Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Bầu Kiên kêu oan, đề nghị triệu tập đại diện nhiều bộ ngành ra tòa

Bầu Kiên kêu oan, đề nghị triệu tập đại diện nhiều bộ ngành ra tòa

(NLĐO)- Trông khỏe khoắn, có lúc chắp tay sau lưng trước vành móng ngựa trong phiên tòa sáng 16-4, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã kêu oan, đề nghị triệu tập đại diện các bộ ngành: Công Thương, KH-ĐT, Tài chính, Ngân hàng... ra tòa.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tóc bạc) cùng các đồng phạm trước vành móng ngựa - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tóc bạc) cùng các đồng phạm trước vành móng ngựa - Ảnh chụp qua màn hình

11 giờ, sau 15 phút hội ý, HĐXX đã quyết định không hoãn phiên tòa. Về trường hợp của ông Trần Xuân Giá, HĐXX cho rằng chiều 15-4, bị cáo Giá đã có đơn xin vắng vào ngày 16-4, nghĩa là sẽ có mặt vào những ngày tiếp theo. "Tuy nhiên, sáng nay ông Giá lại có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe. Đơn này chỉ có chữ ký của ông Giá mà không có xác nhận của cơ quan y tế. Do đó, tòa sẽ tiếp tục cử cán bộ tòa án đi xác minh. Trong thời gian đó, phiên tòa vẫn xét xử bình thường" - chủ tọa nói.

11 giờ 10,  HĐXX tuyên bố nghỉ buổi sáng, chiều 14 giờ tiếp tục.

10 giờ 10: Sau khi nghe ý kiến của đại diện VKS và các Luật sư, bị cáo Nguyễn Đức Kiên xin có ý kiến: "Tôi bị buộc tội trốn thuế trên cơ sở văn bản yêu cầu của Tổng cục thuế nên yêu cầu người ký văn bản hoặc đại diện có thẩm quyền của Tổng Cục thuế có mặt”.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị tòa triệu tập đại diện nhiều bộ ngành - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị tòa triệu tập đại diện nhiều bộ ngành - Ảnh chụp qua màn hình


Bị cáo Kiên cũng cho rằng bản thân bị buộc tội kinh doanh trái phép trong khi tất cả việc làm của bị cáo là được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên yêu cầu toà triệu tập: Phòng đăng ký kinh doanh của TP HCM và Hà Nội; đại diện các bộ, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu Tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. “Đây là những bộ đã có ý kiến về việc cho phép cấp phép cho tôi” – bị cáo Kiên nói.

Bị cáo Kiên cũng đề nghị toà triệu tập một số cá nhân liên quan đến các vụ án của mình vắng mặt dù toà đã có giấy triệu tập trước đó.

"Tôi bị buộc tội 4 tội danh trong khi cá nhân tôi trong 20 tháng qua đã có nhiều đơn, nhiều lần trả lời bản cung cơ quan điều tra, tôi cho rằng tôi không có tội, tôi bị oan. Do đó, tôi mong muốn phiên toà xét xử sớm, công khai cho mọi người biết, dư luận xã hội biết" – Bị cáo Kiên nói rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh từng câu.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên kêu oan nhưng đề nghị tòa tiếp tục xét xử - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên kêu oan nhưng đề nghị tòa tiếp tục xét xử - Ảnh chụp qua màn hình


Cuối cùng, bị cáo Kiên tiếp tục kiến nghị: "Tôi cho rằng tôi không liên quan đến vụ án Huyền Như nên toà xét xử trước 3 tội danh mà không liên quan đến Trần Xuân Giá. Việc vắng mặt của ông Trần Xuân Giá không ảnh hưởng đến 3 tội danh khác mà VKSND tối cao truy tố. Đề nghị VKS cho tiến hành phiên toà. Có thể chờ ông Giá ở phần sau vì đây là phiên toà kéo dài. Đề nghị HĐXX cho xét xử trước 3 tội danh không liên quan đến các hành vi ở ACB và sự vắng mặt của ông Trần Xuân Giá không ảnh hưởng tới các tội danh khác của tôi".

10 giờ 22: Toà nghỉ hội ý.

"Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như xuất hiện, bị cáo Trần Xuân Giá vắng mặt

9 giờ 40: "Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như xuất hiện được kiểm tra căn cước. Hôm nay (16-4), Như ra toà với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ngày 6-1 vừa qua, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt chung thân với bị cáo này tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải bồi thường cho ACB 718 tỉ đồng.

Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như xuất hiện tại tòa
"Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như xuất hiện tại tòa


9 giờ 50: HĐXX hỏi VKS việc vắng mặt của bị cáo Trần Xuân Giá sẽ được quyết định như thế nào? Đại diện VKS giữ quyền công tố tại toà cho rằng, đối với sự vắng mặt của bị cáo Trần Xuân Giá cần xác minh sự vắng mặt của bị cáo. Sau đó trên cơ sở kết quả xác minh sẽ quyết định theo luật. Phiên toà này là phiên toà kéo dài, đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử và triệu tập các cá nhân, đại diện tham gia phiên toà.

Tiếp đó, HĐXX hỏi ý kiến các luật sư. Luật sư của bị cáo Trần Xuân Giá xin hoãn do lý do sức khoẻ không thể tham dự. Đồng tình với ý kiến trên, một số luật sư khác đề nghị hoãn xử do còn một số chi tiết chưa được làm rõ liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như đang chờ xử phúc thẩm.

Một luật sư cũng đề nghị mời lãnh đạo Ban Nội chính, Tư pháp Trung ương đến dự phiên toà.

Vợ bầu Kiên đến phiên tòa xét xử chồng

Trước đó, sáng nay 16-4, TAND TP Hà Nội đã bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số công ty trên địa bàn TP HCM và TP Hà Nội.

Từ sáng sớm 16-4, lực lượng an ninh đã có mặt trước cổng TAND TP Hà Nội để làm các thủ tục cần thiết. Công tác an ninh được siết chặt tối đa. Những người được mời dự phiên tòa đều được kiểm tra chặt chẽ. 

Tất cả mọi người tham dự phiên tòa đều được kiểm tra chặt chẽ
Tất cả mọi người tham dự phiên tòa đều được kiểm tra chặt chẽ

Bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên, cũng đến khá sớm để tham dự phiên tòa. Bà Lan đến tòa trên một chiếc xe ô tô đắt tiền.

Bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên, đến tòa trên chiếc xe đắt tiền
Bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên, đến tòa trên chiếc xe đắt tiền

Từ khoảng 6 giờ 30 đến 6 giờ 45, xe chở các bị cáo bị bắt giam đã lần lượt đến toà. Xe chở bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) được cho là đến sớm nhất.

Xe chở bị cáo Nguyễn Đức Kiên đến tòa từ rất sớm
Xe chở bị cáo Nguyễn Đức Kiên đến tòa từ rất sớm

Đúng 8 giờ 5 phút, bầu Kiên được dẫn giải ra trước vành móng ngựa. Bầu Kiên trong bộ áo sọc tối màu có mái tóc đã bạc trắng đặc trưng trông có vẻ khoẻ khoắn, linh hoạt. Bầu Kiên liên tục trò chuyện với các cán bộ hỗ trợ tư pháp, nhìn trước, nhìn sau trong phòng xử án.

Bị cáo Phạm Trung Cang có mặt tại tòa

Bị cáo Phạm Trung Cang đã có mặt tại tòa. Tuy nhiên, bị cáo Trần Xuân Giá (75 tuổi) vắng mặt trong phiên tòa sáng nay vì lý do sức khỏe.

Bị cáo Đặng Trung Cang vào tòa
Bị cáo Phạm Trung Cang vào tòa


Sau khi phiên tòa sau khi bắt đầu được không lâu thì phòng tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa bị mất điện từ khoảng 8 giờ 20 phút đến 8 giờ 40 phút. Sau đó, điện còn mất vài lần, mỗi lần một vài phút trước khi ổn định trở lại.

Trước đó, các bị cáo phải ra trước tòa trong phiên sơ thẩm sáng 16-4 gồm:

Ông Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ÂB, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB), bị đưa ra xét xử về 4 tội: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm:

- Ông Trần Xuân Giá (75 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)

- Ông Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)

- Ông Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)

- Ông Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)

- Ông Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB)

- Ông Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng ACB)

2 bị cáo còn lại bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:

- Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)

- Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội )

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân nhân. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính - Phó Chánh án TAND TP Hà Nội, Thẩm phán thứ hai là ông Nguyễn Quốc Thành - Phó Chánh tòa hình sự.

Giữ quyền công tố tại tòa là ông Đào Văn Cường - Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội và bà Nguyễn Thị Thu Yến.

Tham gia bào chữa cho 9 bị cáo trong vụ án có 20 vị luật sư, trong đó bị cáo Nguyễn Đức Kiên có 4 luật sư bào chữa, bị cáo Lý Xuân Hải và Huỳnh Quang Tuấn đều có 3 luật sư bào chữa.

Gây thiệt hại gần 1.700 tỉ đồng

Theo cáo trạng, “bầu” Kiên cùng các bị can: Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại số tiền 718,9 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP HCM chiếm đoạt.

Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu ACB, ngày 2-1-2009, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) để mua cổ phiếu ACB. Chủ trương này trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho ACB hơn 687,7 tỉ đồng. Cáo trạng lần 2 truy tố 2 bị can Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ về hành vi này.

Về tội trốn thuế, năm 2009, Công ty B&B kinh doanh vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ACB, thu được số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, "bầu" Kiên đã trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25 tỉ đồng.

Về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, "bầu" Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản họp HĐQT và quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương của HĐQT công ty để bán 20 triệu cổ phần cho Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát, lấy 264 tỉ đồng, bất chấp số cổ phần này đang bị thế chấp cho ACB.

Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỉ đồng.

Đáng chú ý, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang, song cáo trạng của VKSND Tối cao bất ngờ đình chỉ vụ án đối với ông này. Ngày 3-1-2014, TAND Hà Nội trả hồ sơ do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đề nghị điều tra bổ sung ông Cang và ông Huỳnh Quang Tuấn.

Đến cáo trạng lần 2, VKSND Tối cao xác định 2 bị can Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về chủ trương ủy thác trái quy định, gây thất thoát cho ACB.

Nguyễn Quyết
(Người Lao động) 

Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá khai gì về ‘bầu’ Kiên

(TNO) Mặc dù không giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo Ngân hàng ACB, nhưng tiếng nói của Nguyễn Đức Kiên luôn được xem là quyết định.
“Bầu” Kiên tức Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn lớn nhất khi ACB thành lập vào năm 1993. Từ 1994 – 2008, “bầu” Kiên là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 2008, sau khi nhận thấy pháp luật quy định vị trí Phó chủ tịch HĐQT không được vay vốn từ chính tổ chức tín dụng, hạn chế tham vọng sở hữu chéo những Ngân hàng TMCP và hạn chế nhiều hoạt động kinh doanh riêng, Nguyễn Đức Kiên đã chủ động rút khỏi HĐQT.
Xét xử vụ bầu Kiên
Ông Trần Xuân Giá - Ảnh: Hà Anh

Và sau nhiều lần được tham vấn, “bầu” Kiên lập Hội đồng sáng lập, quyết định rời khỏi HĐQT. Tuy nhiên trước đó, “bầu” Kiên cũng kịp đề nghị HĐQT ra Nghị quyết thành lập và phê chuẩn quy chế làm việc của Hội đồng sáng lập do mình làm Phó chủ tịch.

Hội đồng sáng lập được phép tham dự các cuộc họp của Thường trực HĐQT và Ban lãnh đạo, được cho ý kiến về mọi hoạt động kinh doanh trong toàn ngân hàng, được báo cáo và cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của ACB.

Với tư cách là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập, “bầu” Kiên vẫn là người có ảnh hưởng và chỉ đạo, quyết định hầu hết các hoạt động của ACB.

Tại cơ quan công an, ông Trần Xuân Giá khai nhận, từ năm 2008, mặc dù Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT Ngân hàng ACB nhưng vẫn là người có ảnh hưởng và chỉ đạo, quyết định nhiều hoạt động của ngân hàng.

Theo lời khai của ông Trần Xuân Giá, ngày 22.3.2010, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB có họp bàn về chủ trương ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB dùng tiền và USD gửi vào các tổ chức tín dụng. Trong cuộc họp này có một số ý kiến, cụ thể ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập, đề nghị giảm bớt lãi suất huy động để giảm số tiền huy động của dân, vì thời điểm đó Ngân hàng ACB đã huy động được nhiều tiền của dân nhưng không cho vay được mà lại phải trả lãi. Tuy nhiên, “bầu” Kiên đã thể hiện quyền lực của mình bằng cách gạt đi. Sau đó Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB) phải xoa dịu Kiên bằng cách đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB gửi USD và tiền vào các tổ chức tín dụng. Phương án này được thường trực HĐQT thông qua, giao cho Tổng giám đốc thực hiện.

Ngoài ông Trần Xuân Giá thì các ông Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang đã khai tại cơ quan điều tra về tầm ảnh hưởng của “bầu Kiên” trong Ngân hàng ACB.
Hà Anh - Thiên Minh
(Thanh niên)

Hoãn phiên tòa xét xử "bầu Kiên"

Vào đầu phiên xét xử buổi chiều, HĐXX đã ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử "bầu Kiên" và các đồng phạm.


14h chiều 16/4, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm tiếp tục diễn ra.

Sau ít phút điều khiển phiên tòa, Chủ tọa đọc đơn xin hoãn phiên tòa của bị cáo Trần Xuân Giá. Viện Kiểm sát xác minh lý do xin hoãn là chính đáng. Căn cứ khoản 1 điều 187, Bộ luật hình sự, Tòa hội ý 5 phút để xem xét đề nghị hoãn phiên xét xử.

Các bị cáo và những người tham dự đang chờ đợi. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tỏ ra rất vui.

Căn cứ vào đơn xin hoãn của ông Trần Xuân Giá và xác minh hiện trạng bệnh của bị cáo này do bệnh viện Việt Xô cung cấp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Các bị cáo có mặt trong phiên xét xử buổi chiều.

Trong phiên tòa xét xử diễn ra và buổi sáng, luật sư Lưu Tiến Dũng, bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Giá cho biết đã gửi đơn của ông Trần Xuân Giá xin hoãn xét xử phiên tòa vì sức khỏe suy giảm.

Theo đó, đơn này mới được ông Giá viết vào lúc 21h ngày 15/4/2014 và sáng nay luật sư Lưu Tiến Dũng đã nộp đơn này cho Thư ký phiên tòa.

Đơn của bị cáo Trần Xuân Giá cho rằng bác sĩ điều trị yêu cầu bị cáo phải điều trị nội trú. Bị cáo thấy không đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa xét xử sở thẩm theo triệu tập của TAND TP Hà Nội.

Bị cáo Giá cũng cho biết mục đích ông xin hoãn phiên tòa không nhằm trốn tránh vì hơn ai hết bị cáo mong muốn được trực tiếp tham gia phiên tòa ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa để có thể thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định pháp luật nhưng vì lý do sức khỏe nên bị cáo không thể tham dự.

Đơn ông Trần Xuân Giá viết: Căn cứ khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự thì “bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”, nên ông Giá làm đơn đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Vì lý do này, nhiều luật sư đề nghị hoãn phiên xử vì cho rằng ông Trần Xuân Giá với vai trò Chủ tịch HĐQT có những quyết định liên quan đến sai phạm xảy ra tại ACB, vắng mặt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Thế nhưng tòa cho biết ngày 15/4, ông Trần Xuân Giá có đơn xin vắng mặt chỉ trong ngày 16/4, còn các ngày sau vẫn tham dự phiên xử bình thường. Hội đồng xét xử cũng đã yêu cầu cán bộ tòa án đi xác minh xem ông Giá có bệnh hay không. Thế nên, sáng nay, tòa vẫn xét xử bình thường.
(PLTP)

Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4 năm 1975

Cộng Sản không thể thắng chiến tranh Việt Nam dễ dàng nếu không có phong trào phản chiến Mỹ ồ ạt biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ Lyndon B. Johnson và Richard Nixon rút quân về nước.

Phong trào phản chiến Mỹ thời ấy có hai nữ ca-nghệ-sĩ gạo cội nổi tiếng là Joan Baez và Jane Fonda. Nhưng bà Baez sau nầy hối hận, trực tiếp có hành động chuộc lỗi, còn Jane Fonda thì không bao giờ.

Chúng tôi còn ở lại 4 năm trên “Thiên đường Cộng Sản”, đến năm 1979 mới tuông ra biển thành thuyền nhân trôi đến đảo Air Raya, một hoang đảo trong số từ 17.508 đến 18.306 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quốc gia Nam Dương (Indonesia) nằm dài ở miền Nam Thái Bình Dương. Nhưng dần dần có sự hiện diện của trên 14, 000 người vượt biển tị nạn Cộng sản tới hoang đảo nầy.


Nơi đây chúng tôi được gặp ca sĩ phản chiến hồi tâm Joan Baez, bà dấn thân tìm tới nơi xa xôi bởi ngạc nhiên vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu để ra đi? Nên bà đích thân đi “điều tra” tìm sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v.

Năm 2013, nhân ngày lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, chúng tôi có viết bài nhắc chuyện tị nạn Cộng Sản năm 1979: “Nhớ Air Raya, Hoang đảo cứu người và Joan Baez”.

(Trích)

Nữ ca sĩ phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam Joan Baez đã tới Air Raya, và tôi đã gặp nàng ở đảo nầy.

Joan Baez họp các người tị nạn lại, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do. Chúng tôi nhận chồng đơn và lo dịch cho nữ “Điều tra viên” phản chiến hiểu. Một đơn trong đó kể rằng: Cấp bực của họ bị kêu đi trình diện “học tập cải tạo chỉ 10 ngày, chuẩn bị lương thực đủ cho thời gian đó.”

Vậy mà 1 tháng, 1 năm, rồi 3 năm vẫn không thả ra, nên một nhóm nóng lòng lo cho vợ con ở nhà, nên trốn trại, nhưng bị bắt lại rồi đưa ra “Tòa án nhân dân” - tức những bạn cùng tù - xét xử. Đơn anh A kể: “Tôi ở trong đám “nhân dân” nhưng vì còn đấu tố, chưa biểu quyết, mà tôi mắc tiểu nên ra khỏi phòng “tòa”, đi vòng sau hè, thấy một quan tài gổ đóng sơ sài để sẳn. Đấy, “Tòa án nhân dân” của XHCNVN trong hòa bình: kết án tử hình trước khi xử! v.v. nên tôi phải bỏ trốn khỏi thiên đường Cộng sản.”

Ở các trại tị nạn khác hẳn bà cũng nhận được những sự thật tàn bạo khác như trong thư tố cáo dưới đây.

Trở lại Hoa Thịnh Đốn, Joan Baez làm hai việc thiết thực:

I. Kêu gọi những “đồng chí” phản chiến cũ cùng ký tên trên một thư gởi cho nhà nước XHCNVN, bài còn đăng trên tờ Nữu ước Thời báo (The New York Times) số ra ngày 1/5/1079 (Có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh, tên để bên tay mặt văn thư gởi nhà cầm quyền CSVN.)

Phản Chiến Mỹ viết về ngày 30 tháng 4, 1975:


Open letter to the Socialist Republic of Vietnam

Four years ago, the United States ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time for grieving. With tragic irony, the cruelty, violence and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime.

Thousands of innocent Vietnamese, many whose only "crimes" are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress achieved in many areas of Vietnamese society.

Your government slated in February 1977 that some 50,000 people were then incarcerated. Journalists, independent observers and refugees estimate the current number of political prisoners between 150,000 and 200,000. Whatever the exact figure, the facts form a grim mosaic. Verified reports have appeared in the press around the globe, from Le Monde and The Observer to the Washington Post and Newsweek

We have heard the horror stories from the people of Vietnam from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhist priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the NLF. The jails are overflowing with thousands upon thousands of "detainees." People disappear and never return. People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in "connex" boxes. People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet. For many, life is hell and death is prayed for.

Many victims are men, women and children who supported and fought for the causes of reunification and selfdetermination; those who as pacifists, members of religious groups, or on moral and philosophic grounds opposed the authoritarian policies of Thieu and Ky; artists and intellectuals whose commitment to creative expression is anathema to the totalitarian policies of your government.

Requests by Amnesty International and others for impartial investigations of prison conditions remain unanswered. Families who inquire about husbands, wives, daughters or sons are ignored. It was an abiding commitment to fundamental principles of human dignity, freedom and selfdetermination that motivated so many Americans to oppose the government of South Vietnam and our country's participation in the war.

It is that same commitment that compels us to speak out against your brutal disregard of human rights. As in the 60s, we raise our voices now so that your people may live. raise our voices now so that your people may live. We appeal to you to end the imprisonment and torture-to allow an international team of neutral observers to inspect your prisons and re-education centers. We urge you to follow the tenets of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant for Civil and Political Rights which, as a member of the United Nations, your country is pledged to uphold. We urge you to reaffirm your stated commitment to the basic principles of freedom and human dignity... to establish real peace in Vietnam.

Joan Baez President,

Humanitas/International Human Rights Committee


CO-SIGNERS

Ansel Adams
Edward Asner
Albert V. Baez
Joan c. Baez
Peter S. Beagle
Hugo Adam Bedau
Barton J. Bernstein
Daniel Berrigan
Robert Bly
Ken Botto
Kay Boyle
John Brodie
Edmund G. "Pat" Brown
Yvonne Braithwaite Burke
Henry B. Burnette, Jr.
Herb Caen
David Carliner
Cesar Chavez
Richard Pierre Claude
Bert Coffey
Norman Cousins
E. L. Doctorow
Benjamin Dreyfus
Ecumenical Peace Institute Staff
MiIni Farina
Lawrence Ferlinghetti
Douglas A. Fraser
Dr. Lawrence Zelic Freedman
Joe Fury
Allen Ginsberg
Herbert Gold
David B. Goodstein
Sanford Gottlieb
Richard J. Guggenhime
Denis Goulet, Sr.
Bill Graham
Lee Grant
Peter Grosslight
Thomas J. Gumbleton
Terence Hallinan
Francis Heisler
Nat Hentoff 
Rev. T. M. Hesburgh, C.J.C.
 John T. Hitchcock
Art Hoppe
Dr. Irving L. Horowitz
Henry S. Kaplan, M.D.
R. Scott Kennedy
Roy C. Kepler
Seymour S. Kety
Peter Klotz-Chamberlin
Jeri Laber
Norman Lear
Philip R. Lee, M.D.
Alice Lynd
Staughton Lynd
Bradford Lyttle
Frank Mankiewicz
Bob T. Martin
James A. Michener
Marc Miller
Edward A. Morris
Mike Nichols
Peter Orlovsky
Michael R. Peevey
Michael R. Peevey
Geoffrey Cobb Ryan
Ginetta Sagan
Leonard Sagan, M.D.
Charles M. Schultz
Ernest L. Scott
Jack Sheinkman
Jerome J. Shestack
Gary Snyder
I. F. Stone
Rose Styron
William Styron
Lily Tomlin
Peter H. Voulkos
Grace Kennan Warnecke
Lina Wertmuller
Morris L. West
Dr. Jerome P. Wiesner
Jamie Wyeth
Peter Yarrow
Charles W. Yost

Dịch nguyên văn như sau:

"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.

Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.

Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.

Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.

- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn "tù nhân".

- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.

- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex

- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.

Ðối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.

Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng con cái họ đều bị thờ ơ..

Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.

Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam

Ký tên: Joan Baez"

Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof.v.v.. (Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bậc).

II. Chuyện thứ hai: kêu gọi chính phủ Mỹ nhận người tị nạn nhập cư.

Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng thơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại –nguyên là sinh viên rất chống Cộng thời VNCH - kêu gọi Jimmy Carter phải nhận cho người tị nạn Đông Dương vào Mỹ.

Kéo dài tới thời Tổng Thống Ronald Reagan là chương trình ODP, cho đở vượt biên chết người, vì theo Cao Ủy Tị Nạn LHQ, số chết do vượt biển lên đến gần nủa triệu người! Bao nhiêu đó đủ nói lên tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam trong “hòa bình”; chưa kể tội lừa người đi tù cải tạo mà Mỹ phải có chương trình H.O cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Vì vậy mà chúng tôi nhớ Air Raya, một hoang đảo cứu người và ca sĩ Joan Baez bởi nhờ bà mà thêm chính sách cứu người hẳn hòi từ tòa Bạch Ốc!

Ngày Lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong 27/5/2013) của Mỹ, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã kết tội bà đào Jane Fonda-Jane Hanoi là Phản Quốc (Traitor) lâu rồi.” (Hết trích)

III. Phản chiến Việt Nam chống Nguyễn Văn Thiệu nhưng vinh danh tự do thời TT Thiệu và tố cáo tội ác Cộng Sản.

Đoàn Văn Toại nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon từng biểu tình đòi hủy bỏ bầu cử Tổng Thống Thiệu và đốt xe Mỹ. Nên bị tù thời Thiệu, nhưng rồi cũng bị tù thời “giải phóng”. Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag)

Đoàn Văn Toại viết: (Trích)

Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.

Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?

Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.

Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ...(...)

Ngày 22 tháng 6 năm 1975 tức là chưa đầy hai tháng sau ngày 30 tháng 4, Đoàn Văn Toại đang thích thú nghe 100 nhạc sĩ của đoàn Nghệ thuật hòa tấu Quốc Gia từ Hà Nội trình diễn tại Nhà Hát Lớn (Grand Theater) TP HCM. Khi màn hòa tấu nhạc Beethoven vừa chấm dứt, sắp tiếp qua mục kế, thì có 4 người đồng phục bộ đội trẻ, cở 18 tuổi là nhiều nhất, ra hiệu dẫn Toại rời hàng ghế ngồi, đi ra hành lang, một người hỏi, giọng miền Bắc: “Anh có phải là Toại?’; Đáp: “Phải. Nhưng tại sao? Có chuyện gì vậy?” Tức thì một người lùi lại để lấy trớn mà nhào tới tán vào má anh thật mạnh, xong họ lôi anh nhanh lên tầng hai mà chưa đầy 5 năm trước Chủ Tịch Sinh Viên Đoàn Văn Toại đã từng gắp gáp lên đây y như vậy để đòi trả tự do cho các bạn sinh viên đang bị bắt, đòi Quốc Hội bãi bỏ bầu cử Tổng Thống năm 1971, và viết telegram cho Richard Nixon! Phải nhờ tác giả Đoàn Văn Toại ghi rõ “trước đây Nhà Hát Lớn là tòa nhà Quốc Hội của miền Nam” chúng tôi mới biết vũ trụ thênh thang nhưng chật hẹp nầy!

Tọai tưởng họ lầm với Ngô Vương Tọai, một sinh viên mà chế độ biết là tay chân của Thiệu, tức “tay sai” Mỹ, đến độ bị Mặt trận lên án tử hình, năm 1966 còn tìm cách ám sát Ngô Vương Tọai, nhưng vết thương đâm vào bao tử, suýt tưởng chết. Sau nầy Vương Tọai làm việc cho bộ Thông Tin chính phủ.

Vậy là chắn chắn mấy anh bộ đội con nầy lầm, vì ở miền Bắc vô, khi giải lên trên thì ai không biết Đoàn Văn Toại Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigon trước sau đều chống Nguyễn Văn Thiệu, và còn một lô bạn bè như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy v.v... nữa chi?

Chỉ “lầm” thôi mà công thần Đoàn Văn Toại bị bắt oan từ ngày 22- 6-1975, chờ gặp cấp trên để giải oan nhưng bị đày đọa qua nhiều nhà tù, không hề gặp một bóng nào để giải quyết, trừ chủ ngục chỉ biết đánh chết người! Khi được cho ra là ngày 2-11-1977, hai năm rưỡi không hề được xét xữ. Còn Hùynh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy thì yên ổn làm quan lớn với XHCN.

Toại viết rằng mất 863 ngày tù, chỉ mặc một cái quần từ khi vô cho đến lúc ra, ống quần rách từ dưới lên đến đầu gối, còn đáy quần vì phải ngồi nên lũng nhiều lỗ, chỉ vá chùm vá đụp vậy thôi. Toại kể cơm tù TP HCM chỉ toàn là cát, phải bỏ tất cả chén cơm vào ly nước để cát lóng xuống, vớt những hột cơm ít ỏi nổi lên mà nhai từ từ cho thấm mùi gạo mà no bụng chứ không dám nuốt, vì nó tuột xuống lẹ quá, mau đói!

Khi đó Toại mới nhớ những ngày tù thời Thiệu. Chao ôi, hoàn toàn trái ngược, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ, là cơm tù không đủ “tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thì thay đổi liền liền; sự rộng rải của phòng giam Sàigon bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Toại vẽ tên mình lên tường nên biết rõ. (Đoàn Văn Toại ghi sanh năm là 1946, không biết tử vi có cung gì mà cũng vào phòng số 5 một mình, thì ai biểu 5 năm sau trở lại còn thấy tên mình, thấy tù Thiệu rộng quá, còn tù Tp Hồ Chí Minh nghẹt thở! Nhà tù Cảnh Sát quận Nhất cũng vậy; không hiểu Đoàn Văn Toại có đẻ ra óc tưởng tượng không vậy? Sao có sự trùng hợp ly kỳ vậy?

Đoàn Văn Toại viết: Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.(….)

Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi. (Hết trích)

Đoàn Văn Toại và Ngô Vương Toại

Ngô Vương Toại sanh 1947 ở Thanh Hóa, nên kinh nghiệm nhiều về Cộng Sản. Nhà báo Ngô Vương Toại vừa từ trần ở Mỹ ngày 3 tháng 4 năm 2014.

Số sau xin tiếp chi tiết thành tích dựng cờ Vàng tại Hoa Thịnh Đốn năm 1976 trong đó có Nhà báo Ngô Vương Toại.

Còn Đoàn Văn Toại sanh 1946 ở miền Nam nên như ông ta tự thú, là rất ngây thơ về Cộng Sản; bây giờ dù hối hận muộn màng, nhưng đây là lịch sử cho thế hệ trẻ thấy sự thật của hai chế độ, mà sự tàn ác của CS bắt người không xét xử hay xử nhưng bản án hay quan tài đã định trước như Joan Baez có bằng chứng trong tay từ năm 1979 đến nay vẫn chưa thay đổi!

Phản chiến Mỹ cả Việt đều là đồng chí của CS nhưng đều sớm “tuyên án” Cộng Sản dã man như nhau, bằng văn bảng sách báo như nhau.

Hôm nay mùa Quốc Hận thứ 39, xin thành kính tưởng niệm những linh hồn Việt lẫn Mỹ đã hi sinh vì lý tưởng tự do. Thành kính cầu siêu cho những linh hồn đã chìm sâu dưới đáy biển như một tai nạn khủng khiếp xảy ra trên đảo Air Raya, như một đảo nhỏ cấp xả.

Lên đảo được chừng ba tháng, một hôm các tàu chở người đi đảo Quận mới có chợ để mua sắm tùy nhu cầu. Khi tàu qua một eo biển bị gió quật, vài tàu chìm, cả trăm người bị chết trôi mất xác. Có một anh đi với vợ con, khi bị nạn, anh nhảy xuống biển cứu được cả vợ lẫn con, còn anh chồng vì mệt quá nên hết lội nổi, kiệt sức phải chết chìm trước khi có tàu đến cứu!

Sau nầy mới biết anh là vô địch bơi lội của VNCH, nguyên là Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Sàigon nên bị đi tù cải tạo, rồi đi vượt biên, lên bờ rồi, chỉ chờ đi định cư thì lại chết; và vợ con không biết lội thì lại sống, vô địch bơi lội mà chết!

Người vắn số đó tên Chiêm Thành Kỷ, khi nghe bài của nhạc sĩ Trường Hải, MƯA TRÊN ĐẢO AIR RAYA nhớ chú ý mộ bia có tên ấy để thấy con đường vượt biên vô cùng nguy nan và cảm thương nỗi lòng người xa xứ.

Nguyễn Việt Nữ
Theo Quỳnh Trâm Việt Nam blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét