triển, hiện có 2,4 tỷ người người sống dưới mức thu nhập 2 Đôla Mỹ/ ngày và chỉ 662 triệu ngượi kiếm được hơn 10 Đôla/ ngày. Những con số này phản ánh một sự thay đổi đáng chú ý. Vì vào năm 1981, có 58% dân số thế giới sống dưới 2 Đôla/ ngày. Cũng trong năm đó, chỉ 20% (tức 930 triệu người) trên thế giới kiếm được từ 2 – 10 Đôla/ ngày.
Nhưng, việc tăng thu nhập & lợi nhuận của họ ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ các nền kinh tế mới nổi trong 30 năm qua, nhiều người cho là dường như sắp kết thúc. Như sự tăng trưởng chậm lại kéo theo sự giàu lên của tầng lớp trung lưu mới nổi ở đô thị ngày càng ít thấy… là điều không thể tránh. Trong một bài báo đăng vào tuần trước, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng: ” Tỷ lệ tăng trưởng ở các nước đang phát triển có thể đạt 2-2,5%, yếu hơn thời gian trước khủng hoảng, tức giai đoạn phát triển vượt bậc”.
Đáng lo ngại hơn, đó là khả năng thời gian tăng trưởng chậm kéo dài sẽ làm suy giảm giá trị tăng trưởng của cả thập kỷ vừa qua. Làm thế nào để nhóm người dễ bị tổn thương có thể thoát khỏi đói nghèo hay tránh những rủi ro rơi trở lại nhóm đó? ”Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Và tôi nghĩ rằng họ vẫn còn rất dễ bị tổn thương” – Basu, một chuyên gia Kinh tế nói.
Những thập kỷ thành công của cuộc chiến chống đói nghèo đã dẫn đến một xu hướng tư duy giả định, chỉ có duy nhất một con đường: người dân dịch chuyển ngày càng lên cao hơn trên các bậc thang kinh tế và hiếm khi trượt trở lại. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, vẫn còn một nhóm rất lớn những người chỉ ở trên và ở dưới mức một chút so với nghèo khổ mỗi năm. Thu nhập của Nông dân Ấn Độ vẫn còn dễ bị tổn thương do một vụ thu hoạch thất mùa, vì vậy việc ở lại hay thoát khỏi đói nghèo thực chất có liên hệ mật thiết với thời tiết nông vụ. Theo Ngân hàng Thế giới, tại Indonesia, 55% người nghèo trong bất cứ năm nào, đều có khả năng sống trên mức nghèo khổ của năm trước.
Một số chuyên gia về phát triển kinh tế cho rằng, mạng lưới an sinh xã hội được cải thiện ở các nước như Brazil, đảm bảo số người thoát khỏi đói nghèo ngày càng tăng ít có khả năng bị tuột trở lại hơn. Nhưng những mạng lưới an sinh này có lỗ hổng lớn. Ở ndonesia chẳng hạn, chúng ta đã nhìn thấy vào năm 1998, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và ngay sau sự cai trị 34 năm của nhà độc tài Suharto kết thúc, đã đẩy hàng triệu trượt người rơi lại cảnh nghèo đói. Tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đưa Indonesia tiến lên một cơ sở vững chắc hơn. Nhưng một phần lớn dân số dễ bị tổn thương vẫn còn. Trong năm 2010, có 111 triệu người (trong tổng số 240 triệu người dân Indonesia) vẫn sống dưới mức 2 Đôla/ ngày. Khoảng 125 triệu người sống trên mức 2 – 10 Đôla/ ngày… Hàng ngũ của giai cấp trung lưu mỏng manh hiện nay là quá lớn không thể không tính đến. Các cá nhân  của nhóm này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nội tại các nước đang phát triển.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy sự quan trọng của nhóm này về chính trị. Trong những nền dân chủ lớn như Ấn Độ hay Indonesia – cả hai đều đang ở giữa cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri bị hút về phía các ứng cử viên hứa hẹn quản trị tốt, thực hiện cải cách và một tương lai kinh tế tươi sáng hơn.
Trong khi ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những thách thức hiện hữu của việc đảm bảo hạnh phúc – sự hài lòng của người dân… Gần đây chẳng hạn, chính quyền đang tập trung vào việc cung cấp nhà ở giá rẻ, giấy phép cư trú và cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn, phục vụ cho các công nhân di cư, một nhóm mà mặc dù họ đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng cũng đã bị chèn ép bởi giá cả tiêu dùng tăng cao và khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục hoặc y tế công cộng.
Ông Basu vẫn lạc quan rằng: một cái gì đó gần với mô hình tăng trưởng, cuối cùng sẽ trở lại với thế giới các nước đang phát triển. Nhưng ông cũng cảnh giác: những rủi ro có thể tái gây cản trở các tiến bộ: kinh tế Trung Quốc chậm lại, các công nghệ mới như robot và máy in 3D, và tiền lương chiếm một phần giảm tổng sản phẩm trong nước.
“Thế giới đang rơi vào thấp điểm, một trong những biểu hiện đó có thể chưa hoàn toàn rõ nét. Tôi nghĩ rằng đó là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Nhưng đó là một thời điểm rất kỳ lạ bởi vì những thách thức tiềm ẩn lớn nhất không phải là những thách thức dễ thấy nhất.” – ông Basu nói.

Quay về Việt Nam

Những người theo dõi kinh tế xã hội Việt Nam đều biết những con số thường được nêu, như:
  • Trong 20 năm qua, tỷ lệ nghèo chính thức ở Việt Nam đã giảm mạnh;
  • Trong cùng thời điểm, mức sống đã lên một cách đáng kể dừ không đồng đều;
  • Thu nhập bình quan ở Việt Nam đã vượt qua mức độ 1,000 đô cách đây mấy năm;
  • Tỷ lệ “cận nghèo” còn cao và tỷ lệ nghèo có thể cao hơn những con số chính thức.
  • Vì nhiều lý do, tỷ lệ số dân mà trong tình trạng dễ bị tổn thương vẫn rất lớn;
  • Nhà Nước Việt Nam có những chính sách an sinh xã hội đang được triển khai và dù đống một vai trò quan trọng cũng có những hạn chế nhất định.
Vậy, một trong những vấn đề lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong những thập kỷ tới chính là: làm gì và làm thế nào để giúp những người trong tình trạng nghèo nàn, dễ bị tổn thương, và thuộc nhóm ‘trung lưu mỏng manh” vươn lên giải cấp trung lưu một cách nhanh và bền vững.
Tất nhiên đó là một vấn đề rất vĩ mô.
Nhưng là một vấn đề không thể bỏ qua.
JL

Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi?

Ông Đam được cho là đến tận giường bệnh hỏi thăm các bà mẹ có con mắc bệnh

Con số hơn 100 trẻ tử vong do bệnh sởi được chính thức công bố cho thấy hệ thống y tế Việt Nam ‘bất lực’, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Úc nhận định.

Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi.

Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật.

‘Không phải chuyện thường’

Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Garvan ở Sydney nói nếu ở nước ngoài mà có con số tử vong như thế thì đó là ‘khủng hoảng chứ không phải chuyện bình thường’.

“Đó là khủng hoảng rất lớn đối với hệ thống chính trị và hệ thống y tế,” ông nói.

Ông Tuấn dẫn chứng trường hợp cách nay một năm có một du khách Úc đi du lịch nước ngoài trở về mang theo căn bệnh truyền nhiễm tương đối hiếm và mặc dù không tử vong nhưng ‘cả bộ trưởng rồi các quan chức cao cấp của Bộ Y tế phải đứng ra giải thích và đảm bảo làm sao không xảy ra nữa’.

“Họ làm đến nơi đến chốn vì bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đặc biệt là bệnh sởi vì khả năng lây lan rất cao,” ông nói và nhận định rằng Việt Nam kiểm soát dịch ‘không được tốt’ vì nó xảy ra thường xuyên.
"Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này." - Ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia y tế ở Úc
Về lý do chưa công bố dịch của Bộ Y tế Việt Nam, ông Tuấn nói rằng ‘chỉ mang tính hành chính’ vì con số tử vong không phải chuyện nhỏ.

“Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này,” ông nói.

Trên trang nhà của Bộ Y tế, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận gần 2.500 trường hợp mắc sởi tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Trong số này, theo xác định của Bộ Y tế, 86% các em mắc bệnh là ‘không tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng’.

Cũng theo ông Phu thì đợt bùng phát bệnh sởi này nhỏ hơn hồi xảy ra dịch trong hai năm 2009-2010 với hơn 8.200 ca nhiễm bệnh.
Cơ bản khống chế?

Theo nhận định của Tiến sỹ Phu thì nguyên nhân bùng phát đợt sởi này là do ‘tính chất chu kỳ dịch xuất hiện sau 4 hay 5 năm’ vì ‘quá trình tích lũy những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng hoặc có được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm’.

Ông Phu đã dẫn những tiêu chí kỹ thuật về một dịch bệnh được Chính phủ ban hành để giải thích lý do vì sao Bộ Y tế không công bố dịch sởi, trong đó có các yếu tố như quy mô, tính chất dịch bệnh vượt quá khả năng của hệ thống y tế, được xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh mà chưa có biện phá khống chế hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh nên không có cách chữa trị...


Bệnh viện Nhi trung ương đang trở nên quá tải

Sau khi ‘triển khai quyết liệt’ các biện pháp phòng chống thì các tỉnh thành đã ‘cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số người mắc đã bắt đầu giảm’ và ‘các chuyên gia cũng không thấy sự biến đổi của virus gây bệnh’, ông giải thích.

Ông cho biết Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vét vaccine sởi cho toàn bộ trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi và kế hoạch này đã được thông báo đến các bà mẹ có con trong độ tuổi này.

Trong một diễn biến khác, chiều thứ Ba ngày 15/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát tình tình chữa trị cho các bệnh nhi sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội, nơi tập trung các bệnh nhi sởi ở miền Bắc hiện nay và đang bị quá tải.

Trong số 108 ca tử vong do sởi thì có đến 103 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương, theo số liệu chính thức.

Ông Đam yêu cầu ngành Y tế phải ‘thực hiện nghiêm chỉ đạo của thủ tướng về chấn chỉnh công tác tiêm chủng’.

Ông cũng chỉ đạo ngành Y tế truy tìm nguyên nhân khiến dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, theo tường thuật của báo Người Lao Động.
(BBC)

Vụ ACB: bầu Kiên 'sẽ phản công'?

Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)
Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) trình tòa gần 2 năm sau khi bị bắt.

Hai năm có thể là khoảng thời gian đủ dài để bị cáo chính trong 'đại án' ở Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, phản công và những người muốn thấy ông Kiên và những ai đứng sau lưng ông bị 'suy giảm uy tín' hoặc 'trừng phạt' có thể không còn 'nắm đằng chuôi.'

Bình luận từ Sài Gòn về diễn biến vụ xử sơ thẩm ông Bầu Kiên bị hoãn lại cùng ngày phiên tòa được khai mạc hôm 16/4/2014, nhà báo tự do, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC:

"Theo tôi thấy từ năm 2009, 2010 trở về trước, những vụ hoãn xử như thế này không có nhiều và nó cũng không liên đới nhiều lắm tới những động thái, cơ mưu, những tính toán chính trị,

"Nhưng đặc biệt từ năm 2011, khi thành lập tân chính phủ cho đến giờ, động thái hoãn xử dường như có tính toán tới một số cái ảnh hưởng tới đối nội và thậm chí là đối ngoại."
"Chắc chắn vụ bầu Kiên liên quan khá nhiều quan chức và chắc chắn cũng có những đường dây đi đêm với một số ngân hàng và dắt dây thêm một số chính khách nào đó mà người ta không tiện nêu tên ra mà thôi" - TS Phạm Chí Dũng
Theo nhà quan sát này, ông Bầu Kiên là người có một tầm ảnh hưởng và quyền lực ngầm rất mạnh ở Việt Nam, tuy nhiên, việc ông 'chịu im lặng' trong thời gian dài là 'bất thường' và cũng có thể việc hoãn xử hôm thứ Tư là một động thái 'phản công nhẹ' của ông.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

TS Dũng nói: "Trước kia Bầu Kiên rất tự tin, Bầu Kiên chưa bao giờ nghĩ là mình bị bắt, còn một thời gian khi bị đưa vào trại giam thì Bầu Kiên lắng tiếng hẳn và dường như có một áp lực nào đó bắt Bầu Kiên phải im lặng, đó là một sự lạ đời,

"Tôi cho rằng Bầu Kiên không thiếu gì bạn bè và các luật sư, bạn bè thân hữu và các luật sư để bảo vệ và có thể đưa ra những phản tố, nhưng mà tại sao lại im lặng cho tới giờ này và tới giờ này chỉ lấy lý do là ông Trần Xuân Giá, là quan chức Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư 'bị bệnh' và ngừng phiên tòa, tôi cho đó là một lý do khá nhẹ nhàng và nếu gọi là sự phản công của Bầu Kiên thì cũng khá nhẹ nhàng."

Theo ông Dũng, vụ án ông Bầu Kiên chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, ông đưa ra lý do:

"Chắc chắn vụ bầu Kiên liên quan khá nhiều quan chức và chắc chắn cũng có những đường dây đi đêm với một số ngân hàng và dắt dây thêm một số chính khách nào đó mà người ta không tiện nêu tên ra mà thôi."
'Ông Trần Xuân Giá vô tội?' 

Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá lúc 'còn khỏe' trong một lần xuất hiện ở Viện Kiểm sát.

Hôm thứ Tư, từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng vụ án ông Bầu Kiên đã bị kéo dài bất thường, tính từ thời điểm ông bị bắt và nay đưa ra xét xử.

Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) trực thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói:

"Đây là một vụ án hết sức phức tạp và kéo dài một cách không bình thường, và các luật sư đã đề nghị là phải hoãn vụ án, trước khi nó bắt đầu, và ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá đều nhiều lần khẳng định một cách rất mạnh mẽ là họ vô tội,

"Và tôi không biết phiên tòa này sẽ được tiếp tục như thế nào và có hoãn lại sau khi phúc thẩm xử vụ Huyền Như và Vietinbank hay không, đấy là các tình tiết mà phải theo dõi tiếp."

Trước câu hỏi các bị cáo trong vụ án ACB có vô tội hay là không, TS Doanh cho rằng cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá không có tội.

Ông nói: "Tôi không nghiên cứu kỹ trường hợp của ông Bầu Kiên, nhưng tôi có xem xét trường hợp hồ sơ của ông Trần Xuân Giá và tôi đồng ý rằng ông Trần Xuân Giá vô tội.
"Tôi không nghiên cứu kỹ trường hợp của ông Bầu Kiên, nhưng tôi có xem xét trường hợp hồ sơ của ông Trần Xuân Giá và tôi đồng ý rằng ông Trần Xuân Giá vô tội" - TS Lê Đăng Doanh
"Vì ông ấy quyết định gửi tiền đến ngân hàng Vietinbank khi đó chưa có quyết định cấm việc gửi tiền như thế, cho nên bây giờ áp dụng một điều được công bố sau đó một năm để kết tội những người đã thực hiện những điều đó trước một năm, theo tôi là điều hết sức không bình thường."

Hôm 16/4, Hội đồng Xét xử vụ án Bầu Kiên đã đồng ý với đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội hoãn phiên tòa vì lý do cựu Bộ trưởng không đủ sức khỏe để hầu tòa.

Khi được so sánh quyết định này với một phiên tòa trước đây ở Đà Nẵng, Tòa án đã đưa một bị cáo, Tướng Trần Văn Thanh, nguyên Giám đốc Công an Thành phố hầu ra tòa trong tình trạng phải nằm trên cáng, với các thiết bị chăm sóc tích cực, Tiến sỹ Doanh nói:

"Trong trường hợp ông Trần Văn Thanh tôi không biết rằng đã có sự giám định của cơ quan y tế hay chưa, và đã có kết luận của cơ quan công an hay chưa, trong trường hợp của ông Trần Xuân Giá, đã có kết luận của cơ quan y tế và bên điều tra đã đến gặp cơ quan y tế, cho nên đã có kết luận và phiên tòa đã chấp nhận."

Trước câu hỏi, các phiên tòa kéo quá dài và 'xử đi, xét lại' quá nhiều có gây ra hiệu ứng gì cho xã hội hay không, ông Doanh nói:

"Theo tôi việc tôn trọng pháp luật và điều phải xử đi, xử lại thế này là một điều đáng mừng, chứ còn nếu như họ cố ý họ xử theo sự chỉ đạo như một án bỏ túi thì đấy lại còn tiêu cực hơn nữa."
'Phải đợi vụ Huyền Như' 

Bà Huỳnh Thị Huyền Như
Có dư luận cho rằng bà Huỳnh Thị Huyền Như đã 'gánh tội' cho Vietinbank trong một vụ án có liên quan ACB.

Hôm thứ Tư, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với BBC một phiên tòa có thể có nhiều lý do để 'hoãn xử' và trong vụ Bầu Kiên, bên cạnh lý do sức khỏe của ông Trần Xuân Giá, kết quả phúc thẩm vụ 'lừa đảo' của bà Huỳnh Thị Huyền Như ở và liên quan ngân hàng Vietinbank, một 'mắt xích' liên quan tới vụ án ACB, có thể là một lý do khác.

Ông Chênh nói: "Lý do không xử và hoãn lại cũng nhiều yếu tố, và phiên tòa muốn hoãn lại cũng dễ lắm, kể cả Chủ tọa phiên Tòa nói người ta (ốm) đau thì hoãn cũng được rồi, thì như ông Kiên, ông Giá ông nói ông đau thì người ta hoãn lại thôi,

"Vụ ACB nó dính với vụ Huyền Như, vì ACB mang tiền sang gửi cho Vietinbank mà sau đó 'bị Huyền Như rút đi', cho nên có sự liên quan, nhưng có một điều tôi rất ngạc nhiên là trong vụ Huyền Như, rồi có 4.000 tỷ đồng mà nói là Huyền Như 'lừa đảo', thì số tiền đó đi đâu, không thấy người ta truy cứu, cái tiền đó dùng vào đâu là nghi vấn lớn... và vụ Huyền Như lại có liên quan tới vụ ACB."

Hôm 16/4, blogger Osin Huy Đức trên trang Facebook của mình đưa ra một thông tin đặt dấu hỏi về việc có khả năng một số lãnh đạo các tờ báo ở Việt Nam đã được ngân hàng Vietinbank 'mời' ra nước ngoài.

Nhà báo Huy Đức viết: "Trước phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như hàng chục tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo được Vietinbank mời đi châu Âu. Một nguồn tin vừa xác nhận đây là chuyện có thật.
"Trước phiên xử phúc thẩm vụ Huyền Như hàng chục tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo được Vietinbank mời đi châu Âu. Một nguồn tin vừa xác nhận đây là chuyện có thật. " - Blogger Osin Huy Đức trên FB
"Các Tổng Biên tập Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Thanh Niên đã từ chối chuyến đi. Một số TBT khác nghe nói đang xấu hổ vì lúc đầu họ tưởng là Ngân hàng Nhà nước mời (NHNN mời nhưng bằng tiền của Vietinbank). Quốc hội nên chất vấn Thống đốc xem có phải NHNN mời và bằng tiền của ai. Nếu Ngân hàng Nhà nước đứng sau vụ này thì các ngân hàng nạn nhân của Vietinbank không lẽ ngồi im?"

Nghi vấn này cũng đã được một Blogger trong nước là Bùi Văn Bồng nêu lên cùng hôm thứ Tư, bình luận về khả năng thực hư và động cơ, nếu có sự việc này, của Vietinbank, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói:

"Tôi cho rằng Vietinbank là một "địa chỉ đỏ" cần phải chú ý, tại vì đây là một ngân hàng được coi là thần thế, nhưng mà cũng là ngân hàng để xảy ra vụ Huỳnh Thị Huyền Như 'để thất thoát' bốn nghìn tỷ đồng, như vậy vấn đề ở Vietinbank là rất không bình thường,

"Tôi cho rằng báo chí nếu không cẩn thận, những người được Vietinbank mời và chấp nhận lời mời đi nước ngoài của Vietinbank, sau đó họ sẽ phải im lặng, một sự im lặng được trả giá và phải trả giá, và sau đó họ có thể nhúng tràm cùng với Vietinbank nếu như Vietinbank trở thành một vụ án ngân hàng trong tương lai, thậm chí là còn lớn hơn cả vụ Ngân hàng ACB nữa."
'Không còn hiệu nghiệm, linh ứng' 

Phiên tòa xét xử Bầu Kiên
Cán bộ Hội đồng xét xử ra về sau khi vụ Bầu Kiên được hoãn xử.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cùng ngày nói với BBC hai vụ án không chỉ có sự liên quan tới nhau mà còn hết sức phức tạp và riêng với vụ Bầu Kiên, khó có thể chắc chắn biết được ai sẽ được và mất gì phía sau vụ án này.

Ông Doanh nói:

"Hai vụ án Huyền Như và Bầu Kiên là hết sức phức tạp và các luật sư đã lên tiếng rất mạnh mẽ và họ có những ý kiến rất khác đối với kết luận của phiên tòa, và tôi nghĩ rằng việc hoãn phiên tòa của Bầu Kiên và việc xem xét phúc thẩm phiên tòa của Huyền Như cho thấy rằng diễn biến là không dễ dàng."

Trước câu hỏi, liệu trong vụ án ACB, ông Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá và một số bị cáo khác đang là 'nạn nhân' của một cuộc xung đột quyền lực nào đó giữa các phe cánh đang tranh giành ảnh hưởng trong Đảng và trong chính quyền ở Việt Nam hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
"Nhưng tôi cũng được nghe rằng từ sau khi Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ tạ thế, thì nếu có một sự tranh chấp của một nhóm phái nào đó, đối với phe lợi ích, thì sự tranh chấp đó không còn hiệu nghiệm, linh ứng như trước đây nữa, mà mọi sự đã gần như kết thúc sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ" - TS. Phạm Chí Dũng
"Trong dư luận đang có những ý kiến khác nhau về những vụ án như thế này, điều đấy thì có lẽ sẽ phải chờ thời gian, và lịch sử sẽ có trả lời cuối cùng."

Còn Tiến sỹ Phạm Chí Dũng thì nói:

"Tôi được biết rằng vấn đề của Bầu Kiên là rất nhạy cảm và liên quan mật thiết tới lãnh vực chính trị và có thể không loại trừ là có tể xảy ra một sự tranh giành về mặt chính trị nào đó giữa các nhóm, giữa các phe pháí với nhau,

"Nhưng tôi cũng được nghe rằng từ sau khi Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ tạ thế, thì nếu có một sự tranh chấp của một nhóm phái nào đó, đối với phe lợi ích, thì sự tranh chấp đó không còn hiệu nghiệm, linh ứng như trước đây nữa, mà mọi sự đã gần như kết thúc sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ,

"Cho nên vấn đề của Bầu Kiên theo đánh giá của dư luận hiện nay không phải là quá lớn và sẽ không ảnh hưởng nặng nề tới quyền lợi của phe lợi ích trong thời gian tới."
(BBC)

Ngày 17/4/2014

  • Sống và chết dưới thời CHXHCNVN (RFA) - Một tù nhân lương tâm bị nhốt hơn nửa cuộc đời trong song sắt, đến khi ra tù, gọi là được trả tự do cũng là lúc người đó đối diện với cái chết, sự mù lòa và và nỗi đau cách biệt với thế giới bên ngoài quá lâu đã khiến người đó không thể nào hòa nhập.
  • Sự khủng bố tinh thần (RFA) - Những xung đột giữa dân chúng với bộ máy công lực ở Việt nam ngày càng mang tính bạo lực. Gần đây nhất là vụ bạo động tại xã Bắc Sơn, Hà tĩnh. Bên cạnh đó, sự áp chế về tinh thần cũng đã và đang được sử dụng trong suốt chiều dài tồn tại của chế độ cộng sản.
  • Hoãn xử vụ Bầu Kiên (BBC) - Phiên xử ông Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, cùng tám bị cáo khác, bị hoãn chỉ sau hơn nửa ngày vì tình trạng sức khỏe của bị cáo Trần Xuân Giá.
  • 'Bầu'Kiên tuyên bố vô tội (VOA) - Ông Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) tuyên bố không nhận tội trước tòa về những cáo trạng gian lận và trốn thuế
  • Thả tù nhân: chẳng mất gì mà đạt mục đích (RFA) - Động thái của nhà cầm quyền qua việc thả một số tù nhân chính trị, rõ ràng cho thấy một chính sách nhân nhượng tạm thời nhằm đạt mục đích nào đó, chứ không phải có chuyển hướng tư duy hay thay đổi gì có lợi cho tiến trình dân chủ hóa.
  • 'Đường cong nhưng không có tiêu cực' (BBC) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định "không có dấu hiệu tiêu cực" trong việc điều chỉnh đường Trường Chinh từ thẳng thành cong.
  • Khánh Ly: Đường về có trắc trở? (BBC) - Ý kiến cho rằng ca sỹ Khánh Ly có thể sẽ được 'hào quang ca ngợi' ở Việt Nam nhưng phải 'trả giá' với cộng đồng 'bên ngoài'.
  • Tổng thống Obama sắp thăm Á châu (BBC) - Văn phòng thư ký báo chí của Nhà Trắng cho hay Tổng thống Mỹ sẽ đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines vào cuối tháng Tư.
  • Ra mắt Cục Kiểm ngư Việt Nam: Niềm mong đợi của hàng triệu ngư dân (BaoMoi) - * Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Hỗ trợ ngư dân còn nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo. Ngư dân Nguyễn Văn Thạch (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã bỏ luôn ngày biển, dong thuyền chạy thẳng ra quân cảng Đà Nẵng để được “chiêm ngưỡng” từ xa lực lượng kiểm ngư trong ngày ra mắt Kiểm ngư Việt Nam (15.4) tại Đà Nẵng. Thạch hồ hởi: “Biết là không thể vào quân cảng được, nhưng nhiều ngư dân chúng tôi muốn có mặt tại buổi ra mắt quan trọng này. Họ là chỗ dựa tinh thần quan trọng cho chúng tôi khi ra khơi".
  • Quan chức Nhật đến Seoul bàn về hồ sơ (RFI) - Theo AFP, hôm nay 16/4/2014, một quan chức cao cấp Nhật Bản đã tới Hàn Quốc để thảo luận lại hồ sơ những phụ nữ châuÁ bắtép phục vụ tình dục cho quân đội Nhật trong thời Thế chiến thứ 2. Đây là là một chủ đề gai góc khiến quan hệ hai nước căng thẳng.
  • Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại (RFI) - GDP của Trung Quốc trong quý Một năm 2014 đã tăng với tốc độ yếu nhất trong vòng 18 tháng nay. Số liệu thống kê chính thức công bố vào hôm nay 16/04/2014, được cho là sẽ trắc nghiệm quyết tâm của Bắc Kinh trong mục tiêu cải tổ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà giá phải trả là tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm mạnh.
  • Venezuela : Đối thoại bế tắc, khủng hoảng vẫn kéo dài (RFI) - Theo AFP, tại Venezuela tối qua, cố gắng nối lại đối thoại giữa chính phủ và đối lập đã không mang kết quả nào mà vẫn chỉ là cuộc tranh cãi thể hiện những bất đồng sâu sắc giữa các bên, trong khi đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế khiến đời sống người dân thêm khó khăn.
  • Phương án thương lượng nào tại Genève về Ukraina (RFI) - Ngày mai 17/04/2014, đại diện Ukraina, Nga, Mỹ và Liên hiệp châuÂu sẽ gặp nhau tại Genève để đàm phán tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Câu hỏi được quan tâm nhất là các bên sẽ chọn phươngán thương lượng nào trước cuộc khủng hoảng trầm trọng đang có nguy cơ làm chia đất nước Ukraina theo hai ngả, phía đông thân Nga và phía tây hướng về châuÂu.
  • Thời sự (RFI) - Về thời sự ChâuÁ, tờ Le Monde có bài viết đáng chúý về cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra, với tiêu đề :« Trung Quốc. Cuộc hạ bệ‘‘những con hổ’’». Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục cuộc thanh trừng quy mô lớn. Có đến 300 người bị bắt giam và 10 tỷ đô la tài sản bị tịch thu.
    Bài viết so sánh cuộc thanh trừng hiện nay với chiến dịch tiêu diệt« kẻ thù Cách mạng» dưới thời Mao. Bộ máy kỷ luật nội bộ của Đảng được quyền làm mọi thứ, bất chấp luật pháp, nhằm vãn hồi uy tín đang tan nát của chế độ.
  • An ninh lương thực tại Trung Quốc (RFA) - Trong Tháng Năm, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm viếng TQ và dư luận chờ đợi lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về điều kiện mua bán khí đốt, tuy nhiên, TQ còn cần một sản phẩm có ý nghĩa sinh tử hơn, đó là lương thực. Bắc Kinh giải quyết bài toán này như thế nào?
  • Hơn 30.000 thợ đóng giầy ở Trung Quốc đình công (RFI) - AFP dẫn nguồn tin của các tổ chức phi chính phủ cho biết, hôm nay 16/4/2014, hàng chục nghìn công nhân của một nhà máy khổng lồ chuyên gia công giầy thể thao tại miền nam Trung Quốc đã đình công. Chính quyền đã phải huy động một lực lượng giữ gìn trật tự lớn đến kiểm soát cuộc đấu tranh của công nhân.
  • MH370: Tàu ngầm lại rút ngắn thời gian hoạt động (RFI) - Công cuộc tim kiếm chiếc Boeing bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn tiếp tục không ngơi nghỉ, máy bay, tàu thuyền vẫn rà soát vùng biển Ấn Độ Dương cách thành phố Perth hơn 2000 cây số. Tuy nhiên, công việc"mò kim đáy biển" vẫn rất gian nan. Kỳ vọng đặt vào tàu ngầm thăm dò Bluefin–21 vào hôm nay, 16/04/2014, lại giảm bớt vì"trục trặc" kỹ thuật.
  • Phà Hàn Quốc đắm chìm : 290 người mất tích (RFI) - Một chiếc phà chở khoảng 460 người, phần đông là học sinh, đã bị đắm chìm vào hôm nay, 16/04/2014, trên đường đi từ cảng Incheon đến đảo du lịch Jeju. Theo tổng kết tạm thời, có 2 người chết nhưng gần 300 người vẫn còn mất tích.
  • Lãnh đạo tình báo Ả Rập Xê Út bị cách chức (RFI) - Hoàng thân Bandar ben Sultan, đứng đầu ngành tình báo Ả Rập XêÚt, đã bị buộc phải từ chức. Nguồn tin này được loan báo tối hôm qua 15/04/2014 trên đài truyền hình Ekhbariya. Tuy nhiên, sự kiện này không hề gây ngạc nhiên.
  • Báo chí TQ lại chỉ trích đường lối của ông Hồ Diệu Bang (RFA) - Một ngày trước khi kỷ niệm 25 năm cái chết của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, được coi là người khởi sự mầm mống chống đối đòi dân chủ ở Thiên An Môn, báo chí Trung Quốc loan tin Hoa Lục đã tiến rất xa so với những biện pháp cải cách mà cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang đề nghị trước đây.
  • Đông Ukraina: Một nhóm người vũ trang chiếm tòa thị chính Donetsk (RFI) - Theo ghi nhận của phóng viên AFP, sáng nay, 16/04/2014, một nhóm người có vũ trang, bịt mặt, đã xông vào chiếm trụ sở tòa thị chính Donetsk, một thành phố lớn ở miền đông Ukraina. Những người này đã ngăn cản nhân viên tòa thị chính ra vào và khẳng định họ chỉ có một yêu sách là đòi tổ chức trưng cầu dâný về việc thành lập liên bang Ukraina.
  • Putin cảnh báo Ukraina đứng bên bờ vực nội chiến (RFI) - Tối qua, 15/04/2014, Tổng thống Nga Vladmir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và cảnh báo là Ukraina đang ở bên bờ vực nội chiến, sau khi chính quyền Kiev điều động quân đội đến miền đông để trấnáp các nhóm nổi dậy, đòi ly khai.
  • Trung Quốc bị “dồn vào chân tường” (BaoMoi) - Ông Richard Heydarian, giảng viên Khoa Chính trị học Trường ĐH Ateneo De Manila của Philippines, hôm 15-4 nhận định Trung Quốc đang ngày càng cảm thấy bị dồn vào chân tường trong vấn đề biển Đông sau một loạt diễn biến gần đây.
  • Toan tính đằng sau việc Trung Quốc giảm tuần tra ở Senkaku (BaoMoi) - Việc Trung Quốc giảm mạnh tần suất điều động các tàu tuần tra hải quân tới sát hải phận quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 10/2013 là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang sẵn sàng "kết bạn" với Nhật Bản.
  • Báo Trung Quốc: Lập ADIZ Hoa Đông để chặn Mỹ - Nhật (BaoMoi) - TP - Báo Trung Quốc Global Times mới đây viết rằng, Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông tháng 11/2013 nhằm tăng cường phòng thủ, bằng cách loại mình khỏi tầm tấn công của kẻ địch và đảm bảo nâng cao năng lực cảnh báo sớm.
  • Thỏa thuận Mỹ - Philippines sẽ khiêu khích Trung Quốc? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng mới giữa Philippines và Mỹ không những không cản được mà còn có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trong các vùng biển tranh chấp với Manila ở Biển Đông.