- Nguyễn Thái Nguyên: Ý kiến rất ngắn về Thác Bản Giốc (Boxitvn).
<- Đèn lồng Hoàng Sa, Trường Sa(VNE). - Trung thu cho trẻ em Trường Sa (VOV). - Khởi động chương trình “SATRA vì biển đảo quê hương” 2013
- VN muốn Nhật trang bị cho cảnh sát biển (BBC). - Việt Nam đề nghị Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra biển (RFI).
- Philippines-Mỹ chuẩn bị tập trận chung (BBC). - Philippines, Mỹ tập trận ở Biển Đông (PNTP). - Mỹ – Philippines sắp tập trận đổ bộ gần Biển Đông (RFI). - TQ đóng cọc Biển Đông, Mỹ trở lại sau thời bận Syria (ĐV).
- Trung Quốc áp dụng chiêu hiểm độc Biển Đông cho Hoa Đông (ĐV).
- Hãy biết quyền của mình (3): Ngắn gọn về nhân quyền (Đoan Trang). “Còn nhiều, nhiều lắm những vụ vi phạm nhân quyền Việt Nam: từ bắt giữ tùy tiện, cấm xuất cảnh, cấm báo chí tư nhân, đến chính sách công khai phân biệt đối xử (ví dụ, nhà tuyển dụng tuyên bố ưu tiên người có hộ khẩu Hà Nội, ưu tiên ngoại hình đẹp…), v.v. Nhân quyền của một người bị vi phạm, có nghĩa là người ấy không được đối xử như một cá nhân với đầy đủ phẩm giá.”
- Độc giả VH phản ánh: Công an mạng phối hợp nhà mạng Viettel cảnh báo người dùng phạm tội “đánh bạc” khi truy cập trang Dân luận? (BS).
- Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố? (BBC).
- Thầy giáo ‘chống Nhà nước’ bệnh nặng (BBC). - Sức khoẻ ông Đinh Đăng Định ‘rất yếu’
- Giáo phận Vinh tiếp tục tìm hiểu sự thật ở Mỹ Yên (RFA). - Hơn 7000 Anh Chị Em Thuộc Giáo Hạt Nhân Hòa Hành Hương Về Linh Địa Trại Gáo Trong Tinh Thần Hiệp Thông, Chia Sớt (TNCG).
- Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An (TTXVN). - Vụ kích động, gây rối ở Nghệ An: Hải, Khởi nhận tội. - Đón Trung thu ở giáo xứ Mỹ Yên (Nghệ An): Phá cỗ, trông trăng, ấm áp tình người… (QĐND). “… trong những ngày qua xảy ra nhiều sự việc bất thường, đặc biệt là việc một số giáo dân bị kích động gây rối trật tự công cộng… khiến cuộc sống của người dân có nhiều xáo trộn…” “… tác động từ những sự cố bất thường vừa qua ít nhiều cũng gây ra những xáo trộn trong cuộc sống của con trẻ, nhất là trong Tết Trung thu này.”
- Hoàng Xuân Phú: Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo (HXP’blog).
- Nam Trọc – Vài ý kiến gửi chú Lữ Phương (Dân luận). “Chứ ngồi một chỗ rồi chỉ trích người nọ, người kia, tổ chức nọ, tổ chức kia thì được gì? Tại sao chú không lập một diễn đàn như (Diễn Đàn Công Dân) chẳng hạn, để nghe những kiến nghị, ý kiến đóng góp của công dân, hòng để cải thiện cuộc sống cho người dân.” Toàn những câu hỏi ngây ngô như con nít, nhưng lại phán như … “ông Trời con”, móc máy như … Ban Tuyên giáo! ”Cháu” này nên được đổi tên thành … “Ô Trọc“. Mời xem bài liên quan của Lữ Phương: 2011. Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam.
- Lê Mạnh Chiến: Trao đổi với tác giả bài “Quốc tế cộng sản” (BS). Mời xem lại: 2035. QUỐC TẾ CỘNG SẢN.
- GS Ngô Đức Thọ đòi làm rõ vai trò thực của Mặt Trận (Hữu Nguyên).
- Dự luật tiếp công dân – Một cửa, một dấu (RFA).
- Sửa Luật Đất đai: “Chúng ta nên lắng nghe dân nhiều hơn!” (VOV). - Dân than, lãnh đạo vẫn báo cáo tốt! (NLĐ).
- Dân oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai? (RFA).
- Nóng – côn đồ yểm trợ xe ủi phá ruộng cướp đất của Văn Giang ! (PVTD). - TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP TẠI Văn Giang- Hưng Yên (Bùi Hằng). CẬP NHẬT TÌNH HÌNH VĂN GIANG VÀ DÂN OAN KHẮP NƠI
- ĐẶNG NGỌC VIẾT NỔ SÚNG VÌ MỤC ĐÍCH GÌ? (Kha Trà Phương). - Nhìn lại SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997 (Bùi Văn Bồng).
- Tiếng nói người thương binh (RFA). Thương binh Lê Thị Ngọc Đa, người Long An =>
- Các o du kích không đợi được đâu, thưa bà Bộ trưởng (Đào Tuấn). – Lê Hoàng: Đơn xin ngu (Chungta).
- Gửi một tờ báo (Đoan Trang). “Không có Pháp luật TP.HCM, sẽ không có loạt bài về Văn Giang mà tôi đứng tên, cùng những bài viết về Biển Đông, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, quan hệ Việt – Mỹ, lịch sử Việt Nam, v.v. Tôi vẫn thường nói – điều mà nhiều người có thể nghĩ là tôi khiêm tốn giả vờ, nhưng đó là sự thật: ‘Chỉ đến khi làm ở Pháp luật TP.HCM, em mới thực sự làm báo và thực hiểu nghề báo ở Việt Nam’.”
- Bùi Tín: Cây cảnh hay nền móng? (Blog VOA). “Đây là dịp để lãnh đạo của đảng coi là Mặt trận là vật trang sức, là cây cảnh hay là một nguồn tiếp sức về trí tuệ và tinh thần,là nguồn cảm hứng chính trị làm giàu cho sự lãnh đạo của đảng, vì lợi ích của dân tộc, của toàn dân”.
- Ai có quyền phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí? (TT).
- ‘Muốn về nước nhưng nhiều phiền toái’ (BBC). – Audio: Việt Nam chưa ưu đãi cho Việt kiều
- Người đứng đầu không nghiêm, dân thành tội phạm (VNN). - Đang có hiện tượng dân bất chấp pháp luật (TQ). - Chi hàng ngàn tỉ đồng, tội phạm vẫn tăng (NLĐ). - Mất niềm tin, người dân tự xử (TP).
- Kiểm tra việc xử lý các vụ án tham nhũng ở TPHCM (TTXVN). - TP.HCM trả nợ vay và lãi hơn 2.600 tỉ đồng/năm (TT).
- Tại sao tiểu thuyết “Đại Gia” của Thiên Sơn lại bị cấm? (Dân luận). Vẫn là câu chuyện lợi bất cập hại, cấm hóa ra lại như chơi xỏ nhân vật VIP bị ám chỉ rất rõ trong bộ tiểu thuyết. Méc nhỏ bà con và cả … “cơ quan chức năng”: hiện ngoài các hiệu sách vỉa hè phố Nguyễn Xí, HN, bộ sách in lậu giá chỉ bằng nửa sách xịn, nhưng rất đẹp, có bọc nilon ngon lành.
- Vụ Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ chỉ định thầu: Bất chấp dư luận (PNTP).
- Vụ cháy TTTM Hải Dương: Bên bảo hiểm cháy nổ… chê (TN). – VỤ CHÁY TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG: Trợ giúp tiền và xây chợ tạm cho tiểu thương (NLĐ). - Nguyên nhân cũ, thiệt hại mới (TT).
- Vụ một phụ nữ tố bị công an đánh đập: Nạn nhân từ chối tiền của Khataco (NLĐ). - Đại úy công an mất chức vụ oan ức của Hào Anh (VNE).
- MỘT VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG THƯƠNG TÂM, ĐẦY NGHI VẤN! (Bùi Hằng). - Dí thẻ ngành vào mặt CSGT đòi quyền đi khi đường tắc (Otofun).
- Minh Diện: SAO LẠI “TÂM HỒN VONG BẢN” !? (Bùi Văn Bồng). - TS Đỗ Quang Tuấn: Thanh Văn – Xã “7 có, 3 không”. - BÓNG ĐÁ LĂN THEO “ĐƯỜNG DÂY VÀNG” !?
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 19) (Nhật Tuấn).
<- Những cái chết tức tưởi của nhà văn- Kỳ 3 (Quê choa).
- Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc (Chungta).
- “Thời Bắc thuộc” quan trọng cỡ nào? (LMKV).
- Tai nạn tàu ngầm hạt nhân Nga Tomsk nghiêm trọng hơn báo cáo ban đầu (RFI).
- Giáo Hội Hồng Kông kêu gọi Bắc Kinh ngưng đàn áp (RFI). - Trung Quốc xử người đánh bom sân bay Bắc Kinh (NLĐ).
- 6 thanh tra Trung Quốc chống tham nhũng ra tòa vì tra tấn chết người (RFI). - Truyền hình Trung Quốc tố cáo Danone hối lộ.
- Đạt Lai Lạt Ma : Tu sĩ Miến Điện phải theo đúng Phật pháp để chấm dứt đổ máu (RFI).
- Ðiều tra viên LHQ mô tả các hành động tàn ác trong nhà tù Bắc Triều Tiên (VOA). - Người vượt biên vào Bắc Hàn bị bắn chết (BBC). - Quân đội Nam Triều Tiên bào chữa việc bắn chết người đào tị (VOA).
- Hun Sen – Sam Rainsy họp lần thứ 3 để tháo gỡ bế tắc (RFI). - Cam Bốt : Đọ sức sống còn giữa Hun Sen và Sam Rainsy. - Thủ lĩnh đối lập Campuchia tuyên bố giải tán biểu tình (TTXVN). - Ông Hun Sen, Rainsy thảo luận cách giải quyết khủng hoảng chính trị (VOA).
- Dân chủ có đem lại hòa bình hay không? (NCQT).
- Đại tá TQ: Nhật-Việt phân tán sức mạnh Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông (GDVN). - Trần Hổ đăng đàn: “Trung Quốc không phải “xoắn” vì những lời kêu ca” (GDVN). - Khả năng Trung Quốc đưa tàu ngầm mới ra vùng tranh chấp (TN).
- Các cột bê tông tại Scarborough sẽ là bằng chứng bổ sung cho vụ kiện Trung Quốc (SM). - Philippines thúc đẩy vụ kiện và COC ngăn chặn Trung Quốc xây công sự (GDVN). - Trung Quốc lấn tới, Philippines sẽ sớm mời Mỹ trở lại vịnh Subic (Infonet). - Mỹ và Philippines chuẩn bị tập trận gần biển Đông (PLTP). - 2 chiến hạm Mỹ tập trận chung với Philippines gần Biển Đông (LĐ).
- Nhật đề cao cảnh giác 3.000 tàu cá Trung Quốc đang vào Hoa Đông (SM). - Nếu UAV Trung Quốc xâm phạm không phận sẽ bị Nhật Bản bắn rơi (GDVN).
- Vụ gây rối tại giáo họ Trại Gáo: Bị can nhận tội (TTXVN/VNN).
- Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí: “Né” cho chắc! (LĐ). - Xử mạnh việc cho báo chí “leo cây” (PLTP).
- Tự thiêu, xả súng – người dân “tự xử” vì thiếu tin tưởng chính quyền!? (DT). - Dân “tự xử”, tội phạm lộng hành (PLTP). - Chủ nhiệm UBTP: ”Chất lượng giám đốc thẩm có vấn đề!” (Infonet). - Đừng để dân bức xúc dẫn tới phạm tội (DV). - Tiêu cực khiến dân ý kiến nhiều (TN). - Thanh tra TPHCM: Sửa lối làm việc, rèn tác phong cho cán bộ tiếp dân (SGGP).
- PCT nước Nguyễn Thị Doan: “Đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động” (GDVN). - Phó Chủ tịch Nước kêu gọi “bộ phận không nhỏ” hãy chấp hành tốt pháp luật (LĐ). - Một số cán bộ nhà nước bảo kê doanh nghiệp (TP).
- Yếu kém có, trách nhiệm thì… ở đâu? (TVN). - Lại lo vỡ quỹ bảo hiểm y tế (PT).
- Tại sao ở… Hà Nội? (PT).
- Nhận diện lâm trường quốc doanh và mâu thuẫn đất đai: Giao đất kiểu ”phát canh thu tô” (VOV). - Bình Định: Lùm xùm chuyện nhà đất của lãnh đạo TAND huyện (LĐ).
- Kiên quyết xử lý sai phạm về cấp đất ở… tại làng nghề H’nor (Tầm nhìn). - Bản quy hoạch quốc lộ 1A có tầm nhìn về “Trạm dừng nghỉ” (Tầm nhìn).
KINH TẾ- Vinashin được tái cơ cấu nợ theo luật Anh (BBC).
- Chiếm đoạt tài sản từ cho vay nặng lãi đang gia tăng (VnEco).
- Nhà ở giá rẻ cho thuê – vẫn khó (ĐBND).
- Giá xăng dầu lại nhấp nhổm tăng vì bất ổn ở… Syria (DV).
- Thống nhất mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo (TQ). - Làm sao để nông dân không “bẻ kèo” ? (TBKTSG).
- Nâng tiêu dùng cà phê để bảo vệ giá (RFA).
- Thương lái Trung Quốc phá giá tôm (NLĐ). Cấp đông tôm nguyên liệu để bán cho thương lái Trung Quốc tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên =>
- Giá cánh kéo (Vietfin).
- Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á? (VOA).
- Bêu tên điểm đen du lịch (NLĐ).
- LAX: Luật dễ hơn, nhưng bánh Trung Thu bị tịch thâu nhiều hơn (Người Việt).
- TT Obama: Vẫn còn nhiều việc phải làm 5 năm sau vụ khủng hoảng tài chính (VOA). - Chủ tịch Fed kế tiếp sẽ là ai?
- Pháp đánh cuộc vào các ngành công nghệ tương lai (RFI).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Putin Ỷ Gian Tố Sảng (Người Việt).
- Ông Nguyễn Đình Lương: Sẽ không có ‘bữa đại tiệc’ cho Việt Nam (TVN).
- Thêm một chữ… “nếu”! (LĐ).
- Nới room, kích thích thị trường phát triển (VnEco).
- Cận cảnh Dự án 5.000 tỷ ngập bùn đất (TP). - Giảm giá nhà, phá tan băng (VnEco). - Nghị quyết Chính phủ: Mọi “BĐS treo” là thu hồi (Tầm nhìn). - Nhà dự án: Sẽ cấp thẳng giấy hồng cho dân (PLTP).
- Tập đoàn PVN khẳng định vị trí quan trọng với nền kinh tế quốc gia (HNM). - TCty Thăm dò – khai thác dầu khí (PVEP): Vươn xa tìm kiếm nguồn “vàng đen” (LĐ).
- “Không thể nói giá sữa tăng do đổi tên gọi” (SGTT). - Bộ Y tế giải trình về giá sữa (TN).
- Nâng giá trị hạt gạo: Doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào sản xuất (SGTT). - Nông dân Việt Nam chịu khổ xuất sắc nhất thế giới (PNT).
- Thương lái Trung Quốc thu gom tôm non! (PLTP). - Tư thương Trung Quốc tranh mua tôm tận đìa (TN). - Thu mua ốc bươu vàng để làm gì? (PT).
- Luật chơi giữa Mỹ và EU trong tương lai (TVN). - Khủng hoảng tài chính: Bài học từ sự đổ vỡ (P1) (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Những thử thách thú vị tại Hoàng thành Thăng Long (ND).
- Bảo tồn và khai thác mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm: Kết hợp kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại (ĐBND).
- “Người sót” của nghề làm mặt nạ giấy bồi phố cổ (LĐ).
<- HIỆN THÂN TỔ NGHIỆP: Trọn đời với chữ Tâm (NLĐ).
- Có những nỗi đau trở thành ánh sáng (Bà Đầm Xòe). - Nguyễn Hoàng Đức: ÔNG CHỦ XƯNG HÔ KHIÊM NHƯỜNG SANG TRỌNG, ĐẦY TỚ XƯNG HÔ RƯỚN MÌNH HÈN HẠ.
- TỌA ĐÀM GIỚI THIỆU SÁCH CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN HUỆ CHI (Tễu).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 23 (Da màu).
- Truyện mini20. Sinh nhật Cây Xương rồng & sự cố (Inrasara).
- Tạp chí đắt giá NHÀ VĂN & TÁC PHẨM ra mắt số đầu tiên (Lê Thiếu Nhơn).
- Con “trưởng thôn” Văn Hiệp: Bố luôn là nghệ sĩ của nhân dân (TT).
- Góc khuất của những tiếng cười (SK&ĐS).
- Nhà tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới chỉ trích Indonesia (VOA).
- Thù hằn và tạt axít tại Nhà hát lớn Bolchoi của Nga (RFI).
- VTV phát sóng phim “Người cộng sự” ngày 29.9: Tái hiện sinh động hình ảnh Phan Bội Châu (DV). - Hợp tác làm phim với nước ngoài: Có tiếng mà không có miếng (TN). - Cảm hứng từ Không có gì quý (TN).
- Cuồng trai đẹp lẫn người không chân tay (VNN). - Đầu độc thị hiếu?! (PT). - Ban tổ chức mời ‘trai đẹp bị trục xuất’ ‘lỗ vốn’ cả chục tỷ đồng? (GDVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH Y DƯỢC: Sai lầm của Bộ GD-ĐT (NLĐ). - Khi ngành y đòi hỏi…
- Đầu vào lớp 10 ngày càng tệ – Đừng để học sinh ngồi nhầm chỗ – Minh Luân, Bích Thanh (Học thế nào).
- Cậu bé vàng môn Vật lý (GD&TĐ). =>
- Đà Nẵng: Học sinh vi phạm, bố mẹ bị nêu tên ở trường (NĐT). - NHỮNG CHIẾC GHẾ NHỰA (Hồ Như Hiển).
- Không mặc quần thể dục đúng quy định bị đứng phơi nắng (TT/SM).
- Phụ huynh xông vào lớp đánh học sinh (NLĐ).
- Dùng van tim động vật ghép cho… người (NLĐ).
- Người dân sẽ “chấm điểm” dịch vụ GD công (GD&TĐ).
- Hiệu trưởng Trường Đại học FPT, TS Lê Trường Tùng: “Cái yếu của giáo dục chính là cái yếu của nền kinh tế” (GDVN). - Đổi mới toàn diện để tạo nền giáo dục thực chất (VNN). - Giáo dục loay hoay bài toán ‘gốc’ hay ‘ngọn’ (VNN). - Không sòng phẳng (TN). - Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục (CAND).
- Mở rộng Quy Mô đào tạo nhân lực ngành y tế: Lợi chưa thấy đâu, hại thì đã rõ! (HNM). - Đào tạo nhân lực y tế dễ dãi: Giá nào phải trả? (SGTT).
- Chán ngán việc ngoài chuyên môn (TT).
- Nhìn xa hơn mũi mình (LĐ).
- Hiểm họa truyện online (SGGP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Lập tổ điều tra vụ 2 tàu đâm nhau, 8 người mất tích (VNN). - Không tìm thấy xác tàu cá bị nạn trên biển Vũng Tàu (TTXVN). - Chưa xác định chính xác số người mất tích vụ tàu cá bị đâm chìm (PNTP). - Tàu chìm ngoài khơi, đất liền chìm trong tang thương (DV). - ‘Trước chuyến đi biển, ông ấy đã nhắc đến cái chết’ (VNE). - ‘Lưới cá khổng lồ’ bao phủ xác tàu chìm ở Vũng Tàu.
- Mưa lớn, hồ thủy điện Ea Đ’răng 2 có nguy cơ vỡ (TT). - Hồ chứa – nỗi lo mùa mưa bão (QĐND).
- TP.HCM: Đình chỉ hoạt động nhiều phòng khám (TN). - Sản phụ chết bất thường ở Bình Dương: Lại do “thuyên tắc ối” (NLĐ).
- LOẠN… THẦN DƯỢC: Phó mặc hên xui (NLĐ).
<- Mang 234 con heo sữa hôi thối, nghi nhiễm bệnh đi tiêu thụ (NLĐ).
- Xây đường Mỹ Đình-Bái Đính phục vụ 6,5 triệu dân Hà Nội? (ĐV). - Ít nhất mỗi tỉnh có một trạm dừng nghỉ tại Quốc lộ 1 (TTXVN).
- Làng quê khiếp đảm vì mãnh thú (NLĐ). - Lâm Đồng: Xác minh “thú lạ” xuất hiện ở khu dân cư (TTXVN).
- Nghệ sĩ hài Việt Nam kêu gọi bảo vệ loài tê giác (VOA).
- Châu Âu soạn luật cấm mua tài nguyên các nơi có xung đột (VOA).
- Kéo thẳng “Titanic thế kỷ 21″ sau 20 tháng lật nghiêng (TT). - Hình ảnh trục vớt tàu Concordia (BBC).
- Tàu du lịch Costa Concordia đã được dựng thẳng trở lại (RFI).
- Nước mắt ngày về của thủy thủ tàu chìm ở Vũng Tàu (VNE). - Thợ lặn cắt lưới vây quanh tàu chìm, tìm kiếm nạn nhân mất tích (DT). - Mới tìm thấy 1 thi thể vụ tàu cá bị đâm chìm ở Vũng Tàu (TP). - Vụ chìm tàu ở Vũng Tàu: Chưa tìm thêm được nạn nhân nào (PLTP).
- Tiếng vỗ tay ầng ậng trong vụ cháy ở Hải Dương! (DT). - Cháy chợ – Tai họa do đâu? (Tầm nhìn). - Vụ cháy TTTM Hải Dương: Hệ thống báo, chữa cháy không hoạt động (LĐ). - Bộ Công an vào cuộc vụ cháy TTTM Hải Dương (VNN). - Vụ cháy TTTM Hải Dương: Phải cách chức ngay! (LĐ).
- Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vaccin ở Quảng Trị: Các gia đình gửi đơn kêu cứu (DV). - Thuốc kém chất lượng đang bành trướng (LĐ). - Xử phạt hàng loạt bác sĩ hành nghề sai phạm (TN).
- Những đứa trẻ đón trung thu bằng hóa chất (Infonet). - Tâm sự của người mẹ bỏ rơi con nhỏ 11 tháng tuổi ở bến xe Giáp Bát (GDVN).
- Dịch đau mắt đỏ lan rộng (DV).
QUỐC TẾ - Báo cáo Liên Hiệp Quốc khẳng định vụ dùng khí độc sarin tại Syria (RFI). - Pháp và Nga bất đồng trên hồ sơ Syria. - Syria : Nga chơi lá bài Chiite tại Trung Đông. - Báo cáo Liên hiệp quốc càng khiến phương Tây tăng sức ép lên Syria. - Trung Quốc xem xét báo cáo của LHQ về vũ khí hóa học Syria (VOV). - Lối ‘không can thiệp’ của TQ có tồn tại? (BBC). - Tranh cãi về phúc trình Syria của LHQ. - Hai ngoại trưởng Nga và Pháp bất đồng vấn đề Syria (TTXVN). -Mỹ giúp phe nổi dậy Syria ứng phó với vũ khí hóa học (VOA). - Syria thừa nhận xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ (TTXVN).
- Ai Cập đóng băng tài chính lãnh đạo Anh em Hồi giáo (VOV).
- Cảnh sát điều tra động cơ vụ xả súng tại căn cứ hải quân Mỹ (VOA). - Danh tính tay súng ở Washington DC (BBC). - Nghi can vụ xả súng chết người ở Washington hành động một mình (VOA). - Tổng kết vụ thảm sát trong căn cứ hải quân Washington (RFI).
- Quân đội Philippines chiếm lại Zamboanga (RFI). - Giao tranh ở miền Nam Philippines làm 99 người chết (TTXVN). - Philippines: Tử vong trong vụ giao tranh với phiến quân tăng tới 90 người (VOA). Binh sĩ hộ tống người dân bị phiến quân bắt làm con tin và sử dụng làm lá chắn sống trong thành phố Zamboanga ở miền nam Philippines, ngày 17/9/2013 =>
- Bangladesh tuyên án tử hình một thủ lãnh Hồi giáo (VOA).
- Tổng Thống Sudan xin visa để dự cuộc họp tại trụ sở LHQ (VOA).
- Cận cảnh nơi kiểm nghiệm bằng chứng vũ khí hóa học Syria (VNN). - Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria khó hơn hái sao (VNN). - Từ bỏ vũ khí hóa học: Assad được nhiều hơn mất (KT). - LHQ “lập lờ” thủ phạm dùng vũ khí hóa học ở Syria, Mỹ để ngỏ khả năng hành động (DV). - Kết luận vụ vũ khí hóa học ở Syria (PLTP). - Mỹ giúp phe nổi dậy Syria ứng phó vũ khí hóa học (PT).
- Nga – phương Tây bất đồng về nghị quyết Syria (TN). - Nga bác bỏ Nghị quyết có thể sử dụng vũ lực với Syria (VOV). - Sai lầm lớn nếu Mỹ lật đổ Tổng thống Assad? (VnM). - Kỳ họp của LHQ bàn trọng tâm đến vấn đề Syria (VOV).
- ‘Đọ sức’ tàu ngầm: Mỹ sa sút, Nga, Trung Quốc lớn mạnh (Infonet). - Nga ‘ngậm đắng nuốt cay’ nhìn TQ xuất khẩu tàu ngầm Kilo (PNT).
* RFA: Audio: + Sáng 17-9-2013; + Tối 17-9-2013; Video: + Bản tin video sáng 17-09-2013; + Bản tin video tối 17-09-2013 ; + Thị trường bất động sản VN.* RFI: 17-9-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 17/09/2013; + Cuộc sống thường ngày – 17/09/2013; + Tài chính tiêu dùng – 17/09/2013; + Tài chinh kinh doanh sáng – 17/09/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 17/09/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 16/09/2013; - S – Viêt Nam : Cơm nắm muối vừng từ làng ra phố; + 360 độ Thể thao – 17/09/2013; + Thời sự 12h – 17/09/2013; + Thời sự 19h – 16/09/2013.
2037. ISRAEL-PALESTINE: CÒN XA MỚI ĐI TỚI HIỆP ĐỊNH CUỐI CÙNG
Thứ Sáu, Ngày 13/9/2013
TTXVN (Paris 12/9)
Sau 3 năm bế tắc, tiến trình hòa bình Trung Đông đã được nối lại và lại bắt đầu thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Đã có những nỗ lực mới được thực hiện để mang lại cơ hội cho hòa bình lâu dài cho cả Israel và Palestine. Mặc dù vậy, không có nhiều ý kiến lạc quan về tiến bộ có thể đạt được trong những chặng đường đàm phán song phương tới. Báo Le Monde ngày 13/8 có bài nhận định rằng thậm chí ngay trước khi bắt đầu lại một tiến trình được cho là hàm chứa vô vàn khó khăn cố hữu, các nhà đàm phán Israel-Palestine đã gặp ngay phải thử thách gai góc. Chẳng hạn, ngay trước cuộc họp đầu tiên của các nhà đàm phán (14/8 tại Jerusalem) hai ngày, Chính quyền Netanyahu đã thông báo quyết định sẽ xây dựng 1.200 căn hộ mới tại các khu định cư Do Thái ở Đông Jerusalem và Bờ Tây. Nội dung chính bài viết như sau:
Tổng thống Mahmoud Abbas và trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat đã lập tức gửi đi những thông điệp phản đối có nội dung “quen thuộc” tới Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Martin Indyk, đặc phái viên Mỹ phụ trách hòa đàm Trung Đông. Đối với Chính quyền Palestine, thông báo của phía Israel hoàn toàn đi ngược với các hứa hẹn mà Kerry đã đưa ra trong một thời gian dài trước khi có tuyên bố nối lại hòa đàm trực tiếp giữa hai phía xung đột. Thực tế, Ngoại trưởng Mỹ chỉ đạt được sự chấp thuận nối lại đàm phán của Mahmoud Abbas vào phút chót trong cuộc gặp ngày 20/7 và không ai biết Mỹ đã dành cho phía Palestine những bảo đảm như thế nào.
Như để thanh minh cho quyết định phức tạp hóa vấn đề của mình, phía Chính phủ Israel bắn tin rằng Mỹ đã biết rõ việc gọi thầu xây dựng các khu định cư mới và chấp nhận giới hạn tổng số căn hộ dự kiến xây dựng ở con số 1.200. Mark Regev, phát ngôn viên của Thủ tướng Netanyahu, nhấn mạnh các căn hộ mới này chủ yếu được xây dụng ở “các khu vực thuộc chủ quyền của Israel cho dù hiệp định hòa bình tương lai có như thế nào. Dự án mới này sẽ không làm thay đổi điều gì”. Theo giới chức Israel, các hồ sơ gọi thầu mới trên thực tế chỉ liên quan đến các khu vực ở Đông Jerusalem, gồm Gilo, Har Homa, Pisgat Zeev và Maale Adoumim, tức là các khu phố nằm trong các giới hạn mà Israel vạch ra cho toàn bộ “Jerusalem Lớn” và các khu định cư lớn, chẳng hạn như Ariel.
Theo đánh giá của Mohammed Shtayyeh, một thành viên của phái đoàn đàm phán Palestine, Chính phủ Israel muốn tìm cách làm chệch hướng tiến trình thương lượng vốn rất nhiều chông gai đối với cả hai phía. Thực chất, Israel tiếp tục sử dụng các cuộc đàm phán như một thứ hỏa mù để xây dựng nhiều khu định cư Do Thái hơn, Shtayyeh nhận định rằng nếu không muốn các nỗ lực nối lại đàm phán thất bại, Mỹ và cộng đồng quốc tế buộc phải ngăn chặn các hành động đi ngược cam kết của Chính phủ Israel.
Tuy nhiên, khi mà các nỗ lực nối lại tiến trình hòa đàm mới chỉ bắt đầu, phía Palestine không thể ngay lập tức đưa ra những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn quyết định đơn phương không tham gia các cuộc họp song phương thời gian tới. Sau những nỗ lực ban đầu, Chính quyền của Tổng thống Abbas không muốn bị quy trách nhiệm đối với thất bại của tiến trình hòa bình ngay trước khi nó được chính thức khởi động trở lại. Nói tóm lại, Palestine luôn bị đẩy vào một vị thế yếu trước Israel.
Thực tế, cuộc chơi “quy trách nhiệm” đã diễn ra ngay từ đầu tháng 8, tức là không lâu sau tuyên bố hai bên xung đột đã nhất trí nối lại hòa đàm trực tiếp nhờ các chuyến đi con thoi tới Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Thủ tướng Netanyahu đã lên án phía Palestine cố tình kích động hận thù nhằm vào Israel, đặc biệt trong các chương trình sách giáo khoa của Chính quyền Palestine. Đáp lại, Tổng thống Abbas đã có những tuyên bố rằng bất cứ người Do Thái nào cũng không được phép sống trong một Nhà nước Palestine tương lai. Cả hai phía đã chuẩn bị cho việc khởi động lại tiến trình hòa đàm trực tiếp như vậy.
Cho đến nay, Chính phủ mới của Netanyahu, được thành lập một cách rất khó khăn từ tháng 3/2013, sau các cuộc bầu cử lập pháp đầu năm 2013, vẫn chưa ký phê chuẩn bất cứ dự án xây dựng mới nào. Theo các nhà phân tích, quyết định cho gọi thầu xây dựng 1.200 căn hộ định cư mới được đưa ra giống như một vật bảo lãnh đối với đảng Likud, đảng của Thủ tướng Netanyahu, để đổi lại việc các nghị sĩ chấp thuận phóng thích hàng trăm tù nhân Palestine, điều mà Netanyahu đã buộc phải cam kết để nối lại hòa đàm trực tiếp.
Thực tế, thông báo trả tự do đợt đầu tiên cho các tù nhân Palestine đã diễn ra gần như đồng thời với thông báo xây dựng các căn hộ định cư mới. Theo quyết định, có 26 tù nhân, phần lớn gần mãn hạn thi hành án, được trả tự do trong đợt đầu tiên. 80 tù nhân còn lại, bị kết tội sát hại người Israel trước khi hai bên ký Hiệp định Oslo năm 1993, sẽ dần dần được phóng thích tùy theo tiến bộ đạt được từ tiến trình hòa đàm.
Quyết định phóng thích 26 tù nhân Palestine trong đợt đầu tiên được Israel xem là hành động thể hiện thiện chí nối lại đối thoại và đàm phán trực tiếp giữa hai bên, mở ra một cơ hội mới mà Palestine cần nắm bắt. Tuy nhiên, lịch sử xung đột và hòa đàm Trung Đông chứng minh rằng bất cứ nỗ lực nào cũng đều vấp phải hàng loạt trở ngại ngầm mà các cuộc thương lượng phải phá bỏ.
Còn nhớ hồi tháng 7 vừa qua tại Amman, John Kerry đã một mình đứng ra thông báo về việc nối lại các cuộc hòa đàm Israel-Palestine mà không có nhân vật chủ chốt nào khác của hai bên xung đột cùng xuất hiện tại cuộc họp báo. Hình ảnh này đã biểu tượng hóa rất tốt chủ nghĩa hoài nghi mà cả Israel lẫn Palestine đã không thể che đậy trong việc tiếp nhận thành công ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ. Có vẻ như cả Netanyahu lẫn Abbas đều chấp nhận nhượng bộ trước “hợp chất” được tạo thành từ các hứa hẹn và sức ép của Kerry để không xuất hiện như một kẻ cản đường.
Sau những tuyên bố lạc quan của Ngoại trưởng Mỹ, Thủ tướng Netanyahu đã tổ chức họp nội các và giải thích rằng việc nối lại tiến trình ngoại giao là “một lợi ích chiến lược sống còn đối với Israel”. Ông cam kết sẽ đưa hiệp định hòa bình tiềm ẩn ra trưng cầu dân ý và ấn định hai mục tiêu của tiến trình hòa bình: “Ngăn chặn việc thành lập một nhà nước hai dân tộc giữa sông Jordan và Địa Trung Hải, đồng thời ngăn ngừa việc thành lập một nhà nước khủng bổ khác do Iran tài trợ”.
Netanyahu cũng nhấn mạnh các cuộc hòa đàm sẽ diễn ra “không dễ dàng” nhưng các đối tác Palestine “sẽ phải nhượng bộ, cho phép Israel bảo đảm an ninh và bảo vệ các lợi ích sống còn”. Điều quan trọng với Thủ tướng Israel là phía Palestine đã từ bỏ các điều kiện tiên quyết đòi lấy việc ngừng hoạt động xây dựng các khu định cư và lấy các đường biên giới năm 1967 làm căn cứ đàm phán. Việc nối lại đàm phán đã thỏa mãn đòi hỏi của đồng minh Mỹ và mang lại cho chính phủ của Netanyahu một hình ảnh dễ chấp nhận hơn trên trường quốc tế trong bối cảnh EU vừa quyết định áp dụng các biện pháp siết chặt thương mại tại các khu định cư Do Thái mà Israel đánh giá chẳng khác nào các biện pháp cấm vận. Các cuộc thương lượng hòa bình cũng sẽ giúp ông tránh phải chứng kiến cảnh Chính quyền Palestine được công nhận về mặt ngoại giao tại Liên Hợp Quốc, điều mà Israel luôn bị ám ảnh.
Về phần mình, Tổng thống Abbas cũng đã đạt được cam kết phóng thích tù nhân Palestine từ phía Chính quyền Netanyahu. Cho dù số lượng ít hơn so với mong đợi của Palestine, nhưng quyết định trao trả tù nhân lần này sẽ được thực hiện, tuần tự và sẽ được gắn với các tiến bộ đạt được trong tiến trình hòa đàm, và đây là một thành công mang tính biểu tượng của Mahmoud Abbas, người chưa bao giờ đạt được điều gì đáng kể như vậy từ phía Israel. Ngoài ra, Abbas cũng nhận được cam kết viện trợ tài chính “ra tấm ra món” từ phía Mỹ trong bối cảnh Chính quyền Palestine đang thiếu tiền hơn bao giờ hết.
Nhưng cũng phải nói rằng ngay cả khi nỗ lực của John Kerry là rất lớn để có thể lôi kéo hai bên xung đột rời khỏi điểm chết từ năm 2010 và đàm phán trở lại, hy vọng hay niềm lạc quan về một lối thoát cho tiến trình hòa bình vẫn rất hạn chế. Các nhà đàm phán của hai bên, gồm Tzipi Livni của Israel và Saeb Erekat của Palestine, sẽ nhanh chóng vấp phải các vấn đề cần giải quyết được đặt ra cách đây hai chục năm tại Oslo: vấn đề người tị nạn Palestine, các khu định cư Do Thái, đường biên giới cơ sở và đặc biệt là quy chế của Jerusalem. Và cả hai phái đoàn sẽ lại phải đối đầu với nguy cơ tiềm tàng của 3 năm trước, khi tiến trình đàm phán chấm dứt bằng bế tắc: cái tối đa mà Netanyahu có thể nhượng bộ vẫn cách xa cái tối thiểu mà Abbas có thể chấp thuận.
Nhiệm vụ mà vai trò trung gian đặt ra cho Mỹ là nỗ lực thu hẹp khoảng cách trong lập trường và quan điểm của hai bên xung đột. Nhưng lịch sử chứng minh rằng trải qua các đời chính quyền, ngoại giao Mỹ chưa bao giờ đạt được nhiều thành công trong việc giải quyết xung đột Israel- Palestine. Ngược lại, trong lịch sử có 3 thỏa thuận Israel ký kết với những người láng giềng được đàm phán một cách hoàn toàn bí mật và sau lưng Mỹ, đó là hiệp định hòa bình với Ai Cập, hiệp định công nhận lẫn nhau với Phong trào Giải phóng Palestine (PLO) và hiệp định hòa bình với Jordan. Washington là nơi lý tưởng để tổ chức ăn mừng việc ký kết một hiệp ước, nhưng sẽ là “nghĩa trang chôn vùi các cuộc đàm phán”.
Theo Aluf Benn, tổng biên tập nhật báo cánh tả Haaretz (Israel), Netanyahu đang đối diện với “cơ hội trong đời”: “Ông có thể thiết lập các đường biên giới đất nước và gây ảnh hưởng đến diện mạo của một Trung Đông đang hồi sinh từ đống đổ nát của Mùa Xuân Arab. Quyết định đang nằm trong tay ông”. Nhưng cũng có một đấu hỏi lớn được đặt ra thường trực cho ý đồ thực sự của Netanyahu, người từ khi có bài phát biểu nổi tiếng ở Bar-Ilan năm 2009 luôn bày tỏ chính kiến ủng hộ hai nhà nước, nhưng cũng là người đứng đầu một nội các và một đảng có phần lớn số thành viên phản đối giải pháp này.
***
Một năm sau khi thành lập Đảng Yesh Atid (“Có một tương lai”), Yair Lapid đã về vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử hồi tháng 3 vừa qua tại Israel và tất yếu trở thành đối tác then chốt trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Cách
đây 5 tháng, Lapid đã được bổ nhiệm làm Bộ trưỏng Tài chính Israel, một
bộ chủ chốt của chính phủ mới. Trong vai trò này, ngày 14/8, Lapid đã
có cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Figaro về tình hình xung quanh việc nối lại tiến trình hòa bình Trung Đông, nội dung như sau:+ Ông vừa lần đầu tiên bày tỏ sự phản đổi với chính phủ mà ông là một thành viên, sau thông báo quyết định gọi thầu đối với dự án xây dựng các căn hộ định cư mới nằm bên kia giới tuyến xanh, nơi thuộc các vùng lãnh thổ chiếm đóng?
- Tôi nghĩ đó là một quyết định được đưa ra rất không hợp thời, ngay trước thời điểm nối lại đàm phán trực tiếp với người Palestine, trong lúc chúng tôi buộc phải chứng tỏ thiện chí của mình, về căn bản, quyết định này không làm thay đổi điều gì lớn lao. Cũng như phần lớn người Israel, tôi nghĩ rằng quy chế của Jerusalem không gặp vấn đề và thành phố này không nên bị phân chia. Nhưng kể cả như vậy thì bây giờ vẫn không phải là lúc đưa ra những hành động làm ảnh hưởng xấu đến một tiến trình vốn dĩ luôn bao trùm sự ngờ vực lẫn nhau và chứa chất rất nhiều ký ức xấu. Bởi vậy tôi đã đi ngược thói quen chơi trò tập thể và quyết định công khai và dứt khoát phản đối quyết định này. Cho dù chỉ là một giai đoạn trong tiến trình thủ tục phức tạp, nhưng theo một cách nào đó lời gọi thầu này sẽ mang lại những tác động tồi tệ hơn nhiều. Tôi muốn các đối tác của mình trong liên minh cầm quyền hiểu rằng tôi sẽ không bỏ qua chuyện này.
+ Và dư luận sẽ lại được chứng kiến một cuộc khủng hoảng của Chính phủ Israel?
- Không, chúng tôi vẫn sẽ là một phần hữu ích và ổn định của liên minh cầm quyền và các đối tác của chúng tôi hiểu điều này. Nhưng các chủ đề kiểu như xây dựng các khu định cư phải được cân nhắc nghiêm túc trước khi ra thông báo nào đó. Hy vọng quyết định vừa rồi sẽ không phá hỏng nỗ lực nối lại tiến trình hòa bình.
+ Ông phản ứng thế nào trước việc mới đây EU ra quyết định ngừng cung cấp tài chính cho các viện và các xí nghiệp Israel có hoạt động tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng?
- Đó quả thực là một quyết định rất tồi tệ được ban hành ở một thời điểm cũng rất tồi tệ. Kết quả duy nhất mà biện pháp này mang lại là khiến cho mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với những người ủng hộ hòa bình của cả hai phía. Với phía Israel, nó chỉ củng cố thêm lập luận cho những người luôn nói rằng Israel không thể đặt niềm tin ở các nước châu Âu và biện pháp được ban hành sẽ chẳng ích lợi gì cho tiến trình hòa bình, về phía Palestine, nó củng cố lập luận cho các phần tử cực đoan của phong trào Hamas và Thánh chiến Hồi giáo, những kẻ muốn tuyên truyền rằng thời gian đứng về phía người Palestine, và rằng cách tốt nhất là không đàm phán và hãy cứ để sức ép gia tăng đối với Israel. Đó là một quyết định được đưa ra bởi những người không am hiểu hoàn cảnh mà chúng tôi đang rơi vào hiện nay. Tôi nói “chúng tôi” không phải chỉ nhắc đến Chính phủ Israel, mà là tất cả những ai ủng hộ một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán. Tôi thành thực hy vọng EU sẽ nghĩ và quyết định lại trong khi vẫn còn thời gian.
+ Chẳng lẽ lập trường của EU lại không có chút căn cứ nào?
- Chúng ta đang đối diện với các vấn đề rất phức tạp. Những người thông minh đã dốc sức cho tiến trình hòa bình suốt hơn 20 năm mà kết quả vẫn chưa đâu vào đâu. Trong khi những người khác, ngồi trên những chiếc ghế bành ở Brussels, lại giải thích rằng chúng tôi phải kiến tạo hòa bình bằng cách cho đất, hay nói cách khác phải đổi đất lấy hòa bình. Lẽ ra họ phải thận trọng hơn và thừa nhận rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Cách đề cập vấn đề nông cạn này sẽ tiếp sức cho sự liên minh bại hoại giữa phe cực tả châu Âu với các phần tử Hồi giáo cực đoan, và sẽ mang hơi hướng cho các chiến dịch tẩy chay Israel. Điều này vừa tai hại, vừa thiếu đạo đức và chẳng đóng góp gì cho hòa bình khu vực.
+ Ông có tự coi mình là người yêu chuộng hòa bình?
- Có chứ. Tôi hoàn toàn ủng hộ giải pháp hai nhà nước, Israel và Palestine. Đó là giải pháp duy nhất và tôi tin giải pháp này cuối cùng sẽ thắng thế. Tôi cũng biết chúng tôi không thể phớt lờ các cuộc thương lượng trước đây, và cả thế giới đều biết những gì tôi muốn nói tới: các khu định cư Do Thái sẽ ở lại với Israel, Jerusalem sẽ ở lại với Israel. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng đại bộ phận các vùng lãnh thổ sẽ được trao trả, trong đó nhiều khu định cư sẽ phải bị giải thể.
Cũng như đối với nhiều chủ đề khác, tôi là người không tả khuynh, cũng không hữu khuynh. Tôi là người trung dung. Phần lớn người Israel cũng vậy, điều đó giải thích tại sao chúng tôi thành công trong các cuộc bầu cử lập pháp vừa rồi. Đa số người Israel đều ôn hòa và hiểu rất rõ những gì cần thiết cho việc kiến tạo hòa bình. Tôi là người theo chủ nghĩa hiện thực và thực dụng, nhưng điều đó không có nghĩa tôi thiếu hẳn các niềm tin. Tôi tin tưởng sâu sắc vào tiến trình hòa bình và ở tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu Israel, những người đang hứng chịu hậu quả nặng nề của khủng hoảng toàn cầu như bất cứ công dân nước nào trên thế giới. Với tư cách Bộ trưởng Tài chính Israel và đại diện của đảng Yesh Atid, tôi không nghĩ chi tiền cho các khu định cư phải di dời sau này là điều sáng suốt.
+ Ông có nghĩ các cuộc đàm phán tới sẽ có cơ hội thành công?
- Cảm giác chung là cảm giác rất ít mong đợi. Thực ra tôi mong muốn một điều như vậy. Khi phải tiến hành một tiến trình hòa đàm phức tạp đến như vậy thì đó là thái độ tốt nhất có thể có. Không thể có những bất ngờ xảy ra.
+ Ông là thành viên của nội các an ninh Israel, vậy liệu có lặp lại những lời đồn đại về khả năng Israel tấn công ngăn ngừa nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran?
- Thực tế là Israel không thể tự cho phép mình chứng kiến sự ra đời của một Iran hạt nhân. Một tổng thống vừa mới được bầu tại Iran, nhưng các nhà lãnh đạo Iran vẫn vậy. Không thế để một chế độ Hồi giáo cực đoan như Iran trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Đó không phải là vấn đề chỉ liên quan đến riêng Israel mà còn hệ lụy tới cả Pháp, Anh, Mỹ và toàn thế giới, kể cả Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác. Đó thực sự là vấn đề của toàn thế giới và vì thế, toàn thế giới phải quan tâm đến nguy cơ này. Pháp đã tỏ rõ lập trường cứng rắn đối với các biện pháp trừng phạt Iran và chúng tôi ủng hộ Pháp. Nhưng vấn đề vẫn còn nguyên trạng và chúng tôi không thế lơ là một giây một phút nào.
** *
TTXVN (New York 10/9)Dưới nhan đề “Ảo tưởng Oslo”, tạp chỉ “Al-Alam As-Siasyia” (Chính trị thế giới) vừa có bài viết đánh giá về Hiệp định Oslo ký năm 1993 giữa Israel với Palestine dưới sự bảo trợ của Mỹ. Dưới đây là nội dung bài viết:
Tháng 9/2013 là dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày ký kết Hiệp định Oslo (13/9-1993) giữa Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) và Chính phủ Israel. Chính thức mang tên Tuyên bố về các nguyên tắc dàn xếp tạm quyền tự trị của các vùng lãnh thổ Palestine, Hiệp định Oslo công bố “chấm dứt những thập niên đối đầu và xung đột”, công nhận “các quyền hợp pháp và chính trị lẫn nhau”, nhằm mục đích sống trong một bầu không khí “cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng và an ninh lẫn nhau, và thiết lập một nền hòa bình công bằng, lâu dài và toàn diện cũng như một sự hòa giải lịch sử thông qua tiến trình chính trị đã được thỏa thuận”.
Những người tán thành hiệp định này từng hy vọng với Hiệp định Oslo, Israel sẽ dần hủy bỏ sự kiểm soát đối với vùng lãnh thổ thuộc khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza, chính quyền mới của Palestine (PA) cuối cùng thiết lập ở đó một nhà nước độc lập. Nhưng, thay vì điều đó, tiến trình thương lượng bế tắc sau này giữa PLO và Israel đã mở đường cho tình hình phức tạp hiện nay ở khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza. Nhà cầm quyền Palestine, hiện đang lãnh đạo khoảng 2,6 triệu người Palestine ở khu vực Bờ Tây sông Jordan, trở thành kiến trúc sư chủ chốt cho chiến lược chính trị Palestine, trong khi mọi chuyện ở Gaza lại không phải như vậy, và hy vọng về việc xây dựng một “Nhà nước Palestine độc lập” vẫn chỉ dừng lại ở mức hy vọng.
Hiệp định Oslo bị coi là một thất bại do trên thực tế, đã 20 năm sau ngày ký nó, Israel vẫn liên tục chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine, và vấn đề là ở chỗ đến bây giờ người ta vẫn lẫn lộn giữa mục đích được tuyên bố của văn kiện này và những mục tiêu thực sự mà Israel theo đuổi. Đối với Chính phủ Israel, mục đích của Hiệp định Oslo không phải là chấm dứt sự chiếm đóng khu vực bờ Tây sông Jordan và dải Gaza, cũng không phải là đề cập đến các vấn đề cơ bản truất quyền sở hữu của Palestine, mà là điều gì đó mang tính tượng trưng nhiều hơn. Bằng cách tạo ra nhận thức rằng các cuộc thương lượng sẽ dẫn đến một một cái gọi là “hòa bình”, Israel đã thành công trong việc mô tả những ý định của mình như là của một đối tác chứ không phải là một kẻ thù về chủ quyền của Palestine. Từ nhận thức này, Chính phủ Israel đã sử dụng hiệp định Oslo như là một thứ để che giấu việc củng cố và làm sâu sắc thêm sự kiểm soát của mình đối với đời sống của người dân Palestine, bằng cách vẫn duy trì và sử dụng các cơ chế chiến lược như từ khi bắt đầu chiếm đóng năm 1967: Xây dựng các khu định cư mới; hạn chế các quyền của người Palestine; tống giam hàng nghìn người và phong tỏa cả kinh tế lẫn đường biên giới v.v… và tất cả những thứ ấy hợp lại để tạo nên một hệ thống kiểm soát vô cùng phức tạp đối với người bị chiếm đất. Người Palestine có thể lãnh đạo việc điều hành công việc của họ trong ngày một ngày hai, nhưng quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay Israel. Cơ cấu này đạt tới đỉnh điểm tại dải Gaza, nơi hơn 1,7 triệu người bị nhốt trong một mảnh đất nhỏ mà sự ra vào của người dân và hàng hóa đều do Israel quyết định.
Hiệp định Oslo cũng có một hậu quả chính trị tai hại. Bằng cách làm cho cuộc đấu tranh của người dân Palestine trở thành tiến trình mặc cả những mảnh đất ở khu vực Bờ Tây sông Jordan, và ở dải Gaza, Hiệp định Oslo đã giải giáp, về mặt tư tưởng, phong trào chính trị Palestine vốn chủ trương tiếp tục cuộc kháng chiến chống công cuộc định cư của Israel và tìm cách thực hiện một cách thực sự những khát vọng của người dân Palestine. Khát vọng quan trọng nhất là người tị nạn Palestine có quyền hồi hương về nơi họ đã bị trục xuất vào năm 1947 và 1948. Với Hiệp định Oslo, việc nói đến những mục tiêu này là điều “ngông cuồng” và “phi thực tế” khi bình thường hóa một chủ nghĩa thực dụng lừa dối thay vì giải quyết những căn nguyên cơ bản về cuộc sống tị nạn của người Palestine. Ngoài ra, Hiệp định Oslo đã giáng một đòn chí tử vào tình đoàn kết và mối thiện cảm mạnh mẽ khi đó dành cho cuộc đấu tranh của người Palestine, được xây dựng trong những năm Intifada (Cuộc nổi dậy) đầu tiên, thay thế phương hướng tiến tới một sự ủng hộ tập thể của nhân dân bằng lòng tin vào các cuộc thương lượng do các chính phủ phương Tây dẫn đường.
Đồng thời với việc làm suy yếu phong trào dân tộc Palestine, Hiệp định Oslo đã giúp tăng cường vị trí khu vực của Israel. Nhận thức ảo tưởng cho rằng Hiệp định Oslo sẽ dẫn đến nền hòa bình đã cho phép các chính phủ Arab, nhất là Jordan và Ai Cập, thiết lập quan hệ kinh tế và chính trị đầy đủ với Israel dưới sự bảo trợ của Mỹ và châu Âu. Vì vậy, Israel có thể tự thoát khỏi sự tẩy chay của các nước Arab, đã khiến họ bị thiệt hại 40 tỷ USD từ năm 1948 đến 1994. Điều có ý nghĩa hơn là giới tư bản nước ngoài đã có thế đầu tư thoải mái vào nền kinh tế của Israel mà không sợ làm như vậy sẽ khiến các đối tác thương mại Arab tẩy chay. Để làm được việc này, Hiệp định Oslo chính là công cụ lý tưởng để tăng cường sự kiểm soát của Israel đối với người Palestine và đồng thời củng cố vị trí của Israel tại khu vực Trung Đông mở rộng. Không có mâu thuẫn giữa sự ủng hộ “tiến trình hòa bình” và sự tăng cường công cuộc định cư. cần phải nhắc lại rằng cùng với những sự ủng hộ của quốc tế tán thành Hiệp định Oslo – giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin, Ngoại trưởng Israel Shimon Peres và Chủ tịch PLO Yasser Arafat hồi năm 1994 – ngay từ lúc bấy giờ đã có những dự báo bi quan về những gì chúng ta hiện nay đang chứng kiến. Người ta lưu ý trong số đó có tiếng nói của Edward Said, người đã phản đối Hiệp định Oslo khi bình luận rằng việc ký kết hiệp định này chứng tỏ “thái độ đê hèn” của Yasser Arafat do việc đã tước đi phần lớn các quyền của nhân dân Palestine, và “âm mưu đen tối” của Mỹ trong việc chống lưng cho đồng minh Israel. Miêu tả Hiệp định Oslo như là “một công cụ đầu hàng của người Palestine, một Versailles Palestine”, Said đã lưu ý rằng PLO trở thành “người của Israel”, giúp Israel thống trị về kinh tế và chính trị tại các vùng lãnh thổ Palestine và củng cố một “tình trạng phụ thuộc thường xuyên” (của Palestine vào Israel).
Có một câu hỏi hiện vẫn chưa có câu trả lời trong các bài phân tích về Hiệp định Oslo và chiến lược hai nhà nước là tại sao ban lãnh đạo Palestine đóng ở khu vực Bờ Tây sông Jordan lại tự nguyện đồng lõa đến như vậy với văn kiện mang đầy tính thảm họa này. Thường người ta hay nói đến nạn tham nhũng hoặc những khó khăn của Palestine do bối cảnh quốc tế đã hạn chế những cách nhìn chính trị của họ, nhưng điều không nói đến đó là một thực tế tàn bạo: một số người Palestine có lợi ích lớn trong việc duy trì nguyên trạng. Trong suốt hai thập niên qua, sự tiến triển việc chi phối của Israel đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong bản chất của xã hội Palestine. Những sự thay đổi này tập trung ở khu vực Bờ Tây sông Jordan, tạo nên một cơ sở xã hội ủng hộ quỹ đạo chính trị của ban lãnh đạo Palestine trong sự vồn vã nhượng bộ các quyền của người Palestine đổi lấy việc hòa nhập vào các cơ cấu của Israel. Chính tiến trình biến đổi xã hội – kinh tế này đã giải thích cho việc các nhà lãnh đạo Palestine đầu hàng Hiệp định Oslo, và nhắn mạnh đến sự cần thiết đoạn tuyệt cơ bản với giải pháp hai nhà nước.
Việc xây dựng nội dung Hiệp định Oslo đã được củng cố bằng những cơ cấu chiếm đóng do Israel thiết lập trong các thập niên trước. Trong thời kỳ này, Chính phủ Israel đã tiến hành một chiến dịch có hệ thống tịch thu đất của người Palestine và xây dựng các khu định cư tại các vùng người Palestine đã bị trục xuất trong cuộc chiến tranh năm 1967. Lôgích của công cuộc định cư này được thể hiện bằng hai kế hoạch lớn mang tính chiến lược, Kế hoạch Allon năm 1967 và Kế hoạch Sharon năm 1981. Hai kế hoạch này hy vọng rằng các khu định cư Israel sẽ được xây dựng giữa những trung tâm dân cư Palestine lớn và trên các vùng đất nông nghiệp phì nhiêu. Một mạng lưới đường sá dành cho người Israel nối liền các khu định cư này với nhau cũng như dành cho các thành phố của Israel bên ngoài khu vực Bờ Tây sông Jordan. Như vậy, Israel có thể chiếm đất đai và các nguồn tài nguyên, chia rẽ các vùng lãnh thổ Palestine này với các vùng Palestine khác và tránh tới mức tối đa những trách nhiệm trực tiếp đối với người dân Palestine. Việc kiểm soát không công bằng giữa người Israel và người Palestine về đất đai, các nguồn tài nguyên có nghĩa là các đường biên giới của Nhà nước Palestine đang hình thành hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch của Israel. Kết hợp với những hạn chế về quân sự được áp đặt đối với việc đi lại của người dân Palestine và quyền tiếp cận nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác, những làn sóng ồ ạt tịch thu đất và xây dựng các khu định cư, trong 20 năm đầu chiếm đóng từ năm 1967, đã làm biến đổi quyền sở hữu ruộng đất và cách thức phát triển xã hội Palestine. Từ năm 1967 đến 1974, diện tích đất đai trồng trọt của Palestine ở khu vực Bờ Tây sông Jordan đã giảm khoảng một phần ba. Với việc dân định cư trưng dụng đất đai ở thung lũng Jordan, 87% đất đai được tưới nước ở khu vực Bờ Tây sông Jordan bị tước trắng trợn khỏi tay của người Palestine. Lệnh quân sự cấm khoan các giếng mới nhàm phục vụ nông nghiệp và siết chặt việc sử dụng toàn bộ nguồn nước đối với người Palestine, trong khi dân định cư Israel lại được khuyến khích sử dụng nước theo nhu cầu.
Với việc phá hủy một cách có ý thức lĩnh vực nông nghiệp, người Palestine nghèo khổ nhất – đặc biệt là thanh niên – đã phải rời khỏi các vùng nông thôn và tới Israel làm việc trong ngành xây dựng và nông nghiệp. Năm 1970, lĩnh vực nông nghiệp bao gồm hơn 40% nhân công Palestine làm việc ở khu vực Bờ Tây sông Jordan. Năm 1987, con số này chỉ còn là 26%. Từ năm 1970 đến 1991, phần nông nghiệp của Palestine trong tổng sản phẩm quốc nội giảm từ 35% xuống còn 16%. Trong khuôn khổ do Hiệp định Oslo đưa ra, Israel đã không mấy khó khăn đưa khu vực Bờ Tây sông Jordan vào một hệ thống kiểm soát toàn bộ của họ. Đất đai của người Palestine đã dần biến thành một sự chắp vá từ những mảnh đất đơn lẻ, với bà nhóm chính ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam của khu vực Bờ Tây sông Jordan, những nhóm này chia cách nhau bởi các khu định cư. Nhà cầm quyền Palestine chỉ được hưởng một quyền tự trị hạn chế tại các vùng có phần lớn người dân của họ sinh sống (gọi là các vùng A và B), nhưng sự đi lại giữa các vùng này có thể bị quân đội Israel ra lệnh cấm bất cứ lúc nào. Mọi sự di chuyển tới hoặc đi từ các vùng A và B, cũng như việc xác định các quyền cư trú tại các vùng này đều bị đặt dưới quyền của Israel. Đương nhiên, Israel cũng kiểm soát phần lớn nguồn nước, tất cả các nguồn tài nguyên dưới lòng đất và mọi không gian ở khu vực Bờ Tây sông Jordan. Người Palestine phải tuân theo quyết định của Israel về việc cung cấp nước và năng lượng. Sự kiểm soát toàn bộ của Israel đối với tất cả các đường biên giới bên ngoài, được quy tắc hóa trong Nghị định thư Paris năm 1994 về quan hệ kinh tế giữa nhà cầm quyền Palestine và Israel, theo đó Palestine không thể phát triển quan hệ thương mại nghiêm chỉnh và bình thường với bất kỳ một nước thứ ba nào. Nghị định thư Paris đã cho Israel quyền cho phép nhà cầm quyền Palestine nhập khẩu và xuất khẩu. Như vậy, khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza trở nên phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu, chiếm từ 70% đến 80% ngân sách quốc gia. Năm 2005, văn phòng thống kê trung ương Palestine cho rằng 74% hàng nhập khẩu tới khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza là từ Israel, trong khi 88% hàng xuất khẩu “của Palestine” là có xuất xứ từ các vùng thuộc Israel. Vì không có cơ sở kinh tế thực sự, nên nhà cầm quyền Palestine phụ thuộc hoàn toàn vào luồng vốn từ bên ngoài bằng các khoản viện trợ hoặc tín dụng ưu đãi, vần nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Từ năm 1995 đến 2000, có tới 60% tổng doanh thu của nhà cầm quyền Palestine là từ thuế gián tiếp mà Chính phủ Israel thu được đối với các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và nhập vào các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, và số tiền thuế mà Israel thu được này lại chuyển cho nhà cầm quyền Palestine hàng tháng theo một quy trình đã được ghi trong Nghị định thư Paris. Nguồn thu nhập chính khác của nhà cầm quyền Palestine là từ viện trợ của Mỹ, châu Âu và các chính phủ Arab, biến khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza nằm trong số những khu vực trên thế giới phụ thuộc vào viện trợ nhiều nhất.
Những thay đổi trong cơ cấu nhân công
Hiệp định Oslo đã dẫn đến hai thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội kinh tế của Palestine. Thay đổi thứ nhất là bản chất của nhân công Palestine, ngày càng trở thành một cái vòi nước mà người ta mở hay đóng tùy theo tình hình kinh tế và chính trị hoặc theo nhu cầu của Israel. Từ năm 1993, Israel đã bắt đầu thay thế nhân công Palestine tới làm việc hàng ngày từ khu vực Bờ Tây sông Jordan bằng người lao động nước ngoài gốc châu Á hoặc Đông Âu. Sự thay thế này có thể thực hiện được từng phần bởi sự suy giảm tầm quan trọng của các lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp, vì nền kinh tế Israel đã phát triển trong những năm 1990 các ngành công nghiệp công nghệ cao và những sự chuyển giao vốn tài chính. Từ năm 1992 đến 1996, người Palestine làm việc tại Israel giảm từ 116.000 người (33% nhân công Palestine) xuống còn 28.100 (tức là 6% nhân công Palestine lúc bấy giờ). Thu nhập từ việc làm ở Israel đương nhiên là đã giảm theo, từ 25% tổng sản phẩm quốc dân của Palestine, vào năm 1992 xuống còn 6% vào năm 1996. Từ năm 1997 đến 1999, số người lao động Palestine lại tăng lên mức gần như của những năm trước 1993 do nên kinh tế Israel hồi phục, nhưng tỷ lệ người Palestine làm việc ở Israel chỉ chiếm một nửa so với 10 năm trước.
Đồng thời với sự phụ thuộc ngày càng tăng của các gia đình Palestine, vấn đề thay đổi lớn thứ hai là về bản chất của tầng lớp tư bản Palestine. Do năng suất lao động thấp và nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu và vào luồng vốn nước ngoài, sức mạnh kinh tế của tầng lớp tư bản Palestine ở khu vực Bờ Tây sông Jordan không phải có từ ngành công nghiệp địa phương, mà là từ vốn nước ngoài. Trong suốt những năm thực hiện Hiệp định Oslo, tầng lớp này đã tập hợp nhau lại thông qua sự hợp nhất của ba nhóm xã hội cho đến khi đó vẫn tách rời nhau. Đó là: các nhà tư bản “hồi hương”, phần lớn từ tầng lớp tư sản Palestine đã trỗi dậy tại các nước vùng Vịnh và có mối liên hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền Palestine mới, cả những gia đình và các cá nhân về mặt lịch sử vẫn chi phối xã hội Palestine, nói chung đều là những ông chủ lớn từ thời kỳ trước năm 1967, nhất là tại các vùng phía Bắc của khu vực Bờ Tây sông Jordan, và cuối cùng là những người tích lũy được của cải kể từ sau năm 1967.
Hai đặc tính quan trọng trong cơ cấu của các tầng lớp Palestine – một là nhân công phụ thuộc vào công ăn việc làm do nhà cầm quyền Palestine cung cấp, và một nữa là tầng lớp tư bản luôn bị lúng túng trong các quy tắc của Israel – vẫn tiếp tục là đặc tính của xã hội Palestine ở khu vực Bờ Tây sông Jordan từ năm 2000 đến 2010. Năm 2007, sự chia rẽ giữa khu vực Bờ Tây sông Jordan và dải Gaza và giữa Phong trào Fatah và Hamas đã làm gia tăng cơ cấu này, với một khu vực Bờ Tây sông Jordan luôn phải tuân theo những sự hạn chế phức tạp của Phong trào Fatah và sự kiểm soát về kinh tế của Israel. Trong khi đó, dải Gaza đã phát triển theo một quỹ đạo khác với Phong trào Hamas phụ thuộc vào những lợi nhuận từ việc buôn bán qua đường hầm nằm trên biên giới với Ai Cập và tiền viện trợ của Qatar, Saudi Arabia và một vài quốc gia Arab giàu có khác. Tuy nhiên, trong những năm qua, người ta đã thấy một sự biển đổi quan trọng trong quỹ đạo kinh tế của nhà cầm quyền Palestine chồng chéo trong một chương trình tự do mới, mang tính thắt lưng buộc bụng được áp dụng cho dịch vụ công và một mô hình kinh tế hướng tới xuất khẩu. Nhưng chiến lược kinh tế này chỉ làm cho những lợi ích của vốn Palestine phụ thuộc chặt chẽ hơn vào Israel, nó khiến cho mức nghèo khổ ngày càng nghiêm trọng và các nguồn tài nguyên ngày càng tập trung vào tay Israel, Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức “ổn định”, khoảng 20%, là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Cùng với nó là nạn nghèo đói gia tăng: khoảng 20% dân chúng ở khu vực Bờ Tây sông Jordan sống với chưa đầy 1,67 USD mỗi ngày.
Và đấy là những gì dễ nhìn thấy nhất mà Hiệp định Oslo đã mang lại cho người Palestine cũng như tương lai của nền hòa bình và an ninh giữa họ với người Do Thái./.
2038. Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo
con xưng bố của ba
ấy là nhà vô phúc
“Đảng… vĩ đại… tài tình… sáng suốt… lãnh đạo Nhân dân… giáo dục Nhân dân…”Nói mãi, nghe mãi thành quen, nên bao người coi đó là chân lý. Hễ nghe nói khác, lại cho là nghịch nhĩ.
Điệp khúc ngân vang hơn nửa thế kỷ, khiến giới cầm quyền càng thêm tin rằng quyền lãnh đạo của họ là một thứ đương nhiên – như thể được Tạo hóa ban cho; là một vị thế độc tôn – có thể thừa kế nội bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kiểu “cha truyền con nối” như thời vua chúa phong kiến. Dưới con mắt cường quyền, Nhân dân hiện ra như bầy cừu chỉ có khả năng biểu cảm bằng tiếng “be be”, suốt đời cần được bề trên “chăn dắt”; hay như đám học trò thiểu năng, “giáo dục” suốt mấy chục năm mà vẫn không khá lên được, thành thử mãi vẫn chưa đủ tầm dân trí, để xứng đáng hưởng những quyền tự do dân chủ, mà thế giới vẫn coi là quyền tối thiểu…
Điệp khúc ru ngủ đó cũng gia tăng tư duy nô lệ trong Nhân dân, khiến hàng triệu người an phận, cam chịu mọi điều phi lý. Nhiều người còn bị lòa đến mức không nhận diện nổi ân nhân đích thực: Rõ ràng là bản thân đang nhận quà từ thiện của đồng bào, mà chỉ biết đáp lại bằng câu “ơn đảng ơn chính phủ”.
Một trạng thái xã hội tê liệt, bị đè nén bởi sự lộng hành trong ngộ nhận từ phía thống trị, và bị thôi miên trong cơn u mê ở bên bị trị. Hậu quả tai hại đến mức ta nên dành thời gian để trao đổi cho rõ ngọn ngành.
Trước khi đi vào chi tiết, cần giải thích một chút để người đọc khỏi cho rằng người viết tùy tiện về chính tả. Trong chế độ độc đảng, nhiều khi chỉ cần nhắc một chữ “đảng” cũng đủ để hiểu là Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên có thể tạm chấp nhận cách viết tắt như vậy. Bấy lâu nay, thông lệ chính thống là viết hoa chữ “Đảng”. Tại sao? Theo quy tắc ngữ pháp thì phải viết hoa danh từ riêng. Nhưng từ “đảng” (đơn lẻ) không phải là danh từ riêng. Ngược lại, nó là một danh từ chung của tiếng Việt, dùng để chỉ một đảng bất kỳ trong số nhiều đảng khác nhau đã và sẽ tồn tại. Nếu chiếm dụng từ“đảng” để dành riêng cho ĐCSVN, thì có thể coi là “tham nhũng tiếng Việt” với động cơ tư lợi. Đó không chỉ là ẩu về mặt ngôn ngữ, mà còn tùy tiện về tư duy, vô tình hay hữu ý cho rằng: Ở Việt Nam thì hiển nhiên chỉ có thể tồn tại một đảng duy nhất. Nếu không tán thành với quan điểm “độc tồn” ấy thì không nhất thiết phải tòng phạm trong việc “đảng hữu hóa”từ “đảng” – cái thực sự thuộc “sở hữu toàn dân”.
Hiến định thần thánh
Trong Lời nói đầu của Hiến pháp Việt Nam 1992, tiếp theo phần sử ca “từ ngày có đảng” là đoạn sau đây:
“Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.”
Tức một trong những mục đích chính của Hiến pháp này là thể chế hoá sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhân dân và Nhà nước. Qua đó, vị trí trên – dưới trong mối quan hệ ”thần thánh” của ĐCSVN đối với Nhân dân và Nhà nước cũng được hiến định. Dẫu phía “thần dân” được gán cho nhãn hiệu “Nhân dân làm chủ”, nhưng thực tế đã quá đủ để chỉ ra rằng: Đó là một trong những thuật ngữ chính trị giả tạo và trớ trêu nhất trong lịch sử tư duy Dân tộc. Cái hư danh “làm chủ” không hóa trang nổi thân phận bị trị.
Để bảo vệ quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa kỳ quy định:
“Quốc hội không được ban hành luật nhằm thiết lập quốc đạo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hay hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tự do báo chí, hoặc quyền của Nhân dân về hội họp ôn hòa và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” (Tu chính án I)
Còn Hiến pháp Việt Nam thì ngược lại: Thiết lập “quốc đạo” thông qua hiến định “quốc kinh”:
“Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, … thực hiện đường lối…” (Đoạn cuối của Lời nói đầu Hiến pháp 1992)
Vậy là toàn thể Nhân dân Việt Nam buộc phải theo chủ nghĩa ấy, tư tưởng ấy và cương lĩnh ấy, dù những thứ ấy mới hình thành và luôn biến dạng theo năm tháng, chứ không nhất quán và ổn định lâu đời như kinh thánh của các dòng đạo truyền thống. Ai không muốn cũng phải chấp nhận, “không được phép nảy sinh lòng khác” – Y chang nét đặc trưng của một số tôn giáo: “Các ngươi không được thờ các thần khác!” Chỉ chênh lệch ”chút xíu” là: Người theo đạo thông thường được quyền lựa chọn, còn “đạo đảng” thì toàn thể Nhân dân Việt Nam buộc phải theo. Cái thông điệp “không được chệch hướng” mang tính “tối hậu thư” được ẩn chứa trong thuật ngữ mĩ miều nồng hương đạo đức, ấy là “đoàn kết một lòng”, tất nhiên là ”dưới ánh sáng” ấy để “thực hiện Cương lĩnh” và ”thực hiện đường lối” của ĐCSVN. Sự độc tài cũng dậy mùi từ chữ “nguyện” – vốn được dùng để mô tả ý chí của người tự do. Than ôi, kể cả ý nguyện của Nhân dân cũng do ”đảng định”. Họ không thèm hỏi ý kiến của toàn Dân, thậm chí cố tình lờ đi hay bóp méo ý nguyện của Nhân dân, rồi độc quyền áp đặt cho Nhân dân cái ý nguyện “đảng tạo”, thông qua thủ thuật hiến định… Chỉ riêng điều đó cũng đủ để khắc họa trạng thái “tự do” của cộng đồng Nhân dân mang hư danh “làm chủ”.
So với nhiều hiến pháp khác, như Hiến pháp Mỹ và Hiến pháp Đức, thì Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định thêm nhiều thứ, ví dụ như “Chế độ kinh tế” và ”Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ”. Tại sao như vậy? Đơn giản là: Hiến pháp 1992không thể hiện ý nguyện của Nhân dân Việt Nam, mà nhằm ”thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của ĐCSVN, như đã viết trong Lời nói đầu của Hiến pháp. “Chủ nghĩa xã hội” là gì? Trong số những người thường rao giảng về nó, phần thì thao thao bất tuyệt về những điều mà bản thân không hề hiểu, phần khác cũng biết là nó dở, nhưng vẫn “bán hàng giả” nhằm “vinh thân phì gia”. Ấy vậy mà nhà cầm quyền lại áp đặt trong Hiến pháp 1992 rằng:
“Điều 31 Nhà nước … giáo dục ý thức công dân … yêu chế độ xã hội chủ nghĩa…”
Đỉnh cao huyền bí của Hiến pháp 1992 là:
“Điều 4 Đảng cộng sản Việt Nam, … theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượnglãnh đạo Nhà nước và xã hội…”
Huyền bí bởi hiến định cho ĐCSVN một vị thế “thần thánh”. “Thần thánh” không chỉ ở xuất xứ khó hiểu, mà còn ở chỗquyền lực tối thượng được áp đặt đương nhiên và vĩnh viễn lên cả Dân tộc Việt Nam, bất luận “thần thánh” có tử tế và tài năng hay không.
Với Điều 4, Nhân dân bị mất quyền tự do tư tưởng, quyền tự lựa chọn con đường mình đi. Cũng không còn quyền cử ra những người thay mặt mình điều hành, quản lý đất nước và xã hội, tức là mất cả quyền tự do bầu cử, ứng cử một cách thực chất.
Tuy Điều 4 Hiến pháp 1992 không quy định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo duy nhất, càng không quy định ĐCSVN là đảng duy nhất được phép tồn tại, nhưng trên thực tế, nó bị lạm dụng để cấm đoán các đảng phái khác hình thành và hoạt động, nghĩa là tước đi cả quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 69 Hiến pháp 1992.
Việc hiến định quyền “lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” của ĐCSVN đã xảy ra trong Hiến pháp 1980, theo khuôn mẫu của Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô 1977. Tuy nhiên, về bản chất thì có lẽ vai trò của việc hiến định ấy trong Hiến pháp 1980 khác hẳn so với trong Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Vào năm 1980, sau khi dành thắng lợi trong bốn cuộc chiến tranh ác liệt, lãnh đạo ĐCSVN rất tự tin, cảm thấy quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” của mình là đương nhiên, không phải bàn cãi. Việc ghi quyền lãnh đạo ấy vào Hiến pháp có lẽ nhằm ca ngợi đảng. Tính hùng ca tràn đầy trong Hiến pháp 1980, đến mức “hiến định” cả độ tuổi “bốn nghìn năm lịch sử”của Dân tộc Việt Nam, rồi dùng hơn nghìn chữ để ngợi ca sự nghiệp của ĐCSVN, đặc biệt là các thành tựu trong bốn cuộc chiến tranh, và kể tội kẻ thù. Thậm chí, còn “hiến định” cả “kẻ thù truyền kiếp”. Hơn nữa, còn trích cả một đoạn dài 205 chữ từ “Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của ĐCSVN” để trình bày đường lối mà Đại hội đã đề ra. Trong không khí đó, có lẽ lãnh đạo thuở ấy của ĐCSVN không có nhu cầu bức thiết là phải hiến định quyền lãnh đạo của đảng để rồi bấu víu.
Với Hiến pháp 1992 thì ngược lại, nó ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước trải qua một thời kỳ kiệt quệ kéo dài, uy tín của ĐCSVN bị giảm sút nghiêm trọng, trong lúc Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đồng loạt sụp đổ, khiến đảng mất chỗ dựa quốc tế, kể cả về tinh thần lẫn vật chất. Trước tình hình nguy kịch ấy, Điều 4 của Hiến pháp 1992không còn là vòng nguyệt quế ngợi ca đảng và chế độ, mà được giới cầm quyền tận dụng như cái phao cứu sinh, để bám giữ vị thế lãnh đạo trước nguy cơ bị đợt sóng thần lịch sử nhấn chìm, và dùng nó làm cái gông pháp lý để chụp lên cổ những ai dám lên tiếng phủ nhận quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Một điều hiến định với mục đích như vậy có chính đáng hay không?
Nếu cho rằng đảng mình không còn đủ uy tín để được đa số Nhân dân chấp nhận trao quyền lãnh đạo, nên đành lạm dụng Hiến pháp làm vũ khí pháp lý nhằm bám giữ quyền lực, thì có tử tế và vinh quang hay không?
Ngược lại, nếu tin tưởng rằng đảng mình vẫn được đa số Nhân dân tín nhiệm trao quyền lãnh đạo, thì việc gì phải cố ghi bằng được vào Hiến pháp những điều phi lý không cần thiết cho thêm tai tiếng?
Hiện thân thần thánh
ĐCSVN là gì mà được hiến định một quyền lực siêu phàm như vậy? Tố Hữu, nhà thơ đầu đàn của ĐCSVN và từng tham gia bộ sậu lãnh đạo tối cao của chế độ, đã mô tả rằng:
Hình ảnh đó nó lên điều gì? Có người nhìn nhận đảng như một cơ thể thống nhất, bình luận rằng “trăm tay nghìn mắt” thì là quái vật. Người khác quan niệm đảng là một tập thể của nhiều cá thể, thì lý giải rằng trong đảng cứ 50 người làm (trăm tay) thì có 500 người nhòm ngó (nghìn mắt) để phán và phá, thành thử làm gì cũng khó. Lại có ý kiến cho rằng “da sắt xương đồng” thì là bất động vật, một thứ vô hồn. Chắc hẳn cả ba ý đó không phải là điều mà Tố Hữu muốn nói. Hai câu thơ của ông thể hiện một thủ pháp truyền thống, được áp dụng suốt mấy chục năm qua để đề cao đảng. Đó là: Làm lạ hóa, trừu tượng hóa để tuyệt đối hóa đảng, nhằm có được một hình tượng cực kỳ siêu phàm, vô cùng sáng suốt và tài giỏi toàn năng. Từ đó mà thuyết phục hay bắt buộc muôn dân ngoan ngoãn đi theo, một lòng tuân thủ sự điều khiển và sai khiến của lãnh đạo đảng.
Có điều ngộ nghĩnh là những người đứng đầu đảng rất hay ca ngợi đảng, mà hóa ra là ca ngợi chính mình. “Đảng vĩ đại”phải chọn mình làm “đầu đảng”, thì mình vĩ đại biết nhường nào? “Đảng tài tình sáng suốt”, mà chính mình là người quyết định đảng “nghĩ gì nói gì làm gì”, thì có nghĩa là mình tài tình sáng suốt, chứ còn ai? Vì chẳng mấy ai ngờ rằng họ đang tự khen bản thân, nên không ai chê là tự phụ, mà ngược lại còn khen là họ khiêm tốn. Đó là một ví dụ về hiệu quả diệu kỳ của phương pháp “lạ hóa”, không những có thể biến không thành có, mà còn có thể biết âm thành dương, biến xấu thànhtốt.
Đảng linh thiêng nhờ ẩn khuất siêu hình. Song trên thực tế đảng chỉ có thể hiện thân vào những cá thể bằng xương, bằng thịt. Dù lãnh đạo cấp nào thì cũng thấm đẫm trong mình những cái sang hèn, tốt xấu của trần gian.
Nhiều vị khi đi học thì lạch bạch dưới trung bình, lớp nào cũng phải nương tựa bạn bè. Lý lịch thuộc diện ưu tiên, song vẫn không vào thẳng được đại học, mà phải vòng qua lối “cử tuyển”, “liên thông”, “tại chức” hay “từ xa”. Đã hạ chất lượng đến tột cùng, mà nhiều “đại nhân” vẫn phải cậy người học hộ, thi hộ. Ấy vậy mà nhờ “sự phân công của đảng” cũng leo lên được ghế lãnh đạo, rồi cho mình cái quyền sai khiến muôn dân, lên mặt dạy bảo cả những bậc thầy. Cứ như thể đảng là một thứ hồn, thiêng đến mức chỉ cần nhập vào hạng yếu bóng vía cũng khiến kẻ ngây ngô có thể phát ngôn ra những chân lý cao siêu của thế giới xa lạ.
Đảng lãnh đạo thông qua chủ trương, đường lối, chính sách và mệnh lệnh. Tất cả những thứ đó đều là sản phẩm của những con người cụ thể. Không phải của toàn thể mấy triệu đảng viên, cũng không phải của mấy vạn đảng viên cốt cán, mà của rất rất ít “siêu đảng viên”. Đó là mười mấy vị trong Bộ Chính trị, mà thường thì tập thể ấy cũng bị chi phối bởi chỉ mấy người. Hãn hữu, quyền lực bao trùm thiên hạ được mở rộng ra vòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng với khoảng hai trăm ủy viên. Về lý thuyết thì Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội đại biểu đảng toàn quốc có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định chủ trương và đường lối của ĐCSVN. Nhưng Ban Chấp hành Trung ương thì do Đại hội đảng bầu ra, mà thành phần cốt cán tham gia Đại hội đảng lại do Bộ Chính trị của khóa trước lựa chọn. Và nói chung, cả hai thành phần ấy thường tỏ ra rất biết thân biết phận, nên chẳng mấy khi dám làm trái ý lãnh đạo tối cao.
Vậy là số phận của gần trăm triệu người hiện sống trên đất Việt, thậm chí cả số phận của những thế hệ mai sau, được đặt vào tay một số “siêu nhân”. Câu hỏi tự nhiên là: Những “siêu nhân” đó có xứng đáng được trao trọng trách to lớn như vậy hay không? Bạn hãy rút thăm chọn ngẫu nhiên vài vị trên “thiên đình”, rồi thử trả lời câu hỏi này xem sao!
Thực tình tôi không muốn và cũng chẳng thích nêu đích danh ai, nhưng để trả lời câu hỏi “có xứng đáng được trao trọng trách to lớn như vậy hay không” thì không thể ca ngợi hay quy kết chung chung, mà phải căn cứ vào con người cụ thể. Phòng trường hợp nhóm đương nhiệm chưa kịp thể hiện hết mình, thì chọn nhóm tiền nhiệm vậy.
Xin thứ lỗi là không thể tránh chọn ông, bởi suốt ba mươi năm qua không ai án ngữ chính trường lâu bằng ông. Chín năm làm Chủ tịch Quốc hội. Mười năm làm Tổng bí thư ĐCSVN. Trong thời gian ấy, ngoài những công việc sự vụ như ngồi bấm giờ điều hành các cuộc họp, hay đi thăm viếng đó đây, thì ông làm được những gì? Việc gì có thể tính là công? Việc gì phải coi là tội? Bao nhiêu quyết định sai lầm trầm trọng, bao nhiêu vụ tham nhũng tày trời đã xảy ra khi ông nắm giữ quyền lực tối cao? Nhân dân sẽ phải gánh chịu hậu quả thêm bao nhiêu thập kỷ nữa kể từ khi ông “hạ cánh”?
Ông đã từng học trường Trung cấp Nông lâm Trung ương Hà Nội (1958 – 1961). Sau 4 năm làm việc trong ngành lâm nghiệp, ông lại được đưa đi học đại học lâm nghiệp tại Liên Xô (1966 – 1971). Trong khoảng 8 năm trời được đào tạo về nghề rừng, ông đã học được những gì và rồi áp dụng thế nào, mà thời kỳ ông làm Chủ tịch Quốc hội (là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam”) và Tổng bí thư ĐCSVN (là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”) cũng là thời kỳ mà rừng Tổ quốc bị tàn phá nặng nề nhất? Không phải do lục lâm tiến hành vụng trộm, mà công khai, đàng hoàng, được đầu têu hay dung túng bởi cán bộ và cơ quan Nhà nước, và còn được ngụy trang bởi chủ trương chính sách, ví dụ như việc đội lốt xây dựng thủy điện để phá rừng, chiếm đất. Chất lượng lãnh đạo trong lĩnh vực mà ông từng được đào tạo chính quy bài bản còn tệ như vậy, thì hiệu quả lãnh đạo “tuyệt đối và toàn diện” trong những lĩnh vực mà ông thuộc loại “nửa chữ cắn đôi” còn… nặng nề tới đâu?
Ông biết gì về công nghệ khai thác bô-xít và hậu quả của nó? Ấy vậy mà ông lại tùy tiện ký kết với “bạn vàng” của ông về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, biến một việc tệ hại thành “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Giả sử lúc đầu do nông… cạn, nên nông nổi ký nhầm, thì sau đó biết bao người đã lên tiếng can ngăn, đã phân tích rõ ràng về hậu quả tai hại toàn diện, cả về mặt kinh tế, quốc phòng và môi trường. Họ là bậc thầy của các ông, ít nhất là về kiến thức khoa học và công nghệ, tại sao vẫn dứt khoát không nghe?
Một người tử tế, nếu tự mình làm ra của cải dư dật, thì cũng không quyết ăn tiêu bằng sạch, mà còn lo dành dụm ít nhiều cho con, cho cháu. Tài nguyên của Đất nước không phải là thứ do các ông hay thế hệ này tự tay làm ra, mà do Tạo hóa ban cho muôn đời Dân Việt, nên các ông không có quyền hành xử theo lối “nuốt không hết thì phá”, mà càng phải có trách nhiệm để phần cho bao thế hệ mai sau. Giả sử việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên có lãi ngay lập tức và hoàn toàn vô hại, thì các ông cũng chẳng nên vơ vét hết, nếu còn biết tôn trọng đạo đức tối thiểu, là không được phép ăn tranh cả phần tài nguyên của đời đời kế tiếp. Đằng này, đã được các chuyên gia báo trước là lỗ, và thực tế đã chứng tỏ là lỗ, lại còn gây ra bao tác hại ghê gớm cho môi trường, chưa kể đến hiểm họa quốc phòng… Vậy mà các ông vấn cứ bịt tai nhắm mắt tiếp tục làm bừa. Thế là vì cớ gì? Vì lợi lộc tư túi mà tối mắt, hay vì mải theo “bạn vàng” mà lạc lối?
Bỏ cả đống tiền của để dựng hồ chứa bùn đỏ trên nóc nhà Đông Dương còn chưa đủ tốn kém và nguy hiểm hay sao, màcòn quyết vay mấy chục tỷ USD để rước hiểm họa hạt nhân về đặt giữa lòng Ninh Thuận? Đừng nghĩ rằng “đóng két cuốn gói” rồi là thoát. Nếu sau này xảy ra thảm họa hạt nhân ở Ninh Thuận, hay ở Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi… thì Nhân dân sẽ truy tìm thủ phạm cả trên dương thế lẫn dưới tầng địa ngục, trong đội ngũ đã tham gia tư vấn, thiết kế, xây dựng, hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân, và đặc biệt là trong hội đã đẻ ra loại “chủ trương luôn luôn đúng nhưng thực hiện chỉ có sai”. Là người lãnh đạo tối cao của bộ máy cầm quyền khi thông qua quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chắc chắn Nhân dân sẽ không quên trách nhiệm hàng đầu của cá nhân ông.
Cái gia đình cỏn con của bản thân, ông có điều khiển tử tế không? Sao ông không dồn sức lo liệu việc nhà cho gần hơn với năng lực, mà lại ôm đồm lãnh đạo cả Quốc gia?
Năm này qua năm khác, ông giáo dục toàn Dân, toàn đảng phải “học tập và làm theo…”, theo những thứ mà chính bản thân ông không theo, hoặc có muốn theo cũng không theo nổi. Cuối cùng, bao năm bận bịu “giáo dục Nhân dân” của ông chỉ để lại ấn tượng sâu sắc về… bản lĩnh nói dối. Giờ đây đã nghỉ hưu, ngày rộng tháng dài, ông hãy tĩnh tâm suy nghĩ thật kỹ, rồi trả lời ngắn gọn cho toàn thể Nhân dân được rõ: Chúng tôi có thể học được cái gì từ những người như ông?
Với tài đức như thế, tại sao Nhân dân Việt Nam lại phải chấp nhận để ông lãnh đạo và giáo dục suốt bằng ấy năm trời?Tính theo tuổi thọ trung bình là 73, thì tất cả chúng tôi, những công dân Việt Nam sinh trước năm 1992 và hiện chưa khuất núi, phải mất khoảng một phần tư đời mình để sống dưới thời “tứ trụ triều đình” của ông. Mà đấy là mới kể thời trị vì của ông. Không hiểu kiếp trước chúng tôi phạm phải tội gì, mà kiếp này bị Trời đày lâu như vậy?
Viết như thế không phải để phủ định cá nhân ông. Dẫu sao đi nữa, khi bộ máy quyền lực khổng lồ đã đưa ông lên vị trí lãnh đạo tối cao, thì chứng tỏ là ông cũng có phần nhỉnh hơn số đó. Có điều, còn hàng vạn đảng viên hơn hẳn ông cả tài lẫn đức, nếu so sánh trong phạm vi toàn Dân thì số tài đức hơn hẳn ông còn nhiều gấp bội. Vậy thì tại sao lại chọn ông lãnh đạo đảng cầm quyền, để cầm đầu cả Quốc gia? Ừ thì tổ chức cũng có lúc nhầm lẫn, nhưng vì sao lại nhầm lẫn bốn nhiệm kỳ liên tiếp, suốt gần hai mươi năm trời? Phải chăng là vì cái bộ máy và cơ chế tổ chức ấy không muốn hoặc không thể chọn những người có tài năng vượt trội?
Nếu là đảng viên có trách nhiệm với đảng thì cần đặt ra câu hỏi: Có thể phó mặc số phận của đảng cho bộ máy và cơ chế tổ chức ấy hay không?
Nếu là công dân có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng thì phải tự hỏi: Có thể tin tưởng mà để mặc bộ máy và cơ chế tổ chức ấy chọn ra những người nắm giữ vận mệnh của cả Dân tộc hay không?
Viết như thế không nhằm phủ nhận đảng cầm quyền, mà để đối diện với câu hỏi không thể lẩn tránh là: Có thể chấp nhận việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên và vĩnh viễn cho một đảng với thực trạng chất lượng tổ chức như vậy hay không?
Từ chỗ là một đảng mạnh vì biết dựa vào Nhân dân và dám đương đầu với thử thách, nay ỷ thế độc quyền lãnh đạo mà đứng trên Nhân dân, để tham nhũng hoành hành tàn phá Đất nước và làm hại Nhân dân, rồi lạm dụng bạo lực để trấn áp phản biện và bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Vậy thì tránh sao nổi tha hóa? Ỷ vào sức mạnh súng đạn, thay cho sức mạnh trí tuệ, thì làm sao chọn được lãnh đạo tài năng?
Thuật ngữ “lãnh đạo tập thể” hay được dùng để ngụy trang năng lực và lấp liếm trách nhiệm cá nhân. Song vài trăm học sinh lớp một hợp lực lại cũng không đủ trình độ trúng tuyển vào đại học; vài trăm cái xe đạp buộc gộp lại cũng không thể cất cánh giống máy bay… Cái gọi là “lãnh đạo tập thể” có thể gom góp chút sức mọn, nhưng không thể biến hóa ra mãnh lực từ cõi hư vô, họa chăng chỉ khuyếch trương tà khí. Trong hoàn cảnh số “ác” lấn át số “thiện”, thì “tập thể” ấy sẽ triệt tiêu cái “thiện”. Bi kịch tương tự như bị kẹt giữa đám đông không biết bơi chới với trong sóng nước, thì người bơi giỏi đến mấy cũng dễ bị kéo chìm.
Lịch sử đã chứng kiến bao tiền triều phong kiến, có thể khởi đầu bởi một đấng minh quân, nhưng tự mãn rồi tự tôn, lao vào sa đọa, dần dần tha hóa thành hôn quân. Ỷ thế độc quyền quân chủ, đám trọng thần lộng hành không lo tiến cử người tài đức, mà lại dèm pha, thậm chí hãm hại hoàng tử thông minh, và đưa hoàng tử u mê kém cỏi lên ngôi thái tử, để sau này dễ bề “xỏ mũi”. Ưa loài siểm nịnh mà ruồng bỏ tài năng, thì triều đình chỉ còn nước lụi tàn.
Nếu nhà đương quyền không rút ra được bài học tương ứng từ lịch sử, khăng khăng tự tôn trong chế độ độc đảng toàn trị, thì sẽ không thoát khỏi vết xe lầy của các tiền triều, rồi sớm muộn cũng biến khỏi vũ đài lịch sử.
Để giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ đang tiềm ẩn trong Nhân dân và trong ĐCSVN, nhằm khắc phục hiện trạng bi đát gần như vô vọng, thì giới cầm quyền phải vượt qua bản tính ích kỷ và bản năng cậy thế cường quyền, mà chấp nhận cạnh tranh dân chủ. Chỉ những chế độ dân chủ và những đảng chấp nhận dân chủ thì mới có khả năng tự điều chỉnh để bền vững với thời gian. Khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác và thuyết phục Nhân dân bỏ phiếu bầu mình, thì không đảng nào dám đưa những người kém năng lực lên làm lãnh đạo, và chẳng đảng nào dám trịch thượng với Nhân dân.
Cho đến lúc giới cầm quyền tỉnh cơn mộng quyền uy, ta chỉ có thể đặt ra và tự trả lời câu hỏi: Một đảng với hiện thân cầm đầu như thế mà xưng là “lãnh đạo Nhân dân” và “giáo dục Nhân dân” thì có hợp lý hay không?
Nhân dân trong phận học trò
Thuở xa xưa, khi đại đa số người dân còn nghèo và ít học, thì nhiều nhân vật trong giới cầm quyền có vẻ xuất chúng, lại có thêm lợi thế từ độc quyền thông tin. Nếu người cầm quyền không hơn người dân về tài, hay đức, hay về tuổi đời, thì thường cũng hơn về thâm niên hoạt động hay thành tích đóng góp cho chế độ. Vì vậy dân tình dễ chấp nhận việc “mấy ổng dẫn dắt”.
Ngày nay, dù xướng tên bất cứ ai trong bộ máy cầm quyền, thì cũng có thể tìm được trong Nhân dân vô số những người hơn hẳn vị ấy cả tài lẫn đức, cả tuổi đời lẫn thâm niên hoạt động, cũng như thành tích cống hiến. Trong hoàn cảnh đó, dựa vào cơ sở nào để lập luận rằng mấy vị đang cầm đầu ĐCSVN hiển nhiên có quyền “lãnh đạo Nhân dân”, và ”giáo dục Nhân dân” về những thứ mà Nhân dân được yêu hay phải ghét, về những điều mà Nhân dân phải làm, được làm và không được làm?
Giữa thời đại internet, nhiều nông dân cũng lướt mạng tìm kiếm tri thức. Nhiều thanh niên mới lớn cũng có khả năng tự mở rộng tầm hiểu biết vượt xa khỏi biên giới quốc gia. Biết bao người dân hàng ngày tiếp nhận những thông tin đa dạng, không chỉ về những gì đang diễn ra, mà còn tra cứu cả tài liệu lịch sử, để đánh giá những chuyện đúng sai của hàng chục năm về trước. Trong khi đó, nhiều vị lãnh đạo đầu bạc không chỉ lạc hậu về công nghệ, mà còn chậm tiến cả về tư duy. Họ cứ ca mãi những bài mà thiên hạ đã biết rõ là sai, khiến người nghe phải xấu hổ thay.
Từ khi giáo dục bị thị trường hóa, những người có chức có quyền có thể trưng ra vô vàn bằng cấp, nhiều hơn hẳn so với các thế hệ quan chức trước kia. Nhưng tầm kiến thức và khả năng tư duy thì ngược lại. Thậm chí, cơ chế tuyển chọn lãnh đạo bấy lâu nay đã tạo ra trạng thái hết sức trái khoáy: Càng lên cao thì mật độ chất xám càng giảm, như thể là mô phỏng tự nhiên: Càng lên cao thì không khí càng loãng. Theo cách nói của nhà báo Huy Đức thì “nhận thức chính trị của một nguyên thủ trong thời đại ngày nay lại chỉ như tuyên huấn huyện ủy hồi thập niên 1980s.” Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập thì thành thật thủ thỉ: “… nói thật nhé, cụ còn kém hơn nhiều so với mấy cụ hưu trí ở phường, xã.” Phải chăng, cũng chính vì hạn chế tư duy mà giới cầm quyền không nhận thức nổi là thời cuộc đã thay đổi, do đó vẫn đòi đặt đảng – mà thực chất là chính bản thân họ – lên trên Nhân dân, và vẫn muốn nhân danh đảng để “giáo dục Nhân dân”?
Họ định “giáo dục” ai? “Giáo dục” Cụ Võ Nguyên Giáp rằng “đề nghị… cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên” là sai, là trái với “chủ trương lớn của đảng và Nhà nước” ư? “Giáo dục” Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh rằng “đồng ý với bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992″ (thường được gọi tắt là “Kiến nghị 72″) là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” ư? Không hiểu “các thầy” có gì hơn so với “loại học trò” như các Cụ để mà “giáo dục”? Hay để đảm bảo chất lượng “giáo dục đại chúng”, thì những “loại học trò cứng đầu” như các Cụ đã bị khai trừ khỏi Nhân dân? Trong Nhân dân có vô số những người tài giỏi hơn hẳn giới cầm quyền và đội ngũ tuyên huấn, khai trừ làm sao xuể.
“Hàng tổng” đã đành, đằng này “hàng mõ” cũng ngộ nhận, cũng lên giọng “lãnh đạo và giáo dục Nhân dân”. Một viên đại tá (từ đại ngàn đại tá), với học hàm Phó giáo sư (trong số bạt ngàn Phó giáo sư), cũng ngạo nghễ khen Hiệu trưởng và Hiệu phó của mấy trường đại học… học giỏi. Biết là đang “nói với đội ngũ trí tuệ nhất của đất nước chúng ta”, mà vẫn lớn tiếng: “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy.” Tầm cỡ Hiệu trưởng, Hiệu phó trường đại học, đã chịu “cưa sừng làm nghé”, gắng gượng ngồi chứng kiến bài tuyên huấn luyên thuyên, mà còn bị “xạc” công khai giữa hội trường như thế, thì tầm bà con công nông sẽ bị mắng mỏ đến mức nào? Đó là một ví dụ điển hình về sự ngạo mạn, hợm hĩnh của mấy vị cho rằng mình có quyền “giáo dục Nhân dân”.
Có vô vàn những phát ngôn về “lãnh đạo Nhân dân” và ”giáo dục Nhân dân”, đầy trong sách vở, đài báo… Ông To phồng má, bà Nhỏ cũng trợn mắt, đua nhau đòi “lãnh đạo và giáo dục Nhân dân”. Mà Nhân dân là ai?
Nhân dân là cộng đồng người gắn kết với nhau bởi nền văn hóa và lịch sử chung. Nhân dân của một nước là cộng đồng của toàn bộ dân cư nước ấy. Điều đó có thể đọc được ở nhiều nơi. Thậm chí, “tài liệu chính thống” của Liên Xô, được dịch ra tiếng Việt với sự phối hợp của phía Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn viết rằng:
“Chỉ trong trong xã hội xã hội chủ nghĩa, khái niệm ‘nhân dân’ mới bao quát toàn bộ dân cư, tất cả các nhóm xã hội của nó.” (Dòng 4 – 7, trang 402, “Từ điển triết học”, bản tiếng Việt, do Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va in năm 1986, được dịch từ bản tiếng Nga in năm 1975, với sự phối hợp sửa chữa và bổ sung của Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội).
Bất cứ đảng phái nào cũng là một “nhóm xã hội” của cộng đồng dân cư, là tập hợp của những con người từ Nhân dân mà ra. Vì vậy, mọi đảng phái đều ở trong Nhân dân. Nếu muốn sắp xếp thứ tự trên dưới, thì phải đặt Nhân dân ở trên mọi đảng phái, kể cả ĐCSVN.
Lẽ ra phải là như vậy. Thế nhưng, đã từ lâu, trong ngôn ngữ chính trường ở nước ta, hễ đi với nhau thì “ĐCSVN” đượcviết trước “Nhân dân”, và trong đời sống chính trị thì ĐCSVN luôn được đặt trên Nhân dân.
Là cá thể của Nhân dân, là bộ phận của Nhân dân, mà đòi đứng trên toàn thể Nhân dân để “lãnh đạo Nhân dân” và “giáo dục Nhân dân”, thì có phải là… có giáo dục hay không?
Con Nhân dân hay đã lạc loài?
“Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ.” Khẩu hiệu đó đã gắn liền với lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân từ thuở xa xưa, khiến người người tin rằng lực lượng ấy là của Nhân dân. Niềm tin đó được củng cố bởi Điều 45 Hiến pháp 1992, quy định rằng:
“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.”
Cho đến một ngày, đó đây trương lên khẩu hiệu mang tín hiệu phản phúc: “Còn đảng còn mình”. Tưởng rằng đó chỉ là sản phẩm lạc điệu của mấy cái đầu ít học. Ai dè, tư duy lạc loài còn được khuếch đại tiếp, khi Điều 45 Hiến pháp 1992được sửa đổi thành Điều 70 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 2 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 02/01/2013):
“Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân ..; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”
Họ không chỉ bắt “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam” và “bảo vệ Đảng”, mà còn đặt “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trên cả ”Tổ quốc và Nhân dân”. Trên thế giới có hiến pháp nào khác kỳ quặc như thế nữa không? Vì “Lực lượng vũ trang nhân dân” là một bộ phận của Nhân dân, nên bắt lực lượng ấy phải “bảo vệ Đảng” thì có nghĩa là đòi Nhân dân phải bảo vệ đảng. Điều đó trớ trêu ở chỗ: ĐCSVN tuyên bố ra đời để phục vụ và bảo vệ Nhân dân, nhưng bây giờ lật ngược: Đòi hỏi Nhân dân phải phục vụ và bảo vệ đảng.
Thực ra, việc hiến định “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN“ sẽ chẳng có lợi gì cho đảng. Bởi lòng trung thành của các chiến sĩ và sĩ quan đối với ĐCSVN chẳng phụ thuộc vào việc nghĩa vụ “trung thành“ có được hiến định hay không. Trong một thể chế mà giới cầm quyền luôn đầu têu coi thường Hiến pháp và vi phạm pháp luật, thì các điều hiến định cũng không thể tác động nhiều đến tâm tư và hành động của người cầm súng.
Ngược lại, việc hiến định “trung thành“ một cách cưỡng bức chỉ gây phản cảm. Trong lực lượng vũ trang không thiếu người trượng nghĩa. Họ sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ những người lâm nạn. Nhưng nếu ai đó, kể cả ĐCSVN, lại ra lệnh rằng “anh phải tuyệt đối trung thành với tôi, phải tận tụy bảo vệ tôi và phải hy sinh vì tôi”, thì biết đâu lòng tự trọng sẽ khiến họ quay lưng… Vậy là, việc hiến định “trung thành“ có thể sẽ làm cho vài ba tay súng “trung thành“ hơn, nhưng lại khiến nhiều người trọng nghĩa khí hành động ngược lại.
Đã có nhiều ý kiến phê phán cái sửa đổi Hiến pháp kỳ quặc đó. Thay vì thành khẩn tiếp thu, bộ máy tuyên truyền quốc doanh lại tung ra những luận điệu ngụy biện để phản công. Họ khẳng định rằng lực lượng vũ trang do đảng lập ra, nghĩa là của đảng. Và tiền của mà Nhân dân bỏ ra nuôi lực lượng ấy cũng được thuyết minh là bổng lộc của đảng. Thành thử, nhiều tướng tá cho rằng mình được đảng tuyển mộ và nuôi nấng no nê, thì đương nhiên “phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN” và “bảo vệ Đảng”. Đối với tầm tư duy của họ thì chẳng có gì là lạ khi đặt ĐCSVN lên trên Tổ quốc và Nhân dân.
Phải chăng, vì quan niệm không phải là lực lượng của Nhân dân, nên công an được huy động để đàn áp Dân? Những đứa con của Nhân dân được giao cho đảng giáo dục và rèn luyện trong lực lượng công an mang tên Nhân dân, không hiểu được đảng đào tạo thế nào, mà khi ra nghề lại chỉ chăm chăm trấn lột Dân? Mới ngày nào, công an còn được coi là lực lượng trấn áp côn đồ và kiềm chế đầu gấu để bảo vệ cuộc sống yên lành của muôn dân. Vậy mà bây giờ, công an lạigiả danh côn đồ và thuê đầu gấu xã hội đen để tấn công Dân. Thậm chí, cả quân đội, mà nhiệm vụ là bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân trước giặc ngoại xâm, cũng bị lôi cuốn vào những vụ phi pháp hại Dân, như ở Tiên Lãng. Nhân dân cũng chẳng tiếc những kẻ sẵn sàng tuân lệnh quan tham đi đàn áp Dân và phụng sự loài cướp đất. Nếu đôi bên đều muốn thì đảng cứ việc giữ đám đó mà làm của riêng. Có điều, các vị hô hào ”đảng hữu hóa” lực lượng vũ trang nên ý thức rõ những hậu quả nhãn tiền sau đây:
Một là, nếu cho rằng lực lượng vũ trang là của ĐCSVN, thì hãy trung thực gọi nó là “Lực lượng vũ trang ĐCSVN”. Hãy xóa hai chữ “Nhân dân” ra khỏi tên lực lượng vũ trang, để tên “Nhân dân” không còn bị lạm dụng, gán cho những toán quân đi đàn áp Dân.
Hai là, nếu lực lượng vũ trang là của ĐCSVN, thì hãy lấy tài sản riêng của đảng mà nuôi lực lượng ấy! Không thể bắt Dân tiếp tục đóng thuế, hay phải đứng ra trả nợ, để nuôi “con riêng của đảng”, nếu chúng chỉ chăm chăm bảo vệ đảng (nói đúng hơn là bảo vệ lãnh đạo của đảng).
Ba là, nếu lực lượng vũ trang là của ĐCSVN, để bảo vệ đảng là chính, thì công dân sẽ không có nghĩa vụ phải gia nhập lực lượng ấy, nghĩa là sẽ không còn “phải làm nghĩa vụ quân sự” như bấy lâu nay. Bởi vì: Công dân chỉ có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân, trong đó có cả bản thân và gia đình mình, chứ không có nghĩa vụ phải bảo vệ ĐCSVN, càng không có nghĩa vụ phải hy sinh xương máu vì đảng hay vì cái gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của giới cầm quyền.
Bốn là, nếu lực lượng vũ trang hiện đang tồn tại không còn là của Nhân dân, thì Nhân dân có quyền lập ra lực lượng vũ trang của mình, sẽ lấy lại tên của mình để đặt cho lực lượng ấy, sẽ đưa con em mình vào đó và dành tiền của để nuôi họ. Tất nhiên, lực lượng vũ trang đích thực của Nhân dân sẽ đương đầu với bất kỳ thế lực nào hại Nước, hại Dân.
Vậy thì các vị đòi “đảng hữu hóa” lực lượng vũ trang đã thỏa mãn chưa? Liệu các vị có ngăn cản nổi con em Nhân dân rời bỏ lực lượng vũ trang đã xa Nhân dân để trở về với lực lượng vũ trang đích thực của Nhân dân hay không? Thiếu người, thiếu của, liệu các vị có duy trì nổi đội quân khổng lồ để bảo vệ đảng hay không?
Rõ ràng, việc lạm dụng Hiến pháp để buộc lực lượng vũ trang “phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN“ không đem lại lợi ích gì, mà chỉ có hại cho đảng. Một lần nữa ta thấy: Những vị lớn tiếng nhất trong việc hô hào bảo vệ đảng có khi lại là những người phá đảng đắc lực và hiệu quả nhất.
Do bị phản đối, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phiên bản 3 (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, ngày 17/05/2013), họ đã chữa Điều 70 thành:
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân…”
Tức là đưa “Tổ quốc” lên trước “Đảng”, bổ sung thêm “Nhà nước” vào sau “Đảng”, nhưng vẫn đặt “nhân dân” ở vị trí cuối cùng, và chỉ có “nhân dân” là không được viết hoa. Rồi đây, có thể “thứ tự trung thành” sẽ còn được thay đổi trong các phiên bản dự thảo tiếp theo, nhưng những gì đã diễn ra trong Dự thảo phiên bản 2 và phiên bản 3 mãi mãi là bằng chứng về sự coi thường Nhân dân của thế lực cầm quyền.
Từ khi ra đời đến nay, dù chẳng hề có hiến định về nghĩa vụ “phải tuyệt đối trung thành với Đảng” và “bảo vệ Đảng”, thì cả hai lực lượng Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân vẫn trung thành với ĐCSVN và bảo vệ ĐCSVN. Nếu đảng thực sự gắn bó với Tổ quốc và Nhân dân, thực sự vì Nhân dân và chia sẻ số phận với Nhân dân, thì việc hiến định “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với ĐCSVN” và “bảo vệ Đảng” là hoàn toàn không cần thiết. Bởi lẽ khi đó, lực lượng vũ trang trung thành với Tổ quốc và Nhân dân thì cũng đã hàm chứa cả trung thành với đảng, và bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân thì đương nhiên cũng bảo vệ cả đảng. Cho nên, việc cố tình tách riêng đảng trong danh sách mà lực lượng vũ trang “phải tuyệt đối trung thành” chứng tỏ rằng: Thế lực cầm quyền (đang đạo diễn việc hiến định nghĩa vụ “trung thành” của lực lượng vũ trang) đã tự tách mình ra khỏi Tổ quốc và Nhân dân.
Việc đặt ĐCSVN lên trước cả Tổ quốc và Nhân dân trong thứ tự mà lực lượng vũ trang “phải tuyệt đối trung thành” (tức làđòi lực lượng vũ trang phải trung thành với đảng hơn so với Tổ quốc và Nhân dân) không chỉ phản ánh sự ngộ nhận vô lý, mà cả tâm lý lo sợ của những thế lực tự biết mình phạm lỗi lớn với Tổ quốc và Nhân dân. Thay vì tỉnh ngộ mà dừng tay, họ lại tiếp tục sa đà, rồi lạm danh đảng và lạm dụng Hiến pháp để che chắn cho tội lỗi của họ. Việc hiến định đó cũng cho thấy: Nếu gặp phản ứng, họ sẵn sàng lôi kéo và ra lệnh cho lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân quay lưng lại với Nhân dân, và đẩy con em Dân đi chống lại Dân. Hơn bao giờ hết, những người đang đứng trong hàng ngũ quân đội và công an cần phải tỉnh táo để xác định cho rõ: Mình vẫn là con em của Nhân dân, hay chỉ còn là công cụ của các thế lực đang vẫy vùng trong tham nhũng?
*
* *
Không riêng Lực lượng vũ trang Nhân
dân, mà cả ĐCSVN cũng từ Nhân dân mà ra, trước sau cũng chỉ là bộ phận
của Nhân dân. Vì vậy, không chỉ Lực lượng vũ trang Nhân dân, mà cả
ĐCSVN, và hiển nhiên cả tất thảy các vị lãnh đạo của hai tổ chức này,
cũng đều phải trung thành với Nhân dân. Tách khỏi Nhân dân là phi lý, đứng trên Nhân dân là phi luân, làm hại Nhân dân là phi nghĩa.
Nếu không chịu hiểu cái lẽ tối thiểu ấy mà cư xử cho phải đạo, thì đừng
có mà oán thán khi bị Nhân dân ruồng bỏ như đám lạc loài.Dù cái ghế mượn tạm của cuộc đời cao thấp đến đâu, thì các vị thường ưỡn ngực “lãnh đạo và giáo dục Nhân dân” cũng đừng quên thân phận. Muốn có mặt trên đời đều phải chui ra từ lòng mẹ. Muốn lớn lên cần sự cưu mang, nuôi dưỡng của người thân. Muốn có chữ phải theo thầy học đạo. Muốn thăng tiến phải dựa vào sự dìu dắt, nâng đỡ của bậc đàn anh. Ấy vậy mà khi có được quyền cao, chức trọng, thì tưởng mình là siêu nhân, cư xử như con Trời, coi Nhân dân như thần dân hạ đẳng. Nhân danh đảng, tự cho mình cái quyền chăn dắt Nhân dân. Lấn át Nhân dân, trong đó có cả mẹ cha, mà không thấy là thất hiếu. “Xoa đầu” Nhân dân, trong đó có cả những người từng cưu mang, nâng đỡ, mà không thấy là thất lễ. Cao ngạo giáo dục Nhân dân, trong đó vô số người còn giỏi hơn cả thầy mình, mà không thấy là thất thố. Chiếm đoạt của cải của Nhân dân, trong đó có bao người cùng cực, mà không thấy là thất đức. Dương dương tự đắc, mà không thấy cũng có ngày thất thế, và rồi cũng trở lại là thất phu.
Viết đến đây, bỗng nghe vang vọng bài ca “Cho con” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu:
“Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa
Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con
Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền
Ngày mai con khôn lớn bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương.”
Đúng vậy, ba mẹ luôn hết lòng thương yêu và chăm sóc các con, bình thường không bao giờ bỏ rơi con cháu, đơn giản “vì con là con ba” và ”vì con là con mẹ”. Khi con sống phải đạo, cư xử tử tế, xứng đáng là “con của ba rất ngoan” và “con của mẹ rất hiền”, thì “ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”. Kể cả khi con nhỡ làm điều gì dại dột, thì ba mẹ cũng rộng lòng tha thứ. Nhưng nếu đã đủ già dặn mà con lại xưng là bố của ba, đòi làm má của mẹ, rồi đè đầu ba mà lãnh đạo, túm tóc mẹ mà giáo dục, thì
không thể coi là vụng dại được nữa. Thử hỏi, trong hoàn cảnh ấy, ba mẹ
còn biết làm gì với thứ đã mang nặng đẻ đau tốn công nuôi dưỡng, ngoài
việc đấm ngực mà kêu: Trời ơi, sao nhà tôi vô phúc thế này?H.X.P.
17/09/2013
Nguồn: hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/
Cùng tác giả:
Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp
Rủi cho Phương Uyên – May cho Dimitrov
Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?
Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?
Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!
Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp
Teo dần quyền con người trong Hiến pháp
Hai tử huyệt của chế độ
Viễn tưởng từ chức
Bài học tồn vong từ thảm họa
Lực cản Nhà nước pháp quyền
Chiến binh cầm bút
Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!
Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng
Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
Quyền biểu tình của công dân
Phiêu lưu điện hạt nhân
Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ
Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân
Công an mạng phối hợp nhà mạng Viettel cảnh báo người dùng phạm tội “đánh bạc” khi truy cập trang Dân luận?
Độc giả VH vừa gửi tới một phát hiện “lạ”.
Đó là khi sử dụng mạng không dây 3G của Viettel truy cập vào trang danluan.org thì lập tức bị chuyển ngay sang địa chỉ canhsat-cnc.vn và màn hình hiện lên những dòng cảnh báo, được độc giả chụp lại như sau:
Những câu hỏi của độc giả ở đây là:
- Liệu đây có phải là một hợp tác của nhà mạng Viettel với cơ quan công an VN để ngăn chặn việc người dùng truy cập vào các trang mạng không được họ ủng hộ?
- Việc cảnh báo ám chỉ người dùng đã phạm tội “đánh bạc” cho việc truy cập một trang mạng theo kiểu này, và đưa ra những thông tin như số ID riêng (để giữ quyền riêng tư cho độc giả phản ánh thông tin này, chúng tôi đã xóa bớt con số ID), liệu có phải là một hành động có dấu hiệu lạm dụng quyền lực, xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền tiếp cận thông tin của công dân? Riêng trong trường hợp này, người dùng Internet cũng chưa từng được cơ quan có trách nhiệm thông báo chính thức rằng trang Dân luận có phải là trang bị “cấm” mọi công dân truy cập không, vì sao cấm v.v.. Vậy thì hà cớ gì lại có hành động đe dọa kỳ lạ vậy?
- Nếu người dùng sử dụng proxy – công cụ vượt tương lửa để truy cập trang Dân luận, số ID sẽ thay đổi, cơ quan công an sẽ không thể xác định được chính xác. Ngoài ra, nếu sử dụng SIM 3G “rác”, hiện hầu như được bán ở khắp nơi, không phải đăng ký danh tính. Kể cả việc người dùng bị xác định danh tính khi truy cập một trang như trang Dân luận, liệu cơ quan công an sẽ có biện pháp tập hợp, thống kê thông tin để tiến tới đưa ra một biện pháp xử lý hình sự với họ, vào “tội” gì? Hay đó chỉ là một lối hù dọa “lợi bất cập hại”, hiệu quả thì rất ít mà chỉ gây tai tiếng thêm cho chế độ, cho cả hoạt động của doanh nghiệp, trong trường hơp này là Viettel?
- Một tình huống có thể xảy ra rất phi lý và buồn cười cho “sáng kiến” này, là nếu như có bất cứ người dụng Internet nào tuy không truy cập trang Dân luận, nhưng do tò mà gõ vào địa chỉ canhsat-cnc.vn nói ở trên thì cũng sẽ bị một cảnh báo tương tự và bị “vào sổ đen” của cảnh sát.
- Nếu trên đây chỉ là sự nhầm lẫn, hoặc là một thử nghiệm nào đó, thì … miễn bàn nhiều, và sẽ phải đợi tới khi mọi sự rõ ràng hơn. Còn nếu đó là một hành vi của kẻ xấu, nhằm vào cơ quan chức năng, thì đề nghị sớm có biện pháp xử lý.
- Nếu không có những quyết định nhanh chóng, liệu những người chủ trương trang Dân luận có tiến hành kiện cơ quan chức năng VN, trong đó có cảnh sát, nhà cung cấp dịch vụ Internet và cả nhà cung cấp tên miền “vn”?
Diễn đàn
3-9-2013
Lữ Phương
1. Điều tôi có thể khẳng định đầu tiên là đề xuất ấy chỉ là ý kiến đột xuất của riêng Lê Hiếu Đằng khi anh đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ đó nẩy ra ý định nhìn lại cả một đời hoạt động đã qua và đã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt động đó trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức được anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài Đảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” đối lập với chính quyền Sài Gòn trước đây, sau 1975 đã cùng hoạt động với anh Đằng trong ban lãnh đạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.
Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau đây xin thưa cùng những người quen hay không quen đã bày tỏ thái độ đồng tình, cổ vũ đề xuất của Lê Hiếu Đằng : a) Đề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với Đảng cộng sản. Tán thành nhưng xem đây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng đừng quên rằng đây là một hình thức tranh đấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới. b) Thực chất của đề xuất đó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở đó hình thức đa đảng là một công cụ đấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất đồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước đi thích hợp hơn. c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin đừng quá bồng bột coi đề xuất này như một thứ phép màu mang đến khả năng chấm dứt ngay được di sản nặng nề của độc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ để lại. Cũng đừng quên trong chính trị, vấn đề “ đa đảng ” chỉ là một công cụ đấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ đó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.
Xong đúng ngày 2-9-2013
Lữ Phương
Nguồn: Diễn đàn
Chu Chi Nam
«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo». (Friedrich Nietzsche)
Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản». Một sử gia cũng viết : «Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản».
Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.
Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:
Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ « tư bản « sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.
Có nhiều Quốc tế cộng sản:
I) Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản
Tiền thân của Đệ nhất : Ba người được coi là người khởi xướng Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản là : 1) François Babeuf (1761 – 1797), người Pháp, theo Cách mạng Pháp lúc ban đầu, nhưng sau đó định làm một cuộc đảo chính chính phủ cách mạng thời bấy giờ (1795), nhưng không thành, ông bị bắt và bị xử tử. Ông thành lập Hiệp hội những Người Công bằng (Association des Egaux). Tư tưởng của ông đã được những người cộng sản, đặc biệt là Marx và Engels, theo sau này.
2) Karl Heinrich Marx (1818 – 1883): người Đức, gốc Do thái, tác giả Tuyên Ngôn thư Cộng sản, một trong những người chính thành lập ra Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản (1864 – 1876); 3) Friedrich Engels (1820 -1895), bạn của Marx, người đã cùng Marx đấu tranh, thành lập ra Đệ Nhất.
Lúc đ ầu Marx và Engels gia nhập Nhóm những người chính nghĩa, sau đó đổi thành Nhóm những người Cộng sản (1847 -1852). Tại Đại hội I I của nhóm Marx được đề cử soạn thảo cương lĩnh, đến tháng 2/1848 Marx hoàn tất và Tôn nguyên thư Đảng Cộng Sản ra đời. Marx và Engels vẫn tiếp tục hoạt động trong Nhóm những người Cộng sản cho đến ngày 28/09/1864 Hiệp hội quốc tế những người thợ thuyền, hay Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản, được thành lập ở Luân đôn (Anh quốc). Nhưng những hội viên phần lớn là những người theo tư tưởng của chủ nghĩa vô trị của Proudhon ( 1809 -1865), của Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), và những người theo trường phái triết lý thực nghiệm ( Positivisme) của Anh, mà sau này họ trở thành Đảng viên của Đảng lao động Anh.
Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), là nhà đấu tranh cách mạng Pháp, chống lại chế độ quân chủ, bạn của Charles Fourrier (1772 – 1837), của Saint Simon (1760 – 1825), nhà xã hội, kinh tế, kỹ nghệ gia Pháp, mà tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn ở xã hội Pháp vào thế kỷ thứ 19. Cả hai ông, đều bị Marx chỉ trích nặng nề trong quyển Tuyên ngôn thư, bị coi là những nhà xã hội không tưởng.
Trong Đại hội họp ở Lausanne (Thụy sĩ) vào năm 1867, Đệ Nhất Quốc tế có những người cũng theo chủ nghĩa vô trị, nhưng khuynh hướng Nga, của nhà triết học Nga, Michail Bakounine (1814 – 1876), tham dự; điều nàylàm Marx và Engels bất mãn. Nhưng đến đại hội họp ở La Haye (Hòa lan), năm 1872, sự kình chống giữa những người theo tư tưởng của Marx, chủ trương « Độc tài vô sản « và những người theo chủ nghĩa vô trị khuynh hướng Proudhon và Bakounine, đi đến chỗ quyết liệt. Marx tự lấy quyền trục xuất những người của Bakounine ra khỏi đại hội, làm ông này sau đó thành lập Quốc tế những người theo chủ nghĩa vô trị. Tổ chức này họp đại hội cuối cùng vào năm 1881.
II) Sự khác biệt về Tiền Quốc tế Cộng sản và Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản.
Như chúng ta thấy, ngay trong Đại hội tiền Quốc tế Cộng sản và trong Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản đã có 2 khuynh hướng chống nhau như mặt trời mặt trăng, như nước với lửa : khuynh hướng chủ trương vô trị, chủ trương vô chính phủ ; khuynh hướng chủ trương độc tài, với chính phủ, nhất là đảng độc tài mạnh. Một thí dụ điển hình là Marx và Proudhon, hai người này gần như cùng thời, trao đổi tư tưởng với nhau rất nhiều. Marx đã từng khen những bài viết của Proudhon về kinh tế : « Ông đã đánh vào thành trì kinh tế của tư bản ». Hai người có bút chiến với nhau. Proudhon viết quyển Philosophie de la misère ( Triết lý của sự nghèo khổ), Marx trả lời lại bằng cách viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, quyển Misère de la Philosophie (Sự nghèo nàn của triết học).
Tuy nhiên Proudhon phản đối kịch liệt Marx qua quan niệm « Độc tài vô sản «, vào ngay thời đó, ông đã tiên đoán: « Nếu tư tưởng của Marx được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi của xã hội. » Ngày nay qua 100 năm thực hiện lý tưởng của Marx, với những nước cộng sản đã biến mất, như Liên sô và Đông Âu, và với những nước cộng sản còn lại, chúng ta thấy quả lời tiên đoán của Proudhon là đúng. Nhà nước cộng sản không biến mất như lời Marx tiên đoán, mà càng ngày càng lớn mạnh, cộng thêm với đảng Cộng sản, đặt trên tất cả mọi tổ chức, tiêu sài phung phí từ tiền thuế của dân. Quả thật là 2 con sán lãi khổng lồ.
III) Sự ra đời Đệ Nhị Quốc tế Cộng Sản
Marx lấy quyền độc đoán giải tán Đệ Nhất quốc tế Cộng sản. Nhưng từ ngày tổ chức này bị giải tán năm 1876 cho tới khi Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản được thành lập, năm 1889, ở Paris, có rất nhiều biến cố chính trị, xã hội, ý thức hệ ở Âu châu. Ở đây, tôi không thể đi quá vào chi tiết từng nước một, tôi chỉ lấy tiêu biểu là nước Đức, mà đảng Dân chủ xã hội, vừa mới kỷ niệm ngày 23/05/2013, tại Leipzig, 150 năm ngày thành lập đảng, tức là vào năm 1863.
Vào ngày nói trên, năm 1863, Ferdinand Lassalle (1825 – 1864), nhà đấu tranh cho thợ thuyền Đức, đã lập ra Tổng Hội những người Thợ thuyền Đức ( Association générale des travailleurs ); tổ chức này là tiền thân của đảng Dân chủ xã hội Đức. Có thể nói ông là bạn thân của Marx và Prouhon. Nhưng ông đã đứng giữa 2 quan điểm và lập trường quá khích của 2 người này. Theo Lassalle và những người theo đảng Dân chủ xã hội Đức sau này thì mục tiêu của đảng nhắm tới « Thay đổi xã hội bằng chính sách giải phóng con người, nhằm tạo ra sự tham gia của quảng đại quần chúng vào đời sống chính trị. Mục tiêu này trước hết bao gồm giáo dục, cưỡng bách giáo dục đối với mọi người, khuyến khích các nghiệp đoàn mở các lớp học cho thợ thuyền, nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thăng tiến. Giải phóng con người bằng cách thực hiện các quyền đã ghi thành luật pháp, nhất là bằng cách mỗi người tự nâng cao sự hiểu biết và quyền năng của mình…. Trong thời kỳ đảng Dân chủ xã hội mới được thành lập, với Cương lĩnh Eisenach năm 1869, có ghi rõ : bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp xã hội của những người tham gia bầu cử…… Thêm vào đó là luật cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án…..
« Nhưng phong trào cộng sản thế giới đã quyết định cho mình một con đường đấu tranh khác, hiển nhiên với những hậu quả vô cùng khủng khiếp của nó. Phong trào này thiết lập lên một giai cấp thống trị mới, và đã thay thế sự thống trị cũ bằng sự thống trị mới….. Còn quyền tự do, công bằng, ấm no…. , người dân chỉ được nghe và ngóng chờ, chứ không thấy được thực hiện.
« (Trích Bài Diễn văn của Tổng Thống Đức Joahim Gauck, đọc tại Leipzig ngày 23/05/2013, nhân kỷ niệm ngày thành lập 150 năm đảng Dân chủ Xã hội Đức).
Thực vậy, đảng Dân chủ xã hội Đức được thành lập vào thời kỳ mà nước Đức, đúng ra là nước Phổ ( Prusse), phát triển rất mạnh, dưới sự cai trị của vua Guillaume I, và thủ tướng Otto Bismark (1815 – 1898). Ông này nắm quyền 29 năm từ năm 1862, một năm trước khi Lassalle thành lập đảng Dân chủ Xã hội, cho tới năm 1890. Nước Đức trở thành đệ nhất cường quốc Âu châu thời bấy giờ và đã đánh thắng Pháp năm 1870. Sau khi Lassalle chết, hai người điều khiển đảng Dân chủ Xã hội Đức là Karl Kautski (1854 – 1938) và Eduard Bernstein (1850 – 1932).
Bernstein được coi như lý thuyết gia của đảng và tư tưởng của ông hoàn toàn chống lại tư tưởng của Marx. Ông quan sát sự phát triển mạnh mẽ của Đức thời bấy giờ, từ giữa thế kỷ 19 tới cuối thế kỷ này, ông nhận thấy xã hội Đức không phân chia làm 2 giai cấp, mà ít nhất là 3 giai cấp. Đồng ý là có giai cấp chủ và thợ, nhưng ở giữa có giai cấp trung lưu, xuất thân từ con cháu của giai cấp thợ, tiến thân được là nhờ chịu khó và học hỏi. Giai cấp này đã đóng vai trò chính và tích cực cho sự phát triển. Từ đó ông phản bác lý thuyết của Marx là không có tính chất khoa học, vì không đúng với sự tiến triển của xã hội.
Thêm vào đó, Bernstein cho rằng không cần phải làm cách mạng, nhất là cách mạng bạo động, như Marx chủ trương. Người ta có thể thay đổi xã hội, thay đổi đời sống công nhân qua một chế độ đại nghị, tôn trọng luật lệ, tôn trọng bầu cử tự do và tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong đó có quyền thành lập hội đoàn. Ông còn cho Marx là hồ đồ qua việc chỉ trích những người lãnh đạo đảng Dân chủ xã hội Đức là tay sai của tư bản (valets des capitalistes), trong quyển sách mà Marx viết chung cùng Engels chỉ trích Chương trình Gotha et d’Erfurt (1875, 1891) vào 2 kỳ đại hội của đảng này, cũng như hồ đồ qua việc cho rằng Nhà nước tức chính quyền cũng chỉ là công cụ, tay sai của tư bản. Vì ông quan sát nhà nước Đức từ giữa thế kỷ 19 cho tới cuối thế kỷ, qua chính quyền của Otto Bismark, thì ông thấy không phải lúc nào chính quyền cũng đứng về phía tư bản, mà chính quyền là trọng tài giữa tư bản và thợ thuyền, nhiều khi đứng về phía thợ thuyền nông dân nhiều hơn, như việc chính quyền đã ban hành luật xã hội đầu tiên của Âu châu (1883, 1889), theo đó người dân, nhất là thợ thuyền có quyền được bảo đảm về bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp và tuổi già.
Trong tinh thần đó, vào tháng 7/1889, các đảng Dân chủ xã hội, Xã hội của Âu châu, họp Đại hội thành lập ra Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, theo đó : 1) Vẫn giữ tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx ; 2) Nhưng chống lại tư tưởng độc tài vô sản ; 3) Chủ trương đi đến một nền cộng hòa đại nghị, người dân được tự do bầu cử người đại diện của mình, cho một quốc hội dân cử để đi đến một chính quyền dân cử thật sự.
Chúng ta nên nhớ là lúc này Marx đã chết, 1883, chỉ còn Engels. Cuối đời Marx và ngay cả Engels, hai người đều nhận thấy rằng có nhiều điều sai lầm trong lý thuyết của mình, vì có nhiều đồ đệ bỏ, chẳng hạn như Paul Lafargue, con rể Marx, người trước đó đã giúp Marx và Engels rất nhiều, như tóm tắt và dịch quyển Chống lại Durhing ( Anti – Durhing) của Engels ra tiếng Pháp, đã bỏ Marx, theo chủ nghĩa vô trị, khiến Marx phải nói câu: « Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng theo chủ nghĩa vô trị. » Ngay cả con gái của Marx, vợ của Lafargue, Laura Fargue, người đã dịch quyển Tuyên Ngôn thư ra tiếng Pháp, cũng bỏ Marx, trở về đạo của tổ tiên, tức Do Thái giáo.
Theo Claude Mazauric, người viết lời Mở đầu ( Lire le Manifeste) quyển Tuyên Ngôn thư, thì: « Người ta nhận thấy rằng, sau này, những đồ đệ của tác giả quyển Tuyên Ngôn, và ngay chính cả Engels, vào cuối đời, năm 1895, khi nhìn thấy tình trạng trưởng thành của Phong trào thợ thuyền và xã hội, họ đã đi đến giả thuyết cho rằng một nhà nước cộng hòa dân chủ và một cuộc bầu cử qua phổ thông đầu phiếu đã trở thành con đường duy nhất để những người thợ thuyền, nam hay nữ, có thể thoát khỏi sự thống trị của xã hội tư bản. « ( Marx và Engels – Manifeste du Parti communiste – Traduction de Laura Lafargue, précédé de Lire le Manifeste par Claude Mazauric – trang 9 – Edition www.Librio.net – 1998).
Trở về Đệ Nhị quốc tế Cộng sản, chúng ta thấy ngay từ lúc đầu đã có sự chia rẻ giữa « khuynh hướng Trung« của Kautski và « khuynh hướng cực đoan » của Lénine, vẫn giữ quan niệm « Độc tài vô sản «, « cách mạng bạo động «.
Vào tháng 2/ 1919, trước khi có việc tách ra của Lénine để lập Đệ Tam Quốc tế, Đệ Nhị có họp Đại hội ở Berne, rồi ở Genève ( tháng7/1920), tiếp theo đó là Đại hội ở Hamboug ( 1923) bởi những người xã hội khuynh hướng trung tả, mà về sau người ta thường gọi những người này là Đệ Nhị Một Nửa ( 2-1/2).
Đệ Nhị thực sự không hoạt động từ năm 1939, nhường chỗ cho Quốc tế Xã hội, thay vì là Quốc tế Cộng sản, và họp Đại hội từ ngày 30/06 tới ngày 03/07/1951, ở Franfort, Đức.
Quốc tế Xã hội được thành lập từ đó và hoạt động mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay bao gồm 180 thành viên trên toàn thế giới, trong đó có nước Đức và đảng Dân chủ Xã hội, vừa mới kỷ niệm 150 năm thành lập, giữ một vai trò rất quan trọng.
Chúng ta biết, từ ngày đầu thành lập năm 1889, cho tới sau Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Quốc tế cộng sản có rất nhiều chia rẻ nội bộ, vì ý thức hệ, vì thái độ cần phải lấy trước khi thế chiến xẩy ra. Thế rồi thời gian trôi qua, Thế chiến xẩy ra, rồi kết thúc, lợi dụng tình thế trước khi thế chiến chấm dứt, Lénine, lúc đó đang sống lưu vong ở Thụy sĩ, tuyên bố: « Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay dù phải nhượng đất để có hòa bình và có quyền. »
Vì lẽ đó mà chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I và Bộ Tham mưu đã tìm cách đưa Lénine về để cướp chính quyền. Hành động này của Bộ Tham mưu Đức rất là tính tóan và khôn ngoan, bắn một mũi tên nhằm 3 con chim : 1) Lúc đó Bộ Tham mưu Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận lớn, Đông bắc với Nga của Nga Hoàng Nicolas I I, Tây nam với Pháp, giờ muốn dồn lực vào mặt trận chính tây nam ; 2) Ở trong phần lớn các nước Âu châu, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, không theo khuynh hướng của Lénine, rất mạnh, nhất là ờ Đức, chính quyền sợ có vụ dân nổi lên làm cách mạng, nên đã đánh lạc hướng bằng cách giúp Lénine về nước, làm giảm uy thế của cánh trung của Kautski trong Đệ Nhị Quốc tế ; 3) Đấy là chưa nói, khi Lénine về nước cướp được chính quyền, thì cử Trotski đi họp hội nghi Brest – Litovsk vào tháng 3/1918 với Đức và cắt đất cho Đức.
Tuy nhiên khi lòng dân thay đổi, chán chế độ quân chủ, tình thế không cho phép, thì dù « Bắn mũi tên khôn ngoan « thế nào chăng nữa cũng không cứu vãn được tình thế. Đức thua trận, chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I bị sụp đổ. Chẳng khác nào như sự sụp đổ của Liên sô và các nước cộng sản Đông Âu gần đây. Khi lòng dân đã đổi chiều, khi mà tình trạng xã hội đã không còn cách cứu chữa, đến nỗi trước khi chết, Brejnev phải than lên : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là giả, công chức đến sở làm việc là để chỉ có mặt, sau đó thì đi coi hát hay đi làm việc riêng ! «.
Nhiều người đỗ lỗi cho Gorbatchev. Nhưng không phải vậy. Gorbatchev chỉ muốn sửa đổi, cải cách chế độ. Nhưng « chế độ cộng sản gần như không thể cải cách, mà phải thay đổi «, như Boris Eltsine nói, thêm vào đó lòng dân đã quá chán ngán và tình trạng đã trở nên quá trầm trọng.
Trở về với Quốc tế Cộng sản, sau khi được Bô Tham Mưu Đức, đưa từ Thụy sĩ về trong một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có cả mấy người tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi, được sự giúp đỡ tiền bạc của Đức, với số tiền này, Lénine đã đưa cho Trotsky tổ chức những khóa học cho đội cảm tử cách mạng ( Commendots révolutionnaires ), đợi thời cơ đảo chính cướp chính quyền. Và chuyện đến đã đến : Tháng mười năm 1917, Trotsky đã làm cuộc đảo chính chính quyền Kérensky thuộc đảng Xã hội Thợ thuyền Nga, nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản.
Sau khi cướp được chính quyền vào đầu năm 1918, Lenine đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lập pháp. Tuy nhiên kết quả bầu cử cho thấy phe của Lénine đã bị lâm vào thiểu số. Lénine lấy quyền lúc đó là đang nắm cơ quan hành pháp, giải tán quốc hội này. Hành động này của Lénine và những người của Đệ Tam mà Lénine lập ra sau này, chẳng coi bầu cử và ý dân là gì cả. Chính vì vậy mà bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng đấu tranh trong Đệ Nhị, đã viết thư cho ông vào cuối đời bà, 1919, như sau : « Đảng và nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng để phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội : Đó là tôn trọng tự do và dân chủ «.
Đây là điểm khác biệt chính và lớn nhất giữa Đệ Nhị và Đệ tam Quốc tế Cộng sản.
IV) Đệ Tam Quốc tế Cộng sản
Sau khi cướp được chính quyền, sau gần 2 năm nội chiến, tháng 3/1919, Lénine (1870 – 1924) lập ra Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.
Như trên đã nói, Lénine vẫn tin ở tư tưởng bạo động lịch sử, cách mạng tất yếu; nhưng những biến cố xẩy ra ở Hung gia lợi năm 1918 và ở Đức năm 1919, làm Lénine thất vọng, quay sang hy vọng ở phía đông, ở Á châu, vì vậy Lénine đã ký Hiệp ước thân thiện với Tôn dật Tiên năm 1923, giúp họ Tôn mở trường Hoàng Phố ở Quảng Đông, mở trường Tôn dật Tiên, lúc đầu ở Moscou, sau đó là trường Đông Phương. Trong Đại hội lần thứ 4, năm 1923, đại hội cuối cùng của Đệ Tam với sự có mặt của Lénine, ông tuyên bố: « Chủ nghĩa cộng sản sẽ đi qua cửa ngõ Tân đề li (Ấn độ), Bắc kinh ( Tàu), rồi sau mới tới Bá linh (Đức) và Paris ( Pháp)… ».
Về trường Đông phương, những người cộng sản sau này thổi phồng lên là đại học, trên thực tế thì trình độ rất thấp; vì để được vào học, chỉ cần chứng chỉ làm việc thợ thuyền trong 2 năm ở một hãng xưởng. Chương trình học có lý thuyết đơn giản về cộng sản, còn phần lớn là dạy phá hoại, hoạt động bí mật, chẳng hạn để được nhận vào, học viên phải tự mình làm ra 2 phiếu lý lịch giả và phải học thuộc lòng.
Sau khi họp Đại hội lần thứ 4 của Đệ Tam, thì Lénine chết. Người chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là Zinoviev (1919 – 1926), sau đó được thay thế bởi Boukharine (1926 – 1929), rồi Molotov (1929 – 1934), Manouilski, cuối cùng là Otto Kuusisen.
Đệ Tam bị Staline giải tán vào ngày 15/5/1943).
Vì vẫn tin ở bạo động lịch sử, những người chóp bu của Đệ Tam, thực ra là của đảng Cộng sản Liên sô, tiêu biểu là Trotsky (1879 – 1940), nắm Nhà nước và quân đội, và Staline (1879 – 1953), nắm Đảng, đã xẩy ra cuộc đấu đá, tranh quyền giữa 2 người rất là khốc liệt. Hai người đã công khai dùng hết tất cả phương tiện của mình, một bên là nhà nước, một bên là đảng tố cáo nhau là phản cách mạng, là phản dân tộc, phản con đường đã vạch ra bởi Lénine. Tuy nhiên, vì theo như Lénine khi lập ra đảng cộng sản Liên sô, thì đặt đảng này trên tất cả mọi tổ chức, nay Staline nắm đảng, nên phần thắng đã về Staline.
Mặc dầu Totsky được những người như Zinoviev, Kamanev ủng hộ lúc đầu, nhưng sau cũng thua.
Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981. Kamanev, người rất quan trọng trong thời Lénine, sau đó bị Staline kết án tử hình, trong một phiên tòa nổi tiếng được gọi là Phiên tòa Moscou vào năm 1935. Nó chẳng khác gì những phiên tòa của Đức Quốc xã Hitler, vì lúc này Hitler đã lên nắm quyền ở Đức.
V) Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản
Trotsky bị bị tước hết quyền hành năm 1925, bị loại khỏi đảng năm 1927, bị đi đày, rồi bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1929. Sau đó ông lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi bị Staline cho người theo dõi và ám sát chết ở Mễ tây cơ năm 1940. Ông có viết nhiều sách, nhưng theo tôi nghĩ, 2 quyền quan trọng sau này trước khi chết và có liên quan đến Đệ Tứ, đó là : Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) và quyển Cách mạng bị phản bội ( La Révolution trahie).
Trở về với Đệ Tam Quốc tế Cộng sản và tình hình Liên bang sô viết sau khi Lénine chết và sau khi Trotsky bị trục xuất, thì Staline nắm tất cả mọi quyền hành, từ Đệ Tam cho tới tình hình chính trị của Liên sô.
Staline đã làm những cuộc thanh trừng vô cùng đẫm máu và khốc liệt. Suốt từ khi nắm trọn quyền cho tới khi chết, thanh trừng trong Đảng, 90% người của Trung Ương và Bộ Chính trị và 90% sỹ quan cao cấp trong quân đội. Những cuộc thanh trừng và đàn áp giết dân này, có sử gia cho rằng có 20 triệu người chết vì ông ta và chế độ Cộng sản Đệ Tam, có người nói con số lên đến 35 triệu.
VI) Cuộc đấu đá giữa Staline và Trotsky
Hai người tố cáo lẫn nhau là phản bội. Nhưng câu hỏi đến với chúng ta, đó là: Ai phản bội ai ? Phản bội Marx, Engels, phản bội Lénine ?
Như trên chúng ta vừa nhận định, về cuối đời Marx (1883) và nhất là Engels (1895) đã hoài nghi về quan niệm « Độc tài vô sản « và « cách mạng bạo động ».Trong khi đó con gái, con rể và các đồ đệ của Marx lại chấp nhận tư tưởng cho rằng con đường giải phóng thợ thuyền khỏi sự bóc lột của tư bản là một thể chế cộng hòa, đại nghị, trong đó quyền tự do bầu cử, tự do hiệp hội phải được tôn trọng. Đó là con đường duy nhất và hay nhất.
Ở điểm này chúng ta thấy không phải chỉ Staline, Trotsky mà ngay cả Lénine đã phản bội Marx.
Thêm vào đó Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra và thực hiện ở những nước kỹ nghệ. Trong khi đó Lénine, Staline và Trotski làm cách mạng cộng sản ở nước Nga, vào lúc đó phần lớn là nông nghiệp, lạc hậu, phần nhỏ mới kỹ nghệ.
Marx không bao giờ chủ trương độc đảng. Ngay trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản, Marx để nguyên một chương cuối với đề tựa: « Lập trường của những người cộng sản đối với những đảng đối lập khác « ( Position des communistes envers les différents partis d’opposition.) ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 59 – Nhà xuất bản Union générale d’Eđitions – Paris 1962), Trong khi đó thì Lénine trong đó có cả Staline và Trotsky chủ trương độc đảng.
Phản bội đối với Lénine ?
Nhiều người cho rằng Staline trung thành với Lénine hơn Trotsky. Họ đã lầm. Bề ngoài, trên lý thuyết, thì Staline tỏ vẻ trung thành với Lénine, vì ông đã viết quyển sách « Những nguyên tắc của chủ nghĩa Lénine « ( Les principes du léninisme ); nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay qua sử liệu, thì Lénine bị bệnh giang mai ( syphilis) vào giai đọan cuối, nhiễm vào tủy và óc, nên bị liệt nửa người. Người lo chăm sóc cho Lénine không ai khác hơn là Staline. Vào cuối đời, Lénine đã ý thức được tính cách không tưởng của chủ nghĩa Marx qua kinh tế tập trung, nên ông đã làm chính sách Kinh tế mới ( NEP), và sự lầm lẫn của mình qua việc chủ trương độc đảng, đặt đảng lên trên mọi tổ chức của quốc gia, và nhất là việc trao cho Staline nắm đảng. Ông muốn loại Staline khỏi chức vụ này, đã viết thư cho Trung Ương đảng, nhưng Staline đã cài người quanh Lénine, bức thư trao cho một người y tá, nhưng bị Staline giữ lại. Từ đó, ông đã hại Lénine bằng cách cho liều độc dược cao, vì lúc này chưa có thuốc trụ sinh để chữa bệnh giang mai, chỉ có thể làm giảm đau qua việc uống độc dược. Staline cho Lénine uống liều độc dược cao, đi đến chỗ chết, chính vợ Lénine đã tố cáo Staline.
VII) Sự ra đời của Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, sự tương đồng và khác biệt giữa Đệ Tam và Đệ Tứ
Sau khi bị tước mọi quyền hành năm 1925, bị trục xuất khỏi Đảng năm 1927, khỏi Liên sô năm 1929, sống lẩn trốn và hoạt động bí mật ở châu Âu, chống Staline, lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi trốn sang Mễ tây cơ, Trotsky vẫn bị Staline cho người theo dõi, và ám sát chết năm 1940 ở nước này.
Đệ Tứ Cộng sản qui tụ tất cả những người cộng sản, bất mãn với Staline và Đệ Tam, hoạt công khai hay bí mật trong những đảng, những phong trào thợ thuyền cực tả ở những nước Tây Âu, tất nhiên không thể nào ở những nước cộng sản theo Staline, chẳng hạn như ở Việt Nam, những người theo Đệ Tứ như Tạ thu Thâu, Phan văn Hùm v.v… đều bị trù dập, thủ tiêu bởi đảng Cộng sản ( theo Đệ Tam).
Có người nói không có gì khác biệt giữa Staline và Trotsky, giữa Đệ Tam do Lénine lập ra, Staline kế tiếp, và Đệ Tứ do Trotsky lập ra ?
Lời nói trên cũng không sai, vì cả 2 tổ chức đều lấy lý thuyết của Marx làm nền tảng, vẫn giữ quan niệm bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và quan niệm độc tài vô sản. Tuy nhiên cũng có điểm khác biệt, nhất là từ khi Staline đưa ra quan niệm « Cộng sản trong một nước « ( Communisme dans un seul Etat ), cho rằng phải xây dựng củng cố chế độ cộng sản trong nước Liên sô trước tiên, rồi sau đó mới nghĩ đến việc bành trướng ra thế giới. Trotsky đã chỉ trích mạnh mẽ quan niệm này, cho rằng làm như vậy chỉ làm thui chột nhuệ khí cách mạng cộng sản ở trên thế giới và hơn thế nữa chỉ gói ghém tinh thần đế quốc, làm cho tinh thần cách mạng cộng sản thế giới bị phản bội. Trotsky nói đến Cách mạng bị phản bội ( Révolution trahie) là như vậy.
Người khác cho rằng : Nếu Đệ Tam quốc tế không do Staline lãnh đạo, mà do Trotsky lãnh đạo, thì lịch sử nhân loại không có những trang sử đau thương và đẫm máu, với cả trăm triệu người chết, vào thế kỷ 20. Dầu sao đây cũng chỉ là một giả thuyết và lại dùng chữ nếu. Người Pháp có câu châm ngôn: « Với chữ nếu, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong một cái chai ». Nói rằng Đệ Tứ ít bạo động hơn Đệ Tam, ít giết người, và hơn thế nữa những người Đệ Tứ còn bị giết bởi người Đệ Tam. Nhưng hoàn cảnh lịch sử có khác. Đệ Tứ không có nắm quyền, nếu có quyền thì cũng tàn sát như Đệ Tam, vì vào thời đầu Cách mạng Liên sô 1917, lúc đó Trotsky là người thứ nhì sau Lénine, đã có những cuộc tàn sát đẫm máu ở Nga. Chính Trotsky cho rằng phải phát động nội chiến để tiêu diệt, nhận chìm ( noyer) những khó khăn nội bộ. Ông còn chủ trương Cách mạng liên tục. Ông viết quyển Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) là thế. Những tổ chức của Đệ Tứ, ở những nước tây Âu, nhiều khi bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, không được hoạt động là vì tính bạo động của nó.
Hơn bao giờ hết, khi nói đến Quốc tế Cộng sản, chúng ta đừng vơ đũa cả nắm, mà cần phân biệt giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai Quốc tế Cộng sản đã có dịp nắm quyền là Đệ Nhị, như đảng lao Động bên Anh, đảng Xã hội bên pháp, đảng Dân chủ Xã hội bên Đức mà họ vừa mới kỷ niệm 150 năm ngày thành lập, và nhiều đảng xã hội bên bắc Âu và Đệ Tam với những nước như Liên Sô, Đông Âu, trước đây và ngày hôm nay còn lại với Trung cộng và Việt cộng. Chỉ có những chính quyền của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản mới độc tài, giết người, bắt đầu từ Lénine qua Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.
Nhưng câu hỏi đến với chúng ta là tại sao như vậy.
Như trên tôi đã trích câu nói của một nhà tư tưởng: « Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý, sự thật và còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo. »
Và không đâu xa, một người Việt Nam, ông Lê xuân Tá, đã từng là Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đã viết: « Sự ngu dốt và thấp hèn, tự nó không đáng trách và không làm nên tội ác. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực và cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Và con quỷ này, hơn bao giờ hết, nó ý thức rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó, chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh. Nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạng Hồng vệ Binh bên Tàu là thế. Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Tuy nhiên, vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này, lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. »
Câu này không những đúng cho những người Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mà đúng cho cả Marx, Engels, Lénine, Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.
Chúng ta đừng nghĩ những người có học cao mà không ngu dốt, càng có học cao, mà càng mù quáng, tin thái quá vào một chủ thuyết, thì không còn thấy đâu là sự thật, chân lý và khoa học (1).
Bắt đầu bằng Marx, vì ông quá tin tưởng vào những điều ông viết; nhưng ngày hôm nay người ta thấy nó phản sự thật, phản khoa học.
Tiếp theo là đồ đệ của ông, ngoài việc mù quáng tin vào lý thuyết của Marx, lại được trao quyền lực và đã có sẵn vi trùng ghen tỵ là tư tưởng đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, đã biến lý thuyết ông trở thành giáo điều, những ai chống lại đều phải loại bỏ, trở thành một sự lừa đảo, và hơn thế nữa trở thành quỉ, như ông Lê xuân Tá nói.
Lénine thì được bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Âu thì được Đệ Tam Quốc Tế lúc đầu, sau đó là Liên sô trao quyền. Mao, Hồ, Kim nhật Thành, Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền, trao quyền lực, và cấy vào vi trùng ghen tỵ là lý thuyết đấu tranh giai cấp.
Vì lẽ đó mà nhân loại có những trang sử đẫm máu nhất vào thế kỷ 20, với 100 triệu người là nạn nhân của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, được chia ra như sau :
- Liên sô, 20 triệu người chết.
- Tàu, 65 triệu người chết.
- Việt Nam, 1 triệu người chết.
- Bắc Hàn, 2 triệu.
- Căm bốt, 2 triệu.
- Đông Âu, 1 triệu.
- Châu Mỹ La tinh, 150 000 người chết.
- Phi châu, 1,7 triệu người chết.
- A phú hãn, 1,5 triệu người.
- Những phong trào cộng sản và những đảng cộng sản khác không nắm chính quyền, nhưng theo Đệ Tam, hàng chục ngàn người chết.
( Theo Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek, Jean Louis Margolin – Le Livre Noir du Communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Laffont – Pháp – 1997).
Bởi vậy Quốc hội Âu châu đã biểu quyết đạo luật 1481 kết án cộng sản, tức Đệ Tam, là diệt chủng, và ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Liên sô trước đây, đã nói: « Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng cộng sản ( tức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản – Lời của người viết bài này); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ».
Dân tộc Nga và Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản.
Dân tộc Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba hãy can đảm vùng lên viết lại trang sử mới cho chính mình.
Paris ngày 11/09/2013
Chu chi Nam
Trong bài “Quốc té ccộng sản” của tác giả Chu Chi Nam có chỗ viết như sau:
Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981.
Đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng của tâc giả.
Sự thực thì ông Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là
Grigory Yevseevich Zinoviev[1] (Russian: Григо́рий Евсе́евич Зино́вьев, IPA: [ɡrʲɪˈɡorʲɪj zʲɪˈnovʲjɪf]; September 23 [O.S. September 11] 1883 – August 25, 1936), born Ovsei-Gershon Aronovich Radomyslsky Apfelbaum (Russian: Овсей-Гершен Аронович Радомысльский Апфельбаум), was a Bolshevik revolutionary and a Soviet Communist politician, ,
Hoặc theo Wikipedia tiếng Nga thì :
Григо́рий Евсе́евич Зино́вьев (настоящая фамилия — Радомысльский[1], фамилия матери — Апфельбаум[2], в качестве еврейских имён в различных источниках указываются первое имя Евсей и Овсей, второе имя Герш, Гершен, Гершон и Гирш, отчество Аронович[1]; партийная кличка Григо́рий; литературный псевдоним — Радомысльский, 11 (23) сентября 1883, Елисаветград, Российская империя — 25 августа 1936, Москва, СССР) — российский революционер, советский политический и государственный деятель.
Còn ông Zinoviev mà “cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981” chính là
Aleksandr Aleksandrovich Zinovyev[1] (October 29, 1922 – May 10, 2006) was a prominent Russian logician and dissident writer of social critique.
Hoặc:
Алекса́ндр Алекса́ндрович Зино́вьев (29 октября 1922 года — 10 мая 2006 года) — советский и российский логик, социальный философ, выдающийся социолог; писатель.
В последние годы жизни в СССР и в эмиграции А. Зиновьев считался «известным советским диссидентом»[1]. Сам Зиновьев после ре-эмиграции в Россию утверждал, что «не был никаким диссидентом»[2].
Đề nghị tác giả Chu chi Nam xem lại và đính chính, nếu không, độ tin cạy và sức thuyết phục của bài viết sẽ giảm đi rất nhiều,
Kính nhờ ABS chuyển hộ cho tác giả Chu Chi Nam
Lê Mạnh Chiến lemanhchien41@yahoo.com
Đó là khi sử dụng mạng không dây 3G của Viettel truy cập vào trang danluan.org thì lập tức bị chuyển ngay sang địa chỉ canhsat-cnc.vn và màn hình hiện lên những dòng cảnh báo, được độc giả chụp lại như sau:
Những câu hỏi của độc giả ở đây là:
- Liệu đây có phải là một hợp tác của nhà mạng Viettel với cơ quan công an VN để ngăn chặn việc người dùng truy cập vào các trang mạng không được họ ủng hộ?
- Việc cảnh báo ám chỉ người dùng đã phạm tội “đánh bạc” cho việc truy cập một trang mạng theo kiểu này, và đưa ra những thông tin như số ID riêng (để giữ quyền riêng tư cho độc giả phản ánh thông tin này, chúng tôi đã xóa bớt con số ID), liệu có phải là một hành động có dấu hiệu lạm dụng quyền lực, xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền tiếp cận thông tin của công dân? Riêng trong trường hợp này, người dùng Internet cũng chưa từng được cơ quan có trách nhiệm thông báo chính thức rằng trang Dân luận có phải là trang bị “cấm” mọi công dân truy cập không, vì sao cấm v.v.. Vậy thì hà cớ gì lại có hành động đe dọa kỳ lạ vậy?
- Nếu người dùng sử dụng proxy – công cụ vượt tương lửa để truy cập trang Dân luận, số ID sẽ thay đổi, cơ quan công an sẽ không thể xác định được chính xác. Ngoài ra, nếu sử dụng SIM 3G “rác”, hiện hầu như được bán ở khắp nơi, không phải đăng ký danh tính. Kể cả việc người dùng bị xác định danh tính khi truy cập một trang như trang Dân luận, liệu cơ quan công an sẽ có biện pháp tập hợp, thống kê thông tin để tiến tới đưa ra một biện pháp xử lý hình sự với họ, vào “tội” gì? Hay đó chỉ là một lối hù dọa “lợi bất cập hại”, hiệu quả thì rất ít mà chỉ gây tai tiếng thêm cho chế độ, cho cả hoạt động của doanh nghiệp, trong trường hơp này là Viettel?
- Một tình huống có thể xảy ra rất phi lý và buồn cười cho “sáng kiến” này, là nếu như có bất cứ người dụng Internet nào tuy không truy cập trang Dân luận, nhưng do tò mà gõ vào địa chỉ canhsat-cnc.vn nói ở trên thì cũng sẽ bị một cảnh báo tương tự và bị “vào sổ đen” của cảnh sát.
- Nếu trên đây chỉ là sự nhầm lẫn, hoặc là một thử nghiệm nào đó, thì … miễn bàn nhiều, và sẽ phải đợi tới khi mọi sự rõ ràng hơn. Còn nếu đó là một hành vi của kẻ xấu, nhằm vào cơ quan chức năng, thì đề nghị sớm có biện pháp xử lý.
- Nếu không có những quyết định nhanh chóng, liệu những người chủ trương trang Dân luận có tiến hành kiện cơ quan chức năng VN, trong đó có cảnh sát, nhà cung cấp dịch vụ Internet và cả nhà cung cấp tên miền “vn”?
2011. Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam
3-9-2013
Lữ Phương
Việc thành lập một đảng chính trị mới đang nói tới ở đây là một đảng giả định, mang tên “ Đảng Dân Chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề
xuất. Anh Đằng là một cán bộ đã 45 tuổi Đảng, hoạt động ở các đô thị
miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “ chống Mỹ ”, sau 1975 từng đảm nhận
vai trò lãnh đạo trong Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một
thời gian dài. Đề xuất của anh đã làm dấy lên trong dư luận trong và
ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít
thấy. Là chỗ quen biết anh Đằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận
nói trên, tôi xin được góp thêm với công luận mấy ý kiến sau đây :
*
1. Điều tôi có thể khẳng định đầu tiên là đề xuất ấy chỉ là ý kiến đột xuất của riêng Lê Hiếu Đằng khi anh đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ đó nẩy ra ý định nhìn lại cả một đời hoạt động đã qua và đã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt động đó trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức được anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài Đảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” đối lập với chính quyền Sài Gòn trước đây, sau 1975 đã cùng hoạt động với anh Đằng trong ban lãnh đạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.
Sau bài viết đó của anh
Nhuận, đây đó đã phát sinh dư luận cho rằng việc thành lập một đảng mới
đối lập, đương đầu với Đảng Cộng sản đã là một thực tế đang được xúc
tiến và xúc tiến bởi một nhóm người đang nuôi tham vọng nào đó về chính
trị. Nhưng theo chỗ tôi biết thì trên thực tế chưa hề có một cá nhân nào
hoặc một nhóm người nào đó thực sự có ý định kết tập nhau lại để bắt
tay vào việc hình thành ra cái đảng chính trị này cả. Tất cả chỉ mới
manh nha trong sự gợi ý từ bài viết của anh Đằng và riêng anh Đằng cũng
cho biết, ngay cả khi có điều kiện để hiện thực hoá ý tưởng ấy thì trong
tình trạng bệnh tật không biết đi đến đâu hiện nay, anh cũng không thể
nào đứng ra đảm đương được. Anh Đằng không ngây thơ đến nỗi không hiểu
tính chất đầy khó khăn và phức tạp của một dự án chính trị như vậy.
2. Qua
việc tiếp xúc trực tiếp với anh và những văn bản mà anh đã công bố, tôi
có thể khẳng định thêm rằng khi gợi ra vấn đề “ đa đảng ” nói trên,
anh Đằng không hề đề ra mục tiêu lật đổ hay thay thế Đảng cộng sản đang
lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam. Động lực thực sự của anh là muốn
đưa ra một giải pháp thiết thực, góp phần dân chủ hoá đời sống chính trị
của đất nước, từ đó cùng góp sức với Đảng cộng sản, tìm kiếm những giải
pháp phù hợp thực tế để mau chóng đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng hiện nay. Suy nghĩ này của anh thật ra không có gì mới mẻ vì đã
được nhiều nhân vật hoạt động và một số nhà nghiên cứu (kể cả những
người trong Đảng) nói tới từ lâu, quan trọng nhất là chỉ ra được nguyên
nhân mọi sai lầm lặp đi lặp lại của Đảng cộng sản cầm quyền: đó là việc
Đảng đã coi cái ý thức hệ Mác-Lênin của riêng mình như chân lý duy nhất
đúng, ép buộc toàn xã hội phải thừa nhận, căn cứ vào đó thiết lập quyền
độc tôn lãnh đạo, không màng đến phản ứng của cuộc sống thực tiễn,
nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Tất cả mọi sự phản biện
dai dẳng đưa đến những đề xuất tìm kiếm một giải pháp điều chỉnh lại
hướng đi cho đất nước cũng xuất phát từ đó : trong thời kỳ mới này, Việt
Nam cần phải chuyển mình sang thể chế dân chủ để hình thành một tập hợp
dân tộc đồng thuận, trong và ngoài nước, dựa trên đó cùng nhau tìm ra
những giải pháp thoát khỏi được sự bế tắc bấy lâu nay. Trong ý hướng dân
chủ hoá đời sống chính trị đó, vấn đề kiểm soát quyền lực – cụ thể là
không để nhà nước dùng sự độc tôn quyền lực triệt tiêu sự sống độc lập
của xã hội công dân, kết quả là biến sự độc tôn đó thành chỗ dựa cho các
tập đoàn lợi ích cấu kết với nhau để thao túng nhà nước – đã được đặt
ra ngày càng gay gắt, dưới nhiều hình thức, từ việc lên tiếng của những
cá nhân đến những kiến nghị tập thể mở rộng cho nhiều người tham gia.
3. Vấn
đề “ đa đảng ” mà Lê Hiếu Đằng nêu ra chỉ nhắc lại những suy nghĩ chung
nẩy sinh từ quá trình thảo luận tìm kiếm con đường dân chủ hoá cho Việt
Nam, diễn ra cả hơn hai thập kỷ đã qua. Và không phải chỉ như vậy vì có
lúc các ý tưởng ấy đã thể hiện trong thực tế, cụ thể qua sự xuất hiện
công khai một số đảng chính trị mà thách thức rất đáng chú ý là việc ông
Hoàng Minh Chính một cựu đảng viên đứng ra “ phục hồi ” một đảng ra đời
vào thời kỳ cách mạng 1945 mệnh danh là Đảng Dân Chủ. Gọi là “ phục hồi
” một đảng cũ (thực chất là do Đảng Cộng sản chủ động lập ra) nhưng
trong khi đó ông Chính lại dời vị trí nội địa của nó ra hải ngoại để một
số nhân vật bên ngoài chi phối, vì thế nỗ lực của ông đã không giữ được
tính chính danh cần phải có để có thể hoạt động, nhất là không đủ thực
lực để vượt qua được sự trấn áp của Đảng cộng sản.
Đảng chính trị mang tên
“ Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất đã đi theo một hướng hoàn
toàn khác : là kết quả của cuộc vận động trong nước nhưng không ra đời
một cách tự phát từ cuộc sống xã hội mà lại bắt nguồn từ nội bộ Đảng
cộng sản, cụ thể từ sáng kiến của những đảng viên bất đồng, xin ra khỏi
Đảng với một số lượng tương đối nào đó để có thể khởi xướng và thành
lập. Thực chất của cái thực thể chính trị được Lê Hiếu Đằng đề xuất đã
bộc lộ rõ trong điều kiện giả định đó : Đảng Dân chủ Xã hội sẽ không thể
nào trở thành hiện thực nếu chưa có đủ số đảng viên cộng sản ly khai
cần thiết. Vì thế sẽ là tất nhiên khi thấy anh Đằng chưa nói gì đến
cương lĩnh, tổ chức, điều lệ của đảng, và cũng là tất nhiên nữa khi
chúng ta chưa thấy có dấu hiệu nào cho biết đã có một sự chuẩn bị tối
thiểu để làm việc đó. Câu hỏi về sự chín muồi hay chưa của tình hình để
sự đề xuất này có thể đi vào thực tế thiết tưởng cũng không có ý nghĩa
bao nhiêu.
Vì thế, muốn nhìn ra
cho rõ hình hài của cái thực thể chính trị mới này tôi thấy không dễ.
Tuy vậy nếu cố gắng đi sâu vào những gì Lê Hiếu Đằng gợi ra qua các bài
viết của anh, chúng ta vẫn có thể hình dung ra được đôi nét rất khái
quát của nó. Khác hẳn về phương pháp hoạt động với Đảng cộng sản, đó là
điều rõ ràng nhất : nếu một bên là chuyên chính, dựa vào đường lối từ
bên trên để “ cải tạo ” bên dưới, buộc bên dưới phải vâng phục (cộng
sản) thì một bên sẽ là dựa vào bên dưới – Lê Hiếu Đằng nói đến nhiều lần
cái “ xã hội dân sự ” đang lớn mạnh – để hoạt động, lấy nguyện vọng của
bên dưới hình thành đường lối, căn cứ vào đó tạo ra áp lực tác động lên
trên, buộc Đảng cộng sản phải tiến hành những cải cách căn bản và thiết
thực (dân chủ xã hội).
Khác nhau về phương
pháp hoạt động nhưng xét về mặt mục tiêu, hai thực thể chính trị ấy vẫn
có thể gặp nhau trên những định hướng lý thuyết khả dĩ về một mô hình xã
hội chủ nghĩa truyền thống : hạn chế sự bóc lột mù quáng và vô độ của
chủ nghĩa tư bản, đề cao quyền sở hữu về sức lao động của những người
công nhân, bảo vệ môi trường tự nhiên, lành mạnh hoá môi trường văn hoá
xã hội… Với những tương đồng giả định đó, nếu ra đời được, Đảng Dân Chủ
Xã hội sẽ đảm nhận một chức năng đặc biệt trong mô hình “ lưỡng đảng ”
kiểu Việt Nam, ở đó Đảng cộng sản vẫn là chủ thể lãnh đạo còn Đảng Dân
chủ Xã hội sẽ giữ vai trò của một lực lượng “ đối trọng hợp pháp ”,
không hoàn toàn là một thứ đảng bù nhìn vuốt đuôi (như ở Trung quốc)
nhưng cũng không phải là một đảng chống đối nhằm “ giải thể ” Đảng cộng
sản để thay thế như người ta có thể tưởng tượng ra.
4. Nhìn chung lại, tôi thấy đề xuất thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng đã đặt nền trên mấy nhận định sau đây :
-
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hiện nay đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc phát triển lành mạnh của đất nước, vì vậy đang đưa dân tộc vào một cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, có nguy cơ để mất chủ quyền vào thế lực bành trướng phương Bắc.
-
Tình trạng đó được quy về phương thức lãnh đạo chuyên chính của Đảng cộng sản với một đường lối áp đặt, xa rời thực tế, mất lòng dân, cho nên biện pháp dân chủ hoá sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cấp bách để giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên.
-
Trong tình thế cực đoan như hiện nay, sự ra đời của một đảng mới gần gũi với Đảng cộng sản về mục tiêu nhưng khác về phương pháp là phương thức tốt nhất, để vừa dân chủ hoá thể chế chính trị ở Việt Nam, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc đẩy Đảng cộng sản tự dân chủ hoá và canh tân.
Qua sự tìm hiểu như
trên, giả sử như tiếp cận được gần đúng suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng, nếu
bỏ qua một số biểu đạt có tính chất cảm tính vì những bức xúc đặc biệt
của anh, tôi cho rằng những suy nghĩ ấy cần được đón nhận một cách thiện
chí vì bản thân cái phần cốt lõi trong bài viết của anh đã bắt nguồn từ
một thiện chí không thể không ghi nhận. Những anh em quen biết anh Đằng
lâu năm đều nhận thấy anh thuộc loại đảng viên ít chịu khoan nhượng
trước những sai trái, cho nên hoạt động trong một môi trường phải tận
mắt chứng kiến quá nhiều những điều đi ngược lại lý tưởng ban đầu của
anh, nghiêm trọng, dai dẳng đến phi lý, anh không thể không tiếp nối
những người đi trước (như tướng Trần Độ đã mất), lên tiếng phê phán
những sai trái ấy với tinh thần trách nhiệm cao nhất của một đảng viên
mà cũng là của một công dân. Gọi anh là kẻ “ phản bội ”, “ chuyển hệ ”
hoặc theo đuôi các “ thế lực thù địch ”, xuyên tạc tư tưởng để bôi nhọ
nhân thân của anh v.v… là những quy kết đầy ác ý.
Còn về vấn đề “ đa đảng
” mà anh xới lên, như đã nói ở trên, thật sự đó vẫn chỉ là một đề xuất
giả định, đúng hơn là một khuyến cáo có tính chất định hướng cho Đảng
cộng sản – chứ không phải cho những thực thể chính trị khác – mà anh vẫn
còn là một thành phần, mục đích không có gì khác hơn là thúc đẩy sự
canh tân thể chế, vì lợi ích của dân tộc mà cũng là vì Đảng của anh. Vốn
là một khuyến cáo công khai đề xuất trực tiếp, nếu không đồng ý với anh
thì điều quan trọng nhất để những nhà lãnh đạo Đảng ứng phó là chỉ đạo
những nhà lý luận của mình, dưới hình thức một cuộc đối thoại cũng công
khai, minh bạch trả lời từng điểm một các vấn đề đã được nêu ra, nhân
dịp này thành thật công bố đường lối giải quyết những khó khăn hiện nay
của Đảng (nhất là với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc), không phải chỉ
với riêng anh mà với cả đông đảo những người thuộc nhiều thế hệ khác
nhau, đã nghĩ như anh và tạo ra động lực để anh bộc lộ. Không làm như
vậy mà lại né tránh các vấn đề đó, trong khi đó lại cho mở ra chiến dịch
công kích anh hết sức thô bạo – cơ sở lập luận không dựa vào đâu ngoài
những công thức tuyên truyền xa rời thực tế (như tính chất “ khoa học ”
của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự chọn lựa của Đảng và của nhân dân là một, cổ
vũ đa đảng là làm rối loạn xã hội v.v…), đương nhiên coi đó như những
chân lý quyền uy, không cần thuyết phục – những nhà lý luận của Đảng đã
không gặt hái được gì ngoài những chống trả quyết liệt của nhiều xu
hướng phản biện khác nhau.
5. Để
giữ tính chất nghiêm túc cho đề xuất của Lê Hiếu Đằng, thiết nghĩ chúng
ta cần vượt lên cuộc tranh cãi ồn ào đang diễn ra để tìm hiểu thêm vấn
đề này theo một viễn cảnh chuyển đổi xã hội rộng lớn hơn mà ở Việt Nam
hiện nay đang đặt ra ngày càng rõ ràng, đặc biệt là những ý hướng canh
tân mạnh mẽ xuất phát từ trong nội bộ Đảng cộng sản. Trong xu thế ấy,
việc đề xuất công khai và trực tiếp của Lê Hiếu Đằng về vấn đề “ đa đảng
” là một đột biến quan trọng, có khả năng mở ra một hướng mới cho quá
trình đấu tranh trong nội bộ Đảng về sự cần thiết phải có những chuyển
hoá triệt để về lãnh đạo : cuộc đấu tranh dân chủ hoá đời sống chính trị
của đất nước từ nay trở đi sẽ không chỉ giới hạn trong việc “ phản biện
” trên lời nói về những chính sách sai lầm của Đảng mà cần tranh đấu
tạo ra một định chế phân tán quyền lực để ngăn chặn những sai lầm ấy một
cách có hiệu lực. Việc kiểm soát quyền lực này không đụng chạm tới
cương lĩnh của Đảng cộng sản (đó là chuyện nội bộ của những người cộng
sản) mà chỉ đặt vấn đề thiết lập một định chế mới để buộc Đảng cộng sản
phải tuân thủ những quy định dân chủ về “ kiểm soát và cân bằng quyền
lực ” khi đem cương lĩnh của mình ra thực hiện.
Trước một xu thế như
vậy, sự phản ứng ứng quyết liệt của một số cán bộ Đảng, quen bám víu
(một cách lén lút) vào thứ lý luận giáo điều về “ chuyên chính vô sản ”,
dứt khoát không chia quyền với bất cứ ai, là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng
nhìn vào lịch sử của phong trào cộng sản thế giới, người ta nhận thấy
quan niệm ấy không phải lúc nào cũng được áp dụng một cách tuyệt đối,
máy móc, nhất là trong những tình thế khó khăn cần linh động nhân nhượng
để đừng mất tất cả (“dĩ nhất biến ứng vạn biến” như Hồ Chí Minh hay
nói) : việc Đảng cộng sản Đông Dương, cuối năm 1945 ra thông báo căn cứ
vào “tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước” bấy giờ để tự giải tán
là một thí dụ. Trong những tình hình như vậy, vấn đề “ đa đảng ” không
còn là một khái niệm thiêng liêng, một nguyên tắc bất dịch mà là một
công cụ trong đấu tranh, cần phải được sử dụng để bảo vệ mục đích theo
đuổi của mình. Vấn đề thành công hay thất bại trong trong việc quyết
định này hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của những người có đảm lược sử
dụng công cụ đó.
Ngay trong điều kiện đã
giành thắng lợi rồi mà muốn bảo vệ quyền lực một cách lâu bền, công cụ
đó vẫn không thể tiên quyết coi như một cấm kị. Thực tế cho chúng ta
biết có khá nhiều hình thức “ đa đảng ” đã được những đảng cầm quyền sử
dụng có lợi cho mình. Có thể cho phép một loạt đảng “ hiệp thương ” tồn
tại để làm “ kiểng ” cho chế độ một đảng độc tài. Cũng có trường hợp các
đảng gọi là “ đối lập trung thành ” được luật pháp cho hoạt động công
khai nhưng trên thực tế đã bị đảng cầm quyền khống chế (một cách hợp
pháp và cả bất hợp pháp) để duy trì quyền lãnh đạo thống trị của mình.
Cũng có trường hợp công cụ đa đảng được dùng trong thể chế “ đa nguyên
đa đảng ” ở đó các đảng đối lập, vì một lý do văn hoá, lịch sử nào đó,
luôn chiếm vị trí thiểu số, nhưng cũng có những trường hợp được sử dụng
trong thể chế “ nhất nguyên đa đảng ”, ở đó chỉ có hai đảng thay nhau
cầm quyền bằng những phương pháp khác nhau nhưng có cùng mục đích bảo vệ
những giá trị chung của một chế độ cả hai đều chia sẻ. Trước thực tế
phức tạp của cuộc đấu tranh quyền lực, việc tuyệt đối hoá một quan niệm “
độc đảng ” có nội dung nào đó để duy trì sự độc tôn quyền lực cho Đảng
của mình trong mọi trường hợp là một thái độ không thực tế. Nhất là lại
thuần tuý bằng trấn áp và bạo lực thì không những không thực tế mà còn
nguy hiểm : đảng chính trị đó chỉ tích tụ những toan tính bạo lực ngược
chiều, trước sau gì cũng “ quỵ sụm ” hoặc bị đánh đổ bằng con đường bạo
lực do mình tạo ra.
*
Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau đây xin thưa cùng những người quen hay không quen đã bày tỏ thái độ đồng tình, cổ vũ đề xuất của Lê Hiếu Đằng : a) Đề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với Đảng cộng sản. Tán thành nhưng xem đây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng đừng quên rằng đây là một hình thức tranh đấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới. b) Thực chất của đề xuất đó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở đó hình thức đa đảng là một công cụ đấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất đồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước đi thích hợp hơn. c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin đừng quá bồng bột coi đề xuất này như một thứ phép màu mang đến khả năng chấm dứt ngay được di sản nặng nề của độc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ để lại. Cũng đừng quên trong chính trị, vấn đề “ đa đảng ” chỉ là một công cụ đấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ đó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.
Xong đúng ngày 2-9-2013
Lữ Phương
Nguồn: Diễn đàn
2035. QUỐC TẾ CỘNG SẢN
«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo». (Friedrich Nietzsche)
Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản». Một sử gia cũng viết : «Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản».
Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.
Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:
Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ « tư bản « sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.
Có nhiều Quốc tế cộng sản:
I) Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản
Tiền thân của Đệ nhất : Ba người được coi là người khởi xướng Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản là : 1) François Babeuf (1761 – 1797), người Pháp, theo Cách mạng Pháp lúc ban đầu, nhưng sau đó định làm một cuộc đảo chính chính phủ cách mạng thời bấy giờ (1795), nhưng không thành, ông bị bắt và bị xử tử. Ông thành lập Hiệp hội những Người Công bằng (Association des Egaux). Tư tưởng của ông đã được những người cộng sản, đặc biệt là Marx và Engels, theo sau này.
2) Karl Heinrich Marx (1818 – 1883): người Đức, gốc Do thái, tác giả Tuyên Ngôn thư Cộng sản, một trong những người chính thành lập ra Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản (1864 – 1876); 3) Friedrich Engels (1820 -1895), bạn của Marx, người đã cùng Marx đấu tranh, thành lập ra Đệ Nhất.
Lúc đ ầu Marx và Engels gia nhập Nhóm những người chính nghĩa, sau đó đổi thành Nhóm những người Cộng sản (1847 -1852). Tại Đại hội I I của nhóm Marx được đề cử soạn thảo cương lĩnh, đến tháng 2/1848 Marx hoàn tất và Tôn nguyên thư Đảng Cộng Sản ra đời. Marx và Engels vẫn tiếp tục hoạt động trong Nhóm những người Cộng sản cho đến ngày 28/09/1864 Hiệp hội quốc tế những người thợ thuyền, hay Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản, được thành lập ở Luân đôn (Anh quốc). Nhưng những hội viên phần lớn là những người theo tư tưởng của chủ nghĩa vô trị của Proudhon ( 1809 -1865), của Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), và những người theo trường phái triết lý thực nghiệm ( Positivisme) của Anh, mà sau này họ trở thành Đảng viên của Đảng lao động Anh.
Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), là nhà đấu tranh cách mạng Pháp, chống lại chế độ quân chủ, bạn của Charles Fourrier (1772 – 1837), của Saint Simon (1760 – 1825), nhà xã hội, kinh tế, kỹ nghệ gia Pháp, mà tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn ở xã hội Pháp vào thế kỷ thứ 19. Cả hai ông, đều bị Marx chỉ trích nặng nề trong quyển Tuyên ngôn thư, bị coi là những nhà xã hội không tưởng.
Trong Đại hội họp ở Lausanne (Thụy sĩ) vào năm 1867, Đệ Nhất Quốc tế có những người cũng theo chủ nghĩa vô trị, nhưng khuynh hướng Nga, của nhà triết học Nga, Michail Bakounine (1814 – 1876), tham dự; điều nàylàm Marx và Engels bất mãn. Nhưng đến đại hội họp ở La Haye (Hòa lan), năm 1872, sự kình chống giữa những người theo tư tưởng của Marx, chủ trương « Độc tài vô sản « và những người theo chủ nghĩa vô trị khuynh hướng Proudhon và Bakounine, đi đến chỗ quyết liệt. Marx tự lấy quyền trục xuất những người của Bakounine ra khỏi đại hội, làm ông này sau đó thành lập Quốc tế những người theo chủ nghĩa vô trị. Tổ chức này họp đại hội cuối cùng vào năm 1881.
II) Sự khác biệt về Tiền Quốc tế Cộng sản và Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản.
Như chúng ta thấy, ngay trong Đại hội tiền Quốc tế Cộng sản và trong Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản đã có 2 khuynh hướng chống nhau như mặt trời mặt trăng, như nước với lửa : khuynh hướng chủ trương vô trị, chủ trương vô chính phủ ; khuynh hướng chủ trương độc tài, với chính phủ, nhất là đảng độc tài mạnh. Một thí dụ điển hình là Marx và Proudhon, hai người này gần như cùng thời, trao đổi tư tưởng với nhau rất nhiều. Marx đã từng khen những bài viết của Proudhon về kinh tế : « Ông đã đánh vào thành trì kinh tế của tư bản ». Hai người có bút chiến với nhau. Proudhon viết quyển Philosophie de la misère ( Triết lý của sự nghèo khổ), Marx trả lời lại bằng cách viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, quyển Misère de la Philosophie (Sự nghèo nàn của triết học).
Tuy nhiên Proudhon phản đối kịch liệt Marx qua quan niệm « Độc tài vô sản «, vào ngay thời đó, ông đã tiên đoán: « Nếu tư tưởng của Marx được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi của xã hội. » Ngày nay qua 100 năm thực hiện lý tưởng của Marx, với những nước cộng sản đã biến mất, như Liên sô và Đông Âu, và với những nước cộng sản còn lại, chúng ta thấy quả lời tiên đoán của Proudhon là đúng. Nhà nước cộng sản không biến mất như lời Marx tiên đoán, mà càng ngày càng lớn mạnh, cộng thêm với đảng Cộng sản, đặt trên tất cả mọi tổ chức, tiêu sài phung phí từ tiền thuế của dân. Quả thật là 2 con sán lãi khổng lồ.
III) Sự ra đời Đệ Nhị Quốc tế Cộng Sản
Marx lấy quyền độc đoán giải tán Đệ Nhất quốc tế Cộng sản. Nhưng từ ngày tổ chức này bị giải tán năm 1876 cho tới khi Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản được thành lập, năm 1889, ở Paris, có rất nhiều biến cố chính trị, xã hội, ý thức hệ ở Âu châu. Ở đây, tôi không thể đi quá vào chi tiết từng nước một, tôi chỉ lấy tiêu biểu là nước Đức, mà đảng Dân chủ xã hội, vừa mới kỷ niệm ngày 23/05/2013, tại Leipzig, 150 năm ngày thành lập đảng, tức là vào năm 1863.
Vào ngày nói trên, năm 1863, Ferdinand Lassalle (1825 – 1864), nhà đấu tranh cho thợ thuyền Đức, đã lập ra Tổng Hội những người Thợ thuyền Đức ( Association générale des travailleurs ); tổ chức này là tiền thân của đảng Dân chủ xã hội Đức. Có thể nói ông là bạn thân của Marx và Prouhon. Nhưng ông đã đứng giữa 2 quan điểm và lập trường quá khích của 2 người này. Theo Lassalle và những người theo đảng Dân chủ xã hội Đức sau này thì mục tiêu của đảng nhắm tới « Thay đổi xã hội bằng chính sách giải phóng con người, nhằm tạo ra sự tham gia của quảng đại quần chúng vào đời sống chính trị. Mục tiêu này trước hết bao gồm giáo dục, cưỡng bách giáo dục đối với mọi người, khuyến khích các nghiệp đoàn mở các lớp học cho thợ thuyền, nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thăng tiến. Giải phóng con người bằng cách thực hiện các quyền đã ghi thành luật pháp, nhất là bằng cách mỗi người tự nâng cao sự hiểu biết và quyền năng của mình…. Trong thời kỳ đảng Dân chủ xã hội mới được thành lập, với Cương lĩnh Eisenach năm 1869, có ghi rõ : bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp xã hội của những người tham gia bầu cử…… Thêm vào đó là luật cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án…..
« Nhưng phong trào cộng sản thế giới đã quyết định cho mình một con đường đấu tranh khác, hiển nhiên với những hậu quả vô cùng khủng khiếp của nó. Phong trào này thiết lập lên một giai cấp thống trị mới, và đã thay thế sự thống trị cũ bằng sự thống trị mới….. Còn quyền tự do, công bằng, ấm no…. , người dân chỉ được nghe và ngóng chờ, chứ không thấy được thực hiện.
« (Trích Bài Diễn văn của Tổng Thống Đức Joahim Gauck, đọc tại Leipzig ngày 23/05/2013, nhân kỷ niệm ngày thành lập 150 năm đảng Dân chủ Xã hội Đức).
Thực vậy, đảng Dân chủ xã hội Đức được thành lập vào thời kỳ mà nước Đức, đúng ra là nước Phổ ( Prusse), phát triển rất mạnh, dưới sự cai trị của vua Guillaume I, và thủ tướng Otto Bismark (1815 – 1898). Ông này nắm quyền 29 năm từ năm 1862, một năm trước khi Lassalle thành lập đảng Dân chủ Xã hội, cho tới năm 1890. Nước Đức trở thành đệ nhất cường quốc Âu châu thời bấy giờ và đã đánh thắng Pháp năm 1870. Sau khi Lassalle chết, hai người điều khiển đảng Dân chủ Xã hội Đức là Karl Kautski (1854 – 1938) và Eduard Bernstein (1850 – 1932).
Bernstein được coi như lý thuyết gia của đảng và tư tưởng của ông hoàn toàn chống lại tư tưởng của Marx. Ông quan sát sự phát triển mạnh mẽ của Đức thời bấy giờ, từ giữa thế kỷ 19 tới cuối thế kỷ này, ông nhận thấy xã hội Đức không phân chia làm 2 giai cấp, mà ít nhất là 3 giai cấp. Đồng ý là có giai cấp chủ và thợ, nhưng ở giữa có giai cấp trung lưu, xuất thân từ con cháu của giai cấp thợ, tiến thân được là nhờ chịu khó và học hỏi. Giai cấp này đã đóng vai trò chính và tích cực cho sự phát triển. Từ đó ông phản bác lý thuyết của Marx là không có tính chất khoa học, vì không đúng với sự tiến triển của xã hội.
Thêm vào đó, Bernstein cho rằng không cần phải làm cách mạng, nhất là cách mạng bạo động, như Marx chủ trương. Người ta có thể thay đổi xã hội, thay đổi đời sống công nhân qua một chế độ đại nghị, tôn trọng luật lệ, tôn trọng bầu cử tự do và tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong đó có quyền thành lập hội đoàn. Ông còn cho Marx là hồ đồ qua việc chỉ trích những người lãnh đạo đảng Dân chủ xã hội Đức là tay sai của tư bản (valets des capitalistes), trong quyển sách mà Marx viết chung cùng Engels chỉ trích Chương trình Gotha et d’Erfurt (1875, 1891) vào 2 kỳ đại hội của đảng này, cũng như hồ đồ qua việc cho rằng Nhà nước tức chính quyền cũng chỉ là công cụ, tay sai của tư bản. Vì ông quan sát nhà nước Đức từ giữa thế kỷ 19 cho tới cuối thế kỷ, qua chính quyền của Otto Bismark, thì ông thấy không phải lúc nào chính quyền cũng đứng về phía tư bản, mà chính quyền là trọng tài giữa tư bản và thợ thuyền, nhiều khi đứng về phía thợ thuyền nông dân nhiều hơn, như việc chính quyền đã ban hành luật xã hội đầu tiên của Âu châu (1883, 1889), theo đó người dân, nhất là thợ thuyền có quyền được bảo đảm về bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp và tuổi già.
Trong tinh thần đó, vào tháng 7/1889, các đảng Dân chủ xã hội, Xã hội của Âu châu, họp Đại hội thành lập ra Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, theo đó : 1) Vẫn giữ tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx ; 2) Nhưng chống lại tư tưởng độc tài vô sản ; 3) Chủ trương đi đến một nền cộng hòa đại nghị, người dân được tự do bầu cử người đại diện của mình, cho một quốc hội dân cử để đi đến một chính quyền dân cử thật sự.
Chúng ta nên nhớ là lúc này Marx đã chết, 1883, chỉ còn Engels. Cuối đời Marx và ngay cả Engels, hai người đều nhận thấy rằng có nhiều điều sai lầm trong lý thuyết của mình, vì có nhiều đồ đệ bỏ, chẳng hạn như Paul Lafargue, con rể Marx, người trước đó đã giúp Marx và Engels rất nhiều, như tóm tắt và dịch quyển Chống lại Durhing ( Anti – Durhing) của Engels ra tiếng Pháp, đã bỏ Marx, theo chủ nghĩa vô trị, khiến Marx phải nói câu: « Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng theo chủ nghĩa vô trị. » Ngay cả con gái của Marx, vợ của Lafargue, Laura Fargue, người đã dịch quyển Tuyên Ngôn thư ra tiếng Pháp, cũng bỏ Marx, trở về đạo của tổ tiên, tức Do Thái giáo.
Theo Claude Mazauric, người viết lời Mở đầu ( Lire le Manifeste) quyển Tuyên Ngôn thư, thì: « Người ta nhận thấy rằng, sau này, những đồ đệ của tác giả quyển Tuyên Ngôn, và ngay chính cả Engels, vào cuối đời, năm 1895, khi nhìn thấy tình trạng trưởng thành của Phong trào thợ thuyền và xã hội, họ đã đi đến giả thuyết cho rằng một nhà nước cộng hòa dân chủ và một cuộc bầu cử qua phổ thông đầu phiếu đã trở thành con đường duy nhất để những người thợ thuyền, nam hay nữ, có thể thoát khỏi sự thống trị của xã hội tư bản. « ( Marx và Engels – Manifeste du Parti communiste – Traduction de Laura Lafargue, précédé de Lire le Manifeste par Claude Mazauric – trang 9 – Edition www.Librio.net – 1998).
Trở về Đệ Nhị quốc tế Cộng sản, chúng ta thấy ngay từ lúc đầu đã có sự chia rẻ giữa « khuynh hướng Trung« của Kautski và « khuynh hướng cực đoan » của Lénine, vẫn giữ quan niệm « Độc tài vô sản «, « cách mạng bạo động «.
Vào tháng 2/ 1919, trước khi có việc tách ra của Lénine để lập Đệ Tam Quốc tế, Đệ Nhị có họp Đại hội ở Berne, rồi ở Genève ( tháng7/1920), tiếp theo đó là Đại hội ở Hamboug ( 1923) bởi những người xã hội khuynh hướng trung tả, mà về sau người ta thường gọi những người này là Đệ Nhị Một Nửa ( 2-1/2).
Đệ Nhị thực sự không hoạt động từ năm 1939, nhường chỗ cho Quốc tế Xã hội, thay vì là Quốc tế Cộng sản, và họp Đại hội từ ngày 30/06 tới ngày 03/07/1951, ở Franfort, Đức.
Quốc tế Xã hội được thành lập từ đó và hoạt động mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay bao gồm 180 thành viên trên toàn thế giới, trong đó có nước Đức và đảng Dân chủ Xã hội, vừa mới kỷ niệm 150 năm thành lập, giữ một vai trò rất quan trọng.
Chúng ta biết, từ ngày đầu thành lập năm 1889, cho tới sau Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Quốc tế cộng sản có rất nhiều chia rẻ nội bộ, vì ý thức hệ, vì thái độ cần phải lấy trước khi thế chiến xẩy ra. Thế rồi thời gian trôi qua, Thế chiến xẩy ra, rồi kết thúc, lợi dụng tình thế trước khi thế chiến chấm dứt, Lénine, lúc đó đang sống lưu vong ở Thụy sĩ, tuyên bố: « Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay dù phải nhượng đất để có hòa bình và có quyền. »
Vì lẽ đó mà chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I và Bộ Tham mưu đã tìm cách đưa Lénine về để cướp chính quyền. Hành động này của Bộ Tham mưu Đức rất là tính tóan và khôn ngoan, bắn một mũi tên nhằm 3 con chim : 1) Lúc đó Bộ Tham mưu Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận lớn, Đông bắc với Nga của Nga Hoàng Nicolas I I, Tây nam với Pháp, giờ muốn dồn lực vào mặt trận chính tây nam ; 2) Ở trong phần lớn các nước Âu châu, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, không theo khuynh hướng của Lénine, rất mạnh, nhất là ờ Đức, chính quyền sợ có vụ dân nổi lên làm cách mạng, nên đã đánh lạc hướng bằng cách giúp Lénine về nước, làm giảm uy thế của cánh trung của Kautski trong Đệ Nhị Quốc tế ; 3) Đấy là chưa nói, khi Lénine về nước cướp được chính quyền, thì cử Trotski đi họp hội nghi Brest – Litovsk vào tháng 3/1918 với Đức và cắt đất cho Đức.
Tuy nhiên khi lòng dân thay đổi, chán chế độ quân chủ, tình thế không cho phép, thì dù « Bắn mũi tên khôn ngoan « thế nào chăng nữa cũng không cứu vãn được tình thế. Đức thua trận, chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I bị sụp đổ. Chẳng khác nào như sự sụp đổ của Liên sô và các nước cộng sản Đông Âu gần đây. Khi lòng dân đã đổi chiều, khi mà tình trạng xã hội đã không còn cách cứu chữa, đến nỗi trước khi chết, Brejnev phải than lên : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là giả, công chức đến sở làm việc là để chỉ có mặt, sau đó thì đi coi hát hay đi làm việc riêng ! «.
Nhiều người đỗ lỗi cho Gorbatchev. Nhưng không phải vậy. Gorbatchev chỉ muốn sửa đổi, cải cách chế độ. Nhưng « chế độ cộng sản gần như không thể cải cách, mà phải thay đổi «, như Boris Eltsine nói, thêm vào đó lòng dân đã quá chán ngán và tình trạng đã trở nên quá trầm trọng.
Trở về với Quốc tế Cộng sản, sau khi được Bô Tham Mưu Đức, đưa từ Thụy sĩ về trong một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có cả mấy người tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi, được sự giúp đỡ tiền bạc của Đức, với số tiền này, Lénine đã đưa cho Trotsky tổ chức những khóa học cho đội cảm tử cách mạng ( Commendots révolutionnaires ), đợi thời cơ đảo chính cướp chính quyền. Và chuyện đến đã đến : Tháng mười năm 1917, Trotsky đã làm cuộc đảo chính chính quyền Kérensky thuộc đảng Xã hội Thợ thuyền Nga, nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản.
Sau khi cướp được chính quyền vào đầu năm 1918, Lenine đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lập pháp. Tuy nhiên kết quả bầu cử cho thấy phe của Lénine đã bị lâm vào thiểu số. Lénine lấy quyền lúc đó là đang nắm cơ quan hành pháp, giải tán quốc hội này. Hành động này của Lénine và những người của Đệ Tam mà Lénine lập ra sau này, chẳng coi bầu cử và ý dân là gì cả. Chính vì vậy mà bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng đấu tranh trong Đệ Nhị, đã viết thư cho ông vào cuối đời bà, 1919, như sau : « Đảng và nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng để phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội : Đó là tôn trọng tự do và dân chủ «.
Đây là điểm khác biệt chính và lớn nhất giữa Đệ Nhị và Đệ tam Quốc tế Cộng sản.
IV) Đệ Tam Quốc tế Cộng sản
Sau khi cướp được chính quyền, sau gần 2 năm nội chiến, tháng 3/1919, Lénine (1870 – 1924) lập ra Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.
Như trên đã nói, Lénine vẫn tin ở tư tưởng bạo động lịch sử, cách mạng tất yếu; nhưng những biến cố xẩy ra ở Hung gia lợi năm 1918 và ở Đức năm 1919, làm Lénine thất vọng, quay sang hy vọng ở phía đông, ở Á châu, vì vậy Lénine đã ký Hiệp ước thân thiện với Tôn dật Tiên năm 1923, giúp họ Tôn mở trường Hoàng Phố ở Quảng Đông, mở trường Tôn dật Tiên, lúc đầu ở Moscou, sau đó là trường Đông Phương. Trong Đại hội lần thứ 4, năm 1923, đại hội cuối cùng của Đệ Tam với sự có mặt của Lénine, ông tuyên bố: « Chủ nghĩa cộng sản sẽ đi qua cửa ngõ Tân đề li (Ấn độ), Bắc kinh ( Tàu), rồi sau mới tới Bá linh (Đức) và Paris ( Pháp)… ».
Về trường Đông phương, những người cộng sản sau này thổi phồng lên là đại học, trên thực tế thì trình độ rất thấp; vì để được vào học, chỉ cần chứng chỉ làm việc thợ thuyền trong 2 năm ở một hãng xưởng. Chương trình học có lý thuyết đơn giản về cộng sản, còn phần lớn là dạy phá hoại, hoạt động bí mật, chẳng hạn để được nhận vào, học viên phải tự mình làm ra 2 phiếu lý lịch giả và phải học thuộc lòng.
Sau khi họp Đại hội lần thứ 4 của Đệ Tam, thì Lénine chết. Người chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là Zinoviev (1919 – 1926), sau đó được thay thế bởi Boukharine (1926 – 1929), rồi Molotov (1929 – 1934), Manouilski, cuối cùng là Otto Kuusisen.
Đệ Tam bị Staline giải tán vào ngày 15/5/1943).
Vì vẫn tin ở bạo động lịch sử, những người chóp bu của Đệ Tam, thực ra là của đảng Cộng sản Liên sô, tiêu biểu là Trotsky (1879 – 1940), nắm Nhà nước và quân đội, và Staline (1879 – 1953), nắm Đảng, đã xẩy ra cuộc đấu đá, tranh quyền giữa 2 người rất là khốc liệt. Hai người đã công khai dùng hết tất cả phương tiện của mình, một bên là nhà nước, một bên là đảng tố cáo nhau là phản cách mạng, là phản dân tộc, phản con đường đã vạch ra bởi Lénine. Tuy nhiên, vì theo như Lénine khi lập ra đảng cộng sản Liên sô, thì đặt đảng này trên tất cả mọi tổ chức, nay Staline nắm đảng, nên phần thắng đã về Staline.
Mặc dầu Totsky được những người như Zinoviev, Kamanev ủng hộ lúc đầu, nhưng sau cũng thua.
Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981. Kamanev, người rất quan trọng trong thời Lénine, sau đó bị Staline kết án tử hình, trong một phiên tòa nổi tiếng được gọi là Phiên tòa Moscou vào năm 1935. Nó chẳng khác gì những phiên tòa của Đức Quốc xã Hitler, vì lúc này Hitler đã lên nắm quyền ở Đức.
V) Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản
Trotsky bị bị tước hết quyền hành năm 1925, bị loại khỏi đảng năm 1927, bị đi đày, rồi bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1929. Sau đó ông lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi bị Staline cho người theo dõi và ám sát chết ở Mễ tây cơ năm 1940. Ông có viết nhiều sách, nhưng theo tôi nghĩ, 2 quyền quan trọng sau này trước khi chết và có liên quan đến Đệ Tứ, đó là : Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) và quyển Cách mạng bị phản bội ( La Révolution trahie).
Trở về với Đệ Tam Quốc tế Cộng sản và tình hình Liên bang sô viết sau khi Lénine chết và sau khi Trotsky bị trục xuất, thì Staline nắm tất cả mọi quyền hành, từ Đệ Tam cho tới tình hình chính trị của Liên sô.
Staline đã làm những cuộc thanh trừng vô cùng đẫm máu và khốc liệt. Suốt từ khi nắm trọn quyền cho tới khi chết, thanh trừng trong Đảng, 90% người của Trung Ương và Bộ Chính trị và 90% sỹ quan cao cấp trong quân đội. Những cuộc thanh trừng và đàn áp giết dân này, có sử gia cho rằng có 20 triệu người chết vì ông ta và chế độ Cộng sản Đệ Tam, có người nói con số lên đến 35 triệu.
VI) Cuộc đấu đá giữa Staline và Trotsky
Hai người tố cáo lẫn nhau là phản bội. Nhưng câu hỏi đến với chúng ta, đó là: Ai phản bội ai ? Phản bội Marx, Engels, phản bội Lénine ?
Như trên chúng ta vừa nhận định, về cuối đời Marx (1883) và nhất là Engels (1895) đã hoài nghi về quan niệm « Độc tài vô sản « và « cách mạng bạo động ».Trong khi đó con gái, con rể và các đồ đệ của Marx lại chấp nhận tư tưởng cho rằng con đường giải phóng thợ thuyền khỏi sự bóc lột của tư bản là một thể chế cộng hòa, đại nghị, trong đó quyền tự do bầu cử, tự do hiệp hội phải được tôn trọng. Đó là con đường duy nhất và hay nhất.
Ở điểm này chúng ta thấy không phải chỉ Staline, Trotsky mà ngay cả Lénine đã phản bội Marx.
Thêm vào đó Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra và thực hiện ở những nước kỹ nghệ. Trong khi đó Lénine, Staline và Trotski làm cách mạng cộng sản ở nước Nga, vào lúc đó phần lớn là nông nghiệp, lạc hậu, phần nhỏ mới kỹ nghệ.
Marx không bao giờ chủ trương độc đảng. Ngay trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản, Marx để nguyên một chương cuối với đề tựa: « Lập trường của những người cộng sản đối với những đảng đối lập khác « ( Position des communistes envers les différents partis d’opposition.) ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 59 – Nhà xuất bản Union générale d’Eđitions – Paris 1962), Trong khi đó thì Lénine trong đó có cả Staline và Trotsky chủ trương độc đảng.
Phản bội đối với Lénine ?
Nhiều người cho rằng Staline trung thành với Lénine hơn Trotsky. Họ đã lầm. Bề ngoài, trên lý thuyết, thì Staline tỏ vẻ trung thành với Lénine, vì ông đã viết quyển sách « Những nguyên tắc của chủ nghĩa Lénine « ( Les principes du léninisme ); nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay qua sử liệu, thì Lénine bị bệnh giang mai ( syphilis) vào giai đọan cuối, nhiễm vào tủy và óc, nên bị liệt nửa người. Người lo chăm sóc cho Lénine không ai khác hơn là Staline. Vào cuối đời, Lénine đã ý thức được tính cách không tưởng của chủ nghĩa Marx qua kinh tế tập trung, nên ông đã làm chính sách Kinh tế mới ( NEP), và sự lầm lẫn của mình qua việc chủ trương độc đảng, đặt đảng lên trên mọi tổ chức của quốc gia, và nhất là việc trao cho Staline nắm đảng. Ông muốn loại Staline khỏi chức vụ này, đã viết thư cho Trung Ương đảng, nhưng Staline đã cài người quanh Lénine, bức thư trao cho một người y tá, nhưng bị Staline giữ lại. Từ đó, ông đã hại Lénine bằng cách cho liều độc dược cao, vì lúc này chưa có thuốc trụ sinh để chữa bệnh giang mai, chỉ có thể làm giảm đau qua việc uống độc dược. Staline cho Lénine uống liều độc dược cao, đi đến chỗ chết, chính vợ Lénine đã tố cáo Staline.
VII) Sự ra đời của Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, sự tương đồng và khác biệt giữa Đệ Tam và Đệ Tứ
Sau khi bị tước mọi quyền hành năm 1925, bị trục xuất khỏi Đảng năm 1927, khỏi Liên sô năm 1929, sống lẩn trốn và hoạt động bí mật ở châu Âu, chống Staline, lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi trốn sang Mễ tây cơ, Trotsky vẫn bị Staline cho người theo dõi, và ám sát chết năm 1940 ở nước này.
Đệ Tứ Cộng sản qui tụ tất cả những người cộng sản, bất mãn với Staline và Đệ Tam, hoạt công khai hay bí mật trong những đảng, những phong trào thợ thuyền cực tả ở những nước Tây Âu, tất nhiên không thể nào ở những nước cộng sản theo Staline, chẳng hạn như ở Việt Nam, những người theo Đệ Tứ như Tạ thu Thâu, Phan văn Hùm v.v… đều bị trù dập, thủ tiêu bởi đảng Cộng sản ( theo Đệ Tam).
Có người nói không có gì khác biệt giữa Staline và Trotsky, giữa Đệ Tam do Lénine lập ra, Staline kế tiếp, và Đệ Tứ do Trotsky lập ra ?
Lời nói trên cũng không sai, vì cả 2 tổ chức đều lấy lý thuyết của Marx làm nền tảng, vẫn giữ quan niệm bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và quan niệm độc tài vô sản. Tuy nhiên cũng có điểm khác biệt, nhất là từ khi Staline đưa ra quan niệm « Cộng sản trong một nước « ( Communisme dans un seul Etat ), cho rằng phải xây dựng củng cố chế độ cộng sản trong nước Liên sô trước tiên, rồi sau đó mới nghĩ đến việc bành trướng ra thế giới. Trotsky đã chỉ trích mạnh mẽ quan niệm này, cho rằng làm như vậy chỉ làm thui chột nhuệ khí cách mạng cộng sản ở trên thế giới và hơn thế nữa chỉ gói ghém tinh thần đế quốc, làm cho tinh thần cách mạng cộng sản thế giới bị phản bội. Trotsky nói đến Cách mạng bị phản bội ( Révolution trahie) là như vậy.
Người khác cho rằng : Nếu Đệ Tam quốc tế không do Staline lãnh đạo, mà do Trotsky lãnh đạo, thì lịch sử nhân loại không có những trang sử đau thương và đẫm máu, với cả trăm triệu người chết, vào thế kỷ 20. Dầu sao đây cũng chỉ là một giả thuyết và lại dùng chữ nếu. Người Pháp có câu châm ngôn: « Với chữ nếu, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong một cái chai ». Nói rằng Đệ Tứ ít bạo động hơn Đệ Tam, ít giết người, và hơn thế nữa những người Đệ Tứ còn bị giết bởi người Đệ Tam. Nhưng hoàn cảnh lịch sử có khác. Đệ Tứ không có nắm quyền, nếu có quyền thì cũng tàn sát như Đệ Tam, vì vào thời đầu Cách mạng Liên sô 1917, lúc đó Trotsky là người thứ nhì sau Lénine, đã có những cuộc tàn sát đẫm máu ở Nga. Chính Trotsky cho rằng phải phát động nội chiến để tiêu diệt, nhận chìm ( noyer) những khó khăn nội bộ. Ông còn chủ trương Cách mạng liên tục. Ông viết quyển Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) là thế. Những tổ chức của Đệ Tứ, ở những nước tây Âu, nhiều khi bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, không được hoạt động là vì tính bạo động của nó.
Hơn bao giờ hết, khi nói đến Quốc tế Cộng sản, chúng ta đừng vơ đũa cả nắm, mà cần phân biệt giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai Quốc tế Cộng sản đã có dịp nắm quyền là Đệ Nhị, như đảng lao Động bên Anh, đảng Xã hội bên pháp, đảng Dân chủ Xã hội bên Đức mà họ vừa mới kỷ niệm 150 năm ngày thành lập, và nhiều đảng xã hội bên bắc Âu và Đệ Tam với những nước như Liên Sô, Đông Âu, trước đây và ngày hôm nay còn lại với Trung cộng và Việt cộng. Chỉ có những chính quyền của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản mới độc tài, giết người, bắt đầu từ Lénine qua Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.
Nhưng câu hỏi đến với chúng ta là tại sao như vậy.
Như trên tôi đã trích câu nói của một nhà tư tưởng: « Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý, sự thật và còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo. »
Và không đâu xa, một người Việt Nam, ông Lê xuân Tá, đã từng là Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đã viết: « Sự ngu dốt và thấp hèn, tự nó không đáng trách và không làm nên tội ác. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực và cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Và con quỷ này, hơn bao giờ hết, nó ý thức rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó, chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh. Nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạng Hồng vệ Binh bên Tàu là thế. Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Tuy nhiên, vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này, lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. »
Câu này không những đúng cho những người Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mà đúng cho cả Marx, Engels, Lénine, Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.
Chúng ta đừng nghĩ những người có học cao mà không ngu dốt, càng có học cao, mà càng mù quáng, tin thái quá vào một chủ thuyết, thì không còn thấy đâu là sự thật, chân lý và khoa học (1).
Bắt đầu bằng Marx, vì ông quá tin tưởng vào những điều ông viết; nhưng ngày hôm nay người ta thấy nó phản sự thật, phản khoa học.
Tiếp theo là đồ đệ của ông, ngoài việc mù quáng tin vào lý thuyết của Marx, lại được trao quyền lực và đã có sẵn vi trùng ghen tỵ là tư tưởng đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, đã biến lý thuyết ông trở thành giáo điều, những ai chống lại đều phải loại bỏ, trở thành một sự lừa đảo, và hơn thế nữa trở thành quỉ, như ông Lê xuân Tá nói.
Lénine thì được bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Âu thì được Đệ Tam Quốc Tế lúc đầu, sau đó là Liên sô trao quyền. Mao, Hồ, Kim nhật Thành, Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền, trao quyền lực, và cấy vào vi trùng ghen tỵ là lý thuyết đấu tranh giai cấp.
Vì lẽ đó mà nhân loại có những trang sử đẫm máu nhất vào thế kỷ 20, với 100 triệu người là nạn nhân của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, được chia ra như sau :
- Liên sô, 20 triệu người chết.
- Tàu, 65 triệu người chết.
- Việt Nam, 1 triệu người chết.
- Bắc Hàn, 2 triệu.
- Căm bốt, 2 triệu.
- Đông Âu, 1 triệu.
- Châu Mỹ La tinh, 150 000 người chết.
- Phi châu, 1,7 triệu người chết.
- A phú hãn, 1,5 triệu người.
- Những phong trào cộng sản và những đảng cộng sản khác không nắm chính quyền, nhưng theo Đệ Tam, hàng chục ngàn người chết.
( Theo Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek, Jean Louis Margolin – Le Livre Noir du Communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Laffont – Pháp – 1997).
Bởi vậy Quốc hội Âu châu đã biểu quyết đạo luật 1481 kết án cộng sản, tức Đệ Tam, là diệt chủng, và ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Liên sô trước đây, đã nói: « Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng cộng sản ( tức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản – Lời của người viết bài này); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ».
Dân tộc Nga và Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản.
Dân tộc Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba hãy can đảm vùng lên viết lại trang sử mới cho chính mình.
Paris ngày 11/09/2013
Chu chi Nam
- Trao đổi với tác giả bài “Quốc tế cộng sản”
Kính gửi tác giả bài “Quốc tế cộng sản”Trong bài “Quốc té ccộng sản” của tác giả Chu Chi Nam có chỗ viết như sau:
Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981.
Đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng của tâc giả.
Sự thực thì ông Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là
Grigory Yevseevich Zinoviev[1] (Russian: Григо́рий Евсе́евич Зино́вьев, IPA: [ɡrʲɪˈɡorʲɪj zʲɪˈnovʲjɪf]; September 23 [O.S. September 11] 1883 – August 25, 1936), born Ovsei-Gershon Aronovich Radomyslsky Apfelbaum (Russian: Овсей-Гершен Аронович Радомысльский Апфельбаум), was a Bolshevik revolutionary and a Soviet Communist politician, ,
Hoặc theo Wikipedia tiếng Nga thì :
Григо́рий Евсе́евич Зино́вьев (настоящая фамилия — Радомысльский[1], фамилия матери — Апфельбаум[2], в качестве еврейских имён в различных источниках указываются первое имя Евсей и Овсей, второе имя Герш, Гершен, Гершон и Гирш, отчество Аронович[1]; партийная кличка Григо́рий; литературный псевдоним — Радомысльский, 11 (23) сентября 1883, Елисаветград, Российская империя — 25 августа 1936, Москва, СССР) — российский революционер, советский политический и государственный деятель.
Còn ông Zinoviev mà “cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981” chính là
Aleksandr Aleksandrovich Zinovyev[1] (October 29, 1922 – May 10, 2006) was a prominent Russian logician and dissident writer of social critique.
Hoặc:
Алекса́ндр Алекса́ндрович Зино́вьев (29 октября 1922 года — 10 мая 2006 года) — советский и российский логик, социальный философ, выдающийся социолог; писатель.
В последние годы жизни в СССР и в эмиграции А. Зиновьев считался «известным советским диссидентом»[1]. Сам Зиновьев после ре-эмиграции в Россию утверждал, что «не был никаким диссидентом»[2].
Đề nghị tác giả Chu chi Nam xem lại và đính chính, nếu không, độ tin cạy và sức thuyết phục của bài viết sẽ giảm đi rất nhiều,
Kính nhờ ABS chuyển hộ cho tác giả Chu Chi Nam
Lê Mạnh Chiến lemanhchien41@yahoo.com
ĐẶNG NGỌC VIẾT NỔ SÚNG VÌ MỤC ĐÍCH GÌ?
Ngày
17/09/2013, khoảng 21 giờ tôi đến viếng cụ ông 96 tuổi, nghe tiểu sử: cụ đã trải qua nhiều chế
độ chính trị, kinh tế… dù gian lao nhưng cụ được đủ Phúc – Lộc – Thọ. Trong
tiếng trống kèn... ở đám hiếu, nghĩ về cái chết của Đặng Ngọc Viết và Vũ Ngọc Dũng từ vụ nổ súng ngày
11/9/ 2013 tại Thái Bình, cả hai
đều chưa được hưởng Phúc – Lộc – Thọ như cụ ông nêu trên, mà tôi lòng vô cùng buồn.
Vì
sao Đặng Ngọc Viết lại hành động như báo các lề đã đưa và luận?
Hình
như Đặng Ngọc Viết không để lại thư hay
di chúc nên xã hội đoán già đoán non về mục đích của Đặng Ngọc Viết.
Từ
đám tang của cụ ông 96 tuổi, ta nghĩ về đám tang của Đặng Ngọc Viết và Vũ Ngọc Dũng, điểm chung là họ không còn
trên trần thế, nhưng sau đám tang của Đặng Ngọc Viết và Vũ Ngọc Dũng là hậu quả không lành cho gia đình và xã hội, vết thương ấy khiến cho chúng ta tự hỏi vì sao nên nông nỗi này?
Báo lề phải, dư luận chê, moi đời tư của Đặng Ngọc Viết, nào cờ bạc..., Báo lề trái đưa: có người lại viết trên băng tang viếng Viết có dòng chữ ".... hùng" - (Việt-Nam Ngày Mai - Ngày 9/13/2013)?
Đặng
Ngọc Viết đã vì gì? mà nổ súng giết người của cơ quan nhà nước tại công sở rồi tự nổ súng vào trái tim mình?.
Vì sao Viết chọn chỗ chết ở chân tượng Phật?
Đặng
Ngọc Viết đã không để các cơ
quan tố tụng phải vất vả, dù chưa khởi tố bị can, nhưng Viết đã tự “thi hành án”.
So với vụ án Đoàn Văn Vươn thì Viết đã kết
thúc sớm mọi vấn đề về Pháp luật, tội Viết gây Viết tự xử. Còn Vươn đã đưa
nhiều người thân vào vòng tố tụng, gây ra hậu quả lớn cho người thân và xã hội.
Tiếng súng hoa cải của gia đình Vươn đến tiếng
súng quân dụng của Đặng Ngọc Viết, đã đủ điều
kiện cho chúng ta tư duy xây dựng Pháp luật
về điền địa thời nay.
"Vụ án về Đặng Ngọc Viết" đã kết thúc theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng cơ quan nào của nhà nước nghiên cứu nguồn
gốc của hai vụ nổ súng trên, để đề ra Chính sách, Pháp luật về đất đai phù hợp với thời
đại?
Vài dòng vu vơ về người và điền địa, càng về đêm càng thấm buồn!
Hải Phòng khuya 17/9/1013