Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Chính trị VN: 'Thả tù chỉ là chiến thuật' - TP HCM có tân Phó Bí thư Thành ủy

Vài suy nghĩ về việc Nhà nước thả các tù nhân trong mấy ngày đầu tháng 4/2014

Trong mấy ngày đầu tháng 4/2014 này, tin vui, thậm chí là rất bất ngờ đến với những người quan tâm đến tình hình chính trị Đất nước, đó là việc Nhà nước đã thả 3 người tù, gồm: Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung.

Với TS Cù Huy Hà Vũ, anh cùng vợ là LS Nguyễn Thị Dương Hà đã đến Mỹ hôm 07/4. Nhìn nụ cười và khuôn mặt rạng rỡ của LS Nguyễn Thị Dương Hà, tại phi trường Dulles International Airport, Hoa Kỳ, hôm 07/4, rất nhiều người mừng cho anh chị. Thiết nghĩ, với một người mang bệnh về tim và một số bệnh hiểm nghèo khác như Cù Huy Hà Vũ, việc anh được ra tù, cho dù với bất kỳ lý do, và nguyên nhân gì đi nữa, thì đó là điều hạnh phúc không chỉ riêng đối với cá nhân, gia đình anh… mà là của tất cả những ai quan tâm và biết về anh qua những cống hiến của anh cho phong trào dân chủ, cho Đất nước trong mấy năm qua.

Kể từ hôm hình ảnh Cù Huy Hà Vũ đến Mỹ, đã có nhiều bài viết về anh, mừng cho anh cũng nhiều, và trách anh (vì ra nước ngoài) cũng có…; với người viết bài này, tôi cho rằng, nhìn nhận và đánh giá như của tác giả Phạm Chí Dũng, trong bài viết “Phạm Chí Dũng: Hãy để yên cho ông Cù Huy Hà Vũ sống như một người bình thường” (1), là một quan điểm đúng đắn nhất!

TS Cù Huy Hà Vũ và vợ LS Nguyễn Thị Dương Hà, hớn hở sung sướng khi đặt chân xuống phi trường Dulles International Airport, ngày 7 tháng 4, 2014.

Với hai người còn lại trong đợt “đặc xá” vừa rồi, là Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung, việc các anh ra tù cũng đầy bất ngờ, không chỉ với những ai quan tâm, mà còn bất ngờ ngay cả với các anh, cũng như gia đình, người thân của hai anh… Thông tin trên báo chí của các hãng thông tấn nước ngoài như BBC, VOA, RFI, RFA trong ngày 12/4 cho ta biết điều đó.

Hy vọng tới đây, tất cả những “tù nhân lương tâm” (theo cách gọi giới truyền thông nước ngoài và cộng đồng mạng…), như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh… đều sẽ được trả tự do.

Sau đây là vài suy nghĩ của người viết, nhân việc Nhà nước trả tự do cho 3 người nói trên:

I. Bắc Kinh không phải là chỗ dựa an toàn cho bất kỳ ai ở Việt Nam

Có lẽ, trên 95% người Việt Nam, từ khi đến tuổi trưởng thành về cuối đời, không ai là không biết đến hai cái tên Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống; mặc dù hai vị này, một vị đã chết cách đây gần 700 năm (Trần Ích Tắc: 1254-1329), và một vị chết cách đây hơn 200 năm (Lê Chiêu Thống: 1765-1793); Nhân Dân Việt Nam luôn lấy hai người này để nguyền rủa những kẻ làm tay sai cho phương Bắc. Đây là bài học cho những ai hôm nay muốn dựa vào Bắc Kinh để giữ quyền lực.

Chưa hết, chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc là nước có truyền thống lưu trữ các tài liệu về mặt Nhà nước. Lịch sử Việt Nam mà mọi người chúng ta đã được học, được biết đến ngày nay hầu hết đều được sưu tầm, dịch ra từ tiếng Hán [điều này có lý do của nó, vì với hàng nghìn năm đô hộ, Bắc thuộc và gây chiến tranh xâm lược… các triều đại phương Bắc đã có chủ trương đốt sạch, hoặc tịch thu tất cả những gì là văn hóa Việt để đem về Trung Hoa; chưa kể đến việc, Việt Nam liên miên có chiến tranh (nội chiến và xâm lược), cho nên các sử liệu bị mất, thất lạc…]. Vậy thì, tất cả những góc khuất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đến nay, cũng không là ngoại lệ. Không bao lâu nữa, tất cả rồi sẽ được (hoặc bị) chính người Trung Quốc tuyên bố, hoặc khi có sự thay đổi thể chế chính trị tại Trung Quốc sau này.

Chắc chắn một điều rằng, mai đây, khi sự thật đã được phơi bày, thì không ai có thể chạy trốn được lịch sử.

Tài liệu về HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ (2), trong khi ở Việt Nam không mấy ai biết (ngay cả đến các Ủy viên trung ương), thì chính người Trung Quốc đã công bố, đó là bài học đắt giá cho những kẻ tìm đến Bắc Kinh nhằm kiếm giải pháp duy trì chế độ, mà những kẻ đó đang còn sống đến hôm nay. Chắc là, nếu linh thiêng, Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống, dưới mồ sẽ mỉm cười, vì đã có hậu bối nối dài trong danh sách bán nước để chia bớt những nỗi nhục với họ?!

“HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ”, tài liệu và ảnh do chính người Trung Quốc đưa ra,liệu các Ủy viên trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam tất cả các khóa, đã mấy ai biết được sự thật này?

Sự kiện năm 1988, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, khi phía Trung Quốc đưa ra video clip (https://www.youtube.com/watch?v=aqblBfAfIrA), chúng ta mới biết rằng, những người lính Việt Nam không hề được cầm súng bắn lại kẻ thù… Kẻ nào ra lệnh để những người lính Việt Nam buộc phải làm bia đỡ đạn cho bọn giặc cướp nước? Lịch sử đã một phần và sẽ trả lời đầy đủ. Thật nhục nhã cho những kẻ và gia đình của họ, khi họ sẽ là danh sách nối dài của những Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống, tạo thành một trang đen trong lịch sử Việt Nam.

Cách đây mấy tháng, người viết bài này có đọc được một comment của một ai đó trên diễn đàn mạng, đại ý: “Mọi thứ có thể che dấu được, ngoại trừ ba thứ: Mặt trời, Trái đất và Sự thật”; Hy vọng, những ai còn đang suy nghĩ dựa vào Bắc Kinh để giữ quyền lực, hoặc che dấu sự thật…, thì hãy tỉnh ngộ để không là nỗi nhục cho dòng họ, con cháu sau này…

Rồi đây, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm tựa như “Bên thắng cuộc”, hoặc “Đêm giữa ban ngày”, ra đời, mà tác giả của những tác phẩm ấy đang còn sống, khỏe mạnh, và không ai dám nói rằng, họ đã xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử.

Trên đây là nói về tài liệu, sử liệu; còn đô la xanh, thẻ xanh… thì sao?

Có một điều lạ, chưa thấy ai là người Việt Nam chọn Trung Quốc làm nơi định cư; thậm chí khi phạm tội, cũng muốn chạy sang Mỹ để sống nốt đời còn lại, như Dương Chí Dũng, hay Huyền Như (trong vụ tham nhũng hàng nghìn tỷ ở Ngân Hàng VietinBank) là những ví dụ… Đặc biệt, những người giàu có, đặc biệt là các ông có chức, có quyền, khi đã có nhiều tiền, thì chủ yếu là chọn Mỹ và tiếp sau là các nước phương Tây để gửi con đi du học; không ít người đang “chạy” thẻ xanh cho con cái để được là công dân Mỹ sau này.

Không những thế, ngay cả người Trung Quốc cũng muốn chạy khỏi Tổ Quốc của họ với rất nhiều lý do, riêng với các “quan” thì: “… qua điều tra đối với 3.300 người có tài sản mức 10 triệu tệ trở lên thì có 2/3 đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để được định cư dưới hình thức di dân, 1/3 đã có tài sản ở nước ngoài”(3). Vậy là, gần như 100% người giàu ở Trung Quốc muốn chạy khỏi đất nước này, với mục đích là: “Thứ nhất do không khí và môi trường sinh thái ở Trung Quốc hiện đã ô nhiễm đến mức báo động; thứ hai là mong muốn con cái được hưởng nền giáo dục tốt hơn so với trong nước” – cũng bài báo trên cho biết.

Các công bộc “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Trung Quốc (và cả ở Việt Nam), đang tìm đến các nước Âu, Mỹ để tìm cuộc sống mới, an toàn…, sau khi đã cướp, vơ đầy túi tham, bằng việc lợi dụng chức quyền trong chế độ độc đảng lãnh đạo.

Những dẫn chứng trên đây để cho thấy, Bắc Kinh không phải là chỗ dựa an toàn (về thanh danh, tiền bạc, định cư…) cho bất kỳ ai ở Việt Nam. Đừng hy vọng sẽ dấu Nhân Dân Việt Nam được mãi, cho dù chỉ là những văn bản, tài liệu… mà họ đã lừa dối Nhân Dân để thỏa thuận với Bắc Kinh trước đây.

II. Tín hiệu gì từ phía Chính quyền Việt Nam sau khi thả các tù nhân?

Lý do thì có thể nhiều, riêng người viết bài này có mấy dự đoán sau:

1. Lãnh đạo Việt Nam lo sợ sự sụp đổ kinh tế kéo theo nguy cơ sụp đổ chế độ và những bạo loạn có thể xảy ra

Sau gần 30 năm tiến hành “Đổi mới” (từ 1986); với chính sách ngoại giao khôn khéo; đồng thời, bộ máy tuyên truyền đã không ngừng thổi phồng về những thành tựu “thu hút vốn đầu tư nước ngoài” [gồm vốn vay ưu đãi ODA, vốn đầu tư trực tiếp FDI…]; tự mê hoặc lãnh đạo Đảng, thường chỉ là những người học Mác-Lê nin, rằng Việt Nam sẽ hóa “rồng châu Á”, hóa “hổ châu Á”… Trong khi, những tiền đề cho phát triển (công nghiệp chế tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cao…) thì đều bị các nhóm lợi ích thâu tóm và triệt tiêu (ngành công nghiệp ô tô là điển hình). Đến bây giờ nhìn lại, Việt Nam không có bất kỳ một sản phẩm nào để được thế giới biết đến, ngoại trừ “là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới” (nhưng Nông dân lại đang trong tình trạng đói nghèo, bần cùng…). Việc sử dụng vốn vay nước ngoài một cách lãnh phí (chủ yếu dùng vào đầu tư công để có cơ hội tham nhũng, và chi trả lương cho bộ máy hành chính khổng lồ mà ta hay gọi “3 trong 1”, gồm: Đảng, Chính quyền và các đoàn thể của Đảng lập ra), và đến nay đã bắt đầu thời kỳ chi trả, và không có khả năng chi trả. Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự sụp đổ.

Việc không tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới trong suốt hai mươi năm qua; đồng thời lại để cho Trung Quốc thâu tóm gần như toàn bộ thị trường hàng tiêu dùng, làm cho công nghiệp xuất hàng tiêu dùng (gọi là công nghiệp nhẹ) cũng không thể phát triển được, và đến hôm nay, ngoài bán tài nguyên để trả nợ, Việt Nam không có một nguồn thu nào khác để trả nợ. Nhiều tỉnh thu thuế không đủ trả lương cho bộ máy hành chính, thì lấy đâu ra tích lũy để đầu tư công?

Đến thời điểm này, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn phải trả các khoản vay và lãi vay, mỗi năm ước khoảng 5 tỷ đô la (khoảng 100.000 tỷ đồng mỗi năm); và như vậy, toàn bộ những yếu kém và những tính toán sai lầm trước đây, thì nay bắt đầu đến lượt nó tác động ngược trở lại, gây nên khủng hoảng mọi mặt, toàn diện… như đang diễn ra.

Một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động”, do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện, cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore” (4); “Thành quả” của gần 30 năm “đổi mới” của Việt Nam là như vậy đấy!

2. Lãnh đạo Việt Nam đã thức tỉnh và đang đi tìm lối thoát

Đảng cộng sản Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối. Cương lĩnh “Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”, thực sự đã lỗi thời và bế tắc. Một chính đảng khi đã không còn tìm ra cương lĩnh và phương hướng hành động phù hợp với thực tiễn, và thời đại…, thì sẽ đi đến diệt vong. Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn cuối của tiến trình này.

Những người cộng sản thực sự đã mất lý tưởng từ lâu rồi; từ cấp cơ sở là xã phường cho đến cấp cao nhất (người càng có nhận thức thì đã sớm vứt bỏ). Thực chất, điều hành Việt Nam hiện nay là các nhóm lợi ích. Nhưng cũng có thể phân chia thành 2 “phe” chính: Phe bảo thủ thân Tàu, và phe “Dân chủ”.

Phe thân Tàu cũng đã nhận ra rằng, không thể dựa vào Bắc Kinh được nữa, vì Bắc Kinh cũng đang gặp phải vấn nạn tham nhũng, phe phái, mâu thuẫn, đấu đá nội bộ, mâu thuẫn sắc tộc… và cũng đang đi đến sụp đổ; Phe thân Tàu buộc phải nhượng bộ phe “Dân chủ” để còn hy vọng là sau này không bị quy kết, vạch mặt là kẻ bán nước khi thể chế thay đổi.

Từ những khó khăn, bế tắc nói trên, cùng với sức ép của quốc tế, nên buộc lãnh đạo Việt Nam phải thả các tù nhân nhằm đổi lấy việc được kết nạp là thành viên của TPP trong năm 2014 đang như là mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barak Obama, hôm 25.3, tại The Hague-Hà Lan, nhân “Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba”(5), thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “khẳng định quyết tâm cùng Mỹ và các thành viên sớm kết thúc đàm phán TPP theo tinh thần quan tâm thỏa đáng đến lợi ích và sự chênh lệch về trình độ phát triển. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Mỹ quan tâm thỏa đáng tới các lợi ích của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán, đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam”.

3. Tín hiệu lạc quan

Cái khó hôm nay của lãnh đạo Việt Nam, đó chính là muốn thoát ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh mà chưa thể được vì nhiều lý do, một trong những lý do quan trọng là nền kinh tế Việt Nam đã phụ thuộc sâu vào Trung Quốc, không thể thay đổi, cắt đứt chỉ trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, trong thế buộc hiện nay, cũng đã thống nhất được với nhau ở quan điểm lớn, đó là: Phải thoát khỏi Bắc Kinh.

Dưới thời của các ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng, vai trò cá nhân của TBT không còn độc quyền như trước, vì vậy cũng là một cơ hội để thay đổi. Sau một thời gian dài với sự kiêu ngạo và ấu trĩ… thì nay, lãnh đạo Việt Nam đã xác định phải trở lại với Nhân Dân, phải dựa vào Dân. Việc dự kiến “Một lễ cầu siêu sẽ được tổ chức tại Trường Sa để ghi nhận công lao của những anh hùng, liệt sĩ nhiều thế hệ, kể cả những người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cũng như các thuyền nhân thiệt mạng ngoài biển Đông” (6), như các báo đưa tin trong ngày đầu tháng 4.2014 như là một tín hiệu nhằm lấy lại lòng dân, cũng như muốn để được sự ủng hộ của 4 triệu Việt kiều ở Hải ngoại.

Việc thả tù nhân cũng là một giải pháp để được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong cải cách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

4. Thời điểm và giải pháp phù hợp cho sự thay đổi

Do đã phụ thuộc sâu rộng vào Bắc Kinh, cho nên thời điểm để Việt Nam thay đổi chỉ có thể diễn ra khi:

- Phe “Dân chủ” thực sự mạnh, chiếm ưu thế áp đảo trong nội bộ Đảng, và được sự ủng hộ của Nhân Dân chủ động để thay đổi.

- Cần một biến cố bên Trung Quốc (có thể là không lớn lắm) về kinh tế, chính trị… làm thời cơ để thay đổi.

Trong một bài viết có tựa đề “Cù Huy Hà Vũ” (7), đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 13.4.2013 của TS Phạm Trọng Chánh, một người sống ở Pari lâu năm, từng là bạn với cụ Cù Huy Cận; trong bài viết của mình, ngoài việc nói về Cù Huy Hà Vũ, TS Phạm Trọng Chánh đưa ra quan điểm, một góc nhìn rất mới (phải chăng, do có thời gian sống lâu ở Tây Âu, tác giả có sự do sánh giữa Mỹ và các nước châu Âu, nên mới rút ra được?), cần được nghiên cứu để áp dụng tại nước ta trong điều kiện hiện nay, đó là:

“Dân chủ chính trị lưỡng đảng là một thể chế hoàn hảo nhất của nhân loại ngày nay, nó tránh tình trạng độc tài tham nhũng chế độ độc đảng, nó tránh tình trạng manh mún hàng trăm đảng mà không có đảng nào có thực lực nắm đa số quốc hội. Tam Quyền Phân Lập: độc lập giữa Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Tránh tình trạng vừa đá banh vừa là trọng tài. Chính trị lưỡng đảng khi đảng thắng cử họ chỉ thay đổi khoảng từ 300 đến 3000 người lãnh đạo, khác với độc đảng hàng triệu người bị loại khỏi guồng máy quốc gia. Khác với hàng trăm đảng hỗn loạn không tìm ra một gương mặt nào sạch sẽ. Từ giã chế độ độc đảng tránh cho nhân dân tình trạng một cổ hai tròng, mỗi chức vụ hành pháp đều có một ông đảng kế bên, lương bổng phải trả hai lần, hai người cùng làm một nhiệm vụ. Chế độ chính trị lưỡng đảng là một thể chế hào hứng, nhân dân góp phần trực tiếp bầu người lãnh đạo từ Tổng thống, Quốc hội Thượng Viện, Hạ Viện cho đến cơ cấu địa phương làng xã, thành phố”.

Với tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay, TS Phạm Trọng Chánh đưa ra quan điểm:

“Tất cả những tiên đoán Dân chủ Việt Nam sẽ khai sinh khi Đảng Cộng Sản Việt Nam sụp đổ, khi Chính phủ Việt Nam sụp đổ như Đông Âu, điều này sai lầm. Trong hoàn cảnh đất nước trước áp lực Trung Quốc đang bành trướng tham vọng một nền kinh tế thứ hai địa cầu, sự suy yếu của Việt Nam sẽ là một nguy cơ cho dân tộc Việt Nam. Việt Nam sẽ tiến đến dân chủ trong một thế mạnh, sau ba thập niên phát triển kinh tế. Việt Nam cần thiết phải cải tổ hệ thống chính trị của mình. Hệ thống chính trị độc đảng đã lỗi thời, guồng máy khai sinh từ trong chiến tranh không còn thích ứng với hoàn cảnh Hội nhập Kinh tế Toàn cầu. Không chỉ có một Cù Huy Hà Vũ, hay Nguyễn Tiến Trung thao thức cải tổ, mà hàng vạn cựu du học sinh sau bao nhiêu năm du học tại nước ngoài, hàng trăm ngàn trí thức đào tạo trong nước, toàn dân Việt Nam cũng đã thức tỉnh trước sự lạc hậu của hệ thống chính trị Việt Nam. Những nhà chính trị Việt Nam hiện tại đang nắm giữ quyền lực chỉ còn có một lựa chọn là trở nên những bà mụ tốt bụng hiền lành, làm công việc khai sinh một nền dân chủ cho Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, từ sự kiện Lê Hoàn nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn nhà Lý, đến những đổi mới năm 1986, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những sáng kiến thay đổi tài tình, chúng ta hy vọng và đặt hy vọng vào tương lai Việt Nam vào thế hệ trẻ, chí tung thẳng trời xanh của Việt Nam”.

Thiết nghĩ, đó cũng là giải pháp phù hợp nhất hiện nay trong điều kiện của Việt Nam.
13.4.2014
Hoàng Mai
Boxitvn.net
--------
Bài tham khảo:
(1) http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140410-pham-chi-dung-hay-de-yen-cho-ong-cu-huy-ha-vu-song-nhu-mot-nguoi-binh-thuong
(2) http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/12/hoi-nghi-thanh-o.html
(3) http://www.tienphong.vn/the-gioi/nguoi-trung-quoc-vung-tien-mua-quoc-tich-ngoai-676268.tpo
(4) http://nld.com.vn/cong-doan/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu-vuc-2012033107222749.htm
(5) http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/viet-nam-hoan-thien-phap-luat-ve-hat-nhan-20140325215616865.htm
(6) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/601435/cau-sieu-cho-tat-ca-nhung-nguoi-hy-sinh-vi-bien-dao.html
(7)http://www.defilter.us/browse.php?u=Mv9io9J46VTyZ8vQJKegDX5X6fD0aD7nmcuvny3U0aziu0iQVcCtEbrDoSUsGeDT7A%3D%3D&b=29

Chính trị VN: 'Thả tù chỉ là chiến thuật'

Các nhà lãnh đạo Việt Nam từ trái sang - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Ông Thayer nói các nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ thay đổi vì lợi ích trước mắt

Nhà quan sát Carl Thayer nói việc thả các nhà bất đồng chính kiến mới đây chỉ là chiến thuật thay vì là chiến lược của Hà Nội.

Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói:

"Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.

"Bởi vậy Việt Nam đã hành động nhanh chóng để gỡ bỏ những rào cản vốn có thể khiến Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua hai hiệp định này."

Ông Thayer cũng nói Bộ Chính trị Việt Nam đã ra nghị quyết từ năm ngoái về việc gia nhập càng nhiều tổ chức đa phương càng tốt và chuyện thả tù nhân của Hà Nội là cố gắng để thực hiện nghị quyết này.

Mặc dù vậy vị giáo sư cũng nói việc thả người chỉ là chiến thuật chứ không phải chiến lược của Việt Nam.

Ông nhận định chính trị nội bộ ở Việt Nam có thể làm cho mọi thứ thay đổi kể cả sự nhượng bộ tạm thời hiện nay.

"Trước khi vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO Việt Nam cũng thả một số nhà bất đồng chính kiến.

"Nhưng sau đó họ bắt còn nhiều hơn."

Ông Thayer cho rằng tình hình càng phức tạp và dễ thay đổi khi chỉ còn hai năm nữa là đến Đại hội Đảng sắp tới.

"Có thể sẽ có những tiếng nói chỉ trích mà họ không thể chấp nhận được.

"Và khi đó sẽ có sức ép phải dập tắt những chỉ trích đó."
Kiếm ghế tổng bí thư?
"Họ vừa thả những người bất đồng chính kiến vừa dò xét phản ứng của Hoa Kỳ." - Giáo sư Carl Thayer
Nhà quan sát Việt Nam lâu năm cho rằng Việt Nam đang mặc cả với Hoa Kỳ và cũng đang để ý tới tư cách mới của họ trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

"Họ vừa thả những người bất đồng chính kiến vừa dò xét phản ứng của Hoa Kỳ.

"Bởi vì cũng sẽ có những ý kiến nói rằng thả để làm gì nếu cuối cùng Quốc hội Hoa Kỳ vẫn không thông qua TPP và Hiệp định 123."

Ông Thayer cũng cho rằng Việt Nam sẽ chỉ có những động thái vừa đủ để Washington có thể nói với Quốc hội rằng Hà Nội đã có những cố gắng và Hà Nội cũng hiểu Hoa Kỳ cũng có những lợi ích và quan tâm ngoài nhân quyền.

Ông chỉ ra rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang đã được mời tới Nhà Trắng ngay cả khi Việt Nam không đạt những tiến bộ về nhân quyền mà Hoa Kỳ đòi hỏi.

Về lâu về dài, ông Thayer nói, Việt Nam sẽ giữ chính sách bảo thủ cố hữu với những người chỉ trích họ.

Vị giáo sư nói ông không tin rằng nhân sự mới trong dịp Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong hai năm tới sẽ có những thay đổi cấp tiến.

Ông cũng bình luận rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn chuyển sang làm tổng bí thư Đảng Cộng sản sau hai nhiệm kỳ thủ tướng và ông muốn là một "tổng bí thư mạnh".

Điều đó đồng nghĩa với chuyện ông Dũng phải có một 'thủ tướng đồng minh', người mà hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về chuyện ai sẽ là một thủ tướng như thế nếu ông Dũng thực sự có thể trở thành tổng bí thư tại đại hội Đảng tới đây.
(BBC)

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành ủy

Ông Võ Văn Thưởng làm bí thư thành ủy Quảng Ngãi từ 8/2011

Ông Võ Văn Thưởng vừa thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi để nhận chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đảng CSVN TP Hồ Chí Minh.

Theo báo Tuổi Trẻ, đoàn công tác của Bộ Chính trị Đảng CSVN do ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, làm trưởng đoàn đã công bố quyết định phân công ông Thưởng vào vị trí mới này tại Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM.

Ông Võ Văn Thưởng vào thay vị trí ông Nguyễn Văn Đua, người về hưu theo chế độ từ 1/4.

Quyết định miễn nhiệm chức Bí thư Quảng Ngãi của ông sẽ chính thức có hiệu lực từ 17/4.

Như vậy, ông Thưởng đã thế chỗ cho phương án cơ cấu của Trung ương là ông Nguyễn Khắc Định.

Hồi tháng Ba, danh sách 44 cán bộ được Trung ương cơ cấu được công bố, trong đó ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được 'điều về giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP HCM'.

Không rõ phương án của Trung ương bị thay đổi tại địa phương vì lý do gì và thông qua hình thức nào, bỏ phiếu hay không.
Bí thư Quảng Ngãi

Đây là chi tiết đáng chú ý, nhất là khi Đảng CSVN sắp có Hội nghị Trung ương 9.

Ông Nguyễn Khắc Định, 50 tuổi, là cán bộ có nhiều năm công tác tại Văn phòng Chính phủ, từng giữ chức vụ trưởng Vụ Thư ký – Biên tập và được bổ nhiệm làm trợ lý của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2008.

Tuy nhiên ông không phải ủy viên Trung ương.

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sinh năm 1970, quê quán Vĩnh Long. Ông có học vị thạc sỹ triết học, cao cấp lý luận chính trị.

Trước khi trở thành Bí thư Quảng Ngãi tháng 8/2011, ông làm Bí thư Thường trực và sau đó là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản trong hai khóa liền.

Với chức Phó Bí thư, ông là lãnh đạo trẻ tuổi nhất tại đô thị lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm này.

Hồi tháng 10 năm ngoái, trong vị trí bí thư tỉnh ủy, ông Thưởng đã gây tiếng vang khi xin lỗi người dân trong vụ hàng nghìn người dân biểu tình, bắt giữ ba công nhân khai thác cát và cắt đứt quốc lộ Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh.

Trong vụ đó, hai công ty có giấy phép hoạt động của tỉnh đã bị người dân địa phương cáo buộc cố tình "tận thu cát" gây sạt lở nhà cửa và hồ nuôi tôm của người dân địa phương, gây tắc luồng lạch ra khơi và giao thông đường biển, đường thủy trên địa bàn.

Người dân phản ứng bằng cách xuống đường biểu tình, gây gián đoạn giao thông trên đường quốc lộ.
Cơ cấu luân chuyển 
 
Ông Nguyễn Xuân Anh nay chỉ còn giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Trong khi đó ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2011–2016) trong một phiên họp bất thường của HĐND TP Đà Nẵng vào sáng 14/04, theo Bấm truyền thông trong nước.

Cũng trong phiên họp bất thường này, HĐND TP Đà Nẵng đã miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh (38 tuổi). Nay ông chỉ còn đảm nhận chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Xuân Anh được bổ nhiệm vào chức Phó Chủ tịch Đà Nẵng năm 2011, lúc đó từng được coi là người trẻ nhất từng nhận vị trí này.

Ông Xuân Anh là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Trong danh sách các cán bộ Đảng được cơ cấu luân chuyển gần đây, có nhiều gương mặt liên quan lãnh đạo đương chức hoặc cựu quan chức.

Trưởng ban Truyền hình đối ngoại, Đài truyền hình Việt Nam Bạch Ngọc Chiến - con rể Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị, được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Người được cho là em trai Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang - Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, được giới thiệu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, con rể Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Ngô Văn Dụ, được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.

Con trai cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Ngọc Hoàn - ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Bộ Giao thông Vận tải được giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
BBC

Thượng tá công an cửa khẩu sân bay: “Tôi là luật”

Đó là câu nói của ông Thượng tá công an Vũ Xuân Ái khi làm nhiệm vụ tại đồn cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM dùng để ngăn cản phóng viên Huyền Trang của Truyền Thông Chúa Cứu Thế xuất cảnh vào lúc 21g ngày 12/4/2014.

Phóng viên Huyền Trang sau khi bị 4 an ninh sân bay dùng vũ lực đưa ra ngoài

Được biết khi làm thủ tục xuất cảnh, an ninh sân bay đã tịch thu hộ chiếu của phóng viên Huyền Trang và ngăn cấm cô cấm xuất cảnh nhưng không chỉ dẫn ra lý do và điều luật rõ ràng.

Khi cô Trang phản ứng cho sự hành xử tùy tiện, và yêu cầu những an ninh sân bay Tân sơn Nhất tuân thủ đúng quy định pháp luật về việc quản lý xuất nhập cảnh, thì cô ấy bị một nam an ninh sân bay đánh vào cổ họng và bị 3 nam an ninh khá kẹp cổ lôi ra bên ngoài.

Cô Trang cho biết việc tịch thu hộ chiếu không được lập biên bản, cũng như không có Quyết định cấm xuất cảnh mà chỉ được thực hiện qua câu nói miệng của Thượng tá Ái: “Tôi là luật”.

Thượng tá Vũ Xuân Ái (đang chỉ ngón tay)

Các hành vi cấm xuất cảnh như vừa nêu thường xuyên diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian vừa qua.

Trong vòng 3 tháng trở lại đây nhiều nhà hoạt động, nhà báo, blogger đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền bị ngăn chặn xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu với cùng lý do “an ninh quốc gia”.

Theo một danh sách của “Hội người bị cấm xuất cảnh” đã ghi nhận được 47 thành viên, nhưng trên thực tế những người bị cấm xuất cảnh vì lý do này nhiều hơn rất nhiều.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, danh sách do an ninh lập ra để cấm các nhà hoạt động xuất cảnh đã lên tới con số 2.000 người. Nhưng tất cả đều không được thông báo trước mà chỉ khi làm thủ tục xuất cảnh mới được biết.

Theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ, người có thẩm quyền cho việc ngăn cấm xuất cảnh là Bộ trưởng Bộ Công An và phải ra quyết định bằng văn bản. Nhưng chưa bao giờ việc cấm xuất cảnh này được tiến hành theo đúng trình tự và thủ tục pháp lý.

Cho đến nay tất cả các khiếu nại hay khởi kiện cho việc cấm xuất cảnh này đều không được tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết.

Phóng viên Huyền Trang kể lại câu chuyện bị cấm xuất cảnh của mình
https://www.youtube.com/watch?v=xI-oLI3rEus&noredirect=1
Phạm Vương Lê Các
Theo blog Cùi Các

Hoàng Đức Doanh - Quân tử phát ngôn


“Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội - Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.

Quân tử phát ngôn

Quân tử mà nhất ngôn
Ấy là quân tử dại
Nếu nói đi, nói lại
Đích thị quân tử khôn.

Ngài chủ tịch phát ngôn
Rất xứng tầm quân tử
Đúng là người nhiều chữ
Nói năng rất nhuận mồm.

Tính ngài không ôm nhồm
Việc nào ra việc ấy
Để nhân dân đều thấy
Quốc hội tức là dân !

Ngài khẳng định toàn phần
Dân quyết sai Dân chịu
Ai đứng ra mà cứu ?
Kỷ luật ai bây giờ ?

Quốc hội chớp thời cơ
Cho nên ra nghị quyết
Dự án quốc hội duyệt
Đúng, sai Dân vui lòng.

Ngài không thích dài dòng
Là người đang đại diện
Để họp bàn cho tiện
Nếu đúng Dân được nhờ.

Không được phép lơ mơ
Phải hiểu cho cặn kẽ
Ngài không thêm lý lẽ
Vì quốc hội là Dân .

Cứ thế ngài chuyên cần
Phát ngôn rất chu đáo
Không bao giờ tếu táo
Mọi sự đều họp bàn .

Đúng là giọng nhà quan
Nói có gang, có thép
Không phải giọng phọt phẹt
Trôn trẻ bệnh đi ngoài !

Chuyện sáng đúng, chiều sai
Lâu nay đều như thế
Bây giờ ngài thừa kế
Giọng quân tử phát ngôn.

Nguyên văn phát ngôn của
chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng :
Quốc hội tức là dân, dân quyết sai
dân chịu chứ kỷ luật ai .

Ngày 16/4/2014
Hoàng Đức Doanh


Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Báo Tuổi trẻ liều mạng “chơi” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trơ trẽn “nịnh” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nhớp nhúa trong trò chơi phục vụ quyền lực chính trị cá nhân, sử dụng ngòi bút tống tiền doanh nghiệp, nạn tham nhũng tràn lan từ những khoản từ thiện của bạn đọc, doanh nghiệp đến những khoản tham nhũng vặt, tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trai gái nhan nhản tại tòa soạn báo Tuổi trẻ từ “tổng hành dinh” 60A Hoàng Văn Thụ đến các văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ từ nam chí bắc. Không lạ khi từ thời Phạm Đức Hải “bỗng dưng” trở thành Tổng biên tập dưới áp lực của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, tờ báo Tuổi trẻ “tự nhiên” xuống dốc không phanh khi chính thức trở thành cái loa truyền thông của ông Trương Tấn Sang và nay lại đèo bồng thêm ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc và còn vị mới nổi nữa mà Người Trong Cuộc sẽ từ từ tiết lộ, nhưng trước hết, hãy xem Phạm Đức Hải đã chỉ đạo báo Tuổi trẻ "đối xử" với các vị lãnh đạo quốc gia như thế nào?

Những bản “hùng ca” của Đức Hải đã đưa tờ Tuổi trẻ nổi tiếng một thời xuống bùn?
Đầu tiên phải kể đến đối xử của báo Tuổi trẻ đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, độc giả có thể thấy hầu hết các bài viết trên báo Tuổi trẻ về ông Nguyễn Phú Trọng đều “made in” TTXVN theo kiểu miễn cưỡng phải đưa, không hề có bất cứ một sự “đầu tư” nào để có bài viết cho “ra hồn” về Tổng Bí thư, có chăng chỉ là một số tin bài với số dòng đếm được trên đầu ngón tay, làm cho có lệ của đám phóng viên tại các Văn phòng đại diện, giật tít các phát biểu ngây ngô, vô thưởng vô phạt, dưới tầm của một nguyên thủ quốc gia, đại loại như “Tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 9/10/2013), “Những gì giải quyết được phải giải quyết ngay” (phát biểu kiểu “trồng cây gì, nuôi con gì” trên báo Tuổi trẻ ngày 8/12/2013), “năm ngoại giao được mùa” (nói về công tác ngoại giao của Việt Nam mà ông Nguyễn Tấn Dũng là tác nhân chính trong năm 2013), “Phải biến giá trị truyền thống thành sức mạnh vật chất” (báo Tuổi trẻ số ra  ngày 18/3/2014), “Hết đất, Đà Nẵng dựa vào đâu để phát triển?” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 19/3/2014),…

Nhưng có lẽ cú shock truyền thông nặng nhất mà ông Tổng Trọng phải gánh chịu bởi báo Tuổi trẻ là hôm sáng ngày 28/9/2013 khi ông cầm trên tay tờ Tuổi trẻ, đập vào mắt ông là dòng tít: “TBT Nguyễn Phú Trọng: Chỉ nên áp dụng hai mức tín nhiệm” khiến ông vô cùng ngỡ ngàng, không lẽ mình “lú” tới mức phát biểu thế này mà mình không nhớ? Xem kỹ thì trong bài báo Tuổi trẻ đã biến phát ngôn của cử tri Nguyễn Văn Sơn (phường Quán Thánh) thành phát biểu của Tổng bí thư phủ nhận “công trình” lấy phiếu tín nhiệm mà chính ông Trọng và Ban Thường trực Nghị quyết TW4 đã khởi xướng nhưng “lỡ thất bại”… Uy tín của Tổng Bí thư từ lâu đã là dấu chấm hỏi rất to trong lòng nhân dân thì nay lại “nhờ” báo Tuổi trẻ mà ông lại trở thành tâm điểm cho người dân bàn tán, cười cợt.

Báo Tuổi trẻ đã làm nhục Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi dựng chuyện, bịa đặt lời phát biểu của cử tri thành phát ngôn của ông theo kiểu “tự vả vào mặt mình”
Ngược lại với ngài Tổng Bí thư “đáng thương”, vai trò của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại thể hiện “cực kỳ sinh động” trên báo Tuổi trẻ, thậm chí là “cực kỳ hài” với những bài viết mang tính “pi a” dày đặc từ tay bồi bút Giáng Hương (tức Nguyễn Văn Thanh, Quốc Thanh) thực hiện mà bạn đọc đã biết rõ trong bài viết trước khi “Giáng Hương” chấp bút cho hàng loạt các phát biểu ấn tượng của ngài Chủ tịch nước như: “Như một cử tri đã nói trước kia là một con sâu làm rầu nồi canh, bây giờ nhiều con sâu lắm. Thật hết sức xấu hổ, nhưng không lẽ cứ để hoài như vậy. Một con sâu, rồi nhiều con sâu đã thấy nguy hiểm rồi, còn để có một bầy sâu thì chết đất nước này!” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 09/05/2011) , “Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào” (bài “phỏng vấn” của Quốc Thanh trên báo Tuổi trẻ ngày 25/6/2012); “Ai làm quan cũng một lúc thôi, chứ có ai làm quan suốt đời. Làm sao khi về vườn còn gặp nhau vui vẻ” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 1, ngày 26/4/2013 do Quốc Thanh biên soạn); “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá (!?) Còn câu "Một bộ phận không nhỏ" là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy…” (trích “dự thảo” tiếp xúc cử tri Quận 4, ngày 10/10/2013);...
Ngay cả trong những sự kiện lớn của đất nước chẳng liên quan gì đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhưng Phạm Đức Hải và bộ sậu báo Tuổi trẻ còn tranh cãi “nảy lửa” với nhau để tìm cách lồng ghép hình ảnh, phát biểu của ngài Chủ tịch nước vào để lấy lòng, nịnh Trương Tấn Sang. Chẳng hạn như vào các đợt kỷ niệm Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, báo Tuổi trẻ năm nào cũng trơ trẽn gán hình ảnh ngài Chủ tịch nước vào các bài viết, phóng sự liên quan, dù trong giai đoạn lịch sử hào hùng, đau thương của dân tộc này không có bất kỳ dấu ấn nào mang tên Trương Tấn Sang cả, ngay cả cách cầm súng có lẽ Trương Tấn Sang còn chưa biết, nói chi đến biết đánh giặc (Bà con lưu ý : Năm 1979, khi toàn bộ đồng bào và chiến sĩ cả nước đang hướng về cuộc chiến vệ quốc khốc liệt đang diễn ra ở cả 02 đầu biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc thì ngài “Thành ủy viên dự khuyết” Trương Tấn Sang vẫn còn đang bận bịu suy tư với việc “nuôi con gì, trồng cây gì” ở nông trường Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TPHCM).
Cũng không phải phi lý khi Chủ tịch nước chỉ nhắc đến sân sau truyền thông của mình là báo Tuổi trẻ mà không phải bất kỳ tờ báo nào khác khi thăm Thụy Điển tháng 9/2013 khi phát ngôn trước đông đảo kiều bào: “Bài báo Tuổi Trẻ rất cảm động!” và ngài còn tận tâm hướng dẫn kiều bào “tìm trên mạng” để đọc báo Tuổi trẻ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và “nhất phẩm phu nhân” Mai Thị Hạnh trong chuyến thăm Thụy Điển (ảnh do Võ Văn Thành thực hiện khi còn độc quyền điếu đóm cho ngài Chủ tịch nước)

Một điều độc giả dễ dàng kiểm chứng qua anh bạn Google khi đối chiếu kết quả tìm kiếm các bài viết báo Tuổi Trẻ về “tứ trụ triều đình” đương chức của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kết quả chứng minh, ngài Chủ tịch nước chuyên đánh võ mồm, “nói nhiều làm ít” được báo Tuổi trẻ vinh danh nhiều nhất với 35% tổng số bài viết về các vị lãnh đạo, trong khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ được 26% (chủ yếu là bài viết với nội dung bình thường, hoặc là nội dung “xấu”), nhưng “thê thảm” nhất vẫn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoạt động nhiều là thế, bao nhiêu sự kiện xã hội, an ninh quốc phòng, bao nhiêu chỉ đạo hành pháp gắn liền với đời sống dân sinh nhưng báo Tuổi trẻ chỉ nhắc đến chưa đầy 11% tổng số bài viết về lãnh đạo, mà phần lớn lại toàn bài có ý chơi đểu Thủ Tướng.

Được Trương Tấn Sang đỡ đầu, bảo kê nên tỷ lệ “PR” của báo Tuổi trẻ dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang luôn là nhiều nhất, “đẹp” nhất, và sử dụng ngôn từ hoành tráng nhất. Điều đó dễ hiểu vì sao báo Tuổi trẻ dưới thời TBT Phạm Đức Hải hết sức manh động trong suốt thời gian qua.
Người Trong Cuộc
(Những người nham hiểm)

Ukraine bắt đầu 'chống khủng bố'


Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, tuyên bố bắt đầu "chiến dịch chống khủng bố" nhắm vào phe ly khai thân Nga.

Chiến dịch bắt đầu tại Vùng Bắc Donetsk, ông nói với quốc hội, và được triển khai "từng giai đoạn một cách có trách nhiệm".

Người ta có thể thấy xe thiết giáp được điều tới trong lúc dân quân ly khai chuẩn bị đón các cuộc tấn công.

Trước đó Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thúc giục người tương nhiệm phía Nga Vladimir Putin dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế phần tử ly khai ở miền Đông Ukraine.

Cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo diễn ra sau khi các nhà hoạt động thân Nga vẫn tiếp tục chiếm đóng nhiều tòa nhà ở các thành phố phía Đông.

Về phần mình, ông Putin phủ nhận cáo buộc can thiệp của Nga, gọi các báo cáo là “không đáng tin”.

Trong khi đó, Tổng thống lâm thời của Ukraine, Olexander Turchynov, đã thông báo bắt đầu “chiến dịch chống khủng bố.

Ông nói trước quốc hội rằng chiến dịch đã bắt đầu ở “phía Bắc vùng Donetsk” vào sáng thứ Ba 15/04 và được thực hiện “từng bước, một cách có cân nhắc và trách nhiệm”.

Việc mở rộng chiến dịch trước đó chưa rõ ràng, nhưng nhiều bài báo chưa được xác nhận trên truyền thông Nga dẫn lời phe ly khai, nói rằng xe bọc thép của Ukraine đang di chuyển về hai thành phố điểm nóng Sloviansk và Kramatorsk.

Hôm thứ Hai 14/04, người ta nhìn thấy xe tăng và xe bọc thép chở người đóng cách Sloviansk khoảng 70 cây số.

Các ngoại trưởng EU nói hôm thứ Hai 14/04 rằng họ sẽ mở rộng danh sách tên những đối tượng bị cấm vận.

Căng thẳng dần tăng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng trước, nơi từng thuộc về Ukraine.

Động thái trên bị Kiev và phương Tây cho là bất hợp pháp, diễn ra sau khi Tổng thống ủng hộ Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng Hai.

Các diễn biến khác:

- Ít nhất một điểm chốt của phe ly khai gần Sloviansk được báo là bị bắn từ xe hơi trong đêm qua bởi một người mang súng không rõ danh tính, nhưng không có ai bị thương

- Ứng viên tổng thống từ miền Đông Ukraine, ông Oleh Tsarev, được coi là người ủng hộ Nga, xuất hiện trước báo giới ở Kiev với một bên mắt thâm tím sau khi bị những người biểu tình tấn công khi rời một phòng thu truyền hình.

‘Lo ngại nghiêm trọng’

Sở cảnh sát ở Horlivka là một trong những nơi bị nhóm biểu tình thân Nga tấn công

Tòa Bạch Ốc nói cuộc trò chuyện “thẳng thắn và trực tiếp” giữa hai vị lãnh đạo diễn ra theo yêu cầu từ phía Nga.

“Ngài Tổng thống bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về sự hậu thuẫn của chính phủ Nga đối với các hành động của phần tử ly khai có vũ trang, thân Nga, đe dọa làm suy yếu và gây mất ổn định chính quyền Ukraine,” theo thông cáo của Hoa Kỳ.

“Ngài Tổng thống nhấn mạnh rằng mọi lực lượng bất thường ở quốc gia này cần từ bỏ vũ khí, và ông thúc giục Tổng thống Putin dùng ảnh hưởng của mình lên các nhóm mang vũ trang, ủng hộ Nga, nhằm thuyết phục họ rời khỏi các tòa nhà họ đang chiếm đóng.”

Thông cáo cũng đe dọa sẽ áp dụng thêm cấm vận lên Moscow, nói “cái giá mà Nga đang phải trả sẽ còn lớn hơn thế nếu còn hành động cố chấp”.

Theo tuyên bố của Điện Kremlin thì bạo loạn ở miền đông Ukraine là kết quả của việc ‘chính quyền Kiev không sẵn sàng và không có khả năng xét đến lợi ích của cộng đồng nói tiếng Nga’.

Sau một cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng EU cho biết họ đã quyết định mở rộng ‘danh sách những nhân vật bị cấm thị thực và đóng băng tài sản’.

Trước đó, Ngoại trưởng Anh William Hague đã nói với các phóng viên ông tin rằng việc chiếm giữ trụ sở chính quyền ở các thành thị miền đông Ukraine là ‘do Nga lên kế hoạch và thực hiện’.

Moscow bác bỏ vai trò của mình trong các sự kiện ở Đông Ukraine.

EU đã phê chuẩn các biện pháp viện trợ kinh tế trị giá đến 1 tỷ euro cho Ukraine.

Các ngoại trưởng châu Âu cũng ủng hộ ‘bãi bỏ hoặc giảm thuế quan tạm thời’ cho hàng hóa xuất khẩu của Ukraine vào EU.

Còn ở Washington, Hoa Kỳ ký một thỏa thuận cho vay bảo đảm cho Ukraine sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew và người đồng cấp Ukraine Oleksandr Shlapak.

Cũng trong hôm thứ Hai, những người thân Nga đã tấn công một cơ quan chính quyền khác ở đông Ukraine, phớt lờ hạn chót phải rời đi nếu không sẽ bị trục xuất mà Kiev đưa ra.

Đám đông đã tấn công một đồn cảnh sát ở thị trấn Horlivka gần Donetsk và chiếm giữ nơi này.

‘Chống khủng bố’

Xe tăng và xe bọc thép của Ukraine đóng cách thành phố Sloviansk khoảng 70km

Ông Turchynov nói hôm thứ Ba 15/04 rằng mục tiêu của chiến dịch ở Donetsk là để "bảo vệ công dân Ukraine, ngưng các cuộc khủng bố, chặn đứng tội ác và ngăn chặn các nỗ lực xé lẻ đất nước của chúng ta".

Tổng thống tạm quyền Ukraine lên án ‘sự hung hăng’ của Nga và đề xuất Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho chiến dịch "chống khủng bố" của họ.

Điều này rất khó xảy ra vì Nga có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng Kiev ‘không phản đối’ trưng cầu dân ý về tương lai đất nước, một yêu sách chủ chốt của phe thân Nga.

Những người này đang yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về khả năng cho họ quyền tự trị lớn hơn hoặc sáp nhập vào Liên bang Nga.

Giờ đây ông Turchynov nói Kiev để ngỏ khả năng chuyển từ thể chế cộng hòa sang liên bang, tức là cho phép cộng đồng nói tiếng Nga ở đông Ukraine có quyền tự trị rộng lớn hơn.

Tuy nhiên dường như ông muốn có một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc thay vì các cuộc bỏ phiếu ở các tỉnh miền đông. Nhiều nhà quan sát cho rằng chưa có gì chắc chắn về kết quả của một trưng cầu dân ý ở cấp quốc gia như vậy vì đa số người dân ở Kiev và miền tây Ukraine không đồng ý với ý tưởng nhà nước liên bang.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói nước ông không có lợi ích trong việc chia cắt Ukraine nhưng nhấn mạnh rằng Moscow muốn tất cả người dân Ukraine đều được chính quyền đối xử bình đẳng.

Ông bác bỏ cáo buộc điệp viên Nga đứng đằng sau các cuộc biểu tình ở đông Ukraine và cho biết Moscow đang muốn Mỹ giải thích lý do chuyến đi Kiev của Giám đốc CIA John Brennan.

Nhà Trắng xác nhận rằng ông Brennan đã có mặt ở Kiev hồi cuối tuần qua nhưng nói rằng đó là một chuyến đi thường kỳ.

Phát ngôn nhân của Putin cho biết Tổng thống Nga đã nhận được ‘nhiều lời kêu gọi từ miền đông Ukraine yêu cầu ông giúp đỡ bằng cách nào đó’ và rằng ông Putin đang theo sát những diễn biến ở đây ‘với quan ngại lớn’.

Bộ Ngoại giao Ukraine nói hôm thứ Hai ngày 14/4 rằng họ có bằng chứng Nga đứng đằng sau ‘chiến dịch ly khai’ và họ sẽ trình bằng chứng này tại một cuộc họp ở Geneva, Thụy Sỹ, vào cuối tuần này.
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét