Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Vì sao Trung Quốc cải tổ quân đội và tăng cường quân khu Quảng Châu ? => để đối phó VN - Chiến tranh thử thách và cơ hội lấy lại Hoàng sa - Vụ Dương Chí Dũng: Bí mật được phanh phui từ sim rác?

Nguyễn Quang Duy - Chiến tranh thử thách và cơ hội lấy lại Hoàng sa

Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.
Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử thách và cơ hội để chúng ta lấy lại Hoàng Sa và có được tự do.
Vị Thế Chiến Lược
Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao thông quốc tế. Bờ biển Việt Nam một phía, phía bên kia là Hoàng Sa và Trường Sa, bao phủ biển Đông. Kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được biển Đông, và là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế đang càng ngày càng trở nên quan trọng.
Chính vì thế, từ ngàn xưa ông bà chúng ta đã cho hải quân ra vào canh giữ hai quần đảo chiến lược này. Đến thời kỳ Pháp Thuộc, người Pháp tiếp tục kiểm soát trục lộ giao thông này.
Ngày 7.9.1951, tại hội nghị San Francisco Hoa Kỳ trước sự hiện diện của phái đoàn gồm 51 quốc gia tham dự, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Trong thế nước nhỏ đang chiến tranh, khi quân Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, các binh sỹ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng chiến đấu nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19-1-1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm lược và khẳng định chủ quyền trên quần đảo này: “…Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi…”
Tuyên Cáo đưa ra nhận định:“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này ngày nay đã trở thành sự thực.

Chiến lược biển của Trung Cộng
Ba thập niên vừa qua, Trung cộng áp dụng mô hình phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động rẻ, sản xuất các mặt hàng giản đơn phục vụ xuất khẩu. Nền kinh tế từ đó bị lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Âu Mỹ và nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ khắp nơi trên thế giới.
Hải trình xuyên qua Biển Đông trở thành con đường xuất nhập chủ yếu. Ước tính có trên 80 phần trăm số hàng hóa xuất nhập đều đi qua tuyến đường này. Chính vì thế họ càng ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm đóng biển Đông.
Năm 1988 và 1989, khi Liên Xô sửa soạn rời khỏi Đông Dương, họ đã tấn công và chiếm đóng một số nơi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Năm 1995, khi Hoa Kỳ rút khỏi những căn cứ tại Phi Luật Tân, Trung cộng bắt đầu sử dụng quân sự tranh chấp bãi cạn Scarborough phía Tây Bắc nước này.
Tháng 11-2003, Hồ Cẩm Đào lên tiếng cảnh cáo mưu đồ của những cường quốc nhằm kiểm soát và phong tỏa quyền đi lại của tàu bè Trung Cộng qua lại eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông. Hồ tuyên bố chủ quyền và “lợi ích cốt lõi” Trung Cộng tại Biển Đông, và đưa ra bản đồ có hình chữ U xác định biên giới bao gồm tới 80 phần trăm Biển Đông. Gần 2000 cây số bờ biển Việt Nam bị nó che phủ và chữ U kéo dài xuống tận Nam Dương, Mã Lai..
Với lập luận: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài phán với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của nó”, họ tự cho phép quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên Biển Đông, quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi thủy sản, dầu, khí và khoáng sản ở trên hoặc nằm dưới đáy biển.
Họ tuyên bố có “toàn quyền” trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, và thành lập Thành phố Tam Sa làm trung tâm kiểm soát biển Đông. Họ tự đóng tiềm thủy đỉnh nguyên tử, tầu đổ quân, xây dựng hàng không mẫu hạm, thử nghiệm phản lực cơ tàng hình, cũng như cho xây dựng phi trường quân sự trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từng bước Trung cộng biến khu vực Biển Đông thành một khu vực do họ chiếm đóng. Họ cắt dây cáp và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Ngày 22/7/2011, trong khi chiến hạm ISN Airavat của Ấn Độ đang trên đường vào cảng Hải Phòng chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km) thì bị cảnh cáo là “vi phạm hải phận Trung Quốc”.
Họ cho Tàu chiến xâm phạm hải phận các quốc gia trong vùng. Họ cấm ngư dân đánh cá, bắn vào tàu đánh cá và bắt bớ ngư phủ Phi Luật Tân và Việt Nam. Và đặc biệt họ cho sử dụng hằng chục ngàn các đoàn tàu đánh cá dàn trải khắp biển Đông như một cách tuyên bố chủ quyền.
Sửa soạn chiến tranh
Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11-2012 Tập Cận Bình cho tăng cường quốc phòng sửa soạn đương đầu với Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hội nghị Trung ương tháng 11-2013 quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia do Tập Cận Bình làm chủ tịch. Hội Đồng này bao gồm tất cả các lực lượng vũ trang và tuyên truyền nhằm tham mưu cho đảng Cộng sản sửa soạn chiến tranh.
Một số nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng Trung cộng đang thiết lập một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp sẵn sàng đáp ứng khi có chiến tranh. Họ xây dựng các kho vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, tầu đổ bộ, ưu tiên cho chiến tranh di động tổng hợp và tác chiến tấn công trên biển và trên không.
Ngày 23-11-2013, Trung Cộng ra thông báo thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Khu vực này thuộc Nhật Bản. Thông báo này ngay lập tức đã bị Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Phi Luật Tân lên tiếng phản đối.
Cùng lúc Trung Cộng đơn phương quy định tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý đều phải xin phép. Khu vực này bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích lên đến 2 triệu cây số vuông, với nhiều tuyến đường hàng hải, với nguồn hải sản nuôi sống hằng triệu cư dân và một nguồn trữ lượng dầu khí vô cùng to lớn.
Đây là một thách thức cho toàn thế giới vì quy định này đã vi phạm quyền tự do và luật quốc tế về biển. Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối quy định này. Cũng cần nhắc Phi Luật Tân đã chính thức thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng bằng cách kiện ra tòa án quốc tế.
Hôm nay 16-01-2014, Trung cộng xác nhận đã cho bay thử thành công thiết bị mang hỏa tiễn siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời. Như vậy họ là quốc gia thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công loại vũ khí siêu tốc. Trên lý thuyết loại vũ khí này nếu được mang ra sử dụng có thể chỉ mất 45 phút bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.
Đồng thời, Hải Quân Trung Cộng không chỉ giới hạn tầm hoạt động trong vòng Biển Đông, càng ngày họ càng gia tăng xuất hiện tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cách hành xử thô bạo và bành trướng cả quân sự lẫn khu vực chiếm đóng của Trung Cộng đang gây quan tâm đến an ninh và nền hòa bình thế giới.

Chiến lược biển của Hoa Kỳ.
Từ thời lập quốc Hoa Kỳ vẫn chủ trương tự do thương mại và tự do hàng hải. Để bảo vệ quyền lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng hàng hải, Hoa Kỳ cho xây dựng một lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới về cả lượng lẫn phẩm.
Khả năng của hải quân Hoa Kỳ hơn khả năng hải quân của tất cả các quốc gia Âu Châu cộng lại và vượt xa khả năng của hải quân Trung Cộng. Hải quân Hoa kỳ không chỉ có khả năng chiến đấu trên biển còn khả năng và nhiều kinh nghiệm tấn công từ biển vào lục địa.
Hoa Kỳ có tất cả 11 hạm đội với hàng không mẫu hạm. Đệ Tam và Đệ Thất hạm đội hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương. Đệ Thất hạm đội còn được gọi là hạm đội Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng gia tăng vi phạm lợi ích quân sự, kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ tại biển Đông.
Chiến lược quay lại Á Châu
Tháng 2/2009, trong chuyến công du châu Á Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhấn mạnh lợi ích Hoa Kỳ đối với tự do hàng hải và đến việc mọi quốc gia cần tôn trọng luật biển quốc tế. Bà cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Châu Á để thuyết phục Trung Cộng theo đường lối đa phương và hòa bình trong tranh chấp tại Biển Đông. Như thế các quốc gia trong vùng sẽ tạo được tiếng nói chung đối thoại trong hòa bình với Trung Cộng.
Ngày 24-10-2010 tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực Đông Nam Châu Á ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái xác định quyền lợi Hoa Kỳ tại Biển Đông, phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng và cho biết Hoa Kỳ đã chuẩn bị thúc đẩy các đàm phán đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền các quần đảo tại Biển Đông.
Ngày 22-7-2011, tại Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Châu Á phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Bà còn cho biết giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình là phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Trong nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Obama, đóng góp lớn nhất Ngoại trưởng Hillary Clinton là chiến lược quay lại Á Châu. Một chiến lược bao gồm cả kinh tế, giáo dục, ngoại giao, chính trị và quân sự.
Sang đến nhiệm kỳ 2, mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn trong việc thông qua ngân sách quốc gia, nhưng chiến lược quay lại Á Châu của Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã được lưỡng đảng Hoa Kỳ đồng thuận thông qua.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cho điều quân khỏi A Phú Hãn và Iraq, dành ưu tiên cho các hoạt động quân sự tại Biển Đông. Họ khuyến khích các quốc gia trong vùng gia nhập Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TTP) xây dựng một khu vực kinh tế tự do bao trùm khu vực Thái Bình Dương. Họ cho tăng cường ngoại giao và viện trợ. Và đặc biệt khuyến khích các quốc gia giải quyết các tranh chấp bằng phương cách hòa bình như đàm phán đa phương, qua các diễn đàn quốc tế hay đưa ra tòa án quốc tế phân xử.
Chiến lược của Hoa Kỳ đã và đang bị thách thức bởi các hành động leo thang bạo lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh, các hành động dễ dàng dẫn đến chiến tranh.
Bắc Kinh tứ bề thọ địch
Giao thương quốc tế càng phát triển thì tuyến đường hàng hải qua Biển Đông càng trở nên quan trọng cho việc phát triển kinh tế của các quốc gia có bờ biển dọc theo biển Đông. Ngoại trừ Việt Nam và Bắc Hàn, các quốc gia khác đều là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia luôn sát cánh với Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến và đều có những cam kết quân sự với Hoa Kỳ. Việc Trung Cộng gia tăng quân sự trực tiếp đe dọa và gây hấn các quốc gia này chính là trực tiếp đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ.
Quan sát phương cách hành xử hiếu chiến của Trung Cộng, thế giới đang nhận ra Trung Cộng là mối đe dọa cho nền hòa bình biển Đông và thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách gia tăng khả năng quân sự hay tìm cách liên kết với Hoa Kỳ vừa để bảo vệ chính mình, vừa để cô lập Trung Cộng.
Trung Hoa không phải là một quốc gia thuần nhất. Nó bao gồm nhiều lãnh thổ đang bị chiếm đóng, người dân các quốc gia Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ… đang đứng lên giành lại độc lập. Người dân các sắc tộc khác cũng đang đứng lên đòi hỏi một thể chế tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Nhìn chung nhà cầm quyền Bắc Kinh đang tứ bề thọ địch.
Khi nhà cầm quyền Bắc Kinh gặp khó khăn thay vì tìm các giải pháp ôn hòa giải quyết, họ lại trở nên hung tợn hơn, trở nên hiếu chiến hơn và dễ dàng trở thành kẻ khai chiến.
Chiến tranh! Chiến tranh! Chiến tranh!
Khi các giải pháp chính trị, giải pháp ngọai giao bất thành thì giải pháp quân sự ắt sẽ xẩy ra.
Trong một cuộc họp báo ngày 9-1-2014, Phát ngôn Viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki cho biết: “Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động ngư nghiệp của các quốc gia khác tại các khu vực tranh chấp của Biển Đông là hành động khiêu khích và có khả năng nguy hiểm… tất cả các bên liên quan cần tránh có các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và cản trở khả năng giải quyết các khác biệt thông qua con đường ngoại giao hay bằng các biện pháp hòa bình khác”.
Tính hiếu chiến của Trung cộng đã tăng thêm mức độ nghiêm trọng: khiêu chiến. Giữa tháng 12-2013 một tàu chiến Trung cộng đã tách khỏi nhóm tàu hộ tống hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Chiếc tàu này cố tình tiến thẳng đến đâm vào tuần dương hạm Hoa Kỳ USS Cowpens (CG-63). Buộc tuần dương hạm Hoa Kỳ phải bẻ lái chuyển hướng nhằm tránh va chạm dễ dàng dẫn đến chiến tranh. Hành động này đã bị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho là: “nguy cơ đụng độ hoàn toàn có thể xẩy ra trong vùng Thái Bình Dương.”
Khi Trung Cộng loan báo nới rộng khu vực phòng không trong vùng lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố: “Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên bố khu phòng không sẽ không mảy may ảnh hưởng đến các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Cộng sẽ không có hành động có thể làm tăng căng thẳng và làm nguy cơ căng thẳng leo thang.”
Trong phiên điều trần về biển Đông hôm thứ ba 14-1-2014, các nghị sỹ và dân biểu đã chính thức lên tiếng Hoa Kỳ nhất định không để yên nếu Trung Cộng sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.
Trên là các dấu hiệu gần và rõ nhất chiến tranh sớm muộn sẽ xảy ra. Chiến tranh sẽ không trực tiếp xẩy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ xây dựng lại uy tín và giữ vững danh hiệu cường quốc số 1 thế giới. Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ bán vũ khí cho các quốc gia trong vùng. Chiến tranh sẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đoàn kết quên đi những khó khăn, những bất đồng nội trị. Nhà cầm quyền Bắc Kinh là chủ nợ của Hoa Kỳ, các khoản nợ này sẽ được khấu trừ vào khoản bồi hoàn chiến phí tương lai.
Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản khác. Mới hôm qua thứ Tư 15-1-2014, phát ngôn viên Bắc Hàn cảnh cáo bất kỳ cuộc tập trận quân sự Hoa Kỳ và Nam Hàn có thể sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân gây thiên tai và thảm họa ngoài sức tưởng tượng.
Như vậy chiến tranh trong vùng cũng sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ xóa bỏ các thể chế cộng sản cuối cùng. Đây chính là điều quan trọng nhất để Hoa Kỳ thực hiện chiến lược toàn cầu mà họ luôn đeo đuổi: mang tự do dân chủ đến cho mọi người trên khắp thế giới.
Nhìn chung vì lợi ích ngắn hạn và dài hạn Hoa Kỳ sẽ không gây chiến, nhưng sẽ chủ động trong chiến tranh. Thái độ nhường nhịn của Hoa Kỳ hiện này là để được chính danh và được sự ủng hộ của các cường quốc Tây phương.
“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.”
Trở lại Việt Nam, ngày 17/12/2013 vừa qua, báo chí trong nước loan tin ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, khi về nước tham dự Hội nghị ngoại giao, đã tuyên bố: “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.” Một tuyên bố đã nói lên thực trạng Việt Nam.
Gần đây, Hà Nội có 1 số phản ứng với Trung Cộng là vì nguồn dầu thô hằng năm mang về hằng chục tỷ Mỹ Kim đã bị Trung Cộng ngăn chận khai thác. Thiếu ngoại tệ thâu được từ dầu thô là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ máy “Đảng”, bộ máy nhà nước, bộ máy công an,…
Trên thực tế đảng Cộng sản Việt Nam luôn lệ thuộc vào tư tưởng, vào chính trị, vào kinh tế Trung Cộng, bởi thế họ khó có thể thay lòng đổi dạ. Chả thế bà con ta mới có câu: “theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”.
Thật vậy, họ đã công khai cho phép quân đội, công an Tầu lập đồn xây lũy khắp nơi, ngày 20-12-2013, Đài Á Châu Tự Do phải lên tiếng báo động: “…ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.”
Mặc cho Trung Cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông, ảnh hưởng đến đời sống của hằng triệu người sống ven biển. Mặc cho hải quân Tầu bắn giết, bắt bớ ngư dân Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ lên tiếng cho có, chưa bao giờ có phản ứng để bảo vệ ngư dân. Họ đã để mất nhiều cơ hội Quốc tế hoá Biển Đông và tình trạng Việt Nam mất Biển Đông càng ngày trở nên trầm trọng hơn.
Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản và vẫn là một mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới. Các tài liệu công khai và chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam luôn một cách vu vơ coi các quốc gia cổ vũ tự do là các thế lực thù địch và ngược lại Trung Cộng là nước đồng chí anh em.
Khi chưa có một Hiến Pháp Tự Do, một Quốc Hội Độc Lập, chưa có tự do bầu cử, chưa có người cầm quyền chính danh, thì Trung Cộng vẫn đứng trong hậu trường thu xếp lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực thi chiến lược bành trướng và bá quyền cho Trung Cộng.
Trong tình hình hiện nay nếu chiến tranh xẩy đến đảng Cộng sản sẽ đứng về phía Trung Cộng. Họ không đứng về phía Hoa Kỳ, đồng minh và dân tộc Việt, vì nếu thế họ sẽ phải thực tâm tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ và trao trả các quyền tự quyết cho dân tộc. Một chính phủ muốn được sự ủng hộ và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ thì chính phủ đó cần chính danh qua các cuộc bầu cử tự do.
Ngược lại, đại đa số dân Việt đang vận động để Việt Nam thoát khỏi kiếp chư hầu Trung Cộng. Giới luật gia trí thức vận động quốc tế hóa Biển Đông. Giới báo chí mang thông tin, tạo quan tâm đến quần chúng đồng bào. Giới quân đội đòi chuyên môn hóa, hiện đại hoá quân đội, để giữ nước, để bảo vệ ngư dân không bị quân đội Trung Cộng áp bức. Giới trí thức, sinh viên thanh niên, xuống đường đòi trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Phong Trào đấu tranh giữ nước đã liên kết với Phong Trào đấu tranh chính trị đòi tự do dân chủ. Nếu có chiến tranh chính nghĩa dân tộc sẽ là vũ khí sắc bén nhất cho những người đấu tranh vận động toàn dân đứng lên vừa giữ nước, vừa giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh sẽ kết thúc. Lực lượng đồng minh sẽ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Và theo luật quốc tế sẽ trao trả cho chính phủ tự do đại diện cho toàn dân.
Không ai muốn chiến tranh. Nhưng rõ ràng chiến tranh vừa là một thách thức vừa là một cơ hội để Việt Nam giành lại lãnh thổ đã bị hai đảng Cộng sản Việt – Tàu sử dụng quân sự chiếm đóng.
Thách thức của các lực lượng đấu tranh dân chủ là làm sao chúng ta có thể thực hiện được cả hai mục tiêu trong điều kiện và tình hình chuyển biến của đất nước và quốc tế.
Muốn thực hiện được cả hai mục tiêu chúng ta phải chủ động liên kết hành động. Năm 2014 là năm của hành động.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/1/2014

Vì sao Trung Quốc cải tổ quân đội và tăng cường quân khu Quảng Châu ?

Trong những ngày đầu năm nay, báo chí chính thức của Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản nhiều lần đưa tin quân đội Trung Quốc có kế hoạch tái cấu trúc quân đội, thành lập bộ chỉ huy hỗn hợp hải lục không quân. Với ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai thế giới, khi tăng cường hạm đội Nam hải và quân khu Quảng Châu, những chuẩn bị của Trung Quốc không chỉ nhằm đối phó với « liên minh Mỹ-Nhật »ở Hoa Đông.

Hội nghị Trung Ương đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm 2013 thông báo sẽ thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NSC. Tuy theo mô hình Hoa Kỳ, nhưng NSC Trung Quốc bao trùm hầu hết lãnh vực từ an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại cho đến đối ngoại và kiểm soát báo chí, do lãnh đạo Tập Cận Bình chỉ huy. Cũng trong chiều hướng này, quân đội Trung Quốc sẽ được tái cấu trúc với bộ chỉ huy thống nhất, tăng cường ba quân khu duyên hải gồm Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu.

Để tìm hiểu thêm vì sao kế hoạch tái cấu trúc quân đội, được tiến hành vào thời điểm Tập Cận Bình lên ngôi, cụ thể ra sao, hàm chứa những mục tiêu chính trị và quân sự nào ? Đâu là những đối tượng chính của chế độ có ngân sách quốc phòng ( 2,3 triệu quân, 117 tỷ đô la) đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và mỗi năm mỗi tăng hơn 10% ?

Và tại sao quân khu Quảng Châu lại được tăng cường hùng hậu nhất với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và toàn bộ lực lượng Thủy quân lục chiến trấn đóng tại đảo Hải Nam? RFI đặt câu hỏi với giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (G) lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Đại Liên, 25/09/2012
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (G) lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Đại Liên, 25/09/2012
RFI : Vai trò của quân đội Trung Quốc trong chế độ hiện nay ?

GS Ngô Vĩnh Long :Từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, không một lãnh đạo nào lên làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước mà không có sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc. Không ai đứng vững được nếu không nắm được quân đội…Do đó, khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 thì ông đưa ra khẩu hiệu « giấc mơ Trung quốc », lấy từ tựa đề một cuốn sách của một sĩ quan « diều hâu », kêu gọi quân đội phải tăng cường đương đầu với Hoa Kỳ.

RFI : Kế hoạch tái cấu trúc quân đội Trung Quốc được quyết định lúc nào ?

GS Ngô Vĩnh Long :Ít nhất là lúc Hội nghị trung ương tháng 11 vừa qua. Đại hội đó quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình làm Chủ tịch tập trung tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát quân đội, Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, Cục Tuyên truyền, Cục Liên lạc và hợp tác quốc tế. Thông tin của báo Nhật Yumiuri là chính xác, Trung Quốc xáp nhập 7 quân khu hiện tại thành 5. Mỗi quân khu có một bộ chỉ huy tác chiến tổng hợp cho bộ binh, không quân, hải quân, và các quân đoàn tên lửa chiến lược. Báo chí Trung Quốc như Trung Hoa Nhật Báo, Nam Hoa Tảo Báo đã cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận thành lập “cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp với đặc tính Trung Quốc”.

RFI: Tại sao phải thay đối cấu trúc quân đội hiện nay?

GS Ngô Vĩnh Long :Trước hết là để thống nhất chỉ đạo và chỉ huy trong tay Bộ Chính trị , đặc biệt là trong tay ông Tập Cận Bình. Sau đó là tái phối trí các quân khu hiện nay. Ba quân khu quan trọng nhất sẽ được tăng cường là quân khu Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu để Trung Quốc kiểm tra ba khu vực là Hoàng hải (Bắc hải), Đông hải và Nam hải.

Hạm đội Bắc hải của Trung Quốc được đặt dưới quyền chỉ huy của quân khu Tế Nam, hạm đội Đông hải đặt dưới quyền chỉ huy của quân khu Nam Kinh và hạm đội Nam hải dưới sự chỉ huy của quân khu Quảng Châu. Hạm đội Nam hải hùng hậu nhất, có nhiều tàu chiến nhất, tàu sân bay Liêu Ninh mà gần đây tập trận ở biển Đông. Đặc biệt nhất là toàn bộ Thủy quân đánh bộ trên 20.000 quân và các tàu đổ bộ nằm trong hạm đội Nam hải. Thành phố Tam Sa được thiết lập trên đảo Hoàng Sa là cơ quan đầu não kiểm soát các quần đảo trong Biển Đông.

Lý Khánh Công, Phó Tổng bí thư Hội đồng nghiên cứu chính sách an ninh của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ chú trọng tăng cường các kho vũ khí “high tech” và vũ khí hạt nhân ở ba vùng biển Bắc hải, Đông hải và Nam hải. Lý Khánh Công cho biết thêm, ưu tiên cao nhất hiện nay của Trung Quốc là có “thêm nhiều tàu sân bay và các hạm đội hùng mạnh hơn, Trung Quốc đã xây dựng các pháo đài sắt thép ở các vùng biên giới trên đất liền, như vậy ưu tiên hiện nay là trên biển cả.

RFI: Quân khu Quảng Châu được tăng cường hùng hậu nhất , toàn bộ Thủy quân lục chiến đóng tại hải Nam, để làm gì? Hệ quả ra sao?

GS Ngô Vĩnh Long :Mục tiêu của Trung Quốc, trước hết là kiểm soát Biển Đông và chứng minh là việc Trung Quốc đưa ra cái đường “lưỡi bò” là đúng. Đối tượng chính đối với Trung Quốc là Việt Nam vì Việt Nam có lãnh hải dài nhất tại Biển Đông. Nếu Việt Nam vì sợ mà không có phản ứng thì Trung Quốc sẽ dùng vấn đề này để làm áp lực với các nước khác trong khu vực cũng như là với Mỹ...".
(RFI)

Trần Quang Hạ - Nghĩ về 2 bài viết của ông Đặng Văn Âu

Đọc hai bài viết của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu tôi có cảm giác thật lạ. Trong lúc quốc nội dầu sôi lửa bỏng thì hải ngoại có những bài viết gây băn khoăn nhiều hơn đóng góp vào công việc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản.

Khẳng định: Chủ nghĩa cộng sản độc tài, tàn bạo, Hồ Chí Minh gian manh xảo trá, kẻ cầm quyền hiện nay là lũ dòi bọ. Thiết tưởng mọi người đều biết. Người trong nước còn biết rõ hơn ông Âu vì họ sống chung với cộng sản, nhất là những người từng là đảng viên trong guồng máy cầm quyền hiện nay.

Nhưng biết là một việc, dám bày tỏ công khai là việc khác. Ở đây vấn đề là tiến hành như thế nào chứ không phải tại sao phải đấu tranh. Nhìn toàn cảnh hiện nay, đấu tranh với cộng sản không dễ, ngay cả mục tiêu khiêm tốn là chống bất công, chống tham nhũng hay bày tỏ lòng yêu nước. Cộng sản bằng mọi thủ đoạn sẽ trấn áp nếu thấy nguy hại cho chế độ.

no-communist

Những tố giác tội ác cộng sản của tác giả là không mới, chưa kể đến tác dụng ngược khi kêu ai đó gọi xuống đường, nằm lăn ra để công an xả súng bắn hay xe tăng cán lên cho máu đổ thịt tan để phát động cuộc cách mạng bạo lực.

Tác giả Đặng Văn Âu là cựu sĩ quan không quân “38 năm trời lưu vong thất thổ”. Ông Âu viết nhiều bài chứng tỏ lập trường chống cộng không khoan nhượng. Ông Âu ủng hộ ông Nguyễn Cao Kỳ trong vấn đề hòa hợp hòa giải. Năm 70 tuổi, ông viết bài “Hòa hợp hòa giải là một mệnh lệnh” đăng trên X-cafe ngày 5/10/2010 với lời lẽ khiêm tốn như: “kính thưa quí vị lãnh đạo đảng cộng sản”, “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, “xin nhà nước cấp phát…”.

Năm nay 75 tuổi, không biết ông Âu có vấn đề gì không khi viết bài quay ngược 180 độ.Tôi nghi ngờ bài viết “nổ” quá lớn do nhiều nguyên nhân nằm ngay trong phần trình bày của tác giả:

- Ông Âu đi Mỹ tháng 4/75, nghĩa là một người đào ngũ. Đi khi nước chưa mất phải gọi đào ngũ chứ không thể gọi di tản hay tỵ nạn được. Một người lính đào ngũ ngoài mặt trận nếu không bị xử trước tòa án thì cũng không nên kêu gọi sự can đảm của một ai khác. Khi ôm túi bạc cả triệu đô la bay từ Thái Lan qua Mỹ,(mang giùm một người bạn), không biết ông Âu nghĩ gì về những người bạn chiến đấu vẫn chưa buông súng, trong túi không còn đồng xu, sau đó đi tù cải tại?

- Một số bài viết trước đây tác giả ủng hộ ông Nguyễn Cao Kỳ. Ủng hộ đối thoại với đảng CS là mâu thuẫn với lời kêu gọi bạo động lật đổ CS hiện nay. Không thể tin CS sẽ “nghe” ông Kỳ chuyển đổi dân chủ, trong khi CS phớt lờ cả can ngăn của ông Giáp trong vụ bauxit Tây Nguyên. Hòa giải như thế là ấu trĩ hay tham vọng chính trị của vị tướng đàn anh ông ấu trĩ?

- Một người chống cộng triệt để như ông Âu vẫn được cấp visa vào Việt Nam là một chuyện lạ. Một là ông Âu chống cộng nhưng không nguy hại dưới mắt an ninh CS, hai là ông phải có quan hệ như thế nào mới được đi lại tự do, trong lúc hàng trăm nhà hoạt động gốc Việt hoàn toàn bị cấm cảnh.

- Kêu gọi người trong nước đổ máu để lật đổ cộng sản. Vậy tại sao ông Âu không tự mình làm trước? Năm 2011 ông có về Việt Nam sao ông không xuống đường, giăng biểu ngữ nằm lì để khởi động cuộc tranh đấu? Ông không sợ chết bên Mỹ thì có lý do gì sợ CA trục xuất hay tù tội. Ông “tuyên chiến” với cộng sản sau khi đã bay về Mỹ an toàn, bỏ mất dịp may hiếm có. Rất nhiều nhà tranh đấu hải ngoại muốn visa như ông nhưng không dễ gì có được.

Mặc dù bài viết “Hãy quyết tử cho dân tộc quyết sinh” mang tính mỉa mai nhiều hơn lời kêu gọi nghiêm túc, bài viết đã không đề nghị một phương thức nào khả thi để phát động cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Vẫn biết bất bạo động không nhất thiết là phương thức đấu tranh duy nhất, nhưng cách mỉa mai khích tướng của tác giả rõ ràng không nhiều thiện ý.

Nhưng nguy hiểm nhất trong những bài viết loại nầy là thái độ cực đoan và lời lẽ chọn lựa thiếu cẩn trọng. Cộng sản sẽ chỉ vào đây để chứng minh thế lực thù địch xuất phát từ lòng thù hận chứ không xuất phát từ chính chế độ cộng sản gây ra. Luận điệu thế lực thù địch cứ được nuôi dưỡng bằng chính những người từ xa chống lại họ. Bài viết cũng mang tính khiêu khích nhóm người đang rời bỏ đảng CS về với dân tộc. Ông Âu dùng chuyện xưa để để gây tranh luận, phải chăng để đánh lạc hướng dư luận nhằm thực hiện ý đồ nào đó. Điều nầy chỉ tác giả biết.

Tôi tin không cần ai mách nước, người dân đã và đang sáng tạo ra những phương cách đấu tranh độc đáo. Năm thành viên Pháp Luân Công hôm qua đã căng biểu ngữ tố giác tội đồ HCM ngay trước lăng Ba Đình, một việc chưa từng thấy từ 45 năm qua. Sự can đảm của những người trẻ khiến chúng ta ngưỡng mộ và bái phục. Ngày đầu năm dương lịch, Sài Gòn cũng diễn ra cuộc biểu tình tố giác tội ác cộng sản. Sự sợ hãi đã dần dần bị đẩy lui và đội quân tiền phong càng trở nên đông đảo. Chúng ta có quyền tin vào những người trẻ anh hùng khảng khái, dù chưa bao giờ họ tuyên chiến hay hòa giải theo kiểu ông cuội già lẩm cẩm.

 Trần Quang Hạ
© Đàn Chim Việt

Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản?

(PetroTimes) - Năm 2013 được đánh giá là năm mà nền kinh tế nước ta đã rơi xuống đáy của khủng hoảng. Chính vì vậy, nhiều khó khăn đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động.

Số lượng doanh nghiệp phá sản và thành lập mới đều tăng

Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 nhưng tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2013 cả nước chỉ có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, những hỗ trợ về vốn, lãi suất tín dụng, thị trường… giúp số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là 11.299 doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, số liệu của Bộ Tài chính mới cho biết có hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước giải thể hoặc phá sản trong năm 2013.
Đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh là cứu cánh của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Còn trong lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như bất động sản, theo báo cáo của Bộ Xây dựng công bố hiện cả nước hiện có gần 70.000 doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động. Năm 2013 có thêm 10.635 doanh nghiệp thành lập mới, đồng thời 10.077 doanh nghiệp phá sản.

Một điểm đáng lưu ý là ngoài các doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động thì số lượng các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng tăng khá mạnh trong năm qua. Điển hình là các thương vụ đình đám như SCG của Thái Lan mua 85% cổ phần của Prime Group, DaiABank và SGVF sáp nhập vào HDBank, PVFC và Western Bank hợp nhất thành PVcomBank, hai công ty MBS và VITShợp nhất với nhau thành công ty chứng khoán MBS,…

Đâu là nguyên nhân?

Như vậy, nhìn chung, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc phải ngừng hoạt động vẫn còn ở mức rất cao. Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp này chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân. Với vai trò là thước đo sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa (GDP), 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp và tạo nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, thì điều đó cho thấy môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao.

Qua điều tra, khi trả lời về lý do ngừng hoạt động, có tới 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất thua lỗ kéo dài, chỉ có 5,1% trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả lời do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại.

Ngoài ra, do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài những khó khăn về vốn, thị trường… khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động thì khá nhiều doanh nghiệp lách các chính sách về thuế để thành lập các “doanh nghiệp ma” nhằm trục lợi. Chính sự tồn tại của hàng chục nghìn “doanh nghiệp ma” chỉ trong thời gian ngắn và thành lập rồi giải thể trong vòng vài tháng hoặc nhiều lắm chỉ đến một năm khiến số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới luôn tăng mạnh trong nhiều năm qua.

Với một góc nhìn khác, theo một điều tra không chính thức, có tới trên 90% doanh nghiệp nhỏ giải thể sau 3 năm hoạt động.

Lý giải cho hiện tượng này, một số chuyên gia cho rằng: Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường dùng chiêu giải thể sau 3 năm hoạt động để tránh thuế, rồi sau đó lại thành lập một doanh nghiệp tương tự để hoạt động. Hiện số lượng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sống nhờ lách thuế kiểu này cũng không hề nhỏ.

Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp của cán bộ, công chức theo kiểu “chân trong, chân ngoài” hoặc kinh doanh theo sở thích, cảm hứng. Chính vì vậy, khi mà công việc “chân trong” không còn hỗ trợ được nhiều thì họ sẽ rút “chân ngoài” cho nhẹ gánh hoặc đơn giản là hết thích, hết cảm hứng kinh doanh.

Hệ lụy phá sản

Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với nước ta khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong một năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước.

Mặt khác, những hệ lụy về mặt xã hội như công ăn việc làm cho lao động, ảnh hưởng môi trường sinh thái khi nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng làm đau đầu các nhà quản lý.

Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khi nói về tác động của việc doanh nghiệp “chết” hàng loạt gây ra nhiều hệ lụy: “Nếu mà hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể, tất nhiên số lao động bị mất việc rất nhiều. Thị trường là gì, thị trường là sức mua của người lao động có thu nhập. Người lao động bị mất việc thì không có sức mua nữa, hàng hóa trên thị trường không có chỗ tiêu thụ. Vì vậy bây giờ phải cố gắng làm sao cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hồi phục, phát triển lại thì mới có công ăn việc làm thì lúc đó mới có nguồn tiêu thụ được, ngược lại không thể trông đợi sức mua tăng lên được.”

Ngoài ra, trong tình trạng hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, trong số những người lao động mất việc có không ít những người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp sẽ chọn một giải pháp mong đổi đời là đi xuất khẩu lao động qua con đường môi giới không chính thống. Đây là cơ hội để cho xấu lợi dụng lòng tin của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản và càng làm tăng những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Thành Trung
 

Ai chịu trách nhiệm việc Phạm Trung Cang bỏ trốn?

TAND TP Hà Nội vừa quyết định trả lại hồ sơ để điều tra lại vụ án “kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nhằm làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang và 4 người khác.

Sự việc bất ngờ trên gây xôn xao dư luận, nhưng bất ngờ hơn khi hay tin ông Phạm Trung Cang đã trốn khỏi Việt Nam từ ngày 24/12/2013 qua cửa khẩu Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Vậy ai chịu trách nhiệm việc Phạm Trung Cang bỏ trốn?

Để trả lời câu hỏi này rất dễ, chỉ cần xác định Cơ quan nào, cá nhân nào đã ký quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang, tạo điều kiện cho ông ta bỏ trốn? Người trình ký, người ký và kể cả người đứng đầu cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thực tế, không cơ quan nào khác mà chính là Viện KSND Tối cao (đứng đầu là ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình) đã quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang vào ngày 12/12/2013, ngay sau đó ông này đã trốn khỏi Việt Nam.
Ông Phạm Trung Cang đã trốn khỏi Việt Nam từ ngày 24/12/2013 qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất

Phạm Trung Cang và con đường phạm tội

Theo cơ quan điều tra, ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB triệu tập cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Thường trực HĐQT và Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB là ông Trần Mộng Hùng (Chủ tịch) và ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch). Sau đó các thành viên Thường trực HĐQT là Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất ký vào biên bản cuộc họp đề ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn, ăn chênh lệch. Đây là hành vi cố ý làm trái pháp luật khi hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định.

Ngày 24/1/2011, Ngân hàng ACB bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Thực hiện chủ trương này, từ ngày 26/1 đến 22/9/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi hơn 28,3 nghìn tỷ đồng vào 22 ngân hàng khác với lãi suất 7,5%/ năm đến 22%/năm và hơn 71,258 triệu USD với lãi suất 3%/năm đến 6%/ năm. Số tiền gửi VND đã thu được lãi là hơn 1.162,5 tỷ đồng, trong đó lãi vượt trần là hơn 243,6 tỷ đồng; số tiền lãi gửi USD là hơn 1,2 triệu USD.

Trong đó, từ 27/6 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác 718,9 tỷ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, thời hạn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/ năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này sau đó đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt.

Hành vi của ông Phạm Trung Cang đã đủ yếu tố cấu thành tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự với vai trò đồng phạm.

Chiều 27/9/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố việc khởi tố 4 bị can, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165 BLHS). Các bị can gồm Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB).
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp

Ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang vì theo Viện KSND Tối cao: “Ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận. Do đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỷ đồng”.

Làm rõ vai trò đồng phạm

Chỉ sau hơn 20 ngày tiếp nhận hồ sơ (ngày 18/12/2013), TAND TP Hà Nội đã quyết định hoàn trả hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. Theo TAND TP Hà Nội, hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo TAND TP Hà Nội, thường trực HĐQT ACB đã họp ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty chứng khoán ABC để mua cổ phiếu của ACB. Chủ trương nêu trên của HĐQT về đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687,723 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết luận tại bản cáo trạng ngày 12/12/2013 của Viện KSND tối cao chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên là bỏ lọt hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang.

Từ các phân tích này, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm. Cùng với đó, xác định lại vai trò, mức độ của Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu.

Liệu có việc chạy án?

Dư luận đang cho rằng có vụ chạy án liên quan đến nhóm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần điều tra, làm rõ, nếu có, cần phải khởi tố vụ chạy án này, xử lý kẻ chủ mưu và các đồng phạm nghiêm minh trước pháp luật.

Đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giải trình rõ lý do ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang!
Bạn đọc Bảo An

Vụ Dương Chí Dũng: Bí mật được phanh phui từ sim rác?

(ĐSPL) – Liên quan đến vụ Dương Chí Dũng được một “ông anh” mật báo để thực hiện cuộc đào tẩu, trong phiên tòa xét xử em trai mình vừa qua, bị cáo Dũng đã tiết lộ về số điện thoại mà mình dùng để liên lạc với “ông anh”.

Ngày 7-8/1, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm diễn ra do Thẩm phán Trương Việt Toàn làm chủ tọa. Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng đã tiết lộ nhiều thông tin mật liên quan đến một cán bộ ngành Công an, người được cho là đã mật báo thông tin về vụ Vinalines cho Dương Chí Dũng để bị cáo tiến hành bỏ trốn.

Tại tòa, trước những lời khai của Dương Chí Dũng, HĐXX đã đặt câu hỏi về số điện thoại mà bị cáo dung để liên lạc với “ông anh”. Theo khai nhận của Dương Chí Dũng, số điện thoại được ông sử dụng để liên lạc khi đó là 0975.00.8888.

Tuy nhiên, khi HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi về số điện thoại mà Dương Chí Dũng gọi đến thì bị cáo trả lời không nhớ và cho biết thêm trong điện thoại vẫn còn lưu, HĐXX có thể kiểm tra.

Theo chia sẻ của những người chơi sim đẹp, số điện thoại mà Dương Chí Dũng đã dùng được xếp vào hàng sim tứ quý, có giá lên tới gần trăm triệu đồng.
Vụ Dương Chí Dũng: Bí mật phanh phui từ sim rác? - Ảnh 1
Vụ Dương Chí Dũng: Có thể điều tra thông tin từ sim rác?

Trước lời khai “dùng sim rác” mà bị cáo Dũng đã khai nhận trước tòa, nhiều người đặt câu hỏi, vậy phải chăng tài sản của Cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines lên tới con số khổng lồ, cho nên sim điện thoại có giá gần trăm triệu đồng cũng được coi là “sim rác?”.

Được biết cho đó, xung quanh vụ án Dương Chí Dũng và Nghị quyết 01/2001 có thể giúp bị cáo thoát án tử, chia sẻ với báo chí, bà Dương Thị Băng Tâm, em gái Dương Chí Dũng cũng cho biết hiện nay gia đình ông Dũng đang gặp khó khăn, vợ của bị cáo phải đi vay mượn tiền để thuê luật sư bào chữa cho chồng.

Như vậy phải chăng tài sản khổng lồ của Dương Chí Dũng trước khi bị kê biên, tịch thu đã được “phù phép” cho cô bồ nhí???

Quay trở lại câu chuyện số điện thoại thuộc hàng vip trị giá trăm triệu của bị cáo, giới chơi sim đẹp cho rằng, với một số điện thoại thuộc hàng “khủng” như thế, không thể có chuyện đó là sim rác được. Bởi thông thường, sim rác là loại sim không được đăng ký đầy đủ thông tin của người sử dụng, chủ yếu được người bán đăng ký qua loa bằng cách dùng chứng minh nhân dân (CMND), thậm chí cả CMND giả.

Đối với loại sim rác, người dùng cũng chỉ mua về với mục đích sử dụng số tiền khuyến mãi có trong sim, khi dùng hết thì vứt đi. Nói cách khác, đây là loại sim dùng 1 lần, cho nên người sử dụng không quan tâm tới vấn đề chọn số. Có thể là loại 10 hoặc 11 số, miễn sao số tiền khuyến mãi trong tài khoản sử dụng càng cao.

Với một sim điện thoại thuộc hàng “tứ quý” như của ông Dương Chí Dũng, thì việc mua dùng 1 lần là rất khó xảy ra. Với những số điện thoại kiểu này, thường sẽ được đăng ký thông tin sử dụng đầy đủ và quản lý rất chặt chẽ, đề phòng trường hợp bị hack lấy mất số.

Nếu thật sự số điện thoại mà Dương Chí Dũng sử dụng không phải sim rác như lời ông này khai báo mà là sim có chủ, thì việc tìm ra người chủ nhân thực sự là không khó. Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ mạng (căn cứ theo số điện thoại của Dương Chí Dũng thì đây là nhà mạng viettel) dễ dàng có thể thống kê những số điện thoại mà bị cáo thường xuyên liên lạc.

Và điều đó đồng nghĩa với việc những bí mật khác sẽ được phanh phui. 
M.H (tổng hợp)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét