Tội 'trốn thuế' của luật sư Quân
Phiên xử luật sư bất
đồng chính kiến Lê Quốc Quân về tội “trốn thuế” dự kiến diễn ra ngày
2/10 tại Hà Nội, sau hai tháng đình hoãn.
Công an Việt Nam nói đã thu thập được chứng cứ
cho thấy công ty do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc đã trốn thuế thu nhập
doanh nghiệp. Ông Quân cùng bà Phạm Thị Phương, kế toán của công ty, bị bắt ngày 27/12 năm ngoái về tội danh trốn thuế, được quy định tại Điều 161 – Bộ luật Hình sự.
Khoản tiền trốn thuế được Thông Tấn xã Việt Nam loan đi là 649 triệu đồng - mặc dù một vài tờ báo trong nước khác chạy con số 437 triệu.
Một luật sư bào chữa cho ông Quân, Hà Huy Sơn, nói với BBC rằng 649 triệu đồng là con số ghi trong cáo trạng.
Vụ bắt giữ được chính phủ và tổ chức nhân quyền nhiều nước, kể cả Liên Hiệp Quốc, đặc biệt quan tâm.
Một nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư, lấy tên chung Media Legal Defence Initiative, đã gửi thỉnh nguyện thư cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD), nêu trường hợp ông Quân.
UNWGAD lại gửi thư cho chính phủ Việt Nam về trường hợp này, và nhận được trả lời chính thức của Việt Nam ngày 29/8, chỉ một ngày trước khi phiên họp lần thứ 67 của UNWGAD bế mạc.
Trong lá thư trả lời của Việt Nam, mà BBC có trong tay, chính phủ Việt Nam nói về cáo buộc "trốn thuế".
"Liên quan tới việc trốn thuế, các điều tra cho thấy từ năm 2009-2011, ông Quân đã chỉ đạo nhân viên liên hệ và thu thập thông tin cá nhân cũng như liên quan tới công việc của các quan chức và chuyên gia kinh tế để tạo các hợp đồng khống về tư vấn và môi giới thương mại mà mục tiêu là chính thức hóa chi phí đầu vào "gia tăng" của công ty và sau đó kê khai chi phí này với cơ quan thuế nhằm tránh đóng thuế thu nhập.
"Số tiền trốn thuế mới lên tới 649 triệu đồng, cho thấy bằng chứng về việc vi phạm Khoản 3, Điều 161 của Bộ Luật Hình sự về Tội Trốn thuế.
"Ông Quân là một luật sư, với kiến thức và nghĩa vụ bảo vệ công lý và luật pháp, làm việc trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, nhưng việc ông dùng những xảo thuật lừa đảo tinh vi để lừa dối cơ quan thuế đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp và đạo đức kinh doanh."
Lá thư trả lời Liên Hiệp Quốc cũng nói về vấn đề tiếp cận ông Quân trong thời gian giam giữ.
"Liên quan tới việc gia đình thăm viếng và tiếp tế..., trong giai đoạn điều tra, gia đình không đề nghị vào thăm. Ngoài giai đoạn này, vợ và em ông Quân gặp ông hàng tháng với đồ tiếp tế với chế độ như những người bị giam giữ khác theo quy định của Trung tâm.
"Lúc mới bị tạm giam, ông Quân từ chối các bữa ăn của Trung tâm nhưng vẫn dùng đồ của gia đình. Bởi vậy thông tin nói rằng ông Quân tuyệt thực trong 15 ngày và rằng 'ông Quân sụt cân vì tuyệt thực', và 'tình trạng sức khỏe của ông hiện không rõ ràng nhưng gây lo ngại sâu sắc' là vô căn cứ."
Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Phạm tội trốn thuế với số
tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Bình luận về trả lời của chính phủ Việt Nam, nhóm Media Legal Defence Initiative nói ông Quân “bị bắt và giam giữ vì thực hiện quyền tự do thể hiện ý kiến và ngôn luận, quyền tự do lập hội và quyền tham gia vào việc điều hành việc công”.
Về tội “trốn thuế”, nhóm này nói: “Nếu không có bất cứ chứng cứ rõ ràng giải thích cho những cáo buộc về việc trốn thuế của ông Quân, thì những tuyên bố của chính phủ không đáng tin, cũng chẳng thể làm mất uy tín của sự biện hộ của những tổ chức ký tên cho rằng những cáo buộc thế này thường được chính phủ Việt Nam sử dụng để bịt miệng những lời chỉ trích.”
Nhóm này cũng cho rằng quyền được xét xử công bằng của ông Quân đã “không được tôn trọng trong suốt thời gian ông bị giam giữ”.
“Trái ngược với những gì chính phủ Việt Nam cam đoan trong bình luận của họ, gia đình ông và luật sư của ông đã liên tục gửi yêu cầu được gặp mặt ông Quân tại nơi bị giam giữ.”
"Những yêu cầu này luôn bị từ chối…Tất cả mọi yêu cầu gặp mặt từ phía luật sư của ông Quân cũng bị từ chối cho đến khi cuối cùng ông được phép cho gặp mặt thân chủ trong một cuộc thẩm vấn vào tháng 3/2013.”
Vụ án Lê Quốc Quân đã được UNWGAD thảo luận tại phiên họp hôm 30/8, và dự kiến nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc sẽ công bố ý kiến của họ sau mấy tháng nữa.
Theo lịch trình, UNWGAD đầu tiên sẽ gửi ý kiến của họ cho chính phủ Việt Nam và sau đó gửi cho Media Legal Defence Initiative.
Sau khi các bên đã có phản hồi, UNWGAD sẽ công bố chính thức ý kiến của họ về vụ án.
Công an thiết lập vành đai ngay trước Phiên tòa xử bất đồng chính kiến
AP | Ngày 02/10/2013
Những
người biểu tình và lực lượng an ninh tập trung tại thủ đô thường vẫn
yên tĩnh của Việt Nam vì một phiên tòa xử luật sư nổi tiếng đã từng du
học tại Hoa Kỳ. Ông tham gia vào các vụ án nhân quyền và viết blog chỉ
trích chính phủ.
Ông Lê Quốc Quân bị bắt vào năm ngoái và bị buộc tội trốn thuế với bản án được nhiều người xem là tạo dựng.
Trường
hợp của Quân đang được theo dõi chặt chẽ bởi chính phủ Mỹ, nước đang
gây áp lực lên lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nhằm nới lỏng hạn chế với
những người ủng hộ dân chủ và tôn trọng hơn nữa về nhân quyền.
Phiên
tòa dự kiến bắt đầu vào buổi sáng thứ Tư, mặc dù người ta chưa rõ là nó
đã diễn ra chưa, vì những hạn chế về thông tin liên lạc từ phòng xử án.
Các phiên tòa ở Việt Nam thường chỉ kéo dài một ngày, và không đáp ứng
được tiêu chuẩn quốc tế về công bằng, các tổ chức nhân quyền cho biết.
Hàng
trăm cảnh sát và nhân viên an ninh được đặt tại các đường phố xung
quanh tòa án nhằm ngăn chặn người dân đến gần. Tập trung tại một nhà thờ
trong thành phố, khoảng 100 người ủng hộ Quân hô lớn: “Công lý cho
người vô tội.”
Quân
là một người Công giáo và trong số những người biểu tình có ít nhất một
thành viên thuộc hàng giáo phẩm, cũng như nhiều người đàn ông và phụ nữ
lớn tuổi.
Quân
ở độ tuổi đầu 40, ông đã bị bắt giữ vào năm 2007 trong ba tháng khi ông
trở về sau khi hoàn thành học bổng do chính phủ Mỹ tài trợ cho những
nghiên cứu sinh tại Washington. Ông là một trong những bất đồng chính
kiến nổi tiếng tại Việt Nam và ông duy trì một blog nổi tiếng nói lên
vi phạm nhân quyền và các vấn đề khác nằm ngoài phạm vi đưa tin của
truyền thông nhà nước.
Việt
Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường vào cuối những năm 1980 và
muốn hòa nhập với thế giới, nhưng vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ tự do
ngôn luận và bày tỏ chính kiến. Các blogger, các nhà hoạt động và
những người khác thường xuyên bị bắt và bỏ tù. Đại diện truyền thông
nước ngoài được phép sống ở Việt Nam nhưng bị hạn chế về nơi họ có thể
đến và những nội dung họ đưa tin.
Internet
đã nổi lên như một công cụ tổ chức quan trọng cho những người bất đồng
chính kiến trong những năm gần đây, và đã có sự tăng đột biến các blog
và các trang Facebook chỉ trích chính phủ. Sự gia tăng của Internet,
kết hợp với suy thoái kinh tế, đã làm cho giới cầm quyền cảm thấy bị
công kích.
* Nguồn: AP
Luật sư nhân quyền Việt Nam từng du học ở Mỹ bị kết án 30 tháng tù
Associated Press | October 02, 2013
HANOI, VIETNAM – Một
toà án Việt Nam đã kết án một luật sư từng du học ở Mỹ và là nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng 30 tháng tù sau khi nhận thấy ông phạm tội
trốn thuế.
Cáo buộc nhằm vào Lê Quốc Quân được đông đảo mọi người cho là mang động cơ chính trị.
Vụ án của ông Quân được chính phủ Mỹ
theo dõi sát sao; Hoa Kỳ vẫn đang gây áp lực buộc các nhà lãnh đạo cộng
sản Việt Nam nới lỏng hạn chế đối với những người vận động cho dân chủ
và tôn trọng nhân quyền.
Phiên toà diễn ra và kết thúc ngay trong
ngày thứ Tư ở thủ đô Hà Nội. Trong suốt phiên toà, Lê Quốc Quân khẳng
định là ông vô tội. Ông phát biểu trước toà án rằng bản án dành cho ông
là do quan điểm chính trị của ông.
* Nguồn: AP
Công an ngăn cản người dân đến theo dõi phiên xử LS Lê Quốc Quân
Gia Minh, biên tập viên RFA
Hôm nay Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử luật sư Lê
Quốc Quân, người công khai lên tiếng cho quyền con người tại Việt Nam,
về tội danh trốn thuế.
Nhiều người từ các nơi đến tham dự phiên tòa được cho biết công khai; thế nhưng đã bị các lực lượng chức năng chặn không cho đến khu vực tòa án.
Vào lúc 9:30, một người từ Vinh ra Hà Nội để tham dự phiên tòa cho biết:
“( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…
( Hô khẩu hiệu) Lê Quốc Quân Vô tội”
Gia Minh: Anh từ Vinh ra hồi nào và đến tòa ra làm sao?
Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?
Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất. Bà con đang đứng đây vì tắt đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn. Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.
Gia Minh: Cám ơn anh.
Nhiều người đến tham dự phiên tòa được cho là công khai xử Luật sư Lê Quốc Quân trong ngày 2 tháng 10 mặc áo thun trắng có in hình luật sư Lê Quốc Quân và dòng chữ Trả tự do cho Lê Quốc Quân. Họ mang theo nhành lá thiên tuế và những khẩu hiệu với nội dung Lê Quốc Quân vô tội và chống Trung Quốc.
Nhiều người từ các nơi đến tham dự phiên tòa được cho biết công khai; thế nhưng đã bị các lực lượng chức năng chặn không cho đến khu vực tòa án.
Vào lúc 9:30, một người từ Vinh ra Hà Nội để tham dự phiên tòa cho biết:
“( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…
( Hô khẩu hiệu) Lê Quốc Quân Vô tội”
Gia Minh: Anh từ Vinh ra hồi nào và đến tòa ra làm sao?
Từ nhà thờ đến tòa khoảng 3 cây số, chúng tôi đi được 2 cây số thì bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng. Bây giờ không đi tới được mà cũng không đi lui được và mọi người đang ở đây hát hò hưởng ứng cho Lê Quốc Quân.
-Người từ Vinh
Người từ Vinh: Tôi
đến cách đây ba ngày. Tôi phải đến trước vì ở quê tôi bị bão lụt, tôi ra
từ đêm 28. Tôi ra ở nhà Lê Quốc Quyết thì họ đã gác và đến đập cửa có ý
định câu lưu. Nên đến ngày hôm qua, 1 tháng 10, nhân khi trời mưa chúng
tôi hẹn có người đến đón và mặc áo mưa rồi xuống và đến nhà thờ Thái
Hà. Sáng nay 4:30 mọi người dậy làm lễ, và 6:15 đi ra tòa. Từ nhà thờ
đến tòa khoảng 3 cây số, chúng tôi đi được 2 cây số thì bị chặn lại bởi
các lực lượng an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng. Bây giờ
không đi tới được mà cũng không đi lui được và mọi người đang ở đây hát
hò hưởng ứng cho Lê Quốc Quân.
Nhiều người từ mọi nơi đến: dân oan Dương Nội, dân oan Bắc Giang,
dân từ quê hương anh Quân, có cả cha xứ nữa, có cả nhà sư, có người dân
tộc thiểu số… Số lượng người tôi không thể đếm được, và họ chia ra nhiều
nhóm. Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?
Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất. Bà con đang đứng đây vì tắt đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn. Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.
Gia Minh: Cám ơn anh.
Nhiều người đến tham dự phiên tòa được cho là công khai xử Luật sư Lê Quốc Quân trong ngày 2 tháng 10 mặc áo thun trắng có in hình luật sư Lê Quốc Quân và dòng chữ Trả tự do cho Lê Quốc Quân. Họ mang theo nhành lá thiên tuế và những khẩu hiệu với nội dung Lê Quốc Quân vô tội và chống Trung Quốc.
Tường thuật phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Nghe bài này
Luật sư công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, Lê Quốc Quân, hôm nay 2 tháng 10 bị tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về tội danh trốn thuế. Phiên xử được nói là công khai thế nhưng những người muốn đến khu vực tòa án để theo dõi phiên xử bị các lực lượng chứa năng ngăn chặn không cho đến gần khu vực tòa án.
Kết quả và diễn tiến phiên xử
Phản đối phiên tòa bất công, luật sư Lê Quốc Quân vô tội.
Đó là những tiếng hô ngoài tòa án sau khi phiên xử sơ thẩm về tội trốn thuế đối với luật sư Lê Quốc Quân kết thúc vào lúc khoảng 2:30 chiều với bản án tuyên cho ông này là 30 tháng tù giam.
Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho biết về bản án cũng như tiến trình xét xử:
Kết quả của phiên xử ông Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù và Công ty của ông Lê Quốc Quân bị truy thu khoản thuế mà cho rằng trốn là 645 triệu và bị phạt gấp đôi số đó nữa; còn chị Phương kia bị 8 tháng tù.
Còn diễn tiến của phiên tòa thì Viện Kiểm Sát và Tòa án thống nhất với Cơ quan Điều Tra. Nói tóm lại người ta thống nhất với nhau hết, còn những quan điểm của luật sư đưa ra người ta không chấp nhận, và những gì sai sót thì họ bảo sai sót do lỗi đánh máy. Luật sư Quân phản đối, không thừa nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đọc tại tòa án.
Nói chung có nhiều cái sai lắm mà tôi đã nêu ra trong bài bào chữa tôi có gửi cho gia đình anh Lê Quốc Quân.
Ngăn cản và phản đối
Thân nhân trong gia đình và nhiều người muốn đến tham dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân về tội danh trốn thuế vào ngày 2 tháng 10. Tuy nhiên thông tin cho hay chỉ có một người làm trong Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam do luật sư Quân làm giám đốc là có giấy mời tham dự tòa mà thôi. Gia đình luật sư Lê Quốc Quân chỉ nhận được giấy thông báo. Vợ luật sư Lê Quốc Quân là bà Nguyễn thị Thu Hiền mãi đến chừng 10 giờ sáng mới được cho vào tòa tham dự phiên xử cùng với một người chú của luật sư Lê Quốc Quân.
Riêng mẹ ruột luật sư Lê Quốc Quân không được cho vào, lúc 11 giờ trưa bà cho biết:
Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chút.
Những người khác từ các nơi đến đều bị các lực lượng chức năng chặn lại cách tòa khoảng chừng 1 kilomet.
Một người từ Vinh ra Hà Nội với mục đích dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân cho biết vào lúc 9:30 phút như sau:
Nhiều người từ mọi nơi đến: dân oan Dương Nội, dân oan Bắc Giang, dân từ quê hương anh Quân, có cả cha xứ nữa, có cả nhà sư, có người dân tộc thiểu số… Số lượng người tôi không thể đếm được, và họ chia ra nhiều nhóm.
Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?
Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẫn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất.
Bà con đang đứng đây vì tắc đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn.
Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.
Những người muốn tham dự phiên tòa mà không được đến gần tòa và bị các lực lượng chức năng chặn mọi ngả đường, đã tập trung cầu nguyện, hát và hô vang các khẩu hiệu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân:
( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…
(Hát) : Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.
Chừng 11:20 những người bị ngăn trở không đến được khu vực tòa án đã trở về tập trung tại Nhà thờ Thái Hà để nghỉ trưa. Một trong những người ở đó cho biết đến chiều họ vẫn sẽ trở lại dù có sự ngăn cản từ phía cơ quan chức năng:
5.52 Khó khăn như vậy nhưng mọi người vì lòng yêu mến anh Lê Quốc Quân, mong muốn sự thật nên bà con vẫn phải đi cho dù biết ra đường có bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Quyết tâm của bà con phải đòi đến được dự phiên tòa vì trong thông báo của nhà nước trên các phương tiện truyền thông đái chúng Nhà nước nói đây là phiên tòa công khai, chứ không phải cấm mọi người đến tham dự; như thế không còn là công khai nữa. Chiều nay chúng tôi sẽ bằng mọi cách đi từng hàng rất trật tự trên vỉa hè để tránh ùn tắc giao thông, tránh mọi thứ để có thể đến được phiên tòa.
Khuôn mặt đấu tranh
Luật sư Lê Quốc Quân, năm nay 41 tuổi, được đánh giá là một trong những tiếng nói mạnh mẽ cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Ông từng tham gia một khóa học dài 5 tháng rưỡi do tổ chức có tên National Endowment for Democracy tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ hồi năm 2006 sang năm 2007. Sau chuyến đi học này về nước, ông bị bắt hồi tháng 3 năm 2007. Tuy nhiên đến tháng 6 cùng năm ông được trả tự do.
Ông cũng bị giam giữ gần 10 ngày sau khi cùng một số người khác đến tham dự phiên tòa sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ hồi tháng tư năm 2011. Ông luôn bị an ninh, công an theo dõi. Hồi ngày 19 tháng 8, ông bị tấn công bất ngờ vào buổi tối.
Đến ngày 27 tháng 12 năm ngoái ông bị bắt với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ luật hình sự Việt Nam. Phiên xử sơ thẩm ban đầu được cho biết sẽ diễn ra hồi ngày 9 tháng 7 năm nay; tuy nhiên chỉ một ngày trước khi phiên xử diễn ra, một thông báo hoãn xử được đưa ra với lý do chủ tọa phiên tòa bị ốm đột xuất.
Luật sư công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, Lê Quốc Quân, hôm nay 2 tháng 10 bị tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về tội danh trốn thuế. Phiên xử được nói là công khai thế nhưng những người muốn đến khu vực tòa án để theo dõi phiên xử bị các lực lượng chứa năng ngăn chặn không cho đến gần khu vực tòa án.
Kết quả và diễn tiến phiên xử
Phản đối phiên tòa bất công, luật sư Lê Quốc Quân vô tội.
Đó là những tiếng hô ngoài tòa án sau khi phiên xử sơ thẩm về tội trốn thuế đối với luật sư Lê Quốc Quân kết thúc vào lúc khoảng 2:30 chiều với bản án tuyên cho ông này là 30 tháng tù giam.
Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho biết về bản án cũng như tiến trình xét xử:
Kết quả của phiên xử ông Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù và Công ty của ông Lê Quốc Quân bị truy thu khoản thuế mà cho rằng trốn là 645 triệu và bị phạt gấp đôi số đó nữa; còn chị Phương kia bị 8 tháng tù.
Còn diễn tiến của phiên tòa thì Viện Kiểm Sát và Tòa án thống nhất với Cơ quan Điều Tra. Nói tóm lại người ta thống nhất với nhau hết, còn những quan điểm của luật sư đưa ra người ta không chấp nhận, và những gì sai sót thì họ bảo sai sót do lỗi đánh máy. Luật sư Quân phản đối, không thừa nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đọc tại tòa án.
Nói chung có nhiều cái sai lắm mà tôi đã nêu ra trong bài bào chữa tôi có gửi cho gia đình anh Lê Quốc Quân.
Ngăn cản và phản đối
Thân nhân trong gia đình và nhiều người muốn đến tham dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân về tội danh trốn thuế vào ngày 2 tháng 10. Tuy nhiên thông tin cho hay chỉ có một người làm trong Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam do luật sư Quân làm giám đốc là có giấy mời tham dự tòa mà thôi. Gia đình luật sư Lê Quốc Quân chỉ nhận được giấy thông báo. Vợ luật sư Lê Quốc Quân là bà Nguyễn thị Thu Hiền mãi đến chừng 10 giờ sáng mới được cho vào tòa tham dự phiên xử cùng với một người chú của luật sư Lê Quốc Quân.
Riêng mẹ ruột luật sư Lê Quốc Quân không được cho vào, lúc 11 giờ trưa bà cho biết:
Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chút.
Những người khác từ các nơi đến đều bị các lực lượng chức năng chặn lại cách tòa khoảng chừng 1 kilomet.
Một người từ Vinh ra Hà Nội với mục đích dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân cho biết vào lúc 9:30 phút như sau:
Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chútTôi đến cách đây ba ngày. Tôi phải đến trước vì ở quê tôi bị bão lụt, tôi ra từ đêm 28. Tôi ra ở nhà Lê Quốc Quyết thì họ đã gác và đến đập cửa có ý định câu lưu. Nên đến ngày hôm qua, 1 tháng 10, nhân khi trời mưa chúng tôi hẹn có người đến đón và mặc áo mưa rồi xuống và đến nhà thờ Thái Hà. Sáng nay 4:30 mọi người dậy làm lễ, và 6:15 đi ra tòa. Từ nhà thờ đến tòa khoảng 3 cây số, chúng tôi đi được 2 cây số thì bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng. Bây giờ không đi tới được mà cũng không đi lui được và mọi người đang ở đây hát hò hưởng ứng cho Lê Quốc Quân.
Mẹ của LS Lê Quốc Quân
Nhiều người từ mọi nơi đến: dân oan Dương Nội, dân oan Bắc Giang, dân từ quê hương anh Quân, có cả cha xứ nữa, có cả nhà sư, có người dân tộc thiểu số… Số lượng người tôi không thể đếm được, và họ chia ra nhiều nhóm.
Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?
Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẫn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất.
Bà con đang đứng đây vì tắc đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn.
Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.
Những người muốn tham dự phiên tòa mà không được đến gần tòa và bị các lực lượng chức năng chặn mọi ngả đường, đã tập trung cầu nguyện, hát và hô vang các khẩu hiệu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân:
( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…
Bà con đang đứng đây vì tắc đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn. Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.( Hô khẩu hiệu) : Lê Quốc Quân: Vô tội
Người từ Vinh
(Hát) : Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.
Chừng 11:20 những người bị ngăn trở không đến được khu vực tòa án đã trở về tập trung tại Nhà thờ Thái Hà để nghỉ trưa. Một trong những người ở đó cho biết đến chiều họ vẫn sẽ trở lại dù có sự ngăn cản từ phía cơ quan chức năng:
5.52 Khó khăn như vậy nhưng mọi người vì lòng yêu mến anh Lê Quốc Quân, mong muốn sự thật nên bà con vẫn phải đi cho dù biết ra đường có bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Quyết tâm của bà con phải đòi đến được dự phiên tòa vì trong thông báo của nhà nước trên các phương tiện truyền thông đái chúng Nhà nước nói đây là phiên tòa công khai, chứ không phải cấm mọi người đến tham dự; như thế không còn là công khai nữa. Chiều nay chúng tôi sẽ bằng mọi cách đi từng hàng rất trật tự trên vỉa hè để tránh ùn tắc giao thông, tránh mọi thứ để có thể đến được phiên tòa.
Khuôn mặt đấu tranh
Luật sư Lê Quốc Quân, năm nay 41 tuổi, được đánh giá là một trong những tiếng nói mạnh mẽ cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Ông từng tham gia một khóa học dài 5 tháng rưỡi do tổ chức có tên National Endowment for Democracy tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ hồi năm 2006 sang năm 2007. Sau chuyến đi học này về nước, ông bị bắt hồi tháng 3 năm 2007. Tuy nhiên đến tháng 6 cùng năm ông được trả tự do.
Ông cũng bị giam giữ gần 10 ngày sau khi cùng một số người khác đến tham dự phiên tòa sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ hồi tháng tư năm 2011. Ông luôn bị an ninh, công an theo dõi. Hồi ngày 19 tháng 8, ông bị tấn công bất ngờ vào buổi tối.
Đến ngày 27 tháng 12 năm ngoái ông bị bắt với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ luật hình sự Việt Nam. Phiên xử sơ thẩm ban đầu được cho biết sẽ diễn ra hồi ngày 9 tháng 7 năm nay; tuy nhiên chỉ một ngày trước khi phiên xử diễn ra, một thông báo hoãn xử được đưa ra với lý do chủ tọa phiên tòa bị ốm đột xuất.
Lê Quốc Quân, một hạt nhân phải bị khống chế, tiêu diệt
Tue, 10/01/2013 - 17:23 — ledienduc Lê Diễn Đức
Giáo dân thắp nến cầu nguyện cho Lê Quốc Quấn tại Nhà Thờ Thái Hà ngày 29/9 - Ảnh: OnTheNet
Trong những ngày cuối tháng 9, trước phiên toà xử luật sư
Lê Quốc Quân vào ngày 2/10, tình hình có vẻ không mấy yên tĩnh, ít nhất
từ phia nhà cầm quyền.
Việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và cac bloggers vẫn ráo
riết và mức độ thô bạo, thậm chí ngay cả vào lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng công du đi Pháp và Hoa Kỳ.
Trong ngày 25/9 Công an thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã dùng giây
kẽm sắt khóa chặt cửa nhà của mục sư Nguyễn Công Chính hiện đang thụ án
11 năm tù giam. Bà Trần Thị Hồng, vợ ông và năm đứa con nhỏ bị nhốt
không cho ra ngoài mà không cho biết lý do.
Cũng tối ngày 25/9, đến chơi, ăn tối bữa tối tạm biệt tại nhà
blogger Nguyễn Tường Thụy, có hai mẹ con chị Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn
Phương Uyên, bà Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày, cựu tù nhân chính
trị Phạm Bá Hải và anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân.
Lực lượng công an đông đảo mặc thường phục, không xuất trình giấy tờ,
thẻ, đã ngang nhiên xông vào nhà bắt giữ mọi người lên đồn. Ở đây, bà
Dương Thị Tân và Lê Quốc Quyết bị hành hung tàn nhẫn, gây thương tích.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên bị nắm tóc,
tống lên xe đưa về Thanh Trì và áp giải ra sân bay Nội Bài để đưa vào
Sài Gòn. Tại sân bay Nội Bài, công an cũng có những hành vi hung bạo,
cướp giật túi xách, sàm sỡ...
Công an, an ninh đã trắng trợn vi phạm các thủ tục pháp luật hiện
hành, bắt người trái phép và có thái độ giống như của bọn côn đồ, xã hội
đen đối với những công dân vô tội. Nhà cầm quyền bất chấp mọi kỷ cương,
phép nước, thách thức trắng trợn dư luận.
Sau khi hoàn tất chương trình học tập tại Hoa Kỳ do Quỹ Quốc gia Hỗ
trợ Dân chủ của Hoa Kỳ cấp học bổng hồi năm 2007, anh Lê Quốc Quân đã
nhiều lần bị bắt, bị sách nhiễu và bị hành hung mà anh nghi có sự tiếp
tay của an ninh. Anh Quân cũng từng bị cáo buộc tội "chống phá nhà nước"
theo điều luật 79 của Bộ Luật Hình Sự, nhưng không bị truy tố về tội
danh này.
Anh Lê Quốc Quân, ngoài các hoạt động xã hội, nhân quyền, còn tích
cực tham gia các cuộc biểu tình chống quân xâm lược Trung Quốc.
Giờ đây, anh bị nhà cầm quyền khép vào tội "trốn thuế". Cái gọi là
tội "trốn thuế" với lý do sử dụng hoá đơn khống đã dựa trên những lời
khai mơ hồ của các nhân chứng và suy đoán, không phải là sự chứng minh
và xác quyết bằng lỳ lẽ.
Trong bài "Biện hộ cho Luật Sư Lê Quốc Quân", viết:
"Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam, khái niệm “khống”
được sáng tạo ra để vin vào đó người ta chụp mũ “trốn thuế” cho những ai
không thể bị bắt giam vì những nguyên cớ luật định khác. Một bộ máy
nhân lực được vận hành với phí tổn có thể lên đến hàng chục tỷ bạc, lao
vào làm việc hơn một năm trời, hết người này đến người nọ, hết mưu này
đến kế nọ, hết trò này đến trò nọ, chỉ để tìm ra một bằng chứng về việc
trốn thuế vài trăm triệu đồng chẳng bõ, nhằm mục đích duy nhất là tống
giam kẻ mà chính quyền này không thiện cảm".
"Việc sáng tạo và sử dụng khái niệm “khống” để kết luận các hợp
đồng và hóa đơn của Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam là bất hợp pháp rõ
ràng là hành động diễn giải luật pháp tùy tiện theo hướng “suy đoán có
tội”, vì như đã nói không một từ, câu hay dòng nào trong Điều 161 nêu rõ
hay ngụ ý về một “cơ sở pháp lý” như vậy nhằm cáo buộc “trốn
thuế”. Thật ra, chính cách thức ngụy tạo chứng cứ đó mới đáng gọi là
“khống” vì trên thực tế nó là sự quy chụp vô căn cứ".
Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã có bản kiến nghị đòi trả tự
do cho Lê Quốc Quân với 25 ngàn chữ ký. Họ đã nỗ lực tìm cách tiếêp cận
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân chyến công du tại Pháp để trao kiến nghị
này nhưng không thành công.
Trong ngày 25/9 các dân biểu Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ
viện Edward Royce, đã gửi thư cho Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ "lo
ngại sâu sắc" về luật sư Quân. Cùng ký tên với Dân biểu Ed Royce, có
Eliot Engel, Chris Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Jack
Kingston, Susan Davis, Rob Woodall, và Jim Moran.
Bức thư nói cáo buộc trốn thuế đối với vị luật sư có vẻ "có động cơ
chính trị và các bằng chứng chống lại ông Quân được chính quyền thêu
dệt ra".
Bức thư cũng nêu rõ sự lo ngại về "trường hợp của ông Quân không
phải là đơn lẻ trong các vụ xét xử có động cơ chính trị đối với những
người lên tiếng vì nhân quyền ở Việt Nam" và viết:
"Trong tinh thần đối thoại thẳng thắn và cởi mở mà tuyên bố của
Ngài và Tổng thống Obama đã nêu ra, chúng tôi thúc giục Ngài trả tự do
cho ông Quân và mọi tù nhân chính trị khác và ngưng bắt và giam giữ các
công dân có những kêu gọi và biểu đạt ôn hòa".
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, đã phát biểu:
“Đã đến lúc nhà cầm quyền Việt Nam phải nhận ra rằng sử dụng các
chiến thuật như vậy chống lại những người bất đồng chính kiến không có
hiệu quả. Những người này đã thực thi và họ lẽ ra phải được phép thực
thi quyền tự do chính trị và dân sự của công dân. Cáo buộc tội ‘trốn
thuế’ đã được Hà Nội áp dụng với các nhà hoạt động nhân quyền khác như
blogger Điếu Cày chẳng hạn dù nhà chức trách không trưng được bằng chứng
rõ ràng. Nhà cầm quyền sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm những người bất
đồng chứng kiến rồi sau đó tung ra cáo buộc tội ‘trốn thuế’, không
thuyết phục được ai cả. Chiến thuật của nhà cầm quyền Việt Nam trong các
vụ này chẳng lừa được ai”.
Tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, hàng ngàn giáo dân Vinh hôm 29/9 đã
thắp nến cầu nguyện sự che chở của Đức Chúa đối với Lê Quốc Quân và bày
tỏ tình đoàn kết đối với anh.
Cộng đồng cư dân mạng, nhiều tổ chức nước ngoài khác cũng lên tiếng mạnh mẽ và đòi trả tự tự do cho anh Lê Quốc Quân.
Tuy nhiên, một ngày trước khi phiên toà diễn ra, các động thái của nhà cầm quyền cho thấy vụ án sẽ đi theo chiều tiêu cực.
Xe chở đồng hương của anh Lê Quốc Quân từ Nghệ An ra Hà Nội để tham
dự phiên toà bị chặn xét. Một số bloggers quen thuộc sống ở Hà Nội bị
phong toả, không thể ra khỏi nơi cư trú.
Nếu là tội "trốn thuế', có nghĩa là một phiên toà dân sự công khai,
việc chứng kiến phiên toà của công chúng sẽ được xem là bình thường.
Thế nhưng, bản chất của sự việc mang màu chính trị, nhìn thấy rõ, nên
nhà cầm quyền lo sợ, ngăn chặn.
Tất cả những điều trên đây cho thấy nhà cầm quyền sẽ không nhẹ tay
trong vụ án. Đã bắt là phải có tội. Không có tội phải nguỵ tạo cho ra.
Đó là cách làm của luật rừng mà ngành tư pháp CHXHCN Việt Nam thường áp
dụng. Họ có thể lại làm theo bài đối với anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày: bỏ
tù về tội "trốn thuế", có thể tới 3 năm tù giam, để cách ly khỏi xã hội
một con người mà họ cho là có nguy hiểm, có ảnh hưởng. Trong thời gian
ba năm ấy, họ có đủ thời gian bàn mưu tính kế để thực hiện bước tiếp
theo.
Mặc dù là một trong những nhân vật được quan tâm của chính phủ Mỹ
nhưng trong bối cảnh hiện tại, anh Lê Quốc Quân chưa phải là át chủ bài
để mang ra mặc cả trong vụ TPP. Nếu có chăng, sẽ được cân nhắc ít nhiều
về tác hại của vụ án đối với Dự luật Nhân quyền, có quy định việc chế
tài với cộng sản Việt Nam, đã được Hạ viện thông qua và Thượng viện sẽ
xem xét trong tháng 11 này. Nhưng điều này cũng không chắc chắn.
Sức ép của dư luận không làm thay đổi quyết định mà nhà cầm quyền
đã chọn lựa. Trong các trường hợp Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày, cũng đã có
sức ép lớn tương tự của dư luận, thậm chí lớn hơn, nhưng đã không suy
chuyển được ý định của nhà cầm quyền độc tài, chuyên chế. Các hạt nhân
của phong trào dân chủ, nhân quyền phải bị khống chế, tiêu diệt. Mục
đích xuyên suốt của họ là như thế.
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
Báo VN: 'Lê Quốc Quân có nhân thân xấu'
-
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng nói cả Mỹ và Trung Quốc đều gây sức ép với Việt Nam trong vụ xử luật sư Lê Quốc Quân.
Phía Hoa Kỳ phản đối Việt Nam chính trị hóa các phiên xử những người có quan điểm trái với chính quyền.
Trong khi đó Trung Quốc lại muốn Việt Nam xét xử những người có xu hướng chống Trung Quốc như ông Quân.
Ông Dũng cũng nói với BBC rằng mức án dành cho ông Lê Quốc Quân cũng "logic với hành động bắt một số blogger ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy ngay trong chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Pháp và Liên Hiệp Quốc".
-
Các nguồn tin trên mạng xã hội cho biết ngoài bà Hiền và một người chú của ông, gia đình Lê Quốc Quân không có ai khác được cho phép vào dự phiên tòa.
Trong hình là mẹ của ông Quân, người đã phải ngồi bên vệ đường phía ngoài để đợi tin từ bên trong phiên tòa. -
Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Hoa Kỳ, Human Rights Watch, nói với BBC sau phiên tòa:
“Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị.
Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền.
Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này." -
Phiên tòa xử ông Lê Quốc Quân thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Đây là bản tin trên BBC News (tiếng Anh).
-
Luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa trực tiếp cho ông Lê Quốc Quân tại phiên tòa sơ thẩm ngày 2/10 nói ông không bất ngờ trước bản án.
"Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo", ông Nam nói với BBC.
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán.
"Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm," ông nói.
"Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm." -
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự.
Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
Mức án 30 tháng tù là mức cao nhất mà Viện Kiểm sát đề nghị trong phiên tòa diễn ra từ 8:30 phút sáng 2/10 và mới kết thúc lúc khoảng 2 giờ chiều.
Tuy nhiên nó thấp hơn mức cao nhất ghi ở Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong đó trốn thuế hơn 600 triệu đồng thì mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.
Cũng theo luật sư Nam, gia đình ông Quân sẽ kháng cáo.
"Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo", ông Nam nói thêm.
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán.
"Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm," ông nói.
"Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm."
Trả lời BBC sau phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Lê Quốc Quân nói gia đình "cực lực phản đối bản án bất công này".
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, một số người ủng hộ ông Lê Quốc Quân đang tụ tập hô khẩu hiệu phản đối bản án.
Bản án cho LS Quân 'nằm trong dự đoán'
Luật sư Trần Thu Nam,
người bào chữa trực tiếp cho ông Lê Quốc Quân tại phiên tòa sơ thẩm sáng
2/10 nói ông không bất ngờ trước bản án.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Luật sư Trần Thu Nam, người bào
chữa trực tiếp cho ông Lê Quốc Quân tại phiên tòa sơ thẩm sáng 2/10 nói
ông không bất ngờ trước bản án.
"Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo", ông Nam nói với BBC.Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán.
"Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm," ông nói.
"Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm."
Phạm Chí Dũng : Vì sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận ''án treo'' ?
Biểu tình trước cửa tòa án yêu cầu tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân, 02/10/2013. Ảnh : Blog Nguyễn Xuân Diện
Ngay sau khi bản án được tuyên, nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành cho RFI Việt ngữ một cuộc phỏng vấn.
RFI : Thân
chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã dành thì giờ cho RFI Việt
ngữ hôm nay. Thưa anh, cảm nhận chung của anh về bản án đối với luật sư
Lê Quốc Quân ra sao ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn còn tương đối lấn át.
Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những gì mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung hình phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lý và Hòa bình.
Hà Nội hôm nay vang dội lời cầu nguyện từ nhà thờ Thái Hà và rất nhiều giáo xứ ở Việt Nam cho người tuẫn nạn Lê Quốc Quân. Cành thiên tuế xanh đơn sơ mộc mạc trên tay các giáo dân vốn là tình yêu vô điều kiện tiếp nhận từ đấng Thiên Chúa, nhưng vào ngày này, dường như nó cũng toát lên hình tượng ngọn giáo bất tuân đối với quá nhiều chuyện bất công trong xã hội ngày nay.
Hình ảnh hiệp thông đồng khắp như thế cũng khiến người ta phải nhớ lại cuộc biểu tình ở Long An vào ngày 16/08/2013 để đòi trả tự do cho nữ sinh áo trắng Phương Uyên. Dù không phải là tín đồ Công giáo nhưng Phương Uyên và gia đình cô đã nhận được mối chia sẻ rất lớn từ giáo hội, đặc biệt là Dòng Chúa cứu thế ở Sài Gòn. Cuộc biểu tình diễn ra trong không khí bị trấn áp khá thô bạo, nhưng thông điệp của nó rốt cuộc đã làm cho nhà cầm quyền không thể bỏ ngoài tai.
Nếu Phương Uyên đã được trả tự do ngay tại tòa Long An, thì việc Lê Quốc Quân không phải chịu một mức án quá nặng nề tại Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, nhưng hoàn toàn không phải một trường hợp được Nhà nước đối xử “khoan hồng”. Rõ ràng người ta đang rất lo ngại Lê Quốc Quân có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này.
RFI : Trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân diễn ra, anh đã dự báo nhiều khả năng bản án sẽ “nhẹ”. Dự báo này dựa vào những cơ sở nào?
Có một điểm trùng hợp giữa vụ Phương Uyên và vụ Lê Quốc Quân. Đó là thời điểm thông báo về lịch xử án đối với Uyên xảy ra khá gần với thông tin được công bố về chuyến đi của ông Trương Tấn Sang – chủ tịch nước và là nhân vật số hai trong đảng – đến Washington để diện kiến Tổng thống Barak Obama. Khá tương đồng, thời điểm thông báo về lịch xử đối với Lê Quốc Quân cũng xảy ra gần như đồng thời với thông báo về chuyến đi Paris và New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sự trùng hợp này cho thấy điều gì? Phải chăng “án treo” đối với Phương Uyên không phải là một ngoại lệ, và đến lượt “án nhẹ” Lê Quốc Quân cũng như thế? Cả hai vụ xử án này lại đều diễn ra sau hai chuyến công du nước ngoài của các chính khách cao cấp, và hẳn không nằm ngoài thực đơn đối ngoại của Nhà nước ứng với từng hoàn cảnh và “đối tượng” cụ thể.
Một chi tiết đáng chú ý nữa là thời điểm vụ xử án Lê Quốc Quân lại diễn ra trùng với thời gian Hội nghị trung ương 8 của Đảng. Cách đây gần ba tháng, đã đột biến xảy ra việc hoãn phiên xử Lê Quốc Quân vào ngày 09/07/2013 với lý do thẩm phán Lê Thị Hợp bị “cảm đột xuất”, lồng trong bối cảnh giáo dân từ Nghệ An và tại Hà Nội dâng cao không khí hiệp thông và đổ về tòa án Hà Nội để mong nguyện tham dự một phiên tòa được coi là “công khai”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng một cấp lãnh đạo nào trong Bộ Chính trị lại muốn một lần nữa diễn ra tinh thần hiệp thông mà có thể gây ra “nội loạn” như thế, nhất là khi vụ xung đột Mỹ Yên ở Nghệ An còn chưa nguôi ngoai, làm ảnh hưởng đến không khí “thảo luận nghiêm túc” của cuộc họp được coi là “hội nghị giữa nhiệm kỳ” của đảng đang diễn ra mà có thể liên đới với con đường chính trị của một số chính khách chủ chốt.
Do vậy theo lẽ thông thường, lịch xử án Lê Quốc Quân phải được dời lại sau khi Hội nghị trung ương 8 kết thúc. Nhưng vì cả hai sự kiện này cùng diễn ra, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu đã xảy ra một tác động nào, đủ lớn và đủ sâu sắc, trong nội bộ hoặc thậm chí từ “các thế lực thù địch”, để chính quyền Hà Nội không thể kéo dài hơn nữa việc hoãn xử Lê Quốc Quân, và do đó bà thẩm phán Lê Thị Hợp cũng mau chóng khỏi bệnh.
Câu hỏi này càng có ý nghĩa nếu liên hệ với một hoài nghi khác: chuyến đi Vatican của đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, được dẫn đầu bởi viên trung tướng an ninh chuyển sang làm tôn giáo vận, đã đạt được một thành tích đáng ngạc nhiên là các viên chức Tòa Thánh tỏ ra không mấy quan ngại về vụ Mỹ Yên, thậm chí còn cho rằng nhà nước Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về tự do tôn giáo. Sự chuyển biến bất ngờ này cũng khiến giới phân tích không thể không đặt ra câu hỏi là liệu giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam đã đạt được một vài thỏa thuận không công bố nào đó, liên quan đến chủ đề tự do tôn giáo cho Việt Nam. Câu hỏi này tất nhiên cũng cần được móc xích với điều kiện dân chủ và nhân quyền và giới chức thương mại Hoa Kỳ và chính Tổng thống Obama đang đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam, liên quan đến lộ trình tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – TPP.
Một khi ngay cả Tòa Thánh cũng bày tỏ thái độ “im lặng” trước những gì bị xem là hoàn toàn không yên tĩnh giữa mối quan hệ các tôn giáo với chính quyền ở Việt Nam, thì có lẽ sự lắng tiếng của phái đoàn nhân quyền Cộng đồng châu Âu sau cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào ngày 11/9/2013 cũng có hàm ý không kém. Việc không có bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ cuộc hội đàm này cũng có thể làm người ta nhớ lại tâm thế “xuống giọng” của ông Dan Baer – Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền – sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, mặc dù trước đó Dan Baer là một trong những nhân vật lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối thái độ và hành xử mang tính đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.
RFI : Trước đó chính quyền đã có những động thái “dân vận” và tuyên truyền xung quanh phiên tòa, anh có đánh giá ra sao về những hành động này?
Một trong những động thái đó đến từ thái độ đưa tin và bình luận của báo chí giới đảng – vốn được xem là nhiệt kế cho quan điểm và cách hành xử của nhà nước đối với những trường hợp “quá “nhạy cảm” như Lê Quốc Quân. Một ngày trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân, Đài truyền hình trung ương và Thông tấn xã Việt Nam cùng phát đi một bản tin với nội dung gần sát nhau, lược tả vụ “trốn thuế” của Quân. Tất nhiên, không khó khăn để đánh giá nội dung bản tin này xuất phát chủ yếu từ cáo trạng của Viện Kiểm sát, và nguồn của Viện Kiểm sát lại đến từ Công an Hà nội.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thái độ và cách thức đưa tin của một số vụ việc trước đây như vụ xét xử Câu lạc bộ nhà báo tự do, vụ Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên, có thể thấy giọng điệu trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam về vụ Lê Quốc Quân đã nhẹ nhàng hơn khá nhiều: không “luận” về tội danh, không định hướng phải “kiên quyết xử lý”, và mặc dù đoạn cuối có nêu về “núp sau nó là các động cơ chính trị rõ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây phức tạp tình hình để trục lợi”, nhưng cũng không chỉ rõ thế lực xuyên tạc chính trị nào cả.
Trong khi đó, ngoài hành lang tòa án lại diễn ra một chiến dịch vận động không tiền khoáng hậu của các tổ chức chính trị - xã hội của nhà nước để làm sao hạn chế đến mức tối thiểu số người muốn tham dự phiên tòa “công khai và minh bạch”. Không khí ngăn trở quá lộ liễu và rất hài hước như thế cũng làm người ta không thể không nhớ lại những cuộc vận động tương tự đã xảy ra vào giữa năm 2011 để ngăn cản người dân đi biểu tình chống Trung Quốc. Vậy sự tương hợp về cách thức ngăn cản này cho thấy cái gì?
Ít nhất, nhà cầm quyền đã nhận thức ra một điểm chung giữa hai hành động chống Trung Quốc và vụ Lê Quốc Quân là tính chính danh thuộc về dân chúng chứ không phải của những người xử án. Từ đó có thể thấy, nếu đã buộc phải phần nào chấp nhận các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của dân chúng, lẽ nào hành động chính trị của Lê Quốc Quân, trong đó chủ yếu là phản kháng Trung Quốc, lại không được nhà nước “bỏ qua”?
RFI : Từ bản án của Lê Quốc Quân, theo anh xu hướng chính trị ở Việt Nam có thể diễn biến như thế nào?
Nhìn tổng quan, hiện thời Nhà nước Việt Nam đang nằm trong hệ trục tay ba cùng với người Mỹ và Bắc Kinh. Không chỉ với Phương Uyên, bất kỳ mức án nặng nề nào đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.
Trong hệ trục tay ba đó, một bản án được coi là “nhẹ” đối với Lê Quốc Quân sẽ vẫn giữ phần nào thể diện, hay còn gọi là “sĩ diện”, cho chính thể. Cùng lúc, Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao vẫn có án, còn các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở nửa kia thế giới cũng có thể tạm thỏa mãn, nhưng chỉ là tạm thôi, với những cố gắng vận động không mệt mỏi trước đó của họ.
Còn kết quả cuối cùng thuộc về nội lực. Không thể nói khác hơn, hai cuộc biểu tình ở Long An và tháng 8/2013 và tại Hà Nội vào ngày hôm nay đã chứng thực cho hiệu ứng “trong ra – ngoài vào”: trách nhiệm bảo vệ những thành viên và người thân chính là một hành động cần phải có của hoạt động dân sự và các phong trào dân sự đang khởi phát ở Việt Nam, tạo ra hiệu ứng tác động đối với quốc tế, để đến lượt mình, cộng đồng quốc tế lại có thể làm cho Hà Nội bớt “cảm mạo”, khiến Nhà nước Việt Nam phải xem xét lại những bất công do họ gây ra đối với điều được coi là “tự do tôn giáo” và hàng loạt nhu cầu chính trị - xã hội khác.
Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xã hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xã hội dân sự đang hình thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lý và bất công của chính thể cầm quyền.
Đường còn dài. Dù Lê Quốc Quân chưa được tự do, nhưng ít nhất lộ trình dân chủ ở Việt Nam đang được rút ngắn.
RFI : Có những ý kiến so sánh với các vụ án trốn thuế khác, chẳng hạn có một « đại gia » ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Theo anh thì bản án vừa rồi có mâu thuẫn với lộ trình dân chủ ở Việt Nam hay không ?
Ở Việt Nam luôn luôn có sự mất công bằng như thế. Trong rất nhiều vụ án kinh tế tôi đã nghe, có rất nhiều án treo, và thậm chí có những trường hợp vi phạm, trốn thuế tới mức có thể xử chung thân thậm chí cao hơn nữa, nhưng không biết người ta chạy chọt làm sao, cuối cùng cũng chỉ nhận mức án treo.
Nhưng trường hợp Lê Quốc Quân thì lại khác hoàn toàn, nằm ở bản chất có thể nói là vấn đề chính trị của nó. Nếu không vì vấn đề chính trị thì trường hợp Lê Quốc Quân « trốn thuế » rất dễ dàng nhận một bản án – tôi không nghĩ là án treo nữa, mà có thể thậm chí là tại ngoại ngay. Nhưng trường hợp chính trị thì lại khác, và trước đó tôi đã nghe những thông tin thực ra vấn đề của Lê Quốc Quân có thể lên tới 5 năm. Năm năm tù giam chứ không phải là ít.
Còn trong trường hợp này thì Viện Kiểm sát đề nghị từ 24 tới 30 tháng tù giam. Đề nghị này làm tôi nhớ đến vụ xử sơ thẩm Đoàn Văn Vươn tháng 4/2013, thì trước đó cũng có những thông tin là với tội danh chống thi hành công vụ và có vũ khí như vậy là tội trạng rất nguy hiểm, án có thể lên tới từ 15- 20 năm. Rất nặng ! Thậm chí có thể cao hơn – chung thân hoặc tử hình.
Nhưng sau đó dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận và cả cộng đồng quốc tế nữa, thì mức án của anh Vươn đã giảm xuống chỉ còn có 5 năm thôi. Nhiều người không hài lòng, cho điều đó là bất công đối với Đoàn Văn Vươn. Nhưng theo tôi thì chúng ta đang sống ở Việt Nam, và Việt Nam đang có nhiều bất công. Ở đây đòi hỏi một sự công bằng là điều quá xa xỉ.
Do vậy, đối với những trường hợp như Đoàn Văn Vươn, chỉ về đất đai mà lãnh án 5 năm, còn trường hợp Lê Quốc Quân thiên về chính trị, có màu sắc chính trị, mà nhận mức án như thế, theo tôi là trong hoàn cảnh này có thể tạm chấp nhận được. Vì đường còn dài, và trước mắt vẫn còn phiên tòa phúc thẩm.
Chúng ta hãy nhớ lại, trong phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Phương Uyên đã bị xử 6 năm. Cay đắng ! Không thể tin nổi có một mức án như thế. Nhưng đến phiên phúc thẩm thì gần như trắng án và được trả tự do ngay tại tòa. Cho nên chúng ta cũng nên nhìn vào đó để hy vọng cho trường hợp Lê Quốc Quân - có nghĩa là công bằng sẽ được lặp lại. Nhưng công bằng chỉ được lặp lại với điều kiện đấu tranh của không chỉ những người Công giáo, và cả cộng đồng nhân dân chung quanh nữa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn còn tương đối lấn át.
Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những gì mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung hình phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lý và Hòa bình.
Hà Nội hôm nay vang dội lời cầu nguyện từ nhà thờ Thái Hà và rất nhiều giáo xứ ở Việt Nam cho người tuẫn nạn Lê Quốc Quân. Cành thiên tuế xanh đơn sơ mộc mạc trên tay các giáo dân vốn là tình yêu vô điều kiện tiếp nhận từ đấng Thiên Chúa, nhưng vào ngày này, dường như nó cũng toát lên hình tượng ngọn giáo bất tuân đối với quá nhiều chuyện bất công trong xã hội ngày nay.
Hình ảnh hiệp thông đồng khắp như thế cũng khiến người ta phải nhớ lại cuộc biểu tình ở Long An vào ngày 16/08/2013 để đòi trả tự do cho nữ sinh áo trắng Phương Uyên. Dù không phải là tín đồ Công giáo nhưng Phương Uyên và gia đình cô đã nhận được mối chia sẻ rất lớn từ giáo hội, đặc biệt là Dòng Chúa cứu thế ở Sài Gòn. Cuộc biểu tình diễn ra trong không khí bị trấn áp khá thô bạo, nhưng thông điệp của nó rốt cuộc đã làm cho nhà cầm quyền không thể bỏ ngoài tai.
Nếu Phương Uyên đã được trả tự do ngay tại tòa Long An, thì việc Lê Quốc Quân không phải chịu một mức án quá nặng nề tại Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, nhưng hoàn toàn không phải một trường hợp được Nhà nước đối xử “khoan hồng”. Rõ ràng người ta đang rất lo ngại Lê Quốc Quân có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này.
RFI : Trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân diễn ra, anh đã dự báo nhiều khả năng bản án sẽ “nhẹ”. Dự báo này dựa vào những cơ sở nào?
Có một điểm trùng hợp giữa vụ Phương Uyên và vụ Lê Quốc Quân. Đó là thời điểm thông báo về lịch xử án đối với Uyên xảy ra khá gần với thông tin được công bố về chuyến đi của ông Trương Tấn Sang – chủ tịch nước và là nhân vật số hai trong đảng – đến Washington để diện kiến Tổng thống Barak Obama. Khá tương đồng, thời điểm thông báo về lịch xử đối với Lê Quốc Quân cũng xảy ra gần như đồng thời với thông báo về chuyến đi Paris và New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sự trùng hợp này cho thấy điều gì? Phải chăng “án treo” đối với Phương Uyên không phải là một ngoại lệ, và đến lượt “án nhẹ” Lê Quốc Quân cũng như thế? Cả hai vụ xử án này lại đều diễn ra sau hai chuyến công du nước ngoài của các chính khách cao cấp, và hẳn không nằm ngoài thực đơn đối ngoại của Nhà nước ứng với từng hoàn cảnh và “đối tượng” cụ thể.
Một chi tiết đáng chú ý nữa là thời điểm vụ xử án Lê Quốc Quân lại diễn ra trùng với thời gian Hội nghị trung ương 8 của Đảng. Cách đây gần ba tháng, đã đột biến xảy ra việc hoãn phiên xử Lê Quốc Quân vào ngày 09/07/2013 với lý do thẩm phán Lê Thị Hợp bị “cảm đột xuất”, lồng trong bối cảnh giáo dân từ Nghệ An và tại Hà Nội dâng cao không khí hiệp thông và đổ về tòa án Hà Nội để mong nguyện tham dự một phiên tòa được coi là “công khai”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng một cấp lãnh đạo nào trong Bộ Chính trị lại muốn một lần nữa diễn ra tinh thần hiệp thông mà có thể gây ra “nội loạn” như thế, nhất là khi vụ xung đột Mỹ Yên ở Nghệ An còn chưa nguôi ngoai, làm ảnh hưởng đến không khí “thảo luận nghiêm túc” của cuộc họp được coi là “hội nghị giữa nhiệm kỳ” của đảng đang diễn ra mà có thể liên đới với con đường chính trị của một số chính khách chủ chốt.
Do vậy theo lẽ thông thường, lịch xử án Lê Quốc Quân phải được dời lại sau khi Hội nghị trung ương 8 kết thúc. Nhưng vì cả hai sự kiện này cùng diễn ra, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu đã xảy ra một tác động nào, đủ lớn và đủ sâu sắc, trong nội bộ hoặc thậm chí từ “các thế lực thù địch”, để chính quyền Hà Nội không thể kéo dài hơn nữa việc hoãn xử Lê Quốc Quân, và do đó bà thẩm phán Lê Thị Hợp cũng mau chóng khỏi bệnh.
Câu hỏi này càng có ý nghĩa nếu liên hệ với một hoài nghi khác: chuyến đi Vatican của đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, được dẫn đầu bởi viên trung tướng an ninh chuyển sang làm tôn giáo vận, đã đạt được một thành tích đáng ngạc nhiên là các viên chức Tòa Thánh tỏ ra không mấy quan ngại về vụ Mỹ Yên, thậm chí còn cho rằng nhà nước Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về tự do tôn giáo. Sự chuyển biến bất ngờ này cũng khiến giới phân tích không thể không đặt ra câu hỏi là liệu giữa Tòa Thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam đã đạt được một vài thỏa thuận không công bố nào đó, liên quan đến chủ đề tự do tôn giáo cho Việt Nam. Câu hỏi này tất nhiên cũng cần được móc xích với điều kiện dân chủ và nhân quyền và giới chức thương mại Hoa Kỳ và chính Tổng thống Obama đang đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam, liên quan đến lộ trình tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – TPP.
Một khi ngay cả Tòa Thánh cũng bày tỏ thái độ “im lặng” trước những gì bị xem là hoàn toàn không yên tĩnh giữa mối quan hệ các tôn giáo với chính quyền ở Việt Nam, thì có lẽ sự lắng tiếng của phái đoàn nhân quyền Cộng đồng châu Âu sau cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội vào ngày 11/9/2013 cũng có hàm ý không kém. Việc không có bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ cuộc hội đàm này cũng có thể làm người ta nhớ lại tâm thế “xuống giọng” của ông Dan Baer – Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về nhân quyền – sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, mặc dù trước đó Dan Baer là một trong những nhân vật lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối thái độ và hành xử mang tính đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này.
RFI : Trước đó chính quyền đã có những động thái “dân vận” và tuyên truyền xung quanh phiên tòa, anh có đánh giá ra sao về những hành động này?
Một trong những động thái đó đến từ thái độ đưa tin và bình luận của báo chí giới đảng – vốn được xem là nhiệt kế cho quan điểm và cách hành xử của nhà nước đối với những trường hợp “quá “nhạy cảm” như Lê Quốc Quân. Một ngày trước khi phiên tòa xử Lê Quốc Quân, Đài truyền hình trung ương và Thông tấn xã Việt Nam cùng phát đi một bản tin với nội dung gần sát nhau, lược tả vụ “trốn thuế” của Quân. Tất nhiên, không khó khăn để đánh giá nội dung bản tin này xuất phát chủ yếu từ cáo trạng của Viện Kiểm sát, và nguồn của Viện Kiểm sát lại đến từ Công an Hà nội.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thái độ và cách thức đưa tin của một số vụ việc trước đây như vụ xét xử Câu lạc bộ nhà báo tự do, vụ Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên, có thể thấy giọng điệu trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam về vụ Lê Quốc Quân đã nhẹ nhàng hơn khá nhiều: không “luận” về tội danh, không định hướng phải “kiên quyết xử lý”, và mặc dù đoạn cuối có nêu về “núp sau nó là các động cơ chính trị rõ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây phức tạp tình hình để trục lợi”, nhưng cũng không chỉ rõ thế lực xuyên tạc chính trị nào cả.
Trong khi đó, ngoài hành lang tòa án lại diễn ra một chiến dịch vận động không tiền khoáng hậu của các tổ chức chính trị - xã hội của nhà nước để làm sao hạn chế đến mức tối thiểu số người muốn tham dự phiên tòa “công khai và minh bạch”. Không khí ngăn trở quá lộ liễu và rất hài hước như thế cũng làm người ta không thể không nhớ lại những cuộc vận động tương tự đã xảy ra vào giữa năm 2011 để ngăn cản người dân đi biểu tình chống Trung Quốc. Vậy sự tương hợp về cách thức ngăn cản này cho thấy cái gì?
Ít nhất, nhà cầm quyền đã nhận thức ra một điểm chung giữa hai hành động chống Trung Quốc và vụ Lê Quốc Quân là tính chính danh thuộc về dân chúng chứ không phải của những người xử án. Từ đó có thể thấy, nếu đã buộc phải phần nào chấp nhận các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của dân chúng, lẽ nào hành động chính trị của Lê Quốc Quân, trong đó chủ yếu là phản kháng Trung Quốc, lại không được nhà nước “bỏ qua”?
RFI : Từ bản án của Lê Quốc Quân, theo anh xu hướng chính trị ở Việt Nam có thể diễn biến như thế nào?
Nhìn tổng quan, hiện thời Nhà nước Việt Nam đang nằm trong hệ trục tay ba cùng với người Mỹ và Bắc Kinh. Không chỉ với Phương Uyên, bất kỳ mức án nặng nề nào đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.
Trong hệ trục tay ba đó, một bản án được coi là “nhẹ” đối với Lê Quốc Quân sẽ vẫn giữ phần nào thể diện, hay còn gọi là “sĩ diện”, cho chính thể. Cùng lúc, Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao vẫn có án, còn các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở nửa kia thế giới cũng có thể tạm thỏa mãn, nhưng chỉ là tạm thôi, với những cố gắng vận động không mệt mỏi trước đó của họ.
Còn kết quả cuối cùng thuộc về nội lực. Không thể nói khác hơn, hai cuộc biểu tình ở Long An và tháng 8/2013 và tại Hà Nội vào ngày hôm nay đã chứng thực cho hiệu ứng “trong ra – ngoài vào”: trách nhiệm bảo vệ những thành viên và người thân chính là một hành động cần phải có của hoạt động dân sự và các phong trào dân sự đang khởi phát ở Việt Nam, tạo ra hiệu ứng tác động đối với quốc tế, để đến lượt mình, cộng đồng quốc tế lại có thể làm cho Hà Nội bớt “cảm mạo”, khiến Nhà nước Việt Nam phải xem xét lại những bất công do họ gây ra đối với điều được coi là “tự do tôn giáo” và hàng loạt nhu cầu chính trị - xã hội khác.
Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xã hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xã hội dân sự đang hình thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lý và bất công của chính thể cầm quyền.
Đường còn dài. Dù Lê Quốc Quân chưa được tự do, nhưng ít nhất lộ trình dân chủ ở Việt Nam đang được rút ngắn.
RFI : Có những ý kiến so sánh với các vụ án trốn thuế khác, chẳng hạn có một « đại gia » ở Bắc Ninh trốn thuế 11 tỉ đồng nhưng chỉ bị tù treo. Theo anh thì bản án vừa rồi có mâu thuẫn với lộ trình dân chủ ở Việt Nam hay không ?
Ở Việt Nam luôn luôn có sự mất công bằng như thế. Trong rất nhiều vụ án kinh tế tôi đã nghe, có rất nhiều án treo, và thậm chí có những trường hợp vi phạm, trốn thuế tới mức có thể xử chung thân thậm chí cao hơn nữa, nhưng không biết người ta chạy chọt làm sao, cuối cùng cũng chỉ nhận mức án treo.
Nhưng trường hợp Lê Quốc Quân thì lại khác hoàn toàn, nằm ở bản chất có thể nói là vấn đề chính trị của nó. Nếu không vì vấn đề chính trị thì trường hợp Lê Quốc Quân « trốn thuế » rất dễ dàng nhận một bản án – tôi không nghĩ là án treo nữa, mà có thể thậm chí là tại ngoại ngay. Nhưng trường hợp chính trị thì lại khác, và trước đó tôi đã nghe những thông tin thực ra vấn đề của Lê Quốc Quân có thể lên tới 5 năm. Năm năm tù giam chứ không phải là ít.
Còn trong trường hợp này thì Viện Kiểm sát đề nghị từ 24 tới 30 tháng tù giam. Đề nghị này làm tôi nhớ đến vụ xử sơ thẩm Đoàn Văn Vươn tháng 4/2013, thì trước đó cũng có những thông tin là với tội danh chống thi hành công vụ và có vũ khí như vậy là tội trạng rất nguy hiểm, án có thể lên tới từ 15- 20 năm. Rất nặng ! Thậm chí có thể cao hơn – chung thân hoặc tử hình.
Nhưng sau đó dưới áp lực mạnh mẽ của dư luận và cả cộng đồng quốc tế nữa, thì mức án của anh Vươn đã giảm xuống chỉ còn có 5 năm thôi. Nhiều người không hài lòng, cho điều đó là bất công đối với Đoàn Văn Vươn. Nhưng theo tôi thì chúng ta đang sống ở Việt Nam, và Việt Nam đang có nhiều bất công. Ở đây đòi hỏi một sự công bằng là điều quá xa xỉ.
Do vậy, đối với những trường hợp như Đoàn Văn Vươn, chỉ về đất đai mà lãnh án 5 năm, còn trường hợp Lê Quốc Quân thiên về chính trị, có màu sắc chính trị, mà nhận mức án như thế, theo tôi là trong hoàn cảnh này có thể tạm chấp nhận được. Vì đường còn dài, và trước mắt vẫn còn phiên tòa phúc thẩm.
Chúng ta hãy nhớ lại, trong phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Phương Uyên đã bị xử 6 năm. Cay đắng ! Không thể tin nổi có một mức án như thế. Nhưng đến phiên phúc thẩm thì gần như trắng án và được trả tự do ngay tại tòa. Cho nên chúng ta cũng nên nhìn vào đó để hy vọng cho trường hợp Lê Quốc Quân - có nghĩa là công bằng sẽ được lặp lại. Nhưng công bằng chỉ được lặp lại với điều kiện đấu tranh của không chỉ những người Công giáo, và cả cộng đồng nhân dân chung quanh nữa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Bình Định và 13 ngư dân đang thả trôi trên biển Trường Sa (Infonet).
- Cứu ngư dân gặp bão, Trung Quốc đưa tàu chiến phủ kín Hoàng Sa (SM). - Diều hâu Dương Nghị dọa dẫm: “VN đừng đùa với lửa ở Biển Đông” (Soha).
- Thiếu sót hay phạm tội? (DV). - Sử dụng bằng giả – cán bộ thanh tra Sở y tế vẫn chưa bị xử lý (Infonet).
- Cả gia đình bị tạt axit: Đóng BHYT không được hưởng (Infonet).
- Lại rao thưởng 330 triệu nếu thi công… đúng tiến độ (ĐV). - Một dự án trọng điểm chưa hoàn thành đã xuống cấp (TTXVN).
- Triều Tiên yêu cầu giải thể Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (VOV). - Mỹ-Hàn ký kế hoạch chống lại đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên (VOV). - Triều Tiên, Mỹ đàm phán không chính thức về hạt nhân (VOV).
Trung Quốc sẽ ‘cưng chiều’ Indonesia, Malaysia nhằm tạo các chốt cuối trên Biển Đông? (Alobacsi) —-Thế giới mải nhìn Syria, TQ có thể ra tay Biển Đông? (Alobacsi) —–TQ tham vấn COC để “giảm sóc” Biển Đông ở hội nghị thượng đỉnh Đông Á? (GDVN) —-Nhật nâng cấp Radar giám sát Trung Quốc (ĐV)Ba ngày, Trung Quốc hạ thủy 2 chiến hạm Type 054A (Alobacsi) —-LĐLĐ tỉnh Đắc Lắc: Ủng hộ mạnh mẽ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ)
Báo Nga: Tàu chiến Nga sẽ thường xuyên cập cảng Cam Ranh (Infonet)
“Khi nhiều người tài cùng kết lại thì nguyên khí quốc gia càng thịnh” (GDVN)
Tỉnh làm sai, thiệt hại dân chịu (TP) —-Sếp DNNN và nỗi lo mất quyền khi cổ phần hóa (VEF) —-Cân đối ngân sách: Phải cắt giảm đám “vác ô” càng sớm càng tốt (LĐ)
Phá rừng trồng cao su: TƯ bảo có, địa phương nói không (ĐV) —Đề nghị thu hồi dự án nhiệt điện Kiên Lương: Sẽ kiện ra toà án quốc tế! (Tamnhin)
Quy trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện kéo dài (NLĐ) —–Cảnh báo về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục (TBKTSG) —Nhiều sai phạm tại VIBEX được bao che, “quýt làm, cam chịu“? (PLVN)
‘Tham nhũng vặt như đàn rận hút máu, rất khó chịu…’ (VTC) -Trao đổi lại với các cử tri quận Tân Phú, ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng 80% tham nhũng gây bức xúc cho người dân lâu nay chủ yếu là tham nhũng vặt, chẳng hạn như cán bộ xã, phường, thủ quỹ, kế toán… với mức độ là năm, ba triệu đồng gì đó. -Còn tham to thì không bức xúc hén? Bức xúc cho nó bụp thấy mụ nội!
Phu nhân kín tiếng của các tỷ phú Việt (VEF) —- Hai đời bộ trưởng bức xúc bị tập đoàn qua mặt (VEF) – Tếu!!! —Hà Nội sẽ sớm chọn tín nhiệm hay không tín nhiệm (ĐV)
Biển Cửa Đại đang bị xâm thực kinh hoàng (VNN)
“Tăng đầu tư công là cần thiết” TT – Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh đề xuất tăng mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2014, TS Lê Xuân Nghĩa – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh -
Thảm họa hồ chứa (TN) —- “Trắng tay rồi, không biết lấy chi mà sống!” (NLĐO)- –-Mệt với người không thích thoát nghèo (NLĐ)
GS Nguyễn Văn Lung:Cao su và thủy điện tận lực phá rừng! (ĐV)
Hết đường trốn ở Malaysia (NLĐ) -298 lao động bất hợp pháp của Việt Nam tại Malaysia bị bắt giữ sau 1 tháng nước này mạnh tay với người nhập cư trái phép.
Ấm lòng quán cơm chay miễn phí ở Hồng Ngự (NLĐ) —Một Việt kiều có nguy cơ mất nhà vì Tòa “ngâm án“ (PLVN)
Lê Quốc Quân bị đưa ra xét xử về tội trốn thuế (LĐ) —- Hôm nay xét xử ông Lê Quốc Quân tội ‘trốn thuế’ (NĐT) —Xét xử Lê Quốc Quân về “tội trốn thuế” (HNM)
____________________________________________________________________________________________________________
Việt-Mỹ đối thoại song phương -(BBC) —–Tập Cận Bình ve vãn Indonesia, nhắm đến lợi ích kinh tế và Biển Đông (RFI) —–Tổng thống Obama hủy chuyến thăm Malaysia và Philippines (RFI)
Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù-(BBC)
Phản ứng án tù luật sư Quân-(BBC) -Phản ứng của báo chí, dư luận trong và ngoài nước sau án tù 30 tháng tòa tại Hà Nội tuyên với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế. =>
Tội ‘trốn thuế’ (BBC) -Việt Nam giải thích gì với Liên Hiệp Quốc về vụ Lê Quốc Quân?
Bản án ‘nằm trong dự đoán’ (BBC /nghe) - Luật
sư Trần Thu Nam, người bào chữa trực tiếp cho ông Lê Quốc Quân tại
phiên tòa sơ thẩm sáng 2/10 nói ông không bất ngờ trước bản án. “Ông
Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo”, ông Nam nói
với BBC.
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm
trong dự đoán. “Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm,” ông
nói. “Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc
ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm.”
Những Công Dân của Việt nam như là một món hàng
để ĐCSVN và nhà nước CHXHCN VN dùng trao đổi với ” Bọn Tư bản giãy hoài
không chết” để kiếm chác những gì khi cần đến cho mình!?- Cho nên thí
dụ rõ ràng nhất là câu “xuất khẩu lao động” !- Con Người mà xuất khẩu ?
giống như hàng hóa?-Theo sự hiểu biết lối Dân ngu của tôi thì chỉ có
hàng hóa mới dùng để “Xuất khẩu” mà tôi gọi là “xuất cảng” – Còn con
Người là đi làm thuê , làm mướn.. ở Ngoại quốc. Hèn chi có cái “Xưởng
đẻ” “chỗ ỉa chỗ đái” ” Xe ra vô thường trực”…..
Công an ngăn cản người dân đến theo dõi phiên xử LS Lê Quốc Quân (RFA) —-Phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân (RFA)Luật sư nhân quyền Việt Nam từng du học ở Mỹ bị kết án 30 tháng tù –Bản dịch của Lê Anh Hùng -(Defend the Defenders) -Associated Press
Công an thiết lập vành đai ngay trước Phiên tòa xử bất đồng chính kiến -Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên -(Defend the Defenders) -AP
-(Danluan) —-Tội ‘trốn thuế’ của luật sư Quân-(Danluan)
Kiệt quệ ngân sách? (BBC) -Giới chuyên gia hiện đang lo ngại về tình hình tài chính của Chính phủ Việt Nam sau một loạt động thái như đề xuất giảm lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước và nới trần bội chi ngân sách. Theo con số thống kê được trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bội chi hơn 140.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ Mỹ kim. —-‘Bộ Tài chính hơi nóng vội’ (BBC /nghe)
Dự án giảm tải cho bệnh viện vẫn treo trên giấy -(SM) —-Bệnh viện “đói” thuốc giải độc -(SM) —-Loay hoay thiết lập mô hình quản lý DNNN -(SM)
Cứu hộ hình thức, cứu trợ đểu ở miền Trung (RFA) —Cô giáo tự tử sau khi bị kiểm điểm (VNN)
___________________________________________________________________________________________________________
Dân Luận tổng hợp :Tường thuật phiên tòa sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân ngày 2/10/2013-(Danluan)
Đào Tuấn – Phó Thủ tướng và câu chuyện ngậm đắng nuốt the -(Danluan)Thứ trưởng các bộ ở Việt Nam mần chi mà nhiều rứa ? -(Ngô Minh)
- Ngân hàng xếp hàng bán nợ xấu (VnEco). - Giải quyết nợ xấu (TP). - Giải quyết nợ xấu là vấn đề then chốt (PT).
- Giá vàng giảm mạnh, xuống ngưỡng 37,2 triệu đồng (ĐS&PL). - Chùm ảnh: Giá vàng giảm, người dân Hà Nội lại đổ xô đi mua (GDVN). - Vàng thế giới giảm, chênh lệch tăng 4,55 triệu đồng/lượng (VOV). - Giá vàng SJC giảm sâu (PT).
- Các mã thủy sản, nhà đất… giúp VN-Index tăng điểm (TN). - ITA khớp lệnh hơn 6 triệu đơn vị, VN-Index khởi sắc (VOV). - Cổ phiếu thủy sản sẽ khởi sắc? (Stockbiz). - Thị trường chứng khoán đón sóng vĩ mô (TCTC). - Chứng khoán ngày 2/10: Cổ phiếu đầu cơ “bốc đầu” (VnEco). - Cổ phiếu bất động sản, tìm cơ hội trong gian khó (ĐTCK).
- Cởi áo “tập đoàn xây dựng”: Một năm lặng lẽ (VnEco). - Hà Nội: 1/3 dân phố cổ được chuyển tới khu đô thị Việt Hưng (LĐ). - Bất động sản 24h: Sắm căn hộ để cho thuê có thật sự lời? (CafeLand). - Vingroup đặt chân vào thị trường bán lẻ (ĐT). - Hàng loạt khách hàng mắc cạn tại dự án nhà ở 28A Lê Trọng Tấn: “Ông lớn” kiện nhau, khách hàng vạ lây (Giadinh.net).
- Xăng dầu: Tạm nhập thành… nhập thật (Stockbiz).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Son sắt với ca trù (ĐĐK).
- Nhớ tiếng leng keng tàu điện… (ĐĐK).
- Thừa nhận sai có khiến Huyền Chip tụt hạng? (Xzone/LĐ).
- 57 tỷ đồng trôi dạt cùng… bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” (Soha). - Từ một bộ phim bị cấm (PT).
- Cuộc chạy vĩ đại của người một chân (Tia sáng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cảnh báo tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục (VOV). - Những cảnh báo về di hại của tham nhũng giáo dục (VNN). - 3.000 USD một suất “chạy” trường (VNN).
- Báo động tình trạng an ninh học đường (ĐS&PL).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 9 người chết, 1 người mất tích trong bão số 10 (DT). - Nước mắt người vùng bão (TT). - Cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn sau bão (PNTP).
<<<====Nguyễn Thành Chơn và chiếc thẻ “Bất khả xâm phạm”
Đến giờ mà còn thứ này , sao nó giống thời Phong kiến Quân chủ có “thượng phương bảo kiếm” hay “Kim bài miễn tử”- Quái dị!?
Nóng: PGĐ Sở Công Thương bị lũ cuốn cùng ô tô (VNN) – Đầy tớ thì “Nóng” – CHỦ ngập nước thì “Mát”!?
- Nước cờ mới của ông Assad (Tin tức).
- Iran chế tạo tàu ngầm không người lái, tên lửa tầm xa mới (Tin tức). - Iran chỉ trích tuyên bố của Israel ở ĐHĐ LHQ (VOV).
- Tổng thống Obama: Nền kinh tế Mỹ đang bị bắt làm con tin (TT). - Chính phủ Mỹ đóng cửa: Ai chịu ảnh hưởng nhất? (VTC). - Diễn biến ngày đầu tiên Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động (VNN). - Người Mỹ “phát cáu” vì chính phủ đóng cửa (DT). - Hải quân Mỹ ký hợp đồng mua gần 100 siêu tên lửa SM-6 (Soha).
Triều Tiên từ chối viện trợ để giữ vũ khí hạt nhân (Soha) —–Israel: Iran nguy hiểm gấp 50 lần Triều Tiên (Soha) —-Nga, Mỹ, Đức sẽ vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu xe tăng (GDVN)
Hàn Quốc duyệt binh chứng tỏ sức mạnh (BBC) ——Mỹ – Hàn tăng cường răn đe Bắc Triều Tiên -(RFI) —Nam Hàn bắt ba kẻ phản quốc (RFA)
Bài thơ của luật sư Lê Quốc Quân trước khi ra tòa
Ngày ra tòa của Lê Quốc Quân cũng là ngày sinh nhật của Ghandi, tiền
thân của phương pháp đấu tranh bất bạo động. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày
sanh của Ghandi làm ngày Bất Bạo Động Quốc Tế. Hôm nay, cùng hòa nhịp
với dư âm của các phong trào dân chủ bất bạo động trên thế giới đã từng
làm sụp đổ các chế độ độc tài tại Đan Mạch, Estonia, Slovenia, Bolivia,
Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Serbia, Nam Phi, Nepal, Tunisia, Phi Luật
Tân, Miến Điện, v.v...hàng trăm người dân Việt từ khắp nơi đổ về bày tỏ
chính kiến của mình và của đồng bào mình bằng sức mạnh của chính nghĩa
yêu nước, yêu công lý, và yêu người anh em qủa cảm Lê Quốc Quân. Tinh
thần bất khuất này của bà con đã và đang lật sang trang mới cho lịch sử
dân tộc! Gởi hàng xóm bài thơ mà LS Lê Quốc Quân đọc cho LS của mình một
ngày trước khi ra tòa. Mọi người nghĩ sao về tâm tình này của người anh
em Lê Quốc Quân?
BÀI THƠ CỦA LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN TRƯỚC KHI RA TOÀ
Có thể ngày mai tôi sẽ chết.
Linh hồn tôi về phương nào chẳng biết.
Mọi chuyện cũ chỉ là hư vô.
Lời thứ nhất nguyên mầu lý thuyết.
Tàn tang lễ tôi về với đất, vâng tôi chỉ là cát bụi.
Nhưng đất nước này là tất cả đối với tôi./.
BÀI THƠ CỦA LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN TRƯỚC KHI RA TOÀ
Có thể ngày mai tôi sẽ chết.
Linh hồn tôi về phương nào chẳng biết.
Mọi chuyện cũ chỉ là hư vô.
Lời thứ nhất nguyên mầu lý thuyết.
Tàn tang lễ tôi về với đất, vâng tôi chỉ là cát bụi.
Nhưng đất nước này là tất cả đối với tôi./.
Tường thuật phiên tòa sơ thẩm luật sư Lê Quốc Quân ngày 2/10/2013
Dân Luận tổng hợp
Hôm nay, 2.10.2013 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội ra xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với cáo buộc "Trốn thuế" của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội. Thời gian: 08h00 ngày 2 tháng 10 năm 2013
Địa điểm: Trụ sở Tòa án ND TP HN, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vụ án được xét xử công khai, tất cả mọi người đều có quyền đến với phiên tòa.
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Lê Thị Hợp.
04h00: Mọi người đã trở về Thái Hà bình an, không ai bị bắt ....
Cô Bùi Thị Minh Hằng và chị Thuy Nga đang hô to rõ ràng "phản đối bá quyền,phản đối ngồi xổm lên pháp luật, đả đảo đả đảo", "đả đảo phiên toà bất công", "phản đối xử người yêu nước vô tội".
03h30: Mọi người đang biểu tình phản đối phiên tòa bất công (Ảnh: FB Trương Ba Không)
Anh Quân tuyên bố tại tòa án (theo lời tường thuật của phóng viên AP có mặt tại tòa): "Tôi là nạn nạn nhân của những hành động chính trị. Đã từ lâu tôi là người tố cáo và chiến đấu với vấn nạn tham nhũng, bộ máy quan liêu, và sự trì trệ đang làm nguy hại đất nước này. Nói thật, tôi bị tuyên án chỉ vì tôi yêu đất nước tôi."
FB Bạch Hồng Quyền: Tuy công an rất đông để xua đuổi bà con và mọi người nhưng tất cả vẫn bám trụ hô to thả người yêu nước vô tội!!
03h05: FB Cùi Các: Sau khi hay tin mức án 30 tháng tù, những người ủng hộ Ls Lê Quốc Quân người đang biểu tình phản đối trước tòa án. Mọi người hô to Ls Lê Quốc Quân vô tội!!!! Chúng tôi phải đối bản án!! Phản đối bán án bất công!!
02h54: Tin mới nhận: Ls Quân bị tuyên phạt 30 tháng tù giam, bị truy thu 600 triệu và phạt 1,2 tỷ. mọi người đang tập trung tại cổng tòa để phản đối bản án
FB Cùi Các: So với sự náo nhiệt của phiên xử Ls Lê Quốc Quân vào buổi sáng, thì buổi chiều tình hình có phần lắng xuống. Hiện những người ủng hộ Ls Lê Quốc Quân chia thành từng nhóm một và không mặc áo có logo "thả tự do cho Ls Lê Quốc Quân" để tránh bị gây khó dễ. Một điểm đáng lưu ý là ngày hôm nay không thấy sự "xuất hiện" của các nhân sĩ trí thức tên tuổi.
2h20 có 4 xe bít bùng vào tòa không hiểu có chuyện gì? (Ảnh FB Pham Quocbao)
(VRNs) Dân oan Bùi Thị Minh Hằng so sánh: “Nếu so sánh diễn tiến bên ngoài các phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến khác thì phiên tòa của Ls Quân nhà cầm quyền hạn chế sự bắt bớ, đánh đập những người đi tham dự phiên tòa.” Dân oan Vũ Thị Hảo nhận định: “Phiên tòa hôm nay, nhà quyền cs không thực hiện được quyền con người vì họ cấm người dân đi tham dự phiên tòa như vậy là trái với quy định pháp luật của VN và của quốc tế.” Dân oan Ngô Thị Dung cho hay: “Ls Quân là một người đấu tranh cho tự do và cho công lý đã bị nhà cầm quyền bắt giam, nên chúng tôi xuống đường để bảo vệ và đòi lại quyền tự do cho Ls Quân. Mong sao nhà nước nhận ra được việc làm sai trái của họ khi họ bắt Ls Quân.” Thạch Thảo thắc mắc: “Chi phí cho phiên toà xử tội “trốn thuế” này khoảng bao nhiêu tiền vậy ta? Mình ít học nên ko biết tính. Lo cho ngân sách HN quá đi mất………”.
FB Jane DB: Hàng rào người ngăn cản đoàn người đến tham dự phiên toà Ls Lê Quốc Quân Ngày 2 tháng 10,2013. Phiên toà CÔNG KHAI là như thế này đây. Nhìn bác lớn tuổi cố len qua hàng-rào-người mà đau lòng. Hỡi những người thanh niên trẻ, tại sao đem sức trai của mình ra làm cái hàng rào vô dụng thế?
13h55: Luật sư Trần Nam, luật sư bào chữa đang có mặt tại tòa vừa gọi cho LS Nguyễn Văn Đài cho biết Viện Kiểm Sát đề nghị từ 24-30 tháng tù,phạt 1,2 tỷ.. đang nghị án. Có thể trong 30 phút nữa sẽ có bản án...
12h15: Tin từ FB Hoàng Dũng Cdvn cho biết có 1 tin chưa kiểm chứng VKS đề nghị Ls Lê Quôc Quân thụ án từ 12-14 năm nhưng nhiều khả năng tin này là tin vịt... tòa đã tạm nghỉ
Tin lúc 12h00, Phóng viên VRNs cho biết ông Lượng là chú của Ls Lê Quốc Quân cùng với cô Nguyễn Thị Thu Hiền là vợ được vaò trong phiên tòa. Ông Lượng cảm thấy bất bình vì công an ngăn chặn một cách vô lối ở các ngả đường hướng về tòa án.
Bà con chỉ biết hô hào tự do cho Lê Quốc Quân và hát những bài hát yêu nước. Đoàn người kéo dài hơn 500m. Ông Lượng rất cảm động trước tinh thần và sự yêu mến của đồng bào dành cho cháu của mình là luật sư Lê Quốc Quân. Ông Lượng hãnh diện về điều ấy.
Số đồng bào tần hành đến ủng hộ Ls Quân là trên 1000 người, số công an, an ninh rất đông, xuất hiện ở mọi nơi trên suốt tuyến đường từ Thái Hà đến Tòa án. Bà con rất kiên cường và trật tự. Công an dăng hàng ngang chặn đường.
Hà Nội - chuyện lạ, công an bắt dân đứng giữa đường không cho về. CTV VRNs cho biết: “Vì trời quá oi bức, nắng nóng nên một số bà con đã trở về nhà thờ Thái Hà để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi về gần đến Thái Hà thì lực lượng công an các loại đã bao vây, khống chế và bắt bà con đứng giữa đường trong khi thời tiết rất nóng nực. Đây là một hành vi vô nhân tính của nhà cầm quyền nhằm trả thù những người đến tham dự phiên tòa
Từ FB Bin Bun: khắp mọi miền tổ quốc mọi người đang hướng về phiên tòa, gọi là công khai của Việt Nam, vậy mà điều động hàng ngàn công an đến để đàn áp những người đến tham giữ phiên tòa, hiện nay đã có 1 số thân nhân lS lê quốc quân đã được vào trong tòa, bên ngoài phiên tòa mọi người cũng nhau hô to "TỰ DO CHO LÊ QUỐC QUÂN!! LÊ QUỐC QUÂN VÔ TỘI" tiếng vang loan tóa khắp Hà Nội, dây mà đi đồng bào ơi!
Theo FB Bạch Hồng Quyền: Tên này nghe lệnh của a Trung nào đó gọi cho đàn e bảo in tất cả các thông tin của các Blog các face đưa tin về "thằng Quân"
BẢN TIN NHANH từ Women for Human Rights in Vietnam
Chúng tôi vừa phỏng vấn anh em đứng ngoài phiên tòa LS Lê Quốc Quân vào khoảng 11 giờ trưa.
Tất cả giáo dân, dân oan, anh chị em dân chủ và gia đình Ls Quân đều bị chận lại cách toà án 2 cây số, tại góc đường 250 Lê Duẫn. Một số giáo dân bị chận ngay tại Giáo xứ Thái Hà. Chỉ có mẹ và vợ của Ls Quân được vào trong phiên toà.
Khởi đầu đi từ Giáo xứ khoảng 500 người, đoàn người mỗi lúc một động đến khỏang gần cả ngàn người. Mỗi khi bị chặn lại, đoàn người đã ngồi xuống và hát vang những bài hát: VIỆT NAM TÔI ĐÂU, ANH LÀ AI, KINH HOÀ BÌNH, DẬY MÀ ĐI.
Tin ghi nhận không có cuộc xô xát nào đáng kể như những phiên toà trước. Mội khi bị ngăn chận lại thì đoàn người lại cùng ngồi xuống và hát, tinh thần vẫn rất cao.
Lê Quốc Quyết cho biết có 5 đại diện của các toà đại sứ tham dự. Có các nhà báo của Reuter, AP. Chúng tôi cũng đã được biết ông Trưởng phòng thông tin của AP hứa sẽ đến tham dự phiên tòa.
Trưa nay tất cả đoàn người và gia đình Ls Quân sẽ về tụ tập và nghỉ trưa tại Giáo xứ Thái Hà (Giáo xứ cách Toà án khoảng 3 cây số)
Chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những diễn biến của phiên toà.
Hội Phụ Nữ vì Nhân Quyền.
"photos earlier of Le Quoc Quan supporters, some scuffles with police"
(Tấm hình do cô Marianne Brown - ký giả của hãng thông tấn DPA - đã đăng trên Twitter của cô hôm nay)
11h05: Trong lúc theo dõi những diễn biến của phiên tòa xét xử Ls Lê Quốc Quân, blogger Cùi Các đã có cuộc hỏi chuyện nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Hồ Ly Tiên).
"Thưa nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền được xem là thành trì phòng thủ cuối cùng để chống lại sự xâm pham nhân quyền. Vậy theo ông, một người được thế giới xem là nhà bảo vệ nhân quyền như Ls Lê Quốc Quân bị đem ra xét xử với cáo buộc “trốn thuế” có phải là dấu hiệu cho thành trì cuối cùng bảo vệ nhân quyền đã bị đánh sập ở Việt Nam không thưa ông?
Ông cho hay: "tôi đồng ý Ls Lê Quốc Quân là một người hoạt động tích cực cho nhân quyền. Anh có những đóng góp cho nhân quyền qua công việc của mình. Việc anh bị ra tòa vì việc trốn thuế, chưa biết thực hư ra sao, Nhưng với số tiền cáo buộc quá bé so với các doanh nghiệp trốn hàng vài chục tỷ đồng trở lên thì việc ấy nếu có cũng không đáng phải đưa anh ra xét xử 1 cách rầm rộ và thiếu công bằng như vậy. Qua đó thấy rằng những công dân đấu tranh cho nhân quyền ở VN luôn luôn gặp sự cản trở và luôn bị gây khó khăn."
Tiếp theo cuộc trò chuyện với nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
"Vậy có phải chính quyền thông qua việc cáo buộc trốn thuế này để làm cho những thành trì bảo vệ nhân quyền bị hoen ố, rồi tự sụp đổ tại Việt Nam?"
Ông cho biết: "Nói như vậy thì to tát quá, ngoài Lê Quốc Quân thì có rất nhiều công dân VN khác đấu tranh cho nhân quyền theo những cách của riêng mình. Những người đấu tranh cho nhân quyền tuy chưa tự giác liên kết lại thành 1 lực lượng chặt chẽ, nhưng cũng đã tự phát hình thành một phong trào khá rộng lớn. Một vài cá nhân bị bắt bớ không làm cho phong trào tổn hại mà ngược lại còn mạnh hơn lên. Bằng chứng là qua phiên tòa xét xử Lê Quốc Quân, người đấu tranh cho Nhân quyền đã tập hợp tự phát 1 cách đông đảo."
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
Đây là anh phóng viên nhà báo vừa bị 1 tên thiếu uý CA chặn kiểm tra giấy tờ ko cho vào gần khu vực toà án (lúc 9h45)- Ảnh FB Bạch Hồng Quyền
Blogger Hoàng Dũng Cdvn cập nhật FB lúc 10h35:
Dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc chóng vánh. Tòa sẽ tuyên trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân lúc 15:00 (hoặc án treo 2 năm).
10h15 Trịnh Anh Tuấn (blogger Gió Lang Thang) thông báo vừa ra khỏi đồn CA
FB Bạch Hồng Quyền chia sẻ: Ngồi cạnh mấy thăng an vừa quay đoàn người từ nhà thờ đi đến toà án, chúng lấy video ra xem với nhau và bảo:sao ko xử ở đâu xa phố cho vắng dân đàn áp cho dễ,thằng khác hỏi: sao mấy xếp cứ bắt quay làm gì nhỉ?thằng quay phim trả lời :quay về để khi họp còn có tư liệu mà nói chứ.chúng nó nói với nhau là cố giữ đến 11h rồi chiều sẽ nhàn hơn.ko phải ngồi nắng như này vất vả.
09h58: Chị Hiền (vợ LS Quân) và Ngài Giuse Nguyễn Văn Bình đã vào được bên trong tòa.
09h05 đến 09h30: Theo blogger Nguyễn Xuân Diện: "Công an cản chặn. Bà con rời vị trí KS Niko để quay về hướng ĐH Bách Khoa. Lại chặn tiếp. Bà con tập trung trước cửa Công viên Thống nhất hát vang Kinh Hòa Bình.
Lúc 9h15 Có một người bên kia đường ném đá vào đoàn giáo dân. Thêm một xe chở cảnh sát cơ động được điều đến đường Lê Duẩn - cửa công viên Thống Nhất."
Tiến sĩ Diện cho hay: "Không! Trái lại người dân với sự dẫn dắt của giới trí thức càng ý thức được về Dân chủ và Nhân quyền hơn bao giờ hết. Qua quan sát người dân quan tâm tới phiên tòa sáng nay thì đã thấy rõ điều đó."
Một lực lượng rất đông công an và dân phòng được huy động để bảo vệ phiên tòa. Nhà nước ta đã chi cả tỉ đồng để bảo vệ cho một phiên tòa công khai xét xử tội trốn thuế trị giá 600 triệu đồng. Trong một phiên tòa xét xử tội trốn thuế khác, đại gia Bắc Ninh đã được hưởng án treo: "Trốn thuế hàng chục tỷ đồng, “đại gia” Bắc Ninh bị xử án treo?!"
9h30: Được biết, mẹ luật sư Lê Quốc Quân cũng không được vào tòa trong khi đoàn của Đại sứ Quán Mỹ có 5 người được vào dự.
Theo tin chúng tôi nhận được thì blogger Gió Lang Thang đã bị bắt giữ, còn blogger Đặng Phương Bích bị 3 công an áp tải về nhà.
Những con đường Hà Nội bỗng nhiên trở thành... KHU VỰC CẤM trước phiên tòa CÔNG KHAI xét xử một người phạm tội... TRỐN THUẾ. Ảnh Lan Le. 9h15: Vợ và em trai luật sư Lê Quốc Quân vẫn chưa được vào phiên tòa, dù phiên tòa đã diễn ra được 1 tiếng 15 phút. Những vành đai công an, cảnh sát cơ động và thanh niên thường phục như thế này xuất hiện xung quanh phiên tòa "công khai", ảnh Thái Quang Tâm:
"Người dân vẫn ôn hòa giơ cao biểu ngữ và hát vang Kinh Hòa Bình, Lên đường, Dậy mà đi…"
"Đai tá" Thọ cho biết: "Theo tôi, bắt theo tội gì không quan trọng, quan trọng là chính quyền đã giam cầm được Ls Lê Quốc Quân".
Khi được hỏi tiếp là liệu sau khi bị cáo buộc tội trốn thuế, thì Ls Quân có bị cáo buộc về các tội xâm phạm an ninh quốc gia như trường hợp của Điếu Cày hay không?
Anh cho biết: "Đã có nhiều người nghĩ rằng sẽ có kịch bản như vậy. Nhưng tôi thì nghĩ, chính quyền có những toan tính và hành xử không thể đoán trước được.
Và khi được hỏi vì sao việc bắt giam và xét xử Ls Lê Quốc Quân lại diễn ra vào thời điểm này? Anh cho hay: "Trong nội bộ của nhà cầm quyền dường có 2 phe, một phe thân Phương Tây, muốn có một bộ mặt "sạch sẽ", còn một phe thì muốn duy trì quyền lực ở thế độc tôn. Việc bắt giam và xét xử Ls Quân như là một "phép thử" đối với cộng đồng Công giáo".
9h00: Blogger Hoàng Dũng Cdvn cho biết "Chỉ còn chặn các góc Hỏa Lò, 19/2, Hai Bà Trưng. Bà con nên tập trung gần khu vực bệnh viện K, Quán Sứ, Tràng Thi. Cổng tòa trên đường Lý Thường Kiệt bỏ ngỏ, đường này không chặn xe."
Thân nhân, bao gồm vợ và em trai luật sư Lê Quốc Quân, vẫn không được vào tham dự phiên tòa công khai lần này. An ninh thường phục trà trộn vào đám đông để kích động và gây rối, để công an có cớ đàn áp. Giáo dân đã rút kinh nghiệm và tất cả cùng ngồi xuống để làm lộ rõ những an ninh gây rối.
Mọi người cùng hát kinh Hòa Bình:
8h20: Blogger Mai Xuân Dũng cho biết bà con trên đường đi dự phiên toà Lê Quốc Quân bị công an ngăn chặn đàn áp. Hiện tại dân đang nằm lăn ra đường. Tình hình khá hỗn loạn.
Trong lúc đó, ở gần phía tòa án, cảnh sát cơ động và thanh niên mặc áo tình nguyện đang làm hàng rào ngăn cản đoàn người đi dự phiên tòa công khai tới khu vực tòa án. Các quán ăn xung quanh toà án phải đóng cửa. Ảnh do blogger Lô Đề VN chụp:
07h50: Phóng viên VRNs cho hay, tại tòa án, các ngả đường vào tòa án đều bị chặn barie không cho ai ra và không ai vào gần với khu vực tòa án. Đoàn, những người yêu mến Ls Quân đã đi bộ tới Hồ Gươm. Một cộng tác viên của VRNs đang chụp hình thì bị công an bắt, thu máy hình và giữ xe gắn máy.
07h20: Theo VRNs thì công an bắt đầu ngăn cản và phân tán đoàn người yêu mến luật sư Quân đang tiến ra Tòa án.
Đoàn đi đến đoạn đường Xã Đàn bị công an cản đường. Bây giờ, mọi người đang đi tới hầm đường Kim liên. Hiện tại xe 113 đi theo giáo dân Thái Hà.
Công an đi theo quay phim chụp hình giáo dân. Công an, an ninh “chờ trực” cướp máy điện thoại, máy quay phim của bà con. Các ngã 4 đường đều có công an đứng quay phim sẵn.
Luật sư Lê Quốc Quân là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam, ông đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và ủng hộ hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng. Bản án dành cho công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam của ông được nhiều người cho rằng là mang tính chính trị. Công ty của luật sư Lê Quốc Quân bị cáo buộc trốn thuế với số tiền khoảng 600 triệu đồng. Tuy số tiền không lớn nhưng luật sư Lê Quốc Quân đã bị bắt giữ từ 28/12/2012 tới nay, không được bảo lãnh để tại ngoại, không được tiếp xúc với gia đình và luật sư. Cùng bị truy tố với luật sư Quân là Phạm Thị Phương, kế toán của công ty.
Nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với luật sư Lê Quốc Quân trước phiên tòa sơ thẩm. 6h25 sáng nay đã có khoảng 1000 tụ tập tại giáo sứ Thái Hà để làm lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân trước phiên tòa. Nhiều người trong số họ sẽ tham dự phiên tòa xét xử công khai này.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung:Cao su và thủy điện tận lực phá rừng!
(Kinh tế)
- Từ chủ trương chuyển đổi rừng trồng cao su cũng như lấy đất làm thủy
điện khiến rừng đang bị tàn phá thảm hại. Hệ quả là bão, lũ liên miên và
người dân đang phải hứng chịu.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng đau xót chia sẻ với Đất Việt: “Mấy ngày
nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương
sai khiến dân đang phải chịu hậu quả. Cả thủy điện, cao su nỗ lực phá
rừng thì lấy gì ngăn lũ lụt?”.
Thủy điện ngốn hơn 50.000 ha rừng
Kết quả rà soát triển khai các dự án
thủy điện trong cả nước vừa được Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường
của Quốc hội, Bộ Công Thương thực hiện đã đưa ra con số giật mình đó là:
Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi
mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện.
Thế nhưng vào cuối năm 2012, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc
chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012 chỉ
có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự
án thủy điện. Trong số này diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha,
bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
Con số này chỉ bằng một nửa số thực. Bởi
kết quả rà soát mới đây của Bộ Công Thương cho thấy thực tế tỉ lệ diện
tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều.
Theo Bộ Công thương, từ khi thực hiện
Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến
nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho
các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có
phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế
chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Chưa thể thống kê chi tiết diện tích rừng bị mất vì thủy điện |
Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, con số
thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là
những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi
sau đó thì không ai thống kê được.
GS Lung chỉ rõ, mỗi nhà máy thủy điện
chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế
hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống
kê.
Cái mà GS Nguyễn Văn Lung cho rằng không
thống kê hết đó chính là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời
tới để sinh sống. Như vậy có nghĩa có thể con số thực sẽ còn lớn hơn
rất nhiều.
Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.
Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng
Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.
Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.
Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng
Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng
“nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có
sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất
phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích
cao su đã lên tới 915.000ha.
GS Nguyễn Ngọc Lung còn chỉ thêm, Nhà
nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra
thông báo quy hoạch 60.000 ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh
thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao
nhiêu.
“Cách làm vội vàng như vậy nếu không vì
quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích thì cũng không còn giải
thích nào khác dễ nghe hơn”, ông Lung nói.
Hàng trăm người dân huyện Krông Năng vào Tiểu khu 340 A (nơi được giao cho Công ty Lộc Phát khảo sát trồng cao su) chặt phá rừng. |
Đó là còn chưa kể, các đại gia nhanh
chóng xin phá rừng, chọn đất làm cao su lại không hẳn vì trồng cây cao
su. Vì khu đất đó có bốn tháng hạn, ba tháng úng, không thể phù hợp
trồng cao su. Để rồi khi trồng không thành công, họ sẽ xin chuyển đổi
mục đích sử dụng khác...
GS Nguyễn Văn Lung đau xót: “Không có
đất nước nào mà tự nhiên lại đổ xô bỏ tiền của nhao vào cây cao su rồi
tàn phá rừng như vậy. Đáng ra, nếu có trồng cũng cần phải có một cơ quan
khoa học, đứng ra trồng thử nghiệm rồi sau đó mới nhân rộng. Đằng này
cả nhà nước và tư nhân lao vào cao su, để rồi bây giờ rừng thì mất, cao
su thì không ai dám khẳng định hiệu quả thế nào. Thử hỏi khi chưa rõ
hiệu quả, vậy vì sao họ vẫn muốn có rừng để trồng cây khác?”.
Không chỉ thế, GS Nguyễn Văn Lung nói
thẳng: “Tôi không xót xa cho các vị doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân
sách đi phá rừng rồi trồng cao su. Nếu có thất bại các vị này cũng lại
dùng ngân sách, tái cơ cấu rồi biết đâu lại chuyển sang vị trí mới. Còn
thành công, có thể lại lên chức cao hơn. Điều tôi đau xót là rừng thì
mất, những người dân, không xin nhanh thì đất cấp cho doanh nghiệp hết.
Không trồng cao su thì bị đòi đất lại. Nhưng giờ có nhắm mắt trồng cao
su thì cũng chưa biết hiệu quả ra sao”.
Theo GS Lung, trong tổng số diện tích
cao su đã được trồng thì có 50% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và
những người dân đã tham gia.
Không thể tin nổi!
Câu chuyện hệ quả từ việc phá rừng, làm
thủy điện được bàn nhiều, phân tích nhiều, nhưng theo GS Nguyễn Văn
Lung, dường như những chính sách sai đang ngày một thể hiện hậu quả rõ
hơn.
“Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên
tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải hứng
chịu hậu quả”, GS Lung bức xúc.
Và rôì chính những người dân bị nhấn chìm trong nước vì không còn rừng để ngăn nước lũ |
TS Đào Trọng Tứ nhìn nhận: Nhìn thực trạng thiên nhiên đất nước thực sự đáng lo ngại.
Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.
Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.
Hầu hết các côn sông lớn đã được cắt
khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây
đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng
mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống.
Thiên nhiên bị thay đổi (không dám nói là tàn phá) từng ngày từng giờ
để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.
Bích Ngọc
Bích Ngọc
Đào Tuấn - Phó Thủ tướng và câu chuyện ngậm đắng nuốt the
Đào Tuấn
vì sao đường lậu như vào chỗ không người? Vậy thì vì sao sự cạnh
tranh khiến không chỉ một DN có ý định tự hào hàng Việt chết mất ngáp
1. 400.000 tấn đường đang tồn kho.
2. R.Subbaiah, chủ một DN mía đường đang hoạt động ở Việt Nam than vãn: Năm nào đường trong nước cũng dư thừa lớn, năm nào Bộ Công Thương cũng cấp quota nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn với giá rẻ tạo ra thế cạnh tranh không bình đẳng.
3. Hiệp hội Mía đường Việt Nam ước tính, có tới một phần ba (hơn 300.000 tấn) lượng đường tiêu thụ trong nước là đường nhập lậu. “Nếu để đường lậu vào như chỗ không người như thời gian qua thì tới đây ngành mía đường trong nước chết là cái chắc”.
Và 4, và cuối cùng, mọi thứ đổ cả lên đầu nông dân khi các DN bắt đầu bằng ba chữ “bất đắc dĩ”, “xin nói thẳng” rằng: “Để cạnh tranh với đường nhập lậu, bắt buộc các nhà máy phải mua mía nguyên liệu với giá thấp”. Thấp đến thế nào? Thấp đến trắng tay, đến mức nông dân phải bỏ mía.
Chúng ta đang chứng kiến câu chuyện gì vậy?
Những lời than vãn. Những điều ngớ ngẩn trong điều hành chính sách. Câu chuyện buôn lậu “như vào chỗ đông người”. Và nhãn tiền của một vụ mùa trắng mía, sốt đường. Chỉ có nông dân là không biết kêu ai, dù chính họ chứ không phải các DN, là người cảm nhận rõ nhất vị đắng của mía.
Đường nhập lậu chưa bao giờ là vấn đề thời sự khi nó kéo dài từ năm này qua năm khác bất chấp những hô hào quyết tâm, bất chấp thực tế là bao đường không nhỏ như viên ma túy có thể dắt cạp quần để bảo là khó. Nhưng giá đường lậu, rẻ hơn đến 20% đường mồ hôi nông dân năm nào cũng thời sự. Người tiêu dùng mua đường rẻ, giới tiểu thương săn lùng đường lậu, ngay cả các doanh nghiệp sản xuất sữa, bánh kẹo, nước giải khát, về nguyên tắc phải mua nguyên liệu bằng hóa đơn, cũng tìm mọi cách để sử dụng đường lậu giá rẻ. Cứ hỏi sao nông dân không khóc ra…bồ hòn.
Trong phiên họp Chính phủ chiều 29.9 vừa rồi, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có kể lại một thực tế nhân chuyến thăm một DN sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP tại Lào Cai. Chủ DN cho biết đầu tư mở xưởng sau khi thấy mặt hàng này được nhập khẩu 100% từ Trung Quốc với giá 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi sản phẩm được đưa ra thị trường, thì hàng Trung Quốc giảm còn 14.000 đồng/kg. DN Việt giảm bằng giá để cạnh tranh thì mặt hàng của TQ tiếp tục được giảm xuống 13.000 đồng/kg, rồi 10.000 đồng/kg và giờ chỉ còn có 6.500 đồng/kg. Trong khi đó, để hòa vốn, DN tư nhân Việt Nam phải bán được tối thiểu ở giá 9.000 đồng/kg. Sự cạnh tranh quá lớn từ Trung Quốc khiến hàng của công ty này bị tồn kho 80.000 tấn.
“Các cơ quan chức năng phải xem xét lại hàng rào kỹ thuật, hay liệu có thuế nhập khẩu áp với mặt hàng trên không. Chúng ta cần phải nâng thuế lên để bảo vệ DN trong nước; chứ cứ sản xuất ra là tồn kho thì chết DN. Từng mặt hàng một đều bị cạnh tranh gay gắt”- Lao động dẫn lời Phó Thủ tướng phát biểu.
Chính phủ không phải là không nhìn thấy từ những câu chuyện ngậm đắng nuốt the đó những kẽ hở, những bất cập…từ việc ban hành các chính sách từ thuế, quản lý thị trường và cả việc thực thi trong thực tế.
Cái còn thiếu là câu trả lời cho câu hỏi vì sao. Vậy thì vì sao đường lậu như vào chỗ không người? Vậy thì vì sao sự cạnh tranh khiến không chỉ một DN có ý định tự hào hàng Việt chết mất ngáp.
Không lẽ nông dân lại phải có thêm trách nhiệm trả lời?
1. 400.000 tấn đường đang tồn kho.
2. R.Subbaiah, chủ một DN mía đường đang hoạt động ở Việt Nam than vãn: Năm nào đường trong nước cũng dư thừa lớn, năm nào Bộ Công Thương cũng cấp quota nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn với giá rẻ tạo ra thế cạnh tranh không bình đẳng.
3. Hiệp hội Mía đường Việt Nam ước tính, có tới một phần ba (hơn 300.000 tấn) lượng đường tiêu thụ trong nước là đường nhập lậu. “Nếu để đường lậu vào như chỗ không người như thời gian qua thì tới đây ngành mía đường trong nước chết là cái chắc”.
Và 4, và cuối cùng, mọi thứ đổ cả lên đầu nông dân khi các DN bắt đầu bằng ba chữ “bất đắc dĩ”, “xin nói thẳng” rằng: “Để cạnh tranh với đường nhập lậu, bắt buộc các nhà máy phải mua mía nguyên liệu với giá thấp”. Thấp đến thế nào? Thấp đến trắng tay, đến mức nông dân phải bỏ mía.
Chúng ta đang chứng kiến câu chuyện gì vậy?
Những lời than vãn. Những điều ngớ ngẩn trong điều hành chính sách. Câu chuyện buôn lậu “như vào chỗ đông người”. Và nhãn tiền của một vụ mùa trắng mía, sốt đường. Chỉ có nông dân là không biết kêu ai, dù chính họ chứ không phải các DN, là người cảm nhận rõ nhất vị đắng của mía.
Đường nhập lậu chưa bao giờ là vấn đề thời sự khi nó kéo dài từ năm này qua năm khác bất chấp những hô hào quyết tâm, bất chấp thực tế là bao đường không nhỏ như viên ma túy có thể dắt cạp quần để bảo là khó. Nhưng giá đường lậu, rẻ hơn đến 20% đường mồ hôi nông dân năm nào cũng thời sự. Người tiêu dùng mua đường rẻ, giới tiểu thương săn lùng đường lậu, ngay cả các doanh nghiệp sản xuất sữa, bánh kẹo, nước giải khát, về nguyên tắc phải mua nguyên liệu bằng hóa đơn, cũng tìm mọi cách để sử dụng đường lậu giá rẻ. Cứ hỏi sao nông dân không khóc ra…bồ hòn.
Trong phiên họp Chính phủ chiều 29.9 vừa rồi, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có kể lại một thực tế nhân chuyến thăm một DN sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP tại Lào Cai. Chủ DN cho biết đầu tư mở xưởng sau khi thấy mặt hàng này được nhập khẩu 100% từ Trung Quốc với giá 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi sản phẩm được đưa ra thị trường, thì hàng Trung Quốc giảm còn 14.000 đồng/kg. DN Việt giảm bằng giá để cạnh tranh thì mặt hàng của TQ tiếp tục được giảm xuống 13.000 đồng/kg, rồi 10.000 đồng/kg và giờ chỉ còn có 6.500 đồng/kg. Trong khi đó, để hòa vốn, DN tư nhân Việt Nam phải bán được tối thiểu ở giá 9.000 đồng/kg. Sự cạnh tranh quá lớn từ Trung Quốc khiến hàng của công ty này bị tồn kho 80.000 tấn.
“Các cơ quan chức năng phải xem xét lại hàng rào kỹ thuật, hay liệu có thuế nhập khẩu áp với mặt hàng trên không. Chúng ta cần phải nâng thuế lên để bảo vệ DN trong nước; chứ cứ sản xuất ra là tồn kho thì chết DN. Từng mặt hàng một đều bị cạnh tranh gay gắt”- Lao động dẫn lời Phó Thủ tướng phát biểu.
Chính phủ không phải là không nhìn thấy từ những câu chuyện ngậm đắng nuốt the đó những kẽ hở, những bất cập…từ việc ban hành các chính sách từ thuế, quản lý thị trường và cả việc thực thi trong thực tế.
Cái còn thiếu là câu trả lời cho câu hỏi vì sao. Vậy thì vì sao đường lậu như vào chỗ không người? Vậy thì vì sao sự cạnh tranh khiến không chỉ một DN có ý định tự hào hàng Việt chết mất ngáp.
Không lẽ nông dân lại phải có thêm trách nhiệm trả lời?
Thứ trưởng các bộ ở Việt Nam mần chi mà nhiều rứa ?
Chuyện nhiều thứ trướng (tất nhiên là các cấp khác cũng nhiều không kém), rồi chuyện Chính phủ Mỹ đóng cửa, nhìn vào Chính phủ VN mới thấy đây là một “tay chơi” xuyên thế kỷ, xuyên lục địa, đến Mỹ cùng phải chào thua. Giám thứ trưởng, vụ phó , cục phó đi chắc khỏi xin tằng bội chi ngân sách 5,3%.Mỹ là quốc gia có trên 315 triệu dân nhưng bộ máy công chức Chính phủ liên bang rất gọn nhẹ, chỉ khoảng 2,1 triệu người. Ngược lại, Việt Nam chỉ hơn 80 triệu dân lại có đến 2,8 triệu công chức.Xót tiền dân lắm các bác ơi!
Bộ Tài chính | 9 thứ trưởng |
Bộ Công an | 7 thứ trưởng |
Bộ Xây dựng | 7 thứ trưởng |
Bộ Giao thông Vận tải | 7 thứ trưởng |
Thanh tra Chính phủ | 7 thứ trưởng |
Bộ Quốc phòng | 6 thứ trưởng |
Bộ Nội vụ | 6 thứ trưởng |
Bộ Tư pháp | 5 thứ trưởng |
Bộ Ngoại giao | 6 thứ trưởng |
Bộ Lao động Thương binh Xã hội | 6 thứ trưởng |
Bộ Tài nguyên Môi trường | 6 thứ trưởng |
Văn phòng Chính phủ | 6 thứ trưởng |
Ủy ban Dân tộc | 6 thứ trưởng |
Ngân hàng Nhà nước | 6 thứ trưởng |
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn | 5 thứ trưởng |
Bộ Thông tin Truyền thông | 4 thứ trưởng |
Bộ Y tế | 5 thứ trưởng |
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch | 5 thứ trưởng |
Bộ Giáo dục Đào tạo | 5 thứ trưởng |
Bộ Kế hoạch Đầu tư | 5 thứ trưởng |
Bộ Công thương | 5 thứ trưởng |
Bộ Khoa học Công nghệ | 4 thứ trưởng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét