Bức ảnh bé gái bị trói: Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin
Và rồi, hậu quả dĩ nhiên xảy ra, nó lên báo.
Mặc dù tờ báo đầu tiên đăng tải thông tin này đã "cẩn thận" chú thích và kêu gọi người đọc xác minh tên tuổi bé gái và siêu thị nơi xảy ra hành động trên để phê phán, nhưng đó hoàn toàn là việc làm phản tác dụng. Tấm ảnh nhanh chóng gây bão nơi cô bé đang đi học, như thông tin trên báo-học sinh trong trường cứ chạy tới lớp xem mặt em. "Gia đình tôi giờ không dám đi đâu và sợ cháu làm chuyện dại dột" - gia đình cháu cho biết.
Ngay khi sự việc xảy ra, dư luận đã chia hai luồng. Một luồng bất bình và lên án siêu thị nơi có hành vi trên. Luồng ngược lại đồng tình, cho rằng có gan ăn cắp phải có gan chịu đòn. Luồng ý kiến này còn dẫn nhiều trường hợp người Việt Nam ăn cắp gây nhục quốc thể và kết luận phải trừng trị nặng tay, bêu giếu cho xấu hổ khi hành vi ăn cắp mới manh nha, như bảo vệ ở siêu thị X đã làm với bé gái nói trên.
Vi phạm pháp luật
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định rất rõ: mọi công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi đều được bảo vệ theo luật này. Trong nhiều quyền của trẻ em như quyền đi học, quyền được khám chữa bệnh... điều 14 về Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự nêu rõ: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Nếu bé S đang cầm hai quyển truyện ra quầy tính tiền mà bị hiểu lầm là ăn trộm và bảo vệ bắt lại thì họ vẫn bị xử phạt do đã vi phạm khoản 6 điều 7 Luật này: Nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em. Còn giả thiết bé thực sự đã có hành vi ăn trộm đi chăng nữa thì người lớn cũng không được thực hiện hành vi nọ. Khoản 9 nói quy định cụ thể trong trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật: nghiêm cấm áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình. Rõ ràng hành vi của các nhân viên siêu thị X. đã vi phạm pháp luật. Lẽ ra họ chỉ cần giữ bé lại trong văn phòng và báo cho gia đình hoặc trường học của bé đến bồi thường thiệt hại cho siêu thị, đồng thời nhắc nhở gia đình giáo dục bé là đủ.
Hành vi vi phạm của siêu thị X sẽ bị xử lý như thế nào? Tại điều 17 Nghị định số 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Một trong các hành vi dùng lời nói, hành động hoặc có hành vi khác có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em. Ví dụ nếu bé S bị khủng hoảng tâm lý cần được tư vấn thì những người vi phạm phải trả chi phí. Theo Nghị định này, người ra quyết định xử phạt có thể là Thanh tra hoặc Chánh thanh tra Sở Lao động-Thương binh-Xã hội. Cũng cần xác định xem những nhân viên làm việc trên là tự ý hay chấp hành quy định của chủ siêu thị. Nếu là quy định thì chủ siêu thị phải liên đới chịu trách nhiệm.
Chia sẻ cẩn trọng
Vụ việc bé S bắt đầu từ một trang web và sau đó nhanh chóng được chia sẻ trên các tài khoản cá nhân. Như đã nói, hầu hết ý kiến là phẫn nộ, tuy nhiên việc chúng ta chuyền tay nhau tấm ảnh đó vô tình đã giúp phát tán sự việc rộng hơn, khiến nhiều người biết đến hơn, do đó có thể gây hậu quả tâm lý nặng hơn với bé S và gia đình bé.
Ngay cả hành vi chụp tấm ảnh trên và chia sẻ trên mạng - dù với dụng ý tốt- nhưng theo tôi đồng thời cũng là nguyên nhân khiến sự việc bùng ra quá to. Theo tôi, trong những trường hợp tương tự, người chứng kiến nên nhanh chóng tác động với nơi để xảy ra sự việc để kịp thời ngừng lại vụ việc vi phạm, hoặc báo với các cơ quan có thẩm quyền như trường học, cơ quan công an, hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, UBND phường/xã sở tại. Việc chụp ảnh là cần thiết để làm bằng chứng giúp xử lý vi phạm, nhưng người chụp nên giữ riêng và chỉ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền chứ hoàn toàn không nên phát tán rộng rãi. Chúng ta, những người dùng mạng xã hội cũng không nên vội vã chia sẻ tấm ảnh đó. Với những chủ thể nhạy cảm như trẻ em tương tự vụ việc này, theo tôi thông tin càng được giữ kín, càng ít người biết càng tốt, nhưng nhất thiết người nắm thông tin đầu tiên cần biết cách xử lý nó đúng đắn theo pháp luật. Báo chí cần đưa thông tin để cảnh báo xã hội nhưng càng không nên đăng trọn tấm ảnh mà chỉ cần mô tả để bạn đọc hiểu là được. Con cái chúng ta là trẻ con, chúng nhạy cảm, non nớt và chưa đủ trí khôn, nếu chẳng may chúng cư xử dại dột thì ai ân hận thay cho người lớn chúng ta đây?
Hoàng Xuân
(FB Hoàng Xuân)
TS Nguyễn Quang A: Tức nước vỡ bờ rất đáng ngại
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Khó tránh bất ổn xã hội
Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thuộc nhóm chủ trương Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:TS Nguyễn Quang A: Về vấn đề đất đai, các chuyên gia đã từ lâu cảnh báo là nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh. Tôi nghĩ rằng đấy là một điểm nóng nhưng còn nhiều điểm nóng khác, từ Dương Nội cho đến Hưng Yên, Văn Giang cũng là những điểm rất nóng. Nếu chính quyền không tìm cách tháo gỡ thì rất đáng tiếc là những chuyện bạo loạn như thế xảy ra có thể tước đi sinh mạng con người và đấy là những việc rất đau xót.
Nam Nguyên: Thưa TS, theo tin báo chí thì xã Bắc Sơn bây giờ không còn cán bộ lãnh đạo vì quá sợ dân và có người cũng xin từ chức nghỉ việc, họ nói làm việc để phục vụ dân bây giờ dân không đồng tình thì không còn lý do làm việc. Ở đây có chuyện người dân tự xử đối phó với công an, tương tự những vụ tự xử khi người dân bị xâm phạm quyền lợi, thí dụ như đánh chết kẻ trộm chó. Tại sao họ lại tự xử trong khi đã có hệ thống pháp luật, có chính quyền, có Nhà nước?
Nếu không có sự thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh.TS Nguyễn Quang A: Đó là điều rất đáng tiếc do không có sự đối thoại, không có sự nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề pháp luật. Chuyện người dân phải tôn trọng các cơ quan Nhà nước là điều hết sức quan trọng với bất kể một nước nào. Rất đáng tiếc các cơ quan của nhà nước Việt Nam họ không để ý đến khía cạnh đó và họ có rất nhiều hành động hủy hoại bản thân cái niềm tin ấy. Như thế đối xử với những ngươi dân mà sự hiểu biết pháp luật không được tường tận cho lắm, lẽ ra phải bằng đối thoại, bằng thuyết phục để giải thích cho bà con nếu việc của chính quyền là đúng, để cho bà con hiểu và đồng tình với việc của chính quyền. Nhưng rất đáng tiếc họ không làm được việc đó mà họ chỉ biết việc dùng sức mạnh của mình để chèn ép người dân. Trong trường hợp ấy tức nước vỡ bờ, con giun xéo mãi cũng quằn và người dân người ta vùng lên. Đấy là một điều rất đáng ngại.
-TS Nguyễn Quang A
Nam Nguyên: Với thực tế Hiến Pháp và Luật Đất Đai sửa đổi ban hành năm 2013 thì có có thể làm gì, áp dụng điều gì để bảo vệ quyền lợi đất đai của người dân và tránh những vụ đã xảy ra trong hiện tại và trong quá khứ như Bắc Sơn, Dương Nội, Hưng Yên?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, với đường lối như thế này của những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản về vấn đề đất đai sở hữu toàn dân. Dẫu có chi tiết đến như thế nào thì vẫn gây cho người lãnh đạo có tâm lý rằng, đất của toàn dân thì họ có quyền thu hồi và người ta không đáp ứng nhu cầu rất bức bách của người dân. Tôi nghĩ cốt lõi nguyên nhân chính của những sự bùng phát bất ổn xã hội vẫn còn nguyên đó, chừng nào những người như ông Nguyễn Phú Trọng chủ xướng cái học thuyết đất đai thuộc sở hữu toàn dân vẫn không thay đổi ý kiến, thì tôi nghĩ những người như thế có tội rất lớn với dân tộc này. Chừng nào vẫn không thay đổi thì chỉ giải quyết được một chút trên ngọn trên cành trên lá mà thôi, bằng chuyện minh bạch hơn về vấn đề giá cả…
Chừng nào đấy là đất của người ta cần có luật nghiêm túc, việc này thu hồi đất cho mục đích công, soạn ra một luật và bắt buộc người dân phải tuân theo. Tuy nhiên giá đền bù phải bằng giá thị trường hoặc nhỉnh hơn một chút, để cho bà con không bị thiệt thòi gì cả.
Còn tất cả dự án thu hồi đất mà cho dự án kinh tế như dự án gọi là nghĩa địa tư nhân ở Hà Tĩnh thì chủ đầu tư phải tự đi đàm phán với người dân, trên cơ sở thuận mua vừa bán thì mới được thi hành và chỉ có trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu của người ta thì trong trường hợp ấy mọi vấn đề mới được giải quyết êm thấm và không gây ra những bức xúc như bây giờ.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Nguyễn Quang A đã trả lời đài RFA.
Sự khủng bố tinh thần
Kính Hòa, phóng viên RFA
Nghe bài này
Những xung đột giữa dân chúng với bộ máy công lực ở Việt nam ngày càng mang tính bạo lực. Gần đây nhất là vụ bạo động tại xã Bắc Sơn, Hà tĩnh. Bên cạnh đó, sự áp chế về tinh thần cũng đã và đang được sử dụng trong suốt chiều dài tồn tại của chế độ cộng sản.
Nhà nước cảnh sát
Xuất phát từ ý thức hệ đấu tranh giai cấp, tất cả các đảng cộng sản khi giành được chính quyền đều xây dựng một bộ máy công an rộng lớn để tiến hành cái gọi là đấu tranh giai cấp của họ. Người đầu tiên thành lập mô hình nhà nước cộng sản là Lenin định nghĩa nhà nước cộng sản một cách ngắn gọn là: “Nhà nước-dùi cui.” Tức là: Nhà nước chỉ là biện pháp cưỡng chế, đúng hơn là cơ chế đàn áp của một giai cấp đối với các giai cấp khác trong xã hội. Định nghĩa này được Milovan Djilas, người từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư trích dẫn trong tác phẩm Giai cấp mới của ông xuất bản hồi những năm 50 của thế kỷ trước.
Các số liệu được tiết lộ từ Trung quốc cho biết kinh phí giành cho công an, mật vụ của nước này cao hơn cả số tiền giành cho quân đội.
Và nhà nước cộng sản tổ chức bộ máy công an mật vụ này cắm rễ sâu xuống đến từng làng xã ở thôn quê, hay các tổ dân phố ở đô thị. Sau khi Đông Đức bị sụp đổ, người ta biết được rằng cứ trong tám người dân của quốc gia này thì có một người không ít thì nhiều liên quan đến bộ máy công an.
Ở Việt nam chưa có số liệu nào được đưa ra, nhưng cũng sẽ dễ thấy hình ảnh của bộ máy ấy dàn trải khắp nơi, từ các phòng công an có ký hiệu đứng đầu là chữ P, các loại công an từ bộ, từ tỉnh, cho đến dân phòng ở những khu phố. Qua những hình ảnh từ những cuộc biểu tình bị đàn áp, đôi khi người ta thấy số nhân viên công an, an ninh với đủ loại sắc phục còn đông hơn cả những người biểu tình.
Qua những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, hình ảnh đàn áp bằng bạo lực của công an dễ dàng được nhận thấy, từ chuyện lôi kéo người biểu tình, người nông dân đòi đất lên xe, cho đến gần đây là việc trấn áp của hàng trăm công an tại Bắc sơn Hà tĩnh.
Sự gieo rắc sợ hãi
Nhưng bên cạnh đó còn có một sự áp bức tinh thần khó thấy hơn. Sự áp bức này gieo rắc sự sợ hãi và thường xuyên nhắm tới những người trí thức.
Người chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã viết rằng ông cùng các đồng sự đã suy nghĩ trắng đêm trước khi ra đời trang mạng này, vì lo ngại sẽ bị cơ quan công quyền khép tội. Nhưng dù đã cẩn thận như vậy, trang mạng chuyên đưa những phản biện xã hội chính trị này cũng đã hơn một lần bị công an kiểm tra máy tính, nhằm tìm những tài liệu mà họ cho là có ảnh hưởng tới an ninh nhà nước.
Gia đình của những người bị công an nhắm tới cũng thường được cơ quan công an sử dụng để làm công cụ trấn áp những người đối kháng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt kể lại cơ quan công an đã sử dụng gia đình ông ra sao để trục xuất ông sang Hoa Kỳ:
“Thế là họ đưa nhà tôi từ bên Mỹ về, vào thẳng trong trại để thuyết phục tôi đi. Các con tôi và các bạn tôi cũng muốn tôi đi bởi vì họ lo sức khỏe của tôi, đã bốn năm không có tin tức gì hết. Thậm chí nhà tôi còn lo là liệu tôi có ngồi xe lăn không.
Vì những lời thỉnh cầu như vậy nên tôi đồng ý đi, thì họ lại bắt làm một đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh, thì tôi không chấp nhận. Tôi nói chỉ làm đơn xuất ngoại chữa bệnh thôi chứ không đặc xá. Ba lần như vậy. Cuối cùng thì họ không bắt tôi làm đơn nữa.”
Những chuyện viết đơn, hoặc ký xác nhận là việc mà công an hay sử dụng với những người đối kháng. Mới đây nhà văn Phạm Đình Trọng bị cơ quan công an mời lên để ký …những bài ông đã viết với chính tên của ông.
Sự kiểm soát và gieo rắc sợ hãi về tinh thần như thế được mở rộng ra trong cả giới sinh viên Việt nam đang du học ở nước ngoài để kiểm soát họ và ngăn cản những sinh hoạt chính trị, tinh thần của họ. Sinh viên Nguyễn Tường từ Đài Loan cho chúng tôi biết:
“Du học sinh ở đây thành lập những nhóm và có những đảng viên cài cấm vào, hoặc là những người mang hơi hướng bảo thủ, cộng sản.
Họ có lập hồ sơ để biết những hoạt động ở nước ngoài thế nào. Em cũng bị rắc rối vì họ áp lực lên gia đình. Gia đình em báo là em không được tham gia những hoạt động chính trị, hay diễn đạt những tư tưởng trái với nhà nước lên những trang công cộng như là Facebook.
Họ cai trị bằng cách gieo rắc sợ hãi, lên mình và lên cả người thân và gia đình nữa. Và đó là cái em đang lo.”
Sự áp chế tinh thần đó bao gồm cả triệt hạ nguồn sống, đe dọa về tinh thần và thể xác. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, từ Thanh Hóa cho phóng viên Anh Vũ biết như vậy về hoàn cảnh gia đình ông.
Và đối với nhiều trí thức thì sự áp chế tinh thần còn khủng khiếp hơn cả bạo lực. Sau lần làm việc với cơ quan công an, nhà văn Phạm Đình Trọng cho chúng tôi biết:
“Thế nhưng mà cái bạo lực bằng cơ bắp, bằng dùi cui nó không nguy hiểm bằng bạo lực tin thần anh ạ. Công an sử dụng bạo lực với người dân, đánh chết chổ nọ chổ kia thì cũng đã là nguy hiểm, nhưng mà cái bạo lực mà công an cứ hành người dân, cứ gọi lên gọi xuống thì đó là một thứ bạo lực tinh thần. Cái bạo lực ấy còn độc ác và nguy hiểm nhiều lần hơn cái bạo lực bằng cơ bắp và dùi cui.”
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời Milovan Djilas, ông nói rằng những yếu kém về nội tại của mô hình cộng sản về kinh tế và xã hội làm cho những người cộng sản cần có một tổ chức đồng nhất về tư tưởng. Và do đó, theo ông, chính là nguyên nhân của sự áp chế tinh thần của các nhà nước với bộ máy công an khổng lồ của họ.
Những xung đột giữa dân chúng với bộ máy công lực ở Việt nam ngày càng mang tính bạo lực. Gần đây nhất là vụ bạo động tại xã Bắc Sơn, Hà tĩnh. Bên cạnh đó, sự áp chế về tinh thần cũng đã và đang được sử dụng trong suốt chiều dài tồn tại của chế độ cộng sản.
Nhà nước cảnh sát
Xuất phát từ ý thức hệ đấu tranh giai cấp, tất cả các đảng cộng sản khi giành được chính quyền đều xây dựng một bộ máy công an rộng lớn để tiến hành cái gọi là đấu tranh giai cấp của họ. Người đầu tiên thành lập mô hình nhà nước cộng sản là Lenin định nghĩa nhà nước cộng sản một cách ngắn gọn là: “Nhà nước-dùi cui.” Tức là: Nhà nước chỉ là biện pháp cưỡng chế, đúng hơn là cơ chế đàn áp của một giai cấp đối với các giai cấp khác trong xã hội. Định nghĩa này được Milovan Djilas, người từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư trích dẫn trong tác phẩm Giai cấp mới của ông xuất bản hồi những năm 50 của thế kỷ trước.
Các số liệu được tiết lộ từ Trung quốc cho biết kinh phí giành cho công an, mật vụ của nước này cao hơn cả số tiền giành cho quân đội.
Và nhà nước cộng sản tổ chức bộ máy công an mật vụ này cắm rễ sâu xuống đến từng làng xã ở thôn quê, hay các tổ dân phố ở đô thị. Sau khi Đông Đức bị sụp đổ, người ta biết được rằng cứ trong tám người dân của quốc gia này thì có một người không ít thì nhiều liên quan đến bộ máy công an.
Ở Việt nam chưa có số liệu nào được đưa ra, nhưng cũng sẽ dễ thấy hình ảnh của bộ máy ấy dàn trải khắp nơi, từ các phòng công an có ký hiệu đứng đầu là chữ P, các loại công an từ bộ, từ tỉnh, cho đến dân phòng ở những khu phố. Qua những hình ảnh từ những cuộc biểu tình bị đàn áp, đôi khi người ta thấy số nhân viên công an, an ninh với đủ loại sắc phục còn đông hơn cả những người biểu tình.
Qua những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, hình ảnh đàn áp bằng bạo lực của công an dễ dàng được nhận thấy, từ chuyện lôi kéo người biểu tình, người nông dân đòi đất lên xe, cho đến gần đây là việc trấn áp của hàng trăm công an tại Bắc sơn Hà tĩnh.
Sự gieo rắc sợ hãi
Nhưng bên cạnh đó còn có một sự áp bức tinh thần khó thấy hơn. Sự áp bức này gieo rắc sự sợ hãi và thường xuyên nhắm tới những người trí thức.
Người chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã viết rằng ông cùng các đồng sự đã suy nghĩ trắng đêm trước khi ra đời trang mạng này, vì lo ngại sẽ bị cơ quan công quyền khép tội. Nhưng dù đã cẩn thận như vậy, trang mạng chuyên đưa những phản biện xã hội chính trị này cũng đã hơn một lần bị công an kiểm tra máy tính, nhằm tìm những tài liệu mà họ cho là có ảnh hưởng tới an ninh nhà nước.
Gia đình của những người bị công an nhắm tới cũng thường được cơ quan công an sử dụng để làm công cụ trấn áp những người đối kháng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt kể lại cơ quan công an đã sử dụng gia đình ông ra sao để trục xuất ông sang Hoa Kỳ:
“Thế là họ đưa nhà tôi từ bên Mỹ về, vào thẳng trong trại để thuyết phục tôi đi. Các con tôi và các bạn tôi cũng muốn tôi đi bởi vì họ lo sức khỏe của tôi, đã bốn năm không có tin tức gì hết. Thậm chí nhà tôi còn lo là liệu tôi có ngồi xe lăn không.
Vì những lời thỉnh cầu như vậy nên tôi đồng ý đi, thì họ lại bắt làm một đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh, thì tôi không chấp nhận. Tôi nói chỉ làm đơn xuất ngoại chữa bệnh thôi chứ không đặc xá. Ba lần như vậy. Cuối cùng thì họ không bắt tôi làm đơn nữa.”
Những chuyện viết đơn, hoặc ký xác nhận là việc mà công an hay sử dụng với những người đối kháng. Mới đây nhà văn Phạm Đình Trọng bị cơ quan công an mời lên để ký …những bài ông đã viết với chính tên của ông.
Sự kiểm soát và gieo rắc sợ hãi về tinh thần như thế được mở rộng ra trong cả giới sinh viên Việt nam đang du học ở nước ngoài để kiểm soát họ và ngăn cản những sinh hoạt chính trị, tinh thần của họ. Sinh viên Nguyễn Tường từ Đài Loan cho chúng tôi biết:
“Du học sinh ở đây thành lập những nhóm và có những đảng viên cài cấm vào, hoặc là những người mang hơi hướng bảo thủ, cộng sản.
Họ có lập hồ sơ để biết những hoạt động ở nước ngoài thế nào. Em cũng bị rắc rối vì họ áp lực lên gia đình. Gia đình em báo là em không được tham gia những hoạt động chính trị, hay diễn đạt những tư tưởng trái với nhà nước lên những trang công cộng như là Facebook.
Họ cai trị bằng cách gieo rắc sợ hãi, lên mình và lên cả người thân và gia đình nữa. Và đó là cái em đang lo.”
Sự áp chế tinh thần đó bao gồm cả triệt hạ nguồn sống, đe dọa về tinh thần và thể xác. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, từ Thanh Hóa cho phóng viên Anh Vũ biết như vậy về hoàn cảnh gia đình ông.
Và đối với nhiều trí thức thì sự áp chế tinh thần còn khủng khiếp hơn cả bạo lực. Sau lần làm việc với cơ quan công an, nhà văn Phạm Đình Trọng cho chúng tôi biết:
“Thế nhưng mà cái bạo lực bằng cơ bắp, bằng dùi cui nó không nguy hiểm bằng bạo lực tin thần anh ạ. Công an sử dụng bạo lực với người dân, đánh chết chổ nọ chổ kia thì cũng đã là nguy hiểm, nhưng mà cái bạo lực mà công an cứ hành người dân, cứ gọi lên gọi xuống thì đó là một thứ bạo lực tinh thần. Cái bạo lực ấy còn độc ác và nguy hiểm nhiều lần hơn cái bạo lực bằng cơ bắp và dùi cui.”
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời Milovan Djilas, ông nói rằng những yếu kém về nội tại của mô hình cộng sản về kinh tế và xã hội làm cho những người cộng sản cần có một tổ chức đồng nhất về tư tưởng. Và do đó, theo ông, chính là nguyên nhân của sự áp chế tinh thần của các nhà nước với bộ máy công an khổng lồ của họ.
Quy trình ngược của Bộ công thương
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Nghe bài này
Trong vụ dưa hấu ứ đọng tại cửa khẩu Lạng Sơn chằng những thương lái lỗ nặng mà người trồng dưa khắp nơi không thể bán đã khiến dư luận xã hội đặt câu hỏi: việc tiếp thị nông phẩm và nghiên cứu cây trồng cho thích hợp với thị trường thế giới bấy lâu nay ra sao. Mặc Lâm có cuộc phỏng vần GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ để có thêm chi tiết về câu chuyện được mùa mất giá này.
Mặc Lâm: Thưa GS mới đây nhân vụ dưa hấu tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thành, Lạng Sơn thì ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương nói rằng sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn của Trung Quốc nghiên cứu đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này. GS nghĩ sao về phương án mà dại diện Bộ công thương đưa ra?
GS Võ Tòng Xuân: Nói như thế là cái ông này bất lực. Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam. Ổng cứ ở nhà và ông có một cái quỹ để mà xúc tiến thương mại. Qũy này tôi không biết mấy ổng sài như thế nào nhưng mà tôi nghe phong phanh là lâu lâu tổ chức cho một số doanh nghiệp đi chơi, rồi cũng đóng tiền cho ổng, nhưng tổ chức đi chơi cũng lấy cái quỹ đó. Đi chơi vậy thôi chứ không phải đi tìm thị trường hay mở thị trường, cho nên cuối cùng là các doanh nghiệp cũng mù tịt không có thông tin thị trường.
GS Võ Tòng Xuân: Đáng lẽ ra Bộ Công thương phải có một bộ phận xúc tiến thương mại, phải rất rành rõi về thị trường quốc tế, phải là những người thông thạo ngoại ngữ để đi sang Trung Quốc coi thị trường Trung Quốc thế nào. Họ đang cần cái gì, và mình sẽ coi những công ty nào họ đang phân phối những món hàng đó thì mình phải gắn kết công ty đó với công ty ở Viêt Nam, để hai công ty đó làm việc với nhau thì công ty Việt Nam này sẽ biết công ty Trung Quốc bên kia đang cần gì.
Họ có mạng lưới phân phối thì bên đây mình ký hợp đồng với họ đàng hoàng. Rồi bên đây mình lo tổ chức cho nông dân trồng, căn cứ con số chính xác bên kia bao nhiêu thì người ta nhận bao nhiêu.
Chứ bây giờ, ông Bộ Công thương nói mời Trung Quốc qua, chứng tỏ ông rất bất lực, Ổng chính là người phải đi qua bên kia, đi tìm, đi qua Philippine coi thị trường Philippine cần cái gì, gạo thì luôn luôn nó cần đến mình rồi. Bây giờ cái chương trình sản xuất của người ta như thế nào để mình ước tính là lượng gạo người ta nhập sắp tới là bao nhiêu để mình chuẩn bị bên đây rồi ký hợp đồng với công ty gì bên kia. Rồi Indonesia cũng vậy, Trung Đông cũng vậy, Châu Phi cũng vậy, chứ không phải là mấy ổng mời người ta vô đây người ta đâu có phải vì mình đâu. Không chắc gì người ta vì mình, cho nên mình phải đi. Tôi thấy ngạc nhiên sao mà ông này kém quá kém không thể nào tổ chức được mà lại phải nhờ người ngoài vô tổ chức,
GS Võ Tòng Xuân: Người ta nói là từ ông nông dân, ông nông dân có cái tập quán bắt chước, theo hùa, thấy người ta trồng gì là bắt chước trồng theo mà không cần biết thị trường có đòi hỏi hết hay không? Có bắt chước trồng sau, hùa theo trồng, khi mà hùa theo trồng rồi thì họ không để ý đến qui luật cung cầu, cung nhiều quá mà cầu thì không tăng thì giá phải rớt, rất dễ biết.
Mặc Lâm: Nhưng vai trò của nhà nước là trợ giúp hay tư vấn cho người nông dân và nhất là thông tin chính xác cho họ biết những gì nên làm?
GS Võ Tòng Xuân: Nông dân mình có cái đặc tính khi trồng ra cái gì thì nhà nước phải mua hết! đâu có phải như vậy, nhà nước đâu có mua nhà nước chỉ hô hào vậy thôi, ai mua thì mua chứ ổng không mua. Lý do thứ nhất họ cứ nhắm mắt chạy hùa theo mấy người khác không cần biết gì hết mà cũng không đỗ lỗi được cho họ được, tại vì nhà nước không có những thông tin thị trường chính xác, kịp thời cho nông dân mình, cứ để cho nông dân muốn trồng gì trồng, muốn chặt gì chặt, tất là không có hướng dẫn thị trường như thế nào hết.
Cũng như bây giờ nói chuyện dưa hấu, để mà xuất khẩu sang bên Tàu thì hiện giờ không có ai, không có không tin tức gì hết. Cứ tưởng đâu một tỷ mấy người Tàu đều ăn dưa hấu của Việt Nam hết! nhưng mà mình sản xuất bao nhiêu thì họ ăn cũng không đủ.
Bây giờ dù thủ tục đi qua khỏi hải quan rồi, bên kia các công ty nào nó tiếp nhận nó mua, nó phân phối thì mình hoàn toàn không nắm vững. Nhà nước chúng ta thì vậy, ổng không nắm thị trường, ổng quy hoạch là vùng này trồng cái này, vùng nọ trồng cái kia,
Mặc Lâm: Việc thu mua nông sản của các công ty nhà nước từ trước tới nay vẫn bị cho là không khác gì với cách trục lợi của nhà buôn tư doanh, chỉ biết chờ người nông dân thu hoạch và thương lái nước ngoài kéo vô mới bắt đầu thu gom. Theo GS thì việc này ra sao?
GS Võ Tòng Xuân: Do mấy doanh nghiệp của Việt Nam mình không năng nỗ, từ ông tổng công ty lương thực cho đến các ông khác rất là thụ động, chờ thương lái ở ngoài vô. Họ hỏi có gì không? Có rồi đi gom, đi gom chỗ này chút, chỗ kia chút mà không có những kế hoạch cụ thể chỉ căn cứ trên thị trường của họ. Bây giờ bản thân họ không đi tìm thị trường và mở thị trường. Cụ thể là Bộ công thương và Bộ Nông nghiệp không có ai lo vấn đề đi tìm hiểu cũng như mở thị trường.
Ông doanh nghiệp cũng không đi luôn thì thành ra cứ làm mò thôi, và kiểu ăn sổi ở thì khi mà có thương lái nước ngoài nào vô hỏi mấy ổng có cái gì bán không thì mấy ổng nói có! Xong rồi mấy ông mới kéo đội quân thương lái đi gom. Như thế làm sao mà chất lượng hàng hóa của mình đồng đều với nhau. An toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành hạ thì làm sao mấy ổng có cái đó, cho nên chính những yếu tố này khiến cho việc được mùa rớt giá cứ tiếp diễn mãi trong 30 năm nay rồi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo sư.
Trong vụ dưa hấu ứ đọng tại cửa khẩu Lạng Sơn chằng những thương lái lỗ nặng mà người trồng dưa khắp nơi không thể bán đã khiến dư luận xã hội đặt câu hỏi: việc tiếp thị nông phẩm và nghiên cứu cây trồng cho thích hợp với thị trường thế giới bấy lâu nay ra sao. Mặc Lâm có cuộc phỏng vần GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ để có thêm chi tiết về câu chuyện được mùa mất giá này.
Mặc Lâm: Thưa GS mới đây nhân vụ dưa hấu tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thành, Lạng Sơn thì ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương nói rằng sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn của Trung Quốc nghiên cứu đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này. GS nghĩ sao về phương án mà dại diện Bộ công thương đưa ra?
GS Võ Tòng Xuân: Nói như thế là cái ông này bất lực. Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam. Ổng cứ ở nhà và ông có một cái quỹ để mà xúc tiến thương mại. Qũy này tôi không biết mấy ổng sài như thế nào nhưng mà tôi nghe phong phanh là lâu lâu tổ chức cho một số doanh nghiệp đi chơi, rồi cũng đóng tiền cho ổng, nhưng tổ chức đi chơi cũng lấy cái quỹ đó. Đi chơi vậy thôi chứ không phải đi tìm thị trường hay mở thị trường, cho nên cuối cùng là các doanh nghiệp cũng mù tịt không có thông tin thị trường.
Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt NamMặc Lâm: Như vậy theo GS Bộ Công thương phải làm gì mới phù hợp với tiến trỉnh giúp nông dân giải quyết việc bán nông phẩm của họ ra với quốc tế?
GS Võ Tòng Xuân
GS Võ Tòng Xuân: Đáng lẽ ra Bộ Công thương phải có một bộ phận xúc tiến thương mại, phải rất rành rõi về thị trường quốc tế, phải là những người thông thạo ngoại ngữ để đi sang Trung Quốc coi thị trường Trung Quốc thế nào. Họ đang cần cái gì, và mình sẽ coi những công ty nào họ đang phân phối những món hàng đó thì mình phải gắn kết công ty đó với công ty ở Viêt Nam, để hai công ty đó làm việc với nhau thì công ty Việt Nam này sẽ biết công ty Trung Quốc bên kia đang cần gì.
Họ có mạng lưới phân phối thì bên đây mình ký hợp đồng với họ đàng hoàng. Rồi bên đây mình lo tổ chức cho nông dân trồng, căn cứ con số chính xác bên kia bao nhiêu thì người ta nhận bao nhiêu.
Chứ bây giờ, ông Bộ Công thương nói mời Trung Quốc qua, chứng tỏ ông rất bất lực, Ổng chính là người phải đi qua bên kia, đi tìm, đi qua Philippine coi thị trường Philippine cần cái gì, gạo thì luôn luôn nó cần đến mình rồi. Bây giờ cái chương trình sản xuất của người ta như thế nào để mình ước tính là lượng gạo người ta nhập sắp tới là bao nhiêu để mình chuẩn bị bên đây rồi ký hợp đồng với công ty gì bên kia. Rồi Indonesia cũng vậy, Trung Đông cũng vậy, Châu Phi cũng vậy, chứ không phải là mấy ổng mời người ta vô đây người ta đâu có phải vì mình đâu. Không chắc gì người ta vì mình, cho nên mình phải đi. Tôi thấy ngạc nhiên sao mà ông này kém quá kém không thể nào tổ chức được mà lại phải nhờ người ngoài vô tổ chức,
Ông Bộ Công thương nói mời Trung Quốc qua, chứng tỏ ông rất bất lực, Ổng chính là người phải đi qua bên kia, đi tìm, đi qua Phi coi thị trường Phi cần cái gì...Tôi thấy ngạc nhiên sao mà ông này kém quá kém không thể nào tổ chức được mà lại phải nhờ người ngoài vô tổ chứcMặc Lâm: Theo kinh nghiệm của GS ông có cho rằng việc này một phần do lỗi của người nông dân hay không?
GS Võ Tòng Xuân
GS Võ Tòng Xuân: Người ta nói là từ ông nông dân, ông nông dân có cái tập quán bắt chước, theo hùa, thấy người ta trồng gì là bắt chước trồng theo mà không cần biết thị trường có đòi hỏi hết hay không? Có bắt chước trồng sau, hùa theo trồng, khi mà hùa theo trồng rồi thì họ không để ý đến qui luật cung cầu, cung nhiều quá mà cầu thì không tăng thì giá phải rớt, rất dễ biết.
Mặc Lâm: Nhưng vai trò của nhà nước là trợ giúp hay tư vấn cho người nông dân và nhất là thông tin chính xác cho họ biết những gì nên làm?
GS Võ Tòng Xuân: Nông dân mình có cái đặc tính khi trồng ra cái gì thì nhà nước phải mua hết! đâu có phải như vậy, nhà nước đâu có mua nhà nước chỉ hô hào vậy thôi, ai mua thì mua chứ ổng không mua. Lý do thứ nhất họ cứ nhắm mắt chạy hùa theo mấy người khác không cần biết gì hết mà cũng không đỗ lỗi được cho họ được, tại vì nhà nước không có những thông tin thị trường chính xác, kịp thời cho nông dân mình, cứ để cho nông dân muốn trồng gì trồng, muốn chặt gì chặt, tất là không có hướng dẫn thị trường như thế nào hết.
Ông doanh nghiệp cũng không đi luôn thì thành ra cứ làm mò thôi, và kiểu ăn sổi ở thì khi mà có thương lái nước ngoài nào vô hỏi mấy ổng có cái gì bán không thì mấy ổng nói có! Xong rồi mấy ông mới kéo đội quân thương lái đi gom. Như thế làm sao mà chất lượng hàng hóa của mình đồng đều với nhauBây giờ trên thế giới người ta đang cần cái gì, nước nào đang cần cái gì, thì mình ở đây phải lo sản xuất cái đó, đáp ứng cho thị trường thế giới. Nhà nước buông lỏng, không có thông tin thị trường gì hết. Trong khi đó mấy ổng cứ đi chỗ này, chỗ kia trồng cây lúa, trồng gạo này, trồng gạo kia. Lúa gạo mình quá nhiều cho nên mình phải như thế.
GS Võ Tòng Xuân
Cũng như bây giờ nói chuyện dưa hấu, để mà xuất khẩu sang bên Tàu thì hiện giờ không có ai, không có không tin tức gì hết. Cứ tưởng đâu một tỷ mấy người Tàu đều ăn dưa hấu của Việt Nam hết! nhưng mà mình sản xuất bao nhiêu thì họ ăn cũng không đủ.
Bây giờ dù thủ tục đi qua khỏi hải quan rồi, bên kia các công ty nào nó tiếp nhận nó mua, nó phân phối thì mình hoàn toàn không nắm vững. Nhà nước chúng ta thì vậy, ổng không nắm thị trường, ổng quy hoạch là vùng này trồng cái này, vùng nọ trồng cái kia,
Mặc Lâm: Việc thu mua nông sản của các công ty nhà nước từ trước tới nay vẫn bị cho là không khác gì với cách trục lợi của nhà buôn tư doanh, chỉ biết chờ người nông dân thu hoạch và thương lái nước ngoài kéo vô mới bắt đầu thu gom. Theo GS thì việc này ra sao?
GS Võ Tòng Xuân: Do mấy doanh nghiệp của Việt Nam mình không năng nỗ, từ ông tổng công ty lương thực cho đến các ông khác rất là thụ động, chờ thương lái ở ngoài vô. Họ hỏi có gì không? Có rồi đi gom, đi gom chỗ này chút, chỗ kia chút mà không có những kế hoạch cụ thể chỉ căn cứ trên thị trường của họ. Bây giờ bản thân họ không đi tìm thị trường và mở thị trường. Cụ thể là Bộ công thương và Bộ Nông nghiệp không có ai lo vấn đề đi tìm hiểu cũng như mở thị trường.
Ông doanh nghiệp cũng không đi luôn thì thành ra cứ làm mò thôi, và kiểu ăn sổi ở thì khi mà có thương lái nước ngoài nào vô hỏi mấy ổng có cái gì bán không thì mấy ổng nói có! Xong rồi mấy ông mới kéo đội quân thương lái đi gom. Như thế làm sao mà chất lượng hàng hóa của mình đồng đều với nhau. An toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành hạ thì làm sao mấy ổng có cái đó, cho nên chính những yếu tố này khiến cho việc được mùa rớt giá cứ tiếp diễn mãi trong 30 năm nay rồi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo sư.
Lại chuyện kích cầu
Trần Vinh Dự -VOA
Câu chuyện kích cầu là câu chuyện muôn thủa ở Việt Nam. Một đặc thù lớn của kinh tế Việt Nam là ngắn hạn. Ở mức độ vĩ mô, sự ngắn hạn thể hiện ở việc hoạch định, ban hành, và triển khai chính sách vẫn mang tính chắp vá và hướng đến việc giải quyết các vấn đề trước mắt hơn là tạo ra các nền móng lâu dài. Ở mức độ vi mô, tầm nhìn và chiến lược của các doanh nghiệp cũng chủ yếu tập trung vào việc kiếm lợi ngắn hạn, một phần là do ảnh hưởng của tính ngắn hạn về vĩ mô (hầu như không ai có thể đoán trước được một tương lai vĩ mô ổn định ở Việt Nam).Điều này làm cho trong nhiều năm qua kinh tế Việt Nam luôn có sự thăng giáng rất thất thường. “Chu kỳ kinh tế” ở Việt Nam từ năm 2007 trở lại đây thường lặp lại sau khoảng 2-3 năm. Mỗi khi có dấu hiệu khủng hoảng, nhiều người lại vận động “kích cầu”, kể cả các cuộc khủng hoảng cục bộ (trên một vài thị trường nhỏ thay vì toàn bộ nền kinh tế). Thí dụ hồi năm ngoái khi thị trường BĐS ở Việt Nam được coi là lâm vào đỉnh điểm khó khăn, các doanh nghiệp BĐS đã vận động hành lang và chính phủ đã thông qua một gói kích cầu 30 nghìn tỷ VND mặc dù tình trạng ngân sách có thể nói là đang trong tình trạng rất tệ hại. Gần đây, lại có nhiều thông tin về việc hình thành một gói cứu trợ lên tới 70 nghìn tỷ VND nữa, mặc dù chưa có gì rõ ràng.
Một trong những gương mặt điển hình ủng hộ chính sách kích cầu liên tục có lẽ là Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, một thành viên trong Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ông Ngân đang vận động cho một đợt kích cầu mới cho năm 2014. Có vẻ quan điểm gần như không đổi của ông là nhà nước phải liên tục kích cầu khi đầu tư tư nhân giảm. Trước đó không lâu, hồi giữa năm ngoái (2013), ông cũng kêu gọi tăng đầu tư công để kích cầu. Giữa năm 2012 ông cũng có quan điểm vận động tương tự.
Có nên kích cầu vào thời điểm này hay không là vấn đề đang được nhiều người tranh cãi. Từ phía các doanh nghiệp (đặc biệt là những người có lợi ích từ việc kích cầu), đương nhiên họ luôn ủng hộ. Từ phía chuyên gia thì ngược lại, nhiều người cho rằng thực hiện một gói kích cầu vào thời điểm này là sai lầm.
Từ phía cá nhân, tôi thấy những người đang cổ vũ cho kích cầu đều có lập luận rất rối, thiếu cơ sở, và thiếu tính thuyết phục. Tất cả các báo cáo của chính phủ đều nói kinh tế đang tăng trưởng tốt hơn. Đương nhiên ai cũng có quyền nghi ngờ tính chính xác của các thống kê của nhà nước. Thế nhưng thực tế là không có cơ sở dữ liệu nào tốt hơn, và việc làm chính sách không thể dựa trên cảm tính. Thêm nữa, nhà nước không thể một mặt công bố nền kinh tế đang tốt lên, một mặt lại tung ra các phao cứu sinh “kích cầu”, cái chỉ dùng khi nền kinh tế gặp nguy khốn.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Tín hiệu tích cực này đến từ cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Lạm phát đang được kiểm soát tốt và ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Không chỉ có số liệu của nhà nước, số liệu từ các nguồn tư nhân cũng chỉ theo hướng tương tự. Theo HSBC, chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng, phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất) của tháng 3 đạt 51.3 điểm, cao hơn 51 điểm của tháng 2, và là tháng thứ 7 liên tiếp cải thiện theo hướng tốt lên. Thị trường chứng khoán cũng đang trong điều kiện tốt. Tâm lý của doanh nghiệp cũng ổn định hơn.
Như thế ít nhất về ngắn hạn Việt Nam đang không chịu sức ép đủ lớn để phải kích cầu. Việc kích cầu là việc chỉ nên làm trong điều kiện cấp bách, và làm trong một thời gian ngắn chứ không kéo dài vì hệ lụy không hay của nó đến ngân sách nhà nước, kèm theo nhiều méo mó, biến tướng không mong muốn khác. Sau hai năm giữ vững kỷ luật trong chính sách tiền tệ, giờ chúng ta tạm có sự ổn định đáng quý của thị trường tài chính, việc đáng làm là tiếp tục thực hiện các cải cách mang tính cơ cấu để tạo nền móng bền vững cho dài hạn. Việc “bơm vá” theo kiểu kích cầu ngắn hạn có thể có lợi cho một số doanh nghiệp trong một số lĩnh vực được “ân sủng” nhưng không có lợi cho nền kinh tế vào lúc này.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Quảng Nam: An ninh chặn đường đánh đập một nhà vận động UPR
Phạm Lê Vương Các
- Một nhà hoạt động tham gia vận động tại kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát
(UPR) về nhân quyền, anh Bùi Tuấn Lâm sau khi trở về nước khoảng hơn
một tháng đã bị an ninh mật vụ chặn đường, bao bây đánh đập dã man.
Sự việc xảy ra vào lúc 8h50' sáng 16/4/2014, nhân chuyến làm thiện
nguyện giúp đỡ người nghèo tại tỉnh Quảng Nam, anh Lâm cùng với người
bạn của mình là Nguyễn Đức Quốc đến thăm nhà bất đồng chính kiến Huỳnh
Ngọc Tuấn ở Quảng Nam. Sau khi anh Lâm và Quốc ra về trên một đoạn đường
vắng vẻ gần cầu Kỳ Trung, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, thì bị một nhóm 8
người đi trên 4 xe gắn máy, hút thẳng vào đầu xe và nói “Lâm bước xuống
xe!”.
Sau đó những người này xưng là an ninh tỉnh Quảng Nam và yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Anh Lâm đã đề nghị những người này phải xuất trình thẻ ngành công an
nhưng không được đáp ứng, mà nhóm người mặc thường phục này yêu cầu anh
Lâm và người bạn của mình phải về đồn Công an xã gần đó để làm việc.
Trước thái độ hung hăng và cách hành xử không tuân thủ pháp luật, nên
anh Lâm và người bạn của mình không chấp hành và phản đối bằng cách đứng
im tại chỗ.
Ngay lập tức 8 an ninh Quảng Nam đã dở thói côn đồ, cùng nhau lao vào
đánh đập dã man anh Lâm và anh Quốc bằng cách dùng nón bảo hiểm đánh
thẳng vào đầu và mặt, và liên tục dùng chân đá vào 2 bên sườn.
Sự việc hành hung kéo dài trong khoảng thời gian 15 phút, và được chấm dứt khi có những người dân đi ngang qua .
Để tránh sự chú ý của người dân đang tụ tập lại, anh Lâm cho biết lúc đó
những an ninh này vừa đánh vừa la: “Tụi này đụng xe người khác rồi bỏ
chạy”.
Hai trong số 8 an ninh chạy xe mang biển số 92-L8 2917 tham gia đánh đập bị chụp ảnh lại
Không những thế, sau khi rút đi, thì có một nhóm an ninh khác tiếp tục bám đuổi theo anh Lâm và Quốc khi di chuyển bằng xe bus.
Trên chuyến xe bus này có 2 nhân viên an ninh đi theo, họ đã yêu cầu tài
xế đuổi anh Lâm và anh Quốc xuống, nhưng người tài xế đã không chấp
hành.
Trên suốt chặn đường đi luôn có 4 Cảnh sát cơ động chạy theo sau, và đến
một đoạn đường vắng thì có 2 kẻ xăm trổ đầy mình, chạy vượt lên trước
chắn ngang giữa đường để dừng chiếc xe bus lại.
Khi xe bus dừng lại thì hai người này đứng trước đầu xe chỉ tay lên và nói: “Thằng Lâm đâu? Đ.M mày bước xuống đây!”.
“Nếu mày không xuống thì tụi tao sẽ lên xe”, hai kẻ này nói. Khi không thấy anh Lâm xuống thì 2 kẻ này đã xông lên xe.
Một trong hai an ninh tỉnh Quảng Nam đi theo trên xe bus
Nhận ra đây là nhóm giang hồ bị an ninh sai khiến, nên anh Lâm và người
bạn của mình dùng những lời khuyên nhỏ nhẹ, nói lời có lý, có tình để
cảnh tỉnh, thì nhóm giang hồ này mới chấm dứt ý định hành hung.
Và một người trong nhóm đó đành nói: "thôi ông giả bộ ngồi im đi để tụi
tui quẹt quẹt mấy cái, chứ bọn họ đang theo dõi bên dưới xe".
Và sau đó hai kẻ này cũng giơ tay lên “quẹt quẹt” làm bộ, đạp vào ghế và
la hét, mà họ không biết rằng đang có an ninh theo dõi trên xe.
Sau khi 2 kẻ này bỏ xuống xe, thì 2 an ninh ngồi trên xe tỏ vẻ tức tối, đập tay mạnh vào ghế và cùng bỏ xuống theo.
Trải qua sự việc này anh Lâm cho rằng, “trùm băng đảng giang hồ thứ
thiệt của vùng đất này chẳng ai khác là an ninh của tỉnh Quảng Nam”.
Tình hình hiện nay của anh Lâm đang bị đau sau gáy,
sưng phù 2 bên má và cằm, dập môi, mặt mày trầy xướt, và đau tức ngực 2 bên sườn.
sưng phù 2 bên má và cằm, dập môi, mặt mày trầy xướt, và đau tức ngực 2 bên sườn.
Dù bị bị đánh đập dã man, nhưng sau khi về đến nhà anh Bùi Tuấn Lâm viết
trên Facebook của mình rằng: “Hôm nay vì Sự Thật, con đã đứng và chỉ
chống đỡ lại, chứ không đánh trả. Con đã đưa luôn má phải cho người ta
đánh, khi họ đánh má trái con, như lời Chúa đã dạy chúng con.”
Qua cuộc kể lại câu chuyện này cho blog Cùi Các, anh Lâm cho biết đây là
một hành động của an ninh nhắm vào những người hoạt động nhân quyền, và
cũng để dằn mặt và trả thù anh về việc đã trình bày những vi phạm nhân
quyền của chính quyền Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở kỳ UPR vừa
qua.
Sự dằn mặt và trả thù này được thực hiện khi anh anh Lâm vừa đặt chân
xuống sân bay, là bị câu lưu thẩm và thẩm vấn liên tục trong 8 giờ, và
sau đó bị tịch thu hộ chiếu, để ngăn cấm xuất cảnh.
Qua đây anh Lâm cũng cho hay, là sẽ làm hồ sơ báo cáo về toàn bộ sự việc
này lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhân kỳ nhóm họp vào tháng 6 tới để
thông qua bản “báo cáo đầu ra” của UPR về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Dù rằng những tháng gần đây, việc an ninh hành hung, đánh đập những nhà
hoạt động đang gia tăng một cách đáng báo động. Tuy nhiên, các hoạt động
đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền vẫn đang diễn ra sôi nổi và mang
lại hiệu quả vì sự dũng cảm và quyết tâm của các nhà hoạt động Việt
Nam.
Nếu không có chiếc nón bảo hiểm đang đội thì tình trạng của anh Lâm còn nghiêm trọng hơn
Phạm Lê Vương Các
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét