Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Chẳng có gì mà phải “sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa” - Dạy, học và giáo dục giả hiệu

Chẳng có gì mà phải “sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa”

Báo Tuổi trẻ thì giật cái tít “Sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, còn trên diễn đàn của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì bà Trương Thị Mai chê là ngắn quá, chỉ 2 trang rưỡi giấy. Rồi lần lượt nhiều vị ủy viên đăng đàn chê trách đủ điều, trong đó có vấn đề nổi cộng ở số tiền 34.000 tỉ đồng (tức khoảng 1,5 tỉ đô la).

Chẳng có gì phải lạ, chẳng có gì phải “sốc”, bởi 2 điều:
1. Giáo dục là nền tảng căn bản của xã hội. Thế nên, một chính quyền độc đảng, với mong muốn “vĩnh viễn” duy trì mô hình đó, đương nhiên phải coi việc toàn xã hội tin tưởng, trung thành tuyệt đối với mình là yêu cầu tối thượng.
Và toàn bộ chương trình giáo dục của nước Việt Nam cộng sản này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đã thành công mỹ mãn bằng việc tạo ra những con người phục vụ cho mô hình xã hội đó, bảo vệ nó vững chắc. Chính xác là những con người ngu dốt, hèn hạ và dối trá. Thế thì Đảng CSVN đâu cần “đổi mới” hay “cải cách” thứ giáo dục này! Bảo nó “cải cách giáo dục” thì khác gì “cách cái mạng” của nó đi? “Đổi mới giáo dục” thì hóa ra là để đổi … chế độ à? Nói đâu xa, chỉ nhìn vụ Nhã Thuyên là rõ nhiều những gì đằng sau hậu trường của nền giáo dục này.
Có điều, có thể một số vị có chức sắc kia trong thâm tâm muốn tiến tới một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng, nhưng không muốn nói ra, đành “âm thầm tấn công” vào cái nền tảng này. Chỉ bằng cách như họ đang làm, sẽ khó có hy vọng. 
2. Trong làn sóng người người kiếm chác, ngành ngành kiếm chác, thì chuyện vẽ ra dự án này, công trình kia là quá bình thường. Những ngành như giao thông, công thương, … thì “kiếm” bộn. Còn có ngành không dễ, trong đó có giáo dục, văn hóa-thể thao-du lịch. Thế nên mới có chuyện hăng hái đăng cai ASIAD 18, mới có “đổi mới chương trình, sách giáo khoa”. Đó là cách đảm bảo sự “bình đẳng” giữa các ngành. Đơn giản có vậy!
-
Tuổi trẻ
15/04/2014 06:58 (GMT + 7)

Sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa

TT – Ai cũng sốc, ngỡ ngàng khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14-4.
“Toàn khẩu hiệu”, “thiếu khả thi”, “không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục VN mười năm tới”… Đó là những nhận xét của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo.
Nặng dạy chữ, nhẹ dạy người
Khi xây dựng đề án, bộ dự trù kinh phí 34.275 tỉ đồng, bao gồm: thực hiện công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất,thiết bị ở những trường còn thiếu
 NGUYỄN VINH HIỂN
(Thứ trưởng Bộ GD-ĐT)
Theo ông Hiển, trong những yếu kém, bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện nay có “một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”. Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn…; nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông”.
Chưa hết, “đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không bắt kịp yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, chưa khắc phục được lối dạy học “truyền thụ một chiều”, chưa vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Phương thức đánh giá chất lượng giáo dục còn lạc hậu…”.
Vẫn theo trình bày của ông Hiển, “xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Chương trình và sách giáo khoa hiện đại luôn yêu cầu vận dụng sáng tạo các tri thức đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các tình huống gần gũi, có thật trong thực tế nhằm giúp học sinh sống cùng cuộc sống của xã hội, đối mặt được với những thách thức có thật trong cuộc đời…”.
Lo về tính khả thi
“Để thực hiện đề án này cần bao nhiêu tiền?” – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Tôi lo nhất là tính khả thi của đề án, trong đó có hai việc lớn: một là nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; hai là cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để triển khai. Đến năm 2016 là bắt đầu rồi (dự kiến đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới – PV), tôi đề nghị các đồng chí cho biết là có làm được không? Đừng để đến lúc đó thực hiện không được lại đổ lỗi cho chất lượng đội ngũ không tốt, cơ sở vật chất không đáp ứng…”.
Đáp lại, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Về cơ bản thì tại các địa phương đã có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện. Những trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất thì Nhà nước phải đầu tư thêm, đặc biệt là thiết bị công nghệ thông tin. Lần này sẽ bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên, cập nhật và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu. Giải thích của ông Hiển không làm các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yên tâm. “Người dân đọc dự thảo nghị quyết này sẽ không hình dung được mười năm tới nền giáo dục của nước ta như thế nào” – bà Trương Thị Mai nhận xét. Theo bà, chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa, có một khung chương trình chuẩn để nhiều người cùng viết sách đã đề cập từ năm 2000 đến nay vẫn chưa thực hiện được. Về trang thiết bị cũng vậy, lúc đó cũng quyết tâm lắm nhưng đi giám sát nhiều trường thấy xếp vào kho hết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ “lo lắng về tính khả thi bởi nghị quyết thiếu những vấn đề cụ thể, mà chỉ nặng tính định hướng. Ví dụ chúng ta dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, bây giờ dành tiền làm sách giáo khoa thì sẽ ảnh hưởng gì đến những việc khác”. Ông Giàu nêu mục tiêu nghị quyết trung ương đặt ra là năm 2030 nền giáo dục VN đạt trình độ tiên tiến khu vực, tức là chỉ còn 15-16 năm nữa.
Bình luận về số tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng “34.000 tỉ đồng nói rằng nhiều thì cũng nhiều mà nói là ít thì cũng ít”. Với những trải nghiệm của mình khi tiếp xúc với các học giả nước ngoài, ông Dũng mong muốn đổi mới “cần biến tất cả những gì rất phức tạp hiện nay đang dạy cho các em thành những thứ rất đơn giản, để các em có thời gian học về nhân cách, về những thứ khác mà các em quan tâm và thích thú”.
Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề. Dự luật này nhắm đến việc nâng cao chất lượng hệ thống trường dạy nghề, góp phần phân luồng trong giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chừng ấy cũng chưa đủ để thay đổi tình trạng “đại học hóa”, “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở VN hiện nay mà còn cần nhiều chính sách, cơ chế cũng như thay đổi quan niệm xã hội.
LÊ KIÊN
* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Các đồng chí toàn dùng khẩu hiệu… Các đồng chí mới nói được là chương trình, sách giáo khoa phải đổi mới. Nói vậy thì đúng rồi. Nhưng vấn đề là đổi mới thế nào, phải thế nào để đáp ứng mục tiêu đó thì tôi không thấy rõ”.
* Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: “Quốc hội nếu ban hành nghị quyết thế này thì chỉ trích yếu một phần nghị quyết của trung ương, vì nghị quyết trung ương đã khá toàn diện. Vậy trong này cái gì là cái mới? Từ năm 2000 đến nay tranh luận rất nhiều về sách giáo khoa, về chương trình. Vậy đến nay kết luận được những gì, đột phá là những gì? Tôi thấy hoang mang”.
* Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: “Loay hoay từ năm 2000 đến giờ, cứ nói đổi mới nhưng không biết đi đến đâu rồi. Tôi đề nghị với đề án này phải lấy ý kiến đông đảo chuyên gia và cần thiết thì lấy ý kiến nhân dân”.

* GS HOÀNG TỤY:
Tôi thật sự sốc
Tôi thật sự sốc khi nghe tin Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đến số tiền 34.000 tỉ đồng để thực hiện việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới sau năm 2015. Tôi hi vọng nghe nhầm con số, chứ 34.000 tỉ đồng là trên dưới 1,5 tỉ USD, một số tiền khổng lồ, vượt quá nghìn lần con số tôi có thể nghĩ tới.
Chỉ cần chi tiết từng khoản tiền dùng cho từng mục công việc cụ thể sẽ thấy ngay sự bất hợp lý ở đâu và đến mức nào. Cách đây mấy tháng báo Tuổi Trẻ đã đăng một kiến nghị của tôi về vấn đề biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới, nếu theo cách ấy thì tôi tin chỉ cần một khoản đầu tư vừa phải, mà chỉ có thế mới có thể đảm bảo chất lượng chắc chắn. Trong việc này cũng như nhiều việc khác, tiêu nhiều tiền mà không hợp lý thì càng bôi bác chứ chẳng ích lợi gì.
Một số tiền lớn đến vậy chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới và các việc thực hiện nó thì thật không chỉ khó chấp nhận trong điều kiện kinh tế còn quá khó khăn của ta, mà ngay đến các nước giàu có trên thế giới cũng không ai tiêu xài vô lý như vậy. Trong khi tiền lương của thầy cô giáo còn chưa đủ sống thì cần hết sức cân nhắc mọi khoản tiêu pha hợp lý hơn mới có thể tranh thủ sự đồng thuận của xã hội.
* PGS VĂN NHƯ CƯƠNG:
Chỉ cần một phần nghìn là đủ
Tôi cho rằng kinh phí để biên soạn một bộ sách giáo khoa phổ thông có thể ước tính chỉ bằng 1/1.000 số tiền trên thôi. Nếu tôi được giao chủ biên viết sách giáo khoa một môn học, giả dụ môn toán của một lớp, tôi chi trả cho người biên soạn 1 triệu đồng/tiết thì số tiền chi trả cho cả cuốn sách khoảng 100 triệu đồng. Một lớp có khoảng 13 môn học (như hiện nay) thì số tiền chi trả cho biên soạn sách giáo khoa tất cả các môn của một lớp khoảng 1,3 tỉ đồng. Cứ cho là hiện nay có những yếu tố cần nâng kinh phí lên, vậy tôi cứ tạm tính kinh phí chi cho một bộ sách giáo khoa là 2,5-3 tỉ đồng, 12 bộ cần khoảng 34-36 tỉ đồng. Như vậy số tiền chi cho biên soạn sách giáo khoa của bậc phổ thông chỉ tốn khoảng 1/1.000 số tiền mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT công bố.
Nếu cộng thêm nữa những chi phí phát sinh do “yêu cầu cao hơn”, chi phí cho một bộ sách giáo khoa phổ thông làm tròn là 100 tỉ đồng thì con số này cũng chỉ bằng 3/1.000 số đã công bố. Tôi chỉ đưa ra con số này để tham khảo, suy nghĩ thôi. Vì có thể Bộ GD-ĐT sẽ giải thích trên 34.000 tỉ đồng không chỉ chi cho biên soạn sách giáo khoa mà còn chi tập huấn giáo viên, thẩm định chương trình – sách giáo khoa, nâng cấp cơ sở vật chất, tổ chức thí điểm…
VĨNH HÀ ghi

Dạy, học và giáo dục giả hiệu

Mortimer J. Adler, DiText
Ai cũng biết, hay chắc phải biết, rằng nhồi sọ không phải là sự giảng dạy theo đúng nghĩa của nó, và kết quả của nhồi sọ là cái gì đó trái ngược hẳn với cái học chân chính. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, hầu hết những gì đang diễn ra trong trường lớp của chúng ta không là gì khác hơn lối dạy học nhồi sọ.
Vì sao chuyện này lại xảy ra? Vì sao chúng ta lại quá sức lầm lẫn bản chất của dạy và học đến nỗi để cho những trò giáo dục giả hiệu xảy ra tràn lan trong học đường đến như thế?
Chỉ vì ta đã đánh mất ba nhận thức căn bản về bản chất của dạy và học, và do đó, đưa đến ba giả thuyết sai lầm sau đây:
1. Cho rằng các hoạt động của thầy cô trong lớp học luôn luôn là các hoạt động chính yếu và đôi khi là nguyên nhân chính yếu tạo nên sự học nơi các học sinh.
2. Khi nói rằng sự học là do sự truyền dạy của người thầy hay do học sinh tự khám phá ra, ta đã lầm lẫn mà cho rằng những gì học sinh học qua sự truyền dạy của thầy là những gì mà các em thu nhận một cách thụ động từ thầy cô giáo.
3. Vì không phân biệt được đâu là kiến thức chân chính với ý kiến cá nhân, cũng như không phân biệt được những ấn tượng được tạo ra và giữ lại trong ký ức với sự hiểu biết do tâm trí phát triển nên, điều đó đưa đến giả định sai lầm thứ ba: đó là cho rằng kiến thức chân chính có thể được tiếp thu mà không cần phải hiểu.
Ba giả thuyết sai lầm này kết hợp vào với nhau thành một thể thống nhất đến nỗi hễ giả thuyết này được tạo nên, thì hai giả thuyết kia cũng theo sau. Cho nên, ta cũng chẳng nên ngạc nhiên khi thấy cả ba giả thuyết này đã thống trị nền giáo dục của ta và đưa đến kết quả không tránh được là “nhồi sọ” đã được chấp nhận như một phương pháp giảng dạy chân chính, thay vì phải được xem như một món đồ giả đáng ghê tởm và cần phải vất bỏ.
Ba nhận thức căn bản về bản chất của dạy và học, mà qua đó các giả thuyết sai lầm nêu trên có thể được sửa đổi, cũng được kết hợp vào nhau đến nỗi mà khi ta dùng bất cứ một nhận thức nào để tìm hiểu thế nào là sự dạy học chân chính, thì ta cũng hiểu được như rút ra từ hai nhận thức kia. Thêm vào đó, cùng với sự hiểu biết thế nào là sự dạy chân chính, rút ra từ ba nhận thức nêu trên, ta sẽ hiểu rằng sự học chân chính phát xuất từ sự phát triển của tâm trí, chứ không phải là sự hình thành ký ức, và sự học chân chính gồm có sự thu thập kiến thức và thấu hiểu, chứ không phải chỉ là chấp nhận những ý kiến được quy phạm sẵn.
Nhận thức căn bản đầu tiên cho ta thấy rằng sự giảng dạy, cũng giống như nghề nông và nghề thuốc, là một nghệ thuật hợp tác, chứ không phải một nghệ thuật sản xuất.
Nhận thức thứ hai là mọi sự học đều do khám phá mà ra, hoặc là tự mình khám phá, hoặc là sự khám phá nhờ có sự chỉ dẫn, nhưng không bao giờ sự học xảy ra chỉ vì học sinh được truyền dạy.
Nhận thức thứ ba là những mẩu thông tin hay dữ kiện do ký ức giữ lại mà không có sự thấu hiểu, những thông tin, dữ kiện đó không phải là kiến thức, mà chỉ là những ý kiến cá nhân, không hơn gì những thành kiến do tuyên truyền hay các sự nhồi sọ khác tạo nên.
Tôi sẽ giải thích thêm về những nhận thức căn bản nêu trên.
I. Sự giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác chứ không phải một nghệ thuật sản xuất
Trong số những nghệ thuật có ích, chỉ có ba được coi là nghệ thuật hợp tác. Tất cả các loại nghệ thuật khác đều là sản xuất. Ba loại nghệ thuật hợp tác là nghề nông, nghề thuốc và nghề dạy học.
Hãy lấy một thí dụ về một nghệ thuật hữu ích như sản xuất giày dép, đóng tàu bè, hay làm bàn tủ. Kết quả của nghệ thuật loại này không thể nào hiện hữu được nếu không do các hoạt động của người nghệ sĩ hay người thợ đưa vào-người thợ đóng giày, người thợ đóng thuyền bè, hay người thợ mộc sản xuất ra những sản phẩm này. Những vật liệu dùng để tạo ra những sản phẩm này, nếu cứ để yên ở đó, không thể nào tự biến thành sản phẩm được. Những sản phẩm hữu dụng này chỉ hiện hữu khi có người thợ can thiệp vào để tạo hình cho chúng, hay chuyển đổi những nguyên liệu thành sản phẩm mong muốn. Hoạt động sản xuất của con người ở đây không những là nguyên nhân chính, mà còn là nguyên nhân duy nhất mang lại kết quả là sản phẩm ta định làm ra.
Bây giờ hãy xem những trái cây hay ngũ cốc ta dùng, sức khỏe ta có và những kiến thức hay sự thông hiểu ta thu thập được. Ta có thể gọi những điều này, theo thứ tự, là những sản phẩm của nông nghiệp, của y học, và của giáo dục.
Trong trường hợp trái cây và ngũ cốc cùng những những loại động vật ăn được, người tiền sử đã từng săn thú và thu thập cây trái để làm lương thực.
Điều này có nghĩa là những thức ăn của con người là sản phẩm của thiên nhiên mà con người chỉ việc hái trái về hay giết con thú để dùng làm thực phẩm. Nông nghiệp bắt đầu khi con người thu thập được những kỹ năng để cộng tác với thiên nhiên hầu tạo ra các loại trái cây hay ngũ cốc hay các loại gia súc để làm thực phẩm. Nông nghiệp, do vậy, trở thành một trong những nghệ thuật hợp tác đầu tiên của con người.
Từ rất lâu trước khi có nghệ thuật y khoa, sức khỏe của con người là kết quả của các nguyên nhân thiên nhiên. Y học trở thành nghệ thuật chữa bệnh khi con người thu thập được những kỹ năng giúp con người hợp tác với tiến trình tự nhiên để bảo vệ sức khỏe hay giúp con người mau bình phục sau cơn bệnh.
Sau cùng, ta có sự giảng dạy, và ở đây, chính Socrates là người đầu tiên cho rằng giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. Socrates so sánh cách dạy của ông với công việc của một bà mụ đỡ đẻ. Chính bà mẹ, chứ không phải bà mụ, mới là người phải chịu đau đẻ để sinh ra đứa bé. Bà mụ chỉ hợp tác trong tiến trình sinh nở ấy, giúp cho bà mẹ sinh con dễ dàng và vệ sinh hơn mà thôi.
Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ. Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.
Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác. Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng nhựa.
Chỉ đến khi nào mà thầy cô ý thức được rằng nguyên nhân chính yếu của sự học là các hoạt động xảy ra trong tâm trí của học trò, thì lúc đó họ mới làm đúng vai trò của người nghệ sĩ hợp tác. Mặc dù hoạt động trong tâm trí của học sinh là nguyên do chính tạo nên sự học, hoạt động này không phải là nguyên do duy nhất. Ở đây người thầy có vai trò là nguyên nhân hợp tác thứ hai đóng góp vào sự học của học sinh.
Nếu, nói theo Hippocrates (ông tổ ngành Y khoa), giải phẫu là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của trị bệnh, thì theo quan điểm của Socrates, việc giảng dạy bằng giáo huấn, truyền thụ thay vì bằng thảo luận và vấn đáp, cũng là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của giáo dục.
II. Sự học qua giảng dạy và qua sự khám phá
Nếu trong sự học chân chính, hoạt động trong tâm trí của học viên là nguyên do chính tạo nên sự học, thì tất cả mọi sự học đều có được qua khám phá.
Sự học chân chính có thể xảy ra do a) học sinh tự mình khám phá ra, hay b) sự khám phá có sự trợ giúp của người thầy, các hoạt động trong tâm trí của học sinh vẫn là nguyên do chính của sự học, nhưng không phải nguyên do duy nhất.
Khi những lời giảng dạy không có những sự khám phá đi kèm theo nơi học sinh, khi những lời giảng dạy chỉ tạo nên những ấn tượng trên ký ức mà không có sự thấu hiểu trong tâm trí, thì sự giảng dạy như vậy không phải là dạy chân chính mà chỉ là sự nhồi sọ. Sự giảng dạy chân chính khác biệt hẳn với sự nhồi sọ ở chỗ nó luôn luôn có những hoạt động của người thầy hợp tác với các hoạt động khám phá do tâm trí của học sinh tạo ra.
III. Tương quan giữa Tâm trí với Ký ức, giữa Kiến thức với Ý kiến
Trong tiếng Hy lạp, tâm trí, nous, đi kèm với sự hiểu biết. Điều gì mà ta không hiểu, ta chỉ giữ lại trong tâm trí như là một điều được ghi nhớ. Ký ức là một phó sản của nhận thức bằng giác quan; hiểu biết là một hành động của trí tuệ. Ta không nên nhầm lẫn những câu nói ta nhớ nằm lòng với những sự kiện được hiểu thấu đáo.
Tương quan với sự khác biệt giữa tâm trí và ký ức là sự khác biệt giữa kiến thức và ý kiến. Khi nói ta biết một điều gì (kiến thức) nghĩa là ta hiểu về điều đó với đầy đủ suy luận và các bằng chứng hỗ trợ cho suy luận, và điều này hoàn toàn khác với việc có ý kiến về một điều gì đó.
Thế thì vì sao mà học sinh lại chỉ có ý kiến thay vì có kiến thức, nhất là trong suốt quá trình đi học?
Lý do là vì các em đã nhận những ý kiến này từ “quyền uy trắng trợn” của thầy cô, những người đã giảng dạy như những nghệ nhân sản xuất thay vì hợp tác-những thầy cô đã nhồi sọ học sinh bằng phương pháp đọc, chép, chứ không có bất kỳ một hoạt động nào khiến học sinh suy nghĩ hay khám phá.
Tôi dùng từ “quyền uy trắng trợn” để chỉ thứ quyền lực mà thầy cô tự chiếm lấy cho mình và bắt học sinh phải chấp nhận những gì mình bảo chúng chỉ vì mình ở trong cương vị làm thầy. Chỉ có một loại quyền uy hợp pháp và hợp lý [trong giáo dục], đó là quyền uy của suy luận xác đáng hoặc của những bằng chứng rõ ràng chứng minh cho những điều cần hiểu.
Những ý kiến được cố gắng ghi nhớ trong ký ức, nhất là khi “học gạo” để thi, là những ý kiến dễ dàng quên nhất.
Ý tưởng một khi đã thông hiểu sẽ ở lại với ta lâu nhất. Những gì ta đã hiểu không thể dễ dàng quên lãng vì đó là một thói quen của trí tuệ, chứ không phải chỉ là một điều để nhớ.
IV. Kết luận
Quan niệm cho rằng thầy cô là những người có kiến thức và truyền lại những kiến thức cho học sinh tiếp thu một cách thụ động là một quan niệm vi phạm bản chất tự nhiên của giáo dục, tức là một nghệ thuật hợp tác. Sự giảng dạy chân chính không thể chỉ được truyền đạt bằng những lời giảng mà không có sự suy nghĩ và hiểu biết cùng với sự khám phá trong tâm trí của học sinh.
________
Mortimer Adler là một triết gia, và là một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ. Adler sinh năm 1902 và mất năm 2001, thọ 99 tuổi. Adler được coi là một trong những triết gia về giáo dục thuộc trường phái Perennialism, một lý thuyết giáo dục chủ trương rằng con người, dù ở bất cứ nơi nào, cùng sở hữu và chia sẻ một bản năng chung-lý tính­-một bản năng xác định con người. Từ nhận định này, Adler chủ trương rằng nền giáo dục phổ thông phải đồng nhất cho mọi học sinh. Mọi học sinh đều phải được dạy để có 3 loại kiến thức: kiến thức phổ thông; kỹ năng tư duy; và hiểu biết về tư tưởng và giá trị. Mỗi loại kiến thức khác nhau đòi hỏi một phương pháp dạy khác nhau. Adler cùng Max Weismann thành lập Trung tâm Nghiên cứu các Tư Tưởng Vĩ Đại và ông cũng đề nghị một chương trình giảng dạy các tác phẩm kinh điển (Great Books) của văn hóa Tây phương cả hai trình độ trung học và đại học tại Mỹ và Canada.
Trích từ Học viện Công dân

Viettinbank mở hầu bao chiêu đãi các tổng biên tập đi nước ngoài nhằm mục đích gì?

Tin từ nhiều báo cho biết, từ ngày 22-3 đến 2-4-2014, một loạt Tổng bien tập các báo được Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Vietinbank tài trợ cho chuyến du ngoạn tốn kém tại nhiều nước châu Âu. Đây là đoàn thứ hai trong cùng 1 tháng được Vietinbank hào phóng chiêu đãi. Đoàn thứ nhất vừa trở về cách đây hơn 1 tuần.
Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu 1 doanh nghiệp tư nhân làm ăn đàng hoàng, có lợi nhuận tốt bỏ tiền chiêu đãi lãnh đạo các cơ quan báo chí. Nhưng với Vietinbank tại thời điểm hiện tại, chuyện tung một đống tiền mời lãnh đạo các báo đi du hý nước ngoài, hẳn dư luận không thể đặt những câu hỏi:

- Đầu năm nay, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NĐ-CP về thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2014, trong đó nêu rõ các biện pháp triệt để tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Trước đó, ngày 1-11-2013, Văn phòng Chính phủ phát công văn hỏa tốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong cùng thời gian, Ban Bí thư cũng ban hành công văn yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 21 về thực hành tiết kiệm. Tình trạng có quá nhiều đoàn đi nước ngoài gây tốn kém cũng được mổ xẻ gay gắt tại các kỳ họp Quốc hội. Vậy mà mới đầu năm, Vietinbank đã liên tiếp tổ chức cho hàng chục Tổng biên tập các báo không nằm trong đội ngũ nhân sự đơn vị đi du lịch nước ngoài có phải là hành vi làm ngược, phớt lờ các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ ?
- Được biết chi phí cho mỗi người đi châu Âu trong vòng hơn 10 ngày là rất lớn (các khách VIP này được ở khách sạn rất sang trọng, có tiền dằn túi nữa); liệu rằng Hội đồng quản trị của Vietinbank có thông qua các khoản chi hợp pháp theo điều lệ hoạt động hay không? Nếu không thuộc danh mục chi do điều lệ quy định thì các khoản chi này sẽ được thanh quyết toán núp bóng (hợp thức hóa) loại hóa đơn chứng từ nào ? Nếu nói các TBT được mời xứng đáng được hưởng khoản tiền Vietinbank chiêu đãi thì lãnh đạo Vietinbank giải thích cụ thể với các cổ đông đóng góp của các TBT này vào thành tích, lợi nhuận của Vietinbank "được" những gì?
- Điều đặc biệt dư luân quan tam là, mục đích của việc Vietinbank bỏ một khoản tiền lớn ra để chiêu đãi các quan báo là gì trong bối cảnh câu chuyện Vietinbank và vụ án siêu lừa đảo Huyền Như chưa ngã ngũ dù đã có án sơ thẩm cho Huyền Như và Vietinbank được tuyên “vô can”? Được biết, vụ án siêu lừa Huyền Như sẽ được xử phúc thẩm. Một tình tiết gây tranh cãi nhất của vụ án này là định tội Huyền Như là lừa đảo hay tham ô. Dư luận chung đều thấy, cần phải coi đây là vụ án tham ô, việc quy trách nhiệm của Vietinbank trong quản lý cũng như trách nhiệm phải bồ thường cho các khách hàng bị hại có giao dịch hợp pháp cần được làm rõ. Phải chăng Vietinbank dùng tiền hối lộ tổng biên tập các báo để mai mốt xử phúc thẩm, các báo cứ theo hướng vụ án lừa đảo, chỉ Huyền Như chịu trách nhiệm, Vietinbank vô can mà viết ?
- Nếu không thể hiện dưới hình thức đi du lịch, số tiền Vietinbank chiêu đãi các tổng biên tập được thể hiện dưới dạng tiền mặt, mà về bản chất là giống nhau, thì có thẻ coi các TBT hành vi nhận tiền không đúng hoặc thậm chí là nhận hối lộ? Và rồi tính chiến đấu, tính trung thực, khách quan của các tác phẩm báo chí về "cái dzụ" này sẽ gạn lọc được bao nhiêu?
- Bản thân các TBT các báo là cơ quan báo chí là những cán bộ lãnh đạo, luôn 'huấn thị' thiên hạ điều hay, lẽ phải, truyền đạt chủ trương của Đảng, Nghị quyết Chính phủ về thực hành tiết kiệm. Vậy chính các TBT lại làm ngược lại, cần phải đánh giá vấn đề đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật, gương mẫu của đảng viên, kỷ luật công tác của một công chức, viên chức như thế nào?
- Việc các TBT tiếp nhận sự hưởng lợi với một khoản tiền lớn từ một doanh nghiệp đang có những chuyện lình xính, rắc rối về hoạt động, về pháp lý, có thể được nhìn nhận dưới góc độ nào theo Luật báo chí?
- Các nhà báo trung thực, nhất là anh em phóng viên chúng tôi coi việc các TBT đidu hý bằng tiền của một doanh nghiệp đang có nhiều trục trặc về pháp luật là một kiểu phản bội dồng nghiệp, phản bội chính các phóng viên, biên tập viên cấp dưới. Nhục như ...!
Dân Miệt Vườn
(Blog Bùi Văn Bồng )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét