- Không chỉ là chuyện vi hành (GD&TĐ).
- Người đứng đầu phải có sức ép “săn” đúng người tài (Infonet).
- Xử “đại án” tham nhũng tại Cty Cho thuê Tài chính II: “Quan tham” nâng giá cần cẩu 2,5 lần thành 93 tỉ đồng (LĐ). - Khởi tố TGĐ và Phó TGĐ làm “tan chảy” 500 tỷ đồng tiền mua thép (Tầm nhìn).
- Trung Quốc bắt đầu họp cải cách kinh tế “chưa từng có tiền lệ” (TN). - Trở lực cho cuộc cải cách toàn diện của Trung Quốc (ĐV).
KINH TẾ- Tăng trưởng tín dụng cuối năm – Chất nên hơn lượng! (VTV).
- Nỗi lo tội phạm ngân hàng (HQ).
- Giá vàng giảm mất hơn 10 triệu đồng/lượng sau gần 1 năm (VOV). - Cuối tuần, vàng SJC rẻ nhất trong gần 3 năm (VnEco).
- Tự doanh CTCK gom hàng “khủng”, thị trường sẽ tăng vọt? (Vietstock).
- Đà Nẵng: Thực phẩm, rau xanh tăng giá do bão số 14 (VOV). - Quảng Nam: “Bão giá” đổ bộ trước bão biển (DV).
- Bức tranh FDI toàn cầu trong nửa đầu năm 2013 (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Khi di tích bơ vơ giữa dòng (TT). - Đau xót trước chùa làng hỗn loạn (TT). - Có thể trục xuất sư thay tượng cổ bằng tượng chính mình (ĐV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Quảng Ngãi: Giáo viên hai tháng không lương do đâu? (Tầm nhìn).
- Nữ sinh THCS đánh bạn nhập viện (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Hải quân cứu tàu ngư dân gặp nạn ở Trường Sa (NLĐ). - Tường trình từ Trường Sa: “Mưa xối xả, sóng ầm ầm” (TT).
- Trường Sa, Lý Sơn đối phó siêu bão (NLĐ). - Quảng Nam: Đào hầm dưới cát tránh siêu bão. - Cận cảnh hầm trú bão của dân miền biển (VNN). - Người dân ven biển hối hả lên xe đi tránh bão (DV). - Dân vùng biển đi… taxi lên thành phố tránh siêu bão (DV). - Người dân đang lo sợ (MTG). - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để dân ở trong nhà cấp 4 khi bão vào (LĐ). - Huy động tổng lực ứng phó với siêu bão Haiyan (PT).
- “Vỡ chợ” trước giờ siêu bão Haiyan ập tới (Infonet).
- Chập điện, 3 căn nhà bị cháy rụi (VOV).
QUỐC TẾ
- Quân đội Syria tái chiếm cứ điểm then chốt (Tin tức). - Vỡ trận, tàn quân nổi dậy Syria hốt hoảng tháo chạy (VnM). - Châu Âu lo ngại lây nhiễm virus bại liệt từ Syria (VOV).
Đại biểu Quốc hội lo lắng về Hiến pháp
Đại biểu Quốc hội tiếp tục lên
tiếng quan ngại về thực chất lần sửa đổi Hiến pháp 1992 trong khi chỉ
còn non ba tuần nữa, phiên họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII của Việt
Nam, vốn lên kế hoạch thông qua bản thảo sửa đổi Hiến pháp, bế mạc.
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
'Không có ý nghĩa gì'
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
"Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước"
Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
Trước đó, cũng trong tuần, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ đồng tình với quan điểm của một Bộ trưởng trong nội các của chính phủ cho rằng chính quyền cần phải đổi mới, nếu không sẽ gặp khó khăn.
"Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn," Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói với tờ Tiền Phong Online hôm 04/11, nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
TS Nguyễn Sỹ Dũng đồng ý rằng nếu không đổi mới, VN sẽ không có tương lai |
"Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta."
Một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam mới đây nhận xét với BBC về thực chất đợt chính quyền sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cho rằng nhà nước cố tỏ ra dân chủ, nhưng thực chất không có gì thay đổi cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi mới căn cứ trên dự thảo của chính quyền.
"Bản Hiến pháp sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua sửa đổi tới đây gần như là một bản Hiến pháp cũ, nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả...," luật sư Nguyễn Văn Đài nói.
Theo ông Đài, điều đáng quan tâm nhất là xem xét xem chất lượng của một bản Hiến pháp có thực sự đáp ứng được các quyền tự do, dân chủ của người dân hay không, có đáp ứng được quyền của người dân kiểm soát chính quyền về quyền lực chính trị, cũng như về kinh tế hay không.
"Dù họ có cố tình tạo ra một cách làm có vẻ dân chủ hơn, thế nhưng nội dung không đáp ứng được, thì không có ý nghĩa gì," luật sư Đài nói với BBC.
(BBC)
Bốn nghìn năm … tranh cướp
Hỗn chiến để ăn sushi miễn phí
Nhiều người lấy cả khay đồ ăn nhưng chỉ ăn một miếng rồi bỏ, trong khi nhân viên cửa hàng phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.
Sự việc đã gây xôn xao trong dư luận. Hành động chen lấn, xô đẩy của những người tham gia sự kiện được xem là thiếu văn hóa và rất đáng xấu hổ.
Gào thét tranh cướp suất ăn 100.000 đồng
Trước đó, năm 2012, một clip được cho là quay tại một nhà hàng trên quận 3, TP.HCM trong chương trình giảm giá “Buffet size khủng giá 100.000 đồng” được đăng tải lên mạng đã tạo nên cơn sốt trong cộng đồng. Không chỉ gây sốc bởi kiểu giành giật các món ăn trên bàn tiệc buffet, những thực khách trong đoạn clip còn khiến cư dân mạng phải choáng váng vì tiếng gào thét, la ó như để tăng thêm “hương vị” phản cảm cho bữa tiệc này. Mỗi khi nhân viên của nhà hàng đặt những món ngon lên như tôm, hàu thì cảnh tượng lại càng hỗn độn, các thực khách xô đẩy nhau để bốc đồ cho bằng được.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đây là cảnh thường gặp ở các bữa tiệc buffet ở Việt Nam.
Giành nhau từ chiếc áo mưa
Chiều 12/9/2013, Đại sứ quán Hà Lan tổ chức chương trình phát tặng áo mưa miễn phí cho người qua đường tại cửa của UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn. Mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Có những lúc, diễn giả gần như phải “hét” lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”.
Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Giẫm đạp lên nhau mua hàng giảm giá
Những ngày khuyến mại của các siêu thị hay trung tâm điện máy, người ta xếp hàng và chen lấn từ sáng sớm để mua hàng giá rẻ. Vì quá đông đúc, người ta còn giẫm đạp lên nhau.
Đầu tháng 1/2011, hàng nghìn người đổ về siêu thị Media Star, nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) mua hàng giảm giá khiến cảnh tượng nơi đây lộn xộn và nhốn nháo. Hệ thống thang máy phải ngừng hoạt động vì quá tải.
Trước đó, năm 2010, hàng nghìn người dân đã đổ xô đến Media Mart Mỹ Đình, Hà Nội để mua hàng khuyến mãi “khủng”. Từ sáng sớm, bãi gửi xe của siêu thị này đã chật cứng. Sau khi lễ khai trương kết thúc, khách hàng chen nhau ùa vào siêu thị để tìm cơ hội nhận quà tặng. Người người chen lấn, xô đẩy nhau khiến siêu thị này rơi vào tình trạng quá tải.
Bỏ mặc người gặp nạn để hôi của
Thấy người đi đường gặp tai nạn, bị cướp giật tiền, hàng hóa rơi đổ… nhiều người đã không ra tay cứu giúp mà còn lợi dụng lúc lộn xộn để “hôi của”.
Sự việc xảy ra gần đây nhất là trường hợp anh Vũ Trường Chính (42 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM – là giám đốc chi nhánh Tổng công ty Xây dựng Miền Nam). 9h15 sáng 16/10, anh đi xe máy về hướng quận 1, mang theo 50 triệu đồng (tiền mệnh giá 500.000 đồng) bỏ vào túi quần bên phải cùng với chiếc ĐTDĐ iPhone 5, đến ngân hàng để nộp vào tài khoản.
Trong lúc anh đang chờ đèn đỏ ở giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Võ Văn Tần thì bất ngờ từ phía sau, anh bị 4 thanh niên thò tay móc cọc tiền. Mặc dù vậy, anh Chính vẫn cố gắng quăng xe chạy theo giằng co bọc tiền với tên cướp. Trong lúc hỗn loạn, bọc tiền rớt xuống đường bay tung tóe. Thấy vậy, nhiều người đi đường không giúp đỡ anh còn dừng lại nhặt tiền, lên xe chạy mất.
Nạn nhân chỉ gom được 30,5 triệu, còn 19,5 triệu đồng bị người đi đường lấy mất.
Ngày 8/7, hàng chục người dân sống dọc Quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Thiên Tôn (Hoa Lư, Ninh Bình) đã kéo nhau ra múc xăng mang về khi thấy chiếc xe container chở hàng chục ống bê tông và xăng dầu gặp nạn lật ngửa giữa đường. Sự việc khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ hàng tiếng đồng hồ.
Trước đó, vào chiều ngày 15/3, tại vòng xoay ngã 3 Vũng Tàu, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), một chiếc xe tải chở nhớt không may bị lật. Ngay lật tức, hàng chục người đã cầm can nhựa đổ ra hiện trường xe tải lật để ‘hôi của’ dẫn đến tình trạng kẹt xe làm nhiều người đi đường bức xúc.
Ngày 24/5/2012, tại Quốc lộ 9 (đoạn thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp, Hướng Hóa, Quảng Trị), xe container BKS 57K kéo rơmóc va chạm khiến xe ôtô chở 25 tấn măng cụt từ cửa khẩu Lao Bảo bị lật. Hàng trăm người dân sống trên tuyến đường này đã tranh nhau ra cướp.
Tương tự, ngày 28/7/2011, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Đại Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), một chiếc xe tải chở hoa quả đang lưu thông bất ngờ bị lật. Vụ lật xe khiến toàn bộ thùng hàng chứa hoa quả đã bị đổ tung tóe giữa đường. Nhân lúc này, hàng trăm người dân đã lao vào, tranh giành lấy hoa quả rơi ra, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Tối ngày 20/6/2011, nhiều người dân ở khu chợ Vinh (TP.Vinh, Nghệ An) thấy ngọn lửa bùng cháy từ các gian hàng bán lưới, thuốc bắc, đồ nhựa, chiếu cói. Lợi dụng hỗn loạn, kẻ gian chạy vào ‘hôi của’ gây lộn xộn khiến công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.
Chiều 16/6/2011, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã 5 An Dương Vương (Q.5, TP.HCM) thì bị 2 tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách. Trong lúc giằng co, giỏ xách của người đàn ông bị rách và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của nạn nhân, nhiều người ào ra giữa đường lượm các tờ tiền bị rơi.
Hạnh Nguyên(tổng hợp)
Theo Góc nhìn Alan
“Văn hóa Việt đang xuống dốc vì nhiều vấn đề phát triển… lộn ngược”
“Cái chính khiến người ta cảm thấy văn hóa nước ta xuống dốc là do nhiều vấn đề đang phát triển lộn ngược”, họa sĩ, nhà nghiên cứu (NNC) văn hóa mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng (ảnh
N.Đ.Toán): “Cái chính khiến người ta cảm thấy văn hóa nước ta xuống dốc
là do nhiều vấn đề đang phát triển lộn ngược”.
Năm 2011, cuốn sách “Văn minh vật chất của người Việt” dày 700 trang
gây tiếng vang trong giới văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Tác giả công
trình nghiên cứu này là họa sĩ, nhà nghiên cứu (NNC) văn hóa mỹ thuật
Phan Cẩm Thượng, người được xem là luôn “nặng lòng với văn hóa Việt”.NNC Phan Cẩm Thượng tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông cho biết, sở thích của ông là rong chơi, thích nhất được vẽ về các di tích, di sản mỹ thuật cổ. Chính nhờ có dịp đi nhiều nơi, nhiều vùng đất khác nhau đã giúp ông có kiến thức sâu rộng về văn hóa, mỹ thuật các vùng miền, triều đại, dân tộc khác nhau… làm tiền đề cho chặng đường khoa học gắn bó với văn hóa dân tộc của ông.
Nhiều vấn đề của văn hóa Việt đang phát triển ngược
Có thể nói qua những cuốn sách nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật người đọc cảm nhận sự “đau đáu” của NNC Phan Cẩm Thượng về văn hóa Việt. NNC Phan Cẩm Thượng cho rằng, đời sống văn hóa của người Việt hiện nay đang xuống dốc và “Xét cho cùng về mặt triết học, thì xã hội nào thiện – ác cũng gần ở thế cân bằng giữa 51% và 49%. Sự xuống dốc của đời sống văn hóa nước ta hiện nay khiến nhiều người lo ngại”.
Cũng theo ông, ranh giới mỏng manh giữa 49% với 51%, chỉ hơn kém nhau 1% những giữa cái thiện cái ác, cái xấu cái tốt ấy rất quan trọng. Nó có thể là cái mốc để đánh giá xã hội đó ra sao. “Cái chính khiến người ta cảm thấy văn hóa nước ta xuống dốc là do nhiều vấn đề đang phát triển lộn ngược”, NNC Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh.
Những vấn đề phát triển lộn ngược với quy luật này là kiến trúc, giao thông, giáo dục… “Ví dụ kiến trúc là phải xây dựng công trình ngầm – xây đường giao thông – rồi mới xây nhà, thì chúng ta đang làm ngược lại… những cái lộn ngược ấy làm cho văn hóa tụt dốc, và xã hội bất an”, NNC Phan Cẩm Thượng nói.
Tuy nhiên, NNC Phan Cẩm Thượng cho rằng, văn hóa Việt vẫn có điểm mạnh và trong hoàn cảnh nhất định điểm mạnh đó tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn dân tộc. Nguồn gốc hai điểm mạnh của văn hóa Việt Nam xuất phát từ cuộc chiến tranh vệ quốc và cuộc sống khó nghèo.
“Thứ nhất, điểm mạnh trong văn hóa Việt Nam được thể hiện qua những cuộc chiến tranh vệ quốc, lúc đó toàn bộ dân tộc tạm trút bỏ những mâu thuẫn bên trong, sát cánh bên nhau với tinh thần tương thân tương ái. Điểm mạnh khi đó chính là tình hữu ái và sự đoàn kết, sự sáng tạo trong bảo vệ độc lập; Thứ hai do cuộc sống lúc nào cũng khó khăn, nên người Việt thông minh, chịu học hỏi, bắt chước giỏi và vô cùng nhẫn nại. Đó cũng là điểm mạnh của nền văn hóa xuất phát từ cuộc sống nông dân làng xã”, NNC Phan Cẩm Thượng cho biết.
Song, dường như những cái mạnh đó là chưa đủ trong thời kỳ hòa bình, cần xây dựng và hướng tới một tương lai bền vững trong sự phát triển kinh tế. “Chúng ta đã hủy hoại môi trường tự nhiên và thẩm mỹ xã hội để phát triển nhanh, nên hậu quả cũng rất nặng nề và tác động trực tiếp đến văn hóa ứng xử thường ngày”, NNC Phan Cẩm Thượng nêu bất cập.
Điểm yếu văn hóa Việt Nam là “thiếu văn hóa”
Bên cạnh đó, NNC Phan Cẩm Thượng cũng thẳng thắn chỉ ra văn hóa Việt Nam đang bộc lộ điểm yếu cần phải loại bỏ. Theo đó, văn hóa cần được hiểu ở nhiều góc độ trong các giai tầng và cấu trúc xã hội. “Ở bề mặt cuộc sống là đạo đức ứng xử, ở hoạt động thượng tầng là chiều sâu của các giá trị nghệ thuật và sự an lành tôn giáo, ở một nhà nước cấp tiến”, NNC Phan Cẩm Thượng nhận định.
“Tất cả các mức độ trên hiện ở ta còn rất yếu, và biến tướng trong đời sống thường nhật với nhiều ứng xử thiếu văn hóa (giao thông, quan hệ xã hội giữa người với người, quan hệ giữa công quyền và nhân dân, giữa con người và môi trường). Thiếu văn hóa chính là yếu điểm của văn hóa Việt Nam hiện nay, đơn giản như đã là thầy giáo thì không thể nhận biếu gì từ học sinh”, NNC Phan Cẩm Thượng nói.
NNC cho rằng, văn hóa hiện nay chỉ là sự cóp nhặt do vậy không có bản sắc riêng. Mặc dù cái gốc của một nền văn hóa không bao giờ mất đi hoàn toàn nhưng đang bị phủ nhận, che mờ, biến mất từng phần.
“Văn hóa không phải là một mô hình cứng đờ, bất biến, trái lại nó luôn sống động và thay đổi nhiều nhất. Người Việt không có triết học, các tôn giáo lớn thì hoàn toàn nhập ngoại và không có đời sống tôn giáo hàng ngày cho đúng nghĩa, nên văn hóa dễ thay đổi, cóp nhặt những cái được gọi là hay từ bên ngoài, sao cho tiện lợi”, NNC Phan Cẩm Thượng nhận định.
Cái gốc văn hóa Việt Nam không mất đi hoàn toàn nhưng để giữ gìn phát triển cần bảo tồn nó. Khái niệm bảo tồn văn hóa theo NNC Phan Cẩm Thượng cần phải hiểu theo nghĩa không có bảo tồn văn hóa chung chung mà cần hiểu chỉ có thể bảo tồn thiên nhiên, các di sản văn hóa truyền thống.
Hiện việc bảo tồn giá trị thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam hiện nay chưa tốt. Nguyên nhân “do chúng ta quá chú trọng đến kinh tế, làm ăn sao cho chóng giầu, có lợi, mà phá nát tự nhiên, hủy hoại di sản, đôi khi điều này lại diễn ra dưới lòng hảo tâm, ví dụ cúng dường rất nhiều tiền để làm mới một di tích cổ, đó chính là tiêu diệt văn hóa chứ không phải là bảo tồn”, NNC Phan Cẩm Thượng cho biết.
Hoàng Lực
Theo Giaoduc.net
Hà Nội: Trộn thuốc tránh thai trong sữa bột cho trẻ mau tăng cân
Sáng 8/11, Đội 6 thuộc Cảnh sát Môi trường Công an TP. Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1, số 16 và Công an P. Hàng Buồm tiến hành kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu, hươn liệu dùng trong chế biến thức phẩm tại khu phố cổ này.
Tiến hành kiểm tra các cửa hàng có địa chỉ từ số nhà 92 đến số nhà 114, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ, lập biên bản một số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng.
Các loại hàng hóa bị thu giữ tập trung nhiều vào chủ yếu vào nhóm mặt hàng hương liệu, nguyên liệu, sản phẩm đóng hộp như ca cao, sữa bột, nước cốt sữa, thạch rau câu… được dùng để bán cho người tiêu dùng sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Trung tá Nguyễn Văn Phác, cán bộ thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội cho biết các hộ kinh doanh sang chiết trái phép, chia nhỏ khối lượng để bán cho người tiêu dùng nên việc xác định tên của các loại hàng là rất khó vì thường là không có nhãn mác, xuất xứ.
“Về mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em đều không rõ nguồn gốc, được đóng trong các túi nhỏ bày bán trên thị trường, nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe rất cao và thường đã hết hạn sử dụng.
Đặc biệt, với mặt hàng sữa, trước khi được đưa ra thị trường có rất nhiều hợp chất cấm được người kinh doanh đưa vào để tăng hàm lượng dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân.
Người kinh doanh còn đưa cả thuốc dùng để tránh thai trộn vào với sữa bột nhằm giúp trẻ tăng cân nhanh hơn do trong thuốc tránh thai có thành phần các chất gây tích nước cho cơ thể”, trung tá Phác cảnh báo.
Trong khi đó, trong một cuộc kiểm tra một số doanh nghiệp để kết nạp vào Hiệp hội Sữa Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp dùng xẻng để xúc sữa đóng gói.
Không tiết lộ danh tính của doanh nghiệp, tuy nhiên ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, đây là việc làm vi phạm quy trình đóng gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Thực tế vẫn có không ít các loại sữa không được kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm được bán trên thị trường và len lỏi về các vùng nông thôn”.
Ông Bùi Trường Thắng, phó vụ trưởng vụ Công nghiệp nhẹ thuộc bộ Công thương nhận định rằng, do nguyên liệu có nhiều loại phải nhập khẩu kể cả các nguyên liệu chính, nên chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
“Không ít doanh nghiệp làm ăn chộp giật công bố chất lượng sản phẩm trên bao bì thì tốt nhưng thực tế lại kém” – ông Thắng cho biết.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt ở mặt hàng sữa bột cho trẻ em đang trở thành nỗi nhức nhối của người tiêu dùng.
Thời gian qua, đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ bê bối liên quan đến sữa. Gần đây nhất là vụ việc sữa đặc Completa do Công ty Frieslandcampina Việt Nam sản xuất bị khách hàng tố có nấm mốc vào cuối tháng 5/2013.
Tháng 3/2013, sữa dê Danlait của Công ty Mạnh Cầm cũng bị khách hàng tố là hàng giả, kém chất lượng khiến dư luận xôn xao.
Đặc biệt trước đó, vào năm 2012, các hãng sữa lớn như Mộc Châu cũng từng bị tố có chứa sinh vật lạ; sữa bột Abbott từng bị tố rất nhiều lần vi vón cục, kém chất lượng…
Theo Đất Việt
Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…
Đại học Việt Nam từng trải qua nhiều đợt cải cách để mong chấm dứt tình trạng đào tạo “học sinh cấp 4”, chất lượng đầu ra không cung ứng nổi cho thị trường lao động đòi hỏi cao. Nhưng trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education – một trong những ấn phẩm xếp hạng khách quan và uy tín nhất toàn cầu- đến nay vẫn không có một trường đại học nào của quốc gia 90 triệu dân này lọt vào danh sách 400 đại học ưu tú nhất.
“Năm 2012 tổng số công bố quốc tế của tất cả các trường đại học Việt Nam chỉ tương đương số công bố của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), một trường không có tên trong số 400 trường tốt nhất thế giới (Times Higher Education World University Rankings 2011-2012), và bằng ¼ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), một trường hạng 40 vào năm đó.”
Là người hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên giảng đường đại học, PGS – TS Hoàng Dũng nói
Bất chấp chúng ta có những nhà khoa học tầm cỡ thế giới, học sinh chúng ta đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế, giáo dục Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp – nghịch lý ấy từ lâu không còn làm ai ngạc nhiên.
Giáo dục nói chung và đại học nói riêng ở Việt Nam đã trải qua nhiều đợt, người thì nói nhẹ nhàng cải cách, mạnh hơn một chút thìchấn hưng, nhưng cũng có người quyết liệt nói cách mạng. Nay thì, theo đúng từ ngữ của nghị quyết vừa mới thông qua, là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”! Tất cả cho thấy xã hội và các cấp có trách nhiệm đã thấy: giáo dục đang khủng hoảng; và để giải quyết khủng hoảng ấy phải có phương thuốc “trị căn”, chứ không dừng lại ở “trị chứng”.
Để cải tổ đại học, theo ông phải bắt đầu từ đâu: gốc hay ngọn, hay cả gốc lẫn ngọn?
Nếu bài toán giáo dục chỉ cần giải quyết ngọn mà xong, thì không thể nhận định giáo dục Việt Nam, trong đó có đại học, đang khủng hoảng. Nhưng chỉ chăm chăm lo phần gốc, mà không chú ý thích đáng phần ngọn, thì trong một thời gian khá dài, bề ngoài vẫn chưa thấy thay đổi gì nhiều, vì “thuốc” chưa đủ thời gian để ngấm.
Nhà quản lý bỏ mặc những giải pháp chiến lược, để tập trung vào những vấn đề bề mặt (như phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”) thì trước mắt có thể tạo một ấn tượng tốt đẹp nào đó, nhưng nhất định sẽ thất bại. Ngược lại, nếu bức tranh giáo dục không được cải thiện trông thấy, thì xã hội không thể chờ đợi, gây áp lực đối với nhà quản lý. Giáo dục tác động đến toàn xã hội, đến 100% dân số, vì thế đây là áp lực hết sức lớn. Ở tầm quốc gia, giáo dục là một vấn đề chính trị. Và không một nhà chính trị khôn ngoan nào lại liều lĩnh đến mức không cần cân nhắc đến điều đó. Giải pháp về giáo dục phải là một giải pháp tổng thể, cân bằng giữa “gốc” và “ngọn”.
Người thầy, đầu vào của sinh viên, cơ sở vật chất… đều là vấn đề có thực của giáo dục Việt Nam. Nhưng khó lòng cho đó là những vấn đề quan trọng số một. Vì chất lượng và số lượng của người thầy, của tân sinh viên, của cơ sở vật chất không phải tự nhiên mà có. Nó là sản phẩm của một cơ chế nhất định.
Tự chủ đại học là một trong những cơ chế như thế. Xin nêu một trường hợp đáng ngẫm nghĩ: khi giáo sư Thí Xuân Phong (Shih Choon Fong) được chọn làm hiệu trưởng Đại học Quốc gia Singapore (NUS) năm 2000, ông đã cho tiến hành những cải cách mạnh mẽ. Tất nhiên, ông bị phản đối gay gắt, đến mức bị Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục của Quốc hội lúc ấy cáo buộc ông đã đảo lộn các chuẩn mực tuyển dụng ở trường đại học. Mặc, giáo sư Thí Xuân Phong vẫn cứ làm theo ý ông. Kết quả đến năm 2004, NUS đã có một cuộc thăng hạng ngoạn mục: vươn lên đứng thứ 18 trong các trường đại học tốt nhất thế giới, theo xếp hạng của Times.
Theo ông, tự do học thuật có vai trò và giá trị thế nào trong cách tân giáo dục nước nhà vào thời điểm hiện tại? Có rào cản nào không về ngân sách – thể chế trong việc thực hiện không gian tự do học thuật và đảm bảo chất lượng đào tạo đại học?
Tự chủ đại học không chỉ là tự chủ về mặt hành chính mà quan trọng không kém, thậm chí có thể nói là quan trọng hơn, là tự do học thuật. Ở ta, tự chủ về mặt hành chính tuy khó nhưng còn dễ hơn là chuyện tự do học thuật. Người ta không quen. Đã xảy ra chuyện một cơ quan quyền lực biên soạn giáo trình đại học, buộc tất cả các trường phải dùng làm tài liệu chuẩn. Đã xảy ra chuyện một cơ quan hành chính ra lệnh kiểm điểm những giáo sư đánh giá cao một luận văn thạc sĩ văn học, vì cho luận văn đó “có quan điểm sai trái”.
Không ai lú lẫn đến mức khẳng định tất cả hoạt động học thuật nói chung và ở đại học nói riêng đều đúng đắn. Nhưng vấn đề là cần phải giải quyết ở góc độ học thuật và bằng học thuật. Để bất cứ quan điểm ngoài học thuật nào xen vào, dù dưới bất cứ danh nghĩa nào, “chính đáng” hay “cao cả” đến đâu, cũng làm phương hại đến học thuật. Năm 1956, trong bài “Muốn phát triển học thuật”, Đào Duy Anh đã than: “Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học xã hội thì mối tệ cũng không kém”. Chắc ông không tưởng tượng được rằng gần 60 năm sau, “mối tệ” ấy vẫn còn!
Đại học là trí tuệ của đất nước, là nơi sinh dưỡng hiền tài. Mà như một câu nổi tiếng của Thân Nhân Trung khắc trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên của Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Khoá cho thật chặt để tránh gió độc, thì cũng bịt lối vào của gió lành. Hiền tài nào sống được trong môi trường thiếu dưỡng khí đó!
Còn chuyện tiền bạc? Khó lòng cải cách giáo dục mà không có đủ tiền hay chính xác hơn, không quyết tâm dành tiền cho giáo dục. Có tốn nhiều tiền không? Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã tính toán là để nâng cấp và xây dựng mới khoảng 200 bộ môn ở các trường đại học đủ trang thiết bị hiện đại và hàng năm mời 200 chuyên gia nước ngoài đến làm việc trong vòng 10 năm thì tốn chừng 125 triệu USD/năm. Để so sánh, xin nhắc kinh phí làm đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là 28 triệu USD/km.
Thật ra, nguồn tài chính cho giáo dục không thể chỉ trông cậy vào ngân sách nhà nước. Nhưng một khi đại học trở thành một trong những thiết chế không thể thiếu của nền kinh tế, thì xã hội sẵn lòng chi tiền. Sự sẵn lòng ấy về căn bản không phải xuất phát từ lòng tốt, mà do đồng tiền bỏ ra thu được lãi. Ở Mỹ, 70-80% ngân sách của các đại học đến từ tài trợ của các công ty, của hợp đồng nghiên cứu hay triển khai khoa học… Xã hội đặt hàng và đại học đáp ứng. Và điều đó làm ra tiền. Ở ta, khái niệm “xã hội hoá” giáo dục hầu như bó hẹp trong chuyện bắt phụ huynh học sinh phải xuỳ tiền ra!
Cho nên, cách tân giáo dục là chuyện vượt tầm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó là chuyện thể chế. Nó là chuyện quyết tâm chính trị của cơ quan cao nhất.
Trong khi chờ đợi giáo dục Việt Nam cất cánh, những người có tiền hay có thế lực hoặc may mắn, giải quyết theo cách mà báo chí gọi là “tỵ nạn giáo dục”. Nhưng đa số người dân Việt thì đành phải chịu một nền giáo dục như nó có.
Đề án đổi mới toàn diện giáo dục lần này đặt vấn đề “ trước đây nặng về dạy chữ, nhẹ dạy người”… Vậy mục tiêu của đại học là đào tạo ra những con người như thế nào?
Đánh giá rằng “trước đây nặng về dạy chữ” là không đúng. Vì nếu thế, không thể lý giải được tại sao đã “nặng về dạy chữ” mà chất lượng sinh viên nhìn chung vẫn thấp. Còn “nhẹ về dạy người”? Nếu căn cứ vào lời lẽ và cơ chế, thì giáo dục Việt Nam không hề xem nhẹ vấn đề này. Trái lại, còn quá nặng. Không khó khăn để trích dẫn những câu chữ trong các văn bản chính thức nhấn mạnh đến việc “dạy người”. Nhưng dạy thành công hay không, là chuyện khác. Chính xác hơn, nhà trường ta nhẹ về dạy người lẫn dạy chữ!
Một nền giáo dục khai phóng, là mở ra những chân trời rộng lớn, ở đó con người tự do, tự chủ. Đó là mục đích của một nền giáo dục đích thực, bất cứ thời nào và nơi nào. Đất nước có thể “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, “sánh vai với cường quốc năm châu” được không, nếu thiếu điều đó? Nhưng hiện nay và ở ta con đường đi đến nền giáo dục khai phóng còn xa ngái!
Riêng đại học sư phạm – trường có vị trí hàng đầu trong câu chuyện cách tân giáo dục – vẫn đứng trước thách thức “chuột chạy cùng sào…”, theo ông phải cải tổ như thế nào?
Truyền thống Việt Nam đề cao “tôn sư trọng đạo”. Nhưng người thầy nay đã “mất giá” theo nghĩa đen. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp của giáo viên từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng; sau 25 năm giảng dạy mới có mức lương 4,1-4,7 triệu đồng/tháng; và đến 50% số giáo viên lương thấp hơn mức lương bình quân. Trong hoàn cảnh đó, nhấn mạnh đến “thiên chức cao quý” của nghề giáo chỉ là một sự mỉa mai, làm tăng vị cay đắng cho nghề sư phạm. Chưa từng thấy một quốc gia nào có nền giáo dục phát triển, mà lương nhà giáo lại thấp (lương trung bình của giáo viên ở Singapore: 45.755 đô la, ở Hàn Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản đều trên 40.000 đô la).
Trong sự xuống cấp chung của đại học, sự xuống cấp của đại học sư phạm phải gây cho những người có trách nhiệm biết nghĩ xa và sâu một sự lo lắng đặc biệt. Vì điều đó rút cục sẽ tác động tệ hại đến giáo dục nói chung.
Một quan chức lớn có nói với tôi rằng tăng lương cho giáo viên không dễ. Vì giáo viên có số lượng đông đảo (theo Tổng cục Thống kê, số giáo viên phổ thông năm học 2010-2011 là 830.900 người). Nhưng chính vì thế mà như đã nói ở trên, giáo dục cần đến quyết tâm chính trị của cơ quan cao nhất.
Tác gia Mỹ W.A. Ward từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất sắc biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”, nghĩa là sao thưa ông?
Trong một cuộc hội thảo về văn hoá, giáo sư Hoàng Tuỵ nhận xét rằng người Việt Nam học phổ thông thì không đến nỗi nào, nhưng lên đại học thì kém hơn, và ở bậc trên đại học thì thua xa so với các nước tiên tiến. Giáo sư cho rằng đó là do người Việt thiếu óc tưởng tượng. Rất có thể.
Cảm hứng chỉ được nuôi dưỡng khi nảy mầm trên những mảnh đất mới mẻ. Thầy giáo truyền được cảm hứng là nhờ biết gieo hạt tưởng tượng trong tâm trí người học, cung cấp cho họ năng lượng cần thiết để vượt qua những khổ nhọc trên con đường khám phá. Chân trời của tưởng tượng vốn không có biên độ. Ở đấy con người thoát ra những lẽ thường và hoàn toàn tự do.
Nhưng như thế thì ta lại quay về chuyện “tự do học thuật”!
Cho nên, có một cách giải thích khác với ý kiến của giáo sư Hoàng Tuỵ. Cũng là người Việt Nam, tại sao ở nước ngoài nhiều người Việt học hành, làm việc chẳng thua ai? Tưởng tượng, như thế, còn là do môi trường. Làm sao cho nhà trường Việt Nam trở thành một nơi chốn khuyến khích người học tha hồ tưởng tượng mà chẳng sợ ai chê trách, thậm chí đe doạ? Những thứ “văn mẫu”, “tư tưởng mẫu”, “giải pháp mẫu”, “con đường mẫu”… không thể là vòng kim cô trói buộc đầu óc của con người. Khai phóng là ở đó, chứ đâu nữa!
Theo Người Đô Thị
“Chất lượng con người” chúng ta đang ở đâu?
(Ảnh: Thạc sĩ, cử nhân ưu tú Trường đại học Bách Khoa TP.HCM ngày tốt nghiệp. Ảnh: Như Hùng)
“Chúng ta đang ở đâu và sẽ ở đâu trên thế giới này hoàn toàn do tư
duy và hành động của chúng ta, tư duy đúng và hành động ngay. Chúng ta
tự tin rằng sẽ hành động để thay đổi được vị trí của mình, khi nhận thức
rõ chúng ta đang ở đâu.”Đất nước chúng ta vừa bước qua cột mốc về dân số 90 triệu dân, là quốc gia có dân số chỉ đứng sau 13 quốc gia trên thế giới. Có vị bộ trưởng vừa phát biểu rằng tài nguyên lớn nhất của chúng ta là con người, xét theo góc độ này thì chúng ta giàu thứ 14 thế giới về “số lượng” tài nguyên con người.
Nhưng “chất lượng con người” chúng ta đang ở đâu?
Vấn đề thứ nhất là chất lượng thể chất con người chúng ta, chất lượng hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta đang ở đâu?
Thời gian gần đây có quá nhiều thông tin bức xúc, thậm chí là gây phẫn nộ trên công luận về ngành y tế, đó là về chất lượng của hệ thống chăm sóc y tế, về y đức, về trình độ chuyên môn của đội ngũ y tế.
Chúng ta là nước có tỷ lệ số bác sĩ và số giường bệnh trên dân số thấp xếp thứ trăm trên thế giới. Tất cả những vấn đề nảy sinh dồn dập trong thời gian qua chỉ là hệ quả tất yếu của một hệ thống chăm sóc y tế có chất lượng kém toàn diện.
Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận trong điều kiện hạn chế về kinh tế, về cơ chế của ngành y tế, chúng ta vẫn có sự ưu việt nhất định về chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Tuy nhiên, chúng ta phải làm như thế nào và ngay từ bây giờ để xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế có chất lượng và cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm cho công cuộc cải cách này đi vào hoạt động ngay. Vấn đề đầu tiên là tăng chi tiêu nhiều hơn vào hệ thống chăm sóc y tế theo GDP, mốc đầu tiên là chiếm 10% GDP. Tiếp theo là cải cách một cách toàn diện và thực chất cơ chế chính sách của ngành y tế.
Vấn đề thứ hai là chất lượng tri thức con người chúng ta, chất lượng hệ thống giáo dục chúng ta đang ở đâu?
Chúng ta có những chỉ tiêu rất khả quan về phổ cập giáo dục, số lượng giáo viên được đào tạo hàng năm, số lượng kỹ sư, cử nhân ra trường… Đó chỉ là những chỉ tiêu về số lượng.
Trình độ văn hóa và kiến thức thực tiễn của những con người được đào tạo từ hệ thống giáo dục của chúng ta thấp một cách đáng báo động. Hàng ngày chúng ta chứng kiến nhiều vô kể những cảnh thiếu văn minh, vô văn hóa mà mọi người ứng xử với nhau nơi công cộng.
Kỹ sư, cử nhân ra trường quá yếu kém kiến thức thực tiễn mà hầu hết phải đào tạo lại từ thực tiễn công việc, thầy nhiều hơn thợ, tư tưởng chỉ có học đại học mới có cửa cho tương lai đặt nặng trong tư duy của nhiều thế hệ.
Chúng ta gia nhập WTO đã lâu, chúng ta là bạn với tất cả, chúng ta sống trong thời đại toàn cầu hóa, thế giới phẳng… nhưng chưa có một trường đại học nào của chúng ta đào tạo kỹ sư, cử nhân được thế giới công nhận. Cải tổ hệ thống giáo dục là điều không có gì phải bàn cãi mà phải hành động ngay.
Một đất nước sẽ được đánh giá về vị thứ trên thế giới, ngoài tiêu chí chung về kinh tế – chính trị – xã hội, chủ yếu dựa trên tiêu chí về chất lượng của hệ thống chăm sóc y tế và hệ thống giáo dục.
Điều này phải được đặt ra là một vấn đề lớn được ưu tiên giải quyết, vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển đất nước vì con người là trung tâm, là mục đích cuối cùng của sự nghiệp phát triển xã hội.
Trần Trọng Dũng
Theo Một Thế Giới
Nguyễn Mộng Hoài - Cần tinh thần dũng cảm của từng người gây nên oan sai
Vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị xử oan sai, thụ án đến mười năm,
mới được minh oan, dù có đau lòng nhưng dẫu sao Nguyễn Thanh Chấn còn
sống và được đoàn tụ với gia đình, nhưng hậu quả đẻ lại cho gia đình anh
thì vô cùng nặng nề, chắc chắn không có sự đền bù nào khỏa lấp. Cũng
như cách nay hơn nửa thế kỷ, cuộc giảm tô cải cách ruộng đất "cách mạng
ruộng đất, đưa ruộng đất về tay người cày 1955 - 1956", tuy đã được sửa
sai, nhưng dư âm của nó vẫn còn dai dẳng và sự đền bù của Nhà nước đối
với hàng chục nghìn gia đình bị oan sai không thấm tháp vào đâu.
Cùng thời gian ấy, vụ "Nhân văn giai phẩm", các vụ "cải tạo tư sản thành phố, hợp tác hóa nông nghiệp...cũng gây ra không biết bao nhiều oan trái giội lên đầu dân, trong đó phần lớn lại là dân "chí cốt" của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam vốn là một dấn tộc đại lượng, lương tri và sáng suốt, không bao giờ muốn mua thù chuốc oán với thế lực này nọ và cá nhân người này người kia, chỉ có những kẻ mất hết lương tri, mất hết tính người và vì quyền lợi ích kỷ mới "hay thù dai" mà thôi.
Dư luận nói chung rộ lên trong những ngày này về vụ án oan 10 năm đối với Nguyễn Thanh Chấn làm thức tỉnh nhiều điều cơ bản về nền tư pháp, về hệ thống luật pháp của nước ta và nhất là về hiểu và thi hành luật pháp. Nguyên tắc cơ bản của luật pháp ở bất kỳ nước nào, nhất là ở các nước đã và đang xây dựng nền pháp trị dân chủ, đặc biệt là "định hướng xã hội chủ nghĩa" và cố công xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì luật pháp lại vì quyền lợi của dân, bảo vệ dân là "tối thượng" bảo đảm công bằng xã hội.
Tuy nhiên, 68 năm có chế độ mới, cả đất nước được thống nhất, các thế lực thù địch phải "thua" nhân dân Việt Nam, mà đến giờ chúng ta mới tiếp tục xây dựng luật và tổ chức thi hành luật. Song luật pháp nước ta xây dựng chưa thật sát với thực tế cuộc sống của nhân dân trong từng vụ việc, trong từng thời kỳ nên nhiều bộ luật vừa mới được thông qua chưa ráo mực, chưa có văn bản dưới luật được ban hành thì đã "bị sửa đổi" và nhìn chung thì "luật pháp chưa phải là của toàn dân" vẫn có một số thế lực, nhất là các nhóm lợi ích còn ngang nhiên đứng trên luật, còn chỉ đạo thi hành sai luật.
Cho nên mới sinh ra hàng chục nghìn vụ án oan trong những năm qua. Thật ra, có sai thì có sửa và sửa tốt thì vẫn thu phục lòng dân, nếu cứ nhơn nhơn trơ ra như gỗ đá và "đá quả bóng trách nhiệm" sang sân người khác thì, án oan vẫn có thể còn tồn tại, thâm chí có thể còn nghiêm trọng hơn vụ Nguyễn Thanh Chấn.
Các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có hệ thống của Đài Tiếng Nói Việt Nam cực chẳng đã phải đưa chi tiết về vụ này, song đại diện cho dư luận phải nêu được các vấn đề cốt lói, phanh phui đúng vấn đề, không nên "vòng vo Tam Quốc", cuối cùng thì chẳng rõ trách nhiệm thuộc về cá nhân hoặc tổ chức nào, thuộc về cấp nào, có thuộc về "chỉ đạo toàn diện và tuyệt đối không ?"
Nghe Đài, người ta có thể hiểu trách nhiệm vụ Nguyễn Thanh Chấn thuộc về một tập thể, chứ không thuộc về một cá nhân nào. Vậy thì thay mặt cho Tòa nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đứng tuyên án trong mỗi phiên tòa là ai, chẳng lẽ là cả một tập thể cả Chánh án, Phó chánh án, thầm phán chuyên nghiệp và thẩm phán nhân dân, có khi cả người làm chứng nữa...Thì "cái tập thể ấy khi gây ra oan sai và người oan sai được minh oan, kèm theo đó là thực hiện Luật đền bù cho người bị oan sai, ví du như đền tiền chẳng hạn lại rút tiền từ "ngân khố quốc gia" mà đền, cá nhân chẳng ai liên quan. Không công bằng. Ai gây ra khuyết điểm, hoặc chịu trách nhiệm chính trong khuyết điểm ấy phải gánh lấy hậu quả, không thể để "Nhà nước" phải ghé lưng gánh chịu. Vì tiền Nhà nước là tiền của nhân dân góp lại. Tại sao lại lấy tiền của nhân dân để đền bù oan sai, vì có phải nhân dân gây ra oan sai đâu. Cái "lý của Người Mèo" là như vậy.
Trong vụ Nguyễn Thanh Chấn, có nhiều cái có thể đền bù bằng lời xin lỗi, bằng vật chất thỏa đáng, tuy không thể nào bù đắp được những mất mát mà anh Nguyễn Thanh Chấn phải chịu đựng suốt mười năm ròng, song cũng phần nào lấy lại sự công bằng. Theo chúng tôi, có nhiều cái không thể nào lấy gì đền bù được. Hàng vạn người, trong đó phần lớn là đảng viên bị xử trí oan, có nhiều trường hợp bị tử hình, vậy lấy gì để đền bù? Mà có muốn đền bù cũng không thể đền bù ?
Lấy cái gì đền bù mạng sống cho Bà Nguyễn Thị Năm, một người có lòng cho con trai đi bộ đội kháng chiến, có lòng bỏ của cải nhiều khi nuôi đến hàng trung đoàn bộ đội ta ? Lấy gì đền bù cho các ông Vũ Văn Xy, cựu chi ủy viên, Chủ tịch UBKCHC xã, ông Nguyễn Đức Chử, cựu chi ủy viên, trưởng ban dân vận, địch vận, thông tin tuyên truyền xã, ông Nguyễn Đức Thụy, tổ trưởng tổ tình báo của Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp ở quê tôi, ông Nguyễn Đức Thuyết, đảng viên...đã cùng các nhân sĩ trí thức của làng lên tận Thống xứ Bắc Kỳ hồi tạm chiếm đấu tranh ngăn cản thắng lợi ý đồ địch giàn quân san ủi cả làng làm "vành đai trắng" để trả thù Việt Minh khi tấn công đồn bốt địch ?
Đến Cải cách ruộng đất, ông Vũ Văn Xy bị đấu tố ghép tội và bị xử tử ngay tai tòa án nhân dân đặc biệt, ông Nguyễn Đức Thuy bị "Đội truy bức" và cũng bị xử chết, ông Nguyễn Đức Chử bị án tù 20 năm (sửa sai lại về làm Đội trưởng đội sửa sai). Ông Nguyễn Đức Thuyết cũng bị đi tù "cải cách" một thời gian....Những vụ tày trời ấy sau khi phát hiện sai lầm, chính Bác Hồ của chúng ta đã rơi nước mắt nhận lỗi trước dân và Trung ương Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về sửa sai, đã trong một năm ổn định tình hình. Dân Việt Nam lấy lại lòng tin vào Đảng và đến năm 1958 đua nhau hưởng ứng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp...Giá bây giờ trước sự suy thoái cùng kiệt nền kinh tế, trước thất thopats hàng triệu nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước, có ai là người đứng đầu chịu nhận lỗi và từ chức trước dân đâu. Việt Nam không thiếu người tài. Những ai làm sai cứ chịu từ chức lập tức có người tài đức lên thay !
Nhân vụ Nguyễn Thanh Chấn, chúng tôi muốn nêu lại một số sự kiện lịch sử ấy để thấy rằng, nhân dân ta vô cùng tốt, vô cùng độ lượng, song nhân dân ta cũng vô cùng sáng suốt, và thông minh. Nhưng đồng thời nhân dân cũng có những đòi hỏi khắt khe và là sức mạnh không thể lường trước khi toàn dân đoàn kết để thay đổi, để dẹp bỏ những áp bức bóc lột đè đầu cưỡi cổ họ. Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh rõ ràng điều này.
Vậy thì vụ Nguyên Thanh Chấn (và có thể còn nhiều vụ khác nữa), nhân dân chưa chấp nhận sự nhận lỗi chung chung của cơ quan (ấy là chưa nói đến lời nhận lỗi ấy cứ vòng vo đổ tại khách quan) mà từng cá nhân chịu trách nhiệm điều tra, lấy tài liệu dẫn đến kết tội Nguyễn Thanh Chấn phải dũng cảm nhận lỗi thậm chí phải đến tận nhà gặp anh Chấn và gia đình anh ấy mà nhận lỗi. Chắc chắn, mặc dù bị oan khổ mười năm, anh Chấn và gia đình anh sẵn sàng tha thứ cho người mắc lỗi lầm đối với anh ấy. Vì cái được lớn nhất đối với Nguyễn Thanh Chấn là được minh oan và được tự do...
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê Choa)
Chủ Nghĩa Be Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam: Ảo Thuật Quân Sự Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng”
Chúng ta, con cháu chúng ta hãy tránh là nạn nhân lẫn tòng phạm của những cảnh khốn đốn luân phiên, luẩn quẩn bao vây, hủy hoại từng thế hệ này sang thế hệ khác. Hãy lật ngược những trang bi sử đó và nhất quyết trở thành sáng lập viên chung của một vận nước cao đẹp, cởi mở, tử tế, vững bền, tích cực, trọng sinh, trọng nghĩa mà con người toàn diện được bảo trọng, thân thương. Việt Nam phải là của dân, do dân, vì dân một cách thực sự, nếu không muốn bị vĩnh viễn xoá bỏ.”
Căn Bản của Chủ Nghĩa Be-bờ
Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1] là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo. Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt. Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6]
Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]
- Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
- Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
- Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;
- Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.
- hỗ trợ như Kế hoạch Marshall [Marshall Plan][10], giúp tái dựng Tây Âu sau Thế chiến thứ 2, song song với việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới [World Bank] và Quý Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund];
- cảnh phòng giữa Hoa Kỳ và Tây âu dưới hình thức liên minh quân sự Bắc Âu [NATO, North Atlantic Treaty Organization] với khẩu hiệu: “Nga ngoài, Mỹ trong, Đức dưới” ["to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down."][11]
- Thu thập tin tức cẩn mật từ quốc ngoại qua Cơ Quan Trung ương Tình Báo [Central Intelligence Agency/CIA] dưới sự điều động của Ủy Ban An Ninh quốc Gia [National Security Council].[12]
Khai mở Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam
Chủ Nghĩa Be-bờ và Thuyết Domino lại được áp dụng qua chính sách đối ngoại của Hoa ky tại Việt Nam, trong nhiều giai đoạn.
TT Truman năm 1952 cấp viện 60 triệu Mỹ Kim cho Pháp [đồng minh NATO] trong việc chống du kích chiến cộng sản tại Việt Nam và mặt trận Đông Dương.
TT Dwight D. Eisenhower [nhiệm kỳ 1953-61] đã nhấn mạnh vào “hiệu ứng domino” để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và cho rằng nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Việt Nam thì Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sẽ sụp đổ như quân bài domino và rơi vào khối cộng sản.[14] Do đó, Chính phủ Eisenhower tìm cách giúp đỡ[15] đồng minh [NATO] Pháp vào giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương với 3 điều kiện:
- tăng cường quân đội tác chiến nếu 3 thành phần Hoa Kỳ, Anh & Úc tham dự đồng đều;
- Chính quyền Pháp cam kết trả lại độc lập cho các quốc gia Đông Dương;
- Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố khai chiến.
Việt Nam Thành Thí Điểm Chủ Nghĩa Be-Bờ
TT JF Kennedy [nhiệm kỳ 1960-63] bổ nhiệm học giả McGeorge Bundy vào chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia. Sau khi Hoa Kỳ thất bại đổ bộ tại Vịnh Heo Cuba [Bay of Pigs Invasion][16] và bị khiêu khích bởi Tường Ngăn Berlin, TT Kennedy & Bundy coi Nam Việt Nam làthí-điểm-để-thực-hiện chiến lược Be-bờ tại Đông Nam Á và nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương thời TT Lyndon Johnson.
Do đó, chính phủ Kennedy để lại một số dấu ấn trên định mệnh Miền Nam Việt Nam:
Từ năm 1961, TT Kennedy tiếp tục sách lược “chiến tranh hạn chế” tại Miền Nam Việt Nam, đôn đốc một lực lượng tham chiến từ 800 tăng tới 16,300 binh sĩ Hoa Kỳ, với ý định rút quân khỏi mặt trận Việt Nam càng sớm càng tốt.
Trong khi TT Dwight D. Eisenhower nhiệt liệt ủng hộ sự thành lập đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, thì chính quyền Kennedy bắt đầu có triệu chứng “thất sủng” TT Ngô Đình Diệm vì chính thể của Ông lúc đó hạn chế mức độ dân chủ hoá Miền Nam Việt Nam vào trọng tâm ưu đãi của một thiểu số gồm có gia đình họ Ngô, các cựu quan lại và lực lượng quân, dân, cán chính thuộc Đảng Cần Lao, gốc Ky Tô giáo. Hậu quả là gần 90% dân chúng tại Miền Nam Việt Nam, gồm một số đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng v.v., các nhà trí thức độc lập, tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v. đã mất cơ hội tham dự vào Cao trào Dân chủ mà Chủ nghĩa Be-bờ hứa hẹn đối với toàn dân của Chiến Tuyến này. Hậu quả của chính sách “biệt đãi/cô lập” dân chủ hoá trên đã tạo ra những xáo trộn trong khắp Miền Nam Việt Nam, một cách rất đáng tiếc. Chúng ta đã mất một cơ hội hy hữu dựng nước toàn vẹn trong tay của rất nhiều người Việt, cũng yêu nước, cũng tôn trọng dân chủ tự do.
Sau hai cuộc đảo chính hụt, và sức chống đối của dân chúng, nhất là các cuộc Tranh đấu Phật giáo, TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị bắt và hạ thủ bởi thuộc hạ của Đại Tướng Dương Văn Minh và một số tướng lĩnh trẻ trong cuộc Đảo Chính tháng 11 năm 1963. Nhiều tài liệu lịch sử [mới được “giải mật”] đã xác định biến cố này có hậu thuẫn của CIA Lucien Conein, Đại sứ Cabot Lodge, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ,[17] dù lúc xẩy ra cuộc ám sát trên, TT Kennedy & Cố vấn Bundy đã khôn khéo “vắng mặt” nơi nhiệm sở. Riêng Maxwel Taylor, Tư lệnh Hội Đồng Tướng Lĩnh Hoa Kỳ ghi nhận trách nhiệm của Hoa Kỳ về cuộc đảo chính và ám hại TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu.[18]
Từ góc nhìn của Hoa Kỳ, vấn đề loại bỏ TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu là do [a] tình trạng khiếm khuyết dân chủ thực sự tại Nam Việt Nam, [b] ảnh hưởng tai hại của vợ chồng Ngô Đình Nhu về chính sách tôn giáo, và [c] phần nào vì Ngô Đình Nhu “hù doạ” chủ trương trung lập, thay thế TT. Ngô Đình Diệm v.v. với ý định làm giảm sức ép của Hoa Kỳ.[19]
Biến Hoá Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam
TT Lyndon Johnson [nhiệm kỳ 1963-69] tiếp tục nhưng biến hoá đường lối đối ngoại “Be-bờ” của cố TT JF Kennedy, bị ám sát vài tuần sau Anh Em họ Ngô. Năm 1964, khi ứng cử viên Cộng hoà Barry Goldwater thách đố TT đương nhiệm: “Tại sao không nghĩ tới chiến thắng?”[20] thì TT Johnson lại trả lời một cách nước đôi: “Chỉ vào can thiệp tới mức đó thôi”.[21] Thật vậy, đường lối “Can thiệp giới hạn” này vừa tăng, vừa hãm, qua nhiều hình thức:
Thông qua Biểu quyết về Vịnh Bắc Việt [Gulf of Tonkin Resolution][22] để lấy cớ trừng phạt vụ các phóng thủy lôi hạm Bắc Việt đụng độ với khu trục hạm USS Maddox & USS Turney;
Quyết định chuyển Không Đoàn 18 Tác Chiến từ Okinawa đáp xuống căn cứ Đà Nẵng và cho phép phản lực F-105 vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc và thả bom các địa phận thuộc lãnh thổ Bắc Việt, cốt gây áp lực hao mòn địch vận để đưa tới thảo luận ngưng chiến;
Lần lượt đáp ứng số gia tăng quân lực chính quy [Quân Đội Nhân Dân] đột nhập từ Bắc Việt, phối hợp với quân lực địa phương của Giải Phóng Miền Nam [GPMN], Hoa Kỳ đã gia tăng quân lực từ 16,000 binh sĩ [năm 1963, cuối thời Kennedy] tới con số cao nhất là 537,000 binh sĩ [năm 1968, thời Lyndon Johnson], với sứ mạng duy nhất là canh phòng chung quanh các phi trường và các địa điểm “phòng thủ” trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
TT Lyndon Johnson không rút quân dưới áp lực đòi hoà bình của phe “Bồ Câu”, nhưng cũng không liều lĩnh tiến quân đánh ra Bắc Việt như các tướng lĩnh và phe chủ chiến “Diều Hâu” đòi hỏi, chỉ vì “sợ rằng” đó là những hành vi khiêu khích làm các Quốc gia chủ chốt [Nga Xô & Trung cộng] phản ứng biến thành Đệ Tam Thế chiến Nguyên tử. Đó là lý do tại sao TT Lyndon Johnson từ chối không cho Tướng William Westmoreland đem quân sang Lào cắt đứt đường tiếp liệu của Bắc Việt. Đó cũng là ưu điểm bắt nọn của Nga xô, Trung Cộng và Bắc Việt Cộng sản “thừa thắng” xua hết quân lực xâm nhập Miền Nam mà không sợ ai dám phương hại nội tuyến.
Về phía Việt Nam, Giai đoạn “Hậu Đệ Nhất Cộng Hoà” là một thời kỳ “quân quản” với 10 biến cố chính trị gồm những cuộc đảo chính hụt và những cuộc “chính lý” thay quyền, đổi thế giữa các tướng lãnh, thuộc Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm thời, Thượng Hội đồng Quốc gia, Hội Đồng quân Lực và cuối cùng là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia trước khi thanh lập Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó. Sự bất ổn nội bộ gây thêm trở ngại trong việc xây dựng dân chủ và thực thi bình định tại các nơi sôi động.
Đặc biệt trong giai đoạn này, Biến Cố Mậu Thân 1968 có nhiều trạng thái về mặt quân sự và tâm lý chiến:
- về mặt chiến thuật, CSVN lợi dụng ngày Tết để phát động một cuộc tổng công kích trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, đã thất bại vì không đem lại cuộc tổng nổi dậy chiếm chính quyền, với hậu quả trực tiếp là hạ tầng cơ sở nằm vùng đều bị tiêu diệt hoặc lộ diện phải rút khỏi nơi công tác dân vận phá hoại.
- Nhưng về mặt chiến lược, cuộc tổng công kích này đã đem một chiến thắng tâm lý cho CSVN. Biến cố Tết Mậu Thân đã giúp báo chí và dân chúng thuộc Phe chủ hoà chống chiến tranh Việt Nam bên Hoa Kỳ tuyên truyền gây ấn tượng là Hoa Kỳ và VNCH thiếu khả năng tranh đấu hữu hiệu đến nỗi không đề phòng kịp cuộc công kích. Một số chính khách và cả Phạm Văn Đồng đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”. Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America--not on the battlefields of Vietnam].[23] Thực tế đã cho thấy rõ, sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chủ thuyết Be-bờ tại Việt Nam đã bắt đầu bị coi là vô hiệu và vô ích, khi tới cuối nhiệm kỳ của TT Lyndon Johnson, Hoa Kỳ hy sinh hơn 30, 000 binh si tử thương, không kể tin tức, hình ảnh số binh sĩ bị thương xuất hiện hằng ngày trên Ti Vi Hoa Kỳ.
Khi thay thế Lyndon Johnson vào năm 1969, TT Richard Nixon bắt đầu tái xét Chủ Nghĩa Be-bờ một cách thực tế hơn, không nhất thiết nhằm chống cộng sản hoặc bênh vực dân chủ. Với con số tử vong hơn 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ mỗi tháng trong suốt 10 năm từ 1963 tới 1972, TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger đếu thấy rõ cuộc chiến không thể thắng tại Miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể kéo dài tình trạng cầm cự này lâu dài thêm.
Do đó, theo “đường lối đối ngoại xả hơi” [“Détente”][24], Nixon một mặt gia tăng nỗ lực thương thuyết với Nga Xô về “Chiến Lược Giảm Thiểu Vũ Khí Nguyên Tử” [Strategic Arms Limitation Talks],[25] mặt khác, cử Kissinger giao hảo với Trung cộng để hứa hẹn những điều kiện căn bản nhằm chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”[26]tại Việt Nam đối với Hoa Kỳ.
Trong tinh thần đó, Nixon quyết định giảm thiểu quân số tác chiến từ 537,000 xuống 27,400 binh sĩ vào cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn “Việt Nam hoá” cuộc chiến [Vietnamization], cũng gọi là “Chủ thuyết Nixon”,[27] bằng cách rút quân sĩ Hoa Kỳ về từng đợt và giao thêm trách nhiệm tác chiến cho Quân Đội VNCH. Trong giai đoạn này đã xẩy ra những chiến cuộc ác liệt như sau:
- Cuộc Hành Quân Lam Sơn tháng 2 năm 1971 [Lam Son Operation 719] sang Hạ Lào một mặt có thể coi là chiến thắng cho Quân lực VNCH vì trong cuộc hành quân nầy, QLVNCH đã phá hủy được phần lớn căn cứ hậu cần địch dọc theo hệ-thống đuờng mòn Hồ Chí Minh tại cứ điểm Tchépone. Nhưng mặt khác, cuộc hành quân này hao tốn nhiều xương máu của binh sĩ tham chiến. Nhiều quân trang quân dụng cùng vũ khí đủ loại kể cả pháo binh và thiết giáp đem vào khi xung trận, lại phải hủy diệt tại chổ hay biếu không cho địch. Chẳng có đơn vị nào còn nguyên vẹn trong cuộc lui binh rầm rộ, hỗn độn.
- Trận Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch “Mùa Hè đỏ Lửa” 1972. Cuộc chiến khởi đầu từ trưa ngày 30 tháng Ba, 1972. Quân Bắc Việt [QBV] bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lần nầy QBV gần như đánh một trận đánh qui ước, với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất. QBV đã đạt nhiều thắng lợi lúc ban đầu. Sư đoàn 3 QLVNCH thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn QBV và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại. Đến tháng 5 năm 1972 thì QBV chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công. Sau 81 ngày đêm tranh đấu, các binh chủng Nhẩy Dù, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH đã chiếm lại Cổ Thành.
- Cũng trong chiến dịch Mùa Hè 1972, sau 54 ngày giao tranh qua 7 cuộc tấn công tại An Lộc, Cộng quân đã thiệt hại khoảng 30 ngàn binh sĩ. QLVNCH được coi là thắng trận vì Bộ binh và Biệt động quân đã ngăn cản được Cộng quân Bắc Việt khi họ mưu mô tiến đánh Thủ Đô Sài Gòn. Trong trận An Lộc, Hoa Kỳ một mặt dùng không quân chiến thuật yểm trợ QLVNCH phía Nam An Lộc, mặt khác, sử dụng không quân chiến lược B-52 liên tiếp thả bom phía Bắc thị trấn này để phá hủy kho vũ khí đạn dược mà Cộng Sản Bắc Việt chuyển tới.
Năm 1973, Tổng trưởng Quốc Phòng Schlesinger đề nghị Quốc Hội cho phép thả bom lại Bắc Việt nếu HàNội vi phạm Hiệp Định Paris trong trường hợp họ đem quân đánh lớn tại Miền Nam. Thượng Viện lập tức ra Đạo luật Case-Church Amendment để cấm việc thả bom này.[28]Do đó, mọi cam kết bênh vực, mọi hứa hẹn ngon ngọt của TT Nixon đối với TT NVThiệu đều phải coi là hư ảo, nếu không muốn gọi là lừa đảo.
Trong khi đó, QBV thao túng dùng đường mòn Hồ Chí Minh tiếp tục tải thêm đơn vị tác chiến, thêm súng ống, đạn dược đủ loại, với xe tăng, thiết giáp do Trung Cộng tiếp viện để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công dự tính từ 1975 tới 1976. Nhưng cuộc Hành Quân 275 dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Văn Trà đã đem lại những kết quả nhanh chóng hơn dự tính của Hà Nội. Sau khi Ban Mê Thuột bị bao vây, TT NVThiệu ra lệnh Tướng Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum ngày 12 tháng 3 năm 1975. Huế, rồi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3. Cuối cùng, Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm nhiều hy sinh bẽ bàng.[29]
- hơn 3 triệu binh sĩ và dân sự Hoa Kỳ đã phục vụ tại chiến tuyến Việt Nam từ 1954 tới 1975, với tổng số 53,193 tử vong, 120,000 bị thương [trong đó hơn 20,000 người vĩnh viễn tàng tật].
- khoảng 239,587 tử vong phía Việt Nam Cộng Hoà;
- khoảng 680,000 quân chính quy Bắc Việt và 251,000 binh sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổng cộng lên tới 931,000 tử vong;
- Tổng số tử vong “bên lề chiến tranh” cả Nam lẫn Bắc Việt Nam được ước lượng từ 1 triệu 500 ngàn tới 2 triệu người dân vô tội.
Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn: [1] Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower, [2] xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Co Vấn Bundy, [3] biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson, [4] để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[30] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger.
Sự thực cả bốn cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ý đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản. Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :
- vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
- vừa làm hao mòn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[31]
- Nhưng cũng có thể bị mắc kẹt vào cái nạn của đà vận chuyển guồng máy sản xuất do tư bản ứng vốn. Cái tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[32] Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng: “This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[33]
Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rõ là lý do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực”, nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống còn. Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác gì những “con cờ người” đem nhiệt tình máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm. Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ đã tới Miền Nam bảo vệ tính mạng dân chúng và những chính khách, chuyên viên có thiện chí thực sự thi hành công cuộc “be bờ” tạo dựng dân chủ non nớt. Nhưng chúng ta vẫn ai oán khi “chính trị thực tế” [Real Politics] cho thấy chúng ta thực sự không có chủ quyền quyết định về vận mệnh của chúng ta, ngoài việc nhận lấy những việc đã rồi, xắp xếp sau lưng chúng ta, không một chút liêm sỉ và không mấy thướng xót cho kẻ đồng hành, đồng minh kém vế.
Ngay cả Quân đội và Nhân dân Bắc Việt cũng lâm vào cảnh ngộ không sáng sủa gì hơn, nếu không nói là khốn đốn, nguy ngập. Quân đội và Nhân dân Bắc Việt đã thắng nhờ vào kỹ thuật chiến tranh có viện trợ của Nga Xô và nhất là của Trung cộng. Họ là kẻ thắng trận, nhưng không hề thắng cuộc. Họ đã chiếm được Sài Gòn, nhưng ngay sau 1975 và tới ngày hôm nay họ đang thua trên toàn quốc Việt Nam vì đối nộit thiếu khả năng quản trị Đất Nước trong “hoà bình”, khi mất cớ lừa bịp dân chúng với chiến tranh, và nhất là về mặt đối ngoại khi họ phải trả nợ hơn 50 năm viện trợ Trung Cộng bằng cách xoá bỏ ranh giới, cầm cố đất đai, rừng già, bán biển, bán đảo, bán dân.
Đó cũng là bài học chung cho những thế hệ sau: Đất nước là của chung, phải định đoạt với nhau, không thể nhờ vả ngoại nhân, vì họ có mục tiêu và quyền lợi của họ. Cái khôn là biết hợp tác để trao đổi thế lực, trí tuệ và phẩm giá với nhau trong một cộng đồng nhân loại mở, nhưng việc sống chết vẫn là quyết định của từng dân tộc, từng thể chế tác động nhân danh dân tộc họ, chứ không phải theo quyền lợi của đảng phiệt, của quân phiệt, của tài phiệt. Không ai sống hộ ta và cũng không ai chết thay ta, ngoài chúng ta và con cháu chúng ta. Cái vinh cùng hưởng, cái nhục cũng cùng chịu, khi theo đuổi, thực hiện trên căn bản quyền lợi và và trách nhiệm chung hay tương tự.
Chúng ta, con cháu chúng ta hãy tránh là nạn nhân lẫn tòng phạm của những cảnh khốn đốn luân phiên, luẩn quẩn bao vây, hủy hoại từng thế hệ này sang thế hệ khác. Hãy lật ngược những trang bi sử đó và nhất quyết trở thành sáng lập viên chung của một vận nước cao đẹp, cởi mở, tử tế, vững bền, tích cực, trọng sinh, trọng nghĩa mà con người toàn diện được bảo trọng, thân thương. Việt Nam phải là của dân, do dân, vì dân một cách thực sự, nếu không muốn bị vĩnh viễn xoá bỏ.
Để tránh làm nạn nhân của những cuộc chiến ảo thuật bao vây ”be bờ” trong tương lai, toàn thể nhân dân Việt Nam, toàn thể Người Việt trong và ngoài nước, tất cả những Người Việt thực sự yêu Nước phải sớm thực hiện tại Việt Nam, ngay từ bây giờ và tiếp nối trong tương lai một Xã hội Dân sự chân chính, tự chủ, tự quyết và một Chính thể Cộng Hoà hiến-định-trọng-pháp-trọng sinh, đa nguyên đa đảng, không chuyên chế độc tài.
Dù là cộng sản hay không cộng sản, dù là phát xít, hay quân phiệt, tài phiệt, chủ trương và quyền lợi của một đảng không bao hàm đủ quyền lợi và nhu cầu của cả một dân tộc. Do đó, cứu cánh của quyền lực phải thuộc về dân. Xây dựng và bảo trọng một Xã Hội Dân sự Pháp trị & một Chính thể Dân Chủ Chân Chính, Tự do Tự chủ, không bị ngoại xâm là giải pháp vậy.
Trân trọng,
TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt
Theo Việt Thức
Chú thích
[1] “Kennan and Containment, 1947″, Diplomacy in Action, U.S. Department of State
[2] In March 1919, French Premier Georges Clemenceau called for a cordon sanitaire, or ring of non-communist states, to isolate the Russians. Translating this phrase, U.S. President Woodrow Wilson called for a “quarantine.” Both phrases analogize communism to a contagious disease.
[3] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.
[4] “Kennan and Containment, 1947″, Diplomacy in Action, U.S. Department of State
[5] Kennan responded on February 22, 1946 by sending a lengthy 5,500-word telegram (sometimes cited as being over 8,000 words) from Moscow to Secretary of State James Byrnes outlining a new strategy on how to handle diplomatic relations with the Soviet Union. At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”.
Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union's] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand… Today they cannot dispense with it. It is fig leaf of their moral and intellectual respectability.”
[6] Frazier, Robert. “Acheson and the Formulation of the Truman Doctrine”Journal of Modern Greek Studies 1999 17(2): 229–251. ISSN 0738-1727
[7] At the “bottom of the Kremlin’s neurotic view of world affairs”, Kennan argued, “is the traditional and instinctive Russian sense of insecurity”. Following the Russian Revolution, this sense of insecurity became mixed with communist ideology and “Oriental secretiveness and conspiracy”. Soviet behavior on the international stage, argued Kennan, depended chiefly on the internal necessities of Joseph Stalin’s regime; according to Kennan, Stalin needed a hostile world in order to legitimize his own autocratic rule. Stalin thus used Marxism-Leninism as a “justification for [the Soviet Union's] instinctive fear of the outside world, for the dictatorship without which they did not know how to rule, for cruelties they did not dare not to inflict, for sacrifice they felt bound to demand…
[8] Gaddis, John Lewis. “Reconsiderations: Was the Truman Doctrine a Real Turning Point?” Foreign Affairs 1974 52(2): 386–402
[9] Kort, Michael (2001). The Columbia Guide to the Cold War. Columbia University Press
[10] Fossedal, Gregory A. Our Finest Hour: Will Clayton, the Marshall Plan, and the Triumph of Democracy. (1993). Gimbel, John, The origins of the Marshall plan (Stanford University Press, 1976).
[11] Reynolds, The origins of the Cold War in Europe. International perspectives
[12] Amy B. Zegart, Flawed by Design, The Evolution of the CIA, JCS, and NSC
[13] MacArthur, North Korea. Truman’s No-win policy
[14] Referring to communism in Indochina, U.S. President Dwight D. Eisenhower put the theory into words during an April 7, 1954 news conference: “Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the “falling domino” principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.”
[15] Eisenhower’s memoirs of his years in the White House, Mandate for Change (1963)
[16] Lynch, Grayston L. 2000. Decision for Disaster: Betrayal at the Bay of Pigs. Potomac Books Dulles Virginia
[17] Assistant Secretary of State Roger Hilsman had written in August 1963 that “Under no circumstances should the Nhus be permitted to remain in Southeast Asia in close proximity to Vietnam because of the plots they will mount to try to regain power. If the generals decide to exile Diem, he should also be sent outside Southeast Asia.” He further went on to anticipate what he termed a “Götterdämmerung in the palace”. We should encourage the coup group to fight the battle to the end and destroy the palace if necessary to gain victory. Unconditional surrender should be the terms for the Ngo family since it will otherwise seek to outmaneuver both the coups forces and the U.S. If the family is taken alive, the Nhus should be banished to France or any other country willing to receive them. Diem should be treated as the generals wish.” Hammer, Ellen J.(1987). A Death in November. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
[18] According to General Maxwell Taylor, Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff, “there was the memory of Diem to haunt those of us who were aware of the circumstances of his downfall. By our complicity, we Americans were responsible for the plight in which the South Vietnamese found themselves.”
[19] Gettleman, Marvin E. (1966). Vietnam: History, Documents, and Opinions on a Major World Crisis.
[20] Senator Barry Goldwater, the Republican candidate for president in 1964, challenged containment and asked, “Why not victory?”
[21] President Johnson, the Democratic nominee, answered that rollback risked nuclear war. Johnson explained containment doctrine by quoting the Bible: “Hitherto shalt thou come, but not further.”
[22] “Gulf of Tonkin Measure Voted In Haste and Confusion in 1964″, The New York Times, 1970-06-25
[23] Television brought the brutality of war into the comfort of the living room. Vietnam was lost in the living rooms of America–not on the battlefields of Vietnam. –Marshall McLuhan, 1975.
[24] Suri, Jeremi. Power and Protest: Global Revolution and the Rise of Détente. Harvard University Press (2003).
[25] SALT [Strategic Arms Limitation Talk]
[26] With honor
[27] Vietnamization or Nixon Doctrine
[28] Senate passed the Case-Church Amendment to prohibit such intervention. Hitchens, Christopher. The Vietnam Syndrome. Karnow, Stanley(1991)
[29] Battlefield:Vietnam | Timeline
20 Years After Victory, April 1995, Folder 14, Box 24, Douglas Pike Collection: Unit 06 – Democratic Republic of Vietnam, The Vietnam Archive, Texas Tech University.
R.J. Rummell (1997). “Table 6.1A Vietnam Democide: Estimates, Sources & Calculations”. web site. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1A.GIF. Retrieved 2010-01-01.
Tran Van Tra, Tet, pp. 49, 50.web site (1997). “North Vietnamese Army’s 1972 Eastertide Offensive”. web site. http://www.historynet.com/north-vietnamese-armys-1972-eastertide-offensive.htm. Retrieved 2010-02-01. http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.TAB6.1B.GIF
Kevin Buckley, “Pacification’s Deadly Price,” Newsweek 1972.
[30] Nixon, Richard (1978). RN: The Memoirs of Richard Nixon. Simon & Schuster. Also Text of President Nixon’s radio and television broadcast announcing the initialing of the Paris ‘Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam’
[31] Effect of the containment: The solution, Kennan suggested, was to strengthen Western institutions in order to render them invulnerable to the Soviet challenge while awaiting the eventual mellowing of the Soviet regime.
[32] Pursell, C. (1972). The military-industrial complex. Harper & Row Publishers, New York, New York.
[33] President Dwight Eisenhower, farewell speech to the nation, January 17, 1961
Làm sạch lý lịch, đại gia CHỐI NỢ vòng quanh
Để tạm thoát khỏi án nợ nần, làm yên lòng cổ đông và đối tác, nhiều ông lớn đã tìm cách đẩy nợ sang chỗ khác để làm đẹp báo cáo tài chính. Tuy nhiên, dù đã tẩy được nợ ra khỏi báo cáo nhưng thực chất nợ vẫn là nợ, vẫn là cái án treo trên đầu các doanh nhân.
Rất nhanh sau khi đi vào hoạt động, VAMC đã mua khá nhiều các khoản nợ xấu của các NH. Lập tức, hàng loạt NH đổ xô đến VAMC để chào bán nợ xấu hàng ngàn tỷ đồng và công bố như một thành tích đáng mừng.
Dẫn đầu về số nợ bán cho VAMC là SCB. Trong đợt phát hành trái phiếu háng 10 vừa qua, VAMC đã dành cho SCB gần 1.191 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. Trước đó, SCB cũng đã có được một lô trái phiếu trị giá 548 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng SCB đã bán nợ được 1.739 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là Agribank với 1.723 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành trong các đợt đầu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 0% và sẽ đáo hạn vào khoảng tháng 10/2018.
Theo đề án, sau mua nợ, DN con nợ sẽ được hỗ trợ ổn định, được vay vốn để phục hồi, trong khi đó NH thoát được nợ xấu cũng sẽ sống lành mạnh hơn. Lợi ích thấy rõ và đây là nguyên nhân khiến các NH xếp hàng bán nợ, rất nhiều hồ sơ được gửi tới VAMC cho dù chưa biết nợ xấu sẽ được xử lý như thế nào, thành công hay không, ít hay nhiều?. Vì thế, việc đẩy nợ không chỉ ở các NH có nợ xấu trên 3% mà còn có nhiều gương mặt có tỷ lệ nợ xấu thấp như ACB.
Cuối tháng 6 vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với đề nghị gia hạn thuế nhập khẩu trị giá hơn 1.200 tỷ đồng dành cho Công ty cổ phần ôtô Trường Hải sau khi xét đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ Tài chính. Quyết định cho Trường Hải được gia hạn nộp thuế trong một năm, tới cuối tháng 6/2014 có lẽ không dễ dàng bởi tình hình ngân sách trong thời gian gần đây rất khó khăn.
Theo giải trình của Trường Hải, DN này đang ở trong tình trạng khó khăn đặc biệt, tồn kho lên tới trên 3.000 tỷ đồng, đang nợ các tổ chức tín dụng khoảng 5.600 tỷ đồng, sản xuất cầm chừng…
Trường hợp Công ty Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) cơ cấu lại nợ, gia hạn, giãn 1.000 tỷ đồng nợ thêm từ 1 đến 5 năm hồi cuối tháng 10 vừa qua lại là một ví dụ về hiện tượng đẩy nợ lên vai ngân hàng trong thời buổi khó khăn. Ngân hàng chứ không phải ai khác là người phải chấp nhận tiếp tục là chủ nợ, trong bối cảnh con nợ không có khả năng trả nợ.
Không chỉ giãn nợ, nhiều trường hợp DN còn gán nợ bằng các tài sản là BĐS cho các ngân hàng. DN bớt nợ còn các tổ chức tín dụng lại là người ôm nợ, ôm những khối tài sản BĐS đôi khi không biết làm gì, đành làm văn phòng hoặc kinh doanh kiếm đỡ tiền trả lãi cho người gửi tiền.
DN của đại gia Đặng Thành Tâm, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) hôm 4/11 cũng đã nhận được cái “gật đầu” của các cổ đông về việc phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồng để cần trừ dần cục nợ khổng lồ vay từ vài năm trước sắp đến thời kỳ đáo hạn. Thực chất đây cũng là một quyết định hoán đổi công nợ bằng cổ phần trong quá trình tái cấu trúc nguồn vốn nhằm mục đích giúp công ty giảm đáng kể các khoản nợ phải trả.
Trong trường hợp Vinaconex, tổng công ty này cũng đã thoát cảnh trả nợ thay cho Xi măng Cẩm Phả sau khi bán đứt DN con nợ nần đầm đìa này cho nhà giàu Viettel. Sự kiện này được cổ đông của Vinaconex chào đón nồng nhiệt bởi khối nợ giờ đây đã được đẩy sang vai Tập đoàn Viettel.
Công cuộc tái cấu trúc DN tại Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với việc rút ra khỏi mảng BĐS trong nước có lẽ cũng nằm trong kế hoạch giảm nợ, thoái nợ của DN này. Theo kế hoạch HAGL sẽ để Công ty An Phú là đầu mối thanh lọc các dự án BĐS. Một số nhân sự cao cấp được điều chuyển sang công ty này. Bên cạnh đó, HAGL cũng bán hàng loạt các dự án thủy điện nhằm giảm nợ, thoái nợ. Mục tiêu của tập đoàn này là tới cuối 2013 điều chỉnh nợ vay xuống dưới mức 10.000 tỷ đồng.
Có thể thấy, trong khó khăn, mỗi DN có một cách tái cấu trúc riêng, có cách giải quyết nợ khác nhau. Tuy nhiên, điểm mặt nhiều DN đang tái cấu trúc khối nợ khổng lồ trên vai, không có nhiều đơn vị giải quyết được gốc rễ vấn đề, lợi nhuận không đủ để trả nợ. Nhiều DN dường như đang lựa chọn cách đẩy nợ sang chỗ khác, trước mắt để làm đẹp báo cáo tài chính và sau đó có lẽ là chờ đợi sự may mắn, chờ đợi sự phục hồi của nền kinh tế nói chung.
THEO VIETNAMNET
Bồ nhí Dương Chí Dũng giàu hơn nguyên Chủ tịch Vinashin?
Tài sản hiện có của Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin, chỉ
là một căn hộ chung cư, không bằng hai căn hộ mà Dương Chí Dũng cho bồ
nhí.
Kết quả xác minh của cơ quan THA dân sự, tài sản hiện có của Phạm Thanh
Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin, chỉ là một căn hộ chung cư (tài sản
chung với vợ). Giá trị của tài sản này nếu so với số tiền mà đương sự
này phải THA dân sự khác xa nhau một trời, một vực.
Đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo, báo cáo của cơ quan chức năng nhưng
công tác thi hành án trong vụ Vinashin vẫn “giậm chân tại chỗ".
Một trong những căn cứ để thi hành án (THA) dân sự thành công là điều
kiện để THA. Trong vụ việc này, số tiền THA rất lớn – 1.200 tỷ đồng.
Riêng Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin phải bồi thường
thiệt hại cho các doanh nghiệp là 529 tỷ đồng; Trần Văn Liêm, nguyên
Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin phải
bồi thường xấp xỉ 500 tỷ đồng...
Thế nhưng, trong quá trình tố tụng, các cơ quan chức năng không phong
tỏa tài sản, án tuyên cứ tuyên. Đến khi THA dân sự, dư luận mới ngã ngửa
bởi trên “giấy trắng mực đen”, gia sản của những con người từng ký
những bản hợp đồng hàng trăm tỷ đồng chỉ vỏn vẹn một căn hộ chung cư...
Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin chỉ có tài sản chung là một căn hộ chung cư
Trong khi việc THA dân sự vụ án Vinashin đang đứng trước nguy cơ khó thi
hành việc thu hồi được 1.200 tỷ đồng do trong quá trình tố tụng, các cơ
quan chức năng các cấp không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản thì
cũng là lúc, cơ quan điều tra có kết luận điều tra vụ Dương Chí Dũng.
Hai căn hộ cao cấp mà ông Dũng đã mua sau phi vụ mua ụ nổi, ngôi nhà ở
phố Nguyên Hồng (Hà Nội) mà vợ ông ta đang ở đều được phong tỏa.
Việc làm này của cơ quan điều tra nhận được sự hoan nghênh của dư luận
vì nó đảm bảo cho việc THA sau này. Còn với vụ Vinashin, mặc dù các bị
cáo làm thiệt hại cho các doanh nghiệp lên đến 1.200 tỷ đồng nhưng qua
xác minh, kiểm tra, 9 đương sự hầu như không còn tài sản hoặc có nhưng
đã bị thế chấp ngân hàng.
Để biết rõ, nguyên một số người từng là lãnh đạo ở Vinashin “nghèo” như
thế nào, chúng tôi đã tìm hiểu tại Tổng cục THA dân sự, Bộ Tư pháp. Căn
cứ vào kết quả xác minh của Cục THA dân sự Hà Nội, Hải Phòng, chúng tôi
“tận mắt” nhìn thấy gia sản của những đại gia lẫy lừng một thời. Đầu
tiên, phải kể đến Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin. Theo
báo cáo xác minh của Cục THA dân sự Hà Nội, Phạm Thanh Bình có địa chỉ
thường trú ở phòng 1601, nhà 17T6, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.
Xác minh từ Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đô thị Việt Nam cho biết,
căn hộ P1601 nhà 17T6, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính thuộc sở hữu
của vợ chồng ông Phạm Thanh Bình và vợ. Hiện nay, vợ con ông Bình đang ở
trong căn hộ này.
Được biết, ngoài khoản bồi thường thiệt hại hơn 500 tỷ đồng, riêng khoản
án phí dân sự sơ thẩm, ông Bình phải nộp 650.933.000 đồng. Với tài sản
là một căn hộ chung cư (tài sản chung với vợ), ai cũng biết một sự thật
hiển nhiên là chẳng thể nào đủ để “đền” cho số tiền hơn 500 tỷ đồng.
Vậy, hơn 500 tỷ đồng mà ông Bình phải bồi thường thiệt hại lấy ở đâu?
Trách nhiệm của việc đòi số tiền này thuộc về ai? Nếu không đòi được số
tiền này, thì thiệt hại sẽ thuộc về ai?
Theo Bản án phúc thẩm số 454/2012/HSPT của Tòa Phúc thẩm tại Hà Nội,
TAND Tối cao, phần bồi thường thiệt hại này của ông Bình là cho các
doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (thuộc Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam Vinaline) với số tiền là 495 tỷ đồng (làm
tròn số); Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (doanh nghiệp
có đóng góp vốn của Vinashin) với số tiền gần 14 tỷ đồng; Công ty TNHH
một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân gần 17 tỷ đồng; Công ty TNHH
một thành viên Điện Cái Lân số tiền 16,5 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp mà Phạm Thanh Bình phải bồi thường đều là doanh nghiệp
Nhà nước. Như trên đã nêu, kết quả xác minh của cơ quan THA dân sự, tài
sản hiện có của Phạm Thanh Bình chỉ là một căn hộ chung cư (tài sản
chung với vợ). Giá trị của tài sản này nếu so với số tiền mà đương sự
này phải THA dân sự khác xa nhau một trời, một vực.
Các đương sự khác cũng có gia cảnh “thiếu trước hụt sau”
Kết quả xác minh của Cục THA dân sự Hải Phòng đối với đương sự Trần
Quang Vũ, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin, nguyên Tổng Giám đốc Công ty
TNHH một thành viên Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu cho kết
quả, Vũ không có nguồn thu nhập riêng, tài sản không có gì có giá trị
tại địa phương ngoài ngôi nhà cấp 4 ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng, là tài
sản chung của hai vợ chồng.
Hiện nay, vợ và 3 con của Vũ đang sinh sống tại đây. Vợ Vũ là viên chức,
hưởng lương ngân sách, đang nuôi hai con học phổ thông. Người con lớn
của Vũ chưa có việc làm ổn định nên khó có thể hỗ trợ Vũ trong việc thi
hành dứt điểm nghĩa vụ dân sự. Được biết, vợ Vũ có đơn đề nghị cơ quan
THA hỗ trợ Vũ THA theo định kỳ 3 tháng/lần với số tiền 2.000.000đ (đối
với khoản án phí dân sự).
Ngoài việc xác minh tại Hải Phòng, cơ quan THA cũng xác minh tại nơi tạm
trú của Vũ ở phòng 706, nhà 17T6, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Hà
Nội. Kết quả cho biết, đây là căn hộ của Vũ hiện đang để không. Được
biết, số tiền bồi thường thiệt hại của Vũ cho Công ty TNHH một thành
viên Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là 24,5 tỷ đồng. Với số
tài sản hiện có của mà cơ quan THA đã xác minh, chắc chắn nguyên tổng
giám đốc này chẳng thể nào có thể hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại mà tòa đã tuyên.
Tham gia thực hiện THA dân sự trong vụ án Vinashin, Cục THA dân sự Hà
Nội đã xác minh điều kiện THA của các đương sự là Nguyễn Văn Tuyên,
nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và thấy,
Tuyên có một biệt thự tại Khu đô thị Mễ Trì Hạ nhưng đang thế chấp tại
ngân hàng. Tài sản của Trần Văn Liêm, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một
thành viên tàu viễn dương Vinashin thấy, trước đây ông này đăng ký
thường trú ở P1208 nhà 17T6, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính. Tuy
nhiên, hiện nay căn hộ đã sang tên cho một người khác...
Như vậy, số tiền phải bồi thường thiệt hại với các mức thấp nhất trên 10
tỷ đồng, nhiều nhất gần 500 tỷ đồng nhưng các đương sự phải THA dân sự
trong vụ án Vinashin lại có số tiền rất ít. Thực tế trên cho thấy, tính
khả thi của việc THA dân sự trong vụ án này là thế nào.
Trong vụ án này, các bị cáo ngoài việc bồi thường thiệt hại gần 1.200 tỷ
cho các doanh nghiệp Nhà nước, còn phải nộp án phí, nộp phạt gần 2 tỷ
đồng. Trong số các doanh nghiệp được bồi thường thiệt hại, hiện nay mới
có Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam
Triệu nộp đơn yêu cầu THA, buộc Trần Quang Vũ bồi thường thiệt hại cho
Tổng Công ty 24,5 tỷ đồng cộng với lãi suất chậm THA.
Bài học kinh nghiệm cho các cơ quan tố tụng
Hầu hết các đương sự trong vụ án này đều nguyên là giám đốc, tổng giám
đốc, chủ tịch HĐQT của các công ty là bên được THA. Các đương sự phải
THA với số tiền lớn, 1.200 tỷ đồng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Trong
khi đó, tòa án các cấp không áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản của các
đương sự để THA; bản án có hiệu lực pháp luật từ tháng 8/2012, nhưng
hiện chỉ có 1 doanh nghiệp viết đơn đề nghị THA theo quy định của pháp
luật; quá trình tổ chức THA, cơ quan THA xác minh đương sự hầu như không
có tài sản để bảo bảo thi hành, nếu có tài sản thì giá trị thấp hoặc
đang thế chấp để vay nợ.
Vậy là, sau nỗ lực điều tra, khám phá, vụ án Vinashin đã được đưa ra
công đường phán xử. Những người gây thiệt hại lớn tài sản cho Nhà nước
đang phải thực hiện phần THA hình sự tại các trại giam. Tuy nhiên, với
số tiền thiệt hại 1.200 tỷ đồng cho các doanh nghiệp Nhà nước thì khả
năng thu hồi rất khó.
Điều đáng nói là trong vụ án này, các bên phải bồi thường thiệt hại cho
các doanh nghiệp Nhà nước, chủ yếu là một số người trước đây nguyên là
lãnh đạo của các doanh nghiệp này. Dân gian có câu “quýt làm, cam chịu”,
phải chăng đã đúng trong hoàn cảnh này.
1.200 tỷ đồng khó có khả năng thu hồi là thực tế không thể phủ nhận. Từ
nay đến cuối năm, những vụ án khủng với thiệt hại cũng hàng nghìn tỷ
đồng như: Công ty Cho thuê tài chính II, vụ án Phan Thị Huyền Như,
Vinaline... dự kiến sẽ được đem ra xét xử. Hẳn việc THA dân sự 1.200 tỷ
đồng của Vinashin sẽ là bài học cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong
việc tính đến khả năng THA dân sự
Theo CAND
“Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm”: Đài BBC đã bị nội tuyến?
“Việc cho rằng có sự đàn áp Phật Giáo là hoàn toàn bịa đặt. Ông Diệm đã
cử nhiệm những viên chức cao cấp không căn cứ vào tín ngưỡng của họ.
Trong 18 vị Bộ Trưởng có 5 theo Công Giáo, 5 theo Khổng Giáo, và 8 theo
Phật Giáo, kể cả Phó Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong 38 Tỉnh
Trưởng thì có 12 người theo Công Giáo, 26 người theo Phật Giáo hay Khổng
Giáo. Trong 19 tướng lãnh, có 3 theo Công Giáo và 16 theo Cao Đài,
Khổng Giáo hay Phật Giáo. Ông Diệm đã miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng
sĩ Phật Giáo, trong khi người Công Giáo và các tín đồ khác phải thi
hành nghĩa vụ này. Không một Phật tử nào đã bị bắt vì hành đạo và không
một bằng chứng đáng tin cậy nào có thể minh chứng ông Diệm đã đàn áp
Phật Giáo.” (Richard Nixon, No More Viêtnams, Arbor House, 1985, tr.
65).
Phương châm mà các cơ quan truyền thông lớn và đứng đắn trên thế giới
thường đề cao là: “Anonymous opinion is fundamentally dishonest” (Ý kiến
nặc danh trên căn bản là không ngay thẳng). Vì thế, khi viết một bài
hay một tin tức, tác giả của bài đó thường ghi tên hay bút hiệu thông
dụng của mình dưới đầu đề, và cuối bài thường ghi thêm số điện thoại hay
email để đọc giả nếu cần có thể trao đổi. Với diễn đàn Internet, nặc
danh thường bị kinh dễ: “Anonymity on the internet is the cloak of the
coward” (Nặc danh trên Internet là cái áo khoác của kẻ hèn nhát)!
Ấy thế mà hôm 4.11.2013, website của BBC tiếng Việt, một cơ quan truyền
thông lớn trên thế giới, lại cho đăng một bài có đầu đề “Chính tổng
thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm” nhưng không có tên tác giả. Chỉ đọc cái
đầu đề đó thôi cũng đã có vấn đề rồi. Không có tên người viết, tức nặc
danh, lại là một vấn đề nữa. Đọc xuống câu mở đầu, người đọc không khỏi
giật mình: “Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống John F.
Kennedy đồng ý phải lật đổ người đương nhiệm tại Sài Gòn, ông Ngô Đình
Diệm, hồi năm 1963”. Đúng là sách của bọn “đồng hành với dân tộc” (tức
với CSVN)!
Một câu hỏi được đặt ra: Làm sao nhóm chuyên dùng vọng ngữ này lại lọt
được vào BBC? Chúng tôi liền viết thư gởi cho ông Nguyễn Giang, Trưởng
Ban Việt Ngữ đài BBC xin cho biết tác giả của bài đó là ai, nhưng cho
đến nay, ông Giang vẫn chưa trả lời. Cần phải hỏi ông Tony Hall, Tổng
Giám Đốc (Director General) của BBC chăng?
BỊ LÒI MẶT CHUỘT
Kể từ năm 1991, khi Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và cơ quan CIA
bắt đầu công bố những tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam được
giải mã, các phịa sử của nhóm Phật Giáo đấu tranh như “Việt Nam máu lửa
quê hương tôi” của nhóm Đỗ Mậu, “Chín năm máu lửa dưới chế độ gia đình
trị của Ngô Đình Diệm” của Lê Trọng Văn, v.v… đều bị vứt vào sọt rác.
Điều đáng buồn cười là hôm 28.6.1964, khi Đại Sứ Cabot Lodge mặc áo gấm
rời Việt Nam, hàng ngàn tăng ni Phật tử đã ra phi trường Tân Sơn Nhất
tiễn đưa ông như “một người ân nhân của Phật giáo” với nhiều bùi ngùi và
luyến tiếc. Nhưng khi các tài liệu giải mã được công bố, người ta khám
phá ra Đại Sứ Cabot Lodge là người đã quất nhóm Phật giáo đấu tranh và
Thích Trí Quang những đòn nặng nhất. Ngày 25.8.1966 ông đã trở lại Việt
Nam, không phải để “cứu nguy Phật Giáo” mà để ra lệnh cho hai tướng
Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan thẳng tay thanh toán phong trào Phật
Giáo nổi loạn cướp chính quyền ở miền Trung!
Tài liệu được giải mã đã nói gì? Không cần phải viết nhiều, chúng tôi
chỉ xin trích lại dưới đây lời của hai nhân vật cao cấp nhất, một của
Hoa Kỳ và một của Việt Nam, nói về cuộc đấu tranh của Phật Giáo 1963,
độc giả cũng đã thấy quá rõ sự thật:
Dựa vào các tài liệu được giải mã, Tổng Thống Nixon viết:
“Việc cho rằng có sự đàn áp Phật Giáo là hoàn toàn bịa đặt. Ông Diệm đã
cử nhiệm những viên chức cao cấp không căn cứ vào tín ngưỡng của họ.
Trong 18 vị Bộ Trưởng có 5 theo Công Giáo, 5 theo Khổng Giáo, và 8 theo
Phật Giáo, kể cả Phó Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong 38 Tỉnh
Trưởng thì có 12 người theo Công Giáo, 26 người theo Phật Giáo hay Khổng
Giáo. Trong 19 tướng lãnh, có 3 theo Công Giáo và 16 theo Cao Đài,
Khổng Giáo hay Phật Giáo. Ông Diệm đã miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng
sĩ Phật Giáo, trong khi người Công Giáo và các tín đồ khác phải thi
hành nghĩa vụ này. Không một Phật tử nào đã bị bắt vì hành đạo và không
một bằng chứng đáng tin cậy nào có thể minh chứng ông Diệm đã đàn áp
Phật Giáo.” (Richard Nixon, No More Viêtnams, Arbor House, 1985, tr.
65).
Còn Quốc Trưởng Bảo Đại nói: “Khi các sư sãi, do Mỹ và tay sai của Việt
Cộng điều động, bắt đầu lao mình vào những cuộc biểu tình, thì nhà cầm
quyền phải đối phó lại. Nhưng Diệm Nhu là người Công Giáo, vì vậy sự đối
phó của nhà cầm quyền bị coi là mang màu sắc tôn giáo” (Bảo Đại, Le
Dragon D’Annam, tr. 348).
CHƠI TRÒ MA TỊCH MA BÙN
Để đối phó với những sự thật lịch sử đó, nhóm Phật Giáo cực đoan hết làm
công cụ cho Mỹ đến làm công cụ cho Việt Cộng, rồi lại làm công cụ cho
Mỹ và đang bị tan rã ra từng mảnh, đã nghĩ ra những trò ma tịt ma bùn để
chạy tội. Một trong những trò đó là đánh lừa dư luận bằng “tài liệu
giải mã”, coi vọng ngữ như “con đường giải thoát”!
Như chúng tôi đã nói, người đầu tiên có sáng kiến thực hiện trò này là
Vũ Ngự Chiêu. Anh ta viết bộ biên niên sử từ 1939 đến 1945 bằng nhiều
tập, trong đó anh ta chỉ chọn những tài liệu nào không có lợi cho công
giáo hay chế độ Ngô Đình Diệm để trích dẫn, còn các tài liệu ngược lại,
anh ta bỏ đi hết. Những người không đọc hay ít đọc tài liệu lịch sử như
cậu Nguyễn Khác Anh Tâm chẳng hạn, tưởng đó là sự thật. Khi chúng tôi
lật tẩy, Vũ Ngự Chiêu bỏ chạy.
Người nối tiếp trò bịp của Vũ Ngự Chiêu là nhóm Giao Điểm và mới đây là
Tâm Diệu, tức Nguyễn Xuân Quang của Thư Viện Hoa Sen. Bài “Phật Giáo và
cuộc chính biến 1-11-1963 qua các tư liệu giải mật của Bộ Ngoại Giao,
Quốc Phòng & Cục Trung Ương Tình Báo Mỹ” được anh ta tung ra vào
cuối thàng 10 vừa qua đã bị chúng tôi phát hiện và tố cáo trước công
luận.
CÓ NỘI ỨNG TRONG BBC?
Trong thư đề ngáy 4.11.2013 gởi cho ông Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt
Ngữ của đài BBC chúng tôi có lưu ý rằng trong bài “Chính tổng thống Mỹ
ủng hộ lật ông Diệm” mà BBC đã đăng, tác giả không trích dẫn bằng chứng
mà bảo độc giả bấm vào “National Security Archive Electronic Briefing
Book No. 444” để xem! Tác giả cũng không hề cho biết những đoạn nào
trong tài liệu đó xác định quan điểm của tác giả là đúng. Một bài như
thế mà BBC dám đăng, chứng tỏ có vấn đề. Phải có một nhân viên nào đó
của BBC làm nội ứng cho nhóm “đồng hành với dân tộc” chuyện đó mới xảy
ra.
Thay vì đính chính hoặc xin lỗi độc giả, ngày 5.11.2013 BBC cho phổ biến
bài “Kennedy ‘sai nghiêm trọng’ khi lật ông Diệm”, cũng nặc danh, như
để “hóa giải” sai lầm của mình. Bài này quy chiếu vào bài “50 Years Ago,
the Official Beginning of a Quagmire” của Byron Williams trên Twitter.
Bài này tương đối khách quan hơn, nhưng chưa hoàn toàn đúng sự thật.
Chúng tôi sẽ trở lại trong một nhịp khác.
BBC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Luật pháp của Mỹ, Anh và các quốc gia tây phương đều quy định rằng khi
cơ quan truyền thông biết một lời phát biểu là sai (knowing that it is
false) hay hành động không cần biết một lời tuyên bố là đúng hay sai
(acting with reckless disregard for the statement’s truth or falsity)
đều bị coi là có ác ý hiển nhiên (actual malice) và phải chịu trách
nhiệm.
Chắc chắn nhân viên có trách nhiệm của BBC đã thấy rõ bài “Chính tổng
thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm” là sai, nhưng muốn hỗ trợ cho kẻ lưu manh
muốn đánh lừa độc giả nên đã cho đăng dưới hình thức nặc danh. Đó là một
hành động có ác ý hiển nhiên (actual malice) và thiếu ngay thẳng
(dishonest). Những thành phần như thế cần phải bị loại bỏ để bảo vệ uy
tín của đài.
6.11.2012
Lữ Giang
(lamhong.org)
Ngô Nhân Dụng - Nhà nước bỏ trống
Tuần trước có một một blogger dân Hà Nội bị nhà công an bắt giữ ở phi
trường Nội Bài, sau một chuyến đi ra ngoại quốc dài mấy tháng, được coi
là để vận động cho dân quyền. Anh Nguyễn Lân Thắng cho biết đã đem bản
Tuyên Bố 258 của các mạng lưới, blogger Việt Nam đưa cho nhiều tổ chức
bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Bản Tuyên bố 258 tố cáo điều số 258
trong Luật Hình Sự, một điều luật vẫn được dùng để ngăn cấm quyền tự do
ngôn luận của dân Việt.
Anh Thắng đã thu sẵn lời tuyên bố “Tôi bị bắt” gửi cho một người bạn;
với lời dặn dò nếu anh bị bắt giữ thì đem công bố. Người bạn làm đúng
lời, cho nên trong lúc anh đang bị công an giữ thì hình ảnh của anh vẫn
xuất hiện trên facebook, nói rằng: “Khi các bạn xem video này, thì chắc
chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ...” Kỹ thuật thông tin hiện đại khiến câu
chuyện một người bị bắt ở Hà Nội thì trong mấy phút cả thế giới được
nghe tin! Mà tin tức lại do chính nạn nhân loan báo, hiệu quả càng mạnh
hơn.
Câu chuyện rất đáng nhớ trong vụ bắt anh Nguyễn Lân Thắng một ngày rồi
lại thả, là cảnh các bạn bè và gia đình anh đến đón anh ở sân bay (ngày
30 tháng 10 năm 2013). Họ đã giúp anh loan báo cho cả thế giới biết tin
chính anh anh bị bắt. Sau đó, ông Nguyễn Tường Thụy, một người bạn của
anh Thắng, là một trong những người thân đến Nội Bài đón anh, kể lại
thái độ và hành động của đám công an ở phi trường như thế nào. Theo ông
Thụy kể, các bạn bè và vợ anh Thắng chờ mãi không thấy anh đi ra, đã
“tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội
Bài” để trực tiếp hỏi họ rằng “An ninh sân bay có giữ anh Thắng hay
không?” Họ cũng muốn biết anh bị bắt vì lý do nào, và bao giờ hy vọng
được thả.
Phản ứng của các nhân viên an ninh rất nhậy bén. Họ trả lời ngay, bảo
nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút, họ sẽ tìm thêm tin tức rồi sẽ
trả lời. Sau khi các công dân ngoan ngoãn ra ngoài chờ, mười phút, hai
mươi phút, họ sốt ruột đi vào phòng xuất nhập cảnh. Lúc đó họ mới khám
phá ra: Văn phòng bỏ trống. Không có nhân viên nào để trả lời các thắc
mắc; vì không có ai ở đó cả. Nguyễn Tường Thụy, một người ký tên trong
Tuyên Bố 258, thuật lại chuyện trên với lời chú thích: Cảnh trốn mặt của
các quan chức nhà nước vẫn thường xuyên xảy ra. Mỗi lần các cơ quan bị
dân đến chất vấn, họ không biết làm sao trả lời, bèn trốn biệt! Họ để
mặc cho khách vào, “làm chủ cái văn phòng làm việc của họ!”
Bây giờ người ta mới hiểu ý nghĩa sâu xa của cái khẩu hiệu “Nhân dân làm
chủ!” Nó nghĩa là có lúc nhà nước vắng mặt, hoàn toàn vắng mặt; mời
nhân dân vào các gian phòng bỏ trống, cứ tự nhiên như người Hà Nội! Ai
có thắc mắc gì cứ việc hỏi và trả lời lẫn cho nhau nghe!
Cảm ơn ông Nguyễn Tường Thụy cho biết hiện tượng “nhà nước bỏ trống”
trên đây. Biết một câu chuyện lý thú như vậy, tuần trước tôi đem kể ngay
cho một người bạn mới từ Huế qua chơi nước Mỹ. Tôi đoán chị nghe cảnh
“nhà nước bỏ trống” sẽ “ấn tượng” lắm! Không ngờ, nghe xong chị còn cười
lớn, nói thêm: “Ðó là chuyện bình thường!” Chị giải thích, đó không
phải chuyện hàng ngày ở huyện đâu. Nó lan tràn khắp nơi, lên cấp tỉnh,
lên tới trung ương, lên cấp toàn quốc!
Nhà nước của nhân dân ta hiện nay đang hoàn toàn bỏ trống!
Cảnh nhà nước bỏ trống này thể hiện trong công việc hàng ngày, hàng
tháng, hàng năm. Người bạn tôi nêu lên một số câu hỏi để gợi cho mọi
người nhìn thấy rõ. Có ai biết việc phát triển công nghiệp hiện nay có
gì mới hay không? Những biện pháp cải tổ kinh tế sắp tới là cái gì, có
nghe nói không? Nhà nước sẽ làm gì để giảm bớt nạn thất nghiệp ở nông
thôn, họ đã công bố chưa? Có ai biết hiện nay Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo
nước ta có chương trình nào để cung cấp nhân lực theo nhu cầu phát triển
kinh tế trong mười năm tới hay không? Có chương trình xã hội nào để
giảm bớt chênh lệch về thu nhuận, bất công trong xã hội hay không? Với
hàng trăm câu hỏi như vậy, càng hỏi càng thấy câu trả lời chung là:
Không biết. Không rõ. Thấy có nói nhưng chưa rõ ràng. Ðể chờ coi các
nghị quyết, chỉ thị xem có gì mới không! Nếu không, tức là vẫn như cũ!
Ðồng chí Vũ Như Cẩn lúc nào cũng có mặt để tiếp chuyện nhân dân! Mà nhân
dân cũng biết nếu mình có thắc mắc, có hỏi han điều gì thì cuối cùng
cũng chỉ được gặp đồng chí Vũ Như Cẩn! Cho nên nhân dân cũng “buông
xuôi” cho nó đỡ “rách việc.”
Trong tình trạng không ai biết mình phải làm cái gì mới, hành động tự
nhiên của tất cả các cỗ xe là cứ chạy trên con đường cũ, theo tốc độ cũ,
tới đâu hay đó. Người bạn tôi mô tả cảnh tượng guồng máy cai trị ở nước
ta, từ trên xuống dưới, là “buông xuôi.” Không ai dám, mà cũng không ai
muốn làm cái gì ngoài những thói quen hàng ngày vẫn làm. Cứ coi như
chung quanh chẳng có vấn đề nào đáng lo ngại hết. Nếu có gì bất thường,
cứ theo chủ nghĩa Mặc kệ. Các ông trên chóp bu mở miệng ra là hùng hôn
nói phải “đột phá,” nhưng tay chân họ thì cứng đơ, không ngó ngoáy! Ở
dưới, không ai chờ đợi cái gì khác, cũng không ai hy vọng gì mới cả.
Người bạn tôi nêu một thí dụ: Giữa Tháng Sáu năm ngoái, ông Nguyễn Phú
Trọng ban hành một bản “Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng
cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.” Ðể chống tham nhũng cho mạnh, ông tổng bí thư chính thức loan
báo: “Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực
thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí tổng bí thư làm trưởng ban.” Thế bây giờ
có ai còn nhớ có một cái Ban Chỉ đạo Trung ương đó hay không? Ai cũng
quên rồi. Không cần ngó vô coi, cũng thấy một cảnh tiêu điều như một căn
phòng hoàn toàn bỏ trống. Dân chúng chẳng ai thắc mắc!
Một thí dụ khác: Năm ngoái, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên tiếng
than rằng hiện nay “không chỉ có một bầy sâu đang lũng đoạn triều đình
mà ở đó còn có kẻ âm mưu cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ.” Nhưng
tới năm nay, đã có ai bắt được con sâu nào chưa? Rồi chính ông Sang đã
đi Bắc Kinh ký một loạt các hiệp ước với các đồng chí anh em, rước về
nước cả một đàn voi. Khi thực hiện các hiệp ước do ông ký, trong nhiều
năm sắp tới các đàn voi lớn voi nhỏ sẽ còn tiếp tục kéo sang nước ta.
Chẳng thấy ai thắc mắc chi hết! Ðiều này cho thấy không những cả căn nhà
đang bỏ trống mà đầu óc của con người cũng bị bỏ trống nữa! Người dân
được tập thói quen chứng kiến và chịu đựng không có phản ứng. Tình trạng
chung là “tê liệt,” trong hành động cũng như trong ý tưởng.
Vì vậy, chúng ta phải biết ơn và cổ võ những nhà trí thức đang bày tỏ
những ý kiến phản kháng trước tất cả các bất công xã hội và trước các
hành động thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc. Giới trí thức Việt Nam,
đặc biệt là các công dân mạng, đang giúp cho ngôi nhà Việt Nam bớt trống
vắng. Họ khuấy động cả những cái đầu bỏ trống, giúp cho nhiều người tập
thói quen suy nghĩ, phán đoán. Họ gây lòng can đảm bằng cách làm gương,
dám có ý kiến và dám nêu ý kiến. Nhờ hoạt động của các công dân mạng,
người Việt Nam sẽ bớt sợ hãi.
Ngày xưa Mạnh Tử sống vào thời nhà Chu phong kiến nhưng vẫn khuyên người
ta đừng sợ hãi, đừng chịu nhục. Ông đề nghị một quy tắc cư xử của kẻ
sĩ: “Không sợ hãi các vua chư hầu; hễ nghe họ nói điều sai quấy thì phản
đối ngay.” - Vô nghiêm chư hầu, ác thính chí tất phản chi. (Chương Công
Tôn Sửu, thượng). Vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên mà có Internet
thì chắc ông thầy Mạnh này cũng là một blogger chứ không tránh được!
Tại sao Mạnh Tử, một người từng đi thăm viếng, dạy dỗ hết vua chư hầu
này đến vua khác, để mong họ dùng ý kiến của mình, mà lại dám mạnh miệng
nói năng như vậy? Có thể ông là người dũng cảm, xứng đáng bậc đại
trượng phu “uy vũ bất năng khuất.” Cũng có thể là vì chế độ phong kiến
thời ông sống nó không đến nỗi ác như bây giờ. Chế độ phong kiến còn cho
phép người ta suy nghĩ tự do, nó không đặt ra những điều luật như điều
258, kết “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Guồng máy nhà nước
đời nhà Chu chưa bị bỏ trống. Mà đầu óc con người thời đó còn được phép
suy nghĩ, không bị bắt buộc phải bỏ trống như trong chế độ cộng sản bây
giờ.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Công lý đã được bảo vệ như thế nào?
(PetroTimes) - Báo điện tử PetroTimes xin cung cấp cho
bạn đọc số phận oan khuất đến “kêu giời” của một con người phải chịu
3.686 ngày tù oan và hành trình đi kêu oan của người thân cũng như số
phận của những con người trong gia đình nạn nhân.
Phóng sự của Nguyễn Như Phong (NLM số 271)
Kỳ 1: Một vụ án xử lấy được
Vào một ngày tháng 10 năm 2013, tôi nhận được điện thoại và ở đầu dây đằng kia có tiếng một người phụ nữ nói với giọng ngập ngừng: “Xin lỗi, ông có phải nhà báo Như Phong không ạ?”.
Sau khi tôi trả lời, người phụ nữ nói: “Tôi muốn đến gặp ông để kể cho ông nghe về một người đã bị bắt giam oan hơn 10 năm nay...”.
Rồi qua điện thoại, chị nói vắn tắt với tôi về vụ án mà thú thực tôi nghe cũng không nhớ nổi. Loáng thoáng câu chuyện chị nói thì được biết rằng, có một người tên là Nguyễn Thanh Chấn, quê ở Việt Yên (Bắc Giang) đã bị phiên tòa sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang kết án chung thân về tội hiếp dâm và giết người, rồi tòa phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng xử y án... Nhưng nay, Cơ quan Điều tra hình sự (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) đang điều tra lại và nghe nói hiện đã bắt được thủ phạm của vụ này.
Trong khi đó, một vài tờ báo không hề gặp gia đình người bị tù và cũng chẳng hiểu họ lấy tài liệu ở đâu mà vẽ lên hình ảnh người đang bị tù đó là vô nhân tính... và việc kêu oan là vớ vẩn. Sự việc lại có vẻ nghiêm trọng hơn đó là, vợ người bị tù (mà theo chị nói là đang bị oan) khi nghe con gái đọc bài báo đó đã uất lên và phát điên, nay đang nằm viện.
Phóng sự của Nguyễn Như Phong (NLM số 271)
Kỳ 1: Một vụ án xử lấy được
Vào một ngày tháng 10 năm 2013, tôi nhận được điện thoại và ở đầu dây đằng kia có tiếng một người phụ nữ nói với giọng ngập ngừng: “Xin lỗi, ông có phải nhà báo Như Phong không ạ?”.
Sau khi tôi trả lời, người phụ nữ nói: “Tôi muốn đến gặp ông để kể cho ông nghe về một người đã bị bắt giam oan hơn 10 năm nay...”.
Rồi qua điện thoại, chị nói vắn tắt với tôi về vụ án mà thú thực tôi nghe cũng không nhớ nổi. Loáng thoáng câu chuyện chị nói thì được biết rằng, có một người tên là Nguyễn Thanh Chấn, quê ở Việt Yên (Bắc Giang) đã bị phiên tòa sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang kết án chung thân về tội hiếp dâm và giết người, rồi tòa phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng xử y án... Nhưng nay, Cơ quan Điều tra hình sự (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) đang điều tra lại và nghe nói hiện đã bắt được thủ phạm của vụ này.
Trong khi đó, một vài tờ báo không hề gặp gia đình người bị tù và cũng chẳng hiểu họ lấy tài liệu ở đâu mà vẽ lên hình ảnh người đang bị tù đó là vô nhân tính... và việc kêu oan là vớ vẩn. Sự việc lại có vẻ nghiêm trọng hơn đó là, vợ người bị tù (mà theo chị nói là đang bị oan) khi nghe con gái đọc bài báo đó đã uất lên và phát điên, nay đang nằm viện.
Chị Thân Thị Hải kể lại vụ án với tác giả (ảnh: Hiền Anh)
Nghe lời chị kể, tôi lờ mờ cảm thấy có điều gì đó uẩn khúc trong vụ
này. Đặc biệt từ đầu đến cuối, chị hay nói rằng, người tên là Chấn đó bị
tù oan.
Thú thực là tôi nghe và cũng không tin được, bởi lẽ một vụ án mà cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đã xử thì khó có thể oan được, hơn nữa đối tượng đã bị giam tới 10 năm thì oan cái nỗi gì?
Nhưng sự việc lại đang được Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra lại thì cũng không thể xem là bình thường được, đặc biệt là tình tiết vợ của anh Chấn đã phát điên khi đọc bài báo thì rõ ràng càng không thể bình thường được. Và tôi đã mời chị đến gặp vào một ngày Chủ nhật với điều kiện chị phải mang cho tôi những hồ sơ, tài liệu có liên quan, đồng thời buổi làm việc đó sẽ được ghi hình, ghi âm. Chị đồng ý!
9 giờ sáng Chủ nhật, người phụ nữ được một thanh niên chở đến nhà tôi. Từ Bắc Giang về Hà Nội chị phải đi taxi, khi tới Hà Nội chị nhờ người cháu chở đến nhà tôi.
Chị mang theo một túi giấy tờ, trong đó, tôi nhìn thấy ngay một tấm bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn đã hy sinh cho Tổ quốc trong khi làm nhiệm vụ, ngày 23/12/1964. Tấm bằng Tổ quốc ghi công này do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký.
Rồi chị đưa cho tôi xem bản cáo trạng của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 10/2/2004, bản cáo trạng số 51; kết luận điều tra số 172/PC16 ngày 3/12/2003 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; rồi bản tuyên án của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 26/3/2004 và Bản án số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa án Nhân dân Tối cao. Rồi bản bào chữa của Luật sư Văn phòng Luật sư Thủy Nguyên...
Ngoài ra là hàng loạt các đơn kêu oan của người đang thụ lý tại Trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) cùng đơn của vợ, con, đơn của bà mẹ là vợ liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn và một số các công văn của các cơ quan như Cục Hình sự - Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... và một số tờ báo.
Nội dung của những công văn này cũng rất “giản dị” là đã nhận được đơn và đã chuyển tới các cơ quan chức năng để xử lý.
Chị nói với tôi rằng, gần 10 năm nay, số đơn mà gia đình đã gửi đi khắp các cơ quan bảo vệ pháp luật, gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi đến các cơ quan của Quốc hội... nếu tính ra có lẽ phải đến hàng ngàn trang giấy.
Lúc này tôi cũng không dám nói với chị rằng, từ hôm trước, tôi đã hỏi một đồng chí lãnh đạo của Cơ quan Điều tra rằng, anh có biết gì về vụ án này không thì anh nói, vụ án này đang điều tra. Nhưng anh cho hay là, có thể khẳng định, đây là vụ án oan 100% và là vụ án oan chưa từng có. Rồi anh cũng nói cho tôi vắn tắt một thông tin rằng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình đã phải rơi nước mắt khi gặp người đã bị tù oan... nhưng vụ án vẫn còn đang tiếp tục làm nên không thể nói gì được.
Với một giọng kể mạch lạc, điềm tĩnh và nhớ đến từng chi tiết nhỏ nhất, người phụ nữ đã kể cho tôi về vụ án này.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là, chị không phải ruột rà, thân thích gì với nạn nhân mà suốt nhiều năm nay, chị giúp gia đình người bị tù oan đi khiếu kiện khắp nơi chỉ với một tâm nguyện là hoàn thành mong ước của người chồng đã quá cố của mình, trước khi mất vì bạo bệnh rằng, “cố cứu lấy thằng Chấn, nó không giết người đâu, nó bị oan đấy!”.
Chị tên là Thân Thị Hải, sinh năm 1958 ở làng Sắn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Ngọc - cán bộ Phòng Quản lý hồ sơ của Công an Bắc Giang. Bản thân chị ngày xưa cũng có một thời gian phục vụ trong Cơ quan Công an, dù chỉ là làm hậu cần, cụ thể là nấu cơm. Mẹ của chị Hải là người cùng làng với Nguyễn Thanh Chấn và chị quen biết với nhà Nguyễn Thanh Chấn qua người mẹ và hai bên rất quý mến nhau.
Thú thực là tôi nghe và cũng không tin được, bởi lẽ một vụ án mà cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đã xử thì khó có thể oan được, hơn nữa đối tượng đã bị giam tới 10 năm thì oan cái nỗi gì?
Nhưng sự việc lại đang được Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra lại thì cũng không thể xem là bình thường được, đặc biệt là tình tiết vợ của anh Chấn đã phát điên khi đọc bài báo thì rõ ràng càng không thể bình thường được. Và tôi đã mời chị đến gặp vào một ngày Chủ nhật với điều kiện chị phải mang cho tôi những hồ sơ, tài liệu có liên quan, đồng thời buổi làm việc đó sẽ được ghi hình, ghi âm. Chị đồng ý!
9 giờ sáng Chủ nhật, người phụ nữ được một thanh niên chở đến nhà tôi. Từ Bắc Giang về Hà Nội chị phải đi taxi, khi tới Hà Nội chị nhờ người cháu chở đến nhà tôi.
Chị mang theo một túi giấy tờ, trong đó, tôi nhìn thấy ngay một tấm bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn đã hy sinh cho Tổ quốc trong khi làm nhiệm vụ, ngày 23/12/1964. Tấm bằng Tổ quốc ghi công này do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký.
Rồi chị đưa cho tôi xem bản cáo trạng của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 10/2/2004, bản cáo trạng số 51; kết luận điều tra số 172/PC16 ngày 3/12/2003 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; rồi bản tuyên án của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 26/3/2004 và Bản án số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa án Nhân dân Tối cao. Rồi bản bào chữa của Luật sư Văn phòng Luật sư Thủy Nguyên...
Ngoài ra là hàng loạt các đơn kêu oan của người đang thụ lý tại Trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) cùng đơn của vợ, con, đơn của bà mẹ là vợ liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn và một số các công văn của các cơ quan như Cục Hình sự - Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... và một số tờ báo.
Nội dung của những công văn này cũng rất “giản dị” là đã nhận được đơn và đã chuyển tới các cơ quan chức năng để xử lý.
Chị nói với tôi rằng, gần 10 năm nay, số đơn mà gia đình đã gửi đi khắp các cơ quan bảo vệ pháp luật, gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi đến các cơ quan của Quốc hội... nếu tính ra có lẽ phải đến hàng ngàn trang giấy.
Lúc này tôi cũng không dám nói với chị rằng, từ hôm trước, tôi đã hỏi một đồng chí lãnh đạo của Cơ quan Điều tra rằng, anh có biết gì về vụ án này không thì anh nói, vụ án này đang điều tra. Nhưng anh cho hay là, có thể khẳng định, đây là vụ án oan 100% và là vụ án oan chưa từng có. Rồi anh cũng nói cho tôi vắn tắt một thông tin rằng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình đã phải rơi nước mắt khi gặp người đã bị tù oan... nhưng vụ án vẫn còn đang tiếp tục làm nên không thể nói gì được.
Với một giọng kể mạch lạc, điềm tĩnh và nhớ đến từng chi tiết nhỏ nhất, người phụ nữ đã kể cho tôi về vụ án này.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là, chị không phải ruột rà, thân thích gì với nạn nhân mà suốt nhiều năm nay, chị giúp gia đình người bị tù oan đi khiếu kiện khắp nơi chỉ với một tâm nguyện là hoàn thành mong ước của người chồng đã quá cố của mình, trước khi mất vì bạo bệnh rằng, “cố cứu lấy thằng Chấn, nó không giết người đâu, nó bị oan đấy!”.
Chị tên là Thân Thị Hải, sinh năm 1958 ở làng Sắn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Ngọc - cán bộ Phòng Quản lý hồ sơ của Công an Bắc Giang. Bản thân chị ngày xưa cũng có một thời gian phục vụ trong Cơ quan Công an, dù chỉ là làm hậu cần, cụ thể là nấu cơm. Mẹ của chị Hải là người cùng làng với Nguyễn Thanh Chấn và chị quen biết với nhà Nguyễn Thanh Chấn qua người mẹ và hai bên rất quý mến nhau.
Ông Vũ Đăng Khoa, Thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSNDTC động viên anh Chấn trước lúc được trả tự do
Và câu chuyện về vụ án như sau:
Hơn 10 năm trước, vào lúc gần nửa đêm, ngày 15/8/2003, cháu Hoàng Văn Mạnh và Nguyễn Hữu Thanh ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang), khi đi qua nhà Nguyễn Thị Hoan, thấy cửa nhà chị mở hé, trong nhà có tiếng trẻ con khóc ngằn ngặt.
Cháu Thanh gọi, “chị Hoan ơi, sao đi ngủ mà không khóa cửa” nhưng không thấy chị Hoan trả lời. Thế là Thanh chạy về nhà bà Hoàng Thị Hội là mẹ đẻ chị Hoan ở gần đó, kể lại nghi vấn của mình.
Bà Hội vội chạy đến và khi vào nhà thì thấy một cảnh tượng hãi hùng. Chị Hoan nằm gục dưới đất, máu me bê bết, còn bên cạnh là đứa con của chị mới 16 tháng tuổi, đang ôm mẹ khóc khản giọng. Máu từ người chị Hoan cũng nhuộm đỏ người cháu bé.
Ngày hôm sau, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khám nghiệm hiện trường và xác định chị bị chết là do ngoại lực tác động, vật tác động ở đây là vật tày, có lưỡi nhọn, sắc. Nạn nhân chết là do chấn thương đầu, mặt, vết thương ở bụng làm đứt động mạch mạc treo, chảy máu và mất máu cấp, dẫn đến sốc, trụy tim mạch cấp. Kết quả khám nghiệm kết luận, chị Hoan chết do bị giết.
Sau một thời gian truy tìm thủ phạm thì đối tượng được Cơ quan Điều tra Công an Bắc Giang (PC16 ngày ấy) đưa vào tầm ngắm là Nguyễn Thanh Chấn. Trong ngày Cơ quan Điều tra về tổ chức khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của hàng xóm thì Nguyễn Thanh Chấn là người đã lo dựng lều bạt cho công an, bắt gà nhà mình đi nấu cháo để anh em công an ăn đêm, rồi ròng dây điện từ nhà mình sang nhà nạn nhân...
Trong quá trình điều tra thì Cơ quan Điều tra đã lấy được lời khai Nguyễn Văn An và Lê Văn Giới, quê ở Kim Bảng, Hà Nam đang làm thuê gần đó và lời khai của Nguyễn Đức Đệ, Trưởng thôn xóm Me, xác định vụ án xảy ra trong khoảng thời gian từ 19 giờ 10 đến 19 giờ 45 ngày 15/8. Rồi một số người nữa khai là họ có thấy Nguyễn Thanh Chấn sang nhà bà Viển, hàng xóm chị Hoan để múc nước.
Rồi tiếp theo, Cảnh sát Điều tra của Công an Bắc Giang đã bắt câu lưu Nguyễn Thanh Chấn.
Những ngày đầu Chấn khai, không có hành động giết chị Hoan nhưng rồi đến ngày 28/9/2003, Chấn đã viết bản tự thú rằng, đã có hành vi giết chị Hoan vì đòi chị Hoan cho quan hệ tình dục nhưng chị không đồng ý. Căn cứ bản tự thú này, ngày 29/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Bắc Giang đã khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo Điều 93, Bộ luật Hình sự.
Sau một quá trình điều tra, ngày 3/12/2003, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra Kết luận điều tra số 172 và chuyển hồ sơ đề nghị truy tố đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người.
Hơn 10 năm trước, vào lúc gần nửa đêm, ngày 15/8/2003, cháu Hoàng Văn Mạnh và Nguyễn Hữu Thanh ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang), khi đi qua nhà Nguyễn Thị Hoan, thấy cửa nhà chị mở hé, trong nhà có tiếng trẻ con khóc ngằn ngặt.
Cháu Thanh gọi, “chị Hoan ơi, sao đi ngủ mà không khóa cửa” nhưng không thấy chị Hoan trả lời. Thế là Thanh chạy về nhà bà Hoàng Thị Hội là mẹ đẻ chị Hoan ở gần đó, kể lại nghi vấn của mình.
Bà Hội vội chạy đến và khi vào nhà thì thấy một cảnh tượng hãi hùng. Chị Hoan nằm gục dưới đất, máu me bê bết, còn bên cạnh là đứa con của chị mới 16 tháng tuổi, đang ôm mẹ khóc khản giọng. Máu từ người chị Hoan cũng nhuộm đỏ người cháu bé.
Ngày hôm sau, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khám nghiệm hiện trường và xác định chị bị chết là do ngoại lực tác động, vật tác động ở đây là vật tày, có lưỡi nhọn, sắc. Nạn nhân chết là do chấn thương đầu, mặt, vết thương ở bụng làm đứt động mạch mạc treo, chảy máu và mất máu cấp, dẫn đến sốc, trụy tim mạch cấp. Kết quả khám nghiệm kết luận, chị Hoan chết do bị giết.
Sau một thời gian truy tìm thủ phạm thì đối tượng được Cơ quan Điều tra Công an Bắc Giang (PC16 ngày ấy) đưa vào tầm ngắm là Nguyễn Thanh Chấn. Trong ngày Cơ quan Điều tra về tổ chức khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của hàng xóm thì Nguyễn Thanh Chấn là người đã lo dựng lều bạt cho công an, bắt gà nhà mình đi nấu cháo để anh em công an ăn đêm, rồi ròng dây điện từ nhà mình sang nhà nạn nhân...
Trong quá trình điều tra thì Cơ quan Điều tra đã lấy được lời khai Nguyễn Văn An và Lê Văn Giới, quê ở Kim Bảng, Hà Nam đang làm thuê gần đó và lời khai của Nguyễn Đức Đệ, Trưởng thôn xóm Me, xác định vụ án xảy ra trong khoảng thời gian từ 19 giờ 10 đến 19 giờ 45 ngày 15/8. Rồi một số người nữa khai là họ có thấy Nguyễn Thanh Chấn sang nhà bà Viển, hàng xóm chị Hoan để múc nước.
Rồi tiếp theo, Cảnh sát Điều tra của Công an Bắc Giang đã bắt câu lưu Nguyễn Thanh Chấn.
Những ngày đầu Chấn khai, không có hành động giết chị Hoan nhưng rồi đến ngày 28/9/2003, Chấn đã viết bản tự thú rằng, đã có hành vi giết chị Hoan vì đòi chị Hoan cho quan hệ tình dục nhưng chị không đồng ý. Căn cứ bản tự thú này, ngày 29/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Bắc Giang đã khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo Điều 93, Bộ luật Hình sự.
Sau một quá trình điều tra, ngày 3/12/2003, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra Kết luận điều tra số 172 và chuyển hồ sơ đề nghị truy tố đối với Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người.
Giây phút anh Nguyễn Thanh Chấn được gặp gia đình sau 3.686 ngày bị tù oan
Kết luận điều tra này nêu tình tiết vụ án như sau:
“Nguyễn Thanh Chấn - sinh năm 1961 đã học hết lớp 10/10 phổ thông, rồi ở nhà làm ruộng và xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Chiến - sinh năm 1965, đến nay đã có 4 con. Quá trình ở địa phương, Chấn đã có tính trêu ghẹo và ôm phụ nữ nhiều lần, có lần vào buổi tối năm 2000 Chấn đã vào nhà chị Ninh ở xóm (quan hệ là thím với Chấn) tắt điện định ôm và giao cấu với chị Ninh nhưng bị phát hiện Chấn đã bỏ chạy, vợ Chấn đã phải đến xin lỗi.
Chiều ngày 15 tháng 8 năm 2003, Chấn từ nhà ở trong làng đi ra quán hàng ở đầu sân bóng thôn Me bán hàng cùng với vợ. Hôm đó, sân bóng có tổ chức đá bóng, Chấn vừa bán hàng vừa xem bóng đá. Do đá hai trận nên khi giải tán trời đã tối (khoảng gần 19 giờ), mọi người về hết chỉ còn ban tổ chức đá bóng ngồi lại ở sườn sân bóng sau nhà anh Cốc (đối diện quán chị Hoan) gồm: Anh Chu Bá Cốc; Nguyễn Văn Hoan; Hoàng Văn Công bàn để san lấp lại sân bóng.
Khoảng gần 19 giờ vợ Chấn bảo Chấn đi xin nước về phụ bán hàng. Chấn lấy hai vỏ thùng nhựa màu trắng đựng sơn móc vào đèo hàng xe đạp ý định đi sang phía đầu sân bóng đối diện nhà Chấn vào nhà chị Viển xin nước. Khi đi Chấn nhìn thấy nhóm anh Cốc, anh Công, anh Hoan vẫn ngồi đó. Trên đường đi đến cửa quán nhà anh Toan ở góc sân bóng gần nhà Chấn, Chấn thấy xe máy của Hoan còn dựng ở dưới gốc cây bàng, qua quán anh Toan, Chấn nhìn thấy chị Hoan và con đang làm ở sân giếng, cửa nhà chị Hoan vẫn mở to, trong bật điện tuýp sáng. Chấn đạp tiếp đến quán nhà anh Minh thấy điện tắt cửa khóa không có ai, Chấn rẽ vào giếng nhà anh Minh (vì thỉnh thoảng Chấn đã xin nước ở nhà anh Minh).
Lúc này Chấn nảy ra ý định sang nhà chị Hoan gạ gẫm giao cấu với chị Hoan, Chấn dựa xe vào thành giếng và bỏ đôi dép lê ở sân giếng nhà anh Minh rồi đi bộ tắt qua vườn khoai lang và mấy luống ớt nhà anh Minh, vòng qua sau công trình phụ nhà chị Hoan rồi bước vào sân giếng. Thấy cửa hậu nhà chị Hoan vẫn mở, trong nhà bật điện sáng, con chị Hoan đang ngủ trên giường, màn đã buông, chị Hoan thì đang lúi húi ở tủ vải quần áo sát ngay cửa hậu, Chấn bước vào nhà, chị Hoan nhận ra Chấn hỏi “anh đi đâu đấy”. Chấn bảo với chị Hoan ngay “Hoan cho anh cái”, ý nói Chấn xin chị Hoan cho giao cấu, chị Hoan không đồng ý và nói “anh đừng lằng nhằng vớ vẩn”, Chấn cho rằng, muốn chị Hoan đồng ý cần phải ôm và sờ nghịch để kích thích tình dục chị Hoan.
Chấn đã lao vào ôm chị Hoan từ phía sau lưng, hai tay Chấn vòng lên ngực sờ vú chị Hoan, chị Hoan không đồng ý và cựa hai người giằng co nhau một lúc thì Chấn buông tay ra. Ngay tức khắc chị Hoan với luôn vỏ chai bia Habada ở dưới chân giường lên đập thẳng vào Chấn. Chấn nhanh tay đỡ và giằng được vỏ chai, tay phải Chấn cầm cổ chai bia và quật mạnh đít chai vào gáy chị Hoan, chai bia trơn tuột khỏi tay Chấn, rơi xuống nền nhà vỡ vụn, lúc này Chấn vừa bực tức vừa sợ chị Hoan sẽ tố cáo mang tiếng với vợ con và dân làng, Chấn đã nảy ra ý đồ phải giết chết chị Hoan; lập tức Chấn lao vào ôm ngang người chị Hoan vật chị Hoan ngã ngửa xuống nền nhà.
Tay trái Chấn đè giữ tay phải chị Hoan, đùi gối tỳ đè sườn phải chị Hoan, tay phải Chấn rút con dao bấm trong túi quần soóc ra rồi bấm lưỡi dao thò ra, Chấn đâm nhiều nhát về phía bụng, mặt trái, sườn trái, cằm trái chị Hoan. Trong khi đâm chị Hoan giơ tay trái lên đỡ, Chấn vẫn đâm không rõ trúng những đâu. Đến khi Chấn thấy lưỡi dao bị gãy rơi ra, Chấn không đâm nữa, còn chiếc chuôi dao Chấn đút vào túi quần.
Tiếp đó, Chấn đã cúi xuống dùng hai tay bê bả vai chị Hoan nâng đầu lên khỏi nền nhà rồi đập mạnh 2 hoặc 3 cái xuống đất cho chị Hoan chết hẳn. Thấy má trái chị Hoan chảy máu nhiều, Chấn vội lấy chiếc gối nhà chị Hoan đang để trên giường đậy vào mặt chị Hoan. Chấn đứng dậy ra đóng cửa lách lại, tay trái cầm mép cửa khép lại, tay phải cài chốt rồi quay ra đi thẳng hướng cửa chính. Đến bảng điện ở sườn tường góc cửa sắt bên trái theo hướng Chấn ra, Chấn tắt hai công tắc nhà chị Hoan, điện tắt hết. Duy nhất Chấn khai chỉ còn nhìn thấy bóng đèn báo nồi cơm điện sáng màu vàng để trên bàn gỗ kê đối diện với giường chị Hoan.
Tắt xong điện Chấn ra cửa gỗ ngoài cùng khép các cánh lại rồi đi sang giếng nhà anh Minh để lấy dép và xe đạp, Chấn đạp xe xuống giếng nhà chị Viển. Thấy chị Viển và anh Bảo có nhà, Chấn hỏi xin nước, xong thấy chân tay bị dính máu, Chấn múc nước rửa sách rồi mới múc nước vào hai thùng song đạp xe đem về quán cho vợ (tài liệu chứng minh lúc này là 19 giờ 30’). Chấn bảo vợ để Chấn về nhà ăn cơm tắm rửa trước xong ra trông hàng cho vợ về sau.
Chấn đạp xe thẳng vào nhà trong làng tắm rửa và giặt quần áo, theo Chấn khai hôm đó, Chấn mặc quần soóc, áo phông cộc tay khi giết chị Hoan có bị dính một ít máu ở áo và quần, Chấn dùng xà phòng giặt sạch máu, còn chiếc chuôi dao Chấn dùng bàn chải và xà phòng rửa sạch máu sau đó đem giấu vào cốp tủ và chèn 03 quả sứ lên cho kín. Tắm rửa và giấu chuôi dao xong, Chấn ra ăn cơm, ăn xong tầm 21 giờ, Chấn ra trông hàng cho vợ về. Đến 22 giờ, Chấn nghe tiếng bà Hội kêu gào dân làng ra cứu chị Hoan, xung quanh mọi người ra rất đông, riêng bản thân Chấn không ra và đến tận ngày hôm sau mai táng chị Hoan xong, cũng không lúc nào Chấn đến nhà chị Hoan cả.
Về con dao dùng để đâm chị Hoan, Chấn khai cách đó vài tháng vào buổi tối Chấn dọn dẹp quán phát hiện con dao bấm của ai rơi, Chấn đã nhặt và đút túi sử dụng công việc cá nhân. Theo Chấn thì chưa ai biết Chấn có con dao đó. Tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tổ chức cho Chấn nhận diện lưỡi dao thu giữ ở hiện trường, kết quả Chấn nhận chính xác đó là lưỡi dao Chấn dùng để đâm chị Hoan, đó là loại lưỡi dao bấm.
Còn về chiếc chuôi dao, Chấn khai vào phiên chợ cầu treo Mỏ Thổ hôm đó là ngày 4 tháng 8 năm 2003 (âm lịch) tức ngày 31 tháng 8 năm 2003 (dương lịch), do hôm trước (30/8/2003) Chấn bị gọi đến làm việc với công an, tối về Chấn sợ phát hiện, đến sáng hôm sau Chấn đem chuôi dao lên nhà anh Thân Văn Phượng có vợ là Thúy, bạn học với Chấn, hiện đang làm nghề buôn bán sắt vụn ở cầu treo Mỏ Thổ, xã Minh Đức, huyện Việt Yên. Chấn vứt chiếc chuôi dao vào trong đống sắt vụn. Chấn khai vứt chuôi dao vào trong đống sắt vụn là thuận lợi nhất vì lo sợ vứt ở đâu rồi công an cũng sẽ tìm được.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tổ chức truy tìm Phượng nhưng anh cho biết thời gian trong tháng 8 năm 2003 (âm lịch), anh Phượng đã bán 4 lần sắt vụn đi nơi khác nên không tìm được chiếc chuôi dao đó.
Qua làm việc với gia đình anh Phượng thấy Chấn có đến chơi ở đống sắt vụn nên việc Chấn khai vứt chuôi dao ở đống sắt vụn nhà anh Phượng là có cơ sở.
Ngày 30 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã cho Chấn thực nghiệm lại những động tác mà Chấn giết chị Hoan, kết quả Chấn thực hành thành thạo, chính xác và phù hợp với dấu vết để lại trên hiện trường và tử thi, phù hợp với lời khai nhận tội của Chấn”.
Với kết luận điều tra như vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra Cáo trạng số 51 ngày 10 tháng 2 năm 2004 quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Nội dung cáo trạng với nội dung kết luận điều tra cơ bản giống nhau.
Ngày 26 tháng 3 năm 2004, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử Nguyễn Thanh Chấn.
Chủ tọa là Thẩm phán Nguyễn Minh Năng, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang là Đặng Thế Vinh. Tại phiên tòa này, ông Nguyễn Hữu Bún, chú ruột của chị Hoan, người được tham gia chứng kiến khám nghiệm tử thi yêu cầu phải làm rõ việc chị bị mất chiếc nhẫn và cả sợi dây chuyền… nhưng tại sao Cơ quan Điều tra không đưa vào biên bản khám nghiệm. Rồi mặc dù luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đã đưa ra những chứng cứ nhằm gỡ tội cho bị cáo như phân tích thời gian gây án, vết tay ở cánh cửa không được xem xét, việc thực nghiệm điều tra và nhận diện vật chứng không đủ sức thuyết phục nhưng Hội đồng Xét xử vẫn tuyên án Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân.
“Nguyễn Thanh Chấn - sinh năm 1961 đã học hết lớp 10/10 phổ thông, rồi ở nhà làm ruộng và xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Chiến - sinh năm 1965, đến nay đã có 4 con. Quá trình ở địa phương, Chấn đã có tính trêu ghẹo và ôm phụ nữ nhiều lần, có lần vào buổi tối năm 2000 Chấn đã vào nhà chị Ninh ở xóm (quan hệ là thím với Chấn) tắt điện định ôm và giao cấu với chị Ninh nhưng bị phát hiện Chấn đã bỏ chạy, vợ Chấn đã phải đến xin lỗi.
Chiều ngày 15 tháng 8 năm 2003, Chấn từ nhà ở trong làng đi ra quán hàng ở đầu sân bóng thôn Me bán hàng cùng với vợ. Hôm đó, sân bóng có tổ chức đá bóng, Chấn vừa bán hàng vừa xem bóng đá. Do đá hai trận nên khi giải tán trời đã tối (khoảng gần 19 giờ), mọi người về hết chỉ còn ban tổ chức đá bóng ngồi lại ở sườn sân bóng sau nhà anh Cốc (đối diện quán chị Hoan) gồm: Anh Chu Bá Cốc; Nguyễn Văn Hoan; Hoàng Văn Công bàn để san lấp lại sân bóng.
Khoảng gần 19 giờ vợ Chấn bảo Chấn đi xin nước về phụ bán hàng. Chấn lấy hai vỏ thùng nhựa màu trắng đựng sơn móc vào đèo hàng xe đạp ý định đi sang phía đầu sân bóng đối diện nhà Chấn vào nhà chị Viển xin nước. Khi đi Chấn nhìn thấy nhóm anh Cốc, anh Công, anh Hoan vẫn ngồi đó. Trên đường đi đến cửa quán nhà anh Toan ở góc sân bóng gần nhà Chấn, Chấn thấy xe máy của Hoan còn dựng ở dưới gốc cây bàng, qua quán anh Toan, Chấn nhìn thấy chị Hoan và con đang làm ở sân giếng, cửa nhà chị Hoan vẫn mở to, trong bật điện tuýp sáng. Chấn đạp tiếp đến quán nhà anh Minh thấy điện tắt cửa khóa không có ai, Chấn rẽ vào giếng nhà anh Minh (vì thỉnh thoảng Chấn đã xin nước ở nhà anh Minh).
Lúc này Chấn nảy ra ý định sang nhà chị Hoan gạ gẫm giao cấu với chị Hoan, Chấn dựa xe vào thành giếng và bỏ đôi dép lê ở sân giếng nhà anh Minh rồi đi bộ tắt qua vườn khoai lang và mấy luống ớt nhà anh Minh, vòng qua sau công trình phụ nhà chị Hoan rồi bước vào sân giếng. Thấy cửa hậu nhà chị Hoan vẫn mở, trong nhà bật điện sáng, con chị Hoan đang ngủ trên giường, màn đã buông, chị Hoan thì đang lúi húi ở tủ vải quần áo sát ngay cửa hậu, Chấn bước vào nhà, chị Hoan nhận ra Chấn hỏi “anh đi đâu đấy”. Chấn bảo với chị Hoan ngay “Hoan cho anh cái”, ý nói Chấn xin chị Hoan cho giao cấu, chị Hoan không đồng ý và nói “anh đừng lằng nhằng vớ vẩn”, Chấn cho rằng, muốn chị Hoan đồng ý cần phải ôm và sờ nghịch để kích thích tình dục chị Hoan.
Chấn đã lao vào ôm chị Hoan từ phía sau lưng, hai tay Chấn vòng lên ngực sờ vú chị Hoan, chị Hoan không đồng ý và cựa hai người giằng co nhau một lúc thì Chấn buông tay ra. Ngay tức khắc chị Hoan với luôn vỏ chai bia Habada ở dưới chân giường lên đập thẳng vào Chấn. Chấn nhanh tay đỡ và giằng được vỏ chai, tay phải Chấn cầm cổ chai bia và quật mạnh đít chai vào gáy chị Hoan, chai bia trơn tuột khỏi tay Chấn, rơi xuống nền nhà vỡ vụn, lúc này Chấn vừa bực tức vừa sợ chị Hoan sẽ tố cáo mang tiếng với vợ con và dân làng, Chấn đã nảy ra ý đồ phải giết chết chị Hoan; lập tức Chấn lao vào ôm ngang người chị Hoan vật chị Hoan ngã ngửa xuống nền nhà.
Tay trái Chấn đè giữ tay phải chị Hoan, đùi gối tỳ đè sườn phải chị Hoan, tay phải Chấn rút con dao bấm trong túi quần soóc ra rồi bấm lưỡi dao thò ra, Chấn đâm nhiều nhát về phía bụng, mặt trái, sườn trái, cằm trái chị Hoan. Trong khi đâm chị Hoan giơ tay trái lên đỡ, Chấn vẫn đâm không rõ trúng những đâu. Đến khi Chấn thấy lưỡi dao bị gãy rơi ra, Chấn không đâm nữa, còn chiếc chuôi dao Chấn đút vào túi quần.
Tiếp đó, Chấn đã cúi xuống dùng hai tay bê bả vai chị Hoan nâng đầu lên khỏi nền nhà rồi đập mạnh 2 hoặc 3 cái xuống đất cho chị Hoan chết hẳn. Thấy má trái chị Hoan chảy máu nhiều, Chấn vội lấy chiếc gối nhà chị Hoan đang để trên giường đậy vào mặt chị Hoan. Chấn đứng dậy ra đóng cửa lách lại, tay trái cầm mép cửa khép lại, tay phải cài chốt rồi quay ra đi thẳng hướng cửa chính. Đến bảng điện ở sườn tường góc cửa sắt bên trái theo hướng Chấn ra, Chấn tắt hai công tắc nhà chị Hoan, điện tắt hết. Duy nhất Chấn khai chỉ còn nhìn thấy bóng đèn báo nồi cơm điện sáng màu vàng để trên bàn gỗ kê đối diện với giường chị Hoan.
Tắt xong điện Chấn ra cửa gỗ ngoài cùng khép các cánh lại rồi đi sang giếng nhà anh Minh để lấy dép và xe đạp, Chấn đạp xe xuống giếng nhà chị Viển. Thấy chị Viển và anh Bảo có nhà, Chấn hỏi xin nước, xong thấy chân tay bị dính máu, Chấn múc nước rửa sách rồi mới múc nước vào hai thùng song đạp xe đem về quán cho vợ (tài liệu chứng minh lúc này là 19 giờ 30’). Chấn bảo vợ để Chấn về nhà ăn cơm tắm rửa trước xong ra trông hàng cho vợ về sau.
Chấn đạp xe thẳng vào nhà trong làng tắm rửa và giặt quần áo, theo Chấn khai hôm đó, Chấn mặc quần soóc, áo phông cộc tay khi giết chị Hoan có bị dính một ít máu ở áo và quần, Chấn dùng xà phòng giặt sạch máu, còn chiếc chuôi dao Chấn dùng bàn chải và xà phòng rửa sạch máu sau đó đem giấu vào cốp tủ và chèn 03 quả sứ lên cho kín. Tắm rửa và giấu chuôi dao xong, Chấn ra ăn cơm, ăn xong tầm 21 giờ, Chấn ra trông hàng cho vợ về. Đến 22 giờ, Chấn nghe tiếng bà Hội kêu gào dân làng ra cứu chị Hoan, xung quanh mọi người ra rất đông, riêng bản thân Chấn không ra và đến tận ngày hôm sau mai táng chị Hoan xong, cũng không lúc nào Chấn đến nhà chị Hoan cả.
Về con dao dùng để đâm chị Hoan, Chấn khai cách đó vài tháng vào buổi tối Chấn dọn dẹp quán phát hiện con dao bấm của ai rơi, Chấn đã nhặt và đút túi sử dụng công việc cá nhân. Theo Chấn thì chưa ai biết Chấn có con dao đó. Tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tổ chức cho Chấn nhận diện lưỡi dao thu giữ ở hiện trường, kết quả Chấn nhận chính xác đó là lưỡi dao Chấn dùng để đâm chị Hoan, đó là loại lưỡi dao bấm.
Còn về chiếc chuôi dao, Chấn khai vào phiên chợ cầu treo Mỏ Thổ hôm đó là ngày 4 tháng 8 năm 2003 (âm lịch) tức ngày 31 tháng 8 năm 2003 (dương lịch), do hôm trước (30/8/2003) Chấn bị gọi đến làm việc với công an, tối về Chấn sợ phát hiện, đến sáng hôm sau Chấn đem chuôi dao lên nhà anh Thân Văn Phượng có vợ là Thúy, bạn học với Chấn, hiện đang làm nghề buôn bán sắt vụn ở cầu treo Mỏ Thổ, xã Minh Đức, huyện Việt Yên. Chấn vứt chiếc chuôi dao vào trong đống sắt vụn. Chấn khai vứt chuôi dao vào trong đống sắt vụn là thuận lợi nhất vì lo sợ vứt ở đâu rồi công an cũng sẽ tìm được.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tổ chức truy tìm Phượng nhưng anh cho biết thời gian trong tháng 8 năm 2003 (âm lịch), anh Phượng đã bán 4 lần sắt vụn đi nơi khác nên không tìm được chiếc chuôi dao đó.
Qua làm việc với gia đình anh Phượng thấy Chấn có đến chơi ở đống sắt vụn nên việc Chấn khai vứt chuôi dao ở đống sắt vụn nhà anh Phượng là có cơ sở.
Ngày 30 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã cho Chấn thực nghiệm lại những động tác mà Chấn giết chị Hoan, kết quả Chấn thực hành thành thạo, chính xác và phù hợp với dấu vết để lại trên hiện trường và tử thi, phù hợp với lời khai nhận tội của Chấn”.
Với kết luận điều tra như vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra Cáo trạng số 51 ngày 10 tháng 2 năm 2004 quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Nội dung cáo trạng với nội dung kết luận điều tra cơ bản giống nhau.
Ngày 26 tháng 3 năm 2004, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử Nguyễn Thanh Chấn.
Chủ tọa là Thẩm phán Nguyễn Minh Năng, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang là Đặng Thế Vinh. Tại phiên tòa này, ông Nguyễn Hữu Bún, chú ruột của chị Hoan, người được tham gia chứng kiến khám nghiệm tử thi yêu cầu phải làm rõ việc chị bị mất chiếc nhẫn và cả sợi dây chuyền… nhưng tại sao Cơ quan Điều tra không đưa vào biên bản khám nghiệm. Rồi mặc dù luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đã đưa ra những chứng cứ nhằm gỡ tội cho bị cáo như phân tích thời gian gây án, vết tay ở cánh cửa không được xem xét, việc thực nghiệm điều tra và nhận diện vật chứng không đủ sức thuyết phục nhưng Hội đồng Xét xử vẫn tuyên án Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân.
Chắc chắn rằng, lịch sử ngành tư pháp Việt Nam trong thời kỳ cận
đại sẽ phải đưa vụ án này vào biên niên sử, bởi đây là một vụ án oan,
sai có lẽ người bị tù oan lâu nhất từ trước đến nay.
Hành trình hơn 10 năm kêu oan của người bị tù và những người thân cũng đáng đưa vào sử sách.
Báo điện tử PetroTimes sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn đọc số phận oan
khuất đến “kêu giời” của một con người phải chịu 3.686 ngày tù oan và
hành trình đi kêu oan của người thân cũng như số phận của những con
người trong gia đình nạn nhân.
Và bên cạnh đó là tinh thần trách nhiệm cao đối với sinh mệnh người
dân của các cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao mà trực tiếp là Cơ quan Điều
tra cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH (C45); Công an Đắk Lắk,
Gia Lai, Bắc Giang và Trại giam Vĩnh Quang (Bộ Công an).
|
N.N.P
(Xem tiếp kỳ sau)