- Philippines xây dựng căn cứ hải quân gần Trường Sa? (KT).
<- Việt-Mỹ đối thoại song phương (BBC).
- Biển Đông: Trung Quốc đang theo đuổi chiến thuật gì? (VnM). – Tập Cận Bình ve vãn Indonesia (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ tới Nhật để bàn về an ninh khu vực, thương mại (VOA).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 13 (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự và dân chủ (Blog VOA/DĐXHDS). “tự nó, xã hội dân sự, dù phổ biến và mạnh mẽ đến mấy, cũng không thể làm lật đổ được một chế độ độc tài. Nhưng không có xã hội dân sự, không có một nền dân chủ nào có thể được xây dựng và vững mạnh cả”. – Bùi Tín: Hợp thời, hợp thế, hợp lòng dân.
- Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù (BBC). - Bản án gây tranh cãi của luật sư Lê Quốc Quân (VOA). – Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Khía cạnh pháp lý vụ án Lê Quốc Quân. – Audio phỏng vấn LS Trần Thu Nam: Bản án cho LS Quân ‘nằm trong dự đoán’ (BBC). – Audio phỏng vấn ông Phạm Chí Dũng: ‘Mỹ, TQ ảnh hưởng vụ Lê Quốc Quân’. – Video: Biểu tình đòi thả Lê Quốc Quân. – Audio phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Ai chịu trách nhiệm khi ‘trốn thuế’? - Tường thuật phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân (RFA). - Công an ngăn cản người dân đến theo dõi phiên xử LS Lê Quốc Quân. - Việt Nam : Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù (RFI). - Phạm Chí Dũng : Vì sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận ”án treo” ?
- Trương Ba Không – Tôi đi dự tòa xử Lê Quốc Quân trốn thuế (Dân Luận). - Vụ xử Lê Quốc Quân: Công an “việt vị” (Nguyễn Tường Thụy). “Xem
ra công an đã chuẩn bị lực lượng quá chu đáo, hùng hậu để ngăn chặn
cuộc biểu tình phản đối vụ xử Lê Quốc Quân nhưng họ đã bị ‘việt vị’.
Không như những lần trước, những người ủng hộ Cù Huy Hà Vũ tập trung ở
các cửa vào toà án bị công an ngăn chặn, cả ngày phải chầu trực ở ngoài
phản đối nên chỉ ít bà con lân cận biết. Nhưng hôm nay những đoàn
người ủng hộ Lê Quốc Quân tản ra đi biểu tình ở nơi khác tận Quang
Trung, Lê Duẩn…l àm cho công an không kịp ngăn chặn“. – Video: LÊ QUỐC QUÂN (Trần Thúy Nga). - Tự do cho LS Lê Quốc Quân
- Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về ông Lê Quốc Quân (ĐSQ Mỹ). - Quan hệ Việt–Mỹ gây chú ý sau phiên xét xử blogger ở Hà Nội (WSJ/ TCPT).
- Phiên tòa rừng rú (DLB). - Blogger – Tù nhân chính trị tại Việt Nam (AFP/ DCVOnline). “Đảng
Cộng sản Việt Nam ranh mãnh, khôn ngoan – Họ không xem việc giết và bỏ
tù (người bất đồng chính kiến) là những giải pháp tốt nhất (nhưng) là
các phương sách cuối cùng. Nhờ đó họ có thể nắm giữ quyền lực lâu hơn”.
- Đề cập chính trị ở Việt Nam (Jonathan London). - XẤU HỔ MUỐN VẠCH ĐẤT CHUI… (Nguyễn Tường Thụy).
- Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội “Trốn thuế” (TTXVN). Các báo khác đăng lại nguyên xi: QĐND, VNN, Tiền phong, NLĐ, PNTP… – Video: Xét xử Lê Quốc Quân tội trốn thuế (VTV). - Tuyên phạt Lê Quốc Quân 30 tháng tù về tội “trốn thuế” (QĐND). - Xét xử Lê Quốc Quân về “tội trốn thuế” (HNM). - Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội“Trốn thuế” (TP). – Facebooker Tin Không Lề: “Qua
vụ xử LS Lê Quốc Quân, các báo QĐND, TTXVN, Tiền Phong, Hà Nội Mới… đã
‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ hết rồi sao khi cho cụm từ ‘trốn thuế’,
‘tội trốn thuế’ vào trong ngoặc kép? Viết như thế có nghĩa là các tờ báo
này ủng hộ phe lề dân, khi cho rằng chuyện đem LS Lê Quốc Quân ra xử
‘tội trốn thuế’ chỉ là cái cớ để buộc các tội chính trị khác. Hay là do
không có tự do báo chí, nên các tờ báo này chỉ copy một cách máy móc từ
TTXVN? Khi TTXVN mắc lỗi thì tất cả các báo ‘ăn theo’ khác cũng bị lỗi
tương tự?“ - Báo VN: ‘Quân có nhân thân xấu‘(BBC).
- Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp (RFA/DĐXHDS). “Tổng
bí thư đảng cộng sản Việt nam tuyên bố Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh
của đảng. Đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa thể hiện nhận thức rằng
mình đứng trên pháp luật.” - Lời thề (pro&contra). “Trái với dư luận dai dẳng và đôi khi sốt hầm hập về tranh chấp ở tam giác thượng tầng chính trị Việt Nam, càng ngày tôi càng có cảm giác rằng bộ ba ngự lâm Nguyễn Tấn Dũng – Trương Tấn Sang – Nguyễn Phú Trọng là một khối bền vững, cùng sống, cùng chết và cùng hết lòng phụng sự chiếc ngai vàng của Đảng theo một phân công lao động hoàn hảo…”
- Thành lập cơ quan dân nguyện của QH đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu của QH (ĐBND).
- Cắt giảm biên chế công chức “cắp ô” để chống bội chi (VOV).
- Cứu hộ hình thức, cứu trợ đểu ở miền Trung (RFA).
- Gian lận bạc tỉ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội? (NLĐ). - Gian lận BV Mắt HN: BV sai nhưng không tham ô? (KT).
- Phóng viên báo Thanh Niên thường trú tại Đồng Nai bị bắt (TT). - Một phóng viên Báo Thanh Niên bị tạm giam (TN). - Bắt khẩn cấp một phóng viên vì làm ngơ cho lâm tặc (Soha). - Liên tiếp các nhà báo bị nhắn tin đe dọa hành hung tại Nghệ An (PL&XH).
- Trần Đức Thắng: TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC? (Bùi Văn Bồng). “Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV“.
- Tại sao có nhà mái bằng (Pín). “Và những ngôi nhà mái bằng xấu xí vẫn tiếp tục đua nhau mọc lên, chủ nhà không hề biết, đó không phải là mốt mà chỉ là cách đối phó của nhân dân trước 1 chỉ thị vi hiến“.
<- Suy ngẫm về chuyện giúp đỡ khắc phục thiên tai ở VN (Mạnh Kim). “Nhưng mà sẽ không bao giờ có một ông hay bà đại gia nào đó, đi Mercedes, đến tòa soạn, nói rằng họ sẵn sàng chia sẻ! Không bao giờ! Chưa bao giờ! Trong suốt lịch sử thảm họa thiên nhiên nước ta ba-bốn thập niên qua, dường như là chưa từng có câu chuyện nào đó tương tự. Sao vậy? Sự tử tế đối với họ khan hiếm đến mức đó sao? Họ sống ích kỷ như vậy quen rồi, hay chưa bao giờ được dạy về lòng bác ái?”
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 68) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Thị Hậu: MỘT NGƯỜI TRẺ ĐI SUỐT NGÀN NĂM (viet-studies).
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 11 (Bùi Văn Bồng).
- Chủ nghĩa Mao hồi sinh tại Trung Quốc (RFI).
- Mỹ – Hàn tăng cường răn đe Bắc Triều Tiên (RFI). Mỹ-Hàn ký chiến lược quân sự đối phó với Triều Tiên (TTXVN). - Tướng Mỹ yêu cầu để mắt tới Kim Jong-Un (VTC).
- Tổng thống Miến Điện thăm vùng Hồi giáo (BBC). - Bạo động tôn giáo ở Miến Điện (VOA). - Mỹ: Miến Ðiện cần hành động để chấm dứt bạo động giáo phái (VOA).
- Thái Lan : Kết tội khi quân lãnh đạo phe bảo hoàng (RFI).
- Nga truy tố năm thành viên Greenpeace về tội cướp biển (RFI).
- Obama hủy chuyến thăm Philippines vì việc đóng cửa chính phủ Mỹ (GDVN). - Obama ‘cắt giảm’ lộ trình công du ASEAN, Philippines ‘cắt cầu’ Trung Quốc (SM).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung – Mỹ đều quan tâm tới Đông Nam Á (PT). - Từ Syria tới Biển Đông, sức mạnh hải quân trở lại (VNN).
- Tuyên bố 258 và chặng đường dân chủ (Phi Vũ).
Báo nước ngoài đưa tin vụ xử LS. Lê Quốc Quân
- Viet Nam: Lawyer latest victim of government’s crackdown on dissent (Amnesty International). - Vietnam jails dissident Le Quoc Quan for tax evasion (AFP). - Jailing of Vietnamese dissident Le Quoc Quan was ‘politically motivated’ (SCMP). - Vietnam Le Quoc Quan sentenced to 30 months in jail (L4L). - Hanoi: 30 months in prison sentence for the Catholic lawyer Le Quoc Quan (Asia News). - Vietnam Dissident Sentenced to 30 Months in Jail (AP/ ABC).
- Phương Bích: Xử án “công khai” – Chính quyền tự tát vào mặt minh (Boxitvn). - Đồng hành cùng người yêu nước (DLB). - Không thể lấy toà án làm công cụ bảo vệ chế độ (Blog RFA). - Tổ chức Ân xá Quốc tế: Luật sư, nạn nhân mới nhất của chính sách đàn áp ở Việt Nam (DTD). - Hoa Kỳ nói bản án bất công khi Việt Nam bỏ tù người chỉ trích chính phủ vì ‘trốn thuế’ (DTD). - Kangaroo Court (Phi Vũ). - Lê Quốc Quân bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội trốn thuế (LĐ).
- “Đức trị” của cộng sản (DLB). - Trọng Chuốc Khinh (Đinh Tấn Lực). - Nếu Hitler sống lại, chắc sẽ mỉm cười ! (Tiến Hồng) (Thông luận).
- Dân chủ hóa và chỉ dấu từ hội nghị TƯ 8 (VNN). - Tiếp hết dân, không phải tiếp hết giờ (SGGP).
- Quảng Ninh, của chuột và người (Blog RFA). - Vì sao dân tự xử (TN).
- Người vợ lính ở Thủ Đức (ĐCV).
- Đà Linh Nguyễn Đức Hùng (Nhị Linh). - Phan Nhật Nam – Tính Thiện- Sự Thật Chỉ Là Một (DĐTK).
- Vài mẩu tin về một vụ cấp “bằng tiến sĩ danh dự” mới đây: Thêm một kỷ lục của sự lố lăng (Diễn Đàn). “Người
ta có thể tưởng là sự lố lăng của các ‘nhân vật của công chúng’ ở ta,
thường thì rất lớn nhưng cũng có giới hạn. Nhưng không, hai nguyên uỷ
viên bộ chính trị, một nguyên bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông,
một đương kim uỷ viên trung ương đảng, một thứ trưởng ngoại giao tại
chức, một ‘viện sĩ’, một ‘PGS.TS’, đương kim Hiệu trưởng Đại học Quốc
gia Hà Nội, vân vân, vừa chứng minh là kỷ lục của sự lố lăng và ngu dốt
rất có thể được vượt qua. Động lực lớn nhất dĩ nhiên là sự hám danh“.
- Đã có cơ chế nhưng… (PLTP).
- Nghệ An: UBND TP Vinh phản hồi bài “Khốn khổ vì quyết định thu hồi bìa đỏ “trời ơi” của chính quyền” (Tầm nhìn). - Nhiều sai phạm về đất đai ở Vũng Tàu: TP Vũng Tàu “lơ” chỉ đạo của tỉnh (PLTP). - Nhiều áp lực trong quản lý đất đai dài hạn ở Việt Nam (SGTT). - Trưởng thôn cũng lạm quyền (PLTP). - Phường ngâm hồ sơ nhà đất của dân (TT).
- Báo bão theo giờ… hành chính! (VHNA).
- Hà Nội: Vận động viên khuyết tật mòn mỏi chờ được thi hành án (DT). - Khổ như… nhân chứng – Kỳ 4: Hoang mang khi đụng chuyện (TN).
KINH TẾ- Các hoạt động kinh tế đang dần tăng tốc (TBNH). - Ngân hàng Phát triển Châu Á hạ mức dự báo tăng trưởng (VOA).
- Chuyên gia: Nợ xấu của Việt Nam rất bất định (TBKTSG). - Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu (TT). - Xử lý nợ xấu: Chậm vì nhiều “kính chuyển” (DN/DNSG). - VAMC: Mũi tên trúng nhiều đích (TBNH). -Vốn ngoại chầu chực mua nợ xấu… bất động sản (DT). - Xác định nợ công: Những điểm khác biệt (TC).
- Ngân sách Chính phủ VN kiệt quệ? (BBC). – Audio phỏng vấn Kinh tế gia Hà Huy Thành: ‘Bộ Tài chính hơi nóng vội’.
- Tín dụng nông nghiệp: vừa cho vay, vừa…run (ĐT).
- Giảm chậm, giá vàng trong nước lại cách xa thế giới (TBKTSG).
- EVN bị truy thu thuế nhập khẩu điện (VNN).
- Phạt nặng vi phạm về xăng dầu (NLĐ).
- Nhiều doanh nghiệp Bắc vẫn chưa “sợ” bất động sản (VnEco).
- Giá bán lẻ sữa chênh giá nhập khẩu tới 500% (ĐT).
- Tạm nhập tái xuất mặt hàng đường ăn: Khi các bộ “đá chân nhau” (DĐDN).
- Lại mua cá rồi… xù nợ (NLĐ).
- Cơ quan Bưu chính Mỹ vỡ nợ (VNE).
- Thủ tướng Nhật quyết định tăng thuế tiêu dùng để bù đắp nợ công (RFI).
- Hơn cả nói dối chính là… thống kê (SGTT). =>
- Thanh khoản: Lo dần là vừa (DĐDN). - Nới tiền tệ, lạm phát sẽ tăng (TP).
- ADP dự báo lạm phát cả năm 6,5% (PLTP). - Ngân hàng ADB dự báo: Kinh tế Việt Nam sắp khởi sắc (DV).
- Vụ Agribank trốn tránh nợ hàng trăm tỷ đồng: Đề nghị kê biên phát mãi trụ sở Agribank (LĐ).
- Những con số ấn tượng về TTCK (ĐTCK).
- Tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án chung cư Binh đoàn 12: Chủ đầu tư thứ cấp cũng là nạn nhân? (LĐ). - CenGroup bị tố lừa đảo hàng trăm tỷ: Khách hàng phải đòi tiền ai? (GDVN).
- Sữa xách tay “qua mặt” cơ quan chức năng (PLTP).
- Doanh nghiệp hại nông dân (SGGP).
- Vì sao các công ty Mỹ, Nhật Bản ‘chán’ Trung Quốc? (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Video: Dân làng Đường Lâm lại làm đơn xin trả lại danh hiệu (VTV).
- Liên tiếp mất trộm cổ vật đình, chùa xã Phù Lưu (QĐND).
- Quy tắc ứng xử cho người Thủ đô (TQ).
<- Phê bình nhiếp ảnh VN: Thiếu, yếu và chỉ có chê bai… (VH).
- Một thời khắc nghiệt và lãng mạn của nhà thơ Hoài Vũ (SK&ĐS).
- MỘT BƯỚC THÀNH “SAO”: Không để tuổi thơ trả giá (NLĐ).
- “Chiến thuật” MV của ca sĩ (NLĐ).
- Bí mật lời nguyền trải qua 4 thế hệ (QĐND).
- Lục Tiểu Linh Đồng – một đời gắn liền với ‘Tây du ký’ (VNE).
- Bắc Kinh phát hành cẩm nang ứng xử cho du khách Trung Quốc (RFI).
- Thanh đồng kể chuyện hầu thánh (TP).
- Tây Ninh: Chủ vườn đồng ý dẹp tượng ‘kinh dị’ (TN). (trói buộc đủ thứ...)
- Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn: Sợi chỉ đỏ dằn vặt (TTVH).
- THƠ và không chỉ là THƠ (Lê Thiếu Nhơn). BẮT ĐỀN THÁNG CHÍN (Trịnh Xuân).
- Núi Đoạn Sông Lìa – Phần 26 (Da màu). - Inrasara: Phong trào văn học nào bất kì cũng cần đến sự tổng kết, đánh giá (Inrasara).
- Đời sống âm nhạc: Bất cập vẫn hoàn bất cập (PT). - Bỏ giảng dạy, Trọng Tấn sẽ làm mỗi năm 1-2 liveshow (VOV).
- Cuối cùng “Thái sư Trần Thủ Độ” cũng được ra mắt “hậu thế” (SM) (vấn đề là có ai xem ko!). - Trước thềm LHP Việt Nam 18: Đông phim nhưng lắm “cỏ rác” (DV). - Gặp người từng có 10 giải Oscar (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Bỏ hay giữ thi tốt nghiệp THPT: Cần nhiều “đường ra” cho HS (VOV).
- “Chạy” trường vì thiếu niềm tin về chất lượng giáo dục (SM).
- Chưa có chương trình giáo dục cho học sinh khuyết tật (PNTP).
- Thủ khoa đất mũi Cà Mau (TP).
- Cô giáo tự tử sau khi bị kiểm điểm (VNN). - Bị kiểm điểm vì đốt tay học trò, cô giáo uống thuốc độc (Zing).
- Chơi nhảy dây, một học sinh rơi từ tầng 2 xuống đất (NLĐ).
- Nói đùa tai hại (NLĐ).
- Người Nhật sáng chế kính mắt có khả năng dịch tự động (RFI).
- Đổi mới giáo dục: Vận mệnh dân tộc là ở đây (TP). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Học sinh, sinh viên có vai trò quyết định khát vọng của dân tộc” (GDVN). =>
- Những rào cản, vướng mắc khi triển khai mô hình ngoài công lập? (GDVN). - Cự tuyệt thương mại hóa giáo dục đồng nghĩa với tự đầu hàng (VNN).
- Một phiên vào ‘chợ’ luận văn (TP).
- Câu chuyện về một bộ sách giáo khoa – Thư Hiên (Học thế nào).
- Bài 1 – Tiếng Anh học thuật là gì? (Giáp School).
- Trò nghèo xin vái trường tư (LĐ). - Vấn nạn phụ phí khiến nhiều học sinh ngậm ngùi nghỉ học (GDVN).
- Bị xem xét kỷ luật, một cô giáo tự tử (PLTP).
- “Trẻ” không chịu lớn (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Thủy điện đua nhau xả, hạ du lũ chồng lũ (TBKTSG). - Thủy điện xả lũ, dân tưởng vỡ đập (TT). - Thủy điện xả lũ, dân lo sốt vó (NLĐ). - Tan hoang sau trận lũ lịch sử (VNN). - Miền Trung cần tiếp sức (NLĐ). - Tan nát Liên Trạch (NLĐ). - “…Còn chồi nảy cây”! (TT). - Di dời khẩn cấp 33 hộ dân sinh sống dọc sông Vu Gia (TN).
- Đám tang vội trong mưa của Phó giám đốc sở (Zing). - Những điều chưa biết về Phó GĐ Sở Công thương Nghệ An bị lũ cuốn trôi (LĐ). - Quảng Nam: Một người bị nước lũ cuốn trôi (TP).
<- TPHCM: Mưa lớn, người dân bì bõm trong biển nước (NLĐ).
- Xe đạp điện: Quản hay thả?- Kỳ I (CT).
- Bán vé số nuôi mẹ bị ung thư (NLĐ).
- Chiêu lừa “kho báu 900 tỷ USD” của Hoa Mai Hội (VNN).
- Thịt chó Việt Nam trong mắt người nước ngoài (TP). - Đội cứu hộ chó mèo.
- Vụ khu vườn ‘kinh dị’: Chủ nhân tự dẹp những bức tượng (TN).
- Bên trong “nhà máy sản xuất trẻ em” ở Ấn Độ (VNN).
- Thụy Điển ‘tốt nhất’ về chăm sóc người già (BBC). - Dịch vụ “xuất khẩu người già” ở Đức bị lên án (TT).
- Phó giám đốc sở hy sinh trong lũ dữ (PLTP). - PGĐ Sở Công Thương bị lũ cuốn: Người đức độ, chí lớn (TCT). - Lại một người tử tế ra đi! (VHNA). - Tấm lòng vì dân như vậy thật hiếm có (LĐ). - Nước mắt trong đám tang tiễn đưa PGĐ Sở Công thương Nghệ An bị lũ cuốn (GDVN).
- 11 người chết và mất tích, hàng trăm người bị thương vì bão số 10 (TP). - “Rét và đói con ạ” (VNN). - Cạn nước mắt sau siêu bão (TP). - QUẢNG BÌNH CỦA MÌNH: TIẾNG CƯỜI THĂM NHAU SAU BÃO (Cu Vinh). - Thanh Hoá: 135 tỷ đồng trôi theo lũ (Infonet). - Kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung (DV).
- Vỡ đập tại Thanh Hóa nhấn chìm hàng nghìn hộ dân (GDVN). - Thủy điện đồng loạt xả lũ (TN). - Hàng nghìn người dân hoảng loạn vì tin đồn vỡ đập thủy điện (LĐ).
- Vượt khó cùng công nhân (SGGP).
- Trấn áp tội phạm (TN). - Bị bắt, “gái bán hoa” gạ… công an mua dâm (DV).
- Ban ngày làm thợ, tối làm chủ (SGTT).
- Người Việt thấp nhất khu vực (TT).
- Trung Quốc: Cha mẹ cãi nhau, vứt con xuống sông (TT).
QUỐC TẾ - Dư vị cay đắng của nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria (RFI). - Bắt đầu quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria (TTXVN).
- Thủ tướng Israel đả kích Iran vì chương trình hạt nhân (VOA).
- Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc (NLĐ).
- Chính phủ Mỹ đóng cửa sang ngày thứ hai (VOA). - Nhìn lại những lần chính phủ Mỹ ‘đóng cửa’. - Chính phủ đóng cửa, Tổng thống Obama rút ngắn chuyến thăm Châu. - Obama cắt ngắn chuyến thăm châu Á (BBC). - Obama hủy thăm Malaysia và Philippines (RFI). - Nước Mỹ tê liệt : Đọ sức Dân chủ – Cộng hòa tiếp diễn. - Thế giới 24h: Obama hủy thăm Malaysia, Philippines (VNN). - Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa lâu dài (NLĐ). - Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh (VOV). - Cuộc sống chung khó khăn giữa Voi và Lừa(ĐBND). =>
- Quân đội Mỹ lo ngại tác hại từ việc chính phủ ngừng hoạt động lâu dài (RFI). - Chương trình ‘bảo hiểm y tế vừa túi tiền’ đi vào hoạt động (VOA).
- Ý : Berlusconi trở mặt, Thủ tướng Letta thoát hiểm dễ dàng (RFI). - Thủ tướng Ý vượt qua bỏ phiếu tín nhiệm (BBC). - Thủ tướng Italia lo ngại chính phủ rơi vào bất ổn (VOV).
- Australia-Indonesia đạt thỏa thuận mới về mua bán gia súc (VOA).
- Edward Snowden được đề cử giải thưởng nhân quyền châu Âu (VOA).
- Hoa Kỳ trục xuất đại biện Venezuela để trả đũa (RFI). - Mỹ trục xuất 3 nhà ngoại giao Venezuela để trả đũa (TTXVN).
- Liên Hợp Quốc nhất trí tuyên bố viện trợ nhân đạo tại Syria (VOV). - Chiến binh Hồi giáo tại Syria tiến sát biên giới TNK (TTXVN).
- Mỹ có thể “vỡ nợ”? (TVN). - Ông Obama giảm công du vì khủng hoảng (TN). - 11 nỗi đau thương khi Chính phủ Mỹ đóng cửa (VNN). - Lịch sử những lần chính phủ Mỹ “đóng cửa” (PT). - Chính phủ đóng cửa: Mỹ là nhà nước thất bại? (KT).- Chính phủ Mỹ đóng cửa ảnh hưởng lớn tới quân đội (TP). - Hàng loạt nghị sỹ Mỹ trả lại lương vì xấu hổ (TP).
* RFA: Audio: + Sáng 2-10-2013; + Tối 2-10-2013; Video: + Đóng cửa chính phủ, nước Mỹ đi về đâu?; + Diễn biến phiên xử Luật sư Lê Quốc Quân; + Cuộc Sống Quanh Ta 02-10-2013; + Bản tin video tối 02-10-2013; + Bản tin video sáng 02-10-2013 .* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 02/10/2013; + Cuộc sống thường ngày – 02/10/2013; + Tài chính tiêu dùng – 02/10/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 02/10/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 02/10/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 02/10/2013; + Tiêu điểm – 30/09/2013; + Thế giới góc nhìn – 02/10/2013; + Thời sự 12h – 02/10/2013; + Thời sự 19h – 02/10/2013.
2052. LIỆU MỸ CÓ TUÂN THỦ LỆNH CẤM VŨ KHÍ SINH HỌC QUỐC TẾ?
Thứ Sáu, ngày 27/09/2013
TTXVN (Pretoria 22/9)
Theo Tạp chí “Toàn cảnh châu Phi” ngày 12/9, trong khi vấn đề kho vũ khí hóa học của Syria đang tràn ngập trên các bản tin của giới truyền thông thì chẳng mấy ai chú ý, quan tâm đến sự tuân thủ của Mỹ đối với nghĩa vụ quốc tế của nước này liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Công ước vũ khí sinh học (BWC) là hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý nằm ngoài Hiệp ước vũ khí sinh học. BWC có hiệu lực từ năm 1975, với sự tham gia của 165 nước và 12 vùng lãnh thổ và tái khẳng định Nghị định thư Geneva 1925 trong đó nghiêm khắc cấm việc sử dụng vũ khí sinh học. Hội nghị thứ 7 của BWC được tổ chức vào tháng 12/2011. Văn bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị đã kết luận: “Trong mọi trường hợp, việc sử dụng vũ khí vi khuẩn (sinh học) và độc tố đều bị nghiêm cấm theo quy định của Công ước và khẳng định quyết tâm của các nước thành viên lên án việc sử dụng bất kỳ tác nhân sinh học hay hóa chất độc hại nào khác ngoài vì mục đích hòa bình, bởi bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào”.
Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã chấm dứt mọi chương trình vũ khí sinh học của Mỹ. Năm 1975, Mỹ phê chuẩn cả hai văn bản: Nghị định thư Geneva 1925 và Công ước vũ khí sinh học 1972-BWC (các hiệp ước quốc tế cấm chiến tranh sinh học). Tuy nhiên, chương trình quốc phòng sinh học gần đây của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại Washington có thể theo đuổi việc nghiên cứu đó ngoài vòng pháp luật của BWC. Tháng 2/2008, Văn phòng kiểm toán chính phủ (GAO) công bố báo cáo GAO-08- 366 có nhan đề “Quốc phòng hóa học và sinh học, Bộ quốc phòng cần phải cải thiện nỗ lực để xác định và thông báo cho các cá nhân có khả năng tiếp xúc trong quá trình thử nghiệm hóa học và sinh học”. Báo cáo này cũng cho biết hàng chục nghìn nhân viên quận sự, dân sự có thể đã tiếp xúc với các chất sinh học và hóa học thông qua các cuộc thử nghiệm kiểm tra của Bộ Quốc phòng. Năm 2003, Lầu Năm Góc công bố đã xác định 5.824 nhân viên quốc phòng và khoảng 350 nhân viên dân sự có khả năng đã bị phơi nhiễm trong các cuộc thử nghiệm có tên gọi Đề án 112.
Hiện có nhiều tin tức từ các nguồn khác nhau cho biết Mỹ tiếp tục phát triển một thế hệ mới các loại vũ khí có thể phá hoại và làm suy yếu các hiệp ước quốc tế về chiến tranh hóa học, sinh học. Theo nhà báo Jeffrey Silverman, nguyên cố vấn cho Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, “Một số phòng thí nghiệm nằm rải rác ở Đông Âu có quan hệ chặt chẽ đến Chương trình Phòng chống phổ biến vũ khí sinh học và rất nhiều dự án khác trong đó. Đó chỉ là vỏ bọc cho những gì chắc chắn là một chương trình vũ khí tấn công. Nếu có thể tạo ra các chủng loại virus kháng kháng sinh, nghiên cứu sản xuất virus có thể ăn vi khuẩn, tấn công các vết nhiễm trùng mà sau đó virus kháng kháng sinh có thể tiếp cận nhanh chóng. Bất kỳ ai có loại thông tin này sẽ có thể kiểm soát vũ khí sinh học chiến trường”. Cũng theo Sliverman, “Một trong những phòng thí nghiệm vũ khí bí mật trên lãnh thổ nước Cộng hòa Gruzia đã cung cấp khí độc sarin cho lực lượng nổi dậy chống Chính quyền Assad. Mục đích rất đơn giản. Đây là cách duy nhất để “vấy máu lên kẻ thù” giống như luận điệu phụ họa của Thượng nghị sỹ Graham và McCain để ủng hộ Chính quyền Obama tấn công quân sự Syria”.
Tháng 7/2013, Ngoại trưởng Nga đã bày tỏ sự lo ngại của nước này liên quan đến việc công bố báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ: “Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, không phổ biến và giải trừ vũ khí năm 2012 là những vấn đề mà Nga cần thực hiện song song phù hợp với nghĩa vụ về Công ước vũ khí sinh học và độc tố (BTWC)”. Phản ứng trước tuyên bố trên, Ngoại trưởng Nga khẳng định: “Như mọi khi, không có bằng chứng nào được đưa ra. Trong khi đó, mối quan ngại của Mỹ có thể là quá chậm và loại bỏ hoàn toàn nếu như Mỹ không ngăn chặn việc tạo ra một cơ chế xác minh trong khuôn khổ của BTWC. Một cơ chế như trên có thể loại bỏ nhiều vấn đề nghi ngờ đối với Mỹ trong việc liên quan đến hàng loạt tổ chức của nước này hoạt động ứng dụng kép sinh học trên quy mô lớn. Như chúng ta đã biết kết quả của những hoạt động kiểu như trên có thể được sử dụng cho những mục đích trái với quy đinh tại điều 1 của BTWC”. Đồng thời Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: “Không có bằng chứng bằng văn bản nào cho thấy tất cả các đối tượng thuộc sự kiểm soát của Mỹ mà trước đó từng tham gia chương trình sinh học quân sự, đều bị phá hủy hay chuyển đổi sang các mục đích hòa bình phù họp với Điều 2 của BTWC. Và hoạt động sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ gần khu vực biên giới của Nga đã gây nên những quan ngại nghiêm trọng”.
Những e ngại nêu trên có căn cứ vững chắc. Một số phòng thí nghiệm của Lầu Năm Góc đang nằm (và thậm chí nhiều hơn nữa đang được xây dựng) ở những vùng phụ cận tiếp giáp biên giới Nga. Những nước thuộc Liên Xô trước đây bị lôi kéo tích cực tham gia quỳ đạo nỗ lực phát triển vũ khí sinh học của Mỹ, theo đó bao vây thế giới Hồi giáo, Trung Quốc và thực tế đã lan ra khắp toàn cầu.
Hoạt động tích cực của Lầu Năm Góc ở Ukraine
Mỹ đã tham gia xây dựng các phòng thí nghiệm vi sinh tại Ukraine. Theo báo Ukraina “2000”, một số người dân sống ở Kharkov đã đến văn phòng các nhà chức trách bày tỏ lo ngại về kế hoạch xây dựng một phòng thí nghiệm sinh học của Mỹ trong vùng lân cận thị trấn ngoại ô Shelkostantsia gần thành phố Merefa. Cũng theo tờ báo trên, Lầu Năm Góc đang trong quá trình xây dựng một mạng lưới các phòng thí nghiệm sinh học trên toàn Ukraine và chương trình đang trên đà phát triển toàn diện đến khắp khu vực biên giới của Nga, Belarus, Ba Lan và Moldova. Tại Ukraine, Mỹ đã hoàn thành xây dựng các phòng thí nghiệm ở Odessa, Dnepropetrovsk, Lugansk, Lviv, Vinnitsa, Ternopol, Uzhhorod, Kiev, Simferopol và Kherson. Người dân địa phương bày tỏ lo ngại về những hệ lụy đe dọa kéo theo trong trường hợp có sự rò rỉ các chất gây chết người. Tất cả các hoạt động nghiên cứu tại Ukraina được tiến hành theo Thỏa thuận hợp tác giảm thiểu các mối đe dọa ký kết vào tháng 8/2005. Nên nhớ rằng Lầu Năm Góc (không phải là một cơ quan dân sự mà là Bộ Quốc phòng) chịu trách nhiệm về chương trình này. Các Thỏa thuận tương tự cũng được ký kết với Gruzia, Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan and Uzbekistan. Thỏa thuận họp tác trong lĩnh vực vi sinh giữa Mỹ và Ukraine đã hết hạn vào tháng 5/2013 nhưng chương trình nghiên cứu thí nghiệm vẫn được thực hiện. Mỹ khẳng định chương trình này có thể kéo dài đến tháng 9/2017.
Gruzia - nơi thử nghiệm thực tế cho những nghiên cứu sinh học của Mỹ
Tháng 5/2013, nhà báo Jeffrey Silverman đã công bố những tin tức giật gân. Theo ông, một phòng thí nghiệm ở ngoại ô Tbilisi nghiên cứu phát triển một loại bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe, đang tiến hành thử nghiệm chủng virus đó trên người dân địa phương. Bài phỏng vấn với Jeffrey Silverman được đăng tải trên tờ báo địa phương ‘Kvela Siakhle ’ và sau đó được phát sóng trên tất cả các đài truyền hình của Gruzia. Trước đó, nhiều lo ngại về phòng thí nghiệm này đã được nêu trong bài báo của tác giả Joni Simonishvili vào năm 2011 với nhan đề “Vũ khí hóa học hay phòng thí nghiệm khảo cứu sức khỏe sinh học ở Tbilisi?” Phòng thí nghiệm trên đặt tại Alexeyevka, một căn cứ quân sự của Liên Xô bị bỏ rơi, hiện là vùng ngoại ô với hàng nghìn người dân sinh sống. Ong Silverman khẳng định cư dân của Gruzia đã trở thành mục tiêu của thí nghiệm nguy hiểm nhất, một trong những chủ đề đang được bàn cãi ở Gruzia hiện nay. Theo tác giả bài báo, các thí nghiệm với các chủng virus đã dẫn đến sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm như cúm lợn và bệnh sởi. Chính phủ Gruzia phủ nhận mọi cáo buộc liên quan. Silverman sẵn sàng đi xa hơn nữa đến tận cùng vấn đề. Ông cam kết sẽ công bố cho người dân Gruzia biết toàn bộ sự thật trong một thời gian ngắn nữa. Nhà báo này còn khẳng định thêm rằng còn nhiều nỗ lực hơn nữa đang được thực hiện để mở rộng chương trình, vũ khí hóa virus để sử dụng trong các cuộc chiến tranh sinh học. “Nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra, Gruzia có thể sẽ bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất. Tại phòng thí nghiệm Tbilisi, họ đang chuẩn bị bệnh than, bệnh sởi, bệnh dịch hạch đen và cúm H1N1. Có thể một sự lây lan nhân tạo các loại virus sẽ được tiến hành, ví dụ như bệnh sởi mà hiện đang là vấn đề nghiêm trọng đối với đất nước này”. Ngày 4/6/2013, Gennady Onishchenko, Chánh thanh tra cơ quan kiểm dịch của Nga, đã cáo buộc Mỹ sản xuất vũ khí sinh học tại Gruzia trong một căn cứ hải quân Mỳ với sự phối hợp của chính phủ Gruzia. Theo khẳng định của cơ quan kiểm dịch Nga: “Sự tồn tại phòng thí nghiệm quân sự do Mỹ quản lý nghiên cứu loại vi trùng nguy hiểm tại một quốc gia tiếp giáp với Nga đã làm dấy lên nhiều lo ngại và là một trở ngại trong quan hệ hợp tác Nga- Gruzia để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa dịch bệnh và kiểm dịch nào”.
Cũng theo Cơ quan kiểm dịch Nga, dịch bệnh sốt lợn châu Phi gần đây là một hành động chủ ý theo kế hoạch nhằm phá hoại kinh tế. Theo đó, loại virus này xuất phát từ nước láng giềng Gruzia, gây bùng phát dịch bệnh dữ dội ở phía Nam nước Nga. Ông Onishchenko cũng cho biết Mỹ tuyên bố xóa bỏ phòng thí nghiệm nhưng sau đó Viện nghiên cứu Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quốc gia của Gruzia đã tiếp quản điều hành phòng thí nghiệm trên. Cơ quan kiểm dịch Nga hy vọng nếu chính phủ Gruzia thực hiện tốt kế hoạch của mình thì Nga và Gruzia sẽ có thể hợp tác để kiềm chế mối đe dọa dịch bệnh.
Kazakhstan - ngôi nhà mới cho các phòng thí nghiệm của Mỹ
Cuối tháng 8/2013, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Mỹ đang xây dựng một phòng thí nghiệm bệnh dịch hạch công nghệ cao ở Kazakhstan. Trung tâm thí nghiệm nghiên cứu (CRL) ở Almaty, Kazakhstan dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Phòng thí nghiệm có kinh phí lên đến 102 triệu USD do Cơ quan quốc phòng giảm thiểu đe dọa (DTRA) của Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ với mục đích nghiên cứu những tác nhân sinh học có thể được sử dụng làm vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại nhân loại. Cụ thể hơn, CRL còn có nhiệm vụ nghiên cứu bệnh than và những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, đồng thời giữ cho các mầm bệnh luôn ở trong giới hạn an toàn. Bên cạnh đó, Phòng thí nghiệm này còn có nhiệm vụ thực hiện cuộc chiến toàn cầu về dịch bệnh nguy hiểm. Nhân vật môi giới trung gian cho Mỹ và Kazakhstan thực hiện kế hoạch xây dựng CRL là Charles Carlton, trung tá quân đội Mỹ, làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Astana của Kazakhstan. Ngoài ra, còn có một phòng thí nghiệm nhỏ hơn nằm dưới sự kiểm soát của Mỳ tại căn cứ quân sự ở thị trấn Otar, miền Tây Kazakhstan trên biển Caspian. Theo cáo buộc của các chuyên gia, phải chăng các phòng thí nghiệm này hoàn toàn có thể hoạt động như là trung tâm đầu não hay kho chứa các loại vũ khí sinh học của Mỹ hoặc các quốc gia khác? Tháng 7/2013, ông Onishchenko đã nói với các phóng viên: “Nga cần xem đây là một hành động tấn công đầy tiềm năng”.
Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi nỗ lực sinh học của Mỹ
Tháng 4/2013, một sỹ quan không quân Trung Quốc cáo buộc Chính phủ Mỹ đã tạo ra chủng bệnh cúm gia cầm mới, hiện đang hoành hành ở một số khu vực của Trung Quốc, như là một cuộc tấn công chiến tranh sinh học. Đại tá Dai Xu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tuyên bố Mỹ đã phát tán virus cúm gia cầm H7N9 vào Trung Quốc trong một hành động chiến tranh sinh học, theo như những gì đăng tải trên blog cá nhân của ông. Lời cáo buộc đầu tiên được đưa ra trên báo Southern Metropolis Daily thuộc quyền quản lý của Chính quyền Quảng Châu và sau đó được nhiều hãng tin châu Á đăng lại. Đại tá Dai Xu là một nhà nghiên cứu chiến lược quân sự, người trước đây từng thẳng thắn phê bình trong việc tìm cách kích động xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Viết trên Sina Weibo, một trang mạng xã hội do Trung Quốc xây dựng, tương tự như Twitter, khẳng định chủng cúm gia cầm mới được tạo ra là một loại vũ khí hóa học tương tự như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS). Theo nhận định của Dai Xu, Mỹ đã phát triển chủng virus này như một loại vũ khí sinh học nhằm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc. “Vào thời điểm đó, Mỹ đang can thiệp quân sự vào Iraq và lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tận dụng thời cơ để có những hành động khác. Đó là lý do tại sao Mỹ sử vũ khí sinh học-tâm lý học chống lại Trung Quốc. Tất cả đất nước Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn và đó chính là những gì Mỹ mong muốn. Giờ đây, Mỹ tiếp tục sử dụng chiến thuật cũ. Trung Quốc nên rút ra bài học và bình tĩnh giải quyết vấn đề”.
Vũ khí sinh học chống lại thế giới Hồi giáo
Tháng 8/2013, Tiến sỹ Kevin, một chuyên gia phân tích chính trị nổi tiếng, công bố thông tin gây chấn động, một loại vũ khí sinh học sẽ được phát tán trong vắc-xin phòng cúm ở các nước Hồi giáo. Nó sẽ làm biến đổi gen của con người để sản xuất ra một loại “phẫu thuật thùy não”, tiêu diệt toàn bộ phần não bộ liên quan đến tôn giáo và tâm linh. Nói cách khác, nó có thể khiến não bộ các nạn nhân của mình hạ xuống cấp độ thấp hơn giống như động vật (không giống như con người, không thể tạo ra niềm tin tôn giáo như não bộ trung tâm đã tạo ra cho họ). Thông tin trên được củng cố bằng một đoạn video rò rỉ từ Lầu Năm Góc do nhóm tin tặc Anonymous tấn công mạng lấy được. Video này mô tả chi tiết kế hoạch của quân đội Mỹ phát triển và triển khai vũ khí sinh học có thể tiêu hủy phần não bộ tiếp nhận thông tin tôn giáo với mục tiêu nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo. Barrett cho biết đề xuất vũ khí sinh học sẽ được phát tán trong các vắc-xin phòng cúm và “sẽ làm thay đổi cấu trúc gen của con người để sản sinh ra một loại hóa chất phẫu thuật não”. Ông đã gọi kế hoạch của Lầu Năm Góc là “hành động rõ ràng của tội diệt chủng” theo quy định của luật pháp quốc tế. “Văn hóa của xã hội Hồi giáo là nền văn hóa mạnh mẽ về tôn giáo và điều đó đã kết nối cả tất các xã hội với nhau. Sự hủy hoại cái nôi trung tâm của nền văn hóa 1,5 tỷ người sẽ là tội ác diệt chủng tồi tệ nhất được nỗ lực thực hiện hay thậm chí chỉ là kế hoạch dự tính”.
Barrett cũng cáo buộc Lầu Năm Góc là một mối đe dọa đến toàn thể nhân loại. Do đó, tôn giáo và tinh thần (cộng đồng Hồi giáo) cần phải hành động vì công lý. Kế hoạch của Mỹ nhằm xóa bỏ mọi sự kháng cự về tôn giáo, tâm linh trên giới phục vụ cho mục đích của Washington giành được nhiều quyền lực hơn và xâm lược các quốc gia. Theo hãng truyền thông Press TV, “nếu họ không thể tiêu diệt những người đòi hỏi công lý (người Hồi giáo), thì những kẻ biến thái của Lầu Năm Góc sẽ rất mong muốn sử dụng tất những vũ khí sinh học chống lại tâm linh tôn giáo để không ai có hành động đấu tranh công lý cho thế giới này. Tất nhiên điều này sẽ là dấu chấm hết cho toàn nhân loại”.
Tóm lại, trong khi kho vũ khí hóa học của Syria còn đang trong tầm ngắm của cộng đồng quốc tế thì vấn đề lớn hơn về các phòng thí nghiệm bí mật của Mỹ vẫn bị che lấp. Mỹ đang tích cực tham gia thực hiện các chương trình sinh học trên vùng lãnh thổ của các quốc gia khác, hành động vi phạm trắng trợn các cam kết quốc tế của chính nước này./.
2053. KẾ HOẠCH NGA-MỸ LÀM THAY ĐỔI “CUỘC CHƠI” TẠI SYRIA
Thứ Bảy, ngày 28/09/2013
TTXVN (Pretoria 27/9)
Đề xuất ngoại giao của Nga để chuyển giao các kho vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và sau đó tiêu hủy đã tạm thời đẩy lùi kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của Mỹ. Động thái này cũng đẩy diễn biến tình hình của Syria đến một giai đoạn mới. Tạp chí “Tin Trung Đông” có bài phân tích về vấn đề này như sau:
Phản ứng của các bên liên quan đến kế hoạch mới
Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, các cơ quan đặc biệt Mỹ đã thực hiện thành công chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, tung tin giả khiến cả thế giới tin rằng Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân. Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với triển vọng can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria. Tuy nhiên, bất chợt có sự đảo ngược tình thế trong diễn biến tình hình xung quanh vấn đề Syria. Ngày 9/9, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Syria có thể ngăn chặn hành động can thiệp quân sự của Mỹ nếu trong vòng 1 tuần trao toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình cho cộng đồng quốc tế giám sát. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kêu gọi Syria đặt các kho vũ khí hóa học của mình dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và sau đó tiêu hủy chúng.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem nhất trí với sáng kiến trên. Ngày 10/9, Ngoại trưởng Syria tuyên bố ông được ủy quyền khẳng định về sự ủng hộ của Syria đối với sáng kiến của Nga liên quan đến kho vũ khí hóa học của nước này theo quy định của Tổ chức phòng chống vũ khí hóa học. Ngoại trưởng Syria cũng khẳng định Damascus đã sẵn sàng báo cáo về địa điểm các kho vũ khí hóa học, ngừng sản xuất vũ khí hóa học và công bố các loại vũ khí này trước đại diện của Nga, Liên Hợp Quốc và các nước khác. Quyết định của Syria được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, Tổng thống Bashar al-Assad yêu cầu cần phải điều tra mọi vụ việc trong đó vũ khí hóa học đã được sử dụng, kể cả sự kiện tại Aleppo, địa điểm lực lượng nổi dậy chống chính phủ đã bắn tên lửa với đầu đạn được nhồi vũ khí hóa học giết chết hàng trăm người. Tổng thống Assad nhấn mạnh điều này cần phải được điều tra cụ thể, làm rõ tất cả các chi tiết, đặc biệt chính xác ai là thủ phạm gây nên tội ác. Syria và toàn thế giới dường như đã có một cơ hội tốt. Trong những ngày tới, Nga sẽ đưa ra kế hoạch giao nộp số vũ khí trên cho cộng đồng quốc tế kiểm soát.
Sự thật đằng sau cáo buộc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học
Ủy ban quốc tế điều tra về vấn đề Syria trong báo cáo mới nhất của mình, được đệ trình lên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva ngày 11/9, khẳng định chính lực lượng nổi dậy mới là “tội phạm chiến tranh khi thực hiện hành vi bắt cóc, tra tấn, hành quyết, giết người, bắt giữ con tin, tấn công các mục tiêu được bảo vệ, bao vây và pháo kích bừa bãi vào các khu vực dân cư…”. Thông tin trong báo cáo dựa trên các bằng chứng đã được thu thập trong khoảng thời gian hai tháng từ ngày 15/5-15/7/2013.
Những cáo buộc của Mỹ về việc quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học gần Damascus ngày 21/8/2013, gần như cùng với ngày các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến Syria, là hoàn toàn vô căn cứ. Quân đội Syria đã giành lợi thế trên thực địa trước lực lượng nổi dậy trong những tháng gần đây và rất vô lý khi khẳng định chính họ đã sử dụng vũ khí hóa học ngay trên khu vực quản lý của mình. Đồng thời cũng thật phi lý khi cho rằng Chính phủ Syria sử dụng vũ khí ngay tại thời điểm các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến điều tra về các vụ việc liên quan đến tấn công hóa học tại Damascus.
Việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria trong tháng 8 vừa qua là một hành động khiêu khích của lực lượng nổi dậy Syria nhằm tạo ra cái cớ để lôi Mỹ can thiệp quân sự vào Syria. Nhờ vậy, Mỹ kiên quyết khẳng định Chính phủ Syria phạm tội. Theo tuyên bố của Nhà Trắng dù rằng cuộc không kích đã bị tạm hoãn nhưng quyết định thực hiện tấn công quân sự không được đảo ngược.
Sự chỉ trích của Mỹ đã đi quá xa khi nhớ lại rằng chính Washington từng sử dụng vũ khí hóa học tại Việt Nam trong những năm 1970 khiến hàng nghìn thường dân vô tội thiệt mạng. Hiện vẫn còn nhiều trẻ em lớn lên phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc do chất độc màu da cam gây ra. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã thực hiện bốn cuộc chiến tranh tấn công các nước Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya.
Tại Nam Tư và Iraq, quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí urani nghèo gây thảm họa sinh thái và ô nhiễm phóng xạ. Tại Iraq, vũ khí hóa học này đã dẫn đến sự gia tăng bệnh ung thư ảnh hưởng lớn đến người lớn và trẻ em. NATO ném bom Nam Tư năm 1999 gây nên thảm họa môi trường xung quanh sông Danube. Thậm chí, Áo đã không cho máy bay chiến đấu của NATO bay qua không phận của mình và cảnh báo sẽ thực hiện hành vi phòng vệ trong trường hợp NATO vi phạm. Điều đáng chú ý, Áo đưa ra quan điểm tương tự đối với tình hình Syria hiện giờ. Áo cũng từ chối ủng hộ hành động quân sự nếu không có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an và tuyên bố không cho máy bay chiến đấu của NATO sử dụng không phận của mình.
Tại Syria, Mỹ cũng theo đuổi cùng một mục tiêu: Lật đổ chế độ hiện nay bằng mọi cách. Thật là đạo đức giả khi Washington tuyên bố kế hoạch hành động của mình “không tính đến việc can thiệp vào cuộc nội chiến”. Cái kiểu “tránh can thiệp vào công việc người khác” trên thực tế có nghĩa kế hoạch của Mỹ bắt đầu một cuộc chiến tranh chống Syria với sự liên kết cùng al-Qaeda.
Con đường ghập ghềnh phía trước
Tại thời điểm này, kế hoạch tấn công quân sự Syria đã bị trì hoãn. Đặc phái viên Liên Họp Quốc và Liên đoàn Arab về Syria Lakhdar Brahimi đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 13/9 tại Geneva để cùng nhau hội đàm. Theo ông Lakhdar Brahimi, một thỏa thuận đạt được sẽ đặt vũ khí hóa học Syria nằm dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế. Vòng tiếp theo của cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào ngày 28/9 đế thảo luận về triển vọng Hội nghị Geneva-2. Tuy nhiên, diễn biến tình hình còn rất kịch tính. Một chiến thuật ngoại giao đã mở rộng cơ hội cho các bên cùng tham gia một cuộc chơi lớn trong và xung quanh vấn đề Syria. Cộng đồng quốc tế vẫn phải đối mặt với tình trạng chống đối giữa các lực lượng muốn thực hiện kế hoạch thay đổi chế độ Assad cũng như những người phản đối kế hoạch xâm lược. Chắc chắn các đối thủ phản đối sáng kiến của Nga sẽ làm mọi cách để thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết có thể tránh thực hiện kế hoạch kiểm soát khủng hoảng hiện thời và lôi thế giới trở lại trạng thái bên bờ vực của một cuộc tấn công quân sự.
Lộ trình sửa chữa cho hành động này khá đơn giản. Yếu tố cốt lõi ở đây là đòi hỏi thỏa thuận của Syria để chuyển giao vũ khí khỏi quyền kiểm soát Damascus. Tuy nhiên, kế hoạch này dễ dàng bị cản trở bởi hiện giờ còn nhiều phe nhóm vũ trang, tổ chức khủng bố hoạt động ở Syria được Mỹ cùng đồng minh hậu thuẫn, cung cấp tiền bạc và vũ khí.
Sau đó Chính quyền Assad sẽ bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận để kích động cho cái gọi là thực hiện tấn công trừng phạt. Có thể có một kế hoạch khác nhưng mục tiêu sẽ vẫn như cũ, đưa sáng kiến của Nga ra khỏi chương trình nghị sự và quay ngược lại thời khắc Nhà Trắng có thể quyết định mình có quyền tự do hành động, thực hiện một cuộc tấn công quân sự trong khi phe phản đối trong Quốc hội Mỹ và trên thế giới đang bị yếu đi. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần thảo luận nhưng nội dung chính của thỏa thuận về Syria gồm những điều khoản chính đã rất rõ ràng:
Thứ nhất, chấm dứt hành động chiến đấu giết hại lẫn nhau tại Syria để đảm bảo an ninh trong khi vũ khí được chuyển giao cho cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, cần có sự đảm bảo vững chắc từ Mỹ và các nước khác là sẽ không tấn công Syria.
Thứ ba, đảm bảo an ninh cho nhân viên quốc tế hoạt động vì kế họach này tại Syria.
Sáng kiến của Nga đã đẩy lùi mối đe dọa chiến tranh nhưng những kẻ xâm lược tiềm tàng không thể bị biến thành người ủng hộ hòa bình một cách bất thình lình (chỉ có nguy cơ trả đũa từ đối thủ ngang sức ngang tài mới có thể khiến họ tỉnh ngộ). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn thảo: Liệu sáng kiến của Nga chỉ là tạm thời hay đã đảo ngược được tình thế? Liệu sự từ bỏ kế hoạch chiến tranh của Washington có thành thật? Liệu đây có phải là sáng kiến cuối cùng? Có rủi ro rất lớn trong việc chống lại những trở ngại trong và ngoài nước trong quá trình chuẩn bị thực hiện kế hoạch can thiệp quân sự, Chính quyền Obama quyết định đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra (lật đổ Tổng thống Assad, dựng lên một chính phủ nắm quyền thân Mỹ, đẩy cỗ máy chiến tranh đến gần biên giới Iran) bằng các công cụ ngoại giao. Và đây là những vấn đề còn bỏ ngỏ đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Không nên ảo tưởng về các mục tiêu trong chính sách của Mỹ. Những người đại diện cho hòa bình ở Trung Đông đang tìm cách câu giờ trong khi Mỹ sẽ tiếp tục tìm mọi cớ để phát động một cuộc chiến tranh can thiệp quân sự mới.
***
Theo diễn biến mới nhất, Syria đã công khai tuyên bố
kế hoạch gia nhập Hiệp ước không phổ biển vũ khí hạt nhân và trong
chừng mực nào đó, mối đe dọa chiến tranh đã bị loại bỏ. Đồng thời, Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc Ban-ki-moon hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry về vũ khí hóa họccủa Syria. Barack Obama và lãnh đạo các nước châu Âu cũng bày tỏ sự hài lòng với thỏa thuận này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại tuyên bố cho dù có đạt được thỏa thuận giữa Washington và Moskva, quân đội Mỹ vẫn trong tình trạng trực chiến để thực hiện hành động quân sự với Syria. Dưới dây ỉà phân tích của Đại sứ Iran tại Jordan Mohammad Irani:
Nếu cuộc tấn công của Mỹ đối với Syria không diễn ra, một bước đi quan trọng đã được thực hiện trong việc ngăn ngừa sự lan rộng khủng hoảng ra toàn khu vực. Những điều kiện mới nhất do Mỹ đưa ra dựa trên thế mạnh sẽ thực hiện tấn công quân sự Syria trong chừng mực nào đó đã được kiểm soát thông qua những nỗ lực ngoại giao của Moskva. Tất nhiên, rõ ràng là việc chấp nhận sáng kiến của Nga đã vượt khỏi khuôn khổ một cuộc diễn tập chính trị. Xu thế tình hình trong nội bộ chính trường Mỹ nhìn chung cho thấy các cơ quan có trách nhiệm không mấy sẵn sàng thực hiện kế hoạch tấn công quân sự. Lý do dẫn đến tình trạng trên là:
Thứ nhất, khả năng sẽ không có sự chấp thuận của Quốc hội về kế hoạch hành động quân sự, sự phản đối của đa số người dân Mỹ, những lo ngại về chi phí dành cho cuộc chiến, sự gián đoạn trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia… là mối lo ngại lớn đối với Tống thống Barack Obama những ngày này. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác như hậu quả khó lường khi can thiệp quân sự, khả năng lan rộng của cuộc chiến; sự thiếu hợp tác nghiêm trọng của một sổ đồng minh châu Âu… đều có thể dẫn đến sự chậm trễ hoặc hủy bỏ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria.
Thứ hai, Obama cho rằng sáng kiến của Nga, kế hoạch để cộng đồng quốc tế giám sát vũ khí hóa học ở Syria, sự chấp nhận của chế độ cầm quyền ở Damascus đều là kết quả thu được sau hành động đe dọa tấn công của Mỹ. Nếu quả thật như vậy thì dường như Tổng thống Obama đã đúng về kế hoạch này và sau đó Nhà Trắng tiếp tục thực hiện đe dọa, đưa ra tuyên bố vào thời điểm phù hợp và những áp lực sẽ vẫn tồn tại. Một vấn đề luôn được đặt ra là Barack Obama và Nhà Trắng thực sự đang tìm kiếm điều gì ở Syria? Làm Bashar al-Assad suy yếu, lật đổ chính phủ hiện nay, sử dụng quyền lực siêu cường răn đe khu vực để hỗ trợ chiến lược Chính phủ Israel hay xác định phương trình cân bằng quyền lực quốc tế?
Có lẽ mục đích quan trọng thất của Mỹ đối với Syria là giải trừ quân bị, không để Syria sử dụng vũ khí hóa học trong những tình thế quan trọng, đặc biệt là sử dụng để răn đe các nước trong khu vực. Trong trường hợp này, với cam kết của Nga, sự giám sát, kiểm soát của các tổ chức quốc tế thì mục tiêu trên của Mỹ đã đạt được mà không phải cần chiến tranh mà kéo theo nhiều hậu quả nặng nề sau đó. Nga cũng phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến hành động đe dọa tấn công quân sự của Mỹ. Nếu cuộc tấn công này xảy ra, rõ ràng Nga sẽ không thể thực hiện biện pháp trả đũa và sẽ phải gánh chịu hậu quả tiêu cực nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực. Vì vậy, kế hoạch của Nga được xác định trong việc đưa ra một kế hoạch giám sát, kiểm soát dựa trên lợi ích chiến lược của họ.
Đồng thời, cần phải nhớ ràng cách thức, xu thế, phương pháp thực hiện sáng kiến này vẫn chưa được đưa ra. Sự giám sát của cộng đồng quốc tế đối với vũ khí hóa học ở Syria (vấn đề trọng tâm nhất) không có định nghĩa rõ ràng. Liệu việc giám sát này có chỉ giới hạn trong sử dụng vũ khí hóa học bên trong lãnh thổ Syria, ngăn chặn vũ khí rơi vào tay lực lượng Takfiri và các nhóm cực đoan cấp tiến (mà bản thân từng vấn đề đều đáng quan tâm đối với các bên tham chiến) hay việc tiêu hủy vũ khí hóa học vẫn được tiến hành trong mọi trường hợp, kể cả sự can thiệp quân sự của nước ngoài hoặc trong trường hợp Israel tấn công Syria? Có vẻ như trần quy định trong thỏa thuận của Mỹ với Nga chỉ là tiêu hủy hay hoàn toàn từ bỏ các loại vũ khí hóa học.
Sáng kiến của Nga là một bước đi quan trọng trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực. Đó là lý do tại sao sáng kiến này được cộng đồng quốc tế hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng nếu vấn đề này vẫn được phương Tây tính toán, xem xét khi Nga và Syria đã rút lui thì sau đó có lý do khiến người ta lo ngại rằng sẽ có thêm nhiều mối đe dọa và áp lực dưới nhiều dạng thức và cái cớ khác nhau dành cho Syria.
***
Tạp chí “Trung Đông” mới đây có
bài phỏng vấn Tiến sỹ Bahram Amirahmadian, chuyên gia các vấn đề quốc tế
về việc Syria trở thành thành viên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân (NPT) và vai trò của Nga, Mỹ, các nước Arab trong diễn biến tình
hình Syria.- Mỹ và Nga đã đề xuất một kế hoạch mới về Syria. Các chi tiết của kế hoạch này là gì?
- Kế hoạch này đề cập đến một số điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, các nước đã thuyết phục Syria thừa nhận có vũ khí hóa học. Một mặt nỗ lực của Syria để gia nhập NPT đã giảm thiểu khả năng các mối đe dọa có thể tạo ra từ sự sụp đổ của Chính quyền Bashar al-Assad và đề phòng quân đội chính phủ hay lực lượng nổi dậy tiếp cận sử dụng các kho vũ khí hóa bọc này. Trên cơ sở thỏa thuận được đưa ra, các loại vũ khí này phải được bàn giao cho Liên hợp quốc dưới sự giám sát của tổ chức này, sau đó vũ khí hóa học sẽ được tiêu hủy.
Thứ hai, dường như cộng đồng quốc tế đã đạt được những điều khoản tích cực trong thỏa thuận này và đương nhiên phải đưa ra một số nhượng bộ đối với Nga. Những gì được đề xuất bắt nguồn từ vấn đề Nga luôn nhấn mạnh rằng Chính phủ Syria không được sử dụng những loại vũ khí này. Cách tiếp cận này có nghĩa vũ khí hóa học của Syria đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga và các đơn vị quân sự của nước này đang đồn trú tại Syria. Trên cơ sở đó, đế đổi lấy những nhượng bộ trao cho cộng đồng quốc tế và sẽ dẫn đến giảm chi phí cho các cường quốc thế giới trong tấn công Syria, Nga đã đặt điều kiện Bashar al-Assad không bị đưa ra xét xử là tội phạm chiến tranh bởi dựa trên những khái niệm hiện có, Tổng thống Syria có thể phải đối mặt với tội danh này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc cứu Bashar al-Assad khỏi bị đưa ra xét xử là điều không dễ đàng được cộng đồng quốc tế chấp nhận, vấn đề này không chỉ được Mỹ mà còn có nhiều tổ chức liên quan đến Liên hợp quốc, tổ chức nhân quyền, tổ chức quốc tế giám sát vấn đề này theo đuổi. Ngoài ra, người dân Syria, những người đã phải chịu đựng đau khổ, chắc chắn sẽ đòi lại những gì mà họ đã mất. Nếu có 100 người theo đuổi vụ kiện vì 100.000 người đã phải thiệt mạng trong các cuộc đụng độ, thì chắc chắn họ sẽ theo đuổi vụ kiện Chính phủ Syria đến cùng. Vì vậy, việc đảm bảo của Nga, Mỹ về việc Assad không bị đưa ra tòa sẽ là chưa đủ bởi vì vấn đề này sẽ được theo đuổi thực hiện bằng các cơ chế, thể chế khác.
+ Mỹ tuyên bố nếu Syria vi phạm Hiệp ước không phổ biển vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không cần đợi sự đồng ý của Liên hợp quốc để tấn công Syria. Ông đánh giá như thế nào về quan điểm của Mỹ từ nghi ngờ, phỏng đoán cuối cùng quyết định kiềm chế không tấn công Syria?
Trong giai đoạn chuẩn bị tấn công Syria, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố rõ ràng trong một bài phát biểu rằng Mỹ có thể không tấn công Syria nếu nước này giao nộp kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế để tiêu hủy. Ngay lập tức Nga nắm lấy sáng kiến của Ngoại trưởng Kerry và Bộ Ngoại giao Nga đề xuất vấn đề vũ khí hóa học với Syria do mối quan hệ thân tình giữa Moskva và Damascus. Cuối cùng Nga đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm về sáng kiến này. Vì Nga dự định đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế nên Moskva đã ngay lập tức sử dụng cơ hội trên cùng ảnh hưởng của mình đối với Syria để đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán, buộc Ngoại trưởng Syria Walid Muallem thừa nhận nước mình có sử dụng vũ khí hóa học và đồng ý giao nộp cho cộng đồng quốc tế. Do vậy, dường như Mỹ đã thể hiện sự kiên quyết trong kế hoạch của mình rằng nếu sáng kiến của Nga không thành công, nếu Nga và Syria có ý định câu giờ thì Washington sẽ ngay lập tức thực hiện tấn công quân sự. Lý do chính là Mỹ ban đầu tuyên bố cho phép 1 tuần trì hoãn, sau đó nói rằng cho phép 15 ngày và gần đây nhất cho phép 1 tháng, cần phải nhớ rằng quá trình này sẽ phải kéo dài và quá trình bàn giao, tiêu hủy vũ khí hóa học rất nhạy cảm, tốn kém. Rất có khả năng quá trình này sẽ bị gián đoạn nửa chừng do các phần tử khủng bố sẽ thực hiện một cuộc tấn công, khiến tình hình khủng hoảng càng thêm phức tạp. Do đó, tối hậu thư một tuần của Mỹ trên thực tế là vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận và điều này cho thấy Mỹ vẫn ấp ủ kế hoạch tấn công Syria.
Do vậy, bất kỳ hành động thiếu nghiêm túc nào cũng sẽ dẫn đến thảm họa. Điều này có nghĩa nếu một số quan chức Syria có ý định tạo ra vấn đề cho Chính quyền Assad thì họ có thể phá vỡ kế hoạch này, tạo cho Mỹ cái cớ để can thiệp quân sự. Do đó, dường như cách tốt nhất đối với Mỹ và cộng đồng quốc tế là xác định một tối hậu thư càng sớm càng tốt và đối với Chính phủ Syria là khẳng định thực hiện theo đúng lịch trình đề ra nhằm ngăn chặn thảm họa này. Nếu không, Mỹ đang rình rập sẵn sàng phát động cuộc không kích quân sự Syria mà điều này cuối cùng sẽ chỉ tạo nên sự hỗn loạn cho toàn khu vực.
+ Pháp đã thỏa thuận với ba nước Arab là Saudia Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy Syria. Điều đó cho thấy hiện có rất nhiều mâu thuẫn giữa các nước
và với Mỹ về vấn đề tấn công Syria. Hay nói cách khác phải chăng ba nước Arab thất vọng về quyết định của Mỹ không tấn công Syria?
- Pháp, các nước Arab và Mỹ có thể hành động phối hợp cùng nhau hoặc đơn lẻ. Giả thuyết nói trên là điều không thể bởi nếu Mỹ tấn công Syria, làm suy yếu sức mạnh quân sự của Chính quyền Assad thì sau đó họ sẽ phải tìm ra giải pháp thay thế cho chính phủ đã bị lật đổ. Chính phủ lâm thời không thể trao cho cho các phần tử cực đoan hay al-Qaeda bởi vì đây sẽ là điều bất lợi nghiêm trọng đối với tất cả các bên, đặc biệt là những nước láng giềng Syria bằng cách này hay cách khác đang hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa. Đó là lý do tại sao các cường quốc phương Tây và khu vực dự kiến tìm một lực lượng thay thế không nằm trong số các phe nhóm cực đoan, trung thành thực hiện các điều khoản quy định của quốc tế trong khi Chính phủ Syria thực hiện các cam kết của mình về giải trừ vũ khí hóa học cũng như sẽ trong tình trạng bị làm suy yếu (tiêu hao lực lượng mũi nhọn là vũ khí hóa học và binh sỹ). Ngoài ra, số vũ khí mà phe nổi dậy hiện có chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ và từ bây giờ, lực lượng đối lập cần phải có những vũ khí chiến lược, hạng nặng để cân bằng phương trình sức mạnh. Đó là lý do tại sao Pháp và một số nước Arab đã lên kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy nhưng lại chưa tuyên bố về thời điểm chuyển giao. Ngay giờ đây, đã đến lúc cho Pháp và ba nước Arab nói trên hành động và số này có thể đóng vai trò trong diễn biến tình hình liên quan đến cân bằng quyền lực ở Syria và ngăn chặn thảm họa không mong đợi.
+ Phải chăng điều này cũng giống như Ai Cập nơi Mỹ không can thiệp quân sự và Saudia Arabia một mình đơn phương ủng hộ lực lượng chống đối Morsi?
Chắc chắn là không phải như vậy vấn đề Ai Cập và Syria hoàn toàn khác nhau. Lý do là vì: (1) Phe đối lập chống Morsi được quân đội hậu thuẫn trong khi tại Syria quân đội đứng về phía chính phủ. Nói cách khác đó là lực lượng quân đội ý thức hệ. Tại Ai Cập, không có cấu trúc hệ đối với quân đội và cuối cùng, lực lượng vũ trang đứng về phía người dân cùng sức mạnh quyền lực mà quân đội nắm giữ; (2) Phe đối lập chống Chính phủ Syria được trang bị vũ khí và điều này có nghĩa là nội chiến đang xảy ra tại Syria. Tuy nhiên, không có chiến tranh tại Ai Cập. Lực lượng đối lập tại Cairo cũng tham gia gây nên khủng hoảng nhưng chưa từng sử dụng vũ khí bởi vì cấu trúc của Anh em Hồi giáo là hoàn toàn khác; (3) về cơ bản, sự can thiệp vào tình hình hai nước cũng khác nhau. Saudia Arabia đưa quân đội vào Bahrain, hỗ trợ 6 tỷ USD cho Ai Cập và ở Syria, Riyadh cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy. Tuy cách thức khác nhau nhưng đều có chung mục đích là để bảo vệ lợi ích của chính quyền Saudia Arabia.
+ Quốc vương Kuwait đã gặp Tổng thống Obama. Ông đánh giá như thế nào về cuộc gặp này và việc đàm phán liên quan đến diễn biến tình hình Trung Đông và khủng hoảng Syria?
- Nếu chúng ta có ý định đánh giá tình hình khu vực thì Kuwait là một ví dụ điển hình bởi nước này được xem là trung tâm của các căn cứ quân sự ở vùng Vịnh Persian. Đương nhiên, các nước này có quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Hơn nữa, sức mạnh quân sự không tồn tại để ngăn chặn khả năng tấn công Syria, về cơ bản, chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến tranh vùng Vịnh để kết thúc sự chiếm đóng Kuwait không phải do quân đội Kuwait thực hiện mà chính là quân đội Mỹ đã thực hiện hành động quân sự để loại bỏ những kẻ chiếm đóng. Chính phủ Kuwait là đồng minh của Mỹ và sẵn sàng duy trì mối quan hệ này dưới mọi hình thức và mọi điều kiện. Cả Qatar và Bahrain đều tuyên bổ sẵn sàng cho thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ nước mình. Tóm lại, với toan tính chiến lược của các nước lớn và đồng minh khu vực, Trung Đông còn lâu mới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và là điểm nóng xung đột của thế giới./.
Đề cập chính trị ở Việt Nam
Hôm qua Tòa án thành phố Hà Nội tuyên án 30 tháng tù giam cùng với 1,2 tỉ tiền phạt, truy thu 600 triệu đồng đối với luật sư, nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh “trốn thuế.” Trong khi đó, cách đây vài ngày một người khác ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Thấy lạ chưa? Và sự liên quan giữa những chuyện như thế này và nền chính trị của Việt Nam là như thế nào?
Cách đây hai tuần tôi cùng một số đồng nghiệp từ nhiều nước khác nhau đã tập hợp tại Praha để cùng trao đổi về một vấn đề khá thú vị: Đó chính là những vấn đề nổi bật trong việc giới thiệu và tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam cho những người có quan tâm.
Điều nghịch lý là công trình này ban đầu xuất phát từ sự quan tâm của một số người ngoài Việt Nam muốn có cách hiểu rõ hơn về nền chính trị của Việt Nam đương đại. Những người này, vốn đang theo học những chương trình cao học ở Trung Âu, đã gặp không ít khó khăn khi bắt đầu nghiên cứu về chính trị-xã hội Việt Nam.
Vấn đề chủ yếu những sinh viên cao học đã nêu rõ là tư liệu sẵn có về chính trị ở Việt Nam có nhiều hạn chế. Những bài báo dù thú vị thường là quá đơn giản. Những bài viết học thuật có tính chất quá cụ thể và phức tạp.
Ban đầu chúng tôi đã đặt câu hỏi, sinh viên (ở ngoài Việt Nam) muốn tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam phải đặt trên cơ sở nào? Thế nhưng, sớm trong quá trình trao đổi chúng tôi thấy rõ sự quan trọng của câu hỏi này đối với cả nước Việt Nam nói chung.
Biết giới thiệu về môn chính trị ở Việt Nam hiện nay như thế nào đây? Bản thân tôi biết một chút thôi. Chẳng hạn biết về chương trình học Mác-Lê-Hồ Chí Minh trong năm đầu của các trường đại học trong phạm vi cả nước. Lo ngại cơ bản của tôi đối với nội dung trong những chương trình thuộc mô hình này là nó chủ yếu mang tính mà người Việt gọi là “nhồi sọ.” Ra lệnh các sinh viên (hay “đối tượng”?) “phải nghĩ gì,” không khuyến khích một ý thức hệ độc lập, khách quan.
Thực vậy, ngoài những môn này, có vẻ ở Việt Nam chính trị vẫn là một lĩnh vực dân thường không được khuyến khích tìm hiểu một cách độc lập. Thay vì nó, chính trị ở Việt Nam vẫn mang ý nghĩa nhất định theo đường lối đảng, quan điểm chủ quan, lý thuyết giáo điều nên người dân không có cơ hội tiếp cận một cách khách quan.
Nghiên cứu về chính trị một cách khoa học, có tính phê bình, mà vẫn tôn trọng những phương pháp kinh nghiệm hiếm có ở Việt Nam. Nó khác hoàn toàn với việc bày tỏ chính kiến trên Blog hay Facebook.
Hơn nữa, cũng có những cách tiếp cận chính trị khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực thường được gọi là “khoa học chính trị” (political science) hay “chính trị học” (politics) là một cách tiếp cận tương đối hẹp vì chủ yếu liên quan đến nhà nước, chính phủ, và những vấn đề xoay quanh nó. Trong khi đó, xã hội học chính trị (political sociology) mang một ý nghĩa rộng hơn, cho rằng chính trị là về mối quan hệ giữa quyền lực và những nỗ lực để giành được, duy trì và mở rộng quyền lực.
Theo tôi biết, gần đây cũng đã có một số nỗ lực ở Việt Nam để phát triển một ngành chính trị học gần gũi hơn với ngành này ở ngoài Việt Nam. Nhưng làm như thế cũng khó trong khi vẫn còn một môi trường hạn chế.
Trong những tháng tới, chúng tôi (một nhóm những nhà khoa học xã hội) sẽ phấn đấu cho ra đời những tư liệu có thể giúp những người muốn tìm hiểu về chính trị ở Việt Nam. Trong quá trình làm việc sẽ trao đổi, tiếp xúc với nhiều người Việt Nam từ mọi phía.
Tư liệu này sẽ được dịch sang tiếng Việt và sẽ có mục tiêu làm rõ những khái niệm cốt lõi, những quan điểm lý thuyết khác nhau, và những phương pháp lý thuyết phải biết khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về chính trị ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng công trình sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề chính trị của đất nước hiện nay. Hiểu rõ hơn những cơ hội và rủi ro trước mặt. Và góp phần vào nỗ lực xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và văn minh.
JL
QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC - Phần 11
(tiếp theo - Phần
11)
... XVI.
Hệ thống hậu toàn trị đồng nghĩa với cuộc tấn công tổng lực vào con người, và con người đứng lên chống lại nó một cách cô độc, bị bỏ quên và cô lập. Cho nên, rất tự nhiên là mọi "phong trào bất đồng chính kiến" đều là các phong trào tự vệ rõ rệt: chúng tồn tại để bảo vệ con người và những mục tiêu chân chính của cuộc sống chống lại các mục tiêu của hệ thống.
Ngày nay, nhóm KOR Ba Lan được gọi là "Ủy ban vì Tự vệ Xã hội". Từ "tự vệ" xuất hiện trong những cái tên của các tổ chức khác ở Ba Lan, nhưng thậm chí Nhóm quan sát Helsinki ở USSR (Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết) và chính Hiến chương 77 của chúng ta cũng có tính tự vệ trong bản chất.
Hệ thống hậu toàn trị đồng nghĩa với cuộc tấn công tổng lực vào con người, và con người đứng lên chống lại nó một cách cô độc, bị bỏ quên và cô lập. Cho nên, rất tự nhiên là mọi "phong trào bất đồng chính kiến" đều là các phong trào tự vệ rõ rệt: chúng tồn tại để bảo vệ con người và những mục tiêu chân chính của cuộc sống chống lại các mục tiêu của hệ thống.
Ngày nay, nhóm KOR Ba Lan được gọi là "Ủy ban vì Tự vệ Xã hội". Từ "tự vệ" xuất hiện trong những cái tên của các tổ chức khác ở Ba Lan, nhưng thậm chí Nhóm quan sát Helsinki ở USSR (Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết) và chính Hiến chương 77 của chúng ta cũng có tính tự vệ trong bản chất.
Theo chính trị học truyền thống, cương lĩnh tự vệ này là dễ hiểu, mặc dù nó có
vẻ nhỏ bé, tạm thời và về bản chất là tiêu cực. Nó không đưa ra bất kì một khái
niệm, mô hình hay ý thức hệ mới nào, và vì thế, không phải là chính trị theo
nghĩa thích hợp của từ này, bởi chính trị học luôn giả định một cương lĩnh
"tích cực" và hiếm khi có thể tự giới hạn mình vào việc bảo vệ ai đó
khỏi cái gì đó.
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ;>Phần 7 ; >Phần 8 ;> Phần 9 ;>Phần 10
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ;>Phần 7 ; >Phần 8 ;> Phần 9 ;>Phần 10
Cái quan điểm như thế, tôi nghĩ, bộc lộ những nhược điểm trong cách quan sát
chính trị truyền thống về sự vật. Hệ thống hậu toàn trị, rốt cuộc, không phải
sự biểu hiện một đường lối chính trị nào đó được thực thi bởi một chính quyền
nào đó. Nó là một cái gì đó rất khác: nó là sự xâm phạm lâu dài, nghiêm trọng
và phức tạp vào xã hội, hơn là sự tự xâm phạm của xã hội. Nếu chống lại nó bằng
cách đơn giản là vạch ra một đường lối chính trị khác, và đấu tranh cho một sự
thay đổi trong chính quyền không những chỉ là không thực tế, mà nó còn hoàn
toàn không phù hợp, bởi vì nó không bao giờ chạm tới được gốc rễ của vấn đề. Đã
từ lâu, nó không còn nằm gọn trong các đường lối chính trị hay cương lĩnh nữa:
nó là vấn đề của chính cuộc sống.
Do đó, bảo vệ các mục tiêu của cuộc sống, bảo vệ nhân bản không chỉ là cách
tiếp cận thực tế hơn - do chỗ nó có thể bắt đầu ngay lúc này và có tiềm năng
trở nên đại chúng hơn vì nó quan tâm đến đời sống thường nhật của con người, mà
đồng thời (và có lẽ đúng hơn là vì chính vì điều này), nó còn là cách tiếp cận
triệt để hơn nhiều lần, bởi vì nó nhắm đúng vào bản chất của sự vật.
Có những lúc ta phải lặn xuống đáy sâu của sự thống khổ của ta để hiểu sự thật,
cũng như chúng ta phải trồi lên từ đáy giếng để nhìn những ngôi sao trong ánh
sáng ban ngày quang đãng. Tôi cảm thấy rằng, ngày nay, chính cái cương lĩnh
"nhỏ bé", "tạm thời" và "tiêu cực" này, chính sự
bảo vệ con người "đơn thuần" này, theo một nghĩa nhất định (và không
chỉ trong môi trường mà chúng ta đang sống), là một chương trình tối ưu và tích
cực nhất, bởi vì nó buộc chính trị phải trở về cái xuất phát điểm duy nhất phù
hợp - nếu như ta muốn tránh tất cả những sai lầm cũ - đó là con người cá nhân.
Trong xã hội dân chủ, nơi mà bạo lực với loài người không rõ ràng và tàn khốc
bằng [trong xã hội của chúng ta], cuộc cách mạng cơ bản trong chính trị học này
vẫn còn chưa xảy ra, và sự việc có lẽ phải trở nên tồi tệ trước khi nhu cầu cấp
thiết cho cuộc cách mạng ấy được chính trị học nhận thức ra. Trong thế giới của
chúng ta, chính bởi sự tồi tệ mà chúng ta đang sống, có vẻ là chính trị đã trải
qua sự hóa thân ấy rồi: quan tâm chính của tư tưởng chính trị không còn là
những tầm nhìn trừu tượng của một mô hình "positive" và
self-redeeming (và tất nhiên cả những hành vi chính trị cơ hội vốn là mặt trái
của tấm huy chương), mà là con người - những người mà cho đến này vẫn chỉ bị nô
dịch bởi những mô hình ấy và cuộc thực thi chúng.
Đương nhiên, mọi xã hội đòi hỏi một mức độ tổ chức nào đó. Tuy thế, nếu sự tổ
chức ấy là để phục vụ con người, chứ không phải ngược lại, thì con người phải
được giải phóng, và không gian phải được tạo ra để họ có thể tự tổ chức theo
những cách có ý nghĩa. Sự suy đồi của cách tiếp cận đối ngược, trong đó con
người phải được tổ chức theo cách này hay cách khác (bởi ai đó, người luôn hiểu
hơn ai hết "cái nhân dân cần") để sau đó được báo cáo là đã được giải
phóng, là cái chúng ta đã quá thấm thía.
Để tóm lại: Hầu hết những người quá lệ thuộc vào phương pháp tư duy chính trị
truyền thống đều thấy sự yếu ớt của "phong trào bất đồng chính kiến"
trong đặc điểm tự vệ thuần túy của chúng. Ngược lại, tôi coi đó là sức mạnh to
lớn nhất của chúng. Tôi tin rằng đây chính là chỗ mà các phong trào này đã thay
thế kiểu chính trị cũ của những người vẫn ôm những cương lĩnh lạc hậu.
XVII.
Trong các "phong trào bất đồng chính kiến" của khối Xô viết, sự tự vệ
của con người thường dưới hình thức bảo bệ các quyền dân sự và quyền con người
như chúng đã được khắc sâu trong Tuyên ngôn Toàn cầu về các Quyền Con người,
các Công ước Quốc tế về Quyền con người, Luật cuối cùng của Hội nghị Helsinki
và các hiến pháp của các quốc gia. Các phong trào này được dựng nên để bảo vệ
bất kì ai đang bị kết án vì đã hành động theo tinh thần của những quyền này, và
đến lượt chúng lại hành động theo đúng tin thần ấy, bằng cách nhất quyết đòi
chính quyền ghi nhận và tôn trọng các quyền dân sự và con người, và bằng cách
thu hút sự chú ý tới những lĩnh vực của đời sống nơi mà các quyền này vẫn chưa
được ghi nhận.
Công việc của chúng, do vậy, dựa trên nguyên tắc về tính hợp pháp: chúng vận
hành công khai, khăng khăng không những rằng các hoạt động của chúng là phù hợp
với pháp luật, mà còn rằng đòi hỏi tôn trọng pháp luật là một trong những mục
đích chính của các phong trào ấy. Nguyên tắc về tính hợp pháp này, cái đã cung cấp
cả xuất phát điểm và khung cho các hoạt động của chúng, là điểm chung cho mọi
nhóm "bất đồng chính kiến" trong khối Xô viết, mặc dù các nhóm riêng
rẽ không bao giờ viết ra một thỏa thuận chính thức về điểm này. Hoàn cảnh này
gợi ra một câu hỏi quan trọng: Tại sao, trong những điều kiện mà sự lạm dụng
quyền lực tràn lan và tùy tiện là luật chơi, lại tồn tại sự chấp nhận chung và
ngay lập tức nguyên tắc về tính hợp pháp?
Ở tầm mức sơ đẳng, sự nhấn mạnh vào tính hợp pháp này là một biểu hiện tự nhiên
của các điều kiện đặc thù tồn tại trong các hệ thống hậu toàn trị, và là kết
quả của một sự nhận thức sơ đẳng về tính đặc thù này. Nếu về cơ bản chỉ có hai
cách đấu tranh cho một xã hội tự do - tức là, qua những phương tiện hợp pháp,
và qua cách mạng (có vũ trang hay không có vũ trang) - thì ngay lập tức sẽ rõ
là cách thứ hai là không thích hợp chút nào trong hệ thống hậu toàn trị. Cách
mạng chỉ thích hợp khi các điều kiện đã có những chuyển động rõ ràng và công
khai, chẳng hạn, trong một cuộc chiến tranh, hay trong các tình huống mà xung
đột xã hội hay chính trị đã lên tới đỉnh điểm. Trong các nền độc tài cổ điển
thì tình huống thích hợp chính là lúc một nền độc tài vừa mới thành hình, hoặc
đang trong tình trạng sụp đổ. Nói cách khác, nó phù hợp ở nơi mà các lực lượng
xã hội có sức mạnh tương đương (ví dụ như một chính quyền chiếm đóng với một
dân tộc đấu tranh cho độc lập) đang đối đầu nhau trên bình diện sức mạnh thực
tế, hay nơi tồn tại sự phân định rạch ròi những kẻ bóp nặn quyền lực và dân
chúng lầm than, hay khi mà xã hội thấy mình đang trong tình trạng của một cuộc
khủng hoảng công khai. Đương nhiên, các điều kiện trong hệ thống hậu toàn trị -
trừ những tình huống quá bùng nổ như ở Hungary năm 1956 - lại trái ngược
hẳn. Chúng tĩnh và ổn định, và các cuộc khủng hoảng xã hội, hầu hết, đều tồn
tại ngấm ngầm (mặc dù chúng chạy xuống sâu hơn). Xã hội không bị phân cực hóa
quá mức trên bình diện sức mạnh thực tế, nhưng, như ta đã thấy, lằn ranh cơ bản
của xung đột chạy xuyên qua mỗi con người. Trong tình huống này, không một nỗ
lực cách mạng nào có hi vọng tạo nên dù chỉ một sự cộng hưởng tối thiểu trong
phần còn lại của xã hội, bởi vì xã hội này bị "ru ngủ", chìm sâu
trong một cuộc ganh đua tiêu thụ và hoàn toàn dính líu vào hệ thống hậu toàn
trị (tức là, tham gia vào đó và hành xử như là các nhân viên của "sự vận
hành tự động" của nó), và nó sẽ nhận ra rằng những gì đại loại như cách
mạng đều không chấp nhận được. Xã hội ấy sẽ giải thích cách mạng như là sự tấn
công vào nó, và thay vì ủng hộ cách mạng, rất có thể nó sẽ phản ứng bằng việc
làm tăng cường độ thiên vị về phía chính quyền, bởi vì, trong mắt nó, ít nhất
thì hệ thống cũng có thể cho nó một sự nửa-hợp pháp nào đó. Nếu cộng thêm thực
tế là hệ thống hậu toàn trị có trong tầm tay một cơ chế theo dõi trực tiếp và
gián tiếp rất phức tạp, có một không hai trong lịch sử, thì hiển nhiên là không
những bất kì cố gắng cách mạng nào đều sẽ dẫn tới ngõ cụt về mặt chính trị, mà
còn bất khả thi về mặt kĩ thuật. Hầu như chắc chắn là nó sẽ bị phong tỏa ngay
trước khi nó có cơ hội chuyển các dự định thành hàng động. Thậm chí nếu cách
mạng là có thể, thì nó cũng chỉ là cái khoát tay lẻ loi của vài cá nhân riêng
lẻ, và họ sẽ bị đàn áp không chỉ bởi bộ máy khổng lồ của quyền lực quốc gia (và
siêu quốc gia), và còn bởi chính cái xã hội mà dưới cái tên của nó, họ đã thúc
đẩy cuộc cách mạng của mình từ ban đầu. (Tuy nhiên, điều này cũng là một lí do
khác giải thích tại sao chính quyền và bộ máy tuyên truyền của nó vẫn thường
gán các mục tiêu khủng bố cho các "phong trào bất đồng chính kiến" và
buộc tội chúng dùng các thủ đoạn đen tối và phi pháp).
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không phải là lí do chính tại sao các
"phong trào bất đồng chính kiến" ủng hộ nguyên tắc về tính hợp pháp.
Lí do chính ẩn sâu hơn, ở cấu trúc sâu xa nhất của thái độ "bất đồng chính
kiến". Thái độ này chính là và phải là thù địch với quan niệm thay đổi
bằng bạo lực như thế đối với hệ thống - trong khi mọi cuộc cách mạng, về cơ
bản, đều hướng tới sự thay đổi thông qua bạo lực - đơn giản vì chúng đặt niềm
tin vào bạo lực. (Nói chung, thái độ "bất đồng chính kiến" chỉ có thể
chấp nhận bạo lực như là cái xấu cần thiết trong những tình huống cực đoan, khi
mà bạo lực trực tiếp chỉ có thể được đáp lại bằng bạo lực và nơi mà thụ động
đồng nghĩa với ủng hộ bạo lực: cho phép chúng tôi nhắc lại sự mù quáng của chủ
nghĩa hòa bình châu Âu như là một trong những yếu tố chuẩn bị chiến trường cho
Thế chiến II. Như tôi đã đề cập, "nhà bất đồng chính kiến" có khuynh
hướng nghi ngờ về tư tưởng chính trị dựa trên niềm tin rằng các thay đổi xã hội
cơ bản chỉ có thể đạt được thông qua sự thay đổi (bất kể bằng cách nào) trong
hệ thống hay trong chính quyền, và niềm tin rằng những thay đổi như thế - vì
chúng được coi là "căn bản" - có thể biện minh cho sự hi sinh những
thứ "không cơ bản bằng", hay nói cách khác, sinh mạng con người. Ở
đây, sự tôn trọng các khái niệm lý thuyết nặng hơn sự tôn trọng cuộc sống con
người. Và đây chính là điều đe dọa sẽ biến nhân loại thành nô lệ một lần nữa.
"Các phong trào bất đồng chính kiến", như tôi đã cố gắng chỉ ra, chia
sẻ quan điểm hoàn toàn ngược chiều. Họ hiểu các thay đổi hệ thống như là cái
hời hợt, thứ yếu, cái gì đó mà tự thân nó thì chằng đảm bảo cho cái gì hết. Do
đó, thái độ ngoảnh mặt với các tầm nhìn chính trị trừu tượng của tương lai để
nhìn về những con người cụ thể, và những cách bảo vệ họ một cách hiệu quả, ở
đây và ngay lúc này, là đồng hành tự nhiên với một sự thù ghét mọi hình thức
bạo lực được thực hiện dưới cái tên "một tương lai tốt đẹp hơn", và
bởi một niềm tin sâu sắc rằng một tương lai nếu được đảm bảo bằng bạo lực có
thể sẽ còn tồi tệ hơn cái hiện tại; nói cách khác, tương lai có thể bị nguyền
rủa đến chết bởi chính các phương tiện vốn để bảo vệ nó. Đồng thời, không nên
nhầm lẫn thái độ này với chủ nghĩa bảo thủ chính trị hay ôn hòa chính trị. Các
"phong trào bất đồng chính kiến" không lẩn trốn ý tưởng lật đổ chính
trị thông qua bạo lực bởi vì ý tưởng này quá cấp tiến, mà ngược lại, chính vì
nó không đủ cấp tiến. Với họ, vấn đề nằm quá sâu để có thể giải quyết qua sự thay
đổi hệ thống đơn thuần, về chính quyền hay về công nghệ. Một số người, trung
thành với các học thuyết Marxist cổ điển của thế kỉ 19, hiểu hệ thống của chúng
ta như là sự thống trị của giai cấp bóc lột trên đầu giai cấp bị bóc lột, và từ
phỏng đoán rằng, bọn bóc lột sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ quyền lực của
mình, họ tìm thấy giải pháp duy nhất ở cách mạng để đánh đổ bọn bóc lột. Tự
nhiên là, họ coi việc đấu tranh cho các quyền con người như thể là cái gì đó
hợp pháp tới mức tuyệt vọng, lòe bịp, cơ hội và rốt cuộc là sai lầm bởi vì nó
dựa trên một giả định đáng ngờ rằng có thể đối thoại chân thành với những người
bóc lột anh trên cơ sở một tính hợp pháp giả tạo. Vấn đề là họ đã không thể tìm
ra ai đủ quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng này, và kết quả là họ trở nên yếm
thế, hoài nghi, thụ động và cuối cùng là vô cảm - nói cách khác, họ kết thúc
đúng vào nơi mà hệ thống muốn đặt họ vào. Đây là một ví dụ của việc con người
có thể lầm lạc đến mức nào nếu cứ áp dụng máy móc, trong các điều kiện hậu toàn
trị, những mô hình ý thức hệ đến từ thế giới khác và từ thời đại khác.
Đương nhiên, người ta không cần phải là người biện hộ cho cách mạng bạo lực thì
mới có thể chất vấn rằng liệu đòi hỏi về tính hợp pháp có chút ý nghĩa nào
không trong khi luật pháp - đặc biệt là các luật chung liên quan đến quyền con
người - không hơn là mặt tiền, một khía cạnh của thế giới vỏ hình thức, một trò
chơi đơn thuần mà đằng sau nó chỉ chứa đựng sự giật dây thuần túy. "Họ có
thể phê chuẩn mọi thứ bởi vì đằng nào họ cũng sẽ tiếp tục làm bất kì cái gì họ
thích" - đây là một ý kiến mà ta thường phải đối mặt. Chẳng phải là mãi
"tin những gì họ nói", kháng nghị cái luật pháp mà mọi đứa trẻ đều
biết là chỉ có hiệu lực chừng nào chính quyền còn thích, rốt cuộc cũng chỉ là
một thứ đạo đức giả, một kiểu chủ nghĩa cản trở Svejkia và, cuối cùng, chỉ là
một cách khác chơi trò chơi, một kiểu tự dối mình khác mà thôi? Nói cách khác,
liệu cách tiếp cận hợp pháp có tương thích với nguyên tắc "sống trong sự
thật" không?
Câu hỏi này chỉ có thể được trả lời bằng việc đầu tiên là xem xét các ẩn dụ
rộng hơn về cách mà các đạo luật vận hành trong hệ thống hậu toàn trị....
(còn tiếp)
Liên tiếp các nhà báo bị nhắn tin đe dọa hành hung tại Nghệ An
(PL&XH) - Trong 3 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 3 vụ đe dọa các nhà báo, PV. Điều đó đặt ra câu hỏi cho dư luận, chế tài nào đủ mạnh để bảo vệ các PV, nhà báo giúp họ tác nghiệp hiệu quả, an toàn?
Nghề báo vốn là nghề “khắc nghiệt”, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro đặc biệt là những PV viết điều tra.
Tại tỉnh Nghệ An, trong năm 2013 đã xảy ra 2 vụ đe dọa nhà báo. Chiều 28-9, số điện thoại 01237.309.534 đã nhắn tin vào số máy của nhà báo Văn Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nghệ An, Trưởng đại diện tạp chí Người làm báo (Hội Nhà báo Việt Nam) - VP đại diện Bắc miền Trung tại Nghệ An. Tin nhắn thể hiện những lời lẽ đe dọa, như: “Ông đã qua tuổi hưởng dương rồi đang trong vòng hưởng thọ. Có lẽ ông chán sống rồi thì phải. Tôi khuyên ông nên giữ mình để con cháu ông được nhờ. Việc gì thuộc về lợi ích của ông thì ông bảo vệ. Đừng nên nói xấu người khác mà tội người ta. Tôi theo dõi. Nếu ông còn giữ thói cũ thì ông mua quan tài đi nhé”.
Một bài báo của PV Trọng Đức trước khi bị dọa chặt tay. Ảnh: PV
Được biết, một ngày trước khi nhận được tin nhắn đe dọa, ông tham gia cuộc họp chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập TP Vinh và có phát biểu đề nghị cơ quan chức năng quản lý tốt cách tuyên truyền, tránh hiện tượng một số cá nhân giả danh nhà báo để trà trộn vào tác nghiệp tại lễ kỷ niệm.
Trước đó, ngày 9-4-2013, PV Trọng Đức – Báo Lao động Nghệ An cũng nhận được một cuộc điện thoại lạ. Sau vài lời hỏi thăm, xác nhận đúng người, phía đầu dây bắt đầu đề cập đến loạt bài viết của PV này đăng trên báo Lao động Nghệ An về việc nhiều cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn TP Vinh xây dựng các ki-ốt cho tư nhân thuê. Trong cuộc điện thoại, kẻ lạ đã đe dọa sẽ chặt tay, giết chết. Người này còn nhắc đến nhà báo Hùng Vỹ (báo Thương mại) bị giết chết vào năm 2007, nhà báo Thanh Mai (báo Nông nghiệp Việt Nam) bị chém trọng thương vào năm 2011.
Tin nhắn đe dọa sắm “quan tài” của kẻ lạ gửi cho nhà báo Văn Hiền. Ảnh: PV
Dễ nhận thấy, nguyên nhân các nhà báo bị đe dọa, hành hung đa phần đều vì đấu tranh chống tiêu cực, cái xấu… mà các đối tượng bị điều tra tìm cách che đậy. Không thể ra tay, các đối tượng này nhờ vào bàn tay xã hội đen vốn ngông cuồng, coi thường pháp luật.
Đã có nhiều văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cũng như các chế tài giúp nhà báo tác nghiệp hiệu quả, tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều nhà báo bị cản trở, đe dọa, hành hung, đặc biệt trong thời gian gần đây. Vậy các chế tài chưa đủ mạnh? Các cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt để xử lý nghiêm những người cản trở, đe dọa nhà báo tác nghiệp hay chưa?
Ông Nguyễn Quốc Hiếu - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo tỉnh Nghệ An cho biết: Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra nhiều vụ việc các nhà báo, PV bị nhắn tin đe dọa, hành hung. Nhà báo Văn Hiền mặc dù không có nhiều bài viết chống tiêu cực nhưng ông thường phát biểu khá “thẳng thắn” trong các cuộc giao ban hàng tháng. “Dù cá nhân, công dân hay nhà báo, PV nào nhắn tin với lời lẽ đe dọa, hội cũng đề nghị CQĐT vào cuộc làm rõ để xử lý nghiêm trước pháp luật. Đồng thời, các nhà báo nên có những hành vi, chuẩn mực đúng vai trò của mình khi tác nghiệp. Đối với những vấn đề nhạy cảm, thì nên để bút danh để tránh bị trả thù”, ông Hiếu cho biết quan điểm.
Ông Hiếu cho biết: Theo kế hoạch, cuối năm nay, Hội nhà báo Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo tại TP Huế với nội dung, Nhà báo phải biết tự bảo vệ với sự tham dự của chi hội nhà báo các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Anh Quân
tại sao có nhà mái bằng
Năm ngoái tôi về Việt Nam, chú họ tôi đang xây
1 ngôi nhà ngoại thành hà nội, 1 tầng, và đổ mái bằng, cầu thang lên mái, tôi hỏi
sao không lợp ngói cho đẹp và mát, chú tôi bảo, mốt ở đây nó thế.
Nhà mái bằng
thực ra rất tốn kém, nhưng lại không thiết thực, vì mái bằng nóng hầm hập vào hè, giữ lại nước
mưa, và vài năm là nước ngấm vào nhà, mọc rêu xanh vàng loang lổ.
Và nhà mái bằng rất xấu, trông giống như 1 cái
hộp, khi xếp cạch nhau, những nhà mái bằng trông giống đống gạch vỡ. Chả nơi đâu có nhiều
nhà mái bằng như ở ta.
Trở lại quá khứ thời xưa, Việt nam không có
nhà mái bằng, nhà nhà đều lợp mái ngói,
hợp với khí hậu nhiệt đới. Tôi đố anh chị bói đâu ra cái nhà mái bàng đó ? Những câu thơ văn ca ngợi đất nước giàu đẹp hồi đó
không thể thiếu ngôi nhà có mái ngói đỏ tươi.
Nhà mái bằng xuất hiện, vào những năm 80 thế kỷ
trước.
Và cố tìm hiểu nguyên nhân, tôi thấy có loạt
bài đã được đăng trên báo :
Câu chuyện “Z30”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng các ngày 4,5,6 tháng 3 năm 2008.
Câu chuyện “Z30”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng các ngày 4,5,6 tháng 3 năm 2008.
Hồi đó, tức 30 năm trước, vào đầu năm 1983,
theo chỉ thị mật danh Z30, cho phép tịch thu tất cả những nhà xây 2 tầng và tài
sản, Lí do là tài sản có được do phạm tội mà có, và tất nhiên, không cần chứng
minh.
Tòa án luật sư càng không cần. hahaha.
Tòa án luật sư càng không cần. hahaha.
Hà nội đã thu 105 nhà, thành phố Hồ chí Minh từ
chối thu, Hải Phòng và Hà nam Ninh ( tên gọi cũ của 3 tỉnh Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình)
cũng từ chối thực hiện lệnh. Chỉ Hà nội thực hiện. ( mời gúc z30 )
“Tình hình nhân dân bị tịch thu tài sản rất xấu.
Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt”
(trích báo).
Tất nhiên nhân dân thủ đô vô cùng hoang mang,
nhà đủ tiền xây cũng không dám xây. Nhà định xây 2 tầng lập tức từ bỏ ý định, họ
chỉ xây 1 tầng.
Sau đợt tịch thu đó, Hà nội tất nhiên không có
thêm nhà mới xây tư nhân 2 tầng.
Nhưng 3 năm sau Nhà nước quyết định đổi mới,
xóa bỏ bao cấp, đời sống nhân dân khá hơn, dân giàu lên dần.
Nhưng họ vẫn không dám xây nhà hai tầng, họ chỉ
xây 1 tầng, và giải pháp tối ưu là đổ mái bằng chờ thời, rồi rụt rè xây lên tầng
nữa.
Mọi người đều xây như vậy, đổ mái bằng, lâu
lâu đâm hóa thành mốt, nhà nào cũng mái bằng cả, ngay cả khi không ai cấm xây 2
tầng, họ vẫn quen đổ mái bằng. Với nỗi sợ mơ hồ và tâm lý luôn sẵn sàng để lên
tầng nữa. Biết đâu đó, nhỡ lại bị thu thì sao?
Và những ngôi nhà mái bằng xấu xí vẫn tiếp tục
đua nhau mọc lên, chủ nhà không hề biết, đó không phải là mốt mà chỉ là cách đối
phó của nhân dân trước 1 chỉ thị vi hiến.
Và mỗi
khi nhìn 1 nhà mới xây đang hân hoan đổ mái bằng, tôi lại nhớ về 1 kỉ niệm buồn.
( đéo chửi bậy câu nào tmt )
( đéo chửi bậy câu nào tmt )