Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Ngày 03/10/2013 - Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam tuyên bố Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của đảng. Đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa thể hiện nhận thức rằng mình đứng trên pháp luật. Kính Hòa trình bày.

Nghe bài này

Câu chuyện đảng cộng sản (gọi tắt là đảng) quan hệ như thế nào với các định chế nhà nước đã được bàn đến từ lâu trong đời sống chính trị Việt Nam. Câu chuyện ấy trở nên sôi động với nhịp độ nhanh hơn từ đầu năm 2013 đến nay qua những diễn biến như kiến nghị xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp, tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng về ý tưởng thành lập một đảng phái chính trị đối trọng với đảng cộng sản,…Ngày 28/9 câu chuyện đó lại được những người quan tâm đến chính trị Việt Nam chú ý sau câu nói của ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng rằng Hiến pháp của quốc gia là văn kiện đứng hàng thứ hai sau cương lĩnh của đảng.

Quốc hội hay Đảng hội?
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời sau khi mô hình cộng sản đã đựơc xây dựng tại Liên Sô cũ, nơi đó đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, không có các đảng phái khác, và đảng nắm tất cả các định chế nhà nước, từ quốc hội cho đến tòa án và những bộ của cơ quan hành pháp.
Cùng với phong trào giải phóng thuộc địa, đảng cộng sản Việt Nam đã lên nắm quyền từ năm 1954 tại miền bắc và sau 1975 trên cả nước, đảng đã nhanh chóng thực hiện mô hình Liên Sô, được thể hiện rõ nhất tại điều 4 của Hiến Pháp Việt nam năm 1992 rằng đảng cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất điều khiển xã hội.

Tuy nhiên, khi bước ra từ bóng tối của cuộc đấu tranh bí mật lên nắm quyền, đảng không thể ngay lập tức xóa bỏ mọi định chế nhà nước đã có, và hơn nữa đảng cũng phải lãnh đạo một quốc gia tồn tại giữa một thế giới không chỉ có cộng sản, của các quốc gia khác, nơi có các định chế nhà nước tồn tại hằng trăm, hàng nghìn năm. Và đảng cộng sản dù muốn hay không muốn cũng phải giao thiệp với họ. Vào những năm sau 1975 có một quyển tiểu thuyết gối đầu giường nổi tiếng của đòan thanh niên cộng sản lưu hành khắp nước là Thép đã tôi thế đấy, nhân vật Pavel Corshegin nói với người yêu cũ là vợ một viên chức ngọai giao Ba Lan rằng,
ĐCS Việt Nam đã lên nắm quyền từ năm 1954 tại miền bắc và sau 1975 trên cả nước, đảng đã nhanh chóng thực hiện mô hình Liên Sô, được thể hiện rõ nhất tại điều 4 của Hiến Pháp VN năm 1992 rằng đảng cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất điều khiển xã hội
“Chẳng qua là phải giao thiệp với bọn tư sản các người mà chúng tôi, những người cộng sản vẫn phải duy trì cái định chế ngọai giao này.”
Hơn nữa trong cuộc đấu tranh để nắm quyền, đảng đã liên kết với những người không cộng sản, khi cả hai có cùng một mục tiêu chung. Đó là Mặt trận Việt Minh trong cuộc chiến tranh giành độc lập 1946-1954, đó là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, hay thành phần thứ ba trong cuộc chiến Việt Nam 1955-1975. Đối với những người không cộng sản này, cái xã hội mà họ muốn là một xã hội có các định chế nhà nước, như quốc hội, tòa án,…
Một người như vậy là ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu đối lập trong quốc hội thời Việt Nam Cộng Hòa, một người chống sự có mặt quân sự của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam nói rằng,
Có những điều mà mình hy vọng là (đảng này) sẽ có những cái gì đó mới, nó là đảng Việt Nam và khác với những đảng khác.
Những điều đó chính là những định chế nhà nước, một nhà nước độc lập mà họ hy vọng. Họ hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam, một thành viên của phong trào giành độc lập cho quốc gia, sẽ khác với Liên Sô của những quần đảo Gulag đọa đày, sẽ tôn trọng một Nhà nước thay vì xóa bỏ nó, như dự trù của lý thuyết cộng sản.

Dưới sự cai trị của đảng, nhà nước vẫn tồn tại, chính phủ vẫn tồn tại, quốc hội vẫn tồn tại, tòa án vẫn tồn tại, có điều tất cả những định chế ấy nằm dưới quyền thao túng của các đảng viên cộng sản. Một cấu trúc song trùng, chính quyền-đảng, quốc hội-đảng tồn tại một cách phức tạp, cùng với những tổ chức ngọai vi của đảng như Mặt trận tổ quốc, tạo nên một hình ảnh nhà nước có vẻ bình thường như tất cả các quốc gia khác. Ông Hồ Ngọc Nhuận nói tiếp,
Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?
Ông Hồ Ngọc Nhuận
“Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?”
Và như mọi người đều biết, quân đội, tổ chức được thành lập để bảo vệ những người có cùng một quốc gia cũng bị bắt buộc thề thốt trung thành với đảng, chỉ là một bộ phận của quốc gia mà thôi.
Đảng đứng trên pháp luật
Thế nhưng, đảng cộng sản cũng ra sức tuyên truyền cho hình ảnh định chế nhà nước của họ, rằng nhân dân mà đại diện bởi quốc hội mới là đại diện tối cao, còn họ, những người cộng sản chỉ có….lãnh đạo mà thôi. Họ cũng không xóa đi văn bản căn bản nhất của mọi nhà nước hiện đại là Hiến pháp, nhưng trong ấy có điều số bốn qui định rằng họ và chỉ họ mà thôi mới là những người cầm quyền. Mặt khác, bộ máy tuyên truyền của đảng lúc nào cũng khẳng định rằng đảng không đứng trên pháp luật.

Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được
Đại tá Phạm Đình Trọng cựu đảng viên
Nay ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng bản Hiến pháp ấy, bộ luật cơ bản ấy của pháp luật của một nhà nứơc, chỉ đứng hàng thứ hai sau cương lĩnh của đảng. Những người Việt nam nghe thấy và đọc được lời tuyên bố ấy, với năng lực ngôn ngữ bình thường, không có cách hiểu nào khác hơn là đảng đứng trên pháp luật. Đại tá Phạm Đình trọng, một cựu đảng viên cộng sản nói với chúng tôi,
“Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.
Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”
Sự vô pháp luật ấy của xã hội Việt Nam mà Đại tá Phạm Đình Trọng đề cập ngày càng tăng. Từ việc công dân bắn chết cán bộ nhà nước rồi tự sát thay vì kêu gọi đến pháp luật, cho đến dân quê thay nhà nước xử tử hình những kẻ ăn trộm chó.
Quốc hội Việt Nam, cơ quan về lý thuyết là có quyền lực cao nhất nước, sắp bàn luận về việc sửa đổi Hiến Pháp, mà theo lời ông Trọng thì đại đa số nhân dân theo điều tra của đảng là đồng ý duy trì điều số bốn. Cùng lúc ấy, những con người quyền uy nhất Việt Nam là các ủy viên trung ương đảng cộng sản, cũng đang bàn luận nhau về việc ấy ở kỳ đại hội trung ương lần thứ tám của họ. Cơ chế song trùng nhưng bên nặng bên nhẹ vẫn đang loay hoay tìm đường tồn tại cho mình.
Theo RFA

Đưa ngay những kẻ bất tài, lười biếng… ra khỏi công sở!

Chính phủ chỉ đạo xem xét lại số lượng thứ trưởng ở các bộ. Đó là thông tin mới nhất được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/9 vừa qua.
Khởi đầu cho việc này là ý kiến của chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Ksor Phước đã thẳng thắn đặt vấn đề trừ Bộ khoa học Công nghệ có số lượng (4 vị) đúng với Nghị định 36 năm 2012, tất cả các bộ còn lại hiện nay đều thừa thứ trưởng. Trong đó, nhiều thứ trưởng nhất là Bộ Tài chính (9 vị). Bốn bộ có bảy thứ trưởng là Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ.
9 bộ có sáu thứ trưởng gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các bộ còn lại có 5 thứ trưởng.
Tuy Nghị định 36 qui định với Bộ quản lý Nhà nước nhiều ngành phức tạp thì được nhiều hơn 4 và phải do Thủ tướng quyết định nhưng việc hầu hết các bộ đều quá số lượng, không thể nói khác, là làm trái với Qui định 36. Theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Nếu ông nào làm sai quy định phải xử lý, còn nếu quy định chưa phù hợp cũng phải xem lại”.
Nguyên nhân vì đâu các bộ lại có nhiều lãnh đạo như vậy?
Có lẽ có nhiều và rất nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân dễ thấy nhất hiện nay. Đó là bộ phận tham mưu, giúp việc ở các cơ quan bộ rất yếu kém về cả năng lực lẫn thái độ, phong cách.
Việc soạn thảo và ban hành hàng loạt những văn bản trái pháp luật, không hợp lòng dân và cả “ngô nghê” của một số bộ ngành đã bị đình chỉ, tuýt còi, thu hồi… vừa qua đã nói lên điều đó.
Sự chậm trễ trong việc ban hành thông tư dưới luật hay điển hình như vụ bức thư 30 ngày của Bí thư Thành ủy Hà Nội đã nói lên điều đó.
Lời nhận xét đúng đến 101% của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về đội ngũ 30% sáng cắp ô đi, tối cắp ô về nói lên điều đó…
Còn nhiều và rất nhiều các dẫn chứng sinh động cho sự yếu kém này.
Xin kể một ví dụ mà chính người viết bài này trực tiếp chứng kiến.
Cách đây chưa lâu, mình được phân công thực hiện cuộc phỏng vấn cho số báo tết. Biết vị bộ trưởng rất bận nên cách tết chừng 2 tháng, mình đã gửi nội dung phỏng vấn đến thư ký Bộ trưởng và được Bộ trưởng đồng ý trả lời.
Khoảng gần một tháng sau, mình hỏi vị thư ký thì được biết bộ phận truyền thông của Bộ đang tập hợp tài liệu, lập đề cương…
Sau rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin thúc giục, mình mới nhận được thông báo là đã chuyển đến cho thư ký Bộ trưởng. Giục vị thư ký nhiều lần, cuối cùng thư ký bộ trưởng đành thành thật rằng dù đã bắt sửa đi, sửa lại nhưng chất lượng quá kém nên vị thư ký không dám trình lên Bộ trưởng…
Với đội ngũ cán bộ giúp việc yếu kém, có thể không khó để cảm nhận rằng, không ít vị thứ trưởng đã phải nhiều lần làm việc thay vụ trưởng, thậm chí hoàn toàn có những việc có thể phải thay cả… nhân viên văn phòng.
Người xưa có câu: “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Việc một số lãnh đạo từng phải bẽ mặt rút những quyết định vừa ký chưa ráo mực có nguyên nhân sâu xa từ đội ngũ giúp việc kém cỏi này.
Không dừng ở đó, không ít cán bộ giúp việc còn tỏ thái độ hống hách, “tinh tướng” nên những ai đã đến công đường rất sợ gặp những cán bộ loại này. Tuy chỉ là nhân viên giúp việc nhưng họ như những “ông kễnh” ở chốn công đường hạch sách, quát nạt. Trong khi đó thì ngược lại, những ông chủ đích thực thường niềm nở, trọng thị….
Vì vậy theo mình, một khi chưa cải tổ được bộ máy giúp việc thì dẫu có 4 thứ trưởng chứ 40 thứ trưởng, công việc vẫn bù đầu và rối như canh hẹ.
Người xưa cũng có câu: “Đa quan tàn dân”. Quan đông thì dân khổ.
Một bộ máy quản lý nhà nước càng tinh giản và tinh nhuệ bao nhiều thì xã hội càng phát triển bấy nhiêu và ngược lại.
Đã đến lúc cần cuộc cải tổ bộ máy văn phòng của tất cả các bộ, ngành, đưa những kẻ bất tài, ăn bám, sáng cắp ô đi, tối cắp về, những kẻ hống hách, khinh dân ra khỏi chốn công đường, phải không các bạn?
THEO DÂN TRÍ

Lộ diện “lợi ích nhóm“ tại Tổng Cty Xây dựng Hà Nội

Sau khi “thoát xác” khỏi những thua lỗ từ Cty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội (VIBEX), ông Đào Xuân Hồng được nhấc lên làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) vào tháng 11/2009 và được phân công làm Thủ trưởng Cơ quan Tổng Cty.
Đồng thời, ông Hồng được HANCORP giao quản lý vốn Nhà nước, đề cử chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) 3 Cty con (Cty CP Thiết bị và Vật liệu xây dựng HANCORP; Cty CP Xây dựng K2 và Cty CP Bất động sản HANCORP), trong đó có 1 Cty ông kiêm luôn chức danh Tổng Giám đốc.

Nhiều uẩn khúc trong việc chậm trễ bổ nhiệm lãnh đạo
Với 40 tỷ đồng đã được đầu tư, sau gần 3 năm điều hành của ông Đào Xuân Hồng, đến nay dự án sản xuất gạch blog bê tông khí chưng áp (tại Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn trơ trọi là những khung sắt, đã bị hoen gỉ
Vậy ông Hồng có tài giỏi như sự giao phó của Tổng Giám đốc Nghiêm Sĩ Minh?
Thứ nhất, Cty CP Xây dựng K2 là một doanh nghiệp nhỏ (vốn điều lệ chỉ có 7,2 tỷ đồng), nhưng khi ông Hồng về lãnh đạo thì đơn vị này được HANCORP  cho vay trên 30 tỷ đồng. Việc làm được cho là “lớn lao” của vị lãnh đạo này tại đây là cho bán tài sản lớn của Cty là Nhà máy gạch Nga Sơn thu về 17 tỷ đồng để trang trải nợ nần và sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống.
Đến nay, thực trạng Cty CP Xây dựng K2 là nợ nần chồng chất (nợ ngân hàng và khách hàng… khoảng 100 tỷ đồng,  nợ bảo hiểm xã hội  trên 7 tỷ đồng), công nhân biểu tình…
Đặc biệt, để hỗ trợ cho Cty CP Xây dựng K2, HANCORP còn ưu ái giao cho làm chủ đầu tư thứ phát để đầu tư xây dựng kinh doanh 1 toà nhà tại Dự án Khu đoàn ngoại giao tại Từ Liêm, Hà Nội. Nhưng thực tế, qua nhiều tài liệu cho thấy, người đứng ra nộp tiền hạ tầng cho HANCORP lại không phải doanh nghiệp này. Liệu đây có phải chiêu “mượn danh” để giành dự án, kiếm lợi riêng?
Thứ hai, năm 2010, HANCORP quyết định thành lập Cty CP Thiết bị và Vật liệu xây dựng HANCORP với mục tiêu sản xuất gạch blog bê tông khí chưng áp phục vụ các dự án xây dựng của Tổng Cty và xã hội. HANCORP đã góp 80% vốn, tương đương 32 tỷ đồng, giao cho ông Hồng làm Tổ trưởng Quản lý vốn với chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Đến nay, số tiền được đầu tư đã lên tới 40 tỷ đồng, nhưng dự án mới chỉ trơ trọi mấy khung nhà sắt đã bị hoen gỉ nhiều.
Thứ ba là Cty CP Đầu tư bất động sản HANCORP cũng được thành lập mới vào năm 2010 với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ bảo hiểm, nợ lương công nhân, có nguy cơ mất vốn đầu tư.
Với cách điều hành như đã kể trên, ông Hồng vẫn được quy hoạch và là một ứng cử viên sáng giá vào vai Tổng Giám đốc HANCORP.
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đã chính thức “quan tâm” tới các sai phạm này.
Công tác cán bộ lạ đời như chúng tôi đã dẫn chiếu ở trên (và các bài báo trước đây) và những gì đã và đang diễn ra ở HANCORP cho thấy, có quá nhiều vấn đề bất ổn, có dấu hiệu lợi ích nhóm.
Cung cấp tới Báo Thanh tra, một cán bộ của HANCORP bất bình cho biết: Tôi và nhiều đồng chí trong Thường vụ Đảng uỷ Tổng Cty đã nhiều lần có ý kiến trong các cuộc họp và cả bằng văn bản góp ý nhưng các lãnh đạo không nghe. Thậm chí, họ còn bất chấp cả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể như: Tổng Cty hiện đang còn thiếu nghiêm trọng về số lượng Hội đồng Thành viên (chỉ có 2/5 ). Ông Nghiêm Sĩ Minh là Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Cty kiêm quyền Chủ tịch Hội đồng Thành viên đã 10 tháng. Theo Khoản 3 Điều 18 Điều lệ Tổng Cty đã được Bộ Xây dựng phê duyệt thì sự thay đổi Hội đồng Thành viên không quá 60 ngày.
Với vai trò Bí thư Đảng uỷ HANCORP (có trên 2.000 đảng viên), ông Minh đã không tổ chức họp Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng Cty theo Quy chế. Theo Quy chế hoạt động của Đảng bộ là 1 tháng họp 1 lần, nhưng thực tế họp rất ít (3 tháng, thậm chí hơn 5, 6 tháng họp 1 lần). Không chấp hành Nghị quyết của Ban Thường vụ về công tác tổ chức cán bộ.
Ngay từ thời điểm trực thuộc Tập đoàn HUD, HANCORP đã được HUD chỉ đạo nhiều lần về công tác rà soát, bổ sung quy hoạch và hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ quản lý tại đơn vị; chấm dứt tình trạng thành viên Hội đồng Thành viên kiêm nhiệm công tác quản lý điều hành tại các doanh nghiệp thành viên. Bộ Xây dựng đã có 5 văn bản đôn đốc  và hướng dẫn bổ sung hội đồng thành viên nhưng ông Minh vẫn không triển khai quyết liệt mà cố tình kéo dài. Đã qua 2 lần bỏ phiếu tín nhiệm ở tập thể cán bộ chủ chốt, 1 lần Ban Chấp hành mở rộng và 1 lần Ban Thường vụ, nhưng đến nay,  Hội đồng Thành viên vẫn không bổ sung được, vẻn vẹn có 2/5 như ban đầu.
Qua các lần họp kể trên đã đưa ra được danh sách một số ứng cử viên đủ điều kiện vào Hội đồng Thành viên, nhưng ông Minh lại không tiến hành làm quy trình báo cáo Bộ Xây dựng bổ nhiệm theo quy định. Bên cạnh việc trì hoãn việc hoàn thiện Hội đồng Thành viên ông Minh lại đề nghị họp lấy phiếu thăm dò chức danh Tổng Giám đốc. Và, 2 cá nhân được tín nhiệm là ông Nguyễn Minh Cương – Phó Tổng Giám đốc, Thường vụ Đảng uỷ (đạt 55% tín nhiệm) và Bùi Xuân Dũng – Phó Tổng Giám đốc, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ (đạt 45% tín nhiệm). Trong cuộc họp bỏ phiếu này, tập thể Ban Thường vụ Đảng uỷ đã nhận xét với ông Nguyễn Minh Cương: Có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất và điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Tìm kiếm công ăn việc làm cho Tổng Cty tốt hơn. Đặc biệt là khi Tổng Cty bước sang cổ phần hoá, đồng chí Cương là người có uy tín và biết tập hợp quần chúng, biết vận dụng và phát huy trí tuệ của tập thể …
Ngày 11/7/2013, theo sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, HANCORP triệu tập gần 80 cán bộ chủ chốt (đang làm việc trong cả nước) về trụ sở tại Hà Nội để hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ. Thế nhưng, khi các cán bộ khắp nơi trong cả nước có mặt đầy đủ tại Hà Nội, thì ông Minh lại tuyên bố huỷ vì  đại diện của Bộ không về.
Ngày 26/7/2013, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 698/QĐ-BXD giao quyền Tổng Giám đốc cho ông… Bùi Xuân Dũng! Lý giải về hành động “kỳ quặc” kể trên, có ý kiến cho rằng do sợ “hỏng” nhân sự của mình nên mới có chuyện huỷ họp, rồi ra quyết định giao “quyền” thay vì bỏ phiếu công khai.
Vì sao một Tổng Cty lớn như HANCORP mà đến nay các chức danh Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc vẫn chỉ là giao “quyền”? Bộ máy Hội đồng Thành viên vẫn chỉ có 2 người; phải chăng là để dễ bề định đoạt vận mệnh của HANCORP? Việc ông Đào Xuân Hồng điều hành kém hiệu quả nhưng vẫn được thăng chức, giao điều hành nhiều doanh nghiệp, giao dự án hời… và tất cả những khuất tất kể trên để người ta dễ liên tưởng một “sân sau” của một nhóm lợi ích. (Thanh tra) – Những “lình xình” diễn ra ở Cty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội (VIBEX) là điển hình thể hiện sự can thiệp của nhóm lợi ích có quan hệ thân thiết với lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (HANCORP).

Với 40 tỷ đồng đã được đầu tư, sau gần 3 năm điều hành của ông Đào Xuân Hồng, đến nay dự án sản xuất gạch blog bê tông khí chưng áp (tại Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn trơ trọi là những khung sắt, đã bị hoen gỉ
Lộ diện “lợi ích nhóm”
HANCORP được thành lập năm 1982 bởi  sự hợp nhất của một số Cty trực thuộc Bộ Xây dựng, mà VIBEX là một trong những đơn vị mạnh. Ngoài khối lượng lớn các thiết bị sản xuất và vận chuyển bê tông thương phẩm, nguồn bất động sản (đã được giao trên 50 năm) của VIBEX được Nhà nước giao là 13,6 ha tại xã Đông Ngạc + Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
Đây là nguồn lợi ích lớn của HANCORP khi VIBEX về làm đơn vị thành viên. Năm 2006, theo chủ trương của Bộ Xây dựng, VIBEX được cổ phần hoá, như vậy sẽ có sự tham gia của các cổ đông tư nhân. Điều quan trọng ở đây là, số đất mà VIBEX được giao quản lý sẽ bị chia sẻ quyền định đoạt bởi các cổ đông ngoài nhà nước.
Ở thời điểm này, so với các đơn vị thành viên khác được cổ phần hoá, thì VIBEX có sức hút lớn lượng các cổ đông tư nhân. Điều này đã thể hiện rõ nhất ở Đại hội đồng cổ đông hết nhiệm kỳ lần thứ nhất vào năm 2011. Tại thời điểm này, Nhà nước chỉ còn chiếm giữ 28,05% cổ phần, thay vì trên 61% vào năm 2006.
Tại Đại hội này, ông Đào Xuân Hồng- Phó Tổng giám đốc HANCORP (nguyên Tổng Giám đốc VIBEX để xảy ra sai phạm tại Dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM, không còn được giao quản lý phần vốn của Nhà nước tại đây)  mặc dù biết quy định của Luật Doanh nghiệp (Điều 13) là không được tham gia vào HĐQT nhiệm kỳ mới của VIBEX, đã chuẩn bị sẵn luật sư, đưa vào Đại hội để đòi quyền. Thêm nữa, nhóm cổ đông trong đó có chị em bà Lê Thu Liên, Lê Thu Hà (vợ ông Nghiêm Sĩ Minh- Tổng Giám đốc HANCORP) cùng ông Đào Xuân Hồng đề cử bà Nguyễn Thị Thanh Bình (cổ đông ngoài Cty) vào HĐQT. Tuy nhiên, do Đại hội xét thấy bà Bình chưa đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ nên không đồng ý. Sau đó VIBEX đã bị kiện ra toà và ông Nghiêm Sĩ Minh lại “vỗ vai” Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc VIBEX “chịu thua” đi!
Và, thật “ngẫu nhiên” là, đúng vào dịp ông Nghiêm Sĩ Minh được Bộ Xây dựng giao quyền Chủ tịch HĐTV HANCORP vào cuối năm 2012 thì lãnh đạo VIBEX “đột ngột” bị một số cổ đông tố cáo về nhiều hành vi vi phạm pháp luật (giai đoạn ông Dũng điều hành, cụ thể từ 2009). Sau một thời gian vào cuộc, Tổng cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an đã kết luận (Văn bản 1333/C46-P6 ngày 09/9/2013 do Đại tá, Phó Cục trưởng Trần Đức Vĩnh ký)  khẳng định:  không có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Vậy mà, ngày 1/10/2013, trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Thanh Sơn – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT VIBEX với Báo Thanh tra (hỏi về trách nhiệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của ông Đào Xuân Hồng tại Dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM năm 2008 về trước) lại lấy nội dung này để khẳng định cơ quan Công an kết luận ông Hồng không có dấu hiệu hình sự (!?). Theo thông tin riêng của chúng tôi, hiện nay cơ quan công an mới bắt đầu vào cuộc, làm rõ dấu hiệu vi phạm hình sự tại dự án Nhà điều hành Điện lực Tp. HCM do ông Hồng điều hành.
Trả lời về câu hỏi vì sao HANCORP lại ra lệnh cho VIBEX miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Gia Dũng, ông Sơn cho rằng, ông Dũng không có kinh nghiệm và phương pháp điều hành; để Cty rơi vào tình trạng khó khăn.
Nhưng, qua thực tế lại cho thấy, chính ông Sơn lại là người đề xuất với HANCORP đưa ông Dũng về làm Tổng Giám đốc VIBEX vào cuối năm 2009. Trong số tiền nợ của VIBEX hiện tại có số tiền lớn do sai phạm của ông Hồng để lại. Nói là năng lực kém, nhưng qua nhiều lần bỏ phiếu tín nhiệm quy hoạch cấp uỷ, lãnh đạo Tổng Cty  ông Dũng đều được tín nhiệm  và được Ban Thường vụ Đảng uỷ HANCORP có Tờ trình (vào tháng 7/2013) gửi gửi Thành uỷ Hà Nội, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Xây dựng đề xuất vào chức danh Uỷ viên BCH Đảng bộ, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng Cty; thành viên HĐTV Tổng Cty đến năm 2015 và cho cả nhiệm kỳ 2016 – 2021. Vậy, trách nhiệm của ông Sơn với những thua lỗ của Cty trong vai Chủ tịch HĐQT là thế nào, có cần phải miễn nhiệm? Chúng tôi sẽ nêu ở số báo sau.
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao Bí thư Đảng uỷ Nghiêm Sĩ Minh vừa hạ bút ký trình Tờ trình nêu trên, nay lại quay ngoắt  chỉ đạo VIBEX miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Dũng? Những dẫn chứng kể trên chắc đã lý giải phần nào câu hỏi này!
Theo Báo Thanh Tra

Ông trùm gỗ Việt ngập trong khoản nợ ngàn tỷ

Nổi tiếng là nhà sản xuất kinh doanh đồ gỗ lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh ông trùm đồ gỗ Việt nhưng doanh nhân Võ Trường Thành và DN của ông đang ngập trong khoản nợ ngắn hạn trên 1.500 tỷ đồng.   
Vẫy vùng
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa thông báo, 3 cổ đông nội bộ của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) không mua được cổ phiếu nào trong thời gian đăng ký do giá thị trường không phù hợp. Trong đó có ông Võ Trường Thành (Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT) đã mua bất thành 1 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 21/8-19/9.
Thông tin nói trên không mấy tác động tới cổ phiếu TTF, thậm chí, với lực mua vào cổ phiếu này khá mạnh khiến TTF tăng trần 6% từ 5.000 đồng/cp lên 5.300 đồng/cp trong phiên 1/10 với giao dịch lên tới gần 1,4 triệu đơn vị. Sáng 2/10, TTF tiếp tục tăng thêm 3,8% lên 5.500 đồng/cp.
Trong bối cảnh TTCK tăng điểm trong 2 tuần qua, cùng với việc TTF được chào bán cổ phiếu huy động vốn, thì cổ phiếu tăng giá là bình thường, nhất là khi giá trị sổ sách của TTF hiện ở mức trên 11.500 đồng/cp so với mức trên 5.000 đồng hiện tại.


Trước đó, TTF đã trở thành DN đầu trên trên TTCK được phép chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá, với tổng số phát hành lần này là 14,4 triệu cổ phiếu ở mức giá chào bán 5.000 đồng/cp.
Kế hoạch phát hành được đưa ra trong bối cảnh DN này kinh doanh vẫn có lợi nhuận nhưng dòng tiền yếu kém và nợ nần chống chất.
Theo báo cáo hợp nhất 6 tháng 2013, TTF vay nợ ngắn hạn các ngân hàng gần 1.570 tỷ đồng; nợ thuế và người lao động trên 85 tỷ đồng…
Mới đây, đứng trước áp lực nợ ngần, Trường Thành đã thông qua Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Bình Dương có cuộc họp cứu nợ với các DN.
Theo đó, (TTF) bao gồm Cty mẹ và 14 Cty con, hoạt động chính là chế biến gỗ và trồng rừng nguyên liệu, hiện nợ 13 ngân hàng với số tiền 1.174 tỉ đồng. Trong đó, Vietcombank Bình Dương trên 232 tỉ, MB 77 tỉ, HD Bank 174 tỉ, Đông Á 162 tỉ, Kiên Long 99, SHB 79 tỉ đồng…
Tại đây, TTF đã kiến nghị 5 điều kiện trợ giúp và được các ngân hàng cho tái tục hạn mức tín dụng với mức vay hiện hữu trong vòng 12 tháng kể từ ngày 1.9.2013.
Khối nợ ngàn tỷ và những lần hút chết
Khoản nợ hơn ngàn tỷ lần này quả là một sức ép lớn với DN và cá nhân ông Thành. Không biết, đại gia này sẽ tìm cách nào để vượt qua nguy cơ này dù với kinh nghiệm hàng chục năm trên thương trường và đã nhiều lần đối diện với những pha hút chết.
Lần khủng hoảng lớn đầu tiên mà doanh nhân gốc đất võ Bình Định này gặp phải có lẽ là vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 cùng lúc với chỉ thị cấm xuất khẩu gỗ được ban hành. Nhưng nhờ các biện pháp hợp lý, TTF là một trong số ít các đơn vị trụ được tới khi lệnh cấm gỗ được tháo bỏ năm 1999 và phát triển.
Mười năm sau đợt khủng hoảng lớn thứ nhất, ông Thành lại đối mặt với một số khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mang đến cùng với những hậu quả do quyết định đầu tư lớn gây ra.
Với việc thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất tăng vọt lên 18-20% cũng như những quyết định vay tiền có lẽ dễ dãi đã khiến TTF liên tục đứng trên bờ vực phá sản. 2008 là năm đầu tiên TTF chứng kiến tổng nợ cũng như nợ ngắn hạn vượt vốn chủ sở hữu và vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Các năm tiếp theo nợ ngắn hạn (luôn ở mức suýt soát bằng tổng nợ) liên tục tăng mạnh và lên tới đỉnh điểm là trên 2.400 tỷ đồng vào cuối năm 2011.
Riêng trong năm 2010, tiền trả lãi vay ngân hàng của TTF đã là trên 170 tỷ đồng. Năm 2011, DN này phải chi hơn 230 tỉ đồng để trả lãi vay ngân hàng, gấp 23 lần lợi nhuận tập đoàn mang về cho cổ đông. Sức ép lãi vay là rất lớn, trong khi kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn khi đó không khả thi.
Cuối năm 2012, đầu năm 2013 có lẽ đợt khủng hoảng lớn thứ ba của DN này và có lẽ cũng là một đợt khó khăn rất lớn bởi nợ ngắn hạn vẫn ở mức cao xấp xỉ các năm trước đó nhưng dòng tiền vào – doanh thu của DN lại tụt giảm nghiêm trọng. Nhiều quý doanh thu đã xuống dưới 500 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận có quý lỗ, có quý về gần bằng 0.
Cuối quý III/2012, quy mô vốn vay của có tín hiệu giảm xuống và lãi vay cũng giảm từ 18-20% xuống 13-15% theo diễn biến chung trên thị trường. Tuy nhiên, cái khó về dòng tiền có lẽ tệ hại không kém.
Tới cuối quý II/2013, tiền và tương đương tiền của TTF chỉ còn hơn 2,3 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn lên tới trên 2.100 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn các ngân hàng gần 1.570 tỷ đồng, nợ thuế và người lao động là trên 85 tỷ đồng…
Dù đã có nhưng lần thoát chết trong lịch sử nhưng lần này, nhiều người lo ngại về tình trạng đầu tư dàn trải với 14 công ty con, 2 liên kết, về khối nợ khổng lồ, cao hơn vốn chủ sở hữu, cũng như triển vọng của ngành gỗ.
Quy mô hiện nay của TTF lớn hơn nhiều so với cách đây hơn 10 năm do vậy nếu dòng tiền không được đảm bảo thì bất kỳ DN nào cũng có thể gục ngã trên đống tài sản và thương hiệu của mình. Đợt phát hành 14,4 triệu cổ phiếu nếu tốt đẹp cũng chỉ thu về hơn 70 tỷ đồng, rất nhỏ nếu so với tổng nợ ngắn hạn gần 2.100 tỷ đồng. Trong khi tồn kho tới cuối quý II/2013 là 2.041 tỷ đồng, cao hơn so với đầu năm 1.964 tỷ.
Một điều các cổ đông quan tâm, hiện nay, ông Thành chỉ còn nắm 7,4 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 10,8% của TTF. Mọi vấn đề ở DN và các bước đi sẽ bị chi phối bởi rất nhiều các cổ đông lớn khác, nó hoàn toàn khác với vai trò chi phối và khả năng tự quyết của ông Thành cách đây 10 năm.
Theo VEF

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét