Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Ngày 09/11/2013 - THIÊN ĐỊA NHÂN – NƯỚC VIỆT CÒN GÌ? & Chủ đạo kiểu gì khi “mâm nào cũng có”?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

THIÊN ĐỊA NHÂN – NƯỚC VIỆT CÒN GÌ?

 
Một quốc gia hưng hay vong thì 3 yếu tố nền tảng báo hiệu là: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa. Tào Tháo được chữ thiên thời mà chỉ gầy cơ nghiệp một đời. Lưu Bị chỉ được chữ nhân mà cũng nên cơ nghiệp một đời. Tôn Quyền được chữ địa lợi cũng làm nên nghiệp một đời. Nhưng muốn vững bền thì cả 3 phải cùng hưng thịnh.
Bao Haiyan
Đường đi của siêu bão Haiyan đổ bộ vào Việt Nam
Nhìn lại nước Việt hôm nay, lòng người ly tán, niềm tin vào chế độ đã mất sạch. Cái mất đến nỗi phải vận động hành lang quốc hội rằng, các đại biểu quốc hội không nên bàn vấn đề tham nhũng trong cuộc họp dài nhất trong lịch sử nước Việt đến 41 này đang diễn ra ở Hà Nội.
Về thiên thời thì chỉ mới vào đầu tháng 10 âm lịch, nhưng đã có 13 cơn bão ập vào đất nước. Cơn bão số 13 – Haiyan – được xem là siêu bão sẽ đổ vào từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Khu vực ảnh hưởng có thể lũ lớn từ Thánh Hóa đến Khánh Hòa. Nơi mà có khoảng hơn 100 đập thủy điện lớn nhỏ đang xả lũ gây cuốn trôi học trò, mà chính quyền không báo trước.
Về địa lợi to lớn án ngữ một mặt tiền dài nhìn ra biển, dù đất nước ta có diện tích nhỏ, nhưng lại đang đương đầu với giấc mộng Trung Hoa làm bá chủ châu Á.
Đây chỉ là một đúc kết ngắn để nhìn, và để rút ra những bài học gì cho hiện tại và cho tương lai đất nước. Rõ ràng Thiên, Địa và Nhân hôm nay của nước Việt chẳng còn gì ngoài ly tán, hiểm họa và tai ương. Nhưng quốc hội đã họp 12 ngày, mà chưa cho thấy có ánh sáng cuối đường hầm cho đất nước, và dân tộc, mà chỉ bàn nhau những câu chữ tối nghĩa, đánh tráo khái niệm để tốn tiền thuế của dân.
Khi một vương triều có dấu hiệu suy sụp thì thiên thời không còn, địa lợi trở thành hiểm họa và nhân tình bất hòa. Đó là quy luật của cuộc sống sinh động ngàn đời đã đúc kết mà thành.Một quốc gia hưng hay vong thì 3 yếu tố nền tảng báo hiệu là: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa. Tào Tháo được chữ thiên thời mà chỉ gầy cơ nghiệp một đời. Lưu Bị chỉ được chữ nhân mà cũng nên cơ nghiệp một đời. Tôn Quyền được chữ địa lợi cũng làm nên nghiệp một đời. Nhưng muốn vững bền thì cả 3 phải cùng hưng thịnh.
Nhìn lại nước Việt hôm nay, lòng người ly tán, niềm tin vào chế độ đã mất sạch. Cái mất đến nỗi phải vận động hành lang quốc hội rằng, các đại biểu quốc hội không nên bàn vấn đề tham nhũng trong cuộc họp dài nhất trong lịch sử nước Việt đến 41 này đang diễn ra ở Hà Nội.
Về thiên thời thì chỉ mới vào đầu tháng 10 âm lịch, nhưng đã có 13 cơn bão ập vào đất nước. Cơn bão số 13 – Haiyan – được xem là siêu bão sẽ đổ vào từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Khu vực ảnh hưởng có thể lũ lớn từ Thánh Hóa đến Khánh Hòa. Nơi mà có khoảng hơn 100 đập thủy điện lớn nhỏ đang xả lũ gây cuốn trôi học trò, mà chính quyền không báo trước.
Về địa lợi to lớn án ngữ một mặt tiền dài nhìn ra biển, dù đất nước ta có diện tích nhỏ, nhưng lại đang đương đầu với giấc mộng Trung Hoa làm bá chủ châu Á.
Đây chỉ là một đúc kết ngắn để nhìn, và để rút ra những bài học gì cho hiện tại và cho tương lai đất nước. Rõ ràng Thiên, Địa và Nhân hôm nay của nước Việt chẳng còn gì ngoài ly tán, hiểm họa và tai ương. Nhưng quốc hội đã họp 12 ngày, mà chưa cho thấy có ánh sáng cuối đường hầm cho đất nước, và dân tộc, mà chỉ bàn nhau những câu chữ tối nghĩa, đánh tráo khái niệm để tốn tiền thuế của dân.
Khi một vương triều có dấu hiệu suy sụp thì thiên thời không còn, địa lợi trở thành hiểm họa và nhân tình bất hòa. Đó là quy luật của cuộc sống sinh động ngàn đời đã đúc kết mà thành.
Theo Blog BS Hồ Hải

Phù thủy xứ An Nam

  Xưa kia, khi khoa học và nhận thức con người còn chưa phát triển thì người ta hay tin vào những điều ma quỷ hư vô. Đó cũng là thời thịnh đạt của những trò phù thủy, bói toán lường gạt nhân gian. Hàng ngàn năm, hoặc chí ít cũng mấy trăm năm trước mà tin vào thuật phù thủy thì còn được, chứ thời buổi khoa học kỹ thuật này mà đầu óc còn u mê như vậy thì cũng thật lạ. Tư duy não trạng đó chỉ còn tồn tại ở những kẻ tự huyễn hoặc bản thân do bất tài và nhu nhược mà thôi. Cuối thời Tam Quốc bên Tàu, chiến sự xẩy ra liên miên khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Vua nước Thục Hán bấy giờ là Lưu Thiện nhu nhược bất tài, lại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc nên thế nước đảo điên. Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhà quân sự thiên tài, nhờ ông cầm quân đánh giặc mà bờ cõi mới được tạm yên. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của một quốc gia là ở chính trị đúng đắn chứ không phải ở chỗ cầm quân đánh giặc giỏi. Một khi lòng dân đã chán nản, bộ máy nhà nước thối nát mục rỗng thì quốc gia đó tất sụp đổ, đó là điều không thể cứu vãn.
Sau khi Gia Cát Lượng chết thì Khương Duy là một tướng giỏi cầm quân trấn giữ biên thuỳ. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô gây chiến lẫn nhau, cốt là để cuối cùng một bên dành được thống nhất. Biết được thế nhà Thục suy yếu, nước Nguỵ mới quyết định mang quân đánh Thục. Lúc này hai tướng Nguỵ là Đặng Ngải và Chung Hội chia hai đường tiến quân. Đặng Ngải mang quân trèo đèo vượt suối đi đường tắt, vì vậy mà bất ngờ áp sát Thành Đô – kinh đô nước Thục. Trước tình thế đạo quân của Đặng Ngải như từ trên trời rơi xuống bao vây kinh thành như vậy, vua Thục là Lưu Thiện luống cuống không biết làm thế nào. Thay vì điều binh kháng cự thì ông ta lại nghe lời bọn hoạn quan mời thầy Phù Thuỷ cúng bái để hòng đẩy lui quân địch. Mượn những trò múa may lừa đảo của bọn Phù Thuỷ để cầu cho đất nước bình an thì quả là điều mù quáng chưa từng thấy. Ấy vậy mà Lưu Thiện cũng nghe theo mới lạ? Cuối cùng ông ta cũng phải dẫn theo văn võ bá quan ra ngoài thành để đầu hàng Đặng Ngải, nước Thục từ đó bị diệt.
Tưởng rằng chỉ có xưa mới thế, nhưng nay cũng có người bắt chước Lưu Thiện thì quả thực còn kỳ lạ hơn nữa.
Nước An Nam ta từ khi Cộng Sản cầm quyền, dân tình đói khổ, bất công tràn đầy. Hai cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng hàng triệu đồng bào, cộng với nền chính trị độc tài phi nhân, khiến đất nước đảo điên nghiêng ngả. Lòng dân chán nản, chỉ mong chế độ sụp đổ để sớm thoát kiếp lầm than.
Cuối thời Cộng Sản, nước An Nam bị Trung Cộng chiếm mất hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc Vương An Nam bấy giờ nhu nhược bất tài, lại phải thần phục thiên triều Trung Cộng nên đành để biển đảo rơi vào tay kẻ địch. Ông ta không điều động quân đội ra giữ đảo, mà lại đi huyễn hoặc bản thân bằng những trò cúng bái phù thuỷ.
Vì thế cho nên, lúc này An Nam xuất hiện nhiều nhà Phù Thuỷ đại tài phù phép ra tay.
Đám Phù Thuỷ khuyên quốc vương An Nam xây chùa ngoài đảo rồi cho các nhà sư ra đó tu hành để trấn giữ. Nhưng quân địch liền cho phá chùa tan hoang và đuổi đám nhà sư về đất liền. Thấy không ứng nghiệm, nhà nước lại xúi ngư dân ra đánh cá ở vùng biển tranh chấp để bảo vệ chủ quyền đất nước. Kết quả là ngư dân An Nam bị lính Trung Cộng bắn giết gần hết, một ít thoát được về thì phải cống nạp tiền chuộc. Thế là họ lại phát động rầm rộ một phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”, theo đó thì dân chúng mỗi người đóng góp một cục đá to bằng nắm tay hoặc như hòn dái dê đều được. Ý nghĩa của trò Phù Thuỷ này là mấy chục triệu hòn đá do dân An Nam đóng góp sẽ làm cho quần đảo Trường Sa nổi lên mặt biển mà khẳng định chủ quyền. Nhưng đảo thì chẳng thấy nổi lên tí nào, mà ngày càng chìm nghỉm vào tay Trung Cộng. Vì thế kẻ địch chiếm luôn quần đảo, cho xây dựng các công trình quân sự ở đây và mời khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Thấy giữ đảo không xong, quốc vương liền cùng đám phù thuỷ quay sang giữ đất liền. Một kế hoạch đại quy mô được đề ra, ấy là việc trấn yểm phong thuỷ để giữ cho chế độ Cộng Sản được tồn tại bền lâu. Kế hoạch gồm: Mở rộng kinh đô, kéo dài sông Hồng để giữ vững long mạch. Trấn Yểm thần Tản Viên Ba Vì (một trong tứ đại bất tử được người Việt tôn thờ). Đưa tượng tiên đế vào thờ tại các đình chùa để dương cao linh khí, trấn áp mầm phản loạn trong nhân gian…
Nhưng kết cục chẳng thấy bình an, chỉ thấy mưa bão ngập lụt xẩy ra triền miên. Đập thuỷ điện đua nhau nứt vỡ và xả lũ làm nhấn chìm muôn dân trong biển nước. Dân chết, nước ngập, khắp nơi lòng dân oán thán ngút trời.
Xưa nay, vận mệnh của một quốc gia là do sự vận động của thời đại, chứ đâu phải cứ cúng bái mà nên? Nước mất hay còn là ở lòng dân, ở chỗ chính trị tốt hay xấu. Nay nhà nước đàn áp và bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, lại muốn cho chế độ được bền vững là sao? Quả là điều lạ chưa từng thấy vậy.
Khi người ta không còn tin ở sức mình, chỉ tin vào sự linh thiêng của những trò Phù Thuỷ thì đó là điềm mất nước. Bởi kẻ cầm quyền đã hoàn toàn bất lực, phó thác sinh mệnh dân tộc cho ma quỷ, để mà phô diễn những trò huyễn hoặc nhân tâm.
MINH VĂN

Chủ đạo kiểu gì khi “mâm nào cũng có”?

Kì họp Quốc Hội thứ 6 khóa VIII vừa qua đã đưa lên bàn cân vấn đề Ngân sách, nợ công. Theo số liệu của Global debt clock (Đồng hồ báo nợ công thế giới), tính đến hết ngày 16/1/2013, nợ công của Việt Nam tăng 13% so với năm 2011, chiếm mức trên 70,576 tỷ USD. Trong đó, bình quân mỗi người dân Việt Nam đang “gánh” 787,9 USD tiền nợ.
Trong rất nhiều nguyên nhân gây bội chi, tăng nợ công mà các chuyên gia kinh tế đã và đang tranh luận, không thể phủ nhận nguyên nhân lớn từ các doanh nghiệp nhà nước.
Quốc doanh: năng lực có hạn nhưng chi thì nhiều
TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam thẳng thắng nhận định “nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công” làm hao tốn, thâm hụt ngân sách và làm nợ công nước ngoài tăng nhanh trên 72,5 tỷ USD”. Ông Bá chỉ ra sự bất cập giữa đầu vào và đầu ra, giữa lợi ích và thiệt hại của bốn doanh nghiệp “Vina”. Điển hình, các doanh nghiệp này nắm các dự án chủ chốt về giao thông, hạ tầng với lượng tài sản quốc gia lớn, lượng vốn vay từ ODA cao nhất. Tuy nhiên, lợi ích mang về chỉ đạt dưới 1%.
Phép tính giữa nguồn vốn công 200 tỷ USD (đầu tư vào 260 cảng biển, 63 sân bay, 3200km đường sắt) so với hiệu quả dưới 1% rõ ràng là rất chênh lệch. Thế nên, dấu chấm hỏi rất lớn đặt ra cho hiệu quả của việc đầu tư mà các doanh nghiệp nhà nước đang đảm nhận.
Chưa dừng ở đó, trong khi có ý kiến cho rằng nên bán bớt cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước để tập trung vốn Ngân sách, thì Chính phủ lại đề xuất phát hành 170 nghìn tỷ trái phiếu nhằm phát triển, hoàn thiện chủ yếu trong lĩnh vực hạ tầng. Như vậy, khi chuyện năng lực của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn là bài toán nan giải thì phải chăng đúng như ông Bá nhận định, Việt Nam đang ném tiền qua cửa sổ cho các dự án hạ tầng giao thông.
Làm không nổi thì thẳng tay cho phá sản
Theo TS Nguyễn Quang A, đã có sự “mập mờ” trong cách hiểu và thực hiện khái niệm doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015) đề cập doanh nghiệp quốc doanh làm chủ đạo một cách rất chung chung. Nghị quyết nêu ra Việt Nam “tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt…”.
Tuy nhiên không trình bày khái niệm “ngành then chốt” là ngành nào, không quy hoạch ngành cụ thể của doanh ngiệp quốc doanh. Thế nên, doanh nghiệp nhà nước “mâm nào cũng có”, ngành nào cũng đầu tư “hợp pháp”.
TS Quang A nêu quan điểm: “Nhà nước quản lí điện năng, xăng dầu thì còn chấp nhận, nhưng ngay cả xây dựng, dệt may mà Nhà nước cũng chen chân thì không thể chấp nhận”.
Bên cạnh đó, không thể dùng khái niệm “vai trò chủ đạo” để xóa bỏ các quy định về “minh bạch, công bằng, hiệu quả” mà Hiến Pháp quy định, mục đích thâu tóm nhiều lợi ích bất hợp lí. TS Quang A khẳng định “tôi thấy có biểu hiện nhóm lợi ích phía sau thành phần kinh tế Nhà nước”.
Việc sử dụng nguồn lực chung của xã hội như đất đai, hầm mỏ, tài nguyên, đặc biệt là hệ thống tín dụng ưu đãi đều tập trung nhiều hơn, dễ hơn cho khu vực quốc doanh. Tuy thế, họ lại hoạt động lại rất kém hiệu quả. Thậm chí còn mang lại những hệ lụy nghiêm trọng, và Vinashin là một xì-căng-đan gây thiệt hại đến “ám ảnh”.
Trong khi đó, lẽ ra lượng nguồn lực chung đó phải được chia một cách công bằng, hợp pháp, minh bạch cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả. Như vậy, đã có dấu chấm hỏi lớn cho tính công bằng trong nền kinh tế thị trường nội địa, chứ đừng mơ đến việc hòa nhập với các nền kinh tế cạnh tranh cao như Mỹ, Nhật, EU.
Để chấm dứt tình trạng này, theo TS Quang A “phải điều chỉnh chính sách và Nhà nước phải đóng vai trò trung tâm, mạnh dạng thay đổi. Phải công bằng, ai cũng được hưởng lợi và thực hiện nghĩa vụ như nhau. Còn ai làm không nổi thì thẳng tay cho phá sản”. Không để vấn nạn vừa bỏ vốn ra cạnh tranh đầu tư, vừa đứng ra làm chính sách để đảm bảo lợi ích cho một nhóm doanh nghiệp. “Người đá bóng lại được thổi còi” thì không thể công bằng, phát triển được.
Thằng Nguyễn
Theo Một Thế Giới

‘Rút dây động rừng’ tại Eximbank?

Dường như “rừng đang động” tại ngân hàng Eximbank, trước tình huống một nhóm cổ đông “rút dây”…
Ngày 5/11, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc mua lại gần 62 triệu cổ phiếu của chính mình. Quy mô này tương ứng với 5% tổng số cổ phần phổ thông.
Mua cổ phiếu quỹ là hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Song, kế hoạch trên đáng được chú ý trong diễn biến giao dịch cổ phiếu EIB (mã chứng khoán của Eximbank) trong khoảng một năm trở lại đây, cũng như gắn với những thay đổi đang diễn ra tại ngân hàng này.

Mua để làm gì?

Văn bản liên quan của Eximbank không nêu mục đích dự kiến mua vào lượng lớn cổ phiếu quỹ nói trên. Nhưng có thể loại suy ở các tình huống doanh nghiệp thực hiện giao dịch loại này.
Có nhiều mục đích để doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ.
Thứ nhất, doanh nghiệp đang chịu sức ép về tỷ lệ sinh lời trên vốn; việc mua vào lượng tương đối đồng nghĩa “khóa” một phần vốn thuộc sở hữu chung và không phải trả cổ tức. Tình huống này có vẻ hợp lý khi lợi nhuận Eximbank giảm mạnh trong năm nay. Theo dự tính của ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, cả năm phấn đấu mới được khoảng 1.600 tỷ đồng, chỉ bằng nửa mục tiêu đề ra ban đầu. Song đây không hẳn là mục đích chính yếu.
Tình huống thứ hai, Eximbank đang có lượng tiền nhàn rỗi, triển vọng kinh doanh tốt trong khi nhận thấy giá cổ phiếu EIB đang “rẻ” và quyết định mua cổ phiếu quỹ để đầu tư vào chính mình. Đây cũng không hẳn là mục đích chính, xét cả ở hai vế của tình huống.
Liên quan, quy mô mua vào gần 62 triệu cổ phiếu quỹ ngốn một lượng vốn đáng kể, đến gần cả nghìn tỷ đồng theo thị giá hiện hành. Điều này có vẻ mâu thuẫn khi chỉ hai tháng trước ngân hàng này có kế hoạch phát hành giấy tờ có giá để tăng cường huy động lượng vốn.
Tuy nhiên, cũng như một số ngân hàng khác, kế hoạch phát hành giấy tờ có giá có tính độc lập trong vấn đề này. Không phải Eximbank muốn gọi vốn dài hạn để cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, vì của họ hiện không thấp; cũng không phải để đắp thêm tấm áo thanh khoản LDR (tỷ lệ cho vay so với huy động). Vậy là gì?
Cũng như một số ngân hàng khác đang tính phát hành trái phiếu gọi vốn dài hạn, ý đồ ở đây có thể “suy đoán” rằng, họ nhận thấy lãi suất đã ở vùng thấp và khó giảm thêm được nữa; theo đó, huy động lượng vốn lớn với chi phí ở vùng trũng cho chiến lược kinh doanh vốn trong tương lai là một tính toán đáng cân nhắc.
Tình huống thứ ba, Eximbank mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên dịp cuối năm, như một liệu pháp để hàn gắn thêm nội bộ. Tuy nhiên, nếu tình huống này xẩy ra, vết nứt đang có có thể càng bị khoét sâu khi ngân hàng đang trải qua thời điểm khó khăn nhất về vấn đề nhân sự; nếu mua để thưởng như vậy, mâu thuẫn quyền lợi giữa kẻ ở – người đi đang diễn ra căng thẳng tại đây sẽ càng phức tạp (sẽ đề cập phần sau).
Tính huống khả dĩ nhất, Eximbank mua vào cổ phiếu quỹ với lượng lớn như vậy nhằm tạo một lực đỡ nguồn cung cổ phiếu trên thị trường, hạn chế những áp lực từ kế hoạch thoái vốn của cổ đông lớn đối với giá cổ phiếu cũng như hạn chế xáo trộn đối với bên ngoài… Giả thiết này là đáng chú ý.

Vậy, ai đang “rút dây”?

Một năm về trước, giao dịch quy mô lớn cổ phiếu EIB (chủ yếu qua thỏa thuận) trên sàn chứng khoán đã thu hút giới đầu tư chú ý. Các giao dịch “khủng” diễn ra kéo dài, và dự kiến sẽ tiếp tục gắn với kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ nói trên.
Nói cách khác, với giới đầu tư, “rừng đã động” trong quãng giao dịch trên, nhưng những ai “rút dây” không hẳn là rõ đối với số đông.
Cũng một năm về trước, ông Nguyễn Đức Kiên, liên quan đến Ngân hàng Á Châu (ACB), bị cơ quan chức năng xử lý. Một tháng sau đó, một số lãnh đạo ngân hàng này cũng gặp rủi ro pháp lý. Liên quan, ông Phạm Trung Cang, người đại diện nhóm cổ đông nắm khoảng 7 – 8% cổ phần Eximbank, là Phó chủ tịch Eximbank thời điểm đó từ nhiệm và cũng gặp rủi ro pháp lý, do liên quan đến công việc trước đây – khi còn là Phó chủ tịch ACB.
Những thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn tại Eximbank có thể có mối liên hệ nào đó những sự kiện trên? Thậm chí, tại thời điểm đó, giới đầu tư thạo tin còn dự tính đến khả năng có một tình huống thâu tóm nhắm vào Eximbank, sau những thay đổi liên quan. Tình huống này càng được chú ý khi nó đặt ra song song với kế hoạch thâu tóm giữa hai ngân hàng khác, mà đến nay cơ bản đã có kết quả. Lúc đó, một số người trong cuộc xem đây là một tham vọng có thể xét đến của nhóm nhà đầu tư…
Đến nay, kế hoạch mua vào gần 62 triệu cổ phiếu quỹ nói trên có thể là lần thay tên đổi chủ thứ hai của một lượng đáng kể cổ phần, gắn với một nhóm cổ đông và những sự ra đi nào đó.
Còn trên thực tế, liên tục từ đầu năm đến nay, Eximbank có tới hàng chục quyết định thay đổi, bổ nhiệm cơ cấu nhân sự cao cấp trong quản lý và điều hành. Trong đó, thay đổi trong cơ cấu Hội đồng Quản trị là đáng chú ý. Không còn trong cơ cấu, việc bán lại cổ phần cũng là bình thường.
Và như đề cập ở trên, dường như có một vết nứt trong tập thể ngân hàng này đang diễn ra, khi hàng loạt quyết định cắt giảm biên chế, điều chuyển công tác có trong thời gian ngắn. Một số người trong cuộc đề cập đến khoảng 1.000 cán bộ nhân viên bị nghỉ việc, hoặc bị điều chuyển – điều sẽ phản ánh cụ thể hơn ở các báo cáo hoạt động định kỳ.
Cùng với giả thiết sự ra đi của một nhóm cổ đông gắn với kế hoạch mua vào cổ phiếu quỹ nói trên, cùng quyết định cắt giảm một loạt biên chế vừa và đang diễn ra, Eximbank đang có nhiều thay đổi, khác với đổi thay. Tự tái cơ cấu cũng là một cách nói, nhưng triển vọng để tốt hơn hay kém đi qua những thay đổi đó hiện là khó nói…
Theo Vneconomy

Tham nhũng tại ALC II: Ép buộc cấp dưới làm sai

ALC-THAMNHUNG
Các bị cáo trong phiên tòa ngày 8-11

Bị cáo Vũ Quốc Hảo thừa nhận trực tiếp lôi kéo các doanh nghiệp và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo, buộc cấp dưới làm trái pháp luật
Trong hai ngày 7 và 8-11, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) diễn ra với phần xét hỏi.

Vay nợ giúp doanh nghiệp (?!)

Bị cáo Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ quận 7, TP HCM; nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALC II) thừa nhận mọi hành vi liên quan đến việc ký các hợp đồng khống như nội dung bản cáo trạng.
Tuy nhiên, bị cáo Hảo đề nghị HĐXX xem xét tội danh “Tham ô tài sản” vì “bản thân bị cáo không sử dụng bất cứ số tiền nào cho riêng cá nhân mình mà chỉ để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp” . Bị cáo Hảo cho rằng DNTN Anh Phương do ông Lê Văn Phong (SN 1967, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàm Rồng) thành lập và điều hành đã ký 7 hợp đồng thuê tài chính với Công ty ALC II. Do gặp khó khăn trong kinh doanh và có nguy cơ vỡ nợ, DNTN Anh Phương chưa tất toán 3 hợp đồng với trị giá tài sản thuê hơn 37 tỉ đồng cho Công ty ALC II. Vì vậy, Hảo đã 2 lần vay 75 tỉ đồng để giúp ông Phong có tiền trả nợ và đầu tư kinh doanh.
Riêng số tiền 4,9 tỉ đồng từ việc thanh lý tài sản thuê tài chính của DNTN Anh Phương mà cáo trạng quy kết “bỏ túi riêng”, bị cáo Hảo biện minh: “Thật ra tôi và Phong nợ nhau rất nhiều. Số tiền này coi như là Phong thanh toán nợ cho tôi”(?!).
Bị cáo Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh) cũng thừa nhận các hành vi gian dối như làm giả chứng từ nâng khống trị giá của bộ máy cần cầu thủy lực từ 2 triệu USD lên 5 triệu USD, sau đó bán cho Công ty ALC II với giá 93 tỉ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Hai khẳng định các hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán với Công ty ALC II không phải khống mà là thật.

Sợ cấp trên nên làm sai

Trong vụ án có 6 cán bộ của Công ty ALC II đã giúp sức nhiệt tình cho cấp trên trong quá trình kiểm tra, đánh giá, thẩm định, trực tiếp ký và thực hiện các hợp đồng gây thiệt hại tài sản nhà nước nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Văn Tài (SN 1959, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty ALC II) là người phụ trách công tác thẩm định thuê tài chính của Công ty ALCII với nhiệm vụ kiểm tra, xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án cho thuê để trình tổng giám đốc quyết định. Bị cáo Tài đã trực tiếp tham gia họp và biểu quyết đồng ý ký 8 hợp đồng trái pháp luật, gây thiệt hơn 449 tỉ đồng. “Tôi chỉ thừa hành lệnh cấp trên, không được hưởng lợi cũng như ăn chia số tiền này” – bị cáo Tài nói.
Ngoài ra, các bị cáo thuộc Công ty ALC II, gồm: Tôn Quang Việt (SN 1965, nguyên Phó Phòng Cho thuê), Phạm Xuân Nghị (SN 1962, nguyên Trưởng Phòng Cho thuê), Nguyễn Văn Thọ (SN 1980, nguyên Phó Phòng Cho thuê), Lê Thị Tám (SN 1958, nguyên Phó Phòng Kế toán)… cũng cho rằng thừa lệnh cấp trên nên đã thẩm định, đề nghị phê duyệt, trực tiếp ký các hợp đồng… gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước
Tại tòa, bị cáo Hảo thừa nhận là người trực tiếp lôi kéo các doanh nghiệp và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo, buộc cấp dưới làm trái pháp luật. “Dù không muốn nhưng họ sợ bị cáo nên mới vô tình phạm tội” – bị cáo Hảo nói.
Theo cáo trạng, Công ty ALC II chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay. Tuy nhiên, bị cáo Hảo cùng một số lãnh đạo, cán bộ công ty đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay, giải ngân 795,235 tỉ đồng. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là hơn 531,8 tỉ đồng.
Phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 20-11.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét