Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Ngày 17/1/2014 - 'Bài học 40 năm và hành động hôm nay' - Dấu hiệu mới với tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam

  • 30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa (BaoMoi) - Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các tàu chiến Trung Quốc đã đánh bại hải quân Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến kéo dài nửa giờ, chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
  • Hải chiến Hoàng Sa 1.1974: Trận chiến không chỉ 30 phút (BaoMoi) - (TNO) "Bè chúng tôi đã trôi xa nhưng vẫn còn nghe tiếng súng của tàu HQ-10, cho đến khi màn đêm buông xuống, ánh đạn vẫn còn lóe sáng ở đường chân trời… Tôi biết, các đồng đội ở lại tàu vẫn còn chiến đấu tới cùng với tàu chi viện của Trung Quốc".
  • Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (BaoMoi) - Chỉ một tuần sau chuyến công du của Ngoại trưởng Henry Kissinger, thấy rõ ý định "bỏ rơi" của Mỹ cũng như các điều kiện bất lợi với Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã điều chiến hạm ra cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.
  • 'Tôi đau buồn nhưng hãnh diện' (BBC) - Góa phụ của ông Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, nói mỗi khi có ai nhắc tới trận chiến này, bà đều cảm thấy đau buồn.
  • Hải quân Philippines sẽ hộ tống tàu cá (BaoMoi) - TTO - Reuters ngày 16-1 cho biết bộ trưởng quốc phòng Philippines khẳng định sẽ không tuân theo luật đánh cá trên biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành, đồng thời cho biết hải quân nước này sẽ hộ tống các tàu cá nếu thấy cần thiết.
  • Úc tiếp tục nóng bức gay gắt (BBC) - Nhiệt độ một số nơi ở Úc đã lên đến 46 độ C trong lúc các đợt nóng được dự đoán sẽ còn kéo dài và gay gắt.
  • Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 7: Mùa xuân tủi hận (BaoMoi) - (TNO) 40 năm đã trôi qua, những người lính có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 giờ cũng đều bước qua mùa xuân 60 của cuộc đời, nhưng với họ, mùa xuân tủi hận 1974 vẫn luôn in dấu trong lòng bởi lẽ không chỉ mất chủ quyền đảo thiêng Hoàng Sa mà họ còn bị cầm tù cách quê nhà hàng ngàn cây số.
  • Bóc mẽ sự non kém của Hải quân Trung Quốc (BaoMoi) - Đô đốc Samuel Locklear cho biết thêm rằng vụ suýt va chạm giữa tàu tuần dương USS Cowpens và một tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông ngày 5/12/2013 cũng có nguyên nhân là do những khó khăn trong liên lạc giữa tàu của hai nước.
  • Mỹ chê Trung Quốc thiếu kinh nghiệm trên biển (BaoMoi) - (NLĐO) - Đô đốc Samuel Locklear, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ hôm 15-1 cho rằng sự thiếu kinh nghiệm tác chiến trên vùng biển quốc tế của phía Trung Quốc và những khó khăn về mặt giao tiếp là nguyên nhân khiến tàu chiến hai nước suýt va chạm trên Biển Đông hồi tháng trước.
  • Đấu khẩu Nhật-Trung thêm gay gắt (RFI) - Ai cũng biết rằng quan hệ Nhật Bản -Trung Quốc trong những tháng gần đây không lấy gì là nồng ấm, nhưng có lẽ chưa bao giờ những lời qua tiếng lại giữa hai cường quốc Châu Á này lại gay gắt như thế.
  • Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh (RFI) - Sau Hoa Kỳ, đến lượt Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa bay với vận tốc cao hơn gầp nhiều lần vận tốc âm thanh, một công nghệ nhằm ...
  • Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Cam-pu-chia (BaoMoi) - TTXVN - Từ ngày 15 đến 16-1, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội Hoàng gia Cam-pu-chia do Đại tướng Tia Banh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Cam-pu-chia dẫn đầu thăm và làm việc tại Việt Nam. Ngày 16-1, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đã hội đàm cùng Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Hoàng gia Cam-pu-chia và ký kết kế hoạch hợp tác năm 2014.
  • Mỹ cần vạch “giới hạn đỏ” với Trung Quốc (BaoMoi) - Tạp chí US News & World Report của Mỹ hôm 15-1 nhận định vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông đã vượt xa ranh giới khu vực và đã trở thành bất đồng chính giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ).
  • Philippines tố Trung Quốc bắt nạt nước nhỏ (BaoMoi) - (NLĐO) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm 16-1 cho rằng Trung Quốc đang bắt nạt những nước nhỏ và yếu thế về mặt quân sự hơn thông qua những hành động khiêu khích ở biển Đông.
  • Philippines thách thức trực diện Trung Quốc (BaoMoi) - Người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Philippines – Tướng Emmanuel Bautista hôm qua (15/1) đã lên tiếng kêu gọi các ngư dân nước này hãy phớt lờ những lời đe dọa của Trung Quốc liên quan đến các quy định đánh bắt cá mà Bắc Kinh đưa ra áp dụng ở Biển Đông gần đây. Cùng lúc đó, quân đội Philippines còn mua sắm thêm tàu hải quân và tuyển mộ thêm binh lính để sẵn sàng đối phó với nước láng giềng khổng lồ của mình.
  • Bảo vệ ngư dân đánh cá trên biển Đông (BaoMoi) - Vào ngày 29.11.2013, 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mới tại biển Đông.
  • Tướng Mỹ chê Trung Quốc thiếu kinh nghiệm hoạt động trên biển (BaoMoi) - Việc thiếu kinh nghiệm hoạt động trên biển và những khó khăn trong thông tin liên lạc là nguyên nhân dẫn đến vụ suýt va chạm giữa tàu USS Cowpens của Mỹ và tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông hồi tháng trước, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết ngày 15/1.
  • Mỹ chê hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm và kém ngoại ngữ (BaoMoi) - Khó khăn về thông tin liên lạc và tác chiến thiếu kinh nghiệm của Trung Quốc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố đối đầu giữa tàu chiến Trung Quốc với chiến hạm USS Cowpens của Mỹ trên biển Đông đầu tháng 12 năm ngoái - Chỉ huy lực lượng Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương cho biết hôm 15.1.
  • Tàu chiến suýt đâm nhau: Trung Quốc thiếu kinh nghiệm! (BaoMoi) - TTO – Bất đồng ngôn ngữ và sự thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống trên các vùng biển quốc tế của hải quân Trung Quốc đã gây ra vụ suýt đụng nhau giữa tàu USS Cowpen và một tàu chiến của Trung Quốc ở biển Đông hồi tháng 12-2013

Lý Thái Hùng - 'Bài học 40 năm và hành động hôm nay'

Đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm trước sự chiến đấu hào hùng của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến 19/01/1974, người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng không quên cảnh giác trước những hành động xâm lấn vô lối mang tính leo thang mới đây của lãnh đạo Bắc Kinh để có những đối sách phù hợp.

Một tàu của Trung Quốc hoạt động và tham gia tuần tiễu ngoài khơi Hoàng Sa

Đầu năm 2014, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc loan báo hai quyết định phi lý tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ trên Biển Đông, bắt buộc tàu đánh cá "nước ngoài" phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của họ qua đường lưỡi bò chín khúc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Bắc Kinh còn ngang ngược cho phép lực lượng tuần tra của họ tịch thu không những tất cả hải sản mà ngư dân đánh bắt được mà còn vơ vét hết những thiết bị trên tàu và phạt mỗi ngư dân là 500 ngàn nhân dân tệ, tương đương với hơn 80 ngàn Mỹ Kim.

Những hành động ngang ngược và phi lý của Bắc Kinh nói trên cho thấy là 40 năm qua, kể từ sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã không thỏa mãn những gì họ đã và đang cưỡng chiếm mà tiếp tục muốn làm bá chủ biển Đông.

Nói cách khác, sau 40 năm nhìn lại, Trung Quốc đã cố tình xâm chiếm Hoàng Sa để làm bàn đạp, gây tranh chấp khắp khu vực, và cuối cùng buộc các nước phải “xin phép” họ qua lại trên biển Đông. Việt Nam do đó, cần học hỏi gì từ quá khứ và có hành động thiết thân, phù hợp hiện nay.




Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới..."

Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa, 01/1974
'Nhận thức 40 năm trước'

Trước hết, với sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa bốn mươi năm về trước từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, qua các tài liệu về quân sử Việt Nam, cũng như các tài liệu của Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có thể thấy ngay lúc cuộc xâm lược nổ ra, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ dụng tâm lâu dài của Trung Quốc.

Theo đó, chính quyền Sài Gòn nhận thấy vụ xâm chiếm Hoàng Sa chỉ là bước đầu trong ý đồ thu tóm biển Đông theo kế hoạch được nhà cầm quyền Bắc Kinh tính toán từ trước. Nhưng do bối cảnh chính trị phức tạp vào lúc đó, chính quyền Sài Gòn đã phải cân nhắc giữa hai giải pháp: thương thảo bằng con đường ngoại giao hay quyết chiếnSau những liên lạc yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui không thành công, Việt Nam Cộng Hòa đã chọn con đường quyết chiến dù lực lượng của Trung Quốc đông gấp bội.

Mặc dù Hoàng Sa bị mất, nhưng ngày 19/01/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã để lại một văn kiện lịch sử qua Tuyên Bố của Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đó.

Tàu Trung Quốc tham gia tấn công các đảo ở Hoàng Sa tháng 01/1974
"Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới..." tuyên bố nói.

Và cũng qua nội dung của Tuyên bố, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khẳng định hai điều: một là Việt Nam có chủ quyền rõ rệt trên quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc là 'tập đoàn xâm lược'.

Hai là việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa đã mở đầu một hiểm họa đe dọa nền hòa bình và sự ổn định của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Rất tiếc là những cảnh báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã không được thế giới quan tâm.

Cuộc hải chiến hào hùng cũng đã bị chôn vùi kể từ sau ngày 30/4/1975 và trong thời gian dài không hề được nhắc đến chính thức dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngay cả trong nhiều sách giáo khoa của học trò phổ thông.

Nhiều người từng tham dự vào cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa còn bị tù cải tạo, nhiều thân nhân của những sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này đã phải sống dưới chính sách kỳ thị như mọi nạn nhân khác có thân nhân là "ngụy quân ngụy quyền".

Rất may là Cộng đồng người Việt tại hải ngoại vẫn còn tưởng nhớ đến công ơn của những anh hùng hải quân đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa.




Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo cộng sản VN về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo"
Những buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức rất trang nghiêm vào mỗi dịp đầu năm suốt từ 1975 đến nay.

Chính những buổi lễ này đã góp phần hun đúc ý chí và tinh thần bảo vệ bờ cõi, làm bừng lên ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam trước làn sóng xâm chiếm của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.
'Chính sách thiếu nhất quán'

Đánh dấu 40 năm tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, chính quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng chú ý.

Thứ nhất là cho phép một số báo, đài truyền hình đề cập khá chi tiết và liên tục nhiều kỳ về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Họ đã phỏng vấn và giới thiệu nhiều hồ sơ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ghi lại các chuẩn bị và diễn tiến của trận hải chiến.

Đây là một quyết định tuy quá trễ, nhưng ít ra bây giờ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thấy rằng việc trình bày cho hậu thế hiểu rõ diễn tiến của một cuộc chiến bảo vệ hải đảo trước ý đồ xâm lấn và bành trướng của Trung Quốc đã là điều cần thiết.

Không dám nói lên sự thật và không dựa vào trận hải chiến hào hùng này, sẽ không có cơ sở vững chắc để thuyết phục thế giới đứng về phía Việt Nam chống lại các ý đồ của Trung Quốc hiện nay.

Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực của hải quân trên nhiều vùng biển
Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ cộng sản Việt Nam, đã tuyên bố rằng sẽ đưa vấn đề Hoàng sa và Trường sa vào sách giáo khoa, cũng như tổ chức lớn tưởng niệm 40 năm Hoàng sa và 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Đây cũng là một quyết định quá trễ và dường như mang âm hưởng của một sự “thăm dò” vì phát biểu này sau đó đã bị kéo xuống khỏi các trang mạng do những e ngại “ngoại giao”.

Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo hiện thời trong quan hệ với Trung Quốc.

Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền CSVN không nên và không còn có thể tiếp tục hành xử kiểu nửa nạc, nửa mỡ hay tiếp tục đóng kịch chỉ khoác áo dân tộc như hiện nay nữa về toàn cảnh vấn đề biển Đông.

Lý do là lối hành xử nửa vời này không những có hại mà còn gây cản trở cho nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo, lãnh thổ của dân tộc.
'Ba việc cần làm '

Nhân tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, thiết nghĩ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần mạnh dạn làm ba việc.

Thứ nhất, Chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958.

Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.




Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi"
Nếu vụ kiện xảy ra, chắc chắn là ngư dân Việt Nam không cần phải “xin phép” đánh cá trên vùng biển truyền thống lâu đời của mình như Trung Quốc đang ra lệnh.

Thứ nhì, chính thức vinh danh những người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, và thiết lập một ngân quỹ để giúp đỡ cho thân nhân, con cháu của những người đã vị quốc vong thân.

Nỗ lực này còn mang một ý nghĩa quan trọng khác là người dân Việt Nam bất kể thế hệ nào đều phải ghi nhớ trận hải chiến hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến tích này đang gắn liền với công cuộc bảo vệ bờ cõi hiện nay trước tai họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Thứ ba, để cho người dân tự do lập ra những nhóm, hội đoàn dưới nhiều hình thức như nghiên cứu pháp lý, thu thập tài liệu lịch sử, gây quỹ, vận động quốc tế.... để đóng góp vào công cuộc bảo vệ biển đảo.

Đây là công việc lâu dài, trải qua nhiều thế hệ nên việc xã hội hóa các nỗ lực bảo vệ biển đảo phải để cho người dân tham gia. Hơn thế nữa, đây là thời đại của mạng xã hội, việc liên kết các cá nhân có cùng quan tâm và dùng nó như một sức mạnh áp đảo để buộc đối phương phải ngưng những ý đồ xâm phạm, trở thành phương tiện tranh thủ rất hòa bình và hiệu quả.

'Đáp lời sông núi'

Một thuyền của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông
Bốn mươi năm là khoảnh thời gian rất ngắn trong chiều dài lịch sử. Nhưng 40 năm ý nghĩa của trận hải chiến bảo vệ biển đảo – dù Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa – đã ghi khắc vào lòng người Việt Nam một quyết định lịch sử: quyết chiến bảo vệ tổ quốc dù đối phương mạnh hơn mình gấp bội.

Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi.

Sự kiện một số nhà dân chủ, một số nhà hoạt động mạng tổ chức các buổi hội thảo về Hoàng Sa, thăm viếng và ủy lạo cho những thân nhân các chiến sĩ hải quân đã hy sinh là một nỗ lực đáng ca ngợi.

Chính tinh thần này đã đánh thức mọi người cùng nhau nhìn về biển Đông, trước hết là làm sao bảo vệ ngư dân Việt có thể tự do và an toàn đánh bắt hải sản trước lệnh phải “xin phép” ngược đời của Trung Quốc tung ra hiện nay.

Song song, cần tranh thủ hậu thuẫn của thế giới và các quốc gia láng giềng chống lại ý đồ bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Nếu chúng ta cùng tưởng niệm 40 Năm Hoàng Sa trong tinh thần đó, anh linh của 74 người con yêu nước Việt khoác áo Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể mỉm cười yên giấc.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của ông Lý Thái Hùng, Tổng thư ký Đảng Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Lý Thái Hùng
Theo BBC

Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất VN sắp được thả?

Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu. Gia đình cung cấp
Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.

Nghe tường trình
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38 năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ cao cấp của tỉnh đã có  hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.

Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.

Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra trong tuần tới. Anh Bích kể lại:




Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không

Anh Trần Ngọc Bích
Anh Trần Ngọc Bích: Lúc đó em đang dạy học thì cô Hiệu phó gọi cho em nói là sau khi dạy xong thì lên văn phòng có hai người công an kiếm, một người là công an tỉnh và một người là công an huyện. Thoạt đầu em không biết đó là chuyện gì, sau khi lên văn phòng thì lúc đó có sự chứng kiến của cô Hiệu trưởng, em và hai công an. Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không?

Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.

Mặc Lâm: Sau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?

Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.

Mặc Lâm: Anh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân quyền không?

Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.

Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến Nhi và được cháu cho biết:




Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết

cháu Trần Phan Yến Nhi
-Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết. Cha con chỉ hướng dẫn cái khúc là cha và cô hai con kêu oan mà những lá thư đó không được hồi âm và đều bị bỏ vô sọt rác hết.

Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay không? Anh Bích cho biết:

Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu. Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.

Mặc Lâm: Trong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc công an báo tin này hay không?

Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.

Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.

Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
=========
Nghe bài này

Dấu hiệu mới với tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam


Sau những chuyến thăm cấp cao với nhau giữa nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013 vừa qua cho thấy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã thoát ra khỏi sự kình địch, phòng thủ nhau... Tổng thống Obama nhận định chuyến thăm của vị nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Hoa Kỳ là một sự kiện quan trọng "thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta"…, "tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây công bố quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục", ông Obama nói..

Hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã tìm ra được một số tiếng nói, sự đồng thuận, hiểu biết đáng kể về nhau trong nhìn nhận, đánh giá về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Hoa Kỳ đã có những đòi hỏi Việt Nam trong vấn đề cải biến, tự do dân chủ, nhân quyền và cũng như xác định được những nhà đấu tranh dân chủ, hoạt động đòi dân chủ, nhân quyền với cá nhân lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá rối an ninh hay để trục lợi cá nhân là hai phạm trù khác nhau, không nhìn nhận chủ quan như trước đây. Đã có những bắt tay hợp tác với Việt Nam về nhiều mặt kể cả An Ninh, Quốc Phòng, năng lượng nguyên tử, y tế giáo dục v.v... Việt Nam cũng đã có những cởi mở trong việc mời gọi đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, từng bước tiến tới thiết lập thành quan hệ toàn diện và đã có những thẳng thắn thảo luận cả lĩnh vực chính trị, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

Theo nhận định, một khi đã có những hiểu biết, quan hệ với nhau thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm tiếng nói chung hay có thể thương lượng trong vấn đề chính trị, dân chủ nhân quyền, tôn giáo. Thậm chí, họ còn có những động thái nhất định cho nhau gọi là “Quà chính trị” khi thiết lập quan hệ, tặng nhau sau khi có sự đồng thuận... Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước". Mong rằng, những dấu hiệu mới sẽ được tiếp tục nhân rộng, nhìn nhận nhau một cách cởi mở và ngày càng nâng tầm quan hệ giữa hai quốc gia dân tộc. Việt Nam sẽ lớn mạnh và nhân dân Việt Nam ngày càng hưởng tự do dân chủ, nhân quyền được đề cao, cuộc sống ngày thêm ấm no hạnh phúc.

Từ những quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày một nhận rộng thêm. Và đầu năm Giáp Ngọc 2014 đã có “Tin vui”: Anh Nguyễn Hữu Cầu sắp được về với gia đình.

Cháu Trần Ngọc Bích (con trai ông Nguyễn Hữu Cầu) cho biết tin, công an huyện U Minh Thượng, Kiên Giang đã đến trường nơi cháu Bích dạy học, thông báo rằng, anh Nguyễn Hữu Cầu sẽ được phóng thích theo lệnh đặc xá của chủ tịch nước, có sự chứng kiến của lãnh đạo nhà trường và giáo viên. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc đánh giá, nhìn nhận vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Các tù nhân chính trị tại Việt Nam đã được quan tâm, xem xét và mong sẽ có thêm nhiều tù nhân được tha trong dịp tết này, có nhiều gia đình cùng chung vui như gia đình anh Nguyễn Hữu Cầu dù có muộn màng.

Ông Nguyễn Hữu Cầu (sinh năm 1947) là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau năm 1975 ông bị cưỡng bức tập trung (tù “cải tạo”) đến năm 1980. Năm 1982, ông bị bắt và bị kết án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm (Rạch Giá, Kiên Giang) với tội danh “phản động”. Phiên tòa phúc thẩm giảm án xuống chung thân và ông bị giam cho đến nay tại trại giam Xuân Lộc (Z30A – Xuân Lộc Đồng Nai).
Hy vọng sẽ có thêm nhiều tin vui

Từ việc thả tù nhân Nguyễn Hữu Cầu. Theo nhận định sẽ có thêm một số tù nhân nữa sẽ được tha. Trước hết là vấn đề nhân đạo, ân xá, đặc xá trong các dịp lễ tết, và sẽ có những tù nhân tạm gọi là “cải tạo tốt”, “đang bị bệnh” hoặc “có ảnh hưởng trong dân tộc, tôn giáo”. Trước mắt, theo nhận định chủ quan thấy 02 tù nhân được sự quan tâm của nhiều người và có thể được tha trong dịp Tết Giáp Ngọ này là linh mục Nguyễn Văn Lý và ông Thầy giáo Tây Nguyên là Đinh Đăng Định. Nếu đúng thì đây là món quà tặng Hoa Kỳ và tòa thánh Vatican trong lộ trình tăng mức độ quan hệ toàn diện.

1. Linh mục Nguyễn Văn Lý sinh ngày 31-8-1947 thuộc giáo xứ Ba Ngoạt, Phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị.. Cha Lý đang có nhiều chứng bệnh về tim mạch nên sẽ được thả về với giáo dân.

Các lần bị bắt: lần 01 từ ngày 07-9-1977 và được thả ngày 24-12-1977.

Lần 2 từ ngày 18- 5-1983 bị kết án ngài 10 năm tù ở, 4 năm quản chế. Được tha ngày 31-7-1992, và bị quản chế tại Nhà Chung Huế.

Lần thứ 3 từ ngày 17-5-2001 đến nay, bị kết án 15 năm tù ở và 5 năm quản chế với tội danh: “Phá hoại khối đoàn kết toàn dân”.

2. Ông Đinh Đăng Định sinh ngày 28/05/1963, nguyên giáo viên bộ môn Hóa học trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Ông Định bị bắt giam vào ngày 21/10/2011 theo điều 88 BLHS tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN”. Ngày 09/08/2012, trong phiên sơ thẩm tại Đăk Nông nhà cầm quyền tuyên phạt ông Định 6 năm tù giam và trong phiên phúc thẩm ngày 21/11/2012 tòa án Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng xử ý án 6 năm tù theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Ông giáo Định đang bị bệnh ung thư dạ dày, được phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày và đang điều trị tại bệnh viện 30/4 của Bộ Công an và Bệnh viện Ung Bướu. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe ông Đinh Đăng Định rất yếu và mức độ nguy hiểm cho An Ninh không nhiều nên sẽ được tha.

- Có thể sẽ có thêm nhiều người nữa như Cựu trung tá Trần Anh Kim, ông Vi Đức Hồi, cô gái vận động dân chủ Đỗ Thị Minh Hạnh, mục sư Dương Kim Khải… sớm được tha về sum họp với gia đình. Hay sớm được tha tù và cho sang Hoa Kỳ hoặc một nước nào đó để tỵ nạn chính trị như: họa sỹ, luật sư Cù Huy Hà Vũ; thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung; doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức.

Hy vọng nhận định với tin vui này là đúng và sẽ được chính quyền phát huy nhân rộng. Đồng thời, sẽ không có thêm những người hoạt động vì dân chủ nhân quyền bị bắt và những cá nhân đang lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá nhà nước Việt Nam thì hãy nhìn nhận lại mình, tự điều chỉnh bản thân không để vướng vào vong lao tù.

Mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn giải quyết được thì tại sao lại không làm được, không giải quyết được vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc, đưa dân chủ, nhân quyền Việt Nam phát triển? Theo xu thế phát triển xã hội dân sự và cần có sự tự điều chỉnh, tránh đối kháng, đối đầu. Hy vọng chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung và có một Việt Nam ngày càng có uy thế trên trường quốc tế.

Nhân dịp Tết đến Xuân về, xin chúc quý vị anh chị em và gia quyến:

Năm mới NHIỀU SỨC KHỎE, BÌNH AN VÀ TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC.

Nguyễn Nhân Trung
(Dân luận)
  • Gas imports to rise by 19% (Washington Post) - China's dependency on imported natural gas is expected to surge almost 19 percent this year as the nation's battle against air pollution drives up demand for the clean-burning fuel.
  • Fast forward for VW in car sales league (Washington Post) - China's vehicle market revived last year, surprising analysts with double-digit growth. The year also saw a reversal of fortunes for two global leaders.
  • Guangdong outlines big FTZ plans (Washington Post) - The Guangdong provincial government has vowed to realize liberalization of trade in services in the South China province and its neighboring Hong Kong and Macao.
  • Doing business the Chinese way (Washington Post) - Ambitious Chinese youngsters have long sought to learn from Western economic theories and best practice, so why don't they tap into wisdom closer to home?
  • Belgian brews no small beer in China (Washington Post) - Beer lovers from China and other emerging markets are frothing up sales for Belgian brewers, with shipments from Antwerp to Chinese ports witnessing a steady growth.
  • Chinese airlines in it for the long haul (Washington Post) - Chinese air carriers are chasing new horizons as an increasingly competitive domestic market drives them to seek new opportunities abroad.
  • Ready for take-off? (Washington Post) - As demand for long-haul flights between China and the rest of the world continues to rise, intl air carriers are grappling with how they can increase destinations beyond the country's major transportation hubs.
  • Tell a good story (Washington Post) - Tongliao is not only known for its many Mongolian beauties, it is also home to a 700-year-old art of storytelling.
  • Running wild (Washington Post) - The rare milu deer are growing in number, but a battle for space may threaten the future of this fascinating animal.
  • View from the very top (Washington Post) - As a crane operator, Wei Gensheng has taken advantage of being at the highest point of construction sites to capture the beauty of Shanghai.
  • History etched in stone (Washington Post) - An enthusiastic amateur believes ancient Chinese script he's found among Native American pictographs prove that Asians crossed the Pacific centuries ago.
  • Cooking - as easy as ABC (Washington Post) - Grab your apron for a culinary class that will keep the home fires burning while teaching top techniques of the kitchen.
  • Foo fighters (Washington Post) - Shenzhen is holding its own in the culinary stakes, with bright young chefs contributing to raising this southern city's epicurean standards
  • Flights of fancy (Washington Post) - The bird bomb detonates. Its payload - millions of yuan worth of pigeons - explodes out of the truck's door like shrapnel with wings. Win or lose the war they seemingly don't realize is before their beaks, they're instinctively flying home.
  • China builds army 'with peace in mind' (Washington Post) - The Chinese military made great strides last year in improving its combat capabilities, enabling it to better defend the nation against threats to its sovereignty.
  • Beijing and Sofia vow new initiatives (Washington Post) - As President Xi Jinping played host to a foreign counterpart for the first time this year, China and Bulgaria pledged on Monday to enhance cooperation in infrastructure and energy projects.
  • Israel's ex-PM Sharon dies at 85 (Washington Post) - Ariel Sharon, the hard-charging Israeli general and prime minister who was admired and hated for his battlefield exploits and ambitions to reshape the Middle East, died on Saturday, eight years after a stroke left him in a coma from which he never awoke. He was 85.

Soviet Jokes

 

Lenin showed us how to govern
Stalin showed us how not to govern
Khrushchev showed us that any fool can govern
Brezhnev showed us that not every fool can govern
—–
What’s the most terrible Odessa curse?
That you live all your life on your salary!
—–
Brezhnev asked the Pope, ‘Why do people believe in a Catholic paradise, but refuse to believe in a communist paradise?’
‘Because we don’t show our paradise!’
—–
‘Comrade,’ asks the secretary of the Party Bureau, ‘Do you have an opinion on this question?’
‘I have an opinion yes, but I don’t agree with it!’
—–
What is democratic centralism?
It’s when everyone together says, ‘yes’ and when everyone individually says, ‘nay’
—–
In a jail, two inmates share their experience.
“What are you here for?”
“I told an anecdote about Stalin. And you?”
“I’m here for my laziness.”
“???”
“On my birthday we sat and told anecdotes. One guest told an anecdote about Stalin. I was lazy and did not run to inform at once. I went in the morning, but my neighbor had been there before….”
—–
Khrushchev visited a pig farm and was photographed there. In a newspaper’s office, a discussion is under way what should be the caption under the picture.
“Comrade Khrushchev among pigs,” “Comrade Khrushchev and pigs,” “Pigs around comrade Khrushchev,” — all is rejected. Finally the editor makes the decision. The caption is “The third from left – comrade Khrushchev.”
—–
A frightened man came to the KGB “My talking parrot disappeared.”
“This is not our case. Go to the criminal police.”
“Excuse me. Of course I know that I have to go to them. I am here just to tell you officially that I disagree with that parrot.”
—–
After a retired KGB general revealed in press some unsavory details of the KGB practice, the Chairman of the KGB Kryuchkov called Gorbachev.
“We must take away from that traitor all his decorations and titles. He is a liar, he’s dishonest, he’s a crook!”
“Can you prove that?”
“What other proof you need? He served in the KGB!”
—–
What is the difference between the two newspapers “The Truth” and “The News”?
In “The Truth” there is no news, and in the “The News” there is no truth.
—–
During a meeting with a psychiatrist:
‘Doctor, I have different personalities: I think one thing, I speak another, and I do a third.’
‘So? That only proves you are quite normal!’
—–
In a questionnaire for applicants to the communist Party membership one of the questions was, “What is your attitude to the Soviet authority?” One applicant answered, “The same as to my wife.” To the request to elaborate, the applicant explained, “First, I love her; second, I fear her; third, I wish I had another one.”
—–
In a school in the republic of Georgia the teacher asked the students to tell about their fathers.
“Turashvili, tell about your father.”
“My father grows oranges. He takes them to Moscow, sells there and makes good money.”
“Now you, Beridze.”
“My father grows laurel leaves. He takes them to Moscow, sells there, and makes good money.”
“Now you, Klividze.”
“My father works in the Division for the Fight Against Embezzlements and Speculations. When Beridze’s and Turashvili’s fathers go to Moscow, they always first see my father. So he makes good money.”
“Now you, Chavchavadze.”
“My father is a chemical engineer.”
The class burst in laughter.
“Children,” the teacher said. “It’s not good to laugh at somebody’s grief.”
—–
A woman walks into a food store. “Do you have any meat?”
“No, we don’t.”
“What about milk?”
“We only deal with meat. Across the street there is that store where they have no milk.”
—–
Americans wondered how can it be that the Soviet citizens voluntarily buy the state bonds which never pay back. The Soviet envoy said, “That’s right. In our country everything is being done strictly on voluntary basis. Even our dogs lick pepper voluntarily.”
“Kidding!’ the Americans said. “We would like to see a dog licking pepper.”
“No problem,” the Soviet envoy said. A dog was brought in, an embassy’s servant took pepper and rubbed in under the dog’s tail. The dog whined and started feverishly lick under his tail.
“Do you see?” the Soviet ambassador said. “It’s really very simple. Our people buy the bonds the same way.”
—–

Stalin summoned Radek and said, “I know you spread jokes about me. It’s impertinent.”
“Why?”
“I am the Great Leader, Teacher, and Friend of the people after all.”
“No, I’ve not told anybody this joke.”
—–
Stalin walked into Lenin’s office and asked, “Vladimir Ilyich, may I order to shoot a dozen communists?”
“If the interests of the Party demand it, by all means,” Lenin answered.
“Vladimir Ilyich, if necessary, may we shoot one hundred communists?”
“If necessary, the answer is Yes.”
“Vladimir Ilyich, may we, if need be, shoot one thousand Party members?”
“If there is a real need, yes.”
“Vladimir Ilyich, may we, if the situation demands, shoot one million of Party Members?”
“Eh, Iosif Vissarionovich, now we’ll criticize you in a comradely way, and may even say to you that you exaggerate a little.”
—–
During the war, Stalin discussed with Marshal Zhukov the plans for a new offensive. “What do you think, comrade Zhukov, what direction should we choose for the attack?”
“West, comrade Stalin.”
“Go and think, comrade Zhukov!”
As Zhukov walked out, he muttered, “What a pig!”
Stalin’s secretary Poskrebyshev overheard the Marshal and reported to Stalin. Zhukov was ordered back to Stalin’s office.
“Whom did you have in mind when you said ‘What a pig?’ Stalin asked.
“Of course, I meant Hitler,” Zhukov said.
“Then whom did you have in mind, comrade Poskrebyshev?” Stalin said.
—–
At a May Day parade, a very old Jew carries a slogan, “Thank you, comrade Stalin, for my happy childhood!”
The Party representative approaches the old man. “What’s that? Are you deriding our Party? Everybody can see, when you were a child, comrade Stalin was not yet born!”
“That’s precisely what I’m grateful to him for!” the Jew said.
—–
The Romanian minister of Transport visits his counterpart in Russia. He is surprised to see the luxurious house and his rich lifestyle, much more than one would expect for a party member of his rank.
-How do you manage? he asks. The Russian minister takes him to the window and asks:
-Do you see that bridge over there?
-Yes.
-Well, that bridge cost one hundred million rubles. And from such a large sum a little bit comes my way… A few years later the Russian minister returns the visit. The Romanian minister has an even more lavish lifestyle. The Russian asks:
-How do you manage?
-You see that bridge over there?
-What bridge?
-Well, that bridge too cost one hundred million lei.
—–
Brezhnev died and was sent to hell. To honor his lifetime achievements, the hell’s manager allowed Brezhnev to choose himself a torture. Brezhnev walked along the aisles. He saw Stalin in a tub of boiling water, then he saw Hitler hanging upside down, and then he noticed Khrushchev who was holding in his lap Marilyn Monroe. “Oh,” Brezhnev said. “I choose the same torture as the one given to Khrushchev!”
The hell’s manager said, “Sorry, Brezhnev, this is not Khrushchev who is tortured, it’s a torture for Marilyn Monroe.
—–
A Russian and an American were frozen and revived one hundred years later. They both died at once. The American died because he heard a radio broadcast that said, “Collective farms of Oklahoma and Minnesota report to the Central committee of the Party on the fulfillment of their socialist obligations….”
And the Russian died because he heard a radio broadcast that said, “At the 246th congress of the Party, the General Secretary comrade Brezhnev said….”
—–
During Brezhnev’s visit to England, Prime Minister Thatcher asked the guest, “What is your attitude to Churchill?”
“Who is Churchill?” Brezhnev said.
Back in the embassy, the Soviet envoy said, “Congratulations, comrade Brezhnev, you’ve put Thatcher in her place. She will not ask stupid questions any more.”
“And who is Thatcher?” Brezhnev said.
—–
Stalin was reanimated several years after his death. He walked the streets, and came to the conclusion that after his death everything went bad, the people forgot the proper order, started dressing in many different ways rather than the way prescribed by the Party, the discipline deteriorated, nobody cares about building communism. He walked into the Kremlin, and then straight into the room where the Politburo was in a meeting. All Politburo members jumped up, and were ready to fulfil everything the “Father of People” would deem proper.
“I have two suggestions,” Stalin said. “The first is to shoot all the deputies of the Supreme Soviet. The second is to paint Lenin’s tomb green.”
One of the Politburo members asked diffidently, “Comrade Stalin, why green?”
“I knew there would be no objections to the first proposal,” Stalin said.
—–
Brezhnev gives a speech at a Party congress, and says, “Comrade, the Planning Committee reports that next year we’ll have no meat. Your suggestions?”
The audience is silent. Then a lone voice from the audience sounds, “We’ll work ten hours a day!”
Brezhnev continues, “The planning Committee reports that in two years we’ll have no milk products. Your suggestions?”
The audience is silent, then the same voice sounds, “We’ll work twelve hours a day.”
Brezhnev continues, “The Planning Committee reports that in three years we’ll have shortage of bread. Your suggestions?”
The same voice says, “We’ll work day and night without rest.”
Tears appear in Brezhnev’s eyes. “Thank you, dear comrade for your patriotic initiative. Let me ask you, where do you work?”
“In a crematorium.”
—–
A Jew applied for a visa to leave for Israel. During an interview at the passport office, the official asked, “Why do you want to leave the best country in the world?”
“I have two reasons,” the Jew answered. “One is that my neighbor is an anti-Semite, and when he’s drunk, he knocks at my door and shouts, ‘Just wait, as soon as the Soviet regime is over with, we kill you, Jews!”
“But you shouldn’t worry,” the official said. “The Soviet state is forever.”
“That is my second reason,” the Jew said.
—–
An old Jewish man was finally allowed to leave the Soviet Union, to emigrate to Israel. When he was searched at the Moscow airport, the customs official found a bust of Lenin.
Customs: What is that?
Old man: What is that? What is that?! Don’t say “What is that?” say “Who is that?” That is Lenin! The genius who thought up this worker’s paradise!
The official laughed and let the old man through.
The old man arrived at Tel Aviv airport, where an Israeli customs official found the bust of Lenin.
Customs: What is that?
Old man: What is that? What is that?! Don’t say “What is that?” say “Who is that?” That is Lenin! The sonofabitch! I will put him on display in my toilet for all the years he prevented an old man from coming home.
The official laughed and let him through.
When he arrived at his family’s house in Jerusalem, his grandson saw him unpack the bust.
Grandson: Who is that?
Old man: Who is that? Who is that?! Don’t say “Who is that?” say “What is that?” That, my child, is eight pounds of gold!
—–
Q: Rabinovich, what is a fortune?
A: A fortune is to live in our Socialist motherland.
Q: And what’s a misfortune?
A: A misfortune is to have such a fortune.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét