Tìm hiểu Hoàng Sa với Google Earth
Phan Văn Song
Với
điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước
ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm
hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng
miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).
Trước
mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của
quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file
kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/
bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có
sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông
tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
1. Chuẩn bị:
- Cài đặt GE vào máy cá nhân: nếu máy tính của các bạn chưa cài đặt GE thì có thể tải file cài đặt về theo đường dẫn http://www.google.com/earth/download/ge/agree.htm, sau đó cứ theo hướng dẫn để cài đặt GE vào máy cá nhân, rất đơn giản.
- Tải file “QĐ Hoàng Sa.kmz” (11 kB) về lưu trong máy cá nhân: file này có thể tải về theo địa chỉ sau: https://www.dropbox.com/s/8ir2d2yjpvzrx6m/Q%C4%91%20Ho%C3%A0ng%20Sa_V1.kmz
2. Khai thác thông tin: sau khi thực hiện xong bước 1 vừa nêu, các bạn chỉ cần nhấp chuột vào tên file ‘QĐ Hoàng Sa.kmz’ vừa
tải xuống thì GE sẽ mở ra đưa bạn đọc tới ngay vị trí của quần đảo
Hoàng Sa tương tự như hình dưới đây (nếu hình bị nghiêng thì nhấn phím
‘r’ để đưa về vị trí bình thường):
Hình 1:Quần đảo Hoàng Sa từ file kmz
Chú thích (hình 1): (cho các bạn đọc chưa quen với GE)
1. Phần điều khiển di động ngang dọc: nhấp chuột vào các mũi tên tương ứng của phần này hoặc chỉ đơn giản dùng chuột trái
kéo đi (ấn và giữ chuột trái - lúc đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành
hình bàn tay thay vì mũi tên) hay ấn các phím mũi tên trên bàn phím để
dời GE tới khu vực khác. Ngay phía trên phần này cũng có phần điều khiển
phương của bản đồ (cũng có thể điều khiển bằng chuột trái).
2. Phần điều khiển tỉ lệ: nhấp chuột vào dấu +/- ở phần này hoặc đơn giản là lăn chuột giữa hay dùng các dấu +/- tên bàn phím để thay đổi tỉ lệ (phóng to/thu nhỏ) bản đồ.
3. Phần hiển thị toạ độ con trỏ của chuột: dời con trỏ của chuột tới điểm nào thì phần này sẽ cho biết độ kinh , độ vĩ và cả độ cao (độ sâu) của điểm đó.
4. Thư mục của file kmz:
liệt kê các mục có trong file kmz, nhấp chuột vào tên mỗi mục thì GE sẽ
chuyển ngay tới mục đó, cũng có thể tắt/mở các mục trong đó bằng cách
nhấp chuột vào ô vuông ngay trước tên mỗi mục (để thêm hoặc làm mất dấu ✓
trong ô đó).
5. Thư mục các lớp thông tin có sẵn của GE: giống như mục 4, nhấp chuột vào ô vuông đứng trước mỗi mục trong thư mục này sẽ tắt/mở mục tương ứng.
Để
khai thác các thông tin có sẵn trên GE, bạn đọc có thể dùng các công cụ
như miêu tả trong phần ghi chú kèm theo hình 1 (và các công cụ khác mà
bạn đọc có thể đã biết hoặc tìm hiểu thêm khi dùng GE), ví dụ:
- muốn biết toạ độ
của một đảo: rê chuột cho con trỏ chỉ vào đảo đó rồi nhìn vào phần hiển
thị toạ độ (công cụ 3 nói trong Ghi chú trên) sẽ biết ngay toạ độ của
đảo.
- muốn biết vị trí tương đối của
quần đảo Hoàng Sa so với bờ biển các nước: thu nhỏ và dời phần hiển thị
của GE trên màn hình tới vị trí thích hợp (công cụ 1 và 2) sẽ được một
cái nhìn tổng quát về vị trí tương đối của nó. Thật ra, cũng có thể biết
khoảng cách cụ thể giữa 2 điểm bất kì trên GE bằng cách dùng
công cụ ‘Ruler’ trong ‘Tools’ ở thanh ‘Menu’ (chỗ số 6 trong hình 1) vẽ
một đoạn thẳng (line) nối 2 điểm đó (lần lượt nhấp chuột tại mỗi điểm
một lần- con trỏ của chuột sẽ có hình thước ngắm khi mở Ruler). Độ dài
đoạn thẳng hiển thị trong cửa sổ ‘Ruler’ chính là khoảng cách của 2 điểm
đó.
Hình 2: Dùng
công cụ ‘Ruler’ một vẽ đoạn thẳng (màu vàng) từ đảo Tri Tôn tới cù lao
Ré (xã Lí Sơn), cửa sổ Ruler cho thấy khoảng cách giữa đảo và cù lao là
227,16 km (chỗ elip màu xanh lá cây)
- muốn xem hình ảnh:
chẳng hạn hình ảnh về những hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đảo
Phú Lâm, bạn đọc trước hết cần nhấp chuột vào ô vuông của mục ‘Photos’
(công cụ 5), dời màn hình tới vị trí đảo Phú Lâm với độ phóng to thích
hợp (công cụ 1 và 2), sau đó nhấp chuột vào các icon hình có trên khu vực đảo thì các hình ảnh do người dùng của GE thêm vào sẽ hiện ra….
Đối
với thông tin có trong file kmz, bạn đọc chỉ cần nhấp chuột lên icon
của quần đảo Hoàng Sa (hình ngôi sao rỗng), icon của các đảo/đá/bãi
(hình bong bóng đỏ/xanh), ngay trên đường hường hoặc bất cứ điểm nào bên
trong đường vàng thì thông tin tương ứng sẽ hiện ra, ví dụ nếu bạn đọc
nhấp chuột vào icon đảo Quang Hoà thì thông tin thêm sẽ hiện ra như
trong hình 3:
Hình 3: Thông tin thêm về đảo Quang Hoà
Hoặc nhấp chuột vào bất kì điểm nào trong đường vàng thì sẽ có thêm thông tin như trong hình 4:
Hình 4: Thông tin thêm về quần đảo Hoàng Sa
Tục
ngữ ta có câu ‘trăm nghe không bằng mắt thấy’ hay tiếng Anh cũng có câu
“a picture is worth a thousand words” (một bức hình có giá trị bằng cả
ngàn từ ngữ) có ý gần như thế. GE vốn là hình ảnh và hơn nữa không là
hình ảnh ‘chết’ như vừa trình bày, do đó dùng GE như một công cụ bổ sung
trong việc tìm hiểu / nghiên cứu và thậm chí trong việc tuyên truyền /
giáo dục về biển đảo chắc chắc sẽ tăng hiệu quả các công việc này lên
nhiều lần, nhất là khi có được các file kmz chứa thông tin phong phú và
chất lượng hơn file mở đầu này. Hiện nay, ảnh vệ tinh của GE của khu vực
quần đảo Hoàng Sa nói chung có độ phân giải còn thấp, hi vọng trong
tương lai GE sẽ cung cấp ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao như ở phần
lớn các khu vực của các nước phát triển (khi phóng to có thể thấy được
nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và cả con người… trên mặt đất) thì việc dùng
GE sẽ thú vị và có kết quả nhiều hơn nữa.
P.V.S.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu
Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình
làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an
ninh và luật pháp quốc tế.
- >>40 năm Hải chiến Hoàng Sa: Khi nước lớn quyết ra tay
- >> Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?
- >> Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa
GS Ngô Vĩnh Long |
Như trong phần giới thiệu, mục đích của những người tổ chức hội
thảo là tìm ra khả năng câu chuyện Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh
đa phương, thay vì song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc như hiện nay.
Vậy kết quả hội thảo có nêu ra được những ý kiến nào thuyết phục không?
Theo tôi hiểu, những người tổ chức hội thảo không những muốn vấn đề
Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh đa phương, mà còn dưới khía cạnh đa
chiều.
Hoàng Sa chỉ là điểm khởi đầu vì kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đã
dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa, tức ngày 17-19 tháng Giêng năm 1974.
Nhưng từ đó đến nay Trung Quốc đã tiếp tục lấn chiếm các khu vực khác
trên Biển Đông vào 1988, hay 1995.
Do đó, hội thảo có phần trình bày về khía cạnh lịch sử của không
những Hoàng Sa, mà cả về Trường Sa, phần về địa chính trị và an ninh khu
vực, phần về một số khả năng hợp tác trong khu vực, và phần về các
giải pháp qua lăng kính luật pháp, ngoại giao và chính trị.
Về câu chuyện Hoàng Sa, hiện nay khá gây tranh cãi trong giới học
giả. Có những học giả quốc tế, như Stein Tonnesson (Na Uy), nói rằngViệt
Nam đấu tranh chủ quyền là vô vọng khi so sánh thực lực giữa hai nước.
Trong khi đó có học giả người Việt thì lại cho rằng cần phải tiếp
tục đấu tranh đòi chủ quyền Hoàng Sa, bởi ngoài ý nghĩa tượng trưng,
thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy từ Thục Phán tới Hai Bà Trưng mất
khoảng 300 năm, rồi khoảng 500 năm nữa mới có Lý Bí, và gần 500 năm nữa
mới đến Ngô Quyền và Nhà Lý thực sự là kỷ nguyên độc lập. Như vậy, cuộc
đấu tranh giành lại Hoàng Sa cũng vẫn có thể thành công, dù rất lâu
dài.
Ngoài ra, Việt Nam không chỉ đối mặt tay đôi với Trung Quốc, như
trong lịch sử ngày xưa nữa, mà còn có cộng đồng quốc tế và khu vực đứng
bên cạnh...
Xin cho biết quan điểm của ông?
Hải chiến Hoàng Sa khai hỏa |
Một số học giả quốc tế nghiên cứu vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, hay
Biển Đông trong một giai đoạn ngắn và từ khía cạnh chuyên môn của họ cho
nên họ không thấy được vấn đề lớn và vấn đề lâu dài. Đối với Hoàng Sa,
nếu Việt Nam chỉ chú trọng vào việc đấu tranh chủ quyền thì có thể là
"vô vọng" vì vô hình trung làm cho người ta nghĩ đây chỉ là việc song
phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc "trứng chọi đá".
Nhưng vấn đề Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, giết 74 thuỷ
thủ của Nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, rồi từ đó tiếp tục bành trướng gây
mất an ninh cho toàn khu vực thì vấn đề không phải chỉ song phương mà là
đa phương.
An ninh trên biển của phần lớn các nước trên thế giới có lưu thông
hàng hải qua khu vực Biển Đông cũng bị Trung Quốc đe doạ qua nhiều hình
thức. Khoảng 90% mậu dịch quốc tế là trên biển, và khoảng 60% tổng số
mậu dịch nầy là qua Biển Đông.
Do đó, Việt Nam nên thường phải nhắc nhở thế giới về lợi ích và
trách nhiệm chung bằng cách chứng minh cho thế giới biết vấn đề đấu
tranh với Trung Quốc về Hoàng Sa không phải chỉ vì "tranh chấp chủ
quyền" trên các hòn đảo. Ngoài vấn đề an ninh còn có vấn đề luật quốc
tế, trong đó có các điều khoản của hiến pháp Liên Hiệp Quốc về việc dùng
vũ lực thôn tính lãnh thổ, hay lãnh hải, của nước khác, và đặc biệt là
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Do đó, Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình
làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an
ninh và luật pháp quốc tế. Việt
Nam là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông,
và Việt Nam bị "đường 9 đoạn" cùng những hành động ngang trái khác của
Trung Quốc đe doạ và gây thiệt hại lớn nhất. Vì vậy, tiếng nói của Việt
Nam có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn hiện tại. Tương lai gần hay xa sẽ
ra sao là tuỳ hành động hiện nay có cương quyết và hiệu quả hay không.
Chuyến đi Quảng Ngãi năm ngoái dự Hội thảo về Hoàng Sa do đại học
Phạm Văn Đồng tổ chức có giúp ích gì cho ông trong hội thảo vừa rồi?
Theo ông, Việt Nam có nên tiếp tục những hội thảo về Hoàng Sa như vậy,
nhất là về vấn đề chứng cớ lịch sử để cung cấp thêm thông tin cho các
học giả quốc tế?
Tôi đã đi Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn nhiều lần trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước với vai trò một người làm bản đồ.
Tôi cũng đã nghiên cứu lịch sử vùng nầy và đã tiếp tục theo dõi tình
hình diễn biến trong những năm qua. Cho nên, đối với riêng tôi, việc ích
lợi nhất là được về thăm và làm quen với một số đồng nghiệp ở Quảng
Ngãi.
Đối với một số học giả quốc tế mà tôi có trao đổi thì phần đông cũng
cho vấn đề gặp gỡ là quan trọng, còn vấn đề chứng cớ lịch sử được cung
cấp thì có một số thông tin lý thú cho một vài người vì nó cho họ biết
về một số quan điểm của phía Việt Nam.
Nhưng, như Tiến sĩ Vũ Quang Việt lưu ý tại hội thảo vừa qua ở
Harvard, vấn đề lịch sử chủ quyền phải được cung cấp và phân tích trên
khía cạnh luật quốc tế mới có ích.
Xin cám ơn Giáo sư.
Huỳnh Phan (thực hiện)
(Tuần VN) Philippines kêu gọi Việt Nam chống TQ bành trướng Biển Đông bằng luật
(GDVN) - Jose Cuisia Jr đã phàn nàn về sự "xâm lược" của Trung Quốc ở
Biển Đông và kêu gọi Việt Nam hợp tác với Philippines trong việc sử dụng
pháp lý quốc tế chống lại
- Tướng Philippines khuyến khích ngư dân cứ đánh cá, mặc kệ Trung Quốc
- Philippines muốn sắm 6 tàu khu trục đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
- Ngô Sỹ Tồn: Nếu Mỹ - Nhật tiến thêm, Trung Quốc sẽ áp ADIZ ở Biển Đông
- TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông
- Báo Trung Quốc: 2014 Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, Trường Sa
- Tập Cận Bình sẽ đẩy TQ vào xung đột vũ trang với các nước láng giềng?
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr. |
Nhật báo Inquirer của Philippines ngày 16/1 đưa tin, Đại sứ Philippines
tại Mỹ Jose Cuisia Jr đã phàn nàn về sự "xâm lược" của Trung Quốc ở Biển
Đông và kêu gọi Việt Nam hợp tác với Philippines trong việc sử dụng
pháp lý quốc tế chống lại yêu sách bành trướng của Bắc Kinh.
Đầu năm 2013 Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông đồng thời cũng là thành viên của UNCLOS mà Bắc Kinh đã phê chuẩn.
Tuyên bố gần đây của Trung Quốc về các quy tắc mới "điều chỉnh hoạt động đánh cá ở Biển Đông" đã làm sâu sắc thêm mối quan ngại thực sự về sự leo thang của nó như một cường quốc trong khu vực có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu trên Biển Đông.
Cuisia nói với các phóng viên ở Washington rằng Manila muốn quan hệ tốt với Bắc Kinh nhưng không thể chấp nhận việc Trung Quốc đang ngăn chặn ngư dân Philippines hoạt động "trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của mình".
Đầu năm 2013 Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông đồng thời cũng là thành viên của UNCLOS mà Bắc Kinh đã phê chuẩn.
Tuyên bố gần đây của Trung Quốc về các quy tắc mới "điều chỉnh hoạt động đánh cá ở Biển Đông" đã làm sâu sắc thêm mối quan ngại thực sự về sự leo thang của nó như một cường quốc trong khu vực có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu trên Biển Đông.
Cuisia nói với các phóng viên ở Washington rằng Manila muốn quan hệ tốt với Bắc Kinh nhưng không thể chấp nhận việc Trung Quốc đang ngăn chặn ngư dân Philippines hoạt động "trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của mình".
Ngư dân Philippines, hình minh họa. |
Đại sứ Philippines tại Mỹ cho rằng để tránh một cuộc đối đầu tiềm tàng
với Trung Quốc, Manila đã nói với ngư dân tạm tránh các vùng biển nhạy
cảm theo "quy định đánh cá mới của Trung Quốc" trong lúc chờ Bắc Kinh
làm rõ về yêu cầu (vô lý và phi pháp) của họ.
Cuisia cho rằng khởi kiện tuyên bố yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông lên cơ quan tài phán quốc tế là một cách hợp pháp và thân thiện để giải quyết vấn đề, đồng thời Đại sứ Philippines ủng hộ ý tưởng Việt Nam nên sử dụng biện pháp tương tự.
Trong một động thái có liên quan, Bonie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ cho biết, phản ứng của Washington để kiềm chế Trung Quốc sẽ là một thước đo quan trọng và hiệu quả về sự thay đổi chính sách của chính quyền Obama đối với châu Á và các nước đang có sự đánh giá sức mạnh bền bỉ của Mỹ trong khu vực.
Các nhà lập pháp giám sát chính sách của Mỹ đối với châu Á và hoạt động sử dụng sức mạnh trên biển của Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần chung xem xét phản ứng của Washington trong bối cảnh Mỹ có thể bị "lôi kéo" vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột về lãnh thổ liên quan đến Trung Quốc, bởi Mỹ có hiệp ước quốc phòng song phương với Nhật Bản và Philippines.
Cuisia cho rằng khởi kiện tuyên bố yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông lên cơ quan tài phán quốc tế là một cách hợp pháp và thân thiện để giải quyết vấn đề, đồng thời Đại sứ Philippines ủng hộ ý tưởng Việt Nam nên sử dụng biện pháp tương tự.
Trong một động thái có liên quan, Bonie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ cho biết, phản ứng của Washington để kiềm chế Trung Quốc sẽ là một thước đo quan trọng và hiệu quả về sự thay đổi chính sách của chính quyền Obama đối với châu Á và các nước đang có sự đánh giá sức mạnh bền bỉ của Mỹ trong khu vực.
Các nhà lập pháp giám sát chính sách của Mỹ đối với châu Á và hoạt động sử dụng sức mạnh trên biển của Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần chung xem xét phản ứng của Washington trong bối cảnh Mỹ có thể bị "lôi kéo" vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột về lãnh thổ liên quan đến Trung Quốc, bởi Mỹ có hiệp ước quốc phòng song phương với Nhật Bản và Philippines.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Steve Chabot nhận xét, Trung Quốc đang cố gắng để có được vùng lãnh thổ tranh chấp bằng vũ lực một cách dần dần với hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ sẽ miễn cưỡng chấp nhận nó.
Trung Quốc đang ráo riết sử dụng lực lượng Cảnh sát biển càn quét Biển Đông để củng cố yêu sách "chủ quyền" vô lý và phi pháp của mình. |
Ami Bera, Nghị sĩ đảng Dân chủ kêu gọi cả 2 đảng trong Quốc hội Mỹ
cần phải nhận thấy Trung Quốc tăng cường đe dọa và khiêu khích trong
việc khẳng định yêu sách lãnh thổ trên biển là không thể chấp nhận.
Trong khi đó Nghị sĩ Randy Forbes đảng Cộng hòa nói rằng Washington phải 100% không chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và cách Bắc Kinh sử dụng quân đội để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Mặc dù Mỹ đang phải lo xử lý khoản nợ quốc gia khổng lồ, chính quyền Obama vẫn muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và gần đây đã công bố hàng chục triệu USD hỗ trợ an ninh mới cho Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên trong khi hầu hết các nhà lập pháp Mỹ tham gia buổi điều trần đều ủng hộ mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, Nghị sĩ Brad Sherman từ đảng Dân chủ tỏ ra hoài nghi.
Nghị sĩ này phàn nàn rằng Mỹ đã đổ tài ngyên rất lớn vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc để giúp các đối tác bảo vệ lãnh thổ trong khi lại phân bổ khoản ngân sách rất nhỏ cho kế hoạch phòng thủ của mình.
Trong khi đó Nghị sĩ Randy Forbes đảng Cộng hòa nói rằng Washington phải 100% không chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và cách Bắc Kinh sử dụng quân đội để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Mặc dù Mỹ đang phải lo xử lý khoản nợ quốc gia khổng lồ, chính quyền Obama vẫn muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và gần đây đã công bố hàng chục triệu USD hỗ trợ an ninh mới cho Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên trong khi hầu hết các nhà lập pháp Mỹ tham gia buổi điều trần đều ủng hộ mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, Nghị sĩ Brad Sherman từ đảng Dân chủ tỏ ra hoài nghi.
Nghị sĩ này phàn nàn rằng Mỹ đã đổ tài ngyên rất lớn vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc để giúp các đối tác bảo vệ lãnh thổ trong khi lại phân bổ khoản ngân sách rất nhỏ cho kế hoạch phòng thủ của mình.
Không tham gia xét hỏi, VKS kết luận Vietinbank vô can
Hành vi chiếm đoạt 5.000 tỷ đồng của Huyền Như đều
có liên quan đến Ngân hàng Công thương, hầu hết số tiền chiếm đoạt đều
là tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, được Huyền Như
dùng chứng từ giả rút ra từ chính Ngân hàng Công thương, với các “lỗ
hổng” trong hệ thống quản lý tại ngân hàng này.
Cho đến thời điểm này, các cơ quan tố tụng, Ngân hàng Công thương đều
cho rằng Huyền Như chiếm đoạt được tiền do lỗi của khách đã gửi tiền vào
ngân hàng, nếu khách không gửi vào ngân hàng thì Huyền Như không chiếm
đoạt được.
Tại phiên tòa ngày 13/01/2014, trước khi chuyển sang phần tranh luận, nhiều luật sư đã cùng nhau kiến nghị Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi vì hầu hết các câu hỏi về việc xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương đã không được trả lời.
Dù trước đó thừa nhận Ngân hàng Công thương chưa trả lời hết các câu hỏi của các luật sư, tiếp tục sự ưu ái cho Ngân hàng Công thương là không phải trả lời trực tiếp từng câu hỏi mà trả lời chung bằng một bài phát biểu, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu tiếp tục hỏi của các luật sư.
Đồng thời nêu, Ngân hàng Công thương tiếp tục phải trả lời câu hỏi về trách nhiệm của mình trong phần tranh luận, là phần theo Bộ luật tố tụng hình sự không hề có hỏi và đáp (?).
Viện Kiểm sát kết luận sau khi không tham gia xét hỏi
Không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần xét hỏi, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thậm chí còn nhiều nhầm lẫn, khác nhau giữa nội dung xét hỏi và Cáo trạng, kết luận điều tra, đại diện Viện kiểm sát đã trình bày kết luận của mình.
Vấn đề quan trọng nhất, tạo sự tranh cãi nhiều nhất, thu hút sự chú ý của dư luận nhiều nhất, là trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, Viện kiểm sát kết luận Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì, vô can.
Qua nội dung Kết luận điều tra, Cáo trạng, ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa và các ý kiến của Ngân hàng Công thương, căn cứ để nhận định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm trả tiền cho người gửi tiền là: Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương để huy động vốn; Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền từ trước; Khách hàng khi gửi tiền đã không làm việc trực tiếp với lãnh đạo Ngân hàng Công thương mà làm việc thông qua Huyền Như.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất cao, vi phạm quy định về trần lãi suất; Khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm, để Huyền Như cầm thẻ tiết kiệm thực hiện hành vi chiếm đoạt; Khách hàng không tự quản lý tài khoản của mình; Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng; Các hợp đồng tiền gửi đã được ký ngoài trụ sở Ngân hàng Công thương; Nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ hợp đồng ủy thác hoặc cho vay trái pháp luật.
Huyền Như tại phiên xét xử
Đại diện kiểm sát tại Tòa cũng nêu hành vi chiếm đoạt của Huyền Như hoàn thành vào thời điểm tiền đã chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, khi tiền vẫn mang tên khách hàng (?).
Việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiềnViện, ký chữ ký giả để vay tiền Ngân hàng Công thương là hành vi thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Kết luận của Viện kiểm sát đã không theo kịp diễn biến phiên tòa, trước đó, đại diện Ngân hàng Công thương cũng khẳng định trong vụ án này, Ngân hàng Công thương sẽ chịu trách nhiệm với các khoản tiền gửi theo hợp đồng thật do Ngân hàng Công thương xác lập.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng, người có nhiều năm làm công tác pháp chế ngân hàng, người đã theo dõi sát sao phiên tòa, đã có ý kiến về việc này.
Gửi tiền cho Huyền Như hay cho Ngân hàng Công thương
Theo Kết luận điều tra, Cáo trạng và xét hỏi tại tòa, nhiều khoản tiền của khách hàng trong vụ án đã được chuyển vào tài khoản hợp pháp của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Các trường hợp như Ngân hàng Nam Việt (200 tỷ), Ngân hàng Á Châu (718,9 tỷ), Công ty chứng khoán Phương Đông (380 tỷ) …
Khách hàng có ký hợp đồng hợp pháp với Ngân hàng Công thương, do bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc CN HCM) đại diện, đóng dấu Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Công thương bắt buộc phải hạch toán và trên thực tế đã hạch toán tiền gửi này là tiền huy động của ngân hàng.
Nhiều trường hợp Ngân hàng Công thương còn cấp sao kê tài khoản cho khách hàng. Do đó, đây là quan hệ tiền gửi của khách hàng với Ngân hàng Công thương, không thể nêu đây là Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương đi huy động. Do đó, Ngân hàng Công thương phải trực tiếp có trách nhiệm với khách hàng.
Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, việc khách hàng gửi tiền giao dịch với Huyền Như hay với bất cứ nhân viên nào của Ngân hàng Công thương cũng là chuyện bình thường, khách hàng có gặp hay không gặp lãnh đạo Ngân hàng Công thương cũng không làm thay đổi bản chất quan hệ pháp lý giữa khách hàng và Ngân hàng Công thương.
Cũng cần phải xem xét liệu các khách hàng gửi tiền hiện nay tại Ngân hàng Công thương có gặp lãnh đạo ngân hàng hay không, gặp ai, chức danh nào, ngân hàng có thông báo không, nếu không làm việc thông qua nhân viên thì làm sao quan hệ với Ngân hàng Công thương. Ngoài những khoản tiền trong vụ án, các khoản khác Huyền Như mời khách gửi tiền về Ngân hàng Công thương có phải là cá nhân Huyền Như huy động không?
Hợp đồng tiền gửi ký ngoài trụ sở của Vietinbank
Theo quy định pháp luật, địa điểm giao dịch, ký hợp đồng trong hay ngoài trụ sở của pháp nhân không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch,hợp đồng. Chính Ngân hàng Công thương cũng có hàng trăm, hàng ngàn hợp đồng, giao dịch được giao kết tại khách sạn (tại các lễ ký kết), tại địa điểm của đối tác, tại nhà của khách hàng, thông qua Intenet…;
Chính Phủ cũng ký các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoài trụ sở của Chính Phủ, chẳng lẽ các giao dịch này cũng không có giá trị pháp lý?
Do đó, hợp đồng sau khi được lãnh đạo Ngân hàng Công thương ký, đóng dấu là hợp pháp. Ký trong hay ngoài trụ sở cũng không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khoản tiền gửi của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của mình.
Về vệc Huyền Như đã có ý đồ chiếm đoạt tài sản từ trước
Khách hàng gửi tiền không thể biết nhân viên Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt tiền của khách hàng từ trước hay không. Chính Ngân hàng Công thương phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên, quản lý tiền do mình huy động của khách hàng, để bất cứ nhân viên nào dù có ý đồ chiếm đoạt cũng không thực hiện được.
Hàng chục nghìn nhân viên của Ngân hàng Công thương hàng ngày đang giao dịch với khách, làm sao khách hàng có thể biết được họ có ý đồ chiếm đoạt hay không khi giao dịch. Tại sao lại bắt khách phải chịu hậu quả từ việc nhân viên của Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất vượt trần
Không người gửi tiền nào từ chối lãi suất cao do ngân hàng chi trả. Trách nhiệm chấp hành quy định về trần lãi suất huy động là của Ngân hàng Công Thương, không phải của người gửi tiền. Nếu có vi phạm thì cần xử lý Ngân hàng Công thương.
Giả sử khách hàng gửi tiền nhận lãi suất vượt trần là sai thì cũng không thể dẫn đến hậu quả là phủ nhận trách nhiệm hoàn trả số tiền gốc, lãi cho người gửi tiền của Ngân hàng Công Thương, không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khách hàng trong việc quản lý tiền gửi.
Việc vượt trần lãi suất không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như có thể chiếm đoạt được tiền gửi tại Ngân hàng Công thương.
Khách hàng gửi tiền không nhận thẻ tiết kiệm
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng có thể huy động tiền gửi dưới hình thức tiền gửi thanh toán (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).
Tương ứng với từng loại hình này là các tài khoản khác nhau để hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với hình thức tiền gửi thanh toán thì ngân hàng không phát hành chứng chỉ, thẻ tiết kiệm cho khách hàng.
Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu, Công ty chứng khoán Phương Đông … nêu trên đều là loại hình tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Do đó, việc khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm là đúng.
Ngay cả trong trường hợp khách hàng gửi tiền không lấy sổ tiết kiệm thì Ngân hàng Công thương cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền vì chính Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả tự ý trích tiền gửi của khách để thu nợ mà mình cho vay trái pháp luật, Ngân hàng Công thương có lỗi trong việc quản lý tài khoản, để Huyền Như giả chứng từ.
Về nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ giao dịch trái pháp luật
Việc ủy thác của Ngân hàng Á Châu cho nhân viên, việc cho vay của Ngân hàng Nam Việt cho nhân viên … cho dù đúng hay sai cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương. Các sai phạm của các cá nhân tại Ngân hàng Á Châu đến nay cũng chưa có kết luận bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Trách nhiệm quản lý, trách nhiệmtrả tiền của Ngân hàng Công Thương không thay đổi cho dù nguồn gốc tiền gửi là từ việc ủy thác không đúng quy định hay các nguồn gốc bất hợp pháp khác. Không thể vì tiền gửi của khách hàng có nguồn gốc bất hợp pháp mà Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm quản lý tiền gửi theo quy định, nhân viên Ngân hàng Công thương có thể chiếm đoạt số tiền này.
Nếu lý do từ chối trách nhiệm này là đúng thì Ngân hàng Công thương phải xác minh tất cả nguồn gốc tiền gửi của khách hàng hiện nay, sắp tới để xác định về trách nhiệm quản lý.
Hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi nào
Viện kiểm sát nêu Huyền Như hoàn thành hành vi chiếm đoạt tiền khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, việc dùng chứng từ giả rút ra sau đó chỉ là thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Ý kiến này chưa đúng với quy định pháp luật, vì khi tiền chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương thì các khoản tiền này vẫn đứng tên khách hàng, khách hàng vẫn có quyền hợp pháp với số tiền này theo hợp đồng ký với Ngân hàng Công thương, theo quy định pháp luật về chủ tài khoản.
Huyền Như chưa chiếm đoạt được số tiền này, hậu quả mất tiền chưa xảy ra thì không thể nói là tội phạm đã hoàn thành.
Việc nêu thời điểm hoàn thành việc chiếm đoạt khi tiền vẫn ở trên tài khoản hợp pháp của khách hàng là đã phủ nhận trách nhiệm quản lý tiền gửi của Ngân hàng Công thương, bỏ qua việc giả mạo chữ ký, gian dối của Huyền Như, bỏ qua lỗi của Ngân hàng Công thương.
Lý luận như vậy sẽ tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm: hàng chục triệu khách hàng đang gửi tiền tại hệ thống ngân hàng hiện nay có thể đã bị chiếm đoạt tiển khi tiền vẫn đang mang tên mình?
Trách nhiệm quản lý tài khoản của ngân hàng và khách hàng
Chức năng đương nhiên của các ngân hàng là đi vay để cho vay, làm dịch vụ thanh toán. Để làm được điều này, ngân hàng đương nhiên phải giữ chặt tiền của mình vay từ dân chúng, tức người gửi tiền; ngân hàng phải đảm bảo các lệnh thanh toán được lập và thực hiện chính xác, hợp pháp. Sau khi tiền của dân chuyển vào ngân hàng, trở thành tiền của ngân hàng, ngân hàng nợ dân chúng và có trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi vô điều kiện.
Mục tiêu của người gửi tiền khi gửi tiền vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất và mong muốn tiền gửi của mình được đảm bảo an toàn.
Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, Nhà nước luôn phải giám sát và đảm bảo trách nhiệm của ngân hàng với người gửi tiền.
Nếu các mục tiêu trên không đạt được, ngân hàng sẽ không còn là ngân hàng nữa.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát, không đảm bảo các chứng từ giao dịch tài khoản của khách hợp lệ, chính xác. Tất cả ngân hàng trên thế giới đều như vậy, không thể khác.
Khách hàng có trách nhiệm tự hạch toán các chi tiêu của mình trên tài khoản, tự quản lý số dư của mình để chi tiêu, sử dụng các phương tiện thanh toán cho phù hợp (thẻ, séc…), điều này không thể nhầm lẫn với trách nhiệm quản lý các giao dịch rút tiền, chuyển tiền trên tài khoản của ngân hàng.Khách hàng không thể can thiệp vào việc rút tiền, chuyển tiền, nếu ngân hàng không thực hiện.
Ngay kể cả khi khách hàng liên tục xem số dư tài khoản, giao dịch của mình qua các phương tiện như Intenet banking, thì cũng không ngăn được việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền.
Do đó, khi Huyền Như dùng chứng từ giả chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách, không thể khác.
Với trường hợp Huyền Như giả chữ ký khách hàng, ký hợp đồng thế chấp giả, lập hồ sơ vay giả để vay tiền Ngân hàng Công thương, sau đó, Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả thu nợ cho vay trái pháp luật thì thực chất là Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Công thương.
Tiền của khách hàng chỉ bị mất khi Ngân hàng Công thương thu nợ. Ngân hàng Công thương phải trả lại tiền cho khách.
Nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền
Qua các phân tích trên, có thể thấy: Việc hưởng lãi suất cao, việc nguồn gốc tiền gửi không hợp pháp, việc ký hợp đồng ngoài trụ sở, việc khách hàng không quản lý tài khoản, không nhận sổ tiết kiệm … không phải là nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền.
Nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Ngân hàng Công thương trong việc quản lý tiền của chính mình, huy động từ khách hàng. Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Ngân hàng Công thương, khi cần chiếm đoạt, Huyền Như chỉ cần làm chứng từ giả để chuyển tiền, rút tiền, vay tiền thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Ngân hàng Công thương, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao …
Trách nhiệm quản lý tiền của chính mình, thực chất là vay từ dân chúng, trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, có lẽ là chuyện không phải tranh cãi với bất cứ ngân hàng nào trên thế giới này, là bản chất đương nhiên của ngân hàng.
Không chỉ trong vụ án này, xác định trách nhiệm của ngân hàng là đòi hỏi của tất cả các khách hàng gửi tiền khác, là câu trả lời để tự xếp hạng môi trường kinh doanh. Dư luận đang trông chờ phán quyết công minh của Tòa.
Tại phiên tòa ngày 13/01/2014, trước khi chuyển sang phần tranh luận, nhiều luật sư đã cùng nhau kiến nghị Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi vì hầu hết các câu hỏi về việc xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương đã không được trả lời.
Dù trước đó thừa nhận Ngân hàng Công thương chưa trả lời hết các câu hỏi của các luật sư, tiếp tục sự ưu ái cho Ngân hàng Công thương là không phải trả lời trực tiếp từng câu hỏi mà trả lời chung bằng một bài phát biểu, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu tiếp tục hỏi của các luật sư.
Đồng thời nêu, Ngân hàng Công thương tiếp tục phải trả lời câu hỏi về trách nhiệm của mình trong phần tranh luận, là phần theo Bộ luật tố tụng hình sự không hề có hỏi và đáp (?).
Viện Kiểm sát kết luận sau khi không tham gia xét hỏi
Không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần xét hỏi, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thậm chí còn nhiều nhầm lẫn, khác nhau giữa nội dung xét hỏi và Cáo trạng, kết luận điều tra, đại diện Viện kiểm sát đã trình bày kết luận của mình.
Vấn đề quan trọng nhất, tạo sự tranh cãi nhiều nhất, thu hút sự chú ý của dư luận nhiều nhất, là trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, Viện kiểm sát kết luận Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì, vô can.
Qua nội dung Kết luận điều tra, Cáo trạng, ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa và các ý kiến của Ngân hàng Công thương, căn cứ để nhận định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm trả tiền cho người gửi tiền là: Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương để huy động vốn; Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền từ trước; Khách hàng khi gửi tiền đã không làm việc trực tiếp với lãnh đạo Ngân hàng Công thương mà làm việc thông qua Huyền Như.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất cao, vi phạm quy định về trần lãi suất; Khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm, để Huyền Như cầm thẻ tiết kiệm thực hiện hành vi chiếm đoạt; Khách hàng không tự quản lý tài khoản của mình; Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng; Các hợp đồng tiền gửi đã được ký ngoài trụ sở Ngân hàng Công thương; Nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ hợp đồng ủy thác hoặc cho vay trái pháp luật.
Huyền Như tại phiên xét xử
Đại diện kiểm sát tại Tòa cũng nêu hành vi chiếm đoạt của Huyền Như hoàn thành vào thời điểm tiền đã chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, khi tiền vẫn mang tên khách hàng (?).
Việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiềnViện, ký chữ ký giả để vay tiền Ngân hàng Công thương là hành vi thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Kết luận của Viện kiểm sát đã không theo kịp diễn biến phiên tòa, trước đó, đại diện Ngân hàng Công thương cũng khẳng định trong vụ án này, Ngân hàng Công thương sẽ chịu trách nhiệm với các khoản tiền gửi theo hợp đồng thật do Ngân hàng Công thương xác lập.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng, người có nhiều năm làm công tác pháp chế ngân hàng, người đã theo dõi sát sao phiên tòa, đã có ý kiến về việc này.
Gửi tiền cho Huyền Như hay cho Ngân hàng Công thương
Theo Kết luận điều tra, Cáo trạng và xét hỏi tại tòa, nhiều khoản tiền của khách hàng trong vụ án đã được chuyển vào tài khoản hợp pháp của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Các trường hợp như Ngân hàng Nam Việt (200 tỷ), Ngân hàng Á Châu (718,9 tỷ), Công ty chứng khoán Phương Đông (380 tỷ) …
Khách hàng có ký hợp đồng hợp pháp với Ngân hàng Công thương, do bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc CN HCM) đại diện, đóng dấu Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Công thương bắt buộc phải hạch toán và trên thực tế đã hạch toán tiền gửi này là tiền huy động của ngân hàng.
Nhiều trường hợp Ngân hàng Công thương còn cấp sao kê tài khoản cho khách hàng. Do đó, đây là quan hệ tiền gửi của khách hàng với Ngân hàng Công thương, không thể nêu đây là Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương đi huy động. Do đó, Ngân hàng Công thương phải trực tiếp có trách nhiệm với khách hàng.
Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, việc khách hàng gửi tiền giao dịch với Huyền Như hay với bất cứ nhân viên nào của Ngân hàng Công thương cũng là chuyện bình thường, khách hàng có gặp hay không gặp lãnh đạo Ngân hàng Công thương cũng không làm thay đổi bản chất quan hệ pháp lý giữa khách hàng và Ngân hàng Công thương.
Cũng cần phải xem xét liệu các khách hàng gửi tiền hiện nay tại Ngân hàng Công thương có gặp lãnh đạo ngân hàng hay không, gặp ai, chức danh nào, ngân hàng có thông báo không, nếu không làm việc thông qua nhân viên thì làm sao quan hệ với Ngân hàng Công thương. Ngoài những khoản tiền trong vụ án, các khoản khác Huyền Như mời khách gửi tiền về Ngân hàng Công thương có phải là cá nhân Huyền Như huy động không?
Hợp đồng tiền gửi ký ngoài trụ sở của Vietinbank
Theo quy định pháp luật, địa điểm giao dịch, ký hợp đồng trong hay ngoài trụ sở của pháp nhân không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch,hợp đồng. Chính Ngân hàng Công thương cũng có hàng trăm, hàng ngàn hợp đồng, giao dịch được giao kết tại khách sạn (tại các lễ ký kết), tại địa điểm của đối tác, tại nhà của khách hàng, thông qua Intenet…;
Chính Phủ cũng ký các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoài trụ sở của Chính Phủ, chẳng lẽ các giao dịch này cũng không có giá trị pháp lý?
Do đó, hợp đồng sau khi được lãnh đạo Ngân hàng Công thương ký, đóng dấu là hợp pháp. Ký trong hay ngoài trụ sở cũng không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khoản tiền gửi của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của mình.
Về vệc Huyền Như đã có ý đồ chiếm đoạt tài sản từ trước
Khách hàng gửi tiền không thể biết nhân viên Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt tiền của khách hàng từ trước hay không. Chính Ngân hàng Công thương phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên, quản lý tiền do mình huy động của khách hàng, để bất cứ nhân viên nào dù có ý đồ chiếm đoạt cũng không thực hiện được.
Hàng chục nghìn nhân viên của Ngân hàng Công thương hàng ngày đang giao dịch với khách, làm sao khách hàng có thể biết được họ có ý đồ chiếm đoạt hay không khi giao dịch. Tại sao lại bắt khách phải chịu hậu quả từ việc nhân viên của Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất vượt trần
Không người gửi tiền nào từ chối lãi suất cao do ngân hàng chi trả. Trách nhiệm chấp hành quy định về trần lãi suất huy động là của Ngân hàng Công Thương, không phải của người gửi tiền. Nếu có vi phạm thì cần xử lý Ngân hàng Công thương.
Giả sử khách hàng gửi tiền nhận lãi suất vượt trần là sai thì cũng không thể dẫn đến hậu quả là phủ nhận trách nhiệm hoàn trả số tiền gốc, lãi cho người gửi tiền của Ngân hàng Công Thương, không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khách hàng trong việc quản lý tiền gửi.
Việc vượt trần lãi suất không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như có thể chiếm đoạt được tiền gửi tại Ngân hàng Công thương.
Khách hàng gửi tiền không nhận thẻ tiết kiệm
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng có thể huy động tiền gửi dưới hình thức tiền gửi thanh toán (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).
Tương ứng với từng loại hình này là các tài khoản khác nhau để hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với hình thức tiền gửi thanh toán thì ngân hàng không phát hành chứng chỉ, thẻ tiết kiệm cho khách hàng.
Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu, Công ty chứng khoán Phương Đông … nêu trên đều là loại hình tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Do đó, việc khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm là đúng.
Ngay cả trong trường hợp khách hàng gửi tiền không lấy sổ tiết kiệm thì Ngân hàng Công thương cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền vì chính Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả tự ý trích tiền gửi của khách để thu nợ mà mình cho vay trái pháp luật, Ngân hàng Công thương có lỗi trong việc quản lý tài khoản, để Huyền Như giả chứng từ.
Về nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ giao dịch trái pháp luật
Việc ủy thác của Ngân hàng Á Châu cho nhân viên, việc cho vay của Ngân hàng Nam Việt cho nhân viên … cho dù đúng hay sai cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương. Các sai phạm của các cá nhân tại Ngân hàng Á Châu đến nay cũng chưa có kết luận bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Trách nhiệm quản lý, trách nhiệmtrả tiền của Ngân hàng Công Thương không thay đổi cho dù nguồn gốc tiền gửi là từ việc ủy thác không đúng quy định hay các nguồn gốc bất hợp pháp khác. Không thể vì tiền gửi của khách hàng có nguồn gốc bất hợp pháp mà Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm quản lý tiền gửi theo quy định, nhân viên Ngân hàng Công thương có thể chiếm đoạt số tiền này.
Nếu lý do từ chối trách nhiệm này là đúng thì Ngân hàng Công thương phải xác minh tất cả nguồn gốc tiền gửi của khách hàng hiện nay, sắp tới để xác định về trách nhiệm quản lý.
Hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi nào
Viện kiểm sát nêu Huyền Như hoàn thành hành vi chiếm đoạt tiền khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, việc dùng chứng từ giả rút ra sau đó chỉ là thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Ý kiến này chưa đúng với quy định pháp luật, vì khi tiền chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương thì các khoản tiền này vẫn đứng tên khách hàng, khách hàng vẫn có quyền hợp pháp với số tiền này theo hợp đồng ký với Ngân hàng Công thương, theo quy định pháp luật về chủ tài khoản.
Huyền Như chưa chiếm đoạt được số tiền này, hậu quả mất tiền chưa xảy ra thì không thể nói là tội phạm đã hoàn thành.
Việc nêu thời điểm hoàn thành việc chiếm đoạt khi tiền vẫn ở trên tài khoản hợp pháp của khách hàng là đã phủ nhận trách nhiệm quản lý tiền gửi của Ngân hàng Công thương, bỏ qua việc giả mạo chữ ký, gian dối của Huyền Như, bỏ qua lỗi của Ngân hàng Công thương.
Lý luận như vậy sẽ tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm: hàng chục triệu khách hàng đang gửi tiền tại hệ thống ngân hàng hiện nay có thể đã bị chiếm đoạt tiển khi tiền vẫn đang mang tên mình?
Trách nhiệm quản lý tài khoản của ngân hàng và khách hàng
Chức năng đương nhiên của các ngân hàng là đi vay để cho vay, làm dịch vụ thanh toán. Để làm được điều này, ngân hàng đương nhiên phải giữ chặt tiền của mình vay từ dân chúng, tức người gửi tiền; ngân hàng phải đảm bảo các lệnh thanh toán được lập và thực hiện chính xác, hợp pháp. Sau khi tiền của dân chuyển vào ngân hàng, trở thành tiền của ngân hàng, ngân hàng nợ dân chúng và có trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi vô điều kiện.
Mục tiêu của người gửi tiền khi gửi tiền vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất và mong muốn tiền gửi của mình được đảm bảo an toàn.
Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, Nhà nước luôn phải giám sát và đảm bảo trách nhiệm của ngân hàng với người gửi tiền.
Nếu các mục tiêu trên không đạt được, ngân hàng sẽ không còn là ngân hàng nữa.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát, không đảm bảo các chứng từ giao dịch tài khoản của khách hợp lệ, chính xác. Tất cả ngân hàng trên thế giới đều như vậy, không thể khác.
Khách hàng có trách nhiệm tự hạch toán các chi tiêu của mình trên tài khoản, tự quản lý số dư của mình để chi tiêu, sử dụng các phương tiện thanh toán cho phù hợp (thẻ, séc…), điều này không thể nhầm lẫn với trách nhiệm quản lý các giao dịch rút tiền, chuyển tiền trên tài khoản của ngân hàng.Khách hàng không thể can thiệp vào việc rút tiền, chuyển tiền, nếu ngân hàng không thực hiện.
Ngay kể cả khi khách hàng liên tục xem số dư tài khoản, giao dịch của mình qua các phương tiện như Intenet banking, thì cũng không ngăn được việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền.
Do đó, khi Huyền Như dùng chứng từ giả chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách, không thể khác.
Với trường hợp Huyền Như giả chữ ký khách hàng, ký hợp đồng thế chấp giả, lập hồ sơ vay giả để vay tiền Ngân hàng Công thương, sau đó, Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả thu nợ cho vay trái pháp luật thì thực chất là Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Công thương.
Tiền của khách hàng chỉ bị mất khi Ngân hàng Công thương thu nợ. Ngân hàng Công thương phải trả lại tiền cho khách.
Nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền
Qua các phân tích trên, có thể thấy: Việc hưởng lãi suất cao, việc nguồn gốc tiền gửi không hợp pháp, việc ký hợp đồng ngoài trụ sở, việc khách hàng không quản lý tài khoản, không nhận sổ tiết kiệm … không phải là nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền.
Nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Ngân hàng Công thương trong việc quản lý tiền của chính mình, huy động từ khách hàng. Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Ngân hàng Công thương, khi cần chiếm đoạt, Huyền Như chỉ cần làm chứng từ giả để chuyển tiền, rút tiền, vay tiền thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Ngân hàng Công thương, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao …
Trách nhiệm quản lý tiền của chính mình, thực chất là vay từ dân chúng, trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, có lẽ là chuyện không phải tranh cãi với bất cứ ngân hàng nào trên thế giới này, là bản chất đương nhiên của ngân hàng.
Không chỉ trong vụ án này, xác định trách nhiệm của ngân hàng là đòi hỏi của tất cả các khách hàng gửi tiền khác, là câu trả lời để tự xếp hạng môi trường kinh doanh. Dư luận đang trông chờ phán quyết công minh của Tòa.
(Báo Đất Việt)
Bùi Tín - Thanh bảo kiếm han rỉ
Vụ đại án Dương Chí Dũng làm xôn xao công luận, với biết bao phân
tích, đồn đoán khác nhau, đụng chạm đến cung đình Cộng sản. Bị cáo Dương
Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng
công ty Vinalines, khi bị tuyên án tử hình vẫn tủm tỉm cười, còn đọc
thơ:
28 năm qua lại trở về, với ngành hàng hải lời thề nước non
Dưới cờ ta nguyện cùng đưa, con tàu hàng hải tới bờ vinh quang!
Cứ như đùa cợt rất không đúng chỗ với tòa. Thì ra bị cáo vẫn đinh ninh rằng sẽ có cấp trên cùng hội cùng thuyền ứng cứu, nếu không anh ta vẫn còn vốn, là sẽ tố cáo một kẻ tội phạm cỡ bự hơn để được khoan hồng. Quả nhiên khi được gọi ra làm nhân chứng cho phiên tòa xử em ruột Dũng là Trung tá Dương Tự Trọng, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, về tội “tổ chức cho người khác vượt biên“, Dũng mới lật ngửa lá bài, khai ra 3 lần đút lót hàng triệu đôla cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng thường trực Bộ Công an, ủy viên Trung ương đảng, người đang cầm đầu Ban Chuyên án của vụ đại án này. Dũng còn khai rằng có người của mình tên là Tiệp “đã gặp anh Quang ở cấp trên”, liền bị quan tòa ngăn lại và bịt miệng: ”Thôi, không nói thêm nữa, đủ rồi!”, vì ai nấy đều biết “anh Quang ” đây là đại tướng bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị của đảng CS Trần Đại Quang.
Công luận suốt tuần qua bàn tán không phải chỉ về vụ đại án Vinalines, còn bàn nhiều hơn đến tình trạng xuống cấp đến cùng cực của ngành công an, nơi đang có những con sâu bự nhất, lẽ ra phải là “bạn dân” thì ở nhiều nơi là “tai họa cho dân“. Công luận hết sức bất bình bàn tán chuyện sỹ quan và nhân viên công an chuyên cầm dùi cui, súng ngắn súng dài, hơi cay, xe hòm kín đi đàn áp bà con dân oan và các chiến sỹ dân chủ, la hét chửi bới dân, “mày tao” với các cụ già, xàm xỡ với phụ nữ, đạp giày vào mặt thanh niên, tra tấn đến chết nhiều công dân trong trụ sở công an và trong trại giam. Các báo Dân Trí, Thanh Niên online nhận xét công an đã trở thành "lũ kiêu binh được nuông chiều đặc biệt", lên cấp rất nhanh, khen thưởng rất hậu - hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên đại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (đầu năm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, đại tá trở lên).
Hàng ngàn sỹ quan công an cấp cao làm gì trong thời bình, để cho an ninh sa sút đi một cách thảm hại so với thời chiến, họ nhận lương cao, bổng lộc nhiều, nhà cao cửa rộng, xe cộ sang trọng, thành nhóm lợi ích béo bở nhất, quyền hành không giới hạn, túi tham không đáy, chi ngân sách đặc biệt, bị tiết lộ là không kém ngân sách bộ quốc phòng.
Mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí ngày (4/1 và 7/1/2014) cho rằng công an được ca ngợi là “Thanh Bảo Kiếm” sắc bén nhằm tấn công bọn tội phạm quấy nhiễu dân, canh gác cho dân yên ngủ, trên thực tế đang tự biến thành nhũng lũ tội phạm nguy hiểm tàn bạo nhất, liên minh với bọn xã hội đen để đánh đập tàn nhẫn các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền cũng như bà con dân oan. Họ đánh dân rất hiểm độc không phải bằng dùi cui cao su mềm, mà bằng gậy gỗ cứng, gậy sắt, dao nhọn và bằng những cú đấm của kẻ luyện võ thuật công phu.
Vụ án làm lộ bí mật nhà nước liên quan đến Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và cả Đại tướng Trần Đại Quang đã được ngành tư pháp khởi tố để điều tra truy cứu trách nhiệm, nhưng chưa khởi tố đích danh ai. Tuy vậy cả ngành công an bị lên mâm trước công luận và cả triều đình bị chấn động như giữa một cơn bão lớn đang gia tăng tốc độ. Vụ án sẽ đi đến đâu? Sẽ được giải quyết sòng phẳng, minh bạch theo đúng pháp luật như Bộ Chính trị cam kết với dân, không có khu vực hay cá nhân nào cấm chạm đến, hay là lại là chuyện các nhóm lợi ích thương lượng bênh che nhau, cho chìm xuồng, sau khi thí mạng vài kẻ bộ hạ để “giữ gìn sự ổn định”?.
Các nhà bình luận trên mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí cho rằng trong Bộ Chính trị có 2 nhóm đối lập; Thanh niên online còn nói rõ có 4 vị có ý kiến phải khoanh vụ án lại, không mở rộng thêm để tránh nguy cơ đổ vỡ lớn, còn 10 ý kiến còn lại là phải giải quyết theo pháp luật, hoặc còn do dự. Một số mạng và blogger tự do đoán rằng 4 vị muốn khoanh vụ án rất có thể là các ông Trần Đại Quang, người cầm đầu ngành công an; ông Lê Hồng Anh, thường trực ban bí thư; ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; và ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn. Nhóm này ráo riết lôi kéo những người do dự như ông Nguyễn Thiện Nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân để cân bằng thế lực.
Nhóm trong Bộ Chính trị có ý định làm rõ vụ đại án này, điều tra nghiêm minh và phá án theo đúng luật có nhiều khả năng gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên huấn Đinh Thế Huynh… Chỉ riêng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chưa rõ sẽ ngả về bên nào. Nhân vật quan trọng hàng đầu là thủ tướng cũng đang kín đáo, chưa tỏ thái độ rõ ràng. Về lý sự, lẽ ra ông phải bảo vệ các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ của ông, nhưng ông lại sợ đứng về phía thiểu số, sẽ bị mất điểm khi bênh che những kẻ phạm tội đã quá hiển nhiên, trong một vụ án đã vỡ lở, rất khó ém nhẹm.
Trong khi công luận đồn đoán như trên, 2 bên đã ra quân rõ rệt. Phe muốn cho “chìm xuồng” đã sớm bác bỏ lời “vu cáo của tử tội Dương Chí Dũng” qua lời của Trung tướng Hoàng Công Tư, thủ trưởng cơ quan điều tra ngành công an. Khi trả lời Báo Công an Nhân dân, ông này nói rằng “chúng tôi đã điều tra, Dương Chí Dũng đã khai và đã cải chính, xin lỗi về sự vu cáo này “. Nhà báo Nguyễn Như Phong trên báo PetroTime nhanh nhẩu bênh tướng Ngọ là “nửa triệu đôla nặng đến 5 kilô làm sao ông Dũng có thể mang đến nhà tướng Ngọ được”, liền bị nhà báo Đoan Trang bác bỏ, trên Dân Luận (6/1/2014) coi đó là sự bênh che vụng về thấp kém của kẻ bồi bút vô liêm sỉ.
Trong khi đó phe chủ trương cứ phép nước mà làm tới có vẻ thắng thế. Thái độ ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương, tỏ ra cương quyết. Ông vừa được giao quyền hạn và trách nhiệm lớn là đôn đốc, theo dõi, kiểm tra toàn bộ máy cơ chế phòng chống tham nhũng. Ông lẳng lặng đích thân đến dự các phiên tòa vừa qua. Các luật sư am hiểu tình hình như Trần Đình Triển, Trần Quốc Thuận cho rằng do tác động của ông Thanh nên đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, tên của tướng Ngọ và tướng Quang mới được công khai tiết lộ ra công luận, và vụ án “tiết lộ bí mật nhà nước “mới được khởi tố một cách nhanh chóng đặc biệt như thế.
Báo Dân Trí còn cho rằng tướng Ngọ khó lòng chạy tội. Vì ngày 17/5/2012 chỉ có tướng Ngọ là trưởng Ban Chuyên án (BCA) Vinalines vừa gặp thủ tướng xong, biết chuyện Dũng sắp bị bắt giữ, và Dũng biết ngay chuyện lâm nguy để bỏ trốn ngay, chỉ có tướng Ngọ là người duy nhất có thể làm được chuyện ấy. Trước đó tướng Ngọ rất tự tin, bình tĩnh do cho rằng cấp trên là bộ trưởng, thủ tướng, thường trực ban bí thư đều trong nhóm lợi ích với mình, sẽ buộc phải bao che cho mình, chỉ cần bị cáo trốn ra nước ngoài là xong chuyện. Nhưng ai ngờ. Hoa Kỳ đã không cho Dương Chí Dũng nhập cảnh, cũng như từng không cho Vương Lập Quân, trùm công an Trùng Khánh (Trung Quốc) tỵ nạn trong tòa lãnh sự Mỹ. Tòa án còn cho biết bằng chứng tham nhũng của tướng Ngọ đã có trong sổ tay của Dương Chí Dũng nộp cho tòa. Đã có ý kiến cần sớm khởi tố đích danh tướng Ngọ vì đã có dấu hiệu phạm pháp, đình chỉ công tác, niêm phong tài sản, trong khi chờ xét xử.
Một nét các báo trong nước nêu bật là mới tháng trước ông Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc, khi dư âm vụ đại án Bạc Hy Lai và vợ còn sôi nổi, với bản án tử hình cho bà Cốc Lai Lai và tù chung thân cho ông Bạc Hy Lai. Đặc biệt là vụ án lớn hơn mà tội phạm là ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng CS Trung Quốc, đang trong thời kỳ điều tra. Ông Khang còn là Trưởng ban Chính trị - Pháp luật Trung ương đảng, trùm lên trên các ngành chuyên chính là an ninh - công an - tòa án và kiểm sát đầy thế lực và đặc quyền, bị điều tra về những tội hình sự còn nặng hơn ông Bạc Hy Lai. Ông Nguyễn Bá Thanh mang về nước phương châm quyết liệt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình “diệt cả ruồi và hổ“, ngụ ý quyết diệt tham nhũng mọi cỡ từ nhỏ đến lớn nhất, không chừa một ai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra Thông điệp đầu năm hứa hẹn cải cách thể chế và thực thi dân chủ. Mong ông giữ lời hứa, đi hàng đầu trong xử lý vụ án đã khởi tố theo đúng luật pháp nghiêm minh, tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, trong sạch hóa bộ máy toàn ngành công an, thành thanh “Bảo kiếm an dân“, diệt mọi đàn sâu bọ tham nhũng, tham quan ô lại kết thành phe nhóm lợi ích riêng, chống bành trướng và tay sai của chúng ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ này. Mong ông góp sức tạo nên đa số trong Bộ Chính trị và Trung ương để kiến lập thể chế mới như ông đã hứa, giảm đặc quyền của các công ty quốc doanh, mở rộng tự do cạnh tranh trong kinh doanh theo luật pháp, cải cách ngành tư pháp được công minh, ngăn ngừa những vụ án tệ hại như 2 vụ đại án Vinashin và Vinalines vừa qua, làm tiêu tan hơn 10 tỷ đôla tiền bạc của dân, làm mất lòng tin của đồng bào khắp nơi.
Bùi Tín
28 năm qua lại trở về, với ngành hàng hải lời thề nước non
Dưới cờ ta nguyện cùng đưa, con tàu hàng hải tới bờ vinh quang!
Cứ như đùa cợt rất không đúng chỗ với tòa. Thì ra bị cáo vẫn đinh ninh rằng sẽ có cấp trên cùng hội cùng thuyền ứng cứu, nếu không anh ta vẫn còn vốn, là sẽ tố cáo một kẻ tội phạm cỡ bự hơn để được khoan hồng. Quả nhiên khi được gọi ra làm nhân chứng cho phiên tòa xử em ruột Dũng là Trung tá Dương Tự Trọng, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, về tội “tổ chức cho người khác vượt biên“, Dũng mới lật ngửa lá bài, khai ra 3 lần đút lót hàng triệu đôla cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng thường trực Bộ Công an, ủy viên Trung ương đảng, người đang cầm đầu Ban Chuyên án của vụ đại án này. Dũng còn khai rằng có người của mình tên là Tiệp “đã gặp anh Quang ở cấp trên”, liền bị quan tòa ngăn lại và bịt miệng: ”Thôi, không nói thêm nữa, đủ rồi!”, vì ai nấy đều biết “anh Quang ” đây là đại tướng bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị của đảng CS Trần Đại Quang.
Công luận suốt tuần qua bàn tán không phải chỉ về vụ đại án Vinalines, còn bàn nhiều hơn đến tình trạng xuống cấp đến cùng cực của ngành công an, nơi đang có những con sâu bự nhất, lẽ ra phải là “bạn dân” thì ở nhiều nơi là “tai họa cho dân“. Công luận hết sức bất bình bàn tán chuyện sỹ quan và nhân viên công an chuyên cầm dùi cui, súng ngắn súng dài, hơi cay, xe hòm kín đi đàn áp bà con dân oan và các chiến sỹ dân chủ, la hét chửi bới dân, “mày tao” với các cụ già, xàm xỡ với phụ nữ, đạp giày vào mặt thanh niên, tra tấn đến chết nhiều công dân trong trụ sở công an và trong trại giam. Các báo Dân Trí, Thanh Niên online nhận xét công an đã trở thành "lũ kiêu binh được nuông chiều đặc biệt", lên cấp rất nhanh, khen thưởng rất hậu - hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên đại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (đầu năm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, đại tá trở lên).
Hàng ngàn sỹ quan công an cấp cao làm gì trong thời bình, để cho an ninh sa sút đi một cách thảm hại so với thời chiến, họ nhận lương cao, bổng lộc nhiều, nhà cao cửa rộng, xe cộ sang trọng, thành nhóm lợi ích béo bở nhất, quyền hành không giới hạn, túi tham không đáy, chi ngân sách đặc biệt, bị tiết lộ là không kém ngân sách bộ quốc phòng.
Mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí ngày (4/1 và 7/1/2014) cho rằng công an được ca ngợi là “Thanh Bảo Kiếm” sắc bén nhằm tấn công bọn tội phạm quấy nhiễu dân, canh gác cho dân yên ngủ, trên thực tế đang tự biến thành nhũng lũ tội phạm nguy hiểm tàn bạo nhất, liên minh với bọn xã hội đen để đánh đập tàn nhẫn các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền cũng như bà con dân oan. Họ đánh dân rất hiểm độc không phải bằng dùi cui cao su mềm, mà bằng gậy gỗ cứng, gậy sắt, dao nhọn và bằng những cú đấm của kẻ luyện võ thuật công phu.
Vụ án làm lộ bí mật nhà nước liên quan đến Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và cả Đại tướng Trần Đại Quang đã được ngành tư pháp khởi tố để điều tra truy cứu trách nhiệm, nhưng chưa khởi tố đích danh ai. Tuy vậy cả ngành công an bị lên mâm trước công luận và cả triều đình bị chấn động như giữa một cơn bão lớn đang gia tăng tốc độ. Vụ án sẽ đi đến đâu? Sẽ được giải quyết sòng phẳng, minh bạch theo đúng pháp luật như Bộ Chính trị cam kết với dân, không có khu vực hay cá nhân nào cấm chạm đến, hay là lại là chuyện các nhóm lợi ích thương lượng bênh che nhau, cho chìm xuồng, sau khi thí mạng vài kẻ bộ hạ để “giữ gìn sự ổn định”?.
Các nhà bình luận trên mạng Dân Làm Báo và báo Dân Trí cho rằng trong Bộ Chính trị có 2 nhóm đối lập; Thanh niên online còn nói rõ có 4 vị có ý kiến phải khoanh vụ án lại, không mở rộng thêm để tránh nguy cơ đổ vỡ lớn, còn 10 ý kiến còn lại là phải giải quyết theo pháp luật, hoặc còn do dự. Một số mạng và blogger tự do đoán rằng 4 vị muốn khoanh vụ án rất có thể là các ông Trần Đại Quang, người cầm đầu ngành công an; ông Lê Hồng Anh, thường trực ban bí thư; ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tổ chức Trung ương; và ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn. Nhóm này ráo riết lôi kéo những người do dự như ông Nguyễn Thiện Nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân để cân bằng thế lực.
Nhóm trong Bộ Chính trị có ý định làm rõ vụ đại án này, điều tra nghiêm minh và phá án theo đúng luật có nhiều khả năng gồm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên huấn Đinh Thế Huynh… Chỉ riêng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chưa rõ sẽ ngả về bên nào. Nhân vật quan trọng hàng đầu là thủ tướng cũng đang kín đáo, chưa tỏ thái độ rõ ràng. Về lý sự, lẽ ra ông phải bảo vệ các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ của ông, nhưng ông lại sợ đứng về phía thiểu số, sẽ bị mất điểm khi bênh che những kẻ phạm tội đã quá hiển nhiên, trong một vụ án đã vỡ lở, rất khó ém nhẹm.
Trong khi công luận đồn đoán như trên, 2 bên đã ra quân rõ rệt. Phe muốn cho “chìm xuồng” đã sớm bác bỏ lời “vu cáo của tử tội Dương Chí Dũng” qua lời của Trung tướng Hoàng Công Tư, thủ trưởng cơ quan điều tra ngành công an. Khi trả lời Báo Công an Nhân dân, ông này nói rằng “chúng tôi đã điều tra, Dương Chí Dũng đã khai và đã cải chính, xin lỗi về sự vu cáo này “. Nhà báo Nguyễn Như Phong trên báo PetroTime nhanh nhẩu bênh tướng Ngọ là “nửa triệu đôla nặng đến 5 kilô làm sao ông Dũng có thể mang đến nhà tướng Ngọ được”, liền bị nhà báo Đoan Trang bác bỏ, trên Dân Luận (6/1/2014) coi đó là sự bênh che vụng về thấp kém của kẻ bồi bút vô liêm sỉ.
Trong khi đó phe chủ trương cứ phép nước mà làm tới có vẻ thắng thế. Thái độ ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương, tỏ ra cương quyết. Ông vừa được giao quyền hạn và trách nhiệm lớn là đôn đốc, theo dõi, kiểm tra toàn bộ máy cơ chế phòng chống tham nhũng. Ông lẳng lặng đích thân đến dự các phiên tòa vừa qua. Các luật sư am hiểu tình hình như Trần Đình Triển, Trần Quốc Thuận cho rằng do tác động của ông Thanh nên đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, tên của tướng Ngọ và tướng Quang mới được công khai tiết lộ ra công luận, và vụ án “tiết lộ bí mật nhà nước “mới được khởi tố một cách nhanh chóng đặc biệt như thế.
Báo Dân Trí còn cho rằng tướng Ngọ khó lòng chạy tội. Vì ngày 17/5/2012 chỉ có tướng Ngọ là trưởng Ban Chuyên án (BCA) Vinalines vừa gặp thủ tướng xong, biết chuyện Dũng sắp bị bắt giữ, và Dũng biết ngay chuyện lâm nguy để bỏ trốn ngay, chỉ có tướng Ngọ là người duy nhất có thể làm được chuyện ấy. Trước đó tướng Ngọ rất tự tin, bình tĩnh do cho rằng cấp trên là bộ trưởng, thủ tướng, thường trực ban bí thư đều trong nhóm lợi ích với mình, sẽ buộc phải bao che cho mình, chỉ cần bị cáo trốn ra nước ngoài là xong chuyện. Nhưng ai ngờ. Hoa Kỳ đã không cho Dương Chí Dũng nhập cảnh, cũng như từng không cho Vương Lập Quân, trùm công an Trùng Khánh (Trung Quốc) tỵ nạn trong tòa lãnh sự Mỹ. Tòa án còn cho biết bằng chứng tham nhũng của tướng Ngọ đã có trong sổ tay của Dương Chí Dũng nộp cho tòa. Đã có ý kiến cần sớm khởi tố đích danh tướng Ngọ vì đã có dấu hiệu phạm pháp, đình chỉ công tác, niêm phong tài sản, trong khi chờ xét xử.
Một nét các báo trong nước nêu bật là mới tháng trước ông Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh để học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc, khi dư âm vụ đại án Bạc Hy Lai và vợ còn sôi nổi, với bản án tử hình cho bà Cốc Lai Lai và tù chung thân cho ông Bạc Hy Lai. Đặc biệt là vụ án lớn hơn mà tội phạm là ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng CS Trung Quốc, đang trong thời kỳ điều tra. Ông Khang còn là Trưởng ban Chính trị - Pháp luật Trung ương đảng, trùm lên trên các ngành chuyên chính là an ninh - công an - tòa án và kiểm sát đầy thế lực và đặc quyền, bị điều tra về những tội hình sự còn nặng hơn ông Bạc Hy Lai. Ông Nguyễn Bá Thanh mang về nước phương châm quyết liệt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình “diệt cả ruồi và hổ“, ngụ ý quyết diệt tham nhũng mọi cỡ từ nhỏ đến lớn nhất, không chừa một ai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra Thông điệp đầu năm hứa hẹn cải cách thể chế và thực thi dân chủ. Mong ông giữ lời hứa, đi hàng đầu trong xử lý vụ án đã khởi tố theo đúng luật pháp nghiêm minh, tôn trọng nguyện vọng của nhân dân, trong sạch hóa bộ máy toàn ngành công an, thành thanh “Bảo kiếm an dân“, diệt mọi đàn sâu bọ tham nhũng, tham quan ô lại kết thành phe nhóm lợi ích riêng, chống bành trướng và tay sai của chúng ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ này. Mong ông góp sức tạo nên đa số trong Bộ Chính trị và Trung ương để kiến lập thể chế mới như ông đã hứa, giảm đặc quyền của các công ty quốc doanh, mở rộng tự do cạnh tranh trong kinh doanh theo luật pháp, cải cách ngành tư pháp được công minh, ngăn ngừa những vụ án tệ hại như 2 vụ đại án Vinashin và Vinalines vừa qua, làm tiêu tan hơn 10 tỷ đôla tiền bạc của dân, làm mất lòng tin của đồng bào khắp nơi.
Bùi Tín
(VOA)
Về sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh ở các phiên tòa
(Dân trí) - 10 giờ sáng 15.1, ông Nguyễn Bá Thanh –
Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã có mặt tại TAND TP HCM để theo dõi
phiên xử án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
Từ trước đến nay, ít có
trường hợp Trưởng Ban nội chính Trung ương liên tục xuất hiện tại tòa
phiên tòa xét xử tham nhũng và các vụ án liên quan. Hoặc nếu có, cũng ít
được dư luận chú ý như trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh.
Chú ý là vì, bản thân
ông Nguyễn Bá Thanh đã cho người dân biết được quyết tâm chống tham
nhũng của ông, nên nói đến ông là nói đến vai trò của một “vị tướng”
chống tham nhũng. Bạn đọc còn nhớ cách đây đúng một năm, tại Hội nghị
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước được
tổ chức ở Đà Nẵng ngày 10.1.2013, Trưởng Ban Nội chính Trung ương
Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền,
không nói nhiều”.
Từ ngày ông Nguyễn Bá
Thanh giữ chức vụ mới đến nay, người dân cả nước sốt ruột chờ ông “hốt”
tham nhũng. Và gần đây, những vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử, kể ra
dân cũng đỡ sốt ruột đôi chút.
Có những cán bộ lãnh
đạo được người dân đặt niềm tin, niềm tin ấy trở thành một trọng trách
ngoài trọng trách của chức vụ, ông Nguyễn Bá Thanh là một trường hợp như
vậy. Khi ông xuất hiện ở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng, Dương Tự
Trọng, người dân tin tưởng sẽ có điều gì đó thật tích cực xảy ra, cho dù
ông không phải là quan tòa.
Theo dõi phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, ai cũng thấy rõ cùng với sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh, Dương Chí Dũng đã khai
ra những điều rúng động pháp đình. Có thể đó là sự trùng hợp ngẫu
nhiên, có thể cũng nhờ cái “uy” của ông. Dù vì lý do gì, người dân cũng
ghi nhận quyết tâm chống tham nhũng, xử lý tội phạm tham nhũng ở ông.
Không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động.
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa
đến phiên tòa xét xử siêu lừa Huyền Như, chứng tỏ ông theo dõi sát sao
tất cả các vụ án. Với sự quyết tâm và công tâm của ông, sẽ khó có thể bỏ
lọt tội phạm và cũng hạn chế xảy ra oan sai. “Hốt liền” không có nghĩa
là ai cũng hốt, mà chỉ hốt những kẻ tham nhũng.
Trong vụ án Huyền Như,
còn nhiều uẩn khúc chưa được sáng tỏ. Biết đâu sẽ có những lời khai làm
rúng động như Dương Chí Dũng đã làm ở phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng.
Biết đâu có những gương mặt lẩn khuất sau vụ án sẽ bị đưa ra ánh sáng.
Sau những phiên tòa vừa
qua, dư luận, người dân có phần tin tưởng vào một giai đoạn chống tham
nhũng mới, hy vọng bắt được những con sâu lớn trong bầy sâu tham nhũng.
Còn nữa, vụ án bầu Kiên
sắp được đưa ra xét xử. Sẽ có những bất ngờ trong cuộc chiến chống tham
nhũng. Và có thể cũng sẽ có sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh như
ông từng xuất hiện.
Lê Chân Nhân
Tại sao không hợp pháp mại dâm?
(bài viết có tham khảo bài biên về phò đồ sơn của Anhoangtrungtuong)
Hồi tôi còn là ở siêu thị, giờ nghỉ trưa tôi hay tán chuyện với vài anh bạn làm cùng người Anh và Ba Lan, vì là toàn đàn ông lên câu chuyện hay xoay quanh đề tài mại dâm, 1 lần anh bạn người Anh hỏi : “ Việt nam mày có gì đặc sắc?” tôi nói ngay không đắn đo: “Việt nam quê tôi, mại dâm là rẻ nhất thế giới”.
Ở Anh mại dâm về cơ bản là hợp pháp, nhưng môi giới thì lại bất hợp pháp, các cô cũng không được mời khách ở nơi công cộng và cũng chưa có nhà thổ, các ông nghị vẫn đang cãi nhau về việc cho phép nhà thổ, giá các cô gái mại dâm ở Anh xê dịch từ 70-100 bảng Anh cỡ 3 triệu tiền Việt. Tôi muốn mua dâm ở Anh cũng rất khó vì tốn 1 khoản khá lớn.
Việt nam thời thuộc Pháp, mại dâm là hợp pháp, người Pháp cho xây nhưng nhà thổ mà hồi đó gọi là nhà xăm, các cô gái hành nghề tại đó và không được đi lung tung, các cô được cấp chứng chỉ và được khám chữa bệnh, và có quyền từ chối khách nếu hồ-nghi khách có bệnh, do hồi đó chưa phát minh ra bao cao su.
Hồi tôi còn là ở siêu thị, giờ nghỉ trưa tôi hay tán chuyện với vài anh bạn làm cùng người Anh và Ba Lan, vì là toàn đàn ông lên câu chuyện hay xoay quanh đề tài mại dâm, 1 lần anh bạn người Anh hỏi : “ Việt nam mày có gì đặc sắc?” tôi nói ngay không đắn đo: “Việt nam quê tôi, mại dâm là rẻ nhất thế giới”.
Ở Anh mại dâm về cơ bản là hợp pháp, nhưng môi giới thì lại bất hợp pháp, các cô cũng không được mời khách ở nơi công cộng và cũng chưa có nhà thổ, các ông nghị vẫn đang cãi nhau về việc cho phép nhà thổ, giá các cô gái mại dâm ở Anh xê dịch từ 70-100 bảng Anh cỡ 3 triệu tiền Việt. Tôi muốn mua dâm ở Anh cũng rất khó vì tốn 1 khoản khá lớn.
Việt nam thời thuộc Pháp, mại dâm là hợp pháp, người Pháp cho xây nhưng nhà thổ mà hồi đó gọi là nhà xăm, các cô gái hành nghề tại đó và không được đi lung tung, các cô được cấp chứng chỉ và được khám chữa bệnh, và có quyền từ chối khách nếu hồ-nghi khách có bệnh, do hồi đó chưa phát minh ra bao cao su.
Bản đồ hợp pháp mại dâm thế giới:
- Màu đỏ: mại dâm là bất hợp pháp, nhiều lãnh thổ có màu đỏ trong đó có VN, tiếng là bất hợp pháp, nhưng đi đâu cũng gặp phò.
- Màu xanh lá cây là hợp pháp, phò đóng thuế và đc pháp luật bảo vệ, tuyền bộ bắc Âu có màu này.
- Màu xanh da trời là nơi cấm nơi không, ví dụ tỉnh này thì hợp pháp, nhưng tỉnh khác thì đéo.
- Màu tím là chưa có luật lệ gì, kệ mẹ chúng mài.
Thời nay thì khác.
Mỗi lần về Việt nam, tôi thường chuồn đi Đồ sơn, đó là khu nghỉ mát người Pháp xây từ thời xưa, có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ của tư nhân lẫn nhà nước, 1 sòng bạc lớn đã được xây ở đây nhưng người Việt không được vào chơi, ở Việt nam thời điểm này, cả cờ bạc lẫn mại dâm đều bị coi là bất hợp pháp.
Nhưng mại dâm Đồ sơn thì khác, tôi là khách mua dâm khá quen mặt ở đây, tôi bắt đầu đến chốn này hơn 10 năm trước từ khi giá còn là 70 nghìn cho 1 lần mua dâm, hiện giờ giá đã là 250 nghìn. Từ hồi đó đến giờ tôi chưa thấy 1 vụ bắt bớ mại dâm nào ở Đồ sơn, mặc dù vào bất kì nhà nghỉ tư nhân nào cũng có nhân viên mời chào mua dâm. Và các cô gái trẻ đạp xe mini hoặc ngồi xe ôm đi như con thoi nhà này sang nhà khác để khách xem mặt. Bạn có thể nói nhỏ sở thích của mình để người gọi dễ điều hành, chẳng hạn béo hay gầy hay cao, hay số đo vòng 1 hay vòng 3 to, hay thích cô “nghề cao” hay “ nhà lành” vv.
Giá 250 nghìn bao gồm cả tiền phòng nghỉ, phòng nghỉ nào cũng có điều hòa và tắm nước nóng, nhưng chăn đệm tôi có cảm tưởng luôn ẩm ẩm, chắc do tần suất sử dụng quá nhanh không kịp phơi khô. Phần tiền được chia ra, 150 nghìn cho chủ nhà nghỉ, 100 nghìn cho cô gái.
Cô gái không được cả 100 nghìn, cô có 1 chủ nuôi ăn ngủ và giới thiệu cô đi khách, món 100 nghìn sẽ chia đôi, chủ 50 vào cô 50, có khi chia tứ-lục, chủ 60 cô có 40, tức là 1 lần bán dâm, cô thu về chỉ hơn 1 bảng Anh.
Thế nhưng nếu 1 ngày thu nhập không tệ, nếu trung bình gặp 10 khách 1 ngày, cô gái sẽ thu về 500 nghìn, cộng với tiền bo của khách, khách thường bo như tôi, 20 nghìn hay 50 nghìn, nhưng nhiều khách sộp có thể bo nhiều hơn nếu được hài lòng. Các cô gái ở đây không bao giờ đòi tiền bo.
Thu nhập của cô gái trung bình vào cỡ xấp xỉ 25 triệu/ tháng, 1 số tiền nằm mơ với các cô gái nông thôn nghèo, và nếu xinh đẹp và được đông người chọn, 1 cô gái có thể kiếm gấp 3 số đó. Và khỏi thuế má gì.
Ở Quất lâm, 1 bãi biển đục ngầu phù sa thuộc Nam định, giá còn rẻ hơn nữa, tôi chỉ phải 150 nghìn cho 1 lần mua dâm, và nếu chấp nhận giao cấu ở 1 trong những ki ốt lụp xụp ngay sát biển, ở những phòng ẩm nhỏ và không có điều hòa hay nước nóng, giá chỉ còn 130 nghìn, tương đương 4 bảng Anh. Sau khi cưa đôi tiền phòng và cưa đôi lần nữa với chủ, cô gái bán dâm chỉ nhận được xấp xỉ 1 bảng Anh. 1 mức giá khiến các đồng nghiệp phương Tây phải rớt nước mắt.
Ở Hanoi thì có gái gọi, các anh liền ông chia sẻ số điện thoại các cô cho bạn bè, giá giao động từ 300 nghìn đến 1 triệu, khi gọi đến số các cô lần đầu cần phải đọc mật khẩu để biết là bạn của khách quen, mật khẩu thường là : “ bạn anh Tuấn, bạn anh Linh hay bạn anh xx”, thế là nhận ra tín hiệu và thỏa thuận bãi -đáp ngay, nhưng ở Hanoi, rất có thể bạn bị bắt về đồn và nộp phạt vì mua bán dâm, hãy cẩn thận.
Ở nông thôn hay làng bản xa xôi, các cô không có nhiều chọn lựa, thường là khi vừa mới lớn thì vội vàng lấy 1 anh chồng, đẻ vài đứa, và cắm mặt vào đồng ruộng hay đồi nương, lúc nào cũng lo thiếu tiền, thế là hết 1 đời người. Như ở quê tôi, 1 làng thuần nông thuộc 1 huyện ở Hải dương, 22 tuổi mà chưa lấy được chồng thì bị coi là ế.
Ở thôn làng buồn như vậy, nên rất đông các cô gái từ nông thôn hay vùng cao đến bán dâm tại Đồ sơn, các cô cũ thường về làng và rủ bạn bè hoặc họ hàng lên, giới thiệu 1 người mới thì các cô được 1 khoản tiền, và cũng đc 1 khoản tiền nữa nếu cô gái đc giới thiệu còn trinh. Lắm hôm ngồi đợi gái, tôi nghe các cô nói chuyện với nhau toàn bằng tiếng dân tộc. Ở đây không hề có chuyện ép buộc, các cô có nghỉ phép về thăm nhà hay về ăn tết là thường, lúc vắng khách tôi luôn thấy các cô túm tụm ăn quà vặt, và cười đùa vui vẻ.
Khách có vô số cô gái để chọn, tôi hay ngồi uống bia ở phòng khách rộng và các cô gái đi ngang qua, tha hồ chọn cô mình thích và dẫn cô được chọn vào phòng. Nếu không chọn được, người quản lí khách sạn sẽ gọi thêm vài cô khác, vào cuối tuần, có cả vài chục cô cho tôi chọn. Tôi thấy có cô xinh đẹp khi vừa xong với tôi thì có ngay 1 khách khác, và khi xuống lấy tiền lại ĐƯỢC 1 khách khác dẫn lên, liên tục 3 lần trong vòng 30 phút. Bao cao su là bắt buộc ở đây, nhưng cũng có lần 1 cô đề nghị tôi không dùng bao, khiến tôi từ chối nhưng hơi run run.
Nhà nước đã ra luật mới không bắt những cô gái bán dâm đi tù, nơi được gọi 1 cách hoa mĩ “ trại phục hồi nhân-phẩm”. Đây là 1 đạo luật rất tiến bộ theo tôi. Giờ các cô chỉ bị xử phạt hành chính, như thế là yên tâm công-tác hơn.
Theo tôi, nhân phẩm của các cô không có vấn đề gì, hoặc không tệ hơn những anh đi mua dâm, các cô đâu có ăn cắp của ai? Tư cách các cô vẫn hơn nhiều những anh cảnh sát ăn mãi lộ, hay bất kì nhân viên công quyền nào lợi dụng chức vụ mà nhận phong bì dưới gầm bàn.
Mại dâm đã tồn tại ở Việt nam từ rất lâu, và chưa bao giờ cấm được triệt-để, vì đó là nhu cầu của con người như ăn uống, tại sao nhà nước không hợp pháp mại dâm, ví dụ chỉ ở Đồ sơn hay Quất lâm hay 1 vài bãi biển khác, vì nếu không thể cấm, thì tạo sao không sống hòa bình với nó, như Hà lan, Đức, Thụy sĩ hay Anh vô số nước khác hợp pháp mại dâm?
Tôi đọc rất nhiều vụ hiếp dâm trên cả nước, khắp nơi, mà tội phạm là những ông già tóc bạc hay thanh niên mới lớn, nhưng chưa từng có vụ nào xảy ra ở Đồ sơn, nơi đơn giản, người đàn ông khát-tình sẽ được thỏa mãn chỉ với 8 bảng Anh từ A đến Z.
- Màu đỏ: mại dâm là bất hợp pháp, nhiều lãnh thổ có màu đỏ trong đó có VN, tiếng là bất hợp pháp, nhưng đi đâu cũng gặp phò.
- Màu xanh lá cây là hợp pháp, phò đóng thuế và đc pháp luật bảo vệ, tuyền bộ bắc Âu có màu này.
- Màu xanh da trời là nơi cấm nơi không, ví dụ tỉnh này thì hợp pháp, nhưng tỉnh khác thì đéo.
- Màu tím là chưa có luật lệ gì, kệ mẹ chúng mài.
Thời nay thì khác.
Mỗi lần về Việt nam, tôi thường chuồn đi Đồ sơn, đó là khu nghỉ mát người Pháp xây từ thời xưa, có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ của tư nhân lẫn nhà nước, 1 sòng bạc lớn đã được xây ở đây nhưng người Việt không được vào chơi, ở Việt nam thời điểm này, cả cờ bạc lẫn mại dâm đều bị coi là bất hợp pháp.
Nhưng mại dâm Đồ sơn thì khác, tôi là khách mua dâm khá quen mặt ở đây, tôi bắt đầu đến chốn này hơn 10 năm trước từ khi giá còn là 70 nghìn cho 1 lần mua dâm, hiện giờ giá đã là 250 nghìn. Từ hồi đó đến giờ tôi chưa thấy 1 vụ bắt bớ mại dâm nào ở Đồ sơn, mặc dù vào bất kì nhà nghỉ tư nhân nào cũng có nhân viên mời chào mua dâm. Và các cô gái trẻ đạp xe mini hoặc ngồi xe ôm đi như con thoi nhà này sang nhà khác để khách xem mặt. Bạn có thể nói nhỏ sở thích của mình để người gọi dễ điều hành, chẳng hạn béo hay gầy hay cao, hay số đo vòng 1 hay vòng 3 to, hay thích cô “nghề cao” hay “ nhà lành” vv.
Giá 250 nghìn bao gồm cả tiền phòng nghỉ, phòng nghỉ nào cũng có điều hòa và tắm nước nóng, nhưng chăn đệm tôi có cảm tưởng luôn ẩm ẩm, chắc do tần suất sử dụng quá nhanh không kịp phơi khô. Phần tiền được chia ra, 150 nghìn cho chủ nhà nghỉ, 100 nghìn cho cô gái.
Cô gái không được cả 100 nghìn, cô có 1 chủ nuôi ăn ngủ và giới thiệu cô đi khách, món 100 nghìn sẽ chia đôi, chủ 50 vào cô 50, có khi chia tứ-lục, chủ 60 cô có 40, tức là 1 lần bán dâm, cô thu về chỉ hơn 1 bảng Anh.
Thế nhưng nếu 1 ngày thu nhập không tệ, nếu trung bình gặp 10 khách 1 ngày, cô gái sẽ thu về 500 nghìn, cộng với tiền bo của khách, khách thường bo như tôi, 20 nghìn hay 50 nghìn, nhưng nhiều khách sộp có thể bo nhiều hơn nếu được hài lòng. Các cô gái ở đây không bao giờ đòi tiền bo.
Thu nhập của cô gái trung bình vào cỡ xấp xỉ 25 triệu/ tháng, 1 số tiền nằm mơ với các cô gái nông thôn nghèo, và nếu xinh đẹp và được đông người chọn, 1 cô gái có thể kiếm gấp 3 số đó. Và khỏi thuế má gì.
Ở Quất lâm, 1 bãi biển đục ngầu phù sa thuộc Nam định, giá còn rẻ hơn nữa, tôi chỉ phải 150 nghìn cho 1 lần mua dâm, và nếu chấp nhận giao cấu ở 1 trong những ki ốt lụp xụp ngay sát biển, ở những phòng ẩm nhỏ và không có điều hòa hay nước nóng, giá chỉ còn 130 nghìn, tương đương 4 bảng Anh. Sau khi cưa đôi tiền phòng và cưa đôi lần nữa với chủ, cô gái bán dâm chỉ nhận được xấp xỉ 1 bảng Anh. 1 mức giá khiến các đồng nghiệp phương Tây phải rớt nước mắt.
Ở Hanoi thì có gái gọi, các anh liền ông chia sẻ số điện thoại các cô cho bạn bè, giá giao động từ 300 nghìn đến 1 triệu, khi gọi đến số các cô lần đầu cần phải đọc mật khẩu để biết là bạn của khách quen, mật khẩu thường là : “ bạn anh Tuấn, bạn anh Linh hay bạn anh xx”, thế là nhận ra tín hiệu và thỏa thuận bãi -đáp ngay, nhưng ở Hanoi, rất có thể bạn bị bắt về đồn và nộp phạt vì mua bán dâm, hãy cẩn thận.
Ở nông thôn hay làng bản xa xôi, các cô không có nhiều chọn lựa, thường là khi vừa mới lớn thì vội vàng lấy 1 anh chồng, đẻ vài đứa, và cắm mặt vào đồng ruộng hay đồi nương, lúc nào cũng lo thiếu tiền, thế là hết 1 đời người. Như ở quê tôi, 1 làng thuần nông thuộc 1 huyện ở Hải dương, 22 tuổi mà chưa lấy được chồng thì bị coi là ế.
Ở thôn làng buồn như vậy, nên rất đông các cô gái từ nông thôn hay vùng cao đến bán dâm tại Đồ sơn, các cô cũ thường về làng và rủ bạn bè hoặc họ hàng lên, giới thiệu 1 người mới thì các cô được 1 khoản tiền, và cũng đc 1 khoản tiền nữa nếu cô gái đc giới thiệu còn trinh. Lắm hôm ngồi đợi gái, tôi nghe các cô nói chuyện với nhau toàn bằng tiếng dân tộc. Ở đây không hề có chuyện ép buộc, các cô có nghỉ phép về thăm nhà hay về ăn tết là thường, lúc vắng khách tôi luôn thấy các cô túm tụm ăn quà vặt, và cười đùa vui vẻ.
Khách có vô số cô gái để chọn, tôi hay ngồi uống bia ở phòng khách rộng và các cô gái đi ngang qua, tha hồ chọn cô mình thích và dẫn cô được chọn vào phòng. Nếu không chọn được, người quản lí khách sạn sẽ gọi thêm vài cô khác, vào cuối tuần, có cả vài chục cô cho tôi chọn. Tôi thấy có cô xinh đẹp khi vừa xong với tôi thì có ngay 1 khách khác, và khi xuống lấy tiền lại ĐƯỢC 1 khách khác dẫn lên, liên tục 3 lần trong vòng 30 phút. Bao cao su là bắt buộc ở đây, nhưng cũng có lần 1 cô đề nghị tôi không dùng bao, khiến tôi từ chối nhưng hơi run run.
Nhà nước đã ra luật mới không bắt những cô gái bán dâm đi tù, nơi được gọi 1 cách hoa mĩ “ trại phục hồi nhân-phẩm”. Đây là 1 đạo luật rất tiến bộ theo tôi. Giờ các cô chỉ bị xử phạt hành chính, như thế là yên tâm công-tác hơn.
Theo tôi, nhân phẩm của các cô không có vấn đề gì, hoặc không tệ hơn những anh đi mua dâm, các cô đâu có ăn cắp của ai? Tư cách các cô vẫn hơn nhiều những anh cảnh sát ăn mãi lộ, hay bất kì nhân viên công quyền nào lợi dụng chức vụ mà nhận phong bì dưới gầm bàn.
Mại dâm đã tồn tại ở Việt nam từ rất lâu, và chưa bao giờ cấm được triệt-để, vì đó là nhu cầu của con người như ăn uống, tại sao nhà nước không hợp pháp mại dâm, ví dụ chỉ ở Đồ sơn hay Quất lâm hay 1 vài bãi biển khác, vì nếu không thể cấm, thì tạo sao không sống hòa bình với nó, như Hà lan, Đức, Thụy sĩ hay Anh vô số nước khác hợp pháp mại dâm?
Tôi đọc rất nhiều vụ hiếp dâm trên cả nước, khắp nơi, mà tội phạm là những ông già tóc bạc hay thanh niên mới lớn, nhưng chưa từng có vụ nào xảy ra ở Đồ sơn, nơi đơn giản, người đàn ông khát-tình sẽ được thỏa mãn chỉ với 8 bảng Anh từ A đến Z.
(Blog Voong Ngau Pin)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét