Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Lượm lặt - HOÀNG SA - THIÊN ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA ĐÃ MẤT! - Vừa xạo vừa vô liêm sỉ - Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp - Những cơ sở khoa học của nó

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Phe đối lập Campuchia nhất trí cùng giải quyết bất đồng (TTXVN).

Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ  -(BBC)  -Một nhóm người gồm thân nhân các nhà đấu tranh dân chủ và các blogger nổi tiếng từ Việt Nam đã đến Hoa Kỳ để vận động dư luận về quyền con người.
Nhà báo Đoan Trang (áo vàng) và một số đại diện khác sẽ đi thăm châu Âu sau khi tới Hoa Kỳ  ====>>>
 
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?  -(BBC)  – Hương Vũ -Gửi cho BBC từ Neuchatel, Thụy Sỹ  -Theo báo cáo World Wealth Report của Credit Suisse, tài sản thế giới đã tăng 68% trong 10 năm qua, và chỉ có 1% giới siêu giàu đã sở hữu gần nửa tài sản thế giới.
Bà Châu Thị Thu Nga   <<<===Đại biểu Quốc hội VN bị tố ‘bán nhà ảo’  -(BBC) – Theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.
Lời nạn nhân của căn hộ ‘ảo’  -(BBC / nghe)  -Một nạn nhân kể cho BBC về chuyện nộp hơn 800 triệu với hy vọng mua được nhà chung cư nhưng giờ không thể đòi lại tiền.  Cũng như nhiều người khác, ông Chương nộp tiền cho chủ đầu tư cách đây khoảng ba năm để nhận lời hứa sẽ có căn hộ trên 90m2 trên tầng 21 ở B5 Cầu Diễn.  Liên danh chịu trách nhiệm cho dự án này là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing group do Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Công ty MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội.
Cứu đói nhân dịp Tết nguyên đán  -(RFA)   —Chen lấn mua vé xe Tết  -(RFA)
Sài Gòn: Bị Giam 50% Tiền Tết, Hàng Trăm Thợ Đình Công; Tại Vinaconex 15: có 9 công nhân bị nợ lương lâu tới 4 năm  -(VB)
Bị ép cưới, học sinh lớp 9 viết đơn kêu cứu và muốn tự tử  -(TP)   —  20 cảnh sát cơ động lập ‘doanh trại’ tại Nhà máy Samsung  -(TP)
Hàng trăm hộ dân Hà Nam lại khiếu nại thu hồi đất  -(TN)
Báo chí góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ  -(SGGP) –Đọc báo của Đảng dân biết tin ai?  -(Kami RFA /ttxcc)
Sẽ luật hóa việc lấy phiếu tín nhiệm - (LĐ)   —  Tập đoàn Than sản xuất điện… còn tốt hơn Tập đoàn điện lực - (SM)
Công đoàn Viên chức TP.HCM: Hơn 6,2 tỉ đồng ủng hộ Trường Sa -(PNTP)   —Báo cáo thành tích và gạo cứu đói  -(DV)
Về kết luận thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ “cắt giảm” hơn 6.000 tỉ đồng tiền vi phạm… (NCT)

Bản án dành cho chế độ  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA) -  Điều tôi ngạc nhiên và cảm thấy thú vị là dường như, qua báo chí, từ lề phải đến lề trái, từ những người ủng hộ chính phủ đến những người chống đối chính phủ, hầu như không ai tỏ vẻ gì phẫn nộ trước các việc làm sai trái của ông cũng như không ai tỏ vẻ gì hả hê (hay bất bình) trước cái án tử hình mà ông nhận lãnh.
Thanh bảo kiếm han rỉ   -(Bùi Tín -VOA) -  Vụ đại án Dương Chí Dũng làm xôn xao công luận, với biết bao phân tích, đồn đoán khác nhau, đụng chạm đến cung đình Cộng sản. Bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải, chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Vinalines, khi bị tuyên án tử hình vẫn tủm tỉm cười, còn đọc thơ:
NSA và quyền riêng tư của dân  -(Bùi văn Phú -VOA)   — Xứ Chùa Tháp lung lay  -(Nguyễn xuân Nghĩa -RFA)
Vinalines: Dũng, Trọng Đấu Nhau Sống Chết  - Vi Anh  – (VB)   >>>  CS Làm Xấu Đất Nước   >>>  Tinh Thần Quốc Gia Trong Chế Độ CS và Tự Do
Hoàng Sa Thiêng Liêng  - Trần Khải -(VB)
Tham nhũng đất đai nghiêm trọng tại Phương tú, Ứng Hoà hà nội ( tiếp theo)  – (Lê hiền Đức)
Giá trị cộng đồng và nỗi niềm cá nhân »  –   -(ĐCV) - Lịch sử cho thấy: nhà độc tài nào cũng luôn mồm rêu rao vì cộng đồng, vì đại cục để ra tay tiêu diệt những tiếng nói phản kháng……

Đinh Thế Huynh: “Không để báo chí lá cải hoành hành” »  – Đ CV: Cách đây chưa đầy 2 tháng, ngài bộ trưởng Truyền thông và Thông tin đã hùng dũng tuyên bố, “Việt Nam không có báo chí lá cải“. Lời nói gió chưa kịp thổi bay, còn đọng đầy trên mạng, vậy mà một quan cộng sản khác, ông Đinh Thế Huynh lại ra một chỉ thị miệng khác “không để báo chí lá cải hoành hành”.  Vậy tin ai bây giờ?

Thà cứ gọi Anh là Ngụy!  – Lâm Mạnh Di  – (DCVOnline)
Trung Quốc trả lời chỉ trích của Mỹ về đường đánh cá ở Biển Đông  – Megha Rajagopalan (Reuters) – DCVOnline lươc dịch
Về việc ký tên vào lá thư gởi Liên Hiệp Quốc.  -(Trương nhân Tuấn)  >>>>   Hải tặc nhà nước
2232. CHIẾN DỊCH THANH TRỪNG CỦA KIM JONG-UN LÀM TĂNG RẠN NỨT NỘI BỘ Ở TRIỀU TIÊN  -(Basam)
2231. ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI BÌNH NHƯỠNG NÓI VỀ TÌNH HÌNH TRIỀU TIÊN  -(Basam)
Tài liệu dài 80 trang: Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - (Thời Đại Mới)
Bài 8. Những nhận định từ vụ việc (6)-Giá trị cộng đồng – nỗi niềm cá nhân  -(Nguyễn văn Thạnh -Danquyen)
Kỳ án “trộm dê”: PHÁP ĐÌNH TẤU HÀI  -(Văn Công Hùng)
Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam -(NCQT)   -Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.
Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ  -(NCQT)  -  Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Soft Power and American Foreign Policy” (Chapter 5) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 127-148.
“Để công dân thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam”  – (TNSV VN USA)
NĂM 2014 VỀ, LIỆU CÓ GÌ MỚI KHÔNG ÔNG?  -(Đặng huy Văn)  -“Biển Đông vẫn không có gì mới Anh ạ.”Chỉ có đ/c Trung cộng tăng cường “giữ dùm” thôi chớ đâu có gì, với lại có số tàu cá “nước ngoài” vi phạm lệnh cấm đánh bắc cá  ở vùng lưỡi bò ,  bị húc ,bị các đ/c giám hải  cướp đồ đạc…chớ đâu có gì.
HOÀNG SA – THIÊN ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA ĐÃ MẤT!  -(Đặng huy Văn)
ĐÃ BỐN MƯƠI NĂM CON THẦM ĐỢI CHỜ BA!  -(Đặng huy Văn) -Đã bốn mươi năm   / Con thầm đợi chờ ba! / Sát Tết Giáp Dần chia tay / Chưa một lần ba trở lại / Ngày đó con mới lên năm / Cứ ngồi chờ ba, chờ mãi / Má bảo ba sẽ quay về / Sao chưa thấy, thưa ba?
TÂM LÝ THÍCH ĐÁNH TRỐNG GHI TÊN CỦA NGƯỜI VIỆT - (Nguyễn hoàng Đức – Nguyentuongthuy)   >>>  Chương trình “Quà Tết cho Tù nhân lương tâm” đã khởi động   >>>  MÃ GIANG LÂN ĐẠI BIỂU XUẤT SẮC CỦA THƠ CÓC CÁY AO CHUÔM
Nhân ngày mất của Rosa Luxemburg (1871 – 1919): Tự do luôn luôn là tự do của người khác chính kiến  -Phạm hải Hồ -(Procontra)   >>>  Anh em nhà họ Dương
Chuyện vui: BỨC TRANH “ĐỒNG CHÍ LÊNIN ĐANG Ở VARSZAWA”  -(J.B Nguyễn hữu Vinh FB)
Mời xem thêm :  Bí kíp học chữ cái tiếng Nga trong thời Sôviết  -Hà vũ Trọng -(Procontra)
Chào 2014: Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp – Những cơ sở khoa học của nó  -PGS. TS Vũ Trọng Khải -(BVB)
Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Phần 2. -(Phạm thanh Nghiên)   >>>  Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.(Phần 1).   >>>   Dự đoán ngắn về thực trạng Việt Nam năm 2014.
Chính quyền Việt Nam bội tín   -Beijing Review – Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/01/eef56-baohnhandan-chuquyen-danlambao.png
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/01/6beee-baohnhandan-chuquyen-danlambao2.png

Tàu đi qua phố -(DLB)   —  Chết chưa các chú vẹt con? -(DLB)
Gia đình các tù nhân lương tâm lên tiếng trước phiên điều trần tại Hoa Kỳ -(DLB)    —  Xuống đường! Ta hẹn nhé -(DLB)
Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh? -(DLB)   —-Nguyễn Thành Trung: vừa xạo vừa vô liêm sỉ -(DLB)
Thơ tưởng nhớ và tri ân những Anh hùng Chiến sĩ Hải quân VNCH -(DLB)

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu  -(TVN)   —    Lời hứa của Tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa lớn  -(VNN)
Tướng Phạm Xuân Thệ: Phải khiến TQ biết dè chừng ở Biển Đông  -(Soha)   —TP.HCM kỷ niệm 64 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc  -(VOV)
Chi phí vận hành tàu ngầm Kilo là bao nhiêu một năm?  -(Soha)   —  Báo Mỹ: Trung Quốc 30 năm nữa sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa  -(GDVN)   >>>  Thượng tướng Trung Quốc: “Xung đột Biển Đông là cơ hội để thử sức”?!
Nhà thơ Thanh Thảo : Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam  -(CTM)    -Nhà Thơ TT hiện ở Quảng Ngãi- Audio
“Buôn ve chai khổ lắm”  -(Laodongviet)    —  Con nhà giàu thiếu ý chí?  -(TVN)   —Các tỉnh Tây Bắc tập trung vào nhiệm vụ xóa đói nghèo  -(CP)
Sài Gòn chơi bạo, chi cả trăm triệu thuê mai quý  -(VEF)   —   Ba đại gia BĐS hội ngộ trong tù  -(VEF)  >>>  Dân làm ăn khó khăn, Bà Chúa Kho vắng khách   >>>   Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Số phận pháp lý của Dương Chí Dũng sau lời khai chấn động  -(GDVN)
Vụ Huyền Như: Tranh cãi nảy lửa trách nhiệm bồi thường  -(VNN)   >>>  Sát Tết, đại gia nhập viện trốn nợ     >>>  Chen nhau tới ngất xỉu vì vé xe Tết Video    >>>Vụ Dương Chí Dũng – thành tích nổi bật ngành kiểm sát   >>>Đấu tranh với sai lầm càng tôn vinh uy tín Công an
Vụ Huyền Như: Liệu Vietinbank có được “giải thoát”?  -(VnEc)   >>>  Nguyên Phó chủ tịch ACB đã rời Việt Nam

Thanh Hóa: Dân kiệt sức vì… 25 khoản phí  -(DV)   —-   Quà Tết thời nay: Nghệ thuật “lá rách đùm lá lành”   -(Dân trí)    —  “Trợ cấp gạo cứu đói cần công khai danh sách”  -(Infonet)
Làm gì để giảm ‘nạn’ xuất ngoại du lịch núp bóng công tác?  -(NĐT)   — Giải cứu 136 phụ nữ Việt khỏi động mại dâm ở Malaysia -(NĐT)

KINH TẾ
Mỹ nợ Trung Quốc kỷ lục (TTXVN).
Ðại công ty nhà nước Việt Nam chuẩn bị bán cổ phần  -(VOA)   — Tiếp tục cảnh báo về nguy cơ Việt Nam vỡ nợ  -(NV)
Giáp Tết, giá nông sản, thực phẩm lại “nhảy múa” -(DV)   —  Hàng Tết: Sức mua yếu, giá tăng nhẹ  -(VOV)
Ngân hàng nhỏ tăng vốn: Thông qua rồi để đấy -(ĐT)    —   Ngân hàng có thể bị tòa án tuyên bố phá sản -(TN)
“Nền kinh tế Việt Nam năm 2014 vẫn là đường nằm ngang”  -(Soha)
SCIC bán vốn nhà nước tại 580 doanh nghiệp -(TN)   —Bán vốn thành công gần 600 DN, SCIC lãi 4.500 tỷ đồng  - (ĐV)
Giấu đầu lòi đuôi  -(NLĐ)  -Dường như ai cũng té ngửa khi hay tin Petrolimex – tập đoàn nhà nước đang thống lĩnh hơn 60% thị phần xăng dầu Việt Nam – công bố kết quả kinh doanh năm 2013 với lợi nhuận trước thuế “khủng”: 1.929 tỉ đồng (tăng 97% so với năm 2012).
Ngành điện “khát” vốn - (NLĐ)
Lãi hơn 3.000 tỷ, TKV thưởng Tết thấp nhất 5 triệu đồng/người -(VnEc)  — Tăng giá than bán cho điện, Vinacomin công bố lãi đậm  -(DT)
Phát hiện hàng trăm máy móc, thiết bị cấm nhập khẩu  -(HQ)   —   TP.HCM: ‘Thay máu’ nhiều dự án bất động sản  -(VL)
Hà Nội: Thịt hun khói từ đồ thối ngâm hóa chất  -(VNN)    —  Kho ngoại quan ngày càng “ế ẩm”  -(VOV)
Có cần quy định riêng thủ tục phá sản đối với ngân hàng?  -(VnEc)    —   Petrolimex có hài lòng với mức lãi 96 đồng/lít xăng? -(VnEc)   — Xăng dầu lại “than” lỗ gần 1.000 đồng/lít  -(Soha)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chuyện tình nhạc sĩ Phạm Duy: Những kỷ vật nghìn trùng xa cách (MTG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Toàn cảnh ký túc xá xập xệ nhất Hà Nội (Infonet).
Khi buồn em gọi cho ai?  -(TT) -  Mấy hôm trước, lướt qua những tờ báo tôi giật mình với những con số về các vụ tự tử ở tuổi vị thành niên. Đó thật sự là những con số đáng báo động. Tôi cố gắng tìm đọc những tài liệu liên quan nhằm tết này về quê sẽ khéo léo trang bị cho cô cháu gái một số kiến thức để cháu làm chủ được bản thân trước mọi tình huống của cuộc sống.
Một học sinh bị hành hung ngay trường học  -(TT)
Đề nghị bỏ thi ĐH là trái luật hay phù hợp với nghị quyết TƯ Đảng?  -(GDVN) – Vậy là Ông TBT trọng nói đúng- Thế mà nhiều người chỉ trích.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Clip mẹ hành hạ con giữa đường phố gây phẫn nộ (MTG).
Bến Tre rộ tin đồn bắt cóc trẻ bán qua Trung Quốc  -(NV)    —  Kì án trộm dê: Bị cáo không đồng tình mức án 24 tháng tù giam  -(MTG)
Cháy lò than, 6 người chết thảm   -(VNN) -Vụ cháy lò than nghiêm trọng làm 6 người thiệt mạng xảy ra tại công ty Than Đồng Vông thuộc công ty Than Uông Bí (Quảng Ninh).
Hoàn tất kết luận điều tra vụ TMV Cát Tường  -(VNN)   >>>   “Kiều nữ Hải Dương” bật khóc vì uất ức   >>>   Cặp tình nhân siết cổ đại gia cướp vàng    >>>   Những trải nghiệm ăn phở kinh hoàng ở Hà Nội     >>>   Sếp đòi đi nhà nghỉ mới được thưởng Tết  
Tiền Tết chất đống cao 2m giữa sân hợp tác xã - Ảnh 1
Ủy ban xã xếp tiền ra sân để thưởng tết -(Soha) – Bên thiên đường Trung cộng, sướng chưa, tiền chất đống mà.chỉ có chia cho hơn 300 gia đình NÔNG DÂN đấy nhé – cho nên nói gì thì nói : DZÔ SẢN MUÔN NĂM -Hình trên   —  Dùng tiền thưởng Tết dựng tường dày 2m  -(GDVN)
Đà Nẵng quyết không để tội phạm có đất sống  -(TT)    —   Bỗng dưng “mất 135″: Sẽ kỉ luật cán bộ  -(TT)   >>>  Tiếp viên lột khách 5 lượng vàng: “Tôi dám làm dám chịu”   >>>>  Lọt cửa hải quan dễ vậy sao?


Hàng ngàn người “bao vây” phòng vé Phương Trang  -(TT)   >>>  Xe tải kéo xe máy hơn 50m trên phố, một người chết thảm
Tướng Chung “trảm” Phó trưởng công an phường vụ trộm kéo đổ ATM  -(Soha)   >>>  Con 2 tháng tuổi tử vong vì bị mẹ vứt trong rừng   >>>>   Căn cứ nào để “kiều nữ Hải Dương” khởi kiện báo chí?
Phát hiện nam thanh niên tử vong với nhiều vết chém dã man  -(DV)   >>>> Nam thanh niên tử vong bất thường tại nhà nghỉ   >>>   Bị ô tô tông chết oan dù đã cố tránh   >>>   Voi rừng phá sập nhà dân, quật tan hoa màu   >>>    Đang ăn tối, 2 cô gái bất ngờ bị bắn trọng thương   >>>   16 năm tù cho những kẻ gây rối ở Tiên Lãng


“Vietinbank không biết, không tham gia giao dịch của Huyền Như”  -(DT)   >>>>   Nữ đại gia cho vay nặng lãi thản nhiên đọc sách trước tòa   >>>   Vụ nổ đài cát-xét: Lời kể của người chuyển “món quà sinh nhật”   >>>   Hà Nội: CSGT giải cứu cô gái định nhảy cầu tự tử lúc đêm khuya
Tông dải phân cách, xe ben lật ngang rồi cháy ngùn ngụt  -(DT)   >>>   Tài xế xe Trung Nguyên tông chết người rồi bỏ chạy   >>>  Khen thưởng họa sĩ phác họa chân dung kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh
Tạm giam 4 đối tượng trong vụ xô xát tại nhà máy Samsung   -(Dân trí)
QUỐC TẾ
EU: Cải cách hay để Anh ra đi? (VOV).

Trung Quốc nói xấu Thủ tướng Nhật ở Châu Phi  -(RFI)    —  Trung Quốc gọi TT Shinzo Abe là “Kẻ gây rối”  -(RFA)   —  Châu Phi: Chiến trường của cuộc chiến ngoại giao Trung-Nhật -(VOA)
Dân Nhật ủng hộ Sinzo Abe rắn hơn với Trung Quốc?  -(Infonet)   —Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân mới tới Nhật Bản  -(VOV)
TQ xác nhận thử thành công thiết bị mang đầu đạn hạt nhân  -(RFA)
Giới hoạt động Hàn Quốc thả bong bóng rải truyền đơn sang Bắc Triều Tiên  -(RFI)    —  Các nhà hoạt động Nam Triều Tiên thả truyền đơn sang miền Bắc -(VOA)   —    Bắc Hàn hăm dọa Mỹ và Nam Hàn nếu tập trận chung  -(RFA)
Hơn 60% tàu ngầm hạt nhân đã được Mỹ điều động đến châu Á – Thái Bình Dương -( Tin Không Lề FB).—-  60% of U.S. submarine reconnaissance focused on Pacific - (Korea Herald)  —   60% tàu ngầm Mỹ “canh” Trung – Triều -  (NLĐ)
TT Yingluck: Bầu cử là cách tốt nhất chấm dứt khủng hoảng  -(RFA)    —  Thủ tướng Thái Lan: Sẽ không hoãn bầu cử -(VOA)  –  Thái Lan đối mặt với đòi hỏi cải cách chính trị -(VOA)
Người Ai Cập bỏ phiếu ngày cuối của cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp -(VOA)   — Tổng thống Pháp bênh vực chiến lược Phi Châu, đời sống riêng tư -(VOA)
Tấn công bằng bom làm 73 người thiệt mạng tại Iraq -(VOA)   —  Quốc tế hứa viện trợ nhiều triệu đôla cho người Syria -(VOA)
Du khách Đan Mạch bị hãm hiếp, đánh đập ở Ấn Ðộ  -(VOA)
_____________________________________________________________________________
Mỹ sẽ bị các cường quốc ‘qua mặt’?  -(TVN)   -Mỹ có bị “qua mặt” hay không thì Chính phủ và Dân Mỹ lo – Mấy bài báo của những tay chính trị gia, kinh tế gia không ưa Mỹ , bbooi bẩn Mỹ cũng giống như hồi sau 75 Mỹ thua VN là thua mọi mặt, không còn mặt nào cả , đọc nghe học…thì thấy Mỹ chỉ còn chiếc nón rách và cây gậy để đi ăn mày thôi- Thế mà 40 năm sau ,nay Mỹ vẫn chưa “ăn mày”. -Còn TA thì đang tiến lên “thiên đường” sướng quá hén.- Hơn nữa “xía vào” nội bộ người ta đâu có được.
Trung Quốc dần trở thành nhà sản xuất tên lửa lớn nhất thế giớ  -(Soha)   —Trung tướng hậu cần tham nhũng dốt quân sự, giỏi nịnh hót  -(GDVN) - He he! vậy mà lên tới Trung tướng , đưa nào gắn lon nhỉ?- Đứa gắn lon, mà là tướng lận chớ đâu phải binh nhì lên hạ sĩ , thì giỏi cái gì?  >>>   Tập Cận Bình: Phải dùng liều thuốc mạnh trị nạn tham nhũng nghiệt ngã
2014: TQ triển khai 60 tên lửa bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ  -(Soha)
Mỹ tăng cường triển khai vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc  -(GDVN)   >>>  Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Guam đe dọa tàu sân bay Trung Quốc
Nhật sẽ xây dựng căn cứ quân sự đảo nổi, thay đổi chiến lược hải quân? – (GDVN)

‘Trường kỳ’ dọa: Triều Tiên sẽ làm thật hay chỉ võ mồm?  -(ĐV)   >>>  Chiến lược mới của Thủ tướng Thái: Bảo vệ người biểu tình   >>>  Bóc mẽ sự non kém của Hải quân Trung Quốc

Nguyễn Thành Trung: vừa xạo vừa vô liêm sỉ

“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề” - Nguyễn Thành Trung

Lê Nguyễn (Danlambao) - Ai mới đọc bài viết đăng trên Thanhnien Online ngày 10/01/2014 với tựa đề: Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa tưởng hay, nhưng phân tích kỹ thì thấy rõ cái ba sạo và vô liêm sĩ của kẻ phản quốc Nguyễn Thành Trung (không muốn viết lại cái tên bẩn thỉu nầy nên sẽ viết tắt là ntt).
1) Thứ nhất, CS Bắc Việt dâng Hoàng sa cho Trung cộng để đổi lấy vũ khí giết hại đồng bào và cưỡng chiếm miền Nam. Với chiêu bài nhờ nước đàn anh XHCN giữ dùm Hoàng Sa còn hơn để lọt vào tay đế quốc Mỹ. Trong khi đó ntt là tên tay sai vc nằm vùng, ăn cơm Quốc gia thờ ma CS làm theo sự sai khiển của CSBV thì hắn có ba đầu sáu tay cũng không dám đánh Hoàng Sa chống lại Tàu cộng. Nếu VNCH lúc bấy giờ có lên kế hoạch phản công bằng không lực thì hắn cũng tìm cách trốn bay. Bây giờ bày đặt viết mấy lời ba sạo để loè thiên hạ.
2) Thứ hai, hắn quả quyết là có khả năng chiếm lại Hoàng Sa 100%, lại càng nổ nữa. Bộ tàu Trung cộng nằm yên cho F5 oanh tạc không biết bắn lại à. Tàu cộng đang làm chủ tình hình Hoàng sa, F5 bay ra bỏ bom rồi bay về không biết thành bại thế nào, rồi sau đó người đâu mà chiếm lại Hoàng sa? VN đưa quân đổ bộ ra đảo, Trung cộng không biết tăng cường thêm tàu chiến à? Lúc đó tình hình trong đất liền sôi động, nguy kịch trước sự vi phạm hiệp định Paris của CSBV thì lực lượng quân sự đâu mà phân tán ra đảo để chịu tứ bề thọ địch?
3) Thứ ba, đây là điểm then chốt với ý đồ thâm độc của ntt khi kết luận: “Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”. Với mưu đồ đổ tội cho VNCH làm mất Hoàng Sa để che đậy lịch sử bán nước của CS Bắc Việt qua công hàm do Thủ tướng cs Phạm Văn Đồng ký công nhận và ủng hộ Hoàng Sa của Tàu cộng. Với trình độ chính trị và đầu óc của tên phản quốc nầy không đủ để nói lên được điều nầy, chắc chắn là phải có chủ nhân của nó mớm mồi để chạy tội về cái công hàm bán nước và sự câm miệng của bọn chúng trong suốt mấy thập niên qua.

HOÀNG SA - THIÊN ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA ĐÃ MẤT!

Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất! 

Ngày 11.12.2006, lần đầu tiên, chính quyền Đà Nẵng mở kho tư liệu Hoàng Sa và mời những người từng sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa đến gặp mặt và tham quan. Hàng năm, Sở Nội vụ và huyện đảo Hoàng Sa đều tổ chức gặp gỡ những nhân chứng này. Các nhân chứng trong bài viết nay có người còn, người mất. Đây là chứng cứ chân thật nhất về một thời Hoàng Sa.

“Sáng đó (20.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.


Bị Trung Quốc bắt làm tù binh

Đó là một ngày không quên trong đời ông Tân. Năm 2006, ông Tân 73 tuổi sống bằng nghề dạy kèm tiếng Anh, tiếng Pháp tại phường An Hải Đông thành phố Đà Nẵng.
Nhân chứng Tạ Hồng Tân (ảnh chụp năm 2006), người bị Trung Quốc bắt làm tù binh sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974. 

Ông là người gốc sài Gòn, làm nhân viên quan trắc cho Đài khí tượng Sài Gòn, được điều ra Trung tâm khí tượng Đà Nẵng làm quan trắc viên Trạm khí tượng Hoàng Sa cuối năm 1973 cho đến ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Khi đó, trên đảo có một trung đội Địa phương quân thuộc Đại đội 157, địa phương quân Đà Nẵng của chế độ Sài Gòn và 6 nhân viên thuộc Trạm khí tượng Hoàng Sa.
Ông Tân kể: “Thấy tàu chiến nhiều quá chúng tôi rất lo âu. Nhân viên vô tuyến của trạm liên lạc về Đài khí tượng Đà Nẵng cầu cứu. Kêu thì kêu vậy nhưng biết không làm gì được vì lực lượng bên đó quá đông!”.

Từ sáng sớm đến hết cả ngày 20.1.1974, tàu chiến Trung Quốc án binh bất động. Lúc đó, đã xảy ra hải chiến ngoài khơi, ở các đảo xung quanh, nhưng những nhân viên khí tượng này không biết. Khoảng 5 giờ chiều, sau một đợt pháo kích, Trung Quốc cho quân đổ bộ vào đảo bắt sống toàn bộ trung đội Địa phương quân và 6 nhân viên khí tượng, trong đó có ông Tạ Hồng Tân.
“Họ đưa chúng tôi lên tàu về đảo Hải Nam ngày hôm sau. Chúng tôi được chuyển lên xe bịt bùng về giam ở đâu không biết!” – ông Tân kể.

Hai chiếc vỏ ốc này là kỷ vật của nhân chứng Phạm Khôi. Nay hai vỏ ốc này đã được tặng cho Kho tư liệu Hoàng S. 

Chúng tôi xác định được nhà giam ông Tân cũng như các binh lính khác là nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Vào nhà giam, mọi người bị lấy lời khai nhưng được đối xử tử tế.
Khoảng gần 3 tuần sau, ông Tân nói có một cán bộ Trung Quốc tới trại, đem theo người phiên dịch nói cho chúng tôi biết: “Hoàng Sa là đảo của Trung Quốc nhưng Việt Nam chiếm làm đài Khí tượng. Nay Trung Quốc lấy lại và các anh sẽ được trả tự do trong vài ngày tới”. Khoảng gần 1 tuần sau, ông Tân cùng toàn bộ tù binh bị Trung Quốc bắt đưa qua Hồng Kông.

Chính quyền Sài Gòn điều một chiếc máy bay C130 sang Hồng Kông nhận trao trả tù binh. Phần lớn số tù binh sau đó về lại nơi làm việc ở Đà Nẵng.

Tiễn chúng tôi ra về tới cửa, ông Tân còn nheo nheo mắt hỏi: “Không biết bây giờ tên của tôi có còn ngoài Hoàng Sa không?”. Một câu hỏi thật khó trả lời.

Tất cả những binh sĩ chế độ Sài Gòn và nhân viên khí tượng khi đến Hoàng Sa, những giờ rảnh rỗi họ ra những tảng đá ven biển khắc họ tên và địa chỉ  mình lên đó làm kỷ niệm. Khi ông Tân ra thì đã thấy lớp lâu lớp mới tên người Việt Nam trên đá, ở những vị trí tuyệt đẹp.

Thiên đường đã mất 
                                        
Một trong những người từng làm việc lâu đời ở Hoàng Sa tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn.
Đầu năm 1958, ông Phát được điều theo dạng luôn phiên ra Đà Nẵng rồi đi Hoàng Sa. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ nhất trong đời của một chàng trai Sài Gòn.
Nhân chứng Nguyễn Tấn Phát (ảnh chụp năm 2006). Đây là người đã nói: “Tôi đã để một phần đời của tôi ở lại Hoàng Sa”. Phần đời còn lại  của ông là nỗi hoài nhớ về Hoàng Sa, nơi mình đã từng sống.

Ông nói: “Mỗi nhân viên chỉ đi Hoàng Sa luân phiên 3 tháng, mỗi lần đi có 6 người gồm 4 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến và 1 nhân viên phục vụ lo thổi bóng hơi quan trắc cao không đo gió kiêm hậu cần. Tôi lúc đó mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, thấy cảnh sắc thần tiên nên mê và xin ở lại luôn cả nửa năm”.

Nửa năm sống trên đảo trong ký ức của ông Phát bây giờ là nửa năm làm Từ Thức!. Công việc quan trắc cũng khá nhẹ nhàng, chủ yếu vài thời điểm trong ngày. Thời gian còn lại ông cùng những đồng nghiệp mình ngao du khắp đảo Hoàng Sa.

Lâu lâu, ông kể là đi theo xuồng máy của đơn vị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn đi thăm các đảo có chim sinh sống. Đó là những bãi cát vàng rực trong ánh chiều tà. Chân chúng tôi len lỏi giữa những ổ trứng chim. Chim nhiều vô kể, chúng không hề sợ hãi khi thấy người tới gần.

Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc…” – ông Phát kể như vậy.

Nhân chứng Võ Như Dân (ảnh chụp năm 2006). Ông Dân là người có thời gian sống và làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa:  3 năm rưỡi!

Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim…

“Chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương… Con nào con đó nặng trên 5 – 7 ký” – đó là ký ức của ông Võ Như Dân, người ở Hoàng Sa nhiều nhất.

Ông Dân làm nhân viên hậu cần cho Trạm khí tượng Hoàng Sa từ năm 1956. Đội hậu cần thời đó chỉ có 3 người luân phiên nhau ra Hoàng Sa.

Chính vì vậy, cho đến ngày Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974, ông Dân có 14 chuyến ra Hoàng Sa, mỗi chuyến 3 tháng, tổng cộng là 3 năm rưỡi sinh sống trên đảo. Cảnh sắc quen thuộc thân thương quá đỗi đến mức ông bảo: “Hôm qua tôi xuống Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nơi có kho tư liệu và hành ảnh về Hoàng Sa, tối về tôi nằm mường tượng nó ở trước mặt tôi. Cả phần đời tôi đã ở đó…”.

Nhiệm vụ là hậu cần nên suốt ngày ông Dân đi câu cá phục vụ thức ăn cho toàn đội. Đồ hộp cũng nhiều nhưng không ai ăn. Khu nhà khí tượng do Pháp xây trên đảo có những hầm chứa nước mưa dùng uống quanh năm.

Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ…

Bao nhiêu kỷ niệm còn sống trong lòng những người đã từng ở Hoàng Sa. Ông Phạm Khôi, nguyên là lính địa phương quân Việt Nam cộng hòa, hiện sống ở Đà Nẵng mở tủ lấy ra hai chiếc vỏ ốc hoa còn khắc ngày ông đặt chân lên Hoàng Sa: 23 tháng chạp năm 1969. Đó là hai chiếc vỏ ốc ông mang về và trở thành báu vật của đời ông!

Huyện đảo Hoàng SaĐược thành lập từ tháng 01.1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km).Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng.

Ngày 21.4.2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định  bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng
Minh Sơn
Đăng Bởi Minh Sơn – 07:50 06-01-2014

Dự đoán ngắn về thực trạng Việt Nam năm 2014      

      Năm 2014, CQCSVN sẽ tiếp tục phải đối mặt với 5 vấn đề lớn:

1.    Tình hình kinh tế khó khăn.
2.    Làn sóng phản kháng trong nước.
3.    Sức ép từ cộng đồng QT về vấn đề Nhân Quyền.
4.    Mâu thuẫn và đấu đá phe cánh giữa những lãnh đạo cộng sản
5.    Những quan hệ phức tạp với Mỹ, phương Tây và với Trung Quốc.

Nhưng khẳng định rằng CQCS VN sẽ bằng mọi giá để bảo vệ quyền lợi và quyền lực đến cùng.
Năm 2014, VN sẽ bắt đầu nhiệm kỳ trong HĐNQLHQ  có thể diễn ra hai xu hướng trong chính sách đối phó của nhà cầm quyền với làn sóng phản kháng trong nước:

1.Tiếp tục đàn áp mạnh tay.
2. Giảm bớt việc đàn áp do bị sức ép.

Nếu mạnh tay hơn có nghĩa chính quyền đã coi người dân là kẻ thù do vậy tự biến mình thành kẻ thù của toàn dân, như thế càng làm cho làn sóng phản kháng sẽ mạnh mẽ hơn. Trường hợp giảm bớt đàn áp thì giới tranh đấu cũng như người dân trong nước sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để tiến thêm những bước dài trong việc đòi Tự do, Nhân quyền, Dân chủ. Xin nói thêm, việc gia tăng đàn áp ngoài những chiêu trò truyền thống (bắt bớ, đánh đập, sách nhiễu, bỏ tù,bao vây kinh tế..), chính quyền CS sẽ “ưu tiên” ban hành các thông tư, nghị định mang tính chất phản động, đồng thời sẽ đẩy mạnh những biện pháp “đàn áp tinh vi” để chống lại ngừời dân nhất là những tiếng nói chỉ trích, phê phán chế độ. Sự thực là chính quyền cộng sản không thể phủ nhận và cưỡng lại "xu thế thời đại" là xu thế Dân chủ. Nhưng họ muốn giành thế chủ động trong cách đối phó. 

Năm 2014, theo tôi, sẽ có nhiều diễn biến thú vị và nằm ngoài dự đoán.

Chào 2014: Cấu trúc lại hay xây dựng lại nền nông nghiệp - Những cơ sở khoa học của nó

    
  * PGS. TS VŨ TRỌNG KHẢI 
                Năm 2014 đã tới. Năm 2013 qua đi và đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp những khó khăn, thách thức lớn lao. Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng: nền nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng, trở thành “trụ đỡ”, là “bình phong trú ẩn chắc chắn” cho cả nền kinh tế đang gặp “cơn bão” suy thoái trầm trọng. Tôi nghi ngờ nhận định này.
Sản xuất nông nghiệp không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh, khiến họ phải sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ trở thành công dân hạng 2, sống trong các khu nhà ổ chuột,làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, không được hưởng các phúc lợi và tiện ích công cộng, dù với mức tối thiểu, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng văn hóa, cung cấp điện sinh hoạt và nước sạch… so với cư dân thành thị. Khi “cơn bão kinh tế” ập đến,hàng ngàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh, họ mất việc làm, đành trở về quê hương bản quán với hy vọng tìm được nơi trú ẩn tạm bợ. Nông thôn vốn đã thiếu việc làm, nay lại càng thiếu việc làm trầm trọng hơn. Người vô cảm, theo kiểu “điều gì không thấy tức là không có”, cho rằng nhờ vậy mà tỷ lệ người thất nghiệp giảm đi. Mức sống thấp, khiến họ không dám và không có tiền chi tiêu cho những nhu cầu dưới mức tối thiểu để tồn tại, làm cho chỉ số giá cả (CPI) gia tăng thấp (trên 6% trong năm 2013). Thế là người ta xướng lên thành tích đã kiềm chế được lạm phát! Thống kê nhà nước nói chỉ số giá cả tăng thấp, nhưng các bà nội trợ lại kêu giá cả tăng cao thường xuyên, liên tục, làm teo tóp túi tiền vốn đã eo hẹp của họ. Như vậy, nông nghiệp chỉ là “trụ đỡ” cho những thành tích ảo, là “bức bình phong” che khuất những nỗi cơ cực của người nông dân trước con mắt của những người vô cảm, thích tự sướng!
              Nhưng mặt khác, người ta vẫn hô hào phải tái cơ cấu nông nghiệp, từ bỏ mô hình tăng trưởng nhờ tăng đầu tư, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng sức lao động giá rẻ, xuất khẩu nông sản thô với giá trị gia tăng thấp, chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ mới, làm gia tăng giá trị nông sản, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, sản xuất thân thiện với môi trường…
Vì vậy, trước khi bàn đến giải pháp cụ thể, cần có sự đồng thuận, nhất quán về những khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản để xây dựng lại nông nghiệp.
1   1-    Xây dựng lại (Reengineering, Perestroika) và cấu trúc (hay cơ cấu) lại (Restructuring)
1.1.           Cấu trúc (hay cơ cấu) lại chỉ là sự sắp xếp lại một cách hợp lý hơn những yếu tố cấu thành vốn có, đang tồn tại của một chỉnh thể (ở đây là nền nông nghiệp) theo một kiểu nào đó để đạt được những mục tiêu cao hơn hiện tại. Vì thế, nó không làm thay đổi về chất của thực thể nền nông nghiệp đang hiện hữu. Cho nên, nền nông nghiệp nước ta hiện nay đã gần như hết “dư địa” để tăng trưởng và phát triển, càng không còn “dư địa” để phát triển bền vững và toàn diện, khắc phục triệt để và căn bản những yếu kém của nó trong thời gian qua.
1.2.           Xây dựng lại là tạo ra những yếu tố mới và kết hợp chúng lại với nhau theo một kiểu cấu trúc nào đó trong một chỉnh thể mới, được vận hành theo một cơ chế quản lý phù hợp với cấu trúc của nó, để tạo ra những thuộc tính khác hẳn về chất, vốn không tìm thấy ở chỉnh thể cũ, cũng như trong mỗi yếu tố cấu thành nên chỉnh thể mới. Chất lượng của chỉnh thể mới sau khi được xây dựng lại, được thể hiện bằng những tiêu chí phản ánh mục tiêu của nó. Đó chính là tiêu chí nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả về vật chất và văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
2.         Những khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản với tư tách là cơ sở của việc hoạch định các giải phápxây dựnglại nền nông nghiệp.
2.1.           Việc xây dựng lại nền nông nghiệp phải được coi là một bộ phận căn bản của sự nghiệp phát triển nông thôn, hay là xây dựng nông thôn mới, theo cách thường gọi. Phát triển nông thôn mới lại là nội dung cơ bản của cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam một cách toàn diện và bền vững, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Như vậy, xây dựng lại nền nông nghiệp cũng như phát triển nông thôn mới là một quá trình dài, cần đầu tư lớn về “chất xám” và tiền vốn, không thể nóng vội, chạy theo thành tích để đạt các danh hiệu thi đua, như chúng ta đã thấy trong thời gian qua.
2.2.           Thực chất của việc xây dựng nông thôn mới là một quá trình phát triển bền vững và toàn diện cả kinh tế, xã hội và môi trường, để nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Do vậy, nội dung phát triển nông thôn mới bao gồm 4 quá trình:
-                              Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, vừa giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp, vừa gia tăng khả năng thu hút, sử dụng sức lao động dôi dư từ nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
-                                 Đô thị hóa nông thôn, tạo ra những đô thị nhỏ văn minh, bố trí rộng khắp ở các vùng nông nghiệp sinh thái, vừa để tạo ra các cơ sở kinh tế, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, thu hút sử dụng sức lao động nông nghiệp dôi dư nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, vừa du nhập lối sống văn minh đô thị vào nông thôn. Nhờ đó, người ta có thể hạn chế tối đa quá trình tự phát tạo ra các siêu đô thị cực lớn với đầy rẫy những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, khó khắc phục, như hiện nay.
-                            Kiểm soát dân số cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như quá trình di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và mỗi vùng.
-                                Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn trong sản xuất và đời sống.
2.3.           Xét riêng về xây dựng lại ngành nông nghiệp.
-                                Phải xây dựng lại chiến lược sản phẩm trên phạm vi quốc gia, từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, căn cứ vào dự báo thị trường trong và ngoài nước, dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của mỗi vùng, không theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố), huyện, xã.
-                               Trên cơ sở đó, xây dựng lại quy hoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, từ thủy lợi, giao thông, bến cảng, kho bãi, các cơ sở logistic (hậu cần)… trên phạm vi cả nước và mỗi vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, để phục vụ việc thực hiện chiến lược sản phẩm nói trên.
-                             Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái để tạo ra các cơ sở dịch vụ đầu vào – đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
-         Thiết lập chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm và xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị nông thôn theo quy hoạch.
2.4.           Xây dựng nền nông nghiệp thể chế
2.4.1.     Áp dụng phổ biến mô hình quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, từ trang trại đến bàn ăn hay xuất khẩu đến mạn tàu, tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Contract farming) ở mỗi vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng đầu vào – đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và các trang trại sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn cùng với các hợp tác xã đích thực của họ là những chủ thể quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng và mối liên kết sản xuất nông sản. Doanh nghiệp phải là “nhạc trưởng” trong việc tổ chức lại sản xuất theo hợp đồng, quản lý chuỗi giá trị ngành hàng và cùng với các trang trại và các hợp tác xã của họ thiết lập cơ chế phân chia trách nhiệm và lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ngành hàng. Đó chính là cơ sở kinh tế tạo ra tính bền vững của mối liên kết này.
2.4.2.     Trang trại là một tổ chức kinh doanh nông sản tự chủ, thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học, trong nền kinh tế thị trường. Do đó, luật pháp phải thừa nhận trang trại cũng tồn tại theo các hình thức tổ chức kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Nhưng do sản xuất nông nghiệp mang tính sinh học, loại hình trang trại tồn tại phổ biến, là lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu, ngay cả ở những nước phát triển nhất, là trang trại gia đình (kinh tế nông hộ - farmhouse) và trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung gian (doanh nghiệp cá nhân trong nông nghiệp, luật Việt Nam gọi nhầm là doanh nghiệp tư nhân). Quy mô kinh doanh của chúng ngày càng mở rộng nhờ cơ giới hóa, hiện đại hóa, tin học hóa, chứ không phải nhờ gia tăng sức lao động trong mỗi trang trại đến mức phải thiết lập cấp quản lý trung gian như các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
2.4.3.     Hợp tác xã đích thực theo luật hợp tác xã 2012 chỉ được hình thành và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, khi các thành viên chủ yếu của nó là các chủ trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo GAP. Trong chuỗi gía trị ngành hàng, hợp tác xã vừa là chủ thể tham gia hợp tác với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra cho nông nghiệp nghiệp, vừa là đối trọng cạnh tranh của các doanh nghiệp ấy. Trong giai đoạn phát triển cao, nhiều hợp tác xã sẽ trở thành “nhạc trưởng” của chuỗi giá trị ngành hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp này.
2.4.4.     Các doanh nghiệp nông, lâm ngư nghiệp nhà nước, đang được gọi với các tên khác nhau, cần được đổi mới theo hướng sau:
-                                     Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước này thành các công ty cổ phần, chuyên thực hiện dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp của các hộ công nhân nhận khoán và các trang trại khác trên địa bàn, thực hiện ngay việc quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng, áp dụng công nghệ cao, thực hiện GAP trên diện tích đất nông nghiệp và chuồng trại, ao nuôi của mình. Tuyệt đối không chia nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ao nuôi của các doanh nghiệp này để biến công nhân nông nghiệp thành nông dân sản xuất quy mô nhỏ.
-                                     Các hộ công nhân nhận khoán của các doanh nghiệp này trở thành chủ thể của các trang trại dự phần (affiliated farm) hay công ty dự phần (affiliated company) trong nông nghiệp, chuyên thực hiện các khâu nông nghiệp mang tính sinh học, theo GAP,dưới sự chỉ đạo của doanh nghiệp, đồng thời có thể là cổ đông của công ty cổ phần nói trên.
          Như vậy, về mặt pháp lý, doanh nghiệp là một pháp nhân kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thực hiện quản lý toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp, ao nuôi, được nhà nước giao quyền sử dụng. Nhưng trên từng thửa ruộng, vườn cây, chuồng trại, ao nuôi được giao khoán cho hộ công nhân, doanh nghiệp có vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra, buộc họ thực hiện sản xuất theo GAP; còn hộ công nhân nhận khoán có toàn quyền chủ động, kể cả đầu tư thêm vật tư và lao động ngoài mức nhận khoán để thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học trong khuôn khổ hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Do đó, họ trở thành chủ thể dự phần trong các khâu sản xuất này của chuỗi giá trị ngành hàng. Quan hệ giữa các hộ nhận khoán – chủ trang trại dự phần,với doanh nghiệp là quan hệ thị trường, bình đẳng trong giao dịch mua bán dịch vụ đầu vào – đầu ra. Mô hình này đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả cao qua các điển hình nông trường Sông Hậu trước đây và công ty giống bò sữa và chế biến sữa Mộc Châu hiện nay.
2.4.5.     Nhà nước phải xóa bỏ các tổ chức kinh doanh không theo luật doanh nghiệp hiện hành.
-                                Tổng công ty và các công ty thành viên của nó hiện đều được coi là doanh nghiệp, nên đã tạo ra cơ cấu doanh nghiệp cấp trên, doanh nghiệp cấp dưới theo kiểu hành chính, làm triệt tiêu tính tự chủ kinh doanh vốn có khách quan của doanh nghiệp. Ví dụ như Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), bao gồm hàng chục công ty thành viên, trong đó tổng công ty hay công ty thành viên, tổ chức nào có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh mới được luật pháp thừa nhân là doanh nghiệp. Mặt khác, cần xóa bỏ các hình thức tổ chức có những tên gọi bất bình thường như “công ty cổ phầnhay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - tổng công ty X” (ví dụ: Công ty cổ phần  - Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4).
-                                Tập đoàn là một thực thể kinh tế không có tư cách pháp nhân, nhưng hiện nay lại tồn tại với tư các là cấp trên của các doanh nghiệp thành viên. Do đó, cần xóa bỏ các tổ chức có tên gọi bất bình thường, như công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – tập đoàn Y (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên – Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam).
-                                    Công ty mẹ - công ty con là một cơ cấu được hình thành theo quan hệ sở hữu vốn, không theo cơ cấu hành chính cấp trên – cấp dưới. Công ty mẹ phải là công ty tài chính hay ngân hàng thương mại, đầu tư vốn của mình để tạo ra các doanh nghiệp con với các hình thức khác nhau, theo luật doanh nghiệp. Nếu ngược lại như tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vật phẩm và hàng hóa dịch vụ lại lập ra các công ty tài chính hay ngân hàng thương mại với tư cách là công ty con, để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, rồi cho công ty mẹ vay lại. Điều đó đã tạo ra khả năng tài chính để các doanh nghiệp này (công ty mẹ) đầu tư ngoài ngành, không thuộc lợi thế của mình, nên đã gây ra khối nợ xấu khổng lồ và bong bóng bất động sản cực lớn trong nên kinh tế quốc dân.
-                                    Xóa bỏ các loại hiệp hội doanh nghiệp đang tồn tại như là cánh tay nối dài của các cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như hiệp hội lương thực Việt Nam VFA.
-         Chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển của nhà nước chỉ theo ngành hàng và vùng sinh thái, tuyệt đối không theo chủ thể kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, hợp tác xã và trang trại, đều được bình đẳng trong kinh doanh, cùng hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước, nếu kinh doanh cùng ngành hàng trong cùng một vùng nông nghiệp sinh thái.                    Phải kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền kinh doanh và các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nướchiện nay.
2.4.6.     Để tạo khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch của nhà nước, cần có những chính sách như sau:
-                               Xây dựng khung pháp lý để thị trường mua bán quyền sử dụng đất diễn ra lành mạnh, tạo ra những trang trại gản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, theo GAP, áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất, làm giảm sức lao động trong nông nghiệp, chứ không phải chỉ làm giảm số công đầu tư cho sản xuất, tính trên một đơn vị đất nông nghiệp hay đầu gia súc, gia cầm, tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
-                                     Nhà nước cần đầu tư đào tạo miễn phí để tạo ra một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp.
-                             Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính (đầu tư, tín dụng, thuế…) đối với các doanh nghiệp, các trang trại và hợp tác xã, tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo GAP ở các vùng nông nghiệp sinh thái, theo chiến lược và quy hoạch phát triển của nhà nước.
-                                  Nhà nước cần gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ để có nền nông nghiệp công nghệ cao, chứ không phải chỉ tạo ra những khu nông nghiệp công nghệ cao như hiện nay, gia tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
            Các khái niệm và căn cứ khoa học nêu trên phải là cơ sở đề ra các giải pháp xây dựng lại nền nông nghiệp ngay trong năm 2014 và trong suốt quá trình phát triển của nó,thì mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn về kinh tế, xã hội cũng như môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
V.T.K (Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và PTNT)

“Để công dân thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam”

CHIA SẺ VỚI
0
0
“Thư gửi Liên hiệp quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa” đang được lấy chữ ký rộng rãi trên mạng internet, từ ngày 11.1 đến nay, đã có hơn 7000 người ký tên vào bức thư này.
TS.Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông, người tham gia soạn thảo lá thư cho biết: Sau khi lấy ý kiến từ cộng đồng, nhóm soạn thảo đang tiến hành lọc lại dữ liệu để đảm bảo không có người nào ký 2 lần, tránh thư rác… Thư bằng tiếng Việt, tiếng Anh cũng đã sẵn sàng, dự kiến chúng tôi sẽ gửi lên Liên Hiệp quốc vào 19.1.2014.
TS.Lê Vĩnh Trương trong khuôn viên ĐH Harvard
TS.Lê Vĩnh Trương trong khuôn viên ĐH Harvard
Là người tham gia soạn thảo bức thư đặc biệt này, xin tiến sĩ cho biết ý tưởng ký thư gửi liên hợp quốc được ra đời như thế nào? 
TS. Lê Vĩnh Trương: Mùa Xuân là mùa vui nhưng cũng là mùa có nhiều gợi nhớ, nhớ đến những biến cố đã qua , nhớ đến những hy sinh mất mát, nhớ đến những người nằm xuống. Những trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc là một số trong các biến cố gợi những nỗi niềm. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông kiên trì có những hoạt động, những bài viết để ôn lại, nhắc lại các sự kiện đó từ nhiều năm nay. Năm nay, việc tưởng niệm 40 năm TQ tấn công Hoàng Sa của Việt Nam khiến chúng tôi nghĩ xem mình sẽ làm gì để mang lại công lý cho VN một cách phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại.
QNCBĐ và Nhóm Biển Đông tại Pháp có cùng mong muốn này và như thế chương trình hợp tác cùng nhóm Biển Đông Tại Pháp viết thư gởi Liên Hiệp Quốc đã ra đời!
Tiến sĩ có thể giải thích rõ hơn về ý nghĩa và tác động của hoạt động này đối với Liên Hợp Quốc và các quốc gia khác?
TS. Lê Vĩnh Trương: Các hoạt động của thế giới hiện đại ngày càng đa dạng, phổ biến và ngày càng nhiều từ các nhóm dân sự. Chúng tôi cho rằng hoạt động này là một nỗ lực kết nối tất cả các công dân thế giới quan tâm đến công lý và hòa bình cũng như giải quyết các vấn đề giữa người với người, giữa các nước với nhau bằng các biện pháp duy lý và hòa bình. Thương thuyết, yêu cầu các cơ quan luật pháp quốc tế phân xử thay cho võ lực, không như các hành động TQ đã thực hiện đối với VN trong nhiều năm qua mà cụ thể là các biến cố Hoàng Sa, Trường Sa, xâm lặng phía Bắc VN 1979.
Về tác động, lá thư này có thể thu hút sự quan tâm của  Liên Hiệp Quốc. Quyền dân sự của một cộng đồng thế giới văn minh cần được lắng nghe và tôn trọng, bất luận quyền ấy được khởi xướng từ công dân của nước nhỏ hay lớn. Chúng tôi còn tin rằng việc Liên Hiệp Quốc quan tâm đến vấn đề này còn có thể có tác động kiềm chế và lên án những hành vi bạo lực vốn tiếp tục leo thang trong khu vực đối với các vấn đề biển đảo.
Đối với cộng đồng ở Việt Nam, việc đọc và ký thư có ảnh hưởng như thế nào, thưa tiến sĩ?
Chúng tôi tin rằng toàn thể những người ký có chung một quyết tâm, mong muốn tác động đến tâm can của tất cả những người dân Việt Nam, ghi nhớ lại những ngày tháng đất nước đối mặt với bạo lực xâm lược. Với lá thư này, chúng tôi còn mong rằng sự kiện chúng ta đã mất một phần lãnh thổ (Quần đảo Hoàng Sa) vì Trung Quốc xâm chiếm trái phép cần được ghi nhớ, nhắc nhở bởi tất cả con dân Việt Nam không chỉ hôm nay mà cả mai sau.
Với những nhà làm chính sách ở Việt Nam, những người ký thể hiện sự ủng hộ, thúc giục và hy vọng có thể tác động đến giới làm chính sách nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xung đột bằng những biện pháp dựa trên luật pháp quốc tế, vì công lý và hòa bình. Bảo vệ công lý, hòa bình cũng chính là nâng cao sức mạnh mềm Việt Nam và sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất!
Chúng tôi mong mỏi trước sự hy sinh của tiền nhân đã khuất, người Việt khắp nơi có thể cùng làm một điều vì công lý của đất nước. Để công dân toàn thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam.
Trong thư có nhắc đến các chiến sĩ Việt Nam cộng hoà đã hi sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, nhóm soạn thảo có lo lắng về việc một số người Việt Nam sẽ ngại ký tên, bởi đây vẫn là một chủ đề “nhạy cảm” ở trong nước?
TS. Lê Vĩnh Trương: Ngại cũng là một tình cảm bình thường trước khi chọn lựa hành động của con người và bất cứ ai cũng có thể ngại. Biết nhiều cũng ngại, trải qua nhiều thăng trầm cũng ngại. Chưa vượt qua được tâm lý của chính mình cũng ngại. Song chúng tôi nghĩ trước khi chọn làm một việc có ích, có ý nghĩa thì cá nhân cần phải vượt qua được những chướng ngại đó.
Cá nhân tôi thấy, sư thật và các giá trị phổ quát thì luôn còn đó. Gạt bỏ lớp bụi thời gian và sự e ngại cá nhân thì tất cả đều sẽ được phơi bày chân thật.
Những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ phẩm giá của đất nước Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử là sự thật lịch sử cần phải được ghi danh bằng cách này hay cách khác, lúc này và cả mai sau!
Cảm ơn internet và những chứng nhân, những sử gia ra công đưa sự thật đến thế giới. Nhờ vậy chúng ta biết được những chiến sĩ ấy đã có những tâm nguyện gì, đã hành xử như thế nào trước bạo lực xâm lược.
Họ ra đi nhưng không mất đi!
Họ cũng là những con người Việt Nam, cũng yêu thương cũng có gia đình vợ con, cũng cần đến những bàn thờ cụ thể cũng như sự ghi công trong tâm tưởng của người VN như bao người lính đã ngã xuống trong nhiều cuộc chiến.
Và chúng tôi mong muốn góp một phần nỗ lực tưởng niệm họ, đó là một phần việc của chương trình này.
Theo tôi, công việc ký vào thư này không của riêng ai, của người Việt trong hay ngoài nước mà cũng có thể là của mọi công dân thế giới hiểu biết và yêu chuộng lẽ phải.
Để đạt được con số trên 7000 người ký, tính đến 14/1/2014, chúng tôi cảm nhận được sức mạnh của truyền thông, của những nhóm dân sự cùng chung tay làm việc vì cộng đồng vì quốc gia. Đất nước không là của riêng ai! Cùng bắt tay vào làm cho xã hội tốt hơn là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người.
Đất nước, láng giềng không của riêng tiền nhân hay hậu thế. Việt Nam tính từ các triều đại Ngô, Đinh, Lê đến nay đã qua nhiều triều đại đều có tính kế thừa lẫn nhau. Lê Lợi-Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo cũng đã ca ngợi các chiến công và nỗ lực gìn giữ đất nước của nhà Trần chống xâm lược là trên tinh thần đó!
Xin cảm ơn tiến sĩ
Káp Thành Long thực hiện
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét