Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bài đáng chú ý: Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam -Dân oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?

Nguyễn Thái Nguyên - Ý kiến rất ngắn về Thác Bản Giốc

Trước hết, tôi rất hoan nghênh Bauxite Việt Nam đã đăng tải những ý kiến trao đổi còn có những chỗ khác nhau để bạn đọc cùng suy ngẫm. Đây là một cách góp phần “nâng cao dân trí” rất thiết thực.


Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia như vấn đề Thác Bản Giốc thì nói như người xưa, đến kẻ “thất phu” cũng “hữu trách”. Lúc đang làm việc, tôi vốn không làm những công việc liên quan trực tiếp đến vấn đề biên giới và do đó, tôi không dám góp lời tranh luận về những vấn đề cụ thể này. Tuy nhiên qua ý kiến của các ông Mai Thái Lĩnh, Trần Công Trục cùng những tài liệu liên quan đến vấn đề này, tôi xin có vài ý kiến rất ngắn như thế này:

Ý kiến chung của tôi và rất đông những người như tôi là rất bất bình về việc không chỉ có Thác Bản Giốc mà có hàng trăm điểm dọc biên giới trên bộ với Trung Quốc trong nhiều chục năm qua đã xảy ra tình trạng bị phía Trung Quốc lấn chiếm theo kiểu “tằm ăn dâu”. Những chỗ nào họ chiếm được rồi, dù lớn dù bé gì thì không chỉ họ mà “phía ta” cũng lờ đi, coi như đã an bài. Rồi đến lượt các nhà đàm phán coi những chỗ ấy cũng là theo “bản đồ Pháp Thanh” như ông Trục nói, vì trên thực tế, làm sao mà cãi nhau cụ thể được đối với những mốc giới rất chi ly cụ thể trên cái bản đồ đã vẽ ra cách nay hàng trăm năm, chưa nói đến kỹ thuật hay công nghệ cổ xưa mà thủa ấy làm gì có đường nào để cho mấy “ông Tây” thay mặt người An Nam đi khảo sát thực địa… Những chỗ họ không lấn chiếm êm xuôi được thì họ la làng rằng “điểm tranh chấp” để đem ra “đàm phán” với đoàn Việt Nam, trong đó ông Trần Công Trục là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán. Tôi rất thông cảm với những gì ông Trần Công Trục đã nói.

Theo tôi thì sự hiểu biết của ông Trần Công Trục về hàng nghìn vụ việc liên quan đến hàng trăm điểm tranh chấp và thực trạng đường biên qua các thời kỳ không chỉ đơn giản và hời hợt như những gì ông đã giải thích. Tôi hoàn toàn không tin ông chỉ biết có vậy. Nhưng nói cho cùng thì từ chủ trương, nguyên tắc, cho đến các nội dung đàm phán thì ông Trục chỉ là tham mưu chứ không phải là người quyết định được, và trên một chừng mức nhất định, ông Trục cũng không thể biết hết được. Vấn đề là ông Trục có đủ dũng cảm và có được nói ra những sự thật buồn này hay không mà thôi.

Không nên vội cho chúng tôi suy luận cảm tính hay vì hiểu biết hạn chế. Về hiểu biết thì chúng tôi đúng là hạn chế thật vì chỉ định tính được, còn định lượng như thế nào phải là những người như ông Trần Công Trục. Nếu đã nói thì nhân dân ta cần một sự trình bày như thế, một sự trình bày như một lời tạ tội với tổ tiên, tạ tội với đồng bào cả nước rằng ngày nay, các thế hệ lãnh đạo và có phần trách nhiệm của mỗi một chúng ta đã để mất một phần lãnh thổ của Tổ quốc mà trải qua các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn chưa bao giờ để xảy ra đại sự cố như thế. Thác Bản Giốc thì còn có thể nói loanh quanh như ông Trục đã trình bày, thế còn Hoàng Sa, Trường Sa và hàng trăm điểm khác liệu có đem bản đồ Pháp Thanh ra để đàm phán tiếp nữa không? Bao giờ thì chúng ta lấy lại được. Hoặc giả đàm phán như thế là thành công tốt đẹp rồi, ta đã thỏa mãn rồi?

Bị Trung Quốc mất cướp một phần đất đai trời biển là thực tế. Nếu có ý định nói cho rõ ràng những chuyện như thế này thì phải có đủ dũng khí nói ra sự thật, nói hết sự thật. Nhược bằng chỉ giải thích theo chủ trương đường lối mà chủ trương đường lối ấy đã là nguồn gốc gây ra hậu quả ấy thì không nên “giải thích” và những người khác cũng không nên tranh luận.

Hà Nội ngày 15/9/2013
Nguyễn Thái Nguyên
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Dân oan khiếu kiện: dấu hỏi cho ai?

130724-Danoan-210-305.jpg
Dân oan các tỉnh trong lần tập trung khiếu kiện ở 210 Võ Thị Sáu, TPHCM ngày 24/7/2013.
Courtesy VRNs
Đất đai hình như không còn cách nào giải quyết mặc dù câu hỏi này luôn là đầu đề cho mọi bức xúc trong hàng chục năm qua. Cái chết của Đặng Ngọc Viết mới nhất cũng không đánh động được lương tâm, trách nhiệm của các cơ quan chủ quản và vì vậy chỉ riêng ngày hôm nay, hàng trăm người đã tập trung khiếu kiện tại miền Nam, trong khi đó hàng trăm gia đình khác tại miền Bắc lại tiếp tục là nạn nhân của chính sách này. 
Bồi thường một cách bất minh
Sáng ngày 17 tháng 9 người dân mất đất lại tập trung tại số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố HCM nơi đặt Văn phòng Chính phủ Trung ương 3 có nhiệm vụ tiếp dân. Những người này không phải lần đầu tiên đến đây nhưng mỗi lần đến cửa cơ quan này thì hình như tâm trạng của họ giống như lần đầu: ức chế, hoảng loạn và tuyệt vọng.
Tâm lý ấy lập đi lập lại hàng tháng theo chân người dân các tỉnh miền Nam từ Tiền Giang, An Giang, tới Long An, Đồng Tháp rồi Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu… đời sống của họ gián đoạn, công ăn việc làm bỏ nửa chừng cho cuộc trường chinh tranh đấu vì đất đai bị mất. Đòi lại công bằng cho từng người, từng mảnh đất cụ thể bị trưng thu tuy trên danh nghĩa là hợp pháp nhưng khi bồi thường thì lại quá bất minh.
Chị Trần Ngọc Anh, trong tiếng uất nghẹn vì vết thương do bị đập đầu xuống đất khi chị cùng đồng bào dân oan khác tới văn phòng Võ Thị Sáu, kể lại với chúng tôi chị nói:
Họ bưng tôi như một con chó họ thả xuống mạnh đến nỗi đầu của tôi đập xuống khiến tôi bất tỉnh.
-Chị Trần Ngọc Anh
“Tôi là dân oan Trần Ngọc Anh ở tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Hôm nay không phải riêng một mình tôi mà dân oan nhiều tỉnh phía Nam lên đây cả trăm người, rất đông tới Văn phòng Chính phủ, đề nghị Văn phòng chính phủ Trung ương 3 phải tiếp dân chứ không thể để người dân đi kéo dài như vậy. Sau đó công an, an ninh cũng như an ninh công an nữ ra ba bốn chục người chặn tất các các ngõ đường không cho bất cứ người dân nào lọt vô khu vực Võ Thị Sáu. Lúc đó bà con nói chung cũng la lớn hò hét thì công an đưa hai chiếc xe lại áp chế bà con lên. Lúc ấy bà con xôn xao vì công an an ninh phải trên 200 người họ tống bà con lên xe.
Họ bưng tôi như một con chó họ thả xuống mạnh đến nỗi đầu của tôi đập xuống khiến tôi bất tỉnh. Anh biết không lúc họ kéo tôi, nó ghìm tôi nó dập đầu tôi xuống đất làm tôi chấn thương rồi bất tỉnh (khóc) sau khi chị em đưa tôi vào bệnh viện có các chị như chị Hoàng…. bây giờ tôi mệt quá không nói thêm được…”


1229862_385456651557282_183864447_250.jpg
Công an, côn đồ bao vây dân để để xe ủi phá hoại tài sản hoa màu tại Văn Giang ngày 17-9-2013. Courtesy FB NghiemVietAnh.
Trong khi người dân nhiều tỉnh miền Nam tập trung khiếu kiện tại TP/HCM thì ngoài Bắc, ngọn lửa Văn Giang lại được chính quyền khơi lên bất kể lòng oán hận của người dân mất đất và sự bất bình của xã hội. Tập đoàn Ecopark đã đưa 18 xe ủi càn xuống tàn phá ruộng của người dân xã Xuân Quang khiến hơn chục mẩu lúa sắp gặt của người dân tại đây bị phá sạch.

Bà Lê Hiền Đức một người luôn sát cánh với dân oan, khi được người dân Văn Giang cho biết sự việc này chỉ còn cách gọi điện đi khắp nơi cầu cứu, bà chia sẻ:

“Không có một cách nào khác ngoài việc gọi điện cấp tốc cho Bộ công an, tôi yêu cầu các anh các chị, các quan chức có quyền hành xin vui lòng điện thoại cho cấp dưới, chỉ đạo cấm tuyệt đối không được đàn áp dân Văn Giang. Không ai quên được vụ 24 tháng Tư năm ngoái hôm chính tôi ở ngay mặt trận đó.

Tôi điện tất cả các cấp từ trưởng, phó phòng. Từ cục trưởng cục phó, rồi thứ trưởng Bộ trưởng nhưng ai cũng trả lời tôi rằng cháu đang họp.
Với sự yểm trợ của hàng trăm côn đồ, công an, mười tám chiếc xe ủi đất của EcoPark đã tiến vào phá ruộng, hoa màu cướp đất của Văn Giang.
-Bà Lê Hiền Đức
Với sự yểm trợ của hàng trăm côn đồ, công an, mười tám chiếc xe ủi đất của EcoPark đã tiến vào phá ruộng, hoa màu cướp đất của Văn Giang. Chặt cây đu đủ chặt chuối chặt cây ăn trái.. những đồng lúa xanh mơn mởn mà người ta gọi là lúa đang trổ đồng, tức là lúa sắp gặt. Cánh đồng lúa như thế mà xe ủi nó cứ càn lên đạp đổ hết tất cả lúa của người ta đang mơn mởn như thế đau xót lắm anh à…”

Anh Dũng, một người dân Xuân Quang và cũng là nạn nhân của cuộc tàn phá ruộng lúa ngậm đắng nuốt cay cho biết chi tiết câu chuyện:

“Vâng báo cáo bác thì thật ra công ty nó tạo cớ nó làm con ngòi, giáp làng của chúng em nó mượn cái cớ đó để tràn vào phá đồng lúa cảu chúng tôi khoảng chục mẫu. Nó mượn cớ đề phá. Khi bà con ra thì chỉ biết đứng nhìn, than vãn với các cấp thôi chứ chả biết làm gì hơn vì chúng nó có cả công an bảo vệ nên người ta không muốn va chạm. Lúa thì chỉ trong tháng này là gặt được thôi nhưng thấy chúng san lấp mặt bằng mà xót công lao của bà con quá nhiều vất vả, bao nhiêu năm không có bát ăn mà bây giờ tạo được hạt thóc mà đến ngày thu hoạch lại phá của chúng em thì xót quá bác ạ.” 

Những phát biểu làm quà

Trước hai sự kiện này một ngày, hôm 16 tháng 9 Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội thảo luận về Luật Tiếp Công dân để giải quyết khiếu nại về tình hình đất đai của bà con. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định rằng “Khi bà con đến thì phải giải quyết nghiêm chỉnh, chúng tôi tin là 80% số bà con đến là oan ức”.
Lời khẳng định trước cơ quan lập pháp mạnh mẽ như vậy của một đại diện cơ quan chính phủ gây cho người dân tâm lý rằng ánh sáng đã ló dạng trong con đường hầm chính sách đất đai tăm tối. Tuy nhiên thực tế khác rất xa những phát biểu có tính làm quà này bởi Quốc hội chưa bao giờ tỏ ra đủ sức mạnh để tạo sức ép lên chính phủ buộc người nắm chính quyền phải theo dõi các cơ quan dưới quyền trong việc thực hiện chính sách đất đai. Trái lại đã có không ít biểu hiệu mờ ám, khuất tất, bao che từ trên xuống dưới qua các phanh phui của báo chí nhưng mọi sự đều trôi qua hết sức lạ lùng.
Nếu người dân Thái Bình không thể quên cái chết của Đặng Ngọc Viết, người dân Tiên Lãng vẫn đau đáu với bản án Đoàn Văn Vươn, thì Văn Giang sẽ rất lâu mới có thể liền được vết sẹo do bánh xe rướm máu trườn lên trên ruộng lúa của họ.
Mồ hôi trên từng hạt lúa của người dân Văn Giang không phải là thứ mồ hôi trong phòng tập thể dục của đại gia các loại. Mồ hôi ấy có hơi hướm của máu, của nước mắt và vì vậy nếu chà đạp lên nó thì không sớm thì muộn mồ hôi sẽ biến thành gươm giáo.
Trong khi người dân tiếp tục khẩn thiết kêu gào nhưng không ai trong bốn vị lãnh đạo cao nhất nước chính thức có một lời phát biểu nào trước toàn dân, cho dù là xác định những khiếu kiện của người dân mất đất là đúng hay sai.
Nếu họ sai thì pháp luật tỏ ra bất lực vì đã để những hình ảnh phản cảm ấy hiển hiện trước các ống kính của báo chí quốc tế.
Nếu họ đúng thì dư luận đặt câu hỏi tại sao địa phương nhiều tỉnh vẫn tiếp tục xem tài sản của nhân dân là của cán bộ sau khi hóa phép những mảnh đất của họ trở thành bất hợp pháp một cách công khai và rồi hóa phép một lần nữa để rao bán chúng cho tập đoàn tư nhân với cái giá cao hơn gấp mười lần?
Câu hỏi này có lẽ vẫn phải treo lơ lửng tại tòa nhà Quốc hội chờ cho tới khi ước mơ tam quyền phân lập thành hình thì may ra cuộc trường chinh tranh đấu vì đất đai mới có cơ kết thúc.
Măc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-17

Mỹ Yên, đâu là sự thật?

Vụ việc tại ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An liên quan đến giáo dân Công giáo xứ Mỹ Yên ở đó tiếp tục được đề cập đến.
Nhà Nước tiếp tục cáo buộc
Đài Truyền hình Việt Nam-VTV, vào tối ngày 15 tháng 9 vừa qua cho phát phóng sự có tên ‘Vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên là hành động vi phạm pháp luật’. Lời dẫn của phóng sự cho rằng vào hai ngày 30 tháng 8 và 4 tháng 9 vừa qua đã diễn ra những vụ gây rối trật tự tại ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Phóng sự vừa nói còn lên án giám mục Giáo phận Vinh và Tòa Giám mục Xã Đoài về Thư Chung, Thông Cáo và Văn Thư vì những văn bản này bị Đài Truyền Hình Việt Nam cho là mang tính chất kích động và vu cáo chính quyền trong vụ việc này.
Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013

Theo Đài Truyền hình Việt Nam thì phía giáo phận Vinh muốn nâng vụ án hình sự lên thành một vụ án được cho là đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. VTV cho rằng những cáo buộc của giáo phận Vinh là vô căn cứ.
Mạng báo Công an Đà Nẵng vào ngày chủ nhật 15 tháng 9 cũng đăng phỏng vấn ông Thái Văn Hằng, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An. Theo đó ông phó chủ tịch tỉnh Nghệ An nói rằng vụ việc Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh là một trong nhiều vụ việc mà theo ông thể hiện hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc và giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục của các tổ chức phản động trong và ngoài nước.
Lương dân so sánh
Vào sáng ngày 16 tháng 9, chúng tôi khi nói chuyện với một cựu chiến binh, thương binh không theo Công giáo hiện sinh sống tại tỉnh Nghệ An và nêu vấn đề vụ giáo xứ Mỹ Yên ra thì được người này trả lời như sau:
Tôi là dân lương không phải dân giáo nhưng vẫn lên chỗ Trại Gáo, Đền An Tôn để xin. Vụ việc nếu nói chính xác thì mỗi bên nói một kiểu. Nhưng tôi thấy thế này việc mà phía chính quyền đối với nhân dân như vậy là chưa đạt. Tôi cũng xem các trang mạng kể cả trang mạng Giáo Phận Vinh, Xuân Việt Nam và kể cả những trang mạng khác. Vừa rồi tôi lên trang mạng anh Lê Nguyên Hồng, ông này có viết là nếu làm như anh Vươn hay anh Viết chỉ được mỗi việc mình đỡ ấm ức, nhưng để tốt hơn nếu có điều kiện hãy loan tin cho các đài, các báo ở các nước. Khi mà đài, báo các nước có tin và nhiều người quan tâm đến thì lúc đó việc giải quyết sẽ hay hơn, cộng đồng hiểu hơn. Tôi thấy như thế có cái hay, cái đúng của nó.
Từ hôm đó đến nay tôi chưa đến nơi đó. Chỗ ấy cách nhà tôi mấy chục cây số thôi, nhưng bây giờ mà đến đó thì phiền hà lắm. Trước đây tôi đến nhưng bây giờ chưa đến được vì thực ra chung quanh nơi ấy tình hình cũng chưa yên ổn lắm. Vừa qua đôi đến giáo xứ Yên Đại gần đấy tôi cũng thấy những băn rôn, khẩu hiệu phản đối những phi lý của chính quyền; tôi chưa dám nói là đàn áp. Mình không trực tiếp, mà ở Việt Nam nói không đúng càng gây hại cho mình.
Nhưng qua vụ việc ở Đền Đức Hậu, khi mà người ta muốn che giấu sự giả dối của người ta thì người ta bất chấp tất cả. Ở đây tôi đã chứng kiến việc chẳng có gì cả mà công an cũng đến đàn áp. Hôm ấy may tôi trực tiếp ra, có người công an cũng tốt nói bác ở đây lâu và mới đi bộ đội về nhờ bác ra. Nhưng người ta bất chấp.
Tôi nói thế chắc anh hiểu!
Giáo dân hiệp thông
Trong khi đó giáo dân Công giáo tại địa phận Vinh vào ngày chủ nhật 15 tháng 9 tiếp tục thánh lễ, cầu nguyện, hiệp thông cho những đồng đạo của họ tại giáo xứ Mỹ Yên.
Một giáo dân thường xuyên tham gia các buổi thắp nến cầu nguyện như thế cho biết:
Nhiều nơi hiện hiệp ý cầu nguyện. Hình thức thì tùy có nơi các cha nói lại nguyên nhân, diễn biến vụ việc và chiếu những hình ảnh trên mạng cho người dân thấy. Có nhiều băng rôn, khẩu hiệu đồng hành cùng Mỹ Yên.
Ý kiến trên mạng
Trên mạng Internet vừa có bài viết ký tên Trương Văn Dũng với tựa đề ‘Câu chuyện Trại Gáo và vài điều suy gẫm’. Bài viết nhắc lại bản tin thời sự sáng ngày 8 tháng 9 và nêu ra những điểm mà theo tác giả là vô lý, không thuyết phục.
Thứ nhất tại sao công an không bắt hằng trăm người được thu vào ống kính truyền hình ném gạch đá vào công an để làm rõ sự việc. Những đối tượng đó có phải giáo dân không khi mà chính các giáo dân cho rằng những người ném gạch đá được chính quyền thuê đến để thực hiện hành vi đó.
Thứ hai trong phóng sự có hình ảnh một số công an bị thương nhưng không rõ nguồn, có thể được lấy từ đâu đó đưa vào. Cơ quan chức năng có mọi phương tiện để bắt những người làm cho công an bị thương ngay tại hiện trường với bằng chứng xác thực.
Thứ ba phóng sự nói có 14 giáo dân bị thương nhưng không hề có hình ảnh và không cho biết ai đánh.
Thứ tư phóng sự nói hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải nhận tội nhưng không có nhân chứng, vật chứng, tang chứng để có thể cấu thành tội theo qui định trong bộ luật hình sự. Tác giả đặt nghi vấn có thể hai ông này bị ép cung.
Tác giả Trương Văn Dũng nêu lại những phóng sự truyền hình về các vụ việc tôn giáo lâu nay, cũng như các cá nhân mà khi lên truyền hình tất cả đều bị buộc tội dù rằng tòa án chưa hề xét xử.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam

"Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những nghành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia". Việc tham gia TPP tới đây sẽ mở tiếp", ông Nguyễn Đình Lương nói.
LTS: Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), từng được bạn đọc Tuần Việt Nam biết đến qua các bài phỏng vấn về đàm phán BTA đàm phán WTO.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu những nhận định của ông về đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), vào thời điểm vòng đàm phán thứ 19 vừa kết thúc tại Brunei.
Không thể kiếm mãi mấy đồng tiền công
Thưa ông, các cuộc đàm phán TPP đang được tiến hành dồn dập để có thể kết thúc vào cuối năm nay. Ông thấy diễn biến mọi việc như thế nào? Việt Nam có vào TPP được không?
Tôi không có cảm giác lạc quan là cuộc đàm phán TPP sẽ kết thúc năm nay. Tôi hy vọng và mong Việt Nam sẽ trở thành thành viên TPP khi nó được ký kết vì rằng lãnh đạo Đảng và Nhà Nước ta đã thể hiện quyết tâm, đã nói cho dân biết cũng như đã công khai trên các diễn đàn quốc tế.
Các nước tham gia đàm phán,  nhất là Hoa Kỳ, nước đang "cầm cái" đang "áp đặt luật chơi trong cuộc đàm phán này cũng mong muốn và động viên Việt Nam cố gắng tham gia.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những quan ngại, lo lắng cụ thể, ví dụ các doanh nghiệp dệt may, giầy dép... lo rằng: Trong TPP chỉ áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0 cho hàng hóa có nguyên vật liệu sản xuất trong nước hoàn nhập khẩu từ các nước TPP, trong lúc lâu nay nguyên vật liệu, phụ kiện của ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc - là những nước chưa tham gia TPP. Ông có chia sẻ gì với những lo lắng này?
Không lo.
Kinh tế Việt Nam hôm nay cơ bản là kinh tế gia công lắp rắp. Ta đi làm thuê kiếm mấy đồng tiền công. Nguyên vật liệu cho hàng xuất khẩu lâu nay ở ta vốn nhập khẩu là chính. Có lẽ  cũng còn phải lâu lâu nữa thì người Việt Nam mới tự sản xuất ra đủ những thứ này.
Việt Nam cứ vào TPP đi, tức khắc người Trung Quốc từ lục địa, từ Đài Loan, từ Hồng Kông, người Hàn và nhiều người khác sẽ vào. Họ sẽ mang tiền máy móc, thiết bị và cả người lao động nữa vào xây dựng xí nghiệp 100% vốn người nước ngoài, thuê lao động Việt Nam sản xuất cho Việt Nam đủ dùng.
Những nguyên vật liệu này hoàn toàn đủ tư cách "made in Việt Nam" để được hưởng thuế thu nhập khẩu bằng con đường TPP. Họ đã bắt đầu khởi động rồi chỉ chờ Việt Nam "quyết" là họ vào liền.
Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng ở tầm chiến lược quốc gia ta không nên tính chuyện suốt đời đi gia công làm thuê, không nên xây dựng chiến lược để con cháu mình suốt đời đi đóng máy khâu, khâu váy, khâu quần, khâu dép ...Tại sao hội thảo TPP mãi chỉ toàn nghe chuyện may mặc, giầy dép? Có lẽ phải tính những bài toán lớn hơn thế?
Vả lại theo quy luật, hàng dệt may sẽ rời Việt Nam, khi đồng lương người thợ may ở đây cao họ sẽ tự động chuyển dịch tới những vùng đất nghèo hơn, lao động rẻ hơn.

TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO
Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (Ảnh: Trần Đông)
 Mở mở, kín kín, hở hở...

Hiện đã có một vài bình luận, phân tích về lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP. Có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ là nước gặt hái nhiều nhất, có người còn đưa ra con số cụ thể rằng là GDP Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu tỷ đô. Ông có đồng tình với những phép tính này không?

Điều chắc chắn và đã rõ: Tham gia TPP là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật " khập khiễng" nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa "đại tiệc"của Việt Nam.

Về lợi ích kinh tế: Lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội. Biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được "ăn xái" vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.

Thực tiễn tham gia WTO cho thấy rằng: khả năng thích ứng với kinh tế thị trường ở Việt Nam là rất kém, khả năng chủ động khai thác cơ hội là rất yếu. Làm ăn không bài bản, không chiến lược, không chiến thuật. Đánh trống bỏ dùi.

Khi tham gia WTO đã có người dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ như là một con tàu ra "biển lớn". Hôm nay có người bảo sau 5 năm tham gia WTO kinh tế Việt Nam sẽ trở về 0! Thậm chí có người nói: WTO đã gây ra những cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.

Không biết có phải vậy không? Cần phải có đánh giá, kiểm chứng và số liệu. Song nếu đúng như vậy thì cũng là hợp logic. Kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Từ sau khi tham gia WTO đến nay kinh tế Việt Nam chưa thực sự kiến tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đúng hơn, cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Trong khi đó, văn hóa tham nhũng lại tạo thêm điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng, hay của Nhà nước.

Điều tôi  muốn nhấn mạnh ở đây, đó là những lợi ích về mặt kinh tế thì đúng là rất quan trọng và phải phấn đấu để đạt tới. Nhưng cũng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất...
Vậy cái được lớn nhất là gì, thưa ông?

Cái được lớn nhất lúc này có thể là:

Với TPP ta tiến thêm một bước theo hướng tăng tốc mở cửa với thế giới, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh, để phát triển cùng thời đại.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Cuộc đàm phán chưa kết thúc, nhưng chắc chắn những pháp lý TPP sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành kinh tế thế kỷ XXI, nghĩa là nó sẽ bao gồm  những quy phạm, những quy định cao hơn, toàn diện hơn. Có cả những quy định "ngoài kinh tế" hay "kinh tế chính trị".

Ví dụ: Thứ nhất, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thông tin nói rằng, những quy định trong TPP về lĩnh vực này sẽ cao hơn, chế tài mạnh hơn, rất khó cho Việt Nam.

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là tiền, là lợi ích của doanh nghiệp và của quốc gia. Giá trị của quyền SHTT có lúc cao hơn nhiều quyền sử dụng đất. Thực hiện một mặt hàng có giá đến hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, là cả một gia tài lớn, phải được bảo vệ chặt.

Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, trong lúc nạn ăn cắp trí tuệ đang tràn lan. Ở Việt Nam, nạn ăn cắp đó cũng đã vượt qua "báo động đỏ".

Không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ, thì sẽ không có sản phẩm trí tuệ và rồi trí tuệ sẽ không phát triển. Trong nền kinh tế tri thức có thể coi tình trạng "chết lâm sàng"

Cả thế giới và cả Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.

Chứng nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai, là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại.

Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế hỗ trợ.

Thứ hai, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công.

Sân chơi TPP vốn là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở thông thoáng, công khai minh bạch bình đẳng, không phân biệt đối thủ; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.

Duy trì tình trạng đồng bóng, mở mở, kín kín, hở hở rồi để cho các nhóm lợi ích khai thác không phải là đặc điểm của TPP.

Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu. Các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng) Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.

Nhà nước có quyền lấy các doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực nào cũng được, to hay nhỏ nhiều hay ít... không ai can thiệp, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, kén thị trường, phân theo tiêu chí thị trường... phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Chấp nhận cam kết nguồn rõ ràng chúng ta phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành và cách điều hành kinh tế hiện nay.

Những yêu cầu này khi đàm phán BTA, phía Hoa Kỳ đã nêu ra, đã đòi ta chấp nhận. Nhưng ta vẫn chưa chấp nhận sửa vì  khó có thể ngay một lúc xử lý được tất cả mọi vấn đề.

Vả lại, ở thời điểm đó thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương "quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo" thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những "bọc ung thư" như Vinashin, Vinalines..., chưa khê mùi "bức xúc" như hiện nay.

Ngoài ra?

Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cầu may" nhau lúc khó khăn.

TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO

  Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.

Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ giành cho phía Việt Nam quyền chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp, cói ngô...)

Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.

Tại vòng đàm phán cuối cùng trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn. Tôi bảo ông JOE Damord - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét giành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damord thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.

Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ giành cho ta GSP!

Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.

Còn nhiều ví dụ nữa...

Mở cửa "đất của Chúa"

Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, xã hội đang có nhiều vấn đề, liệu ta có tìm được sự đồng thuận để tham gia TPP không, thưa ông?

Có Việt Nam hay không có Việt Nam, đoàn tàu TPP vẫn chạy theo lộ trình. Nhưng đứng trước những vấn đề phức tạp như vậy, ta phải có sự đồng thuận xã hội. Kinh nghiệm lịch sử Việt Nam là sự đồng thuận đó sẽ có khi mọi người đều đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết.

Ba mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo và tiến hành, vì lợi ích phát triển đất nước vì nhận thức được rằng thời đại đó thay đổi, chúng ta đã gạch xóa đi khỏi cuốn kinh thánh bao nhiêu điều húy kỵ. Chúng ta đã đưa vào bức tranh đất nước bao nhiêu màu sáng, màu tươi. Đất nước đang thay đổi cùng thời đại.

Đổi mới 30 năm qua là một quá trình tiên tiến cùng với những bứt phá liên tục. Ta cam kết chơi theo luật chơi mà thế giới tự bắt ta chơi, ta chấp nhận chơi bình đẳng, bỏ phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những nghành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia".

Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi ta đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.

Nhưng trong quá trình thực thi, do chưa đủ điều kiện để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí nói mãi.

TPP sẽ xử lý tiếp, TPP sẽ là một bứt phá mới nữa. Trên con đường đổi mới mà Đảng và Dân đã chọn.
(VNN)

Đoan Trang - Gửi một tờ báo


17/9/1990 là ngày thành lập báo Pháp luật TP.HCM.

Tôi may mắn được đến với Pháp luật TP.HCM trong những ngày rất khó khăn của mình, khi mà “di chứng” của thời gian ở trong trại tạm giam vẫn còn đè nặng, khi tôi sống trong tâm lý của một người làm bất kỳ cái gì cũng bị nghi ngờ, và khi bản thân tôi cũng không tin ai được.
Có lẽ chỉ đến khi vào Pháp luật TP.HCM làm phóng viên, tôi mới thấy mình trở lại “là người bình thường”. Tôi nhớ tôi đã sửng sốt và cảm động đến suýt khóc, khi được giao “trực tòa soạn”: “Em ấy à? Em cũng “được” trực à?”. Tôi cũng nhớ tôi đã sung sướng như thế nào khi được phân công đi đưa tin về kỳ họp của Quốc hội, đi phỏng vấn đại biểu Quốc hội. Không ai đề cập đến “quá khứ phản động” (oan) của tôi. Không ai coi tôi như “thành phần phức tạp” trong tòa soạn. Không ai nghi ngờ tôi.
Tháng 9/2010, tôi đã có những ngày rất vui ở Sài Gòn, khi phóng viên ba miền gặp nhau để kỷ niệm 20 năm thành lập báo. Cái cảm giác về tình đồng đội, tình bạn bè, yêu thương nhau như một gia đình, đã trở lại – đó có lẽ là giá trị lớn nhất và niềm an ủi lớn nhất đối với một nhà báo trong hoàn cảnh Việt Nam.
Tất nhiên, sự bình yên là điều không bao giờ một kẻ đã bị coi là “có vết” như tôi có được, hay nói đúng hơn, nó trôi đi quá nhanh. Cũng như bây giờ đây, có lẽ tôi không còn cách nào trở lại báo Pháp luật TP.HCM được nữa. Nhưng không bao giờ tôi có một mảy may nghĩ khác về tòa soạn. Không có Pháp luật TP.HCM, sẽ không có loạt bài về Văn Giang mà tôi đứng tên, cùng những bài viết về Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ, lịch sử Việt Nam, v.v. Tôi vẫn thường nói – điều mà nhiều người có thể nghĩ là tôi khiêm tốn giả vờ, nhưng đó là sự thật: “Chỉ đến khi làm ở Pháp luật TP.HCM, em mới thực sự làm báo và thực hiểu nghề báo ở Việt Nam”.
Những tiếng xì xào, những lời đàm tiếu, thị phi vẫn còn đó. “Mày mà là nhà báo à con mặt l. kia?”, “Cô tốt nghiệp báo chí ngày nào mà tự xưng là nhà báo? Thẻ của cô đâu?”, “Em từ hàng ngon của VietNamNet, giờ bưng bô cho phản động rồi ra nông nỗi này à?”, “Thứ mày xin đi làm CTV còn không đáng, dám tự nhận là nhà báo, không biết ngượng”, v.v. Với tất cả sự nhịn nhục từ lâu nay, xin trả lời những dư luận đó rằng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (cụ thể là theo Luật Báo chí), tôi không phải nhà báo, vì không có thẻ. Nhưng tôi đã là phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM, đã là một thành viên trong ngôi nhà ấy trong những năm tháng “mạt” của báo chí Việt Nam, và tôi đã cảm động đến mức nào khi một bạn đồng nghiệp nói (chat) với tôi rằng: “Cho dù có thế nào, mọi người vẫn coi Trang là thành viên của báo Pháp luật TP.HCM”.
Ngày hôm nay tôi không đến tòa soạn được. Nỗi nhớ mọi người, nhớ quá khứ, nhớ buổi chiều nắng vàng ở Sài Gòn ba năm về trước, nhớ những đêm “nhậu bờ kè” ba năm qua, làm tôi ứa nước mắt. Bao giờ tôi sẽ có lại những ngày đó? Bao giờ “thời mạt” mới trôi qua, để những đồng nghiệp yêu dấu của tôi được sống vì nghề, sống bằng nghề, sống trong sự tự do, thoát khỏi mọi ức chế, ám ảnh về cơm áo gạo tiền, kiểm duyệt?
Bao giờ tôi gặp em lần nữa.
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa…

Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)

Bà Tưng trả lời thẳng tưng: "Em không ngu đi yêu mấy anh nghèo"

Lời bình của Mít Tờ Đỗ:  Bài phỏng vấn rất hay. Người phỏng vấn rất chịu đeo bám và người trả lời rất thẳng thắn, sòng phẳng, nói tóm lại là dũng cảm, dám chơi dám chịu.

Sau Ngọc Trinh với tuyên ngôn "cạp đất mà ăn" thì em Tưng là người thứ hai khiến mình giật mình về sự thẳng thắn. Những lời của em ấy như là liệu pháp sốc quất thẳng vào cái thói đạo đức giả của người đời. Tàn nhẫn nhưng cần thiết.

Mình ngạc nhiên là tại sao người ta cứ tỏ ra thích những chân dài nói "tôi không dựa dẫm đại gia", dù biết 100% là láo, hơn những lời gan ruột bộc trực này của em Tưng. Hay là ngay cả trong suy nghĩ thì người ta cũng không dám thật với chính mình trong khi em Tưng và Ngọc Trinh thì lại cứ nói toạc ra.


Bài PV độc quyền của Lê Thị Huyền Anh dành cho VietNamNet để nói thật về cuộc đời mình. “Đây là lần đầu tiền và cuối cùng em kể về gia đình mình. Tương lai của em phải là người đàn ông giàu, em không ngu đi yêu mấy anh nghèo".

Tương lai của tôi phải là người đàn ông giàu, không ngu đi yêu mấy anh nghèo
Chị có thấy phải trả giá quá nhiều cho “sự nổi tiếng ảo” không?
Tôi không phải nổi tiếng mà là tai tiếng. Lúc đầu tôi muốn nổi tiếng nhưng ai ngờ lại thành thảm họa tai tiếng. Khi làm clip, đi hát, tôi nghĩ mình dễ thương, đẹp, nhưng không ngờ lại bị chê xấu và lên án như vậy.
Tai tiếng như vậy, sao chị vẫn lao vào?
Cái gì cũng có cái giá của nó, không phải qua một đêm muốn nổi tiếng là nổi tiếng. Tôi cảm thấy mình mất mát quá nhiều, không biết có gia đình nào có thể chấp nhận một người con dâu như tôi không. Rất nhiều người không thông cảm cho tôi, họ nghĩ tôi là gái lẳng lơ. Hàng xóm nhà tôi cũng có một đứa con như vậy, ba mẹ bị xúc phạm rất nhiều. Còn mẹ tôi cũng định từ mặt tôi nhiều lần rồi, mỗi lần tôi định đăng tải các clip lên mạng thì bà lại xin tôi đừng làm. Bà sợ phải đọc những bình luận đau lòng người ta chửi bới, thoá mạ tôi và gia đình.
Chị bất chấp những lời công kích để được gì?
Những cái được về vật chất như là có nhiều lời mời tôi làm quảng cáo, nhiều chàng trai hỏi “có muốn làm bạn gái anh không… Nếu tôi bước chân vào showbiz cũng không còn khó như trước đây nữa vì ai cũng biết đến mình rồi, nếu ra sản phẩm cũng dễ dàng được mọi người xem hơn, có thể tiến thân hơn.
Chị sống bản năng và suy nghĩ đơn giản nhỉ?
Tôi sống cho bản thân, cứ nghĩ là mình nổi tiếng rồi sẽ dễ dàng đóng phim hoặc ca hát vì được nhiều người biết đến, nhưng đó chỉ là ý nghĩ ban đầu. Còn bây giờ, tôi nghĩ mình nổi tiếng thì sẽ được đại gia để ý, vậy thì càng tốt.
Chị thiếu tiền đến mức ấy?
Không ai thiếu, không ai thừa tiền hết. Tôi không dư tiền cũng không thiếu thốn. Một tháng tôi tiêu 3,4 triệu đồng là cùng, suốt ngày ở trong nhà nấu cơm rửa bát không đi đâu cũng được, tôi cũng chẳng dùng đồ hiệu như nhiều người khác… Nhưng có nhiều tiền chẳng vui hơn sao?
Chị nói chỉ tiêu 3, 4 triệu / tháng nhưng đồ chị mặc lại tố cáo chị xài hàng hiệu?
Chiếc đồng hồ này của một chị gái tặng, giá khoảng sáu mươi mấy triệu đồng. Đôi bông tai có hơn 5 triệu đồng thôi, riêng đôi giày là hàng hiệu nhưng mới được trai tặng cho chiều tối qua. Cái này hôm qua trai quẹt thẻ, nói tôi cầm 4 cái thẻ mua gì thì quẹt, mà không biết chọn cái gì nên chỉ lấy có đôi giày. Họ là đại gia có tiếng nhưng nhìn quê quê lắm, y như ba tôi hồi xưa. Lúc 2 đứa vào Tràng Tiền Plaza, tôi thấy đôi giày gần bốn mươi triệu đồng nên nói với trai là “thôi đi ra đi anh”. Tính tôi thương bạn trai.
Tôi toàn gặp những trai giàu, có tiếng này nọ nhưng chưa phải lúc tôi thuộc về họ. Tương lai của tôi phải là người đàn ông giàu, tôi không ngu đi yêu mấy anh nghèo như ngày xưa đâu.

Mang vật chất tới là “mua” được tình cảm của chị à?
Tôi nghĩ đó là cái giá của phụ nữ đáng được nhận, chẳng hạn nếu tôi quen một người đàn ông có tiền cho tôi, đó là cái xứng đáng với những tình cảm tôi bỏ ra. Phụ nữ luôn bị thiệt thòi, dù có được tiền đi chăng nữa.
Đàn ông đi lại với nhiều cô nhưng không bị hư người, phụ nữ đi lại với nhiều người là bị hư người, tàn sắc ngay. Phụ nữ bị như vậy còn bị người đời gọi là “đĩ”, nhưng đàn ông lại mang tiếng là “hào hoa”.

Nghe có vẻ cay nghiệt?
Tôi cay nghiệt với đàn ông thôi. Đến bây giờ tôi vẫn đang ở dưới vực thẳm, dù người khác thấy tôi mạnh mẽ nhưng thật ra tôi vẫn mất niềm tin vào đàn ông.
Ngày xưa, tôi vừa có tình cảm với một anh sinh viên nghèo thì lên giường, chưa hẳn là yêu. Lúc đấy tôi 16 tuổi, anh ta nghèo. Yêu nhau vài ba năm, anh ta lừa dối tôi cặp kè cô khác. Tôi thấy tiếc trinh tiết hơn, cho anh ta rồi mà chẳng nhận lại được gì. Anh ta bỏ tôi như bố tôi bỏ mẹ tôi vậy đó.
Đàn ông đâu chỉ cần một con búp bê biết làm tình
Sau khi chị nổi tiếng bởi tai tiếng, có ai tặng chị đồ hiệu dù chỉ cần 1 lần hẹn hò với chị?
Hiện tại chưa có ai mời tôi như thế cả, có thể mối quan hệ của tôi còn ít nên không có điều kiện được gặp đại gia tốt.
Mới lại, tôi nghĩ làm gì cũng phải có yếu tố tình cảm. Đàn ông nếu không có tình cảm, họ chỉ làm tình một lần, còn nếu có tình cảm mới làm tình nhiều lần. Đừng nghĩ đàn ông sinh ra chỉ biết đến tình dục, khi làm tình họ cũng rất cần tình cảm. Dù không đi đến hôn nhân mà chỉ quan hệ trong thời gian ngắn, họ cũng cần cái tình để làm chuyện đó.
Nhiều người hiểu lầm đàn ông đến với phụ nữ chỉ để thỏa mãn nhu cầu sex (làm tình) thôi. Không phải đâu, họ đâu chỉ cần một con búp bê biết làm tình!
Chị hy vọng gì ở những người đàn ông mà mình sẽ quen?
Hiện tại tôi chưa yêu ai, tôi hy vọng một người đàn ông có đầy đủ vật chất, tài giỏi, thương tôi là được rồi. Người ấy không cần phải giàu mà chỉ cần giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn, luôn ở bên cạnh. Trước đây tôi chưa từng yêu người đàn ông giàu nào, bạn trai của tôi chỉ là những anh chàng sinh viên mới ra trường, khi đi làm họ bỏ rơi tôi. Có thể anh ta thấy hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly dị, tôi lại còn nhỏ, chưa học đến nơi đến chốn nên họ chán. Tôi không còn niềm tin vào đàn ông.
Không có niềm tin vào đàn ông thì chị rất khó hy vọng sẽ có người đàn ông yêu mình?
Tôi nghĩ chỉ cần thương vừa đủ. Yêu chân thật ư? Tôi không còn niềm tin nữa, quen chỉ quen vậy thôi. Tôi không nghĩ một ngày mình sẽ có gia đình hạnh phúc, tôi chỉ nghĩ có một công việc ổn định, sinh một đứa con, tự do tự tại.
Chị lấy chuẩn mực gì làm thước đo người đàn ông mình có thể quen?
Lấy tiền bạc và tình cảm. Tôi không cần người quá si tình với mình, chỉ cần một người trách nhiệm. Chẳng hạn người đàn ông đó muốn cưới và có con với mình họ phải có trách nhiệm lo cho con cái.
Tôi sợ nhất người giống ba mình, mẹ lo cho ba hết nhưng ba vẫn có thể bỏ rơi mẹ như vậy, đó là điều tôi chưa từng ngờ đến.
Phụ nữ sống thoáng như chị chắc đàn ông nước ngoài sẽ thích?
Tôi không thích trai Tây, tôi chỉ thích trai Việt Nam hiền lành. Dù tôi cá tính nhưng lại thích người đàn ông nguồn gốc Việt, có địa vị xã hội để họ có thể gõ đầu được tôi.
Nhưng tai tiếng của chị sẽ khiến ước mơ “lấy chồng Việt mà giàu” rất khó?
Yêu là một chuyện, lấy là một chuyện, đến công khai là một kiểu và giữ kín cũng là kiểu khác, nếu họ không công khai thì có thể giữ kín mà. Tôi không muốn yêu một người nghèo như trước đây, để rồi khi có của họ cũng bỏ tôi mà đi.
Đàn ông giàu chắc gì không bỏ chị mà đi?
Nhưng họ sẽ bỏ lại đống tiền cho tôi.
Chị nghĩ sao về hiện tượng về cô gái sinh năm 1993 có nickname Bà Tưng mà truyền thông Việt Nam lên án trong suốt thời gian qua?
Những gì khác với điều thông thường và đi theo xu hướng trái với những chuẩn mực được xã hội cho phép thì thường bị phê phán, thậm chí lên án. Tuy nhiên, nếu coi “Bà Tưng” là một “hiện tượng” thì tôi nghĩ rằng truyền thông Việt Nam có lẽ đang tỏ thái độ hai chiều: một mặt, lên án như chị nói, mặt khác, dựa vào từng cập nhật của cô gái mang tên Huyền Anh để bình luận, đăng tải các thông tin thu hút sự chú ý của nhiều người (trong đó phần lớn là giới trẻ).
Tôi có thể tóm gọn một cách đơn giản thái độ này là vừa ghét vừa yêu. Phần ghét thì quá rõ, phần yêu thì liệu những người thường xuyên theo dõi “Bà Tưng” có thừa nhận không thôi. Hiện tượng nào còn được quan tâm, có nghĩa là người xem/đọc vẫn còn muốn nhìn thấy hiện tượng hay con người trong hiện tượng đó.
Hiện tượng chụp nude để nổi, gây scandal để nổi, nổi cũng chỉ để kiếm tiền... ở trong giới showbiz là chuyện không lạ. Những người trẻ bước chân vào showbiz chỉ có chút tài, tiền, nhan sắc, không ít người trong số họ chọn sự nổi tiếng bằng scandal lộ hàng, khoả thân, chụp nude. Theo chị, đó có phải là góc nhìn lệch lạc về nghề, về cách kiếm tiền, về nhân cách của chính bản thân những người ấy?
Tôi nghĩ rằng có hai vấn đề đang được đặt ra. Thứ nhất là tiền: khi tiền trở thành thứ có thể bù lấp mọi khoảng trống thì có nghĩa là con người, rộng hơn là xã hội đang bị thiếu hụt, trống rỗng. Xã hội đang phát triển quá nhanh, những giá trị có thể quy đổi thành tiền là thứ người ta nhìn thấy nhanh hơn là cảm thụ các giá trị tinh thần. Xu hướng này không thể ngừng lại được nếu như con người, đặc biệt là thế hệ trẻ không nhận được sự giáo dục định hướng giá trị.
Thứ hai là tại sao khỏa thân mới nổi nhanh, mới tạo ra nhiều sự chú ý? Liệu có phải những yếu tố bản năng tình dục – điều từ trước đến nay vốn là cấm kị - đang được “vượt rào”, bởi lẽ mỗi con người đều có nhu cầu tìm hiểu về những thứ đang được che đậy? Càng cấm thì càng cứ. Một khi chủ đề tình dục còn chưa được đề cập, trao đổi với thế hệ trẻ một cách thẳng thắn, lành mạnh thì vô vàn biến tướng còn có thể phát sinh.
Như chị đã đọc, câu chuyện gia đình Huyền Anh thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng như thế nào với con cái trong gia đình?
Xung đột trong các mối quan hệ gia đình sẽ để lại những hậu quả tiêu cực lên đời sống tâm lý của con cái. Khi xung đột gia đình còn chưa được giải thích hợp lý và được con cái chấp nhận thì nguy cơ lớn là đứa con sẽ mang nặng tổn thương tâm lý của thế hệ đi trước và lặp lại cuộc đời của chính cha mẹ mình.
Trong suốt quá trình phát triển, trẻ trai luôn tìm cách làm cho hình ảnh của mình giống với người cha, tìm kiếm yêu thương từ người mẹ; trẻ gái có xu hướng đồng nhất hóa với mẹ và tìm kiếm sự yêu thương từ cha. Bên cạnh đó, người cha trong gia đình giữ vai trò biểu tượng của quyền lực và là người đặt ra các giới hạn cho con cái: những gì con được phép hay không được phép làm.
Do đó, việc thiếu vắng biểu tượng người cha sẽ khiến cho đứa trẻ gặp khó khăn khi thực hiện, tuân thủ các yêu cầu, đòi hỏi mang tính nguyên tắc. Điều này lý giải cho việc một số thanh thiếu niên có các hành vi nguy cơ, vượt qua các giới hạn cho phép hoặc đi quá các chuẩn mực được xã hội chấp nhận (tự sát, phạm tội, quan hệ sớm, bỏ ăn tâm lý, và nhiều hành vi khác cũng thuộc nhóm nguy cơ).
Hơn nữa, ước muốn nhận được tình yêu từ cha hoặc/và mẹ là muôn thuở ở mỗi đứa con. Trong trường hợp đứa trẻ không vượt qua được sự bỏ rơi về mặt tình cảm, trẻ sẽ có nguy cơ thường trực sống trong lo hãi bị bỏ rơi, không chỉ với cha hay mẹ mà còn với các hình ảnh thay thế (chẳng hạn: vợ/chồng sau này, người yêu,…).
Sự lo hãi này khiến cho cá nhân không dám hoặc từ chối bước vào một mối quan hệ có tính chất kết nối, luôn có cảm giác đồng thời yêu và hận đối với đối tượng mà mình nảy sinh tình cảm. Bên cạnh đó, cá nhân luôn muốn có lại được cảm giác yêu thương đã bị mất với cha/mẹ nên có thể có những hành vi lôi kéo sự chú ý của cha/mẹ hoặc các hình ảnh thay thế mà thậm chí cá nhân đó không ý thức được về ý nghĩa thực sự của các hành vi lôi kéo chú ý kia.
Để trở lại sống một cuộc sống bình thường như bao người khác, Huyền Anh có cần phải điều trị tâm lý hay không?
Sự hỗ trợ về mặt tâm lý là cần thiết đối với mọi cá nhân gặp khó khăn tinh thần, rối nhiễu trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ một người có thể trả lời câu hỏi rằng có cần can thiệp tâm lý hay không, đó chính là chủ thể - người nắm rõ vấn đề của mình nhất.
Xin cảm ơn chị!

Giảng viên Tâm lý học Thanh thiếu niên và Trẻ em (Trường ĐH KHXH&NV), Đặng Hoàng Ngân:
Huyền Anh mất niềm tin vào chính mình
Chị nghĩ sao về hiện tượng về cô gái sinh năm 1993 có nickname Bà Tưng mà truyền thông Việt Nam lên án trong suốt thời gian qua?

Những gì khác với điều thông thường và đi theo xu hướng trái với những chuẩn mực được xã hội cho phép thì thường bị phê phán, thậm chí lên án. Tuy nhiên, nếu coi “Bà Tưng” là một “hiện tượng” thì tôi nghĩ rằng truyền thông Việt Nam có lẽ đang tỏ thái độ hai chiều: một mặt, lên án như chị nói, mặt khác, dựa vào từng cập nhật của cô gái mang tên Huyền Anh để bình luận, đăng tải các thông tin thu hút sự chú ý của nhiều người (trong đó phần lớn là giới trẻ).
Tôi có thể tóm gọn một cách đơn giản thái độ này là vừa ghét vừa yêu. Phần ghét thì quá rõ, phần yêu thì liệu những người thường xuyên theo dõi “Bà Tưng” có thừa nhận không thôi. Hiện tượng nào còn được quan tâm, có nghĩa là người xem/đọc vẫn còn muốn nhìn thấy hiện tượng hay con người trong hiện tượng đó.
Hiện tượng chụp nude để nổi, gây scandal để nổi, nổi cũng chỉ để kiếm tiền... ở trong giới showbiz là chuyện không lạ. Những người trẻ bước chân vào showbiz chỉ có chút tài, tiền, nhan sắc, không ít người trong số họ chọn sự nổi tiếng bằng scandal lộ hàng, khoả thân, chụp nude. Theo chị, đó có phải là góc nhìn lệch lạc về nghề, về cách kiếm tiền, về nhân cách của chính bản thân những người ấy?Tôi nghĩ rằng có hai vấn đề đang được đặt ra. Thứ nhất là tiền: khi tiền trở thành thứ có thể bù lấp mọi khoảng trống thì có nghĩa là con người, rộng hơn là xã hội đang bị thiếu hụt, trống rỗng. Xã hội đang phát triển quá nhanh, những giá trị có thể quy đổi thành tiền là thứ người ta nhìn thấy nhanh hơn là cảm thụ các giá trị tinh thần. Xu hướng này không thể ngừng lại được nếu như con người, đặc biệt là thế hệ trẻ không nhận được sự giáo dục định hướng giá trị.
Thứ hai là tại sao khỏa thân mới nổi nhanh, mới tạo ra nhiều sự chú ý? Liệu có phải những yếu tố bản năng tình dục – điều từ trước đến nay vốn là cấm kị - đang được “vượt rào”, bởi lẽ mỗi con người đều có nhu cầu tìm hiểu về những thứ đang được che đậy? Càng cấm thì càng cứ. Một khi chủ đề tình dục còn chưa được đề cập, trao đổi với thế hệ trẻ một cách thẳng thắn, lành mạnh thì vô vàn biến tướng còn có thể phát sinh.
Như chị đã đọc, câu chuyện gia đình Huyền Anh thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng như thế nào với con cái trong gia đình?
Xung đột trong các mối quan hệ gia đình sẽ để lại những hậu quả tiêu cực lên đời sống tâm lý của con cái. Khi xung đột gia đình còn chưa được giải thích hợp lý và được con cái chấp nhận thì nguy cơ lớn là đứa con sẽ mang nặng tổn thương tâm lý của thế hệ đi trước và lặp lại cuộc đời của chính cha mẹ mình.
Trong suốt quá trình phát triển, trẻ trai luôn tìm cách làm cho hình ảnh của mình giống với người cha, tìm kiếm yêu thương từ người mẹ; trẻ gái có xu hướng đồng nhất hóa với mẹ và tìm kiếm sự yêu thương từ cha. Bên cạnh đó, người cha trong gia đình giữ vai trò biểu tượng của quyền lực và là người đặt ra các giới hạn cho con cái: những gì con được phép hay không được phép làm.
Do đó, việc thiếu vắng biểu tượng người cha sẽ khiến cho đứa trẻ gặp khó khăn khi thực hiện, tuân thủ các yêu cầu, đòi hỏi mang tính nguyên tắc. Điều này lý giải cho việc một số thanh thiếu niên có các hành vi nguy cơ, vượt qua các giới hạn cho phép hoặc đi quá các chuẩn mực được xã hội chấp nhận (tự sát, phạm tội, quan hệ sớm, bỏ ăn tâm lý, và nhiều hành vi khác cũng thuộc nhóm nguy cơ).
Hơn nữa, ước muốn nhận được tình yêu từ cha hoặc/và mẹ là muôn thuở ở mỗi đứa con. Trong trường hợp đứa trẻ không vượt qua được sự bỏ rơi về mặt tình cảm, trẻ sẽ có nguy cơ thường trực sống trong lo hãi bị bỏ rơi, không chỉ với cha hay mẹ mà còn với các hình ảnh thay thế (chẳng hạn: vợ/chồng sau này, người yêu,…).
Sự lo hãi này khiến cho cá nhân không dám hoặc từ chối bước vào một mối quan hệ có tính chất kết nối, luôn có cảm giác đồng thời yêu và hận đối với đối tượng mà mình nảy sinh tình cảm. Bên cạnh đó, cá nhân luôn muốn có lại được cảm giác yêu thương đã bị mất với cha/mẹ nên có thể có những hành vi lôi kéo sự chú ý của cha/mẹ hoặc các hình ảnh thay thế mà thậm chí cá nhân đó không ý thức được về ý nghĩa thực sự của các hành vi lôi kéo chú ý kia.
Để trở lại sống một cuộc sống bình thường như bao người khác, Huyền Anh có cần phải điều trị tâm lý hay không?
Sự hỗ trợ về mặt tâm lý là cần thiết đối với mọi cá nhân gặp khó khăn tinh thần, rối nhiễu trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ một người có thể trả lời câu hỏi rằng có cần can thiệp tâm lý hay không, đó chính là chủ thể - người nắm rõ vấn đề của mình nhất.
Xin cảm ơn chị!

Từ Nữ Triệu Vương thực hiện
(VNN )

Người thất nghiệp viết tâm thư gửi Thủ tướng

Ngày 17-9, 31 cựu cán bộ, nhân viên của Công ty Quản lý khai thác cầu Cần Thơ đồng loạt ký tên vào bức tâm thư gửi Thủ tướng trình bày những khó khăn họ gặp phải hơn bảy tháng qua do không được hỗ trợ tiền thất nghiệp.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/440/657440.jpg
Cựu nhân viên Công ty Quản lý khai thác cầu Cần Thơ trong một lần gặp gỡ lãnh đạo công ty - Ảnh: P.N.
“Hàng chục gia đình chúng tôi đang lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần, con cái phải nghỉ học... Một thực tế đau lòng là chẳng tổ chức, cá nhân nào quan tâm đến chúng tôi cả”, trong tâm thư có đoạn viết như vậy.
Hơn 7 tháng chưa nhận được trợ cấp
Trong tâm thư, các cựu nhân viên công ty cho biết mình từng làm việc tại bến phà Cần Thơ trước khi chuyển về công ty mới vào năm 2010 - khi bến phà giải thể. Đến tháng 2-2013, khi họ bị thất nghiệp do trạm thu phí bị xóa sổ thì họ cũng có hàng chục năm thâm niên. Anh Phan Văn Nga cho biết cấp trên động viên anh em dôi dư làm đơn xin nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mỗi năm thâm niên bằng một tháng lương, nguồn chi từ quỹ bảo trì đường bộ và trả theo quy định của Bộ luật lao động, nên anh em đồng ý xin nghỉ việc. Nào ngờ, khi được cho nghỉ việc thì thực tế hoàn toàn trái ngược với những lời lãnh đạo hứa, nguồn hỗ trợ không được lấy từ quỹ bảo trì đường bộ nữa. “Công ty phải lấy nguồn chi trả từ chi phí quản lý doanh nghiệp trong ba năm từ 2012-2015 để trả cho chúng tôi với số tiền trên 2,2 tỉ đồng. Hiện kinh phí hoạt động của công ty không đủ thì làm sao trả cho chúng tôi” - anh Nga bức xúc nói.
Theo anh Phan Văn Nga, nhóm người thất nghiệp không thể chờ lâu hơn được nữa, bảy tháng nay họ không được hỗ trợ tiền thất nghiệp. Có người làm việc cho nhà nước mấy chục năm trời, nay gần tới tuổi về hưu, không dễ tìm được việc làm mới, giờ không biết phải sống ra sao.
Anh Nguyễn Phúc Đại, làm việc trên 20 năm, nói anh thuộc trường hợp bị thất nghiệp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, theo quy định thì anh đủ tiêu chuẩn được trợ cấp. Nhưng từ khi nghỉ việc đột ngột kể từ tháng 2-2013 đến nay anh không được trợ cấp đồng nào, gia đình gồm hai con nhỏ phải nương nhờ vào lương tháng còm cõi của vợ làm nhân viên tại siêu thị. “Tôi cũng như nhiều anh chị em khác muốn nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp sớm để trang trải chuyện gia đình và tính chuyện buôn bán nhỏ, nhưng...” - anh Đại bỏ lửng câu nói, mắt rưng rưng. Anh Đại ký vào tâm thư và vội về nhà.
Ông Nguyễn Di Thái, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Quản lý khai thác cầu Cần Thơ, cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty không cao, năm 2012 lợi nhuận chỉ có 111 triệu đồng. Ông Thái thừa nhận khả năng tài chính trước mắt của công ty không thể đáp ứng nổi nhiệm vụ chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trong vòng ba năm tới công ty cũng không thể lấy từ chi phí quản lý doanh nghiệp để trả đủ cho số tiền này.
Trong một thông báo “trấn an” các cựu nhân viên của mình, ông Thái cho biết hai bộ GTVT và Tài chính đã thống nhất tiền hỗ trợ thâm niên công tác tại các trạm thu phí lấy từ nguồn quỹ bảo trì đường bộ, còn thâm niên trước đó lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Thái cũng không đưa ra được thời điểm chi trả cụ thể mà chỉ “mong tất cả cựu nhân viên bình tĩnh, an tâm chờ đợi cấp trên giải quyết, không nên gửi khiếu kiện đi nhiều nơi”.
Sẽ sớm giải quyết
Theo ông Nguyễn Xuân Cường - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động (từ 1-1-2013) đã xóa bỏ 20 trạm thu phí, có 981 lao động ở các trạm này phải sắp xếp công việc mới. Đến nay mới bố trí được việc làm cho 144 lao động, còn 837 lao động dư dôi không bố trí được việc làm.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nguồn kinh phí giải quyết chế độ cho lao động ở các trạm thu phí được bố trí từ nguồn quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc của doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương và Quỹ bảo trì đường bộ. Qua thẩm định, Tổng cục Đường bộ thấy tổng số kinh phí cần giải quyết chế độ lao động cho 20 trạm thu phí bị xóa bỏ là hơn 40,8 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ GTVT, phó chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương - cho biết hiện nay Quỹ bảo trì đường bộ đã tạm cấp hơn 20 tỉ đồng để chi trả trợ cấp mất việc đối với thời gian người lao động làm việc tại trạm thu phí. Còn hơn 20,78 tỉ đồng trợ cấp mất việc đối với thời gian người lao động làm việc tại các công ty nhà nước trước khi chuyển sang làm việc ở trạm thu phí thì phải rà soát, làm rõ các trường hợp được trợ cấp theo đúng quy định. Bộ GTVT đã làm việc với Bộ Tài chính và cơ bản đồng tình về việc sử dụng tiền từ quỹ bảo trì đường bộ để trợ cấp. Bộ GTVT sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính và hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương để sớm hỗ trợ, giải quyết chế độ cho các lao động.
Trong khi đó, Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết có đề nghị với Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ tổng hợp, báo cáo rõ những khó khăn của từng doanh nghiệp trong việc trợ cấp mất việc đối với thời gian người lao động làm việc tại các công ty nhà nước để trình hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương quyết định.
"Người lao động thất nghiệp như chúng tôi không thể hiểu vướng mắc như thế nào mà việc trợ cấp cho chúng tôi đến nay vẫn không được giải quyết. Chúng tôi là những nhân viên suốt cả cuộc đời làm việc trong cơ quan nhà nước, giờ như bị bắt con bỏ giữa chợ, dở khóc dở cười. Chúng tôi cần sự giúp đỡ sớm để giải quyết khó khăn cho gia đình"
Một đoạn trong bức tâm thư
(Tuổi trẻ)

"Cõng rắn cắn gà nhà" hay công tội nhà Nguyễn

Người Việt chúng ta khi đi ra nước ngoài, hay bị "Tây" mặc nhiên gán cho một "Surname" là  "Nguyễn".

Cũng dễ hiểu thôi, vì họ Nguyễn hiện nay chiếm khoảng 40% dân số nước ta. Có nghĩa là khi ra đường, bình quân cứ từ hai đến ba người chúng ta gặp thì trong đó sẽ có một người là họ Nguyễn. Đặc biệt theo kết quả thống kê của The World Geography thì họ Nguyễn xếp thứ 4 trong danh sách các họ phổ biến nhất thế giới (chỉ xếp sau 3 họ lớn của anh bạn láng giềng).

Có rất nhiều nguyên nhân và kể cả các giả định lý giải tại sao họ Nguyễn ngày nay lại hùng hậu đến như vậy, trong đó nguyên nhân chính là Triều đại phong kiến của Việt Nam gần đây nhất mang họ Nguyễn. Xung quanh Triều đại này có nhiều đánh giá khác nhau về công lao và tội lỗi đối với đất nước ta. Có lẽ, để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy điểm qua các sự kiện quan trọng liên quan đến triều đại nhà Nguyễn. 
Khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim, với tước Hầu và là tướng của nhà Lê đã từ đất Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung,  tỉnh Thanh Hóa) hiệu triệu hào kiệt, lên biên giới và sang cả đất Lào để chuẩn bị phò Lê diệt Mạc. Tuy bị đầu độc và mất vào năm 1545 để rồi cơ nghiệp rơi vào tay họ Trịnh, nhưng Nguyễn Kim chính là người đặt nền móng cho sự phát triển của Nguyễn Tộc. Sau khi chết, ông được Vua Lê phong làm Chiêu Huân Tĩnh Vương.
Bài liên quan
Nguyễn Hoàng (con trai thứ hai của Nguyễn Kim) đưa ra một quyết định sáng suốt để có thể "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Năm 1558, ông xin vào trấn ải xứ Thuận Hóa có thể được xem là một sự kiện làm thay đổi lịch sử Việt Nam ta. Sau này Nguyễn Hoàng tuy có về Bắc và phục vụ Trịnh Tùng một thời gian, nhưng do không thỏa chí nên đã mượn bài dẹp phản loạn để đem gia quyến cùng hơn 1000 binh sỹ dong buồm đi thẳng vào Thuận Hóa (năm 1600) và từ đó không bao giờ về Bắc nữa. Sau sự kiện này, họ Nguyễn và họ Trịnh đã phân chia đất nước thành hai miền trong khoảng 200 năm. Trong giai đoạn đầu từ 1627 đến 1672, hai bên đã tổng cộng giao tranh 7 lần chính thức cùng một số xung đột nhỏ khác.
Trong suốt thời gian được xem là Nam - Bắc phân tranh ấy, để củng cố và tăng cường  sức mạnh Quân sự của mình, họ Nguyễn ở Đàng Trong đã tiến hành hàng loạt các chính sách được cho là tiến bộ như mở cửa giao lưu và buôn bán với Tây phương và người nước ngoài (nhật Bản v.v.). Đặc biệt là chính sách sử dụng người Hoa một cách hiệu quả như cho người Hoa và người Nhật đến lập phố và sinh sống. Với lợi thế xuất khẩu các sản vật quý như Kỳ Nam, hồ tiêu, các Chúa Nguyễn không những có tiền để mua vũ khí, mua đồng thau để đúc súng thần công mà còn giúp Đàng Trong trở thành điểm đến của các Quốc gia có nền thương mại và Hàng hải mạnh vào thời đó. Việc cho phép thành lập các đô thị buôn bán như Hội An hay Thanh Hà, cộng với ưu tiên cho việc phát triển các cảng (nước mặn) làm nơi buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm bản địa đã góp phần làm cho các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong dần dần thịnh vượng.
Với tinh thần cởi mở và cầu thị, các Chúa Nguyễn đã học hỏi được nhiều những tiến bộ của nước khác để xây dựng và mở mang bờ cõi rộng thêm về phía nam. Trong công cuộc nam tiến này, có rất nhiều người là tù nhân hoặc dân thường bị bắt từ các huyện phía nam Nghệ An và các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình (ngày nay), đã bị quân họ Nguyễn bắt đưa về phương nam và sử dụng họ như những người tiên phong trong việc thành lập ra các đơn vị hành chính mới. Hầu hết những người này đều chủ động đổi thành họ Nguyễn để được đối xử tốt hơn so với khi còn mang họ cũ. Trong số những người này có tổ tiên của Nguyễn Huệ, bị đưa vào nam từ năm 1655 vốn khi đấy vẫn mang họ Hồ (dòng dõi Hồ Quý Ly!).
Trong công cuộc chinh phục Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) , các Chúa Nguyễn đã rất thành công trong việc sử dụng Mạc Cửu - một cựu thần Nhà Minh chạy loạn sang Việt Nam khi nhà Thanh chiếm gọn Trung Quốc. Vốn dĩ vùng Hà Tiên là nơi rất nhạy cảm giữa người Khmer và người Việt, nhưng Mạc Cửu với tài năng của mình đã xây dựng nơi đây thành một nơi sầm uất và được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Tổng trấn Hà Tiên vào năm 1708. Đây chính là  phép dùng người hiệu quả để giúp bảo vệ phiên dậu phía tây nam của đất nước - giống như cho được "Tự trị" thời bây giờ vậy.
Có thể nói trong 9 đời Chúa Nguyễn (không tính Nguyễn Phúc Ánh), Đàng Trong của nước Việt đã được mở rộng ra rất nhiều về phía nam. Trong quãng thời gian đó các Chúa Nguyễn đã phải huy động nhiều lực lượng, công sức và tiền bạc để đầu tư cho công cuộc khai phá Đồng bằng sông cửu long bây giờ. Việc đầu tư lâu dài và tốn kém đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách Quốc gia, dẫn đến sưu cao,thuế nặng đánh vào dân, những người đang sinh sống ở hậu phương (như Quảng Nam, Quãng Ngãi, Phú Yên,v,v.). Hậu quả của chính sách này là sự oán thán của nhiều dân nghèo và cụ thể hóa bằng khởi nghĩa Tây Sơn - cuộc khởi nghĩa đã làm chấm dứt sự ngự trị của Nhà Lê và Chúa Trịnh ở phương Bắc và Chúa Nguyễn ở phương nam. Cũng chính sự đầu tư và các chính sách khai khẩn vùng ĐBSCL mà phần lớn dân nơi đây đã thấy mình chịu ơn họ (chúa) Nguyễn; vì vậy trong mấy năm bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh đã được người dân nơi đây che chở và trung thành phò tá. Nhiều người còn kể rằng trong lúc chạy loạn, đôi khi Nguyễn Ánh đã phải bỏ lại một số cung tần, mỹ nữ tại các tỉnh Vĩnh Long hay Đồng Tháp nên bây giờ ở các vùng mà Ngài đã đi qua này con gái đẹp nổi trội hơn các vùng khác.
Năm 1802 là năm Nguyễn Ánh, sau hơn 20 năm lưu lạc đã chiếm lại thành Phú Xuân từ quân Tây Sơn để lên ngôi Hoàng Đế và nhanh chóng trong năm đó, tiến quân ra Bắc, bắt vua Quang Toản nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước. Để ghi nhớ và nhắc nhở sự nghiệp thống nhất đất nước hay thu giang sơn về một mối của mình, Nguyễn Ánh đã lấy niên hiệu là Gia (trong từ Gia Định) và Long (trong từ Thăng Long). Thời điểm này cũng là mốc đánh dấu một nước Viêt thống nhất có lãnh thổ lớn nhất kể từ khi chúng ta giành được độc lập từ tay người Hán.
Vua Gia Long là một người kỳ lạ, khi chạy loạn khắp nơi từ Thổ Chu đến Côn Đảo rồi ra Phú Quốc, ngoài sự trung thành bảo vệ của cận thần và dân chúng ra, Ngài còn thực sự là một người gặp may mắn rất nhiều lần. Có lần chạy ra Côn Đảo, Ngài bị quân Tây Sơn vây hãm không còn đường thoát, nhưng bỗng nhiên đến đêm bão tố nổi lên làm chiến thuyền của Tây Sơn tan tác nên Ngài thoát nạn. Lại có lần Ngài chạy và bị lạc ở đất Hà Tiên, đến một con sông mà không thấy có thuyền, quân Tây Sơn đang đuổi đến thì bỗng nhiên có một con Trâu ở đâu xuất hiện và Ngài đã cưỡi trâu bơi qua sông an toàn. Khi còn lưu vong, vua Gia Long đã từng mượn các thế lực ngoại bang (như quân Xiêm) hay hỗ trợ kỹ thuật của Pháp hay Bồ Đào Nha để đánh lại Tây Sơn. Thậm chí ngài còn đưa cả con trai cả là Hoàng Tử Cảnh lúc đó đang còn nhỏ sang Pháp để làm con tin trong việc ký thỏa thuận với Pháp để giúp đánh lại nhà Tây Sơn (nhưng sau đó Pháp không thực hiện thỏa thuận này). Ngài còn bôn ba mấy năm trời ở nước Thái và giúp Vua Thái dùng hỏa công đánh bại quân Miến Điện.
Khi thống nhất giang sơn và lên ngôi Hoàng Đế, Vua Gia Long bỗng như trở thành một con người khác - một ông vua mang đậm chất Nho giáo. Tất cả các cải cách của nhà Tây Sơn đều bị bãi bỏ và hệ thống hành chính, giáo dục đều bắt chước mô hình nhà Thanh bên Trung Quốc. Chúng ta có tên nước Việt Nam bây giờ cũng là do vua Gia Long sai sứ sang Nhà Thanh xin phong là nước Nam Việt và được vua Gia Khánh nhà Thanh phong là Việt Nam (để khỏi gợi nhớ đến nước Nam Việt của Triệu Đà) vào năm 1804. Tuy vẫn đối xử tốt và ban bổng lộc cho những người Pháp có công giúp mình thủa hàn vi, nhưng Ngài không trao cho họ bất cứ quyền lực gì để có thể gây ảnh hưởng. Ngài lấy cớ người Pháp thất tín để không thực hiện thỏa thuận đã ký ngày trước về mở cửa thương mại, đồng thời không giao lưu với các nước Phương Tây khác. Dưới thời Gia Long, nước ta hầu như không phát triển thương mại mà chủ yếu phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công.
Nhiều người cho rằng chính các chính sách của vua Gia Long đã làm cho Việt Nam chúng ta bỏ mất rất nhiều cơ hội để học hỏi và tận dụng các tiến bộ của Phương Tây để phát triển. Tuy nhiên xét về mặt khách quan thì nhìn ra xung quanh các nước khác vẫn còn rất lạc hậu vào thời điểm đó (trừ Trung Quốc). Thời vua Gia Long và Minh Mạng quân sự Việt Nam được xem là mạnh nhất trong khu vực và thậm chí khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã không ghe lời vua cha đem binh đánh Cao Miên và đổi thành một tỉnh của Việt Nam (Tây Quận). Ngài còn cho quân đi đánh Bồn Man (Lào bây giờ) và trước khi người Pháp chiếm Đông Dương thì tỉnh Hủa Phăn vẫn là đất của nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị lên ngôi vẫn còn giữ được sức mạnh của đất nước mà cụ thể là hòa ước mà nước Xiêm phải ký sau khi quân Việt Nam nhiều lần tiến qua cả Ubon để đánh nước Xiêm trong cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm liền. Tuy thời vua Thiệu Trị, nhà vua có trả lại độc lập cho Cao Miên, nhưng các nước láng giềng vẫn tuần tự tiến cống. Chỉ đến thời vua Tư Đức thì nước ta mới thực sự yếu đi và kết hợp với các yếu tố khác như "không khôn khéo trong ngoại giao" và “vị trí địa chính trị quan trọng" nên chúng ta mới bị Thực dân Pháp chiếm và đô hộ trong khoảng 80 năm. Mặc dù vậy trong thời gian này vẫn xuất hiện các ông vua như Hàm Nghi, Duy Tân kêu gọi cần vương để cứu nước.
Như vậy, qua dòng lịch sử có thế đúc kết mấy điểm chính sau đây về sự nghiệp của nhà Nguyễn đối với nước ta:
Thứ nhất, Họ Nguyễn (cho dù là gốc hay do các họ khác đổi sang) là họ có công lao lớn nhất trong việc mở mang bờ cõi cho nước Việt chúng ta. Quá trình nam tiến của người Việt có thể không đạt được như ngày hôm nay nếu Nguyễn Hoàng không chạy vào nam và các đời chúa Nguyễn sau đó không dốc sức khai phá. Quá trình khai phá ĐBSCL không những làm cho nước ta rộng hơn ra mà còn làm cho số lượng người mang họ nguyễn tăng lên.
Thứ hai, Họ Nguyễn, với công lao của rất nhiều thế hệ và cũng chỉ vì do đầu tư quá nhiều cho việc mở mang bờ cõi nên bị mất về tay nhà Tây Sơn, vậy chúng ta cần nhìn lại tính chính danh của vấn đề này và qua đó có cái nhìn đa chiều hơn về sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta nghiên cứu những năm tháng Nguyễn Ánh chạy loạn và sau này khởi binh ở ĐBSCL để đánh lại Tây Sơn.
Thứ ba, tuy Nguyễn Ánh có đôi lúc mượn thế lực ngoại bang để đánh lại quân Tây Sơn, nhưng đó cũng chỉ là trường hợp bất khả kháng khi trong tay không có gì ngoài mấy người hầu cận mà trên mình mạng nặng sứ mệnh của 9 đời Chúa Nguyễn để lại - giành lại cơ đồ mấy trăm năm của họ nguyễn mới bị mất vào tay nhà Tây Sơn. Các chính sách của vua Gia Long sau khi đánh bại Tây Sơn cho thấy Ngài hoàn toàn không có ý đính "bán nước" một tý nào cả. Chẳng qua cũng chỉ là đôi bên cùng có lợi mà thôi.
Cuối cùng, cũng giống như vấn đề "ái quốc hay phản quốc" sự nghiệp của nhà Nguyễn ở nước ta cần phải được nhìn nhận bằng nhiều lăng kính khác nhau để từ đó đưa ra các phân tích khách quan hơn và công bằng hơn. Công hay tội của một triều đại cần được nhìn nhận và đánh giá bằng bờ cõi được mở rộng hay thu hẹp, nhân dân được phồn vinh hay đói khổ, tự do được tôn trọng hay bóp nghẹt, phẩm giá được gìn giữ hay chà đạp. Những tư tưởng cai trị được sử dụng hay liên kết ngoại bang được xây dựng, cũng chỉ là công cụ chứ không phải công/tội của một triều đại trong con mắt của nhân dân. Và dù thế nào đi nữa, tuy không phải người họ Nguyễn, tôi vẫn thấy tự hào mỗi khi nghĩ đến giai đoạn hoàng kim của nước Đại Nam vào thời Minh Mạng.
Tuấn Trần
(Diễn ngôn.vn) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét