LỄ CẮT BÌ HAY LÀ CẮT KHỐI U ÁC CHO ĐẢNG
Theo Mai Xuân DũngTrong các căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ, nhân loại từng lo lắng về nan y Suy giảm miễn dịch, ở Việt nam quen gọi là “ết” hoặc “si đa”.
Ai mắc căn bệnh này, người đó coi như đã bị tuyên án tử hình.
Thế giới đã không ngừng tìm tòi phương cách chống trả nó. Đến nay các nhà khoa học đã có những thành tựu được ghi nhận như tạo ra vắc xin phòng ngừa, thuốc điều trị nhằm kéo dài sự sống cho người mắc bệnh nhưng chưa thể tiêu diệt được “con ma” HIV.
Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế về Sida tại Roma, giới học giả đã thông báo : việc cắt bao quy đầu ở đàn ông có thể làm giảm đến một nửa nguy cơ mắc bệnh Sida.
Đây là giải phẫu từng được nhắc đến trong Thánh Kinh. (Phục truyền luật lệ ký 10:16; Giê-rê-mi 4:4), về sau việc này trở nên một giáo điều trong các tôn giáo như Hồi giáo, Do thái giáo, Chính thống giáo và phổ biến ở Trung đông, Phi châu, thậm chí cả ở Mỹ.
Việc cắt da bao quy đầu đã có một lịch sử tới 5-6 nghìn năm với các bằng chứng rõ ràng qua công bố của giới khảo cổ Quốc tế.
Điều đó đặt ra một câu hỏi là con người từ xa xưa làm việc này có mang tính y học hay đơn thuần chỉ mang tính tôn giáo ? Đó là một câu hỏi lớn chưa có sự giải đáp chính thức và thỏa đáng nhưng có thể nói rằng: liệu pháp đó phải có căn cứ.
Căn bệnh suy giảm miễn dịch ở Việt nam chưa hoành hành ghê gớm như ở một số nước châu Phi nhưng căn bệnh suy thoái đạo đức lối sống ở “một bộ phận cán bộ đảng viên” và con em của họ thì thật sự đã lan rộng và trở thành căn bệnh trầm kha hơn cả HIV.
Căn bệnh SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC biểu hiện đầu tiên là THAM NHŨNG.
Muốn có chức có quyền bước đi đầu tiên phải là: được vào đảng.
Viêt nam có số lượng đảng viên chưa tới 10% dân số nhưng đây là bộ phận có chức có quyền tạo nên tham nhũng với vô vàn mưu ma chước quỷ để thăng tiến bất chấp dư luận xã hội, sản sinh ra vô số kẻ thừa tiền ăn chơi thác loạn làm băng hoại đạo đức xã hội trong khi đại bộ phận dân chúng kiếm sống rất chật vật nghèo khổ.
Trong khi đầu tư nước ngoài và các nguồn của cải vật chất trong nước không tạo nên sự cải thiện thật sự cho đời sống nhân dân thì các cán bộ đảng đã nhanh tay vơ vét để làm giàu cho cá nhân, gia đình mình.
Cách đây vài năm báo chí trong nước nói về những cán bộ cao cấp trong đảng “cưỡi 1 nghìn con trâu” đến công sở hoặc đi du hý để nói về những chiếc xe hơi của họ thì nay “cưỡi 1 nghìn con trâu” là chuyện nhỏ. Các đảng viên “ưu tú” mua cho con cái họ những chiếc xe hơi Rollroy giá nhiều nghìn con trâu và tổ chức những bữa tiệc sinh nhật bạc tỷ trong khi rất nhiều người dân lao động quần quật cả đời mà cơm không đủ no, con cái nheo nhóc không có tiền thuốc thang chữa bệnh.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế từng xếp Việt nam ở vị trí thứ 116/178 trong thứ hạng về tham nhũng.
Đảng CS Việt nam thừa biết tham nhũng sẽ đục nát cơ cấu nhà nước, phá hoại niềm tin vốn đã xuống rất thấp trong nhân dân, khơi dậy ngọn lửa bất mãn, chống đối trong xã hội đe dọa sự tồn vong của chế độ nên cũng đã có những động thái kìm hãm cơn sóng thần tham nhũng.
Tuy nhiên đại bộ phận tham nhũng là những người có chức quyền, là đảng viên, vậy chống tham nhũng là chống cái bộ phận “tiên phong” đó là chống đảng. Cán bộ có chức vụ càng cao tham nhũng càng lớn. Trong kì họp Quốc hội khóa 13 vừa qua, ông Trương Tấn Sang, tân chủ tịch nước cũng phải thừa nhận việc chống tham nhũng là chưa có hiệu quả. Thực ra, xét về bản chất vấn nạn tham nhũng ở Việt nam, đó là việc nêu ra mà không thể làm được, một bài toán không có lời giải.
Biểu hiện rõ nét nữa của SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC là DỐI TRÁ. Xã hội Việt nam đang sống trong dối trá và lấy dối trá làm kế sách tồn tại. Để tỏ ra dân chủ, đảng bày đặt ra Quốc hội và cho ghi vào Hiến pháp “ là cơ quan quyền lực cao nhất” nhưng ai cũng biết Quốc hội có đại đa số đại biểu là các cán bộ đảng viên và đương nhiên các đại biểu phải tuân theo chỉ đạo của một nhóm người có quyền lực cao nhất trong đảng, quyết định tất cả các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây dư luận xã hội, báo chí đã nêu đích danh nhiều cán bộ cao cấp trong đảng, nhà nước sử dụng bằng giả. Các quan chức này thậm chí dùng tiền ngân sách nhà nước, thực chất là tiền thuế của dân để mua bán bằng cấp, học vị giả để được thăng tiến lên các chức vụ cao hơn trong đảng, trong bộ máy nhà nước.
Các cơ quan truyền thông như đài truyền hình, báo chí của nhà nước lập ra cũng chỉ để tuyên truyền đánh phấn bôi son cho đảng, nhà nước và nói dối dân về nhiều sai phạm của các cơ quan đảng, nhà nước, bưng bít che dấu các sự kiện Quốc tế và trong nước mà họ cho là “bất lợi” cho đảng.
Các cơ quan truyền thông này rất mập mờ giữa tốt và xấu …trong một thời gian dài. Họ che dấu tình hình thực tế mối quan hệ Việt nam –Trung quốc. Không phải vì sự “khôn ngoan” trong “đối sách” với Trung quốc mà vì sự hèn nhát, vì quyền lợi, chức vụ của họ và con cháu họ mà họ đã tìm mọi cách che dấu tình hình thực tế là hiện nay Trung quốc đang thôn tính đất, biển của Việt nam. Người ta một mặt chỉ đạo cho công an đàn áp người dân biểu tình biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung quốc gây hấn với Việt nam, một mặt không cho báo chí đưa tin người dân biểu tình, thậm chí xuyên tác sự thật về các cuộc biểu tình là “một nhóm người tụ tập” (TTXVN).
Trong một xã hội mà nói thật đem lại sự mất an toàn thì toàn đảng toàn quân, toàn dân chỉ có thể nói dối. Đau xót thay, việc nói thật đáng ra là một điều bình thường thì ở Việt nam nói thật (được những người có lương tri) coi như là một biểu hiện anh hùng. Mà quả thật ở nước ta việc nói thật là cần rất nhiều dũng khí và sự hy sinh.
Có thể nói biểu hiện của căn bệnh SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC còn thể hiện nhiều nữa ở sự vô cảm (trong cán bộ, dân chúng), sự nhẫn tâm, côn đồ của một số cán bộ sỹ quan công an như báo chí các “lề” đăng tin rất nhiều các trường hợp công an nổ súng vào dân, vào thiếu niên, đánh chết dân lành như dư luận xã hội đã từng biết đến. Liệu quốc nạn SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC có thể chữa trị ?
Đảng cộng sản và nhà nước có dám nhìn thẳng vào sự thật này để ngõ hầu tìm được một “liệu pháp cắt bì” cho chính họ không?
Bí thư Quảng Đông, TQ sang: lần lượt Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Phó TT, Bí thư Hà Nội, … tiếp, làm việc
1. Nổi lên một mối quan hệ “song phương”, ngang hàng giữa một quốc gia với một tỉnh lẻ của một quốc gia khác. Nó lồ lộ ngay trong một cái tên rất … hài: “Hội nghị giao lưu hợp tác kinh tế-thương mại giữa Quảng Đông với Việt Nam“. Thử cố tìm ở báo khác xem, có phải đây là sự vô tình, sơ xuất trong sử dụng ngôn từ không, thì thấy trên trang điện tử của Chính phủ có được cái tên của cuộc hội thảo, tuy khá ngô nghê nhưng cũng đỡ … nhục quốc thể hơn: “Hội thảo hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc (Quảng Đông) … “. Và cố gắng tìm tiếp thì đã có được bức ảnh chứng minh cho thấy các nhà chính trị, ngoại giao ở xứ ta không đến nỗi ngu muội quá, mà cũng biết đắp điếm cho “mối tình ngang trái” này để nó không có cái vẻ giữa “Thiên triều” với “Tiểu quốc”, giữa một bạo chúa với ả điếm già.
.
2. Sẽ tăng cường hơn nữa sự có mặt của Trung Quốc, song chỉ ở cấp thấp (tỉnh miền núi) thôi, trong các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, điều mà công luận ngày càng báo động về những nguy hại hơn là mối lợi.
Cũng xin lưu ý: Hồ Xuân Hoa đang được coi như là ứng viên sáng giá nhất để kế cận họ Tập, và cũng là ủy viên Bộ chính trị trẻ nhất (51 tuổi) trong số 25 ủy viên. Nhân vật họ Hồ này cũng đã từng lê lết hết khu tự trị Tây Tạng, cho tới khu tự trị Nội Mông, nên chắc chắn sẽ rất có kinh nghiệm trong ứng xử với một “khu tự trị tương lai”. Chuyến đi này có lẽ cũng là sự chuẩn bị cho lớp lãnh đạo sắp tới của cả hai bên, là một tập dượt, thử thách với họ Hồ trong ứng xử với “thuộc quốc”. Phải chăng hiểu được điều đó mà ban lãnh đạo CSVN đã long trọng đón tiếp với bộ sậu đông đảo, nghị trình “hoành tráng” đến vậy?
Xin bổ sung thêm bức ảnh về màn “ôm ấp” của họ Hồ với ngài Tổng Trọng mà tất cả các báo đã thiếu sót không có:
-
VOVNEWS
Cập nhật lúc: 19:30, 14/04/2014
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam
VOV.VN - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và Bí thư thành ủy Hà Nội đã tiếp các vị trong đoàn.
Nhận lời mời của Trung ương Đảng ta, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản
Trung Quốc do đồng chí Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Đông, dẫn đầu thăm Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 17/4/2014.
Chiều ngày 14/4/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí Hồ Xuân
Hoa dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam;
bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam
– Trung Quốc thời gian qua. Tổng Bí thư đánh giá cao vai trò đầu tàu
của tỉnh Quảng Đông trong quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc và
những kết quả tốt đẹp trong lĩnh vực hợp tác kinh tế – thương mại giữa
Quảng Đông và Việt Nam; mong muốn qua chuyến thăm của đồng chí Hồ Xuân
Hoa, quan hệ hợp tác, giao lưu giữa Quảng Đông và các địa phương của
Việt Nam sẽ có những bước phát triển tích cực mới.
Đồng chí Hồ Xuân Hoa bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; báo cáo với Tổng Bí thư về những kết quả đạt được trong chuyến thăm, giới thiệu một số nét lớn về tình hình phát triển của Trung Quốc cũng như của tỉnh Quảng Đông thời gian qua; về quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại tốt đẹp giữa tỉnh Quảng Đông với các địa phương của Việt Nam.
Đồng chí Hồ Xuân Hoa khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quảng Đông và các địa phương của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
* Chiều cùng ngày, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, đã tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm và làm việc tại Việt Nam; bày tỏ mong muốn tỉnh Quảng Đông, một trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, là địa phương có quan hệ hữu nghị lâu đời và có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các địa phương của Việt Nam trong thời gian tới.
Bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam, đồng chí Hồ Xuân Hoa nhấn
mạnh chuyến thăm của Đoàn là nhằm góp phần thực hiện thoả thuận giữa
lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Quảng
Đông với các địa phương của Việt Nam, góp phần thiết thực vào việc xây
dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam
theo phương châm 16 chữ và tinh thần “4 tốt”.
* Trước đó, đồng chí Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc hội đàm, trao đổi ý kiến sâu rộng giữa Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Hồ Xuân Hoa làm Trưởng đoàn. Trong bầu không khí hữu nghị và cởi mở, hai bên đã giới thiệu cho nhau về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước và về Hà Nội, Quảng Đông; trao đổi ý kiến về quan hệ hai Đảng, hai nước và kế hoạch hợp tác giao lưu trong thời gian tới. Hai bên cũng đi sâu trao đổi ý kiến về phương hướng hợp tác giữa Quảng Đông với Việt Nam và thành phố Hà Nội.
Đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã có cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham dự Hội nghị giao lưu hợp tác kinh tế-thương mại giữa Quảng Đông với Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cơ sở kinh tế, văn hoá tại Hà Nội. Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn còn đi thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang./.
Chiều ngày 14/4/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa (Ảnh TTXVN) |
Đồng chí Hồ Xuân Hoa bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; báo cáo với Tổng Bí thư về những kết quả đạt được trong chuyến thăm, giới thiệu một số nét lớn về tình hình phát triển của Trung Quốc cũng như của tỉnh Quảng Đông thời gian qua; về quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại tốt đẹp giữa tỉnh Quảng Đông với các địa phương của Việt Nam.
Đồng chí Hồ Xuân Hoa khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quảng Đông và các địa phương của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
* Chiều cùng ngày, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, đã tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm và làm việc tại Việt Nam; bày tỏ mong muốn tỉnh Quảng Đông, một trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, là địa phương có quan hệ hữu nghị lâu đời và có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các địa phương của Việt Nam trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa (Ảnh TTXVN) |
* Trước đó, đồng chí Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc hội đàm, trao đổi ý kiến sâu rộng giữa Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Hồ Xuân Hoa làm Trưởng đoàn. Trong bầu không khí hữu nghị và cởi mở, hai bên đã giới thiệu cho nhau về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước và về Hà Nội, Quảng Đông; trao đổi ý kiến về quan hệ hai Đảng, hai nước và kế hoạch hợp tác giao lưu trong thời gian tới. Hai bên cũng đi sâu trao đổi ý kiến về phương hướng hợp tác giữa Quảng Đông với Việt Nam và thành phố Hà Nội.
Đồng chí Hồ Xuân Hoa và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã có cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham dự Hội nghị giao lưu hợp tác kinh tế-thương mại giữa Quảng Đông với Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cơ sở kinh tế, văn hoá tại Hà Nội. Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn còn đi thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang./.
Vũ Duy -VOV
Dịch sởi gây tử vong “hàng trăm trẻ em”(?): Bộ Y tế che giấu, PTT Vũ Đức Đam phát hiện qua Facebook
Càng nghiêm trọng và đáng ngờ hơn, khi ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi kiểm tra, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) mới báo cáo số liệu “thật” này, nhưng vẫn chỉ là ở 3 bệnh viện Hà Nội. Họ còn lắt léo khi “đổ” cho con số “dôi ra” mới bị phát hiện là số tử vong do các loại “bội nhiễm” liên quan.
Từ đây cũng cần lưu ý khi thông tin trên nhiều trang mạng tự do cho là con số trẻ tử vong trong đợt dịch này ở cả nước phải lên tới hàng trăm rồi. Con số đó có lý vì nếu thống kê ở các tỉnh thành khác nữa, ở những trường hợp tử vong sau khi trả về gia đình do bệnh viện “bó tay” …
Cần phải xem xét những lý do đằng sau của việc che giấu đó và trách nhiệm hình sự nếu như xét thấy nó gây ra hậu quả nghiêm trọng, ví như dẫn đến nhiều trẻ tử vong hơn.
Để xem xét hai vấn đề nêu trên, cần xem lại một số văn bản liên quan, trong đó có Quyết định 64/2010/QĐ-TTg - Về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm của thủ tướng Chính phủ năm 2010:
Điều 2. Điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm
Việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm chỉ được thực hiện khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Có số
người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc dự tính bình thường
của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:
a) Quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Bệnh dịch
được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có
nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả;
c) Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả;
d) Bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm họa.
Như vậy trong trường hợp bệnh sởi đang lây lan, làm chết quá nhiều trẻ như hiện nay, đã quá đủ điều kiện để công bố dịch. Một điều liên quan cũng cần nói thêm, đó là câu chuyện thú vị của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi ông hé lộ thông tin nhờ Facebook mà biết được tình trạng đáng lo về dịch sởi, và ông cám ơn một bác sĩ đã đưa thông tin đó lên trang FB của mình.
Chuyện thú vị, đáng ghi nhận về ý thức trách nhiệm của vị bác sĩ nọ và ông Phó TT, nhưng lại cũng thấy cần nhắc ông về tình trạng mạng Facebook ở Việt Nam bị chặn.
Xét riêng trong câu chuyện sức khỏe này, thì tội ác đưa tới tình trạng có nhiều trẻ chết vì bệnh sởi hơn không phải chỉ từ Bộ Y tế, mà còn có cả một số nhà mạng đã dùng kỹ thuật để ngăn chặn Facebook, cao hơn là cơ quan quản lý, rất có thể là Bộ Công an.
Viết thêm sau khi kết thúc bài này: trong bài phỏng vấn trên Đại đoàn kết, ông Cục trưởng Cục y tế dự phòng có đổ tại bệnh sởi là thuộc nhóm B, nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của chủ tịch tỉnh.
Ông đổ tại vậy là không thuyết phục. Thứ nhất, không thấy có quy định “nhóm B” này trong Quyết định của thủ tướng. Thứ hai, dù nó có như vậy, thì trong thẩm quyền và chuyên môn của mình, Bộ Y tế phải làm việc với địa phương, chỉ đạo sở y tế địa phương để đề nghị công bố dịch tại từng địa phương, sao không làm?
Còn trên VTV-Thời sự trưa nay thì đưa tin bà Bộ trưởng Y tế sáng nay đã cuống cuồng chạy xuống Bệnh viện Nhi trung ương, thì được báo cáo là trong 24 giờ qua đã có thêm 2 ca tử vong. Mới thấy tốc độ lây lan và hậu quả lớn tới đâu.
-
Tuổi trẻ
108 trẻ chết do sởi và biến chứng: Bộ Y tế giấu dịch?
16/04/2014 07:35 (GMT + 7)
TT –
Phải qua kiểm tra thực tế của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mới có con số
thật về trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi: chỉ riêng ba bệnh viện
lớn ở Hà Nội là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế báo cáo hôm
10-4.
Tuần trước, trong các thông tin
phát đi Bộ Y tế vẫn cho rằng từ đầu năm đến nay đã có 25 trẻ tử vong do
các biến chứng liên quan đến sởi.
Tuy nhiên chiều 15-4, Phó thủ
tướng Vũ Đức Đam trực tiếp vào Bệnh viện Nhi T.Ư thị sát tình hình, Bộ Y
tế cho biết con số trẻ tử vong gấp hơn bốn lần!
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đi kiểm tra khi có thông tin có nhiều trẻ chết do sởi và biến chứng sau sởi.
Số công bố khác xa thực tế
Nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não
Ông Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
T.Ư, cho biết thời điểm này bệnh viện ông đang điều trị cho 340 bệnh
nhân sởi cả người lớn và trẻ em, trong số này có trên 50 ca bệnh nặng
phải thở máy. Theo ông Kính, bệnh nhân bắt đầu vào viện dồn dập từ tháng
2 đến nay và nhiều trường hợp có biến chứng viêm não, một trong những
biến chứng điển hình của bệnh sởi. Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, mùa dịch năm
nay gây hại nhiều nhất ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi, là nhóm chưa đến
tuổi tiêm ngừa sởi nhưng năm nay có tỉ lệ mắc bệnh rất cao, hầu hết trẻ
tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, hoặc cùng một trẻ nhiễm 2-3 loại
vi khuẩn, virút khác nhau do suy giảm miễn dịch sau khi mắc sởi.
* Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Phước, mỗi
tuần gần đây có 5-7 trường hợp mắc bệnh sởi đến bệnh viện điều trị, từ
đầu năm đến nay toàn tỉnh có 72 trường hợp, trong đó 9/10 huyện, thị xã
có trường hợp mắc bệnh.b.liêm – đ.anh
|
Con anh Lĩnh (được 1 tuổi) đã
gần khỏi bệnh và các bác sĩ cho biết bé có thể được chuyển lên khoa thần
kinh để điều trị bệnh viêm não.
Nhưng không phải ai cũng may mắn
như vậy. Nhiều phụ huynh ngồi trước hành lang khoa truyền nhiễm đang
phải cố chấp nhận sự thật là tình hình bệnh sởi của con mình ngày càng
xấu.
Bà Phạm Thị Tải ở Ba Vì, Hà Nội cùng con rể và con gái đưa cháu ngoại 13 tháng tuổi lên đây chữa bệnh đã 12 ngày.
Bà cho biết thấy cháu bị sốt, gia đình đưa lên điều trị tại Bệnh viện Nông nghiệp.
Hai ngày sau bé bắt đầu nổi nhiều mẩn trên người, ngày càng tím tái hơn. Gia đình vội chuyển bé lên Bệnh viện Nhi T.Ư.
“Bệnh cháu tôi ngày càng nặng
hơn. Cháu không thở được dù đã dùng bình thở oxy, cứ ho dài thành cơn và
tím tái hết người. Cách đây hai ngày, bác sĩ thông báo gia đình chuẩn
bị tâm lý trước vì bệnh tình của cháu ngày càng xấu đi. Suốt từ hôm đó
đến nay, nhà tôi ai cũng thẫn thờ như người mất hồn” – bà Tải cho biết.
Tình hình tại bệnh viện bất
thường như vậy nhưng tại cuộc họp trực tuyến vào tuần trước, Thứ trưởng
Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vẫn cho rằng bệnh sởi chưa có gì bất thường,
các chủng virút gây sởi vẫn là chủng truyền thống, chưa ghi nhận biến
đổi về độc lực cũng như cách lây truyền.
Theo công bố tại cuộc họp này,
từ tháng 2 đến ngày 10-4 đã có tổng số 25 ca tử vong do sởi. Tuy nhiên,
nhiều người đã không tin con số báo cáo này.
Ngày 15-4, Phó thủ tướng Vũ Đức
Đam đã yêu cầu Bộ Y tế báo cáo chính thức tình hình dịch. Đến thời điểm
này, ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết
đến ngày 15-4 đã có 108 trẻ tử vong do sởi và các biến chứng sau sởi,
trong đó có 103 trẻ tại Bệnh viện Nhi T.Ư, bốn trẻ tại Bệnh viện Bạch
Mai, một trẻ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Số ca tử vong này chưa tính các
trẻ bệnh nặng xin về và số tử vong do sởi tại các địa phương, trong đó
tại Yên Bái ngay sau khi bệnh sởi xuất hiện (tháng 1-2014) đã có hai ca
tử vong.
Tử vong cao do chậm phòng chống dịch
Tại buổi kiểm tra tình hình dịch
sởi ở Bệnh viện Nhi T.Ư chiều qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới ba
khu vực bệnh viện này đang dành để điều trị bệnh nhân sởi.
Điều dễ nhận thấy là dù tăng thêm giường bệnh cho bệnh nhi mắc sởi, nhưng hầu hết giường bệnh đều có tới bốn bệnh nhi.
Tình trạng lây nhiễm chéo, đến Bệnh viện Nhi T.Ư khám và chữa các bệnh khác nhưng bị lây bệnh sởi khá trầm trọng.
Tuy nhiên, điều này không được
Bộ Y tế báo cáo lên Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – là người được Chính phủ
phân công phụ trách lĩnh vực y tế.
Tại cuộc thị sát chiều 15-4, Phó
thủ tướng Đam nói ông phải cảm ơn một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi T.Ư đã
viết về tình trạng quá nhiều trẻ tử vong do sởi và đưa lên Facebook, vì
thế Phó thủ tướng mới biết được tình hình và đến kiểm tra trực tiếp.
Bên cạnh đó Phó thủ tướng cũng yêu cầu ngành y tế thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng.
Trong số những trẻ bệnh diễn
tiến nặng, có trẻ nặng thêm do bệnh viện quá tải. Theo chị Mùa, cách đây
một tháng con chị lên điều trị sởi tại Bệnh viện nhi T.Ư và bệnh đã gần
khỏi, các bác sĩ cho chuyển về tuyến dưới là Bệnh viện Sản nhi Vĩnh
Phúc điều trị, gia đình chị phản đối nhưng bác sĩ nói bệnh bé đã giảm
nên phải về để nhường chỗ cho bé khác, vì bệnh nhi nhập viện đang quá
tải.
Sau 11 ngày nằm điều trị ở Bệnh
viện Sản nhi Vĩnh Phúc, bệnh bé ngày càng nặng hơn, gia đình chị lại đưa
bé trở lại bệnh viện nhi. “Sáng nay bác sĩ thông báo bệnh tình bé giờ
rất xấu, có thể phải chấp nhận điều xấu nhất” – chị Mùa vừa khóc vừa
nói.
Song, những gì mà Bộ Y tế cung
cấp về dịch sởi lại là bức tranh màu hồng. Theo thông tin từ báo cáo của
Bộ Y tế, các ca mắc sởi đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 25 ca/tuần,
trong khi thời gian cao điểm tháng 2-2014 có đến 300 ca mắc/tuần.
Bộ Y tế cũng cho biết đã bắt đầu
chống dịch sởi từ cuối năm 2013, tuy nhiên thực tế phải đầu tháng
2-2014 những biện pháp chống dịch đầu tiên mới được triển khai tại tỉnh
Yên Bái, một trong bốn tỉnh thành đầu tiên công bố dịch sởi. Điều đó cho
thấy các hoạt động chống dịch đã được tiến hành rất chậm.
Ngoài ra, do bệnh sởi không
phải xuất hiện hằng năm, các bác sĩ không kịp cập nhật kiến thức điều
trị khiến hiệu quả chẩn đoán, điều trị sởi tại tuyến dưới kém, bệnh nhân
phải lên tuyến trên gây quá tải trầm trọng tại Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh
viện Xanh Pôn. Ai sẽ phải chịu
trách nhiệm về sự chậm trễ, tắc trách này? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm
trước 108 ca tử vong (đó là thống kê chưa đầy đủ) về một căn bệnh vốn
được coi là lành tính? Chúng tôi xin gửi câu hỏi này đến Bộ Y tế.
LAN ANH – VŨ VIẾT TUÂN
Chích ngừa sởi khi trẻ 9 tháng tuổi
Ngày 15-4, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM,
cho biết số trẻ mắc bệnh sởi đang nằm điều trị tại khoa nhiễm Bệnh viện
Nhi Đồng 1 vẫn ở mức hơn 50 trẻ nằm điều trị/ngày. Còn tại Bệnh viện
Nhi Đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm bệnh viện, cho biết
trẻ mắc bệnh sởi đang nằm điều trị tại khoa này dao động 50-60 trẻ nằm
ngày.
Các bác sĩ nhấn mạnh cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất
vẫn là chích ngừa sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi. Còn với những trẻ dưới 9
tháng tuổi, không cần thiết phải giữ trẻ trong nhà (như nhiều phụ huynh
đang lo lắng, không dám cho trẻ ra ngoài), mà virút bệnh sởi thường
theo người lớn từ ngoài về nhà, sau đó mới lây bệnh cho trẻ. Do vậy, khi
người lớn đi ở ngoài về nhà cần rửa tay, thay quần áo mới bế trẻ.
T.DƯƠNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét