Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thứ Năm, 16-01-2014 - Để cứu mình, Vietinbank và những bị hại khác hãy đoàn kết lại tìm giải pháp trong vụ án Huyền Như

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Audio phỏng vấn bà Huỳnh Thị Sinh ‘Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến’ (BBC). – “Để công dân thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam” (SVUSA). – Nhìn về Hoàng Sa để nhìn về chính nghĩa (Phi Vũ). – Trần Quang Thành: Nhà thơ Thanh Thảo: Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam (DĐXHDS). – Phan Văn Song: Tìm hiểu Hoàng Sa với Google Earth (Boxitvn).
- Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Đức về tình hình biển Đông (Boxitvn).
- Thông báo của No-U Hà Nội về Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Xâm Chiếm Hoàng Sa (DLB). – Hành trình Tri Ân Chiến Sỹ Hoàng Sa – Kỳ 1: Đức Trọng – Đà Lạt (DLB).  - Viết theo lời tâm sự của “một ngư dân Hoàng Sa”: ĐÃ BỐN MƯƠI NĂM CON THẦM ĐỢI CHỜ BA! (Đặng Huy Văn). “Má và con chỉ biết rằng/ Ba đã chiến đấu giữ Hoàng Sa/ Nhưng giặc Tàu quá đông/ Đã bắn trúng HQ 10 bị đắm/ Con hi vọng ba bơi được ra xa/ Rồi bị lạc vào đảo vắng/ Như chú Rô Bin Xơn/ Ba từng kể con nghe/ Và mong một ngày gần/ đây Ba sẽ lại quay về!” – Thơ tưởng nhớ và tri ân những Anh hùng Chiến sĩ Hải quân VNCH (DLB).
1- Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh? (DLB).
<- Bài học cuối năm (NLĐ). “Lâu nay, có nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa của ta lảng tránh về Hoàng Sa và Trường Sa, thì đây, sách Tiếng Việt ngay từ lớp 1 đã viết về Trường Sa và Hoàng Sa với cách diễn đạt thật dễ hiểu và nên thơ”. – Video: Sức sống trên đảo Trường Sa (VTV). – Công đoàn Viên chức TP.HCM: Hơn 6,2 tỉ đồng ủng hộ Trường Sa (PNTP). – Kiên quyết loại bỏ hành vi đưa ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam vào Đà Nẵng (CAĐN).
- NNC Đinh Kim Phúc: Một lòng hay hai lòng? (RFA).
- Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam (BBC).  – Lễ tiếp nhận Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội (QQDND).  – Ảnh Lễ tiếp nhận và thượng cờ trên tàu ngầm Hà Nội (TTXVN).
- Miến Điện tự tin đảm trách chức Chủ tịch ASEAN (RFI).
- Lãnh tụ đối lập Campuchia ủng hộ TQ trong tranh chấp Biển Đông (VOA).
- Manila mua thêm 2 tàu chiến Mỹ (RFI). – Philippines tăng cường quốc phòng hàng hải (PLTP).
- Trung Quốc nói xấu Thủ tướng Nhật ở Châu Phi (RFI). – Trung – Nhật và cuộc chiến năm Giáp Ngọ (BBC).
- Nghị sĩ Mỹ đòi Washington tỏ lập trường cứng rắn về Biển Đông (RFI). – ‘Mỹ phải cứng rắn trước đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc’ (VOA).  – ‘Mỹ không để yên cho TQ tung hoành’ (BBC).  – Mỹ không được khoan nhượng Trung Quốc (NLĐ).  – ‘New Strait Times’: 5 lý do có thể dẫn đến xung đột Mỹ – Trung Quốc (TN).
- Gia đình các tù nhân lương tâm lên tiếng trước phiên điều trần tại Hoa Kỳ (DLB).  – Thư tòa soạn: Phải có tiếng nói và phản ứng chung (Tổ Quốc). “Ngày 31/12/2013 không phải chỉ có Công Nhân, Quyền, Hải và Tuấn mà tất cả chúng ta đều bị xúc phạm ngay trong tư cách con người, và con người Việt Nam. Phải có tiếng nói và phản ứng chung“.
- Bản án Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Phú Yên dành cho ông Ngô Hào trong phiên tòa sơ thẩm ngày 11/9/2013 (Dân Luận).
- Video đầu tiên tham dự cuộc thi Quyền Con Người và Tôi 2013 với chủ đề Bình Đẳng (Dân Luận). – Video clip: Bài dự thi số 0001 cuộc thi Quyền Con Người và Tôi 2013 (Long Hoàng).
- Blogger Paulo Thành Nguyễn bị cấm xuất cảnh ngày 15/1/2014 (Dân Luận).
- Chương trình Quà Tết cho Tù nhân lương tâm đã khởi động (Nguyễn Tường Thụy).
- VOICE (Blog VOA). – Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ (BBC). “Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức cũng nói rằng ông không còn cảm thấy đơn độc để tranh đấu cho con trai của riêng mình mà phải tiếp tục con đường tranh đấu một xã hội dân chủ và công bằng cho Viêt Nam”.
- Làm thế nào để người dân tiếp cận với phong trào đấu tranh dân chủ? (RFA).
- ’20 tuổi mà đi theo Cộng sản là không có cái đầu’ (VOA).
- Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội (DĐXHDS).
- Nguyễn Trung Chính: Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái (DĐXHDS). - Bùi Văn Nam Sơn: Cần đổi mới tư duy chính trị (Boxitvn). – Đổi mới mô hình phát triển trong giai đoạn hiện nay – Tính tất yếu và khả năng thực hiện (VHNA).
- Tham nhũng đất đai nghiêm trọng tại Phương tú, Ứng Hoà hà nội (tiếp theo) (Lê Hiền Đức).
- Quá khó để che cho tướng công an Phạm Quý Ngọ (RFA).
- “Hãy lấy phần của mình, không thừa, không thiếu!” (Nguyễn Thế Thịnh).
- Trần Dân: Để cứu mình, Vietinbank và những bị hại khác hãy đoàn kết lại tìm giải pháp trong vụ án Huyền Như (BS). – Xét xử đại án Huyền Như: Luật sư nói HĐXX vi phạm pháp luật (TN).  – Xử “đại án” Huyền Như: Tiền trong ngân hàng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm (LĐ).  – Đề nghị VietinBank nhận trách nhiệm với khách hàng (TT).  – Luật sư đồng loạt đề nghị Vietinbank trả nợ (VNE).  – Nguyên Phó chủ tịch ACB đã rời Việt Nam (VnEco).   – Bắt giam giám đốc ngân hàng VietABank chi nhánh Bạc Liêu (TN). – ÔNG NGUYỄN BÁ THANH BẤT NGỜ GHÉ PHIÊN TÒA “ĐẠI ÁN” HUYỀN NHƯ (Tân Châu).
- Nguyễn Hoàng Đức: TÂM LÝ THÍCH ĐÁNH TRỐNG GHI TÊN CỦA NGƯỜI VIỆT (Nguyễn Tường Thụy). – Muôn mặt mạng xã hội (Nguyễn Vạn Phú). “Người có học không bao giờ dễ dãi chấp nhận mọi chuyện được trình ra cho họ mà phải sàng lọc, phán đoán với tư duy độc lập. Đáng tiếc tình hình bầy đàn trên các mạng xã hội làm mai một kỉ năng này đến nỗi con người ngày càng lười suy nghĩ, sẵn sàng ăn thức ăn nấu sẵn theo nghĩa bóng. Họ không thèm kiểm chứng thông tin, không thèm suy nghĩ xem lập luận được đưa ra có lô-gich không, có thuyết phục không. Các câu nhận xét hà dùa ăn theo ngày càng phổ biến“.
- Lu – Chúng ta để lại gì cho thế hệ mai sau? (Dân Luận).
- Thủy điện Sông Tranh: Lại bất an vì động đất (NLĐ).
- UBND huyện Chư Sê bồi thường 50 triệu đồng vụ “bắt giam hòn đá” (PNTP).
- Nằm ngủ trước vành móng ngựa (LĐ).
- Vụ “kiều nữ Hải Dương”: “Người ta phỉ báng nhân phẩm tôi” (TT).
- “Đi máy bay gì mà như đi cấy mướn, đi phát cỏ” (TT).
- Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam? (BBC).
- Mua tour để xuất ngoại “chui” (NLĐ).
- Bốn mươi sáu năm sau, chiếc nón cối được trả về chốn cũ (AP/ ĐCV). – Cựu binh Mỹ trả mũ cối cho gia đình liệt sĩ Việt Nam (VNE).
- Vũ Minh Khương: Việt Nam theo đuổi mô hình cải cách của Trung Quốc (NUS/ EAF/ TCPT).
- Những tư duy cản lực phát triển (VHNA).
- Nhân ngày mất của Rosa Luxemburg (1871 – 1919): Tự do luôn luôn là tự do của người khác chính kiến (pro&contra). – Chuyện vui: BỨC TRANH “ĐỒNG CHÍ LÊNIN ĐANG Ở VARSZAWA” (FB JB Nguyễn Hữu Vinh/ Dân Luận).
- Video clip: Người Trung Quốc đánh đập dã man bé trai Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương (Long Hoàng). Xung quanh em là những người lớn, kẻ đá qua, người đá lại, những người khác thì vui cười, trong khi đứa bé khóc thét vì đau đớn và sợ hãi. Không một ai bênh vực cho bé, mặc cho đứa trẻ bị hành hạ, tra tấn. Họ không phải là người, họ là những con chó sói đội lốt người!
- “Vương triều” Trung Quốc không bình yên (VHNA). – Chu Vĩnh Khang : Ngày tàn được báo trước (RFI). – Hiệu phó trường Đảng Trung Quốc dính bê bối ảnh nóng (VNE).  – Lộ ảnh ‘nóng’ hiệu phó trường đảng ở Trung Quốc quan hệ tình dục với học viên? (TN).
1- Giới hoạt động Hàn Quốc thả bong bóng rải truyền đơn sang Bắc Triều Tiên (RFI). – Các nhà hoạt động Nam Triều Tiên thả truyền đơn sang miền Bắc (VOA).
- Thủ tướng Campuchia kêu gọi dừng tẩy chay quốc hội (TTXVN). – Lãnh tụ đối lập Campuchia ra tòa về cáo buộc xúi giục biểu tình (VOA).  =>
- Thái Lan đối mặt với đòi hỏi cải cách chính trị (VOA).  – Thái Lan tổ chức bầu cử như dự kiến (BBC).  – Ủy ban bầu cử sẽ gặp riêng bà Yingluck vào 16/1 (TTXVN).  – Ông Suthep tố chính phủ đứng sau vụ tấn công nhà ông Abhisit.  – Thái Lan: Nhiều người biểu tình trở lại làm việc (TBKTSG).  – Thái Lan: Kịch bản nào cũng bế tắc (NLĐ). – Khủng hoảng chính trị Thái Lan : Tác hại kinh tế bắt đầu rõ nét (RFI).


- Thông cáo báo chí : Thư gửi Liên Hợp Quốc được 10 nghìn người ký (QNCBĐ). Anh Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ NCBĐ vừa cho biết: “Lúc này 13:00 ngày 16/1, đã được 11.898
- Trần Giao Thủy: Những tiếng nói dũng cảm (DCVOnline). – Xuống đường! Ta hẹn nhé (DLB).

- Một tài liệu nghiên cứu tỉ mỉ của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh, viết về sử gia Trần Trọng Kim, dài 35 trang: Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký (TCNCPT). “Cũng như nội các Trần Trọng Kim, Bảo Đại bị mang tiếng là một ông vua bù nhìn, theo nghĩa vô dụng chẳng làm được gì. Nhưng nội các Trần Trọng Kim dưới quyền Bảo Đại trên thực tế đã bắt tay thực hiện thần tốc hàng loạt công việc, mà riêng về mặt tốc độ tiến triển, có thể gọi là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, với một chính quyền chỉ tồn tại thực tế khoảng 4 tháng. Đến như việc nội các dưới quyền ông can thiệp với Nhật để thả cả tù nhân cộng sản, thì tinh thần đoàn kết hòa giải hòa hợp dân tộc đã được thực hiện đúng lời hứa, và đến thế là cùng!
- VOTE nà: Thủ tướng Dũng đi thăm PetroTimes (VQHN). – Ngựa ơi! (VLB). – “Quả đấm thép” đây: HẬU QUẢ CỦA NHỮNG “QUẢ ĐẤM THÉP” (Lê Khả Sỹ). “Phá nát rồi, bày mưu dựng lại’ Gọi là ‘tái cơ cấu’ – miếng mồi ngon/ Công ty mẹ, công ty con…/ Thay bình mới nhưng toàn rượu cũ“.
KINH TẾ
- PGS. TS Vũ Trọng Khải: Chào 2014: Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp – Những cơ sở khoa học của nó (Bùi Văn Bồng). – Đổi mới nông nghiệp: bài toán khó của Thủ tướng (RFA).
- Ngân sách 2014 và “cọc tiền thừa ở phút 89” (VnEco).
- Ðại công ty nhà nước Việt Nam chuẩn bị bán cổ phần (VOA). – Nhiều công ty nhà nước được niêm yết tại thị trường chứng khoán (RFA).
- Vốn xây đường tuần tra biên giới: “Lần này phải quyết đủ” (VnEco).  – Đề nghị bổ sung hơn 2.000 tỷ cho Dự án Nhà Quốc hội (DĐDN).
- VÌ SAO THÁNG 01 TÂY LỊCH HẰNG NĂM LÀ MỐC QUAN TRỌNG CỦA GIÁ VÀNG? (Hồ Hải). – Nửa tháng không đấu thầu vàng, giá vàng vẫn giảm (ĐT).  – Vàng rớt thảm trước tin Fed quyết giảm gói QE (ĐTCK).
1<- PTT Hoàng Trung Hải yêu cầu kiểm tra việc sử dụng quỹ đất 20% tại nhiều dự án (ĐT). - Đại biểu Quốc hội VN bị tố ‘bán nhà ảo’ (BBC).  – Audio: Lời nạn nhân của căn hộ ‘ảo’. – TPHCM còn hơn 17.000 căn hộ chờ người mua (TBKTSG).
- 10 cổ phiếu bị duy trì kiểm soát và kiểm soát đặc biệt (VnEco).
- Hà Nội tổng tấn công dịch vụ đổi tiền lẻ (ĐT).
- Bộ Tài chính công khai thông tin mức sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (VTV).  – Giảm mức sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (TBKTSG). – Petrolimex lãi gần 100 đồng mỗi lít xăng (VNE).
- ‘Hàng hiệu’ bị tố ‘có chất độc hại’: Loạn xuất xứ (TN).
- Hai doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên giao dịch bằng Bitcoin (DĐDN).  – Báo Mỹ thử nghiệm cho trả phí bằng tiền ảo Bitcoin (TT).
- Tập đoàn PetroVietnam tạm ngừng họat động tại Venezuela (RFI).
- ASEAN muốn Trung Quốc tăng đầu tư vào khu vực (TTXVN).
- Trung Quốc : Dự trữ ngoại tệ đạt kỷ lục 3.820 tỷ đô la (RFI).
- Hollande: Kích cung thay vì kích cầu để cải tổ kinh tế Pháp (RFI).
- Kinh tế toàn cầu đang ở “bước ngoặt” (BBC).  – Kinh tế toàn cầu năm 2014: lạc quan trong rủi ro (TBKTSG).
- Quốc hội Mỹ đồng ý về ngân sách năm 2014 của chính phủ (VOA).
- Hong Kong tiếp tục là nền kinh tế tự do nhất thế giới (TTXVN).
- Năm 2013, thu hơn 58 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc (ĐCSVN).
- Nhật tăng cường giao thương với châu Phi (BBC).

VĂN HÓA-THỂ THAO
1- Văn hóa các dân tộc thiểu số nhìn từ lý thuyết Trung tâm – Ngoại vi (VHNA).
- Sẽ tổ chức rước Nước, tế Cá tại lễ Khai ấn Đền Trần (TTXVN).
- Liên hoan đờn ca tài tử: Dư âm buồn (PNTP). – ‘‘Đờn ca tài tử’’ : Hồn cốt cổ truyền trước làn sóng hiện đại (RFI). =>
- Xem thường dư luận, liên tục “đạo” thơ (SGGP).
- Đặng Thân (Phannguyen). – Nguyễn Khải trong sự tiếp nhận của tôi trước 1996 (Vương Trí Nhàn).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: THUỞ MƠ LÀM VĂN SĨ – KỲ 3 (Nhật Tuấn).
- Đường đến động tiên (Nguyễn Tiến Dũng).
- LOA! LOA! LOA! RA MẮT FACEBOOK LIỆT TRUYỆN! (Faxuca). – Tan Theo Ngày Nằng Vội (Du Tử Lê). – Những ngôi nhà của một đời người (Da Màu).
- HÃY MỞ MẮT TO KHI HÔN! (NCTG).
- Đoàn Thanh Liêm: Chuyện về các bạn người Mỹ của tôi (ĐCV).
- Borges: Thợ nhuộm Hákim (Nhị Linh).
- Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái (BizLive/ Hữu Nguyên).
- Vietnam 2013 (Giangle).
- Nem – đặc sản tinh túy tuyệt vời của người Việt (Trần Thu Dung) (Thông Luận).
- Chút tình gửi lại nhân gian (SGGP). – Tuồng tìm khán giả (ĐBND).
- Làm phim lịch sử cần cẩn trọng (QĐND).
- Năm 2013, thu hơn 58 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc (TQ).
- Điểm phim: No (Thích học toán).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tống Văn Công: Giáo dục trước hai vấn đề cốt lõi (Boxitvn).
- Thi riêng, thi chung (NLĐ).  – Vì sao các trường đại học chưa tuyển sinh riêng? (PNTP).
- Bộ GDĐT lấy ý kiến về phương án thi tốt nghiệp (CP).  – “Bỏ thi TN môn ngoại ngữ”: Tuyển bằng đầu vào Đại học (GĐ).
- Hãy thôi lạc quan tếu! (NLĐ).
- ‘Phải dạy thêm vì học sinh quá ngu dốt’ (ĐV).
- Ngành giáo dục cắt giảm chi tiêu, ưu tiên tiền lương cho giáo viên (ĐBND).
- Điều chỉnh giờ học để học sinh không phải đến trường quá sớm (TN).
- Ngẫm nghĩ từ chuyện học của người Hàn Quốc (Kênh 14).
1<- Một học sinh bị hành hung ngay trường học (TT).
- Học trò yêu bạo: Phá tan hố ngăn thầy – trò (NLĐ).
- Có thể khởi tố vụ án lộ ảnh sex của cô giáo ở Bắc Giang (TN).
- Trắc nghiệm dấu hiệu sa sút trí nhớ ở người cao tuổi bằng ‘giấy và bút’ (VOA).
- AI CŨNG CÓ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO (Tâm Sáng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
1- Cần hỗ trợ thiết thực ngư dân đánh bắt xa bờ (CP).
- Lại một bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm Quinvaxem (TTXVN).
- Cứu đói nhân dịp Tết nguyên đán (RFA). =>
- Video: Không phát hiện chất độc hại trong dép nhựa Trung Quốc (VTV).  – Cảnh báo chất gây sỏi thận trong mì gói.
- Khởi tố bị can vụ bắt cóc trẻ ở bệnh viện (VNN).
- Ngày 20-1, xử lưu động 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em (NLĐ).
- Giải cứu 136 phụ nữ Việt khỏi động mại dâm ở Malaysia (NĐT).
- Bến xe náo loạn (NLĐ).  – Hàng ngàn người “bao vây” phòng vé Phương Trang (TT).  – Ngất xỉu vì vé xe tết (PLTP).
- Cháy lớn tại kho chứa vải, nhiều công nhân bỏ chạy (TTXVN).  – Cháy ngút trời ở kho chứa vải (NLĐ).
- Cảnh sát Malaysia cứu 18 phụ nữ Việt bị ép làm tiếp viên (TTXVN).
- Quảng Ninh xóa sổ “du lịch hút mật gấu” trong năm 2014 (TTXVN).
- Video: Tình trạng biển xâm thực ở ĐBSCL (VTV).
- Thêm 4 người nhiễm cúm H7N9 tại Trung Quốc (VOV).
- Trung Quốc: Các bản án gắt gao có an ủi được người bị mất con? (VOA).
- Chuyện về những ‘má mì’ tuổi teen (VOA).

- Nhập khẩu thiết bị y tế “quá đát”: Trách nhiệm của Bộ Y tế ở đâu? (PT). – Những sơ hở chết người (ĐĐK).
QUỐC TẾ
1<- ‘Phương Tây cần Syria để diệt khủng bố’ (BBC). – Quốc tế hứa viện trợ nhiều triệu đôla cho người Syria (VOA). – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm trại tị nạn Syria ở Iraq (VOA).  – Tình báo châu Âu hợp tác với chính quyền Syria (NLĐ).  – Tổng thống Syria hội đàm với ngoại trưởng Iran (Tin tức).
- Ngoại trưởng Mỹ thảo luận vấn đề Trung Đông với các giới chức Vatican (VOA).
- Mỹ – Israel va chạm ngoại giao do nặng lời với ông Kerry (RFI).
- Một loạt các vụ nổ bom giết chết 46 người tại Iraq (VOA). – Đánh bom tại Iraq làm 59 người thiệt mạng (VOV).  – LHQ muốn lãnh đạo Iraq tìm ra nguyên nhân bạo động (VOA).  – Video: Thủ tướng Iraq kêu gọi thế giới giúp sức chống Al Qaeda (VTV).
- Người Ai Cập bỏ phiếu ngày cuối của cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp (VOA). – Hiến pháp mới của Ai Cập có ý nghĩa gì? (BBC).  – Dân Ai Cập biểu quyết bản hiến pháp được quân đội hậu thuẫn (VOA).  – Ai Cập: Phép thử cho uy tín của tướng quân Sisi (TQ).
- Phụ nữ Afghanistan tìm cơ hội thăng tiến bất chấp hiểm nguy (VOA).
- Nam Sudan: Bài học cho chủ nghĩa ly khai (ĐBND).
- TQ thử thành công tên lửa siêu tốc (BBC). – Người Mỹ thông tin về vụ thử nghiệm thiết bị siêu âm thanh của Trung Quốc (Lenta/ Kichbu).
- Bloomberg: cải cách Viện Hàn lâm khoa học Nga đặt các nhà khoa học trước sự lựa chọn (Newsland/ Kichbu). – Nga cấm một nhà báo Mỹ nhập cảnh (VOA).
- Du khách Đan Mạch bị hãm hiếp, đánh đập ở Ấn Ðộ (VOA).
- NSA xâm nhập máy tính cá nhân trên toàn thế giới (VOA). – NSA theo dõi cả máy tính không nối mạng (BBC). – Obama sẽ thông báo việc cải cách cơ quan NSA (RFI).
- Hoa Vi phủ nhận bị Hoa Kỳ cài thiết bị theo dõi (RFI).
- Tổng thống Pháp bênh vực chiến lược Phi Châu, đời sống riêng tư (VOA).
- Nổ súng tại trường học bang New Mexico, ít nhất 4 người bị thương (VOA). – Mexico điều động quân đội đến khu vực băng đảng ma túy (VOA).
- Cựu điệp viên Serbia bị bắt vì cái chết của một nhà báo (VOA).

* Video: + Bản tin video sáng 15-01-2014; + Kinh doanh hàng mỹ nghệ trên đường phố;

* VTV: + Chào buổi sáng – 15/01/2014;  + Điểm báo – 15/01/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 15/01/2014;  + Tài chính tiêu dùng – 15/01/2014;  + Tài chính kinh doanh sáng – 15/01/2014;  + Tài chính kinh doanh trưa – 15/01/2014;  + Tài chính kinh doanh tối – 15/01/2014;  + Thế giới trong ngày – 15/01/2014;  + Thời sự 19h – 15/01/2014.

2231. ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI BÌNH NHƯỠNG NÓI VỀ TÌNH HÌNH TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 11/01/2014
(Đài  BBC  2/1)
Trả lời BBC tiếng Việt, Đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng Lê Quảng Ba cho rằng vụ Triều Tiên thanh trừng chú của lãnh tụ Kim Jong Un, ông Jang Song Thaek, “không phải là quyết định của một cá nhân mà là quyết định của tập thể lãnh đạo”. Đại sứ Lê Quảng Ba ca ngợi Triều Tiên và cho rằng, người dân Triều Tiên tiếp tục yêu mến ông Kim Jong Un và nhà lãnh đạo trẻ tuổi này “dần tỏ ra có khả năng giữ vững tính ổn định của đất nước”.

Ông Lê Quảng Ba nói: “Tôi thấy mọi việc đang bình thường. Sáng 1/1, Triều Tiên mời lãnh đạo các đoàn ngoại giao đi viếng lăng gọi là Cung Thái dương cẩm Tú Sơn của hai vị Kim Nhật Thành và Kim Jong il. Nhân dịp đầu năm mới, họ thường tổ chức đi viếng như vậy. Tôi thấy ngoài đường phố, người dân và xã hội vui vẻ bình thường. Mọi người đang tấp nập trên đường đi viếng và tham gia các hoạt động đầu năm mới”.
- Việc thanh trừng ông Jang Song Thaek không gây ra thay đổi, xáo trộn gì trong cuộc sống?
+ Không thể nhìn thấy và không có việc xáo trộn về xã hội có thể nhìn thấy được trên đường phố Bình Nhưỡng.
- Trong những động thái gần đây, ông Kim Jong Un có điều gì bất an khi ông yêu cầu quân đội phải thề trung thành tuyệt đối?
+ Đó là công việc nội bộ củạ họ. Khi tình hình đất nước tiến triển như thế nào, họ sẽ có những hoạt động tương ứng để đáp ứng yêu cầu nội bộ về việc xây dựng và những công việc của quốc gia.
- Theo những nguồn tin tình báo Hàn Quốc, người dân Triều Tiên đang có cảm giác sợ hãi đối với người lãnh đạo của họ vì nghĩ tại sao ông Kim Jong Un có thể làm như thế với người trong gia đình. Ông có cảm giác đó không?
+ Tôi không có cảm giác như vậy. Đó là công việc nội bộ của họ. Những việc làm vừa qua không phải là quyết định của một cá nhân vì những công việc ở tầm quan trọng như vậy là quyết định của tập thể lãnh đạo và có một quá trình. Tin từ phía Hàn Quốc nói, người dân cảm thấy hoảng hốt lo sợ chỉ là cảm xúc từ xa. Quan sát ở Bình Nhưỡng, tôi không thấy điều đó. Ngày đầu Năm Mới, những người đi viếng, những người ôm những bó hoa đi đường với nét mặt không có biểu hiện như các nguồn tin đã nói.
- Đến nay là hơn 2 năm ông Kim Jong Un lên nắm quyền, tình cảm của người dân Triều Tiên hiện nay đối với nhà lãnh đạo của họ như thế nào?
+ Theo những tin tức nắm được và quan sát của tôi, cuộc xử lý nội bộ vừa qua đáp ứng tình cảm, mong muốn của đa số lãnh đạo Đảng và người dân Triều Tiên. Họ xử lý dứt khoát những trường hợp lãnh đạo có lỗi lầm. Tình cảm của người dân đối với lãnh đạo Triều Tiên, đặc biệt đối với ông Kim Jong Un không có gì thay đổi, họ tiếp tục dành sự tin tưởng và yêu mến để nhân dân cùng lãnh đạo xây dựng đất nước.
- Dù ông Jang Song Thaek là nhân vật quyền lực số hai tại Triều Tiên và là người trợ giúp cho ông Kim Jong Un lên nắm quyền nhưng đột ngột bị xem là phạm tội không thể tha thứ và được mô tả với những lời lẽ rất nặng, không hiểu điều gì đã xảy ra dẫn đến sự thay đổi đột ngột đến vậy thưa ông?
+ Nghiên cứu về điều đó cần có thêm thời gian. Việc đó không đơn giản để đưa ra kết luận. Những vấn đề nội bộ Triều Tiên có quá trình của nó. Những tin liên quan đến việc đó cần nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng hơn. Nó không giống nguồn tin bên ngoài nhận định một cách phiến diện.
- Có vẻ ông Kim Jong Un rất giận ông Jang Song Thaek. Có thể thấy điều đó qua những thông cáo của KCNA hoặc Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hoặc cách đưa ra những hình ảnh ông Jang “cúi đầu” ra khỏi tòa án binh. Cách đối xử như vậy đối với một nhân vật lãnh đạo ở Triều Tiên có thỏa đáng không?
+ Có những dấu hỏi và những điều khó hiểu, nhưng những nguồn tin chính thức Triều Tiên đưa ra đều cho thấy, đây không phải là quyết định cá nhân của ông Kim Jong Un, đó là quyết định của tập thể lãnh đạo. Thứ hai, bản thân sự việc liên quan đến cá nhân ông Jang đã có từ năm 2012. Trước đây, đã có những tin đồn liên quan đến những chuyện không hay của ông Jang.
- Trong nhiệm kỳ đại sứ, ông có tiếp xúc với ông Jang hay không? Ông có nhận xét gì về ông Jang?
+ Tôi không có cuộc tiếp xúc nào với ông Jang Song Thaek. Với bà vợ ông Jang, trong những cuộc chiêu đãi hoặc trong những cuộc gặp gỡ, tôi có đến chào, chạm cốc và nói chuyện. Riêng ông Jang, tôi không có cuộc tiếp xúc nào.
- Ông có tin cáo buộc ông Jang phạm những tội như phản Đảng, phản cách mạng hay không?
+ Tôi có đọc tin và cố tiếp xúc với các chính khách, những nguồn chính thức của họ đều nói như vậy. Đó là công việc nội bộ, và giống các quốc gia khác có nhân vật nào ở cấp cao bị kỷ luật và bị tử hình.
- Có suy đoán rằng, do ông Jang cổ xúy mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc nên việc hành quyết ông thể hiện nhà lãnh đạo Kim Jong Un không ủng hộ việc đó?
+ Tôi có những suy nghĩ không giống những tin tức bên ngoài, bởi tôi biết từ bên ngoài có một số tin đưa chính xác, nhưng một số tin đưa ra có chủ ý không tốt đối với Triều Tiên. Ví dụ như việc xử tử một người thân Trung Quốc, tôi hiểu rằng, tin đó muốn chia rẽ quan hệ giữa lãnh đạo Triều Tiên-Trung Quốc và chia rẽ quan hệ giữa hai nước. Hoặc cho rằng người bị xử tử phản đối hạt nhân và tên lửa đạn đạo nhằm nói với thế giới rằng lãnh đạo Triều Tiên xử tử những người phản đối đường lối hạt nhân. Mọi thông tin đưa ra đều nhằm mục đích nói những điều không tốt cho lãnh đạo Triều Tiên và những tin đó là có mục đích.
- Bên ngoài đang lo ngại việc thanh trừng ông Jang Song Thaek chưa phải là kết thúc. Sắp tới, còn tiếp tục thanh trừng những vây cánh của ông Jang. Ở Triều Tiên, ông có thấy những dấu hiệu của vấn đề đó?
+ Tôi không thể nhìn thấy những dấu hiệu đó. Nhưng tôi hiểu rằng, nếu có một cuộc thanh trừng, xử lý nhân vật nào đó sẽ là chuyện bình thường. Giống nhiều quốc gia khác, sẽ có người bị xử lý do lỗi lầm chứ không riêng ông Jang. Tôi không nghĩ sẽ có cuộc thanh trừng tiếp theo như báo chí bên ngoài đưa ra.
- Đến nay, nhà lành đạo Kim Jong Un đã cầm quyền được hai năm, dù tuổi đời còn trẻ nhưng ông Kim Jong Un đã vừng vàng trên cương vị quyền lực của mình? Hiện nay, có mối đe dọa gì đối với quyền lực của ông Kim không?
+ Trong hai năm nắm những chức vụ quan trọng nhất của Triều Tiên, ông Kim Jong Un đang dần dần tỏ ra có khả năng giữ vững quyền lãnh đạo và tính ổn định cho đất nước. Cá nhân Kim Jong Un nằm trong tập thể lãnh đạo Triều Tiên. Qua nghiên cứu, không thấy có mối đe dọa nào lớn liên quan đến vị trí và quyền lãnh đạo của ông Kim Jong Un đối với Đảng và Nhà nước Triều Tiên trong giai đoạn sắp tới./.

2232. CHIẾN DỊCH THANH TRỪNG CỦA KIM JONG-UN LÀM TĂNG RẠN NỨT NỘI BỘ Ở TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 13/01/2014
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang đẩy mạnh quá trình củng cố quyền lực của mình bằng việc tiến hành các cuộc thanh lọc nội bộ nhằm vào những nhân vật bị coi là mối đe dọa đối với ông này. Cho đến nay, các hoạt động thanh trừng nội bộ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có vẻ như vẫn đang diễn ra suôn sẻ, với việc hàng loạt quan chức cấp cao đầy quyền lực, trong đó có cả người chú rể Jang Song-thaek của ông Kim Jong-un, bị xử lý. Tuy nhiên, theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hong Kong), hoạt động thanh trừng nội bộ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay đang khiến nội bộ Triều Tiên bị chia rẽ hơn bao giờ hết và bản thân nhà lãnh đạo này có thể dễ gặp phải nguy hiểm hơn. Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi nhà lãnh đạo Triêu Tiên Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo đất nước bí ẩn này vào năm 2011, hầu như tất cả các chuyên gia quan sát đều cho rằng ông chưa được chuẩn bị kỹ để đảm nhận cương vị lãnh đạo đất nước do tuổi đời còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm chính trường. Các chuyên gia quan sát cũng dự báo đất nước Triều Tiên sẽ tiếp tục đi theo con đường hiếu chiến và có những hành động không lường trước được.
Tuy nhiên, kể từ khi ông Kim Jong-un bị Trung Quốc chỉ trích vì vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào tháng 2/2013, sự đe dọa của Bình Nhưỡng chống lại Hàn Quốc và việc Triều Tiên đe dọa sử dụng các tên lửa tầm xa tấn công nước Mỹ, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã thể hiện sự mạnh mẽ trong việc lãnh đạo đất nước Triều Tiên, khiến cả khu vực phải ngạc nhiên.
Với việc thanh trừng cả hai “quan giám hộ” được người cha quá cố Kim Jong-il chỉ định – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho bị thanh trừng vào tháng 7/2012 và người chú rể quyền lực Jang Song-thaek bị tử hình trong tháng trước – ông Kim Jong-un đã thể hiện được phẩm chất là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong khi phá vỡ cơ cấu chuyến giao quyền lực được người cha Kim Jong-il thiết lập.
Trong hai năm qua, có tới 1/3 số tướng lĩnh của quân đội Triều Tiên đã được thay thế bởi những viên tướng trung thành và các quan chức của đảng Lao Động Triều Tiên cầm quyền, những người hiện đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Chính phủ Triều Tiên. Do điều này xảy ra trong hai năm đầu nắm quyền của ông Kim Jong-un nên chắc chắn sẽ gây ra một sự nghi ngờ ở mức độ nhất định, nhưng đó cũng là một sự thể hiện ấn tượng làm người ta liên tưởng đến các nhà lãnh đạo già dặn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn và đã được chuẩn bị kỹ càng hơn để nắm giữ quyền lực.
Tuy nhiên, cơ sở quyền lực mà ông Kim Jong-un có trong quá trình từ khi lên nắm quyền đến nay đã bị suy giảm đáng kể. Thay vì củng cố và thu hút những thành viên có thời gian phục vụ lâu dài và trung thành nhất đứng dưới sự lãnh đạo của mình, ông Kim Jong-un đã xa lánh các nhân vật quan trọng trong giới quan chức có thâm niên của đảng Lao động Triều Tiên và các tướng lĩnh quân đội nước này. Kết quả là chế độ Triều Tiên đã trở nên rạn nứt nội bộ nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây, với các liên minh thay đổi nhanh chóng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cách chức nhiều quan chức có kinh nghiệm trong quan hệ với Trung Quốc, những người đã thúc đẩy thương mại của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, thu hút các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các khu kinh tế đặc biệt của Triều Tiên và đảm bảo các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc. Điều này đã làm căng thẳng hơn các mối quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc, và giờ đây Trung Quốc có lẽ đã bị suy giảm đáng kể ảnh hưởng đối với các quyết định của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong tương lai.
Các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Triều Tiên với Trung Quốc chắc chắn sẽ bị đình trệ hoặc xấu đi trong tiến trình này. Có rất nhiều khả năng là Triều Tiên sẽ trải qua điều gì đó như là một sự nổi loạn chính trị lớn hoặc một vụ đảo chính. Điều dường như có nhiều khả năng xảy ra hơn là tại Bắc Triều Tiên đang diễn ra một cuộc “thanh lọc” những nhân tố mà ông Kim Jong-un cho là một mối đe dọa trong tương lai.
Với việc không có người kế nhiệm rõ ràng, cơ sở quyền lực của chế độ Triều Tiên bị thu hẹp hơn, và rạn nứt nội bộ cũng sâu sắc hơn, Triều Tiên có thể đang trải qua rối loạn chính trị nội bộ. Nếu điều này xảy ra, Hàn Quốc chắc chắn sẽ là quốc gia cảm thấy tác động lớn nhất đối với sự leo thang căng thẳng chính trị và quân sự, còn Trung Quốc là quốc gia cảm thấy bị tác động lớn nhất về vấn đề gia tăng lượng người tị nạn kéo sang nước này.
Nếu như điều đó đang diễn ra bên trong “vương quốc bí ẩn” Triều Tiên, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có lẽ sẽ không quan tâm đến việc có nhiều hành động kích động bên ngoài. Nhiều khả năng là ông sẽ tập trung nhiều hơn vào việc ổn định trật tự ở bên trong “vương quốc” của mình.
Tuy nhiên, do những nhân vật diều hâu quân sự mới được bổ nhiệm ở Triều Tiên có thể hăm hở thể hiện sự trung thành đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nên giờ đây nhiều khả năng hơn bất kỳ giai đoạn nào trong quá khứ là họ sẽ có những hành động khiêu khích quân sự.
Giờ đây, khi đang đi trên con đường thanh trừng những nhân vật bị coi là mối đe dọa, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hoàn thành công việc này. Có thể sẽ có nhiều hành động thanh lọc hơn trong những tháng sắp tới, cho đến khi mà ông Kim Jong-un cảm thấy tiến trình củng cố quyền lực của ông đã hoàn thành và tự tin vào kết quả đạt được. Trên thực tế, ông Kim Jong-un có thể nhận thấy dễ bị nguy hiểm hơn kể từ khi lên nắm quyền. Cành ô liu mà ông chìa ra cho Seoul trong thời gian gần đây có thể cho thấy điều này.
Khi những căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á xung quanh những tranh chấp biên giới, lãnh hải và sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhiều khả năng là nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ trở thành một nhân vật bị cô lập hơn nữa. Điều đó không báo trước điều tốt đẹp cho các mối quan hệ song phương giữa Bình Nhưỡng với Seoul hay giữa Bình Nhường với Bắc Kinh trong thời gian dài hạn./.

2233. Để cứu mình, Vietinbank và những bị hại khác hãy đoàn kết lại tìm giải pháp trong vụ án Huyền Như

Trần Dân
15-01-2014
1. Trong vụ án Huyền Như (cán bộ của Vietinbank) lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4000 tỷ đồng, Vietinbank chỉ được coi là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, cá nhân khác được coi là người bị hại, nguyên đơn dân sự. Phần lớn những người bị hại, nguyên đơn dân sự lại cho rằng chính Vietinbank mới là người bị hại, nguyên đơn dân sự vì Huyền Như chiếm đoạt tiền của Vietinbank, còn họ gửi tiền tại Vietinbank nên Vietinbank có nghĩa vụ phải trả lại họ, họ không đòi Huyền Như trả lại. Lãnh đạo Vietinbank khẳng định Vietinbank không có trách nhiệm với những giao dịch của Huyền Như với khách hàng, vì nằm ngoài hệ thống của Vietinbank. Cho dù hai bên tranh cãi thế nào, sự thật Vietinbank và những người bị hại này đều có lỗi, và đều bị thiệt hại. Những người bị hại mất tiền, thiệt hại về vật chất. Vietinbank đã bị điều tiếng, mất tín trong dư luận, khách hàng. Thiệt hại của Vietinbank tuy chưa đong đếm được nhưng cũng để lại hậu quả nghiêm trọng, khả năng mất khách hàng trong tương lai gần là chắc chắn.

2. Trong vụ án này, còn có 5 bị cáo bị truy tố về tội cho Huyền Như vay nặng lãi cắt cổ, trong đó có 3 “đại gia” là Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung.
Nguyễn Thiên Lý cho Huyền Như vay bắt đầu từ 5 tỷ, rồi lên tới nghìn tỷ, lãi suất từ 0.3% – 0.4 %/ngày, có lúc lên đến 3.7 – 4 %/ngày, thu lãi đến 745 tỷ.
Với lãi suất cắt cổ tương tự, Nguyễn Thị Lành cho Huyền Như vay tổng cộng khoảng 7800 tỷ đồng và thu lãi khoảng 1200 tỷ đồng. Đào Thị Tuyết Dung cho Huyền Như vay hàng trăm tỷ đồng, thu lãi 174 tỷ đồng.
Khai tại toà, Huyền Như nói: “Ban đầu bị cáo vay vài tỷ, vài chục tỷ, chu kỳ thanh toán lãi là 10 ngày một lần. Nếu quá 10 ngày không trả thì sẽ tính lên 5%/ ngày. Thậm chí có những khoản phải trả lên đến 8%/ ngày. Lãi mẹ đẻ lãi con trong khi bất động sản và cổ phiếu xuống giá, không bán được nên bị cáo mất khả năng chi trả. Các chủ nợ đe dọa sẽ đến cơ quan quậy, nhắn tin đòi ‘đập nát mặt’ nên bị cáo mới huy động tiền của các công ty, ngân hàng để trả lãi cắt cổ“.   
Nếu Huyền Như khai đúng, cần coi những người cho vay nặng lãi trên là những người ép buộc, xúi giục Như phạm tội chiếm đoạt hoặc ít nhất cần bị xem xét trách nhiệm theo các điều của Bộ luật Hình sự (“BLHS”): 250 (tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có), 251 (tội rửa tiền). Những tội này hình phạt cao nhất nặng hơn nhiều so với tội cho vay nặng lãi (theo điều 163 BLHS, cao nhất là 3 năm).
Tại sao Viện Kiểm sát, Tòa án và một số luật sư của những người bị hại không xem xét đến khả năng truy cứu trách nhiệm như trên đối với những người cho vay nặng lãi?
Tài sản bị kê biên của Huyền Như và những bị cáo đồng phạm của Như về tội lừa đảo chỉ khoảng 200 tỷ đồng, bằng 5% giá trị tài sản mà những người bị hại bị chiếm đoạt.
Tại sao những người bị hại và luật sư của họ không nghĩ rằng cần nắm những kẻ có tóc như các bị cáo Lý, Dung, Lành. Nếu thu hồi được từ những bị cáo này, cũng có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Việc Viện Kiểm sát đề nghị tịch thu xung công quỹ tiền thu lợi bất chính của những bị cáo này có vẻ bất công đối với những người bị hại, vì Nhà nước được lợi trên sự mất mát của những người bị hại. Sẽ không có công lý nếu Tòa án phán quyết theo đề nghị này của Viện Kiểm sát .
1. Có vẻ đã có những sắp xếp, tư vấn nào đó để:
a. Huyền Như mang thai tại thời điểm sắp bị bắt và đẻ tại trại tạm giam, để tránh án tử hình nếu bị truy cứu về tội tham ô theo điều 278 BLHS (mà nhiều chuyên gia pháp lý, trong đó có Cựu Chánh tòa hình sự – Tòa án nhân dân tối cao, cho rằng cần phải xử Như về tội này).
b. Huyền Như thoát tội tham ô. Việc thoát tội này không có lợi nhiều cho Huyền Như (do mang thai khi phạm tội, con nhỏ dưới 36 tháng khi xét xử nên theo điều 35 BLHS không áp dụng hình phạt tử hình đối với Như trong mọi tội danh). Việc thoát tội tham ô có lợi chủ yếu cho Vietinbank vì nếu truy cứu trách nhiệm theo tội danh này, Vietinbank được coi là người bị chiếm đoạt, phải đòi tiền Huyền Như, trong khi những người hiện nay được coi là người bị hại có quyền yêu cầu Vietinbank hoàn trả lại tiền đã gửi giữ tại Vietinbank. Như thoát tội này, có nghĩa Vietinbank phủi trách nhiệm đối với những người được coi là người bị hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án này (tuy nhiên chưa chắc đã như vậy, sẽ phân tích dưới đây).
c. Chỉ truy cứu trách nhiệm về tội cho vay nặng lãi đối với một số bị cáo nêu trên. Người được lợi chính là những bị cáo này, với hình phạt không quá 3 năm (có người chỉ bị đề nghị án treo). Nếu họ đã giấu giếm tài sản (để không bị tịch thu), khi chấp hành xong hình phạt tù, họ sẽ vẫn có khối tài sản chìm khổng lồ thu từ con thiêu thân Huyền Như, lấy được từ những người bị hại, đủ hưởng thụ suốt đời.
Tất nhiên khi sắp xếp như vậy sẽ có những người được hưởng lợi, đấy chính là những đạo diễn. Những người làm nhiều năm trong các cơ quan tố tụng và hành nghề luật sư đều biết những vở kịch như vậy vẫn thường diễn ra.
2. Vietinbank hi vọng nếu Huyền Như chỉ bị kết tội tham ô, họ sẽ không có trách nhiệm đối với các khách hàng (những người được coi là bị hại). Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm. Vì những người bị hại này không phải là những tay mơ, họ sẽ quyết chiến không chỉ ở cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm mà sẽ tiến hành những vụ kiện khác chống lại Vietinbank (đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu Vietinbank phủ nhận có hợp đồng với họ). Vietinbank với tư cách là ngân hàng phải chứng minh họ và nhân viên của họ đã xử sự đúng pháp luật, không có lỗi, điều không thể chứng minh được vì rõ ràng nhiều nhân viên của chính Vietinbank đã bị truy tố (và sẽ bị kết tội) trong vụ án này về những hành vi được thực hiện trong vị trí là nhân viên của Vietinbank. Không kể dư luận, những vụ kiện kéo dài này sẽ gây tốn kém và có cái kết không có lợi  cho chính Vietinbank, thiệt hại thậm chí có thể lớn hơn nếu Vietinbank có thiện chí với khách hàng.
3. Giải pháp cho Vietinbank và những người bị hại khác: chính là họ cần đoàn kết lại, cùng nhau gánh chịu thiệt hại và cùng nhau buộc những kẻ có tóc phải hoàn trả lại tài sản lấy từ nguồn Huyền Như đã chiếm đoạt của Vietinbank và những người bị hại. Nếu những kẻ này bị truy cứu trách nhiệm về tội tham ô (xúi giục Huyền Như tham ô), họ có thể bị án tử hình treo lơ lửng nếu không khắc phục hậu quả, và tất nhiên những kẻ này sẽ phải tìm cách khắc phục tức hoàn trả lại tiền cho Vietinbank và những người được coi là bị hại. Một giải pháp như vậy sẽ gỡ gạc lại được khoảng 2000 tỷ đồng, bằng 50% số tài sản bị Huyền Như chiếm đoạt. Hành vi xúi giục Huyền Như tham ô bắt buộc phải đặt ra. Vì những kẻ cho vay nặng lãi thừa biết với lãi suất  cắt cổ khủng khiếp (nếu tiếp tục duy trì chỉ riêng tiền lãi có thể lên đến hàng tỷ đồng một ngày), Huyền Như không thể trả nổi, muốn trả chỉ có cách duy nhất chiếm đoạt của ngân hàng Vietinbank (nơi Như làm việc) hoặc của người khác.
Luật sư của những người bị hại, tòa án, Viện kiểm sát và Vietinbank sẽ có những giải pháp nào để công lý được thực thi, thiệt hại được bù đắp phần nào?
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã theo dõi phiên tòa này vào hôm nay (15/1/2014), liệu ông có thấy được những vở kịch, những đạo diễn?
Tòa án trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra lại, làm rõ những vấn đề như nêu trên sẽ là một giải pháp?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét