(RFA). –
(DĐXHDS).
(PLTP). –
. –
(VOV).
(DLB). –
(Dân Luận). “
(BBC). – Audio phỏng vấn ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư:
.
. – Audio phỏng vấn bà Huỳnh Thị Sinh, góa phụ của ông Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10:
. –
. –
(Bùi Văn Bồng).
(DĐXHDS). “
(VOA). – Nguyễn Anh Dũng:
(DĐXHDS).
(DĐXHDS).
(TP). –
(QĐND).
(Lê Anh Hùng).
(TN).
(RFI). –
(KT).
(RFI). –
(VnM).
(RFI). –
(TP).
(GDVN). –
(NLĐ).
(VOA). – Video:
(Trí Tuệ). –
(DCCT). –
(DLB).
(RFA). -
(FB Tin Không Lề).
(viet-studies). –
(Dân Luận). –
(DLB).
(ĐCV). “
“.
(DCCT). –
(Phi Vũ).
(Blog RFA). “
“.
(DCCT). –
(Dân Luận). –
(Boxitvn).
(Boxitvn).
(TTXVN).
(BBC). –
(Soha). –
(PLTP).
(Boxitvn/DĐXHDS).
(Blog VOA).
(DĐXHDS). –
(Han Times). – Trần Mạnh Trung, cán bộ hưu trí:
(DLB). –
(Bà Đầm Xòe).
(Tân Châu).
(VNE).
(NLĐ).
(DĐXHDS).
(VietQ/VNN). Tuy nhiên,
. Ông đã liên lạc với BBT 2 trang báo này, và đã nhận được lời xin lỗi, bài đã được gỡ bỏ.
(Lều Báo).
(ĐS&PL).
(TT).
(Bùi Văn Bồng).
‘ (Bùi Văn Bồng). Nguyên nhân sâu xa là thể chế này không trọng nhân tài, người tài không có đất sống ở VN.
(Infonet).
(RFA). –
(VOA). –
(TBKTSG).
(RFI). –
(VOA). –
(BBC).
.
(BBC).
(Thụy My). –
(NLĐ).
(RFI).
(RFI). –
(TTXVN).
(RFA). –
(RFI). –
(RFA).
(TBNH).
(TBKTSG).
.
(DNSG).
(NLĐ).
(VTV).
(TTXVN). –
(NLĐ).
(CAND).
(BBC).
(VOA).
(VOA).
.
(TTXVN).
(Tin tức). =>
(PNTP).
(Nhật Tuấn).
(Nguyễn Hoa Lư). –
(Nguyễn Vĩnh).
(Nhị Linh).
(Nguyễn Trọng Tạo).
(Da Màu).
(Dân Luận).
(Phan Ba). –
(Lê Thiếu Nhơn).
(PNTP).
(Blog VOA).
(Phạm Vũ Lửa Hạ).
(TN).
(DNSG).
(ND).
(FB Phạm Hiển).
(PLVN).
(Tin tức).
(VTV).
(TTXVN).
(RFA).
(PLTP).
(PNTP).
(NLĐ).
(TN).
(BBC). =>
(VOV).
(PNTP).
(BBC).
(TP).
(RFI). –
(Tin tức).
(TTXVN).
(VOA).
(RFI). –
.
(RFI).
(ND).
(BBC). –
(RFI).
(NLĐ).
(VOA).
(RFI).
(Phạm Vũ Lửa Hạ).
ại sao việc trảm một quan chức nhỏ như Phó Trưởng công an phường lại
có thể gây xôn xao không khác nào việc Tổng thống nước ngoài cách chức
một Thủ tướng như vậy?
Câu trả lời rất đơn giản: Việc “rất bình thường ở nước người” đó thực sự là “của hiếm” ở Việt Nam.
Thái độ của tướng Chung khiến nhiều người nghĩ đến vụ trảm tướng của
Bộ trưởng Thăng ngay khi thị sát công trình nhà ga cảng hàng không Đà
Nẵng.
Hiệu quả của vụ trảm tướng quyết đoán đó cao đến nỗi, dù ông Thăng
chưa cần ra uy, thì ngay sau đó đã có 2 tổng giám đốc ngành giao thông
tự nguyện đem chức vụ của mình đánh cược với Bộ trưởng: Nếu không hoàn
thành tiến độ làm đường, họ chấp nhận mất chức.
Khi đi trên những chiếc cầu vượt, đường trên cao thông thoáng ở Hà Nội, không ít người đi đường sẽ nhớ tới ông Thăng.
Nhưng không chỉ đến thời Bộ trưởng Thăng và tướng Chung, thì mới xuất hiện những “tư lệnh” quyết liệt đến như vậy.
Ông Trương Đình Tuyển, khi rời ghế Bộ trưởng Thương mại về Nghệ An
nắm chức Bí thư Tỉnh ủy, chỉ trong 3 năm, đã kịp “trảm” đến 9 Bí thư
Huyện ủy quan liêu, năng lực kém. Sự thanh liêm, giản dị và quyết đoán
ấy của ông Tuyển đã trở thành những giai thoại sống mãi trong lòng không
chỉ người Nghệ An.
Một người Nghệ An khác, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tư lệnh
Quân khu 4, cũng là một người quyết liệt đến độ không ngại va chạm nảy
lửa ngay cả với thượng cấp.
Trong kỳ họp Quốc hội, tướng Thước đã nói những lời gần như không ai
dám nói với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười.
Khi ông Đỗ Mười than phiền về tình trạng trên bảo dưới không nghe:
“Tôi làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà nói có Bộ trưởng không nghe”,
tướng Thước đã đứng lên: “Kính thưa anh Mười, tôi làm tư lệnh quân khu,
tôi nói mà các sư trưởng không nghe, tôi đình chỉ chức vụ. Nếu vì lý do
nào đó mà tôi không thể cách chức được các sư trưởng, thì tôi sẽ xin từ
chức. Anh nên cách chức Bộ trưởng không nghe đó, nếu không cách chức
được, thì anh nên từ chức”.
Ông Thước đã “không gặp vấn đề gì” vì những lời nói khó nghe ấy đã
được ông Đỗ Mười lắng nghe trọn vẹn và vì những lời nói ấy xuất phát một
cách chí công vô tư từ gan ruột chứ không vì mưu cầu lợi ích cá nhân.
Sự quyết liệt và tấm lòng của tướng Thước cũng đã giúp ông trở thành một
đại biểu Quốc hội được nhân dân và báo chí kính phục.
Tướng Chung cũng đã bắt đầu ghi điểm theo cách ấy. Nhưng vẫn còn quá sớm để nói về một biểu tượng.
Không một biểu tượng nào được tạo dựng chỉ bằng vài hành động lẻ tẻ.
Vì vậy, cái được đón chờ nhiều nhất sẽ là những hành động nhất quán trong “thì tương lai” của tướng Chung.
Bài học đắng cay
Bây giờ các tài liệu bí mật của Mỹ liên quan đến cuộc chiến Việt
Nam đã được giải mã gần hết. Những tài liệu này đã giúp chúng ta tìm
hiểu tại sao miền Nam Việt Nam có một quân lực khá hùng mạnh và thiện
chiến, có tinh thần chiến đấu rất cao, đã từng giữ vững miền Nam trong
suốt 20 năm, lại có thể bị sụp đổ chỉ trong 40 ngày?
Câu trả lời sẽ là một bài học lịch sử đắt giá mà mọi người Việt khi chiến đấu cho quê hương không thể không biết đến.
QUYẾT ĐỊNH BỎ MIỀN NAM
Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ
chức (từ 9.8.1974 đến 9.8.2004), Miller Center of Public Affairs thuộc
Đại Học Virgina đã cho công bố cuốn băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa
Nixon và Kissinger về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972, trong đó
có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam.
Tài liệu cho thấy mặc dầu đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt
mùa xuân và mùa hè 1972, Tổng thống Nixon đã đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ
ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ
cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway). Ông
nói với Cố vấn An ninh Kissinger: “Henry, chúng ta cũng phải nhận thức
rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan
trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao
sống còn (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm
kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”
Kissinger trả lời: “Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn
tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn
nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt
Nam (if it’s the result of South Vietnamese incompetence.)
Lúc đó, Tổng Thống Thiệu và các nhà cầm quyền tại miền Nam không hay
biết gì. Khi Hoa Kỳ ép buộc VNCH phải ký Hiệp Định Paris có những điều
khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam, Tổng Thống Thiệu cũng đã chấp nhận
ký sau khi Tổng Thống Nixon hứa: “Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng
nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi
cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.”
Nhưng để cho miền Nam sụp đổ trong vòng một hay hai năm sau Hiệp Định
Paris không phải là chuyện dễ, vì lúc đó Quân Lực VNCH còn khá mạnh.
TÌNH HÌNH QUÂN LỰC VNCH NĂM 1975
Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn còn có một lực lượng khá hùng hậu, với quân
số khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ lực quân, 475.000 địa
phương quân và 381.000 quân “phòng vệ dân sự” có vũ trang.
Lục quân gồm 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy
quân lục chiến, liên đoàn 81 biệt cách dù, 15 liên đoàn biệt động quân
(tương đương với 5 sư đoàn), lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ
thuật, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp (với 2074 xe thiết giáp). Về pháo
binh, QLVNCH có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly, 1/4 là 155 ly
và khoảng 15% là 175 ly).
Không quân có khoảng 60.000 quân, có 5 sư đoàn không quân tác chiến
gồm 20 phi đoàn khu trục cơ, 23 phi đoàn trực thăng, 1 sư đoàn vận tải, 1
không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ
các loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900 trực thăng).
Hải quân có hơn 40.000 quân, gồm 3 lực lượng tác chiến:
(1) Hành quân lưu động sông (với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh),
(2) Hành quân lưu động biển (một hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ
tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm,
dương vận hạm, hải vận hạm và giang vận hạm).
(3) các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người nhái.
Làm thế nào để hủy hoại lực lượng này rồi giao cho Trung Quốc và CSVN
trong một thời gian khoảng hai năm và Mỹ sẽ không còn dính líu gì đến
cuộc chiến nữa?
ĐÁNH LỪA TỔNG THỐNG THIỆU
Để thực hiện chủ trương nói trên, Hoa Kỳ vừa cắt bớt viện trợ để miềm Nam suy yếu dần, vừa đánh lừa Thổng Thống Thiệu.
Miền Nam lúc đó cũng có nhiều nhà phân tích tình hình chính xác,
nhưng Tổng Tống Thiệu là người độc đoán và thích hành động theo cảm tính
nên chẳng nghe ai. Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, Tiến Sĩ Nguyễn
Tiến Hưng cho biết chính Tổng Thống Thiệu đã nói với ông: “Tôi luôn là
người quyết định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe người khác gợi ý
một quyết định, nhưng rồi làm quyết định ngược lại.” (tr. 373).
Khi chọn người để thay thế ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ không chọn một
nhà chính trị có khả năng bảo vệ miền Nam mà chỉ chọn những người bảo
đảm sẽ làm theo ý họ. Trước hết Mỹ chọn Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Trần
Thiện Khiêm. Nhưng khi Tướng Nguyễn Khánh gây rối loạn, họ dùng cặp
Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm. Đây là những người không có tầm
nhìn chiến lược cả về chính trị lẫn quân sự. Mọi việc đều để Mỹ lèo lái.
Quả thật ông Thiệu không có khả năng nhìn thấy Mỹ sẽ bỏ miền Nam và
tìm ra được một con đường nào khác để cứu miền Nam. Ông coi miền Nam như
của Mỹ. Mỹ đưa đủ tiền, ông giữ cả miền Nam. Mỹ rút bớt tiền, ông thu
nhỏ lãnh thổ lại.
1.- Cắt bớt viện trợ
“ Như chúng ta đã biết số viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đã bị giảm dần sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973:
1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu;
1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu và
1974 – 1975 xuống còn: 700 triệu.
2.- Đánh lừa bằng tài liệu
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (từ tr. 231 – 236), ông Hưng có
kể lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình Hình” của Dinh Độc Lâp một
tập báo cáo do Tướng John E. Murray (người điều khiển cơ quan DAO) và
Bộ Tổng Tham Mưu trình lên.
Mặc dầu có nhiều báo cáo của DAO đã được giải mã, chúng tôi chưa tìm
thấy bản văn này, nhưng ông Hưng cho biết ông nhớ được những điểm chính
của bản báo cáo đó như sau:
- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật.
- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải bỏ;
- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt;
- Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt;
- Nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ song Cửu Long.
Ông Hưng cho biết Tướng John Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy.”.
Từ ngày Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến ngày miền Nam mất, chúng ta chưa
bao giờ thấy các báo cáo hay tài liệu phân tích nào của cơ quan MACV
hay DAO được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham Mưu hay bất cứ cơ quan nào của
VNCH. Chúng ta chỉ biết được một số tài liệu này sau khi được chính phủ
Hoa Kỳ giải mã. Thế thì tại sao tài liệu nói trên lại được tiết lộ cho
Bộ Tổng Tham Mưu VNCH? Chắc chắn là phải có âm mưu gì.
Ông Hưng cho rằng vì bản báo cáo này, ông Thiệu đã nghĩ ra chiến lược mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II (đầu).
Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau đó ông dùng chữ “tái phối trí”.
Thật ra, bản báo cáo mà ông Hưng nhắc đến ở trên, nếu có, cũng chỉ là
một bản phân tích tình hình chứ không phải là một giải pháp hay một kế
hoạch hành động được đề nghị. Nếu Tổng Thống Thiệu nghĩ đó là một đề
nghị về kế hoạch hành động là hoàn toàn sai lầm.
3.- Đánh lừa bằng kế hoạch giả
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã không dùng một tướng Mỹ mà dùng một tướng Úc để đánh lừa Tổng Thống Thiệu.
Trong bài thuyết trình “”Get Me Ten Years’: Australia’s Ted Serong in
Vietnam, 1962-1975″, bà Tiến sĩ Anne Blair, một giảng viên về Quan Hệ
Quốc Tế và Nghiên Cứu về Á Châu tại Đại Học Victoria University of
Technology ở Úc, đã cho biết vào tháng 12 năm 1974, Thủ Tướng Trần Thiện
Khiêm có tiếp xúc với Tướng Ted Serong và yêu cầu ông ta đưa ra một kế
hoạch cứu vãn miền Nam. Tướng Ted Serong đã khuyến cáo rút khỏi Quân Khu
I và Quân Khu II, với lý do là 2/3 Quân Lực VNCH đã được triển khai ở
phía bắc trong khi ở nơi này chỉ có 1/10 dân số và 1/3 tài nguyên của
miền Nam.
Chúng ta nên nhớ rằng cả Tướng Trần Thiện Khiêm lẫn tướng Đặng Văn
Quang đều là nhân viên CIA được cài vào để theo dõi và kiểm soát các
hành động của Tổng Thống Thiệu. Nhiều người nghi ngờ việc Tướng Khiêm đi
tìm gặp tướng Ted Seron là theo lệnh của CIA.
Ông Hưng cho biết Tổng Thống Thiệu đã chỉ thị Tướng Đặng Văn Quang,
Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, phối hợp với Tướng Ted Serong nghiên cứu
lập một phòng tuyến kéo dài từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để làm phòng tuyến
rút quân!
Tướng Ted Seron là ai mà được giao cho nhiệm vụ lập phòng tuyến ở Tuy Hoà?
Tướng Francis Philip “Ted” Serong (1915 – 2002) tốt nghiệp Trường
Huấn Luyện Quân Đội Hoàng Gia tại Duntroon vào năm 1937, có nhiều kinh
nghiệm về chiến trường Đông Nam Á. Năm 1961 ông được cử làm cố vấn cho
quân đội Miến Điện. Do kinh nghiệm của ông về chống nổi dậy
(counterinsurgency), theo đề nghị của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu
cầu chính phủ Úc cho ông đến phục vụ tại miền Nam Việt Nam. Tại đây, ông
vừa chỉ huy một toán nhỏ người Úc vừa là Cố Vấn Chống Nổi Dậy cho MACV
dưới thời Tướng Harkins. Theo bà Blair, Tướng Harkins không tin vào
chống nổi dậy và ông không muốn một cố vấn. Tướng Ted Serong đã đưa
nhiều đề nghị về huấn luyện quân lực VNCH nhưng không được áp ứng.
Như vậy, Tướng Ted Serong chỉ là một chuyên gia về du kích chiến. Ông
không phải là một nhà chiến lược. Ông chỉ là người được Mỹ dùng để gài
bẩy Tổng Thống Thiệu.
MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐIÊN RỒ
Năm 1974, tin Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung
Phần, rút quân về phòng thủ ở Tuy Hoà đã được tiết lộ ra, nhưng không ai
tin vì hai lý do:
(1) Không thể lập một phòng tuyến từ Tuy Hòa kéo dài tới Tây Ninh
được vì địa hình không cho phép hình thành một phòng tuyến như vậy.
(2) Muốn rút quân ở Cao Nguyên và phía bắc miền Trung phải thương
thuyết với Hà Nội và ký một hiệp ước như Hiệp Định Genève 1954, trong đó
ấn định lại biên giới giữa hai bên, thời hạn di tản, rút quân… việc
“tái phối trí” mới có thể thực hiện được.
Vì thế, không ai tin việc “tái phối trí” có thể xẩy ra khi ông Thiệu
chưa thương thuyết để ký với Hà Nội một hiệp ước thu nhỏ lãnh thổ lại.
Nhưng ông Thiệu đã làm điều điên rồ đó. Đầu năm 1975, Tướng Ted Serong
thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn chót cho việc tái phối trí quân
đội phải kết thúc nội trong tháng hai. Ông cũng đã nói với Đức Cha
Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Nha Trang, rằng ngài nên “chuẩn bị cho năm
1955 một lần nữa”, tức lại đi di cư!
Ngày 10.3.1975 Ban Mê Thuột bị mất và Quân Lực VNCH khó có thể lấy
lại được. Nhân vụ này, ngày 14.3.1975 Tổng Thống Thiệu cùng với các
tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp
với Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2.
Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Cao Văn Viên:
- Còn quân trừ bị để tăng cường cho Quân Đoàn 2 không?
Tướng Viên trả lời:
- Không còn.
Tổng Thống Thiệu quay qua hỏi Tướng Phú:
- Nếu không có quân tăng viện, anh còn giữ được bao lâu?
Tướng Phú trả lời:
- Tôi có thể giữ được một tháng với điều kiện không quân yểm trợ tối đa
và tiếp tế bằng không vận đầy đủ nhu cầu về tiếp liệu, vũ khí, đạn dược…
Tổng Thống Thiệu nói rằng các điều kiện đó không thể thỏa mãn được.
Vậy phải rút khỏi Kontum và Pleiku để bảo toàn lực lượng, đưa quân về
giữ đồng bằng ven biển tiếp tế thuận lợi hơn. Tổng Thống Thiệu hỏi:
- Rút bằng đường 19 có được không?
Tướng Viên trả lời:
- Trong lịch sử chiến tranh Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị tiêu diệt.
Tổng Thống Thiệu lại hỏi:
- Thế thì đường 14 ra sao?
Tướng Viên nói:
- Đường 14 càng không được.
Sau khi thảo luận, mọi người thấy chỉ còn đường số 7 từ lâu không
dùng đến, tuy dài (khoảng 228 km) và xấu nhưng tạo được yếu tố bất ngờ.
Tổng Thống Thiệu chỉ thị không thông báo cho các tiểu khu và chi khu
biết, cứ để họ tiếp tục chống giữ, khi ta rút xong, ai biết thì biết.
Tổng Thống nói địa phương quân (36 tiểu đoàn) toàn là người Thượng, trả
chúng về với Cao nguyên. Như vậy các tỉnh trưởng, quận trưởng, địa
phương quân, cảnh sát, phòng vệ dân sự và các nhân viên hành chánh đều
bị bỏ lại.
Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Biệt Động Quân Quân Đoàn 2 được thăng
Chuẩn Tướng để chỉ huy cuộc rút quân. Tổng Thống cấm không ai được thông
báo cho Mỹ biết.
ĐOÀN QUÂN TAN RÃ
Diễn biến về cuộc tháo chạy trên Liên tỉnh lộ 7 rất bi thảm. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính.
- Lúc đó QLVNCH còn có tại Kontum và Pleiku 7 Liên Đoàn Biệt Động
Quân, đó là các Liên Đoàn 22, 23, 24 và 25, được tăng cường thêm 3 Liên
Đoàn biệt phái từ Sài Gòn lên là 4, 6 và 7. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có
36 tiểu đoàn địa phương quân.
- Xe tăng và thiết giáp: 4 thiết đoàn với 371 xe. Pháo binh: 8 tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175mm.
- Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 phi đoàn trực thăng
(86 chiếc), 1 phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc).
- Riêng Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45 và 53 và Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đã bị tan rã trong trận Ban Mê Thuột.
- Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên Đoàn 6 và 23 BĐQ từ Kontum được chuyển về Pleiku. Dân chúng chạy theo gây ra náo loạn.
- Lúc 1 giờ chiều ngày 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu.
Thiết đoàn 19, Liên Đoàn 6 và Liên Đoàn 24 BĐQ mở đường, đến tối đã vượt
qua khỏi Phú Bổn, đèo Tuna và tới quận Phú Túc để yểm trợ công binh làm
cầu. Sáng 16.3.1975 đoàn quân mở đường tiếp tục đi xuống Củng Sơn.
- Cuộc hành trình mà đoàn quân phải di tản khá dài: Từ Pleiku tới Phú Bổn khoảng 93 km và từ Phú Bổn đến Tuy Hòa khoảng 130 km.
- Ngày 17.3.1975, Thiết Đoàn 21 và Liên Đoàn 7 BĐQ dẫn đầu đoàn quân
và dân tiến về Phú Bổn. Theo sau là Liên Đoàn 22 và Liên Đoàn 23, kéo
theo một đoàn quân xa khoảng 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại
cũng gần 2000 chiếc. Liên Đoàn 4 và Liên Đoàn 25 đi tập hậu. Đoàn di tản
đi rất chậm vì đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên nhau để tiến tới
trước. Tối 17.3.1975 đoàn xe dừng lại ở tỉnh lỵ Phú Bổn vì không tiến
được nữa. Cộng quân đã chận ở đèo Tuna cách Phú Bổn khoảng 4 km.
Vì cuộc rút quân quá bất ngờ nên phải đến chiều ngày 17.3.1975, Bộ Tư
Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới biết được và ra lệnh cho tiểu đoàn 9
thuộc trung đoàn 64, Sư đoàn 320, đang đóng chốt trên đường đi Thuận
Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna và pháo kích vào đoàn quân và dân đang
dừng lại ở Phú Bổn. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực thăng tới bốc đi
từ trường tiểu học Phú Bổn, đã chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại Tá
Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, đang chỉ huy ở dưới đất,
phải phá cho được cái chốt này. Có không quân bay tới yểm trợ.
Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu đã cùng với Liên Đoàn 7 và thiết
giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho
chúng tôi biết Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đã không phá nổi
cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm
hoạ xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta. Địch lại pháo kích
dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân tan
rã. Không còn chỉ huy được, ông và một số quân nhân phải lội bộ đi vòng
dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đã bị bắt khi đến gần
Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn
quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về được đến Phú Yên.
Liên Đoàn 24 BĐQ đóng gần Củng Sơn do Trung Tá Niên chỉ huy bị tấn
công dữ dội, cũng đã bị tan rã. Chỉ có Thiết Đoàn 19 và Liên Đoàn 6 BĐQ
về tới được Tuy Hòa.
Một cuộc kiểm tra cho biết có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II
đã bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ hay rã ngũ. Khoảng 40.000
dân chúng di tản theo đoàn quân, chỉ có khoảng 1/4 đến nơi. Số người
chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức hay đói không ước tính được.
Đa số phải trở lại Pleiku.
Kể từ khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Hoa Kỳ đã chi phối miền
Nam cả về quân sự, kinh tế lẫn chính trị và đưa người của họ lên nắm
chính quyền. Trong tình trạng như vậy, miền Nam khó quyết định được số
phận của mình. Nhưng Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm
trước dân tộc và trước lịch sử về những thảm trạng do các quyết định sai
lầm của ông gây ra.
Chiều 29.4.1975, Tướng Ted Seron đã rời khỏi Việt Nam trên một chiếc
trực thăng ở trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ. Số phận của VNCH chấm dứt.
Ngày 18.4.2013
(Lữ Giang – Một góc trời )
BLOG BÙI VĂN BỒNG
Cựu binh: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’
Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.
Trò chuyện với BBC qua điện thoại, ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ
sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân
VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại
Hoàng Sa phía sau.
“Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.
“Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu
phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi
thôi.”
‘Không chịu tăng viện’
Ông Thọ cho biết trong cuộc giao tranh ngày 19/1/1974, HQ-4 bị hư
hỏng nặng, nhiều thuỷ thủ bị thương, và tàu của ông mất đi thiếu uý Sá
và hạ sỹ Doanh.
Ông nói ông và các đồng đội đã rất “bất bình” vì không được tăng
viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã
không mất.
“Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.”
Ông Thọ cũng cho biết đây là tâm lý của “tất cả những người tham dự cuộc chiến”, không chỉ riêng HQ-4.
“Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”
“HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu
thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu
trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm
kiểng sao?”
“Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?”
“Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn
cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”
‘Đạp xích lô’
Vị cựu binh cho biết khi trở về đất liền, ông và các đồng đội được “đồng bào đón tiếp, giúp đỡ rất nhiều”.
“Cái cuộc nội chiến thì không nói làm gì, nhưng đánh nhau với người
nước ngoài thì khác. Dân mình toàn người yêu nước chứ đâu phải không, họ
cho rằng điều đó là xứng đáng,” ông nói.
Ông Thọ cho biết sau ngày 30/4/1975, ông đã nghĩ đến chuyện ra đi, nhưng có hai lý do khiến ông ở lại.
“Đúng ra tôi phải đi, nhưng vợ thì mới sanh con đầu lòng. Đó là lý do thứ nhất.”
“Thứ hai là HQ-4 lúc đó đang sửa chửa, chỉ còn vỏ, mà tôi không muốn đi trên một con tàu khác.”
“Từ ngày nhận chiến hạm, 25/12/1971, cho đến ngày cuối cùng, tôi cũng chỉ ở đơn vị này, không chuyển đi đâu cả.”
Ông Thọ hiện đang cư trú tại Bắc Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM.
Ông cho biết những năm qua ông “chỉ làm nông nghiệp để kiếm sống, sau
đó phải đi đạp xích lô để nuôi gia đình” và không nhận được sự hỗ trợ
nào từ chính quyền.
“Sau này giải phóng làm đại lộ, diện tích nhà tôi ở bị mất hết một
nửa, tôi phải bán hết đất đai nông nghiệp để sống qua ngày,” ông nói.
”Giặc Tàu”
Khi được hỏi ông nghĩ gì về thái độ của chính quyền ngày nay đối với vấn đề trên Biển Đông, ông Thọ nói:
“Tại sao giặc đến không đánh mà phải nhịn nhục đến nỗi mất hết 64 người năm 1988. Tôi nghe buồn lắm.”
“Giặc đến thì cứ đánh, đánh không lại cũng đánh, tại sao lại để họ tự
nhiên bắn hết 64 người như vậy, tôi thấy chuyện đó là không được.”
“Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là
“giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất
buồn.“
“Tính ông Hạm trưởng [Vũ Hữu] San (hạm trưởng HQ-4), cũng giống như
tôi vậy, gặp là cứ đánh thôi, chuyện gì tới sẽ tới, đánh không lại cũng
đánh.”
“Thuyết phục hay là nói qua nói lại hay đèn tín hiệu với nhau, phiền lắm.”
“Chúng tôi ngang ngược lắm, thấy là ‘làm’ thôi.”
THEO BBC
Hải chiến Hoàng Sa: Tường trình của một lính thủy trên khu trục Trần Khánh Dư
Đã 40 năm trôi qua, song đối với ông Lữ Công Bảy, trận hải chiến
Hoàng Sa như vừa mới vừa xảy ra hôm qua. Ở trận chiến đó, ông và các
đồng đội của mình đã phải chứng kiến một phần lãnh thổ của tổ tiên bị
vuột mất vào tay ngoại bang.
Ký ức Hoàng Sa
Ông Lữ Công Bảy hẹn chúng tôi ra một “quán cóc” trên đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm (Q.1). Giờ đây, người thủy thủ của trận hải chiến Hoàng Sa
không còn mang trên ngực phù hiệu, cấp bậc mà một chiếc thẻ của nhân
viên bảo vệ.
Ở cái tuổi ngoài 60 nhưng ông Bảy vẫn giữ được vẻ nhanh nhẹn của một người từng trải qua sóng gió của đại dương.
Những tưởng cuộc sống thường nhật và những biến thiên của lịch sử từ
sau năm 1975 sẽ khiến ông quên đi trận chiến ngày xưa. Vậy mà, khi nghe
nhắc đến hai tiếng Hoàng Sa, câu chuyện giữa chúng tôi trở nên sôi nổi,
mọi thứ như một đoạn phim cũ được chiếu lại.
Ông bảo, thời điểm cuộc chiến giữ đảo – mà bây giờ chúng ta hay gọi
là trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra, ông đang đeo quân hàm thượng sĩ, giữ
nhiệm vụ trong thuật ngữ chuyên môn của Hải quân Việt Nam Cộng hòa gọi
là “giám sát lộ trình hàng hải” hay gọi tắt là Giám lộ.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn ra, ông Lữ Công Bảy còn kiêm nhiệm chức vụ
phụ tá hành quân trên chiến hạm Trần Khánh Dư – đó là lý do mà ông nắm
được khá nhiều thông tin về trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào năm 1974.
So với nhiều người lính tham gia trận hải chiến ấy, ông Bảy được xem là người có thâm niên gắn bó với Hoàng Sa nhiều nhất.
Nhập ngũ năm 1964, tính đến thời điểm xảy ra hải chiến ông đã có hơn
10 năm gắn bó với hải quân và hơn phân nửa thời gian đó, ông cùng những
đồng đội của mình vẫn đi tuần khắp vùng biển Hoàng Sa để canh giữ chủ
quyền hoặc tham gia nhiệm vụ chuyển quân ra đảo.
“Đối với tôi, Hoàng Sa như máu thịt, các hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa
không nơi nào tôi không đặt chân lên…”, ông Bảy trầm ngâm nhớ lại “Tôi
còn nhớ cá ở Hoàng Sa nhiều lắm, cứ mỗi lần tàu đến vùng biển này, chỉ
cần buông một dây câu có 10 lưỡi thì trong vòng 10 phút phải có đến 6
lưỡi câu dính cá”.
Ngày 11.1.1974, quân Trung Quốc đột ngột đưa tàu đến vây những hòn
đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Bộ chỉ huy Quân đoàn I của Việt Nam Cộng
hòa quyết định điều chiến hạm ra Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền.
Khi ấy, khu trục hạm Trần Khánh Dư – HQ-04 nơi ông Bảy phục vụ đang
làm nhiệm vụ tuần tra ở khu vực Cù Lao Ré (đảo bé thuộc huyện Lý Sơn –
PV) được lệnh quay trở về cảng Tiên Sa – Đà Nẵng.
Toàn bộ đơn vị được lệnh cấm trại 100%.
Đến 8 giờ sáng ngày 16.11.1974, tàu được tiếp tế lương thực, đạn dược
và 2 chiếc xe GMC xịch đến đổ xuống một toán Biệt Hải (biệt kích hải
quân – PV).
11 giờ ngày 16.1. 1974, đơn vị được lệnh trực chỉ Hoàng Sa.
Cuộc chiến tín hiệu
Sau một ngày đêm, cùng với các chiến hạm khác, chiến hạm HQ-04 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài các lực lượng chiếm đóng trái phép trên đảo, quân cướp nước còn cho bố trí ở đây hai chiếc tàu tuần tiễu.
Để gây hấn, chúng ngày đêm đánh tín hiệu bằng đèn nhằm chọc tức những người trên các chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
“Tôi là người nhận và trả tín hiệu nên nhớ rất rõ. Bọn chúng liên tục
khiêu khích chúng tôi bằng cách phát đi thông điệp “chúng ta hãy làm
những điều mà một quân nhân cần làm” hoặc ngụy xưng chủ quyền với quần
đảo Hoàng Sa”, ông Bảy nhớ lại.
Tuy nhiên, tuân thủ luật Hàng hải và luật pháp quốc tế, các chiến hạm
của Việt Nam Cộng hòa đáp lại bằng những lời khẳng định chủ quyền cương
quyết, kêu gọi các tàu Trung Quốc hãy ra khỏi lãnh hải Việt Nam, tôn
trọng luật pháp quốc tế.
Không khí căng như dây đàn suốt một ngày đêm, trò khiêu khích, thách
chiến ấy vẫn duy trì cho đến khi súng nổ vào sáng ngày 19.1.1974.
“Như các anh đã biết, sau 30 phút chiến đấu sinh tử với kẻ thù, một
phần mảnh đất cha ông đã bị quân cướp nước cưỡng đoạt từ đấy”, nói đến
đây người thượng sĩ già năm ấy chợt ngừng lại.
Câu chuyện về trận chiến năm ấy chưa dừng lại khi ông Lữ Công Bảy kể
cho chúng tôi nghe vì một sự bất nhất trong khi ra lệnh tác chiến, một
chiến hạm thay vì nổ súng thẳng vào kẻ thù lại bắn lên đảo với ý đồ “dọn
bãi” cho lực lượng đổ bộ.
Chỉ một tích tắc thiếu sự phối hợp đó đã không gây được nhiều tổn hại cho quân địch như ý muốn.
Theo ông Bảy, nếu trận chiến diễn ra chậm 1 ngày thì sẽ là một trận
đánh lớn vì tất cả chiến hạm của hải quân Việt Nam Cộng hòa đã được lệnh
trực chỉ Hoàng Sa để chiến đấu.
“Chết vì cái chiến đấu với Trung Quốc là cái chết vinh quang!”
Mặc dù thất bại, không giữ đất đảo song khi trở về Đà Nẵng, những
người lính sống sót sau trận đánh được người dân chào đón như những
người hùng.
Trước đó, thông tin về trận hải chiến khiến đất liền không yên. Không
ai biết điều gì xảy ra với những người tham gia chiến trận. Người người
như lửa đốt trong lòng khi nghe tin lãnh thổ Việt Nam bị quân Trung
Quốc cưỡng chiếm.
Tàu vừa cập quân cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), ông Bảy lập tức nhờ một
người đàn em có nhiệm vụ đưa xác các tử sĩ về Sài Gòn đến báo tin cho
gia đình ông biết rằng “con vẫn không có bề gì”. Tin báo đến với gia
đình ông đúng trưa 30 tết năm ấy.
Về phần những thủy thủ tham gia trận hải chiến, khi vừa bước ra đường là được người dân vây quanh thăm hỏi về trận chiến.
“Lúc đó tôi mang phù hiệu của khu trục hạm Trần Khánh Dư, phù hiệu
đẹp lắm, vừa bước ra đường là được người dân xúm lại hỏi thăm. Trả lời
không kịp, tự hào lắm”, ông bảo vệ già này hồi tưởng.
Lúc đó lòng người ai ai cũng phẫn uất trước sự ngang ngược của quân
Trung Quốc và thương tiếc cho những người đã vị quốc vong thân. Vì vậy,
khi có lệnh chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa, trong lòng ai cũng phấn khởi vô
cùng.
“Đêm mồng một Tết, sau khi đón giao thừa xong chúng tôi được lệnh
chuẩn bị lên đường đi tái chiếm Hoàng Sa. Đứng trước người chỉ huy,
nhiều người lính, trong đó có tôi đã thốt lên – nếu có chết vì giao
chiến với quân Trung Quốc để giành lại Hoàng Sa thì đó sẽ là một cái
chết đầy vinh quang…”, ông Bảy nhớ lại.
Có lẽ chính vì suy nghĩ như vậy mà đêm ấy – Tết Nguyên đán – không
một người nào trên chiến hạm Trần Khánh Dư đào ngũ – một điều rất lạ
trước mỗi trận đánh thời ấy.
Tuy nhiên, đi được khoảng một ngày, đột nhiên tàu nhận được lệnh hủy tái chiếm Hoàng Sa.
Chiến đi tái chiếm được chuyển thành một cuộc tuần tra, tìm kiếm những quân nhân bị nạn trong trận chiến trước đó.
Biết chuyện, nhiều quân nhân trên chiến hạm như muốn điên lên vì uất ức.
“Chuyện hủy bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa đã được lịch sử giải mã.
Thế nhưng, riêng cá nhân tôi và các đồng đội của mình vẫn cảm thấy tiếc
vì không được chiến đấu để giành lại đất…”, ông Bảy kết thúc câu chuyện
với chúng tôi về Hoàng Sa bằng một sự nuối tiếc vì không được dịp hiến
công sức, máu mình cho Tổ Quốc.
Như tựa đề cuốn hồi ký của cựu đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người chỉ huy
trận hải chiến, xuất bản cách đây vài năm ở Mỹ, với những nỗ lực và máu
mà các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã đổ xuống lòng biển ở quần đảo
Hoàng Sa năm xưa, họ xứng đáng được gọi là “Can trường trong chiến bại”.
THEO MỘT THẾ GIỚI
2236. VẤN ĐỀ HOÀNG SA DƯỚI KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 15/01/2014
(Đài BBC 12/1)
Việt Nam không thể trông chờ vào biện
pháp ‘ngoại giao’ vốn dựa trên ‘nhân nhượng’, cố giữ ‘hòa hiếu’ khi đòi
chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay Trung Quốc, theo một
chuyên gia công pháp quốc tế và luật biển từ Hà Nội. Theo Phó giáo sư,
tiến sĩ Nguyên Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, các động thái ngoại giao trong suốt nhiều năm qua tỏ ra
‘không hiệu quả’ khi vẫn không thể buộc Trung Quốc trao trả lại chủ
quyền đối với hai quần đảo này cho Việt Nam.
Trao đổi với BBC vào ngày 12/1/2014,
Phó giáo sư Diến, người tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp
quốc gia về pháp lý chủ quyền cho Việt Nam nhấn mạnh trong tình hình
Trung Quốc quyết ‘phớt lờ’ và ‘coi thường’ các ‘nguyên tắc cơ bản’ của
luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, Việt
Nam phải ‘cương quyết’ hơn và sử dụng ‘con đường pháp lý’, ông nói:
“Ngoại giao chỉ là một kênh thôi, còn đất đai lãnh thỗ là quyền thiêng
liêng, vô giá. Đấu tranh bằng ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ
chỉ là một kênh, mà thường không hiệu quả, theo quan điểm của chúng tôi
là không hiệu quả. Nếu mà cứ căn cứ vào kênh ngoại giao để đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, thì xem chừng không cẩn thận lợi bất cập hại, nó chỉ là
một kênh. Chủ quyền quốc gia là vấn đề tối thượng, một thành tố vật chất
để duy trì sự tồn tại quốc gia, mà ngoại giao tức là nhân nhượng, là
thương lượng và đàm phán, cho nên người ta khó mà làm được chuyện đó
(đòi chủ quyền)”.
Luật gia này tin rằng con đường duy
nhất đấu tranh đòi chủ quyền hiệu quả của Việt Nam là dựa trên luật pháp
quốc tế. Ông gợi ý: “Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước Liên hợp
quốc, nặng hơn, chúng ta (Việt Nam) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ
quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7
Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8
Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, hoặc trước bất kỳ một cơ quan
trọng tài nào”.
‘Con đường dứt điểm’
Theo Phó giáo sư Nguyễn Bá Diến, vì
hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng ‘ngang
ngược’, việc đàm phán ngoại giao sẽ ‘không dễ dàng’ và Việt Nam sẽ buộc
phải dùng biện pháp khác mà ông hy vọng là hữu hiệu hơn. ông Diến khẳng
định: “Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép 40 năm
qua, Việt Nam đã bao nhiêu lần đề xuất đàm phán, thương lượng, nhưng
phía Trung Quốc từ chối, ví dụ như vậy và sau này họ còn ngang ngược
đánh chiếm thêm một số đảo, thí dụ sự việc năm 1988. Rõ ràng là việc
thương lượng đàm phán trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt trong vấn đề Biển
Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không dễ dàng. Trung Quốc rõ ràng đã
đánh chiếm, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm qua rồi,
nhưng… ngày càng cố tình phớt lờ yêu sách đòi hỏi trả lại (chủ quyền)
của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, bằng thương lượng. Thế cho nên chỉ
có con đường pháp lý, chỉ có con đường chính trị quốc tế, pháp lý quốc
tế mới có thể giải quyết một cách thỏa đáng, dứt điểm được vấn đề này.
Mà tôi nghĩ không chỉ có vấn đề tranh chấp ở trên Biển Đông mà trên thực
tiễn ở Đông Nam Á, người ta cùng đã đưa tranh chấp của Malaysia với
Singapore, rồi Malaysia với Indonesia, người ta cũng đã đưa ra Tòa án
Quốc tế và ngay cả (vụ) Đền Preah Vihear của Thái Lan và Campuchia người
ta cũng đưa ra Tòa án Quốc tế đấy chứ”.
Phó giáo sư Diến cho hay hiện có hai
luồng quan điểm trong nước về việc Việt Nam nên đưa vụ đòi chủ quyền ở
Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc ra sao. Ông Diến nói: “Có người
nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan
tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên hợp quốc, như
thế cũng là quá muộn rồi. Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân
nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn
muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc”.
‘Còn chờ thời cơ?’
Chuyên gia pháp lý khẳng định Việt Nam
hiện đã có ‘quá thừa’ những căn cứ pháp lý, lịch sử để đòi chủ quyền
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chính quyền vẫn còn chưa
quyết định đưa ra tài phán quốc tế. Ông nói: “Xin khẳng định một điều là
Việt Nam có quá thừa căn cứ pháp lý, cũng như có đầy đủ căn cứ lịch sử,
nói cách khác là có đầy đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để chứng minh chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển
được quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc
về luật biến 1982. Việt Nam có đầy đủ những căn cứ, những bằng chứng để
chứng minh đòi lại, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm
đóng một cách trái pháp luật bằng vũ lực”.
Giải thích về việc vì sao Chính phủ
Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa quyết định kiện Trung Quốc dùng vũ lực
chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác ở Trường Sa, trên Biển Đông, ra tài
phán quốc tế, ông Diến nói: “Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung
Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam”.
Nhà luật học này cho rằng có thể Việt
Nam đang đợi tới một thời điểm chính trị thuận lợi, như một thời cơ
thuận lợi để tung ra hồ sơ lên tài phán quốc tế, nhưng ông cũng lưu ý:
“Tuy nhiên tính toán như thế nào cũng là một vấn đề, bây giờ hay sau
này, cái đó cũng phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng”.
‘Trung Quốc lấn tới’
Nhân dịp này, chuyên gia cũng lên tiếng
bình luận về việc Trung Quốc mới đây đưa ra quy định mới gọi là “Dự
thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngữ nghiệp” của Trung Quốc dưới
danh nghĩa văn bản dưới luật của tỉnh Hải Nam có hiệu lực từ ngày
1/1/2014. Theo quy định này, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài ‘tự ý
đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp
và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị
tịch thu tài sản, xử phạt hành chính… Phó giáo sư Nguyễn Bá Diễn nói với
BBC: “Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước
Liên hợp quốc về luật biển 1982 thì quy định của Trung Quốc về cái yêu
cầu hay đòi hỏi các quốc gia cũng như tàu thuyền của các nước khi vào
vùng đánh cá, không chỉ vùng đánh cá mà vào vùng biển khoảng 2/3 diện
tích Biển Đông phải có giây phép, như là một sự tuân thủ nhà cầm quyền
TQ, thì như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển 1982 rồi”.
Vào ngày 10/1/2014, người Phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, cũng đã có phản ứng trên
truyền thông trong nước, ông Nghị được dẫn lời nói: “Việt Nam yêu cầu
Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực
vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”.
Trước đó, vào ngày 3/1/2014, nhìn lại
công tác đối ngoại năm 2013 và nêu trọng tâm đối ngoại trong năm mới của
Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình
Minh, trên truyền thông trong nước, đã đề cập xử lý quan hệ với Trung
Quốc trên Biển Đông. Ông nói với trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam:
“Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi
trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh
bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện
pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam…”.
***
(Đài BBC 10/1)
Theo quan điểm của một luật gia và cựu
quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, thời điểm để Việt Nam đưa
Trung Quốc ra tòa quốc tế nhằm đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ở
Biển Đông đã chín muồi.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc
Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ, Hà Nội đã có đầy đủ căn
cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền biển đảo đối với các vùng lãnh thổ
nói trên ở Biển Đông và chi cần khẳng định bản lĩnh để đưa Bắc Kinh ra
tài phán quốc tế.
Theo ông Giao, hành động pháp lý này
vẫn cần được tiến hành sớm nhất ngay cả khi Trung Quốc được dự báo sẽ có
động thái đáp lại là bác bỏ, lẩn tránh tranh tụng tại các phiên tòa
quốc tế và gây các áp lực chính trị với Việt Nam.
Vẫn theo quan chức này, Trung Quốc đang
có những hành vi mang tính chất ‘bành trướng và đế quốc mới’, muốn ‘lập
lại trật tự khu vực’ khi mới đây tuyên bố bắt buộc các tàu bè vào khu
vực rộng hơn 2/3 Biển Đông phải xin phép, sau khi đã tuyên bố vùng cấm
bay ở biển Hoa Đông và chưa thu hồi bản đồ ‘đường lưỡi bò’ dù đã bị quốc
tế, khu vực chỉ trích.
Về thời điểm của hành động pháp lý đòi
chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mà năm nay đánh dấu tròn 40 năm sự kiện
của cuộc cưỡng chiếm, một chuyên gia từng nghiên cứu về pháp lý chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng,
Việt Nam nên đưa hồ sơ đòi chủ quyền ra quốc tế ‘càng sớm càng tốt’.
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói Việt Nam đã ‘quá chậm’ khi chưa trình hồ sơ
lên Tòa án Quốc tế và cho rằng điều này là bất lợi cho Việt Nam, trong
khi có lợi cho ‘phía chiếm hữu’ vì theo ông càng “để lâu cứt trâu hóa
bùn”.
‘Nay là thời điểm’
Trước hết, ngày 10/1, Phó giáo sư, tiến
sĩ Hoàng Ngọc Giao nói với BBC, nay là thời điểm Việt Nam phải ‘mạnh
mẽ’ hơn trong hành động pháp lý đòi chủ quyền, ông nói:
“Chính phủ Việt Nam hiện nay, với
nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa,
tôi nghĩ thời điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải
khẳng định bản lĩnh của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm
bờ cõi tổ tiên để lại. Đây là thời điểm cần thiết phải đứng ra rồi. Cần
thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa
trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc”.
Ổng Giao cho rằng về mặt các căn cứ để đòi chủ quyền, Việt Nam hoàn toàn có thể ‘yên tâm’. Ông nói thêm:
“Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa,
các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có
những nghiên cứu và đều có đánh giá chung rằng, Việt Nam có đầy đủ căn
cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ. Trong lịch sử, về mặt pháp lý, cũng
như về mặt chiếm hữu thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế,
Việt Nam có đủ căn cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm”.
Theo nhà luật học, để đương đầu với khả
năng Trung Quốc bác bỏ đàm phán, từ chối hợp tác trong tranh tụng và né
tránh xuất hiện trước Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cần tham khảo
kinh nghiệm của Philippines trong xử lý tranh chấp biển đảo với Trung
Quốc. Ông Giao cho biết:
“Việt Nam cũng có thể có những động
thái về mặt pháp lý tương tự như Philippines, để đưa ra Tòa án về Luật
biển quốc tế theo cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp
quốc về luật biển Quốc tế 1982”.
Tòa án này, theo ông Giao, đã tiếp nhận
hồ sơ thưa kiện của Philippines theo một cơ chế ‘hòa giải bắt buộc’ vốn
chấp nhận một trong các bên có tranh chấp, khiếu nại về chủ quyền biển
đảo được đệ trình đơn và hồ sơ khiếu nại của mình, mà không đòi hỏi phía
bị thưa kiện cùng phải đồng thuận hay không, như theo một nguyên tắc và
cơ chế xử lý của Tòa án Công lý quốc tế mà Trung Quốc vẫn dựa vào đó để
né tránh ra tòa.
‘Cứt trâu hóa bùn’
Về khả năng và căn cứ pháp lý đòi lại
chủ quyền của Việt Nam riêng với Hoàng Sa, sau 40 năm Trung Quốc tấn
công chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa, Giáo sư Nguyễn Đăng
Dung từ Đại học Quốc gia nói:
“Các chứng cứ pháp lý về chủ quyền của
Việt Nam ở Hoàng Sa chắc chắn hơn những nơi khác, bởi vì cứ liệu theo
tôi nghiên cứu Việt Nam có lịch sử lãnh thổ về chủ quyền với Hoàng Sa
sớm hơn tất cả các nước khác, kể cả Trung Quốc, ngay cả có bằng chứng
lịch sử nhiều hơn”.
Chuyên gia từng tham gia nghiên cứu các
chủ đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ 20 năm về trước cho
rằng Việt Nam đã ‘hơi muộn’ nếu ngay bây giờ bắt đầu đệ trình các hồ sơ
đòi chủ quyền lên các tòa án quốc tế. Ông Dung nói:
“Quan điểm của tôi là đưa càng sớm càng
tốt, chiếm cứ lãnh thổ càng để lâu thì sẽ càng tốt cho người cưỡng
chiếm, theo tôi nghĩ, cứ liệu của Việt Nam với Hoàng Sa là chắc chắn.
Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ
càng đưa sớm càng tốt, Việt Nam càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của
người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm
rồi. Việt Nam có câu càng để lâu ‘cứt trâu hóa bùn’”.
Trong một trao đổi với BBC từ trước về
công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 liên quan một tuyên bố về
hải phận của Trung Quốc, Giáo sư Monique Chemillier Gendreau từ Pháp cho
rằng Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền với Hoàng
Sa, Trường Sa.
Theo chuyên gia về công pháp quốc tế
này, Việt Nam cần có những bước đi thích hợp, tận dụng sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế và có những hành động không chậm trễ vì “Trung Quốc
trong nhiều năm đã có sự chuẩn bị ráo riết về dư luận quốc tế, trong khi
không ngừng tranh thủ, vận động hành lang ở nhiều diễn đàn quốc tế và
khu vực”. Ngày 10/1, Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói với BBC về
các động thái, chiến thuật của Trung Quốc ở các vùng biển khu vực,
trong đó có Biển Đông và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam. Ông Giao nói:
“Hành vi của Trung Quốc trong những năm
gần đây là họ đang dùng sức mạnh nước lớn và họ đang muốn thay đổi trật
tự quan hệ quốc tế trong khu vực, do đó không chỉ đối với Việt Nam, mà
còn đối với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Họ cũng có những
động thái xé rào, phá bỏ những luật lệ, các nguyên tắc quan hệ đã được
thiết lập từ thế kỷ trước đến nay, thậm chí họ không tôn trọng Công ước
Liên hợp quốc về luật biển 1982, mặc dù họ đã ký, cam kết, nhưng việc họ
đưa ra ‘đường lưỡi bò’ không có một căn cứ nào phù hợp với luật quốc
tế, trật tự quốc tế, trật tự pháp lý quốc tế hiện nay”.
‘Không phải đơn độc’
Theo nhà luật học, Trung Quốc đã có
những ‘bước đi’ mà theo ông đã thể hiện ‘tham vọng đế quốc và bá quyền’,
‘muốn lập lại trật tự trong khu vực’ khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng
không ở biển Hoa Đông và gần đây quy định tàu đánh cá nước ngoài đi vào
một khu vực hơn 2/3 Biển Đông cũng phải ‘xin phép thì mới được đánh cá”.
Ông Giao cho biết:
Theo tôi Việt Nam không đơn độc trong
việc xử lý các vấn đề này, Việt Nam có các nước ASEAN, Việt Nam có luật
pháp quốc tế, Việt Nam có những mối quan hệ đang ngày càng phát triển
với Nhật Bản, với Mỹ, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ quốc tế đa
phương và phải có bản lĩnh, quan trọng là phải có bản lĩnh.
Dù mối quan hệ chính trị hiện nay giữa
Hà Nội và Bắc Kinh như thế nào, nhưng đất đai của tổ tiên, bờ cõi của tổ
tiên, cần phải được gìn giữ như ông cha ta đã làm”.
Ngày 3/1, trong cuộc trao đổi với Đài
Tiếng nói Việt Nam, nhìn lại công tác đối ngoại trong năm 2013 và bình
luận ‘trọng tâm công tác đối ngoại’ của Việt Nam trong năm mới, Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh không nhắc tới
vấn đề đòi chủ quyền với Hoàng Sa và các nơi khác trên Biển Đông, Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh được trích thuật nói: Hiện nay, trong ASEAN xu
hướng chung là đều muốn xây dụng được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC) với Trung Quốc. Vai trò của Việt Nam trong COC rất quan trọng. Năm
2012, khi là điều phối viên của ASEAN- Trung Quốc, Việt Nam đã cùng các
nước xây dựng được các thành tố cơ bản về COC. Trên cơ sở những thành
tố đó thì ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về bộ quy tắc này”.
***
(Đài TNHK 12/1)
Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương
vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng
kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard vào
ngày 11/1.
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương
trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts,
cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40
năm trận hải chiến đẫm máu. Ông Bình cũng nói rằng ý kiến của các chuyên
gia Mỹ và Canada gốc Việt tham gia diễn đàn có thể đóng góp phần nào
vào việc tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông,
ông Bình nói: “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của các chuyên gia từ
những góc độ khác nhau, từ lịch sử, pháp luật, kinh tế hay thương mại.
Nếu như kết quả cùa các công trình nghiên cứu của các diễn giả và kết
quả của hội thảo này được nhiều người biết đến thì chúng tôi nghĩ rằng
nó sẽ góp phần giải quyết vấn đề biển đảo ở Biển Đông một cách hòa
bình”.
Ồng Ngô Vĩnh Long, Giáo sư khoa lịch sử
của Đại học Maine, là một trong các diễn giả thuyết trình tại cuộc hội
thảo với sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có khá nhiều sinh
viên người Việt, về tác động của cuộc chiến trên biển năm 1974 đối với
các diễn biến những năm sau đó, ông Long nhận định với VOA Việt Ngữ rằng
nó là điểm khởi đầu cho một loạt rắc rối mà Trung Quốc gây ra sau này.
Theo ông, việc Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa là nhằm thâu tóm
và kiểm soát Biến Đông, ông Long nói: “Trung Quốc lấy nốt Hoàng Sa rồi
để từ đó mới nói rằng Trung Quốc có lãnh hải mấy trăm dặm, thành ra, gây
tranh chấp khắp khu vực. Trung Quốc gây sự, chiếm chỗ này, chiếm chỗ
kia, mà người ta phải tới để thương lượng với Trung Quốc. Khi mà tới nói
chuyện với Trung Quốc thì Trung Quốc tuyên bố chỉ nói chuyện song
phương thôi, chứ không nói đa phương. Trung Quốc dùng sức mạnh của nước
lớn để ăn hiếp các nước nhỏ”.
Liên quan tới khía cạnh pháp lý trong
vấn đề tranh chấp ở Biến Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên đi
theo cách làm của Philippịnes. Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường
luật của Đại học Harvard, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên
theo gót Philippines đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế để phân xử.
Ông Tài nói: “Hai tòa án chính là tòa trọng tài và tòa luật biển. Muốn
giải thích điều khoản nào về luật biển, một bên có quyền đưa ra và bên
kia không ngăn cản được. Bên kia có trình hồ sơ thì họ xem, không trình
thì họ cứ tuyên bố một bản án mà dĩ nhiên nó không có tính cưỡng hành,
nhưng mà ít ra nó cũng tạo được một cái thế về luật pháp, về chính nghĩa
cho Việt Nam và Philippines. Đó là điều nên làm”.
Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này
không có ý định tham gia vụ kiện mà Bắc Kinh cho là nỗ lực của
Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở
Biển Đông. Tiến sỹ Tài cho rằng Hà Nội hiện chú tâm theo dõi vụ kiện do
Manila khởi xướng để xem có thể học được gì. Ông Tài nói: “Đối với Trung
Quốc, một anh khổng lồ hung hăng, dùng ngoại giao súng ống thì chỉ có
cách dùng luật pháp, là khí giới của kể yếu chống kẻ mạnh, giống như
Nguyễn Trãi nói, đem đại nghĩa (tức luật pháp) để thắng hung tàn. Trước
tòa án, dù là không có lôi được Trung Quốc ra, nhưng nếu mà có một bản
án, kết án lập trường của Trung Quốc, điều đó rất có lợi cho dư luận
quốc tế chống Trung Quốc và bảo vệ các nước nhỏ ở Đông Nam Á”.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một chuyên gia
từng làm việc cho LHQ và hiện nghiên cứu về cuộc tranh chấp Biển Đông,
cũng có cùng quan điểm với ông Tài. Ông Việt cho rằng Việt Nam ‘là nước
nhỏ thì phải dựa vào luật pháp quốc tể để giải quyết’, và việc
‘Philippines làm là đúng đắn và Việt Nam nên ủng họ’. Ông Việt nói:
“Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa bất cứ lúc nào, nhưng Việt Nam
cần phải tìm hiểu để biết những vấn đề nào cần đưa ra tòa được. Việt Nam
muốn kiện thì phải tìm ra cái gì liên quan tới Việt Nam, chứ không thể
lấy các điểm đưa ra tòa của Philippines được”.
Ông Paul Reichler, luật sư đại diện của
Chính phủ Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA Việt Ngữ
rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà
Philippines mang ra tòa’. Trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái, khi được hỏi
về việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang
nói rằng đó là ‘thẩm quyền của Philippines’ và Việt Nam ‘tôn trọng
Philippines’. Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Như Bình cho rằng Chính quyền Hà
Nội cần phải cho người dân thấy rõ ‘quan điểm cua mình, quan điểm của
phía Việt Nam’ trong vấn đề Biển Đông.
***
(Đài TNHK 10/1)
Năm nay đánh dấu 40 năm ngày bùng nổ
trận hải chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa tháng
1/1974. Vấn đề Hoàng Sa hiện nay có vai trò thế nào đối với an ninh của
Việt Nam và cả khu vực giữa căng thẳng tranh chấp Biển Đông với các
hành động gây hấn không ngừng của Trung Quốc?
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ,
nhà nghiên cứu và giảng dạy về châu Á học thuộc Đại học Maine Mỹ, Giáo
sư Ngô Vĩnh Long, nhận định như sau:
“Hoàng Sa với an ninh và quyền lợi của
Việt Nam thì ta đã thấy rõ, nhưng an ninh và quyền lợi của thế giới
nhiều nước chưa thấy rõ. Khi Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa ngày
19/1/1974, họ đã tính sẽ dùng đảo này để đẩy yêu cầu của họ chiếm thêm
những vùng khác trong Biển Đông. Rõ ràng từ đó đến nay, Trung Quốc càng
ngày càng khiêu khích. Họ dùng Hoàng Sa làm căn cứ địa, rồi lập thành
phố Tam Sa để kiểm soát toàn bộ Biển Đông.”
VOA: Với sách lược đòi chủ quyền bằng
ngoại giao, liệu Việt Nam và các nước Đông Nam Á có thể thành công? Nhìn
lại 40 năm đã qua kể từ trận chiến Hoàng Sa, chưa thấy một kết quả cụ
thể nào cho Việt Nam, thưa ông?
- Vâng, Hoàng Sa là vấn đề rất quan
trọng về khía cạnh chủ quyền, an ninh cho khu vực, và về luật pháp, về
mặt luật pháp, nếu mình để càng lâu, Trung Quốc càng có thời gian. Sau
này nếu có đem ra tòa kiện được, người ta cũng cho rằng Trung Quốc đã
chiếm đóng lâu rồi, người ta không muốn làm lộn xộn vấn đề. Cho nên,
mình phải dùng vấn đề an ninh khu vực. Chẳng hạn lệnh cấm đánh bắt cá
của Trung Quốc gần đây rõ ràng là sự đe dọa an ninh cho cả thế giới chứ
không phải chỉ cho một nước Việt Nam. Nếu hai nước bị thiệt hại nhiều
nhất là Việt Nam và Philippines đẩy mạnh vấn đề thành trách nhiệm chung
của thế giới thì tôi nghĩ có thể giải quyết sớm vấn đề.
VOA: Còn kịch bản khả dĩ nào khác giúp
giải quyết tranh chấp theo chiều hướng ôn hòa, tốt đẹp nhất ngoài vận
động ngoại giao? Các biện pháp chế tài, ràng buộc, hoặc kiện tụng thì
sao?
- Việt Nam là nước phải đứng ra kiện vì
quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và khi chiếm
đóng, Trung Quốc còn giết người Việt Nam. Đây là vấn đề không những
mang tính luật pháp mà còn mang tính nhân đạo. Cho nên, chúng ta có thể
đem ra nói với thế giới. Nhưng theo tôi, khi Việt Nam nói với thế giới
điều này, cần cho thế giới biết rằng Trung Quốc có đảo Hải Nam với vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nếu họ dùng Hoàng Sa và cũng nói rằng họ
có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở đây, trong khi giữa Hải Nam và
Hoàng Sa chưa tới 400 hải lý, thì Trung Quốc sẽ làm tắc nghẽn cả đường
lưu thông từ dưới Biển Đông lên đến vùng Đài Loan. Thành ra, trong lúc
Trung Quốc đang ‘quậy’ thế này, Việt Nam nên đẩy mạnh vấn đề, đặc biệt
là Liên hợp quốc, buộc Liên hợp quốc phải xét xử vụ này vì chuyện này
không phải chỉ là chủ quyền lãnh thổ mà là an ninh biển, ảnh hưởng Luật
Biển của Liên hợp quốc.
VOA: Thế nhưng những áp lực mạnh tay
hơn liệu chăng sẽ đưa tới những rủi ro như một trận hải chiến cách đây
40 năm? Giáo sư nhận định khả năng xảy ra xung đột vũ trang tại khu vực
ra sao?
- Bây giờ Trung Quốc và Mỹ có quan hệ
cộng sinh. 20 năm qua nhờ Mỹ, Trung Quốc mới có thể phát triển như ngày
nay. Nếu có rắc rối trong khu vực hại đến quyền lợi của Mỹ thì Mỹ phải
nói rõ với Trung Quốc là ‘Chúng tôi không thể chấp nhận’. Trách nhiệm
của Mỹ và quyền lợi của Mỹ bây giờ rất rõ trong vấn đề này. Cho nên, tôi
nghĩ Mỹ không thể dùng dằng. Trong khi đang tìm cách đối phó, Mỹ cần sự
giúp đỡ của các nước Đông Nam Á có quyền lợi bị đe dọa. Cho nên các
nước cần tìm cách gây áp lực với Mỹ hay giúp Mỹ có cớ để giữ an ninh
trong khu vực. Việt Nam là nước có lãnh thổ, lãnh hải dài nhất ở Biển
Đông. Cho nên, tiếng nói của Việt Nam có sức nặng. Nếu không, đúng như
cô nói, sẽ xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố giữa khu vực Hải Nam và Hoàng
Sa, chắc chắn sẽ làm tắc nghẽn lưu thông toàn khu vực. Chúng ta biết 90%
các trao đổi hàng hóa của thế giới là trên đường biển và 60% các trao
đổi đó là qua Biển Đông. Cho nên thế giới không nên để cho sự cố xảy
ra./.
2235. VỀ SỰ KIỆN TUẦN BÁO NAM PHƯƠNG CHU MẠT TẠI QUẢNG ĐÔNG
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 14/01/2014
(Đài RFI 7/1)
Cách nay đúng một năm, các phóng viên
tuần báo Nam Phương Chu Mạt tại Quảng Châu đã thu hút sự chú ý của công
luận, đình công phản đối chế độ kiểm duyệt thô bạo nhắm vào họ. Ngày kỷ
niệm một năm vụ việc đó, ngày 7/1/2013-7/1/2014, đã khiến lực lượng an
ninh tại chỗ rất căng thẳng.
Để ngăn ngừa biểu tình có thể diễn ra,
trong những ngày qua, công an đã bắt giữ nhiều nhân vật đấu tranh bị cho
là có thể tham gia biểu tình kỉ niệm vụ này. Chiến địch trấn áp dự
phòng đã được tung ra trước ngày kỉ niệm một năm vụ đình công hiếm thấy,
mà một số chuyên gia cho rằng đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông Trung Quốc
trong năm qua dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo hãng tin Reuters, có ít nhất ba
nhà hoạt động bảo vệ tự do báo chí mà hãng này liên lạc được đã xác nhận
rằng họ không thể đi biểu tình sau khi đã bị công an cảnh cáo. Phó Chủ
tịch Trung tâm Văn bút Độc lập Trung Quốc, trụ sở ở Quảng Châu, chuyên
tranh đấu cho tự do ngôn luận ở Trung Quốc, cho biết: “Trong những ngày
gần đây, những ai dự định đánh dấu một năm ngày vụ việc xảy ra hoặc là
bị công an triệu mời, bị quản thúc tại gia, bị buộc phải đi nghỉ ở nơi
khác… hoặc là bị bắt giữ”.
Theo nhân vật này, Chính phủ Trung Quốc
không chấp nhận các kiểu kỉ niệm và các hoạt động đường phố như vậy vì
đi ngược lại khuôn khổ xã hội ổn định, do đó “họ đã đàn áp phủ đầu chúng
tôi”.
An ninh được xiết chặt bên ngoài cổng
vào trụ sở Nhóm Truyền thông Phương Nam, công ty sở hữu tờ tuần báo Nam
Phương Chu Mạt, với ít nhất 8 xe cảnh sát và xe jeep đậu bên ngoài, và
vô số công an mặc sắc phục và thường phục liên tục tuần tra trong khu
vực.
Vào ngày này năm 2013, các nhà báo tại
tuần báo này đã đình công trong nhiều ngày, sau khi cơ quan kiểm duyệt
hủy bỏ một bài xã luận nhân năm mới kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các
quyền hiến định. Cuộc đình công đã kết thúc sau khi các quan chức tuyên
huấn tại địa phương hứa sẽ nhẹ nhàng hơn với chế độ kiểm duyệt.
Tờ Nam Phương Chu Mạt nổi tiếng là một
tờ báo có lời lẽ thắng thắn, rất có uy tín với bạn đọc. Khi các kí giả
đình công, nhiều người đã biểu tình bên ngoài tỏ lòng ủng hộ, khiến
chính quyền rất bực tức. Hãng tin Reuters ghi nhận:
Ngày 4/1 vừa qua, cảnh sát đã xông vào
nhà của một nhà hoạt động vì tự do báo chí, đưa anh ta vào tù cùng với
ba người khác. Một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Quảng Châu, cũng đã bị
bắt giữ và bị đưa đi mất tích.
Trước chiến dịch bố ráp hôm 4/1, hai
nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng khác tại Quảng Châu, đã bị buộc vào
tội danh tập hợp đám đông để “phá rối trật tự công cộng” nhân những cuộc
biểu tình năm 2013, để hỗ trợ phong trào đình công của kí giả tờ Nam
Phương Chu Mạt.
Tuần báo Nam Phương Chu Mạt, trong bài
xã luận ngày 2/1/2014, đã nhấn mạnh mong muốn được “nói lên sự thật”
trong khi nhiều người chờ đợi một giọng điệu mạnh mẽ hơn. Đây là một tờ
báo nổi tiếng cải cách ở Trung Quốc mà việc bị kiểm duyệt cách đây một
năm đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận.
Tờ Nam Phương Chu Mạt xuất bản tại
Quảng Đông viết: “Là một tờ báo gắn bó với việc biểu đạt sự thật, các nỗ
lực của chúng tôi đôi khi thành công rực rỡ, hoặc có khi tỏ ra vô ích.
Nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác ngoài việc tìm kiếm và nói
lên sự thật một cách có hệ thống, chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm”.
Đầu năm 2013, tờ Nam Phương Chu Mạt
trong một bài báo nhân dịp năm mới đã kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cải
cách về chính trị, nhất là tôn trọng các quyền tự do căn bản. Bài xã
luận này đã bị sửa đổi gần hết nội dung, theo lệnh của Ban Tuyên truyền
tỉnh Quảng Đông.
Tại Trung Quốc, đảng Cộng sản kiểm soát
tất cả các cơ quan báo chí và xuất bản. Cho dù kiểm duyệt là chuyện
bình thường tại Trung Quốc, nhưng vụ này đã gây ra phản ứng dữ dội trên
các mạng xã hội.
Làn sóng đả kích lan rộng, dẫn đến một
cuộc biểu tình phản kháng, một sự kiện hiếm hoi. Những khuôn mặt nổi
tiếng như blogger Hàn Hàn (Han Han), nữ diễn viên điện ảnh Diêu Thần
(Yao Chen) có đến hơn 52 triệu người theo dõi trên Twitter, đã lên tiếng
ủng hộ các nhà báo của Nam Phương Chu Mạt.
Phong trào phản đối chấm dứt nhờ các
thương lượng trong hậu trường, đã hạn chế các vụ can thiệp trực tiếp của
Ban Tuyên truyền vào các bài viết của tuần báo này, và bảo đảm rằng các
phóng viên tham gia phản đối sẽ không bị trù dập. Khi sử dụng một giọng
điệu ôn hòa cho bài xã luận nhân dịp năm mới Dương lịch 2014, tờ Nam
Phương Chu Mạt đã gây ra những phản ứng khác nhau, có người ủng hộ nhưng
cũng có những người thất vọng.
Một cư dân mạng nhận định: “So với
những năm trước đây, thông điệp này thật đáng buồn”. Một số khác cho
rằng bài xã luận “thiêu lửa” nên rốt cuộc “khá thất vọng”. Những người
khác viết: “Hãy tiếp tục, chúng tôi ở bên các bạn” trong lúc xã hội
Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao hơn về quyền tự do ngôn luận.
AFP ngày 2/1 dành một bài phóng sự cuối
năm 2013 cho phong trào tranh đấu từ đường phố phát xuất từ miền Nam
Trung Quốc với tên gọi “Nam Phương Nhai Thủ Vận Động” (Nan Fang Jie Tou
Yun Dong). Đây là một mạng lưới tranh đấu được thành lập tại tỉnh Quảng
Đông chỉ cách nay hai năm và đã đặt Chính phủ Trung Quốc vào thế cố thủ.
Phương châm hành động của tổ chức xã hội dân sự này là “không sợ” chính
quyền, công khai các yêu sách chính trị, để các phong trào phản kháng
trên toàn quốc noi theo.
Tỉnh Quảng Đông nằm sát Hong Kong nên
mức độ kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc cũng tương đối nới lỏng hơn
những nơi khác. Nhưng đặc biệt hơn cả, Quảng Đông có một truyền thống
nổi dậy, được tiếp cận với văn hóa cởi mở của phương Tây và là quê hương
của Bác sĩ Tôn Dật Tiên, cha đẻ của cuộc cách mạng dân chủ lật đổ nhà
Thanh vào năm 1911, chấm dứt hơn 2000 năm phong kiến để thành lập chế độ
Cộng hòa.
Đương nhiên là Chính phủ Trung Quốc
không để yên cho một phong trào công dân lớn mạnh. Nhiều thành viên của
tổ chức đã bị nhốt vào nhà giam, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Một
trong những thành viên được AFP tiếp xúc tên là Tạ Văn Phi, một công
nhân 37 tuổi, quê quán ở miền Trung. Trên danh thiếp ghi hai hàng chữ:
Thành viên Nam Phương Nhai Thủ Vận Động, Thấy việc sai trái mà im lặng
là theo kẻ gian tà.
Tháng 9 năm nay, trong một cuộc xuống
đường, Tạ Văn Phi đi đầu với biểu ngữ “chấm dứt độc tài”. Dù bạn bè
khuyến cáo thế nào cũng bị bắt nhưng anh giải thích hai lý do: Một là
chứng minh với những người bạn có cùng quan điểm là phải “chiến thắng
tâm lý sợ chính quyền”, và thứ hai là để xác định rằng đảng Cộng sản đã
mất tính chính đáng trong đôi mắt của người dân và luật pháp.
Theo lời kể của doanh nhân trẻ Vương Ái
Trung, phong trào tranh đấu đường phố phương Nam được thành lập vào năm
2011, lúc đầu tổ chức tập họp thường xuyên mỗi tháng trong một công
viên cho đến khi công an ngăn cấm. Từ đó, họ chuyển sang hình thức họp
mặt từng nhóm nhỏ, hàng chục lần trong năm nay và yêu cầu giới cầm quyền
phải báo cáo với nhân dân tài sản của bản thân và gia đình, phải trả tự
do cho các nhà dân chủ và chấm dứt chế độ áp bức, độc đảng.
Theo Vương Ái Trung, các yêu sách có thể khác nhau nhưng có cùng một mục tiêu đi tới là “chấm dứt chế độ độc tài này”.
Rất nhiều di dân từ các tỉnh khác đến
Quảng Đông lao động đã tham gia phong trào phản kháng này, nhất là từ
khi xảy ra các cuộc biêu tình ủng hộ tuần báo Nam Phương Chu Mạt nổi
tiếng có nhiều bài viết “tự do” bị kiểm duyệt hồi đầu năm 2013. Nếu ở
một tỉnh khác, phong trào xã hội dân sự tương tự như vậy sẽ bị trả giá
nặng hơn, như trường hợp ba nhà tranh đấu ở Quảng Tây bị lãnh án năm năm
tù vì đòi lãnh đạo công bố tài sản.
Phong trào công dân, theo giới phân
tích, là đại diện của đa số thầm lặng nhưng hết muốn im lặng bên cạnh
những khuôn mặt biểu tượng như giáo sư tù nhân Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa
bình 2011 hay nghệ sĩ Ngải Vị Vị, luật sư mù Trần Quang Thành. Họ có thể
là một công nhân bị sa thải như Gia Bình, 24 tuổi. Do uất ức, anh
giương biểu ngữ “đảng Cộng sản không đại diện nhân dân” với hậu quả là
20 ngày tù nhưng anh không sợ và sẽ tiếp tục tranh đấu.
Nhân vật lãnh đạo phong trào đường phố
Nam phương là ai? Ông Dương Mậu Đông, bút hiệu Quách Phi Hùng, bị bắt
lại hồi tháng 8 năm nay sau khi mãn hạn bản án 5 năm tù, hay một nhà đối
lập nào đó mà Thời báo Hoàn cầu, cơ quan tuyên truyền đại diện của xu
hướng cực đoan nhất tại Trung Quốc gọi là “những kẻ nguy hiểm cho chế
độ, lấy việc chống đảng Cộng sản làm lẽ sống”.
Theo chuyên gia độc lập Eva Pils, đại
học Hong Kong, thì đông đảo người dân miền Nam Trung Quốc muốn tiến xa
hơn, tấn công thẳng vào chế độ độc đoán, đòi tự do, đòi dân chủ và nhân
quyền./.