Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Ngày 03/10/2013 -Khía cạnh pháp lý vụ án Lê Quốc Quân

  • Ý : Berlusconi trở mặt, Thủ tướng Letta thoát hiểm dễ dàng (RFI) - Mọi người đều dự báo một kết quả sít sao, nhưng bất ngờ là Thủ tướng Enrico Letta đã được Thượng viện Ý bỏ phiếu tín nhiệm trở lại với một đa số áp đảo. Mọi việc nhờ vào sự trở mặt giờ chót của cựu Thủ tướng Berlusconi, người thoạt đầu đã kiên quyết phá đổ chính phủ của ông Letta, nhưng vào hôm nay, 02/10/2013 đã đích thân bỏ phiếu tín nhiệm nội các Letta.
  • Nga truy tố năm thành viên Greenpeace về tội cướp biển (RFI) - Tư pháp Nga vào hôm nay, 02/10/2013 đã quyết định truy tố năm thành viên tổ chức bảo vệ sinh thái Greenpeace về tội hải tặc. Các bị cáo nằm trong số ba mươi người hoạt động cho Greenpeace bị bắt một hoạt động chống lại một giàn khoan dầu của Nga ở Bắc Cực. Tội danh hải tặc có thể dẫn đến bản án từ 10 đến 15 năm tù.
  • Dư vị cay đắng của nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria (RFI) - Năm tuần sau vụ thảm sát bằng vũ khí hóa học tại ngoại ô Damas, 15 thành viên Hội đồng Bảo an vừa nhất trí thông qua một nghị quyết tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Sau hơn hai năm rưỡi xung đột bùng phát tại đất nước này, nghị quyết này là một đột phá ngoại giao quan trọng. Tuy nhiên, việc thông qua nghị quyết 2118 không hề có nghĩa là cuộc chiến tranh tại Syria khiến hơn 100.000 người thiệt mạng sẽ chấm dứt. Nhà báo Anne Bernas của RFI phân tích.
  • Chủ nghĩa Mao hồi sinh tại Trung Quốc (RFI) - Liên quan đến châu Á, nhật báo Le Figaro có bài đáng chú ý mang tựa : << Bắc Kinh phục hồi chủ nghĩa Mao >>. Theo báo Le Figaro, các quan chức Trung Quốc được mời gọi phải gần gũi dân chúng hơn và thực hiện các hành động của chủ nghĩa Mao như tự phê bình và tố giác hành vi sai trái.
  • Thủ tướng Letta cảnh báo về nguy cơ bất ổn định ‘tai hại’ cho nước Ý (RFI) - Số phận chính phủ của Thủ tướng Ý Enrico Letta đuợc quyết định vào hôm nay 02/10/2013, với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Lưỡng viện Quốc hội. Phát biểu trước cuộc thảo luận, ông Enrico Letta đã bảo vệ thành tích của chính phủ ông và cảnh báo về nguy cơ bất ổn định rất nguy hại đối vói nước Ý. Vào giờ chót, ông đã được 25 nghị sĩ đảng PLD của ông Berlusconi sẵn sàng ủng hộ.
  • Hoa Kỳ trục xuất đại biện Venezuela để trả đũa (RFI) - Tối qua 01/10/2013 Venezuela thông báo Hoa Kỳ đã trục xuất đại biện sứ quán nước này tại Washington, nhằm trả đũa việc Caracas trục xuất ba nhà ngoại giao Mỹ ở Venezuela. Thông tin trên ngay lập tức được phía Mỹ xác nhận.
  • Obama hủy thăm Malaysia và Philippines (RFI) - Do tình hình chính phủ Liên bang Mỹ chưa có ngân sách hoạt động, Tổng thống Obama đã phải quyết định rút ngắn chuyến đi Châu Á đã được dự trù, cụ thể là dời lại chuyến viếng thăm Malaysia và Philippines. Ngoại trưởng John Kerry sẽ thay ông đến hai quốc gia này.
  • Tập Cận Bình ve vãn Indonesia (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 02/10/2013 đến Indonesia trong chuyến viếng thăm hai ngày. Quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới này là thị trường béo bở mà Trung Quốc đang dòm ngó.
  • Mỹ - Hàn tăng cường răn đe Bắc Triều Tiên (RFI) - Để đối phó với chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã thông qua vào hôm nay, 02/10/2013 một kế hoạch răn đe nhắm vào Bắc Triều Tiên. Hai bên cũng đồng ý thảo luận về quyền chỉ huy liên quân Mỹ-Hàn trong thời chiến.
  • Nước Mỹ tê liệt : Đọ sức Dân chủ - Cộng hòa tiếp diễn (RFI) - Lần đầu tiên từ năm 1996 đến nay, guồng máy chính quyền Liên bang Mỹ đã phải hoạt động cầm chừng ngày kể từ ngày hôm qua 01/10/2013. Giữa Tổng thống Obama thuộc đảng Dân chủ, và Hạ viện Mỹ dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa, cuộc đọ sức về ngân sách Nhà nước vẫn tiếp diễn khiến cho tình trạng tê liệt bộ phận của Nhà nước Mỹ có nguy cơ kéo dài vì không có ngân sách hoạt động.
  • Việt Nam : Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù (RFI) - Tòa án thành phố Hà Nội hôm nay 02/10/2013 tuyên án 30 tháng tù giam đối với luật sư Lê Quốc Quân, nhà ly khai và blogger nổi tiếng, trong một phiên tòa kéo dài vài tiếng đồng hồ về tội << trốn thuế >>, nhưng bị tố cáo là một vụ án chính trị, theo như ghi nhận của AFP. Hàng trăm người biểu tình đòi trả tự do cho ông. Luật sư Lê Quốc Quân ngay sau đó đã phản đối bản án.
  • Người Nhật sáng chế kính mắt có khả năng dịch tự động (RFI) - Vào một quán ăn ở Nhật , đối với khách ngoại quốc thì không có gì khó khăn hơn là phải đọc thực đơn bằng tiếng Nhật. Để giúp người nước ngoài vượt qua được khó khăn khi thưởng thức ẩm thực của xứ mặt trời mọc, người Nhật đã sáng chế ra loại loại kính có khả năng dịch tức thì.
  • Thái Lan : Kết tội khi quân lãnh đạo phe bảo hoàng (RFI) - Lãnh đạo một phong trào chính trị bảo hoàng Thái Lan vừa bị kết án hai năm tù vì tội khi quân trong phiên phúc thẩm ngày hôm qua, 01/10/2013. Ông Sondhi Limthongkul là lãnh đạo chủ chốt của phong trào << Áo vàng >>, từng biểu tình nhiều tháng chống lại chính phủ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra trước đây. Vụ án này làm nổi rõ tính chất kỳ quặc của bộ luật bảo vệ gia đình nhà vua Thái Lan.
  • Chính phủ Mỹ đóng cửa sang ngày thứ hai (VOA) - Chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa trong lúc các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ tiếp tục quy lỗi cho nhau, và dân Mỹ quy lỗi cho tất cả các chính khách này
  • Báo VN: 'Lê Quốc Quân có nhân thân xấu' (BBC) - Phản ứng của báo chí, dư luận trong và ngoài nước sau án tù 30 tháng tòa tại Hà Nội tuyên với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế.
  • Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù (BBC) - Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội 'trốn thuế' theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
  • Việt-Mỹ đối thoại song phương (BBC) - Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng thường niên lần thứ sáu hôm thứ Ba 1/10 tại Washington DC.
  • Một loạt thứ trưởng nghỉ hưu (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cho ba thứ trưởng, trong đó có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, nghỉ hưu từ 1/10.
  • Biểu tình đòi thả Lê Quốc Quân (BBC) - Hàng trăm người biểu tình trước khu vực tòa án đòi thả luật sư Lê Quốc Quân, người bị án 30 tháng tù tại Hà Nội vì tội trốn thuế.
  • 'Bộ Tài chính hơi nóng vội' (BBC) - Kinh tế gia Hà Huy Thành đánh giá Bộ Tài chính 'nóng vội' khi đề xuất giảm lương để giải quyết khó khăn ngân sách.
  • Gần 4 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - Sau hơn 10 ngày triển khai thực hiện, tính đến ngày 30/9/2013, Chiến dịch "Kết nối biển Đông" đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức và đông đảo nhân dân cả nước với tổng số tiền đạt 3 tỷ 910 triệu đồng. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để mua thiết bị thông tin liên lạc, hỗ trợ ngư dân sớm nắm bắt được thông tin về thiên tai để chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai; góp phần cổ vũ ngư dân bám biển, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
  • Lợi ích biển Đông: Ấn Độ, Philippines lo lắng (BaoMoi) - Biển Đông là con đường thông thương kinh tế và lộ trình thương mại quan trọng của toàn cầu. Những đợt sóng liên quan đến Biển Đông liên tiếp nổi lên khiến nhiều các quốc gia châu Á lo ngại. Một trong những nước đó có Ấn Độ, quốc gia có lợi ích trong tự do hàng hải FON khá lớn.
  • Biển Đông: Trung Quốc đang theo đuổi chiến thuật gì? (BaoMoi) - An ninh hàng hải ở Biển Đông đang bị ảnh hưởng bởi hai diễn biến chính. Diễn biến đầu tiên là căng thẳng mới nổi lên giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough từ cuối tháng 8. Diễn biến thứ hai là những cuộc tham vấn chính thức ban đầu về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á hồi giữa tháng 9.
  • "Kết nối Biển Đông" (BaoMoi) - Chiến dịch vận động “Kết nối Biển Đông” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức nhằm vận động, quyên góp ủng hộ ngư dân phòng chống thiên tai và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chiến dịch kéo dài từ ngày 15/9 đến hết 14/10/2013.
  • Truyền hình trực tiếp “Kết nối biển Đông” tối 7/10 (BaoMoi) - Tính đến ngày 27/9/2013, sau hơn 10 ngày triển khai thực hiện chiến dịch nhắn tin ủng hộ “Kết nối biển Đông”, chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức và đông đảo nhân dân cả nước; tổng số tiền ủng hộ chiến dịch đạt 3,645 tỷ đồng.
  • Mỹ - Philippines sẽ phát triển căn cứ hải quân cách Trường Sa 160 km? (BaoMoi) - (GDVN) - Những nỗ lực này bao gồm việc xây dựng một căn cứ đứng chân lâu dài cho 2 tàu chiến lớn nhất của mình, đồng thời làm căn cứ để quân đội Mỹ có thể luân phiên đồn trú tàu chiến, máy bay ngay sát quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tìm cách "khẳng định chủ quyền", Oyster có thể là lựa chọn tốt nhất.
  • “ASEAN cần tăng cường hợp tác hàng hải” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu khai mạc Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần thứ 4 tổ chức ở Kuala Lumpur ngày 1/10, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Hamzah Zainuddin khẳng định, việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề an ninh hàng hải hiện nay ngày càng trở nên quan trọng và hết sức cấp thiết vì thương mại giữa các nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á phần lớn lệ thuộc vào các hải lộ quan trọng trên Biển Đông và Eo biển Malacca.
  • Philippines thuê chuyên gia kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Philippines thuê một nhóm chuyên gia pháp lý nước ngoài dày dạn kinh nghiệm giúp chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông để trình Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển ở La Haye (Hà Lan) trước ngày 30-3-2014.
  • Philippines: Oyster Bay - căn cứ quân sự mới trong “trục châu Á” của Mỹ (BaoMoi) - PNO – Ngày 6/10 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á đến 4 nước Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines. Chuyến thăm Manila của Tổng thống Mỹ được xem như tín hiệu về sự hậu thuẫn mạnh mẽ Washington dành cho Philippines, và các nhà quan sát cho rằng Oyster Bay phía Tây Philippines sẽ trở thành một căn cứ quân sự, biểu tượng cụ thể “trục châu Á” của Mỹ.
  • Liệu có xảy ra “đại chiến UAV” Trung-Nhật ở Senkaku? (BaoMoi) - ANTĐ - Trong tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên UAV trinh sát BZK-005 của Trung Quốc đã xuất hiện ở Senkaku, đồng thời Nhật cũng đẩy nhanh kế hoạch mua sắm UAV trinh sát chiến lược Global Hawk của Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tương lai, Senkaku sẽ là một chiến trường tranh đấu của các loại máy bay chiến đấu không người lái.
  • Vịnh Oyster của Philippines sẽ thành căn cứ quân sự (BaoMoi) - Chuyến thăm đến Châu Á bắt đầu vào cuối tuần này của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể báo trước sự thay đổi lớn: Vịnh Oyster, Philippines, trở thành hải cảng dành cho các tàu khu trục và tàu chiến Mỹ trong bối cảnh những tranh chấp ở Biển Đông đang trở nên căng thẳng.
  • Nhật nâng cấp Radar giám sát Trung Quốc (BaoMoi) - Lộ trình dự án đã được gửi đến Văn phòng Hợp tác quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ ( DSCA ), nơi tổ chức hội nghị liên quan dến khả năng bán các dịch vụ nâng cấp máy bay mang hệ thống Radar cảnh báo sớm, diễn ra ngày 26/9/2013.

Khía cạnh pháp lý vụ án Lê Quốc Quân


Người biểu tình ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân xuống đường tại Hà Nội (Ảnh: Marianne Brown - VOA)

02.10.2013
Thêm một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam vì bị cáo buộc ‘trốn thuế’, một tội danh mà giới cổ xúy nhân quyền cho là thường được Hà Nội dùng làm cớ để đàn áp những tiếng nói chỉ trích nhà nước.

Bản án hôm 2/10 của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân khiến người ta nhớ tới bản án tương tự của blogger Điếu Cày cách đây hơn 5 năm và một lần nữa khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam. 

VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý của ông Lê Quốc Quân, để tìm hiểu các khía cạnh pháp lý của vụ án đang gây chú ý công luận.

Luật sư Sơn: Thứ nhất, truy tố và xét xử ông Quân về tội ‘trốn thuế’ là không xác đáng, không khách quan. Vì cứ cho là ‘trốn thuế’ đi nữa thì đây là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ chứ không phải cá nhân ông ‘trốn thuế’. Còn trách nhiệm của ông Quân thế nào thì là một việc khác, không phải là tội ‘trốn thuế’ đối với cá nhân ông. Cáo trạng cũng nói là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ doanh nghiệp, chứ không phải cá nhân ông Quân ‘trốn thuế’. Thứ hai, các chứng cứ-chứng từ hợp pháp sau này không được người ta thừa nhận mà họ lại dựa vào lời khai của những người liên quan để bác bỏ. Kế tiếp, vị giám định viên để dựa vào đó kết luận là doanh nghiệp ‘trốn thuế’ lại không có thẻ Giám định viên. Nghĩa là bản kết luận giám định không hợp pháp vì người giám định không có thẻ Giám định viên. Hơn nữa, một số điểm trình bày trong bài bào chữa của tôi không được tòa chấp nhận

VOA: Đó là những điều còn gút mắt trong vụ án này, nhưng kết quả bản án này có là một bất ngờ, nằm ngoài dự đoán của ông?

Luật sư Sơn: Điều này không bất ngờ theo kinh nghiệm của tôi đối với các phiên tòa như vậy. Thường các vụ án đối với những người từng bị xử phạt hành chính hay từng bị khởi tố về các tội liên quan đến ‘an ninh quốc gia’ thì từ việc khởi tố cho đến kết luận xét xử không khác xa nhau. Cơ quan điều tra và tòa án thường thống nhất với nhau, ít khi có sự thay đổi. Đó là lý do vì sao tôi nói tôi không bất ngờ với bản án hôm nay.

VOA: Bản án của ông Quân hôm nay gợi nhớ đến bản án tương tự của blogger Điếu Cày. Cùng tội danh, cùng là người bất đồng chính kiến, dù số tiền bị cáo buộc ‘trốn thuế’ khác nhau (Điếu Cày trên 400 triệu, còn luật sư Quân trên 600 triệu), nhưng mức án lại giống nhau. Luật sư thấy thế nào?


Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý của ông Lê Quốc Quân.Luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý của ông Lê Quốc Quân.
Luật sư Sơn: Vụ án ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và ông Lê Quốc Quân cùng gọi là ‘trốn thuế’ nhưng bản chất khác nhau. Ông Hải bị cáo buộc ‘trốn thuế’ thu nhập cá nhân dù theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê nhà của ông thì bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đó. Còn đối với vụ Lê Quốc Quân là ‘trốn thuế’ thu nhập doanh nghiệp, tức là thu nhập của công ty nhưng người ta lại quy trách nhiệm hình sự cho cá nhân ông Quân. Đây là vấn đề mà pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định rõ. Cho nên, để so sánh hai vụ án cùng tội danh ‘trốn thuế’ này cũng khó.

VOA: ‘Trốn thuế’ trên 600 triệu có khung hình phạt ra sao?

Luật sư Sơn: Luật Việt Nam quy định khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.

VOA: Bản án 2 năm rưỡi của ông Quân có người cho là nhẹ, có người cho là khá nặng. Ý kiến luật sư ra sao?

Luật sư Sơn: Ý kiến tôi ngay tại tòa tôi nói rằng truy tố, khởi tố bị can đối với Lê Quốc Quân là không đúng đối tượng vì ở đây nếu có xảy ra ‘trốn thuế’ thì công ty, chứ không phải cá nhân ông Quân ‘trốn thuế’. Tôi không đồng tình với chuyện truy tố ông Quân.

VOA: Cơ quan điều tra có đưa ra những chứng cớ rõ ràng, thuyết phục cho các cáo buộc?

Luật sư Sơn: Người ta chỉ duy nhất dựa vào lời khai của những người liên quan.

VOA: Theo pháp luật Việt Nam, dựa vào lời khai của người liên quan có phải là cơ sở duy nhất có thể luận tội bị can không?

Luật sư Sơn: Theo luật, lời khai không phải là chứng cứ duy nhất để luận tội. Theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam và pháp luật nói chung, phải trọng chứng hơn trọng cung. Nếu có sự khác biệt giữa chứng cứ văn bản, tức chứng cứ khách quan, với lời khai thì phải tôn trọng chứng cứ khách quan. Vì lời khai phụ thuộc chủ quan của con người. Con người có thể lúc nhớ lúc không, hoặc có thể bị áp lực, hay tâm lý nên không thể khách quan bằng chứng cứ.

VOA: Bên bị can có đưa ra được những chứng cứ khách quan không?

Luật sư Sơn: Các chứng cứ này được thể hiện qua chứng từ thu chi của công ty, nhưng bị tòa bác bỏ vì lời khai của những người liên quan không thừa nhận chứng cứ đấy là có thật. Những người liên quan phủ nhận các chứng từ họ đã ký. Cho nên, tòa đã phủ nhận.

VOA: Trong quá trình đối chất và tranh luận, luật sư thấy có điểm nào đáng chú ý tại phiên tòa hôm nay?

Luật sư Sơn: Đại diện Viện Kiểm Sát và luật sư cũng có đưa ra các ý kiến. Thế nhưng, Viện Kiểm Sát vẫn bảo vệ ý kiến của họ và không có tranh luận tiếp. Không có một trọng tài khách quan thì rất là khó.

VOA: Luật sư Quân sẽ kháng cáo. Nếu phiên phúc thẩm diễn ra, theo luật sư cần phải làm rõ những điều gì trong bản án này?

Luật sư Sơn: Việc này tôi cũng chưa chuẩn bị.

VOA: Ý kiến luật sư Quân tại tòa ông đã phát biểu những gì?

Luật sư Sơn: Ông cho rằng ông vô tội và rằng ông là nạn nhân của một mục đích khác. Tại tòa ông nói sẽ kháng cáo.

VOA: Chân thành cảm ơn luật sư Sơn đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Trà Mi-VOA

Hoa Kỳ quan ngại về việc VN kết án tù LS Lê Quốc Quân


Hàng ngàn người đến ủng hộ LS Lê Quốc Quân đem biểu ngữ đến Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội nơi xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế, hôm 2/10/2013. (Photo courtesy of Tễu Blog)

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự qua ngoại trước việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tù đối với luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.

Thông cáo báo chí phổ biến trên trang web của Tòa đại sứ Mỹ hôm thứ Tư 2 tháng 10 viết:

“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại.”

Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Mỹ tại Hà Nội viết thêm rằng:

“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Đồng thời Tòa đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.

Tưởng cũng xin được nhắc lại, trong phiên xử kéo dài hơn nửa ngày tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hôm thứ Tư 02/10, LS Lê Quốc Quân, người từng công khai lên tiếng cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, bị tuyên án 30 tháng tù giam vì tội danh trốn thuế.

Tuy nhiên, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Quân, nói với đài Á Châu Tự Do:

Kết quả của phiên xử ông Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù và Công ty của ông Lê Quốc Quân bị truy thu khoản thuế mà cho rằng trốn là 645 triệu và bị phạt gấp đôi số đó nữa; còn chị Phương kia bị 8 tháng tù.

Còn diễn tiến của phiên tòa thì Viện Kiểm Sát và Tòa án thống nhất với Cơ quan Điều Tra. Nói tóm lại người ta thống nhất với nhau hết, còn những quan điểm của luật sư đưa ra người ta không chấp nhận, và những gì sai sót thì họ bảo sai sót do lỗi đánh máy.

Luật sư Quân phản đối, không thừa nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đọc tại tòa án.

Nói chung có nhiều cái sai lắm mà tôi đã nêu ra trong bài bào chữa tôi có gửi cho gia đình anh Lê Quốc Quân”.

Phiên tòa được thông báo là công khai, nhưng mãi đến 10 giờ, vợ của LS Quân và một người chú của ông mới được cho vào tham dự. Những người khác đều bị lực lượng an ninh chặn lại cách tòa án hơn 1 cây số.
RFA 02.10.2013

Việt-Mỹ đối thoại song phương

Vòng đối thoại tại Washington DC
Đây là vòng đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ sáu

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa tổ chức đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng thường niên lần thứ sáu hôm thứ Ba 1/10 tại Washington DC.

Đây là cơ chế họp hàng năm do bộ ngoại giao hai bên chủ trì, bắt đầu từ năm 2008, nhằm thảo luận các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay đối thoại lần này do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc và Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Kelly đồng chủ trì.

Tham gia đối thoại có các đại diện của các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng của Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Cũng theo hãng tin nhà nước Việt Nam, hai bên đã trao đổi "các biện pháp để cụ thể hóa Đối tác toàn diện, tăng cường hợp tác chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt trên bình diện song phương và đa phương, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, mua sắm quốc phòng, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, xử lý chất độc da cam, rà phá bom mìn, tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh".

"Các đại biểu cũng thảo luận tình hình an ninh khu vực và thế giới, nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục hợp tác trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như Diễn đàn khu vực Asean (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước Asean mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS), Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong (LMI)…

Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng là một trong ba cơ chế đối thoại liên quan tới quốc phòng mà Việt Nam và Mỹ tổ chức hàng năm.

Ngoài ra hai bên còn duy trì Đối thoại quốc phòng song phương (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì, bắt đầu từ 2005) và Đối thoại Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2010).

Hợp tác Mỹ-Việt

Hợp tác an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ đã được mở rộng trong thời gian gần đây. Việt Nam đã đề nghị Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, nhưng chưa có kết quả.
Cũng hôm 1/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã rời Washington DC để bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài một tuần.

Ông Kerry sẽ tới Nhật Bản trong chặng dừng chân đầu tiên. Sau đó ông sẽ tháp tùng Tổng thống Barack Obama tới dự hội nghị Apec tại Bali, Indonesia.

Tổng thống Hoa Kỳ có kế hoạch thăm bốn quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines để bàn về hai chủ đề trọng tâm là đề kinh tế và an ninh trong thời gian từ 6/10-12/10.

Tin mới nhất chúng tôi nhận được cho hay ông tổng thống vừa quyết định hủy chuyến thăm Malaysia vì bế tắc ngân sách khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa hoạt động một phần.

Hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo như vậy hôm 2/10. Không rõ điều này có ảnh hưởng tới việc ông tham dựhội nghị thượng đỉnh Apec hay không.

Ông Obama không đến Việt Nam trong chuyến đi này.

Đây là chuyến công du thứ hai của ông tổng thống tới khu vực Đông Nam Á kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ hai. Hồi tháng 11/2012, ngay sau khi tái đắc cử, ông đã tới thăm Miến Điện, Thái Lan và Campuchia.
(BBC)

Tập Cận Bình ve vãn Indonesia

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) gặp tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Jakarta, 02/10/2013.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) gặp tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Jakarta, 02/10/2013. (REUTERS/Supri)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 02/10/2013 đến Indonesia trong chuyến viếng thăm hai ngày. Quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới này là thị trường béo bở mà Trung Quốc đang dòm ngó.

Ông Tập Cận Bình được tiếp đón trọng thể chiều nay tại Jakarta với hàng quân danh dự. Theo báo chí Indonesia, ông sẽ ký kết các hiệp định hợp tác và thương mại có giá trị 20 tỉ đô la.

Với các hợp đồng chủ yếu trong lãnh vực hầm mỏ, Bắc Kinh có thể hài lòng khi đảm bảo được nhu cầu khổng lồ về nguyên vật liệu vốn rất phong phú ở Indonesia. Nhưng Trung Quốc còn muốn chiếm lĩnh thị trường đang phát triển rất nhanh này. Indonesia là nước đông dân thứ tư thế giới với 240 triệu dân với mức tăng trưởng thuộc loại mạnh mẽ và bền bỉ nhất trong số các quốc gia mới nổi, khoảng 6% một năm.

Ngày mai, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành người ngoại quốc đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Indonesia, dấu hiệu cho thấy chính phủ nước này rất coi trọng chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc, đối tác thương mại đứng thứ nhì của Jakarta chỉ sau Nhật Bản. Indonesia xuất khẩu rất nhiều than đá sang Trung Quốc, và trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng vọt từ 16,5 tỉ đô la năm 2005 lên 66,2 tỉ đô la năm ngoái.

Tập Cận Bình tuyên bố khi vừa đến Jakarta: “Indonesia đã có được những tiến bộ ấn tượng về công cuộc phát triển, đồng thời tăng cường vị trí quốc tế, khiến từ nay đóng được một vai trò quan trọng trên sân khấu chính trị toàn cầu”.

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, ngoài lãnh vực kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Jakarta thường là nhà trung gian hòa giải giữa các nước Đông Nam Á với Bắc Kinh – vốn đang yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Bắc Kinh muốn thảo luận vấn đề này qua các cuộc tiếp xúc song phương, mà theo các nhà quan sát là nhằm lợi dụng lợi thế siêu quyền lực của mình để át giọng các nước nhỏ. Những quốc gia nhỏ bé hơn có liên quan như Việt Nam và Philippines mong muốn thảo luận đa phương thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tập hợp 10 nước trong khu vực trong đó Indonesia là thành viên.

Sau Indonesia, Tập Cận Bình sẽ sang thăm nước Malaysia láng giềng, trước khi đến đảo Bali để dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ khai mạc vào thứ Hai 7/10 tới, với sự tham dự của 21 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.
Thụy My (RFI)

 Bản tin tiếng Anh

  • Market in antiques booms in Shanghai (Washington Post) - The shop assistant served cold drinks to the visitors at Modern Shanghai, a furniture and home decor store in downtown Shanghai.
  • Chinese invest in Vermont (Washington Post) - As the governor of America's second-least populous state -Vermont, Peter Shumlin is making a big push to seek investment from China.
  • FTZ issues first 'negative list' (Washington Post) - The new Shanghai Free Trade Zone published first negative list, an innovative management approach that increases foreign investors' freedom.
  • How to tap into China's increasing gray market (Washington Post) - Despite the recent slowdown in China's economy, many foreign companies continue to see the world's second-largest economy as one of the most attractive markets now and in the future. Consumption of foreign brands by the Chinese contributes considerably to the profits of many foreign companies, especially luxury brand producers. But do foreign companies and their marketing teams really understand the changing nature of China's customer base?
  • Li Na learns from her past (Washington Post) - Tough workouts lead to victory on the court, but a responsible attitude makes one a champion in life.
  • Let's get crabby! (Washington Post) - Autumn is China's biggest crab season. That's very much because the most popular freshwater crabs are at their delicious peak now - meaty and loaded with roe. Beijing's restaurants and hotels are busy presenting their best crab dishes.
  • The charms of Provence (Washington Post) - Southern France offers art festival, lavender in full bloom and scenic view of historic Europe to visitors, as Xu Lin writes.
  • Tales of two countries (Washington Post) - Dai Sijie is like a bridge. He connects the medium of literature with that of film; and at the same time he links up the world of China, where he was born and grew up, with that of France, where he attained fame, as both a novelist and a film director.
  • Living museum of beautiful woods (Washington Post) - Deep in the Beijing suburb of Shunyi is a tiny boutique hotel with a pedigreed collection that many museums would kill for. Yet, it is an establishment that actually has an extremely select client list — those who really appreciate antiques.
  • Search for fishermen continues (Washington Post) - Four people have been confirmed dead and 12 others rescued as the search continued on Tuesday for fishermen who were aboard three fishing vessels that sank after being caught in a typhoon in the South China Sea, provincial authorities said.
  • Premier vows to deepen reform (Washington Post) - China remains committed to deepening reforms in the pursuit of long-term and sustainable economic growth despite the difficulties and challenges ahead, Premier Li Keqiang said on Monday.
  • UN's Syria resolution on point, FM says (Washington Post) - The 15-member United Nations Security Council's unanimous adoption of a resolution to strip Syria's government of its chemical weapons reflects the council's solidarity and points toward a diplomatic solution to the Syria issue, China's Foreign Minister Wang Yi said after the vote on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét