Dân gian thì vẫn không ngừng đồn thổi cuộc Chỉnh đốn Đảng kỳ thực là
cuộc đại chiến Ba – Tư được đẩy lên một tầm cao mới với đủ cả luận
thuyết và mối đe dọa của “nguy cơ tồn vong chế độ”. Hình ảnh ông Nguyễn
Bá Thanh bất ngờ nghé thăm các phiên tòa trở thành nỗi ám ảnh và những
bất ngờ đột biến tại các phiên tòa xử đại án Tham nhũng, lừa đảo.
Không hề đương nhiên mà những người Chỉnh đốn Đảng chọn án vụ
Vinaline với nhân vật Dương Chí Dũng làm hướng đột phá. Đây là mắt xích
yếu nhất trong chuỗi xích của lợi ích nhóm, đột phá vào đây là đánh
thẳng về hướng Hải Phòng. Án vụ mở ra án vụ: xét xử Dương Tự Trọng
(người em của Dương Chí Dũng) vì tội tổ chức cho tội phạm Dương Chí Dũng
chạy trốn ra nước ngoài.
Tất yếu án sẽ liên đới đến “một ông anh” là quan chức cấp cao của Bộ Công An người đã mật báo cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
Chủ động tạo ra dư luận, gây sức ép về mặt dư luận, đại kế rút ruột
lợi ích nhóm đang được thực thi một cách khá hoàn hảo. Một sự tình cờ
hay hữu ý nhân vật số 2 của Chính Đốn, ông Trương Tấn San – Đương kim
Chủ tịch nước đã đến thăm và làm việc tại Bộ Công An nói một cách đầy
ngụ ý rằng: “Đấu tranh với sai lầm càng tôn vinh Uy tín công An”.
Cuộc đấu tranh này đang diễn ra trên cả hai mặt sự khuất lấp và công
khai, người ta cũng không thể tính tới vai trò của sức ép dư luận mà
“cái đầu” đã khiến “cái đuôi” – tức lời khai của Dương Chí Dũng tạo ra.
Vụ xét xử Bầu Kiên ACB bank được đẩy chậm lại bằng việc tòa gửi trả
lại hồ sơ yêu cầu thẩm tra thêm, tiếp đó trong một động thái quyết liệt
Ban Nội Chính tiến hành giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng một
lúc những chân rết bên lực lượng công an bị chấn động, tiếp đó là khối
ngân hàng tài chính bị đưa vào vòng phong tỏa. Xử án tham nhũng, đấu
tranh với sai lầm” của công an, giám sát Ngân hàng những bước đi mang
tính chiến lược đánh sâu vào những nền tảng căn bản của Lợi ích nhóm đó
là chỉnh đốn Đảng.
Chỉ có điều án vụ được xử bằng tư duy chính trị, hay thậm chí là
những toan tính chính trị sẽ không thể nào vượt lên được một nền tư pháp
độc lập. Khi Chỉnh đốn Đảng chỉ biết gắn với tồn vong chế độ mà chưa
(không) gắn với quyền lợi người dân – hay sự phát triển của quốc gia dân
tộc thì bóng hình của cuộc đấu tranh giữa lợi ích nhóm lớn với lợi ích
nhóm nhỏ vẫn phản phất đâu đây.
Về phần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hình như ông không có vai trò lớn
trong những sự vụ như vậy. Và nếu quả thật những đồn thổi trong dân gian
là đúng, thì có vẻ như lực lượng của ông đang chịu những tổn thất nặng
nề. Nhưng trong sóng gió, ông đang chứng tỏ mình là một chính trị gia
lão luyện.
Đầu tiên phải kể đến những chiến thắng của “đồng chí X” nhân vật mà
người ta thường cho rằng đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sức ép từ Bộ
Chính Trị, thậm chí triệu tập họp cả Ban Chấp hành TU Đảng cũng không
thể kỷ luật nổi nhân vật này. Thế vào đó là những hình bóng nhạt nhòa
yếu thế khi Chủ tịch nước Trương Tấn San chỉ dám nói rằng: “đồng chí X
xì đó, không phải là không có lỗi”, còn Tổng Bí thư sau phút nghẹn ngào
cũng chỉ bóng gió xa xôi rằng “Bên ấy”.
Bất chấp việc tái lập Ban Nội Chính, Ban Kinh tế Trung ương (Với nhân
vật Vương Đình Huệ, Cựu Bộ trưởng Bộ Tài Chính) và việc Tổng Bí Thư,
Chủ tịch nước kêu gọi những cử tri cao tuổi (các cụ, các bác, các đồng
chí) ủng hộ Chỉnh đốn Đảng thì trên chính trường đồng chí X vẫn có được
những chiến quả mang tính quyết định.
Hai nhân vật Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rất được kỳ vọng lại
trượt khỏi chiếc ghế BCT, thay thế vào đó là những nhân vật mới nổi như
bà Kim Ngân, và ông Nguyễn Thiện Nhân. Trung ương chỉ biết ngậm ngùi
than thở về sự “không hài lòng” của mình. Người ta cũng không thể không
tính đếm đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – một ngôi sao mới vụt lên trên
bầu trời chính trị Việt Nam ngày nay.
Trúng cử BCT nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân lại rời ghế Phó Thủ tướng
sang nắm Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Một nước đi tiềm ẩn rất nhiều bất
ngờ cho kỳ Đại hội XII tới đây.
Rất khiêm tốn (so với các tin đại án Tham nhũng) báo chí đăng tin Thủ
tướng bổ nhiệm nhân sự các tỉnh, hay Thứ trưởng mới. Cũng cần phải biết
rằng nhân sự các tỉnh, cũng như sự ủng hộ của địa phương đóng vai trò
rất lớn trong các kỳ họp BCH TƯ Đảng. Bất chấp sóng gió chính trường,
giới doanh nhân kể cả khối ngoài quốc doanh vẫn đặt lòng tin ở ông nhiều
hơn ở những người Chỉnh đốn.
Trong khi Ban Nội Chính còn đang bù đầu với việc giám sát Ngân hàng,
tài chính, đánh mạnh án Tham nhũng thì Thủ tướng lại có được những thắng
lợi ngoại giao cực kỳ quan trọng. Ông đề xướng và chủ động thiết lập
nên khái niệm “lòng tin chiến lược” nhằm bảo đảm cục diện Biển Đông.
Ông đi thị sát quá trình đóng tàu Kilo như một trong những hợp đồng
quân sự lớn nhất của Việt Nam với một trong năm cường quốc thế giới (tức
là nước Nga).
Và giữa lúc Campuchia đang động loạn bởi những cuộc biểu tình phe
chống Chính phủ thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm. Hành động và
phát ngôn của ông khiến cho ngay cả người chống Việt Nam – ông Sam
Rainsy cũng phải phục. Cánh cửa cho luồn đầu tư Việt Nam vào CamBuChia
một lần nữa lại mở ra. Tình hình Tây Nam coi như đã bình ổn.
Trong khi Tổng Bí Thư vẫn đang “nặng nợ với truyền thống” rối rắm với
luận thuyết Mác – Lê, Chủ tịch nước Trương Tấn San chỉ biết khẳng định
“học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” thì chính Thủ tướng lại mở
cánh cửa mới. Ông đưa ra khái niệm “nhà nước kiến tạo sự phát triển”.
Trong thông điệp đầu năm, ông khẳng định tiến hành cải cách thể chế
chính trị theo hướng dân chủ hóa, tạo động lực mới cho sự phát triển của
Việt Nam: ” Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát
huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Bất chấp truyền thống “chém gió” của Thủ tướng thì bài phát biểu của
ông đã đưa lại những bất ngờ lý thú. Tổng Bí thư, Chủ tích nước bảo thủ,
nguyên tắc, Thủ tướng đột phá. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trông chờ vào
các cựu trào, Thủ tướng đang chứng tỏ mình có thể mở cánh cửa phát
triển phù hợp với quy luật thời đại. TBT, CT nước trông chờ vào cựu trào
(những đồng chí, các cụ, các bác) Thủ tướng nắm ngọn cờ cấp tiến.
Mất đông bù tây, hơn nữa đây toàn là những thắng lợi quan trọng và
then chốt. Về cơ bản quyền lực cốt lõi của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không
suy chuyển. Ông vẫn sẽ là nhân vật chính trị có nhiều ảnh hưởng quan
trọng kể cả sau Đại hội Đảng lần thứ XII.
Phạm đình Tấn
Tôi
nói trước là vẫn đồng ý rằng ,bất kỳ một xã hội nào cũng xảy ra điều
tốt và điều xấu – Nhưng điều đáng để quan tâm là cái nào nhiều, cái nào
ít , cái nào có mức độ phát triển nhanh , cái nào chậm lại và trên đà
tàn lụi . Cuối cùng là làm cho xã hội càng yên lành ,tốt đẹp hơn, có đạo
đức hơn…xã hội càng tiến tới chỗ “đáng sống” hơn , chớ không phải là
địa ngục trần gian mà nó đã xảy ra rồi.
Tất
cả mọi sự việc xảy ra trên đời này, không phải tự nhiên mà có , không
phải ở trên Trời rơi xuống , mà do con người tạo nên và làm nên.
Con
người thời còn sống kiểu bộ lạc , bầy đàn hái lượm , tự chống chọi với
thiên nhiên để kiếm ăn mà sinh tồn do chưa phát triển được mọi mặt thì
nó gần với nếp sống “cướp giật, tranh giành”….nay đã “tiến hóa “ hàng
triệu năm rồi và đã tự tạo công cụ hỗ trợ , làm ra được những vật chất
phục vụ cho đời sống , quây tụ thành những Quốc gia , Dân tộc , lãnh
thổ…- Bao nhiêu “thuyết” về con Người , về Đạo đức…phổ biến hàng ngàn
năm để làm cho con người cái mà ngày nay gọi là “ sống cho Người hơn”,
cùng với “giáo dục” của Xã hội hướng về và tiến tới mục đích “chân
,thiện, mỹ”.
Thế
thì tại sao mà tình trạng”vấn đề Xã hội” ta càng ngày càng có mức độ
“xuống cấp” và những điều xấu càng xảy ra với mức độ càng dày hơn , mà
những người quan tâm và Báo chí đã báo động, than vãn…liên tục mấy năm
nay???
Đã
bảo “xuống” tức là NÓ đã có đi lên rồi , có lên mới có xuống chứ. Tại
sao nó đi lên mà không đứng tại chỗ hay là lên tiếp , động lực tác động
vào việc này do chúng ta tất cả , trong khi đó xã hội càng “phát triển”
“văn minh văn hóa”…hơn , giáo dục được phổ quát rộng rãi hơn , hệ thống
thông tin đầy đất chật bãi đọc xem nghe dù có nằm không 24/24 cũng không
đọc xem nghe hết kịp được – Còn kinh tế, bảo là đời sống khó khăn nên
“đạo đức con người” xuống cấp, không lẽ cứ nghèo khổ (hiện nay ở thế kỷ
21) lại đi ăn cướp , ăn trộm, giựt dọc…. mà mới đây chính báo cáo của
Thủ tướng CP là thu nhập đầu người tăng gần 2.000 đô la , có nghĩa là
chỉ trong vòng một năm mà Công dân ở xã hội ta “giàu gấp đôi” – thế là
nhanh chớ đâu có chậm , càng “giàu” thì đạo đức và lối sống lại tỉ lệ
nghịch với sự giàu có , sung túc à.
Nhìn
lại trong vòng 50 năm qua ở xã hội ta , hồi trước thiếu thốn và khó
khăn nhiều , trộm cắp cướp giật…tức là làm những điều trái với sự công nhận của xã hội , có chứ không phải không có , nhưng đâu “đậm đặc , tàn nhẫn” như hiện nay.
Về
hình thành cuộc sống xã hội con người như hiện nay có gia đình , làng
xóm ,khu phố , xã phường quận tỉnh…-Tức là có tổ chức và có người lãnh
đạo và quản lý xã hội , mà tất cả mọi thành viên trong xã hội đều muốn
xã hội tốt hơn – Nhưng lại tréo ngoe với ý muốn tốt đẹp đó.
Trong
gia đình thì có Ông Bà Cha mẹ , trong họ tộc, làng xóm có những người
lớn tuổi (tức đã đi trước trên con đường đời). Trường học có cả hệ thống
giáo dục mọi mặt từ thấp nhất lên cao. Ngoài xã hội có các quan chức từ
cấp thấp đến cao nhất “chăm lo” mọi mặt cho xã hội và nhất là xã hội ta
là “ xã hội XHCN” ưu việt nhất Địa cầu , hơn cả xã hội
của “ xã hội xã hội Tư bản giãy chết” thì lẽ ra phải càng tốt hơn chứ,
phải không nào?- Hễ quản lý xã hội tốt thì nó phải tốt chứ.
Thế mà càng ngày nó càng be bét hơn mọi thứ, ngoại trừ những lời kinh tụng tốt đẹp hàng ngày nhan nhảng ở khắp mọi nơi mọi chỗ .
Cái vòng tròn Gia đình >>>
Giáo dục>>>Xã hội >>> Gia đình là mối dây liên hệ giữ
gìn cho xã hội tốt đẹp , mà có Pháp luật là công cụ hộ trợ khi xã hội
quá đà , vượt khuôn khổ những gì mà cộng đồng cho là đúng ( đồng ý với
ngày nay đa số chưa hẳn đã đúng), rồi đến các đoàn thể không thiếu một
thành phần nào của “Xã Hội Dân Sự XHCN”, đi học thì từ Tiểu học đã kết
nạp đội viên, Trung học thì có Đoàn viên , Đại học có cả Đảng viên , mà
những tổ chức này là của ĐCSVN để giáo dục dạy dỗ “thành người” trong
cái Xã hội XHCN ưu việt nhất trần ai cho đến hiện nay- Đi làm việc ,
trong làng xóm phố phường đủ cả các tổ chức “XHDS XHCN”….thế thì tại sao
lại ra nông nỗi này.
Ở
đây nên nói TA là TA chứ không lẽ do “Tư bản xấu xa” lây bệnh sang cái
“ưu việt” của ta , nếu ta thấy xấu xa không học theo bắt chước theo ,
hơn nữa các tổ chức “XHDS XHCN” như rừng Trường sơn mà không ngăn chận
được à?- Các Vị có học hành cao, có nghiên cứu, đi nhiều Quốc gia , tiến
sĩ thì đầy đường mà mục tiêu sửa soạn đạt tới thêm 20.000
vị nữa trong tương lai , thì có đến gần 60.000 tiến sĩ, với Dân số 90
triệu mà có số học vị như thế với một Quốc gia nghèo thì tốt quá còn gì ,
còn Đại học ,Thạc sĩ thì không nhớ nổi con số , càng có học thì càng tử
tế mà cái tử tế không lây sang cộng đồng được sao, chớ không lẽ càng
học cao thì càng mất “đạo người” hơn sao???
Vậy do đâu- Theo ngu ý của một thằng dân đen này, trình độ học vấn chưa đầy lá me nhưng với cuộc sống hơn 60 năm dùng tay để tồn tại cho đến hôm nay ở đất nước này thì :
1- Những
người cầm quyền trong xã hội phải nêu gương tốt ,cái tốt mà cộng đồng
xã hội có đa số chấp nhận tham gia , không ăn đàng sóng nói đằng gió,
chính bản thân và gia đình phải chấp hành và thực hiện những điều TỐT và
thi hành những luật lệ của Xã hội một cách triệt để , không bịp bợm,
láo khoét , lừa bịp…những thành viên (Công dân) trong xã hội mà chính
mình đang cai trị , như gặp khó khăn toàn xã hội thì lớn miệng kêu gọi
tiết kiệm trong khi bản thân và gia đình người cai trị thì xài thả ga ,
Dân thì lang thang đói rách, mình thì như ông hoàng bà
chúa từ ăn nói cư xử với Công dân với cái miệng có gang có thép và cây
roi trên tay. Có một điều 40 năm trước ,những người CS nói mà đến hôm
nay vẫn còn đúng: “Trong khi nhân dân còn khó khăn đói khổ mà anh giàu
có là do anh bóc lột nhân dân mà có”….
2- Cả
hệ thống giáo dục phải giáo dục từ nhỏ ,Nhân cách làm người ,chân thiện
mỹ , lòng vị tha để quan tâm tới Cộng đồng mà mình đang ở trong đó,
tiếp xúc, làm việc …khi lớn lên, song song với văn hóa và thể chất – Tất
cả ba mặt đó rất quan trọng để có một Xã hội phát triển và hạnh phúc an
lành- Mà chính đội ngũ làm “thấy thiên hạ” phải tu dưỡng rèn luyện và
thực thi nêu gương trước và đã là “thầy thiên hạ” thì phải làm thế nào
để cho những người “được giáo dục” phải tâm phục khẩu phục, phải có thêm
kiến thức về Xã hội , kiến thức chớ không đòi hỏi chuyên môn của mình
là điều dĩ nhiên , để “người học” cần hỏi một vấn đề gì đó mình giúp đỡ
cho họ “gỡ khó”…chứ không quanh co, vòng vèo hay né tránh, Ông Bà ta có
câu “nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò” là để ám chỉ sự quấy phá của lứa
tuổi học trò , nhưng ngày nay không những thế, học trò bất kỳ lớn nhỏ có
thể hỏi những thứ vượt “điều kiện cần” của họ , chẳn hạn như một em học
trò Tiểu học hỏi là em bé nó sinh ra từ chỗ nào chẳn hạn- Không tế nhị
thì một Ông Thầy Bà Cô khó giải thích cho nó và những người chưa lập gia
đình càng khó nói hơn…nhưng không trả lời là không được vì bao giờ
ngoài cha mẹ nó lại tin Thầy Cô của nó nhất.
Còn
có những điều lớn hơn mà Học trò hỏi Thầy Cô , có liên quan tới chế độ
xã hội mà mọi người đang ở trong đó , tôi kể câu chuyện có thật đã gặp
do con tôi đi học về kể lại : ở lớp 11 có một em hỏi Cô dạy Sử là :”tại
sao chế độ Tư bản là xấu xa mà họ sống sướng hơn ta vậy , ở ta ai cũng
muốn sang họ”, nên nhớ là em học sinh 11 chúng ta không đem ba mớ lý
thuyết suông về chính trị chính em mà nói với nó , nên hiểu nó thấy là
nó hỏi theo cái gì nó thấy thực tế- Cô giáo bảo “ thôi em học bài đi
đừng hỏi lung tung” – Cô đâu dám trả lời- Chưa hết đâu , nay nhân dịp
Hoàng sa đang “sống lại” ì xèo trên mạng và trên Báo chí chính thống ,
khỏi nói “lề trái”- Hồi “được học” chính trị sau 75, tôi nhớ không nhầm
là đến 76 , vào lúc được dạy bài :”Đất nước ta từ đây được thống nhất ,
làm chủ vùng đất vùng trời , vùng biển cho đến những hải đảo xa xôi”- Có
một tay xin hỏi là “ hôm nay như thế và Trung quốc là anh em thì TQ đã
trả lại Hoàng sa cho ta chưa” – Thực tế là ở trong rọ thì có biết trời
trăng gì bên ngoài , chỉ nghe loa và cán bộ nói thôi – Thế là bị một
trận ngồi nghe mệt nghỉ , nào là hỏi ngoài bài học( Thống nhất hỏi thế
mà ngoài), làm loãng đề tài bài , không chịu nghiên cứu đào sau suy
nghĩ….nghĩa là dài dài cả tiếng đồng hồ- Thế là thế nào???
3- Đến
gia đình , đừng nói khó khăn nghèo khổ mà sinh ra tệ hại , đúng là
không tiền cạp đất mà ăn ( mượn Ngọc Trinh) ,nhưng đâu phải cứ nghèo khổ
là làm bậy (với xã hội), Ông Bà Cha Mẹ phải làm gương cho con cháu,
gương tốt ấy, chớ không phải dạy cho nó thì nói điều tốt mà làm thì làm
càng , có ít học đi nữa thì chí ít cũng biết đâu là tốt đâu là xấu (với
xã hội), đói có thể hỏi xin, không thể chém người khác để cướp , người
ta không cho thì mình phải chấp nhận – Xã hội loài người cho đến hôm nay
mà nói là sẽ tiến đến “công bằng” với bất kỳ thể chế nào là điều điên
khùng. Nhưng không phải không có công bằng mà mình sinh ra ăn cướp cho
nó công bằng kiểu “ cào nhà bọn nhà giàu có, địa chủ ,lấy ruộng đất của
nó chia ra cho ai làm nấy ăn không sưu tô thuế tức cho thằng nào con
nào, không thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân dân ta…”
4- Trong
Xã hội , những người lớn tuổi , những người có địa vị trong xã hội phải
làm gương tốt cho những thành viên trong cộng đồng noi theo nhờ vào tư
cách và đạo đức của mình thể hiện qua giao tiếp hàng ngày
Cho
nên ,trước tiên là kẻ cầm quyền, những người có địa vị kết họp với giáo
dục và gia đình cho tốt thì mới có một xã hội yên bình , chí ít dù rất
khó nhưng chỉ đạt được trên 60 phần trăm là đã tốt rồi , và luôn phải
giữ gìn quảng bá cái tốt (tốt thật, không phải bịa) , pháp luật, luật lệ
của xã hội chế tài những cái xấu triệt để.
Nhưng
có một điều là những kẻ có quyền lực khống chế, cai trị xã hội đó mà
thực hiện toàn là tốt thì họ có nước “cạp đất mà ăn” , không thể nào vơ
vét cho đầy được cái túi tham lam không đáy và phục vụ cho sự sống sang
giàu phè phỡn vô biên mà lòng tham của con người ai cũng có, nhưng không
ý thức và tự giới hạn cho mình được vừa phải, để cùng nhau tồn tại.
Chính cái “thất bại” để làm cho xã hội hỗn
loạn theo lối mạnh được, liều mạng là được, yếu thua…là tầng lớp dưới
của xã hội lo đối kháng chống báng nhau giành miếng ăn thì kẻ có quyền
lực cai trị xã hội dễ bề thao túng và vơ vét tha hồ.
Đó cũng là một thứ “ổn định chính trị” xã hội trong cái nhãn quan của kẻ có quyền.
BÁO CHÍ LỀ PHẢI ĐỒNG LOẠT ĐĂNG BÀI VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Thế nào báo chính thống do Đảng kiểm soát được bật đèn xanh đăng bài ca ngợi chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa rồi này.
Mà cũng đúng thôi, con rể đồng chí X là con trai Đại Tá “ngụy” mà
Một người quen làm to bên VNPT … ông ta có con gái học ở Texas cũng lấy con trai của một ông “cờ vàng”
Thôi thì cho người Việt ở hải
ngoại tự do mang cờ vàng về Việt Nam đi … rồi cùng ngồi lại với nhau đối
thoại trên tinh thần hợp tác, xây dựng … và cùng đưa cả cờ đỏ, cờ vàng
vô viện bảo tàng … 2 lá cờ gây chiến tranh thảm khốc vì xung đột ý thức
hệ cần trở thành cờ của di sản. Nước Việt Nam Mới cần 1 lá cờ khác trên
tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc.
Trả lại tên cho Sài Gòn, tên phố, tên đường, trường học … các chủng viện, nhà dòng, cơ sở tôn giáo.
Từng bước thả tù chính trị và người bất đồng chính kiến.
Cho in và phổ biến rộng rãi cuốn sử Việt Nam 1945-1995, nhất là giới
trẻ để có một nhận thức đắng đắn hơn về thời kì đau đớn mất mát của dân
tộc.
Sẽ chả còn đứa nào chống phá hay thế lực thù địch (ở đâu ra mà lắm thế) nữa
Ngồi lại với nhau để cùng tháo gỡ khó khăn … và chống giặc Tàu
Đối thoại, hòa hợp hòa giải … là hành vi cao thượng nhất của nhân loại tiến bộ
THEO FB HAI DANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét